You are on page 1of 11

TRƯỜNG HÈ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2021

MẪU ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
-----

PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN

Tên nhóm: Mabo Trip


Mabo Trip là một nhóm tập hợp các thành viên có chuyên môn
đa dạng như phát triển du lịch, môi trường, kinh tế, kiến trúc,
truyền thông-giáo dục. Mục tiêu của nhóm là phát triển một dự
Giới thiệu ngắn gọn về nhóm:
án hướng tới việc giúp đỡ cộng đồng dân tộc thiểu số cải thiện
sinh kế và chất lượng cuộc sống thông qua hoạt động giáo dục
và du lịch.
Tên đại diện nhóm: Đoàn Thị Thanh Thanh

Email: doanthithanhthanh.ftu@gmail.com
SĐT: 0365088205
Thông tin liên hệ của đại diện nhóm: Facebook:https://www.facebook.com/thithanhthanh.doan
Cách thức trao đổi ưu tiên ngoài email: (Zalo/Facebook)
Facebook

Tên dự án: Ma Bó Ecosystems


Ma Bó Ecosystems là dự án xây dựng hệ sinh thái Homestay
Giới thiệu ngắn gọn về dự án trong 3-5 kết hợp Du lịch trải nghiệm tại thôn Ma Bó, Xã Đa Quyn,
câu: Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng. Đối tượng hưởng lợi chính
của dự án là đồng bào dân tộc thiểu số Chu Ru tại đây.

Hãy xác nhận dự án của bạn đã/đang Bôi đậm lựa chọn của bạn:
● Sáng kiến đã/ đang thực hiện
thực hiện hay là một sáng kiến mới
● Sáng kiến mới
06/2020-30/12/2025
Pha 1: 06/2020 - 12/2021
Xây dựng nền móng, cơ sở vật chất và mối quan hệ tại địa
Thời gian thực hiện phương
(đối với dự án đã/đang thực hiện) Pha 2: 02/2022-12/2023
Đẩy mạnh phát triển du lịch và giáo dục
Pha 3: Hoàn thiện dự án, phát triển hệ thống homestay 01/2024-
30/12/2025
Thời gian dự kiến thực hiện
Pha 2 (23 tháng)
(đối với dự án mới)
Địa bàn thực hiện: Thôn Ma Bó , Xã Đa Quyn, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Tổng kinh phí cần để thực hiện dự án:


Tổng kinh phí: 371.000.000 VNĐ
(hoặc kinh phí khởi đầu cần có để thực
Kinh phí khởi điểm: 150.000.000 VNĐ
hiện)

Các đối tác/đơn vị thực hiện dự án (nếu Công ty Vì Thích đang hoạt động du lịch tại Ma Bó
có): https://www.facebook.com/thichlam.lamvithich
https://vithich.com/

1
Tổ chức phi lợi nhuận Tô Đậm hoạt động về nghệ thuật và giáo
dục trong các chuyến vẽ tranh tường cho học sinh vùng xa:
https://www.facebook.com/todamvn

