You are on page 1of 81

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG
BỘ MÔN ĐỊA TIN HỌC

KHOA HỌC
TRÁI ĐẤT
05/2020 1 Châu Phương Khanh
GV: CHÂU PHƯƠNG KHANH
Chương 4: KHÍ QUYỂN

05/2020 2 Châu Phương Khanh


Nội dung chính

1- Thời tiết và khí hậu

2- Khí quyển Trái đất

Chương 4
3- Các yếu tố kiểm soát sự thay đổi nhiệt độ

4- Tính toán và biểu diễn giá trị nhiệt độ không khí

05/2020 Châu Phương Khanh 3


1- Thời tiết và khí hậu

- Phân biệt Thời tiết (weather)


và Khí hậu (Climate)
- Các yếu tố cơ bản đại diện
cho thời tiết và khí hậu

05/2020 Châu Phương Khanh 4


1- Thời tiết và khí hậu
Thời tiết: Khí hậu:
Là trạng thái của bầu khí Là tổng hợp tất cả các
quyển tại một thời điểm và thống kê về thông tin thời
địa điểm nhất định. tiết của một địa điểm hoặc
Các hiện tượng thời tiết một khu vực.
như: nắng, mưa, …

05/2020 Châu Phương Khanh 5


1- Thời tiết và khí hậu
Nhật Bản là đất nước được biết đến với khí hậu khá
khắc nghiệt. Khí hậu của Nhật Bản có đặc trưng là mùa
đông lạnh giá và mùa hè thì nóng như đổ lửa. Nếu bạn
muốn sang Nhật Bản du lịch hay bạn đang là du học sinh,
thực tập sinh muốn đi du lịch thì nên xem thật kỹ dự báo
thời tiết trước khi đi nhé.
Nguồn: https://nhatbanonline.net/khi-hau-cua-nhat-ban

05/2020 Châu Phương Khanh 6


1- Thời tiết và khí hậu

05/2020 Châu Phương Khanh 7


1- Thời tiết và khí hậu

Bạn cũng có thể tìm


hiểu về khí hậu qua
các loại bảng biểu,
bản đồ và đồ thị.

Lưu ý: Dữ liệu khí hậu


không thể dự đoán thời
tiết
Nguồn: Foundation of Earth
05/2020 Science, figure 11.3, page 331
Châu Phương Khanh 8
1- Thời tiết và khí hậu
Thời tiết và khí hậu đều được đo đạc thường
xuyên và thể hiện dưới dạng các yếu tố cơ bản
giống nhau như:

Nhiệt độ không khí Độ ẩm Loại và lượng mây

Loại và lượng mưa Áp suất không khí Tốc độ và hướng gió


05/2020 Châu Phương Khanh 9
Thời tiết được tạo nên
như thế nào?

05/2020 Châu Phương Khanh 10


2- Khí quyển trái đất

Thành phần

Cấu trúc theo


phương đứng

05/2020 Châu Phương Khanh 11


2- Khí quyển Trái đất

a- Thành phần

Khí quyển Trái


Đất là lớp
các chất khí bao
quanh hành
tinh Trái Đất và
được giữ lại bởi
lực hấp dẫn của
Trái Đất.

Minh họa: Thành phần Khí quyển.


Tỉ lệ khối lượng các loại khí của không khí
sạch, khô. Nitơ và oxy chiếm đa phần.
05/2020 Châu Phương Khanh 12
2- Khí quyển Trái đất a- Thành phần
Carbon Dioxide (CO2)

Minh họa:
Nồng độ
CO2 hàng
tháng

Gọi là Đường cong Keeling, để vinh danh nhà khoa học khởi nguồn
các phép đo. (NOAA) (https://goo.gl/5HSuIS)
05/2020 Châu Phương Khanh 13
2- Khí quyển Trái đất

a- Thành phần

Các thành phần biến đổi trong không


khí như: Hơi nước, Sol khí và ozone

05/2020 14
Hơi nước

- Được đo bằng chỉ số độ


ẩm.
- Chiếm một phần nhỏ
trong khí quyển nhưng
rất quan trọng.
- Là nguồn gốc tạo nên
các đám mây và mưa.
- Hấp thụ nhiệt do Trái đất
phát ra và một phần
năng lượng mặt trời.
- Vận chuyển “nhiệt ẩn” từ
Minh họa: Thay đổi trạng thái liên
vùng này sang vùng
quan đến sự trao đổi nhiệt
khác.
05/2020 15
Sol khí (aerosol)

