You are on page 1of 62

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG AMSS VÀ HỆ THỐNG AIS

ĐỊA ĐIỂM: CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN TRUNG

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Vân Thanh

Sinh viên thực hiện : Đặng Anh Quân

MSSV : 106190077

Lớp : 19DTCLC2

Đà Nẵng, 05 tháng 03 năm 2022


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Quản lý Bay miền Trung, cùng các
anh chị các phòng ban thuộc công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu
thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn đến anh và các anh chị trong công ty, mặc dù bận rộn trong
công việc nhưng trong suốt thời gian em thực tập anh vẫn dành rất nhiều thời gian và
tâm huyết để hướng dẫn, định hướng, chia sẻ những kiến thức thực tế tại công ty để em
có thể hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Hồng
Nam giáo viên hướng dẫn em trong đợt thực tập này. Trong thời gian thực tập và làm
báo cáo không tránh được những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý
thầy và công ty. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất chúc thầy và anh
cùng toàn bộ các anh chị đang công tác tại Công ty Quản lý Bay miền Trung thật nhiều
sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh tại phòng Trực Công Nghệ Thông Tin đã giúp đỡ,
cung cấp những tài liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em phù hợp, cho em
bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy.
Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc thực
tế để giúp ích cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề
này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
quý thầy cô cũng như quý công ty.

Page |2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành học: Điện tử viễn thông - Kĩ thuật Máy Tính

Lớp: 19DTCLC2

Người hướng dẫn : Trần Quốc Việt

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Về chính trị tư tưởng:


 Rèn luyện đạo đức, tác phong để xứng đáng với cương vị của người kỹ sư khi ra
trường.

 Nâng cao ý thức tổ chức, tính kỷ luật, ý thức chấp hành nội qui tại cơ quan thực tập,
cũng như nơi làm việc sau khi ra trường.

2. Về chuyên môn:
 Tiếp cận các lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành kĩ thuật máy tính để nắm bắt được ứng
dụng của lý thuyết vào thực tế sản xuất và xu hướng phát triển của ngành trong giai
đoạn mới.

II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:

1. Thời gian : - Từ ngày: 15/02/2023

- Đến ngày: 05/03/2023

2. Địa điểm thực tập: Công ty Quản lý Bay miền Trung

III. NỘI DUNG THỰC TẬP

Báo cáo được chia thành 4 chương chính:

Page |3
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Quản lý bay miền Trung

 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Quản lý bay.


 Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức công ty.
 Hình ảnh thực tế tại công ty

Chương 2. Giới thiệu tổng quan về một số hệ thống sử dụng tại công ty

 Hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS


 Hệ thống ghi âm
 Hệ thống tự động thông báo tin tức hàng không AIS

Chương 3. Phân tích thiết bị sử dụng trong hệ thống ghi âm và AIS

 Phân tích thiết bị ghi âm LM4600


 Nguyên lý vận hành của thiết bị.
 Thông số kỹ thuật các board mạch trong hệ thống.
 Sơ đồ khối thiết bị và phân tích sơ đồ khối.
 Phân tích kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong thiết bị.
 Kiểm tra, lập trình, lắp đặt và cấu hình hệ thống hoặc thiết bị.
 Phân tích Máy chủ CADAS ( HP ProLiant DL380G5 servers )
 Cấu hình và các tính năng thiết bị.
 Sơ đồ các thành phần

Chương 4. Phân tích ưu, nhược điểm các hệ thống AMSS, AIS và trình bày cách
vận hành, bảo dưỡng và xử lý khi gặp sự cố tại công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Page |4
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Đặng Anh Quân Lớp: 19DTCLC2

Cơ quan thực tập: Công ty Quản lý bay miền Trung

Địa chỉ: Cảng Hàng Không Quốc tế Đà Nẵng, 148 Duy Tân, Phường Hòa Thuận Tây,
Quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Thời gian thực tập: từ ngày 15/02/2023 đến ngày 05/03/2023.

Người trực tiếp hướng dẫn (tại cơ quan thực tập) :

I. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THỰC TẬP:

1. Chấp hành nội quy, quy định của cơ quan:

2. Tinh thần làm việc của sinh viên:

3. Thái độ của sinh viên:

4. Nội dung báo cáo:

5. Nắm vững kiến thức đã thực tập:


II. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

III. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ : .….../10 (bằng chữ: ............……….......……………….)

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Page |5


.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Ngày 05 tháng 03 năm 2023

Thủ trưởng đơn vị Cán bộ hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu) (ký tên và đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Page |6
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 03 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỊCH THỰC TẬP


Đợt thực tập: Tốt nghiệp

Page |7
Khóa: 19

Chuyên ngành: Kĩ thuật Máy tính

Địa điểm thực tập: Công ty Quản lý bay miền Trung

STT NGÀY THỰC TẬP NỘI DUNG

1 07/02/2023 - Gặp mặt tại Công ty Quản lý bay miền


Trung, chia nhóm thực tập.
- Tìm hiểu tổng quan về công ty.

2 15/02/2023 - Giới thiệu tổng quan về công ty.


- Giới thiệu về Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật
và Đội Công nghệ thông tin.
- Giới thiệu về định nghĩa CNS/ATM và các
dịch vụ mà công ty cung cấp.

3 21/02/2023 - Giới thiệu tổng quan về hệ thống chuyển tiếp


điện văn tự động AMSS,
- Hệ thống tự động thông báo tin tức hàng
không AIS
- Hệ thống ghi âm

4 02/03/2023 - Tìm hiểu về cách vận hành, bảo dưỡng và xử


lý sự cố của hệ thống AMSS, AIS.

5 05/03/2023 - Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................2

Page |8
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP................................................................................................3
TỐT NGHIỆP..................................................................................................................3
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP........................................5
LỊCH THỰC TẬP............................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN TRUNG
( MIRATS )..................................................................................................................... 13
1.1. Mở đầu chương 1..............................................................................................13
1.2. Quá trình hình thành và phát triển.................................................................13
1.2.1. Trong thời kỳ bảo vệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1975)............................13
1.2.2. Quản lý bay dân dụng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam XHCN (1976-1992)........................................................................14
1.2.3. Quản lý bay Việt Nam đổi mới, phát triển toàn diện trên con đường
hiện đại hóa và hội nhập hàng không quốc tế (từ 1993 đến nay).........................15
1.3. Tổng quan về Công ty Quản lý bay miền Trung............................................16
1.3.1. Công tác quản lý nhân sự - tác nghiệp hiện nay......................................16
1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty quản lý bay miền Trung...........................16
1.3.3. Nhiệm vụ của công ty.................................................................................19
1.4. Giới thiệu Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật.........................................................20
1.4.1. Giới thiệu....................................................................................................20
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật...................................20
1.4.3. Nhiệm vụ chính của trung tâm..................................................................20
1.4.4. Chức năng và nhiệm vụ của Đội Công nghệ thông tin............................20
1.5. Các kiến thức, kỹ năng cần có của kỹ sư........................................................21
1.6. Các môn học liên quan.....................................................................................21
1.7. Một số hình ảnh thực tập tại công ty...............................................................22
1.8. Tổng kết chương...............................................................................................25
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY......26
2.1. Giới thiệu chương...............................................................................................26
2.2. Tổng quan về hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS..........................26
2.2.1. Giới thiệu hệ thống......................................................................................26
2.2.2. Nguyên lí làm việc của hệ thống................................................................26
2.2.3. Cấu trúc của hệ thống................................................................................27
2.2.3.1. Phần cứng:...........................................................................................27
2.2.3.2. Phần mềm............................................................................................28

Page |9
2.2.3.3. Tính năng và yêu cầu của hệ thống....................................................29
2.2.4. Chức năng của hệ thống............................................................................31
2.2.5. Các kỹ thuật, công nghệ có trong hệ thống..............................................33
2.3. Giới thiệu tổng quan về hệ thống ghi âm........................................................33
2.3.1. Sơ đồ hệ thống............................................................................................33
2.3.2. Phân tích hệ thống......................................................................................34
2.4. Giới thiệu tổng quan về hệ thống tự động thông báo tin túc hàng không AIS
36
2.4.1. Sơ đồ hệ thống............................................................................................37
2.4.2. Phân tích hệ thống.........................................................................................38
2.5. Kết luận chương................................................................................................40
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG HỆ THỐNG...................41
3.1. Giới thiệu chương................................................................................................41
3.2. Thiết bị ghi âm PL4600.......................................................................................41
3.2.1. Giới thiệu thiết bị...........................................................................................41
3.2.2. Cấu hình và các tính năng thiết bị................................................................42
3.2.3. Nguyên lý hoạt động......................................................................................43
3.3. Máy chủ CADAS dùng trong hệ thống AIS ( HP ProLiant DL380G5 servers )
...................................................................................................................................... 46
3.3.1. Giới thiệu thiết bị...........................................................................................46
3.3.2. Cấu hình và các tính năng thiết bị................................................................46
3.4. Kết luận chương...................................................................................................52
CHƯƠNG 4. VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TRONG HỆ
THỐNG..........................................................................................................................53
4.1. Giới thiệu chương.............................................................................................53
4.2. Xử lý các vấn đề trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống AMSS. 53
4.2.1. Quá trình vận hành hệ thống AMSS........................................................53
4.2.2. Quá trình bảo dưỡng hệ thống AMSS......................................................54
4.2.3. Nhược điểm của hệ thống..........................................................................54
4.3. Xử lý các vấn đề trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống AIS.....54
4.3.1. Quá trình vận hành hệ thống AIS.............................................................54
4.3.2. Quá trình bảo dưỡng hệ thống AIS..........................................................56
4.3.3. Khắc phục sự cố.............................................................................................57
4.3.4. Ưu và nhược điểm của hệ thống AIS........................................................58
4.3.5. Các giải pháp khắc phục đề xuất..............................................................58

P a g e | 10
4.4. Nhận xét về đợt thực tập, bài học rút ra.........................................................59
4.5. Kết luận chương................................................................................................59

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty quản lý bay miền Trung.............................................................17
Hình 1. 2: Ban giám đốc hiện tại...............................................................................................................19
Hình 1. 3: Trụ sợ chính của công ty Quản lý bay miền trung....................................................................22
Hình 1. 4 :Nhận thẻ thực tập sinh từ công ty.............................................................................................22
Hình 1. 5: Đài kiểm soát không lưu của cảng hàng không đà nẵng..........................................................23
Hình 1. 6: Phòng trực công nghệ thông tin...............................................................................................23
Hình 1. 7: Chụp ảnh cùng người hưỡng dẫn nhóm..................................................................................24
Hình 1. 8: Nhóm được người hướng dẫn cho xem cách điều khiển hệ thống AMSS..................................24
Hình 1. 9: Hệ thống ghi âm thực tế tại phòng công nghệ thông tin...........................................................24
Hình 2. 1: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống AMSS...........................................................................................25
Hình 2. 2: Mô hình hoạt động của hệ thống AMSS...................................................................................29
Hình 2. 3: Sơ đồ đầu nối hệ thống AMSS Đà Nẵng...................................................................................30
Hình 2. 4: Sơ đồ kết nối giữa các hệ thống AMSS trong khu vực..............................................................31
Hình 2. 5: Hệ thống ghi âm trong hệ thống truyền tin điều hành bay........................................................34
Hình 2. 6: Trạng thái các kênh ghi âm......................................................................................................36
Hình 2. 7: Mô hình hệ thống AIS...............................................................................................................36
Hình 2. 8: Sơ đồ tổng kết nối của hệ thống AIS.........................................................................................37
Hình 2. 9: Sơ đồ hệ thống AIS...................................................................................................................37
Hình 3. 1: Thiết bị ghi âm PL4600............................................................................................................41
Hình 3. 2: Giao diện màn hình ghi âm PL4600.........................................................................................43
Hình 3. 3: Sơ đồ các thành phần của HP ProLiant DL380G5 servers......................................................47
Hình 4. 1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống AMSS........................................................................................53