PHẦN 2: THÔNG TIN DỰ ÁN


Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý để nhóm có thể giới thiệu cụ thể sẽ làm gì để giải quyết các vấn đề xã hội, và
các hoạt động đó sẽ tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng của bạn như thế nào.
1. Hãy mô tả vấn đề mà dự án mong muốn giải quyết là gì?
(Tối đa 300 từ)
Dự án Ma Bó Ecosystem nhằm cải thiện sinh kế cho đồng bào Chu-ru tại Ma Bó, huyện Chư Quyn,
tỉnh Lâm Đồng. Hiện tại, họ gặp khó khăn vì thu nhập không ổn định. Điều này là do sinh kế phụ
thuộc phần lớn vào khai thác rừng và làm nông nghiệp. Thu nhập hạn chế cũng ảnh hưởng đến và bị
ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác của cuộc sống như giáo dục, vệ sinh, xử lý rác thải:
- Con em của người dân tại địa phương không được tiếp cận các hoạt động giáo dục đa dạng. Các
em không rành tiếng Việt, thậm chí không biết tính toán. Tình trạng chung là phần lớn không được
học lên cấp 3 và nhiều em bỏ học giữa chừng ở các cấp dưới.
- Nhà người dân thiếu hệ thống vệ sinh, xử lý rác thải. Nhiều người mang rác vào rừng đổ, gây mất
vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh.
Dự án của nhóm bạn là gì, nhằm giải quyết khía cạnh nào của vấn đề? Lưu ý phần trả lời cần liệt
kê ngắn gọn được các hoạt động chính của dự án.
(Tối đa 300 từ)
- Tập trung vào giải quyết sinh kế thông qua xây dựng hệ sinh thái phát triển sinh kế tập trung vào du
lịch trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa.
+ Trải nghiệm thiên nhiên gồm các hoạt động dựa vào thiên nhiên như trekking, đạp xe, tắm
rừng, hái nấm, hái dược liệu,... Hoạt động này có sự tham gia của người địa phương trong
vai trò người hướng dẫn tour (đã xây dựng xong về cơ bản và đang phát triển thêm)
+ Cải tạo không gian sống của các gia đình Chu-ru muốn làm homestay đón khách: kết hợp
giữa không gian sống hiện tại và ý muốn của chủ nhà với việc đáp ứng nhu cầu làm nhà đón
khách du lịch. (Hiện đã có 01 homestay du lịch tại Ma Bó thuộc công ty Vithich)
+ Trải nghiệm văn hóa gồm hoạt động gồm:
.Tạo điều kiện để khách cùng sống, cùng trò chuyện với gia đình host (homestay)
.Duy trì nghề đan gùi truyền thống để khách tham quan và học nghề địa phương như nghề
đan lát
- Xây dựng và duy trì các hoạt động giáo dục kỹ năng cho học sinh qua:
+ Các lớp học năng khiếu hàng tuần: như đánh đàn, xem phim, vẽ, chụp ảnh,... do du khách hướng dẫn
+ Thư viện cộng đồng: do người địa phương quản lý
2. Mục đích, mục tiêu/ Kết quả kỳ vọng của dự án là gì?
(Tối đa 300 từ)
a) Mục đích:
● Phát triển cộng đồng phát triển du lịch bền vững cho đồng bào Chu-ru tại Ma Bó, tăng thu nhập cho
người địa phương. Từ đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng giáo dục tại địa
phương, khuyến khích người dân sống hài hòa với thiên nhiên và giảm phá rừng.
● Xây dựng mô hình du lịch bền vững có thể áp dụng cho các nhóm cộng đồng ở các địa phương khác
nhau.
b) Mục tiêu cụ thể