Nguồn: Youtube - https://www.youtube.com/watch?v=4eh6IKahbok

05/2020 Châu Phương Khanh 16


Sol khí (aerosol)
Sol khí hay son khí, sôn khí,
aerosol:
- là hệ keo của các hạt chất
rắn hoặc các giọt chất lỏng,
trong không khí hoặc chất
khí khác.[2]
- Aerosol có nguồn gốc từ tự
nhiên hoặc từ con người.
- Các hạt này đa phần nhỏ
hơn 1 μm.

Minh họa: Sol khí.


05/2020 17
Sol khí (aerosol)
Vai trò của Sol khí:
- Là bề mặt để hơi nước
ngưng tụ → Hình thành các
đám mây và sương mù.
- Hấp thụ hoặc phản xạ bức
xạ mặt trời [1], p.333
- Tạo nên hiện tượng quang
học như: các màu sắc đỏ
và cam trên bầu trời vào lúc
bình minh và hoàng hôn.

Minh họa: Sol khí.


05/2020 18
Ozone

1- Ozon là gì?

2- Tại sao ozon lại quan trọng đối


với cuộc sống trên Trái đất?

05/2020 Châu Phương Khanh 19


Ozone

Nguồn: Youtube - https://www.youtube.com/watch?v=aU6pxSNDPhs

05/2020 Châu Phương Khanh 20


Ozone

Minh họa: Chu trình ozone – oxy trong tầng ozone


05/2020
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Ozone_layer 21
Ozone

Minh họa: Lổ hổng tầng ozone


Nguồn: Nasa - https://www.nasa.gov/feature/goddard/2019/2019-ozone-
hole-is-the-smallest-on-record-since-its-discovery
05/2020 22
Câu hỏi ôn tập

1- Hai thành phần chính của không khí sạch, khô


là gì? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

2- Hơi nước và aerosol là gì?

3- Tại sao hơi nước và aerosol là thành phần


quan trọng của khí quyển Trái đất?

4- Ozon là gì?

5- Tại sao ozon lại quan trọng đối với cuộc sống
trên Trái đất?
05/2020 Châu Phương Khanh 23
2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng

Nguồn: Youtube - https://www.youtube.com/watch?v=DftEDVzGnMg

05/2020 Châu Phương Khanh 24


2- Khí quyển Trái đất
b- Cấu trúc theo phương đứng
ÁP SUẤT KHÔNG KHÍ

- Là lực tác dụng bởi trọng lượng


của lớp không khí ở trên.
- Càng lên cao thì áp suất không khí
càng giảm.

05/2020 Châu Phương Khanh 25


2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


ÁP SUẤT KHÔNG KHÍ[1]

- Ở mực nước biển, áp suất


không khí trung bình là hơn
1000 milibar (mb) – tương ứng
với trọng lượng gần 1kg/cm2.
- Càng lên cao áp suất không
khí càng giảm.
- Tốc độ thay đổi áp suất
không khí không phải là
hằng số (Giảm nhanh ở gần bề
mặt Trái đất và chậm hơn khi lên
cao)

05/2020 Châu Phương Khanh 26


2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

Dựa vào nhiệt độ không khí,


người ta chia khí quyển Trái
đất thành 4 tầng:
- Tầng đối lưu (Troposphere)
- Tầng bình lưu (Stratosphere)
- Tầng trung lưu (Mesosphere)
- Tầng nhiệt (Thermosphere)

05/2020 Châu Phương Khanh 27


2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


TẦNG ĐỐI LƯU (Troposphere)
- Là tầng thấp nhất của khí
quyển, nơi chúng ta sống.
- Bắt đầu từ bề mặt Trái đất đến
20km (vùng nhiệt đới), 11 km
(các vĩ độ trung bình), 7 km
(vùng cực).
- Phần lớn các hiện tượng thời
tiết diễn ra ở tầng đối lưu.
- Đặc trưng của tầng này là các
dòng đối lưu của không khí
nóng từ bề mặt bốc lên cao và
lạnh đi.
- Sự giảm nhiệt độ trong tầng đối
lưu được gọi là “tỉ lệ giảm nhiệt”
(the environmental lapse rate) có giá trị
trung bình là 6.5 0C/km.
05/2020 Châu Phương Khanh 28
2- Khí quyển Trái đất
b- Cấu trúc theo
phương đứng
TẦNG ĐỐI LƯU (Troposphere)

