You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KTHP HÌNH HỌA – VẼ KỸ THUẬT

I – Lý thuyết
1. Định nghĩa, cách vẽ đường thân khai của đường tròn?
* Định nghĩa:
Đường thân khai của đường tròn là quỹ đạo của một điểm thuộc đường thẳng luôn tiếp tuyến
với đường tròn cố định, có chiều dài bằng chu vi của đường tròn, lăn không trượt trên đường tròn đó.
* Cách vẽ đường thân khai của đường tròn:
Giả sử ta muốn vẽ đường thân khai của đường tròn có đường kính D. Đường thảng AB = πD và tiếp
tuyến với đường tròn tại A. Bây giờ ta cho đường thẳng lăn không trượt quanh đường tròn ta sẽ có quy đạo
của điểm B qua các vị trí 1,2,3,4 …

2. Trình tự vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp?


Để làm được điều này thường tiến hành theo trình tự sau:
- Đọc bản vẽ lắp theo trình tự đã xác định ở trên. Chú trọng phân tích kỹ hình dạng, kích thước, công
dụng và mối quan hệ của chi tiết cần vẽ tách với các chi tiêt liên quan;
- Loại các chi tiết tiêu chuẩn và chi tiết không cần tách ra để lập bản vẽ chế tạo chi tiết;
- Xác định số lượng hình biểu diễn cho chi tiết cần tách. Chú ý không phải là chép máy móc các hình
biểu diễn chi tiết đó trên bản vẽ lắp mà cần chọn sao cho số lượng hình biểu diễn là ít nhất; có trường
hợp hình biểu diễn trên bản vẽ lắp không đủ để chế tạo chi tiết hoặc vượt quá số hình cần biểu diễn;
- Xác định rõ bề mặt lắp ghép của các chi tiêt vì đó là kích thước danh nghĩa của chúng và là cơ sở để
chọn dung sai lắp ghép và sai lệch giới hạn của chi tiết ...
- Đọc kỹ tỉ lệ ghi trên bản vẽ lắp để xác định kích thước thực của chi tiết bằng kích thước đo được trên
bản vẽ lắp nhân với hệ số tỷ lệ của bản vẽ; từ đó chọn khổ giấy và tỷ lệ bản vẽ chế tạo chi tiết phù hợp;
- Đọc kỹ bảng kê để biết vật liệu chế tạo chi tiết;
- Đọc ký kiệu quy ước để biết tên gọi, các kích thước và hình dạng, phương pháp chế tạo chi tiết ...
- Chọn khổ giấy, tỷ lệ bản vẽ ... để vẽ cho phù hợp;
3. Trình bày các khái niệm: Hình chiếu, Hình chiếu cơ bản, Hình chiếu phụ, Hình chiếu riêng
phần?
Khái niệm Hình chiếu:
Hình chiếu là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người quan sát. Cho phép biểu diễn các
phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng hình biểu diễn. Vật thể được coi là vật đặt giữa mắt
người quan sát và mặt phẳng chiếu. Bề mặt nó đặt song song với mặt phẳng chiếu, phải giữ đúng vị trí sau
khi gập các mặt phẳng hình chiếu trùng với mặt phẳng vẽ.
Hình chiếu cơ bản:
Là hình chiếu nhận được trên mặt phẳng hình chiếu cơ bản. TCVN 5-78 quy định lấy sáu mặt hình hộp
làm sáu mặt phẳng chiếu cơ bản, tên của chúng như hình vẽ.
Hình chiếu phụ:
Là hình chiếu nhận được trên một măt phẳng không song song với một mặt phẳng hình chiếu cơ bản nào
thường nó là hình chiếu trên mặt phẳng vuông góc với mặt một phẳng hình chiếu cơ bản.
1
Hình chiếu riêng phần:
Là hình chiếu một phần nhỏ của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng hình chiếu cơ
bản.
4. Trình bày các bước vẽ ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể?
Các bước vẽ ba hình chiếu thẳng góc:
Bước 1: Xem xét vật thể, chọn vị trí đặt hình chiếu đứng (cần đặt vật thể sao cho hình chiếu đứng
thể hiện đầy đủ nhất về hình dạng và kính thước của vật thể.
Bước 2: Chọn vị trí hình biểu diễn chính, xác định những hình chiếu cần thiết (cố gắng với số
lượng hình biểu diễn ít nhất mà vẫn thể hiện được rõ nét hình dạng của vật thể trên bản vẽ.
Bước 3: Xác định các số liệu ban đầu, chọn tỉ lệ bố trí hình vẽ, dùng nét mảnh vẽ các đường bao
quanh của hình biểu diễn, bố trí các hình biểu diễn sao cho còn chỗ cần thiết để ghi kính thước.