2
b1 Về sinh kế
- Hỗ trợ ít nhất 03 hộ gia đình làm homestay liên kết với nhà dân,
- Tạo 01 nhóm nghệ nhân trình diễn nghề đan gùi truyền thống
- Phát triển thêm trang bán hàng (kênh phân phối bán hàng) nằm trong website hiện có
https://vithich.com/
b2 giáo dục
- Phát triển được 1 thư viện đa năng với không gian học và có thêm 500 đầu sách đa dạng thể loại
(hiện tại đã có 2000 đầu sách)
- Duy trì và đa dạng hóa các hoạt động giao lưu văn hóa và năng khiếu (vẽ, đánh đàn, chụp ảnh,
chiêm văn,...) cho học sinh theo tần suất ít nhất 1 buổi/tuần (hiện tại đã có hoạt động chiếu phim vào
thứ 5 hàng tuần)
c) Kết quả kỳ vọng (Mục tiêu)
- Hoàn thiện tất cả mục tiêu cụ thể bên trên trong vòng 5 năm thực hiện chương trình.
3. Đối tượng hưởng lợi của dự án là ai? Tác động của dự án với các đối tượng đó như thế nào?
Vui lòng viết dưới dạng gạch đầu dòng, nêu rõ đối tượng đó là ai, số lượng dự kiến là bao nhiêu,
được hưởng lợi như thế nào?
a) Đối tượng hưởng lợi trực tiếp:
- Cộng đồng người Chu ru tại Ma Bó, Đa Quyn, Lâm Đồng:
+ Người trưởng thành:
Ít nhất 30 người địa phương tăng thu nhập sau 2 năm có sự phát triển của dự án
+ Học sinh:
20 em đọc hiểu và nói được tiếng Việt, có thể tính toán thành thạo cơ bản thành thạo trước khi lên
lớp 6
50 em có cơ hội tham gia các lớp kỹ năng, văn hóa và tiếp cận cơ hội học tập trong môi trường phát
triển tích cực, đa dạng.
- Nhóm thực hiện dự án
+ Tăng thu nhập: Ít nhất 01 thành viên dự án tăng thu nhập cá nhân
+ 06 thành viên của dự án cơ hội rèn luyện kỹ năng quản lý và làm việc với cộng đồng
b) Đối tượng hưởng lợi gián tiếp:
- Khách du dịch:
+ Ít nhất 5000 khách du lịch có thể trải nghiệm không gian thiên nhiên và các giá trị bản địa
của Ma Bó; (có tính đến trường hợp ảnh hưởng của dịch Covid)
+ Ít nhất 200 khách tham gia tạo tác động xã hội thông qua giáo dục.
- Khách tiêu dùng các sản phẩm của Ma Bó: Có cơ hội tiêu dùng các sản phẩm du lịch truyền thống,
và các sản phẩm dược liệu từ rừng.
4. Các mô hình tương tự
Hiện nay liệu có mô hình nào mà bạn có thể học hỏi được? Hãy nên một số mô hình giống, tương
đồng với dự án các bạn triển khai (vui lòng chèn đường link dẫn đến nếu có).

- Mô hình sinh kế: Tả Van - Sapa (https://www.facebook.com/lazycrazyhomestay)

PHẦN 3: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Phân chia theo giai đoạn, đầu việc chính hoặc tùy tính chất của dự án/hoạt động

STT Tên hoạt động Kết quả dự kiến Thời gian

3
-Xây dựng các homestay liên kết với Xuyên suốt trong năm,
● ít nhất 3 hộ gia đình tham gia cải tạo
1 nhà dân dự kiến 3 tháng/nhà
không gian
2/2022-12/2022
Chia sẻ chi tiết hơn về hoạt động & kế hoạch hoạt động: Quy trình triển khai như sau:
Bước 1 (B1): Họp bản, giới thiệu mô hình, xây dựng bản điều kiện hỗ trợ & quy ước chung đảm bảo quyền lợi đôi
bên, khách & môi trường xung quanh, tôn trọng văn hoá bản địa.
B2: chọn ra nhà có nguyện vọng và đủ điều kiện cơ sở và cam kết đủ khả năng triển khai tổ chức sửa chữa & vận
hành cùng theo quy ước chung của bản.
B3: lên phương án cải tạo, triển khai cải tạo không gian:
+Nhóm thiết kế cùng trao đổi và lên phương án cải tạo không gian với chủ nhà.
+Bên Dự án hỗ trợ kinh phí.
+Chủ nhà tự tổ chức triển khai sửa theo giai đoạn.
B4: Giới thiệu khách , và để khách lựa chọn ... Qua bên công ty du lịch.
●Phát triển nhóm nghệ nhân 5 người có
tay nghề tốt để gầy dựng lại nghề đan
-Phát triển nhóm nghệ nhân trình
gùi truyền thống tại địa phương.
diễn nghề truyền thống đan gùi
2 ●Mời nghệ nhân dạy tại thư viện đa
(Hiện tại đã có 3 người, tay nghề
năng cho trẻ em; tạo ra sản phẩm (sản
chưa lý tưởng)
phẩm này có thể làm quà kinh doanh
du lịch)
Chia sẻ chi tiết hơn về hoạt động & kế hoạch hoạt động:
Gùi là 1 sản phẩm truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Churu nói riêng. Xưa kia
khi chưa có các sản phẩm nhựa công nghiệp gùi đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên theo sự phát
triển của xã hội, nghề đan gùi dần biến mất. Chỉ còn những người già mới biết cách làm ra những chiếc gùi đúng
chuẩn.
02/2022 trở đi:
tổ chức các buổi gặp mặt giữa các nghệ nhân, khi tình hình dịch ổn định: tổ chức chức giao lưu giữa nghệ nhân và
du khách (là các đoàn học sinh)
-Phát triển thêm trang bán hàng (kênh Hiện tại chúng tôi đang xây dựng trang
phân phối bán hàng) nằm trong web riêng với mục đích quảng bá hình
3 website hiện có https://vithich.com/ ảnh khu vực Ma Bó, quảng cáo các 2/2022-12/2022
chương trình tour và các hoạt động hiện