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Bảng mô tả các trạng thái của System insight display.................................................................48
Bảng 2: Bảng mô tả các trạng thái của Front panel LEDs and buttons....................................................50

P a g e | 11
P a g e | 12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN
TRUNG ( MIRATS )
1.1. Mở đầu chương 1
Chương 1 trình bày quá trình hình thành và phát triển qua từng giai đoạn phát triển
của đất nước về Công ty Quản lý bay Việt Nam nói chung và Công ty Quản lý bay miền
Trung nói riêng. Ngoài ra chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về cơ cấu tổ chức , nhiệm vụ,
chức năng của công ty ngày nay và giới thiệu về Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật và Đội
Công nghệ thông tin.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 15/01/1956 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Cục Hàng không dân
dụng Việt Nam. Đến ngày 11/02/1976, Hội đồng Chính phủ thành lập Tổng cục Hàng
không dân dụng Việt Nam. Ngày 15/10/1990, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải-Bưu điện
quyết định thành lập Công ty Quản lý bay Hàng không Việt Nam, trực thuộc Tổng Công
ty Hàng không dân dụng Việt Nam, sau khi cơ quan này tách khỏi sự quản lý của Bộ
Quốc phòng vào năm 1989. Đến năm 2010, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, trực
thuộc Bộ Giao thông vận tải, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, tổ chức và hoạt
động theo Luật doanh nghiệp được thành lập, chuyển đổi từ Tổng Công ty Bảo đảm hoạt
động bay Việt Nam. Sau nhiều năm hoạt động với nhiều thay đổi để tiếp tục phát triển
mạnh mẽ hơn, đến năm 2015, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển Tổng Công ty tổ chức
lễ đón chuyến bay thứ 600.000 an toàn trong một năm.
1.2.1. Trong thời kỳ bảo vệ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1975)
Ngày 01/01/1955, từ sân bay Gia Lâm, một bức điện phát lên không trung báo cho
toàn thế giới được biết “ Kể từ 0 giờ ngày 01/01/1955 theo giờ Hà Nội, Thủ đô của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của
Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn ra vào miền Bắc Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở ra
đều phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt tại sân
bay Gia Lâm, Hà Nội ”. Bức điện lịch sử đầu tiên là bản thông điệp khẳng định quyền
làm chủ bầu trời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đánh dấu
sự ra đời của Cơ quan Điều phái – tiền thân của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
ngày nay.

P a g e | 13
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quản đảm bảo bay đã phục vụ
đắc lực cho Trung đoàn Không quân vận tải 919 chiến đấu và phục vụ chiến đấu lập
nhiều chiến công trên các mặt trận: “ Không đối không ” ngày 15/02/1964, “ Không đối
biển ” ngày 07/03/1966, “ Không đối đất ” ngày 12/01/1968... Tham gia trong cuộc tổng
tiến công mùa xuân năm 1975, cơ quan bảo đảm bay đã phục vụ chỉ huy, điều hành 590
chuyến bay, cơ động bộ đội, xe quân sự, pháo, đạn dược, lương thực, chuyển thương binh
về tuyến sau... Những thành tích này đã góp phần làm nên đại thăng mùa xuân năm 1975
giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Truyền thống vẻ vang và những bài học kinh nghiệm quý báu của 20 năm xây dựng
và trưởng thành trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã đặt nền móng vững chắc để
xây dựng ngành Quản lý bay mà tiền thân là những bộ phận Thông tin, Điều phái, Khí
tượng phát triển trong giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn đất nước thống nhất, cả
nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Quản lý bay dân dụng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN (1976-1992)
Sau khi thống nhất đất nước, trong điều kiện lịch sử mới để đáp ứng sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ tổ quốc và giao lưu quốc tế, ngày 11/02/1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị
định số 28-CP thành lập Tông cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Cục quản lý bay là
một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục. Sau đó, Cục quản lý bay đổi tên thành
Cục kế hoạch và Quản lý bay. Ngày 26/03/1976, Tổng cục trưởng ra quyết định số 88-TC
thành lập các đơn vị hàng không dân dụng tại các sân bay: Gia Lâm. Tân Sơn Nhất, Đà
Nẵng, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Phú Bài, Đồng Hới. Tại mỗi đơn vị đều có phòng
Kế hoạch phụ trách công tác điều hành bay.
Từ năm 1976 đến 1992, Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã có những bước phát triển
mang tính mở đường cho sự phát triển sau này. Đến nay Quản lý bay Việt Nam đã trở
thành một ngành quan trọng, xương sống cấu thành nên ngành Hàng không dân dụng
trong nước và quốc tế. Quản lý bay Việt Nam đã tham gia vào quá trình phân công và
hợp tác quốc tế về cung cấp các dịch vụ không vận khi trực tiếp điều hành các máy bay
quốc tế bay đi, đến và quá cảnh vùng trời chủ quyền của Việt Nam. Lần đầu
tiên trong lịch sử phát triển của ngành Hàng không đã thành lập bộ máy tổ chức cung cấp
các dịch vụ kiểm soát không lưu gồm: 2 Trung tâm kiểm soát đường dài (Hồ Chí

P a g e | 14
Minh, Hà Nội), 3 Trung tâm kiểm soát tiếp cận (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng) và các
đài kiểm soát tại các sân bay địa phương.
1.2.3. Quản lý bay Việt Nam đổi mới, phát triển toàn diện trên con đường hiện đại
hóa và hội nhập hàng không quốc tế (từ 1993 đến nay)
Ngày 20/04/1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Bùi Danh Lưu đã kí quyết định
746-TCCB/LĐ chuyển đổi tổ chức của Công ty Quản lý bay Hàng không dân dụng Việt
Nam thành trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Kể từ ngày này Quản lý bay Việt
Nam đã chính thức tách khỏi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, trở thành đơn vị trực
thuộc Cục Hàng không Việt Nam. Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam có các đơn
vị trực thuộc sau:
- Trung tâm Quản lý bay Hà Nội.
- Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng.
- Trung tâm Quản lý bay Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Thông tin Hàng không Gia Lâm.
Kể từ khi thành lập năm 1993, cùng với 2 bộ phận cấu thành nên ngành Hàng không
Việt Nam đó là: Các nhà khai thác Vận tải Hàng không, Tổng Công ty cảng Hàng không
Việt Nam. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam được tách ra là một bộ phận độc lập.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Tổng Công ty là một bộ phận không thể
thiếu và là trụ cột của ngành Hàng không, chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay trên các sân bay dân dụng và quân sự trên toàn quốc, có quan hệ liên
kết, phối hợp chặt chẽ với hai bộ phận còn lại của ngành Hàng không Việt Nam, tạo
thành một khối vững chắc góp phần không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
Hơn nửa thế kỉ xây dựng và phát triển, những thành tựu của Tổng Công ty Quản lý bay
Việt Nam đã góp phần tô đậm những mốc son trên chặng đường phát triển của ngành
Hàng không. Tiếp nối những kết quả đã đạt được, Tổng Công ty vừa phải nắm bắt những
cơ hội, vừa phải đối mặt những thách thức để đẩy nhanh tốc độ phát triển, hội nhập thực
sự và toàn diện với các nước trên thế giới, xây dựng ngành Hàng không nói chung và
ngành Quản lý bay nói riêng ngày càng vững mạnh. Quyết tâm xây dựng Tổng Công ty
Quản lý bay Việt Nam trở thành “một trong những nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt
động bay hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.

P a g e | 15
1.3. Tổng quan về Công ty Quản lý bay miền Trung
Công ty Quản lý bay miền Trung là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam, được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-CHK ngày 09/6/1993 của Cục trưởng
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam với tên gọi ban đầu là Trung tâm Quản lý bay miền
Trung.
Công ty cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo đúng tiêu chuẩn quy định
cho tất cả tàu bay dân dụng và vận tải quân sự hoạt động tại các Cảng hàng không, sân
bay thuộc trách nhiệm điều hành được giao và vùng không phận được ủy quyền hợp
pháp, bao gồm:
 Dịch vụ không lưu (Dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn
không lưu và dịch vụ báo động);
 Dịch vụ thông tin – giám sát;
 Dịch vụ tìm kiếm cứu nạn;
1.3.1. Công tác quản lý nhân sự - tác nghiệp hiện nay
Phạm vi hoạt động: Khu vực Đà Nẵng, các đài KSKL Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát,
Pleiku, trạm radar Sơn Trà, Quy Nhơn.
Chế độ làm việc: Làm việc theo chế độ ca kíp: 3 ca, 2 ca hoặc 1 ca 1 ngày; 1 bộ phận
làm hành chính.
Lực lượng lao động: đa dạng gồm Kiểm soát viên, chuyên viên kỹ thuật, các phòng
chức năng, lực lượng an ninh, bảo vệ.
1.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty quản lý bay miền Trung

P a g e | 16
Hình 1. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty quản lý bay miền Trung.

Từ ngày đầu
thành lập Trung tâm Quản lý bay Đà Nẵng có 04 Ban chức năng: Ban Không lưu, Ban
Thông tin, Ban Dẫn đường, Ban Nghiệp vụ và 42 CBCNV. Đến nay Công ty đã phát
triển lớn mạnh với tổng số CBCNV Công ty Quản lý bay miền Trung hiện nay là 617
người (đến tháng 3/2021); bao gồm 07 Phòng chức năng và 14 đơn vị trực thuộc, cụ thể:

 7 Phòng chức năng:


 Văn phòng Công ty (Administrative Division).
 Phòng Tổ chức Cán bộ – Lao động (Human Resource Division).
 Phòng Tài chính (Finance Division).
 Phòng Kế hoạch (Planning Division).
 Phòng Kỹ thuật (Technical Division).
 Phòng Không lưu (Air Traffic Services Division).
 Phòng An toàn – Chất lượng và An ninh (Safety – Quality and Security).

P a g e | 17
 4 Trung tâm:
 Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân bay Đà Nẵng (Da Nang Approach – Tower
Control Center).
 Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận – Tại sân bay Cam Ranh (Cam Ranh Approach - Tower
Control Center).
 Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật (Technical Operation Center).
 Trung tâm Hiệp đồng – Tìm kiếm Cứu nạn (Search and Rescue Coordination Center).
 Trung tâm Khí tượng Hàng không Đà Nẵng (Da Nang Aviation Meteorological Center).

 7 Đài Kiểm soát không lưu:


 Đài KSKL Đà Nẵng (Da Nang Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Phú Bài (Huế) (Phu Bai Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Chu Lai (Quảng Nam) (Chu Lai Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Pleiku (Gia Lai) (Pleiku Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Phù Cát (Bình Định) (Phu Cat Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Cam Ranh (Khánh Hòa) (Cam Ranh Aerodrome Tower).
 Đài KSKL Tuy Hòa (Phú Yên) (Tuy Hoa Aerodrome Tower).

