You are on page 1of 9

Đề tài BTL nhóm 13: Quy luật phủ định của phủ định.

Ý nghĩa của
quy luật này trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay1

I. PHẦN MỞ ĐẦU
( Nêu được lý do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu
đề tài này đối với thực tiễn...…)
- Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực
tiễn
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết vấn đề gì đang đặt
ra hiện nay
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu nhất là gì ?
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể nào ?
- Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương, .... tiểu tiết

II. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT

1. Các khái niệm cơ bản…………………………………………...…..….


1.1 Khái niệm phủ định…………………………………………….....….
1.2 Khái niệm phủ định biện chứng…………….…………………….…..
2. Các đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng………………………
2.1 Tính khách quan….…………………………………………….….….
2.2 Tính kế thừa……………………….…………………..………….…..
2.3 Tính phổ biến………………………………………………………….
2.4 Tính đa dạng phong phú……………………………………………….
3. Nội dung quy luật phủ định của phủ định………….…………….…...
4. Ý nghĩa phương pháp luận quy luật phủ định của phủ định……......

CHƯƠNG 2:
Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY

2.1 Khái quát về các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam xưa và
nay.

2.2 Đánh giá quá trình bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1 Những thành tựu trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao các giá trị truy ền thống của
con người Việt Nam được hình thành, được dư luận xã hội cổ vũ, trở thành bản sắc văn
hoá của dân tộc. Có thể kể đến một số giá trị truyền thống điển hình như tinh thần yêu
nước; tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; lòng nhân ái, khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống; tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo,... Đó là những giá
trị truyền thống cơ bản, vô cùng quý báu, đã tạo nên cốt cách của con người Việt Nam.
Các giá trị văn hoá truyền thống không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử, mà còn có tầm
quan trọng trong hiện tại và tương lai.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải làm
sao để nhân dân đoàn kết, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo và niềm
tin của 54 dân tộc trong một quốc gia, có nhận thức đúng đắn về giá trị cốt lõi của các
truyền thống văn hóa.
Do đó, việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống được đặt ra như một tất
yếu mang tính khách quan và cấp thiết. Để làm được những điều như vậy, đòi hỏi đồng
bào ta phải đoàn kết, nỗ lực, kiên cường và bản lĩnh. Đặc biệt là thế hệ người trẻ chúng
ta không chỉ cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn phải tinh thông về văn
hóa, tích cực và chủ động tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng
cường sức mạnh nội lực ở mọi lĩnh vực . Để từ đó chúng ta luôn ở trong một tâm thế
vững vàng, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thử thách. Trong quá trình đó,
việc giữ gìn kết hợp phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc dựa trên quy luật
phủ định của phủ định là nền tảng lí luận, kim chỉ nam đã đem lại cho nước ta những
thành tựu đáng kể, cụ thể là:
- Thứ nhất, những giá trị văn hóa truyền thống ăn sâu vào mỗi con người Việt
Nam, trở thành một nếp sống, một tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. Đó là nhờ vào sự giáo
dục ngay từ đầu của gia đình và sau đó là nhà trường, xã hội. Gia đình và nhà trường,
xã hội là các nhân tố quan trọng giúp truyền đạt qua nhiều thế hệ khác nhau về việc giữ
gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Con người của gia đình Việt Nam ngay từ bé đã
có nhiều quan hệ và phải học cách đối xử với nhau; trẻ thì phải học cách đối xử với ông
bà, cha mẹ, anh em, chú bác họ hàng, kính trên nhường dưới; vợ chồng tình nghĩa thủy
chung, anh em trên thuận dưới hòa. Người trên cũng phải học cách để đối xử với người
dưới sao cho gia đình đầm ấm, hòa thuận,... Đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn kính biết
ơn, thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác và
được gia đình quan tâm. Trước khi tiếp thu sự giáo dục của xã hội, con người đã được
dạy dỗ từ gia đình, đã hình thành nền móng cơ bản về nhân cách từ gia đình. .Đến khi
đi học thì chúng ta được học các giá trị truyền thống như: “tôn sư trọng đạo”, tinh thần
hiếu học nhằm giúp ích cho gia đình và đất nước, được giáo dục về tinh thần yêu nước,
các truyền thống, công sức gìn giữ đất nước từ xưa của ông cha ta. Bên cạnh đó, trong
quá trình tương tác với xã hội bên ngoài chúng ta sẽ học được những đức tính khác để
trau dồi và phát triển bản thân như: lòng khoan dung, nhân hậu, cách đối nhân xử thế,
trọng nghĩa tình,... Các giá trị văn hóa truyền thống ấy được hình thành và gìn giữ từ thế
hệ này sang thế hệ khác, tạo nên những thế hệ con người Việt Nam giàu những giá trị
truyền thống từ lâu đời. Thêm vào đó, sau khi được học tập, giữ gìn thì chúng ta cùng
nhau phát huy những giá trị ấy hơn nữa, ngày càng lan rộng và ăn sâu vào trong xã hội.
Ngày càng có nhiều người làm từ thiện, giúp đỡ đồng bào, những người kém may mắn
hơn mình, hay việc theo xu hướng sống đơn giản, hòa hợp với mọi người xung quanh.