Chia sẻ chi tiết hơn về hoạt động & kế hoạch hoạt động: Xây dựng trang web giúp kết nối người tiêu dùng và người
dân, kết nối doanh nghiệp với khách hàng nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động và hướng đến sự phát triển bền vững.
●01 thư viện đa năng
●01 kệ sách
●01 tủ công cụ/đồ nghề
- Xây dựng thư viện đa năng ●01 bàn lớn làm không gian đọc và học
4 Xuyên suốt trong năm
●01 lớp học Toán, tiếng Việt với tuần
suất 3 buổi/tuần
●Hoạt động văn hóa với tuần suất 1
buổi/tuần
Chia sẻ chi tiết hơn về hoạt động & kế hoạch hoạt động:
-Kệ sách: để mở, thiên về nội dung hỗ trợ nội dung 2, 3
-Tủ công cụ/ nghề: tổ chức buổi DIY 1 buổi/tuần. Nội dung được mọi người tự do đề xuất trong tuần. Xây dựng nhóm
học kỹ năng ở bản. Cho đăng ký tự nguyện.

4
-Không gian workspace với 01 bàn học lớn để thầy cô, thanh niên và trẻ em có thể ngồi học.
Thuê 1 người địa phương quản lý, trông coi và nhắc nhở; ưu tiên cô giáo, thầy giáo bản
-Duy trì hoạt động giao lưu văn hóa cho học sinh theo tần suất ít nhất 1 buổi/tuần
-Xây dựng 1 lớp học Toán và tiếng Việt do địa phương quản lý, tần suất 3 buổi/tuần (nhân sự dự án vận hành lớp học)

PHẦN 4: TÍNH BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Tính khả thi và hiệu quả


Tại sao bạn tin rằng (các) giải pháp của bạn sẽ hiệu quả? Bạn nghĩ những điều gì là cơ sở để nhóm
hoặc tổ chức của bạn có thể điều hành dự án thành công? Vui lòng bao gồm thông tin về các đối tác
hoặc các bên liên quan khác của dự án trong phần này.

