You are on page 1of 10

Mục lục

Trang

Tên đề tài ……………………………………………………… 2

Khung nghiên cứu ……………………………………………………… 2

I. Tóm tắt đề tài ……………………………………………………… 3

II. Giới thiệu ……………………………………………………… 4

III. Phương pháp ……………………………………………………… 5

IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả………………………………………. 7

V. Kết luận và khuyến nghị……………………………………………………... 10

VI. Tài liệu tham khảo …………………………………………………….. 10

1
Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập môn Địa lí lớp 11 (học kì 1) của học
sinh thông qua việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh.
Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Hiển – Giáo viên trường THPT Dĩ An.
Khung nghiên cứu
1. Hiện trạng và 1. Trong quá trình giảng dạy Địa lí 11, giáo viên (GV) nhận thấy học
nguyên nhân sinh (HS) khá hứng thú trong học tập. Tuy nhiên, kết quả các bài
kiểm tra của HS thường không cao do bị nhầm lẫn giữa đơn vị kiến
thức của các bài học khác nhau, nhất là giữa các khu vực hoặc giữa
các quốc gia; ngoài ra còn do kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số
liệu còn hạn chế.
2. Nguyên nhân của sự việc trên:
- Nội dung kiến thức trong chương trình Địalí 11 không khó nhưng
lại theo một cấu trúc chung khiến HS dễ bị nhầm lẫn giữa các đơn vị
kiến thức.
- Đa số HS thụ động, không tích cực trong học tập, lười suy nghĩ,
suy luận, chưa biết cách khai thác hệ thống bản đồ, biểu đồ trong
sách giáo khoa (SGK) cũng như những công cụ khác để tiếp cận kiến
thức mà chỉ quan tâm đến phần kênh chữ trong SGK để tìm ra kiến
thức.
- Phương pháp học tập chưa phù hợp: HS học bài theo kiểu học vẹt,
không nắm rõ vấn đề, ghi nhớ máy móc, chỉ cố gắng thuộc lòng
những gì giáo viên cho ghi trong vở.
- GV chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS.
3. Lựa chọn nguyên nhân tác động: GV chưa chú trọng đến việc rèn
luyện các kĩ năng địa lí cho HS.
2. Giải pháp GV cần chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS nhằm
thay thế giúp HS hiểu rành mạch, nắm vững và khắc sâu kiến thức, từ đó
nâng cao kết quả học tập.
3. Vấn đề Việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS có giúp HS
nghiên cứu nâng cao kết quả học tập môn Địa lí 11 (học kì 1) hay không?
- Có, nó giúp nâng cao kết quả học tập môn Địa lí 11 cho HS.
4.Thiết kế Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.
5. Đo lường Sử dụng công cụ là các bài kiểm tra bình thường trên nhóm, đánh
giá thông qua điểm số của các bài kiểm tra trước và sau tác động.
6. Phân tích dữ 1. Lựa chọn phép kiểm chứng phù hợp: T-test độc lập
liệu 2. Phân tích và giải thích dữ liệu
7. Kết quả Sau khi được tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí, chất lượng các
bài kiểm tra của HS được nâng lên, điểm số trong các bài kiểm tra
đều tăng lên rõ rệt.

