You are on page 1of 540

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHố Hồ CHÍ MINH

BỘ MỒN GIẢI PHẪU HỌC

BÀI GIÀNG

GIẢI PHẪU HOC


Chủ biên:| NGUYỄN QUANG QUYEN
■ Y DƯỢC
■ HỌC
ĐẠI ■ THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC

__ N _ __ _ 2 _ _

BÀI GIẢNG

GIẢI PHẪU HỌC


TẬP 1

cm TRÊN - cm Bl'ál - BẦU MẶT cổ


In lần thứ mười lăm
Có bổ sung và sửa chữa

NHÀ XUÁT BẢN Y HỌC


Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2013 p - 20K| - oCO

1 24
CHỦ BIEN
NGUYỄN QUANG QUYEN

BAN BIÊN SOẠN

LÊ VĂN CƯỜNG DƯƠNG VĂN HẢI


VÕ VĂN HẢI NGUYỄN THIỆN HÙNG
TRẦN HƯNG NGÔ TRÍ HỪNG
PHAN BẢO KHÁNH NGUYỄN QUANG QUYÊN
NGUYỄN HOÀNG VÂN LƯƠNG THỊ BẠCH VÂN
NGUYỈ2N TRUNG VINH
Lời nói đầu
(Lần xuất bản thứ năm)

Cuốn "Bài giảng giải phẫu học" được soạn rất tinh giản theo chương
trình học của sinh viên hệ dài hạn các Trường Đại học Y Khoa ở Việt Nam..
Sách được sắp xếp làm hai tập. Tập I gồm các chương chi trên, chi dưới và •
dầu mặt cổ. Tập II gồm các chương ngực, bụng, thần kinh trung ương và giải
phẫu học đại cương. Phần dại cương trình bày lại hệ thống các cơ quan để bổ
sung cho những phần trước được trình bày theo vùng.
Các danh từ và nội dung các danh từ được sử dụng hoàn toàn theo
bản danh từ giải phẫu quốc tế Nomina Anatomica (N.A) và dịch chủ yếu
theo cuốn Từ điển giải phẫu học (4 thứ tiếng : La tinh, Anh, Pháp, Việt)
của Nguyễn Quang Quyền (Nhà Xuất Bản Y học, 1983) có sửa đổi đôi chút
khi cần thiết cho sát nghĩa hơn với nguyên bản tiếng La tinh. Bên cạnh
mỗi từ tiếng Việt đều có chú thích trong ngoặc đơn từ La tinh tương ứng.
Cuối một tập sách có bản chỉ dẫn tra cứu tiếng Việt và tiếng La tinh..
Sau lần tái băn thứ ba, theo ý kiến của nhiều đồng nghiệp và bạn
đọc, ngoài việc sửa chữa những chỗ in sai, chúng tôi đã thêm phần mục
tiêu trung gian của môn giải phẫu học và mục tiêu chuyên biệt của từng
bài giảng vào phần đầu của mỗi bài và ở cuối mỗi bài, có các câu hỏi
trắc nghiệm theo dạng câu trả lời chọn lựa (MCQ) để sinh viên có thể tự
học và tự đánh giá được. Ngoài ra để cuốn sách hoàn chỉnh hơn chúng
tôi đã cho in trước mỗi bài một hình màu tổng hợp chụp trên xác (chủ
yếu lấy theo Rouvière) và các sô' liệu giải phẫu trên người Việt Nam
nhằm mục đích tham khảo.
Trong lần tái bản thứ tư và thứ năm này, B/S Ngô Trí Hùng đã
góp sức trong việc chú thích các hình màu và PTS Lê Văn Cường đã cho
các sô' liệu người Việt Nam trích trong cuốn luận án PTS của mình. BS
Phạm Đăng Diệu và BS Nguyễn Văn Đức (Bộ môn Giải phẫu học
TTĐTBDCBYT thành phố Hồ Chí Minh) đã bổ sung thêm nhiều câu
trắc nghiệm MCQ và góp ý sửa những sai sót của lần in trước. Xin hoan
nghênh và chân thành cám ơn những đóng góp quý báu đó.
Chúng tôi củng bày tỏ lòng biết ơn Nhà Xuất bản Y Học đã cho tái
bản lần thứ năm cuốn sách này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/1995
Nguyễn Quang Quyền

3
■ ' •

' .* ■

■ ■
Lời nói đầu
(Lần xuất bản thứ mười lăm)

Bộ sách “Bài giảng Giải phẫu học” do cố Phó Giáo sư Nguyễn Quang Quyền
chủ biên với sự tham gia biên soạn của các nhà giải phẫu giàu kinh nghiệm và sự
góp sức của tập thể cán bộ nhân viên Bộ môn Giải Phẫu Học Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.. Bộ sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985, qua
13 lần tái bản, bộ sách là sách giáo khoa giải phẫu của Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh và là một tài liệu giải phẫu quan trọng, được sử dụng tham
khảo tại các trường đại học y khoa trong nước.
Bộ sách “Bài giảng Giải phẫu học” có hai tập cho đối tượng sinh viên đại
học gồm các chuyên ngành bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ ngành y học
cổ truyền, y tế công cộng và dược sĩ. Ngoài ra bộ sách còn phục vụ đào tạo hệ cử
nhân các chuyên ngành y học và các chuyên ngành khác liên quan đên khoa học
sức khỏe.
Qua nhiều lần tái bản Bộ sách đã được bổ sung sửa chữa để ngày càng hoàn
thiện han.. Đặc biệt trong lần tái bản này, tập thề cán bộ giảng Bộ môn Giải
Phẫu Học, trong đó có nhiều cán bộ giảng trẻ đã tham gia tích cực trong công
tác sửa chữa các lỗi và thiêu sót, có bổ sung chỉnh sửa một số bài giảng cho
hoàn chỉnh han và vẽ lại một số hình chưa rõ, chưa đẹp để làm tăng chât lượng
của các bài giảng như bài vùng bẹn, trung thất, ruột non, ruột già.... sắp xếp lại
thứ tự, phân nhóm một số bài giảng cho phù hạp han như các phần khối xương
sọ, khối xưang mặt;.
Vái sự phát triển của khoa học, một cuôn sách cần phải được bô sung, sửa
chữa liên tục để được cập nhật kiến thức mới. Do đó chúng tôi xin quý thầy cô,
quý đồng nghiệp, các học viên và các em sinh viên đóng góp ý kiên đê Bộ môn
Giải Phẫu Học sửa chữa., bổ sung cho tập sách ngày càng hoàn thiện han trong lần
tái bản sau. Chúng tôi xin cảm an sự đóng góp quý báu đó. Chúng tôi cũng rất
cảm an Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phô Hồ Chí Minh là nai đã giúp
hiệu đính và sửa chữa qua nhiều lần xuất bản.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2013
Chủ nhiệm bộ môn

PGS.TS. Lê Văn Cường

5
MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang

1 Nhập môn giải phẫu học (2 tiế^) 11


PHẦN I - CHI TRÊN

2 Xương khớp chi trên (4 tiết) 28


3 Nách (3 tiết) 54
4 Cánh tay (2 tiết) 68
5 Khuỷu (1 tiết) 83
6 Cẳng tay (2 tiết) 90
7 Bàn tay (2 tiết) 106
PHAN 2 - CHI DƯỚI

8 Xương khớp chi dưới (4 tiết) 121


9 Mông (2 tiết) . 156
10 Đùi (4 tiết) 171
11 Gối (1 tiết) 194
12 Cẳng chân (2 tiết) . 201
13 Bàn chân (2 tiết) 222
PHAN 3 - ĐAU - MẶT - CỔ

14 Xương khớp đầu mặt (4 tiết) 238


15 Cơ và mạc đầu - mặt - cổ (4 tiết) 238
16 Các động mạch cảnh (3 tiết) 301
17 Động mạch dưới đòn (1 tiết) 319
18 Tĩnh mạch và bạch mạch đầu mặt cổ (2 tiết) 329
19 Đám rối thần kinh cổ (1 tiết) 346
20 Ố miệng (2 tiết) 354
21 Hầu - (2 tiết) 366
22 Thanh quản (3 tiết) 380
23 Khí quản, tuyến giáp và tuyến cận giáp (1 tiết) 397
24 Mũi (1 tiết) 405
25 Cơ quan thị giác (2 tiết) 416
26 Cơ quan tiền đình - ốc tai (3 tiết) 430
27 Các dây thần kinh sọ (5 tiết) 453
Bảng chỉ dẫn tra cứu tiếng Việt 486
Bảng chỉ dẫn tra cứu tiếng La Tính 512

7
MỤC TIÊU TRUNG GIAN
CỦA BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC

Sau khi học xong chương trình môn giải phẫu học, người sinh viên y khoa phải đạt
được các mục tiêu sau đây :

1. Nêu được đầy đủ các chi tiết giải phẫu chính của tết cả các bộ phận trong cơ
thể người.
2. Mô tả được liên quan của từng bộ phận trong các hệ thông, các cơ quan của cơ
thể người.
3. Chỉ được trên xác, hình vẽ, phim X quang, trên người sống, trên tiêu bản các
chi tiết giải phẫu đã được học ở phần lý thuyết.
4. Thấy được sự thông nhất giữa hình thể, cấu tạo với chức năng của các bộ phận
trong cơ thể để hiểu được quá trình tiến hóa của sinh vật.
5. Nêu được tầm quan trọng của môn giải phẫu học là cơ sở của tất eả các môn cơ
sở và các môn lâm sàng của y học.
6. Hình dung được phạm vi và nội dung nghiên cứu rất rộng của môn giải phẫu
học.
7. ứng dụng được các hiểu biết về giải phẫu học trong các môn y học khác và
trong thực tế phòng bệnh và điều trị hướng tới việc chăm sóc sức khỏe ban
đầu.

9
1 NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC

MỤC TIÊU BÀI GIÁNG

MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Nêu được đối tượng và nội dung của giải phẫu học.
2. Kể được các phương pháp học giải phẫu đối với sinh viên Y khoa (nguyên tắc đặt tên,
vấn đề danh từ, các phương pháp trực quan và suy luận).
3. Thấy vị trí và tầm quan trọng của giải phẫu học trong sinh học và y học.

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ Đối TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA GIẢI PHAU Học
Giải phẫu học (Anatomia) là môn khoa học nghiên cứu hình thái và cấu trúc của cơ thể,
mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể với nhau cũng như tương quan của toàn cơ thể với
môi trường.
Giải phẫu học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp anatome (ana : phân tích ra, và tome : cắt)
nghĩa là "cắt ra" hoặc "cắt liên tiếp nhiều lần". Nói theo ngôn ngữ hiện nay là "phẫu tích". Vì
vậy chúng ta dịch là "giải phẫu" (phẫu nghĩa là cắt; giải nghĩa là phân tích ra). Cũng có người
gọi giải phẫu học là "cơ thể học" nghĩa là môn học về cơ thể người. Như vậy thì rộng nghĩa
quá, vì cơ thể người là đôi tượng của nhiều môn học chứ không riêng gì của giải phẫu học.
Không nên lẫn lộn danh từ giải phẫu với "phẫu thuật" vì phẫu thuật là mổ xẻ trong ngoại
khoa, bao gồm các thủ thuật mổ người sống nhằm mục đích chữa bệnh. Còn giải phẫu theo
nghĩa cổ và hẹp chủ yếu là phẫu tích trên xác để tìm hiểu cấu tạo của cơ thể.
Giải phẫu học là một môn học hình thái thuộc sinh học. Trong sinh học có hai ngành
lớn : ngành hình thái bao gồm các môn học về hình thái cấu trúc cơ thể như giải phẫu học, mô
học, phôi học, nhân chủng học v.v... và ngành sinh lý bao gồm các môn học về chức năng của
cơ thể như sinh lý học, sinh hóa học v.v...
Đối với y học, giải phẫu học là cơ sở của các môn học khác trong y học. Trong y học có 2
loại môn chính :
1. Các môn học cơ sở như giải phẫu học, mô học, phôi học, sinh lý học, sinh hóa học, ký

11
sinh và vi sinh học, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, dược lý học, v.v...
2. Các môn lâm sàng như : nội, ngoại, sản, nhi và các ngành chuyên khoa khác như : tai
mũi họng, mắt, răng hàm mặt v.v...
Giải phẫu học là cơ sở của các môn cơ sở cũng như các môn lâm sàng của y học. Thật vậy
không thể hiểu được cấu tạo tế bào của từng mô, từng cơ quan (mô học), không thể hiẽu được
sự phát triển cá thể của phôi và thai (phôi học), không thể hiểu được chức năng của từng cơ
quan (sinh lý học) v.v... nếu không biết hình thái và cấu trúc của các cơ quan.
Đôi với các môn lâm sàng cũng vậy, người thầy thuốc cần phải có kiến thức giải phẫu mới
có thể thăm khám các phủ tạng để chẩn đoán cũng như điều trị có kết quả. Vì vậy, đúng như
Mukhin, một thầy thuốc Nga đã nói "Người thầy thuốc mà không có kiến thức về giải phẫu học
thì chẳng những vô ích mà còn có hại". Đặc biệt đối với các môn thuộc hệ ngoại sản, kiến thức
giải phẫu học lại càng cần thiết. Không thể mổ xẻ tốt trên người sống nếu không nắm vững
giải phẫu từng cơ quan, từng bộ phận cũng như từng vùng. Nhà giải phẫu học nổi tiếng người
Pháp Testut đã từng viết trong cuốn sách giải phẫu học đồ sộ của mình rằng : "Có thể khẳng
định mà không sợ quá đáng là chỉ có trường phái giải phẫu và đặc biệt là giải phẫu đinh khu
mới là nơi đào tạo những nhà phẫu thuật giỏi".

2. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI CỦA GIẢI PHAU Học

Trước kia, khi khoa học chưa phát triển, giải phẫu học chỉ mới nghiên cứu chủ yếu bằng
phương tiện phẫu tích xác và mô tả các chi tiết nhìn thây bằng mắt thường. Đó là giải phẫu
học theo nghĩa hẹp mà ngày nay chúng ta gọi là giải phẫu học đại thể. Nhờ những tiến bộ của
khoa học nói chung, đặc biệt là các thành tựu của vật lý học, hóa học và toán học, giải phẫu
học đã trở thành một môn hình thái học. Đó là giai phẫu học theo nghĩa rộng. Tùy theo mục
đích nghiên cứu, tùy theo mức độ nghiên cứu và tùy theo phương pháp nghiên cứu mà người ta
chia ra nhiều môn giải phẫu khác nhau.
2.1. THEO MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu
2.1.1. Giải phẫu y học nhằm phục vụ cho các môn học cơ sở cũng như lâm sàng của y
học để đào tạo nên những người thầy thuốc. Đó là môn giải phẫu ứng dụng và là đối tượng học
giải phẫu trong các trường y.
2.1.2. Giải phẫu nhẫn chủng học nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu đặc trung riêng của
từng quần thể người còn đang sống trên trái đất cũng như các di cốt cổ xưa nhàm làm sáng tỏ quá
trình phát triển và tiến hóa của loài người cũng như nguồn gốc loài người. Đây là đối tượng học
giải phẫu trong trường đại học Tổng hợp và phần nào trong trường Y và Sư phạm.
2.1.3. Giải phẫu học mỹ thuật với người sáng lập ra nó từ thời phục hưng (thế kỷ XVI)
là Leonardo da Vinci chuyên nghiên cứu hình thái và tầm vóc cơ thể người ở các lứa tuổi, các
dân tộc, trong các tư thê khác nhau nhằm mục đích sáng tác được chân thực các tác phẩm điêu
khắc và hội họa. Đó là môn "giai phẫu bề mặt" và là đôi tượng nghiên cứu giải phẫu của các
trường mỹ thuật.
2.1.4. Giải phẫu học thể dục thể thao chú trọng vào hình thái, cấu trúc các cơ quan

12
vận động, những thay đổi của chúng trong từng động tác và ảnh hưởng của các động tác thể
dục thể thao lên các cơ quan của cơ thể. Đó là một phần của môn giải phẫu chức năng và được
giảng dạy chủ yếu trong các trường thể dục thể thao.
2.1.5. Giải phẫu nhân trắc học chuyên đo đạc các kích thước của các đoạn thân thể,
tìm tỉ lệ và mốì tương quan giữa các đoạn đó nhằm phục vụ việc sản xuất các máy móc, dụng
cụ và tư liệu sinh hoạt sao cho các trang thiết bị phù hợp với tầm vóc cơ thể từng loại người để
đạt hiệu suất lao động tốì đa. Đó là môn học về ecgonomic ứng dụng trong các ngành công
nghiệp và kinh tế quốc dân.
2.1.6. Giải phẫu học so sánh nghiên cứu giải phẫu so sánh từ động vật thấp đến cao
nhằm mục đích tìm ra các quy luật tiến hóa từ động vật tới loài người. Đó là môn giải phẫu
tiến hóa.

2.2. THEO MỨC ĐỘ NGHIÊN cứu


2.2.1. Giải phẫu học đại thể : Nghiên cứu các chi tiết giải phẫu lớn nhìn thấy được bằng
mắt thường hoặc bằng kính lúp. Đó là đối tượng học giải phẫu hiện nay ở các trường cại học.
2.2.2. Giải phẫu học vi thể : Nghiên cứu hình thái và cấu trúc cơ thể ở mức độ vi thể
của tế bào bằng kính hiển vi quang học. Ngày nay, để tiện phân chia chương trình giảng dạy
cho sinh viên, người ta đã tách phần này thành một môn học riêng : đó là mô học.
2.2.3. Giải phẫu học siêu vi và phân tử : Từ gần 30 năm nay, nhờ sự phát minh ra kính
hiển vi điện tử, người ta đã nghiên cứu được cấu trúc của cơ thể ở mức độ bé hơn nhiều. Nhiều kính
hiển vi điện tử hiện nay có thể phát hiện được khoảng cách hai vật tới 1 hoặc 2 angstrong. Như
vậy người ta đã ở ngưỡng cửa của việc nghiên cứu hình thái ở mức độ phân tử.

2.3. THEO PHƯƠNG PlHtP.


Có nhiều cách trình bày giải phẫu học khác nhau :
2.3.1. Giải phẫu học chức năng : Ngày nay, nghiên cứu giải phẫu không phải chỉ trên
xác chết đơn thuần, cũng không phải chỉ nghiên cứu hình thể và cấu tạo cơ thể một cách độc
lập không liên quan gì tới chức năng của chúng. Hình thái và chức năng là hai mặt thống nhất
của một bộ phận. Chức năng nào, có cấu tạo ấy và ngược lại, cấu tạo ra sao thì sẽ làm được
chức năng như vậy. Nghiên cứu giải phẫu chức năng đã trở thành phổ biến không phải chỉ
riêng trong lĩnh vực nghiên cứu mà cả trong lĩnh vực giảng dạy nhằm làm cho môn giải phẫu
trở thành sinh động và phong phú hơn.
Chẳng hạn như đối với các cơ quan chuyển động như xương, cơ, khớp thì không phải chỉ
nghiên cứu đơn thuần hình thái của từng xương, từng khớp hoặc từng cơ mà phải nghiên cứu
xương, cơ, khớp như một tổng thể của một vận động nào đó. Xin nêu vài thí dụ :
Khớp hông (khớp chậu đùi) là nơi hay bị nhiều tổn . thương trong khi vận động cũng như
trong bệnh học. Việc điều trị phải chú ý tới cơ chế hoạt động của nó thì mới hy vọng phục hồi
được chức năng của khớp, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo động học của
khớp hông. Như mọi người đã biết : khi chi dưới duỗi thẳng, xương đùi sẽ xoay vào trong
khoảng 15°. Nhưng còn khớp hông thì thế nào ? Khớp hông sẽ xoay vào trong, mặt trước của

13
bao khớp và dây chằng chậu đùi sẽ bị căng ra và do đó xương đùi sẽ bị xoay trong và hơi dạng
ra (Lloyd-Roberts). Đây là vị trí vững chắc nhất của khớp hông vì một diện tối đa của sụn khớp
ở trong khớp tiếp xúc được với nhau (Walmsley). Lúc đó xương đùi chịu một áp lực ở mặt trên
chỏm là chỗ gặp gỡ của các vòm của bè xương. Có lẽ cũng vì vậy mà hay bị tổn thương của
vùng đó trong bệnh viêm khớp thoái hóa.

a. Trọng tăm
b. Khoảng cách từ tâm quay của chỏm
xương đùi đến mặt phẳng đứng dọc cơ thể

Hình 1.1 : Sự phân bố các lực tác động, Hình 1.2 : Mức độ xoay của khớp hông vâ
lèn khớp hông khớp gối trong khi đi.

Còn trọng lượng cơ thể đè lên khớp hông thì thay đối tùy theo vị trí của cơ thể. Giả
sử khi ta đứng thẳng trên hai chân, khớp hông sẽ chịu đựng một trọng lượng như thế nào ?
Trọng tâm cơ thể lúc đó sẽ ở ngay trước đốt sống cùng thứ hai (Steindler). Khớp hông lúc
đó sẽ như một trụ của một cái cân có hai lực ở hai bên, lực tác động bên trong là trọng
lượng cơ thể đặt cách trụ khớp hông một khoảng cách từ giữa chỏm xương đùi tới đường
giữa cơ thể. Còn lực tác động phía ngoài là sự co của cơ mông nhỡ bám ở mặt trên mấu
chuyển lớn cách trụ cân một khoảng cách bằng một phần ba hoặc một phần tư khoảng
cách phía trong. Vì vậy nếu một người nặng 50kg thì lực kéo của cơ mông nhỡ phải gấp 3
hoặc 4 lần nghĩa là khoảng 150 kg. Do đó trọng lượng tổng cộng khớp hông phải chịu sẽ là
50 kg + 150 kg (Pauwels) (H.l.l).

