You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ 1: DUNG DỊCH

DẠNG 1: BÀI TOÁN TÍNH LƯỢNG CHẤT TAN TÁCH RA HAY THÊM VÀO KHI THAY
ĐỔI NHIỆT ĐỘ MỘT DUNG DỊCH BÃO HOÀ CHO SẴN.
Bài tập 1: Tính khối lượng NaNO3 kết tinh khi hạ nhiệt độ 300g dung dịch bão hòa NaNO 3 ở 500C
xuống 200. Biết độ tan của NaNO3 ở 500 là 114 gam và ở 200C là 88 gam.
Bài tập 2: Đun nóng 600 gam dung dịch NaCl bão hòa từ 20 0C lên 900C. Tính khối lượng NaCl
cần thêm vào để dung dịch bão hòa ở 90 0C. Biết độ tan của NaCl ở 900C là 38,5 gam và ở 200C là
35,9 gam.
Bài tập 3: Khi làm lạnh 450 gam dung dịch bão hòa AgNO 3 ở 900 C xuống 250C thì có 261,3 gam
AgNO3 kết tinh. Tính độ tan của AgNO3 ở 250C. Biết độ tan AgNO3 ở 900C là 668 gam.
Bài tập 4: Khi làm lạnh 232,765 gam dung dịch bão hòa CuSO4 từ 800 xuống 120C thì có bao nhiêu
gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của CuSO4 ở 800C và 120C lần lượt
là 83,3 gam và 32 gam.
Bài tập 5: Khi làm lạnh 75,875 gam dung dịch bão hòa XSO4 từ 800C xuống 200C thì có 27,8 gam
tinh thể XSO4.7 H2O tách ra khỏi dung dịch. Biết độ tan của XSO 4 ở 800C và 200C lần lượt là 68,3
gam và 48 gam. Xác định công thức của XSO4.7H2O.
DẠNG 2: BÀI TẬP PHA LOÃNG HAY CÔ DẶC DUNG DỊCH CHO TRƯỚC.
Bài tập 1: Có sẵn 86 gam dung dịch NaOH 18%.Tính nồng độ % của dung dịch thu được khi pha thêm 36
gam nước, Cô đặc còn 68 gam dung dịch.
Bài tập 2: Phải pha thêm bao nhiêu ml nước vào 400 ml dung dịch NaOH 0,25M để được dung dịch
NaOH 0,1M.
Bài tập 3: Cần pha thêm bao nhiêu lit nước vào 400 ml dung dịch NaOH 3M để thu được dung dịch
NaOH 1,2M.
Bài tập 4: Cần pha thêm bao nhiêu gam nước vào 500 gam dung dịch NaCl 20% để có dung dịch NaCl
12%.
Bài tập 5: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 800 gam dung dịch H2SO4 18% để được dung dịch H2SO4
10%.
Bài tập 6.Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 200 gam dung dịch KOH 20% để thu được dung dịch KOH
16%.
Bài tập 7: Tính thể tích nước cần thêm vào 150 gam dung dịch HCl 2,65% có khối lượng riêng
d =1,12 g/ml, để tạo ra 2 lit dung dịch HCl .Tính CM của dung dịch thu được.
Bài tập 8: Cần thêm bao nhiêu lit nước vào 400 ml dung dịch H2SO4 15% có khối lượng riêng
d =1,6 g/ml, để được dung dịch H2SO4 nồng độ 1,5M.
Bài tập 9: Cần phải dùng bao nhiêu lit dung dịch H2SO4 có d =1,84 g/ml và bao nhiêu lit nước cất để pha
thành 10 lit dung dịch H2SO4 có d =1,28 g/ml.
Bài tập 10: Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl nồng độ 36% có d = 1,19 g/ml pha với nước tạo thành 5
lit dung dịch HCl nồng độ 0,5M.
Bài tập 11: Cần lấy bao nhiêu gam nước cất để pha với bao nhiêu ml dung dịch HCl có d =1,6 g/ml để
được 900 ml dung dịch HCl có d = 1,2 g/ml.
Bài tập 12: Pha thêm x lit nước vào V lit dung dịch HCl a(M) để được dung dịch mới có nồng độ b(M).
Chứng minh rằng : x =V. ( a-b) : b.