2
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trong chương trình hiện hành môn Địa lí 11, nội dung kiến thức trong học kì 1
gồm 2 phần chính, đó là: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới và Địa lí khu vực và
quốc gia gồm khu vực Liên minh châu Âu (EU) và hai quốc gia là Hoa Kì và LB Nga
(tiết 1).
Nội dung bài học trong học kì 1 khá phong phú, đi từ những vấn đề chung của
toàn thế giới đến vấn đề các châu lục, khu vực và các của từng quốc gia. Vì vậy, HS có
nhiều hứng thú trong học tập.
Tuy nhiên, từ bài 5, nội dung bài học gần như đi theo một mạch kiến thức chung
với cấu trúc giống nhau. Điều này khiến HS dễ bị nhầm lẫn kiến thức giữa các khu
vực, các quốc gia. Vì vậy, khi làm bài kiểm tra, HS thường đạt điểm không cao.
Để giúp HS hứng thú hơn trong học tập, nắm vững và khắc sâu kiến thức, hạn
chế việc bị nhầm lẫn kiến thức giữa các khu vực, quốc gia và ghi nhớ một cách máy
móc, tôi đã vận dụng khá nhiều phương pháp trong dạy học. Qua quá trình giảng dạy,
tôi nhận thấy rằng, tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS là một trong những
giải pháp tối ưu giúp HS tránh lối học vẹt, giúp HS hiểu rành mạch vấn đề, nắm chắc
được kiến thức mà không bị nhầm lẫn nữa, phần vẽ và nhận xét biểu đồ hoặc bảng số
liệu cũng chính xác hơn, từ đó nâng cao kết quả học tập. Vì vậy, tôi xác định rằng việc
tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS là một trong những giải pháp quan
trọng để khắc phục tình trạng HS không nắm chắc kiến thức, dẫn đến bị nhầm lẫn và
kết quả học tập không cao.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là hai lớp 11 của trường
THPT Dĩ An. Nhóm 11A1 là nhóm thực nghiệm và nhóm 11A3 là nhóm đối chứng.
Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài thuộc chương
trình học kì 1 (từ bài 1 – bài 8 (tiết 1)). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của HS: nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với nhóm
đối chứng. Điểm bài kiểm tra trung bình đầu ra của nhóm thực nghiệm là 8.43 trong
khi của nhóm đối chứng là 7.37. Kết quả kiểm chứng T – test cho thấy p < 0.05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối

3
chứng. Điều đó chứng minh rằng việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS
giúp nâng cao kết quả học tập của HS.
II. GIỚI THIỆU
Đối với việc học tập môn Địa lí ở trường phổ thông, song song với học kiến thức
mới, HS còn được rèn luyện các kĩ năng đặc thù của môn Địa lí. Về cơ bản, các kĩ
năng này bao gồm: kĩ năng bản đồ - biểu đồ, kĩ năng làm việc với số liệu thống kê, kĩ
năng thực địa và kĩ năng học tập, nghiên cứu địa lí.
Việc nắm vững các kĩ năng này không những giúp HS hứng thú hơn trong học
tập bộ môn mà còn giúp HS tiếp cận môn Địa lí một cách dễ dàng, thu nhận và lưu giữ
kiến thức mới nhanh chóng, chính xác và lâu dài. Từ đó, HS có thể đạt kết quả cao
trong học tập.
Đối với chương trình Địa lí 11 hiện hành, nội dung chủ yếu học về các vấn đề
của châu lục, khu vực, đặc điểm địa lí của một số quốc gia trên thế giới. Vì vậy, nội
dung không khó nhưng lại dàn trải, cấu trúc bài học giống nhau nên có thể khiến cho
việc nắm kiến thức của HS dễ bị rơi vào tình trạng lẫn lộn, khó có sự rành mạch và
chính xác. Mặc dù vậy, thế mạnh của nội dung chương trình là có nhiều biểu đồ, bản
đồ (kênh hình) và bảng số liệu kèm theo. Bên cạnh đó, thông tin liên quan cũng được
tìm thấy rất nhiều trên mạng Internet. Việc cho HS tiếp cận nội dung bài học thông qua
các công cụ vừa kể sẽ có tác dụng lớn trong việc kích thích tính tích cực, hứng thú của
HS trong học tập và nắm vững kiến thức hơn. Và càng hiệu quả hơn khi cho HS tự làm
việc với chúng để tìm ra kiến thức. Điều này được thực hiện thông qua việc rèn luyện
kĩ năng bản đồ - biểu đồ, kĩ năng làm việc với số liệu thống kê và kĩ năng học tập,
nghiên cứu địa lí. Riêng kĩ năng thực địa ít được rèn luyện hơn do nội dung liên quan
đến các quốc gia, khu vực trên thế giới nên việc tổ chức thực địa rất khó thực hiện.
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 11 trước đây, tôi luôn tận dụng hết các
kênh hình và bảng số liệu trong SGK để giảng bài cho HS. Tuy nhiên, tôi chưa thực sự
quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS, chưa cho HS tự làm việc hay
thực hành với bản đồ, biểu đồ hoặc bảng số liệu để rút ra kiến thức mà chủ yếu là GV
tự khai thác và rút ra kiến thức cho HS. GV có chú trọng hơn đến kĩ năng biểu đồ
(thực hành vẽ và nhận xét biểu đồ) thông qua các bài thực hành. Vì vậy, HS thường