14
Trong trường hợp chuyển động, ví dụ như khi ta đi thì các động tác xoay vào trong và ra
ngoài của khớp gốì và khớp hông sẽ thay đổi như thế nào ? Hình 1.2 cho chúng ta có một khái
niệm đại cương về vấn đề này.
Đối với động tác gấp của cột sống thì các cơ dựng cột sống sẽ hoạt động như thế nào ? Ớ
tư thế đứng thẳng các cơ dựng sống hầu như không hoạt động. Nếu thân hơi gấp ra phía trước
(H.1.3) thì các cơ dựng sống phải co rất mạnh để thăng bằng lại với trọng tâm đã rơi ra phía
trước thân thể. Đến khi thân đã cúi gấp hẳn xuống thì các cơ dựng sống lại không tác động
nữa mà chỉ còn các dây chằng và các đĩa gian đô't sống tham gia.

Hình 1.3 : Tác dụng của các cơ dựng sống trong các động tác của cột sống.

Cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc do ảnh hưởng của chế độ lao
động và môi trường sinh hoạt. Ví dụ ở những vũ nữ ba lê thì phần xương đặc ở các đốt. bàn
chân dầy lên rất nhiều so với người bình thường, và ở những người nông dân đi đất hoặc đi
dép mỏng và gánh gồng nặng thì tỉ lệ bàn chân bẹt nhiều hơn ở những người thành phố đi
giầy thường xuyên và lao động chân tay nhẹ.
2.3.2. Giải .phẫu học phát triển xém xét hình thái con người không phải ở một thời
điểm nhất định mà nghiên cứu sự thay đổi của các hình thái ở c^c giai đoạn phát triển khác
nhau, từ khi là một cái trứng thụ tinh cho tới khi già và chết. Trẻ em không phải là người lớn
thu nhỏ lại. Hình thái và cân trúc của con người trong từng giai đoạn phát triển có khác nhau.

15
Cho nên có thể chia ra : giải phẫu học thời kỳ phôi thai (ngày nay tách ra thành một môn
riêng gọi là phôi thai học) nghiên cứu hình thái cơ thể ở giai đoạn phôi thai trong bụng mẹ :
giải phẫu học trẻ em nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể ở giai đoạn từ sơ sinh tới 15, 16
tuổi, giải phẫu học người lớn nghiên cứu cấu trúc cơ thể ở giai đoạn đã tương đốì ổn định, và
sau cùng là giải phẫu học người già tìm hiểu quá trình thoái hóa của hình thái con người ở giai
đoạn cuối của cuộc đời.
2.3.3. Giải phẫu học hệ thống trình bày cơ thể theo từng hệ thống các cơ quan làm
chung một chức năng nhất định, ví dụ :
Hệ thống các cơ quan liên hệ bao gồm : hệ các cơ quan chuyển động (xương, cơ, khớp), hệ
thần kinh và hệ giác quan.
Hệ thông các cơ quan dinh dưỡng bao gồm hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài
tiết và hệ các tuyến nội tiết.
Hệ thông các cơ quan sinh sản bao gồm hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ.
2.3.4. Giải phẫu học từng vùng : Đây là một dạng khác của giải phẫu hệ thống. Thay vì
học từng hệ thống toàn cơ thể, người ta nghiên cứu hệ thống từng vùng của cơ thể. Cơ thể được
chia ra thành từng vùng lớn như : chi trên, chi dưới, đầu - mặt - cổ, ngực, bụng. Khi học ta sẽ học
theo hệ của từng vùng. Chẳng hạn như đối với vùng chi trên, ta sẽ học xương chi trên, khớp chi
trên, cơ chi trên, và sau cùng là mạch và thần kinh. Phương pháp học này cho phép ta thấy rõ liên
quan của các thành phần trong tùng vùng cơ thể hơn là phương pháp hệ thống. Cách trình bày này
rất tốt đôi với sinh viên Y khoa là những người cần nắm liên quan của các bộ phận trong từng
vùng. Nhưng lại có nhược điểm là các cơ quan trong cùng một hệ thống bị cắt xén trong từng vùng,
thiêu tính chất liên tục, nếu không có phần tổng hợp lại từng hệ thống.

■> Da
Mạc. -> Mỡ dưới da
Lớp dưới <­
. . mạc Mạc nông

Hình 1.4. Thiết đồ lớp da và dưới da.

2.3.5. Giải phẫu học định khu : Thật ra danh từ định khu đồng nghĩa với danh từ từng
vùng. Tuy nhiên, theo quy ước và thói quen, giải phẫu định khu chú ý nhiều hơn đến liên quan
của các thành phần trong từng lớp từ nông vào sâu. Đây chính là giải phẫu phục vụ cho ngoại

16
khoa. Trong từng vùng, nói chung gồm có : 1) Da (bao gồm : thượng bì, trung bì và hạ bì).
2) Lớp mỡ dưới da, 3) Mạc nông. 4) Lớp tổ chức tế bào dưới da (H.1.4A). Có nhiều nơi như
vùng mông, vùng gan tay, gan chân, không có lớp mạc nông nên dưới da là tới ngay tổ
chức tế bào dưới da (H.1.4B). Trong lớp tổ chức tế bào dưới da thường có mạch và thần
kinh nông đi ra chi phôi cho da, 5) Lớp mạc sâu (hay mạc bọc cơ), 6) Lớp cơ và mạch thần
kinh sâu, 7) Xương.
Nghiên cứu liên quan của các chi tiết trong từng lớp của từng vùng chính là mục đích của
giải phẫu ứng dụng trong lâm sàng, đặc biệt là trong phẫu thuật.
2.3.6. Giải phẫu học bề mặt : Nghiên cứu chủ yếu hình thể lồi lõm ở bề mặt mọi tư thế
của cơ thể.
2.3.7. Giải phẫu học X quang : Bao gồm cả giải phẫu nội soi và giải phẫu nhấp nháy
bằng phóng xạ cắt lớp hoặc hình ảnh cộng hưởng từ hoặc siêu âm. Những hình dạng giải phẫu
trong các phim X quang hoặc nội soi hoặc phóng xạ cắt lớp hoặc siêu âm hoặc hình ảnh cộng
hưởng từ đều khác với hình ảnh giải phẫu nhìn bằng mắt thường. Ví dụ nhìn bình thường thì
dạ dày có hình như một cái tù và, nhưng trên phim X quang có chuẩn bị thì có hình chữ J tức
là hình ảnh phía trong lòng của dạ dày co bóp. Ngày nay đã có những cuốn sách giáo khoa giải
phẫu thuộc các loại này nhằm phục vụ cho các chuyên ngành tương ứng.

3. VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN VÀ DANH TỪ GIẢI PHAU Học

3.1. NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN TRONG GIẢI PHẪU HỌC


Giải phẫu học là một môn học mô tả, vì vậy phải có một số nguyên tắc để đặt tên cho
một chi tiết giải phẫu. Những nguyên tắc chính là :
3.1.1. Lấy tên các vật có trong tự nhiên để đặt cho các chi tiết giống như các vật tự nhiên
ấy. Ví dụ : xương thuyền (os scaphoideum) hoặc xương ghe (os naviculare) (giống như cái thuyền
hoặc cái ghe), cây phế quản (vì phân nhánh như một cái cây), xương bướm (os sphenoidale) (vì
giống con bướm), sụn nhẫn (cartilago cricoidea) (vì giống cái nhẫn), rãnh, hốc, hố, ụ, củ, lồi v.v...
(vì giống các vật đó).
3.1.2. Đặt tên theo các dạng hình học. Ví dụ : chỏm, soan, cầu, thang, tháp, tam giác, tứ
giác, nhị đầu, tam đầu, tứ đầu v.v...
3.1.3. Đặt tên theo chức năng của nó. Ví dụ : cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngửa, cơ gấp, cơ
duỗi, cơ quay v.v...
3.1.4. Theo nguyên tắc nông sâu : Ví dụ : cơ gấp nông (m.flexor superficialis), cơ gấp sâu
(m. flexor profundus).
3.1.5. Theo vị trí tương quan với ba mặt phẳng trong không gian. Ba mặt phẳng đó là :
- Mặt phẳng đứng dọc : nằm theo chiều trước sau. Trong các mặt đó có một mặt phẳng
nằm chính giữa phân chia cơ thể ra làm hai nửa : nửa phải và nửa trái. Đó là mặt phẳng dọc
giữa.
- Mặt phẳng đứng ngang (còn gọi là mặt phẳng trán) đứng thẳng theo chiều ngang từ

17
bên nọ sang bên kia. Các mặt phăng này chia cơ thể thành phía trước (hay bụng) và phía sau
(hay lưng).
- Mặt phẳng nằm ngang (còn gọi là mặt phẳng ngang) là các mặt phẳng cắt ngang qua cơ
thể (H.1.5).
Các mặt cắt song song với từng mặt phẳng gọi là các thiết đồ mang tên mặt phẳng đó.
Từ ba mặt phẳng, người ta sử dụng các tên gọi như sau :
Trên và dưới : trên nếu gần phía đầu và dưới nếu gần phía đuôi. Vì người thường ở tư
thế đứng thẳng nên người ta thống nhất dùng danh từ "trên" (superioris) thay cho "đầu"
(cranialis) và "dưới" (inferioris) thay cho "đuôi" (caudalis). Danh từ "đầu" và "đuôi" chỉ dành để
dùng trong giải phẫu so sánh (vì chung cho cả động vật) và trong giải phẫu phát triển (vì
chung cho cả phôi thai). Đốì với chi trên và chi dưới, danh từ "trên" và "dưới" ở người cũng
thay cho danh từ "gần" (proximalis) và "xa" (distalis). Riêng đối với bàn chân thì mặt trên là
"mặt mu" (facies dorsalis) và mặt dưới là "mặt gan" (facies plantaris).
Trước và sau : Trước là phía bụng và sau là phía lưng. Danh từ "bụng" (ventralis) và
"lưng" (dorsalis) cũng như danh từ "đầu" và "đuôi" chỉ còn để dùng trong giải phẫu so sánh và
giải phẫu phát triển. Riêng đối với bàn tay thì mặt trước gọi là "mặt gan" (facies palmarìs) và
mặt sau gọi là mu" (facies dorsalis).
Trong và ngoài : Trong (medialis) và ngoài (lateralis) dùng theo nghĩa thông thường, ví dụ :
da ở ngoài cơ, và cơ ở ngoài xương. '"Trong" có thể thay bằng từ "giữa" nếu nó gần đường giữa cơ thể
hơn và "ngoài" thay bằng "bên" nếu nó ở rìa xa đường giữa cơ thể hơn. Nhưng người ta thường
dùng từ "giữa" (medium) để chỉ một cấu trúc nằm giữa hai cấu trúc khác. Riêng đối với chi trên thì
"trong" còn gọi là "trụ" (ulnaris) và "ngoài" còn gọi là "quay" (radialis). Đối với chi dưới thì "'trong"
còn gọi là "chầy" (tibialis) và "ngoài" còn gọi là "mác" (fibularis).
Sau cùng là danh từ "dọc" (longitudinalis) và "ngang" (transversalis). Dọc là theo chiều
trục lớn,"ngang" là thẳng góc với trục đó. Còn "phải" (dexter), "trái" (sinister) là để chỉ hai nửa
đối xứng nhau qua đường giữa.

3.2. DANH TỪ GIẢI PHẪU HỌC

Đôi với bất cứ môn học nào cũng vậy, vấn đề danh từ có tầm quan trọng hàng đầu như
một chiếc chìa khóa mở vào môn học đó, như tên những nốt nhạc đối với một bản nhạc, như
những chữ cái A,B,C đối với một ngôn ngữ. Riêng đối với danh từ giải phẫu học, nó còn có tầm
quan trọng không phải chỉ riêng cho ngành giải phẫu mà cho tất cả các ngành có liên quan
trong sinh học và trong y học vì nó chiếm tới 2/3 tổng số danh từ của y học.
ơ thời kỳ Galen (đầu công nguyên), tiếng Hy-Lạp được dùng để đặt từ giải phẫu. Đến thời
trung cổ (thế kỷ XV - XVI) người ta bắt đầu dùng tiếng La-tinh có lẫn một số từ Ả rập và cổ
Hy-lạp. Vesalius là người đầu tiên có công đưa từ La tinh vào giải phẫu. Nhưng cho đến tận cuối
thế' kỷ XIX, khoảng 50.000 từ giải phẫu vẫn còn được dùng để chỉ khoảng 5000 chi tiết giải phẫu.
Như vậy là bình quân mỗi chi tiết giải phẫu có thể mang 10 tên khác nhau. Để khắc phục
tình trạng này, năm 1895- các nhà giải phẫu châu Âu đã họp nhau ở Basle để thông qua một

18
bảng danh pháp thông nhất lấy tên Basle Nomina Anatomica (B.N.A). Tuy nhiên danh pháp
B.N.A. vẫn còn một số’ thiêu sót cần xem xét lại. Đến năm 1933, một bảng danh pháp mới lại
ra đời lấy tên là J.N.A. (Jena Nomina Anatomica). Rồi đến năm 1936, một tiểu ban về danh
pháp giải phẫu của hội nghị các nhà giải phẫu thế giới ở Milan, được thành lập để soạn thảo
một bản danh pháp thống nhất. Nhưng vì thế chiến thứ hai bùng nổ nên cống việc phải đình
hoãn lại. Phải đợi tới năm 1955, đại hội các nhà giải phẫu thế giới lần thứ 6 họp tại Paris
mới đưa ra được một bản danh pháp lấy tên là P.N.A. làm cơ sở thống nhất danh từ giải
phẫu mà tất cả các nước áp dụng cho tới ngày nay.

Trên MẶT PHANG ĐỨNG DỌC MẶT PHANG ĐỨNG NGANG

Mặt sau Mặt trước hoặc


hoặc bụng
lưng
Dầu gần của chi ■

Bờ ngoài ngang
Bờ trong
Đoạn trên hoặc đẩu
Phía đuôi

Đoạn dưới hoặc đuôi.


Mặt mu
Mặt gan bàn tay
bàn taị
Đầu xa của chi

Mặt ngoài
Mặtphẳng
Mặt trong đứng dọc

Hình 1.5. Ba mặt phẳng trong không gian

Bản danh pháp P.N.A dựa chủ yếu vào bản B.N.A. Trong số 5759 từ của P.N.A thì có tới
4286 từ lấy từ B.N.A. 1473 từ còn lại thì có hơn 200 từ mới thêm vào còn lại chỉ thay đổi rất ít
về số ít số nhiều, về một vài từ cần rõ nghĩa hơn.

19
ưu điểm của bản danh pháp P.N.A. là :
- Mỗi chi tiết giải phẫu chỉ có một tên gọi.
- Từ phải càng ngắn và càng đơn giản càng tốt.
- Tên các danh nhân giải phẫu dùng để đặt cho một chi tiết giải phẫu bỏ đi hết trừ
trường hợp gân Achille vẫn để vì tiểu ban danh từ P.N.A. cho đó không phải là tên một
nhà giải phẫu.
Từ sau Hội nghị lần thứ 6 ở Paris thông qua bản danh pháp P.N.A. đến nay có khoảng
gần 10 Hội nghị quốc tế các nhà giải phẫu đã họp, song vẫn chấp nhận bản P.N.A. Có chăng
chỉ thêm bớt đôi chút không đáng kể. Hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng danh từ
P.N.A. và gọi một tên chung là Nomina Anatomica (N.A).
Riêng ở Việt Nam chúng ta thì sao ?
Sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, việc giảng dạy tiếng Việt ở các trường
đại học nói chung và ở trường Y nói riêng được áp dụng triệt để. Tập sách giáo khoa về
giải phẫu học đầu tiên bằng tiếng Việt của GS. Đỗ Xuân Hợp đã ra đời. Các danh từ giải
phẫu được dịch nguyên văn từ danh từ Pháp. Các sách giáo khoa giải phẫu của Pháp cho
tới lúc đó vẫn không sử dụng bản danh từ B.N.A. hoặc P.N.A. nên danh từ giải phẫu của ta
khác nhiều so với P.N.A. Những tên riêng vẫn được dùng, ví dụ : vẫn dùng tam giác Scarpa
thay vì tam giác đùi (trigonum femorale), cống Sylvius thay vì cống não (aqueductus
cerebri), khe Rolando thay vì rãnh trung ương v.v... Những danh từ không chính xác vẫn
được sử dụng. Nguyên tắc đặt tên cơ và thần kinh theo chức năng của P.N.A không được
các nhà giải phẫu Pháp áp dụng. Ví dụ : cơ cánh tay quay (m.brachioradialis) vẫn được gọi
là cơ ngửa dài, cơ gấp cổ tay trụ (m.flexor carpi ulnaris) vẫn được gọi là cơ trụ trước, dây
thần kinh bì cánh tay trong (m.cutaneus brachii medialis) vẫn được gọi là dây phụ cánh tay
bì trong, dây thần kinh bì cẳng tay trong (n.cutaneus antibrachii medialis) được gọi là dây
cánh tay bì trong v.v...
Những lần tái bản sau, tập sách giáo khoa đó đã được sửa lại bằng cách bổ sung thêm
danh từ P.N.A. bên cạnh các danh từ cũ dịch của Pháp. Tuy nhiên danh từ P.N.A. vẫn chưa sử
dụng triệt để và vẫn còn xa lạ với nhiều nhà giải phẫu nhất là các nhà y học lâm sàng.
Cuốn danh từ y học do Bộ Y tế nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tái bản lần
thứ hai (1976) cũng có ghi thêm danh từ giải phẫu P.N.A song vì là cuôn từ điển Y học chứ
không phải là cuốn danh từ giải phẫu học nên số từ giải phẫu còn quá ít không đủ đáp ứng cho
các nhà giải phẫu.
Trong khi đó ở miền Nam, trong những năm 1965-1966 GS. Nguyễn Hữu và các cộng tác
viên có cho xuất bản cuốn Danh từ Cơ thể học dịch theo P.N.A, bằng 3 thứ tiếng La tinh, Pháp
và Việt. Tiếc thay các danh từ tiếng Việt ấy lại khác nhiều so với các danh từ vẫn dùng ở miền
Bắc đã được thông qua trong cuốn từ điển Y học của Bộ Y tế. Ví dụ : Processus thì dịch là dô
thay vì mỏm, lobus là lá thay vì thùy, lobulis là múi thay vì tiểu thùy, condylus là chùy thay vì
lồi cầu, sacrum là xương thiêng thay vì xương cùng, arteria là phát quản thay vì động mạch và
vena là hồi quản thay vì tĩnh mạch v.v... và v.v...

20
Năm 1983, Nhà xuất bản Y học cho in cuốn sách danh từ giải phẫu học 4 thứ tiếng (La
tinh, Anh, Pháp, Việt) của Nguyễn Quang Quyền dựa theo bản danh pháp P.N.A. Các từ được
dịch dựa theo bản danh từ Y học do Bộ Y Tế xuất bản. Các từ còn lại dịch theo sách giáo khoa
giải phẫu của GS. Đỗ Xuân Hợp hoặc do chúng tôi đưa ra theo một nguyên tắc chung đã được
áp dụng đôi với các từ đã dịch từ trước.
Hiện nay, một tiểu ban danh từ y học (trong đó có danh từ giải phẫu học) đã được
thành lập và vẫn đang tiếp tục làm việc để nhanh chóng hoàn thành một cuốn từ điển
chung thống nhất cho toàn quốc. Hy vọng rằng trong một tương lai gần đây, chúng ta sẽ có
một bản danh pháp giải phẫu học thống nhất dịch từ N.A. để cho mỗi cấu tạo giải phẫu chỉ
phải gọi bằng một tên thay vì nhiều tên làm mệt óc một cách vô ích các sinh viên cũng
như các nhà y học.

