ĐỀ CƯƠNG CUỐI KH II 1 1

You might also like

You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II- LỚP 10

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Virus thực vật phát tán theo những cách nào sau đây?
(1) Truyền ngang. (2) Truyền chéo. (3) Truyền dọc.
(4) Truyền đứng. (5) Truyền thẳng.
A. (1) (2) B. (1) (3) C. (1) (4) D. (1) (5)
Câu 2: Chọn phương án đúng để hoàn thành nhận xét sau: Trong hình thức hóa tự
dưỡng, sinh vật lấy năng lượng từ phản ứng của …(1) … và nguồn carbon từ …(2) …
A. (1) – chất hữu cơ, (2) – chất hữu cơ. B. (1) – chất vô cơ, (2) – chất hữu cơ.
C. (1) – chất vô cơ, (2) – CO2. D. (1) – chất hữu cơ, (2) – CO2.
Câu 3: Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào để phân giải
các polysaccharide như cellulose, tinh bột... thành chất nào sau đây?
A. Cellulose. B. Polyme. C. Protein. D. Glucose.
Câu 4: Công nghệ vi sinh là ngành khoa học:
A. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong gia đình.
B. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong đời sống, sản xuất.
C. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm
phục vụ đời sống.
D. Nghiên cứu và ứng dụng các vi sinh vật trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm
phục vụ đời sống
Câu 5: Nguyên liệu được sử dụng trong quy trình sản xuất khí sinh học (Biogas)?
A. Rác hữu cơ, phân và nước thải chăn nuôi.
B. Sinh khối thực vật, phụ phẩm ngành trồng trọt.
C. Rác hữu cơ, chất thải chăn nuôi, phụ phẩm của trồng trọt.
D. Sinh khối thực vật.
Câu 6: Hoạt động nào sau đây không có khả năng lây truyền HIV?
A. Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.
B. Bắt tay qua giao tiếp hàng ngày với người nhiễm HIV.
C. Thực hiện việc truyền máu của người đã bị nhiễm HIV.
D. Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.
Câu 7: Điền vào chỗ trống: “Thông tin giữa các tế bào là ... từ tế bào này sang tế bào
khác thông qua phân tử tín hiệu để tạo ra các đáp ứng nhất định”.
A. sự truyền tín hiệu. B. sự truyền hormone.
C. sự truyền kháng hể. D. sự truyền dữ liệu.
Câu 8: Thành phần nào sau đây không có ở virus trần:
A. Vỏ capsid. B. Nucleic axid.
C. Màng phospholipid. D. Nucleocapsid.
Câu 9: Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc là?
A. Virus không có cấu trúc tế bào.
B. Virus có cấu tạo quá đơn giản chỉ gồm axit nucleic và prôtêin.
C. Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ.
D. Virus có thể có hoặc không có vỏ ngoài.
Câu 10: Sản phẩm nào sau đây không phải của vi khuẩn lên men lactic?
A. dưa chua. B. nem chua. C. sữa chua. D. nước mắm.
Câu 11: Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng:
A. Thời gian của quá trình nguyên phân.
B. Thời gian kì trung gian.
C. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
D. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp.
Câu 12: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng:
A. màng nhân phồng lên và biến mất.
B. NST co ngắn và hiện rõ dần.
C. NST tiếp hợp và trao đổi chéo.
D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.
Câu 13: Khi bị chó dại cắn điều cần thiết phải làm ngay là?
A. Rửa sạch vết thương và đắp các loại thảo mộc để hạn chế độc tính phát tán.
B. Rửa vết thương với nước sạch và xà phòng và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ
trợ.
C. Rửa vết thương, băng chặt vết thương với khăn sạch và đến cơ sở y tế gần nhất.
D. Rửa sạch vết thương với cồn và theo dõi diễn biến củng như tình trạng của cơ thể.
Câu 14: Tổng hợp là quá trình:
A. chuyển hóa các chất đơn giản thành các chất phức tạp, tích lũy năng lượng.
B. chuyển hóa các chất đơn giản thành các chất phức tạp, giải phóng năng lượng.
C. chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản, giải phóng năng lượng.
D. chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản, tích lũy năng lượng.
Câu 15: Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh
dưỡng trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể
vi khuẩn diễn ra theo mấy pha?
A. 4 pha. B. 3 pha. C. 2 pha. D. 5 pha.
Câu 16: Chu trình nhân lên của virus gồm 5 giai đoạn theo trình tự là:
A. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - giải phóng.
B. Hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp - giải phóng.
C. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - giải phóng - lắp ráp.
D. Hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp – giải phóng.
Câu 17: Điều nào sau đây là sai về virus?
A. Hệ gen của virus chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: DNA, RNA.
B. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
C. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm
nucleic axid và protein, chưa phải là virus.
Câu 18: Muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét do động vật nguyên sinh Plasmodium gây
ra. Biện pháp cần thiết để phòng chống bệnh này là?
A. Vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm.
B. Sử dụng thuốc chống sốt rét định kì.
C. Dùng vaccine ngăn ngừa sốt rét.
D. Dùng thuốc trị sốt rét chuyên dụng.