Bài tập 13: Tính toán và trình bày cách pha chế 0,5 lit dung dịch H2SO4 1M từ dung dịch H2SO4 98% có d
= 1,84 g/ml.
DẠNG 3: BÀI TẬP PHA TRỘN TINH THỂ VÀO NƯỚC, TINH THỂ VÀO DUNG DỊCH
CÙNG CHẤT TAN.
Bài tập 1: Hòa tan 37,5 gam CuSO4.5H2O vào 262,5 gam nước .Tính C% của dung dịch thu được.
Bài tập 2: Hòa tan 75 gam CuSO4.5H2O vào 400 gam nước thu được dung dịch có d = 1,3g/ml.
Tính C% và CM của dung dịch thu được.
Bài tập 3: Hòa tan 10,564 gam FeSO4.7H2O vào 126 gam nước. Tính C% và CM của dung dịch thu được.
Bài tập 4: Hòa tan 39,96 gam Al2(SO4)3.18H2O vào 168 gam nước. Tính C% và CM của dung dịch thu
được.
Bài tập 5: Cần hòa tan bao nhiêu gam FeSO4.7H2O vào nước để thu được 20 gam dung dịch FeSO4 5%.
Bài tập 6: Có bao nhiêu gam tinh thể Fe(NO3)3.6H2O kết tinh từ 500 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M
Bài tập 7:Hòa tan 0,35 mol Na2CO3.10H2O vào 234,9 gam nước. Tính C% ,CM và khối lượng riêng của
dung dịch thu được.
Bài tập 8: Hòa tan 25 gam CuSO4.5H2O vào 300 ml nước. Tính C%, CM và khối lượng riêng của dung
dịch.
Bài tập 9: Cần hòa tan bao nhiêu gam CuSO4.5H2O vào nước để thu được 500ml dung dịch CuSO4 8% có
d = 1,1 g/ml.
Bài tập 10: Hòa tan hoàn toàn 28,6 gam Na2CO3.10H2O vào một lượng nước đủ để tạo thành 200 ml dung
dịch .Tính C% và CM của dung dịch thu được biết d =1,05 g/ml.
Bài tập 11: Cần lấy bao nhiêu gam CaCl2.6H2O để khi hòa tan vào nước thì thu được 200 ml dung dịch
CaCl2 30% biết dung dịch có d = 1,28 g/ml.
Bài tập 12: Xác định khối lượng FeSO4.7H2O cần để khi hòa tan vào 372,2 gam nước được dung dịch
FeSO4 3,8%.
Bài tập 13: Đem hòa tan 246 gam FeSO4.7H2O vào nước thu được 1122 gam dung dịch FeSO4 có d =1,2
g/ml. Tính C% và CM của dung dịch thu được.
Bài tập14: Cần hòa tan 100 gam MgSO4.7H2O vào bao nhiêu gam nước để thu được dung dịch MgSO4
7,5%.
Bài tập 15: Cần hòa tan bao nhiêu gam FeSO4.7H2O vào bao nhiêu gam nước để sau cùng ta được 20
gam dung dịch FeSO4 5%.
Bài tập 16: Khối lượng riêng của một dung dịch CuSO4 là 1,206 g/ml. Đem cô cạn 414,594 gam dung
dịch này thu được 140,625 gam CuSO4.5H2O. Tính nồng độ C% và CM của dung dịch trên.
Bài tập 17: Hòa tan 5,72 gam Na2CO3.xH2O vào 44,28 gam nước ta được một dung dịch có nồng độ
4,24%. Tìm x?
Bài tập 18:Hòa tan 24,4 gam BaCl2.xH2O vào 175,6 gam nước thu được dung dịch BaCl2 nồng độ 10,4%.
Tìm x?
Bài tâp 19: Cô cạn từ từ 200 ml dung dịch CuSO4 0,2M thu được 10 gam CuSO4.xH2O. Tìm x?
Bài tập 20: Hòa tan 87,5 gam CuSO4.xH2O vào 112,5 gam nước thu được dung dịch CuSO4 28%.Tìm x?
Bài tập 21: Tính nồng độ C% của dung dịch thu được khi cho 102,96 gam Na2CO3.10H2O vào 300 gam
dung dịch Na2CO3 3%
Bài tập 22: Cho 13,44 gam CaCl2.6H2O vào bao nhiêu gam dung dịch CaCl2 3% để được dung dịch CaCl2
18%.
