You are on page 1of 11

DANH MỤC ĐẦU TƯ QMV

Từ ngày 1/10, QMV đưa vào triển khai thử nghiệm Danh mục đầu tư QMV. Đây là những danh mục
được hình thành bởi chính Ban đại diện gồm những thành viên tình nguyện sẵng sàng trợ giúp những
thành viên khác ít thời gian hơn. Những danh mục này sẽ được theo dõi sát sao bởi Bộ phận Phân
tích và Hội đồng đầu tư nhằm giúp các thành viên luôn có những thông tin cập nhật tốt nhất.

Hôm nay, tôi thông báo sự bổ sung một danh mục nữa vào hệ thống danh mục của QMV sau khi đã
theo dõi cách xây dựng và theo dõi danh mục của nhóm hơn một tháng qua. Danh mục mới được
thêm vào gọi là “Danh mục Mạo hiểm”. Nhóm quản lý danh mục này hướng lựa chọn vào các cổ phiếu
có yếu tố “trò chơi của cáo vào thỏ” phổ biến trên thị trường. Sự khác biệt giữa danh mục này và danh
mục Đầu cơ nằm ở chỗ: “Đầu cơ” mang tính chất ngắn hạn, cả cổ phiếu có cơ bản tốt và xấu, còn “Mạo
hiểm” có nghĩa là ngắn hạn với những cổ phiếu cơ bản xấu hơn, chẳng hạn như cổ phiếu dạng trà đá.

Các thành viên có thể sử dụng Danh mục như một sự tham khảo chọn lựa cổ phiếu tù thuộc vào khẩu
vị rủi ro và điều kiện của chính mình. Đầu tư theo danh mục khác với đầu tư theo từng cổ phiếu ở chỗ
danh mục lựa chọn những cổ phiếu có tác động tương hỗ nhằm đặt mục tiêu duy trì sự ổn định dài
hạnh.

Hiện tại, chúng ta có 4 danh mục với tóm tắt cơ bản như sau:

Danh mục Rủi ro, đối tượng Ban đại diện


Danh mục QMV - Thang điểm rủi ro 5/5. Phù hợp với Vương Thế Quý
Đầu cơ những người quan tâm tới luân chuyển Halleykt
dòng tiền và không nhất thiết quan tâm Giap MG (Trưởng ban)
tới phân tích doanh nghiệp. Tranghai
Nguyen Minh Chau
Danh mục QMV - Thang điểm rủi ro 2-3/5. Phù hợp với ChiChi
Giá trị những người quan tâm tới giá trị nội tại BenNguyen (Trưởng ban)
của doanh nghiệp và nắm giữ cổ phiếu dài Nguyễn Thanh Xuân
hạn. Viethai
Phoducdung
Danh mục QMV – Thang điểm rủi ro 3-4/5. Phù hợp với mtvd10
Tăng trưởng những người quan tâm tới những doanh Lê Trí Dũng
nghiệp đang hoặc tiềm năng tăng trưởng Từ Ngọc Toàn
tốt và nắm giữ cổ phiếu dài hạn. Trần Viết Dũng
CN712 (Trưởng ban)
Danh mục QMV – Thang điểm rủi ro 2/5. Phù hợp với Luong Tuan
Trách nhiệm xã những người ưa thích hoạt động từ thiện, Hoang Si (Trưởng ban)
hội vì cộng đồng trong cuộc sống và quan tâm Cuongha
tới giá trị lâu bền của doanh nghiệp trong Buixuangiap
đầu tư. Duong Phan Huong Lan
Danh mục QMV- Thang điểm rủi ro 5/5. Phù hợp với danh Camelia Shao
Mạo hiểm mục này thường là những nhà đầu tư ưa Vương Thế Quý
thích mạo hiểm đối với các cổ phiếu có Quốc Việt
màu sắc “trò chơi của thỏ và cáo”. Từ Ngọc Toàn
Kuan Ly ( Trưởng ban)

Danh mục cụ thể và việc cơ cấu danh mục sẽ được thông báo cụ thể tới thành viên theo định kỳ.
Nhóm Fintech QMV sẽ xây dựng bộ chỉ số để đánh giá hoạt động của các danh mục trong mối quan hệ
so sánh với Vn-Index.
DANH MỤC 1 – ĐẦU CƠ
CÁCH TIẾP CẬN