- Thứ hai, những giá trị văn hóa truyền thống của ta được giữ gìn và phát huy
ngày càng đậm đà và mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Văn hóa truyền thống
là một yếu tố mang tính đặc trưng của một dân tộc, chính vì vậy mà việc giữ gìn và phát
huy nó cần thiết hơn bao giờ hết. Dân tộc ta từ xưa đến nay rất coi trọng giá trị truyền
thống “uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rõ nhất thông qua Giỗ tổ Hùng Vương
hàng năm, đây cũng là dịp lễ lớn trong năm, nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công
lao dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Hay dịp lễ 27/7 tưởng nhớ công lao của các
anh hùng thương binh liệt sĩ đã hi sinh, với những người đã cống hiến vì độc tập, tự do
và thống nhất của Tổ quốc; qua đó cũng phát tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Thêm
vào đó, dân tộc ta từ bao đời nay có truyền thống hiếu học, ví dụ như Trạng nguyên
Nguyễn Hiền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, hay là rất nhiều bạn trẻ ở ngoài kia gia đình
khó khăn nhưng vẫn cố gắng học tập, tích lũy kiến thức nhằm thay đổi cuộc sống của
chính bản thân mình. Vì có một bề dày giáo dục mà truyền thống “tôn sư trọng đạo”
luôn được đề cao, để ghi nhớ công ơn của các thầy cô giáo đã dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho chúng ta. Và qua nhiều thế hệ thì những giá trị văn hóa truyền thống này vẫn
được gìn giữ nguyên vẹn và phát huy hơn thông qua việc ngày càng có nhiều người biết
đến và tham gia các dịp lễ truyền thống này.
- Thứ ba, các giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ rất lâu đời, vì vậy
không tránh khỏi việc có những hủ tục, những giá trị không phù hợp với hiện nay. Nên
việc giữ gìn và phát huy cũng cần có chọn lọc để loại bỏ những giá trị văn hóa không
phù hợp. Ví dụ như tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã dần được gỡ bỏ, nam nữ được
xem với vai trò như nhau, người phụ nữ được nắm những vị trí quan trọng trong các
lĩnh vực khách nhau. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được những giá trị truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam là “công – dung – ngôn – hạnh” . Bên cạnh đó có các hủ tục như
“chôn sống con theo mẹ đã mất” của đồng bào Bân ở Gia Lai, tảo hôn, hôn nhân cận
huyết,... nhưng nhờ có sự quan tâm, tuyên tuyền, giáo dục của các cấp chính quyền địa
phương và sự chung tay của xã hội nên những hủ tục này đã được loại bỏ một phần lớn.
- Thứ tư, là sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy. Trên các diễn đàn với các quy mô
khác nhau như hiện nay, nhận thức xã hội, các quan niệm, khái niệm về tự do tôn giáo,
nhân quyền, dân chủ, phát triển con người, phát triển bền vững, tự do văn hóa, báo chí,
sáng tác,… được bàn luận rất nhiều và đôi khi trở thành một chủ đề nóng được đông
đảo người dân quan tâm. Điều này không chỉ có tác dụng đánh thức tư duy, nhận thức
mới về sứ mệnh của văn hóa mà còn khắc phục được sự phiến diện, thiên lệch hoặc tầm
nhìn hạn hẹp khi xác định vai trò của văn hóa trong phát triển. Từ năm 1998, với Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII, văn hóa được xác định là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ nền tảng này, văn
hóa còn được xác định là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, có vị trí ngang
với kinh tế, chính trị và xã hội. Từ đây, văn hóa không chỉ có chức năng nhận thức, giáo
dục, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người mà còn là nguồn lực nội sinh, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, sự đổi mới mạnh mẽ trên phương diện quản lý
văn hóa đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng trong hoạt động giữ gìn, phát huy các
giá trị của di sản văn hóa, tham gia tích cực vào việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc
trưng, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước, tăng trưởng GDP địa phương và
thúc đẩy phát triển du lịch. Bên cạnh đó, quá trình đổi mới, hội nhập đã tạo ra những
động lực mới để phát triển văn hóa đa dạng, phong phú. Các sản phẩm văn hóa không
chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo không khí dân chủ, cởi mở hơn, dân trí được
nâng cao, tăng tính năng động sáng tạo, tự chủ mà còn phát huy tính tích cực xã hội của
con người, hình thành các nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam. Phần lớn
nhờ vào hệ thống thông tin đại chúng có bước phát triển mạnh về loại hình, chất lượng,
tính hiện đại, trực tiếp, độ nhanh nhạy trong chuyển tải, truyền bá văn hóa đến với công
chúng ngày càng rộng hơn, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành tư duy phản
biện xã hội trên phương tiện thông tin đại chúng… Hàng loạt các di sản văn hóa Việt
Nam đã được ghi danh, xếp hạng là di sản văn hóa của nhân loại như: Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh); Quan họ (Bắc Ninh), Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế,…
Nhìn chung, các giá trị văn hóa là một phần rất quan trọng trong tiến trình phát
triển đất nước bên cạnh các lĩnh vực khác như kinh tế, y tế, môi trường,… Vì vậy các
giá trị này cần được quan tâm và phát triển đúng mức, giáo dục cho các thế hệ mai sau
về việc giữ gìn và phát huy hơn nữa những nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam,
làm cho các giá trị ấy ngày càng đậm đà và ăn sâu vào dân tộc ta.