Bài tập 23: Cần cho bao nhiêu gam Cu(NO3)2.3H2O vào 168gam dung dịch Cu(NO3)2 6% để thu được
dung dịch Cu(NO3)2 8%.
Bài tập 24:1. Cần cho bao nhiêu gam MgSO4.7H2O vào bao nhiêu gam dung dịch MgSO4 6% để thu được
300g dung dịch MgSO4 9%.
2. Cần cho bao nhiêu gam CuSO4.5H2O vào bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để thu được 300g dung
dịch CuSO4 8%.
Bài tập 25: 1. Cho 25 gam CuSO4.5H2O vào 200gam dung dịch CuSO415%. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu
được.
2. Cần lấy bao nhiêu gam NaOH nguyên chất cho thêm vào 120 gam dung dịch NaOH 20% để thu được dung dịch
mới có nồng độ 25%
DẠNG 4:LOẠI BÀI TẬP PHA TRỘN XẢY RA PHẢN ỨNG HÓA
HỌC.( Buổi 2)
TH 1 ChÊt ph¶n øng t¸c dông víi níc trong dung dÞch t¹o ra chÊt tan míi gièng chÊt tan cã trong dung
dÞch ban ®Çu.
Bài tập số 1.Tính C% của dung dịch thu được trong các trường hợp sau.
1. Cho 5,46 gam K vào 150 gam dung dịch KOH 8%.
2. Cho 10,96 gam Ba vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 9%.
3. Cho 8,4 gam CaO vào 120 gam dung dịch Ca(OH)2 3%.
4. Cho 15,04 gam K2O vào 160 gam dung dịch KOH 5%.
5. Cho 11,2 lít khí SO3 ở đkc vào 250 gam dung dịch H2SO4 10%.
6. Cho 7,1 gam P2O5 vào 140 gam dung dịch H3PO4 6%.
7. Cho 200 gam SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 18% có d = 1,12 g/ml.
Bài tập số 2.1. Cần cho bao nhiêu gam Na vào 240 gam dung dịch NaOH 10% để sau phản ứng thu được
dung dịch có nồng độ 18%.
2. Cần cho bao nhiêu gam Ba vào 186 gam dung dịch Ba(OH)2 3% để sau phản ứng thu được dung dịch có
nồng độ 8%.
3. Cần cho bao nhiêu gam Na2O vào 200 gam dung dịch NaOH 5% để sau phản ứng thu được dung dịch có
nồng độ 13%.
4. Cần cho bao nhiêu gam BaO vào 240 gam dung dịch Ba(OH)2 8% để sau phản ứng thu được dung dịch
có nồng độ 16%.
5. Cần cho bao nhiêu gam K2O vào 220 gam dung dịch KOH 10% để sau phản ứng thu được dung dịch có
nồng độ 20%.
6. Hòa tan x gam K vào 150 gam dung dịch KOH 10%.Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch
KOH có nồng độ 13,4%.Tìm x?
7. Cần cho bao nhiêu gam Ca vào 180 gam dung dịch Ca(OH)2 8% để thu được dung dịch Ca(OH)2 15%.
8. Hòa tan m gam khí SO3 vào 500 ml dung dịch H2SO4 24,5% có d = 1,2 g/ml thu được dung dịch H2SO4
có nồng độ 49%.Tính m?
Bài tập số 3.1. Cho 32 gam SO3 vào x gam dung dịch H2SO4 5% thu được dung dịch H2SO4 10%. Tìm x?
2. Hòa tan 47 gam K2O vào m gam dung dịch KOH 7,83% thu được dung dịch KOH mới có nồng độ 21%.
Tìm m?
3. Cần thêm bao nhiêu gam SO3 vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 gam dung dịch H2SO4 20%.
4. Tính thể tích khí SO3 cần dùng ở đkc và lượng dung dịch H2SO4 49% để sau khi pha thu được 450 gam
dung dịch H2SO4 73,5%.
TH 2: Kim lo¹i t¸c dông víi dung dÞch axit.
Bài tập số 1.
Hòa tan hết một lượng Mg cần 109,5 gam dung dịch HCl 20%. Tính khối lượng Mg cần dùng và C% của
chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 2.