4
thụ động trong quá trình học, chú ý nghe giảng nhưng không khắc sâu kiến thức,
không nắm rõ vấn đề nên khi làm bài kiểm tra thường lúng túng, hay bị nhầm lẫn kiến
thức. Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã chú ý nhiều hơn đến việc rèn luyện các kĩ năng
địa lí cho HS, cho HS tự mình làm việc nhiều hơn với các công cụ ngoài kênh chữ
trong SGK để thu nhận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo.
Giải pháp thay thế: tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS trong các bài
1 – bài 8 (tiết 1) thuộc chương trình học kì 1 - Địa lí 11 để giúp HS nắm chắc nội dung
bài học, cải thiện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
Vấn đề nghiên cứu: Việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS có làm
nâng cao kết quả học tập của HS không?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS sẽ
giúp nâng cao kết quả học tập của HS.
III. PHƯƠNG PHÁP
1/ Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn HS trường tôi đang dạy là 30 HS lớp 11A1 và 30 HS lớp 11A3 trường
THPT Dĩ An. Hai nhóm có điểm tương đồng như sau
- Sức học của các em ngang nhau.
- Bảng điểm 2 nhóm ngang nhau.
- Điều kiện học tập như nhau.
2/ Thiết kế:
Chọn lớp 11A1 là lớp thực nghiệm và nhóm 11A3 là nhóm đối chứng. Trước khi
dạy chương trình Địa lí 11, tôi dành thời gian cho HS hai nhóm làm bài kiểm tra trước
tác động về kiến thức đã học ở lớp 10. Kết quả cho thấy điểm kiểm tra trung bình 2
nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng chênh
lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 1: Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Giá trị Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 5.26 5.6
p 0.1816768732

5
p = 0.1816768732 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa (chênh lệch có khả năng
xảy ra ngẫu nhiên), hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước Tác động Kiểm tra sau
tác động tác động
Trong quá trình dạy học,
GV chú ý tăng cường rèn
Thực nghiệm O1 O3
luyện các kĩ năng địa lí
cho HS.
Trong quá trình dạy học,
GV chú trọng truyền đạt
kiến thức cho HS, việc rèn
Đối chứng O2 O4
luyện kĩ năng địa lí được
thực hiện chủ yếu qua các
tiết thực hành.

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
3/ Quy trình nghiên cứu:
+ Chuẩn bị bài của GV: bài dạy thực nghiệm là các bài trong chương trình học
kì 1 từ bài 1 đến bài 8 (tiết 1) (SGK Địa lí 11) (bài giảng điện tử có đính kèm theo đĩa
CD)
- Nhóm đối chứng: GV chuẩn bị bài giảng các bài đã chọn với giáo án được thiết
kế với các hoạt động học tập hướng đến mục tiêu thu nhận kiến thức là chính, việc rèn
luyện kĩ năng cho HS ít được chú trọng.
- Nhóm thực nghiệm: GV chuẩn bị bài giảng với nhiều cách thức để rèn luyện kĩ
năng cho HS (thông qua hình thức thuyết trình, báo cáo, thông qua các đoạn phim,
đoạn thông tin từ các bài báo, bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ….), giúp HS chủ động tìm
ra kiến thức thông qua việc thực hành các kĩ năng địa lí (cách thức thực hiện được
trình bày trong phần minh chứng trang 1).
+ Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian dạy thức nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
4/ Đo lường

6
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức đã học ở lớp 10 được làm
trong tiết học đầu tiên của năm học.
Bài kiểm tra sau tác động là bài thi học kì I theo đề thi chung của trường.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho HS 2 nhóm làm
bài thi học kì 1 theo kế hoạch chung của Sở Giáo dục – Đào tạo và của nhà trường.
Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1/ Phân tích dữ liệu

