You are on page 1of 68

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG HỖ TRỢ HẠ CÁNH ILS


VÀ THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG NDB

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. LÂM MINH LONG


SINH VIÊN: ĐÀO NGỌC LINH
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1953020050
LỚP: 19ĐHĐT02

Thành phố Hồ Chí Minh – 06/2023


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA Đ I Ệ N - Đ I Ệ N T Ử

TÊN ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG HỖ TRỢ HẠ CÁNH ILS
VÀ THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG NDB

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Lâm Minh Long


SINH VIÊN: Đào Ngọc Linh
MÃ SỐ SINH VIÊN: 1953020050
LỚP: 19ĐHĐT02

Thành phố Hồ Chí Minh – 06/2023


HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2023

NHIỆM VỤ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN: Đào Ngọc Linh MSSV:1953020050


NGÀNH: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông LỚP: 19ĐHĐT02
1. Tên đề tài thực tập tốt nghiệp:
Hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS và thiết bị dẫn đường NDB
2. Nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp:
Tìm hiểu cấu trúc, chức năng và thực hành thay thế sửa chữa bảo dưỡng hệ
thống hỗ trợ hạ cánh ILS và thiết bị dẫn đường NDB
3. Ngày giao đề tài thực tập tốt nghiệp: 01/06/2023
4. Ngày nộp báo cáo thực tập tốt nghiệp: 30/06/2023
5. Họ tên giáo viên hướng dẫn (ghi rõ: Học hàm, học vị):
TS. Lâm Minh Long

TRƯỞNG KHOA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


HỌ VÀ TÊN: Đào Ngọc Linh MSSV: 1953020050
LỚP: 19ĐHĐT02
1. Tên đề tài: Hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS và thiết bị dẫn đường NDB
2. Họ tên GVHD (ghi rõ: Học hàm, học vị): TS. Lâm Minh Long
3. Kế hoạch tiến độ:
Tuần Công việc thực hiện Xác nhận GVHD Ghi chú

01/06/2023 Giao đề tài


Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Tuần 5

Tuần 6

Tuần 7
Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Nộp và bảo vệ

Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2023


Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Một tháng thực tập tuy chỉ là một thời gian ngắn nhưng lại là cơ hội cho
tôi tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời là thời gian
kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Tuy chỉ có một tháng
thực tập, nhưng qua quá trình thực tập tôi đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp
thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó tôi nhận thấy, việc cọ sát thực tế là vô
cùng quan trọng, giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học vững
chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh
nghiệm tôi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của các
chú, các anh làm việc tại Đội thiết bị thông tin dẫn đường đã giúp tôi có được
những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kỳ thực tập.
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban,
các chú, các anh trong Đội thiết bị thông tin dẫn đường tại Cảng Hàng không
quốc tế Tân Sơn Nhất – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi tiếp cận thực tế và nắm bắt quy trình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu Học viện
Hàng không Việt Nam, quý thầy cô khoa Điện – Điện tử đã tận tâm giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu cho tôi. Đặc biệt, tôi xin
cảm ơn thầy Lâm Minh Long, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành báo
cáo này.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô và mọi người, để tôi
rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài thực tập tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong đề tài thực
tập tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2023


Người cam đoan
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(ĐƠN VỊ NƠI SINH VIÊN THỰC TẬP)
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023
Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023
Giáo viên phản biện
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .....................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 1
1.5 Kết cấu của đề tài .........................................................................................1
1.6 Giới thiệu về đơn vị thực tập ...................................................................... 2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ ....................................................................3
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG HỖ TRỢ HẠ CÁNH ILS .......................................3
2.1 Chức năng, nhiệm vụ hệ thống ILS ........................................................... 3
2.2 Các hệ thống ILS tại Việt Nam ...................................................................4
2.3 Các khái niệm cơ bản các tiêu chuẩn ICAO ............................................. 5
2.4 Đài Glide Slope và hệ thống giám sát kết hợp ........................................ 14
2.5 Sự kết hợp tần số làm việc của hệ thống ILS ..........................................19
2.6 VHF marker beacons .................................................................................20
2.7 Các vùng giới hạn của hệ thống ILS ........................................................23
2.8 Các phương thức khai thác hệ thống ILS ............................................... 29
2.9 Một số hình ảnh liên quan đến hệ thống ILS: ........................................ 30
CHƯƠNG 3. CÁC THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG NDB ........................................33
3.1 Giới thiệu .....................................................................................................33
3.2 Tính năng kỹ thuật .....................................................................................34
3.3 Nguyên tắc hoạt động ................................................................................ 36
3.4 SA 1000 ........................................................................................................38
3.5 Anten ............................................................................................................54
CHƯƠNG 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 56
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1 Hệ thống ILS ......................................................................................................... 3
Hình 2-2 Chức năng, nhiệm vụ của ILS ...............................................................................4
Hình 2-3 Các điểm ILS ......................................................................................................... 7
Hình 2-4 Các thành phần của ILS ........................................................................................ 8
Hình 2-5 Đài Localizer (An-ten LPDA) ...............................................................................9
Hình 2-6 Cung Course – Localizer .......................................................................................9
Hình 2-7 Đài Localizer (An-ten LPDA) .............................................................................10
Hình 2-8 Bức xạ điện từ của Ăng ten Đài hướng Localizer, Đài tầm Glide Slope ...........10
Hình 2-9 Tầm phủ sóng đài LLZ mô tả theo góc phương vị ............................................. 12
Hình 2-10 Tầm phủ sóng đài LLZ mô tả theo cao độ ........................................................12
Hình 2-11 Chức năng, nhiệm vụ vủa đài Localizer ........................................................... 14
Hình 2-12 Đài Glide Path (An-ten M-Array) .....................................................................15
Hình 2-13 Cung Course – Glide Path .................................................................................15
Hình 2-14 Đài Glide Path (An-ten End) .............................................................................16
Hình 2-15 Ăng-ten hướng dọc ............................................................................................16
Hình 2-16 Tầm phủ sóng của đài tầm mô tả theo cao độ và góc phương vị ..................... 17
Hình 2-17 Chức năng, nhiệm vụ của đài Glide Path ..........................................................18
Hình 2-18 Đài Marker Beacon ........................................................................................... 21
Hình 2-19 Khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm ................................................................ 24
Hình 2-20 Vị trí đài LLZ so với vùng giới hạn ..................................................................24
Hình 2-21 Vị trí đài GP so với vùng giới hạn .................................................................... 25
Hình 2-22 Sự thay đổi về kích thước của vùng tới hạn và vùng nhạy cảm của đài hướng
với đường CHC dài 10.000 ft ............................................................................................. 26
Hình 2-23 Sự thay đổi về kích thước của vùng tới hạn và vùng nhạy cảm của đài tầm ... 26
Hình 2-24 Khu vực hạn chế của hệ thống ILS tại TSN (đầu 25) .......................................27
Hình 2-25 Khu vực hạn chế của hệ thống ILS tại TSN (đầu 07) .......................................27
Hình 2-26 Biển cảnh báo khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm .........................................28
Hình 2-27 Cỏ mọc ở mặt phản xạ an-ten LLZ ................................................................... 28
Hình 2-28 Tiêu chuẩn CAT hoạt động ............................................................................... 29
Hình 2-29 Chỉ thị của máy thu ILS trên máy bay .............................................................. 30
Hình 2-30 Giản đồ hướng phát xạ An-ten hệ thống ILS ....................................................30
Hình 2-31 Giản đồ trường phát xạ trong không gian .........................................................31
Hình 2-32 Thông số cấu hình thiết bị trong hệ thống ILS/DME .......................................31
Hình 2-33 Bảng hiển thị giám sát từ xa hệ thống ILS/DME tại AOCC ............................32
Hình 2-34 Xe kiểm tra cơ sở hạ tầng khu bay ....................................................................32
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời gian đầu vào đơn vị thực tập, tôi đã được giới thiệu sơ lược về các hệ
thống thành phần thiết bị có tại Đội thiết bị thông tin dẫn đường cũng như tại Cảng
Hàng không Quốc tế Tân Sân Nhất, kèm theo đó là sự gợi ý của người hướng dẫn.
Nói về hệ thống hạ cánh là một chủ đề tôi rất tò mò, không hiểu tại sao máy bay có
thể hạ cánh một cách an toàn và chính xác như vậy, qua tìm hiểu tôi đã có nghiên
cứu về hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS của máy bay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và thực hành thay thế sửa chữa của hệ thống hỗ trợ hạ
cánh ILS và thiết bị dẫn đường NDB
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS và thiết bị dẫn đường NDB
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đội thiết bị thông tin dẫn đường tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp đọc tài liệu kỹ thuật có sẵn, trên mạng
Internet và thực tế để hiểu về các thành phần, thiết bị trong hệ thống
1.5 Kết cấu của đề tài
Gồm 2 phần:
Phần I: Tổng quan về đề tài
Chương 1: Giới thiệu
Phần II: Nội dung và kết quả
Chương 2: Hệ thống hỗ trợ hạ cánh ILS
Chương 3: Thiết bị dẫn đường NDB
Chương 4: Tài liệu tham khảo

1
1.6 Giới thiệu về đơn vị thực tập
1.6.1 Tổng quan về Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
- Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất – TP. Hồ Chí Minh
- Tên đầy đủ: Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất
- Địa chỉ: Đường Trường Sa, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Khoảng cách tới trung tâm Sài Gòn: Khoảng 8km
- Mã sân bay: SGN
- Mã quốc gia: +84
- Điện thoại: 028 3848 5634
- Số nhà ga: 2
- Giờ GMT: +7
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nằm về phía Bắc Thành phố Hồ Chí
Minh, đây là Cảng Hàng không có hoạt động nhộn nhịp và đông đúc nhất trong số
22 Cảng Hàng không của Việt Nam và cũng là một trong số các sân bay ra đời sớm
nhất ở Việt Nam và thế giới.
1.6.2 Tổng quan về Đội thiết bị thông tin dẫn đường – Cảng Hàng không Quốc tế
Tân Sơn Nhất
- Theo cơ cấu gồm: 01 đội trưởng, 03 phó đội trưởng và 22 nhân viên chia thành 2
tổ kỹ thuật
- Nhiệm vụ trọng tâm:
+ Quản lý và đảm bảo kỹ thuật cho các hệ thống trang thiết bị gồm: các hệ thống
đài dẫn đường hạ cánh ILS/DME, các đài phù trợ dẫn đường NDB và hệ thống bộ
đàm Radio Trunking.
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng, phối hợp kiểm tra hiệu chuẩn
thiết bị phục vụ bay ILS/DME, NDB và triển khai công việc BGĐ giao.
+ Phân công sắp xếp lao động phù hợp, đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động
trong đơn vị, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định và nội quy
đơn vị.

2
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG HỖ TRỢ HẠ CÁNH ILS
2.1 Chức năng, nhiệm vụ hệ thống ILS
2.1.1 Mở đầu
ILS (Instrument Landing System) cùng với MLS (Microwave Landing System) là
các hệ thống thiết bị nhằm mục đích hướng dẫn tàu bay tiếp cận và hạ cánh bằng
thiết bị trong các điều kiện thời tiết khó khăn nhất (tầm nhìn bị hạn chế).
Trong giai đoạn chuyển tiếp của chương trình CNS/ATM, hệ thống ILS vẫn được
tiếp tục duy trì và là một hệ thống phục vụ hạ cánh hiệu quả.

Hình 2-1 Hệ thống ILS


2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Hệ thống ILS có hai đài cơ bản để cung cấp thông tin giúp tàu bay xác định được
qũy đạo hạ cánh xuống đường CHC một cách chính xác, đó là đài Localizer và đài
Glide Slope.
Đài Localizer còn gọi là đài xác định hướng, dùng để xác định chính xác trục tâm
(center line) của đường CHC và giúp tàu bay hạ cánh vào chính giữa tâm đường
CHC.
Đài Glide Slope còn gọi là đài xác định tầm, dùng để xác định chính xác đường
trượt hạ cánh (đường glidepath) của qũy đạo hạ cánh và giúp tàu bay hạ cánh chính
xác vào vùng hạ cánh của đường CHC (touch down zone).