Cho Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 13,44 lit H2 ở đkc. Tính khối lượng Al và khối lượng
dung dịch HCl 8% đã dùng. Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 3.
Cho 1,3 gam Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 10%. Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau
phản ứng.
Bài tập số 4.
Cho x gam Fe tác dụng hết với 400 gam dung dịch HCl thu được 11,2 lit H2 ở đkc. Tính x, C% dung dịch
HCl và C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 5.
Cho 32,4 gam Al tác dụng hết với 300 gam dung dịch H2SO4 loãng. Tính C% của
dung dịch H2SO4 và C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 6.
Cần bao nhiêu gam Al tác dụng hết với 320 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được 26,88 lit khí H2 ở đkc.
Tính C% của dung dịch H2SO4 đem dùng và C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 7.
Cho 31,2 gam K tác dụng với 588 gam dung dịch H2SO4 10%. Tính C% của các chất tan có trong dung
dịch sau phản ứng.
Bài tập số 8.
Cho 13,8 gam Na tác dụng với 294 gam dung dịch H3PO4 10%. Tính C% của các chất tan có trong dung
dịch sau phản ứng.
Bài tập số 9.
Cho 1,92 gam Mg tác dụng với 146 gam dung dịch HCl 5%. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch
sau phản ứng.
Bài tập số 10
. Cho 16,2 gam Al tác dụng với 695,24 ml dung dịch HCl 10% có d = 1,05 g/ml . Tính C% của các chất
tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 11
.Cho 25,8 gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 8% thu được 29,12 lit khí H2 ở đkc.
Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 12.
Cho 55,2 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thu được 40,32 lit khí H2 ở đkc. Tính
khối lượng dung dịch H2SO4 6% cần dùng và C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 13.
Cho 10 gam hỗn hợp gồm Cu và Zn tác dụng hết với 196 gam dung dịch H2SO4, sau phản ứng thu được
2,24 lit khí H2 ở đkc.
a.Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b.Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 14.
Cho 44,2 gam hỗn hợp kim loại Mg,Fe,Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 8% thì thu được 24,64 lit khí
H2 ở đkc và dung dịch muối B.
a.Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu biết thể tích H2 do Mg tạo ra bằng 2 lần thể
tích H2 do Fe tạo ra.
b.Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng.
c.Tính C% các chất tan có trong dung dịch B.
th 3: Oxit kim lo¹i t¸c dông víi dung dÞch axit.
Bài tập số 1.Hòa tan 1,6 gam CuO trong 100 gam dung dịch H2SO4 20%.Tính nồng độ C% của các chất
tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 2.Cho 10,2 g Al2O3 tác dụng với 182,5 g dung dịch HCl 20%.
Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 3.Cho 4,64 g Fe3O4 tác dụng với 210,24 g dung dịch HCl 25%. Tính C% của các chất tan có
trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 4.Cho 6 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl 20% có d = 1,1g/ml. Khi phản
ứng kết thúc thu được 2,24 lit khí ở đkc.
a. Tính % khối lượng của mỗi chất rắn có trong hỗn hợp trước phản ứng.
b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng.
c. Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 5.Cho 6,5 gam hỗn hợp Zn và ZnO tác dụng với dung dịch HCl 16% thu được V lit khí . Đốt
cháy toàn bộ lượng khí này thu được 0,9 gam nước.
a. Tính : V = ?
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng với axit.
Bài tập số 6.Hòa tan 8,1 gam ZnO trong 580 ml dung dịch H2SO4 4M.
a. Tính khối lượng muối tạo thành.
b. Tính CM của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng, giả sử thể tích dung dịch không thay đổi.
Bài tập số 7.Hòa tan 20 gam hỗn hợp oxit CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 3,5M
d = 1,1 g/ml.
a. Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 8.Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam R2O3 cần 331,8 gam dung dịch H2SO4.Dung dịch sau phản ứng có
nồng độ 10%.Tìm R và C% của dung dịch axit.
Bài tập số 9.Cho 16 gam FexOy tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 32,5
gam muối khan.Tìm CTHH của oxit đã dùng và CM của dung dịch HCl.
Bài tập số 10.Cho a gam MgO tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 3,65%. Sau phản ứng thu được
a+55 gam muối .Tính a và C% của dung dịch muối.