Hình 1: Biểu đồ so sánh mốt (mode), trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm trước tác động
Biểu đồ ở hình 1 cho thấy, trước tác động, không có sự phân hóa lớn ở các số
liệu đo lường của 2 nhóm. Giá trị mode cho thấy điểm kiểm tra trước tác động của cả
hai nhóm đều tập trung nhiều nhất ở điểm 5. Về trung vị, các điểm số của cả hai lớp
xoay quanh giá trị 5.5 và 5.25. Điểm trung bình có sự chênh lệch nhưng không quá lớn
và độ lệch chuẩn (thể hiện mức độ phân tán của điểm số) của hai lớp là khá lớn, ở mức
1.24 - 1.55.

7
Hình 2: Biểu đồ so sánh mốt (mode), trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau tác động
Qua phân tích số liệu và so sánh với biểu đồ ở hình 1, có thể thấy rằng, sau tác
động, các giá trị tương ứng đã có sự thay đổi rất rõ, thể hiện sự phân hóa lớn về điểm
số của 2 nhóm. Giá trị mode cho thấy điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm tập trung
nhiều nhất ở điểm 8.8 trong khi của nhóm đối chứng là điểm 8. Điểm trung bình đã có
sự chênh lệch lớn so giữa 2 nhóm và so với trước tác động, cụ thể lớp thực nghiệm có
điểm trung bình là 8.43, cao hơn hẳn so với lớp đối chứng là 7.37. Độ lệch chuẩn của
cả hai nhóm đều giảm nhiều so với trước tác động, trong đó nhóm thực nghiệm có độ
lệch chuẩn là 0.4594, thấp hơn so với nhóm đối chứng (0.8959). Điều này phản ánh
mức độ phân tán điểm số của lớp thực nghiệm là không cao, chứng tỏ rằng tác động là
khá đồng đều trên tất cả các đối tượng học sinh.
Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Giá trị trung bình 7.37 8.43
Độ lệch chuẩn 0.8959 0.4594
Giá trị p của T- test 0.0000004166
Mức độ ảnh hưởng (SMD) 1.179

8
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0,0000004166 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động.
SMD = (8.43-7.37)/0.8959 = 1.179 > 1.0 cho thấy mức độ tác động của việc tăng
cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS là rất lớn.

Hình 3: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng
2/ Bàn luận kết quả:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình
= 8.43, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình = 7.37.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.06. Điều đó cho thấy điểm trung bình của
hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác
động có điểm trung bình cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.179. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.

9
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p =
0.0000004166 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc tăng cường rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS trong quá trình giảng dạy
môn Địa lí 11 đã nâng cao kết quả học tập của HS.
2. Khuyến nghị
Để rèn luyện được các kĩ năng địa lí cho HS, GV cần có bước chuẩn bị bài dạy kĩ
lưỡng, soạn giáo án điện tử có lồng ghép nhiều đoạn phim, các thông tin liên quan
cũng như thường xuyên cập nhật các số liệu mới trên Internet để hướng dẫn HS tự tìm
ra kiến thức thông qua các công cụ này. Đây là điều hết sức cần thiết để rèn luyện kĩ
năng làm việc với số liệu thống kê, kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí… Ngoài ra,
luôn chú trọng phần làm việc của HS với bản đồ, các bài tập biểu đồ và bài thực hành
cần được thực hiện đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. Một yêu cầu quan trọng nữa là GV
cần áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, cho HS chủ động trong học tập để
việc rèn luyện kĩ năng được thực hiện thường xuyên và liên tục. Có như vậy, việc HS
hiểu bài, nắm chắc kiến thức một cách chính xác, rành mạch ngay tại lớp, không sa
vào lối học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc mới có thể thực hiện và đem lại hiệu quả.
Mặt khác, trong quá trình giảng dạy phải kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông
tin, cần thiết phải sử dụng máy chiếu, máy tính, loa vi tính kết hợp với các phương tiện
truyền thống khác. Vì vậy, GV cần không ngừng tự học, bồi dưỡng kiến thức về công
nghệ thông tin, khuyến khích GV sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
nVI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục – Đào tạo, Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2013.
Dĩ An, ngày 10 tháng 03 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Hiển

10

You might also like