You are on page 1of 4

ĐỘ TAN VÀ TINH THỂ MUỐI HYDRATE

I. Tính độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hòa của chất đó

1. Công thức tính độ tan

mct
S .100
mdm

Trong đó:

 mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa
 mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa

2. Mỗi quan hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm dung dịch

C% S
S .100 hay C %  .100%
100  C % 100  S

(C% là nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa)

II. Tính lượng tinh thể ngậm nước cần thêm vào dung dịch cho sẵn

Phương pháp: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

+ mdd tạo thành = mtinh thể + mdd ban đầu

+ mchất tan trong dd tạo thành = mchất tan trong tinh thể + mchất tan trong dd ban đầu

- Các bài toán này thường cho tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan.

Ví dụ: Đề điều chế 560 gam dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4
8% trộn với bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O?

A. 400g và 83g.

B. 80g và 82g.

C. 460g và 80g.

D. 450g và 81g.
III. Tính lượng chất tan tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão
hòa cho sẵn
Phương pháp
Bước 1: Xác định mct, mH2O có trong dd bão hòa ở to cao (có thể ở t° thấp nếu bài toán đưa từ
dung dịch bão hòa có to thấp lên t° cao)
Bước 2: Tính số mol của tinh thể hydrate tách ra
- Đặt số mol của tinh thể hydrate là x mol.
=> mct(kết tinh) và mH2O(kết tinh)
- Lập phương trình biểu diễn độ tan của dd sau khi thay đổi nhiệt độ:

mct t o cao  mct tach ra 


  mct
S 
mH O t o cao  mH 2Otach ra  mH 2O
2  

- Giải phương trình tìm x


Bước 3: Xác định khối lượng tinh thể hydrate tách ra

Ví dụ: Độ tan của CuSO4 ở 85°C và 12°C lần lượt là 87,7 gam và 35,5 gam. Khi làm lạnh 1877
gam dung dịch bão hòa CuSO4 từ 80°C xuống 12°C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O
tách ra khỏi dung dịch?