3
Ngoài ra các đài chỉ chuẩn (Marker) (có thể được thay thế bởi các đài locator hoặc
DME) giúp tàu bay xác định cự ly từ tàu bay đến ngưỡng đường CHC.

Hình 2-2 Chức năng, nhiệm vụ của ILS


2.2 Các hệ thống ILS tại Việt Nam
Tất cả các sân bay quốc tế tại Việt Nam như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân sơn Nhất, đều
được trang bị hệ thống ILS. Ngoài ra hiện nay sân bay Phú Bài (Huế) cũng đã được
trang bị hệ thống ILS. Trong tương lai nhiều sân bay khác cũng sẽ được trang bị.
STT Tên khu vực Đài hiệu Tần số (MHz) Loại Hãng sản xuất
1. Sân bay Nội Bài
- Đường CHC 11L NBA 110,5 329,6 42X Hai tần số cấp I Park-Air Na Uy
- Đường CHC 11R 108,3 334,1 20X Hai tần số cấp II Park-Air Na Uy
2. Sân bay Phú Bài PBA 109,5 322,6 32X Hai tần số cấp II ASI Mỹ
3. Sân bay Đà Nẵng DAD 110,5 329,6 42X Hai tần số cấp I Thomson Pháp
4. Sân bay Tân Sơn Nhất
- Đường CHC 25R SGN 110,5 329,6 42X Hai tần số cấp I Thomson Pháp
- Đường CHC 25L 108,3 334,1 20X Hai tần số cấp II Park-Air Na Uy

Tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân sơn Nhất có hai hệ thống ILS phục vụ hạ cánh
cho hai đường CHC, một hệ thống ILS cấp I và một hệ thống ILS cấp II.
Các hệ thống ILS được sử dụng tại Việt Nam là của các hãng sản xuất nổi tiếng
như Thomson-CFS (có hai bộ), Park Air system (có ba bộ), Airport System
International (ASI) (có một bộ).

4
2.3 Các khái niệm cơ bản các tiêu chuẩn ICAO
2.3.1 Các khái niệm cơ bản
1. Hệ thống ILS một tần số: Hệ thống có tầm phủ sóng được thực hiện bởi việc sử
dụng một giản đồ trường bức xạ trên một tần số sóng mang.
2. Hệ thống ILS hai tần số: Hệ thống có tầm phủ sóng được thực hiện bởi việc sử
dụng một giản đồ trường bức xạ độc lập trên hai tần số sóng mang riêng biệt.
3. Hệ thống ILS cấp I (Category I): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến một điểm cao
cách ngưỡng hạ cánh 60m.
4. Hệ thống ILS cấp II (Category II): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến một điểm cao
cách ngưỡng hạ cánh 15m.
5. Hệ thống ILS cấp III (Category III): Hướng dẫn tàu bay hạ cánh đến điểm chạm
bánh trên đường hạ cánh.
6. Vùng “Course”: là vùng có độ sâu điều chế của hai tín hiệu âm thanh được điều
chế bằng nhau.
7. Vùng “Clearance”: là vùng có độ sâu điều chế của một tín hiệu âm thanh vượt
trội hơn so với tín hiệu kia.
8. DDM (Difference in Depth of Modulation):
DDM= | Ma% - Mb% | / 100
9. Đường Course (Course line): Quỹ tích của những điểm gần đường tâm đường
CHC (Center line) nhất, nằm trong mặt phẳng ngang bất kỳ và có DDM=0.
10. Cung Course (Course sector): Một cung nằm trong mặt phẳng ngang có chứa
“Course line” và giới hạn bởi qũi tích của các điểm gần “Course line” nhất và có
DDM = 0,155.
11. Đường hạ cánh (ILS Glide path): Quỹ tích của những điểm nằm trong mặt
phẳng đứng có chứa đường tâm đường CHC và có DDM = 0.
12. Góc hạ cánh (Glide path angle): Là góc hợp bởi đường hạ cánh và mặt phẳng
ngang.
13. Cung hạ cánh (Glide path sector): Một cung nằm trong mặt phẳng đứng có
chứa đường hạ cánh và giới hạn bởi quĩ tích của những điểm gần đường hạ cánh
nhất và có DDM = 0,175.

5
14. Vùng bay sang phải (Fly-Right): Là vùng phía bên trái của đường Course, vùng
có tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội, còn gọi là vùng "Vàng" (Yellow).
15. Vùng bay sang trái (Fly-Left): Là vùng phía bên phải của đường Course, vùng
có tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội, còn gọi là vùng"Xanh" (Blue).
16. Vùng bay lên (Fly-Up): Là vùng phía dưới đường hạ cánh, vùng có tín hiệu âm
tần 150 Hz vượt trội.
17. Vùng bay xuống (Fly-Down): Là vùng phía trên đường hạ cánh, vùng có tín
hiệu âm tần 90 Hz vượt trội.
18. Ngưỡng đường CHC (Threshold): Là phần đầu tiên của đường CHC được phép
sử dụng để hạ cánh.
19. Vùng chạm bánh (Touch down zone): Là một phần của đường CHC, nằm phía
sau ngưỡng, cho phép tàu bay hạ cánh.
20. Điểm cuối đường CHC (End of runway): Là điểm cuối cùng của đường CHC.
21. ILS điểm "A": Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ cánh
7,5 Km (4 Nm).
22. ILS điểm "B": Là điểm nằm trên đường hạ cánh, cách ngưỡng đường hạ cánh
1.050 m (3.500 ft).
23. ILS điểm "C": Là điểm nằm trên đường hạ cánh trong một mặt phẳng ngang có
độ cao cách tâm đường hạ cánh kéo dài 30 m (100 ft).
24. ILS điểm "D": Là điểm nằm trên tâm đường hạ cánh 4 m, cách ngưỡng 900 m
về hướng ăngten đài xác định hướng (LLZ).
25. ILS điểm "E": Là điểm nằm trên tâm đường hạ cánh 4 m, cách điểm dừng cuối
cùng của đường hạ cánh 600 m.
26. ILS điểm chuẩn (ILS điểm "T"): Là điểm hướng dẫn tàu bay chạm bánh cuối
cùng của hệ thống.

6
Hình 2-3 Các điểm ILS
2.3.2 Các yêu cầu cơ bản
Một hệ thống ILS bao gồm các thành phần cơ bản sau:
Thiết bị Localizer VHF, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều khiển
từ xa.
Thiết bị Glide Slope UHF, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều
khiển từ xa.
Các đài VHF marker, hệ thống giám sát kết hợp, hệ thống chỉ thị và điều khiển từ
xa (các đài marker cũng có thể được thay thế bởi các đài Locator hay DME).
Đối với hệ thống ILS cấp II & III:
Hệ thống ILS phải có thiết bị chỉ thị và điều khiển từ xa để cung cấp các thông tin
hoạt động của tất cả các thành phần trên mặt đất của hệ thống ILS.
Tại những nơi sử dụng hai hệ thống ILS:
Phục vụ cho hai đầu hạ cánh của một đường CHC thì phải có một chuyển mạch
liên động cho hai hệ thống. Chuyển mạch này cho phép chỉ sử dụng một hệ thống
ILS tại một thời điểm phục vụ hướng dẫn hạ cánh. Trong trường hợp nếu sử dụng
hệ thống ILS Cấp I thì hoạt động của hai hệ thống này không gây nhiễu lẫn nhau.
Tại những nơi sử dụng hai hệ thống ILS:
7
Phục vụ cho cùng một đường CHC hoặc hai đường CHC khác nhau trong cùng
một sân bay nhưng hoạt động trên cùng một tần số, thì phải có một chuyển mạch
liên động cho hai hệ thống. Để bảo đảm chỉ có một hệ thống được hoạt động tại
một thời điểm, khi chuyển từ hệ thống ILS này sang hệ thống ILS khác thì thời
gian ngắt quãng ít nhất là 20s.

Hình 2-4 Các thành phần của ILS

2.3.3 Đài Localizer và hệ thống giám sát kết hợp


Khái niệm chung (General):
Trường điện từ được bức xạ từ hệ thống ăngten Localizer là một trường điện từ
hỗn hợp mà được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu âm tần là 90 Hz và 150 Hz.
Giản đồ bức xạ của nó bao gồm hai phần với một phía có một tín hiệu âm tần này
vượt trội và đối diện là tín hiệu âm tần kia vựơt trội.

Khi một người quan sát đứng từ điểm hạ cánh nhìn đối diện với hệ thống ăngten
Localizer thì giản đồ bức xạ có tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội nằm bên phía tay
phải của người quan sát và giản đồ bức xạ có tín hiệu âm tần 90 Hz vượt trội nằm
bên phía tay trái của người quan sát.

Tất cả các góc nằm ngang được sử dụng trong việc đặc tả các giản đồ trường của
đài Localizer đều bắt nguồn từ tâm của hệ thống ăngten Localizer – Nơi cung cấp
các tín hiệu được sử dụng trong cung “Course” phía trước.

8
Hình 2-5 Đài Localizer (An-ten LPDA)

RTH

W
700ft

Hình 2-6 Cung Course – Localizer

9
Hình 2-7 Đài Localizer (An-ten LPDA)

Hình 2-8 Bức xạ điện từ của Ăng ten Đài hướng Localizer, Đài tầm Glide Slope

10
Tần số làm việc (Radio frequency):
- Giải tần làm việc của đài Localizer: (108 ÷ 111,975) MHz, với sai số tần số cho
phép là ± 0,005% (đối với hệ thống một tần số) và ± 0,002% (đối với hệ thống hai
tần số), khoảng cách tần số trong hệ thống hai tần số được qui định: 5 KHz ≤ΔF ≤
14 KHz. - Phân cực ngang.
Tầm phủ sóng (Coverage):
Điều kiện bình thường:
46,3 Km (25 Nm) trong cung ± 10° so với đường “Course”.
31,5 Km (17 Nm) trong cung từ ± 10° đến ± 35° so với đường “Course”.
18,5 Km (10 Nm) bên ngoài cung ± 35° so với đường “Course”
(nếu được cung cấp).
Trong trường hợp các yêu cầu hoạt động và địa hình không cho phép
thì tầm phủ sóng được xác định như sau:
33,3 Km (18 Nm) trong cung ± 10° so với đường “Course”.
18,5 Km (10 Nm) trong phần còn lại.

11
Hình 2-9 Tầm phủ sóng đài LLZ mô tả theo góc phương vị

Hình 2-10 Tầm phủ sóng đài LLZ mô tả theo cao độ

12
Đối với đài Localizer sử dụng hai tần số, một tần số tạo ra giản đồ bức xạ trong
cung “Course” phía trước và một tần số khác tạo ra giản đồ bức xạ bên ngoài cung
“Course”. Cường độ trường của hai tín hiệu trên ngoài không gian trong cung
“Course” ứng với tầm phủ sóng nêu trên là không thấp hơn 10 dB.
Độ chính xác của đường “Course” (Course alignment accuracy):
Đường “Course” chính phải được điều chỉnh và duy trì trong các giới hạn tương
đương với sự dịch chuyển của điểm chuẩn ILS so với trục tâm đường CHC như
sau:
ILS Cấp I: ± 10,5m (DDM = 0,015).
ILS Cấp II: ± 7,5m.
ILS Cấp III: ± 3m.
Tín hiệu nhận dạng (Identification):
Tín hiệu nhận dạng mô tả địa điểm sân bay, hướng đường CHC hạ cánh.
Sử dụng tần số 1.020 Hz ± 50 Hz với độ sâu điều chế trong giới hạn (5÷15) %.
Tín hiệu nhận dạng dùng mã Morse bao gồm hai hoặc ba ký tự.
Lắp đặt (Siting):
Hệ thống ăngten đài Localizer được đặt vuông góc với tâm đường CHC nối dài và
cách điểm dừng cuối cùng của đường CHC khoảng 1.000 ft (khoảng 300 m).
Hệ thống giám sát (Monitoring):
Hệ thống giám sát tự động sẽ cung cấp một tín hiệu báo động khi:
Sự bức xạ bị dừng lại.
Không có thông tin về dẫn đường và tín hiệu nhận dạng từ sóng mang.
Sự suy giảm CAT (xuống cấp)
Hệ thống giám sát tự động sẽ chuyển hoặc tắt máy khi:
Độ chính xác của đường Course sai quá giới hạn cho phép.
DS sai qúa giới hạn cho phép.
Mất tín hiệu nhận dạng và M% giảm quá 5%.
Công suất giảm 50% (với hệ thống 1 tần số) và 20% (với hệ thống 2 tần số).