 3 Trạm radar thông tin:


 Trạm Radar Thông tin Sơn Trà 1 (Đà Nẵng)
 Trạm Radar Thông tin Sơn Trà 2 (Đà Nẵng)
 Trạm Radar Thông tin Quy Nhơn.

P a g e | 18
Ban lãnh đạo công ty hiện tại:

Hình 1. 2: Ban giám đốc hiện tại

P a g e | 19
1.3.3. Nhiệm vụ của công ty
- Cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các tàu bay dân dụng và vận tải
quân sự hoạt động tại cảng hàng không thuộc trách nhiệm được giao và các vùng không
phận ủy quyền hợp tác bao gồm: Dịch vụ không lưu, dịch vụ Thông tin – Giám sát, dịch
vụ Tìm kiếm cứu nạn.
- Quản lý, khai thác và tổ chức đảm bảo kỹ thuật cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay được giao.
- Thực hiện công tác hiệp đồng, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tàu bay, khẩn nguy sân bay,
an ning, an toàn hàng không trong phạm vi trách nhiệm.
- Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật công nghệ, đề xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và các nguồn lực nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao
động trong công ty hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của Tổng Công ty.
- Tận dụng các nguồn lực hiện có để tổ chức kinh doanh khác trên nguyên tắc đảm bảo
hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến nhiêm vụ được giao, đúng pháp luật và quy định
của Tông Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao phó.
1.4. Giới thiệu Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật
1.4.1. Giới thiệu

P a g e | 20
Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật (TTBĐKT) là đơn vị trực thuộc Công ty Quản lý bay
miền Trung, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ
chuyên môn của phòng Kỹ thuật. Chuyên khai thác, cung cấp trực tiếp các dịch vụ
thông tin, giám sát phục vụ điều hành bay trong vùng tiếp cận và cất, hạ cánh tại sân
bay Đà Nẵng.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật

Cơ sở Trung tâm bảo đảm kỹ thuật gồm: Trưởng TTBĐKT, các Phó trưởng TTBĐKT và
các Đội trực thuộc:

 Đội Thông tin.


 Đội Công nghệ thông tin.
 Đội Bảo đảm môi trường kỹ thuật.
 Đội Ra đa Sơn Trà.
 Đội Ra đa Quy Nhơn.
1.4.3. Nhiệm vụ chính của trung tâm
- Quản lý, khai thác, bảo trì bảo dưỡng cho các hệ thống thiết bị kĩ thuật tại Đà Nẵng
phục vụ cho công tác chỉ huy điều hành bay tại khu vực Tiếp cận – Tại sân Đà Nẵng
và các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
- Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn công tác bảo đảm kĩ thuật đối với các Đài Kiểm soát
không lưu sân bay địa phương.
1.4.4. Chức năng và nhiệm vụ của Đội Công nghệ thông tin

Đội Công nghệ thông tin được thành lập năm 2015 trên cơ sở 2 tổ truyền tin và tin
học. Nhiệm vụ chính của các kĩ sư trong đội là:

 Trực tiếp quản lý và khai thác, bảo trì bảo dưỡng các trang thiết bị CNTT phục vụ
công tác điều hành bay và công tác quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Trung
tâm BĐKT.
 Chỉ đạo chuyên môn, hỗ trợ công tác bảo đảm kĩ thuật đối với các trang thiết bị
CNTT các đài KSKL sân bay địa phương.

Hiện tại, Đội Công nghệ thông tin quản lý và khai thác các hệ thống chính sau:

 Hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS.

P a g e | 21
 Hệ thống tự động thông báo tin tức Hàng không AIS.
 Hệ thống quản lý điện văn không lưu AMHS.
 Hệ thống tổng đài nội bộ.
 Hệ thống ghi âm.
 Hệ thống camera giám sát.
 Hệ thống SIM
 Hệ thống RDP
 Đầu cuối khí tượng.
 Đầu cuối ATM- ATCC HAN.
 Hệ thống đồng hồ thời gian chuẩn.
 Server tài chính
1.5. Các kiến thức, kỹ năng cần có của kỹ sư
 Cần nắm rõ các kiến thức và cách thực hoạt động của các thiết bị, máy móc mà
mình đảm nhận quản lý, từ đó biết cách xử lí, sửa chữa, khắc phục khi gặp sự cố.
 Cần phải có tinh thần tập trung cao, cần cù, biết giúp đỡ đồng nghiệp trong quá
trình làm việc.
 Luôn luôn nâng cao tinh thần ham học hỏi, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ mọi
người xung quanh.
1.6. Các môn học liên quan
Lý thuyết mạch điện tử, cấu kiện điện tử, kĩ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu, truyền số
liệu, tín hiệu và hệ thống, xử lí số tín hiệu, mạng thông tin máy tính, kĩ năng mềm, nhập
môn ngành...
1.7. Một số hình ảnh thực tập tại công ty

P a g e | 22
Hình 1. 4 :Nhận thẻ thực tập sinh từ công ty

Hình 1. 5: Đài kiểm soát không lưu của cảng hàng không đà nẵng

P a g e | 23
Hình 1. 6: Phòng trực công nghệ thông tin

P a g e | 24
Hình 1. 8: Nhóm được người hướng dẫn cho xem cách điều khiển hệ thống AMSS

Hình 1. 9: Hệ thống ghi âm thực tế tại phòng công nghệ thông tin

P a g e | 25
1.8. Tổng kết chương
Qua chương này đã trình bày tổng quan về Công ty Quản lý bay mền Trung từ quá
trình hình thành và phát triển đến cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ chức năng. Hệ thống Hệ
thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS và thiết bị sử dụng tại đội Công nghệ thông
tin sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG SỬ DỤNG TẠI


CÔNG TY
2.1. Giới thiệu chương
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS,
nguyên lí làm việc, sơ đồ hệ thống và những kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong hệ thống
đó.

2.2. Tổng quan về hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS

2.2.1. Giới thiệu hệ thống


Hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS (Automatic Message Switching
System) là một hệ thống phần mềm và phần cứng được sử dụng để truyền tin nhắn và tín

P a g e | 26
hiệu tới các đơn vị và người dùng trong một tổ chức. Hệ thống này được thiết kế để cho
phép truyền thông giữa các điểm liên lạc trong một mạng lưới với tốc độ cao, đồng thời
cung cấp khả năng xác định vị trí và tính toán thời gian đến điểm đến.

Trong ngành Hàng không, hệ thống được lắp đặt tại các Trung tâm truyền tin AFTN
dùng để chuyển tiếp và phân phối điện văn phục vụ cho việc trao đổi thông tin điều hành
hoạt động hàng không trong nước và quốc tế giữa Cục Hàng không, các hãng hàng không
và các Trung tâm kiểm soát điều hành bay... Đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng
của ngành hàng không dân dụng quốc tế về lưu lượng, phương thức xử lí và truyền điện
văn giữa các trung tâm xử lí điện văn.

2.2.2. Nguyên lí làm việc của hệ thống


Gồm các bước sau:
 Thu thập thông tin: Các đơn vị trong hệ thống AMSS sẽ thu thập các thông tin liên
quan đến hoạt động điều hành bay, bao gồm thông tin về chuyến bay, hành khách,
hàng hóa, điều kiện thời tiết và các thông tin liên quan khác.
 Xử lý và mã hóa: Thông tin thu thập được sẽ được xử lý và mã hóa để đảm bảo tính
vẹn, độ tin cậy và bảo mật. Các thông tin này sẽ được đóng gói vào các tín hiệu điện
tử để chuẩn bị cho việc truyền tải.
 Truyền tải thông tin: Các tín hiệu điện tử chứa các thông tin đã được xử lý và mã
hóa sẽ được truyền tải qua hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động AMSS.
 Nhận và giải mã: Các đơn vị nhận thông tin sẽ giải mã và xử lý các tín hiệu điện tử
để lấy ra các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động điều hành bay.
 Phản hồi: Các đơn vị sẽ phản hồi lại các thông tin đã nhận được thông qua hệ thống
chuyển tiếp điện văn tự động AMSS để đảm bảo tính khả dụng của thông tin.
 Lưu trữ: Các thông tin đã được trao đổi qua hệ thống sẽ được lưu trữ và sử dụng
cho các mục đích khác nhau liên quan đến điều hành bay.
2.2.3. Cấu trúc của hệ thống
Hệ thống AMSS bao gồm: Máy chủ, các đầu cuối trung tâm, các đầu cuối khai thác,
phần giao tiếp truyền thông.
Ngoài ra AMSS Đà Nẵng còn kết nối với AMSS Tân Sơn Nhất, AMSS Nội Bài, hệ
thống AIS Đà Nẵng và đang thử nghiệm kết nối với AMHS.

P a g e | 27
Mỗi AMSC (Automatic Message Switching Center) kết nối đến các đài (đầu cuối)
AFTN để nhận và truyền dữ liệu điện văn AFTN.
2.2.3.1. Phần cứng:

Hình 2. 1: Sơ đồ cấu trúc của hệ thống AMSS


 M
áy chủ:
 2 máy chủ chuyên dụng chuẩn công nghiệp hoạt động song song theo chế độ Dual Hot
Standby. Trên 2 máy sử dụng 2 card mạng Gigabit, 01 card mạng được nối trực tiếp
dùng cho việc đồng bộ CSDL, card còn lại kết nối với switch để truyền tin với các đầu
cuối.
 Bộ chuyển mạch Switch:
 Tạo môi trường truyền dẫn theo chuẩn Ethernet cho các thiết bị ngoại vi, kết nối các
máy tính trong mạng theo dạng hình sao.
 01 bộ 24 ports, 10/100Mbps.
 Trên Switch Cisco 3560 chia Vlan để tránh việc xung đột IP, trong đó Int VLAN với
địa chỉ 192.168.1.x cho các thiết bị hệ thống, các máy CM, SUP, MON, REJ, SVC.
Còn Ext VLAN với địa chỉ 192.168.10.x cho các đầu cuối ở TWR, APP, cảng HK, sân
bay địa phương.
 Bộ Async Port Server:

P a g e | 28
 Là thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ chuẩn Ethernet sang chuẩn RS – 232 để truyền tín
hiệu đến các đầu cuối kết nối serial.
 Hệ thống sử dụng 02 bộ Async Port Server 16 cổng cho các đầu cuối giao tiếp theo
chuẩn RS – 232 Async. Số đầu ra do đó lên 32 port, một số đầu ra sử dụng cho mục
đích dự phòng cho các kênh khi có sự cố.
 Modem:
 Là thiết bị dùng để kết nối từ trung tâm đến các thiết bị đầu cuối ở xa.
 Các máy trạm trung tâm:
Hệ thống có 5 vị trí ngoại vi, 1 vị trí độc lập:
 Supervisor (SUP): chức năng hiển thị và theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống và
các đường liên lạc. Thực hiện các lệnh điều khiển hệ thống.
 Journal – Monitor (MON): Theo dõi, giám sát sự luân chuyển điện văn trong hệ thống.
 Service (SVC): Vị trí được sử dụng cho nhân viên khai thác tại trung tâm nhận và gửi
các điện văn sự vụ tới các đài AFTN khác.
 Reject (REJ): Sử dụng để nhận điện văn sai hoặc không đúng thủ tục, cho phép nhân
viên khai thác quản lý, sửa điện văn sai hoặc gửi vào trung tâm tiếp tục phân kênh.
 Control Monitor (CM): Vị trí của nhân viên trực kỹ thuật để giám sát trạng thái hoạt
động hệ thống: các máy trạm, đường truyền, các giao tiếp,... Thao tác các chức năng
trên CPA mà không phải can thiệp trực tiếp vào CPA khi làm việc. Có thể ghi số liệu
ra đĩa CD để lưu trữ và truy suất lại dữ liệu từ CD lưu trữ.
2.2.3.2. Phần mềm
Phần mềm xử lý trung tâm:
- Hệ điều hành: Fedora 4 cài đặt trên hai máy chủ, được sử dụng làm nền tảng phát
triển hệ thống.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu:
 Oracle 10g: dùng để lưu trữ điện văn
 MySQL 4.1.18: được dùng làm hàng đợi thu/phát, lưu cấu hình, ghi các sự kiện trong
hệ thống.
Java JDK version 2 (bao gồm ODBC cho MySql và Oracle).
Các phần mềm ứng dụng phát triển: rx, sup, AmssInterface, lm, timesyn.
2.2.3.3. Tính năng và yêu cầu của hệ thống

P a g e | 29
Tất cả các hệ thống điều hành được kết nối qua mạng LAN cục bộ. Các bộ phận bao
gồm:
- CPA: Bộ xử lí trung tâm chạy trên hệ điều hành UNIX.
- MUL: Bộ phận kênh chạy trên hệ điều hành UNIX.
- SUP: Máy giám sát và điều khiển chạy trên hệ điều hành WINDOW.
- SVC: Máy nhận các điện văn sự vụ chạy trên hệ điều hành WINDOW.
- REJ: Máy nhận điện văn sai chạy trên hệ điều hành WINDOW.

Hình 2. 2: Mô hình hoạt động của hệ thống AMSS

Các máy khác được giả lập ở đầu cuối.


Các đầu cuối khác được nối trên đường mạng chạy trên WINDOW.
Cấu hình hệ thống mở đảm bảo kết nối với các hệ thống khác theo thủ tục COP, BOP
đáp ứng theo các nghi thức truyền X.25, CIDIN.
Dung lượng hệ thống đảm bảo nối 12 máy trên mạng cục bộ và 8 cổng nối tiếp và có
khả năng mở rộng thêm.
Đảm bảo khả năng truyền đồng bộ, bất đồng bộ với tốc độ từ 50b/- 64ks/s.
Đảm bảo khả năng giám sát hành trình và kiểm soát hệ thống từ bộ xử lí trung tâm.
Chức năng của hệ thống phải phù hợp với những khuyến cáo của ICAO.

P a g e | 30
Hình 2. 3: Sơ đồ đầu nối hệ thống AMSS Đà Nẵng

P a g e | 31
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
2.2.4.
Hình 2. 4: Sơ đồ kết nối giữa các hệ thống AMSS trong khu vực
Chức năng của hệ thống
 Khả năng đáp ứng kênh truyền:

Đáp ứng được lưu lượng 40.000 điện văn/ngày. Có khả năng kết nối và quản lý 40
kênh AFTN.Có khả năng kiểm soát tình trạng hoạt động của tất cả các kênh truyền và
thiết bị trong hệ thống. Đảm bảo khả năng kiểm soát mạch UP/DOWN. Có khả năng kết
nối với các giao tiếp kết nối vật lý khác nhau trên từng kênh: RS-232, Ethernet. Xử lý
điện văn theo 3 hoặc 4 số nhằm tăng số lượng điện văn luân chuyển của kênh. Hỗ trợ
giao thức truyền tin TCP/IP, No – Protocol. Có khả năng sử dụng 2 loại modem: Tự động
kết nối (leased line) và quay số (dial-up). Có khả năng thiết lập hoạt động ở chế độ
AUTO hay SEMI cho từng kênh hoặc tất cả các kênh. Có khả năng định cấu hình trực
tuyến với mức độ tham số hóa cao cho các tác vụ mà không cần reset lại hệ thống .
 Cơ chế phục hồi, sao lưu dữ liệu hệ thống:
Sử dụng các cơ chế của replication của Oracle và MySQL để tự động đồng bộ các dữ
liệu giữa 2 máy chủ. Sử dụng phần mềm Navicat Premium để sao lưu CSDL MySQL
hằng ngày ra máy tính giám sát. Có máy chủ dự phòng với các ổ cứng dự phòng đã cài
đặt sẵn.

 Hàng chờ hệ thống:

P a g e | 32
Có hàng chờ Thu và hàng chờ Phát riêng cho mỗi kênh. Hàng chờ được đồng bộ thống
nhất trên 2 CPA(CPB). Dung lượng hàng chờ gần như không hạn chế (>500 điện văn) do
được lưu trong CSDL của hệ thống trên CPA(CPB).Có cơ chế đảm bảo hàng chờ không
bị tràn và không mất điện văn đảm bảo an toàn dữ liệu kể cả khi mất điện hệ thống. Khả
năng xử lý hàng chờ thu: lưu điện văn theo cơ chế vào trước ra trước (FIFO). Tự động
cập nhật hàng chờ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên độ khẩn. Có khả năng truy xuất các
thông tin nguồn gốc điện văn. Có khả năng xem, xóa, in điện văn trong hàng chờ.
 Đồng bộ thời gian:

Có cơ chế đồng bộ thời gian cho hệ thống: Máy chủ (đồng bộ từ hệ thống đồng hồ thời
gian chuẩn GPS). Có cơ chế kiểm tra giờ giữa đầu cuối và hệ thống trung tâm : Các đầu
cuối sẽ đồng bộ thời gian với server được thực hiện bởi các điện văn kiểm soát mạch
(điện văn CH – cài đặt 20 phút sẽ có 1 điện văn).
 Chuyển đổi chính/phụ:

Bất cứ hoạt động bất thường nào của hệ thống cũng được CPA phát hiện và xử lý tự
động. Hai CPA luôn kiểm tra tình trạng của nhau để phát hiện sự cố. Thao tác chuyển
máy MAIN/STANDBY: Chuyển đổi bằng tay (tác động tức thời) và chuyển đổi tự động
khi có sự cố (ấn định xảy ra khi vượt ngưỡng timeout, giá trị này thay đổi được và nhỏ
nhất là 2s).
 Lưu trữ điện văn:

CSDL quản lý đầy đủ các thông tin về điện văn: Số thứ tự, địa chỉ gốc, địa chỉ gửi,
thời gian gốc, thời gian nhận…; có khả năng khôi phục dễ dàng khi bị lỗi bằng cách sử
dụng các công cụ backup của hệ thống. Có khả năng lưu trữ ít nhất 30 ngày, khả năng
cập nhật hàng tháng điện văn ra thiết bị lưu trữ khác như đĩa CD.
 Truy xuất điện văn:

Khả năng truy xuất điện văn trong CSDL ra nhanh, chính xác theo các tham số tìm
kiếm: Số thứ tự, nhóm gốc, thời gian, bản văn và các tham số tiêu chuẩn khác. Khả năng
truy xuất và khôi phục lại dữ liệu từ đĩa CD và các thiết bị lưu trữ khác (ổ cứng thứ 2).
 Thống kê báo cáo:
Thực hiện các thống kê đầy đủ các báo biểu theo mẫu quy định:

- Thống kê lưu lượng Thu/Phát điện văn theo chu kỳ 20 phút.

P a g e | 33
- Thống kê sự cố mạch hàng ngày.
- Thống kê hoạt động mỗi giờ, mỗi ngày.
- Thống kê hoạt động hàng tháng.
2.2.5. Các kỹ thuật, công nghệ có trong hệ thống
- Kĩ thuật chuyển mạch tự động : cho phép hệ thống chuyển đổi giữa các nguồn điện dự
phòng một cách tự động và nhanh chóng khi có sự cố xảy ra, đảm bảo các thiết bị điện
trong hệ thống hoạt động liên tục và ổn định.
- Kĩ thuật điện tử: được sử dụng để thiết kế các bảng mạch điện tử để điều khiển, xử lí
và truyền thông dữ liệu trong hệ thống.
- Kĩ thuật cảm biến: được sử dụng để đo và thu thập dữ liệu từ các thiết bị trong hệ
thống.
- Kĩ thuật điều khiển: được sử dụng để thiết kế và triển khai các thuật toán và phương
pháp điều khiển để đảm bảo hoạt động ổn định và đáng tin cậy của hệ thống.
- Công nghệ vi xử lí: được sử dụng để điều khiển và quản lý hoạt động của hệ thống.
- Công nghệ đồng bộ hóa thời gian: đảm bảo rằng thời gian được đồng bộ hóa trên toàn
bộ hệ thống, từ đó giúp các thiết bị hoạt động đồng bộ với nhau.
- Công nghệ truyền thông: được sử dụng để truyền các tín hiệu giữa các thiết bị trong hệ
thống.
2.3. Giới thiệu tổng quan về hệ thống ghi âm
2.3.1. Sơ đồ hệ thống

P a g e | 34
Hình 2. 5: Hệ thống ghi âm trong hệ thống truyền tin điều hành bay

2.3.2. Phân tích hệ thống


Hình 2.1 trình bày sơ đồ vị trí hệ thống ghi âm trong hệ thống thông tin liên lạc điều
hành bay. Theo đó, các cuộc gọi nội bộ, các cuộc gọi giữa kiểm soát viên không lưu và
phi công đều được ghi lại và lưu trữ trong vòng 30 ngày

ATIS Advantage Series Recorder là đơn vị ghi nhật ký giọng nói chuyên nghiệp
dành cho ứng dụng ghi âm trong ứng phó khẩn cấp, pháp lý, tài chính, thực thi pháp
luật, tiếp thị qua điện thoại và các doanh nghiệp khác. Được sử dụng trong Đài kiểm
soát không lưu (ĐKSKL), hệ thống này tương thích với hầu như bất kỳ liên kết tiêu
chuẩn công nghiệp. Dòng sản phẩm có sức chứa lớn các ứng dụng ghi âm đa kênh nhỏ
và có thể được cung cấp với nhiều cách lưu trữ ổ đĩa: hệ thống sử dụng 2 ổ cứng 2TB để
lưu trữ ghi âm các cuộc gọi (2 ổ đĩa chạy song song, 1 ổ chạy chính và 1 ổ dự phòng).

Để giảm dung lượng lưu trữ, hệ thống có nhiều tùy chọn nén giọng nói chất lượng
toàn diện bao gồm các thuật toán có thể lựa chọn của người dùng được chỉ định trong
tiêu chuẩn PCM, ADPCM và True Speech®.

P a g e | 35
Hệ thống ghi âm tại
ĐKSKL có những ưu điểm sau:

 Độ tin cậy ghi âm.


 Point and Click Hoạt động và thiết lập - Không yêu cầu các phím chức năng.
 Tìm kiếm và phát lại tin nhắn dễ dàng, nhanh chóng.
 Có thể mở rộng thành 168 kênh (kết nối ISDN, VOIP, El và T1).
 Lựa chọn nhiều loại phương tiện lưu trữ (Đĩa DVD-RAM, ổ đĩa cứng di động).
 Tích hợp mạng cục bộ (Phần mềm trình phát máy khách).