▪ Danh mục đầu cơ ưu tiên lựa chọn cổ phiếu dựa trên sự luân chuyển dòng tiền trong ngắn hạn
nhưng không đặt cược vào các cổ phiếu không có yếu tố cơ bản tốt.
▪ Danh mục đầu cơ không nắm giữ một cổ phiếu quá 3 tháng. Mục tiêu đạt lợi nhuận vượt trội
cao hơn 50-100% so với chỉ số thị trường chung Vn-Index.
▪ Danh mục đầu cơ có độ rủi ro cao. Theo đánh giá thang điểm 1-5 thì danh mục ở mức rủi ro cao
nhất là 5.
▪ Phù hợp với danh mục này thường là những nhà đầu tư ưa thích tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn
và ít quan tâm hoặc không có nhiều thời gian quan tâm tới các đánh giá cơ bản về doanh nghiệp.

XÂY DỰNG DANH MỤC

Nhận diện nhóm cổ phiếu:

▪ Xác định chu kỳ lớn của nền kinh tế.


▪ Xác định chu kỳ lớn tính theo năm của thị trường(VNINDEX), xác định chu kỳ ngắn hạn từ 1-3
tháng.
▪ Xác định phân lớp cổ phiếu luân chuyển theo dòng tiền.

Nhận diện từng cổ phiếu:

▪ Bước 1: Tiến hành chọn lọc cổ phiếu thuộc nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ chu kì kinh tế, có sự
kiện gây chú ý (ví dụ: mua bán công ty con, sát nhập, giải thể, kết quả kinh doanh quý tới tốt so
với cùng kỳ...).
▪ Bước 2: Lọc các tiêu chí theo TA: Cổ phiếu đi ngang tích lũy 3-5 phiên, giải bolinggerband thu
hẹp, money flow hướng lên, có phân kỳ giữa giá và các chỉ báo khác...cổ phiếu đạt càng nhiều
tiêu chí thì càng được ưu tiên lựa chọn.
▪ Bước 3: Từ những cổ phiếu lọc được ở bước 2, tiến hành chọn ra 5 cổ phiếu tiêu biểu nhất, sau
đó chờ tín hiệu từ nến để xác định thời điểm mua vào, khi mua vào phải thỏa mãn các tiêu chí
risk/reward<1/2 và số lần thắng/thua của mẫu hình đối với cổ phiếu đó trong quá khứ lớn
hơn hoặc bằng 50%.

Phân bổ cổ phiếu:

▪ Số lượng cổ phiếu tối đa mà Quỹ nắm giữ trong danh mục tại 1 thời điểm là 5 cổ phiếu (khi quy
mô quỹ tăng lên thì sẽ thay đổi số lượng cổ phiếu tối đa nắm giữ).
▪ Số lượng cổ phiếu trong danh mục theo dõi (kho cổ phiếu) : 25 cổ phiếu.
▪ Tỷ trọng tối đa của 1 cổ phiếu trong danh mục: không quá 50% tổng danh mục.
▪ Các cổ phiếu được lựa chọn không quá 2 cổ phiếu/ 1 ngành.
▪ Ngưỡng stoploss cho 1 cổ phiếu tối đa là 20%, ngưỡng stoploss cho toàn danh mục tối đa là
20% trên tổng giá trị danh mục.

CƠ CẤU DANH MỤC

Kỳ cơ cấu

▪ Thứ 7 hàng tuần, review lại toàn bộ danh mục, lên kế hoạch giao dịch cho tuần tới, (i) Chốt
lời/cắt lỗ cổ phiếu khi gần đến điểm chốt lời/cắt lỗ hoặc tình hình thị trường chung có biến
động, (ii) Thêm mới hoặc loại bỏ bớt danh mục theo dõi, đảm bảo duy trì 25 mã theo dõi trong
danh mục, và những mã được theo dõi là tốt nhất.
▪ Hàng ngày: Theo dõi sát thị trường để đưa ra quyết định bán cp khi có biến động lớn, hoặc theo
kịch bản của cuộc họp tuần.