- Để xác định tỉ lệ giảm


nhiệt thực tế tại thời
gian và địa điểm xác
định, cũng như sự thay
đổi áp suất, gió và độ
ẩm theo chiều dọc,
người ta dùng một bộ
dụng cụ đo gắn vào quả
bóng bay và truyền dữ
liệu bằng radio – Gọi là
“Bóng thám không” Photo by David R. Frazier/Danita
Delimont/Newscom
05/2020 Châu Phương Khanh 29
2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


TẦNG BÌNH LƯU (Stratosphere)

- Nằm phía trên tầng đối


lưu và phía dưới tầng
trung lưu. (16-80km trên
mực nước biển – xích đạo)
- Nhiệt độ tăng theo độ
cao.
- Có sự xuất hiện của
tầng ozone → Có nhiệt
độ cao (do ozone hấp
thu bức xạ tia cực tím từ
Mặt trời)

05/2020 Châu Phương Khanh 30


2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


TẦNG TRUNG LƯU (Mesosphere)

- Nằm phía trên tầng


bình lưu và phía dưới
tầng nhiệt. (50 –
80(90)km trên mực nước
biển)
- Nhiệt độ giảm xuống
theo sự gia tăng của
cao độ.
- Là phần được hiểu ít
nhất của khí quyển.
- Là nơi đốt cháy các
thiên thạch → sao băng
05/2020 Châu Phương Khanh 31
2- Khí quyển Trái đất

b- Cấu trúc theo phương đứng


TẦNG NHIỆT (Thermosphere)
- Nằm trên tầng trung lưu và
giáp với không gian bên ngoài.
(Bắt đầu khoảng 80-90 km trên
mực nước biển. Khó xác định
ranh giới phía trên)
- Các bức xạ tia cực tím gây ra
sự ion hóa.
- Nhiệt độ tăng theo độ cao. Cao
nhất có thể đạt đến 10000C.
- Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) có
quỹ đạo ổn định trong phần
trên của tầng nhiệt (320-380
km)
- Có sự xuất hiện hiện tượng
cực quang.
05/2020 Châu Phương Khanh 32
Câu hỏi ôn tập

1- Càng lên cao thì áp suất không khí càng tăng hay
giảm? Tốc độ thay đổi như thế nào? Giải thích.

2- Bầu khí quyển Trái đất được chia thành 4 lớp dựa vào
nhiệt độ. Hãy liệt kê và mô tả các lớp này theo thứ tự từ
thấp đến cao. Hiện tượng thời tiết xảy ra trong lớp nào?

3- “Tỷ lệ giảm nhiệt” là gì và nó được xác định như thế


nào?

4- Tại sao nhiệt độ ở tầng nhiệt không thể so sánh với


nhiệt độ gần bề mặt Trái đất?

05/2020 Châu Phương Khanh 33


Tại sao có các mùa trong năm?

05/2020 Châu Phương Khanh 34


Mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời

Nguyên nhân dẫn đến các mùa trong năm – Tiếng Anh.
Nguồn: Youtube - https://www.youtube.com/watch?v=DD_8Jm5pTLk
05/2020 Châu Phương Khanh 35
Mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời
Như chúng ta biết:
- Năng lượng trên Trái đất chủ yếu đến từ Mặt trời.
- Tuy nhiên, năng lượng Mặt trời không được phân phối đều
trên bề mặt Trái đất (Lượng năng lượng nhận được thay đổi theo vĩ
độ, thời gian trong ngày và mùa trong năm) → Tạo ra gió
và các dòng hải lưu (do sự vận chuyển nhiệt từ vùng nhiệt đới
đến các cực nhằm cân bằng sự bất bình đẳng về năng lượng nhận
được) → Hiện tượng thời tiết.