2.2.2 Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta đều đã biết, Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng.
Đến nay, trên thế giới có tới gần 200 định nghĩa khác nhau về Văn hoá. Nhưng chung
quy có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hoá là
trình độ phát triển về tinh thần và vật chất của nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử
nhất định. Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những hoạt động tinh thần của một xã hội, gồm
có những lĩnh vực: giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật, đạo. Văn hoá cũng bao
gồm cả văn hoá vật thể (các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, di sản văn hoá,
những sản phẩm văn hoá: Kim tự tháp, đình, chùa, miếu thờ,...) và phi vật thể (ca dao,
dân ca, hò vè, lễ hội; các phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi
dân tộc, mỗi địa phương...). Văn hoá chúng ta bàn ở đây chủ yếu là theo nghĩa hẹp.
Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hoá là nói đến
những gì là tinh hoa, tinh tuý nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá
trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến
bộ (một con người có văn hoá, một gia đình có văn hoá, một dân tộc có văn hoá; lối
sống văn hoá, nếp sống văn hoá, cách ứng xử có văn hoá,...). Còn những gì xấu xa,
việc làm ti tiện, đớn hèn, những hành động phi pháp, bỉ ổi... là vô văn hoá, phi văn
hoá, phản văn hoá. Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của,
ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và
lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng.
Tuy nhiên, xã hội hiện nay phát triển cực kỳ mạnh mẽ đến mức choáng ngợp, đã
tạo ra một lượng lớn những “bánh xe” đi chệch khỏi “quỹ đạo” của những điều tinh
hoa, tốt đẹp đó. Thật ra, cho dù ở bất kỳ thời đại nào, điều này vẫn luôn đã và đang xảy
ra. Thế nhưng, thế giới càng văn minh tốt đẹp bao nhiêu, thì lại càng có những mặt xấu
khó lường đang len lỏi để phủ định những điều tốt đẹp ấy bấy nhiêu. Tương tự như
vậy, quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của Việt
Nam ta dù đạt được rất nhiều thành tựu tích cực, nhưng vẫn không thể tránh khỏi
những bất cập, hạn chế không hề nhỏ. Đây là một quy luật tất yếu, bởi không thể tồn
tại một thực thể hoàn toàn tốt, cũng không hoàn toàn xấu. Cách tốt nhất là kịp thời
nhận thức được các mặt bất cập ấy để đưa ra các biện pháp khắc phục hợp lý. Do đó,
các vấn đề tiêu cực được đề cập cụ thể như sau:
- Thứ nhất, gia đình là nền tảng cho sự giữ gìn và phát huy những giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên thực trạng hiện nay tại các gia đình
Việt Nam đang dần phổ biến như: ba mẹ ly hôn, ly dị, bạo lực về thân thể và ngôn ngữ
trước mặt con cái,… những việc như vậy ảnh hưởng đến việc giáo dục, dạy dỗ, ít được
quan tâm từ đó con cái dễ bị sa vào con đường bạo lực, học tập giảm sút, lâm vào các
tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, cờ bạc,… làm mai một dần các giá trị
văn hóa truyền thống. Hay những hiện tượng trước đây hiếm thấy như con cái bỏ rơi
hoặc ngược đãi bố mẹ, vợ, các thành viên trong gia đình bạo hành kẻ yếu thế hơn…
ngày càng nhiều.
- Thứ hai, mạng xã hội ngày càng phát triển và thế hệ tiếp cận nhiều nhất đó chính
là thế hệ trẻ, vì thế nếu không được kiểm soát được các nguồn thông tin trên mạng xã
hội thì người dùng rất có thể bị định hướng sai lệch về các giá trị văn hóa truyền thống
