You are on page 1of 29

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỒ SƠ DỰ THI

HỘI THI SÁNG TẠO KĨ THUẬT TỈNH LÀO CAI LẦN THỨ VII

(NĂM 2020-2021)

1. Tên giải pháp kĩ thuật : Nghiên cứu và chế tạo bộ Kit thí nghiệm nhanh về
Enzyme

2. Lĩnh vực dự thi: Giáo dục, đào tạo

3. Tên Cơ quan/Tổ chức: Trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai


Địa chỉ: Đường M9 phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai
4. Người đại diện: TS. Ngô Thanh Xuân

Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng

Lào Cai, tháng 9 năm 2021


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI


HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI LẦN THỨ VII (2020 - 2021)

Kính gửi: Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Lào Cai

A. Tên Cơ quan/Tổ chức (Viết hoa): TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI
Địa chỉ: Đường M9 phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Điện thoại: 02143841955 Fax: 20143841955 E-mail
Họ và tên người đại diện (Viết hoa): NGÔ THANH XUÂN
Trình độ văn hóa: 12/12
Học hàm, học vị (nếu có): Tiến sĩ
CMTND số: 063054555 Do Công an: Lào Cai Cấp ngày: 19/8/2015
Quốc tịch: Việt Nam
Giới tính: Nam; Ngày, tháng, năm sinh: 5/4/1981. Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Trì Quang – Bảo Thắng – Lào Cai
Quê quán: Hải Thanh – Hải Hậu – Nam Định
Địa chỉ nhà riêng: SN 081 Phố Hoàng Quy – P. Bắc Cường – TP. Lào Cai
Điện thoại: NR: .........................................; Mobile: 0989.659.570
Là đại diện cho các đồng tác giả của giải pháp dự thi:  Nghiên cứu và chế tạo
bộ thí nghiệm nhanh về Enzyme

B. Hồ sơ gồm có: (đánh dấu x vào mục nếu có tài liệu)


1. Phiếu đăng ký dự thi: [x] 4. Mô hình, hiện vật, sản phẩm mẫu: [x]
2. Bản mô tả giải pháp dự thi: [x] 5. Các tài liệu tham khảo khác: [x]
3. Toàn văn giải pháp dự thi: [x]
C. Lĩnh vực thi:
1. Công nghệ thông tin, điện tử, [] 4. Nông lâm – ngư nghiệp, tài []
viễn thông nguyên và môi trường
2. Cơ khí, tự động hoá, xây dựng, [] 5. Y dược []
giao thông vận tải
3. Vật liệu, hoá chất, năng lượng [] 6. Giáo dục, đào tạo và các lĩnh [x]
vực khác
D. Danh sách các đồng tác giả (nếu có)
Chúng tôi có tên dưới đây là đồng tác giả của giải pháp tham dự Hội thi Sáng
tạo Kỹ thuật Lào Cai lần thứ VII (2020 - 2021) cùng thỏa thuận về phần đóng
góp của từng người, ký tên cam kết mọi quyền lợi có liên quan được tính theo
phần trăm đóng góp, bao gồm:  
Số Năm sinh Nơi công tác %
Chức Ký
T Họ và tên hoặc địa chỉ liên đóng
Nam Nữ danh tên
T hệ góp

Ngô Thanh Trường THPT


1 198 20 Tác giả
Xuân Chuyên Lào Cai
1
Nguyễn Minh Trường THPT Đồng
2 198 20
Dương Chuyên Lào Cai Tác giả
5
Phạm Minh Trường THPT Đồng
3 2004 20
Anh Chuyên Lào Cai Tác giả
Trường THPT Đồng
4 Hà Thu Hiền 2004 20
Chuyên Lào Cai Tác giả
Dương Yến Trường THPT Đồng
5 2005 20
Nhi Chuyên Lào Cai Tác giả
Tổng số: 100%

Chúng tôi xin được tham dự Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Lào Cai lần thứ
VII (2020 - 2021). Chúng tôi xin cam đoan giải pháp nói trên là do Chúng tôi
nghiên cứu, sáng tạo ra và các tài liệu gửi kèm là hoàn toàn phù hợp với bản gốc
mà Chúng tôi đang giữ. Chúng tôi cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
của bất cứ ai. Nếu sai, Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Lào Cai, ngày 15 tháng 9 năm 2021.
Chứng nhận của cơ quan Đại diện Tác giả

TS. Ngô Thanh Xuân


PHẦN A
BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI
HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI LẦN THỨ VII (2020 - 2021)

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên giải pháp: Nghiên cứu và chế tạo bộ Kit thí nghiệm nhanh về Enzyme
2. Thuộc lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo
3. Đại diện tác giả: Ngô Thanh Xuân
4. Địa chỉ liên hệ: Trường THPT Chuyên Lào Cai
Đường M9 phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
5. Số điện thoại: 02143841955 Số điện thoại di động: 0989659570
Fax: 02143841955 E-mail: ngothanhxuanphytase@gmail.com

PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP

1. Tên giải pháp: Nghiên cứu và chế tạo bộ thí nghiệm nhanh về Enzyme
2. Mô tả giải pháp dự thi:
Sinh học là bộ môn khoa học tự nhiên, chính vì thế việc trải nghiệm thực
tế luôn cần được chú trọng. Bởi các tiết thực hành giúp học sinh củng cố kiến
thức từ những vấn đề được rút ra từ hiện tượng thực tế, góp phần tạo niềm say
mê trong mỗi học sinh với môn học. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay trong thực
hành môn Sinh học ở các trường THCS và THPT còn nhiều hạn chế bất cập
như: Sự thiếu hụt về trang thiết bị và hóa chất, đặc biệt các hóa chất thường
được mua một lần qua thời gian dài đã bị thay đổi tính chất, hết hạn sử dụng. 
Bên cạnh đó công tác chuẩn bị cho thực hành, mất nhiều thời gian, công đoạn
chuẩn bị hóa chất phục vụ thực nghiệm cũng là một trở ngại đối với giáo viên và
học sinh đặc biệt trong điều kiện giáo viên bộ môn kiêm nhiệm nhiều công việc.

Tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hiện nay thí nghiệm về
enzyme amylase có trong bài 26 sinh học 8: “Thực hành về hoạt động của
enzyme trong nước bọt” và bài 27: “thực hành một số thí nghiệm về enzyme
(sinh học 10 nâng cao)” là một trong những nội dung thực hành hay tuy nhiên
vẫn còn rất ít nơi thực hiện, một phần do những trở ngại đã nêu trên. Mặt khác
việc dùng nước bọt để làm thí nghiệm, việc này rất mất vệ sinh, mĩ quan đặc biệt
có thể làm tăng nguy cơ truyền nhiễm các bệnh về đường hô hấp như: cúm gia
cầm, Covid19…. Bên cạnh đó hoạt tính, nồng độ của enzyme amylase trong
nước bọt thấp, để đi đến kết quả mất nhiều thời gian và hiện tượng hoá học
không rõ ràng. Từ những trở ngại trên, tiết thực hành sẽ được chuyển thành đọc
thêm, khiến học sinh chỉ có thể học kiến thức về phần enzyme trên sách vở. Từ
đó chúng tôi tiến tới nghiên cứu và thiết kế bộ Kit thí nghiệm nhanh về
enzyme (từ đây gọi tắt là bộ Kit) phục vụ cho 2 bài học đã nêu trên

Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo của giải pháp dự thi; mô tả ngắn
gọn, nhưng đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi: Lần đầu
tiên sản xuất 1 bộ Kit hoàn chỉnh phục vụ cho thực hành Sinh học tại Việt Nam
trong bộ Kit các vật tư hóa chất đúng về số lượng, chính xác về nồng độ, đảm
bảo về chất lượng, nhanh về tốc độ phản ứng, rõ ràng trong kết quả thí nghiệm,
giá thành hợp lý, tiện dụng…là nền tảng để cho việc sản xuất các bộ Kit cho các
bài học khác trong môn Sinh học cũng như các môn học khác.
Nêu những lợi ích có thể đạt được khi sử dụng giải pháp dự thi để
chứng minh ưu điểm của giải pháp đó:
Khi sử dụng giải pháp bộ Kit sẽ có những lợi ích sau:
+ Về phía nhà trường: Tiết kiệm chi phí mua hóa chất, do tỷ lệ các thành
phần trong bộ kit đã tối ưu đủ cho các thí nghiệm, tránh hóa chất mua dư thừa,
tránh tình trạng hóa chất bị hỏng do bảo quá hạn hoặc điều kiện bảo quản.
+ Về phía giáo viên: Việc chuẩn bị hóa chất, dụng cụ đã được giản đơn
không lo thiếu hóa chất, không lo hóa chất kém chất lượng, tốc độ phản ứng
nhanh, kết quả rõ ràng giúp tiết kiệm thời gian cho các tiết học. Tránh được tâm
lý e ngại, phải chuẩn bị nhiều trong khi các công việc chuyên môn khác còn
đang quá tải và nhiều áp lực.
+ Về phía học sinh: Tránh tâm lý e ngại, xấu hổ khi lấy nước bọt; tránh
các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, hóa chất chuẩn, kết quả
nhanh chính xác, tạo hưng phấn và thích thú cho học sinh qua mỗi tiết học thực
hành.
3. Đánh giá giải pháp 
3.1 Tính mới và tính sáng tạo
a. Tính mới:
Lần đầu tiên sản xuất 1 bộ Kit hoàn chỉnh phục vụ cho thực hành Sinh
học đúng về số lượng, chính xác về nồng độ, đảm bảo về chất lượng, nhanh và
rõ ràng về tốc độ phản ứng, giá thành hợp lý, tiện dụng…là nền tảng để cho việc
thiết kế sản xuất các bộ Kit cho các bài học khác.
b. Tính sáng tạo:
Sản xuất chế phẩm enzyme amylase từ vi sinh vật có nồng độ và hoạt tính
cao để thay thế enzyme amylase trong nước bọt, điều này giúp học sinh, giáo
viên, người thực hiện thí nghiệm tránh được các bệnh truyền nhiễm, tránh tâm lí
e ngại xấu hổ khi lấy nước bọt phục vụ cho thí nghiệm. Enzyme amylase trong
bộ Kit có hoạt độ cao giúp tăng tốc độ phản ứng, rút ngắn thời gian thực hành
của bài học và giúp kết quả thực hành đạt được một cách nhanh và rõ ràng. Các
hóa chất đã được pha sẵn với nồng độ chuẩn, giúp công tác chuẩn bị của giáo
viên được đơn giản. Lần đầu một bộ kit hoàn chỉnh được nghiên cứu chế tạo và
sản xuất, nhỏ gọn và hiệu quả
3.2 Khả năng áp dụng (Tóm tắt, ngắn gọn): Trình bày về khả năng áp dụng
vào thực tế của giải pháp tạo ra: quy mô, phạm vi áp dụng; có thể áp dụng cho
những đối tượng nào, ở những địa phương nào; …
Thực hành đang được đẩy mạnh và chú trọng trong dạy học hiện đại ở các
trường học, đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được áp
dụng, vấn đề thực hành cũng như trải nghiệm của học sinh được tăng lên vì vậy
đòi hỏi tăng các tiết thực hành và giảm các tiết lý thuyêt. Bộ Kit cho thấy tính ưu
việt và cần thiết của nó. Sản phẩm đáp ứng được tinh thần đổi mới phương pháp
dạy và học. Bộ Kit phục vụ các bài thí nghiệm nhanh về enzyme phục vụ cho
Sinh học lớp 8, Khoa Học Tự Nhiên 7, Sinh học 10 nâng cao sẽ được áp dựng
cho tất cả học sinh trên cả nước.
Bộ Kit cung cấp đầy đủ hóa chất và dụng cụ thí nghiệm giúp giáo viên và
học sinh thực hiện nhanh và hiệu quả. Sản phẩm đảm bảo tính thẩm mĩ, có giá
thành hợp lý
Sản phẩm dễ dàng sử dụng, vận chuyển, thí nghiệm và không gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường sống. Enzyme trong bộ kit bền trong thời gian dài,
thời hạn sử dụng trong suốt năm học vẫn đảm bảo chất lượng.
3.3. Hiệu quả kinh tế xã hội
Lần đầu tiên có một bộ sản phẩm phục vụ cho thực hành Sinh Học, giúp
tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị hóa chất phục vụ cho tiết thực hành về
enzyme amylase ở 2 cấp học THCS và THPT của cả giáo viên và học sinh. Sử
dụng bộ kit vào bài học, học sinh nắm được kiến thức về enzyme trong cơ thể,
bài học không còn chỉ nằm trong sách vở.
Nghiên cứu, sản xuất ra một chế phẩm enzyme amylase thay thế tốt
enzyme có trong nước bọt tránh được tâm lí e ngại và các bệnh truyền nhiễm về
hô hấp. Lượng hóa chất đúng về nồng độ, đủ về số lượng từ đó thu được kết quả
thí nghiệm chính xác, tránh được tình trạng xả thải hóa chất ra môi trường.
Với giá thành sản xuất thử nghiệm chỉ khoảng 60.000đ/bộ kit được sử
dụng cho 1 tiết học, giá thành trên có thể giảm khi áp dụng quy mô sản xuất đại
trà. Như vậy cho phí trên là rất phù hợp ngay cả cho các trường, lớp ở vùng khó
khăn.
3.4. Mức độ triển khai: Trường THCS và THPT trên toàn quốc
3.5 Kết luận:
- Bộ Kit là 1 sản phẩm hoàn chỉnh có thể được áp dụng trong dạy học
thực hành phục vụ cho Sinh học lớp 8, lớp 10, Khoa Học Tự Nhiên 7. Bộ Kit
vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế tiết kiệm hóa chất, góp phần bảo vệ môi trường;
đảm bảo hiệu quả dạy học khi không mất thời gian chuẩn bị, tốc độ nhanh, kết
quả rõ ràng giúp cho việc dạy học thực hành hiệu quả và hứng thú cho học sinh.
- Kiến nghị: Đây là bộ Kit lần đầu được sản xuất và ứng dụng, cần có cơ
chế để sản xuất và kinh doanh bộ Kit, đưa sản phẩm ra thị trường.