4. VẤN ĐỀ GIẢNG VÀ HỌC GIẢI PHAU

4.1. VẤN ĐỀ GIẢNG


Giảng dạy giải phẫu cũng như giảng bất kỳ một môn nào khác phải đạt cả hai mặt nội
dung và phương pháp. Phải xác định mục tiêu bài giảng cũng như mục tiêu của cả môn học, vì
có mục tiêu sẽ quyết định được nội dung và phương pháp giảng.
4.1.1. Nội dung : Một bài giảng tốt cần chú ý ba tính : Kinh điển, hiện đại và thực tế
Việt Nam.
+ Kinh điển là tính chắc chắn đã được mọi người thừa nhận là đúng qua một quá trình
thử nghiệm và ứng dụng lâu dài. Những tính chất kinh điển thường được ghi vào sách giáo
khoa và là cơ sở cho việc dạy học.
+ Hiện đại là tính thời sự. Đó là những vấn đề mới được phát hiện ra, thường rất hấp
dẫn nhưng chưa có thời gian thử thách. Nhưng nó rất cần thiết cho sự hiểu biết vì thường đó là
những hướng mới tiến bộ trong mỗi ngành khoa học.
+ Thực tế Việt Nam là tính cụ thể, không viển vông xa vời, thích hợp với hoàn cảnh của
nước ta và do ta tìm tòi và khám phá ra.
Nói chung, nên kết hợp cả ba tính trong giảng dạy môn giải phẫu học, tuy nhiên tùy theo
đối tượng, tùy theo hoàn cảnh thực tế, tùy theo thời gian mà chú trọng nhiều hơn từng tính
một.
Đôi với một giáo trình cơ sở thì chú trọng chủ yếu đến tính kinh điển. Giáo trình cơ sở
thường để giảng cho những sinh viên mới lần đầu tiên làm quen với môn học, nên cần giới
thiệu những kiến thức cơ bản nhất, kinh điển nhất để trang bị cho những cơ sở của môn học,
để làm cho họ hiểu biết những vấn đề hiện đại và thực tế sau này. Ngược lại đối với những bài
giảng chuyên đề thì hai tính hiện đại và thực tế phải được chú trọng hàng đầu vì những đối
tượng nghe giảng thường là những người đã nắm được các kiến thức cơ bản và kinh điển về
môn học. Đặc biệt là tính hiện đại rất cần thiết trong các bài giảng chuyên đề để người sinh
viên hiểu sâu và nắm vững vấn đề. Ví dụ : trong bài ống bẹn, không thể chỉ giới thiệu những
kiến thức cổ điển ghi trong sách giáo khoa về dây chằng bẹn, về gân kết hợp, về dải chậu mu

21
mà phải trình bày thêm các quan niệm khác nhau về những chi tiết này mới giúp người nghe
so sánh tìm hiểu những khác nhau của các kỹ thuật phục hồi thành bụng và lý do thất bại của
các kỹ thuật đó. Cũng cần trình bày những phương hướng tìm tòi mới về nguyên nhân những
điểm yếu của vùng bẹn bụng ngoài lý do giải phẫu cổ điển như nguyên nhân cấu tạo yếu của
các thớ cơ do không tổng hợp được chất tạo keo chẳng hạn.
Còn đối với một buổi thuyết trình đề tài nghiên cứu của cá nhân thì lại phải chú trọng
vào các kết quả thực tế tìm được của riêng mình tức là tính thực tế Việt Nam phải đưa lên
hàng đầu. Những khái niệm kinh điển nếu cần thì chỉ nhắc qua, còn những vấn đề hiện đại
nhưng của người khác thì chỉ nhắc đến khi so sánh biện luận.
Tùy từng loại đối tượng mà có thể chọn cách trình bày cho thích hợp. Đối với giáo trình,
cơ sở thì người thầy phải trình bày và phải chú ý để người sinh viên hiểu được bài. Không thể
lấy lý do vì sinh viên kém nên không thể hiểu được bài mà phải tự thấy mình không thành
công trong bài giảng vì chưa nắm vững được đối tượng của mình. Đối với một bài giảng chuyên
đề hoặc bài tổng kết thì còn có thể sử dụng hình thức giảng khác như xê-mi-na để sinh viên
thảo luận, sau đó thầy giải đáp và tổng kết.
4.1.2. Phương pháp : Phương pháp giảng giải phẫu bao gồm một số nét chính sau đây :
* Phương pháp trực quan : Giải phẫu học là môn học hình thái, do đó phải sử dụng triệt để
phương pháp trực quan. Trước hết là xác. Xác cho tới nay vẫn là phương tiện chủ yếu để giảng và
học giải phẫu, nhưng vì trong điều kiện hiện nay sinh viên đông mà xác thà ít, số giờ học dành cho
môn giải phẫu cũng giảm đi rất nhiều, do đó ở hầu hết các phòng thí nghiệm giải phẫu sinh viên
không được trực tiếp phẫu tích mà chỉ được học trên các xác đã phẫu tích sẵn.
Ngoài xác, cần có nhiều phương tiện bổ sung như tiêu bản làm sẵn, mô hình thạch cao
hoặc chất dẻo hoặc các chất liệu khác, phim X quang, phim xinê, phim đèn chiểu, tranh vẽ
vidéo và ngay cả trên người sống nữa. Nên tận dụng tất cả các phương tiện trực quan sẵn có,
không phải chỉ khi thực tập mà nếu có thể được ngay trên lớp lý thuyết. Ví dụ : khi giảng về
xương, sinh viên được nhìn trên xương thật kết hợp với tranh vẽ. Phải chỉ cho sinh viên xem
xương đó trên phim X quang đôi chiếu với xương thật. Những mâu, hõm, gờ xương nào sờ thấy
được trên người sống thì nên gợi ý cho sinh viên biết. Như vậy sẽ giúp người sinh viên nhớ lâu
và vận dụng vào thực tế được.
* Phương pháp suy luận : Mặc dầu là môn hình thái, song giảng giái phẫu không phải chỉ
là nhồi nhét thật nhiều các chi tiết làm sinh viên rối óc và khó nhớ. Phải gợi trí tò mò và óc
suy luận của sinh viên làm cho môn học thêm sinh động, đỡ khô khan. Có nhiều cách gợi ý để
suy luận.
— Cách nêu quy luật : Ví dụ : Thay vì nêu một chi tiết giải phẫu như : động mạch tinh
hoàn (arteria testicularis) xuất phát từ động mạch chủ (aorta) ở vùng thắt lưng, chui qua ống
bẹn (canalis inguinalis) xuống bìu để cấp huyết cho tinh hoàn, ta nêu ra dưới dạng của một quy
luật phân phôi động mạch. Quy luật đó là động mạch đi tới vùng cấp huyết theo con đường
ngắn nhất. Vậy thì tại sao động mạch tinh hoàn lại đi theo con đường xa như vậy ? Có trái với
quy luật trên không ? Ta sẽ trả lời là không. Vì lúc phôi thai tinh hoàn không nằm ở bìu mà ở
vùng thắt lưng, do đó động mạch tinh hoàn đã chọn con đường ngắn nhất là tách ra từ động

22
mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng để tới ngay được tinh hoàn ở gần đó. Trong quá trình phát
triển, tinh hoàn đi ra ngoài ổ bụng để ra bìu (scrotum) và kéo theo động mạch của nó.
Một ví dụ khác là : tại sao động mạch cánh tay (a.brachialis) ở vùng khuỷu đi phía trước
khuỷu còn động mạch tương ứng của nó ở chi dưới là động mạch kheo (a.poplitea) thì lại đi ở
vùng kheo phía sau đầu gối. Điều đó phù hợp với quy luật là các động mạch lớn của cơ thể bao
giờ cũng đi ở phía gấp để bảo đảm hai nguyên tắc : 1) Khi co, mạch máu không bị căng làm sự
lưu thông máu được tốt. 2) Ớ khu gấp, mạch máu được bảo vệ tốt chống các va chạm.
- Cách so sánh : Một cách khác gợi ý người sinh viên suy luận là cách so sánh, liên hệ.
Khi nêu chi tiết về đường đi, liên quan và chi phối của dây thần kinh gan chân ngoài và gan
chân trong ở bàn chân, ta gợi ý cho sinh viên biết là chúng giống dây thần kinh trụ và dây
thần kinh giữa ở gan tay. Như vậy sẽ làm sinh viên nhớ ngay được nếu đã học về bàn tay. Khi
học bàn chân nói riêng cũng như chi dưới nói chung phải luôn luôn so sánh với bàn tay và chi
trên. Về cơ bản, cấu tạo của chi trên giông chi dưới vì đó là hai bộ phận tương đồng như chi
trước và chi sau của động vật. Sự khác nhau giữa chi trên và chi dưới của người nếu có gì thay
đổi là để thích nghi với chức năng đã biệt hóa với tư thế đứng thẳng : chi dưới chủ yếu là
chống đỡ và vận chuyển, còn chi trên là cầm nắm. Ví dụ : so sánh bàn chân với bàn tay chẳng
hạn. Xương bàn chân tạo thành vòm để chông đỡ tốt hơn, hai đầu dưới xương chầy và xương
mác tạo thành một mộng chắc kẹp lấy xương sên ở cổ chân chắc chắn hơn nhiều so với khớp
cổ tay. Các cơ ở gan chân chủ yếu xếp thành lớp vì chịu sức đè nén của cơ thể trong khi ở gan
tay các cơ ô cái nổi lên thành mô lớn để làm cho ngón cái tăng thêm tác dụng cầm nắm và
khéo léo. Các ngón tay cần cử động riêng biệt để làm nhiều động tác khéo léo hơn ngón chân
nên ngón tay dài ra và các bao hoạt dịch của gân cơ gấp cũng riêng rẽ hơn so với gan chân
v.v...
- Phương pháp tái hiện : Trong một bài giảng, khi đã nêu một chi tiết thì nên giải thích
minh họa chi tiết đó bằng nhiều hình thức khác nhau. Nên tránh cả hai thái cực : hoặc là chỉ
nói chi tiết đó một lần rồi lướt nhanh ngay sang chi tiết khác làm người sinh viên bị rối trong
một mớ bòng bong các chi tiết, mà không kịp thâu nhận hoặc là ngược lại, nhắc đi nhắc lại chi
tiết đó bằng lời như đọc chính tả.
Nêu một ý rồi minh họa, giải thích ý đó trong giải phẫu có thể so sánh như nêu một định
lý rồi chứng minh định lý đó trong toán học. Xin lấy lại ví dụ về đường đi, liên quan và chi
phoi của dây thần kinh gan chân ngoài (n.plantaris lateralis). Khi phát biểu xong các chi tiết
đó thì nên minh họa lần thứ nhất ngay trên bàn chân, lần thứ hai vẽ lại trên bảng và lần thứ
ba so sánh với dây trụ (n.ulnaris) ở gan tay. Như vậy là ta đã tái hiện một chi tiết giải phẫu
nhiều lần mà không phải là nhắc đi nhắc lại như đọc chính tả.
Tóm lại, lên lớp một bài giảng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và nghiêm túc như bất kỳ một
công tác quan trọng nào. Người thầy lên lớp cũng như người chỉ huy một trận đánh, người nhạc
trưởng trong một dàn nhạc, người chỉ đạo một trận tranh tài thể thao, người thầy thuốc trong
một ca mổ lớn, phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi tình huống có thể xẩy ra trong bài giảng, phải
nắm vững đôi tượng giảng của mình, phải có mục tiêu bài giảng thì mới hy vọng đạt được chất
lượng cao trong bài giảng. Người thầy giáo lên lớp phải có kiến thức của một nhà khoa học,
phong cách của một nhà sư phạm và nghệ thuật của người nghệ sĩ. Không phải chỉ có giọng

23
nói ấm áp, bộ óc uyên bác mà còn phải có một tình cảm và nhiệt tình nồng hậu. Nói một cách
khác, cần có không phải chỉ cái miệng vàng, bộ óc vàng mà còn cả trái tim vàng.
4.2. VẤN ĐỀ HỌC GIẢI PHẪU
Môn giải phẫu đã từ lâu nổi tiếng là một môn học không được sinh viên ưa thích vì nó
vừa khô khan lại vừa khó nhớ. Khô khan vì học trên xương và xác chết, khó nhớ vì quá nhiều
danh từ và chi tiết phức tạp. Chính vì vậy mà ngày nay nội dung và phương pháp học giải
phẫu đã thay đổi để khắc phục hai nhược điểm đó. về nguyên tắc, cách học giải phẫu cũng
tương tự như cách giảng đã trình bày ở trên. Tuy nhiên riêng đối với vấn đề học, còn cần thêm
yếu tố chăm chỉ. Không thể chỉ thỏa mãn với bài giảng mà còn phải đào sâu suy nghĩ đặc biệt
là phải tham khảo thêm các sách giáo khoa. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, sách giáo
khoa bằng tiếng Việt tuy đã có song vẫn còn chưa đủ, người sinh viên trong một thời kỳ dài
nữa vẫn cần trao dồi thêm ngoại ngữ để có thể đọc được sách nước ngoài. Riêng đối với giải
phẫu, vấn đề danh từ bằng tiếng La tinh rất là quan trọng vì hầu như tất cả các sách giải phẫu
của mỗi nước trên thế giới hiện nay đều có chua danh từ quốc tế La tinh hoặc một mình hoặc
bên cạnh danh từ bằng tiếng mẹ đẻ. Danh từ La tinh có thể coi là ngôn ngữ quốc tế của các
nhà giải phẫu. Vì vậy phải thuộc thêm danh từ giải phẫu bằng tiếng La tinh.
Để có thể dễ dàng trong lúc học, ngoài việc áp dụng các nguyên tắc đã nêu trong phần
giảng dạy như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc suy luận, nêu quy luật, so sánh v.v... người
sinh viên nên chú ý các điểm sau đây :
- Chú trọng đến phần thực tập trên xác, mô hình và tiêu bản, vì mỗi người sinh viên chỉ
có dịp tiếp xúc với chúng một lần trong đời nếu không phải là chuyên khoa giải phẫu. Bỏ qua
thì ít có dịp được xem lại.
- Liên hệ các cấu trúc giải phẫu với chức năng và tiến hóa để hiểu lô-gic của vấn đề. Ví
dụ : tại sao tai người khác tai động vật ở hai điểm : có nhiều lồi lõm và không cử động được.
Hai điểm này là nhân quả của nhau. Loa tai động vật vì cử động được nên không cần lồi lõm
để hứng tiếng động từ mọi phía. Muô'n hứng tiếng động ở phía nào, loa tai quay ra phía đó.
Còn ở người có các lồi lõm theo các bình diện khác nhau để định hướng tiếng động mà không
cần cử động. Củ loa tai (tuberculum auriculae), di tích của đỉnh loa tai ở động vật là bằng
chứng của sự tiến hóa từ tai động vật đến tai người.
- Liên hệ với người sống để ứng dụng được trên thực tế và bệnh học. Học xương thì phải
biết được các mốc xương sờ thấy trên người. Học các tạng thì phải biết được đối chiếu của các
tạng lên thành cơ thể để ứng dụng chẩn đoán và điều trị v.v...
- Phải tìm cách minh họa những chi tiết quá phức tạp và trừu tượng bằng suy nghĩ riêng
của mình. Ví dụ : muôn hiểu tính chất của phúc mạc, phải hình tượng ra một ruột bóng cao su
ở trong vỏ da của nó (xem bài Phúc mạc), muôn hiểu cấu tạo của dây chằng rộng phải minh
họa nó như tà áo thụng ở hai cánh tay dang ra v.v...
5. Sơ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIEN CỦA GIẢI PHAU Học

5.1. NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÚC ĐAY sự PHÁT TRIỂN của giải phẫu học

Sự phát triển của sinh học nói chung cũng như của ngành giải phẫu nói riêng do 4 yếu tố
cơ bản sau đây quyết định :

24
5.1.1. Sự mong muốn của con người, một mặt muốn tìm hiểu nguồn gốc của mình cũng
như nguồttgốc của sự sống, muốn biết bản chất của tư duy, một vấn đề được đặt ra từ thời xa
xưa, từ khi con người ý thức được sự tồn tại của mình, một vấn đề hấp dẫn và vố cùng lý thú
nhưng cũng đầy bí ẩn mà cho tới nay vẫn chưa được giải quyết; mặt khác do nhu cầu cần phải
sinh tồn, nên con người phải thường xuyên tìm tòi phát minh để nâng cao điều kiện sống, cải
tạo mối trường, giữ gìn sức khỏe, nâng cao hiệu suất lao động.
5.1.2. Sự xóa nhòa dần dần ranh giới giữa các ngành khoa học đã cho phép mốn giải
phẫu kết hợp được với nhiều ngành khác thúc đẩy việc nghiên cứu giải phẫu học. Việc chia nhỏ
các mốn học trong đó có giải phẫu học (như đã trình bày trong mục 2) chỉ nhằm mục đích để
phân tích và giảng dạy. Ngày nay, ngành sinh học phân tử hướng tới việc giải thích các chức
năng của cơ thể sống bằng các cấu trúc phân tử của nó đã gắn liền làm một ngành giải phẫu
siêu vi và phân tử với các ngành sinh lý tế bào, di truyền, sinh hóa, vi sinh và siêu vi sinh.
5.1.3. Sự chiến thắng liên tục và khống ngừng của thuyết tiến hóa trong các giai đoạn
lịch sử đã ngự trị trong tất cả các ngành sinh học, đặc biệt là trong giải phẫu học. Hầu hết các
nhà sinh học dù sớm hay muộn đều phải dựa vào thuyết tiến hóa mới giải thích được các kết
quả quan sát và phân tích của mình. Thuyết tiến hóa giải thích được nguồn gốc và sự đa dạng
của thế giới sinh vật, nguồn gôc và sự đa dạng của các chủng tộc loài người. Thuyết tiến hóa đã
đưa ra 2 quy tắc lớn :
- Tất cả các sinh vật đã sinh ra trên trái đất đều xuất phát từ một gốc hoặc ít nhất từ
một vài hình thức sống hiếm hoi tạo nên một cách tự nhiên lúc ban đầu.
- Mỗi loài đều sinh ra từ một loài khác bằng sự chọn lọc tự nhiên dù rằng cho tới nay,
người ta còn chưa rõ các cơ chế di truyền để tạo thành loài mới, song tất cả những hiểu biết
mới nhất về sinh học, về di truyền học và về sinh học phân tử đã hoàn toàn khẳng định
những tiên đoán của thuyết tiến hóa và đã tạo cho nó một cơ sở vật chất chắc chắn.
5.1.4. Sự phát triển của các mốn sinh học trong đó có giải phẫu học gắn liền với sự phát
triển của các ngành khoa học cơ bản như toán, lý, hóa, đặc biệt là ngành vật lý. Có thể nói
một cách khống quá đáng là nếu khống có sự phát triển của ngành vật lý thì khống có sự tiến
bộ của giải phẫu học. Những thời kỳ 'phát triển của lịch sử giải phẫu học sắp trình bày dưới
đây sẽ chứng minh cho điều đó.

5.2. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA GIẢI PHẪU HỌC.

Tùy theo sự tiến bộ của ngành vật lý học, ta có thể chia lịch sử phát triển của giải phẫu
học thành 4 thời kỳ : thời kỳ thố sơ bằng trực giác, thời kỳ giải phẫu đại thể nhìn bằng mắt
thường, thời kỳ giải phẫu vi thể nhìn bằng kính hiển vi quang học và sau cùng là thời kỳ giải
phẫu siêu vi và phân tử, nhìn bằng kính hiển vi điện tử. Có thể tóm tắt các thời kỳ phát triển
của giải phẫu học trong bảng dưới đây :

25
_ 9 _ _______ y w ___ __ ỵ____ _________ X,___ ______ x_ __ _____ y ___ ________ y? _ ___9_ . _____ 9 ___ _________ o_____ ________ —

BẢNG TÓM TAT CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIEN CUA GIAI PHÂU Học

Phương Tính chất Thế kỷ Thời kỳ lịch sử Các bác học lớn và những
tiện phát minh cơ bản

Khoảng Thời đại Khoan sọ, tranh khắc đá về


10.000 năm đồ đá giải phẫu người, súc vật.

Trực giác Giải Thời


và trí phẫu V trước CN thượng cổ Hoa Đà (mổ xương)
tưởng thô sơ (Trung Quốc, Hypocrat (thuyết thể dịch)
tượng V sau CN Hy Lạp, Platon (thuyết tam giác)
La Mã) Aristote, Herophile, Erasistrat,
Galen (gan, tim, não)

V-XV Thời
trung cổ Sự trì trệ kéo dài
phong kiến
Mổ xác Giải Thời Leonardo da Vinci (sáng lập
(nhìn phẫu XYI-XVH phục giải phẫu tạo hình).
mắt đại thể hưng A. Vesalius (sáng lập giải phẫu mô tả,
thường) cách mạng trong giải phẫu học).
W.Harvey (giải phẫu chức nàng,
phát minh ra hệ tuần hoàn).
Kính Giải Thời La Metrie, Morgagni (thuyết
hiển phẫu XVIII- phát cấu tạo cơ thể máy móc).
vi vi thể đầuXX triển Schwann, Wirchow (thuyết tế bào)
quang học tư bản Linné, Lamark, Đac-Uyn,
chủ nghĩa Engels (thuyết tiến hóa).
Weissmann, Mendel, Morgan
(thuyết di truyền)
Kính Giải Đầu XX Thời Những phát hiện mới về siêu cấu
hiển phẫu tới nay tư bản trúc của tế bào, acide nucleique,
vi siêu vi chủ nghĩa protéine, mạng lưới nguyên sinh
điện tử và và phát chất, màng tế bào v.v...
phân tử triển Những đóng góp mới của giải phẫu
xã hội đại thể về ứng dụng y học, nhân
chủ nghĩa chủng, phát triển, chức năng.

26
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất

1. Hình thể và cấu tạo của cơ thể người là đối tượng học của môn :
a) Ngoại khoa. d) Cơ thể học.
b) Giải phẫu học. e) Nhân chủng học.
c) Phẫu thuật.
2. Đối với Y học, Giải phẫu học là một môn :
a) Cơ sở. d) Cơ bản.
b) Lâm sàng. e) Y học hiện đại.
c) Cận lâm sàng.
3. Giải phẫu học ở trường Y là :
a) Giải phẫu học đại thể.
b) Giải phẫu học từng vùng kết hợp với hệ thống.
c) Giải phẫu học cơ sở phục vụ cho tất cả các môn của Y học.
d) Giải phẫu học mô tả kết hợp với chức năng và phát triển.
e) Tất cả đều đúng.
4. Từ "trên - ngoài" là căn cứ theo :
a) Mặt phẳng ngang. d) a và b đúng.
b) Mặt phẳng đứng ngang. e) a và c đúng.
c) Mặt phẳng đứng dọc.
5. Phương tiện quan trọng nhất để học giải phẫu học là :
a) Xác. d) Phim đèn chiếu, xinê và video.
b) Mô hình các loại. e) Người sống.
c) Phim X quang.
s 6. Mặt phẳng đứng dọc giữa :
a) Nằm song song với mặt phẳng trán.
b) Chia cơ thể thành phía trước và phía sau.
c) Chia cơ thể thành 2 nửa : nửa phải và nửa trái.
d) Nằm song song với mặt phẳng đất.
e) Là mặt phẳng duy nhất thẳng góc với mặt phẳng ngang.

27
PHẦN I : CHI TRÊN

2 XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN


(Ossa membri superioris et juncturae membri superioris)

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi trên.
2. Mô tả cấu tạo và hoạt động của khớp vai và khớp khuỷu.
3. Nêu được các cấu tạo của xương và khớp chi trên thích nghi với chức năng của chúng.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Định hướng được các xương dài chi trên.
2. Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trên xương, trên phim X quang, trên hình
vẽ.
3. Chỉ được các thành phần của khớp vai, khớp khuỷu trên mô hình, tranh vẽ, xương,
phim X quang.
4. Sờ được các mốc của xương trên cơ thể người sống.

28
xương đòn

Hình 2.1 : Các xương chi trên.

Ở người, có bốn chi gồm hai chi trên và hai chi dưới, dính với thân bởi vai và hông. Chi
trên và chi dưới tương đối giống nhau, chỉ khác là bàn tay ở chi trên trong quá trinh lao động
đã dần dần biến đổi thành một khí cụ dùng để cầm nắm. Còn chi dưới, chức phận khác với chi
trên, chỉ dùng để nâng đỡ, đứng và đi. Chi trên sấp, ngửa và gấp ra trước. Chi dưới gấp ra sau.