mà các kẻ xấu cố tình đăng tải và định hướng dư luận. Những điều ấy gây ra chia rẽ
tinh thần đoàn kết, yêu nước trong dân tộc, làm sai lệch thông tin của Đảng, Nhà nước
gây ra những hậu quả nghiêm trọng
- Thứ ba, dân tộc Việt Nam có truyền sống tiết kiệm, giản dị nhưng một phần nhỏ
thực trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh
hưởng xấu đến bộ mặt lãnh đạo của Nhà nước. Những điều ấy không những làm giảm
sút vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân
dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ  mà
còn cản trở, nguy hại to lớn đến giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc ở nước ta hiện
nay. Bộ máy nhà nước là cơ quan đầu não, là người đại diện cho chính quyền nhân
dân, chính vì thế cần phải là tấm gương tốt để nhân dân noi theo và học tập. Từ ấy,
những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc ta được truyền tải đến nhân dân rõ ràng
hơn thông qua các chính sách, các nghị định; làm chặt thêm sợi dây gắn kết giữa Nhà
nước và nhân dân, đồng lòng xây dựng phát triển đất nước.
- Thứ tư, những thành quả to lớn mang lại về kinh tế, văn hóa, xã hội, quá trình
hội nhập nhanh và rộng của Việt Nam trong hơn 30 năm qua cũng dẫn đến nhiều hệ
lụy không chỉ cho văn hóa, xã hội mà cả kinh tế, môi trường và con người ở Việt Nam.
Đó là sự hình thành ngành công nghiệp văn hóa, thị trường sản phẩm văn hóa mà chưa
có mô hình quản lý thích hợp, theo kịp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị hiếu thẩm mỹ
Á Đông, nhất là sự khủng hoảng về đạo đức và lối sống. Bên cạnh việc hình thành tư
duy sống chất lượng, lối sống ích kỷ, vụ lợi cá nhân cũng bắt đầu hình thành và ngày
càng xâm nhập vào nhiều tầng lớp trong xã hội. Lối sống thiên về hưởng thụ, sống gấp
đang huỷ hoại dần nhân cách của nhiều người dẫn đến nhiều giá trị truyền thống dần
trở nên mai một. Trong khi đó, khủng hoảng niềm tin cũng đang là một trở ngại lớn
đối với việc thiết lập các quan hệ xã hội và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị.
Điều tra giá trị châu Á năm 2008 của Viện Nghiên cứu con người cho biết: có tới
58,5% người Việt Nam cho rằng không thể tin vào bất kỳ ai mới tiếp xúc. Bệnh “ngợp
bởi vật chất” cũng khiến không ít người, nhất là giới trẻ hiện nay thiên lệch về nhu cầu
vật chất, thể hiện xu hướng thái quá hơn trên mọi khía cạnh. Những “trào lưu”, “thị
hiếu”, “thời thượng” chế ngự không ít những cá nhân đang tìm đủ cách kiếm tiền, sống
gấp... 
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến những giá trị văn hóa truyền
thống ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam ta, chính vì vậy cần có những biện pháp khắc
phục hợp lý, cùng với đó là sự đồng lòng, đoàn kết của dân tộc ta trong việc giữu gìn và
phát huy các giá trị này ngày càng giàu đẹp hơn, đậm đà hơn.
2.2.3 Những biện pháp khắc phục hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy các
giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Thứ nhất, ...............................................................................................................
- Thứ hai, .................................................................................................................
- Thứ ba, ..................................................................................................................
….
Đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế đã nêu