Nguyên lý hoạt động: hệ thống ghi âm được đấu nối trực tiếp với hệ thống tổng đài.
Ở màn hình giám sát hình 2.3 sẽ cho biết các kênh nào đang hoạt động (màu xanh: kênh
đang được ghi âm; màu vàng: kênh đang ở chế độ standby chờ ghi âm; màu đỏ: không
ghi âm). Các cuộc gọi trên kênh nào sẽ được ghi âm lại tương ứng với số kênh hiển thị,
quá trình này hoàn toàn tự động. Khi muốn nghe lại đoạn ghi âm trên kênh (hình 2.4),
có thể thao tác trực tiếp trên màn hình hệ thống hoặc qua máy tính giám sát có kết nối
với hệ thống.

P a g e | 36
Hình 2. 6: Trạng thái các kênh ghi âm

2.4. Giới thiệu tổng quan về hệ thống tự động thông báo tin túc hàng không AIS

Hình 2. 7: Mô hình hệ thống AIS

P a g e | 37
2.4.1. Sơ đồ hệ thống
Hình 2.7 trình bày sơ đồ tổng thể kết nối ở hệ thống AIS giữa các trạm Gia Lâm,
Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất. Sơ đồ hệ thống AIS ở khu vực Đà Nẵng được mô
tả ở hình 2.8.

Hình 2. 8: Sơ đồ tổng kết nối của hệ thống AIS

Hình 2. 9: Sơ đồ hệ thống AIS

P a g e | 38
2.4.2. Phân tích hệ thống
AIS là hệ thống thông báo tin tức hàng không tự động được Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam đầu tư mới toàn bộ theo Dự án Tự động hóa Hệ thống tin tức Hàng không.
Hệ thống được triển khai lắp đặt từ giữa năm 2009 và nghiệm thu đưa vào khai thác thử
từ 12 năm 2009.

Hệ thống AIS được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Quốc tế
(ICAO) về quản lý, khai thác và cung cấp thông tin Hàng không. Đây là Hệ thống tích
hợp đồng bộ cả về phần cứng và các chương trình phần mềm chuyên dụng, được nhập
khẩu toàn bộ từ nước Đức, lần đầu tiên được triển khai lắp đặt và vận hành tại Việt Nam
nhằm phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và cung cấp tin tức Hàng không tới tất cả
các điểm sân bay trên cả nước và các sân bay quốc tế liên quan.

Về hạ tầng phần cứng, hệ thống AIS là một mạng máy tính diện rộng kết nối 72 đầu
cuối máy tính được lắp đặt tại tất cả 20 sân bay (sân bay quốc tế và sân bay quốc nội) trên
cả nước với các hệ thống máy chủ trung tâm và giữa các hệ thống máy chủ khu vực với
nhau đồng thời có thể mở rộng theo nhu cầu phát triển.

Hệ thống AIS về mặt địa lý chia thành 4 phân hệ gồm:

 Hệ thống Trung tâm chính (tại trụ sở của Trung tâm Thông báo tin tức Hàng
 3 trung tâm phụ (tại Công ty Quản lý bay Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) và các
đầu cuối liên quan thuộc các khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.

Hiện tại, các thành phần trong hệ thống được kết nối với nhau thông qua các kết nối
Ethernet (LAN, Dual LAN) đối với các vị trí gần hoặc sử dụng đường truyền thuê bao
VPN của Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực 1 (tốc độ 521kbps đối với đường kết
nối giữa các Trung tâm, và 64kbps đối với các kết nối tới các điểm đầu cuối đặt tại các
khu vực Cảng Hàng không).

Hệ thống AIS cũng được thiết kế để kết nối với các hệ thống thông tin liên quan khác
như:
 Kết nối với hệ thống AMSS để truyền/nhận thông tin qua hệ thống chuyển tiếp điện
văn AFTN này.
 Kết nối với hệ thống WAFS để thu nhận và xử lý số liệu khí tượng (MET) theo yêu
cầu.

P a g e | 39
 Kết nối với hệ thống đồng hồ thời gian chuẩn (Time Server VATM GPS) để đồng bộ
về mặt thời gian cho toàn bộ hệ thống.

Hệ thống cũng được tích hợp các đường truyền kết nối Internet Leased Line cho phép
truy cập vào Website của Hệ thống để tra cứu tin tức Hàng không cập nhật, các đường
truyền quay số (Dial-up) cho phép các kết nối truy cập từ xa tới Hệ thống phục vụ cho
công tác giám sát, hỗ trợ và cập nhật phần mềm hệ thống.

Hệ thống AIS có các ứng dụng khai thác chính sau:

a. AFTN FEP (AFTN Front-End Processor)


Là sản phẩm xử lý thông tin hàng không (AIDA-NG) đặc thù của công ty
COMSOFT với chức năng chính là chuyển mạch các điện văn AFTN (AFTN Message
Switch).

Tương tác với các ứng dụng CADAS ATS, CADAS IMS (tại khu vực Gia Lâm).

 Tương tác với Hệ thống số liệu khí tượng WAFS (World Area Forecast System for
OPMET) tại Gia Lâm.
 Tương tác với AMSC tại mỗi trung tâm khu vực.
b. CADAS ATS
 Quản lý và lập kế hoạch bay (Flight planning and management).
 Cung cấp các giao diện (forms) tương tác để xem và xử lý các điện văn số liệu bay
(FPL) và các điện văn liên khác. quan
 Tác nghiệp với cơ sở dữ liệu các chuyến bay hiện hành (Active Flight Database).
 Xử lý các kế hoạch bay lặp lại (Repetitive Flight Plans).
 Cung cấp các giao diện tương tác phục vụ cho việc xử lý các điện văn NOTAM.
 Cung cấp các giao diện tương tác phục vụ cho việc xử lý các điện văn Khí tượng.
c. CADAS IMS
 Cho phép các tác nghiệp khởi tạo, xử lý các điện văn NOTAM, điện văn Khí tượng
(NOTAM/MET Office).
 Cung cấp các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu NOTAM, cơ sở dữ liệu Khí tượng
(NOTAM/MET Database).

P a g e | 40
 Cho phép xem và hiển thị các sản phẩm của hệ thống dưới dạng tài liệu
(Documentation Server).
 Cho phép các tác nghiệp để làm Briefing (Briefing Services).
 Cung cấp công cụ quản lý người dùng AIP (AIP User Management).
 Cho phép lưu trữ, xem và hiển thị hợp pháp các sản phẩm AIP điện tử thông qua
mạng nội bộ hoặc Internet.
d. Synclude Group Verve
 Cung cấp các chức năng để tạo, chỉnh sửa các sản phẩm AIP điện tử đáp ứng tiêu
chuẩn của ICAO và EUROCONTROL.
 Cung cấp các chức năng để làm AIP Supplements.
 Cung cấp các chức năng để làm AIP Amendments.
 Cho phép tạo các tệp (file) theo định dạng PDF để in ấn hoặc định dạng HTML đối
với các ấn phẩm AIP điện tử (eAIP).
e. ESRI PLTS Aeronautical Solution
 Cung cấp các công cụ để tạo, chỉnh sửa và các tác nghiệp liên quan tới bản đồ Hàng
không (Aeronautical Charting Services).
 Cập nhật thay đổi CSDL liên quan (Database driven).

2.5. Kết luận chương


Chương này đã trình bày khát quát về 1 số hệ thống được sử dụng tại công ty, sơ đồ,
nguyên lí làm việc cũng như chức năng của hệ thống. Đây là tiền đề để đi sâu hơn về các
thiết bị có trong hệ thống sẽ được nói kĩ ở chương sau.

P a g e | 41
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC THIẾT BỊ CÓ TRONG HỆ
THỐNG
3.1. Giới thiệu chương
Chương 3 sẽ trình bày các thiết bị được sử dụng trong các hệ thống tại Đội Công
nghệ thông tin. Các thiết bị tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty. Với mỗi
thiết bị được phân tích về nguyên lý vận hành của thiết bị; thông số kỹ thuật; sơ đồ khối
thiết bị và phân tích sơ đồ khối (nếu có); phân tích kỹ thuật, công nghệ sử dụng trong
thiết bị và quá trình kiểm tra, lập trình, lắp đặt thiết bị.

3.2. Thiết bị ghi âm PL4600

3.2.1. Giới thiệu thiết bị


PL4600 là máy ghi âm trong hệ thống ghi MDR. PL4600 cung cấp công nghệ ghi âm
nơi đáng tin cậy và bền bỉ. Hệ thống cung cấp một mức độ tích hợp cao vào các cài đặt
truyền thông hiện có. Thiết kế tiết kiệm không gian PL4600 và độ chắc chắn tùy chọn
làm cho hệ thống này, thiết thực trong không gian quân sự hạn chế, không khíđiều khiển
giao thông và ứng dụng di động. Các đơn vị PL4600 là hiện đang chạy trong nhà hát, cấu
hình cố định và di động trong các phần khác nhau của thế giới, trong các môi trường khác
nhau. báo cáo đã cho thấy kết quả tuyệt vời trong môi trường khắc nghiệt như cát và
nhiệt độ cực cao.

Hình 3. 1: Thiết bị ghi âm PL4600

Một số tính năng ưu điểm của PL4600:


 Giám sát cuộc gọi theo thời gian thực: nghe một cuộc gọi khi nó diễn ra và điều
hướng vị trí ghi âm.
 Sự ổn định lâu dài: không phân mảnh lưu trữ ổ cứng truy cập tức thì.
 Hệ thống an toàn: tự động phục hồi sau khi mất điện trong quá trình hoạt động.

P a g e | 42
 Ghi ngay lập tức vào ổ cứng di động và giảm quá tải: chọn ghi trực tiếp vào ô cứng di
động và bộ nhớ HDD hoặc cho phép tích lũy dữ liệu trước.

3.2.2. Cấu hình và các tính năng thiết bị


 Ghi âm liên lạc an toàn.
 Vận hành hệ thống dễ dàng.
 Lưu trữ lâu dài đáng tin cậy. • Cấu hình hệ thống linh hoạt.
 Công nghệ xử lý mạnh mẽ.
 Bản ghi từ 8-168 kênh.
 Sử dụng 2 TB ổ cứng làm phương tiện lưu trữ.
 Ở đĩa MOD 5,2 GB (Đĩa quang Magneto) hoặc AIT (tùy chọn theo yêu cầu).
 Nghe cuộc gọi đang diễn ra và phát lại một phần của cuộc gọi trước khi ghi âm hoàn
tất không bị gián đoạn quá trình ghi âm.
 Phát lại ngay lập tức và phát lại từ ổ cứng lên đến 30 vị trí điều hành thông qua mạng
LAN.
 Thêm thời gian nói / ngày và số kênh vào phát lại.
 Phát lại với nhiều tốc độ.
 Cơ sở dữ liệu tìm kiếm cơ sở dữ liệu toàn diện.
 Phát lại trực tuyến và ngoại tuyển mà không cần gián đoạn quá trình ghi âm.
 Phát lại nhiều kênh (tối đa 16) cho hồ sơ trên phương tiện lưu trữ ở cứng và RDX.
 Khả năng ghi âm: xấp xỉ. Hơn 140.000 giờ kênh (2TB HDD), dựa trên mức nén 2:
1(công suất lớn hơn theo yêu cầu).
 Truy cập thông qua điều khiển RS 485: Có thể lên tới 30 bảng điều khiển từ xa
(ATIS RC 2000, RC 3000®) được kết nối đồng thời với bus RS 485.
 Truy cập qua mạng LAN: Tối đa 30 máy tính trạm có thể được kết nối với mạng
LAN. Đầu ra âm thanh: Jack loa, Jack tai nghe, Jack ghi âm lại cho máy ghi âm.
Dòng hỗn hợp đầu ra để phát lại lên đến 16 kênh.
 Tìm kiếm cơ sở dữ liệu: Theo ngày / giờ, số kênh, tên kênh, thời lượng cuộc gọi,
hướng cuộc gọi, người gọi ID, số đã quay, kênh vật lý, v.v
 Phát lại với tốc độ gấp 2 hoặc 1/2.
 Dữ liệu phát lại tức thì: ít hơn một giây để phát lại.
 Thời gian tìm kiếm cơ sở dữ liệu để phát lại: tìm kiếm thông qua hàng triệu cuộc gọi
dưới 1 phút.

