You are on page 1of 2

[Thầy NGUYỄN THÀNH SƠN – 0984.612.

732]] Nếu bạn nghĩ mình CÓ thể hay KHÔNG thể, bạn đều đúng

9C.35. ÔN TẬP
MUỐI NGẬM NƯỚC, ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ
1. Muối kết tinh, độ ẩm không khí
Câu 1. Làm lạnh m (gam) một dung dịch bão hoà KNO3 từ 40oC xuống 10oC thì thấy có 118,2 gam KNO3 khan
tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của KNO3 ở 10oC và 40oC lần lượt là 21,9 gam và 61,3 gam. Tìm m.
Câu 2. Đem 243 gam dung dịch bão hoà Na2CO3 ở 20oC đung nóng lên đến 90oC. Giả sử độ tan của Na2CO3 ở
20oC và 90oC lần lượt là 21,5 gam và 43,9 gam. Tính khối lượng Na2CO3 cần thêm vào dung dịch 90oC để thu
được dung dịch bão hoà
Câu 3. Trong không khí có một lượng nhỏ hơi nước. Độ ẩm tuyệt đối là số gam hơi nước tính trên 1 m 3 không
khí. Trong các bản tin dự báo thời tiết, người ta thường dùng khái niệm độ ẩm tương đối (%). Độ ẩm tương đối
là tỉ số giữa khối lượng hơi nước trong 1m3 không khí so với khối lượng hơi nước tối đa (bão hòa) có thể có
trong 1m3 không khí ở nhiệt độ độ xác định. Ví dụ ở 10oC thì lượng hơi nước tối đa trong 1m3 không khí là 5
gam tương ứng với độ ẩm 100%; nếu lượng hơi nước là 4 gam thì tương ứng với độ ẩm là 80%; nếu lượng hơi
nước là 7 gam thì sẽ có một lượng hơi nước bị ngưng tụ khỏi 1m3 không khí là 2 gam.

Trong bản tin dự báo thời tiết, nhiệt độ là 20oC và độ ẩm không khí là 75%
a) Tính khối lượng hơi nước có trong 1 m3 không khí ở thời điểm này.
b) Nếu nhiệt độ tăng lên 30oC, lượng hơi nước trong không khí không đổi thì độ ẩm là bao nhiêu %?
c) Nếu nhiệt độ giảm xuống còn 10oC, độ ẩm không khí 100% thì có bao nhiêu gam hơi nước bị ngưng tụ trong
1m3 không khí?

2. Muối kết tinh ngậm nước


Câu 4. (Trích đề thi HSG Vĩnh Tường 2004)Xác định lượng kết tinh MgSO4.6H2O khi làm lạnh 1642 gam dung
dịch bão hòa từ 800C xuống 200C. Biết độ tan của MgSO4 là 64,2 gam ( 800C) và 44,5 gam (200C)
Câu 5. (Trích đề tuyển sinh Chuyên Sư Phạm 2009 - 2010) Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hoà ở 100oC.
Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể
CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 trong nước ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7 gam và 75,4 gam.

3. Công thức muối kết tinh


Câu 6. Trong tinh thể hydrat của một muối sunfat kim loại hóa trị II, thành phần nước kết tinh chiếm 45,324%.
Xác định công thức của tinh thể đó biết trong tinh thể có chứa 11,51% S.
Câu 7. Hòa tan 57,2 gam tinh thể Na2CO3.nH2O vào một lượng nước vừa đủ thu được 400 ml dung dịch có nồng
độ 0,5M. Xác định công thức của tinh thể
Never lose passion 1|Page
[Thầy NGUYỄN THÀNH SƠN – 0984.612.732]] Nếu bạn nghĩ mình CÓ thể hay KHÔNG thể, bạn đều đúng