Câu 19: Vỏ capsit của virut được cấu tạo từ thành phần nào sau đây?
A. Axit amin. B. Nuclêôxôm. C. Nuclêôtit. D. Capsôme.
Câu 20: Con người tận dụng khả năng nào của vi sinh vật trong việc xử lí chất thải?
A. Kết tủa. B. Bay hơi. C. Phân giải. D. Tổng hợp.
Câu 21: Cho các đặc điểm sau:
1. Số lượng tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
2. Chất độc tích lũy quá nhiều.
3. Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi.
4. Số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh.
Pha cân bằng gồm các đặc điểm nào?
A. 1, 2. B. 1, 3. C. 1, 4. D. 2, 3.
Câu 22: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virus gây ra là:
A. Uốn ván. B. Thương hàn. C. Dịch hạch. D. Viêm não Nhật bản.
Câu 23: Hiện tượng tế bào tăng sinh mất kiểm soát hình thành khối u và sau đó di căn
được gọi là:
A. bướu độc. B. ung thư. C. tế bào hoại tử. D. tế bào độc.
Câu 24: Những chất có hoạt tính sinh học nào sau đây được sử dụng làm thuốc trong
chăm sóc sức khỏe con người?
(1). Chất kháng sinh.
(2). Enzyme.
(3). Chất kích thích sinh trưởng.
(4) Chất ức chế sinh trưởng.
(5) Ethanol sinh học.
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3),(4). D. (1), (2), (3)
Câu 25. Một loài vi khuẩn cứ 30 phút phân chia một lần trong điều kiện thích hợp và
sau thời gian nuôi là 3 giờ người ta đếm được 32000 tế bào. Số tế bào ban đầu là bao
nhiêu?
A. 300. B. 400. C. 456. D. 500.
Câu 26. Vi sinh vật được con người quan tâm khai thác và sử dụng do:
A. kích thước nhỏ và sinh trưởng nhanh.
B. có nhiều hình thức sinh sản.
C. thích ứng được nhiều điều kiện của môi trường.
D. tốc độ sinh sản và tổng hợp vật chất cao.
Câu 27. Phân đôi ở vi khuẩn khác hình thức nguyên phân ở tế bào như thế nào?
A. Ở vi khuẩn có sự xuất hiện thoi vô sắc còn ở tế bào thì không.
B. Ở tế bào có sự xuất hiện thoi vô sắc còn ở vi khuẩn thì không.
C. Thời gian phân đôi của tế bào kéo dài hơn thời gian phân đôi ở vi khuẩn.
D. Thời gian phân đôi của vi khuẩn kéo dài hơn thời gian phân đôi ở tế bào.
Câu 28. Đồng hóa ở vi sinh vật là quá trình
A. phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
B. tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
C. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
D. tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Câu 29. Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình
A. phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
B. tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
C. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
D. tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Câu 30. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở
pha
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.
Câu 31. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm
chuyển hóa tăng lên đã dẫn đến hiện tượng
A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
B. số vi sinh vật sinh ra bằng số vi sinh vật chết đi.
C. quần thể vi sinh vật bị suy vong.
D. thu được số lượng vi sinh vật tối đa.
Câu 32. Vi sinh vật là những sinh vật
A. có cấu tạo rất phức tạp. B. phân bố hẹp.
C. có kích thước hiển vi. D. sinh trưởng và sinh sản rất chậm.
Câu 33. Người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật thành mấy nhóm
khi dựa vào nhu cấu năng lượng và nguồn carbon?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng nào sau đây?
A. Tảo đơn bào, các vi khuẩn chứa diệp lục.
B. Nấm và tất cả vi khuẩn.
C. Vi khuẩn lưu huỳnh, động vật nguyên sinh.
D. Vi khuẩn lam, vi khuẩn nitrate hóa.
Câu 35. Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn carbon chủ yếu từ
A. CO2 và năng lượng từ ánh sáng.
B. CO2 và năng lượng từ chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và năng lượng từ ánh sáng.
D. chất hữu cơ và năng lượng từ chất vô cơ.
Câu 36. Vi sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng nguồn carbon chủ yếu từ
A. CO2 và năng lượng từ ánh sáng.
B. CO2 và năng lượng từ chất vô cơ.
C. chất vô cơ và năng lượng từ chất hữu cơ.
D. chất hữu cơ và năng lượng từ chất vô cơ.
Câu 37. Để phân biệt vi khuẩn Gram dương (+) và Gram (–) người ta đã sử dụng
phương pháp nào?
A. Nhuộm Gram. B. Nhuộm đơn. C. Nhuộm kép. D. Quan sát.
Câu 38. Loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là
A. Nấm. B. Tảo lục đơn bào.
C. Vi khuẩn lam. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Câu 39. Việc phát sinh các chủng virus mới là do quá trình nhân bản tạo ra virus mới
sao chép:
A. chính xác và ít có khả năng sửa chửa sai sót.
B. không chính xác và ít có khả năng sửa chửa sai sót.
C. chính xác và có khả năng sửa chửa sai sót.
D. không chính xác và có khả năng sửa chửa sai sót.
Câu 40. Biểu hiện sốt cao khi cơ thể bị nhiễm virus là do:
A. tế bào T4 đang dần thích nghi.
B. các tế bào bị phá hủy bởi virus.
C. đáp ứng của hệ thống miễn dịch.
D. đang thực hiện cơ chế thích nghi.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Quan sát sơ đồ dưới đây, các chất (1), (2) là chất nào?
(1) cellulose
(2) enzyme amylase