29
Xương chi trên gồm có :
- Các xương ở vai : có 2 xương (xương đòn và xương vai) gọi chung là đai vai.
- Xương ở cánh tay : có 1 xương (xương cánh tay) dài hơi xoắn theo trục ra phía trước.
- Các xương ở cẳng tay : có 2 xương (xương trụ và xương quay). Khi cẳng tay ngửa, 2 xương
nằm song song; xương trụ ở trong, xương quay ở ngoài.
- Các xương ở cổ tay : có 8 xương nhỏ, gọi chung là khôi xương cổ tay. Các xương này xếp
làm hai hàng, mỗi hàng có 4 xương.
- Các xương ở bàn tay : có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Mỗi ngón có 3
xương, ngón cái có 2 xương.
Các xương ở chi trên được liên kết với nhau bởi các khớp động (H.2.1.)

ĐAI VAI
(cingulum membri superior)

XƯƠNG ĐÒN

Xương đòn (clavicula) là một xương dài, tạo nên phần trước của đai vai. Xương nằm ngang
phía trước và trên của ngực. Thân xương dẹt, cong hình chữ s. Đầu xương phía ngoài khớp nối
với mỏm cùng vai. Đầu xương phía trong nôi với xương ức.

1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương nằm ngang.
- Đầu dẹt ra ngoài.
- Bờ lõm của đầu dẹt ra trước.
- Mặt có rãnh xuống dưới.
Đặc điểm của xương đòn người Việt Nam dài trung bình 13,75 cm rộng chu vi 3,73 cm, nói
chung rất mạnh.

2. MÔ TẢ
2.1. THÂN XƯƠNG : Có hai mặt, hai bờ.
2.1.1. Mặt trên : phía ngoài gồ ghề, phía trong trơn nhẵn, sờ rất rõ ngay dưới da (H.2.2A).

2.1.2. Mặt dưới : rất gồ ghề, ở phía trong có vết ấn dây chằng sườn đòn (impressio lig,
costoclavicularìs) để dây chằng sườn đòn bám và ở phía ngoài có củ nón (tuberculum conoideum)

30
và đường thang (linea trapezoidea) để dây chằng nón và dây chằng thang bám. ơ phía giữa của
mặt dưới có một rãnh nằm dọc theo xương để cơ dưới ■ đòn bám (H.2.2B).

2.1.3. Bờ trước : Phía ngoài lõm, mỏng và gồ ghề, phía trong lồi và dày.
2.1.4. Bờ sau : Phía ngoài lồi, gồ ghề, phía trong lõm.

Hình 2.2. Xương đòn

2.2. ĐẦU XƯƠNG :


2.2.1. Đầu ức (extremitas sternalis) ở trong dày và to, có diện khớp ức (facies articularis
sternalis) khớp nối với xương ức.
2.2.2. Đầu cùng vai (extremitas acromialis) ở ngoài dẹt và rộng, có diện khớp mỏm cùng
(facies articularis acromialis) khớp nôì với mỏm cùng vai của xương vai.
Xương đòn nôi với xương vai tạo thành một nửa vòng đai cho mỗi bên thân mình. Mỗi
nửa đai chỉ khớp với xương ức ở phía trước. Vì vậy, vòng đai có thể chuyển động rộng rãi. Khi
chấn thương : ngã, đập vào vai ở tư thế chống khuỷu hay bàn tay xuô'ng đất... chấn thương
truyền đến đai vai làm tổn thương hai xương của đai vai. Tuy nhiên vì xương vai chuyển động
được nhiều, xương đòn ít chuyển động hơn nên cũng dễ gãy hơn. Điểm yếu thường gãy của
xương đòn ở chỗ nôì giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong.

31
XƯƠNG VAI

Xương vai (scapula) dẹt, hình tam giác nằm áp phía sau trên của lồng ngực.

I. ĐỊMỈ HƯỚNG.

- Gai vai ra sau.


- Góc có diện khớp hình soan lên trên và ra ngoài.

2. MÔ TẨ.

Xương có hai mặt, ba bờ và ba góc.


2.1. CÁC MẶT.
2.1.1. Mặt sườn (facies costalis) (H.2.3) lõm, gọi là hố dưới vai ('fossa subscapularis),
trong hố có nhiều gờ chếch hình nan quạt giúp cho cơ dưới vai bám được chắc hơn.
2.1.2. Mặt lưng (facies dorsalis) (H.2.4) có gai vai (spina scapulae) chạy chếch lên trên và
ra ngoài. Phần ngoài của gai dẹt gọi là mỏm cùng vai (acromion), ở đó có diện khớp mỏm cùng
vai (facies articulari acromii) để tiếp khớp với diện khớp mỏm cùng của xương đòn. Gai vai,
mỏm cùng vai nằm rất nông, dễ dàng sờ thấy ngay dưới da và chia mặt lưng làm hai hố : hố
dưới gai (fossa infraspinata) và hố trên gai (fossa supraspinata).

Goc trên

Hố dưới vai

Bờ trong

Hình 2.3 : Xương vai (mặt sườn)

32
Hố trên am

Hình 2.4 : Xương vai (mặt lưng)

2.2. CÁC BỜ
2.2.1. Bờ trên (margo superior) phần trong mỏng, ngoài dầy, hai phần cách nhau bởi
khuyết vai (incisura scapulae) hay còn gọi là khuyết quạ. Phía ngoài có mỏm quạ (processus
coracoideus) nhô chếch lên trên rồi gập góc ra trước và ra ngoài.
2.2.2. Bờ ngoài (margo lateralis) phía dưới mỏng, phía trên dày tạo thành một cột trụ để
nâng đỡ mặt khớp ở góc ngoài.
2.2.3. Bờ trong (margo medialis) mỏng và sắc. Thẳng ở 3/4 dưới và chếch ra ngoài ở 1/4
trên, tạo nên một góc mở ra ngoài, góc này là nơi bắt đầu của gai vai.
2.3. CÁÁ Góc
2.3.1. Góc trên : hơi vuông.
2.3.2. Góc dưới : hơi tròn.
2.3.3. Góc ngoài : có một hõm khớp hình trái soan to ở đầu dưới, hơi lõm gọi là ổ chảo
(cavitas glenoidalis). 0 chảo dính với thân xương bởi một chỗ thắt gọi là cổ xương vai (collum.
scapulae). Phía trên và dưới ổ chảo có hai củ nhỏ : củ trên ổ chảo (tuberculum supraglenoidale)
và củ dưới ổ chảo (tuberculum infraglenoidale) (H.2.3.).
Đặc điểm của xương vai người Việt Nam (nghiên cứư trên 100 xương) : xương vai hình tam giác
trong 55%, bốn cạnh 16%, còn 29% hình không rõ rệt. Cao trung bình 14,36 cm và ngang 9,6 cm. 0
chảo hình quả lê (đầu to ở dưới) trong 55%, còn 45% hình bầu dục. Khuyết vai chỉ thấy trong 24%,
biến thành lỗ 13%, còn phần nhiều là trũng, không có lỗ hay mẻ rõ rệt. Mỏm quạ rất dầy ở đoạn
thẳng, trái lại dài và mảnh ở đoạn ngang. Mỏm cùng vai hình bốn cạnh (40%) hay tam giác (34%).

33
XƯƠNG CÁNH TAY

Xương cánh tay (humerus) là một xương dài, nối với xương vai ở trên và hai xương cẳng
tay ở dưới.

1. ĐỊNH HƯỚNG : Đặt xương đứng thẳng.

- Đầu tròn lên trên, hướng vào trong.


- Rãnh ở đầu này hướng ra trước.

2. MÔ TẢ : Thân xương có ba mặt, hai bờ. Xương có hai đầu : trên và dưới (H.2.5).

2.1. THÂN XƯƠNG.


2.1.1. Mặt trước ngoài (facies anterior lateralis) Khoảng giữa có một vùng gồ ghề hình
chữ V gọi là lồi củ đen ta (tuberositas deltoidea) (H.2.5A).
2.1.2. Mặt trước trong (facies anterior medialis) : Phẳng và nhẵn. Ớ giữa có lỗ nuôi
xương. 1/3 trên có một đường gờ gọi là mào củ bé (crista tuberculi minoris) (H.2.5A).
2.1.3. Mặt sau (facies posterior) : Có một rãnh xoắn chếch xuống dưới và ra ngoài gọi là
rãnh thần kinh quay (sulcus n.radialis). Trong rãnh có dây thần kinh quay và động mạch cánh
tay sâu. Dây thần kinh quay rất dễ tổn thương khi gẫy ở 1/3 giữa và 1/3 dưới xương cánh tay
(H.2.5B).
2.1.4. Bờ : Thân xương cánh tay có ba mặt, tương ứng với ba bờ. Nhưng bờ trước ở trên
không rõ ràng, ở phía dưới lại chẽ ra hai gờ nhỏ bao quanh hố vẹt cho nên người ta coi như
thân xương chỉ có hai bờ : bờ trong (margo medialis) và bờ ngoài (margo lateralis), hai bờ này
rất rõ ở phía dưới và là chỗ bám của hai vách gian cơ trong và ngoài.

2.2. ĐẦU XƯƠNG :


2.2.1. Đầu trên là chỏm (caput humeri) hình 1/3 trái cầu. Ở xương tươi, chỏm được che
phủ bởi sụn khớp. Phần xương ở mép sụn khớp là một chỗ thắt gồ ghề, gọi là cổ giải phẫu
(collum anatomicum). Trục của đầu xương hợp với trục của' thân xương một góc khoảng 130°.
Phía ngoài chỏm và cổ giải phẫu có hai củ. Củ bé (tuberculum minus) ở trong và củ lớn
(tuberculum majus) ở ngoài. Giữa hai củ là rãnh gian củ (sulcus intertubercularis). Rãnh này
chạy dài xuống mặt trước trong của thân xương. Rãnh có hai bờ, bờ ngoài là mào củ lớn (crista
tuberculi majoris) và bờ trong là mào củ bé (crista tuberculi minoris). Đầu trên nối với thân
xương bởi một chỗ hẹp gọi là cổ phẫu thuật (collum chirurgìcum). Thường hay gẫy xương ở đây
(H.2.5B)
2.2.2. Đầu dưới dẹt, hơi bè ngang và cong ra trước, được coi như một lồi cầu (condylus
humeri) gồm :
- Chỏm con (capitulum, humeri) ở phía ngoài. Nhìn ở phía trước giống hình cầu (còn gọi
là lồi cầu). Phía trên hơi lõm gọi là hố quay (fossa radialis) (H.2.5A).

34
cổ giải phẫu
Chỏm-----

. Củ bé Cổ giải
phau
- Mào củ bé
Cổ phẫu thuật
Rãnh gian củ.

Rãnh
Lồi củ đen-ta Mặt ngoài

Bờ ngoài

Bờ ngoài
THIẾT DIỆN THẢN XƯƠNG

Rãnh thần kinh trụ Hố mỏm khuỷu

Mỏm trên lồi Mỏm trên lồi


cầu ngoài cầu trong
__ Ròng rọc Mỏm trên
lồi cầu ngoài

A. NHÌN PHÍA TRƯỚC ..................... B. NHÌN PHÍA SAU


Hình 2.5 : Xương cánh tay.
- Ròng rọc (trochlea humeri) nằm bên trong, hình ròng rọc, mặt trước trên có hố vẹt
(fossa coronoidea), mặt sau có hố mỏm khuỷu (fossa olecrani) (H.2.5B)
- Phía trên trong và trên ngoài của chỏm con và ròng rọc là hai mỏm : Mỏm trên lồi cầu
ngoài (epìcondylus lateralis) và mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialìs). Giữa mỏm trên
lồi cầu trong và mỏm khuỷu của xương trụ là rãnh thần kinh trụ (sulcus ulnaris), có dây thần
kinh trụ đi qua. Các mỏm xương này đều có thể sờ thấy ngay dưới da và là những mốc quan

35
trọng trong việc khám các bệnh về xương, khớp khuỷu và dây thần kinh trụ. ơ trẻ em thường
hay gãy ở đầu dưới xương cánh tay, nhất là gây ở các mỏm trên lồi cầu trong hoặc ngoài. Mỏm
gãy thường bị các cơ bám ở các mỏm kéo xuống làm di lệch nhiều, do đó việc điều trị trở nên
rất khó khăn.
Đặc điểm của xương cánh tay người Việt Nam (nghiên cứu trên 80 xương): xương cánh tay
người Việt Nam dài 29,9 cm (64% đo từ 28 cm đến 32 cm). Chu vi ở chỗ nhỏ nhất là 5,8 cm. So
sánh với xương của người Âu, xương người Việt Nam tuy ngắn và bé hơn nhưng cũng mạnh
bằng. Xương bị xoắn ít hơn 145° đối với 162° trên xương người Âu, chỏm tròn (cao 3,8 cm, rộng
3,42 cm). Đầu dưới đo trung bình 5,8 cm đi từ mỏm ngoài trên lồi cầu tới mỏm trong trên ròng
rọc. Có 3,8% xương bị thủng ở hố khuỷu.

XƯƠNG QUAY
Xương quay (radius) là một trong hai xương của cẳng tay, 1/5 trên thẳng, 4/5 dưới cong;
nằm dọc phía ngoài cẳng tay (H.2.6).

1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương đứng thẳng
- Đầu lớn ở dưới.
- Mấu nhọn đầu lớn ở ngoài và mặt có nhiều rãnh ra phía sau.

2. MÔ TẢ

Thân xương có ba mặt, ba bờ. Đầu xương có hai: đầu trên và đầu dưới (H.2.6).

2.1. THÂN XƯƠNG

2.1.1. Các mặt: Có ba mặt: mặt trước (facies anterior), mặt sau (-facies posterior) và mặt
ngoài (facies lateralis). Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay (tuberositas radii), xuống dưới rộng
dần, khoảng giữa có lỗ nuối xương.
Hai mặt trước và sau hơi lõm, mặt ngoài lồi.

2.1.2. Các bờ: có ba bờ: bờ trước (margo anterior), bờ sau (margo posterior) và bờ gian cốt
(margo interosseus). Bờ gian cốt sắc, hướng vào trong.
2.2. ĐĐU XXƯƠN
2.2.1. Đầu trên: có chỏm xương quay (caput radii) gồm:
- Một mặt lõm hướng lên trên, khớp với chỏm con xương cánh tay.
- Một diện khớp vòng xương quay (circumferentia articularis) (vành quay) sẽ tiếp khớp với
khuyết quay của xương trụ. ơ xương tươi, các diện khớp này đều có sụn bọc che phủ.
- Cổ xương quay (collum radii) dài khoảng 10 - 12mm, hình ống.

36
Hình 2.6 : Xương quay và xương trụ (mặt trước)
- Lồi củ quay (tuberositas radii) là nơi bám của cơ nhị đầu.
Từ phần trên lồi củ quay, trục xương đứng thẳng. Từ phần dưới thân xương hơi uốn cong.
(H.2.7B và C).
Giữa cổ xương và thân xương hợp thành một góc mở ra ngoài gọi là góc cổ thân (H.2.7B).
Nhờ góc này nên xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay sấp ngửa được. Khi
gẫy, xương quay có thể bị gập góc hoặc hai khúc gẫy chồng lên nhau làm cho cử động sấp ngửa
bị giảm hoặc mất.
2.2.2. Đầu dưới : Ba mặt ở thân xương quay khi tới đầu dưới sẽ có thêm một mặt nữa thành
bốn mặt. Mặt thêm vào là mặt trong do bờ gian cốt chia đôi tạo nên. Mặt trong hình tam giác, ở
dưới có một diện khớp nhỏ gọi là khuyết trụ (incisura ulnaris) xương quay (H.2.7C).
Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay (H.2.7B).

37
Ị-
í
A. NHÌN PHÍA NGOÀI B. NHÌN PHÍA SAU c. NHÌN PHÍA TRONG

Hình 2.7 : Xương quay


Mặt dưới là mặt khớp với các xương cổ tay, có diện khớp cổ tay (facies articularis carpea).
Mặt dưới hình tam giác, đinh ở ngoài, ơ nơi đây có một mấu nhô xuống dưới gọi là mỏm trâm
(processus styloideus) (H.2.7A). Mỏm trâm ở ngay dưới da cổ tay.

Xương quay có thể bị gẫy ở chỏm, cổ, thân, nhất là ở giữa đầu dưới và thân xương. Vì đầu
dưới ở ngay dưới da nên khi gẫy, di lệch nhìn thấy rất rõ ràng.

Đặc điểm của xương quay người Việt Nam : Xương quay của người Việt Nam dài 23,25 cm, chu
vi là 3,8 cm (đo ở chỗ nhỏ nhất, ở dưới lồi củ nhị đầu). Chỉ số khỏe là 17,1. Thân xương đo được
15 mm ở chỗ rộng nhất và dầy 10 mm (ở chỗ đó). Góc cổ thân trung bình 162°5 (157° - 170°)

38
XƯƠNG TRỤ

Xương trụ (ulna) là một xương dài, hơi uốn hình chữ s nằm dọc theo mé trong cẳng tay.
1. ĐỊNH HƯỚNG. Đặt xương đứng thẳng
- Đầu lớn lên trên,
- Mặt khớp lõm của đầu này ra trước.
- Cạnh sắc của thân xương ra ngoài.
2. MÔ TẢ
Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt, ba bờ. Xương có hai đầu : trên và dưới (H.2.8).

A. NHÌN PHÍA TRONG B. NHÌN PHÍA SAU c. NHÌN PHÍA NGOAi


Hình 2.8 : Xương tru

39
2.1. THÂN XƯƠNG
2.1.1. Các mặt :
- Mặt trước (facies anterior) : nửa trên hơi lõm, có lỗ nuôi xương, nửa dưới hơi lồi.
- Mặt sau (facies posterior) hơi lồi, càng xuống dưới càng nhỏ lại. Ớ trên có một diện tam
giác cho cơ khuỷu bám. Ớ dưới có một gờ thẳng chia mặt sau làm hai phần : phần trong lõm,
có cơ duỗi cổ tay trụ bám. Phần ngoài có các cơ thuộc lớp sâu của cẳng tay sau (H.2.8B).
- Mặt trong (facies medialis) có cơ gấp sâu các ngón tay bám ở trên.
2.1.2. Các bờ :
— Bờ trước (margo anterior) nhẵn.
- Bờ sau (margo posterior) hình chữ s ở ngay dưới da, sờ rõ ở phía trên.
- Bờ gian cốt (margo interosseus) mảnh và sắc.

2.2. ĐẦU XƯƠƠG


2.2.1. Đầu trên : Ầầu trên xương trụ rất to gồm hai mỏm và hai mặt khớp.
- Mỏm khuỷu (olecranon) hình tháp bốn mặt, có hai mặt trong, ngoài, một mặt trước
khớp với ròng rọc xương cánh tay, một mặt trên nhô ra trước như mỏ chim. Khi khuỷu duỗi,
mỏ này nằm trong hố mỏm khuỷu của đầu dưới xương cánh tay (H.2.8A).
- Mỏm vẹt (processus coronoideus) nhô ra ở phía mặt trước của đầu trên. Phía trên mỏm
vẹt khớp với ròng rọc. Khi khuỷu gấp, đỉnh mỏm vẹt áp vào hố vẹt của đầu dưới xương cánh
tay.
- Khuyết ròng rọc (incisura trochlearis) hình bán nguyệt, khớp với ròng rọc xương cánh
tay. Ớ giữa có gờ thẳng và hai bên là hai sườn chếch ra hai phía ngoài và trong.
- Khuyết quay (incisura radíalis) ở mặt ngoài của mỏm vẹt, khớp với vành của xương quay.
2.2.2. Đầu dưới : lồi thành một chỏm (caput ulnae). Tiếp khớp với khuyết trụ của xương
quay bởi một diện khớp vòng (cirumferentia articularis). Phía trong của chỏm có mỏm trâm trụ
(processus styloideus).
Xương trụ dài hơn xương quay, nhưng mỏm trâm xương quay xuống thấp hơn mỏm trâm
xương trụ. Mặt khác, xương quay cong như cánh cung còn xương trụ ví như dây cung, vì vậy
xương quay có thể quay quanh xương trụ làm cho bàn tay có thể sấp ngửa được (H.2.6).
Xương trụ người Việt Nam dài trung bình 24,9 cm (đo theo bề dài nhất), chu vi là 3,37 cm
(đo ở chỗ nhỏ nhất). Hình xương thay đổi tùy theo sự phát triển nhiều hay ít của mào gian cốt.
Rộng 15 mm và dầy 12mm, chỉ sô' giống như xương người châu Âu.

CÁC XƯƠNG CỔ TAY

Khôi xương cổ tay (carpus) có tám xương cổ tay (ossa carpi) xếp làm hai hàng : trên và
dưới. Tính từ ngoài vào trong, hàng trên có bốn xương (H.2.9).

40
- Xương thuyền (os scaphoideum). — Xương tháp (os triquetrum).
- Xương nguyệt (os lunatum). — Xương đậu (os pisiforme).
Hàng dưới cũng có bốn xương :
- Xương thang (os trapezium). - Xương cả (os capitatum).
- Xương thê (os trapezoideum). - Xương móc (os hamatum).
Khi gấp bàn tay, bốn xương hàng trên đi liền với xương cẳng tay, còn bốn xương hàng
dưới theo xương dốt bàn tay gấp vào bốn xương hàng trên.
MÔ TẢ
Nhìn chung mỗi xương có sáu mặt. Có các mặt không tiếp khớp (mặt phía gan và mu tay).
Có các mặt tiếp khớp với các xương ở trên, ở dưới hoặc bên cạnh. Ớ mặt phía gan tay, các
xương cổ tay tạo thành rãnh cổ tay (sulcus carpi) nhờ :

Xương nguyệt
Xương thuyền
Xương đậu

xương tháp
Xương thang

Xương móc

Xương thê — xương cả

A. MẶT TRƯỚC

B. MẶT SAU

Hình 2.9 : Các xương cổ tay

41
— Ở phía ngoài : mặt trước xương thuyền nhô lên một củ : củ xương thuyền (tuberculum
oss. scaphoìdei), mặt trước xươơg thang cũng có một cc : củ xương thang (tuberculum oss.
trapeizii).
— ở phía trong : xương đậu úp lên xương tháp được ví như một ụ của xương này. ơ dưới
mtt trước xương móc cũng nổi lên một mấu gọi là móc xương móc (hamulus OSS. hamati).
Có mạc giữ gân gấp (retinaculum flexorum) bám vào các củ và mấu, biến rãnh cổ tay
thành ống ưể các gân cơ gấp, mạch và thần kinh ưi qua.
Nhìn chung, các xương cổ tay có thể ví như một ổ bi nằm giữa hai xương cẳng tay và năm
xương bàn tay, làm cho cử ưtng cổ tay được mềm mại. Các xương cổ tay thường ít gẫy, nhưng
khi gẫy, thường ở chỗ eo xương thuyền hotc trật xương nguyệt.