Nguyên tắc thay đổi

▪ Việc thay đổi tỷ trọng cổ phiếu bao gồm thêm và và loại bỏ khỏi danh mục căn cứ chủ yếu dựa
trên phân tích kỹ thuật, có cân nhắc các thông tin liên quan tới thị trường, ngành và danh nghiệp
tại thời điểm thực hiện cơ cấu.
▪ Việc mua/bán có thể được thực hiện trong kỳ khi đạt mức giá mục tiêu hoặc mức cắt lỗ.
DANH MỤC 2A: GIÁ TRỊ
CÁCH TIẾP CẬN

▪ Cổ phiếu cơ bản giá trị là cổ phiếu có dòng tiền đều, doanh thu, lợi nhuận hoạt động ổn định.
Thường là các cổ phiếu có PE và PB thấp hay giá trị công ty đang bị thị trường định giá thấp
hơn giá trị thật. Việc lựa chọn cổ phiếu dựa trên mô hình kinh doanh bền vững của doanh
nghiệp, doanh nghiệp không có tai tiếng trong quá khứ, tình hình tài chính minh bạch.
▪ Danh mục đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận từ 12% - 15% bình quân hàng năm trong dài
hạn.
▪ Danh mục giá trị có độ rủi ro trung bình. Theo đánh giá thang điểm 1-5 thì danh mục ở mức rủi
ro từ 2-3.
▪ Phù hợp với danh mục này thường là những nhà đầu tư mong muốn năm giữ cổ phiếu dài hạn,
quan tâm tới các phân tích cơ bản về doanh nghiệp.

XÂY DỰNG DANH MỤC

Nhận diện nhóm ngành:

▪ Lựa chọn các ngành được hưởng lợi từ chu kỳ kinh tế.
▪ Lựa chọn 10 ngành có tăng trưởng doanh thu 4 quý gần nhất tốt nhất.
▪ Đánh giá lại thông qua phương pháp chuyên gia (tranh luận nội bộ, tham khảo thông tin phân
tích từ các nguồn khác) để lựa chọn các ngành phù hợp.

Nhận diện từng cổ phiếu

Ban đại diện lựa chọn cổ phiếu qua 2 vòng như sau:

STT Vòng/ các tiêu chí Ý nghĩa


I Vòng 1: Knock out Các cổ phiếu được lựa chọn phải Đạt tất cả các tiêu chí knock-out.
5 tiêu chí Nếu không Đạt bất kỳ tiêu chí nào sẽ bị loại luôn.
II Vòng 2: Đánh giá Các tiêu chí định lượng sẽ được sử dụng để tính điểm cho toàn bộ
1. Tiêu chí định cổ phiếu. Mỗi tiêu chí Đạt được 1 điểm.
lượng: 7 tiêu chí Các tiêu chí định tính sẽ được đánh giá bổ sung trong các trường
2. Tiêu chí định tính: hợp:
5 tiêu chí - Có các cổ phiếu bằng điểm nhau
- Việc đánh giá tiêu chí định lượng chưa phản ánh đúng kết quả do
tính đặc thù của từng ngành, doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp có kết quả tài chính tương đối ổn định giống
nhau nhưng có mô hình hoạt động – kinh doanh và các yếu tố nội
tại khác nhau

Kết quả lựa chọn: Mỗi ngành có tối đa 5 cổ phiếu cao điểm nhất
được đưa vào danh sách theo dõi và cập nhật hàng tháng trong
danh mục của NĐT.
III Vòng 3: Tiêu chí bổ Các tiêu chí trong vòng này để giúp ra quyết định Mua – Bán với các
sung cổ phiếu trong danh mục theo dõi của Vòng 2 và cũng là cơ sở để
thực hiện phân bổ tỷ trọng của từng cổ phiếu trong danh mục.
Các tiêu chí bao gồm nhưng không giới hạn: Chỉ số P/E, P/B; Xu
hướng giá; Hệ số β; Các yếu tố thuộc phân tích kỹ thuật….
Chi tiết các tiêu chí đánh giá theo file excel “20211001- Tiêu chí lựa chọn cp và kết quả” đính kèm
Phân bổ cổ phiếu:

▪ Số lượng cổ phiếu tối đa trong danh mục của 1 NĐT tại 1 thời điểm: 5 cổ phiếu
▪ Số lượng cổ phiếu tối thiểu trong danh mục của 1 NĐT tại 1 thời điểm: 3 cổ phiếu
▪ Tỷ trọng tối đa của 1 cổ phiếu trong danh mục: <= 30% tổng danh mục
▪ Các cổ phiếu được lựa chọn không trùng ngành (1 cổ phiếu/ 1 ngành)

CƠ CẤU DANH MỤC

Kỳ cơ cấu: Vào tối thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng.