Tính khả thi và hiệu quả của dự án được thể hiện qua các góc độ sau đây:
● Dự án được phát triển dựa trên nền tảng về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ thành
viên. Các thành viên trong nhóm gồm đa dạng lĩnh vực như: kỹ thuật, kiến trúc, du lịch, kinh tế, môi
trường, phúc lợi động vật và rừng.
● Một thành viên dự án là người đang sinh sống và đã có kinh nghiệm vận hành giai đoạn xây dựng cơ
sở của dự án (hoạt động thí điểm) ngay tại địa bàn Ma Bó. Điều này sẽ tạo ra một sự thuận lợi liên
quan đến vấn đề làm quen địa bàn, gắn kết và tạo sự tin tưởng giữa cộng đồng người đồng bào Chu
Ru và đội ngũ thực hiện dự án.
● Dự án kết hợp với công ty Vithich tại địa phương (đã có hoạt động du lịch và website) nên tận dụng
được các thành quả đã có.
● Dự án hướng tới việc phát triển một hệ sinh thái kinh doanh có trách nhiệm. Tại đây,
● dự án có thể tạo ra mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa nhóm phát triển mô hình du lịch và cộng
đồng người dân tộc bản địa.
2. Tính bền vững
Dự án của bạn sẽ được duy trì trong bao lâu? Giải pháp nào giúp duy trình mô hình và các thành
viên để vận hành dự án? Làm thế nào để mở rộng quy mô và nhân rộng mô hình dự án? Nguồn tài
chính cho dự án sẽ đến từ đâu?

● Dự án dự kiến kéo dài 2 năm, được xây dựng dựa trên nguyên tắc tiếp nối những nội dung đã thực
hiện được ở giai đoạn thí điểm, và kế thừa những bài học từ các dự án tương tự. Trong tương lai, để
duy trì tính bền vững của dự án, các thành viên dự án sẽ bàn giao lại kết quả cho công ty Vithich tại
Ma Bó.
● Thông qua việc thành lập quỹ trách nhiệm xã hội do công ty Vithich quản lý, dự án có thể kéo dài
tác động tích cực của dự án tại địa bàn thực hiện.
● Thu nhập của người dân tăng lên bền vững nhờ việc họ có thêm việc làm và cải thiện kỹ năng phục
vụ trong ngành du lịch .
● Việc thành lập quỹ trách nhiệm xã hội sẽ tạo điều kiện cho dự án có thể nhận được các nguồn vốn,
quỹ hỗ trợ và ưu đãi về chính sách lớn hơn từ các tổ chức tài trợ và địa phương.
3. Vận hành tài chính
Mô tả cơ bản về cách thức nguồn tài chính/ hỗ trợ cho dự án sẽ được xây dựng và sử dụng. Để dự
án có thể bắt đầu, nhóm dự án cần khởi điểm với bao nhiêu kinh phí. Trong quá trình triển khai, dự
án sẽ duy trì nguồn tài chính và phân bổ ra sao?
● Thành viên dự án phối hợp triển khai và minh bạch tài chính
● Tài chính được chuyển cho đại diện của Quỹ trách nhiệm xã hội của công ty Vithich
● Tìm kiếm quỹ tài trợ để từ YSEALI, GreenID, IDEAS,... để phát triển dự án xã hội liên quan đến

5
giáo dục và môi trường. - xin được khoảng 40.000.000-50.000.000 đồng
Cải tạo không gian hộ gia đình làm homestay: 100triệu/nhà x 3 nhà = 300.000.000 đồng
Họp nhóm nghệ nhân 300.000 đồng/người x 5 nghệ nhân x 24 tháng = 36.000.000 đồng
Phát triển kênh bán hàng trên website có sẵn (mua domain mạnh hơn cho website): 3 triệu/năm x 2 năm = 6
triệu
Thư viện đa năng: Cơ sở vật chất
❖ 1 Bảng trắng + bút lông: 4.000.000 đồng + 2.000.000 đồng phí vận chuyển
❖ 15 bộ bàn ghế: 300.000 đồng/cái x 15 = 4.500.000 đồng
❖ Tủ công cụ - gỗ nguyên liệu: 6.500.000 đồng/m3 (đóng được 2 cái tủ)
❖ Trợ cấp cho người quản lý và sắp xếp thư viện: 500.000 đồng/tháng x 24 = 12.000.000 đồng
Tổng cộng: 371.000.000
Cần khởi điểm: 150.000.000 đồng để đầu tư vào 1 homestay và kênh bán hàng.
Từ doanh thu của homestay và kênh bán hàng, 10% doanh thu của công ty Vithich đưa vào xoay vòng.

PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐO LƯỜNG DỰ ÁN

1. Đánh giá và dự trù rủi ro


Hãy dự trù một số tình huống có thể xảy ra, đánh giá mức độ (1: thấp -> 5: cao) và đưa ra các phương án
phòng tránh/giải quyết
Mức độ
Xác Phương án phòng tránh/giải
STT Tình huống rủi ro ảnh
suất quyết/yêu cầu hỗ trợ
hưởng
Sự kiện bất khả kháng (dịch bệnh, 1 4 Tăng cường phát triển các hoạt động tự
thiên tai, giãn cách, v.v.) khiến cung tự cấp (tự trồng rau, nuôi vật
1
đình trệ hoạt động du lịch. nuôi), đa dạng hóa các hoạt động tạo
thu nhập cho người dân
Trẻ em đến thư viện không đọc 3 2 Tổ chức buổi đọc sách
2
sách
Người dân không cam kết cao, bỏ 3 2 Yêu cầu hợp đồng gồm điều khoản cam
3
dở khi tham gia mô hình kết lâu dài trong vòng 5 năm.
Quy mô kênh bán hàng trực tuyến 3 2 Liên kết với nhiều đơn vị khác để cung
4 nhỏ cấp các sản phẩm có chất lượng tốt, ưu
tiên sản phẩm từ địa phương
Các hộ gia đình thuộc hệ thống 3 2 Quản lý dự án phân phối khách hàng
5
cạnh tranh nội bộ vào các nhà
Người dân không đồng ý cải tạo 3 4 Hợp đồng
6
kiến trúc
Đối thủ cạnh tranh bắt chước mô 2 3 Phối hợp cùng phát triển
7
hình và gia nhập thị trường
Đội ngũ tình nguyện viên không 2 3 Nhân viên dự án đảm nhiệm thay vị trí
8
cam kết lâu dài tạm thời
Tai nạn khi tham gia các hoạt 1 3 Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tai
9
động trải nghiệm nạn
Đội ngũ hướng dẫn viên không 2 3 Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên nòng
10
cam kết lâu dài cốt có hợp đồng

6
Nội dung các buổi giao lưu do 2 2 Lên khung chương trình cốt lõi và làm
11 khách du lịch tổ chức không đúng việc trước với khách du lịch
trọng tâm
Nguồn sách chưa đa dạng 2 1 Kêu gọi ủng hộ đầu sách, chọn lọc
12
sách, mua sách
Chương trình giáo dục chưa phù 3 3 Nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên
13
hợp với đối tượng môn, thiết kế khung chương trình
Khách du lịch tổn hại không gian 4 2 Yêu cầu cam kết, đòi hỏi bồi thường
14
văn hóa, môi trường tự nhiên
Trẻ em không có nhiều cơ hội 3 2 Thiết kế nội dung chương trình tích
15 luyện tập các kỹ năng học từ các hợp, lồng ghép
buổi giáo dục kỹ năng

2. Theo dõi đánh giá và đánh giá


Phương pháp đo lường/
STT Kết quả mong đợi
Đánh giá dự án
5000 lượt khách du lịch trong 2 năm thực Theo ghi nhận của kế toán dự án
1
hiện dự án
Cải tạo 03 homestay liên kết với người dân Theo đánh giá của dự án
2
địa phương
Tạo 1 nhóm nghệ nhân trình diễn nghề đánh giá trước và sau dự án
4
truyền thống gồm 5 người
Phát triển một kênh bán hàng trên website Theo lượt truy cập trên website
5
hiện có: 200 lượt truy cập/tuần
Tăng thêm lượt giao dịch trên kênh bán Theo ghi nhận của website
6
hàng vào mỗi tháng
7 Bổ sung thêm 500 đầu sách vào thư viện Kiểm kê trước và sau dự án
Duy trì hoạt động giao lưu văn hóa cho học Tổng hợp sau dự án
8
sinh theo tần suất ít nhất 1 buổi/tuần
Xây dựng 1 lớp học Toán, tiếng Việt do địa Ghi nhận xuyên suốt và tổng hợp sau dự án
9 phương quản lý, tần suất 3 buổi/tuần (nhân
sự dự án vận hành lớp học)
Có sự tăng lên về thu nhập ở những người Khảo sát 1 năm/lần (2 lần trong suốt thời gian làm
10
địa phương tham gia dự án dự án)
70% trẻ tham gia vào lớp Tiếng Việt, Toán Theo đánh giá của dự án
11
hoàn thành hết cấp Tiểu học
12 50% trẻ em nâng cao kết quả học tập kết quả học tập từ trường