Lào Cai, ngày 15 tháng 9 năm 2021


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
QUAN/ĐƠN VỊ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP

TS. Ngô Thanh Xuân


 
 
PHẦN B
TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI
HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TỈNH LÀO CAI LẦN THỨ VII (2020- 2021)

THÔNG TIN CHUNG

1. Tên giải pháp: Nghiên cứu và chế tạo bộ Kit thí nghiệm nhanh về Enzyme
2. Thuộc lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo
3. Đại diện tác giả: Ngô Thanh Xuân
4. Địa chỉ liên hệ: Đường M9 phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai
5. Số điện thoại: 02143841955 Số điện thoại di động: 0989.659.570
Fax: 02143841955 E-mail: ngothanhxuanphytase@gmail.com

NỘI DUNG

I. TÊN GIẢI PHÁP: NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO BỘ KIT THÍ


NGHIỆM NHANH VỀ ENZYME
II. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP DỰ THI
Nghiên cứu và chế tạo một chế phẩm enzyme amylase hoàn toàn mới có
hoạt độ cao hơn nhiều lần so với enzyme amylase trong nước bọt từ đó ứng
dụng vào sản xuất bộ thí nghiệm nhanh phục vụ cho hai bài học về enzyme
amylase có trong bài 26 sinh học 8: “ Thực hành về hoạt động của enzyme
trong nước bọt” và bài 27: “thực hành một số thí nghiệm về enzyme (sinh học
10 nâng cao)”.
III. MÔ TẢ GIẢI PHÁP DỰ THI:
3.1. Nguyên lý của giải pháp hoặc phương pháp nghiên cứu/kỹ thuật sử
dụng:
3.1.1. Phương pháp xác định hàm lượng đường khử theo Nelson-
Somogyii
Phương pháp này được áp dụng để xác định hoạt tính của enzyme amylase
có trong nước bọt và enzyme amylase trong sản phẩm của bộ Kit.
Nguyên tắc: Các loại đường khử tác động với các hóa chất có trong dung
dịch Nelson-Somogyii, phản ứng tạo thành màu xanh bền vững. Hàm lượng
đường khử có trong dung dịch tỉ lệ thuận với cường độ của màu xanh này. Bởi
vậy có thể dùng phương pháp đo cường độ màu trên máy và so màu ở 500 - 520
nm. Từ đó có thể tính được hàm lượng đường khử dựa vào đồ thị chuẩn của
dung dịch đường Glucose. 
Dựng đồ thị chuẩn của dung dịch đường Glucose: Pha loãng dung dịch
Glucose 0.001 M (1mol/ml) trong dung dịch đệm Na-acetat 0.01 M, pH = 5.5
sao cho đạt nồng độ 1; 0,8; 0,6; 0,4 ; 0,2 mol/ml. Xác định sự tương quan giữa
hàm lượng đường Glucose và OD ở 520nm bằng cách tiến hành phản ứng dung
dịch Glucose ở các độ pha loãng khác nhau với các hóa chất của phương pháp
Nelson-Somogyii như sau : 
Lấy vào các ống nghiệm 1 ml dung dịch Glucose chuẩn (ở các độ pha
loãng nhất định). Thêm vào đó 1ml dung dịch Somogyii, giữ trong nồi nước sôi
10 phút, lấy ra đặt vào chậu nước lạnh, cho vòi nước chảy qua chậu nước đó
trong 5 phút. Bổ sung 1ml dung dịch Nelson, giữ ở nhiệt độ phòng 20 phút.
Thêm 5ml nước cất vào các ống nghiệm lắc đều và đem so màu ở 520nm trên
máy so màu UV-vis (Shimadzu, Nhật).  Thí nghiệm được lập lại nhiều lần, kết
quả thu được chúng tôi ghi ở bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Sự tương quan giữa hàm lượng Glucose và OD ở 520nm

TT OD(520nm) Glucose (mol/ml)


1 0.01 0
2 0.248 0.2
3 0.396 0.4
4 0.578 0.6
5 0.791 0.8
6 1.02 1
(Ghi chú: OD (optical density): giá trị đo mật độ quang)
Từ kết quả OD và hàm lượng đường Glucose có trong dung dịch chúng
tôi lập phương trình hồi quy tuyến tính (hàm lượng tương quan). Xác định các
hệ số của phương trình hồi quy và hệ số tương quan như sau:

Ta có: Phương trình y = ax + b

Trong đó: 

y: Hàm lượng đường (mol/ml)

x: Độ hấp phụ của mẫu

n: Hệ số tỉ lệ thuận của y và x

b: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Xác định r – hệ số tương quan

Trong đó:

xi: Giá trị của mỗi lần đo

x : Giá trị trung bình của các lần đo

Sx: Độ lệch chuẩn của x

Sy: Độ lệch chuẩn của y

Nếu: 

R = 1 thì sự tương quan giữa y và x là chặt chẽ nhất 


R = 0 không có sự liên quan nào giữa 2 giá trị 

R = -1 mối tương quan xảy ra theo chiều ngược lại (x phụ thuộc y) 

0,9 <R < 0,95: mức độ liên quan giữa x và y chưa thật chặt chẽ 

0,95 <R < 0,99: mức độ liên quan giữa x và y chặt chẽ 

0,99 < R <1: mức độ liên quan giữa x và y rất chặt chẽ 

R = 1 mức độ liên quan giữa x và y hoàn toàn chặt chẽ. 

Dựa trên phương pháp toán học này chúng tôi đã xử lý kết quả bằng phần
mềm excel và đã thu được đồ thị chuẩn và hàm hồi quy như sau: 

Hình 3.1. Đồ thị đường chuẩn glusoce

Đồ thị đường chuẩn có dạng y = 1.016 x - 0.0153 với độ chính xác R >
99%. Như vậy mức độ liên hệ giữa x và y là rất chặt chẽ, kết quả đo được là
đáng tin cậy. 
Một đơn vị hoạt độ Amylase (1 IU) được quy định là hàm lượng Amylase
cần thiết để giải phóng ra l mol đường khử trong 1 phút ở điều kiện thí nghiệm,
lấy Glucose làm đường chuẩn. Như vậy căn cứ vào giá trị đo OD ta có thể tính
ra hoạt độ enzyme amylase/ml của dung dịch thử.