CÁC XƯƠNG ĐỐT BÀN TAY

Khối xương bàn tay (metacarpus) gồm có năm xương dài được gọi theo số thứ tự từ ngoài
vào trong là từ 1 ưến V. (ossa metacarpalia I - V) (H. 2.10).
MÔ TẢ.
Mỗi thân xương có ba mtt : trong, ngoài và sau, tương ứng với ba bờ : trong, ngoài và
trước. Đầu xương ở trên gọi là nền, ưầu dưới là chỏm.

Các
xương
cổ
tay

Các
xương
đốt
bàn
tay

Các
xương
đốt
ngón
tay

Hình 2.10 : Các xương đốt bàn tay và ngón tay

42
1. Thân xương (corpus) hơi cong ra trước, hình lăng trụ tam giác có mặt sau và hai mặt
bên làm cho lòng bàn tay thích nghi với chức năng cầm nắm.
2. Nền (basis) có diện khớp với xương cổ tay. Trừ xương đốt bàn tay I, mỗi xương đều
khớp với xương đốt bàn tay bên cạnh. Các xương đều có đặc điểm riêng :
- Xương đốt bàn I, nền hình yên ngựa.
- Xương đốt bàn II, nền hình cái xiên hai răng.
- Xương đốt bàn III, nền hơn nhọn, có một mỏm trâm (processus styloìdeus).
- Xương đốt bàn IV, nền hơi nông.
- Xương đốt bàn V, nền nhô lên một củ nhỏ.
3. Chỏm (caput) hình chỏm cầu để khớp với nền đốt gần của các ngón tay.

CÁC XƯƠNG NGÓN TAY

Mỗi ngón có ba đốt xương (ossa digitorium manus) : đốt gần, đốt giữa, đốt xa theo thứ tự
đi từ xương đốt bàn tay xuống. Trừ ngón cái có hai đốt (H.2.11).

1. ĐOT NGON GAN (phalanx proximalis).


Thân (corpus phalangis) hơi cong ra trước, có hai mặt : mặt trước phẳng, mặt sau tròn
hơn. Nền (basis phalangis) là hõm. khởp tiếp khớp với chỏm xương đốt bàn. tay. Chỏm (caput
phalangis) ở dưới, tiếp khớp với nền đô't giữa.

2. ĐốT NGÓN GIỮA (phalanx media).


Thân cong như đốt gần, có hai mặt. Nền hình ròng rọc, có gờ ở giữa và hai sườn bên.
Chỏm ở đầu dưới tiếp khớp với nền của đốt xa.

A. NHÌN TRƯỚC B. NHÌN BẼN

Hình 2.11 : Các xương đốt ngón tay

43
3. ĐÔT NGÓN XA (phalanx distalis). .,,

Thân rất bé. Nền tiếp khớp với chỏm đốt ngón giữa, đầu trước (chỏm) hình móng ngựa,
mặt sau nhẵn, mặt trước gồ ghề.
Các đốt ngón, cũng như các xương bàn rất hay gây do ở ngay dưới da phía mu bàn tay là
nơi dùng để che đỡ; khi gãy, xương dễ bị gập góc, di lệch làm giảm hoặc mất cử động gấp, duỗi
các ngón và có thể làm ngón tay chồng lên nhau khi bàn tay nắm lại.
Đặc điểm của xương đốt bàn tay và ngón tay người Việt Nam (đo trên 70 bàn tay) : trung
bình, xương đốt bàn tay đo được (tính bằng mm) đốt bàn I : 44,7 ; đốt bàn II : 65,8 ; đốt bàn
III : 63,2 : đốt bàn IV : 67,3 ; đốt bàn V : 50,3.
Trung bình : ngón I đo 51,6 (tính bằng mm) (đốt gần 28,6 ; đốt xa 23,0 ; ngón II đo 81,7
(đốt gần 39,2 ; đốt giữa 24,6 ; đốt xa 17,9); ngón III đo 87,1 (đốt gần 42,6 ; đốt giữa 26,9; đốt xa
17,6); ngón IV đo 80,8 (đốt gần 39,0 ; dốt giữa 23,9 ; đốt xa 17,1) ; ngón V đo 66,0 (dot gần
31,0; đốt giữa 18,9 ; đốt xa 16,1).
Một đặc điểm của người Việt Nam là ngón II dài hơn ngón IV (đây chỉ nói riêng về tổng
số bề dài của các đốt).

XƯƠNG VỪNG

Xương vừng (ossa sesamoidea) là một loại xương nhỏ, tròn hay bầu dục ở quanh khớp
xương hay ở trong các gân, làm tăng cường sự vững chắc của khớp và sức mạnh của gân.
- Loại xương vừng ở quanh khớp thường thấy ở khớp đốt bàn - ngón tay, ngón tay -
ngón tay và khớp đốt bàn chân - ngón chân, ngón chân — ngón chân. Ở ngón tay cái và ngón
chân cái bao giờ cũng có hai xương vừng ở hai cạnh khớp bàn ngón.
- Loại xương vừng trong gân chỉ có ở chi dưới như xương bánh chè nằm trong gân cơ tứ
đầu hoặc xương vừng của cơ bụng chân, cơ chầy sau, cơ mác dài v.v...

KHỚP VAI

Khớp vai (articulatio humeri) là một khớp chỏm nối giữa ổ chảo xương vai vào chỏm xương
cánh tay. Khớp vai nấp dưới vòm đòn - cùng vai.
1. MẶT KHỚP

1.1. CHOM XƯƠNG CÁNH TAY : Hình 1/3 quả cầu có sụn khớp che phủ. Phần xương ở
mép sụn khớp gọi là cổ giải phẫu.
1.2. Ổ CHẢO XƯƠNG VAI : là một hõm nống hình trái soan cao khoảng 35 mm, rộng
25mm, và nhỏ hơn so với đầu xương cánh tay.
1.3. SỤN VIEN : Là một vành sụn bám vào chung quanh ổ chảo. Sụn viền làm cho ổ chảo
sâu, rộng thêm để tăng diện tích tiếp xúc với chỏm xương cánh tay. Phía dưới sụn viền có hở
một lỗ và chui qua lỗ đó là một túi cùng hoạt dịch (H.2.12).

44
Ổ chảo xương vai

Sụn viền

Bao khớp

Hình 2.12 : Thiết đồ đứng ngang qua khớp vai

2. PHƯƠNG TIỆN NÔÌ KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis) : Ở trên bọc chung quanh ổ chảo. Ở dưới bọc quanh
đầu trên xương cánh tay từ cổ giải phẫu (ở phía trên) tới cổ phẫu thuật (ở phía dưới) và cách
sụn khớp độ lcm (H.2.12).
2.2. DÂY CHẰNG (H.2.13).

2.2.1. Dây chằng quạ cánh tay (ĩig. coracohumerale) là dây chằng khỏe nhất của khớp
bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ nhỏ đầu trên xương cánh tay. Giữa hai chẽ bám vào hai củ có
đầu dài gân cơ nhị đầu đi qua.

Hình 2.13 : Các dây chằng của khớp vai


2.2.2. Các dây chằng ổ chảo cánh tay (ligg. glenohumeralia) gọi là dây chằng nhưng
thực sự chỉ là những phần dầy lên của bao khớp ở mặt trên và trước. Có ba dây chằng :

45
- Dây chằng trên : từ vành trên ổ chảo tới đầu trên củ nhỏ.
- Dây chằng giữa : từ vành trên ổ chảo tới nền củ nhỏ.
— Dây chằng dưới : từ vành trước ổ chảo tới cổ phẫu thuật.
Ba dây chằng trên trông giống như hình chữ z. Ớ trên dây chằng giữa, bao khớp mỏng
nhưng có cơ dưới vai tăng cường. Ớ dưới dây chằng giữa là chỗ yếu nhất của bao khớp. Đầu
xương cánh tay thường bị trật ở chỗ này (sai khớp vai trước trong).

3. BAO HOẠT DỊCH


Là một bao áp vào mặt trong bao khớp, bên trong chứa hoạt dịch làm cho cử động khớp
được dễ dàng. Bao có ba đặc điểm :
- Bọc vòng quanh đầu dài gân cơ nhị đầu; do đó gân này tuy nằm trong bao khớp nhưng ở
ngoài bao hoạt dịch.
- Qua lỗ hổng ở dưới sụn viền của bao khớp, bao hoạt dịch liên quan trực tiếp với mặt sau
của cơ dưới vai.
- Bao hoạt dịch thông với túi thanh mạc của các cơ dưới vai, cơ nhị đầu và cơ đenta.

4. LIÊN QUAN

Với những cơ bọc chung quanh


4.1. LIÊN QUAN TRƯỚC : Đầu dài gân cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay, cơ ngực lớn,
cơ lưng rộng, cơ tròn lớn, cơ dưới vai v.v...
4.2. LIÊN QUAN SAU : Các cơ trên gai, dưới gai, tròn bé.
4.3. LIÊN QUAN NGOÀI : Cơ đenta phủ ở ngoài khớp tạo thành ụ vai (chỏm xương lồi ra
3/4 phía trước). Trật khớp vai khi thấy vai lõm rộng không có ụ và trông như bị chém bởi một
nhát rìu (dấu hiệu sai khớp).

5. ĐỘNG TÁC

Khớp vai là khớp chỏm nên biên độ động tác rất rộng : Ra trước 90°, ra sau 45°; Khép
30°; dạng 90°; xoay ngoài 60°; xoay trong 90°; Và khi phối hợp tất cả, có động tác quay vòng.

KHỚP KHUỶU

Khớp khuỷu (articulatio cubiti) gồm ba khớp :


— Khớp cánh tay trụ (articulatio humeroulnaris) thuộc loại khớp ròng rọc.
- Khớp cánh tay quay (articulatio humeroradialis) thuộc loại khớp chỏm.
- Khớp quay trụ gần (articulatio radioulnaris proximalis) thuộc loại khớp xoay.

46
I. MẶT KHỚP

1.1. Đầu dưới xương cánh tay gồm chỏm con và ròng rọc. Trên ròng rọc, có ở phía trước là
hố vẹt và phía sau là hố khuỷu.
1.2. Đầu xương trụ gồm có khuyết ròng rọc và khuyết quay.
1.3. Mặt trên chỏm xương quay và diện khớp vòng của chỏm.

2. PHƯƠNG TIÊN NỐI K1ỚP’

2.1. BAO KHỚP (capsula artỉcularis).


- Ở phía trên, bao khớp bám vào đầu dưới xương cánh tay cách xa chu vi sụn khớp của
chỏm con và ròng rọc.
- ơ phía dưới, bên xương trụ bao khớp bám vào mép sụn khớp, bên xương quay bao khớp
bám thấp hơn vào cổ xương quay do đó chỏm xương quay xoay tự do trong bao khớp (H.2.14).

Hình 2.14 : Thiết đồ đứng ngang qua khớp khuỷu

2.2. DÂY CHẰNG


Khớp khuỷu chỉ có động tác gấp, duỗi nên các dây chằng cánh tay - trụ - quay ở hai bên
rất chắc. Ngoài ra còn có các dây chằng ở khớp quay - trụ trên mà động tác chính là sấp ngửa.
2.2.1. Dây chằng khớp cánh tay - trụ - quay.
2.2.1.1 Dây chằng bẽn trụ (lig. collaterale ulnare) : Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu trong
tới xương trụ. Bó trước tới mỏm vẹt, bó giữa tới bờ trong xương trụ và bó sau tỏa hình quạt tới
mỏm khuỷu (H.2.15).

47
//

Bó trước

Bó sau
Bó giữa
Dải
cân ngang

Hình 2.16 : Dây chằng vòng quay

2.2.1.2. Dây chằng bên quay (lig. collaterade radiale). Có ba bó từ mỏm trên lồi cầu ngoài
xòe hình quạt xuống. Bó trước bám vào bờ trước khuyết quay, bó giữa vòng sau chỏm và cổ
xương quay cùng với dây chằng vòng bám vào bờ sau khuyết quay (H.2.16), bó sau bám vào
mỏm khuỷu (H.2.17).
2.2.1.3. Dây chằng trước và dây chằng sau : Mỏng, đi từ xương cánh tay xuống xương trụ
và xương quay.
2.2.2. Dây chằng khớp quay trụ trên. Gồm có :
2.2.2.1. Dây chằng vòng quay (lig. anulare radii) vòng quanh cổ xương quay bám vào bờ
trước và bờ sau khuyết quay, có sụn bọc ở trong nên được coi như một diện khớp (H.2.16).
2.2.2.2. Dây chằng vuông (lig. quadratum) bám vào bờ dưới khuyết quay và cổ xương quay
rất chắc làm hãm bớt độ xoay của đầu xương.

48
Hình 2.17 : Dây chằng bên quay

3. ĐỘNG TÁC
Giữa xương cánh tay và hai xương trụ, quay có đọng tác gấp (135°) và duỗi.
Khớp quay - trụ trên có động tác xoay, khi phối hợp với khớp quay - trụ dưới tạo nên động
tác sấp và ngửa bàn tay.

KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI


(articulatio radioulnaris distalis)

1. MẶT KHỚP

1.1. CHỎM XƯƠNG TRỤ có hai diện khớp. Diện khớp ngoài hình cầu chiếm 2/3 ngoài
của chỏm, tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay. Diện khớp dưới tiếp với một đĩa khớp
(discus articularis) hình tam giác.
1.2. KHUYẾT TRỤ CỦA ĐAU DƯỚI XƯƠNG QUAY

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP (H.2.18)


2.1. BAO KHỚP : Dính vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác và quanh các mặt
khớp quay trụ. Bao khớp được tăng cường bởi các dây chằng quay trụ trước và sau.
2.2. DÂY CHẰNG nôi khớp chắc nhất là một tấm sụn sợi được căng từ mặt ngoài mỏm
trâm trụ tới bờ dưới khuyết trụ của xương quay. Tấm sụn sợi hình tam giác (dây chằng tam
giác) có tác dụng như một đĩa khớp chêm vào giữa mỏm xương trụ ở trên với xương nguyệt,
xương tháp ở dưới. Trong chấn thương ít khi thấy trật khớp quay trụ dưới riêng biệt, nếu có
thường kèm với gẫy 1/3 dưới xương quay v.v...
2.3. BAO HOẠT DỊCH lót ở phía trong bao khớp.
2.4. ĐỘNG TÁC sấp ngửa bàn tay : khi đầu trên xương quay quay như một cái trục dưới
chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới lăn quanh chỏm xương trụ. Biên độ khoảng 180°.

49
xương quay
c ♦ • Ị . A—_ xương trụ
• W7 - °
, • •• Khớp quay trụ dưới
, . " . IV*’*
Tấm sụn sợi tam giác
Xương nguyệt
Dây chằng bên cổ tay trụ
Xương thuyền xương tháp
Dây chằng bên
cổ tay quay
Xương móc
xương cả

Hình 2.18 : Thiết đồ đứng ngang qua khớp quay trụ dưới và các khớp cổ tay bàn tay

KHỚP QUAY CỔ TAY


(articulatio radiocarpae)

Là một khớp nôi giữa mặt dưới đầu dưới xương quay với các xương cổ tay. Khi chổng bàn
tay, trọng lượng truyền qua xương quay xuống bàn tay (sụn đĩa khớp không áp vào các xương cổ
tay).

1. MẶT KHỚP
1.1. MẶT DƯỚI CỦA ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY là một hõm khớp hình tam giác, ở giữa
có một gờ nhỏ chia hõm làm hai diện. Diện ngoài hình tam giác tiếp khớp với xương thuyền.
Diện trong hình tứ giác tiếp khớp với xương nguyệt.
1.2. ĐĨA KHỚP (discus artìculari) (xem phần khớp quay trụ dưới).
1.3. CÁC XƯƠNG Cổ TAY gồm các xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp tiếp khớp
với nhau như một lồi cầu nhờ các dây chằng gian cốt gian cổ tay (lig. intercarpea interossea).
Mặt trên các xương đều có sụn khớp che phủ thành mặt khớp liên tục. Riêng xương đậu, vì
nằm trên xương tháp nên không ở trong khớp cổ tay.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP. Khớp cổ tay là một khớp gấp và duỗi. Bao khớp dày ở trước, mỏng ở sau
và rất chắc ở hai bên.

50
2.2. DÂY CHẰNG. Có bốn dây chằng.
2.2.1. Dây chằng bên cổ tay quay dig- collaterals carpi radiale) từ mỏm trâm quay tới
xương thuyền.
2.2.2. Dây chằng bên cổ tay trụ (lig- collaterals carpi ulnare) từ mỏm trâm trụ tới
xương tháp và xương đậu.
2.2.3. Dây chằng quay cổ tay - gan tay dig- radiocarpeum palmare) gồm các sợi đi từ
hai xương cẳng tay xuống bàn tay, phần lớn các thớ chụm vào xương cả.
2.2.4. Dây chằng quay cổ tay - mu tay (lig- radiocarpeum dorsale) chỉ có một bó đi từ
xương quay tới bàn tay và xương tháp.
2.3. BAO HOẠT DỊCH lót ở mặt trong bbơ khớp. Do mặt saa bao khớp mỏng, bao hoọt
dịch có thể chui qua tạo nên các túi bịt hoạt dịch.

3. ĐỘNG TÁC
Chủ yếu là gấp và duỗi, với biên độ gấp khoảng 90° và duỗi 60°, ngoài ra có thể khép 45°
và dạng 30°.
Cổ tay gấp nhiều hơn duỗi và khép nhiều hơn dtng; do đó các xương cổ tay sát với nhau
khi duỗi, dạng và lỏng lẻo khi gấp, khép.
Ngoài khớp quay cổ tay, ở cổ tay còn có các khớp gian xương cổ tay (articulationes
intercarpeae), khớp giữa xương cổ tay (articừịatio mediocarpea), khớp xương tháp - đậu
(articulatio ossis pisiformis)-
Các khớp này cũng như các khớp ở phía dưới sau đây :
Các khớp cổ tay - bàn tay (articulation.es carpometacarpeae), các khớp gian đốt bàn tay
(articulationes intermetacarpeae), các khớp bàn - ngón tay (articulationes metacarpophalangeae),
các khớp gian đốt - ngón tay (articulationes interphalangeae manus), khớp cổ - bàn tay ngón I
(articulatio carpometacarpea pollicis) N.v... là những khớp không được trình bày ở đây, vì ngoài
khuôn khổ cuốn sách này. >

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

7. Xương nào dưới đây KHÔNG thuộc hàng trên xương cổ tay :
a) Xương nguyệt. d.) Xương đậu.
b) Xương thang. e l X^iơc^i^g tháp.
c) Xương thuyền.

8. Chỏm xương trụ :


a) Còn gọi là mỏm khuỷu.

51
b) Là phần đầu trên xương trụ gồm mỏm khuỷu và mỏm vẹt.
c) Là đầu dưới xương trụ có diện khớp vòng.
d) Là 1/4 trên xương trụ.
e) Là 1/4 dưới xương trụ.

9. Thân xxơơg trụi cc :

a) Ba mặt : trong, ngoài, trước.


b) Ba mặt : trong, ngoài, sau.
c) Ba mặt : trước, sau, trong.
d) Ba mặt : trước, sau, ngoài.
e) hất cả đều sai.

10. Xươnn quua kkâớ vVi tất cả các xxơnns au đân, NGOẠI Thừ :

a) Xương cánh tay. d) .Xương nguyệt.


b) Xương trụ. e) Xương đậu.
c) Xương thuyền.

11. Khhp kkuỷỷ gồm cc :

a) 1 khớp. d) 4 khớp.
b) 2 khớp. e) 5 khớp.
c) 3 khớp.

12. IKi bbn tny làm đâng tóc sất nng^a, thù lúc đđ cc sạthâm giahhat đâng cca :

a) Khởp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới.


b) Khớp quay trụ trên, khớp quay trụ dưới và các khớp cổ tay.
c) Khớp quay trụ trên và khớp cánh tay trụ.
d) Khớp quay trụ trên, khớp quay trụ dưới và khớp cánh tay quay.
e) Khớp quay trụ trên và khớp cánh tay quay.

Câu 13 và 14. Chọn.

a) Gếu 1, 2, 4 đúng.
b) Gếu 1, 3 đúng.
c) Gếu 4, 5 đcng.
d) Gếu chỉ có 4 đúng.
e) Gếu tất cả 1, 2, 3, 4, 5 đúng.

52
13. 1. Định hướng xương cánh tay : đặt xương thẳng đứng, đầu tròn lên trên, mặt khớp đầu
này hướng vào trong và rãnh ở đầu này ra trước.

