You are on page 1of 24

1

Chương 2.
Cầu, cung và giá thị trường

2
1/ Tại sao vào những ngày Tết, thì giá vé xe tăng cao? Hãy giải
thích & minh họa bằng đồ thị cung cầu.
3/ Tại sao vào những ngày Lễ, Tết, thì giá thuê phòng khách sạn ở
các thành phố du lịch tăng cao? Hãy giải thích & minh họa bằng
đồ thị cung cầu.

3
5. Trước khi xảy ra dịch Covid-19, giá khẩu trang y tế khoảng 40.000 đồng/hộp
Khi xảy ra dịch Covid-19 vào tháng 12/2019 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, TQ thì
sau đó (từ tháng 1- tháng 6/2020) giá khẩu trang y tế tăng cao đột biến, giá 150.000
đồng/hop, có lúc 350.000 đồng/hộp.
Dịch bùng phát lần 2 từ tháng 7/2020 đến nay, giá khẩu trang y tế tháng 9/2020 hiện
nay khoảng 40.000 đồng/hộp.
Vận dụng lý thuyết cung cầu, hãy giải thích & minh họa bằng đồ thị cung cầu?

6. Qua kinh nghiệm, nhà nông đã đúc kết: “ Được mùa mất giá; mất mùa được giá”
Hãy dùng đồ thị cung cầu để giải thích đúc kết này

4
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN
Khi phân tích cách thức các sự kiện tác động đến trạng thái cân bằng trong
một thị trường, cần tiến hành 5 bước:
- Bước 1: Vẽ đường cung S1, đường cầu D1 và điểm cân bằng ban đầu
E1(P1,Q1)
- Bước 2: Xác định từ sự kiện, sẽ làm dịch chuyển đường cung/ hay
đường cầu/ hay cả hai đường?
- Bước 3: Xác định đường đó dịch chuyển sang phải hay sang trái?
- Bước 4: Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng mới.
- Bước 5: Dùng đồ thị cung cầu, so sánh trạng thái cân bằng sau với trạng
thái cân bằng ban đầu, và kết luận sự kiện đã làm giá cân bằng và lượng
cân bằng thay đổi như thế nào?

5
Bài 10*/23. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X là :(D) : Q = - 5P + 70 (S) : Q = 10P + 10
a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng. Vẽ đồ thị
b. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng? Để tăng doanh thu cần áp dụng chính sách giá
nào?
c. Nếu chính phủ qui định giá trần P* = 3, thì điều gì xảy ra trên thị trường?
d. Nếu chính phủ qui định giá trần P* = 5, thì thị trường sẽ thế nào?
e. Nếu chính phủ qui định giá sàn P* = 5 và hứa mua hết phần sản phẩm thừa, thì số tiền chính phủ
cần chi là bao nhiêu?
f. Nếu chính phủ qui định giá sàn P* = 3, thì thị trường thế nào?
g. Từ kết quả câu a, nếu cung giảm 50% so với trước, thì mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng
mới là bao nhiêu?
h. Từ kết quả câu a, giả sử chính phủ đánh thuế vào người bán là 1 đvt/đvsp. Hãy xác định giá cân
bằng mới và lượng cân bằng mới. Tính phần thuế mỗi bên gánh chịu.
6
Bài 11*/24. Hàm số cầu của táo hàng năm có dạng: QD = 10 - P/2. Mùa thu hoạch táo
năm trước là 8 ngàn tấn. Năm nay, thời tiết không thuận lợi nên lượng thu hoạch táo
năm nay chỉ đạt 7 ngàn tấn (táo không thể tồn trữ), đơn vị tính của P là ngàn đồng/kg.
a. Vẽ đường cầu và đường cung về táo.
b. Xác định giá táo năm nay trên thị trường.
c. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức giá này. Bạn có nhận xét gì về thu nhập của
người trồng táo năm nay so với năm trước?
d. Nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo là 500 đồng, thì mức giá cân bằng và sản
lượng cân bằng thay đổi thế nào? Ai là người chịu thuế? Giải thích.

7
Bài 12*/24. Số cầu trung bình hàng tuần đối với sản phẩm X tại một cửa hàng là:
Q = 600 - 0,4P.
a. Nếu giá bán P = 1.200 đ/SP, thì doanh thu hàng tuần của cửa hàng là bao nhiêu?
b. Nếu muốn bán hàng tuần là 400 sản phẩm, cần phải ấn định giá bán là bao nhiêu?
c. Ở mức giá nào thì doanh thu đạt cực đại?
d. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 500 đ/SP. Cần đề ra chính sách giá
nào để tối đa hóa doanh thu?
e. Xác định hệ số co giãn của cầu tại mức giá P = 1.200 đ/SP. Muốn tăng doanh thu cần
áp dụng chính sách giá nào?
.