PHẦN 6: THÔNG TIN VỀ NHÓM ĐỀ XUẤT


1. Danh sách ban điều phối
Những người có tên sau đây sẽ chịu trách nhiệm thực hiện chính và đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà
tài trợ

7
Vai trò trong
TT Họ và tên Mô tả ngắn gọn vai trò và trách nhiệm
dự án

Trực tiếp làm việc với bà con tại dự án.


1 Nguyễn Văn Nhã Trưởng dự án Cung cấp các thông tin, triển khai các
công việc tại địa bàn.
Phụ trách chuyên môn kiến trúc cải tạo
Phụ trách chuyên
không gian sống
2 Lê Thu Huyền môn kiến trúc và làm
Làm việc với bà con để đạt sự đồng thuận
việc với cộng đồng
cải tạo không gian

Phụ trách hoạt động Phát triển dự án giáo dục và lên nội dung
3 Đoàn Thị Thanh Thanh
giáo dục đào tạo, quản lý tình nguyện viên giáo dục

Phụ trách kênh bán Phụ trách phát triển, quảng bá và vận hành
4 Nông Thu Huyền
hàng kênh bán hàng cho dự án
Phụ trách các vấn đề về quỹ, các hoạt động
5 Nguyễn Phương Duy Tài chính và M&E
giám sát và đánh giá dự án.
Phụ trách truyền Phụ trách công việc truyền thông và đối
6 Đặng Thanh Hoàn
thông và đối ngoại ngoại

2. Các thông tin khác

Các dự án/hoạt động/ giải thưởng nổi bật mà các thành viên trong nhóm từng thực hiện
Tóm lược trong một hình ảnh và một mô tả, nêu rõ thành viên nào thực hiện dự án nào (nếu có)

STT Thành viên Thành tựu Thời gian (năm thực


hiện/đạt được)

1 Nguyễn Văn Nhã Tổ chức hơn 50 chương trình từ 2011-2020


từ thiện, hoạt động cộng đồng
từ các tỉnh miền Tây đến miền
Trung cho sinh viên
-2 lần nhận bằng khen của
“trung ương hội bảo trợ trẻ 2014 và 2015
em Việt Nam” về các hoạt
động cộng đồng
-Thành lập nhóm du lịch
Thích Tour, công ty du lịch Vì 2016 - 2021
Thích, tổ chức thư viện Tổ
Sách Bồ Câu cho trẻ em, xây
dựng mô hình du lịch phát
triển cộng đồng địa phương.

2 Đoàn Thị Thanh Thanh Lên kế hoạch và triển khai 2018-2021
hơn 20 chương trình, cuộc thi
truyền thông giáo dục về phúc
lợi động vật

8
3 Nguyễn Phương Duy Có kinh nghiệm thực hiện
nghiên cứu trong lĩnh vực
kinh tế môi trường và phát
triển.

Các dự án đã tham gia:

- Dự án đánh giá sinh kế của 2019-2021


người thu mua phế liệu, và
nâng cao vai trò của nhóm
phi chính thức trong hệ thống
quản lý chất thải rắn đô thị
tại Đồng bằng sông Cửu
Long.