13
Hình 2-11 Chức năng, nhiệm vụ vủa đài Localizer

2.4 Đài Glide Slope và hệ thống giám sát kết hợp


2.4.1 Khái niệm chung (General):
Trường điện từ được bức xạ từ hệ thống ăng-ten Glide Slope là một trường điện từ
hỗn hợp mà được điều chế biên độ bởi hai tín hiệu âm tần là 90 Hz và 150 Hz.
Giản đồ bức xạ của ăng-ten sẽ cung cấp một đường thẳng hạ cánh nằm trong mặt
phẳng đứng chứa trục của đường CHC với tín hiệu âm tần 150 Hz vượt trội nằm ở
phía dưới và tín hiệu âm tần 90 Hz vựơt trội nằm ở phía trên.
Ký hiệu θ là góc danh định của đường hạ cánh Glidepath, gọi là góc hạ cánh.
Thông thường góc hạ cánh được chọn trong khoảng từ 2° đến 4°, thường được
chọn là 3°.
Góc hạ cánh được điều chỉnh và duy trì trong khoảng:
± 0,075θ so với θ với ILS Cấp I & II.
± 0,04θ so với θ với ILS Cấp III.
Tần số làm việc (Radio frequency):
- Giải tần làm việc của đài Glidepath: (329 ÷ 335) MHz, với sai số tần số cho phép
là ± 0,005% (đối với hệ thống một tần số) và ± 0,002% (đối với hệ thống hai tần
số), khoảng cách tần số trong hệ thống hai tần số được qui định: 4 KHz ≤ΔF ≤ 32
KHz.
- Phân cực ngang.

14
Hình 2-12 Đài Glide Path (An-ten M-Array)

PAT

CLEARANCE
3
Hình 2-13 Cung Course – Glide Path

15
Hình 2-14 Đài Glide Path (An-ten End)

Hình 2-15 Ăng-ten hướng dọc

16
2.4.2 Tầm phủ sóng (Coverage):
Ít nhất là 18,5 Km (10 Nm) đối với:
Theo góc phương vị: ± 8° so với đường tâm.
Theo độ cao: +1,75θ và – 0,45θ so với góc hạ cánh.

Hình 2-16 Tầm phủ sóng của đài tầm mô tả theo cao độ và góc phương vị

2.4.3 Độ nhạy của sự dịch chuyển (Displacement sensitivity):


DS phải được điều chỉnh và duy trì trong khoảng:
± 25% so với giá trị danh định đối với ILS Cấp I.
± 20% so với giá trị danh định đối với ILS Cấp II.
± 15% so với giá trị danh định đối với ILS Cấp III.
Lắp đặt (Siting):
Hệ thống ăng-ten đài Glidepath được đặt phía bên trái hoặc phải đường CHC, cách
ngưỡng hạ cánh của đường CHC khoảng 1.000 ft (khoảng 300 m).

17
2.4.4 Hệ thống giám sát (Monitoring):
Hệ thống giám sát sẽ tạo ra một tín hiệu báo động khi các tiêu chuẩn sau bị vi
phạm:
Góc hạ cánh θ bị dịch chuyển hơn 0,075θ theo chiều âm (nhỏ hơn θ) - 1,10 θ theo
chiều dương (lớn hơn θ)
1. Công suất giảm:
- 50% (Với hệ thống 1 tần số).
- 20% (Với hệ thống 2 tần số).
2. Góc hạ cánh θ bị dịch chuyển hơn 0,075θ theo chiều âm (nhỏ hơn θ)
3. Độ nhạy của sự dịch chuyển sai quá 25% so với định danh.

Hình 2-17 Chức năng, nhiệm vụ của đài Glide Path

18
2.5 Sự kết hợp tần số làm việc của hệ thống ILS
Việc kết hợp tần số làm việc giữa đài Localizer và đài Glidepath trên cùng một
đường CHC phải tuân thủ theo tiêu chuẩn sau:

Localizer Glide Slope Localizer Glide Slope


(MHz) (MHz) (MHz) (MHz)

108,1 334,7 111,35 332,15


108,15 334,55 111,5 332,9
… … … …
108,3 334,1 111,55 332,75
108,35 333,95 111,7 333,5
108,5 329,9 111,75 333,35
Ở các khu vực có 20 hệ thống ILS trở xuống, thì việc kết hợp tần số làm việc giữa
đài Localizer và đài Glide Slope trên cùng một đường CHC phải tuân thủ theo tiêu
chuẩn sau:
Localizer Glide Slope Localizer Glide Slope
(MHz) (MHz) (MHz) (MHz)
110,3 335.0 108,1 334,7
109,9 333,8 108,3 334,1
109,5 332,6 108,5 329,9
110,1 334,4 108,7 330,5
109,7 333,2 108,9 329,3
109,3 332,0 111,1 331,7
109,1 331,4 111,3 332,3
110,9 330,8 111,5 332,9
110,7 330,2 111,7 333,5
110,5 329,6 111,9 331,1

19
2.5.1 Sự kết hợp tần số giữa đài Localizer và đài DME
Khi DME được sử dụng trong hệ thống ILS thì phải có sự kết hợp tần số giữa
DME và đài Localizer. Sự kết hợp này phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của ICAO.

Localizer DME Localizer DME


(MHz) (No.channel) (MHz) (No.channel)
108,1 18X 110,3 40X
108,15 18Y 110,35 40Y
108,3 20X 110,5 42X
108,35 20Y 110,55 42Y
108,5 22X 110,6 43X
... ... ... ...

2.6 VHF marker beacons


2.6.1 Khái niệm chung (General):
Phải có ít nhất hai đài marker được sử dụng trong cấu hình cơ bản của hệ thống
ILS. Đài marker thứ ba có thể được sử dụng phụ thuộc vào địa hình nơi lắp đặt.
Hai đài marker tối thiểu được sử dụng trong cấu hình cơ bản của hệ thống ILS là
đài Outer marker và Middle marker.
Các đài marker phải có giản đồ bức xạ sóng điện từ nhằm xác định một cự ly đã
được qui định so với ngưỡng thềm dọc theo đường Glidepath.

20
Hình 2-18 Đài Marker Beacon

2.6.2 Tần số làm việc (Radio frequency):


Tần số làm việc của đài marker là 75 MHz, với sai số tần số cho phép là ± 0,005%.
ΔF = ± 0,005% × 75 MHz = 3.750 Hz
2.6.3 Tầm phủ sóng (Coverage):
Tầm phủ sóng của các đài VHF marker được đo lường trên đường “Course” (đài
localizer) và đường “Glidepath” (đài Glidepath).
Với đài INNER MARKER: 150 m ± 50 m.
Với đài MIDDLE MARKER: 300 m ± 100 m.
Với đài OUTER MARKER: 600 m ± 200 m.
2.6.4 Điều chế sóng mang (Modulation):
Tần số âm tần điều chế cho các đài marker:
Với đài INNER MARKER: 3.000 Hz.
Với đài MIDDLE MARKER: 1.300 Hz
Với đài OUTER MARKER: 400 Hz.
Độ sâu điều chế của các đài marker là 95% ± 4%.
Sai số tần số của tín hiệu âm tần là ± 2,5%.

21
2.6.5 Tín hiệu nhận dạng (Identification):
Tín hiệu nhận dạng của các đài marker được quy định như sau:
Với đài INNER MARKER: Phát sáu dot trong một giây, phát liên tục.
Với đài MIDDLE MARKER: Phát liên tục các dot và dash, tốc độ của dash là 2
dash trong một giây, tốc độ của dot là 6 dot trong một giây,
Với đài OUTER MARKER: Phát hai dash trong một giây, phát liên tục.
Tốc độ phát tín hiệu nhận dạng có sai số ± 15%.

2.6.6 Lắp đặt (Sitting):


Với đài INNER MARKER: Giản đồ bức xạ là giản đồ đứng.
Trong khoảng từ 75m (250 ft) đến 450m (1.500 ft) từ ngưỡng đường CHC.
Không lệch quá tâm đường CHC 30 m (100 ft).
Với đài MIDDLE MARKER: Giản đồ bức xạ là giản đồ đứng.
Cách khoảng 1.050 m (3.500 ft) ± 150 m (500 ft) từ ngưỡng đường CHC.
Không lệch quá tâm đường CHC 75 m (250 ft).
Với đài OUTER MARKER: Giản đồ bức xạ là giản đồ đứng.
Cách khoảng 7,2 Km (3,9 Nm), hoặc trong khoảng (6,5 ÷ 11,1) Km (3,5 Nm ÷ 6
Nm) từ ngưỡng đường CHC khi điều kiện địa hình phức tạp.
Không lệch quá tâm đường CHC 75 m (250 ft).
Một đài DME có thể được sử dụng để thay thế một phần hay toàn bộ các đài
marker trong hệ thống ILS.
Khi sử dụng DME thì DME sẽ cung cấp thông tin về cự ly tương đương như các
đài marker cung cấp.
Khi sử dụng DME như là một đài thay thế cho đài middle marker thì tần số làm
việc của DME phải được phù hợp với tần số làm việc của đài Localizer và được
đặt tại vị trí sao cho có lỗi về thông tin cự ly là nhỏ nhất.

22
2.6.7 Hệ thống giám sát (Monitoring):
Hệ thống giám sát của các đài marker sẽ chuyển hoặc tắt máy khi:
Công suất giảm 3 dB.
Mất tín hiệu nhận dạng.
Độ sâu điều chế giảm 4 dB.

2.7 Các vùng giới hạn của hệ thống ILS


2.7.1 Các tác nhân gây nhiễu đến hệ thống ILS:
Do sử dụng nguyên lý điều chế không gian, nên hệ thống ILS sẽ bị ảnh hưởng bởi
các tác động sau:
Hệ thống địa vật trong khu vực đặt ILS.
Môi trường của mặt phản xạ.
Nhiễu do tác động của tàu bay và các vật thể chuyển động.
Nhiễu do tác nhân công nghiệp, điện từ trường...
Các tác động đó sẽ làm sai lệch các vùng phủ sóng, làm các tham số không gian bị
thay đổi tức thời hay liên tục.
2.7.2 Các khái niệm về vùng giới hạn:
Vùng giới hạn tuyệt đối (Critical area): Tất cả các chướng ngại trong vùng này đều
gây ra sự thay đổi đáng kể đến các tham số của hệ thống.
Vùng nhạy cảm (Sensitive area): Vùng có khả năng gây ra sai số cho các tham số
của hệ thống.

23
Hình 2-19 Khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm

Hình 2-20 Vị trí đài LLZ so với vùng giới hạn

24
Hình 2-21 Vị trí đài GP so với vùng giới hạn

2.7.3 Một số qui định về vùng giới hạn:


Các yếu tố quyết định về kích thước của vùng giới hạn và vùng nhạy cảm bao gồm:
Kích thước của tàu bay.
Góc mở ăngten đài Localizer.
Dạng ăngten.
Thiết bị một tần số, hai tần số.
Chiều dài đường CHC.
Cấp hoạt động của hệ thống.