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu đặc tính pH, nhiệt độ của enzyme
Xác định pH tối ưu: Dung dịch tinh bột được pha trong các dung dịch
đệm có pH khác nhau như sau: Đệm 0,1 M Glycine-HCl (pH 2,0; 2,5; 3,0; 3,5);
Đệm 0,1 M Na - acetate (pH 3,5; 4,0; 4,5; 5,0; 5,5; 6,0; 6,5); Đệm 0,1 M Tris-
HCl (pH 6,5; 7,0; 7,5: 8,0). Sau đó, hoạt tính enzyme được xác định với các
dung dịch cơ chất như trên ở 50℃ trong 20 phút. Hoạt tính enzyme thể hiện
mạnh nhất ở pH nào thì coi pH đó là tối ưu cho hoạt tính enzyme và được tính là
100%. Hoạt tính ở các pH khác được tính theo pH tối ưu.

Xác định độ bền pH: Enzyme được pha trong các dung dịch đệm có pH
khác nhau ở trên với tỷ lệ 1v enzyme: 4 v đệm, sau đó để hỗn hợp này được để
4℃ sau 60 phút. Tiếp theo pha loãng lại 5 lần trong đệm Na - acetate (pH 5,5)
và xác định hoạt tính theo phương pháp.

Xác định nhiệt độ tối ưu: Được tiến hành bằng cách cho phản ứng enzyme
cơ chất tại các nhiệt độ khác nhau: 4;30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100oC trong 20
phút tại pH tối ưu. Sau đó xác định hoạt tính, để tìm ra nhiệt độ thích hợp nhất
cho phản ứng.

Xác định độ bền nhiệt: Amylase được ủ ở các nhiệt độ khác nhau: 30;
40; 50; 60; 70; 80; 90; 100℃ trong 1 h ở pH 5,5. Sau đó, enzyme được làm lạnh
trong 30 phút ở 4℃ rồi xác định lại hoạt tính. Mẫu đối chứng là enzyme giữ ở
4℃. Hoạt tính còn lại được tính theo hoạt tính của mẫu đối chứng.

3.2. Các nội dung công nghệ chủ yếu: 


3.2.1. Quy trình sản xuất enzyme Amylase từ nấm mốc Aspergillus niger
Quy trình sản xuất amylase từ chủng Aspergillus niger cụ thể như sau:

- Nhân giống: Cân 4g bã sắn + 1g bột đậu tương bổ sung dịch khoáng đạt
tới độ ẩm 65% trong bình tam giác 250ml, hỗn hợp được cấy nấm mốc và nuôi
trong 5 ngày ở 30oC. Sau đó bổ sung 100ml dịch nước cất chứa 0,1% Tween 80
đã thanh trùng, trộn đều thu dịch chứa bào tử. 
- Lên men rắn: Cơ chất là bã sắn sấy khô, được nghiền nhỏ và bổ sung
dung dịch khoáng để đạt độ ẩm 65%, môi trường được thanh trùng ở 121 oC, 30
phút. Giống được cấy là dịch chứa bào tử tỷ lệ: 1 ml giống (4.10 12 bào tử/ml)
cho 10 g cơ chất. Môi trường nuôi trong khay điều kiện tủ ấm 30oC sau 40 h. 
- Tách chiết enzyme ngoại bào: Sau 40 h lên men, môi trường lên men rắn
được giữ ở 4oC trong 1-2 h. Sau đó dùng dung dịch đệm Na acetate 0,1 M (pH
5,5) chứa 0,1% Tween 80 được bổ sung vào cơ chất môi trường để chiết
enzyme. Tỷ lệ thể tích dung dịch bổ sung vào chiết enzyme là 10 ml/g cơ chất
lên men. Sau đó hỗn hợp được ủ ở 4 oC từ 4-6 h cho enzyme thẩm tách. Lọc bỏ
cặn, dịch thu được ly tâm 4000 rpm/10 phút. Dịch nổi được bảo quản -20 oC
được coi như enzyme thô ngoại bào. Enzyme này được cô đặc bằng muối
(NH4)2SO4, hỗn hợp kết tủa được hòa tan trở lại bằng dung dịch đệm Na acetate
0,1 M (pH 5,5) và đây được coi là chế phẩm Amylase dạng lỏng.
Từ chế phẩm dạng lỏng, chúng tôi tiến hành phối trộn với tinh bột và các
chất phụ gia và tiến hành sấy lạnh và tạo ra chế phẩm amylase dạng bột để phục
vụ cho bộ Kit.

3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lên hoạt tính enzyme

Đặc tính pH

Kết quả nghiên cứu được trình bày qua hình 3.2 dưới đây. Kết quả cho
thấy, Amylase từ chủng A. niger có khả năng hoạt động trong khoảng pH rộng
từ 2,0 đến 8.0 nhưng ở pH 8,0 Amylase bị mất hoạt tính mạnh chỉ còn 12%, điều
này chứng tỏ Amylase không hoạt động được trong môi trường kiềm. Đặc biệt
enzyme này thể hiện hoạt tính tối ưu tại giá trị pH từ 5.5 đến 6.5 trong đó mạnh
nhất tại giá trị pH 6.0. Biết được pH tối ưu sẽ giúp nhóm nghiên cứu tối ưu hóa
môi trường nhằm phát huy tối đa tốc độ phản ứng của Amylase.

Hình 3.2 pH tối ưu của Amylase

Khả năng bền vững dưới tác động của pH môi trường là một trong những tiêu
chuẩn quan trọng để bảo quản enzyme. Để ứng dụng được cho bộ kit, thì khả
năng enzyme phải bền và ổn định hoạt tính trong thời gian dài.

Amylase của A. niger khá bền trong dải pH từ 4,0 - 7,0 (hình 3.3). Cũng
giống như pH tối ưu dải pH từ 5.5 -6.5 là enzyme có độ bền cao nhất. Thông qua
kết quả nghiên cứu này nhóm sẽ sử dụng dung dịch đệm thích hợp để bảo quản
enzyme.

Hình 3.3. Độ bền pH của Amylase

Đặc tính nhiệt độ

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động và độ bền
Amylase của A. niger được trình bày ở hình 3.4 dưới đây. Amylase hoạt động
trong khoảng 4 đến 90oC, hoạt động mạnh nhất trong dải nhiệt độ 60 -70 oC,
hoạt động yếu ở dải nhiệt độ thấp, ở 30 oC chỉ còn 43% hoạt tính, đây chính là
nhiệt độ phòng thường xuyên tiến hành các thí nghiệm của bộ Kit, chính vì vậy
biết được điểm hạn chế của enzyme này, nhóm nghiên cứu sẽ cân nhắc tăng
lượng enzyme ở các thí nghiệm để bù đắp cho phần hoạt tính khi hoạt động ở
nhiệt độ phòng.