P a g e | 43
3.2.3. Nguyên lý hoạt động
Hình 3.2 mô tả giao diện của chương trình quản lý ghi âm trên thiết bị PL4600. Để
đảm bảo về bảo mật, hệ thống được thiết lập tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Nếu
người dùng tạo một mật khẩu và tài khoản đăng nhập mới, tài khoản và mật khẩu mặc
định sẽ không còn hiệu lực.

Hình 3. 2: Giao diện màn hình ghi âm PL4600

1. Title Bar: hiển thị tên thiết bị.

2. Menu Toolbar: danh sách menu.

3. Date and Time: hiển thị giờ quốc tế UTC (Coordinated Universal Time).

4. Deck A/B status windows: hiển thị trạng thái của các ổ đĩa.

5. IR Buffer status windows: hiển thị trạng thái của bộ đệm IR.

6. Channel map: trạng thái của mỗi đầu vào ghi âm.

7. Network connections: hiện thị bất kì trạm nào kết nối với ghi âm.

8. Message windows: các cảnh báo và tin nhắn hiển thị tại đây.

P a g e | 44
Tất cả các chức năng chính của hệ thống có thể được truy cập thông qua menu hệ
thống. Hầu hết các hoạt động chính của máy ghi âm có sẵn từ bên trong mỗi cửa sổ chính
(kênh, trạng thái ổ đĩa A (B) và cửa sổ phát) bằng cách nhấp vào nút chức năng trực tiếp
trong các cửa sổ này. Đối với cửa sổ cơ sở dữ liệu phát lại, có một số cửa sổ bật lên các
mục trong menu có sẵn với một nhấp chuột phải vào nhấp chuột để dễ vận hành.

Nếu đầu ghi bị mất nguồn hoặc không tắt đúng cách, khi nguồn được phục hồi hoặc
ứng dụng được khởi động lại, máy ghi âm sẽ ghi nhớ những gì nó đã làm khi nó bị

gián đoạn và cố gắng tiếp tục từ thời điểm đó. Hệ thống sẽ bị khóa và người dùng sẽ
được yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu để truy cập chức năng ghi âm.

Hệ số nén: là dữ liệu ghi âm được nén theo một tỉ lệ để đạt được tối ưu về chất lượng
cũng như dung lượng lưu trữ.

 Hệ số 1:1. Chất lượng cao, 28.8MB/giờ/kênh.


 Hệ số 2:1. Chất lượng rất tốt, khuyến nghị sử dụng, 14.4MB/giờ/kênh.
 Hệ số 4:1. Chuất lượng ghi âm trung bình, 7.2MB/giờ/kênh.
 Hệ số 10:1. Chất lượng ghi âm tốt, 2.88MB/giờ/kênh.
 Hệ số 12:1. Chất lượng ổn, 2.52MB/giờ/kênh.

DSE - Mã hóa im lặng kỹ thuật số: Digital Silence Encoding (DSE) là chức năng
tiết kiệm dung lượng ổ đĩa khi có kênh được cấu hình để hoạt động ở chế độ liên tục. Khi
không có hoạt động, một điểm đánh dấu là được ghi lại, khi hoạt động được phát hiện lại
một điểm đánh dấu khác được chèn và bắt đầu ghi. Trong quá trình phát lại bản ghi này,
tạm dừng có thể được xây dựng lại hoặc bỏ qua theo người dùng ưu tiên.

Channel AGC Gain: khuếch đại tín hiệu kênh AGC. Bộ điều khiển mức độ cao của
AGC được sử dụng để khuếch đại yếu và
giảm tín hiệu âm thanh mạnh. Các AGC cố
gắng duy trì mức ghi giống nhau bất kể đầu
vào yếu hay mạnh mức âm thanh. Chức
năng “AGC Gain” có thể điều chỉnh từ -
31db đến Odb.

P a g e | 45
Channel Input Gain: điều khiển mức độ
đầu vào của chế độ đầu vào được sử dụng
để khuếch đại tín hiệu âm thanh yếu (micrô)
hoặc giảm tín hiệu âm thanh nếu to để ghi
âm. Điều khiển sẽ khuếch đại hoặc giảm tín
hiệu đầu vào trong một 3 thời trang tuyến
tính dựa trên giá trị được chọn. Chức năng
“Input Gain” có thể điều chỉnh từ -48db đến
+28db.

VoIP channels: VoIP là công nghệ cho phép thực hiện các cuộc gọi điện thoại qua
các mạng máy tính như Internet. Giao thức thoại qua Internet (còn được gọi là Điện thoại
IP, điện thoại Internet và điện thoại kỹ thuật số) - là định tuyến của các cuộc hội thoại
bằng giọng nói qua Internet hoặc bất kỳ mạng IP base nào khác. VoIP chuyển đổi tín hiệu
thoại tương tự thành các gói dữ liệu số và hỗ trợ truyền các cuộc hội thoại hai chiều thời
gian thực bằng Giao thức Internet (IP). PL4600 hỗ trợ 3 kiểu giao tiếp VoIP:

1. SIP − Session Initiated Protocol (Phổ biến nhất)

2. RTP - Real Time Transport Protocol.

3. Special RTP – Real Time Transport Protocol điều khiển bởi địa chỉ port.

Decks (Removable Hard Drives): Chọn chế độ tuần tự khiến các ổ đĩa cứng lưu trữ
theo trình tự một lần. Nếu đĩa hoạt động đẩy, là đã dừng hoặc phát triển lỗi, ổ đĩa cứng
không hoạt động sẽ bắt đầu lưu trữ cho đến khi đầy. Sau đó đĩa HDD không hoạt động
(nếu đã sẵn sàng) bắt đầu lưu trữ (kích hoạt).

Chế độ song song làm cho máy ghi lưu trữ vào cả hai ổ cứng cùng một lúc tạo bản
sao giống hệt nhau. Chế độ này được sử dụng nếu quá trình lưu trữ là rất quan trọng (hiện
tại đang sử dụng chức năng này).

Có thể giới hạn số lượng lịch sử ghi (ngày) có sẵn trên (các) ổ đĩa cứng. Chức năng
này được gọi là chức năng Time To Live (TTL). Trong quy định của công ty QLB miền
Trung, TTL được đặt trong 30 ngày, có nghĩa là mọi âm thanh cũ hơn 30 ngày sẽ bị xóa
tự động. Việc cài đặt ổ cứng phải có khả năng cung cấp lịch sử ghi tối đa đã chọn.

P a g e | 46
Protect/Unprotect a record in the database: Tất cả các bản ghi được ghi vào đĩa
cứng (Bộ đệm IR). Dữ liệu được lưu trữ trong bộ đệm, có nghĩa là các bản ghi cũ nhất
được ghi đẻ bởi những cái mới ngay khi bộ đệm đĩa cứng đầy (FIFO), trừ khi có quy định
khác thông qua tính năng này. Để ngăn chặn một bản ghi bị ghi đè, có thể dùng tính năng
bảo vệ.

3.3. Máy chủ CADAS dùng trong hệ thống AIS ( HP ProLiant DL380G5 servers )

3.3.1. Giới thiệu thiết bị


Máy chủ CADAS có chức năng cung cấp tài nguyên và lưu trữ thông tin phục vụ các
hệ thống hàng không khác (ở trong chính nơi lắp đặt và các hệ thống ở các sân bay khác)
trên cùng một mạng máy tính Sử dụng mạng Dual LAN. Việc kết nối giữa các máy chủ
cũng như giữa máy chủ với các hệ thống ngoài được thiết kế theo chuẩn Dual LAN nhằm
tăng cường khả năng duy trì kết nối của các thành phần hệ thống.

3.3.2. Cấu hình và các tính năng thiết bị


Cấu hình :

• Kiểu gắn được trên rack 19", độ cao 2U, máy được gá trên rãnh trượt dễ dàng

cho việc bảo trì, bảo dưỡng.

• Bộ vi xử lý: Hai bộ xử lý 4 nhân Xeon 2,83 GHz, 1333 MHz FSB

• Bộ nhớ trong (RAM): 4 GB DDR2 SDRAM 667 MHz

• Bộ nhớ đệm (Cache): 2x6 MB

• Card Video: Integrated ATI ES 1000 1280x1024x16 M colour

• Bộ nhớ màn hình (Video RAM): 32 MB

• Bộ điều khiển truy cập RAID (RAID Controller): SmartArray P400/512 MB

Battery Backed Write Cache (BBWC)

• Ổ cứng lưu trữ (Storage): 4x 146 GB (SAS), RAID-5, hot-swap, 10k RPM

• Ổ đĩa quang: 1 ổ ghi DVD-RW

• LAN: Dual port 10/100/1000 BaseTx LAN on-board Two PCI based dual port

10/100/1000 BaseTx LAN boards

P a g e | 47
• Hai bộ cấp nguồn dự phòng nóng (Redundant Power Supply hot-swap)

• Các cổng giao tiếp chuẩn USB 2.0: 2 cổng mặt trước, 2 ở mặt sau và 1 bên trong

• Các giao tiếp PCI:3x PCI Express (PCI 1..3; PCI 1 used by P400), 2x PCI-X

(PCI 4 and.5)

Tính năng: Máy chủ CADAS chuyên dụng dùng để lưu trữ và phân phối dữ liệu.
Các máy khác chỉ việc truy cập vào và lấy dữ liệu, tài nguyên máy chuyên dụng đó để sử
dụng.

3.3.3. Sơ đồ các thành phần của HP ProLiant DL380G5 servers :

Hình 3. 3: Sơ đồ các thành phần của HP ProLiant DL380G5 servers

- System insight display: Đèn LED Hiển thị Thông tin chi tiết của server, thể hiện
cách bố trí bo mạch hệ thống. Màn hình cho phép chẩn đoán sự cố với bảng điều
khiển truy cập được
cài đặt.

P a g e | 48
Bảng 1: Bảng mô tả các trạng thái của System insight display
STT Mô tả Trạng thái

Tắt = Hệ thống ở chế độ


chờ hoặc không có chế độ
1 Nắp nguồn
nào đang được đặt.
Màu xanh lục đậm = hệ
thống đã được bật.