25
Hình 2-22 Sự thay đổi về kích thước của vùng tới hạn và vùng nhạy cảm của đài
hướng với đường CHC dài 10.000 ft

Hình 2-23 Sự thay đổi về kích thước của vùng tới hạn và vùng nhạy cảm của đài tầm

26
Hình 2-24 Khu vực hạn chế của hệ thống ILS tại TSN (đầu 25)

Hình 2-25 Khu vực hạn chế của hệ thống ILS tại TSN (đầu 07)

27
Hình 2-26 Biển cảnh báo khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm

Hình 2-27 Cỏ mọc ở mặt phản xạ an-ten LLZ

28
2.8 Các phương thức khai thác hệ thống ILS
Không giống như các đài NDB, DME, VOR có thể áp dụng cho dẫn đường trung
cận lẫn tiếp cận hạ cánh; Hệ thống ILS chỉ được sử dụng để hướng dẫn tiếp cận hạ
cánh.
Khác với sự phân cấp chính xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật như đã trình bày trong
chương II, cấp chính xác trong khai thác còn phụ thuộc vào hai yếu tố là tầm nhìn
và trần mây, được mô tả như sau:
Độ cao quyết định Tầm nhìn đường CHC
(Decision height) (RVR)
Cấp I (CAT I) Không thấp hơn 60 m Không dưới 550 m
Cấp II (CAT II) Thấp hơn 60 m Không dưới 350 m
nhưng không thấp hơn 30 m
Cấp CAT IIIA Thấp hơn 30 m hoặc không có Không dưới 200 m

Cấp CAT IIIB Thấp hơn 15 m hoặc không có Dưới 200 m


nhưng không dưới 50 m
Cấp CAT IIIC Không có Không hạn chế
Có thể áp dụng phương thức chỉ sử dụng đài xác định hướng (Localizer only) để
phục vụ tiếp cận hạ cánh, vì lúc này nhiệm vụ của đài xác định hướng giống như
nhiệm vụ của hai đài NDB, cho nên các yếu tố về khí tượng như tầm nhìn, trần
mây… được áp dụng như nhau.

Hình 2-28 Tiêu chuẩn CAT hoạt động

29
2.9 Một số hình ảnh liên quan đến hệ thống ILS:

Hình 2-29 Chỉ thị của máy thu ILS trên máy bay

Hình 2-30 Giản đồ hướng phát xạ An-ten hệ thống ILS

30
Hình 2-31 Giản đồ trường phát xạ trong không gian

Hình 2-32 Thông số cấu hình thiết bị trong hệ thống ILS/DME

31
Hình 2-33 Bảng hiển thị giám sát từ xa hệ thống ILS/DME tại AOCC

Hình 2-34 Xe kiểm tra cơ sở hạ tầng khu bay


32
CHƯƠNG 3. CÁC THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG NDB
3.1 Giới thiệu
NDB là một máy phát thanh trên tần số thấp, trung bình và ra mọi hướng, kèm theo
đài hiệu nhằm giúp máy bay có thể bay hướng về các đài NDB được đặt trong các
không lộ trong nước và quốc tế.
NDB là thiết bị dẫn đường phụ trợ bằng radio mà trạm phát mặt đất phát ra mọi
hướng trên máy bay sẽ chỉ thị cho phi công biết hướng bay tới đài. Khi người lái
trên máy bay nhận tín hiệu đài NDB bằng cách nghe tín hiệu nhận dạng của đài
phát 2 lần trong 1 chu kỳ trên tần số 1020kHz.Theo kim chỉ thị của bộ định hướng
phi công có thể lái theo hướng chỉ của kim tới đài NDB.Khi máy bay vượt qua đài
NDB thì kim chỉ thị của bộ định hướng quay ngược 1800 báo hiệu cho người lái
biết máy bay đã qua đài.
Đài NDB có thể dùng làm nhiệm vụ dẫn đường dài, dẫn đường tiếp cận tại sân bay
và dùng làm đài chỉ hướng cho thiết bị ILS.

Hình 3-1 Đài NDB (Non Directional radio Beacon)

33
3.2 Tính năng kỹ thuật
3.2.1 Dải tần làm việc
Dải tần làm việc của các đài NDB nằm trong khoảng (190- 1750) KHz (Annex 10).
Với sai số cho phép ∆� ≈ 0.01% so với tần số làm việc. Trong trường hợp đài
NDB có công suất phát lớn hơn 200W và tần số làm việc lớn hơn 1606,5 KHz thì
∆� �ê� �ầ� �à 0,0005%
Với các đài Locator làm nhiệm vụ kết hợp bổ trợ cho hệ thống ILS thì tần số làm
việc giữa hai đài phải cách nhau 1 khoảng ∆� và được qui định: 15��� < ∆� <
25���

3.2.2 Công suất phát


Công suất phát của đài NDB phải được đảm bảo phủ sóng ứng với một cự ly nhất định
tùy thuộc vào nhiệm vụ của đài.
Trong chế độ landing: từ 15-20 nautical mile.
Trong chế độ enroute: từ 25- 150 nautical mile.
Công suất phát của một đài NDB không được vượt quá 2dB so với mức cần thiết để đảm
bảo tầm phủ sóng của cự ly cho phép.
Ở Việt Nam các đài NDB phát ở tần số 220- 550 KHz

3.2.3 Điều chế


Tần số âm thanh điều chế
Tiêu chuẩn 1020 ± 50��
Tiêu chuẩn 400 ± 25��
Độ sâu điều chế ≈ 95%

3.2.4 Tín hiệu nhận dạng


Sử dụng mã Morse quốc tế
Tốc độ 7 từ/1 phút
Nội dung: tối đa là 3 từ (chữ hoặc số)
Thời gian được phép mất tín hiệu nhận dạng không quá 1 phút
34
3.2.5 Hệ thống kiểm tra và điều khiển
Tiêu chuẩn tối thiểu của hệ thống kiểm tra và điều khiển của một đài NDB gồm:
Công suất: khi công suất giảm -3dB phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).
Mất tín hiệu nhận dạng: Phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).
Hệ thống Monitor có sự cố: Phải tự chuyển máy (hoặc tắt máy).

3.2.6 Hệ thống cấp nguồn


Hệ thống cấp nguồn đầy đủ cho 1 đài NDB gồm 3 dạng thứ tự ưu tiên sau:
Điện mạng công nghiệp AC
Điện máy nổ AC
Ắc quy DC
Khi mất nguồn thời gian chuyển đổi từ nguồn này sang nguồn khác tùy thuộc vào
chức năng của thiết bị (thông thường từ 8s – 20s)
Hệ thống chuyển đổi lý tưởng là hệ thống chuyển đổi tự động

3.2.7 Anten
Thông thường các đài NDB sử dụng anten như sau:
Anten chữ T
Anten chũ I
Anten có hệ số phẩm chất cao - Polestar
Anten được đánh giá qua một tham số gọi là hệ số bức xạ của anten.
�ô�� ��ấ� �ứ� �ạ �� �ℎô�� ����
Hệ số đó được định nghĩa: �ô�� ��ấ� đầ� �à� �ủ� �����

Hệ số bức xạ của anten phụ thuộc vào công suất đầu vào của anten (công suất của
máy phát). Công suất đầu vào càng lớn đòi hỏi hệ số bức xạ của anten càng lớn tức
phẩm chất cùa anten càng cao.

35
3.2.8 Tầm hoạt động
Tầm hoạt động tối đa của NDB là 1000Km phụ thuộc vào 4 yếu tố:
Phụ thuộc vào truyền sóng vào ban ngày hay ban đêm
Truyền sóng trên mặt đất hoặc mặt nước
Công suất máy phát: nhỏ nhất 20W lớn nhất là 5KW
Vĩ tuyến đặt đài
3.2.9 Đài hiệu
Đài hiệu chia làm 2 loại:
Đài quốc nội gồm 2 chữ cái.
Đài quốc tế: đài hiệu gồm 3 chữ cái
Chữ đầu tiên X biểu thị đài quốc tế
Chữ thứ hai V tên nước đặt đài
Chữ thứ ba D nơi đặt đài.
Tần số phát đài hiệu: 1020�� ± 50�� �à 400�� ± 25��
3.3 Nguyên tắc hoạt động
3.3.1 An-tean
Máy phát có:
Công suất nhỏ hơn 1KW thì dùng anten hình chữ T
Công suất lớn hơn hoặc bàng 1KW thì dùng anten trụ
3.3.2 Nguyên tắc hoạt động
Dòng điện cao tần từ máy phát truyền tới anten bức xạ ra ngoài không gian theo
mọi hướng.
Trang thiết bị đặt trên máy bay:
Máy thu ADF (Automatic Direction Finder): dùng tần số thấp và trung bình có 3
dải tần số:
Băng 1 từ 190-400KHz.
Băng 2 từ 400-800KHz.
Băng 3 từ 800-1750KHz.
36
Đi kèm với ADF có 2 loại anten:
Anten vô hướng có 1 sợi dây dài.
Anten định hướng: Anten khung có thể là hình tròn,vuông hoặc chữ nhật.
3.3.3 Công dụng của NDB
Có 4 công dụng:
Dùng để bay quy hướng bay tới đài NDB: Sau khi cất cánh tại sân bay A người lái
mở máy ADF ở tần số của đài dùng Head phone nghe đài hiệu nhìn đồng hồ RMI
hoặc radio compass (dùng anten vô hướng) từ công tắc anten vô hướng bật sang
công tắc anten định hướng, chuyển qua khung. Xoay kim lớn RMI hoặc radio
compass sau đó không nghe được đài hiệu. Phương của máy bay đang bay so với
phương của sóng anten một góc 600: khi bay qua đỉnh đài kim đồng hồ đổi 1800
khi đó kim đồng hồ chỉ về số 0.
Xác định vị trí đang bay: dùng 2 đài NDB.Giữ hướng bay cũ, mở ADF trên tần số
đài NDB2, nghe đài hiệu. Xoay anten thu cho tới khi không nghe được đài hiệu của
đài số 2.
Dùng để vòng chờ: chiều lệch của kim đồng hổ có thay đổi hay không. Độ lệch: có
thay đổi, chiều lệch kim và vị trí của máy bay luôn luôn lệch nhau.
Dùng để đáp xuống sân bay: anten của đài NDB phải nằm trên trục đường băng khi
hạ xuống sân bay tầm nhìn rõ phải 1km thì mới được hạ cánh.

Hình 3-2 Chức năng của NDB


37
3.3.4 Các đặc điểm của đài NDB
Ưu điểm:
Các thao tác rất quen thuộc với các phi công
Hệ thống mặt đất đơn giản
Giá thành rẻ
Nhược điểm:
Chịu ảnh hưởng rất mạnh của địa vật, địa hình và các nhiễu tạp của thời tiết,của
máy thu ADF thu được chỉ thị sai làm kim chỉ thị lệch quá xa gây nguy hiểm cho
máy bay
Sét đánh hoặc nhiễu xạ sóng điện tử vào ban đêm gây ra lỗi đài NDB

3.4 SA 1000
3.4.1 Giới thiệu
3.4.1.1 Mô tả tổng quát
Là 1 máy phát AM, có công suất sóng mang điều chỉnh được từ 200W đến 1000W.
Máy phát dùng công nghệ Switching ở các tầng công suất và các khối điều chế, ổn
áp, lám cho hệ thống đạt được hiệu suất cao trong 1 kích thước nhỏ gọn.
Phần kích thích RF gồm 1 mạch tổng hợp tần số từ 190KHz đến 535KHz, điều
khiển bằng thạch anh , một mạch dao động ra 2 tần số âm tần 1020Hz hoặc 400Hz
dùng cho đài hiệu, 1 bộ tạo mã đài hiệu theo mã Morse có thể cài đặt được bằng
các công tắc, 1 mạch kiểm tra và 1 mạch xử lý thoại (tùy chọn).
Phần công suất của máy phát gồm 4 hệ thống 250W độc lập nhau. Mỗi hệ thống có
1 bộ lọc ngõ ra , 1 tầng khuếch đại công suất switching, bộ điều chế ổn áp
switching. Ngõ ra RF của mỗi hệ thống được kết nối lại và cung cấp tín hiệu
1000W đến bộ ghép anten.
Đài NDB gồm 2 máy phát SA 1000 và 1 bộ chuyển đổi tự động được đặt trong 1 tủ
máy duy nhất.