Nguyên tắc thay đổi:

▪ Một cổ phiếu được thêm vào hoặc tăng tỷ trọng phải nằm trong danh mục theo dõi (Đạt Vòng
2) và đạt đủ tiêu chí để Mua – Bán tại thời điểm đánh giá (dựa trên kết quả Vòng 3 – Tiêu chí
bổ sung)
▪ Xác định tỷ trọng Lợi nhuận/ Rủi ro từng cổ phiếu khi đưa ra quyết định.

Thông tin nhập trước Thông tin được tự động tính


Số liệu Số liệu
khi giao dịch toán
(1). Tổng vốn đầu tư ABC (triệu (6). Số lượng cổ phiếu có thể = -ROUND((8)/(7),-2)
đồng) mua tối đa
(2). Rủi ro (phần vốn 0.5% - 1% (7). Rủi ro/ cổ phiếu = (3) – (4)
sẽ mất tối đa trên tổng
vốn)
(3). Giá mua vào X (dựa trên (8). Giá trị vốn thua lỗ nếu = -(1) * (2)
ptkt) cutloss
(4). Giá cutloss Y (dựa trên (9). Giá trị vốn mua cổ phiếu = (6) * (3)
ptkt)
(5). Giá mục tiêu Z (dựa trên (10). Lợi nhuận/ cổ phiếu = (5) – (3)
ptkt)
(11). Lợi nhuận tại điểm chốt = (10) * (6)
lời
(12). Lợi nhuận/ rủi ro = (10) / (7)
(thực hiện giải ngân khi > 2)

▪ Một cổ phiếu bị loại ra hoặc giảm tỷ trọng nếu kết quả của vòng đánh giá cổ phiếu (vòng 2 và
vòng 3) thay đổi theo hướng tiêu cực; có thông tin lợi/bất lợi đã được kiểm chứng, ảnh hưởng
tới hoạt động của doanh nghiệp.
▪ Phân tích kỹ thuật của cổ phiếu thay đổi bao gồm cả sự thay đổi của dòng tiền luân chuyển tới
nhóm ngành của doanh nghiệp.
DANH MỤC 2b: TĂNG TRƯỞNG
CÁCH TIẾP CẬN

▪ Danh mục tăng trưởng ưu tiên lựa chọn đầu tư vào các nhóm ngành, các doanh nghiệp có
tiềm năng tăng trưởng tốt.
▪ Mục tiêu lợi nhuận hàng năm kỳ vọng ở mức 18-20%.
▪ Tính trên thước đó+o từ 1-5, danh mục có khẩu vụ rủi ro ở mức 3-4.
▪ Danh mục này phù hợp với đối tượng nhà đầu tư mua cổ phiếu với kỳ vọng kiếm được lãi vốn
(capital gain), thời gian nắm giữ linh hoạt (theo thị trường, không hàm ý dài hạn). Cách đầu
tư thường phù hợp với đối tượng các nhà đầu tư trung tuổi trở xuống (<45 tuổi).

XÂY DỰNG DANH MỤC

Nhận diện nhóm ngành:

▪ Chu kỳ kinh tế/thị trường; tình hình chính trị/kinh tế vĩ mô


▪ Tiềm năng tăng trưởng/ lợi thế cạnh tranh/chính sách của ngành
▪ Sự luân chuyển của dòng tiền

Nhận diện từng cổ phiếu:

Bao gồm các chỉ tiêu tài chính/phi tài chính liên quan đến doanh nghiệp và các tiêu chí khác liên quan
đến cổ phiếu của doanh nghiệp:

Tiêu chí Chi tiết


A. Tiêu chí dựa trên CANSLIM
1 Tăng trưởng EPS quý hiện tại - Tăng trưởng EPS quý hiện tại phải ít nhất 18-20% so với cùng kỳ
(Current Quarterly EPS) năm trước, thậm chí cao hơn. Tăng trưởng càng cao, càng tốt.
- Có sự tăng tốc của tăng trưởng EPS trong vài quý gần đây
- Tốc độ tăng trưởng EPS phải đến từ tăng trưởng doanh số. Tốc độ
tăng trưởng doanh số ít nhất 25% và có sự tăng tốc trong vài quý
gần đây (Cần loại bỏ những khoản doanh thu/lợi nhuận bất
thường).
2 Tăng trưởng lợi nhuận hàng - Tăng trưởng EPS hàng năm trong 3 năm gần nhất ở mức 20%
năm (Annual Earnings - ROE tối thiểu 17%
Growth)
3 Sản phẩm mới, Ban quản lý - Các công ty có các sản phẩm, dịch vụ mới quan trọng, hoặc được
mới, thiêt lập đỉnh giá mới hưởng lợi từ bộ máy quản lý mới, những điều kiện kinh doanh mới
từ các nền giá tốt (New của ngành.
Products, New Management, - Mua cổ phiếu khi giá của chúng tạo ra điểm phá vỡ thiết lập đỉnh
New Highs) giá mới, thoát khỏi nền giá tốt cùng với khối lượng tăng đột biến
4 Cung và cầu (Supply & - Số lượng cổ phiếu lưu hành (hoặc free-float) nhỏ
Demand) - Thanh khoản bình quân lớn hơn 300,000 cổ phiếu / phiên trong
vòng 6 tháng
- Công ty đang mua lại cổ phiếu quỹ của chính họ
- Sự gia tăng khối lượng đột biến (~50%) tại các điểm phá vỡ thoát
ra khỏi nền giá
5 Cổ phiếu dẫn đầu ngành - Những công ty dẫn đầu ngành và lĩnh vực kinh doanh (không đồng
(Leader or Laggard) nghĩa với công ty lớn nhất, dễ nhận biết nhất – nên được hiểu là có
các chỉ số tài chính/tăng trưởng tốt; sản phẩm dịch vụ tốt, có lợi
thế cạnh tranh cao)
- Có thể sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối RS (Relative
Strength) để đánh giá/lựa chọn cổ phiếu dẫn đầu
- Các cổ phiếu dẫn dắt trong các đợt điều chỉnh/giảm giá mạnh của
thị trường chung
6 Sự ủng hộ của các định chế - Các công ty có một lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi các tổ chức
tài chính, quỹ đầu tư uy tín, có thành tích đầu tư tốt (như các quỹ đầu tư, công ty chứng
(Institutional sponsorship) khoán, ngân hàng, …) và số lượng các tổ chức này đang tăng lên
- Việc các tổ chức “sở hữu quá mức” số lượng cổ phiếu hoặc liên tục
bán ra là một tín hiệu không tốt
7 Xu hướng thị trường (Market - Thường xuyên theo dõi, xác định xu hướng chung của thị trường
direction) để giao dịch phù hợp với thị trường

B. Các chỉ số tài chính/phi tài chính và tiêu chí về thị trường/giao dịch khác
1 Chỉ số tài chính - Nhóm các chỉ số thanh khoản, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh
lời,…
2 Chỉ số định giá - P/B, P/E, beta,…
3 Chỉ số thị trường, giao dịch - Giao dịch NĐT nước ngoài
- Cơ cấu sở hữu (chính phủ, nước ngoài)
4 Chỉ số/ tiêu chí khác

Phân bổ cổ phiếu

▪ Số lượng cổ phiếu tối đa cùng thời điểm và giới hạn đầu tư tối đa 1 cổ phiếu theo tỷ trọng %
danh mục
▪ Số liệu cổ phiếu tối đa cùng thời điểm trong danh mục: 10 cổ phiếu
▪ Tỷ trọng tối đa của 01 cổ phiếu trong danh mục: 30%

CƠ CẤU DANH MỤC

Kỳ cơ cấu: Ngày thứ 5 của tuần thứ 4 hàng tháng

Nguyên tắc thay đổi:

▪ Sự thay đổi trong chu kỳ kinh tế, điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường (gây ảnh hưởng đến
các nhóm ngành/doanh nghiệp/cổ phiếu)
▪ Nền tảng cơ bản của doanh nghiệp thay đổi, tốc độ/tiềm tăng trưởng tốt hơn hoặc không đáp
ứng như kỳ vọng
▪ Sự luân chuyển, thay đổi của dòng tiền vào các nhóm ngành, cổ phiếu khác nhau
▪ Tái cơ cấu tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục để đảm bảo tỷ trọng tối ưu theo Modern
Portfolio Theory (MPT)
▪ Kỳ vọng về giá cổ phiếu/ giá trị danh mục đầu tư (ví dụ: mức upside/ ngưỡng cân nhắc stop
loss)
DANH MỤC 3 – TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TIẾP CẬN CHUNG

▪ Danh mục đầu tư vào các doanh nghiệp cơ bản tốt có trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp cơ
bản tốt có trách nhiệm xã hội được thể hiện ở cả trên ba góc độ: hiệu quả kinh doanh bền
vững, có tác động tích cực tới xã hội và tác động tích cực tới môi trường. Cụ thể:

o Về hiệu quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh bền vững, ổn định, được thể hiện qua
một quá trình; Đạt các tiêu chuẩn về tài chính; Có triết lý kinh doanh minh bạch.
o Về xã hội: Hướng tới các giá trị cộng đồng xã hội, đáp ứng các mong muốn của xã hội,
thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội (như thúc đẩy dân chủ tiến bộ)
o Về môi trường: Hướng tới sự bền vững của môi trường, không gây ra các tác động
tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái.

▪ Mục tiêu lợi nhuận hàng năm của Quỹ 3 là 12% NAV/năm. Khẩu vị rủi ro của nhóm khách
hàng là mức 2 (2/5).
▪ Phù hợp với danh mục này thường là những nhà đầu tư không đặt mục tiêu tối ưu hóa lợi
nhuận bằng mọi giá; thường là những người thích làm công việc thiện nguyện đóng góp cho
xã hội. Thường là những người có đặc điểm sau:
o Các nhà đầu tư tổ chức mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp phát triển bền vững và
có trách nhiệm xã hội.
o Các nhà đầu tư cá nhân không có thời gian giao dịch chứng khoán thường xuyên và
mong muốn dòng tiền nhàn rỗi sinh lời, có khẩu vị rủi ro ở mức trung bình thấp (yêu
cầu cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng), mua cổ phiếu nhằm nắm giữ dài hạn, và đầu
tư vào cổ phiếu như là một dạng tích sản.
o Các nhà đầu tư lớn tuổi không thạo giao dịch chứng khoán, mong muốn dòng tiền
nhàn rỗi sinh lời với mức cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, được nhận cổ tức đều
đặn như tiền gửi ngân hàng.
o Thế hệ các nhà đầu tư trẻ, các nhà đầu tư có trách nhiệm với xã hội và môi trường,
nhất là các nhà đầu tư trẻ muốn có khoản đầu tư dài hạn (từ 05 năm trở lên) cho
tương lai.
o Những cá nhân, tổ chức ưa thích các hoạt động từ thiện, hoạt động vì cộng đồng cũng
có xu hướng ủng hộ và đầu tư các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.

XÂY DỰNG DANH MỤC

Nhận diện nhóm doanh nghiệp

▪ Loại những doanh nghiệp thuộc ngành có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội;
▪ Chọn các ngành phát triển bền vững và xét theo chu kỳ kinh tế để xác định thời điểm đầu tư;
▪ Các ngành là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong 5 – 10 năm tới.