2. Định hướng xương đòn : đầu có diện khớp ở phía ngoài, bờ lõm đầu này ra trước, mặt
có rãnh xuống dưới.
3. Định hướng xương quay : đặt xương đứng thẳng, đầu lớn xuống dưới, mấu nhọn đầu này
ra ngoài, mặt có nhiều rãnh ra sau.
4. Định hướng xương vai : mặt lõm ra trước, mặt lồi ra sau, gai vai lên trên.
5. Định hướng xương trụ : đặt xương đứng thẳng, đầu lớn lên trên, mặt khớp lõm của đầu
này ra ngoài, cạnh sắc thân xương ra trước.
14. 1. Mặt lưng (mặt sau) xương vai được chia thành 2 hố : hô” trên vai và hố dưới vai.
2. Xương vai là xương dẹt nên không có cổ xương.
3. Mặt sau xương cánh tay có rãnh quay là nơi động mạch quay đi qua.
4. Khuyết quay nằm ở đầu trên xương trụ và khớp với diện khớp vòng xương quay.
5. Khuyết trụ nằm ở đầu dưới xương quay và khớp với diện khớp vòng xương trụ.
Câu 15 đến 18. Chọn
a) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng : (A) và (B) có liên quan nhân quả (mệnh đề (B) giải
thích được mệnh đề (A).
b) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng : (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) sai.
d) Nêu mệnh đề (A) sai, (B) đúng.
c) Nếu mệnh đề (A) sai, (B) sai.
15. (A) Khớp vai có biên độ cử động lớn vì
(B) Chỏm xương cánh tay lớn, trong khi ổ chảo xương vai nhỏ.
16. (A) Khớp vai có biên độ cử động lớn vì
(B) Bao khớp vai chỉ tạo thành các dây chằng ở phía trước khớp.
17. (A) Khớp vai dễ trật ra sau vì
(B) Phía sau khớp vai bao khớp không dầy lên thành các dây chằng.
18. (A) Khớp vai dễ trật ra sau vì
(B) Phía sau khớp vai có ít cơ che phủ.

53
_3 NÁCH

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được các lớp cấu tạo nên các thành của ổ nách.
2. Nêu được nguyên ủy, đường đi, tận cùng và các ngành bên của động mạch nách.
3. Mô tả được liên quan của các thành phần trong ổ nách.
V 4. Vẽ được các vòng nối của động mạch nách và giải thích vùng nguy hiểm.
5. Vẽ được cấu tạo các ngành cùng của các đám rối thần kinh cánh tay.
6. Vẽ được thiết đồ ngang và đứng dọc qua nách.
B. MỤC TIÊU THỰC TẬP
1. Chỉ được các thành của ổ nách trên xác, tranh vẽ, cơ thể người sống.
2. Chỉ được mốc tìm động mạch nách trên xác và trên người sống.
3. Chỉ được trên xác các thành phần chứa trong ổ nách (động mạch nách và các nhánh
bên, các bó, các thân và các nhánh của đám rốì thần kinh cánh tay).

1. GIỚI HẠN

Nách hay vùng nách (regio axillaris) là tất cả phần mềm nằm ở khoảng giới hạn bởi
xương cánh tay, khớp vai và vùng đenta ở ngoài, thành ngực và vùng ngực ở trước và trong,
vùng vai ở sau. Tất cả tạo nên một khoang gọi là hố nách (fossa axillaris). Có thể coi hố nách
như một hình tháp bốn cạnh vởi bôn thành (trước, sau, trong, ngoài). Đỉnh ở trên và nền ở
dưới. Trong hố nách có bó mạch thần kinh từ cổ xuống chi trên.

2. CÁC THÀNH CỦA Hố NÁCH

2.1. THÀNH NGOÀI (H.3.9).


Gồm có xương cánh tay, cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay (sẽ học ở bài Cánh tay) và
cơ đenta. Riêng cơ đenta là cơ có hình dạng giống chữ đenta tạo nên vùng đenta (regío

54
deltoidea) bọc ở ngoài chỏm xương cánh tay và lồi ra ở 3/4 trước vai. Cơ đenta ngăn cách với cơ
ngực lớn của vùng ngực ở phía trước bởi rãnh đenta ngực. Khi sai khớp vai (sai kiểu trước -
trong) khu đenta bị đổ sụp (dấu hiệu ngù vai) và mất rãnh đenta ngực.
2.1.1. Cơ đenta (m. deltoideus) (H.3.I.).

Hình 3.1 : Các cơ vùng đenta và vùng ngực

Nguyên ủy : bám ở : Mép dưới gai vai; bờ ngoài mỏm cùng vai; 1/3 ngoài xương đòn.
Bám tận : các thớ cơ tụm tại thành một mănh gân hình chữ V bám vào lồi củ đenta ở
mặt ngoài xương cánh tay.
Động tác : dạng cánh tay, xoay ngoài và xoay trong cánh tay.
2.1.2. Mạch và thần kinh của vùng đenta.
2.1.2.1 Mạch máu. Vùng đenta được cấp máu từ hai nhánh của động mạch nách : động
mạch mũ cánh tay trước và động mạch mũ cánh tay sau.
2.1.2.2. Thần kinh nách (n.axillaris) là một ngành cùng của bó sau đám rối thần kinh
cánh tay đi cùng với động mạch mũ cánh tay sau chui qua lỗ tứ giác, và vòng quanh cổ phẫu
thuật xương cánh tay để phân nhánh vào cơ đenta. Dây nách thường ở dưới mỏm cùng vai 6cm,

55
do đó khi phẫu thuật, để tránh cắt phải thần kinh, người ta thường rạch ở bờ trước trong cơ
đenta và dưới mỏm cùng vai 6cm. Nếu đứt dây nách, cơ đenta bị liệt và vai bị tê.

2.2. THÀNH TRONG.


Gồm có bốn xương sườn, các cơ gian sườn đầu tiên và phần trên của cơ ràng trước. Bọc
ngoài cơ là lá mạc mỏng, giữa cơ và lá mạc có động mạch ngực ngoài và dây thần kinh ngực
dài.
Cơ răng trước (m. serratus anterior) bám vào mặt ngoài của mười xương sườn đầu tiên
và tới bám tận vào bờ sống của xương vai (H.3.9).
Động tác : giữ xương vai áp vào lồng ngực. Nếu tỳ vào lồng ngực, kéo xương vai ra ngoài
và ra trước. Nếu tỳ vào xương vai, kéo xương sườn lên và là cơ hít vào.

2.3. THÀNH TRƯỚC


Là vùng ngực (regio pectoralis).
Vùng ngực có bốn cơ xếp thành hai lớp : lớp nông có cơ ngực lớn được bọc trong mạc ngực
(fascia pectoralis). Lớp sâu có ba cơ : cơ dưới đòn, cơ ngực bé và cơ quạ cánh tay. Ba cơ này
được bọc trong một bao chung là mạc đòn ngực (fascia clavipectoralis).
2.3.1. Lớp cơ nông.
2.3.1.1 Cơ ngực lớn (m.pectoralis major) (H.3.1).
Nguyên ủy : Có ba phần :
- Phần đòn (pars clavicularis) : bám vào 2/3 trong bờ trước xương đòn.
- Phần ức sườn (pars sternocostalis) : bám vào xương ức, sụn sườn 1 đến 6 và xương sườn
5 đến 6.
— Phần bụng (pars abdominalis) bám vào bao cơ thẳng bụng.
Bám tận : vào mép ngoài rãnh gian củ theo hình chữ u (H.3.2).
Thần kinh : Các nhánh cơ ngực (n.n. pectorales) của đám rối cánh tay, các nhánh này tạo
nên một quai thần kinh gọi là quai ngực (H.3.7) vòng phía trước động mạch nách. Đây là một
mốc quan trọng để tìm động mạch nách.
Động tác : khép cánh tay, xoay trong cánh tay. Nếu tỳ vào xương cánh tay thì nâng lồng
ngực và toàn thân lên (trong động tác leo trèo).
2.3.1.2. Mạc ngực (fascia pectoralis) dính ở trên vào xương đòn. Đến bờ trên cơ ngực lớn
tách ra hai lá bọc quanh cơ. Sau đó lá nông trê ra một lá ngang tạo nên mạc nông của nách.
2.3.2. LLp cơ sâu (H.3.3.).
2.3.2.1. Cơ dưới đòn (m. subclavius).
Nguyên ủy : sụn sườn và xương sườn 1.
Bám tận : rãnh dưới đòn.
Động tác : hạ xương đòn, nâng xương sườn thứ 1.

56
Phẩn đòn

Phần ức sườn

Phần bụng

Hình 3.2. : Cơ ngực lớn

Hình 3.3 : Các cơ lớp sâu vùng ngực.


2.3.2.2. Cơ ngực bé (m.pectoralis minor).
Nguyên ủy : xương sườn 3, 4, 5. Nằm phía dưới cơ ngực lớn.
Bám tận : mỏm quạ xương vai.
Động tác : kéo xương vai xuống. Nếu điểm cố định ở mỏm quạ, cơ góp phần làm nở lồng
ngực khi hít vào.

57
2.3.2.3. Cơ quạ cánh tay (m. coracobrachialis).
Nguyên ủy : đỉnh mỏm quạ.
Bám tận : chỗ nôi 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trong xương cánh tay.
Động tác : khép cánh tay.
2.3.2.4. Mạc đòn ngực (fascia clavipecroralis).
Phía trên dính vào xương đòn, tách ra bọc cơ dưới đòn rồi hai lá dính vào nhau, ơ đây
mạc bị thủng lỗ chỗ để cho động mạch cùng vai ngực, các dây thần kinh ngực, tĩnh mạch đầu
và mạch bạch huyết đi qua. Đến bờ trên cơ ngực bé, mạc lại tách ra làm hai bao bọc lấy cơ
này. Sau đó lá nông phía trước dính vào tổ chức dưới da ở nền nách tạo nên dây treo nách. Lá
sâu sẽ quặt ra sau, đi phía trước cơ lưng rộng, cơ tròn lớn để gắn vào xương vai tạo nên mạc
sâu của nách (H.3.10).

2.4. THÀNH SAU

Là vùng vai (regio scapularis) (H.3.4, 3.5, 3.7).


Gồm có năm cơ : dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn bé, tròn lớn. Ngoài ra còn có đầu dài cơ
tam đầu, cơ thang, cơ lưng rộng đi từ lưng tới.
2.4.1. Cơ dưới vai (m. subscapularis) (H.3.5)
Nguyên ủy : hô' dưới vai.
Bám tận : củ nhỏ xương cánh tay.
Động tác : xoay cánh tay vào trong.
2.4.2. Cơ trên gai (m. supraspinatus) Nằ cơ dưới gai (m. infraspinatus) (H.3.4).
Nguyên ủy : hô' trên gai và hô' dưới gai.
Bám tận : củ lớn xương cánh tay.
Động tác : dạng cánh tay và xoay ngoài cánh tay.
2.4.3. Cơ tròn bé (m. teres minor).
Nguyên ủy : 1/2 trên bờ ngoài xương vai.
Bám tận : củ lớn xương cánh tay.
Động tác : dạng cánh tay và xoay ngoài cánh tay.
2.4.4. Cơ tròn lớn (m.teres major)
Nguyên ủy : góc dưới và nửa dưới bờ ngoài xương vai.
Bám tận : mép trong rãnh gian củ.
Giữa hai cơ tròn có một khoang gọi là tam giác các cơ tròn (H.3.4.).
Động tác : khép cánh tay và nâng xương vai.

58
Cơ trơn gai

Cơ tròn bé

Lỗ tứ giác
Cơ dưới gai

Dầu dài cd .
tam đầu

Cơ tròn lớn

Lổ tam giác
vai - tam đầu
Cơ lưng rộng

Hình 3.4 : Các cơ vùng vai (nhìn phía sau)

Lỗ tứ giác

Lỗ tam giác
vai - đầu

Lỗ tam giác
cánh tay
tam đầu

Đầu dài —
cd tam đầu

Hình 3.5 : Các cơ vùng vai (nhìn phía trước).


2.4.5. Cơ lưng rộng (m. latissimus dorsi).
Nguyên ủy : phần dưới cột sống.
Bám tận : đáy rãnh gian củ.
Động tác : kéo cánh tay vào trong và ra sau.

59
2.4.6. Đầu dài cơ tam đầu cánh tay (m. triceps brachii - caput longum).
Từ vùng cánh tay sau lên bám vào củ dưới ổ chảo xương vai, có phần dài cơ tam đầu chia
tam giác các cơ tròn thành hai phần : bên ngoài là lỗ tứ giác có động mạch mũ sau và thần
kinh nách chui qua, bên trong là lỗ tam giác vai tam đầu có động mạch dưới vai đi qua (H.3.4)
và (H.3.5).
Đầu dài này còn giới hạn với xương cánh tay và cơ tròn lớn lỗ tam giác cánh tay tam đầu,
có động mạch cánh tay sâu và thần kinh quay đi qua.
Động tác : duỗi cẳng tay.
Tất cả các cơ tạo nên các thành của hố nách (trừ phần dài cơ tam đầu cánh tay) đều do
các nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay chi phối.
2.5. ĐỈNH. Đỉnh nách là khe sườn đòn, nằm giữa xương đòn và xương sườn 1.

2.6. NỀN
Có bốn lớp, từ nông vào sâu là (H.3.10) :
- Da : mềm, có nhiều lông và tuyến mồ hôi.
- Tổ chức tế bào dưới da : có nhiều mỡ.
- Mạc nông : căng từ cơ ngực lớn đến cơ lưng rộng.
- Mạc sâu : là lá sâu của mạc đòn ngực.

3. CÁC THÀNH PHẦN TRONG Hố NÁCH


Gồm các tổ chức mỡ, đám rốì thần kinh cánh tay, động mạch và tĩnh mạch nách, các hạch
hạch huyết.
3.1. ĐÁM Rối CÁNH TAY (plexus brachialis).

3.1.1. Cấu tạo : Đám rối cánh tay được cấu tạo bởi nhánh trước của các dây thần kinh gai
sống từ cổ IV đến ngực I. Dây cổ V noi với cổ IV và cổ VI tạo thành thân trên (truncus
superior), dây cổ VII tạo thành thân giữa (truncus medius), dây cổ VIII và dây ngực I tạo
thành thân dưới (truncus inferior), ba thân này lại chia ra ngành trước và ngành sau. Ngành
trước của thân trên và thân giữa tạo nên bó ngoài (fasciculus lateralis), ngành trước thân dưới
tạo nên bó trong (fasciculus medialis), ngành sau của ba thân tạo nên bó sau (fasciculus
posterior) (H.3.6). Đám rối thần kinh cánh tay cho các nhánh bên tách ra từ các thân hoặc các
bó để vận động cho các cơ của hô" nách.
3.1.2. Các ngành cùng.
3.I.2.I. Bó ngoài tách ra hai nhánh cùng là :
- Dây thần kinh cơ bì (n. musculocutaneus).
- Rễ ngoài thần kinh giữa (n. medỉanus - radix lateralis).

60
3.I.2.2. Bó trong tách bốn nhánh :
- Rễ trong táần kiná giữa (g. mediagus - radix medialis).
- Dây táần kiná trụ (g. ulgaois).
- Dây thần kinh bì cánh tay trong (g. cutageus boachii medialis).
- Dây thần kinh bì cẳng tay trong (g. cutageus agteboachii medialis).

Hỉgh 3.6 : Sơ đồ đám rối rhầg kigh cágh ray

3.I.2.3. Bó sau tách hai nhánh :


- Dây thần kinh nách (g. axillaris).
- Dây thần kinh quay (g. radialis).

3.2. ĐỘNG MẠCH NÁCH (arteria axillaris).


3.2.1. Nguyên ủy, đường đi, tận cùng. Động mạch nách do động mạch dưới đòn đổi
tên khi chui qua khe sườn đòn ở điểm giữa bờ sau xương đòn.
Đến bờ dưới cơ ngực lớn đổi tên thành động mạch cánh tay xuống vùng cánh tay (H.3.8).
Hướng đi của động mạch nách theo một đường nối từ điểm giữa xương đòn đến giữa nếp gấp
khuỷu khi tay để dang 90° với thân mình.

61
Ở người Việt Nam, nguyên ủy động mạch nách hơi ở phía trong điểm giữa bờ sau xương
đòn. Đường kính động mạch nách ngang dưới bờ sau xương đòn là 6,36 mm.
3.2.2. Liên quan (H.3.7).
Tĩnh mạch nách luôn luôn đi phía trong động mạch. Còn đối với đám rối thần kinh cánh
tay thì cơ ngực bé chạy ngang phía trước động mạch và chia động mạch làm ba đoạn.
- Đoạn trên cơ ngực bé : các thần kinh nằm phía ngoài động mạch. Khi ba thân tạo nên
ba bó thì các bó này quây chung quanh động mạch.
— Đoạn sau cơ ngực bé : các nhánh cùng bắt đầu tách ra từ các bó.
Ngoài động mạch có dây cơ bì, trước động mạch có dây giữa, trong động mạch có dây trụ,
dây bì cánh tay trong và dây bì cẳng tay trong, sau động mạch có dây quay và dây nách.
— Đoạn dưới cơ ngực bé : các dây thần kinh tách xa dần động mạch. Chỉ còn dây giữa đi
phía trước ngoài động mạch để xuống cánh tay.
Động mạch nách chạy chếch xuống dưới ra ngoài, dọc theo phía trong cơ quạ cánh tay; do
đó cơ này còn gọi là cơ tùy hành của động mạch nách.

Cơ đenta
Cơ ngực to

Cơ ngực bé
Dây cơ bl

ộng mạch
Dây thần kinh nách
giữa

Động mạch
cung vai ngực
Dây thần kinh uai thần kinh
trụ ngực
Động mạch
ngực trên
Dây thần kinh Cơ dưới vai
bì cẳng tay trong
■ Động mạch
ngực ngoài
Dây thần kinh bì Cơ ngực bé
cánh tay trong

Cơ lưng rộng 1 í ‘ ' c /> •>


' l Thần kinh
ngực dài
Cơ ngực lớn
Dộng mạch dưới vai Cơ răng
trước
Hình. 3.7 : Mạch và thần kinh ở nách

62
3.2.3. Các ngành bên. Có sáu ngành bên (H.3.8.)
- Động mạch ngực trên (a. thoracica suprema) cho các nhánh vào các cơ ở ngực.
- Động mạch cùng vai ngực (a. thoracoacromialis) chui qua mạc đòn ngực cho bốn nhánh
cùng: Nhánh cùng vai (ramus acromialis); Nhánh đòn (ramus clavi^c^ulari))-, Nhánh đenta
(ramus deltoideusỵ, Các nhánh ngực (rami pectorals).
- Động mạch ngực ngoài (a. thoracica lateralis) chạy vào thành bên ngực, cho các nhánh
vú ngoài (rami mammarii laterals).
- Động mạch dưới vai (a. subscapularis) chui qua lỗ tam giác vai tam đầu chia làm hai
nhánh: động mạch ngực lưng (a. thoracodorsalis); Động mạch mũ vai (a. circumflexa scapulae)
(trong trường hợp động mạch dưới vai phân nhánh sớm thì thành phần đi qua lỗ tam giác vai
tam đầu là động mạch mũ vai).
- Động mạch mũ cánh tay trước (a. circumflexa humeri anterior).
- Động mạch mũ cánh tay sau (a. circumflexa humeri posterior) đi cùng với dây thần kinh
nách qua lỗ tứ giác để vào vùng đenta.
Các động mạch mũ nốì nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay.

Động mạch vai xuống

Động mạch trên vai


Thân giáp cổ

. Động mạch ngực trên

Động mạch cùng vai ngực


Động mạch mũ
Động mạch ngực trong
cánh tay trước
Dộng mạch mũ Dộng mạch ngực ngoài
cánh tay sau

Dộng mạch
cánh tay sâu

Động mạch dưới vai

Động mạch mũ vai

Dộng mạch ngực lưng

Hình 3.8 : Vòng nối động mạch quanh vai

63
3.2.4. Vòng nối động mạch (H.3.8).
— Vòng nôi quanh vai : do sự tiếp nối giữa động mạch dưới vai với động mạch vai trên và
vai xuống của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối quanh ngực : do động mạch ngực ngoài, động mạch cùng vai ngực nối với động
mạch ngực trong, động mạch gian sườn trên của động mạch dưới đòn.
- Vòng nối với động mạch cánh tay : do động mạch mũ cánh tay trước nối với động mạch
mũ cánh tay sau và động mạch cánh tay sâu của động mạch cánh tay.
Hai vòng nối trên không tiếp nốì với vòng nốì dưới nên thắt động mạch nách ở khoảng
giữa động mạch mũ và động mạch dưới vai rất nguy hiểm.
Các dạng nhánh bên của động mạch nách ở người Việt Nam rất thay đổi; dạng điển hình
các nhánh bên có thân riêng 12,3%; dạng động mạch dưới vai và động mạch mũ cánh tay
chung thân 50%; dạng các nhánh mũ cánh tay, dưới vai, ngực ngoài và cánh tay sâu chung
thân với nhau gọi là thân nách 8,7%. Sự chung thân ở các nhánh bên của động mạch nách ở
phái nữ nhiều hơn phái -nam và ở người Việt Nam nhiều hơn ở người phương Tây.

Hạch bạch huyết


Cơ ngực lớn

Tĩnh mạch nách Cơ ngực bé


Thần kinh bì cẳng tay trong

Thần kinh giữa


Cơ quạ cánh tay Thẩn kinh bì
cánh tay trong
Thần kinh cơ bì Tĩnh mạch đầu
Thẩn kinh trụ
Đầu dài
cơ nhị đầu
II Động mạch nách

Al • Thần kinh quay

Cơ dưới vai

Dầu dài cơ Cơ gian sườn


tam đầu
Cơ răng trước
Cơ tròn lớn
Cơ dưới gai
Cơ đen ta

Hình 3.9 : Thiết đồ ngang nách


3.3. TĨNH MẠCH NÁCH (vena axillaris).
Có một tĩnh mạch nách đi phía trong động mạch nách nhận các ngành bên là các tĩnh
mạch kèm các ngành động mạch. Ngoài ra còn nhận hai tĩnh mạch nông là tĩnh mạch đầu và
mạch nền.