Tắt = Không có kết nối với


mạng. Nếu nguồn bị tắt, sẽ
xem các đèn LED RJ-45
của bảng điều khiển phía
sau để biết trạng thái .
2 Liên kết/hoạt động NIC
Nháy xanh = Liên kết mạng
và hoạt động.
Màu xanh lục đậm = Liên
kết mạng nhưng chưa hoạt
động.
3 Tắt = Chế độ AMP bị tắt
Trạng thái AMP
Màu xanh lục đậm = Chế độ
AMP được bật.

P a g e | 49
Màu hổ phách đặc =
Chuyển đổi sang kênh dự
phòng.
Màu hổ phách nhấp nháy =
Cấu hình không hợp lệ.

Tắt = Bình thường.


Màu hổ phách đặc = Đã
4 Nhiệt độ
phát hiện thấy nhiệt độ của
hệ thống cao bất thường.

Tắt = Bình thường.


Hổ phách = Thất bại.
Để biết thêm thông tin về
Tất cả các đèn LED khác
5 cách kích hoạt các đèn LED
này, phải xem xét các tổ
hợp đèn LED trong tài liệu
chuyên sâu.

- Hard disk drives :Hard disk drive là thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu chính và
thường lớn nhất trong máy tính. Hệ điều hành, software titles và hầu hết các tệp
được lưu trữ trong ổ đĩa cứng.Ổ cứng HDD là ổ lưu trữ “bất biến”, có nghĩa là nó có
thể giữ lại dữ liệu được lưu trữ ngay cả khi không có nguồn điện cung cấp cho thiết
bị. Hệ điều hành (HĐH) yêu cầu ổ cứng đọc và ghi dữ liệu khi các chương trình
cần. Tốc độ mà ổ đĩa đọc và ghi dữ liệu này hoàn toàn phụ thuộc vào chính ổ đĩa
đó.
- Hard disk bays :hard disk bays là một khu vực để thêm một ổ đĩa vào máy tính.
chúng có kích thước tiêu chuẩn, phổ biến nhất là 13 cm, 9 cm, 6.5 cm và 4.5 cm.
Hầu hết các thiết bị được lắp đặt trong hard disk bays là các ổ đĩa HDD, nhưng các
thiết bị ngoại vi khác đôi khi cũng có thể được sử dụng.

P a g e | 50
- Front panel LEDs and buttons: Các nút và đèn LED của bảng điều khiển phía
trước :

Bảng 2: Bảng mô tả các trạng thái của Front panel


LEDs and buttons
STT Mô tả Trạng thái

Màu xanh đặc = Đã kích hoạt.


Nhấp nháy màu xanh lam:
 1 nháy mỗi giây = Đang quản lý từ xa hoặc nâng
cấp chương trình cơ sở
1 Nút UID/đèn LED
 4 lần nhấp nháy mỗi giây = bắt đầu trình tự khởi
động lại thủ công iLO
 8 lần nhấp nháy mỗi giây = quá trình khởi động
lại iLO thủ công đang diễn ra
Tắt = Đã hủy kích hoạt

Màu xanh lục đậm = Bình thường


Nháy xanh (1 nháy mỗi giây) = iLO đang khởi động lại
Màu hổ phách nhấp nháy = Hệ thống xuống cấp
Đèn LED trạng thái Nhấp nháy màu đỏ (1 nhấp nháy mỗi giây) = Hệ thống
2
thiết bị
quan trọng.
Nếu đèn LED tình trạng cho biết trạng thái xuống cấp
hoặc nghiêm trọng, hãy xem lại IML của hệ thống hoặc sử
dụng iLO để xem lại tình trạng tình trạng của hệ thống.

3 Đèn LED trạng thái Màu xanh lục đậm = Liên kết với mạng.
NIC
Nháy xanh (1 nháy mỗi giây) = Mạng đang hoạt động.

P a g e | 51
Tắt = Không có hoạt động mạng.

Màu xanh lục đậm = Hệ thống đang bật.


Nháy xanh lục (1 nháy mỗi giây) = Thực hiện trình tự bật
nguồn.
Màu hổ phách đặc = Hệ thống ở chế độ chờ.
Tắt = Không có điện.

Nút Power Nếu đèn LED nguồn hệ thống tắt, hãy xác minh các điều
4 On/Standby và đèn
LED nguồn hệ thống kiện sau:
 Điện cơ sở là hiện tại.

 Nguồn điện được lắp đặt và hoạt động bình


thường.
 Dây nguồn được gắn và được kết nối với nguồn
điện.
Cáp I/O phía trước được kết nối.

- USB connector: USB connector là đầu nối giữa server và thiết bị ngoại vi như máy
in, màn hình, máy quét, các ngoại vi đặc thù khác .... Nó là một phần của giao diện
USB, bao gồm các loại cổng, cáp và đầu nối
- VGA connector: Đầu nối Video Graphics Array ( VGA ) là một đầu nối tiêu chuẩn
được sử dụng cho đầu ra video của máy tính. ở đây các màn hình được kết nối có
thể xuất dữ liệu để hiển thị bản đồ bay, sơ đồ bay, các điện văn về thời tiết, …
- DVD-CD-ROM drive: Ổ đĩa quang là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa quang

3.4. Kết luận chương


Chương này đã trình bày khát quát về 1 số thiết bị được sử dụng tại công ty, sơ đồ,
nguyên lí làm việc cũng như chức năng của thiết bị. Chương sau sẽ trình bày các ưu,
nhược điểm, giải pháp và cách bảo dưỡng thiết bị.

P a g e | 52
CHƯƠNG 4. VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ CÁC VẤN
ĐỀ TRONG HỆ THỐNG
4.1. Giới thiệu chương
Sau khi tìm hiểu các khái niệm, cách vận hành và hoạt động của ba hệ thống AMSS,
AIS, ghi âm. Ở chương này, qua quá trình đi thực tập tại công ty được tìm hiểu và tiếp
thu them nhiều kiến thức. Đặt biệt là cách vận hành hệ thống trong thực tế và nhìn ra
được ưu nhược điểm của hệ thống.

P a g e | 53
4.2. Xử lý các vấn đề trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống AMSS
4.2.1. Quá trình vận hành hệ thống AMSS

Hình 4. 1: Sơ đồ hoạt động của hệ thống AMSS

P a g e | 54
Ở đây mỗi vị trị quản trị sẽ sử dụng một máy vi tính để bàn, có nhiệm vụ là phát tín
hiệu và kết nối giữa các máy. Trong đó máy Control & Monitor sẽ có nhiệm vụ điều
khiển tất cả các máy, khi tín hiệu điện văn gửi về cũng như khi tín hiệu điện văn có vấn
đề trục trắc. Sử dụng một phần mềm do công ty tự thiết kế nên độ bảo mật cao. Đây cũng
là máy dung để điều khiển hai máy chủ bao gồm CPA và CPB, trong đó cả hai máy sẽ
đồng bộ dữ liệu, chạy song song với nhau. Tuy nhiên chỉ có một máy thực hiện việc quản
trị vận hành còn một máy sẽ chỉ tiếp nhận dữ liệu và ở vị trị STAND BY để sẵn sàng cho
việc thay thế trong trường hợp khẩn cấp. Khi máy chủ ( MAIN) gặp vấn đề thì sẽ chuyển
MAIN qua cho máy STANDBY nên sẽ đảm bảo được dữ liệu sẽ không bị gặp trục trặc
khi truyền điện văn.

Công việc của một ca trực, bao gồm kíp trưởng và các kỹ thuật viên đó là giảm sát và
điều khiển các máy Supervisor, Monitor, Reject, Service. Bên cạnh đó thì cũng sửa chữa
các lỗi liên quan đến máy tính trong công ty, hay thêm các địa chỉ IP mới vào hệ thống.

Quá trình vận hành của hệ thống AMSS ở từng vùng sẽ do vùng đó quản lý. Hệ
thống ở Tân Sơn Nhất hay Nội Bài và Đà Nẵng sẽ không can thiệp được vào nhau. Các
hệ thống chỉ liên kết với nhau thông qua đường mạng, ở đầy là mạng AFTN nhằm giữ
liên lạc với nhau.

4.2.2. Quá trình bảo dưỡng hệ thống AMSS


Đối với các thiết bị máy tính để bàn, bảo dưỡng chỉ cần phủi bụi, tra keo cho CPU,
hay lau sạch cho thiết bị phần cứng bên ngoài.

Đối với máy chủ bao gồm 2 máy chủ MAIN và STANDBY sẽ được bảo dưỡng thông
qua việc bảo dưỡng máy STANDBY, sau đó chuyển từ máy chủ MAIN sang STANDBY
để máy STANDBY làm MAIN. Lúc đó tiến hành vệ sinh máy MAIN.

Nếu trong quá trình sử dụng có vấn đề như máy bị trục trặc, màn hình xanh thì reset
máy như bình thường. Tuy nhiên nếu MAIN bị trục trắc sẽ chuyển sang máy STANDBY
ngay lập tức và tiến hành sửa chữa máy MAIN bởi vì hai máy chủ này chạy song song.

Lịch bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống trung bình 6 tháng/lần.

4.2.3. Nhược điểm của hệ thống

P a g e | 55
Hệ thống có điểm chết là sử dụng cấu trúc mạng sao trên switch(máy chủ). Mô hình
mạng hình sao nên khi switch hỏng thì hỏng cả hệ thống. Hiện nay phòng trực Công nghệ
thông tin đang có 1 switch dự phòng chia VLAN sẵn, nếu có sự cố thì thay thế.

4.3. Xử lý các vấn đề trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống AIS
4.3.1. Quá trình vận hành hệ thống AIS

Để server HP ProLiant DL380G5 hoạt động cần vận hành chương trình Firmware
ROM :

Firmware là một chương trình phần mềm được lưu trữ trong chip Bộ nhớ chỉ đọc
(ROM) trên bo mạch hệ thống hoặc trên bộ điều khiển bổ sung. Firmware chịu trách
nhiệm về hành vi của hệ thống khi nó được bật lần đầu tiên và chuyển quyền kiểm soát
máy chủ sang hệ điều hành. Khi đề cập đến Firmware trên bo mạch hệ thống của máy
chủ, nó được gọi là ROM hệ thống hoặc BIOS. Khi đề cập đến Firmware trên một phần
cứng khác được định cấu hình trong máy chủ, nó được gọi là ROM tùy chọn.

Trong các máy chủ ProLiant, ổ cứng, Bộ điều khiển, Remote Insight Lights-Out
Edition (RILOE), … và các tùy chọn khác có chương trình cơ sở có thể được cập nhật
bởi Firmware. Vì mục đích của tài liệu này, nó sẽ được gọi chung là - Firmware.