Nhận diện từng cổ phiếu

Các cổ phiếu sẽ được nhận diện qua 2 vòng, gồm:

(i) Vòng định lượng (thể hiện cp cơ bản tốt) gồm các tiêu chí: - Doanh thu tăng trưởng trong 2
năm liên tục - Lợi nhuận tăng trưởng trong 2 năm gần nhất - ROE tối thiểu hàng năm - Lợi
nhuận hàng năm tối thiểu 100 tỷ - Cơ cấu tài chính bền vững qua hệ số Z-core - Niêm yết tối
thiểu 2 năm trên HOSE, HNX - Có quỹ đầu tư chuyên nghiệp tham gia đầu tư - Đạt giải DN tiêu
biểu hoặc DN bền vững trong các cuộc thi BC thường niên - Tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước thấp -
Thanh khoản cổ phiếu (không thấp hơn 500K cp hoặc 50 tỷ mỗi phiên)
(ii) Vòng định tính (thể hiện cp bền vững, có trách nhiệm xã hội) gồm các tiêu chí: - Mô hình KD
hoàn thiện - Có lợi thế rõ ràng trong cạnh tranh và thị trường - Có mục tiêu tầm nhìn dài hạn
& lãnh đạo có uy tín - Có văn hóa DN mạnh, đối xử tốt với NLĐ - Quản trị minh bạch, không có
cty "sân sau" - KD trung thực, không có scandal về sản phẩm, người tiêu dùng và biện pháp
khắc phục. - Công nghệ thân thiện môi trường hoặc ngành nghề trong nhóm thân thiện môi
trường. - Đóng góp lớn cho cộng đồng xã hội.

Phân bổ cổ phiếu

▪ Số lượng cổ phiếu tối đa cùng thời điểm và giới hạn đầu tư tối đa 1 cổ phiếu theo tỷ trọng %
danh mục
▪ Số liệu cổ phiếu tối đa cùng thời điểm là: 10 cổ phiếu
▪ Tỷ trọng tối đa của 01 cổ phiếu trong danh mục là: 30%

CƠ CẤU DANH MỤC

Định kỳ: Review hàng quý theo kỳ báo cáo kết quả kinh doanh. Ngoài ra:

▪ Theo dõi liên tục, đặt cảnh báo nếu có thông tin ảnh hưởng xấu đến trách nhiệm xã hội.
▪ Khi có những thay đổi trọng yếu quan trọng của DN
▪ Khi thị trường có biến động mạnh/đột biến.

Nguyên tắc thay đổi

Việc thay đổi bao gồm thêm vào/loại bỏ được cân nhắc dựa trên:

▪ Mức độ còn đáp ứng các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu định lượng và định tính nêu trên
▪ Thay đổi kết quả kinh doanh và những cảnh báo xấu nghiêm trọng, bao gồm yếu tố môi
trường ngành nói chung.
▪ Tỉ suất sinh lời của các cụ thể và chu kì kinh tế để điều chỉnh tỉ trọng.
▪ Sự luân chuyển của dòng tiền vào các nhóm ngành khác nhau.
▪ Gia tăng tỷ trọng khi đánh giá thấy định giá có thể upside trên 10%
▪ Giảm tỷ trọng khi khi có thay đổi trọng yếu dẫn đến nguy cơ giảm giá cổ phiếu 10%, hoặc
thủng mức giá stoploss đã xác định từ trước.
DANH MỤC 4 – MẠO HIỂM

CÁCH TIẾP CẬN

Danh mục mạo hiểm ưu tiên lựa chọn cổ phiếu dựa trên sự luân chuyển dòng tiền và những cổ phiếu
có câu chuyện ( niêm yết ngược,thoái vốn, mua bán công ty con, sát nhập, giải thể, kết quả kinh doanh
dự kiến đột biến trong thời gian ngắn)

▪ Mục tiêu đạt lợi nhuận 30- 50% trên NAV/ năm
▪ Danh mục mạo hiểm có độ rủi ro cao cao nhất (5/5)
▪ Phù hợp với danh mục này thường là những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm từ các cổ phiếu
có yếu tố dòng tiền thị trường.
XÂY DỰNG DANH MỤC

Nhận diện nhóm cổ phiếu:

▪ Xác định chu kỳ lớn của nền kinh tế.