64
Cơ dưới đòn
Thần kinh nách
Thẩn kinh cơ ngực lởn
Thẩn kinh quay và động mạch cùng vai ngực

''"'ế apt
IU\\ _ Thần kinh cơ bì
Cơ đen-ta Fìễ thần kinh giữa
Thần kinh trụ —X?(®
ỈỲT/íĩn
Thần kinh bì cẳng tay trong
Thần kinh bì cánh tay trong
v/y >3 Tĩnh mạch nách
Cơ dưới gai ■** *

Cơ tròn bé Cơ ngực bé

Cơ ngực lớn
Cơ tròn lớn
Dây treo nách
Cơ dưới vai' Mạc sâu
Cơ lưng rông Mạc nông

Hình 3.10 : Thiết đồ đứng dọc nách

3.4. HẠCH BẠCH HUYẾT


Gồm có :
- Nhóm cánh tay : nhận bạch huyết từ cánh tay.
- Nhóm ngực : nhận bạch huyết ở khu vai, ngực.
- Nhóm vai : nhận bạch huyết ở khu vai.
Bạch huyết của cả ba nhóm trên đổ về nhóm trung ương và nhóm dưới đòn (tổng cộng
thành 5 nhóm) rồi sau cùng đổ về tĩnh mạch dưới đòn. Bạch huyết hai bên phải trái có thể nối
với nhau. /'

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất
Dùng các chi tiết sau trả lời các câu 19 và 20.
I. Cơ đen ta V. Cơ dưới đòn.
II. Cơ răng trước VI. Cơ lưng rộng.
III. Cơ dưới vai VII. Cơ tròn lớn, cơ tròn bé.
IV. Cơ tam đầu (đầu dài) VIII. Cơ trên gai, cơ dưới gai.
19. Cơ thuộc thành trong vùng nách là cơ :
a) IV b) II, IV c) II, VI d) II e) II, III

65
20. Cơ thuộc thành sau vùng nách là cơ :
a) I, IV d) VI, VII, VIII
b) III, IV, VI, VII, VIII e) III, VII, VIII
c) III, VI, VII, VIII
21. Dây treo nách được tạo bởi :
a) Lá nống của mạc đòn ngực. d) a và b đúng
b) Mạc- nông của nách e) a và c đúng
c) Mạc sâu của nách.
22. Thành phần nào sau đây đi qua tam giác cánh tay tam đầu :
a) Thần kinh quay. d) a và b đúng.
b) Động mạch cánh tay sâu. e) a và c đúng.
c) Động mạch mũ cánh tay sau.
23. Ớ vùng nách, thần kinh giữa nằm ở :
a) Trước động mạch nách. d) Sau động mạch nách.
b) Sau tĩnh mạch nách. e) Trong thần kinh trụ.
c) Sau thần kinh cơ bì.
24. Đám rối thần kinh cánh tay được tạo bởi :
a) Nhánh trước các thần kinh sống cổ 4, cổ 5, cổ 6, cổ7và ngực 1.
b) Các thần kinh sống cổ 4, cổ 5, cổ 6, cổ 7 và cổ 8.
c) Các thần kinh sống cổ-5, cổ 6, cổ 7, cổ 8 và ngực 1.
d) Nhánh trước các thần kinh sống cổ 5, cổ 6, cổ 7, ngực 1 vàngực 2.
e) Tất cả đều sai.
Câu 25 và 26. Chọn
a) Nếu 1, 2, 3 đúng. d) Nếu chỉ có 4 đúng.
b) Nếu 1, 3 đúng. e) Nếu cả 4 đúng.
c) Nếu 2, 4 đúng.
25. Thần kinh quay :
1. Xuất phát từ bó sau đám rối cánh tay, cùng với thần kinh cơ bì.
2. Chi phối vận động cho tất cả các cơ ở cánh tay.
3. Đi cùng động mạch cánh tay sâu chui qua lỗ tam giác bả vai tam đầu.
4. Chi phối vận động các cơ duỗi cổ tay, duỗi khớp khuỷu và ngửa cẳng tay
(xem thêm bài 4 và 5).

66
26. Động mạch nách :
1. Cho các áhCáh bêá : độgg mạch ggực trêá, độgg mạch cùág vai ggực, độgg mạch ggực
ggoài, độgg mạch vai dưới, độgg mạch mũ cCáh tay trước và mũ cááh tay sau :
2. Đi cùgg với thầg kigh gCch chui qua khoagg tứ giCc.
3. Đếg bờ dưới cơ ggực to đổi têg là độgg mạch cágh tay.
4. Đi trước ccc bó trêg, giữa, dưới của đám rốì cágh tay.
Dùng hình vẽ dưới đây để trả lời các câu hỏi 27, 28, 29.

27. Chi tiết số’ (6) là :


a) Nhágh trước C5 d) Nhánh trước C4
b) Nhcgh trước C6 e) Nhcgh trước C8
c) Nhcgh trước C7
28. ơ vùgg gách thầg kigh gào chui qua khoagg tứ giác :
a) 4 d) 7
b) 5 e) 8
c) 6
29. Chi tiết số' (8) là :
a) Bó dưới. d) Thâg dưới.
b) Bó trogg. e) Tất ca đều sai.
c) Thâg trogg.

67
E CÁNH TAY

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Kể tên và nêu động tác của các cơ ở cánh tay theo từng lớp của mỗi vùng.
2. Mô tả các thành và các thành phần của ống cánh tay.
3. Nêu được nguyên ủy, tận cùng, liên quan và các ngành của động mạch cánh tay, mốc
tìm động mạch.
4. Vẽ được thiết đồ cắt ngang qua 1/3 trên, 1/3 dưới cánh tay.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được các cơ, vách gian cơ và giới hạn của vùng cánh tay trước và sau trên xác, mô
hình, tranh vẽ.
2. Tìm được các bó mạch thần kinh của vùng cánh tay trước và sau trên xác và các phương
tiện thực tập khác.
3. Chỉ được các thành, các thành phần đựng trong ống cánh tay trên xác.
4. Chỉ được hai bó mạch thần kinh ở vùng cánh tay sau trên xác.
5. Chỉ mốc đôi chiếu trên da của động mạch cánh tay trên xác và trên người sống.

GIỚI HẠN CỦA CÁNH TAY

Từ nền nách tới hai khoát ngón tay trên nếp gấp khuỷu và nối tiếp với vùng khuỷu.
Trên thiết đồ ngang, xương cánh tay và hai vách gian cơ trong, ngoài chia cánh tay làm
hai vùng : vùng cánh tay trước và vùng cánh tay sau (H.4.6).

68
Cơ ngực lôn

Cơ dưới đón

Cơ ngực lớn Cơ ngực bé

Dộng mạch cùng vai ngực—

Quai ngực
Cơ ngực bé
Bó ngoài

Tĩnh mạch đẩu "


Cơ quạ - cánh tay
Rễ ngoài thẩn kinh giữa

DM mũ và TK nách -

Thần kinh cơ bi
Cơ ngực lớn - Thần kinh cơ ràng trước
Nhành xuyên thần kinh
gian sườn thứ 2
■ DM ngực ngoài
TK cơ lưng rộng
— TK cơ tròn lớn
- Dộng mạch dưới vai
- TK bì cánh tay trong
Rễ trong thần kinh giữa
- Thần kinh quay
■ — Thần kinh trụ

Thẩn kinh giữa

Anh 1: Bó mạch - thần kinh vùng nách.

69
Cơ quạ - cánh tay

Dộng mạch cánh tay


Tĩnh mạch nền

Dộng mạch cánh tay sâu


Thần kinh quay
Thần kinh cơ bì
Dầu dài cơ nhị đầu Dộng mạch bên trụ trên
Thần kinh trụ
Cơ cánh tay ...
Dầu dài cơ tam đầu

Cơ nhị đầu -__ Thần kinh giữa


Vách gian cơ trong

Dộng mạch cánh tay

Ảnh 11: Vùng cánh tay trước (lớp sâu).

70
VÙNG CÁNH TAY TRƯỚC
(regio brachii anterior)

Hình 4.1 : Cơ nhị đầu cánh tay

71
1. LỚP NÔNG

1.1. DA VÀ Tổ CHỨC DƯỚI DA. Da mỏng và mềm mại. Trong lớp tổ chức tế bào dưới da
có tĩnh mạch đầu (v. cephalica) và tĩnh mạch nền (v. basilica); các nhánh của thần kinh bì
cánh tay trong ở phía trong và của thần kinh nách ở phía ngoài. Ngoài ra còn có dây thần
kinh bì cẳng tay trong chọc qua mạc nông cùng chỗ với tĩnh mạch nền.

1.2. MẠC NÔNG mỏng, ở mặt sâu tách ra hai vách gian cơ trong và ngoài và các mạc bọc cơ.

2. LỚP SÂU

2.1. CÁC Cơ xếp thành hai lớp :


2.1.1. Lớp cơ nông (H.4.1).
* Cơ nhị đầu cánh tay (m. biceps brachii). Bờ trong cơ này là mốc quan trọng để tìm bó
mạch thần kinh cánh tay vì vậy được gọi là cơ tùy hành của động mạch cánh tay.
Nguyên ủy :
- Đầu dài (caput longum) : củ trên ổ chảo, đi xuông trong rãnh gian củ.
- Đầu ngắn (caput breve) : mỏm quạ xương vai.
Bám tận bởi :
- Một gân gắn vào lồi củ quay.
— Một trê cân đi xuống dưới, vào trong lẫn vào mạc nông cẳng tay.
Động tác : gấp cẳng tay vào cánh tay.
2.1.2. Lớp cơ sâu (H.4.2). Cơ hai cơ :
2.1.2.1 Cơ quạ cánh tay (m. coracobrachlalis) : ở 1/3 trên cánh tay. Đây là một mốc để tìm
bó mạch thần kinh ở phần trên cánh tay (cơ này đã học ở bài Nách).
2.1.2.2. Cơ cánh tay (m. brachialis) : ở 2/3 dưới cánh tay.
Nguyên ủy : bám vào 2/3 dưới xương cánh tay, hai vách gian cơ ngoài và trong.
Bám tận : mặt trước mỏm vẹt xương trụ.
Động tác : gấp cẳng tay vào cánh tay.
Tất cả các cơ vùng cánh tay trước đều do thần kinh cơ bì vận động.
2.2. BÓ MẠCẠ THTN KINH (H.4.4).(H.4.6) và (H .4.7).
Bó mạch thần kinh vùng cánh tay trước nằm trong một ống gọi là ống cánh tay hình lăng
trụ tam giác, có ba thành :
— Thành trước : 1/2 trên là cơ nhị đầu cánh tay và cơ quạ cánh tay, 1/2 dưới là cơ nhị đầu
và cơ cánh tay.

72
Động mạch nách

Cơ quạ cánh tay

Cơ đen ta

Cơ ngực lớn

Cơ tròn lớn
Thần kinh
cơ bì

Cơ lưng rộng

Vách gian
cơ ngoài
Thần kinh trụ

Thần kinh quay

Vách gian
Cơ cánh tay ~ cơ trong

Thần kinh giữa

Gân cơ
nhị đầu

Dộng mạch
cánh tay

Hình 4.2 : Lớp sâu vùng cánh tay trước

- Thành sau : vách gian cơ trong.

- Thành trong : mạc nông, da và tổ chức dưới da.

73
Động mạch mũ
cánh tay trước

Động mạch cánh


tay sâu —

Động mạch Động mạch


bên giữa cánh tay

Dộng mạch bên


trụ trên
Động mạch bên
quay

Dộng mạch bên


trụ dưới

Động mạch quặt ngược


trụ trước
Dộng mạch -
quặt ngược quay Động mạch quặt ngược
trụ sau

Động mạch ...


Dộng mạch quay
quặt ngược gian cốt

Dộng mạch trụ

Dộng mạch
gian cốt trước

Hình 4.3 : Động mạch cánh tay với các nhánh bên và mạng mạch khớp khuỷu
2.2.1. Động mạch cánh tay (a. brachỉalis) (H.4.3).
2.2.1.1. Nguyên ủy, đường đi, tận cùng :
Động mạch cánh tay là phần tiếp theo của động mạch nách kể từ bờ dưới cơ ngực lớn đi
thẳng xuống khuỷu, đến dưới đường nếp. khuỷu 3cm chia làm hai ngành cùng là động mạch
quay và động mạch trụ. Ớ cánh tay, động mạch nằm trong ống cánh tay, đến nếp khuỷu nằm
trong rãnh nhị đầu trong. Hướng đi của động mạch là một đường thẳng vạch từ đỉnh nách qua
điểm giữa của nếp khuỷu.

74
2.2.1.2. Liên quan (H.4.2) :
- Có hai tĩnh mạch cánh tay đi kèm hai bên động mạch.
- Các dây thần kinh của đám rối cánh tay ở trên thì quây quanh động mạch, càng đi
xuống thì tách xa động mạch, chỉ có dây giữa là trung thành với động mạch trong suốt ống
cánh tay; Dây thần kinh giữa ở trên thì nằm phía trước ngoài động mạch, sau đó bắt chéo phía
trước động mạch để xuống dưới nằm phía trong động mạch.
2.2.1.3. Các ngành bên :
- Động mạch cánh tay sâu (a. profunda brachii) chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu
vào khu cánh tay sau, cho các nhánh bên và nhánh cùng sau đây :
* Các động mạch nuôi xương cánh tay (a. nutriciae humeri).
* Nhánh đenta (r. deltoideus).
* Động mạch bên giữa (a. collateralis media) đi phía sau vách gian cơ ngoài.
* Động mạch bên quay (a. collaterals radialis) đi phía trước vách gian cơ ngoài.
- Động mạch bên trụ trên (a. collaterals ulnaris superior) cùng dây thần kinh trụ qua
vách gian cơ trong để ra sau.
- Động mạch bên trụ dưới (a. collaterals ulnaris inferior).
2.2.1.4. Các ngành nối : Động mạch cánh tay nối với :
- Động mạch nách : bởi động mạch cánh tay sâu nối với động mạch mũ cánh tay sau.
- Giữa các nhánh của động mạch cánh tay bởi mạng mạch khớp khuỷu.
ơ người Việt Nam có 1,03% hiện diện 2 động mạch cánh tay (dị dạng động mạch cánh tay
đôi) dị dạng này có lợi cho sự cấp huyết máu nhất là khi một động mạch cánh tay bị đứt không
cần phải nối chi trên vẫn đủ máu nuôi. .
2.2.2. Tĩnh mạch cánh tay.
- Nông : Phía ngoài cánh tay có tĩnh mạch đầu (v. cephalica).
Phía trong là tĩnh mạch nền (v. basilica).
- Sâu : Thường là hai tĩnh mạch cánh tay (vv. brachiales), đi kèm động mạch cánh tay.
2.2.3. Thần kinh của vùng cánh tay trước. Đi qua vùng cánh tay trước có các ngành
cùng của đám rối thần kinh cánh tay (H.4.2.).
2.2.3.1. Dây thần kinh cơ bì (n.musculocutaneus) : tách từ bó ngoài của đám rối cánh tay,
xuyên qua cơ quạ cánh tay; đi giữa hai cơ : cánh tay và nhị đầu, đến rãnh nhị đầu ngoài chọc
qua mạc nông chia hai ngành cùng cảm giác mặt ngoài cẳng tay. Dây cơ bì khi qua cánh tay
cho các nhánh vận động các cơ vùng cánh tay trước (cơ quạ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ cánh tay).
2.2.3.2. Dây thần kinh bì cẳng tay trong (n.cutaneus antibrachii medialis) : là thần kinh
cảm giác tách từ bó trong, đi theo phía trong động mạch trong ống cánh tay một đoạn ngắn

75
đến 1/3 giữa cánh tay chọc qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh
tay và phía trong cẳng tay.
2.2.3.3. Dây thần kinh bỉ cánh tay trong (n.cutaneus brachiì medialis) : cũng là dây cảm
giác tách từ bó trong chui qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh
tay.
2.2.3.4. Dây thần kinh trụ (n.ulnaris) : là một dây hỗn hợp tách từ bó trong đi theo phía
trong động mạch cánh tay trong ống cánh tay. Đến 1/3 giữa cánh tay cùng với động mạch bên
trụ trên chọc qua vách gian cơ trong ra vùng cánh tay sau. Sau đó qua rãnh thần kinh trụ ở
khuỷu xuống cẳng tay. Ở cánh tay, dây trụ không cho nhánh bên nào.
2.2.3.5. Dây thẩn kinh giữa (n.medianus) : là một dây hỗn hợp, do hai rễ hợp thành : rễ
ngoài (từ bó ngoài) và rễ trong (từ bó trong). Đi theo động mạch cánh tay (đã mô tả liên quan
ở phần 2.2.1.2). Ớ cánh tay, dây giữa không cho ngành bên nào.
Dây thần kinh nách (n.axillaris) thì không xuống cánh tay mà chui ngay cùng với động
mạch mũ cánh tay sau qua lỗ tứ giác để vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay chi phối cho
vùng đenta. Còn dây quay thì từ đầu trên cánh tay đã chui ra vùng cánh tay sau (xem vùng
cánh tay sau).

VÙNG CÁNH TAY SAU


(regìo brachii posterior)

1. LỚP NÔNG

1.1. DA VÀ TO CHỨC DƯỚI DA. Da dầy hơn ở vùng cánh tay trước. Trong lớp tổ chức tế
bào dưới da chỉ có vài nhánh thần kinh bì trong và bì ngoài của dây quay và dây nách.

1.2. MẠC NÔNG chắc và dày hơn ở vùng trước.

2. LỚP SÂU

2.1. Cơ (H.4.4.).
Chỉ có một cơ là cơ tam đầu cánh tay (m.triceps brachii).
Nguyên ủy :
- Đầu dài (caput longum) bám vào củ dưới ổ chảo.
— Đầu ngoài (caput laterale), đầu trong (caput mediate) bám vào mặt sau xương cánh tay.
Bám tận : mặt trên mỏm khuỷu.
Cơ tam đầu cánh tay do nhánh bên của thần kinh quay chi phôi.

76
Lổ tam giác
vai tam đầu

Lỗ tứ giác

Đầu dài cơ
tam đầu

Lỗ tam giác
cánh tay tam đầu

Dầu ngoài
cơ tam đẩu

Hỉnh 4.4 : Cơ tam đầu cánh tay


2.2. BÓ MẠCH THẦN KINH (H.4.5)
2.2.1. Bó mạch thần kinh trên : gồm có thần kinh quay và động mạch cánh tay sâu.
2.2.1.1. Động mạch cánh tay sâu (đã mô tả ở trên).

77
Cơ tròn bé
Cơ tròn lớn

Cơ lưng rộng Cơ đenta


Thần kinh nách
Động mạch mũ
cánh tay sau
Cơ tam đầu Dộng mạch
cánh tay canh tay sâu
Thần kinh quay

Nhánh bì
cánh tay sau

Thần kinh trụ


Cơ khuỷu

Tĩnh mạch đầu


Hình 4.5 : Vùng cánh tay sau
Cơ nhị đầu cánh tay

Cơ đenta
Thần kinh cơ bì

Cơ cánh tay
Thần kinh giữa
Cơ quạ cánh tay
Thần kinh bì cẳng tay trong
Vách gian cơ ngoài-
Tĩnh mạch nền

Dộng mạch cánh tay sâu Thần kinh trụ

Thần kinh quay Động mạch cánh tay

Cơ Động mạch bên trụ trên


Dầu ngoài
tam
Đầu tron
đầu
cánh ■ách gian cơ trong
tay Đầu dài Thần kinh bì
co tam đầu cánh tay trong

Hình 4.6. Thiết đồ ngang qua giữa cánh tay

78
'Tĩnh mạch đầu

Cơ nhị đầu cánh tay


Thần kinh quay
Thần kinh cơ bì

Động mạch Cơ cánh tay


cánh tay sâu
Thần kinh giữa
Cơ cánh tay quay
Thần kinh bì cẳng tay trong
Vách gian cơ ngoài Tĩnh mạch nền

Dộng mạch cánh tay


Cơ tam đầu
cánh tay

Dây trụ và
Vách gian Dộng mạch
cơ trong bên trụ trên

Hình 4.7 : Thiết đồ ngang qua chỗ nối 1 /3 giữa và 1/3 dưới cánh tay

2.2.1.2. Thần kinh quay (n.radialis) : tách từ bó sau, đi sau động mạch cánh tay, chui qua
lỗ tam giác cánh tay tam đầu ra vùng sau, nằm sát rãnh thần kinh quay của xương cánh tay (vì
vậy khi gẫy xương ở 1/3 giữa thường gây tổn thương thần kinh). Ra khỏi rãnh, dây quay chọc
qua vách gian cơ ngoài để ra trước theo rãnh nhị đầu ngoài của hô' khuỷu và chia hai ngành đi
xuống cẳng tay.
Ở vùng cánh tay sau, trong rãnh quay, dây cho các nhánh đến cơ tam đầu, các nhánh cảm
giác đến da vùng cánh tay ngoài và sau.
2.2.2. Bó mạch thần kinh dưới : nằm ở mặt trong cánh tay ở 1/3 dướii ngay phía sau
vách gian cơ trong gồm có dây thần kinh trụ và động mạch bên trụ trên. ơ đoạn này thần
kinh trụ không cho nhánh bên nào. Thần kinh trụ đi tiếp xuống dưới cánh tay để vào vùng
khuỷu ở rãnh thần kinh trụ của vùng khuỷu sau.

CÂU HỎI TRÁC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất
30. Thần kinh trụ :
a) Chui qua mạc nông ở 1/3 dưới cẳng tay.
b) Ở 1/3 giữa cánh tay đi trong động mạch nách.
c) Ớ 1/3 giữa cánh tay chui qua vách gian cơ trong cùng với động mạch bên trụ trên.
d) a và b đúng.
e) b và c đúng.

79
Cơ nhị đầu cánh tay--

Cơ cánh tay quay


Thần kinh quay ■

Cơ duỗi cổ tay quay dài


Cơ cánh tay ----------- -— Trê cân cơ nhị đầu cánh tay
Thần kinh giữa
Nhánh nông thần kinh quay
Cơ sấp tròn
Dộng mạch quặt ngược quay
Cơ cánh tay quay ------------- -
Thần kinh cơ bì --------------
Cơ ngửa ______________

Ảnh III: Vùng khuỷu tay trước (lớp sâu).

