You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ DUNG DỊCH

A. DUNG DỊCH:
I. DUNG MÔI- CHẤT TAN- DUNG DỊCH ( học)
1. Thí nghiệm:sgk
2. Kết luận:
- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch (
thường dung môi là H2O)
- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
 Lưu ý :
- Tên dung dich là tên chất tan
VD : cho NaCl vào nước ta thu được dung dịch NaCl
- mdd = mct + mH2O
II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
1. Thí nghiệm: sgk
2. Kết luận: ở một nhiệt độ xác định
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
III CÁCH HÒA NHANH CHẤT RẮN TAN TRONG NƯỚC:
- Khuấy dung dịch
- Đun nóng dung dịch
- Nghiền nhỏ chất tan

B. ĐỘ TAN:
I. CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN
1. Thí nghiệm: sgk
2. Tính tan của một số acid, base, muối
- Acid: hầu hết các cid tan trong nước (trừ H2SiO3 : silicic acid)
- Base:phần lớn các base không tan trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH
- Muối: những muối có K, Na, (-NO3) đều tan ….( học cách tra bảng tính tan
trang 156/sgk lớp 8)
II. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
1. Định nghĩa: độ tan (S) của một chất là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam
nước để tạo thành dd bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
VD: ở 250C độ tan của đường là 204 gam, của NaCl là 36 gam, của AgNO 3 là
222 gam
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
- Độ tan chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Độ tan chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất.
C. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH: (học)
I. NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH:
1. Định nghĩa: nồng độ phần trăm (C%) là số gam chất tan có trong 100 gam
dung dịch
2. Công thức
Gọi C% : nồng độ phần trăm (%)
mct: khối lượng chất tan ( gam)
mdd: khối lượng dung dịch ( gam)

mct .100(%) mdd .C (% )


C% =  mct = 100( %)
mdd

mct 100(%)
và mdd = C(%)

3. Bài tập áp dụng:


BT1: hòa tan 5 gam CuSO4 vào 20 gam nước. Tính nồng độ % của dd thu
được
Giải:
mCuSO 4 .100 % mCuSO 4 .100 % 5.100
C%CuSO4 = mdd
= mCuSO 4+ mH 2 O = 5+20 =20(%)

BT2: Tính khối lượng HCl có trong 200 gam dd HCl 7,3%
mdd .C (% ) 200.7,3
Giải mHCl = 100( %) = 100 =14,6 (gam)

BT3: Hòa tan 40 gam K2SO4 vào nước thu được dd K 2SO4 10% . Tính khối
lượng dd pha chế được và khối lượng nước cần cho sự pha chế trên
mK 2 SO 4 100 ( % ) 40. 100 ( % )
Giải: mdd K2SO4 = = =400¿ )
C (% ) 10 ( % )

mH2O = mdd – mK2SO4 = 400 – 40 = 360 (gam)


II. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH
1. Định nghĩa: nồng độ mol (CM) là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
2. Công thức
Gọi CM : nồng độ mol (M hay mol/ lít)
nct: số mol chất tan ( mol)
Vdd: thể tích dung dịch (lít)
nct nct
CM = Vdd  nct = CM Vdd và Vdd = CM
3. Bài tập mẫu:
BT1: hòa tan 9,8 gam H2SO4 vào nước thu được 200 ml dd H 2SO4. Tính nồng độ
mol của dd trên.
200 ml = 0,2 lít
m 9,8
Giải: nH2SO4 = M = 98 =0,1 (mol)

nH 2 SO 4 0,1
CM H2SO4= Vdd
= 0,2 = 0,5 (M hay mol/lít)

BT2: Tính số gam CuSO4 có trong 50ml dd CuSO4 1M. ( Cu=64, S=32 ,O=16)
Giải: 50 ml = 0,05 lít
nCuSO4 = CM. Vdd = 1. 0,05 = 0,05 (mol)
mCuSO4 = n.M = 0,05. 160 = 8 (gam)
D. PHA CHẾ DUNG DỊCH:
I. CÁCH PHA CHẾ DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC
II. CÁCH PHA LOÃNG DUNG DỊCH THEO NỒNG ĐỘ CHO TRƯỚC

BÀI TẬP ÁP DỤNG:


Câu 1 :Tính nồng độ phần trăm của những dd sau:

a. 20g KCl trong 600g dd


b. 32g NaOH hòa tan trong 88g nước.
c. 0,06 mol Na2CO3 trong 53g dd. ( Na=23, C=12, O=16)
Câu 2 : Tính nồng độ mol của mỗi dd sau
a. 0,5 mol NaCl trong 1,5 lít dd.
b. 1 mol KCl trong 750ml dd.
c. 400g CuSO4 trong 4 lít dd (Cu=64, S=32, O=16)

You might also like