Bài tập số 11.Cho 200 ml dung dịch HCl vào cốc đựng 19,88 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 khuấy đều. Sau
khi kết thúc phản ứng cho bay hơi dung dịch thấy còn lại trong cốc 47,38 gam chất rắn. Cho thêm tiếp vào
cốc đó 200 ml dung dịch HCl lại khuấy đều và làm bay hơi dung dịch thấy còn lại trong cốc 50,68 gam
chất rắn.
a. Tính CM của dung dịch HCl.
b. Tính % khối lượng mỗi oxit có trong hỗn hợp đầu.
TH4: Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch axit.
Bài tập số 1.Trung hòa 200ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 20%.
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH phải dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% có d = 1,045 g/ml để trung hòa axit đã cho thì
phải dùng bao nhiêu ml dung dịch KOH? Tính nồng độ CM của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng
trong trường hợp này.
Bài tập số 2.Để trung hòa 94,5 gam dung dịch HNO3 20% người ta tiến hành theo 2 giai đoạn sau:
Lần thứ nhất người ta cho tác dụng với 112 gam dung dịch KOH 10%.
Lần thứ hai người ta dùng dung dịch Ba(OH)2 25%. Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
Bài tập số 3. Cho 15,5 gam Na2O tác dụng với nước thu được 0,5 lit dung dịch.
a. Tính CM của dung dịch thu được.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có d = 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa bazơ
thu được.
c. Tính nồng độ CM của chất tan có trong dung dịch thu được sau phản ứng trung hòa.
Bài tập số 4. Trung hòa 784 gam dung dịch H2SO4 25%.
a. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch NaOH 20%.
b. Nếu trung hòa lượng axit trên bằng dung dịch Ca(OH)2 30% thì phải dùng bao nhiêu gam dung dịch.
Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 5.Để trung hòa 125 ml dung dịch HCl cần dùng 150 gam dung dịch NaOH 10%.Xác định CM
của dung dịch HCl.
Bài tập số 6.Hòa tan hoàn toàn 10,2 g Al2O3 và 4g MgO vào 245 gam dung dịch H2SO4. Để trung hòa axit
còn dư phải dùng 400ml dung dịch NaOH 0,5M .Xác định nồng độ C% của dung dịch H2SO4 ban đầu.
Bài tập số 7.Hòa tan 23,5 gam K2O vào nước được 0,5 lit dung dịch A .
a. Tính nồng độ CM của dung dịch A.
b.Tính số ml dung dịch H2SO4 60% có d = 1,5 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch A.
c. Tính nồng độ CM của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 8.Cho 50 ml dung dịch H2SO4 1M tác dụng với 50ml dung dịch NaOH. Dung dịch sau phản ứng
làm quỳ tím đổi thành màu đỏ, để dung dịch không làm đổi màu quỳ tím người ta phải cho thêm vào dung
dịch trên 20 ml dung dịch KOH 0,5M. Tính CM của dung dịch NaOH đã dùng.
Bài tập số 9.Có 200 ml dung dịch HCl 0,2M.
a. Để trung hòa dung dịch axit này cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,1M? Tính C M của chất tan có
trong dung dịch sau phản ứng.
b.Trung hòa dung dịch axit trên bằng dung dịch Ca(OH)2 cần dùng bao nhiêu gam dung dịch Ca(OH)2 5%
có d = 1,15 g/ml. Tính C% của chất tan có trong dung dịch
sau phản ứng giả sử dung dịch thu được có d = 1,1 g/ml.
Bài tập số 10.Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với 200 gam dung dịch HCl thu được
4,15 gam các muối clorua.
a. Tính C% của dung dịch HCl.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 11.Để trung hòa 365 gam dung dịch HCl 30% đầu tiên người ta cho 560 gam dung dịch KOH
20%. Sau đó lại đổ thêm dung dịch Ba(OH)2 25% để trung hòa hết axit.
a. Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 12.Cho 10 ml dung dịch HNO3 vào 10 ml dung dịch NaOH có nồng độ 0,3M. Để dung dịch sau
phản ứng trở thành trung tính người ta phải thêm vào dung dịch này 5 ml dung dịch H2SO4 0,2M . Tính CM
của dung dịch HNO3 ban đầu.