05/2020 Châu Phương Khanh 36


Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?
Sự chuyển động của Trái đất
Trái đất có 2 chuyển động chính:
1- Xoay quanh trục của chính nó (Earth’s rotation) → Ngày và đêm
2- Chuyển động theo quỹ đạo quanh Mặt trời (Earth’s revolution) →
Các mùa trong năm

05/2020 Châu Phương Khanh 37


Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?
Nguyên nhân tạo ra các mùa trong năm

Sự thay đổi về:

- Thời gian chiếu sáng (ban ngày)


(the length of daylight)

- Góc của bức xạ Mặt trời chiếu


tới Trái đất – Góc Mặt trời (the
angle of the Sun)

05/2020 Châu Phương Khanh 38


Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?

Nguyên nhân tạo ra sự thay đổi về thời gian


chiếu sáng ban ngày và góc Mặt trời

Hướng của trục Trái đất đối


Trục Trái đất nghiêng 23,50
với tia Mặt trời liên tục thay
đổi theo chu kì hàng năm
05/2020 Châu Phương Khanh 39
Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?

Sự thay đổi về nhiệt độ tại các vĩ độ khác nhau

Hình minh họa nhiệt độ của các


thành phố ở các vĩ độ khác nhau.
- Những nơi ở vĩ độ cao hơn
có sự chênh lệch nhiệt độ
giữa mùa hè và mùa đông
lớn hơn.
- Lưu ý: Capetown và South
Africa trải qua mùa đông vào
tháng 6, 7, 8.

05/2020 Châu Phương Khanh 40


Tất cả các địa điểm ở cùng vĩ độ đều có định nghĩa về
góc Mặt trời và độ dài ánh sáng ban ngày giống hệt
nhau.
Nếu các mối quan hệ Trái đất Mặt trời vừa được mô tả là
yếu tố duy nhất kiểm soát sự thay đối nhiệt độ, thì những
nơi này sẽ có nhiệt độ giống hệt nhau.
Rõ ràng, điều này không chính xác

Các yếu tố kiểm soát sự thay đổi nhiệt độ?

05/2020 Châu Phương Khanh 41


Một số khái niệm liên quan đến nhiệt độ
- Nhiệt là một dạng năng lượng dự trữ trong vật chất nhờ
vào chuyển động nhiệt hỗn loạn của các hạt cấu tạo nên
vật chất.
- Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất, hiểu nôm na là
thang đo độ “nóng” và “lạnh”. Vật chất có nhiệt độ cao
hơn thì nóng hơn.
- Nhiệt độ được đo bằng các thang đo theo các đơn vị như:
• Hệ thống đo lường Quốc tế: đơn vị Kenvil (độ K)
• Việt Nam và nhiều nước: độ C
• Anh, Mỹ và một số nước: độ F
• Quy đổi: 10C = 273.150K; 10F = 255.9277780K; 0F =
(1.8*0C)+32

05/2020 Châu Phương Khanh 42


Một số khái niệm liên quan đến nhiệt độ

CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỆT

1- Dẫn nhiệt (Conduction):


truyền nhiệt qua vật chất bằng hoạt
động phân tử
2- Đối lưu (Convection): truyền
nhiệt bằng chuyển động của một
chất từ nơi này sang nơi khác
3- Bức xạ (Radiation): sự truyền
nhiệt bằng sóng điện từ

05/2020 Châu Phương Khanh 43


CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỆT
1- Dẫn nhiệt (Conduction): truyền nhiệt qua vật chất bằng
hoạt động phân tử.
Khả năng dẫn nhiệt của các chất không giống nhau:
- Kim loại là chất dẫn nhiệt tốt.
- Không khí là chất dẫn nhiệt rất kém

Năng lượng của các phân tử được


truyền qua các va chạm giữa phân
tử này với phân tử khác, với nhiệt
được truyền từ nơi có nhiệt độ cao
hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn.
05/2020 Châu Phương Khanh 44
CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỆT

2- Đối lưu (Convection): truyền nhiệt bằng chuyển động của một
chất từ nơi này sang nơi khác.
Xảy ra trong chất lỏng hoặc khí. - Các khối không khí
nóng bay lên được gọi
là các thermals.
- Đối lưu không chỉ
truyền nhiệt mà còn
vận chuyển hơi nước
lên cao → Hình thành
các đám mây
- Trên quy mô toàn cầu:
Đối lưu chịu trách nhiệm
phân phối lại nhiệt giữa
các vùng xích đạo và
cực.
- Hình thành gió

05/2020 Châu Phương Khanh 45


CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỆT

3- Bức xạ (Radiation): sự truyền nhiệt bằng sóng điện từ


- Có thể truyền năng lượng qua chân không vũ trụ.
- Các bước sóng của bức xạ điện từ nằm trong khoảng từ rất dài
(sóng vô tuyến) đến rất ngắn (tia gamma).
- Ánh sáng nhìn thấy được là phần duy nhất của bức xạ điện từ mà
chúng ta có thể quan sát được.