8
Bài 13*/24. Hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm X có dạng :
(D) : P = - Q + 120.
(S) : P = Q + 40
a. Biểu diễn hàm số cung và hàm số cầu trên đồ thị.
b. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng.
c. Nếu chính phủ qui định mức giá là 90 đ/SP, thì xảy ra hiện tượng gì trên thị trường?
d. Nếu chính phủ đánh thuế vào sản phẩm, làm cho lượng cân bằng giảm xuống còn 30 sản phẩm.
Hãy tính mức thuế chính phủ đánh vào mỗi sản phẩm? Phần thuế mỗi bên gánh chịu là bao nhiêu?
Bài 14*/25. Khi giá mặt hàng Y tăng 20% thì lượng cầu mặt hàng X giảm 15%, lượng cầu mặt hàng
Z tăng 10%.
a. Xác định hệ số co giãn chéo giữa 2 mặt hàng X và Y, giữa 2 mặt hàng Y và Z.
b. X và Y là 2 mặt hàng thay thế hay bổ sung? Còn Y và Z ? Cho ví dụ. 9
1. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
a. Giá sản phẩm X thay đổi.
b. Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
c. Thuế thay đổi.
d. Giá sản phẩm thay thế giảm.
1*. Sự di chuyển dọc đường cung của sản phẩm X do:
a. Giá sản phẩm X thay đổi.
b. Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
c. Thuế thay đổi.
d. Giá sản phẩm thay thế giảm.
10
2. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
a. Giá sản phẩm X thay đổi.
b. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi.
c. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
d. Các câu trên đều đúng.

3. Nếu giá sản phẩm X tăng lên, các điều kiện khác không thay đổi thì:
a. Sản phẩm tăng lên.
b. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên.
c. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống
d. Phần chi tiêu sản phẩm X tăng lên.
11
4. Yếu tố nào sau đây không được coi là yếu tố quyết định cầu hàng hóa:
a. Giá hàng hóa liên quan.
b. Thị hiếu, sở thích
c. Giá các yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa.
d. Thu nhập.
5. Biểu cầu cho thấy:
a. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể tại các mức giá khác nhau.
b. Lượng cầu về một loại hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi thu nhập thay đổi.
c. Lượng hàng cụ thể sẽ được cung ứng cho thị trường tại các mức giá khác nhau.
d. Lượng cầu về một hàng hóa cụ thể sẽ thay đổi khi giá các hàng hóa liên quan thay
đổi.
12
8. Đường cầu của bột giặt OMO chuyển dịch sang phải là do:
a. Giá bột giặt OMO giảm. b. Giá hóa chất nguyên liệu giảm.
c. Giá của các loại bột giặt khác giảm. d. Giá các loại bột giặt khác tăng.
9. Trong trường hợp nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu TV SONY về bên
phải:
1. Thu nhập dân chúng tăng
2. Giá TV Panasonic tăng
3. Giá TV SONY giảm.
a. Trường hợp 1 và 3 c. Trường hợp 2 và 3
b. Trường hợp 1 và 2 d. Trường hợp 1 + 2 + 3
13
10. Trong trường hợp nào giá bia sẽ tăng:
a. Đường cầu của bia dịch chuyển sang phải.
b. Đường cung của bia dịch chuyển sang trái.
c. Không có trường hợp nào.
d. Cả 2 trường hợp a và b đều đúng.
13. Trong trường hợp nào đường cung của Pepsi dời sang phải:
a. Thu nhập của người tiêu dùng giảm
b. Giá nguyên liệu tăng.
c. Giá của CoKe tăng.
d. Không có trường hợp nào. 14
15. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố quyết định của cung:
a. Những thay đổi về công nghệ.
b. Mức thu nhập.
c. Thuế và trợ cấp.
d. Chi phí nguồn lực để sản xuất hàng hóa.
16. Trong trường hợp nào đường cung của xăng sẽ dời sang trái.
a. Giá xăng giảm.
b. Mức lương của công nhân lọc dầu tăng lên.
c. Có sự cải tiến trong lọc dầu.
d. Tất cả các trường hợp trên.
15
17. Quy luật cung chỉ ra rằng:
a. Sự gia tăng cầu trực tiếp dẫn đến sự gia tăng của cung.
b. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn.
c. Có mối quan hệ nghịch giữa cung và giá cả.
d. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn.

18. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì:
a. Giữa lượng cầu hàng hóa này và giá hàng hóa thay thế có mối liên hệ với nhau.
b. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
c. Giữa lượng cầu hàng hóa và sở thích có quan hệ đồng biến.
d. Giữa lượng cầu hàng hóa với giá của nó có mối quan hệ nghịch biến
16
21. Sự di chuyển dọc đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm:
a. Lượng cung giảm.
b. Đường cung dịch chuyển về bên phải.
c. Lượng cung tăng.
d. Đường cung dịch chuyển về bên trái.
22. Giá của hàng hóa A tăng, làm đường cầu của hàng hóa B dời sang trái, suy ra:
a. B là hàng hóa thứ cấp.
b. A là hàng hóa thông thường.
c. A và B là 2 hàng hóa bổ sung cho nhau.
d. A và B là 2 hàng hóa thay thế cho nhau.
17
Dùng thông tin sau để trả lời các câu 25, 26, 27.
Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng : P = QS + 5 P = -1/2QD + 20
25. Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:
a. Q = 5 và P = 10 c. Q = 8 và P = 16
b. Q = 10 và P = 15 d. Q = 20 và P = 10
26. Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 và sẽ mua hết lượng sản phẩm thừa, thì chính phủ cần
chi bao nhiêu tiền? :
a. 108 c. 180
b. 162 d. Tất cả đều sai.
27. Muốn giá cân bằng P = 18, thì hàm cung mới có dạng
a. P = Qs + 14 c. P = Qs + 13
b. P = Qs - 14 d. Tất cả đều sai.
18
28. Nếu giá cân bằng sản phẩm là P=15 đ/SP, chính phủ đánh thuế 3 đ/SP làm giá câ
n bằng tăng lên P= 17đ/SP, có thể kết luận:
a. Cầu co giãn nhiều hơn so với cung.
b. Cầu co giãn ít hơn so với cung.
c. Cầu co giãn tương đương với cung.
d. Tất cả đều sai.
29. Khi giá hàng Y: PY = 4 thì lượng cầu hàng X: QX = 10 và khi PY = 6 thì Qx =1
2, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là 2 sản phẩm:
a. Bổ sung nhau.
b. Thay thế cho nhau
c. Vừa thay thế, vừa bổ sung.
d. Không liên quan.
19
51. Khi giá các sản phẩm thay thế và bổ sung cho sản phẩm A đều tăng lên.
Nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì giá cả và sản lượng cân bằng của
sản phẩm A sẽ:
a. Giá tăng, lượng giảm. b. Giá tăng, lượng tăng.
c. Không xác định được. d. Giá giảm, lượng tăng
52. Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:
a. Giá tăng 10%; lượng cầu tăng 20%.
b. Giá giảm 20%; lượng cầu tăng 10%.
c. Giá giảm 10%; lượng cầu giảm 20%.
d. Giá tăng 10%; lượng cầu giảm 20%.
20
67. Giá hộp trà Ac- ti-sô của LADOPHAR là 85.000 đồng/hộp. Khi chính phủ đánh thuế 5.000
đồng/hộp, giá cả trên thị trường vẫn là 85.000 đồng/hộp. Vậy tính chất co giãn cầu theo giá của trà
Ac- ti-sô là:
a. Co giãn nhiều.
b. Co giãn ít.
c. Co giãn hoàn toàn
d. Hoàn toàn không co giãn
72. Khi chính phủ tăng thuế mỗi sản phẩm là t đồng thì:
a. Đường cầu dịch chuyển lên trên một đọan bằng t
b. Đường cung dịch chuyển lên trên một đọan bằng t
c. Cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển lên trên một đọan bằng t
d. Đường cung dịch chuyển xuống dưới một đọan bằng t
21
• Demand -D - Cầu
• Market demand - Cầu thị trường
• Supply -S - Cung
• Market supply - Cung thị trường
• Price -P - Mức giá sản phẩm
• Quantity Demanded - QD - Lượng cầu
• Quantity Supplied - QS - Lượng cung
• Law of demand - Quy luật cầu
• Law of supply - Quy luật cung
• Equilibrium - Trạng thái cân bằng
• Equilibrium price - Giá cân bằng
• Equilibrium quantity - Lượng cân bằng
22
• Total Revenue - TR - Tổng doanh thu
• Luxury goods - Hàng cao cấp/xa xỉ
• Inferior goods - Hàng cấp thấp
• Substitute goods - Hàng hóa thay thế
• Complementary goods - Hàng hóa bổ sung
• Price Elasticity of Demand - ED hay EP - Hệ số co giãn của cầu theo giá
• Income Elasticity of Demand - EI - Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập
• Cross Price Elasticity of Demand - Exy - Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá
• Price Elasticity of Supply - ES - Hệ số co giãn của cung theo giá
• Price floor - Pmin - Giá sàn - Giá tối thiểu
• Price Ceiling - Pmax - Giá trần - Giá tối đa

23
24

You might also like