Bài tập số 13. Trung hòa 100ml dung dịch KOH cần 15 ml dung dịch HNO3 có nồng độ 60%,
d=1,4 g/ml. Nếu trung hòa dung dịch KOH trên bằng dung dịch H2SO4 49% thì cần bao nhiêu gam dung
dịch H2SO4. Tính CM của dung dịch KOH ban đầu.
Bài tập số 14.Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 g dung dịch NaOH 4%. Tính C% của các chất
tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 15.Cho 100 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 200 gam dung dịch HNO3 5%.
a. Dung dịch thu được có tính axit kiềm hay trung tính.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 16.Trộn 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,04M với 150 ml dung dịch HCl 0,06M. Tính CM của các
chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
TH5: Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối.
Bài tập số 1.Cho 400 ml dung dịch CuCl2 0,5M tác dụng với 200 gam dung dịch NaOH 10% thu được kết
tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi được chất rắn C.
a. Tính khối lượng chất rắn C.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch B biết khối lượng riêng của dung dịch
CuCl2 là 1,3 g/ml.
Bài tập số 2.Hòa tan 15 gam tinh thể FeSO4.7H2O vào nước tạo dung dịch FeSO4 rồi thêm từ từ dung dịch
NaOH cho đến dư. Lọc kết tủa rửa sạch rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi người ta thu
được 4 gam Fe2O3.
a. Cho biết FeSO4.7H2O ban đầu có tinh khiết không?
b. Tính độ tinh khiết đó.
Bài tập số 3.Cho 13,32 gam tinh thể Al2(SO4)3.18H2O hòa tan vào nước được dung dịch A.Cho 250 ml
dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A thu được 1,17 gam kết tủa.
Tính CM của dung dịch KOH đem dùng.
Bài tập số 4. Một dung dịch A chứa AlCl3 và FeCl3. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào 100 ml dung dịch A
cho đến dư. Sau đó lọc kết tủa rửa sạch nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn
nặng 2 gam. Mặt khác người ta phải dùng hết 40 ml dung dịch AgNO3 2M để làm kết tủa hết lượng clo có
trong 50 ml dung dịch A. Tính CM của mỗi chất tan có trong dung dịch A.
Bài tập số 5.X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Thêm 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100
ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch
Y vào cốc khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 10,92 gam kết tủa. Tính CM của dung dịch X.
Bài tập số 6.A là dung dịch AlCl3, B là dung dịch NaOH 1M. Thêm 240 ml dung dịch B vào cốc chứa 100
ml dung dịch A, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có 6,24 gam kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch
B vào cốc khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy có
4,68 gam kết tủa. Tính CM của dung dịch A.
Bài tập số 7.Hòa tan 1,42 gam hỗn hợp kim loại Mg,Al,Cu bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch
A khí B và chất rắn C. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ
cao thì thu được 0,4 gam chất rắn. Mặt khác đốt nóng chất rắn C trong không khí thì thu được 0,8 gam một
chất rắn màu đen. Tính khối lượng mỗi chất rắn có trong hỗn hợp kim loại ban đầu.
Bài tập số 8.Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 200g dung dịch Al2(SO4)3 1,71%. Sau phản ứng thu được
0,78g kết tủa. Tính nồng độ CM của dung dịch NaOH tham gia phản ứng.
Bài tập số 9.Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 160 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe2(SO4)3 0,125M và
Al2(SO4)3 0,25M. Sau phản ứng tách kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn C.
a. Tính khối lượng chất rắn C.
b. Tính nồng độ CM của muối tạo thành trong dung dịch giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng
kể.
TH6: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.
Bài tập số 1.Cho 76,32 gam dung dịch Na2CO3 5% tác dụng với 16,625 gam dung dịch MgCl2 16%. Tính
C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 2.Cho 50 gam dung dịch CuSO4 4% tác dụng với 30 gam dung dịch BaCl2 5,2%. Tính C% của
các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 3.Cho 30 ml dung dịch NaCl 1M khối lượng riêng là 1,2 g/ml tác dụng với 100 gam dung dịch
AgNO3 1,7%. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 4.Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam
AgNO3.