- Dự án đánh giá và cải thiện


các thực hành an toàn vệ sinh 2020-2021
và an ninh sinh học của chợ
truyền thống vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (Tài trợ bởi
quỹ AAGF, Australia). Mục
đích của dự án là nâng cao
năng lực cạnh tranh của chợ
truyền thống thông qua
nghiên cứu và làm việc với
các bên liên quan.

- Xây dựng Mạng lưới


Mekong Delta Resilient
Business Network (Tài trợ bởi
the Asia Foundation và UPS 2021-2022
Foundation, thực hiện tại
VCCI Cần Thơ)

4 Đặng Thanh Hoàn - Có kinh nghiệm hoạt 2018 - 2019


động 1 dự án xã hội
tại trường học.
- Tình nguyện viên Hội
nghị Quan chức Kinh 2019 - 2020
tế Cao cấp ASEAN
(SEOM) và Hội nghị
Nhóm đặc trách Cấp
cao về hội nhập kinh
tế ASEAN.
- Thực hiện nghiên cứu
về giáo dục.

2021

5 Nông Thu Huyền - Có kinh nghiệm sale 2019 - 2020


và chăm sóc khách
hàng các sản phẩm
như: Tour du lịch,
nông sản…v.v 2020 - 2021

9
- Tình nguyện viên
truyền thông và sự
kiện của các dự án:
Chong Chóng Tre
Project, The Light
Project - JCI East
Saigon, Đạp xe xuyên
Việt - Hành trình kết
nối yêu thương…v.v

- Giành giải một số


cuộc thi viết lách
video nhỏ. 2020 - 2021

- HIện tại đang là tình


nguyện viên offline tại
dự án: Phát triển sinh
kế cho bà con dân tộc
Xơ Đăng tại Tu Mơ
Rông, Kon Tum. Trực 2021 - 2022
tiếp làm việc với bà
con, thực hiện việc
hướng dẫn bà con
trong việc canh tác
các loại nông sản địa
phương, Đồng thời hỗ
trợ truyền thông cho
dự án.

6 Lê Thu Huyền Trong thời gian học: 2008-2012


+ Tổ chức 03 chương
trình quyên góp
+ Giải nhì Nghiên cứu
cây xanh trên mặt
đứng - ĐH Kiến trúc
Hà Nội
+ Giải nhì Kiến trúc
xanh 2012
+ Đồ án tốt nghiệp “
Xóm đá Thào Lủng”
ở Mèo Vạc, Hà Giang

Lập dự án, gây quỹ, tổ chức


thi công trực tiếp tại địa 2013 - 2021
phương:
+ Dự án xây dựng 02
nhà nội trú cho trẻ em 2013-2015
La Hủ, Mường Tè,

10
Lại Châu.
+ Lớp học bản Nậm Vì,
điện Biên. Dân tộc 2015
Mông
+ Điểm trường Tàng
Sảm, dân tộc Xuồng, 2016
Yên Minh, Hà Giang
+ Làng nội trú Ngọc
Long, khu nội trú tiểu
học. 2017-2019
Nghề nghiệp: thiết kế không
gian giáo dục trẻ 0-6 tuổi
2017-2020
Kinh nghiệm:
Lập dự án & tổ chức thi công
cùng cộng đồng dân tộc thiểu
số.
Nghiên cứu và xây dựng
không gian giáo dục.
Thiết kế & Setup không gian,
đồ nội thất .

Lê Thị Yến Oanh - Có kinh nghiệm thực 2015 - 2022


hiện các dự án về lĩnh
vực giáo dục và du
lịch cộng đồng tại các
tổ chức phi chính phủ
tại địa phương
- Hiện đang công tác
tại trường THPT FPT
Cần Thơ với vai trò
cán bộ sự kiện và
giáo viên kỹ năng
mềm và hướng
nghiệp.

11

You might also like