You are on page 1of 2

BÀI ĐỌC HIỂU:

Bảo tàng Dân tộc học


Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu
nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về
từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer, …
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là
những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những
cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc
Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh
chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường... Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như
được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em
trên đất nước Việt Nam.
Theo Hương Thủy
II. ĐỌC HIỂU: Em đọc bài đọc “Bảo tàng Dân tộc học” rồi làm các bài tập sau.
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1. Khu bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có hình dáng giống như:
A. chiếc trống đồng khổng lồ.
B. tòa lâu đài lộng lẫy.
C. nhà rông Tây Nguyên.
Câu 2. Bảo tàng trưng bày những đồ vật rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc gồm:
A. con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, trống đồng.
B. con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn.
C. con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ
Câu 3. Bảo tàng giống như một ngôi nhà chung vì:
A. tất cả mọi người đều có thể đến đây tham quan.
B. có thể thấy nhiều đồ vật gần gũi thường gặp trong gia đình.
C. nơi đây là ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Câu 4. Bộ phận gạch chân trong câu: “Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các
dân tộc Tây Nguyên.” trả lời cho câu hỏi:
A. Làm gì? B. Như thế nào? C. Vì sao?
Câu 5. Điền dấu thích hợp vào ô trống:
Bác Hồ đã nói
- Tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em một
nhà.
Câu 6. Khi tham quan các viện bảo tang, chúng ta nên làm gì? Em hãy viết một câu khiến để
nói về việc làm đó
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
BÀI ĐỌC HIỂU:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI BÀN TAY
Một hôm, anh Ba - Bác Hồ cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn. Đột nhiên anh Ba
hỏi người bạn:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
- Tất nhiên là có chứ!
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế
nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta. Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây! - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ
việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, anh Lê không
có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã ra đi. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: phụ bếp, bồi
bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường giải phóng dân tộc.
Theo Vũ Kỳ

II. ĐỌC HIỂU: Em đọc bài đọc “Câu chuyện về hai bàn tay” rồi làm các bài tập sau.
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1: Anh Ba muốn ra nước ngoài để:
A. thăm thú cảnh đẹp khắp năm châu, bốn bể.
B. kiếm sống vì điều kiện làm việc trong nước rất cực khổ.
C. xem xét đời sống của người dân ngoại quốc, học tập họ rồi sau đó trở về giúp đồng bào ta.
Câu 2: Anh Ba rủ anh Lê cùng đi vì:
A. không đủ can đảm để đi một mình.
B. muốn đi cùng người có chung chí hướng, cùng nhau tìm đường cứu nước.
C. hai người cùng đi sẽ có người trò chuyện.
Câu 3: Câu chuyện cho thấy anh Ba là người:
A. yêu nước, có ý chí quyết tâm, không sợ gian khó.
B. giàu sức sáng tạo.
C. yêu thương bạn bè, biết suy nghĩ chu đáo.
Câu 4: Bộ phận được gạch dưới trong câu: “Bác Hồ rất yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ
quốc.” trả lời câu hỏi:
A. Khi nào?
B. Như thế nào?
C. Vì sao?
Câu 5: Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong câu văn sau:
Bác Hồ từng căn dặn “Chỉ biết lý thuyết mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một
nửa lý luận phải gắn liền với thực tế.”
Câu 6: Trường học là ngôi nhà thứ 2, em hãy viết một câu khiến kêu gọi các bạn học sinh giúp
ngôi trường ngày càng tốt đẹp hơn.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
……/ 1đ

You might also like