     

Hình 3.4. Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Amylase


Hình 3.5. Độ bền nhiệt của Amylase

Amylase bền ở nhiệt độ dưới 70oC trong vòng 1h (hình 3.5). Khi nhiệt
tăng cao hoạt tính enzyme giảm dần, ở 100 oC enzyme mất hoạt tính, chính vì
vậy trong các thí nghiệm khi đun sôi enzyme sẽ đảm bảo bất hoạt enzyme, giúp
các thí nghiệm có sự khác biệt với nhau

3.3. Sử dụng enzyme Amylase chế phẩm thay thế cho enzyme trong nước
bọt

3.3.1. So sánh, định lượng hoạt tính Amylase có trong nước bọt và trong
chế phẩm

Nhằm so sánh hoạt độ của Amylase trong nước bọt và Amylase trong chế
phẩm, chúng tôi tiến hành xác định hoạt tính ở 2 nhiệt độ, nhiệt độ 37 oC và nhiệt
độ 70oC, vì hai giá trị nhiệt độ này đều là 2 giá trị nhiệt độ tối ưu cho mỗi
enzyme. Kết quả được trình bày qua bảng 3.2 sau: 

Bảng 3.2. So sánh hoạt tính Amylase trong nước bọt và trong chế phẩm

Nhiệt độ phản ứng (oC)


Loại Amylase
37 70

Nước bọt 0,21( IU/ml) 0 (IU/ml)

Chế phẩm 30 (IU/ml) 65 (IU/ml)

Kết quả cho thấy enzyme trong chế phẩm khi so sánh ở nhiệt độ 37 ℃ có
hoạt tính gấp khoảng 150 lần so với nước bọt. Điều này được lý giải do enzyme
được sản xuất bằng chủng vi sinh vật chuyên biệt, có quá trình tách lọc, cô đặc
nhiều lần nên tạo ra chế phẩm có hàm lượng enzyme cao nhiều lần so với nước
bọt. Trong khi đó với hoạt độ chỉ 0,21 IU/ml tương đương khoảng 210 IU/l điều
này hoàn toàn phù hợp với các công bố trên thế giới về hoạt độ enzyme trong
nước bọt. Ở nhiệt độ 70℃ chúng ta thấy enzyme trong nước bọt bị mất hoạt
tính, trong khi đó enzyme trong chế phẩm cho giá trị tối đa 65 IU/ml.

3.3.2. Sử dụng enzyme Amylase chế phẩm trong thực hành sinh học 8

Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm với enzyme Amylase trong chế phẩm
để thay thế cho nước bọt, tiến trình và kết quả thí nghiệm được tiến hành theo
bảng dưới đây.

Ống Ống A Ống B Ống C Ống D


nghiệm
Thành 4 ml hồ 4ml  hồ tinh 4ml hồ tinh bột 4ml hồ tinh bột
phần tinh bột bột +4ml +4ml enzyme +4ml enzyme
+4 ml enzyme Amylase đã được amylase + 2ml
nước lọc Amylase đun sôi 10 phút (để HCl
RO nguội)

Chia hỗn hợp trên thành 2 phần:


 Phần 1

Ống Ống A Ống B Ống C Ống D


nghiệm
Thành phần 2ml hồ tinh 2ml hồ tinh 2ml hồ tinh bột 2ml hồ tinh bột
bột + 2ml bột +2ml +2ml enzyme + 2ml enzyme
nước lọc enzyme Amylase đã đun Amylase + 1ml
RO Amylase sôi 10 phút ( để HCl (5%)
nguội)
Thời gian 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút
tinh bột
phản ứng
với enzyme
Cho giấy Không đổi Không đổi Không đổi màu Màu đỏ
quỳ đo độ màu màu (Môi trường
pH vào ống acid trong ống)
Gắp giấy quỳ đo độ pH ra khỏi ống, cho thuốc thử Iod  0,3% vào 4 ống
nghiệm
Kết quả khi Xanh Không màu Tím đậm Xanh
cho thử với  
Iod 0,3%
Giải thích Nước lã Enzyme đã Enzyme đã đun Enzyme không
không có phân giải sôi mất hoạt có khả năng
khả năng thành đường tính, không có phân giải tinh
phân giải ở điều kiện khả năng phân bột thành đường
tinh bột thích hợp giải tinh bột trong môi
thành thành đường trường acid
đường
Hình ảnh
sản phẩm
sau thí
nghiệm

Nhận xét:  Qua thí nghiệm nhóm nghiên cứu nhận thấy, phản ứng với chế phẩm
amylase chỉ mất thời gian 5 phút và cho kết quả rất rõ ràng. Trong khi đó thí
nghiệm khi sử dụng bằng nước bọt sẽ mất 15 phút. 
Phần 2
Cho thử với thuốc thử Strome, nhóm nghiên cứu nhận thấy bản chất thuốc
thử Strome và thuốc thử Fehling đều là để thử sản phẩm đường sinh ra theo
nguyên lý: Đường glucose khử nguyên tố Đồng trong thuốc thử thành Cu 2O có
màu nâu đỏ, nên nhóm quyết định thay thế thuốc thử Strome bằng thuốc thử
Fehling, để đồng nhất hóa chất với hóa chất thí nghiệm lớp 10, nhằm đơn giản
và tối ưu hóa thuốc thử.

Ống Ống  A Ống B Ống  C Ống  D


nghiệm

Thành 2ml tinh 2ml tinh bột 2ml tinh bột +2ml 2ml tinh bột
phần bột +2ml +2 ml enzyme amylase đã +2ml enzyme
nước lọc enzyme đun sôi 10 phút (để amylase +
RO amylase nguội) + 1ml HCl 1ml HCl
(5%) (5%)

Thời gian 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút


tinh bột
phản ứng
với
Enzyme

Đầu tiên cho 4 giọt Fehling mỗi ống, đun một lúc rồi cho tiếp 3 giọt nữa, đun
tiếp đến khi ống B xuất hiện màu đỏ gạch
Thử với
Fehling Không Đỏ gạch Vàng Không màu
màu (màu
xanh của
thuốc thử)
Nước Enzyme Enzyme đã đun sôi Enzyme
Giải thích không có phân giải không có khả năng không có khả
khả năng tinh bột phân giải tinh bột năng phân
phân giải thành đường thành đường (màu giải tinh bột
tinh bột để bắt màu vàng do trong chế thành đường
thành thuốc thử phẩm  enzyme có trong môi
đường Fehling) đường) trường acid