05/2020 Châu Phương Khanh 46


CƠ CHẾ TRUYỀN NHIỆT

1- Dẫn nhiệt (Conduction):


truyền nhiệt qua vật chất bằng hoạt
động phân tử
2- Đối lưu (Convection): truyền
nhiệt bằng chuyển động của một
chất từ nơi này sang nơi khác
3- Bức xạ (Radiation): sự truyền
nhiệt bằng sóng điện từ

05/2020 Châu Phương Khanh 47


Mặt trời làm nóng bề mặt Trái đất và Bầu
khí quyển Trái đất như thế nào?

05/2020 Châu Phương Khanh 48


Các trường hợp có thể xảy ra khi bức xạ truyền tới một vật

05/2020 Châu Phương Khanh 49


Bức xạ Mặt trời chiếu đến bề mặt Trái đất

- 50% bức xạ Mặt


trời xuyên qua khí
quyển và được
hấp thụ bởi bề mặt
Trái đất.
- 30% bị bầu khí
quyển phản xạ lại
không gian.
- 20% bị hấp thụ bởi
các đám mây và
các loại khí trong
Khí quyển

05/2020 Châu Phương Khanh 50


Sự phản xạ (reflection)

Phản xạ là quá
trình ánh sáng
dội ngược lại từ
một vật ở cùng
góc mà nó được
nhận

05/2020 Châu Phương Khanh 51


Tán xạ (Scattering)
Sự tán xạ phân tán ánh sáng cả về phía trước và phía sau

Hình minh họa sự tán xạ


bởi các hạt trong không khí.

Khi ánh sáng Mặt trời bị tán xạ


thì các tia sẽ đi theo các hướng
khác nhau.
Thường thì năng lượng tán xạ về
phía trước nhiều hơn về hướng
ngược lại.

05/2020 Châu Phương Khanh 52


Suất phản xạ Trái đất (Earth’s Albedo)

- Suất phản xạ là phần năng


lượng bị phản xạ bởi một bề
mặt.
- Suất phản xạ của Trái đất là
30%.
- Suất phản xạ thay đổi đáng kể
cả từ nơi này sang nơi khác, tùy
theo thời gian, tùy thuộc vào
lượng mây che phủ và các hạt
vật chất trong không khí, góc
Mặt trời và tính chất của bề mặt.

05/2020 Châu Phương Khanh 53


Hình minh họa suất phản xạ của các
bề mặt khác nhau
Nhìn chung, những bề mặt có màu
sáng hơn sẽ phản xạ tốt hơn → do đó
có suất phản xạ lớn hơn những bề mặt
tối.

Góc Mặt trời ảnh


hưởng rất lớn đến
suất phản xạ của bề
mặt nước

Hình minh họa độ dày lớp


khí quyển mà các tia Mặt trời
phải xuyên qua tương ứng
với góc Mặt trời khác nhau
05/2020 Châu Phương Khanh 54
Sự tán xạ (Scattering)

Mặc dù bức xạ Mặt trời đi theo đường thẳng, tuy nhiên các hạt bụi nhỏ
và các phân tử khí trong khí quyển làm phân tán một phần năng lượng
này theo mọi hướng → Gọi là ánh sáng khuếch tán → Cách ánh sáng
chiếu vào khu vực bóng mát phía dưới cây, phòng được thắp sáng
trong điều kiện không có ánh sáng Mặt trời trực tiếp.

05/2020 Châu Phương Khanh 55


Sự hấp thụ (Absorption)
- Chất khí là chất hấp thụ bức xạ có chọn lọc.
- Khi một phân tử khí hấp thụ bức xạ điện từ, năng lượng được chuyển thành
chuyển động phân tử bên trong, có thể nhận biết được qua sự gia tăng nhiệt
độ.