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
b. Tính CM các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài tập số 5.Cho 40 ml dung dịch CaCl2 0,5M tác dụng với 80 ml dung dịch AgNO3 0,125M . Tính CM
của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài tập số 6.Cho 30 ml dung dịch NaCl 1M vào 100 gam dung dịch AgNO3 1,7% d =1,6 g/ml . Tính CM
của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài tập số 7.Cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,2M tác dụng với 100 ml dung dịch CaCl2 0,15M thu được kết
tủa bằng lượng kết tủa khi cho 50 ml dung dịch Na2CO3 0,2M tác dụng với 100ml dung dịch BaCl2 a M.
Tính a?
Bài tập số 8.Cho 500 gam dung dịch Na2SO4 x% tác dụng hết với 300 gam dung dịch BaCl2 vừa đủ thu
được 10,485 gam kết tủa.Tính x=? và C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 9.Một dung dịch A chứa 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3.Cho dung dịch A tác dụng với
333 gam dung dịch CaCl2 10% sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa và dung dịch B. Tính khối lượng
mỗi muối có trong dung dịch A và C% các chất tan có trong dung dịch B.
Bài tập số 10.Hòa tan hoàn toàn 6,66 gam tinh thể Al2(SO4)3.xH2O vào nước thu được dung dịch A. Lấy
1/10 dung dịch A cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 0,699 gam kết tủa.Tìm x=?
Bài tập số 11.Cho 400 ml dung dịch A gồm 2 muối Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng hoàn toàn với 300 ml
dung dịch BaCl2 1M thì vừa đủ và thu được kết tủa có khối lượng lớn gấp 1,7 lần khối lượng của 2 muối
trong dung dịch A.Tính CM của 2 muối trong dung dịch A và CM của chất tan có trong dung dịch sau phản
ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
TH7: Muối tác dụng với dung dịch axit.
Bài tập số 1.Hoà tan 54,1 g hỗn hợp hai muối Na2CO3 và K2CO3 ta thu được 300 ml dung dịch A.
Cho dung dịch A tác dụng dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lit khí CO2 thoát ra đkc.
a. Tính nồng độ CM của mỗi muối có trong dung dịch A.
b. Tính CM của mỗi muối có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể.
Bài tập số 2.Trộn 400g dung dịch BaCl2 5,2% với 100 ml dung dịch H2SO4 20% có d = 1,14 g/ml.
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
b. Tính nồng độ C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 3.Cho một hỗn hợp đồng số mol gồm Na2CO3 và K2CO3 hoà tan trong dung dịch HCl 1,5M thì
thu được một dung dịch A và khí B. Dẫn khí B sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 30 g kết tủa trắng.
a. Tính khối lượng hỗn hợp muối ban đầu.
b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài tập số 4.Cho 3,8 g hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl
20% có d = 1,1 g/ml đồng thời giải phóng 896 ml khí X.
a. Tính % khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính V.
c. Tính C% của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 5.Cho 20 g CaCO3 tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M có d = 1,02 g/ml.
a. Tính thể tích khí CO2 sinh ra đkc.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 6.Hòa tan 6 gam hỗn hợp gồm hai muối MgCO3 và MgSO4 bằng 200 g dung dịch H2SO4 dư thu
được 672 ml khí CO2 đkc.
a. Tính % theo khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính C% của muối có trong dung dịch sau phản ứng.
Bài tập số 7.Cho 578 g dung dịch AgNO3 5% tác dụng với 153,3 g dung dịch HCl 10% thu được dung
dịch A và một chất kết tủa trắng. Khối lượng kết tủa trắng là 24g.
a. Tính hiệu suất của phản ứng.
b. Tính C% của các chất tan có trong dung dịch A.
Bài tập số 8.Hòa tan Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được
một dung dịch A và 7,84 lit khí B đkc. Cô cạn dung dịch A thu được 48,45g muối khan.
a. Tính V.
b. Tính khối lượng Na2CO3 bị hòa tan.
c. Tính CM của chất tan có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể.
Bài tập số 9.Hòa tan CaCO3 vào 100 ml dung dịch chứa 2 axit là HCl và H2SO4 thì thu được dung dịch A
và 5,6 lit khí B đkc. Cô cạn dung dịch A thì thu được 32,7g muối khan.
a. Tính nồng độ CM của mỗi axit có trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng CaCO3 đã dùng.
c. Tính CM của các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể

You might also like