Hình ảnh
sản phẩm
sau thí
nghiệm

Nhận xét: Tương tự với Iod, qua thí nghiệm nhóm nghiên cứu nhận thấy, phản
ứng với chế phẩm Amylase chỉ mất thời gian 5 phút và cho kết quả rất rõ ràng.
3.3.3 Sử dụng enzyme Amylase chế phẩm trong thực hành sinh học 10
nâng cao

 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt
tính của enzyme
Ống A Ống B Ống C Ống D
Ban đầu 2ml enzyme 2ml enzyme 2ml enzyme 2ml enzyme
Amylase đun Amylase Amylase Amylase
sôi 10 phút (để
nguội)
Điều - Cho tinh bột - Cho tinh bột - Cho tinh bột - Cho tinh bột
kiện thí vào phản ứng vào phản ứng vào phản ứng vào phản ứng
nghiệm với enzyme với enzyme với enzyme với enzyme và
trong 5 phút trong 5 phút trong 5 phút thêm 1ml HCl
trong cốc nước trong cốc nước 5% trong 5
40 độ C đá phút
 
Thử với 1 giọt Iod 0,3% để xác định mức độ thủy phân ở 4 ống
Kết quả Màu tím đậm Không màu Màu tím đậm Màu xanh đen
Giải Enzyme đã Enzyme đã Enzyme không Enzyme không
thích  đun sôi không phân giải thành có khả năng có khả năng
có khả năng đường ở điều phân giải tinh phân giải tinh
phân giải tinh kiện thích hợp bột thành bột thành
bột thành đường trong đường trong
đường điều kiện nhiệt môi trường
độ thấp Acid
Hình ảnh
sản phẩm
sau thí
nghiệm
Nhận xét:  Qua thí nghiệm nhóm nghiên cứu nhận thấy, phản ứng với chế phẩm
amylase chỉ mất thời gian 5 phút và cho kết quả rất rõ ràng. Trong khi đó thí
nghiệm khi sử dụng bằng nước bọt sẽ mất 15 phút.
Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về tính đặc hiệu của enzyme  
Trong thí nghiệm này khi thực hiện ở lớp 10, nhóm nghiên cứu nhận thấy
việc sử dụng enzyme Saccharase trong nấm men là một việc rất khó khăn khi
thực hiện ở các trường phổ thông bởi lý do sau:

1. Việc thu nhận tế bào nấm men là khá khó và mất thời gian, do giáo
viên phải nuôi nấm men 3-5 ngày trong môi trường lỏng trước ngày
thực hành, hiện nay các trường thiết bị cho nuôi cấy vi sinh còn nhiều
hạn chế nên việc nuôi là khó thực hiện.
2. Nấm men sau nuôi yêu cầu phải được ly tâm để loại bỏ các thành phần
lỏng để thu sinh khối nấm men, tuy nhiên máy ly tâm hiện hầu như
không được trang bị, nên việc ly tâm khó khả thi.
3. Việc nghiền tế bào nấm men rồi thu nhận Saccharase cũng không hề
dễ dàng và tốn công sức, hơn nữa enzyme Saccharase chỉ chiếm 1
lượng nhỏ trong tế bào nấm men, nên dù có nghiền được tế bào nấm
men thì lượng enzyme thu được cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, điều này khi
thực hiện thí nghiệm thường khó tạo ra kết quả khác biệt.

Từ những trở ngại trên nhóm nghiên cứu sau khi tham khảo ý kiến với
chuyên gia đã tiến hành sử dụng enzyme cellulase dạng bột để thay thế cho
Saccharase, đồng thời thay cơ chất là Saccharose bằng Cellulose (giấy hoặc gỗ
khô)

Ống Ống A Ống B Ống C Ống D


nghiệm

Thành 2ml tinh bột + 2ml enzyme 2 ml enzyme 2ml enzyme


phần 2 ml enzyme Amylase + vài Cellulase Cellulase + vài
Amylase  mẩu giấy  +2ml tinh bột  mẩu giấy

Thời gian 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút


tinh bột
phản ứng
với
enzym

Đầu tiên cho 4 giọt Fehling mỗi ống, đun một lúc rồi cho tiếp 3 giọt nữa, đun
tiếp đến khi ống A xuất hiện màu đỏ gạch
Kết quả Màu đỏ gạch Màu vàng Màu vàng Màu đỏ gạch
khi cho
thử với
Fehling

Giải thích Amylase đã Amylase đã Cellulase đã Cellulase đã


phân giải cơ không thể không thể phân giải cơ
chất tinh bột  phân giải cơ phân giải cơ chất Cellulose
phù hợp tạo chất Cellulose chất tinh bột tạo thành
đường để bắt nên không tạo nên không tạo đường đường
màu thuốc thử thành đường  thành đường để bắt màu
Fehling thuốc thử
Fehling

Hình ảnh
sản phẩm
sau thí
nghiệm

Nhận xét:  Qua thí nghiệm nhóm nghiên cứu nhận thấy, thí nghiệm phản
ứng đặc hiệu của enzyme đã được chứng minh là: amylase chỉ phân cắt được
tinh bột; cellulase chỉ phân cắt được cellulose, khi thay đổi cơ chất thì enzyme
không thể phân giải cơ chất khác. Hơn nữa, qua thí nghiệm nhóm nghiên cứu
thấy việc sử dụng cellulase là hợp lý, enzyme này tồn tại dạng bột, chỉ cần đổ
nước pha trong vòng 1 phút là có enzyme sử dụng, rất nhanh và tiện dụng so với
việc phải chuẩn bị enzyme saccharase, vì vậy nhóm nghiên cứu cũng đề xuất
hoàn toàn có thể thay thế nội dung như sách giáo khoa bằng enzyme của bộ kit
vẫn đảm bảo được mục tiêu bài học mà công sức chuẩn bị giảm đi rất nhiều, kết
quả thí nghiệm nhanh và rõ ràng
3.4. Thiết kế hoàn thiện bộ kit
3.4.1. Danh mục hóa chất, lựa chọn chai đựng hóa chất cho bộ kit
Từ các danh mục hóa chất, nhóm nghiên cứu đã xây dựng về yêu cầu kỹ
thuật, thể tích cho từng lọ đựng và dụng cụ trong bộ kit như bảng sau:
Bảng 3.2. Danh mục hóa chất sử dụng trong bộ Kit