38
3.4.1.2 Đặc tính
Chất lượng: Thỏa mãn các đòi hỏi áp dụng của ICAO và FCC.
Tần số: 190535KHz, tổng hợp tần số điều khiển bằng thạch anh, lựa chọn tần số
bằng cách thay đổi công tắc với các bước cách là 500Hz. Độ ổn định tốt hơn
0,005 (nhiệt độ từ -40oC  +70oC).
Công suất ra: Công suất sóng mang trên tải 50 chỉnh được liên tục từ 200W đến
1000W.
Điều chế : Mạch điều chế/ ổn áp cung cấp mức điều chế từ 0  95  . Âm tần
400Hz hoặc 1020Hz trong máy được lựa chọn bằng cách đặt jumper.
Bộ tạo đìa hiệu: trong máy hoạt động bình thường ở tốc độ 8 baud (khoảng 7
vòng/phút), có thể chỉnh được từ 5 đến 16 baud.
Nguồn điện vào: 115/230VAC  10%, 50/60 Hz 1 pha và 144 VDC. Công suất tiêu
thụ danh định là 1800W với 1000W công suất sóng mang phát ra và điều chế ở
mức 95.
Nguồn điện bình: Khi sử dụng điện bình váo lúc mất điện, cần phải có 2 loại điện
thế 144VDC và 24VDC. Công suất đòi hỏi cho 144V là 8A và 2,5A cho 24V.
Công suất giảm khoảng 15 hoặc nhỏ hơn.
Đo đạc: Các đồng hồ trên mặt máy sẽ đo công suất ra, công suất sóng dội, điện thế
cấp cho tầng công suất, dòng điện công suất, phần trăm biến điệu, mức âm tần ngõ
vào (khi dung thoại).
Đài hiệu: Bộ keyer bằng bán dẫn cung cấp 95 công tắc để đặc các khoảng tương
đương. Trong mã Morse, một khoảng này chỉnh được từ 63 ms đến 1666 ms.
Bảo vệ mạch: Các cầu chì riêng biệt được dung để bảo vệ các mạch AC và DC.
Một mạch sóng dội VSWR sẽ dừng máy phát nếu VSWR vượt quá 1 giá trị chỉnh
trước
Điều kiện hoạt động: Nhiệt độ từ -50oC  +70 oC, độ ẩm từ 0100.
Kiểm tra giám sát: Máy phát sẽ ngưng hoạt động khi bị mất đài hiệu, điều chế
xuống thấp hơn mức chỉnh trước, tone đài hiệu bị dính, công suất xuống thấp hơn
mức chỉnh trước, sóng phản xạ tăng lên hơn mức chỉnh trước. Với hệ thống có máy
dự phòng, tín hiệu ngưng máy sẽ khởi động máy dự phòng làm việc.

39
Ngõ vào thoại (tùy chọn): Cân bằng, 60020, -17dBm (-28dBm  +5dBm),
dòng DC không được vượt quá 3 mADC.
Mô tả tổng quát bộ ghép anten PC-1Kilo:
Bộ ghép anten dung để ghép công suất ra của máy phát có trở kháng 50 với anten
hoặc chữ T, hoặc anten trụ.
Bộ ghép gồm có 1 biến thế phối hợp trở kháng, 1 cuộn dây lớn có các đầu ra với 1
vòng điều chỉnh cộng hưởng quay được do mạch tự động điều chỉnh công hưởng
điều khiển bằng motor hoặc quay bằng tay.
Bộ ghép đước lắp đặt trong 1 hộp bằng nhôm, có bảo vệ các tác động của thời tiết
và được thiết kế để lắp ngoài trời.

3.4.1.3 Đặc tính của bộ ghép anten PC-1 Kilo


Trở kháng vào: 50.
Trở kháng tải: 2  25 điện trở, 700pF  1500 pF điện dung.
Tần số: 190KHz  535KHz với tải 700pF  1500 pF.
Công suất RF ngõ vào: 2000W trung bình, 4000W đỉnh.
Đồng hồ đo: Dòng anten, công suất sóng dội, 1 đồng hồ với công tắc 4 vịtrí: OFF,
công suất sóng dội, 0-20A, 0-10A.
Cộng hưởng: Cuộn dây lớn với các đầu chọn thô, các đầu chọn tinh và 1 vòng
chỉnh cộng hưởng quay được. Các đầu chọn thô và chọn tinh được lựa chọn bằng
các mối hàn phái sau bảng thao tác. Hệ thống tự động điều chỉnh sẽ điều chỉnh
vòng cộng hưởng đến vị trí cộng hưởng chính xác. Tầm điện cảm của cuộn dây là
25μH1mH
Điều kiện làm việc: Nhiệt độ từ -50oC +70 oC, độ ẩm lên đến 95%, độ cao lên đến
4000m. Bộ ghép anten được thiết kế để lắp đặt ngoài trời.
Nguồn điện vào: 12VDC, 50mA, do máy phát cung cấp hoặc 110/220VAC (tùy
chọn) khi dùng với các máy phát khác.
Kích thước: Dài 120cm, đường kính 76cm.

40
3.4.1.4 Mô tả tổng quát về bộ chuyển đổi tự động SA
Tự động chuyển hoạt động của máy phát chính sang máy phát dự phòng nếu công
suất RF xuống thấp hơn giá trị đặt trước, hoặc mức điều chế xuống thấp hơn mức
định trước, hoặc tone đài hiệu mất, bị mất, hoặc công suất sóng dội tăng cao hơn
mức định trước.
Tự động chuyển máy trong trường hợp các tín hiệu giám sát nội bộ trong 1 máy
phát báo hỏng. Cho phép máy phát phụ được test thử trên tải giả mà không lam
ngưng hoạt động của máy phát chính. Ngõ ra RF của máy phát phụ được lấy ra từ
bảng điều khiển chuyển đổi tự động (5A1). Để an toàn, hoạt động chuyển đổi sẽ bị
cấp trong thời gian test.
3.4.1.5 Đặc tính của bộ chuyển đổi tự động
Nhiệm vụ điều khiển: Tắt mở hệ thống, tắt mở máy phát, lựa chọn máy phát chính,
reset lại máy chính, normal/test.
Các chỉ báo: Trạng thái hệ thống:
PRIMARY: Máy phát nào được chọn là máy chính.
SECONDARY: Máy phát chỉnh hỏng, máy phụ đang hoạt động.
FAIL: Cả 2 máy hỏng, 1 tiếp điểm relay được cung cấp ở sau bảng I/O.
Điều kiện làm việc: Nhiệt độ từ -40oC  +70 oC, độ ẩm từ 0100.
Bảo vệ mạch: Các cầu chì AC, DC, các ngõ vào logic được cách ly bởi các trở
kháng nối tiếp và các diode kẹp.
3.4.2 Nguyên lý hoạt động
3.4.2.1 Mô tả chức năng các khối trong SA1000
Bộ tổng hợp tần số: Tín hiệu RF được tạo ra trên card KWOSYN bằng 1 mạch dao
động LC điều khiển được bằng điện áp, hoạt động ở tần số gấp đôi tần số hoạt
động. Tín hiệu này sau đó được chia để tạo ra tín hiệu 1KHz đưa đến 1 mạch vóng
khóa pha PLL để so sánh với tín hiệu 1KHz chuẩn tạo ra dao động thạch anh
4096MHz chia xuống. Điện áp ra của mạch khóa pha sẽ điều chỉnh trị số tụ của
diode biến dung trong mạch dao động LC. Tín hiệu RF ngõ ra của dao động LC
được chia 2 để tạo ra sóng vuông ngõ ra cho bộ lựa chọn tần số bằng 3 công tắc
loại tròn xoay trên card.

41
Tầng lái RF: Sóng vuông ở tần số hoạt động từ card tổng hợp tần số được đệm với
1 cổng đảo trên card chính bộ kích thích trước khi đưa đến ngõ vào của tầng
khuếch đại công suất.
Âm tần đài hiệu: Card tạo âm tần đài hiệu tạo ra 2 tín hiệu âm tần 400Hz và
1020Hz. Một trong 2 tín hiệu này được lựa chọn và đưa qua 1 cỏng do mạch tạo
đài hiệu kiểm soát , 1 cổng do mạch âm tần kiểm soát và nít chỉnh Modulation
Level Control trên mặt máy kiểm soát.
Bộ tạo đài hiệu: 1 card mã hóa đài hiệu, 1 hoặc 2 card thanh ghi dịch mã hóa tùy
thuộc váo chiều dài đài hiệu các bits mã hóa được chứa trong card thanh ghi dịch
mã hóa đến cổng cho phép âm tần qua bằng xung nhịp 8 MHz điều chỉnh được.
Đài hiệu được sắp đặc bằng các công tắc dip trên card thanh ghi dịch mã hóa như
sau: 1 chấm (tít) tương đương với 1 công tắc được đóng, 1 gạch (te) tương đương 3
công tắc liên tiếp được đóng. Khoảng cách giữa các chữ là 3 công tắc được mở. Tít
là 1 âm dài 125ms và te là 1 âm dài 375ms.
Phần thoại (tùy chọn): Khi có yêu cầu sử dụng thoại trên NDB.., nó sẽ được xử lý
trên card âm tần, gồm có: mạch lọc âm tần, mạch kiểm tra độ lợi tự động (AGC),
điều khiển tiếng ồn (squelch), và mạch cắt đỉnh.
Tầng lái điều chế: Các tín hiệu đài hiệu, một mức DC, và thoại được cộng lại, đệm
và điều chỉnh mức trên card chính bộ kích thích trước khi đưa đến ngõ vào tầng
điều chế.
Tầng điều chế: Tín hiệu tổng hợp từ tầng lái điều chế sẽ được đưa váo 1 mạch điều
chế độ rộng xung để tạo ra 1 chuỗi xung 120160 KHz với các độ rộng xung tương
ứng với điện áp ngõ vào. Những xung này sẽ điều khiển 1 mạch ổn áp switching
tạo điện áp điều chế cho tầng công suất.
Tầng điều chế GPS (tùy chọn): Đối với hệ thống NDB phát ra tín hiệu sửa sai
DGPS, người ta sử dụng card giao tiếp điều chế GPS thay cho card tổng hợp tần số
KWOSYN.
Khuếch đại công suất: Các bộ khuếch đại công suất loại switching toàn cầu sẽ
khuếch đại tín hiệu RF từ tầng lái RF và cung cấp tín hiệu đã điều chế đến các khối
lọc.
Mạch lọc: Các khối lọc bao gồm tần số 190KHz  535KHz trong 5 băng. Các băng
được lựa chọn bằng các jumper.

42
Kiểm tra: Tín hiệu ngõ ra của bộ lọc được đưa qua card KWRF để đến ngõ ra RF
50. Công suất ra, công suất sóng dội và điều chế được lấy mẫu trên card này và
được dùng để cung cấp cho đồng hồ đo trên mặt máy. Ngoài ra các tín hiệu này
cũng được xử lý trên các card kiểm tra để cung cấp tín hiệu ngưng máy trong
trường hợp công suất phát giảm, mức đài hiệu thấp, âm đài hiệu bị dính, sóng dội
cao.
Nguồn cấp điện: Nguồn phát cho máy phát có thể được cung cấp từ 115/230 VAC
hoặc 24 VDC và 144 VDC hoặc cả hai. Nguồn AC cho mỗi nhóm RF là loại nắn
điện cầu thông thường, lọc bằng tụ. Khi hệ thống dùng cả 2 nguồn cung cấp AC,
DC, nguồn DC sẽ cung cấp không bị gián đoạn khi bị mất điện AC.
Bộ nạp bình (tùy chọn): Hệ thống nạp sẽ tự động nạp bình theo 2 cách, nạp nhanh
và nạp chậm thùy thuộc vào điều kiện của bình. Mạch bảo vệ sẽ đảm bảo bình
không nạp hoặc xả quá mức an toàn.