III. KẾT LUẬN……………………………………………………………………….


(Tổng kết lại nội dung đã trình bày một cách khái quát nhất, viết khoảng 1 trang A4.)
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Xem kỹ và thực hiện theo hướng dẫn, trích dẫn Tài liệu tham khảo.)
1. Bộ Giáo dục đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị
quốc gia, Hà Nội
2. Xuân Thắng. (15/07/2020). Giá trị tư tưởng, lý luận và sức sống của chủ nghĩa
Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ  https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-
kien/gia-tri-tu-tuong-ly-luan-va-suc-song-cua-chu-nghia-mac-trong-thoi-dai-
ngay-nay-323349/
3. …….
* Lưu ý:
Những nội dung tham khảo, số liệu minh họa trong bài phải có trích dẫn nguồn rõ
ràng.
Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự A,B,C... Tài liệu là sách, giáo trình, trước sau
đó đến tài liệu điện tử.
Bộ Giáo dục đào tạo. (2021). Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-
Lênin, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội
Nguyễn Thị Nhi. (24/06/2009). Vai trò của gia đình với việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc. Truy cập từ http://www.hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/vai-tro-
cua-gia-%C4%91inh-voi-viec-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-11048-8.html
Ninh Hà. (05/06/2022). Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc truyền thống
của Việt Nam. Truy cập từ https://thanhnienviet.vn/2022/06/05/giu-gin-va-phat-
huy-cac-gia-tri-van-hoa-dan-toc-truyen-thong-cua-viet-nam/
Lương Thị Ngọc Hạnh. (07/01/2022). Tính kế thừ trong quy luật phủ định của
phủ định đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện
nay. Truy cập từ https://truongchinhtri.camau.gov.vn/wps/portal

You might also like