T Tên lọ đựng Yêu cầu kỹ Thể


T thuật tích
1 1 lọ đựng dung dịch Fehling A: Dung dịch Lọ thủy tinh màu  100 ml
CuSO4   
2 lọ đựng dung dịch Fehling B: Dung dịch Lọ nhựa kín 55  ml
gồm muối Seignette + NaOH
3 lọ đựng dung dịch HCl 5% Lọ nhựa kín 55  ml
4 lọ đựng dung dịch Iod 1% Lọ thủy tinh màu 100 ml
5 ống đựng enzyme Amylase Lọ nhựa kín 50  ml
6 lọ đựng tinh bột Lọ nhựa kín 55  ml
7 ống đựng enzyme Cellulase Lọ nhựa kín 50  ml
8 Bột giấy (gỗ khô) Đảm bảo khô,
trong túi zip
9 2 pipet chia vạch Đảm bảo hút,
chia vạch

Từ yêu cầu bảng trên, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và lựa chọn các loại lọ
đựng, dụng cụ như sau:

Hình 3.6. Các lọ đựng hóa chất trong bộ kit


3.5 Thiết kế hộp đựng, nhãn và mã QR
Hộp đựng đảm bảo chắc chắn, chứa đầy đủ các hóa chất và dụng cụ của bộ
kit đồng thời chứa các thông tin cần thiết cho bộ kit, có mã truy xuất QR để tích
hợp hướng dẫn sử dụng và các thông tin chi tiết.

Hình3. 7. Bản vẽ kỹ thuật mặt ngang và mặt đứng hộp bộ kit

Hình 3.8. Thiết kế vỏ hộp và các thông tin


Sau khi thiết kế xong nhóm nghiên cứu tiến hành in hộp và hoàn thiện sản
phẩm. Sản phẩm ban đầu khá chắc chắn với vỏ là chất liệu carton lượng sóng,
màu sắc hài hòa, các khoang chứa lọ đựng vừa phù hợp như thiết kế ban đầu.
Hình 3.9. Bộ kit hoàn chỉnh
2.6. Đánh giá bộ kit 
Nhằm đánh giá sự phù hợp của bộ kit với đối tượng học sinh cấp THCS
và THPT nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế mẫu phiếu, các tiêu chí theo
thang đo Likert (phụ lục). Mẫu thiếu được tiến hành điều tra ở 2 trường THPT
Chuyên Lào Cai và THCS Kim Tân, mẫu đánh giá được thực hiện trên 213 học
sinh và 6 giáo viên.

Nơi học tập (làm việc)


Số lượng Phần trăm
THPT Chuyên Lào
105 47.9
Cai
Đối
tượng THCS Kim Tân 114 52.1
Tổng 219 100.0

Để xác định mức độ đối tượng đã tiến hành thí nghiệm về enzyme, nhóm nghiên
cứu đã khảo sát và thống kê vào biểu đồ dưới đây:

Làm thí nghiệm về enzyme


Số lượng Phần trăm
Ý kiến Đã từng làm thí nghiệm 36 16.4
Chưa từng làm thí
183 83.6
nghiệm
Tổng 219 100.0
Nhận xét: số lượng người đã từng làm thí nghiệm chỉ chiếm 16,44% trên
tổng số người được khảo sát. Chứng tỏ thí nghiệm về enzyme chưa được thực
hiện phổ biến trong chương trình giáo dục hiện nay. 
Cuối cùng, dựa vào các tiêu chí và phân tích số liệu theo thang đo Likert,
nhóm đã rút ra bảng số liệu:

Tên Câu hỏi Giá trị GTNN GTLN Độ lệch


biến trung chuẩn
bình
MM1 Hình dáng, kích thước bộ kit
4.31 1 5 0.84
hợp lý, gọn gàng
MM2 Hình ảnh trang trí, màu sắc bộ
4.26 1 5 0.8
kit hài hòa, dễ chịu
MM3 Thông tin ghi trên vỏ đầy đủ,
4.41 1 5 0.79
rõ ràng

HC1 Các lọ đựng hóa chất đẹp, tem


4.35 1 5 0.84
nhãn chính xác
HC2 Cung cấp đầy đủ hóa chất cho
4.43 1 5 0.79
tất cả các thí nghiệm
HC3 Hóa chất dễ dàng pha chế, sử
4.44 1 5 0.77
dụng
HC4 Phiếu hướng dẫn chi tiết, dễ
4.39 1 5 0.81
dàng thực hành

KP1 Không phải lấy nước bọt để 4.58 1 5 0.74


làm thí nghiệm nên không gây
mất mỹ quan, tăng nguy cơ
mắc các bệnh truyền nhiễm
KP2 Dùng Enzyme trong bộ kit giúp
rút ngắn thời gian thực hành thí 4.47 1 5 0.71
nghiệm
KP3 Dùng Enzyme trong bộ kit cho
4.32 1 5 0.76
kết quả rõ ràng hơn
KP4 Không gây khó khăn cho giáo
viên trong việc chuẩn bị hóa 4.45 1 5 0.81
chất

GC1 Giá bộ kit hợp lý, vừa túi tiền 4.29 1 5 0.84
GC2 Bộ kit đã đáp ứng được tốt tất
4.3 1 5 0.78
cả các thí nghiệm
GC3 Tôi sẽ giới thiệu bộ kit với bạn
4.18 1 5 0.86
bè, (đồng nghiệp)
GC4 Lần đầu tiên sử dụng bộ thực
hành nhanh về enzyme, tôi
4.27 1 5 0.82
hoàn toàn hài lòng về chất
lượng của sản phẩm

Tất cả các chỉ số trong giá trị trung bình đều từ 4 trở lên, hay từ mức
“đồng ý” trở lên, cho thấy bộ kit đã đáp ứng tốt các tiêu chí của giáo viên và học
sinh THCS và THPT.
Tiêu chí “Không phải lấy nước bọt để làm thí nghiệm nên không gây mất
mỹ quan, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm” đạt giá trị trung bình cao
nhất đã khẳng định được điểm mới của đề tài là thay thế nước bọt trong thí
nghiệm ở SGK.