Câu 8. Khi hòa tan 59,4 gam tinh thể Zn(NO3)2.nH2O vào 440,6 ml nước thì được dung dịch Zn(NO3)2 7,56%.
Xác định công thức của tinh thể
Câu 9. Cacnalit là một loại muối có công thức là KCl.MgCl2.xH2O. Nung 11,1 gam muối đó tới khối lượng
không đổi thì thu được 6,78 gam muối khan.
a. Tính số phân tử nước kết tinh x.
b. Hoà tan 27,75 gam Cacnalit vào nước, sau đó thêm xút (NaOH) dư vào,rồi lấy kết tủa Mg(OH)2 nung ở nhiệt
độ cao tới phản ứng hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 10. Đem làm lạnh 165,84 ml dung dịch CuSO4 18% (có d=1,206 g/ml), cho kết tinh hoàn toàn người ta thu
được 56,25 gam tinh thể hydrat. Hãy xác định công thức tinh thể (coi như toàn bộ CuSO4 kết tinh hoàn toàn).
Câu 11. Lấy 40 gam dung dịch FeCl2 bão hòa thêm vào 10 gam FeCl2 khan, đun nóng để hòa tan hết. Khi để
nguội đến nhiệt độ ban đầu thì lắng xuống 24,3 gam tinh thể hidrat hóa. Xác định công thức tinh thể hidrat, biết
dung dịch bão hòa FeCl2 ở nhiệt độ này có nồng độ 38,5%.
Câu 12. Làm lạnh 287,4 gam dung dịch R2SO4 từ 800C xuống 100C thì thấy tách ra 145,8 gam chất rắn
R2SO4.nH2O kết tinh. Biết độ tan trong nước của R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 43,7 gam và 19,5 gam/100
gam nước. Tìm công thức hóa học của chất rắn R2SO4.nH2O. Biết n là số nguyên dương và 7 < n < 12; R là
nguyên tố kim loại.

BÀI TẬP VỀ NHÀ


Câu 13. (Trích đề tuyển sinh Chuyên Đà Nẵng, 2011) Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 20oC là 88
gam, còn ở 50oC là 114 gam. Khi làm lạnh 642 gam dung dịch bão hoà NaNO3 từ 50oC xuống 20oC thì bao
nhiêu tinh thể NaNO3 tách ra khỏi dung dịch?
Câu 14. (Trích đề tuyển sinh Chuyên Vĩnh Phúc, 2011)Độ tan của MgSO4 trong nước ở 20oC là 35,5 gam;
còn ở 50oC là 50,4 gam. Có 400 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 20oC, nếu đun nóng dung dịch này đến 50oC
thì khối lượng muối MgSO4 cần hoà tan thêm để tạo dung dịch muối bão hoà ở 50oC là bao nhiêu gam?
Câu 15. Làm lạnh 805 gam dung dịch bão hoà MgCl2 từ 60oC xuống còn 10oC thì có bao nhiêu gam tinh thể
MgCl2.6H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết rằng độ tan của MgCl2 trong nước ở 10oC và 60oC lần lượt là 52,9 gam
và 61,0 gam.
Câu 16. Trong tinh thể hydrat hóa của một muối nitrat kim loại hóa trị III, nước kết tinh chiếm 40,099% về khối
lượng. Hãy xác định công thức của tinh thể biết nitơ chiếm 10,396% về khối lượng.
Câu 17. Để xác định số phân tử nước kết tinh trong tinh thể CuSO4.xH2O, người ta lấy 25 gam tinh thể
CuSO4.xH2O đun nóng đến khối lượng không đổi được 16 gam chất rắn CuSO4. Tính giá trị của x.
Câu 18. Có 50 gam dung dịch Fe(NO3)3 20,08%. Làm lạnh dung dịch thấy tách ra 10,1 gam tinh thể hydrat hóa.
Dung dịch nước lọc còn lại có nồng độ Fe(NO3)2 là 10%. Hãy xác định công thức tinh thể.
Câu 19. Cho một muối sunfat ngậm nước RSO4.nH2O. Ở 800C thì có 53,6 gam, còn ở 250C thì có 23 gam muối
này tan tối đa trong 100 gam nước (tính theo muối khan RSO4). Nếu ta làm lạnh 25 gam dung dịch bão hòa muối
này từ 800C xuống 250C thì có 8,9 gam tinh thể muối sunfat ngậm nước kết tinh. Xác định công thức của tinh thể
biết giá trị n là một trong các giá trị 5, 7, 9.

Never lose passion 2|Page

You might also like