You are on page 1of 2

5.

Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên khai sinh Nguyễn Trọng Trí; 22 tháng 9 năm 1912 – 11 tháng
11 năm 1940, mất do bệnh phong) là một nhà thơ người Việt Nam, người khởi xướng Trường
thơ Loạn (thơ Điên) và cũng là người tiên phong của dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Lệ
Thanh và Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ban đầu, bút danh là Hàn Mạc Tử - nghĩa là
chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, cô đơn, trống trãi. Sau đó, bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm
mặt trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên vạn
vật, bút danh trở thành Hàn Mặc Tử - nghĩa là “chàng trai bút nghiên”
Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi
là Bàn thành tứ hữu (hay còn gọi là Nhóm thơ Bình Định), nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ
Bàn.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
Tác phẩm tiêu biểu:
Lệ Thanh thi tập
Gái Quê
Thơ Điên (có bài Đây thôn Vĩ Dạ)
Xuân như ý
Thượng Thanh Khí
Cẩm Châu Duyên
Duyên kỳ ngộ
Quần tiên hội
Chơi Giữa Mùa Trăng

6. Nguyễn Khuyến
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝), hiệu
là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng
Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay
là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ. Bạn
thân tri kỉ của ông là Dương Khuê (1839-1902). Nguyễn Khuyến là một trong số rất nhiều nhà
thơ lớn của nước ta ở thế kỉ XX. Ông là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu, vừa sáng tác thơ trữ
tình, vừa sáng tác thơ trào phúng. Ông cũng là một đại khoa triều quan nổi tiếng. Thơ của ông
đã tạo lên một xu hướng thi ca vô cùng mới lạ và đặc sắc.
Tác phẩm nổi tiếng:
Quế Sơn thi tập
Yên Đổ thi tập
Bách Liêu thi văn tập
Bạn đến chơi nhà
Cẩm Ngữ
(Cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.)

You might also like