3.4.2.2 Mô tả nhiệm vụ của hệ thống chuyển đổi tự động SA


Hệ thống máy phát đôi gồm có 2 máy phát giống nhau, hoạt động độc lập và 1 bộ
chuyển đổi tự động. Bình thường bộ chuyển đổi cung cấp các kết nối tín hiệu và
nguồn điện đến 1 trong 2 máy phát. Bất cứ máy phát nào cũng có thể là máy phát
chính tùy thuộc vào công tắc chọn trên mặt máy. Máy phát chính được gọi là
PRIMARY. Khi xảy ra hỏng hóc trên máy phát chính do card kiểm tra trong máy
đó phát hiện (các hỏng hóc này có thể là: điều chế thấp, công suất thấp, sóng dội
cao, đài hiệu mất hoặc bị dính), nó sẽ ra lệnh ngưng máy. Bộ chuyển đổi sẽ phát
hiện ra tình trạng này và xử lý chuyển đổi bắt đầu. Card logic tự động chuyển đổi
đầu tiên sẽ ngưng cấp điện cho relay cấp điện đến máy phát chính. Sau 1 khoảng
chờ ngắn, các ghép nối đến bộ ghép naten sẽ được chuyển sang máy phát phụ. Sau
1 khoảng chờ ngắn nữa, relay tiếp điện cho máy phát phụ sẽ được cấp điện . Hoạt
động của máy phát phụ sẽ do card kiểm tra trong máy phát phụ giám sát, đến khi
phát hiện lỗi trong máy phát phụ hoặc đến khi có 1 lệnh reset trở lại máy phát
chính bằng cách ẩn nút reset trên bộ chuyển đổi.
Trạng thái của máy phát đôi được thể hiện bằng 3 đèn LED trước mặt máy và 1
relay báo động. Đèn xanh báo máy phát chính đang hoạt động, đèn vàng báo máy
phát phụ đang hoạt động (có đổi máy từ máy chính sang máy phụ), đèn đỏ báo máy
phát phụ hỏng. Relay báo động hỏng máy sẽ nhả khi đèn LED đỏ báo hỏng sáng.

43
Nguồn cung cấp điện cho bộ chuyển đổi có thể là AC hoặc DC. Chọn lựa điện áp
AC hoạt động bằng cách thay đổi jumper tại card điều khiển chuyển đổi bên trong
mặt trước máy (5A1).
Công tắc nguồn hệ thống được đặt trước mặt máy hoạt động như công tắc cấp điện
chính cho hệ thống máy phát đôi bằng cách điều khiển nguồn đến các relay cấp
điện và logic chuyển đổi. Công tắc Normal/Test đặt trên bảng điều khiển của hệ
thống chuyển đổi (5A1) sẽ đưa điện và tải già đến máy phát phụ. Điếu này cho
phép máy phát phụ được test với tải giả 50 gắn bên ngoài tủ máy.

3.4.3 Phân tích mạch chi tiết máy phát SA 1000


3.4.3.1 Mạch tổng hợp tần số KWOSYN
Xem sơ đồ nguyên lý hình 13-1. Transistor Q1 và mạch kết hợp của nó hình thành
1 mạch dao động 3 điểm điện dung COLPPITS với tần số thay đổi được từ 2 lần
190KHz đến 2 lần 535KHz.
Nếu dùng cả 2 cuộn dây L1 và L2 tần số có thể chỉnh được từ 2 lần 190KHz đến 2
lần 320KHz. Nếu chỉ dùng cuộn dây L1, tần số có thể chỉnh được từ 2 lần 320KHz
đến 2 lần 535KHz tùy thuộc vào điện áp điều khiển từ chân 9 và chân 13 của IC
mạch khóa pha PLL U2 và việc điều chỉnh các cuộn dây L1, L2.
Tần số hoạt động mong muốn được chọn bằng 3 công tắc S2, S3, S4. Nối J1 sẽ
công thêm 0,5KHz vào tần số hoạt động đã chọn trên S2, S3, S4, làm cho bộ chia
U4 sẽ chia 2 lần tần số hoạt động, tạo ra tín hiệu 1 KHz ở ngõ ra chân 23. U1 chia
tín hiệu 4096MHz dao động bằng thạch anh với hệ số chia 4096 để tạo ra tín hiệu
chuẩn 1KHz ở ngõ ra chân 1.
Những tín hiệu 1KHz này được đưa vào IC khóa pha PLL U2 để so sánh và khóa
pha 2 tín hiệu này bằng cách thay đổi điện áp ra tại chân 9 và 13 để điều khiển
diode biến dung CR1. Tín hiệu dao động được U3 chia 2 và tạo ra sóng vuông ở
ngõ ra có tần số bằng với tần số hoạt động được lựa chọn trên các công tắc S2, S3,
S4. Tín hiệu này được đưa ra chân số 7 của card để đến tầng lái RF. Kiểm tra tín
hiệu này tại điểm thử TP1. TP2 dùng để kiểm tra điện áp điều khiển, nằm trong
khoản từ 1  8V. Q3 và Q4 điều khiển đèn LED DS1, sáng khi PLL ở trạng thái
khóa.

44
3.4.3.2 Tầng lái RF
Là 1 cổng đảo (P/O U2) trên mạch chính khối kích thích. Sóng vuông RF Đã được
khuếch đại đệm, được đưa đến tầng khuếch đại công suất switching (SPA) ở chân
1. Sơ đồ của tầng lái RF nằm chung trong sơ đồ tổng thể máy phát SA và sơ đồ
mạch chính khối kích thích.

3.4.3.3 Âm tần đài hiệu


Xem hình 13-2, mạch này dùng để tạo tín hiệu âm tần dùng cho đài hiệu và mức
DC cung cấp cho mạch lái điều chế (DMOD) để điều khiển điện áp điều chế. U1D
và mạch kết hợp tạo ra tín hiệu 400Hz hoăc 1020Hz tùy thuộc vào vị trí của
jumper. U1A và mạch kết hợp tạo thành bộ lọc tích cực 1020Hz. U1C và mạch kết
hợp tạo thành bộ lọc tích cực 400Hz.
Tần số âm tần đã lựa chọn được đưa đến cổng U2A được điều khiển bởi tín hiệu
squelch trong trường hợp có sử dụng thoại. Nếu không sử dụng thoại, chân 13 của
U2 sẽ ở mức cao 12 V vì không nồi jumper, sẽ mở cổng cho tín hiệu âm tần đi qua.
Trường hợp có sử dụng thoại đồng thời với đài hệu, khi có tín hiệu thoại, cổng sẽ
đóng do tín hiệu sqelch điều khiển, tín hiệu âm tần đài hiệu đi qua R11 thay vì
cổng do đó biên độ bị suy giảm.
Tín hiệu âm tần đài hiệu từ cổng U2A được đưa đến cổng U2B, được điều khiển
bằng tín hiệu tạo đài hiệu (Keyer).
3.4.3.4 Mạch thoại (tùy chọn)
Xem hình 13-3, ngõ vào mạch thoại 600 cân bằng được đưa đến bộ suy giảm S1,
R47, R48, R49 cho phép lựa chọn các tín hiệu ngõ vào hoạt động ở mức cao hay
thấp. Tín hiệu sau đó được ghép qua biến thế và bộ lọc thông cao C1, R2, C2 và
biến trở điều chỉnh mức R6 đến tầng khuếch đại U1A và cổng squelch U3.
Ngõ ra của U1A cung cấp tín hiệu cho mạch đo đồng hồ U1B và mạch điều khiển
squelch U1C và U1D. Với R6 và công tắc S1 được chỉnh ở mức độ nhạy cao nhất,
điện áp logic ở chân 7 U1D sẽ ở mức 1, hay 12V, khi mức tín hiệu vào lên đến trên
-28dBm

45
Mức điện áp ở chân 7 làm cổng sqelch U3 đóng và đưa tín hiệu thoại đến mạch
AGC gồm U2A, Q1, Q2, và Q3. Q1 hoạt động như 1 điện trở thay đổi với ngõ vào
của U2A. Điện trở này được kiểm soát bởi mức tín hiệu hồi tiếp từ chân 1 của U2A.
Khi mức tín hiệu tăng lên, điện áp trên cổng Q1 giảm, điện trở giảm, làm giảm
mức tín hiệu thoại đến ngõ vào chân 3 của U2A và giữ mức ra thoại ổn định. Công
tắc S2 sẽ cấm AGC nếu muốn. Ngõ ra thoại của U2A được khuếch đại bởi U2C và
được đưa vào mạch cắt đối xứng CR7, CR8 để ngăn ngừa điều chế quá mức. R44
dùng để chỉnh mức cắt. Tín hiệu sau đó được khuếch đại và lọc cho U2D và U2B,
điều chỉnh được bằng R20 và đưa ra khỏi mạch bằng chân 9. Đối với các ứng dụng
đặc biệt, tín hiệu thoại có thể đưa ra 1 mạch lọc đặt biệt và các mạch sửa dạng sóng
trên 1 card khác ở ngoài nối với mạch bằng các chân 7 và 9.
Tín hiệu squelch ở chân 13 được dùng để kiểm soát việc tự động suy giảm mức âm
tần đài hiệu khi có đồng thời điều chế tín hiệu thoại và âm tần đài hiệu.
Định thì để trở về điều chế đài hiệu mức cao có thể được điều chỉnh bằng cách thay
đổi giá trị của R34 như bảng sau:

Thời gian Gía trị Ghi chú


5 giây 470K Gía trị mặc định
8giây 820K
11 giây 1.2M

3.4.3.5 Tầng lái điều chế


Tín hiệu âm tần đài hiệu từ mạch tạo âm đài hiệu được điều chỉnh bằng biến trở
MOD ở mặt trước máy trên card ACTRL và cộng với một điện áp DC và tín hiệu
thoại nếu có,đưa đến ngõ vào của tầng lái điều chế Q1 và Q2 trên mạch chính khối
kích thích.Ngõ ra của tầng lái điều chế được chỉnh bằng biến trở RF Level trên
mạch ACTRL và đưa đến mạch chính RF.Sơ đồ của tầng lái điều chế nằm chung
trong sơ đồ tổng thể mạch chính khối khích thích
3.4.3.6 Mạch tạo đài hiệu (Kecyer)
Gồm 1 card mã hóa đài hiệu và một hoặc nhiều thanh ghi dịch.Mỗi card thanh ghi
dịch được lập trình bằng các công tắc dip,mỗi công tắc ở vị trí ON tương ứng với 1
tiếng tít có thời gian điều chỉnh được từ 60ms đến 200ms ( tiêu chuẩn là
125ms,tương ứng với tốc độ 8 baud).

46
Các ký tự chuẩn là :
1 tít = 1 bit, 1 te = 3 bits
1 khoảng trống giữa các ký tự = 3 bits
1 khoảng trống của nguyên đài hiệu = 5 bits

3.4.3.6.1 Mã hóa đài hiệu


Xem hình 13-5 (Giáo trình thiết bị dẫn đường mặt đất trang 259) U1D, U1E, R3,
R4, R5 và C1 tạo thành một mạch dao động sóng vuông với tần số điều chỉnh được
trong khoảng 6-18Hz, bình thường chỉnh ở mức 8Hz, tương đương với tốc độ 8
baud.Tín hiệu đồng hồ này được đưa đến card ghi dịch và đến,ngõ vào xung nhịp
của thanh ghi U2.U2 nhận tín hiệu đài hiệu ở dạng nối tiếp từ card ghi dịch sau khi
qua cổng đảo U1A.
Trong trường hợp 4 bits liên tiếp của đài hiệu là 0 (hết một chu kỳ đài hiệu),ngõ ra
song song của Ù2 đều là 1, cồng U3 sẽ kích hoạt dao động đơn ổn U4 tạo ra một
xung xóa cho U2 và đưa đến card ghi dịch một lệnh nạp lại.
Chú ý: R6 và C2 có thể thay đổi để chỉnh thời gian ngưng giữa các lần lặp lại đài
hiệu.

3.4.3.6.2 Card ghi dịch


Đài hiệu được nạp vào thông qua các công tắc U2 đến U6, bắt đầu ở U6 và theo
chiều đến U1.Công tắc số 1 của U6 luôn ở mức 0.Nếu không dùng hết các công
tắc, 4 công tắc kế tiếp ở bit cuối cùng phải để ở mức 0.Khi một lệnh nạp/dịch nhận
được từ card mã hóa( ngõ ra của mạch dao động đơn ổn U4), thông tin lưu trữ trên
các công tắc được dịch chuyển nối tiếp đến chân 2 của card ghi dịch và chân 2 của
card mã hóa.Vào cuối chu kỳ đài hiệu, 4 bit 0 liên tiếp sẽ được U2 trên card mã
hóa phát hiện và một chu kỳ mới được lặp lại. 4 bits 0 ở cuối chu kỳ cộng với một
bit 0 đầu tạo thành khoảng trống 5 bit giữa các lần lặp lại đài hiệu.
Mức 0 được nạp vào chân 10 của U13 mỗi khi một bit được dịch qua. Như vậy
trong trường hợp sử dụng hết các công tắc khi hết một chu kỳ đài hiệu,điều kiện 4
bits cuối là 0 vẫn được bảo đảm.
Trong trường hợp đài hiệu quá dài phải sử dụng 2 card ghi dịch,ngõ ra các card thứ
2 ( chân 2) được nối đến chân mở rộng( chân 22) của card thứ nhất.