▪ Xác định chu kỳ lớn tính theo năm của thị trường(VNINDEX), xác định chu kỳ ngắn hạn từ 1-
3 tháng.
▪ Xác định phân lớp cổ phiếu luân chuyển theo dòng tiền.
Quy trình đánh giá cổ phiếu:

Bước 1: Tiến hành chọn lọc cổ phiếu thuộc nhóm ngành sẽ hưởng lợi từ chu kì kinh tế và có
thông tin về các sự kiện như niêm yết ngược, thoái vốn, mua bán công ty con, sát nhập, giải
thể, kết quả kinh doanh quý tới tốt so với cùng kỳ...).
Bước 2: Tiến hành đánh giá tính chính xác của thông tin về các sự kiện, trạng thái thị trường
chung
Bước 3: Tiến hành lọc cổ phiếu theo tiêu chí KLGD: Lựa chọn các cổ phiếu có KLDG trung bình
tăng so với các phiên giao dịch trước đó (trong khoảng 50 phiên ngày)
Chú ý: Không lựa chọn những cổ phiếu sau đây

(i) Cổ phiếu có khả năng hủy niêm yết


(ii) Cổ phiểu không có thanh khoản, hoặc thanh khoản rất thấp.

Nguyên tắc phân bổ cổ phiếu:

▪ Số lượng cổ phiếu tối đa mà Quỹ nắm giữ trong danh mục tại 1 thời điểm là 10 cổ phiếu
▪ Tỷ trọng tối đa của 1 cổ phiếu trong danh mục: không quá 20% tổng giá trị danh mục.
▪ Các cổ phiếu được lựa chọn không quá 4 cổ phiếu/ 1 ngành.

▪ Ngưỡng stoploss cho 1 cổ phiếu tối đa là 20%.


CƠ CẤU DANH MỤC
Kỳ cơ cấu
▪ Do tính chất đặc thù của cổ phiếu mạo hiểm, thiết lập cơ chế cơ cấu theo nhận định từng
ngày.

▪ Thứ 7 hàng tuần, review lại toàn bộ danh mục, lên kế hoạch giao dịch cho tuần tới:
(i) Chốt lời/cắt lỗ cổ phiếu khi gần đến điểm chốt lời/cắt lỗ hoặc tình hình thị trường chung
có biến động,
(ii) Thêm mới hoặc loại bỏ bớt danh mục theo dõi, đảm bảo duy trì 25 mã theo dõi trong danh
mục, và những mã được theo dõi là tốt nhất.
Nguyên tắc cơ cấu/thay đổi
▪ Việc thay đổi tỷ trọng cổ phiếu bao gồm thêm và và loại bỏ khỏi danh mục căn cứ chủ yếu
dựa trên phân tích thông tin liên quan đến doanh nghiệp, có cân nhắc các thông tin liên quan
tới thị trường, ngành tại thời điểm thực hiện cơ cấu.
▪ Việc mua/bán có thể được thực hiện trong kỳ khi đạt mức giá mục tiêu hoặc mức cắt lỗ.

Nhận diện và quản trị rủi ro đối với cổ phiếu mạo hiểm
STT Phan loai rui ro Cach thưc giam thieu/han che rui ro
1 Tính chính xác các "câu chuyện" 1. Xác nhận lại các thông tin từ các nguồn khác
của Doanh nghiệp khó đánh giá, nhau (CTCK, diễn đàn, người nội bộ…)
không đủ thông tin kiểm chứng,
2. Khai thác các thông tin chính thống và xâu
xác thực.
chuỗi các sự kiện trong quá khứ của doanh
nghiệp để đánh giá tính phù hợp của câu
chuyện

3. Không lựa chọn các Doanh nghiệp có lịch sử


xấu, chơi "bẩn".

2 Tính thời điểm xảy ra các "câu Chúng ta không thể biết chính xác thời điểm
chuyện" khó dự đoán được. xảy ra, nên chúng ta nhìn đồ thị để dự đoán
thời điểm có thể xảy ra hoặc mức độ hấp thụ
thông tin của thị trường đến thời điểm hiện
tại. Cụ thể:
1. Không lựa chọn các cổ phiếu có giá đã chạy
gấp đôi so với giá nền
2.Kết hợp với các yếu tố kỹ thuật như KLGD,
lượng thông tin trên media để cảm nhận trạng
thái hiện tại của cổ phiếu.

3 Rủi ro hủy niêm yết Tìm kiếm từ các nguồn thông tin chính thống,
từ các thông báo của Doanh nghiệp và diễn
đàn.

You might also like