A. 1021 gam.
B. 1020 gam.
C. 1022 gam.
D. 1023 gam.
Bài tập vận dụng
Câu 1: Ở 20°C khi hòa tan 30 gam BaCl2 vào 50 gam nước thấy có 12,1 gam BaCl2 không tan. Tính độ
tan của BaCl2 ở nhiệt độ trên?
A. 35,8 gam. B. 60 gam.
C. 28 gam. D. 5,1 gam.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam oxit M2Om trong dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thu được dung dịch
muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô cạn bớt dung dịch và làm lạnh nó thu được 7,868
gam tinh thể muối với hiệu suất kết tinh là 70%. Xác định công thức của tinh thể muối đó.
A. Fe2(SO4)3.9H2O.
B. CuSO4.5H2O.
C. MgSO4.7H2O.
D. ZnSO4.5H2O.
Câu 3: Ở t°C khi cho 2 gam MgSO4 vào 200 gam dung dịch MgSO4 bão hòa đã làm cho m gam tinh thể
muối MgSO4.nH2O (A) kết tinh. Nung m gam tinh thể A cho đến khi mất nước hoàn toàn thì thu
được 3,16 gam MgSO4. Xác định công thức phân tử của tinh thể muối A. Cho biết độ tan của
MgSO4 ở t°C là 35,1 gam.
A. MgSO4.5H2O. B. MgSO4.6H2O.
C. MgSO4.8H2O. D. MgSO4.7H2O.
Câu 4: Làm lạnh 160 gam dung dịch bão hòa muối RSO4 30% xuống tới nhiệt độ 20°C thì thấy có 28,552
gam tinh thể RSO4.nH2O tách ra. Biết độ tan của RSO4 ở 20°C là 35 gam. Xác định công thức
của tinh thể RSO4.nH2O biết R là kim loại; n là số nguyên và 5<n<9.
A. FeSO4.7H2O. B. MgSO4.7H2O.
C. CuSO4.5H2O. D. ZnSO4.8H2O.
Câu 5: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều
chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%?
A. 62,50 gam và 437,50 gam.
B. 33,33 gam và 466,67 gam.
C. 37,50 gam và 462,50 gam.
D. 25,00 gam và 475,00 gam.
Câu 6: Cho biết nồng độ dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 20°C là 5,56%. Lấy m gam dung dịch bão hòa
KAl(SO4)2.12H2O ở 20°C để đun nóng cho bay hơi 200 gam nước, phần còn lại làm lạnh đến
20°C. Tính khối lượng tinh thể KAl(SO4)2.12H2O kết tinh?
A. 22,95 gam. B. 22,75 gam.
C. 23,23 gam. D. 23,70 gam.
Câu 7: Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100°C. Đun nóng dung dịch này cho đến khi có
17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20°C. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh.
Biết rằng độ tan của CuSO4 trong nước ở 20°C và 100°C lần lượt là 20,26 gam và 75,4 gam.
A. 26,25 gam. B. 25,00 gam.
C. 28,75 gam. D. 27,35 gam.
Câu 8: Cho 0,25 mol MgO tan hoàn toàn trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25% đun nóng, sau
đó làm nguội dung dịch đến 10°C. Tính khối lượng tinh thể MgSO4.7H2O đã tách ra khỏi dung
dịch, biết rằng độ tan của MgSO4 ở 10°C là 28,2 gam.
A. 26,61 gam. B. 23,31 gam.
C. 28,62 gam. D. 19,33 gam.
Câu 9: Nhiệt phân muối kẽm nitrat sau một thời gian thu được chất rắn và thấy khối lượng chất rắn giảm
27 gam so với lượng ban đầu. Lượng khí thu được hòa tan vào 4 lít nước thu được dung dịch axit
có pH = x. Giá trị x là
A. 0,7. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9.
Câu 10: Xác định độ tan của FeSO4 trong nước ở 25°C biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 166,8 gam
muối ngậm nước FeSO4.7H2O trong 300 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa.
A. 29,51 gam. B. 24,28 gam.
C. 28,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn 70 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa tan hết chất
rắn X cần 63 gam HNO3 thu được khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Fe(NO3)2
trong hỗn hợp ban đầu là
A. 27. B. 34. C. 36. D. 45.
Câu 12: Xác định độ tan của K2SO4 trong 240 gam nước ở 20, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng
K2SO4 hòa tan trong nước là 26,64 gam thì thu được dung dịch bão hòa.
A. 11,1 gam. B. 12,1 gam.
C. 13,1 gam. D. 14,1 gam.
Câu 13: Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu
quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng.
Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml.
Phần trăm theo khối lượng của FeCO3 là
A. 12,18%. B. 24,26%.
C. 60,90%. D. 30,45%.
Câu 14: Hãy xác định khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam
dung dịch bão hòa MgSO4 ở 80°C xuống 20°C. Biết độ tan của MgSO4 ở 80°C là 64,2 gam và ở
20°C là 44,5 gam.
A. 601,6 gam. B. 606,4 gam.
C. 578,8 gam. D. 624,4 gam.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam FeO với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 24,5% thu được
dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống đến 5°C thì tách ra được m gam chất rắn
(FeSO4.7H2O). Dung dịch còn lại có nồng độ 12,18%. Tính khối lượng m đã tách ra ở trên.
A. 22,24 gam. B. 20,85 gam.
C. 23,63 gam. D. 25,02 gam.
Câu 16: Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 20°C là 88 gam, còn ở 50°C là 114 gam. Khi làm lạnh
642 gam dung dịch NaNO3 bão hòa từ 50°C xuống 20°C thì có bao nhiêu gam tinh thể NaNO3
tách ra khỏi dung dịch?
A. 64 gam. B. 88 gam.
C. 78 gam. D. 42 gam.
Câu 17: Dung dịch bão hòa NaNO3 ở 10°C có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của dung dịch NaNO3 ở
10°C.
A. 44 gam. B. 80 gam. C. 60,2 gam. D. 50 gam.
Câu 18: Ở 30°C, hòa tan m gam K2CO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của
K2CO3 ở nhiệt độ đó là 42 gam. Tính giá trị của m.
A. 37,2 gam. B. 40,1 gam. C. 38,9 gam. D. 39,9 gam.
Câu 19: Xác định độ tan của Na2SO4 trong 180 gam nước ở 20°C, biết rằng ở nhiệt độ này khối lượng
Na2SO4 hòa tan trong nước là 90 gam thì thu được dung dịch bão hòa.
A. 30 gam. B. 35 gam. C. 45 gam. D. 50 gam.
Câu 20: Muối Mohr là một muối kép ngậm 6 phân tử nước được tạo thành từ hỗn hợp đồng mol sắt(II)
sunfat ngậm 7 phân tử nước và amoni sunfat khan.
FeSO4.7H2O + (NH4)2SO4 → FeSO4.(NH4)2SO4.6H2O + H2O

Cho độ tan của muối Mohr ở 20°C là 26,9 g/100 g H2O và ở 80°C là 73,0 g/100g H2O. Tính
khối lượng của muối sắt(II) sunfat ngậm 7 nước cần thiết để tạo thành dung dịch muối Mohr
bão hòa 80oC, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 20°C để thu được 100 gam muối Mohr
tinh thể và dung dịch bão hòa. Giả thiết trong quá trình kết tinh nước bay hơi không đáng kể.

A. 213,2 gam.
B. 132,1 gam.
C. 321,1 gam
D. 112,3 gam.

1A 2A 3D 4B 5B 6B 7A 8B 9D 10B
11C 12A 13C 14D 15A 16C 17B 18D 19D 20D

You might also like