Cách vận hành Firmware :

- Cập nhật Firmware bằng phương pháp flash ROM ngoại tuyến :
Flash ROM ngoại tuyến được thực hiện khi máy chủ được gỡ xuống để bảo trì
thường xuyên hoặc khi máy chủ được khởi động lần đầu. Mặc dù kết quả sẽ giống nhau,
Flash ROM ngoại tuyến không có được những ưu điểm của phương pháp cập nhật trực
tuyến. Ngoài ra, khi nâng cấp ngoại tuyến, người quản trị máy chủ chỉ có thể cập nhật
cho một máy chủ tại một thời điểm. Có hai phương pháp thực hiện Flash ROM ngoại
tuyến.
Máy chủ firmware có thể được cập nhật bằng Đĩa khởi động ROMPaq .
Tải xuống tệp Server ROMPaq từ Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp HPE.
Chạy tệp tải xuống để tạo Đĩa khởi động ROMPaq.
Hoặc bằng cách sử dụng Tiện ích cập nhật ROM hoặc Trình quản lý cập nhật thông
minh HPE.
- Cập nhật Firmware bằng phương pháp flash ROM trực tuyến :

P a g e | 56
Flash ROM Trực tuyến là một công nghệ đổi mới do HPE phát triển cho phép nâng
cấp chương trình cơ sở cục bộ hoặc từ xa thông qua một tệp có thể tải xuống được gọi là
Smart Component. Các Smart Component này cho phép thực hiện cập nhật trong khi máy
chủ đang hoạt động, do đó tránh được thời gian ngừng hoạt động tốn kém của máy chủ.
Lợi ích của Flash ROM trực tuyến bao gồm:
- Máy chủ không cần phải ngoại tuyến để thực hiện nâng cấp.

- Quá trình nâng cấp mất chưa đầy một phút để hoàn thành.

- Máy chủ có thể được lên lịch khởi động lại sau đó để triển khai chương trình cơ sở mới
sau quá trình nâng cấp.
- Quản trị viên máy chủ có thể thực hiện nâng cấp từ xa lên nhiều máy chủ cùng một lúc
bằng Tiện ích triển khai từ xa ProLiant, Tiện ích bảng điều khiển triển khai từ xa
ProLiant và các công nghệ quản lý máy chủ HPE khác, chẳng hạn như HPE Systems
Insight Manager (HP SIM).
Smart Component cập nhật chương trình cơ sở và định cấu hình hệ thống để các cài
đặt mới sẽ có hiệu lực trong lần khởi động lại tiếp theo. Tính năng này cho phép thực
hiện cập nhật nhưng cung cấp cho quản trị viên quyền kiểm soát khi cài đặt mới được
triển khai.
Có thể lấy các Thành phần Thông minh cho máy chủ và bộ lưu trữ HPE ProLiant từ
các trang tải xuống Trình điều khiển và Phần mềm của Trung tâm Hỗ trợ HPE.

Tất cả các bản nâng cấp Flash ROM trực tuyến đều phụ thuộc vào hệ điều hành. Có
hai loại nâng cấp OS ROM Flash:
- Hệ điều hành Microsoft Windows
- Hệ điều hành Linux
Sau khi chọn Dòng máy chủ HPE ProLiant từ trang tải xuống Trình điều khiển và
Phần mềm BSC, sau đó chọn Hệ điều hành được cài đặt trên hệ thống.
Cuộn xuống phần BIOS và Firmware và chọn tệp nâng cấp OS ROM Flash.
4.3.2. Quá trình bảo dưỡng hệ thống AIS

Tiến hành ngăn chặn xả tĩnh điện.

P a g e | 57
Tránh tiếp xúc tay bằng cách vận chuyển và bảo quản sản phẩm trong các thùng chứa
tĩnh điện an toàn.

 Giữ các bộ phận nhạy cảm với tĩnh điện trong thùng chứa của chúng cho đến khi
chúng đến nơi làm việc không có tĩnh điện.
 Đặt các bộ phận trên bề mặt đã được nối đất trước khi tháo chúng ra khỏi thùng
chứa.
 Tránh chạm vào chân cắm, dây dẫn hoặc mạch điện của thiết bị.
 Luôn được nối đất đúng cách khi chạm vào một bộ phận hoặc bộ phận nhạy cảm
với tĩnh điện.

- Rút nguồn của máy chủ đang sử dụng và sử dụng máy chủ dự phòng để thay thế
trong thời gian bảo dưỡng.

Do hoạt động liên tục trong thời gian dài, để giảm nguy cơ thương tích cá nhân do bề
mặt nóng, tiến hành để nguội thiết bị một thời gian.

Nếu đang thực hiện quy trình bảo dưỡng trong tủ giá đỡ mang thương hiệu HP,
Compaq, viễn thông hoặc bên thứ ba, chúng ta có thể sử dụng tính năng khóa của giá đỡ
để hỗ trợ máy chủ và có quyền truy cập vào các thành phần bên trong.

- Tiến hành vệ sinh lần lượt các linh kiện theo thứ tự được đề xuất

Vệ sinh lần lượt các linh kiện như ổ đĩa SAS, nguồn cắm, quạt, bo mạch, ….

4.3.3. Khắc phục sự cố


- Sự cố sập nguồn điện của hệ thống AIS :

 Hệ thống AIS không sử dụng ổ cắm có thể rút cắm mà sử dụng hộp đấu nối điện để
cung cấp cho các ổ cắm vì vậy muốn chuyển sang điện lưới phải nhờ Đội BĐMT
thực hiện.
 Hệ thống AIS bao gồm hai nhánh hoạt động song song và có thể hoạt động tốt trên
1 nhánh. Vì vậy nếu sử dụng điện lưới chỉ cần cung cấp điện lưới cho nhánh 1 là đủ
- Sự cố lỗi sever do bảo dưỡng không cẩn thận gây mất dữ liệu :

Tiến hành Khôi phục dữ liệu từ bộ đệm ghi được hỗ trợ bởi pin, cụ thể :

P a g e | 58
 Thiết lập một trạm máy chủ khôi phục sử dụng mô hình máy chủ giống hệt nhau.
Không cài đặt bất kỳ ổ đĩa nội bộ.
 Tìm một máy chủ có đủ khoang ổ đĩa trống để chứa tất cả các ổ đĩa từ máy chủ bị
lỗi và đáp ứng tất cả các yêu cầu khác đối với việc di chuyển ổ đĩa và mảng.
 Tắt nguồn máy chủ bị lỗi. Nếu bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trong mô-đun bộ
đệm, đèn LED màu xanh lá cây trên mô-đun sẽ nhấp nháy cứ sau 2 giây ( Không
tháo cáp kết nối bộ pin với mô-đun bộ đệm. Việc tháo cáp sẽ làm mất mọi dữ liệu
chưa lưu trong mô-đun bộ đệm ).
 Chuyển ổ đĩa cứng từ máy chủ bị lỗi sang trạm máy chủ khôi phục.
 Khởi động máy chủ khôi phục. Thông báo POST 1759 được hiển thị, cho biết rằng
dữ liệu hợp lệ đã được lấy ra từ bộ nhớ cache. Dữ liệu này hiện được lưu trữ trên
các ổ đĩa trong máy chủ khôi phục. Bây giờ chúng ta có thể chuyển các ổ đĩa (và bộ
điều khiển, nếu đã được sử dụng) sang một máy chủ khác.
- Sự cố hỏng converter quang điện kết nối cáp quang :
 Tại vị trí máy SUP, kênh truyền báo Turn Off đến máy chủ Gia lâm, TSN, NBA,
sân bay địa phương.
 Các vị trí còn lại vẫn bình thường
 Kiểm tra tín hiệu đèn của conveter. Dùng 1 converter tốt khác thay thử để kiểm tra
đường truyền tốt không. Nếu đèn báo vẫn không bình thường -> kiểm tra dây đấu
nhảy quang -> không được -> Phối hợp tầng 7 kiểm tra đường truyền.
 Nếu converter thay thế đèn sang bình thường, các kênh báo Turn On -> converter cũ
bị hỏng -> thay thế conveter mới.

4.3.4. Ưu và nhược điểm của hệ thống AIS


 Ưu điểm của hệ thống AIS :
- Dữ liệu và thông tin hàng không có sẵn ở định dạng kỹ thuật số trong toàn bộ
chuỗi dữ liệu từ dữ liệu thu thập đến người dùng cuối.
- Dữ liệu phổ biến và thông tin kỹ thuật số nhanh hơn do đó làm giảm khả năng xảy
ra lỗi dữ liệu.
- Dữ liệu và thông tin số hỗ trợ duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu trong toàn bộ chuỗi
dữ liệu.

P a g e | 59
- Thông tin kỹ thuật số có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của từng nhà điều hành,
do đó làm tăng tính linh hoạt.
 Nhược điểm của hệ thống AIS :
- Độ chính xác của thông tin nhận được chỉ chính xác như những gì được nhập
trong dữ liệu thông báo tĩnh/hành trình hoặc thông báo an toàn.
- Chưa có sự đồng bộ giữa các hệ thống phụ thuộc ( VD như muốn kết nối với hệ
thống AMSS thì hệ thống AIS phải giao tiếp qua 1 chuẩn giao tiếp là RS232 ).
4.3.5. Các giải pháp khắc phục đề xuất
- Nâng cấp hệ thống AIS: Để nâng cao độ phủ sóng và giảm thiểu sự cố kĩ thuật, hệ
thống có thể được nâng cấp bằng cách sử dụng các công nghệ, thiết bị mới nhất như
VHF Data Exchange System (VDES), mô-đun định vị đa tần số (MSDF), ăng-ten
phân cực xoắn (CPA)... hoặc cập nhật các phầm mềm mới.
- Tăng cường hệ thống giám sát: Hệ thống giám sát có thể được cài đặt để theo dõi
hoạt động của hệ thống AIS, bao gồm cả tình trạng kết nối mạng và các sự cố kĩ
thuật. Bằng cách đó, các sự cố có thể được phát hiện và khắc phục kịp thời.
- Sử dụng kết nối dự phòng: có thể thiết lập với các kết nối dự phòng để giảm thiểu
các vấn đề về kết nối mạng. Kết nối dự phòng có thể được cài đặt để tự động
chuyển đổi khi kết nối chính bị gián đoạn.
- Tăng cường đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên hiểu rõ cách hoạt động của hệ
thống và cách xử lí các sự cố kĩ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố kĩ thuật.
- Tăng cường bảo trì định kỳ: Bảo trì định kỳ các thiết bị trong hệ thống AIS là rất
quan trọng để giảm thiểu sự cố và đảm bảo việc hoạt động liên tục của hệ thống.
4.4. Nhận xét về đợt thực tập, bài học rút ra
Qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty Quản lý bay miền Trung, em đã học được rất
nhiều về cách hoạt động của công ty, được tiếp cận và tìm hiểu thêm về những thiết bị và
công nghệ mới nhất trong lĩnh vực hàng không, học hỏi, quan sát cách hoạt động và bảo
dưỡng của hệ thống AIS. Hiểu được tầm quan trọng của việc vận hành, kiểm tra và bảo
dưỡng định kỳ của hệ thống đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống. Ngoài
ra đợt thực tập này còn giúp em rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề và
làm việc nhóm để đạt được kết quả tốt trong công việc. Em hi vọng những kinh nghiệm
và kiến thức quý giá đã học được trong đợt thực tập sẽ giúp ích cho công việc và sự
nghiệp của mình trong tương lai.

P a g e | 60
4.5. Kết luận chương
Chương này đã trình bày về ưu, nhược điểm của 2 hệ thống AMSS,AIS, cách bảo
dưỡng và cách khắc phục khi có sự cố xảy ra. Từ đó đã rút ra được nhiều bài học quý giá,
tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này.

P a g e | 61
P a g e | 62

You might also like