47
3.4.3.7 Tầng điều chế (DMOD)
Tín hiệu tổng hợp gồm mức DC, âm tần đài hiệu,thoại( nếu có)từ tầng lái điều chế
được đưa vào chân 10 của U1C trên card DMOD. Ngõ ra của U1C được nối đến
ngõ vào so sánh của IC điều chế độ rộng xung U2. Ngõ vào còn lại ở chân 7 là một
tín hiệu răng cưa được tạo ra trong U2 và hoạt động ở tần số xác định bởi R13,R14
và C7( danh định là 150 KHz). Các ngõ ra ở chân 11 và 14 là những xung với độ
rộng tương ứng với điện áp vào ở chân 9. R14 sẽ được tháo bỏ khi tần số hoạt động
là bội tần của tần số này.Các xung ra từ 2 ngõ ra sẽ được gửi ra luân phiên để mỗi
ngõ ra hoạt động ở tần số khoảng 75KHz với chu kỳ làm việc tối đa là 50%,Mỗi
ngõ ra được đưa đến các mạch lái điện áp cao riêng biệt U3 và U4,có nhiệm vụ đưa
các xung từ cực cổng vào cực nguồn của Q1 và Q2 ngược với điện áp tại cực
nguồn.Vì thế Q1 và Q2 được nối song song chỉ có thể được mở luân phiên nhau
một khoảng thời gian chết ngắn giữa các xung được U2 phát ra để chu kỳ làm việc
nhỏ hơn 100% một ít để Q1 và Q2 không bao giờ làm việc trùng nhau.Các cực
máng của Q1 và Q2 được nối đến nguồn điệp áp cao một chiều 170V DC nếu do
nguồn AC cung cấp và 144 VDC nếu do bình điện cung cấp.Điện áp tại nguồn của
Q1 và Q2 là 1 chuỗi xung 150KHz, biên độ 170V, chu kỳ nhiệm vụ thay đổi từ 0
đến gần 100%.Độ rộng xung này tương ứng với điện áp vào tại chân 9 của U2.
Q1, Q2, CR4, L2 và C15 hình thành 1 mạch ổn áp switching hạ áp. L1 là mạch lọc
có nhiệm vụ cản bớt tín hiệu tần số switching,Ngõ ra ngang qua C15 tương ứng
tuyến tính với điện áp ở chân 9 của U2.Hồi tiếp được thực hiện qua R16,R17 và
C10 để giảm bớt méo âm tần.
Khi hoạt động bình thường,điện áp ra là một chiều,khoảng 60V trong trường hợp
không có điều chế,gấp đôi ở điện áp đỉnh trong trường hợp điều chế 100%.
Chân 11 của U3 và U4 là ngõ vào shutdown được dùng để tắt điện áp PA với công
tắc RF ON/OFF hoặc tín hiệu ra lệnh shutdown nhận được từ card điều khiển giám
sát.Mức 1 ở chân này sẽ cấm IC.

48
3.4.3.8 Khuếch đại công suất switching (SPA)
Xem hình 13-8 (trang 266). Điện áp ra từ tầng điều chế được đưa vào các
transistor FET Q2, Q4, Q7, Q8 khuếch đại switching để cung cấp việc điều chế
biên độ mức cao.
Ngõ vào RF cho tầng công suất switching đến từ tầng lái RF trên mạch chính khối
kích thích, gồm có một sóng vuông ở mức TTL hoạt động ở tần số đã lựa chọn trên
card tổng hợp tần số. Tín hiệu này được đệm bởi U1và đặt vào các cặp transistor
khuếch đại bổ phụ Q1, Q3 và Q5, Q6. Mỗi cặp transistor này sẽ luân phiên dẫn ở
các nửa chu kỳ của tín hiệu RF, tạo ra dạng sóng vuông trên các cuộn dây sơ cấp
T1, T2. Tín hiệu trên T2 ngược pha 180 độ với tín hiệu trên T1 để khi Q2 và Q8
dẫn, Q4 và Q7 tắt và ngược lại, ngăn ngừa các transistor này dẫn cùng lúc. Ngõ ra
dạng sóng vuông được đặt vào T3, được phối hợp với trở kháng ngõ vào 50 Ohm
của mạch lọc.
Điện áp PA và dòng điện PA lấy mẫu từ tầng khuếch đại công suất được đưa đến
mạch AMTR, tùy vào công tắc chọn lựa, sẽ được nối đến đồng hồ đo trên mặt máy.
Sơ đồ của mạch AMTR xem ở sơ đồ tổng quát SA.
3.4.3.9 Bộ lọc
Xem hình 13-9 (trang 267). Tín hiệu sóng vuông của mỗi tầng khuếch đại công
suất switching được lọc trên mạch lọc 5 băng. Bộ lọc này là dạng bộ lọc cải tiến từ
bộ lọc Butterworth 50Ohm- 7 phần tử đối xứng. Các băng tần số được lựa chọn
bằng jumper là: 190 – 220 KHz, 220-280 KHz, 280-360 Khz, 360-440 KHz, 440-
535 Khz. Ngõ ra của bộ lọc khối khác được kết hợp với nhau để tạo ra công suất
500W trên mạch kết hợp/lọc.
Xem hình 13-10 (trang 268). Để có được công suất 1000W, 2 mạch kết hợp/lọc sẽ
được nối với nhau tại khối KWRF. Mỗi ngõ ra của bộ lọc của khối 200W có thể
được ngắt ra khỏi hệ thống bằng một mạch trên các card kết hợp/ lọc trong trường
hợp khối đó hỏng để duy trì máy phát vẫn hoạt động ở chế độ giảm công suất.
3.4.3.10 Mạch kiểm tra
Mạch kiểm tra gồm 3 bộ mạch khác nhau. Xem hình 13-11 (trang 267). Tín hiệu
RF ra từ các mạch kết hợp/lọc được đưa đến mạch KWRF đến ngõ ra máy phát.
Công suất phát và công suất sóng dội được lấy mẫu bằng T1, T2, C1, C2 và R1,
tách sóng và đưa đến mạch MONITOR CTRL và mạch AMTR1. Một mẫu điện áp
cũng được lấy trên R6 để đo phần tram điều chế.

49
Các tín hiệu công suất phát và công suất sóng dội trên mạch AMTR1 sẽ chỉ báo
trên đồng hồ qua các điện trở định chuẩn ( xem hình 13-12). Tín hiệu điều chế
được phân ra thành tín hiệu trung bình và tín hiệu mức âm tần và chỉ báo trên đồng
hồ ở phần đo phần trăm điều chế.
Tín hiệu công suất sóng dội từ mạch KWRF được đưa vào chân 2 của bộ so sánh
U5 trên mạch MONITOR CTRL, so sánh với một điện áp chỉnh được ở chân 3.
Nếu tín hiệu công suất sóng dội lớn hơn điện áp chính trước này, chân 7 lên mức
cao, đặt mạch chốt U3A lên 1, đưa tín hiệu mức cao đến một trong các ngõ vào
cổng NOR U4A, tạo ra một tín hiệu tắt máy ở ngõ ra của mạch. Reset bằng cách
chập mass chân 18 của mạch MONITOR sẽ đặt mức cao đến chân reset của U3B
và U3C, reset ngõ ra U3B và U3C về 0 nếu ngõ vào là 0.
Tín hiệu công suất phát từ mạch KWRF được đặt vào R6 trên mạch MONITOR R6
được chỉnh để điện áp ở chân 3 của U1A thấp hơn điện áp ở chân 2 ở mức tắt máy
nếu công suất thấp. Việc này làm cho chân 1 của U1A ở mức 0 và giữ điện áp tại
TP3 vào khoảng 0.5VDC, gây ra tắt máy sau một thời gian trì hoãn. Các tín hiệu
âm tần đài hiệu và thoại đưa vào bộ tách sóng đồng bộ U2 để phân ra và tách sóng.
U2 sẽ tắt hoặc mở giữa chân 1 và 2 đồng bộ với tone chuẩn từ U1B của mạch âm
tần đài hiệu.
Ngõ ra chân 2 của U2 là một điện áp DC tương ứng với mức điều chế của đài hiệu.
Mức DC này được đưa đến chân 10 của U1 để so sánh với mức chuẩn sóng mang ở
chân 9 của U1. Ngõ ra chân số 8 của U1 nếu là mức cao báo mức âm tần cao hoặc
ngược lai.
Nếu máy phát hoạt động đúng, chân 1 của U1 sẽ vào khoảng 12V, chân số 8 sẽ
thay đổi hoặc 0,5V hoặc 12V tương ứng với các xung đài hiệu. TP3 sẽ thay đổi
hoặc 12V hoặc 6V. Sự thay đổi chuyển tiếp các mức điện áp ở TP3 được ghép qua
tụ C5 đến Q1 làm Q1 dẫn, không cho tụ C6 nạp điện qua R12, R13.
Nếu dòng RF hoặc phần tram điều chế giảm dưới mức định trước bởi R6 và R22
TP3 sẽ được giữ ở mức +0,5V và 6V tương ứng, cho phép C6 nạp điện qua R12,
R13 kích transistor UJT Q2 sau thời gian trì hoãn 25 giây. Nếu đài hiệu bị dính, C5
sẽ được nạp điện và Q1 không dẫn, gây ra cùng kết quả như trên. Xung trên R15
đặt mạch chốt U3C lên cao, phát ra một tín hiệu ngưng máy ở ngõ ra của mạch.

50
Công tắc MONITOR ở vị trí ENBL, tín hiệu ngưng máy sẽ được đưa đến khối
DMOD, tắt điện áp cao cung cấp cho tầng công suất. Ở vị trí DSBL, ngõ vào
ngưng máy của khối DMOD được nối đất, cấm chức năng làm ngưng máy. RF
OFF tác động bằng việc đưa 12V vào đường ngưng máy của khối DMOD, điều
này tương tự như lệnh ngưng máy. RF ON tháo bỏ 12V ra khỏi đường ngưng máy
và nối nó đến ngõ ra điều khiển ngừng máy của mạch MONITOR.
Tín hiệu ngừng máy ở TP3 được xử lý qua U6, U7, U8 và được dùng để điều khiển
đèn LED ở mạch trước máy, báo tình trạng ngừng máy. Xem sơ đồ monitor trên
hình 13-13.

3.4.3.11 Mạch tách bỏ các khối công suất (MDC)


Mạch này kiểm tra mức điện áp ngang qua cầu chì của khối điều chế (DMOD) và
cầu chì của tầng khuếch đại công suất switching (SPA). Mỗi nhóm RF có mạch
tách bỏ riêng, lien tục kiểm tra trạng thái của các cầu chì. Khi hoạt động bình
thường, sẽ không có điện áp trên các cầu chì, cực B của Q1 và Q2 được nối đất qua
các điện trở R1 và R3 tương ứng. Nếu cầu chì bị đứt, điện áp sẽ được phát hiện,
transistor Q1 và Q2 dẫn. Các diode zener CR5, CR10 giữ điện áp ổn định ở mức
24V để đóng các relay trên khối kết hợp/lọc ở phần kích thích của máy phát. Đồng
thời, đèn LED chỉ trạng thái công suất PA STATUS trên mặt máy sang, báo nhóm
RF hỏng. Hoạt động này tháo bỏ nhóm RF hỏng ra khỏi ngõ ra RF cuối cùng của
máy phát và công suất ngõ ra RF suy giảm với công suất của nhóm RF được gỡ bỏ.
Xem sơ đồ hình 13-14.