KP1
Số lượng Phần trăm
Ý kiến Hoàn toàn không đồng ý 1 .5
Không đồng ý 5 2.3

Bình thường 12 5.5


Đồng ý 50 22.8
Hoàn toàn đồng ý 151 68.9
Tổng 219 100.0

Ngoài ra, dùng enzyme thay thế trong bộ kit cho kết quả tốt hơn về tốc độ,
thời gian phản ứng, kết quả rõ ràng hơn được đánh giá tốt ở mức khoảng 4,4.
IV. ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ CỦA GIẢI PHÁP (Ghi cụ thể, rõ ràng)
1. Tính mới và tính sáng tạo
1.1. Điểm mới: 
Giải pháp dự thi:
Lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam [x]
Đang có tính mới đối với Việt Nam [x]
Đã được cấp Bằng độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ich [ ]
Được thiết kế mô phỏng theo công nghệ của nước ngoài đã nhập vào VN [ ]
Được thiết kế theo tài liệu của nước ngoài mà công nghệ chưa vào Việt [ ]
Nam
Mang tính kết hợp kỹ thuật của các ngành [ ]
Điểm mới khác (Ghi rõ điểm mới khác là gì?): .................................. ⬜
1.2. Điểm sáng tạo: 
Sản xuất chế phẩm enzyme amylase từ vi sinh vật có nồng độ và hoạt
tính cao để thay thế enzyme amylase trong nước bọt, điều này giúp học sinh,
giáo viên, người thực hiện thí nghiệm tránh được các bệnh truyền nhiễm, tránh
tâm lý e ngại xấu hổ khi lấy nước bọt phục vụ cho thí nghiệm. Enzyme amylase
trong bộ Kit có hoạt độ cao giúp tăng tốc độ phản ứng, rút ngắn thời gian thực
hành của bài học và giúp kết quả thực hành đạt được một cách nhanh và rõ ràng.
Các hóa chất đã được pha sẵn với nồng độ chuẩn, giúp công tác chuẩn bị của
giáo viên được đơn giản. Lần đầu một bộ kit hoàn chỉnh được nghiên cứu chế
tạo và sản xuất, nhỏ gọn và hiệu quả.
2. Khả năng áp dụng:
Giải pháp dự thi:
Triển khai được ngay với trình độ kỹ thuật và thị trường vật tư trong nước [x]
hiện nay
Cần một số chủng loại vật tư nhập không thông dụng (nêu thêm bên dưới) [ ]
Cần có một số điều kiện kỹ thuật (nêu thêm bên dưới)
Có tính áp dụng đơn chiếc [ ]
Có tính áp dụng trong sản xuất loại nhỏ hoặc thời vụ [ ]
Có tính áp dụng quy mô công nghiệp [x]
Điểm mới khác (Ghi rõ điểm mới khác là gì?): [ ]
Thực hành đang được đẩy mạnh và chú trọng trong dạy học hiện đại ở các
trường học, đặc biệt là khi chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được áp
dụng, vấn đề thực hành cũng như trải nghiệm của học sinh được tăng lên vì vậy
đòi hỏi tăng các tiết thực hành và giảm các tiết lý thuyêt. Bộ Kit cho thấy tính ưu
việt và cần thiết của nó. Sản phẩm đáp ứng được tinh thần đổi mới phương pháp
dạy và học. Bộ Kit phục vụ các bài thí nghiệm nhanh về enzyme phục vụ cho
Sinh học lớp 8, Khoa Học Tự Nhiên 7, Sinh học 10 nâng cao sẽ được áp dựng
cho tất cả học sinh trên cả nước.
Bộ Kit cung cấp đầy đủ hóa chất và dụng cụ thí nghiệm giúp giáo viên và
học sinh thực hiện nhanh và hiệu quả. Sản phẩm đảm bảo tính thẩm mĩ, có giá
thành hợp lý. Sản phẩm dễ dàng sử dụng, vận chuyển, thí nghiệm và không gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Enzyme trong bộ kit bền trong thời gian
dài, thời hạn sử dụng trong suốt năm học vẫn đảm bảo chất lượng.
Bộ Kit đã được thử nghiệm tại Trường THCS Kim Tân và Trường THPT
Chuyên tỉnh Lào Cai và đã được đánh giá, phản hồi rất tốt về các tiêu chí tính
hữu ích như đã trình bày ở trên.
3. Hiệu quả
3.1 . Kỹ thuật: 
Hoạt độ chế phẩm enzyme có trong chế phẩm cao gấp 150 lần so với
enzyme có trong nước bọt, hơn nữa enzyme trong chế phẩm rất dễ thu nhận và
sử dụng chỉ cần bổ sung nước cất và lắc đều từ 3-5 phút. Trong khi nước bọt
phải cần đến 15 – 20 học sinh lấy mới đủ cho 1 tiết thực hành.
Thời gian thí nghiệm rút ngắn từ 15 phút giảm xuống còn 5 phút.
Hộp bộ kit nhỏ gọn, chắc chắn, lượng hóa chất được tính toán đủ dùng
cho 1 tiết thực hành.
3.2 Kinh tế: 
Với giá thành sản xuất thử nghiệm chỉ khoảng 60.000đ/bộ kit được sử
dụng cho 1 tiết học, giá thành trên có thể giảm khi áp dụng quy mô sản xuất đại
trà. Như vậy cho phí trên là rất phù hợp ngay cả cho các trường, lớp ở vùng khó
khăn.
So sánh với việc mua hóa chất gốc tối thiểu (mua đủ theo danh mục tối
thiểu để đủ cho bài thực hành) thì sẽ mất khoảng 1.500.000đ như vậy việc mua
bộ Kit đủ dùng là rất kinh tế.
3.3 Xã hội: 
Nghiên cứu, sản xuất ra một chế phẩm enzyme amylase chất lượng thay
thế enzyme có trong nước bọt là điều rất tích cực, tránh được tâm lí e ngại, xấu
hổ của học sinh khi phải lấy mẫu nước bọt cho bài thực hành, hơn nữa việc này
tránh được nguy cơ các bệnh truyền nhiễm về hô hấp như cúm hay Covid.
Lượng hóa chất đúng về nồng độ, đủ về số lượng từ đó thu được kết quả thí
nghiệm chính xác, tránh được tình trạng hóa chất dư thừa xả thải gây ô nhiễm môi
trường.
3.4. Mức độ triển khai: Các trường THPT và THCS trên toàn quốc
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ:
1. Kết luận:
Đã sản xuất và nghiên cứu đặc tính của chế phẩm enzyme amylase từ nấm
mốc Aspergillus niger để thay thế enzyme amylase có trong nước bọt, enzyme
có hoạt tính cao gấp 150 lần so với enzyme có trong nước bọt. Enzyme trong bộ
kit chỉ cần có 5 phút phản ứng trong khi enzyme nước bọt cần từ 15 – 20 phút
phản ứng. Đã sử dụng enzyme bộ Kit thay thế cho nước bọt trong các phản ứng
thực Sinh Học 8 và Sinh Học 10 cho kết quả rõ ràng hiệu quả.
Đã nghiên cứu thiết kế, vỏ hộp và các dụng cụ chứa đựng hóa chất ra bộ
Kit hoàn chỉnh đảm bảo đầy đủ hóa chất, nhỏ gọn, có giá thành thấp.
Đã thử nghiệm bộ Kit tại 2 trường với 213 học sinh và 6 giáo viên, phân
tích cho thấy bộ Kit đạt ược mức độ hài lòng cao.
2. Đề nghị
Kiến nghị Bộ Kit có thể được sử dụng rộng rãi cho các nhà trường và có
thể được thương mại hóa.
Lào Cai, ngày 15 tháng 9 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
GIẢI PHÁP

TS. Ngô Thanh Xuân

You might also like