You are on page 1of 6

Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

CHUYÊN ĐỀ ĐỘ TAN-MUỐI NGẬM NƯỚC

I. TOÁN CƠ BẢN VỀ ĐỘ TAN


1/ Ở 20oC hòa tan 7,18 gam muối ăn vào 20 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của
muối ăn ở nhiệt độ đó.

2/ Dung dịch bão hòa NaNO3 ở 10oC có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của dung dịch NaNO3 ở 10oC

3/ Ở 20oC, hòa tan 80 gam KNO3 vào 190 g nước thi được dung dịch bão hòa. Vậy độ tan của KNO3 ở
20oC là bao nhiêu?

4/ Độ tan của muối CuSO4 ở 25oC là 40 gam. Tính số gam CuSO4 có trong 280 gam dung dịch CuSO4 bão hòa
ở nhiệt độ trên?

5/ Độ tan của muối KCl ở 100 oC là 40 gam. Nồng độ % của dung dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ này là
bao nhiêu?

1
Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

II. BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH LƯỢNG KẾT TINH


1/ Xác định lượng muối KCl kết tinh khi làm lạnh 604 gam dung dịch muối KCl bão hòa ở 800C xuống
còn 100C. Biết độ tan của KCl ở 800C là 51 gam và ở 100C là 34 gam.

2/ Ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà. Đun nóng dung dịch lên đến 900C. Hỏi phải thêm vào
dung dịch bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này. Biết ở 120C, độ tan của
CuSO4 là 33,5 và ở 900C là 80.

3/ Độ tan của CuSO4 ở 850C và 120C lần lượt là 87,7g và 35,5g . Khi làm lạnh 1877 gam dung dịch bão
hòa CuSO4 từ 800C → 120C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch.

4/ Hãy xác đinh tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam dung dịch bão hòa
MgSO4 ở 800C xuống 200C. Biết độ tan của MgSO4 ở 80 oC là 64,2 gam và ở 20 oC là 44,5 gam.

2
Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

III. MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 27,54 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 267,5
gam dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ
100 gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 26. B. 84. C. 22. D. 45.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 26,52 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 247 gam
dung dịch X. Làm lạnh X đến 20°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20°C, cứ 100
gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 90. B. 14. C. 19. D. 33.

3
Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 24,48 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 228 gam
dung dịch X. Làm lạnh X đến 20°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 20°C, cứ 100
gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30. B. 13. C. 66. D. 17.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 25,5 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được 252,5 gam
dung dịch X. Làm lạnh X đến 10°C thì có m gam tinh thể Al(NO3)3.9H2O tách ra. Biết ở 10°C, cứ 100
gam H2O hòa tan được tối đa 67,25 gam Al(NO3)3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17. B. 30. C. 77. D. 15.

Câu 5: Đun nóng 100 gam dung dịch Na2CO3 bão hòa (dung dịch X) và hòa tan thêm 2 gam Na2CO3
vào X. Sau khi làm lạnh dung dịch đến t°C, thì thấy tách ra 17,16 gam chất Y có dạng Na2CO3.nH2O.
Biết rằng trong Y, Na chiếm 16,084% theo khối lượng, dung dịch còn lại ở t°C có nồng độ phần trăm
khối lượng là 16,0773%. Hỏi nồng độ phần trăm khối lượng của Na2CO3 trong dung dịch X gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 20%. B. 18%. C. 16%. D. 14%.

4
Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp E gồm Fe, Fe(OH)2 trong dung dịch H2SO4 98% đun nóng,
thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan và 0,2 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Làm lạnh
dung dịch X về 20°C, thu được dung dịch bão hòa và có m gam muối Fe2(SO4)3.9H2O kết tinh. Biết độ
tan của Fe2(SO4)3 ở 20°C là 440 gam. Giá trị của m gần nhất với:
A. 20. B. 21. C. 23. D. 22.

Câu 7: Khi thêm m gam MgSO4 khan vào 120 gam dung dịch MgSO4 bão hoà ở 20°C, thấy tách ra một
tinh thể muối kết tinh MgSO4.7H2O có khối lượng 6,49 gam. Biết độ tan của MgSO4 ở 20°C là 35,1 gam
trong 100 gam nước. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,0. B. 1,5. C. 2,2. D. 1,8.

5
Pham Van Trong Education Độ tan-muối ngậm nước

Câu 8: Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thườg tách KCl khỏi quặng sinvisit, thành phần chính
của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng
phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt
độ để tách hai chất này.
Nhiệt độ 0 10 20 30 50 70 90 100
S của NaCl 35,6 35,7 35,8 36,7 37,5 37,5 38,5 39,1
S của KCl 28,5 32,0 34,7 42,8 48,3 48,3 53,8 56,6
Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần
không tan thu được dung dịch bão hòa.
Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.
Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất
rắn không tan.
Nhận định nào sau đây đúng:
A. Gia m1 = 281 gam.
B. Trong chất rắn m2 vẫn còn một lượng nhỏ muối NaCl.
C. Sau bước 2 đã tách được hoàn toàn KCl ra khỏi hỗn hợp.
D. Giá trị m2 = 249 gam.

You might also like