3.4.3.12 Nguồn điện


Một biến thế nguồn điện lắp dưới đáy của tủ máy, cấp các mức 115VAC(HVAC)
và 18 VAC(LVAC) đến các mạch nắn và lọc khác nhau cho các khối khuếch đại
RF250W. HVAC cũng được cung cấp cho mạch nguồn của khối kích thích. Điện
áp vào 115 hoặc 230 VAC cung cấp cho biến thế qua các cầu chì ở mặt trước máy
và các relay điều khiển.
Xem hình 13-15. HVAC được nối đến cầu nắn điện CR4. Ngõ ra 170VDC danh
định được lọc bằng các tụ C3 và C4 và đưa đến ngõ vào HVIN trên mạch điều chế
DMOD. Relay K1 nối R1 đến bộ nguồn để xả điện trên C3 và C4 khi tắt điện. Ngõ
vào 144VDC được dùng khi sử dụng bình.
51
LVAC được nắn đến cầu nắn điện kết hợp với U1 trên mạch cấp điện cho tầng kích
thích. Ngõ ra DC được nối đến mạch ổn áp 12V. Ngõ vào 24VDC được dùng khi
sử dụng điện bình.
LVAC được nối đến cầu nắn điện trên các mạch cấp điện PA. Ngõ ra DC được lọc
và ổn áp ở 12V, đưa đến các mạch điện áp thấp trên khối điều chế DMOD và công
suất SPA. Điện áp 24VDC từ bên ngoài cũng có thể cung cấp cho các mạch hạ thế
này (hình 13-16).
Nguồn điện bình 24 VDC và 144VDC nếu sử dụng sẽ tự động cung cấp điện cho
máy phát trong trường hợp mất điện AC. Do nguồn cao thế thấp hơn khi dùng điện
AC, công suất ra RF giảm khoảng 15% so với khi dùng điện AC.
Mạch bảo vệ bình sẽ ngắt bỏ bình ra khỏi mạch khi điện áp giảm xuống thấp hơn
20% trị số danh định.
3.4.4 Phân tích mạch chi tiết mạch chuyển đổi tự động
3.4.4.1 Mạch điều khiển chuyển đổi tự động
Xem hình 13-17. Mạch này hoạt động như một bộ nguồn và giao tiếp giữa mạch
logic chuyển đổi tự động với các relay điều khiển. T1 và C1 đổi điện áp 115 VAC
hoặc 230 VAC sang 24 VDC hoặc 48 VDC tùy thuộc vào cấu hình của các jumper.
Điện áp DC cấp điện cho mạch logic chuyển đổi tự động và cung cấp nguồn
(CTRL+V).
Đèn báo DS1, DS2 và DS3 chỉ báo trạng thái của hệ thống: DS1 chỉ máy chính
hoạt động, DS2 chỉ máy chính hỏng, máy phụ hoạt động, DS3 chỉ cả máy chính và
máy phụ hỏng.
Các công tắc S1-S5 có các nhiệm vụ sau:
S1- Mở điện toàn máy SYSTEM Power ON/OFF
S2- Mở điện máy phát TRANSMITTER Power ON/OFF: cho phép mạch logic tự
động chuyển đổi làm việc.
S3- Lựa chọn máy phát chính là máy 1 hoặc máy 2.
S4- RESET: reset hệ thống về lại máy phát chính
S5-TEST/NORMAL: ở NORMAL, chỉ một máy phát hoạt động và ngõ ra của máy
được nối đến bộ ghép anten. Ở chế độ TEST, máy phát phụ được hoạt động trên tải
giả.

52
3.4.4.2 Mạch logic tự động chuyển đổi
Xem hình 13-18. Tùy thuộc vào khi mới mở máy hoặc reset trở về máy chính, hệ
thống sẽ bắt đầu một chu kỳ hoạt động như sau: tháo điện ra khỏi máy phát phụ,
đóng relay anten vào máy phát chính, cuối cùng là cấp điện vào máy phát chính.
Điều này được thực hiện qua logic trong mạch chuyển đổi tự động. Chân 3 của U2
ở mức 0V khi bắt đầu, khiến cho chân 1 của U3 lên mức 1 (5V). U3 là một vi
mạch đặc biệt dùng để tạo một khoảng trễ cố định. Sau khoảng 0,6s, tín hiệu logic
đưa vào chân 1 của U3 sẽ xuất hiện trên các chân 12, 13 của U3.
Sau khoảng 0,6s nữa, tín hiệu logic xuất hiện trên chân 6 của U3. Các tín hiệu logic
trên các chân 1,12,6 được đưa đến các cổng U4C, U4B, U4D. Tại đây tín hiệu sẽ
đảo nếu máy phát 2 được chọn là máy phát chính và không đảo nếu máy 1 là máy
chính. Các tín hiệu logic từ cổng U4B và U4C đưa đến U7 để set và reset các flip-
flop do các cổng U7A, U7B, U7C và U7D, tạo các tín hiệu ra cho các relay điều
khiển các relay cấp điện cho máy phát 1 và 2.
Ngõ vào cho phép, chân 5 của U7, được kích thích bởi U5D và Q11. Mạch này có
tác dụng ngăn ngừa việc chuyển máy tức thời khi bật công tắc chọn lựa máy phát
chính. Khi có một công tắc nào đó thay đổi vị trí, tín hiệu tại chân 15 của mạch
logic làm chân 5 của U7 giữ ở mức 0 trong khoảng thời gian được xác định bởi
R40 và C6, cấm tạm thời các relay cấp nguồn cho máy phát. Ngõ ra của U4D đưa
qua cổng đảo U6 để qua Q3 kích relay anten K7. R9, C3 và R27, C5 thực hiện
đồng bộ relay anten với các relay cấp nguồn khi bật công tắc chọn máy phát chính.
Sau khi máy phát chính nhận được điện áp hoạt động, nó sẽ đáp ứng với một tín
hiệu ngưng máy +12V để chỉ rằng hoạt động của máy phát đúng. Tín hiệu này hiện
diện ở chân 12 hoặc 13 của mạch logic chuyển đổi tự động, được ghép đến U1A,
U1B, U1C đến U2 chân 5. Với mức 1 ở chân 5 của U2, mức 0 sẽ xuất hiện ở chân
3,4 và mức 1 ở chân 2. Hệ thống sẽ được chốt tại trạng thái máy phát chính hoạt
động. Nếu máy phát chính hỏng, tín hiệu ngưng máy +12V sẽ xuống 0, gây ra mức
0 ở chân 5 U2, mức 1 ở chân 3,4 và mức 0 ở chân 2.
Khi mức 0 xuất hiện ở chân 1 U3 được đưa đến 2 mạch trì hoãn của U3, logic
chuyển đổi sẽ bắt đầu bằng việc ngắt điện cấp cho máy phát chính, chuyển các
ghép nối anten sang máy phát phụ, sau đó cấp điện cho máy phát phụ. Việc ngắt
điện cấp cho máy phát chính ngăn ngừa tín hiệu 12V ngưng máy có lại, chốt hệ
thống tại trạng thái máy phụ hoạt động. Các cổng của U2 và U5 sẽ thực hiện việc
chỉ báo tình trạng máy tại các đèn LED trên mặt máy.

53
Relay báo hỏng máy K1 trên mạch logic chuyển đổi tự động cung cấp khả năng
báo động bằng các cặp công tắc của relay. Ở chế độ hoạt động máy phát chính
hoặc máy phát phụ, relay đóng. Máy hỏng hoặc mất điện, relay nhả. Các công tắc
của relay chịu được điện áp 115VAC,1A với tải thuần trở.
Công tắc NORM/TEST đặt máy phát chính nối ra anten và máy phát phụ nối đến
tải giả. Công tắc lựa chọn máy phát chính phải được xác định rõ trước khi công tắc
NORM/TEST được chọn ở vị trí TEST vì tải giả là do người sử dụng nối vào đầu
nối tải giả trên bộ chuyển đổi.

3.4.4.3 Mạch tự động ngắt bỏ DC (DCAD)


Xem hình 13-19. Mạch này nhằm mục đích bảo vệ khi điện áp xuống thấp hơn
mức quy định. DCAD hoạt động bằng cách lấy mẫu điện áp 24 VDC do ắc quy
cung cấp ở chân 7 của TB1. Khi mức điện áp DC xuống thấp hơn mức quy định
chỉnh trước bằng R4, ngõ ra U1D chân 14 lên cao, mở Q1, tác động các relay K1,
K2 làm ngắt điện cấp cho máy phát. Trong trạng thái này, nguồn DC từ ắc quy sẽ
phục hồi ở mức 23-24 VDC và tiếp tục cung cấp cho DCAD ở mức 30mA cho đến
khi có điện AC hoặc DCAD được reset.
R4 được chỉnh trước ở nhà máy để có tác động ở mức 19 VDC. DCAD bình
thường được reset do bình được nạp điện lại và đạt đến mức 26,2 VDC hoặc do
tháo bỏ bình ra khỏi máy.

3.5 Anten
Tầm hoạt động của một đài NDB phụ thuộc vào nhiều yếu tố và không thể nói
chắc chắn được. cường độ trường có thể tính toán được nếu biết độ dẫn điện của
mặt đất. Tuy nhiên cường độ trường cần thiết lại phụ thuộc vào điều kiện nhiễu
môi trường, phụ thuộc vào vị trí đặt đài.
Một cường độ trường khoảng 70 µV/m thì thủ đô ở Mỹ hoặc châu Âu nhưng lại
không đủ cho những vùng trong vĩ độ giữa 300N và 300S.

54
3.5.1 Anten chữ T đối xứng
Thường được dùng với các máy phát từ 500 đến 1000W nếu đủ đất xây dựng,
anten loại này đòi hỏi một diện tích đất vào khoảng 46mx122m đối với chiều cao
anten 18m, và 46m x 152m với anten 36m.
Anten chữ T đối xứng chuẩn gồm 2 cột cao 60 feet (18m) đặt cách nhau 300 feet
(100m), thành phần bức xạ đứng cao 55 feet (16m) và 2 dây dài 280 feet (85m)
nằm ngang trên đỉnh. Điện dung ngõ vào thay đổi trong khoảng 480pF ở tần số
190KHz và lên đến 1150pF ở 535KHz. Chiều cao hiệu dụng vào khoảng 49 feet
(15m).
Điện trở ngõ vào gồm điện trở bức xạ cộng điện trở tiêu hao. Điện trở bức xạ thay
đổi trong khoảng 0,14Ω ở 190KHz đến 1,13Ω ở 535KHz.
Điện trở tiêu hao tùy thuộc vào nhiều điều kiện mà nhà sản xuất không lường được,
thông thường từ khoảng 2-5Ω.
Tầm hoạt động phụ thuộc vào cường độ trường, điều kiện đất và công suất bức xạ.
Công suất bức xạ tăng theo tần số tuy nhiên mất mát truyền sóng do ảnh hưởng
mặt đất giảm theo tần số. với cường độ trường 70 µV/m, đất tốt, tầm hoạt động dao
động trong khoảng 165 dặm ở tần số 190KHz và 150 dặm ở 535KHz với máy phát
500W và khoảng 220 dặm ở tần số 190KHz

3.5.2 Anten trụ


Anten trụ được dùng ở những nơi không đủ đất để làm anten chữ T. Một số nhánh
nằm ngang trên đỉnh anten trụ được gắn thêm nhằm 2 mục đích : giảm điện kháng
ngõ vào và dẫn đến giảm điện áp trên anten và tăng độ cao hiệu dụng. Anten trụ về
mặt điện kém hơn anten chữ T với cùng độ cao vì bị giảm tải trên đỉnh.

55
CHƯƠNG 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì – SELEX LOC 2100 Operations &
Maintenance Manual.
2. Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì – SELEX GS 2110 Operations &
Maintenance Manual.
3. Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì – RCSU 2240 Operations &
Maintenance Manual.
4. Manual on testing of radio navigation aids, Volume II.
5. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Operations and Maintenance Manual Model 2100
Capture-Effect Localizer System.
6. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Operations and Maintenance Manual Model 2100
Capture-Effect Glideslope System
7. https://en.wikipedia.org/wiki/Instrument_landing_system_glide_path
8. https://www.youtube.com/watch?v=bjGT9aJU6jo

56
57

You might also like