- Nitơ – Hấp thụ kém đối với tất cả


các bước sóng của bức xạ Mặt
trời.
- Oxy hấp thụ hầu hết các bức xạ
cực tím có bước sóng ngắn ở khí
quyển tầng cao.
- Ozone hấp thụ hầu hết các tia UV
còn lại trong tầng bình lưu → Giải
thích nhiệt độ cao ở tầng bình lưu.
- Không có loại khí nào hấp thụ hiệu
quả bức xạ Mặt trời ở bước sóng
khả kiến.

05/2020 Châu Phương Khanh 56


Hiệu ứng nhà kính (The greenhouse effect)

Video: Hiệu ứng nhà kính


Nguồn Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=ZzCA60WnoMk
05/2020 Châu Phương Khanh 57
Hiệu ứng nhà kính (The greenhouse effect)

Video: Các khí nhà kính hoạt động như thế nào?
Nguồn Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=sTvqIijqvTg
05/2020 Châu Phương Khanh 58
Hiệu ứng nhà kính khí quyển(The greenhouse
effect)

- Khoảng 50% Bức xạ từ Mặt trời chạm đến bề mặt Trái đất và được Trái
đất hấp thụ.
- Trái đất sau đó phát ra bức xạ sóng dài trở lại không gian.
- Một số khí (CO2, hơi nước, …) hấp thụ bức xạ sóng dài hiệu quả hơn
sóng ngắn → Hấp thụ bức xạ từ Trái đất phát ra → Bức xạ năng lượng
sóng dài vào khí quyển → Bầu khí quyển được làm nóng lên từ mặt
đất.
- Nếu không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên, nhiệt độ Trái đất chỉ khoảng
-150C.

Phần trăm đóng góp vào hiệu ứng nhà


kính trên Trái đất có 4 khí chính là: [3]
- Hơi nước: 36-70%
- CO2: 9-26%
- Metan: 1%
- Ozon: 0%
05/2020 Châu Phương Khanh 59
Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Video: Hiệu ứng nhà kính và tác động của con người
Nguồn Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=k0Ie562jD54
05/2020 Châu Phương Khanh 60
3- Các yếu tố kiểm soát sự thay đổi
nhiệt độ không khí

1. Vĩ độ (Mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời)

2. Dòng hải lưu (Thủy quyển)

3. Sự nóng lên khác nhau giữa đất và nước


→ Không khí bên trên có nhiệt độ khác nhau.

4. Độ cao

5. Vị trí địa lý

6. Mây và suất phản xạ (Albedo)

05/2020 Châu Phương Khanh 61


4- Tính toán và biểu diễn giá
trị nhiệt độ không khí

05/2020 Châu Phương Khanh 62


4- Tính toán và biểu diễn giá trị nhiệt độ không khí
Cách tính toán nhiệt độ không khí
Minh họa: Thiết bị đo nhiệt độ bằng
Nhiệt độ trung bình của ngày là điện.
trung bình của nhiệt độ max và nhiệt độ min Thiết bị này chứa một nhiệt kế gọi là
trong ngày nhiệt điện trở. Thiết bị này bảo vệ các
dụng cụ đo khỏi ánh sáng trực tiếp từ
Biên độ nhiệt của ngày là sự chênh Mặt trời và chỉ cho luồng không khí tự
lệch giữa nhiệt độ max và nhiệt độ min của nhiên đi qua.
ngày.
Nhiệt độ trung bình của tháng là
trung bình của nhiệt độ trung bình của tất cả
các ngày trong tháng
Nhiệt độ trung bình của năm là
trung bình của nhiệt độ trung bình của 12
tháng trong năm.
Biên độ nhiệt của năm là sự chênh
lệch giữa nhiệt độ trung bình của tháng thấp
nhất và nhiệt độ trung bình của tháng cao
nhất
05/2020 Châu Phương Khanh 63
4- Tính toán và biểu diễn giá trị nhiệt độ không khí
Cách biểu diễn giá trị nhiệt độ không khí
Minh họa: Đường đẳng nhiệt.