Bước 4: Vẽ hình biểu diễn tưởng tượng chia vật thể ra nhiều khối hình học đơn giản, vẽ hình chiếu
của từng khối hình học đó, vẽ hình chiếu chính trước, sau đó nhìn từ trên xuống vẽ hình chiếu bằng, đặt
ngay dưới hình chiếu chính. Cuối cùng nhìn từ trái sang vẽ hình chiếu cạnh, đặt phía bên phải hình chiếu
đứng.
Vì vậy: Để vẽ hình chiếu của một vật thể, ta dùng cách phân tích hình dạng của vật thể, trước hết
căn cứ theo hình dạng và kết cấu của vật thể ra nhiều khối hình học cơ bản, xác định vị trí tương đối giữa
chúng, rồi vẽ hình chiếu từng phần của khối hình học đó. Khi vẽ cần vận dụng tính chất chiếu điểm, đường
mặt giao tuyến để vẽ cho đúng.
5. Trình bày các khái niệm Hình cắt đứng, bằng, cạnh, đơn giản, phức tạp, xoay riêng phần, và
hình cắt ghép của vật thể?
- Định nghĩa: Hình cắt là hình biểu diễn phần còn lại của vật thể sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ phần
vật thể giữa mặt phẳng cắt và ng-ời quan sát trên mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt.
- Hình cắt đứng: Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng
- Hình cắt bằng: Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng
- Hình cắt cạnh: Nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh
- Hình cắt đơn giản: Nếu chỉ sử dụng một mặt phẳng cắt.
- Hình cắt phức tạp: Nếu dùng hai mặt phẳng cắt trở lên. Có hai loại hình cắt phức tạp là:
+ Hình cắt xoay: Các mặt phẳng cắt giao nhau, người ta xoay cho chúng về thẳng hàng rồi mới biểu
diễn hình cắt. Khi xoay mặt phẳng cắt phải xoay cả những phần tử có liên quan với yếu tố bị cắt, còn
các phần tử khác vẫn chiếu như trước khi cắt chiều xoay không nhất thiết phải trùng với hướng nhìn.
+ Hình cắt riêng phần: Là hình cắt ở một phần nhỏ của vật thể, nó thường được đặt ngay trên hình
chiếu tương ứng với giới hạn là nét lượn song loại này cũng là hình cắt đơn giản, thường không phải
ký hiệu và ghi chú.
- Hình cắt ghép: Để giảm bớt số lượng hình vẽ, TCVN 5-78 cho phép ghép một phần hình cắt với một
phần hình chiếu tương ứng, hoặc ghép các phần hình cắt theo cùng một hướng nhìn khác nhau.
6. Trình bày quy ước biểu diễn ren trên trục, trong lỗ và trong mối ghép?
Ren trên trục: Trên mặt phẳng song song với trục ren. Đối với ren thấy (hình chiếu và hình cắt
của lỗ ren), đường đỉnh ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm; đường chân ren vẽ bằng nét liền
mảnh, nó cách đường đỉnh ren xấp xỉ bước ren.
Ren trong lỗ không nhìn thấy được thì vẽ bằng nét đứt: Thường người ta kết hợp dùng hình cắt
hoặc mặt cắt để biểu diễn ren trong lỗ. Trên mặt phẳng vuông góc với trục ren; Đường chân ren chỉ vẽ 1/4
đường tròn bằng nét liền mảnh (sao cho cung không bắt đầu và kết thúc đúng ở các đường tâm; hoặc vẽ
bằng 3/4 đường tròn nét liền mảnh và vượt quá các đường tâm...
Mối ghép ren: Ưu tiên biểu diễn phần trục ren đã vặn vào lỗ ren. Ký hiệu ren luôn luôn phải đặt
tương ứng với đường kính ngoài của ren.
Ngoài các quy định cơ bản nói trên, cần chú ý:
+ Trừơng hợp ren khuất thì đường đỉnh ren, đường chân ren đều vẽ bằng nét đứt .
+ Ren hình côn được vẽ và ký hiệu riêng. Loại ren này có công dụng trong mối ghép ren yêu cầu
kín khít.
2
+ Trường hợp ren không tiêu chuẩn thì biểu diễn thêm prôfin của ren bằng hình cắt riêng phần hay
hình trích để ghi rõ kích thước.
Đoạn ren cạn khi cần biểu diễn thì dùng nét liền mảnh, ở đó chiều dài ren L1 được kể từ mặt mút
đến hết đoạn ren cạn.
7. Trình bày công việc đọc bản vẽ lắp?
Khi đọc bản vẽ lắp, nên đọc theo một trình tự nhất định, thường có 4 bước (tìm hiểu chung; phân tích hình
biểu diễn; phân tích các chi tiết; tổng hợp); cụ thể như sau:
1) Tìm hiểu chung:
Trước hết đọc nội dung khung tên, các yêu cầu kỹ thuật, phần thuyết minh để bước đầu có khái niệm sơ
bộ về tên gọi, nguyên lý làm việc và công dụng của sản phẩm.
2) Phân tích hình biểu diễn:
- Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn và nội dung biểu diễn.
- Hiểu rõ tên gọi của từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt, phương
chiếu của các hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần và sự liên hệ giữa các hình biểu diễn.
- Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình dạng của bộ phận lắp; phương pháp và
trình tự tháo lắp các chi tiết…
3) Phân tích các chi tiết:
- Lần lượt phân tích từng chi tiết. Căn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí ở trên các
hình biểu diễn và dựa vào các ký hiệu vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi
tiết ở trên các hình biểu diễn.
- Khi đọc, cần dùng cách phân tích tên gọi và hình dạng để hình dung các chi tiết (ví dụ bánh răng, chốt,
là chi tiết tiêu chuẩn thì biết ngay hình dạng và đặc điểm của nó). Phải hiểu rõ tác dụng của từng kết cấu
của mỗi chi tiết, phương pháp lắp, nối và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.
4) Tổng hợp:
Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn, phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để hiểu một cách đầy đủ
toàn bộ bản vẽ lắp. Khi tổng hợp, cần trả lời được một số câu hỏi như sau:
- Sản phẩm này có công dụng gì; Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào.
- Mỗi hình biểu diễn thể hiện những phần nào của bộ phận lắp
- Các chi tiết ghép với nhau như thế nào? Dùng loại mối ghép gì?
- Cách tháo và lắp sản phẩm này như thế nào? Dùng dụng cụ gì để tháo và lắp từng chi tiết?
- Phạm vi, hình biểu diễn của từng chi tiết.
8. Trình bày khái niệm mặt cắt, mặt cắt rời, mặt cắt chập?
- Định nghĩa: Mặt cắt là hình nhận được trên mặt phẳng cắt khi tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt
vật thể. Mặt cắt dùng để thể hiện dạng cấu tạo phần tử bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện. Nó
được chọn sao cho vuông góc với chiều dài vật thể bị cắt.
Mặt cắt có đường bao là giao của mặt phẳng cắt với vật thể và có các đường gạnh gạch bên trong
để chỉ rõ vật liệu là kim loại, có ghi chú A –A đặt ở phai trên mặt cắt đi đôi với ký hiệu vết cắt ở hình
chiếu chính. Ký hiệu này gồm có chữ A, B … đặt bên cạnh mũi tên chỉ hướng nhìn và nét cắt đậm theo
tiêu chuẩn.
- Mặt cắt rời: Là mặt cắt đặt ở ngoài hình biểu diễn tương ứng và có đường bao vẽ bằng nét liền đậm.
Mặt cắt cũng có thể đặt tại chỗ hoặc ở chỗ cắt lìa của hình chiếu, nó dùng thể hiện các chi tiết có hình
dạng phức tạp nếu dùng mặt cắt chập sẽ làm tối bản vẽ không tiện ghi kích thước.
- Mặt cắt chập: Là mặt cắt đặt ngay trên hình chiếu tương ứng có đường bao vẽ bằng nét liền mảnh.
9. Trình bày khái niệm về hình trích; cho ví dụ về hình trích?
- Hình trích:
3
Hình trích là hình biểu diễn được trích ra từ một hình chiếu hoăc một hình cắt đã có nhằm mô tả
phần nhỏ nào đó của vật thể một cách tỉ mỉ, rõ ràng hơn; muốn vậy nó phải được phóng to lên và được
giới hạn bằng nét lượn sóng. Trên đó phải ghi đầy đủ ký hiệu, tỷ lệ… nó được giới hạn bởi vòng tròn hoặc
nét lượn sóng vẽ bằng nét liền mảnh.
Trên hình biểu diễn tương ứng, tại phần tử cần trích vẽ đường tròn bằng nét liền mảnh kèm theo
chữ số La mã đặt tên cho hình trích. Số La mã được viết trên đoạn nằm ngang của đường dẫn vẽ từ vòng
tròn giới hạn phần tử cần trích của vật thể phía trên hình trích; số la mã viết trên giá nằm ngang; tỷ lệ của
hình trích viết dưới giá nằm ngang.
Ví dụ:

10. Trình bày công việc đọc bản vẽ chi tiết?


Các công việc cụ thể:
- Đọc nội dung khung tên:
Ta cần biết tên chi gọi của chi tiết, công dụng của chi tiết, vật liệu chế tạo chi tiết (tính chất Cơ-Lý-
Hoá), tỷ lệ bản vẽ để hình dung ra độ lớn thật của chi tiết, tên người thiết kế và chữ ký của ng-ời kiểm tra.
- Phân tích hình biểu diễn:
Cần biết được số lượng, tên hình biểu diễn, mỗi hình biểu diễn thể hiện được phần nào đó của chi tiết,
hình chiếu diễn tả bề mặt bên ngoài của chi tiết. Hình cắt mặt cắt mô tả cấu tạo bên trong, đồng thời xác định
được vị trí mặt phẳng cắt của hình cắt và mặt cắt.
- Phân tích kích thước trên bản vẽ:
Người đọc phải biết kích thước khuôn khổ định hình định vị của chi tiết; chú ý đến các ký hiệu dấu
hiệu quy ước; xác định được các chuẩn kích thước để biết chuẩn đo, trình tự gia công ...
- Phân tích yêu cầu kỹ thuật:
Phải hiểu được tất cả các ý nghĩa ký hiệu về yêu cầu kỹ thuật, biết phương pháp gia công hay tăng bền
bề mặt... để đạt được các yêu cầu kỹ thuật đó; từ đó phải gia công và xử lý chi tiết theo đúng yêu cầu của bản
vẽ: Bề mặt nào có độ bóng cao nhất, bề mặt nào cần xử lý nhiệt, xử lý cơ, xử lý hóa nhiệt.., kích thước nào có
độ chính xác lớn nhất, trị số dung sai của từng kích thước (chi tiết nào có độ chính xác cao nhất thì dung sai
nhỏ nhất).
II – Bài tập
1. Xác định giao của hai đa diện?

4
.
2. Xác định giao của đa diện và mặt cong?

5
3. Xác định giao của hai mặt cong

4. Cho bản vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể, hãy xác định:
a) Hình chiếu đứng của vật thể?
b) Hình chiếu bằng của vật thể?
c) Hình chiếu cạnh của vật thể?

6
7

You might also like