Câu 2. Nêu ba đặc điểm cơ bản của virut

- Kích thước siêu nhỏ (20- 300 nanomet)


- Kí sinh nội bào bắt buộc, chỉ nhân lên trong cơ thể sinh vật sống
- Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm vỏ và lõi
+ Lõi nucleic acid là DNA hoặc RNA, mạch đoen hoặc kếp
+Vỏ protein ( capsit ) capsome
+Có vỏ ngoài là: lớp kép photpho lipid và protein. Gai glico protein gắn với thụ
thể trên bề mặt tế bào theo cơ chế ổ khoá – chìa khoá

Câu 3. Vẽ bản đồ khái niệm với các khái niệm sau đây: Virus, Vật chất di truyền,
DNA, RNA, Vỏ capsid, Vỏ ngoài, Quá trình nhân lên, Hấp phụ, Xâm nhập, Tổng hợp,
Lắp ráp, Giải phóng, Sinh tan, Tiềm tan.

Câu 4. Virus HIV và virus cúm có điểm gì giống và khác nhau?


* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ
ngoài.
- Lõi nucleic acid đều là RNA.
- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.
* Khác nhau:
Virus cúm A HIV
- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân
- Chỉ chứa 2 phân tử RNA.
tử RNA ngắn.
- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H
và N:
- Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên
+ H có chức năng nhận biết và liên kết với các
kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế
thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào.
bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm
+ N là một loại enzyme có chức năng phá hủy
nhập vào các tế bào.
tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi
chúng được nhân lên.
- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của
- Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus
virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng
HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được
như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và
phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này
làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu
hợp nhất vào nhiễm sắc thể người.
di truyền của các hạt virus mới.

Câu 5. Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt gì hơn so với việc dùng thuốc
trừ sâu hóa học?
Giải:
Việc sử dụng virus làm thuốc trừ sâu có ưu việt hơn so với việc dùng thuốc trừ sâu hóa học
là:
- Thuốc trừ sâu virus tác dụng đặc hiệu lên loài côn trùng gây hại mà không tiêu diệt các
loài côn trùng có lợi.
- Thuốc trừ sâu virus chỉ tác động lên loại côn trùng đặc hiệu, không gây ảnh hưởng đến
thực vật hay sức khỏe con người.
- Thuốc trừ sâu virus không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, đất.

You might also like