- Giá trị nhiệt độ được


biểu diễn lên bản đồ
bằng các đường
đẳng nhiệt (Các
đường có nhiệt độ bằng
nhau)
- Gradient nhiệt độ là
lượng nhiệt độ thay đổi
trên một đơn vị khoảng
cách. Các đường đẳng
nhiệt nằm gần nhau cho
thấy tốc độ thay đổi
nhiệt nhanh.

DỄ DÀNG THẤY SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ TRÊN MỘT KHU VỰC


05/2020 Châu Phương Khanh 64
4- Tính toán và biểu diễn giá trị nhiệt độ không khí
Phân bố nhiệt độ trên thế giới

Tháng 1 Tháng 7
- Các đường đẳng nhiệt có xu hướng Đông –Tây (vĩ độ)
- Giảm nhiệt độ từ xích đạo đến cực (Do góc Mặt trời)
- Có sự dịch chuyển nhiệt độ cao giữa Nam bán cần và Bắc bán cầu vào tháng 1
và 7 (Góc Mặt trời)
- Sự dịch chuyển các đường đẳng nhiệt theo mùa mạnh hơn trên lục địa; các
đường đẳng nhiệt ở Nam bán cầu thẳng và ổn định hơn (do sự hấp thụ nhiệt khác nhau
giữa đất và nước)
- Biên độ nhiệt hàng năm tăng khi tăng vĩ độ (góc Mặt trời và thời gian chiếu sáng ban ngày)
- Biên độ nhiệt tăng khi diện tích lục địa tăng (do sự hấp thụ nhiệt khác nhau giữa đất và
nước)
05/2020 Châu Phương Khanh 65
Tài liệu tham khảo
[1] Foundation of Earth Science, Pearson, 2014.
[2] Hinds, 1999, p.3

05/2020 Châu Phương Khanh 66


05/2020 67 Châu Phương Khanh
Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?
Nguyên nhân tạo ra các mùa trong năm
- Thời gian chiếu sáng ban ngày (the length of daylight)

05/2020 Châu Phương Khanh 68


Mối quan hệ giữa Trái đất và Mặt trời

05/2020 Châu Phương Khanh 69


Solstices and Equinoxes

05/2020 Châu Phương Khanh 70


Độ dày lớp khí
quyển mà bức xạ
Mặt trời phải xuyên
qua trước khi chạm
đến bề mặt Trái đất
ảnh hưởng đến
cường độ của nó.

05/2020 Châu Phương Khanh 71


Tại sao ở các vĩ độ khác nhau lại nhận được lượng
năng lượng Mặt trời khác nhau?
Nguyên nhân tạo ra các mùa trong năm
- Góc của bức xạ Mặt trời chiếu tới Trái đất (the angle of
the Sun)

05/2020 Châu Phương Khanh 72


ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN BỨC XẠ

1- Tất cả các vật thể đều phát ra năng lượng bức


xạ (Mặt trời, Trái đất, các khối băng ở cực, …)
2- Đối với một diện tích bề mặt nhất định, các vật
nóng hơn tỏa ra tổng năng lượng nhiều hơn so
với các vật lạnh hơn (Mặt trời phát ra năng lượng gấp
160.000 lần trên 1 đơn vị diện tích so với Trái đất)
3- Vật bức xạ càng nóng, bước sóng bức xạ cực
đại càng ngắn (Mặt trời phát ra bức xạ song ngắn, Trái đất
phát ra bức xạ song dài)
4- Các vật thể hấp thụ bức xạ tốt cũng là nguồn
phát tốt (Không khí là chất hấp thụ và tản nhiệt có chọn lọc –
trong suốt đối với ánh sáng khả kiến và kém trong suốt hơn nhiều
với bước song dài phát ra từ Trái đất)

05/2020 Châu Phương Khanh 73


Các dòng hải lưu lớn

05/2020 Châu Phương Khanh 74


Sự nóng lên khác nhau giữa đất và nước

Hình minh họa sự khác biệt về


nhiệt của bề mặt nước và đất.

Ảnh vệ tinh cho ta thấy nhiệt độ mặt


đất và nước (Không phải nhiệt độ không khí)
vào chiều ngày 2/5/2004.
Nhiệt độ mặt nước ở Thái Bình
Dương thấp hơn nhiều so với nhiệt
độ mặt đất ở California và Nevada.
Dải hẹp của nhiệt độ mát mẻ ở trung
tâm của hình ảnh liên quan đến
những ngọn núi phủ tuyết (Sierra
Nevada).
Nhiệt độ nước lạnh ngay lập tức
ngoài khơi là do dòng chảy California
và dòng nước lạnh sâu chảy qua
(Hình minh họa)

05/2020 Châu Phương Khanh 75


Sự nóng lên khác nhau giữa đất và nước
Nước nóng lên chậm hơn, lưu trữ lượng nhiệt lớn
hơn và làm mát chậm hơn so với đất. Vì:

1- Nhiệt dung riêng của nước (4200 J/Kg.K) lớn hơn nhiều so với đất (800
J/Kg.K)
2- Bề mặt đất mờ đục (nhiệt chỉ được hấp thụ ở bề mặt) >< Nước trong suốt (cho
phép nhiệt xâm nhập đến độ sâu nhiều mét)
3- Nước đun nóng thường trộn với nước bên dưới → Phân phối nhiệt
qua một khối lượng lớn hơn.
4- Sự bay hơi (một quá trình làm mát) từ bề mặt nước lớn hơn so với bề mặt
đất

Đất nóng lên nhanh hơn và đạt đến nhiệt độ cao hơn nước,
Nguội nhanh hơn và đạt đến nhiệt độ thấp hơn nước

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHIỆT ĐỘ


KHÔNG KHÍ
05/2020 Châu Phương Khanh 76
Sự nóng lên khác nhau giữa đất và nước

Hình minh họa nhiệt độ


trung bình hàng tháng
của Vancouver và
Winnipeg.
Vancouver có biên độ
nhiệt nhỏ hơn nhiều do
chịu ảnh hưởng của
vùng biển Thái Bình
dương.
Winnipeg có biên độ
nhiệt lớn hơn do nằm
sâu trong đất liền.

05/2020 Châu Phương Khanh 77


Độ cao
Minh họa: Nhiệt độ trung bình hàng tháng
của Concepcion và La Paz, Bolivia.
Cả hai thành phố nằm ở vĩ độ gần nhau
(khoảng 16 độ vĩ Nam). Tuy nhiên, vì La Paz
cao hơn (độ cao 4103 mét) nên có nhiệt độ
lạnh hơn Concepcion (độ cao 490 mét).

Minh họa: Nhiệt độ không khí giảm khi


tăng độ cao.
Vùng đất trên cao được bao phủ bởi tuyết
còn vùng đất thấp hơn thì không. Điều này
cho thấy nhiệt độ giảm khi tăng độ cao ở tầng
đối lưu.

05/2020 Châu Phương Khanh 78


Vị trí địa lý – Ví dụ 1

Minh họa: Nhiệt độ trung bình hàng tháng của


thành phố Eureka (California) và thành phố New
York.
Cả 2 thành phố đều nằm gần biển và có vĩ độ giống
nhau. Vì Eureka chịu ảnh hưởng mạnh của gió từ
Đại dương thổi vào còn New York thì không nên
biên độ nhiệt của Eureka nhỏ hơn nhiều so với
New York.
05/2020 Châu Phương Khanh 79
Vị trí địa lý – Ví dụ 2

Minh họa: Nhiệt độ


trung bình tháng
của Seattle và
Spokane (Bang
Washington).
Vì dãy núi Cascade
chia cắt Spokane khỏi
ảnh hưởng của biển
Thái Bình dương nên
biên độ nhiệt của
Spokane lớn hơn
Seattle rất nhiều.

05/2020 Châu Phương Khanh 80


Mây và suất phản xạ (Albedo)
Hình minh họa suất phản xạ của
các bề mặt khác nhau

Minh họa: Chu kì nhiệt độ hàng ngày tại Peoria (Illinois) trong 2 ngày tháng 7.
Mây làm giảm biên độ nhiệt hàng ngày.
Ban ngày, mây phản xạ bức xạ Mặt trời trở lại không gian → nhiệt độ tối đa thấp hơn so
với những ngày trời trong.
Ban đêm, mây hấp thụ bức xạ nhiệt phát ra từ bề mặt Trái đất và phản xạ một phần trở
lại bề mặt đất → Làm chậm quá trình mất nhiệt → nhiệt độ không giảm xuống thấp như
những đêm không mây.
05/2020 Châu Phương Khanh 81

You might also like