80
31. Vùng cánh tay trước gồm có ( --------------------------- ) và thần kinh vận động cho các cơ đó
là (-------- ----------------) :
a) 1 cơ, thần kinh mũ. d ) 2 cơ , thần'kinh cơ bì.
b) 2 cơ, thần kinh giữa. e ) 3 cơ, hliai) kính quyy.
c) 3 cơ, thần kinh cơ bì.
32. Câu nào sau đây SAI. Động mạch cánh tay sâu :
ì
a) Là một nhánh của động mạch cánh tay.
b) Chui qua khoang tam giác bả vai tam đầu.
c) Đi kèm với thần kinh quay tại rãnh quay.
d) Cho 2 nhánh tận : động mạch bên giữa và động mạch bên quay.
e) Không cho nhánh nôi với động mạch quặt ngược trụ.
Các câu 33, 34, 35, 36. Chọn

a) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng; (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu mệnh đề (A) đúng, , (B) đúng; (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) sai.
d) Nế'u mệnh đề (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu mệnh đề (A) sai, (B) sai.
33. (A) Tĩnh mạch đầu nằm ở mặt trong vùng cánh tay. vì

(B) Tĩnh mạch này đi cùng với động mạch cánh tay.
34. (A) Thần kinh giữa không cho nhánh nào ở cánh tay. vì

(B) Thần kinh này chỉ là thần kinh cảm giác.


35. (A) Cơ tam đầu cánh tay là cơ duỗi khuỷu, vì

(B) Cả 3 đầu đều được thần kinh quay chi phối.


36. (A) Cơ cánh tay gấp cẳng tay. vì .

(B) Nó có nguyên ủy ở 1/3 dưới xương cánh tay và bám tận ở trước mỏm vẹt xương trụ.

81
Dùng hình vẽ sau đây để trả lời các câu 37, 38.

37. Chi tiết số (1) là :


a) Thần kinh bì cẳng tay trong.
b) Thần kinh nách.
c) Thần kinh cơ bì.
d) Nhánh của động mạch cánh tay.
e) Thông thường không có thần kinh hay động mạch nào.
38. Thần kinh giữa nằm ở vị trí :
a) 2 d) 5
b) 3 e) 6
c) 4

82
5 KHUYU

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được các thành và các thành phần đựng trong các rãnh nhị đầu trong và ngoài
của hố khuỷu.
2. Vẽ được thiết đồ ngang qua khuỷu.
3. Vẽ được vòng nôi động mạch quanh khuỷu.
4. Nêu được ứng dụng của tiêm tĩnh mạch ở vùng hô' khuỷu.
5. Nêu được các thành phần đi trong rãnh ngoài và rãnh trong của vùng khuỷu sau.

B. MỰC TIÊU THựC TẬP

1. Chỉ được các cơ ở vùng khuỷu trên xác, mô hình, tranh vẽ, giới hạn nên hai rãnh nhị đầu.
2. Tìm được các thành phần trong các rãnh nhị đầu và 2 rãnh vùng khuỷu sau trên xác,
mô hình, tranh vẽ.
3. Xem các tĩnh mạch nông (M tĩnh mạch) của hố khuỷu trên người sống.

GIỚI HẠN

Khuỷu nô'i cẳng tay vào cánh tay, gồm có các vùng ở phía trên và dưới nếp khuỷu hai
khoát ngón tay. Phía trước là vùng khuỷu trước, phía sau là vùng khuỷu sau, chính giữa là
khớp khuỷu (H.5.5.)

VÙNG KHUỶU TRƯỚC


(regio cubiti anterior)
I. LỚP NÔNG.
1.1. DA VÀ Tổ CHÚC DƯỚI DA. Dưới lớp da mỏng và lỏng lẻo có tĩnh mạch giữa
khuỷu (v. mediana cubiti), tĩnh mạch giữa cẳng tay (v.mediana antebrachii), tĩnh mạch giữa đầu

83
(v. cephalica) vằ tĩnh mạch nền (v. basilica). Một số nối với nhau thành chữ M nên gọi là M
tĩnh mạch.
Thần kinh ở phía trong là dây bì cẳng tay trong và phía ngoài là dây cơ bì (H.5.1).
1.2. MẠC NÔNG. Lớp mạc nông được tăng cường thêm ở phía trong nếp khuỷu bởi tr^ỄĨ
cân cơ nhị đầu cánh tay.

Thẩn kinh bì cẳng


tay trong
Tĩnh mạch đầu

Cơ nhị đầu
Tĩnh mạch nền
cánh tay

Tĩnh mạch
Tĩnh mạch giũa nền
giữa đầu

Thẩn kinh
cơ bì Tỉnh mạch giữa khuỷu

Tĩnh mạch đầu

Tĩnh mạch nền


Tĩnh mạch
giũa cẳng tay

Hình 5.1. : Vùng khuỷu trước (lớp nông).

2. LỚP SÂU
Gồm các cơ tạo nên hô' khuỷu (fossa cubitalis).
2.1. CÁC Cơ. Gồm ba toán cơ (H. 5.2).
2.1.1. Toán cơ phía trong : Còn gọi là toán cơ mỏm trên lồi cầu trong gồm có cơ sấp tròn, cơ
gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp cổ tay trụ, cơ gấp chung các ngón tay nông và sâu. Các cơ
này có nguyên ủy bám vào mỏm trên lồi cầu trong xờơng cánh tay và đi xuống cẳng tay.
2.1.2. Toán cơ phía ngoài : Gồm có cơ ngửa tay, cơ cánh tay quay, cơ duỗi cổ tay quay

84
dài và ngắn. Các cơ này có nguyên ủy bám vào bờ ngoài xương cánh tay hoặc mỏm trên lồi cầu
ngoài rồi đi xuống cẳng tay.
2.1.3. Toán cơ giữa : Gồm có phần dưới hai cơ : cơ cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay.
Ba toán cơ tạo nên hai rãnh : rãnh nhị đầu ngoài và rãnh nhị đầu trong cách nhau bởi cơ
nhị đầu. Hai rãnh gặp nhau phía dưới tạo thành hình chữ V. Vì vậy toàn bộ vùng khuỷu trước
lõm thành một hố gọi là hô' khuỷu (fossa cubitalis) tương đương với hô' kheo ((fossa poplitea) ở
chi dưới.

Cơ nhị
đáu cánh tay
Thần kinh giữa
Thần kinh quay -
Đông mạch
cánh tay

Trê cân cơ nhị đầu


cánh tay
Nhánh sâu _

Nhánh nông —
Cơ sấp tròn

r Động mạch trụ


Cơ cánh tay quay

Động mạch quay

Hình 5.2 : Vùng khuỷu trước (lớp sâu).

2.2. RÃNH NHỊ ĐẦU trong.


2.2.1. Các thành.
- Thành sau : khớp khuỷu và cơ cánh tay.
- Thành ngoài : gân cơ nhị đầu.
- Thành trong : toán cơ trong.
- Thành trước : da và mạc nông, được tăng cường bởi trê cân cơ nhị đầu.
2.2.2. Các thành phần trong rãnh nhị đầu trong.
— Động mạch cánh tay : sau khi đi trong ông cánh tay, động mạch đi trong rãnh nhị đầu
trong, qua dưới nếp khuỷu 3 cm chia làm hai ngành cùng là động mạch quay và trụ.

85
- Dây thần kinh giữa : đi phía trong động mạch rồi cùng động mạch đi xuống cẳng tay
(H.5.2) và (H.5.5).

2.3. RÃNH NHỊ ĐẦU ngoài.

2.3.1. Các thành.


- Thành sau : khớp khuỷu và cơ cánh tay.
— Thành trước : Da và mạc nông.
- Thành ngoài: toán cơ ngoài.
- Thành trong : gân cơ nhị đầu.
2.3.2. Các thành phần trong rãnh nhị đầu ngoài.
- Động mạch bên quay là ngành trước của động mạch cánh tay sâu, nối với động mạch
quặt ngược quay.
- Dây thần kinh quay ở ngang mức nếp khuỷu thì chia làm hai ngành cùng xuô'ng cẳng
tay : nhánh nông và nhánh sâu (thần kinh gian cốt sau) (H.5.2.) và (H.5.5.).

Dộng mạch cánh tay

Dộng mạch bên trụ trên


Động mạch
cánh tay sâu
Dộng mạch bên trụ dưới

Dộng mach
bến quay Nhánh trước

Động mạch
Nhánh sau
bên giữa

Dộng mạch
quặt ngược quay — Dộng mạch quặt ngược trụ
Động mạch —
quặt ngược gian cốt

Động mạch
gian cốt trước
Động mạch gian
cốt sau

Dộng mạch trụ


Dộng mạch quay

Hình 5.3 : Mạng mạch khớp khuỷu.

86
VÙNG KHUỶU SAU
(regio cubiti posterior)

Hình 5.4 : Vùng khuỷu sau

Ở phía sau khớp khuỷu, khi duỗi cẳng tay thì ở giữa là mỏm khuỷu, hai bên có hai rãnh
(H.5.4).

1. RÃNH NGOÀI là rãnh mỏm trên lồi cầu ngoài - mỏm khuỷu, không có gì đặc biệt.

2. RÃNH TRONG hay rãnh thần kinh trụ thì hẹp và sâu, trong rãnh có dây thần kinh trụ đi
giữa hai bó của cơ gấp cổ tay trụ và vòng nốì giữa động mạch bên trụ trên và động mạch quặt
ngược trụ sau.

MẠNG MẠCH KHỚP KHUỶU (H.5.3)

Ớ khuỷu có hai vòng nôi :


1. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong do các động mạch :
- Động mạch bên trụ trên. Động mạch bên trụ dưới. Động mạch quặt ngược trụ (nhánh
trước và nhánh sau)
2. Vòng nôi quanh mỏm trên lồi cầu ngoài do các động mạch :
- Động mạch bên giữa. Động mạch bên quay. Động mạch gian cốt quặt ngược của động
mạch gian cốt sau (ngành bên của động mạch trụ). Động mạch quặt ngược quay.

87
Gân cơ nhị đầu cánh tay
Tĩnh mạch đầu và
thần kinh cơ bì Tĩnh mạch nền và thần kinh
Động mạch quặt ngược quay— bì cẳng, tay trong

Thần kinh quay -------


Động mạch cánh tay
Cơ cánh tay quay,.__
Thần kinh giữa
Cơ cánh tay
Cơ duỗi
cổ tay quay dài Cơ sấp tròn

Cơ ngửa

Thần kinh trụ

Dộng mạch
bền trụ trên
Mỏm khuỷu

Hình 5.5 : Thiết đồ ngang qua khuỷu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

39. Thành phần nào sau đây đi trong rãnh nhị đầu trong :
a) Tĩnh mạch giữa nền. d ) a và b đúng.
b) Thần kinh giữa. e )a , bvà c ềuu úúgg.
c) Động mạch bên trụ trên.
40. Người ta thường tiêm tĩnh mạch ở tĩnh mạch giữa nền vì :
a) Tĩnh mạch giữa nền nằm ở nông.
b) Có động mạch cánh tay ở máng nhị đầu trong làm môc.
c) Thần kinh bì cảng tay trong nằm sâu hơn tĩnh mạch.
d) a và c đúng.
e) a, b, c đều đúng.
41. Câu nào sau đây SAI :
a) Động mạch bên quay là nhánh trước của động mạch cánh tay sâu.
b) Động mạch bên giữa là nhánh sau của động mạch cánh tay sâu
c) Động mạch bên trụ dưới là nhánh của động mạch cánh tay.
d) Động mạch quặt ngược quay là nhánh của động mạch gian côt.
e) Động mạch gian cô't tách từ động mạch trụ.

88
42. Động mạch nào sau đây KHÔNG tham gia vào vòng nốì quanh mỏm trên lồi cầu ngoài :
a) Động mạch quặt ngược trụ.
b) Động mạch bên giữa.
c) Động mạch bên quay.
d) Động mạch quặt ngược gian cốt.
e) Động mạch quặt ngược quay.
43. Hố khuỷu được giới hạn bên ngoài bởi :
a) Cơ sấp tròn.
b) Tĩnh mạch giữa đầu.
c) Cơ cánh tay quay.
d) Cơ cánh tay.
e) Cơ nhị đầu cánh tay.

89
6 CẲNG TAY

MỤC TIÊU BẢI GIÁNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Kể được tên các cơ, chức năng các nhóm thực hiện chung một động tác và thần kinh
chi phối cho các cơ đó ở vùng cẳng tay trước và sau.
2. Mố tả được liên quan của 5 bó mạch thần kinh ở cẳng tay.
3. Vẽ thiết đồ ngang 1/3 trên và 1/3 dưới cẳng tay.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên xác, mố hình, tranh vẽ các lớp cơ vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau.
2. Tìm được trên xác và các phương tiện thực tập khác 5 bó mạch thần kinh vùng cẳng tay.

GIỚI HẠN

Cẳng tay được giới hạn từ đường thẳng ngang ở dưới nếp gấp khuỷu hai khoát ngón tay
đến nếp gấp xa nhất ở cổ tay. cẳng tay chia làm hai vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng
tay sau ngăn cách nhau bởi xương quay, xương trụ và màng gian cốt.

VÙNG CẮNG TAY TRƯỚC


(regio antebrachii anterior)

1. GIỚI HẠN
Vùng cẳng tay trước có nền là mặt trước xương quay, mặt trước màng gian cốt, mặt trước
và mặt trong xương trụ. Bên trong ngăn cách với vùng cẳng tay sau bởi mỏm khuỷu và bờ sau
xương trụ (sờ được ngay dưới da). Bên ngoài, giới hạn bởi bờ trước xương quay (chỉ. sờ được dưới
da ở phần gần cổ tay). Hai giới hạn trong và ngoài khống bắt chéo với các thần kinh vận động
nên có thể mổ vào cẳng tay qua các đường này.

90
2. LỚP NÔNG
2.1. DA VÀ TỔ CHỨC TẾ BÀO DƯỚI DA.
Dưới da trong lớp mỡ có một mạng tĩnh mạch đổ vào ba tĩnh mạch : ở phía ngoài là tĩnh
mạch đầu (v.cephalica), ở trong là tĩnh mạch nền (v. basilica) và ở giữa là tĩnh mạch giữa cẳng
tay (v.mediana antebrachii). Các tĩnh mạch này đi lên vùng khuỷu trước để góp phần tạo nên
chữ M tĩnh mạch (xem bài Vùng khuỷu trước). Ngoài tĩnh mạch có các nhánh cùng của thần
kinh bì cẳng tay trong ở trong và thần kinh cơ bì ở phía ngoài.
2.2. MẠC NÔNG. Dầy ở trên, mỏng ở dưới. Ở mặt sâu tách ra hai trẽ đi tới bờ trước
xương quay và xương trụ ngăn cách vùng cẳng tay trước với vùng cẳng tay sau.

3. LỚP SÂU

3.1. CÁC Cơ VÙNG CẲNG TAY TRƯỚC (H.6.1 và H.6.2)


Cẳng tay trước có tám cơ xếp thành ba lớp :
- Lớp nông gồm bốn cơ (H.6.3) : cơ sấp tròn (m.pronator teres), cơ gấp cổ tay quay (m.flexor
carpi radialis), cơ gan tay dài (m.palmaris longus), cơ gấp cổ tay trụ (m.flexor carpi ulnaris).
- Lớp giữa gồm một cơ (H.6.I., H.6.2, H.6.4) : cơ gấp các ngón nông (m.flexor digitorum
superficialis).

Dộng mạch quay Thần kinh giữa


Thần kinh quay
(nhánh nông) Cơ sấp tròn

Cơ gấp cổ tay quay

Cơ ngửa Cơ gan tay dài

Cơ gấp Cơ gấp các


ngón nông
ngón cái dài
Cơ gấp cổ
Cơ duôi tay trụ
cổ tay quay dài Co gấp các
ngón sâu
Cơ duỗi Thần kinh trụ
cổ tay quay ngắn

Cơ dạng ngón cái dài

Cơ duỗi - Động mạch tru


các ngón tay
Cơ duỗi ngón
Động mạch và ____ cái ngắn và dài
thần kinh gian cốt trước
Cơ duỗi cổ tay trụ
. , cd duỗi ngón út
Dộng mạch và thần kinh gian cốt sau

Hình 6.1. Thiết đồ ngang 1/3 trên cẳng tay.

91
- Lớp sâu gồm ba cơ (H.6.1, H.6.2, H.6.5) : cơ gấp các ngón sâu (m.flexor digitorum
profundus), cơ gấp ngón cái dài (m. flexor pollicis longus), cơ sấp vuông (m.pronator quadratus).
* Cơ sấp tròn :
Nguyên ủy : đầu cánh tay (caput humerale) : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay, đầu
trụ (caput ulnare) : mỏm vẹt xương trụ.
Bám tận : giữa mặt ngoài xương quay.
Động tác : sấp bàn tay và gấp cẳng tay.
* Cơ gấp cổ tay quay :
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay.
Bám tận : Phần nền xương đốt bàn tay II.
Động tác : gấp cổ tay và khuỷu, dạng cổ tay.
* Cơ gan tay dài :
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay
Bám tận : cân gan tay và mạc giữ gân gấp.
Động tác : căng cân gan tay, gấp nhẹ cổ tay.
* Cơ gấp cổ’ tay trụ :
Nguyên ủy : đầu cánh tay (caput humerale) : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay; đầu trụ
(caput ulnare) : mỏm khuỷu, bờ sau xương trụ.
Bám tận : xương đậu, xương bàn tay V và xương móc.
Động tác : gấp và khép cổ tay.
* Cơ gấp các ngón nông :
Nguyên ủy : đầu cánh tay - trụ (caput humeroulnare) : mỏm trên lồi cầu trong xương cánh
tay và mỏm vẹt xương trụ.
đầu quay (caput radiale) : nửa trên bờ trước xương quay.
Bám tận : đốt giữa xương ngón tay II đến V bằng 2 chẽ (gân thủng) để cho gân của cơ gấp
các ngón sâu xuyên qua (H.7.5).
Động tác : gấp khớp gian đốt gần các ngón 2, 3, 4, 5 và gấp cổ tay.
* Cơ gấp các ngón sâu :
Nguyên ủy : mặt trước và mặt trong xương trụ, màng gian cốt.
Bám tận : đốt xa xương ngón tay II đến V, sau khi xuyên qua gân thủng của cơ gấp các
ngón nông (gân xuyên) (H.7.5).
Động tác : gấp khớp gian đốt xa các ngón 2, 3, 4, 5 và gấp cổ tay.
* Cơ gấp ngón cái dài :
Nguyên ủy : giữa mặt trước xương quay.
Bám tận : dốt xa xương ngón tay I.
Động tác : gấp ngón 1.
* Cơ sấp vuông :
Nguyên ủy : mặt trước xương trụ (1/4 xa).
Bám tận : mặt trước xương quay (1/4 xa).
Động tác : sấp cẳng tay và bàn tay.

92
Nhận xét:
- Các cơ cẳng tay trước nằm ở mặt trước và bờ trong cẳng tay.
- Thường các cơ lớp nông và giữa trở thành gân ở khoảng giữa cẳng tay.
Các cơ lớp sâu trở thành gân ở khoảng 1/3 xa của cẳng tay (H.6.2).
- Các gân của cơ gấp các ngón sâu nằm cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng. Các gân
của cơ gấp các ngón nông xếp thành hai lớp; gân ngón 3 và 4 xếp thành lớp trước, gân ngón 2
và 5 xếp thành lớp sau. Khi đi qua mạc giữ gân gấp, các gân gấp các ngón nông xếp liên tục
nhau trên một mặt phẳng.
- Các bó cơ gấp nông 2 và 5 gián đoạn ở giữa bởi các gân trung gian, tạo thành các cơ
nhị thân, mỗi thân nhận một nhánh thần kinh.
- Tất cả các cơ của vùng cẳng tay trước đều do thần kinh giữa chi phối ngoại trừ cơ gấp
cổ tay trụ và 2 bó trong của cơ gấp các ngón sâu (do thần kinh trụ).

Cơ gấp cổ tay quay

Tĩnh mạch quay nông Thần kinh giữa


Mạc sâu Cơ gan tay dài
Thần kinh cơ bì Mạc nông
Bó mạch quay Cơ gấp các ngón nông
Tĩnh mạch trụ nông
Cơ gấp ngón cái dài Thần kinh bì cẳng tay trong

Cơ sấp vuông Cơ gấp cổ tay trụ


Cơ cánh tay quay
Cơ dạng ngón cái dài
Mạch và thần kinh trụ
Cơ duỗi ngón cái ngắn
Cd duỗi cổ tay Cơ gấp các ngón sâu
quay dài
Cơ duỗi Xương trụ
cổ tay quay ngắn
Cơ duỗi cổ tay trụ
Cơ duỗi ngón cái dài
Cơ duỗi ngón tro
Nhánh bì thần kinh quay

Hình 6.2 : Thiết đồ ngang 1/3 dưới cẳng tay

3.2. MẠCH MÁU VÙNG CANG TAY TRƯỚC. Có hai động mạch lớn ở vùng cẳng tay
trước là động mạch trụ và động mạch quay.
3.2.1. Động mạch trụ (a.ulnaris) (H.6.6, H.6.7) là nhánh cùng của động mạch cánh tay,
bắt đầu từ 3cm dưới nếp khuỷu, đi xuống cẳng tay phía sau các cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay,

93
Cơ sấp tròn -

cơ gấp
Cổ tay quay'

Cơ gan
tay dài
Cơ gấp
cổ tay trụ

V
CS7

Hình 6.3 : Các cơ lớp nông vùng cẳng tay trước

cơ gan tay dài và cơ gấp các ngón nông. Ớ cung xơ nô'i hai đầu cánh tay trụ và đầu quay của cơ
gấp các ngón nông, động mạch bắt chéo phía sau thần kinh giữa (qua trung gian đầu trụ cơ sấp
tròn). Động mạch đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa động mạch nằm
sau cơ gấp cổ tay trụ, cơ tùy hành của động mạch trụ, và đi cùng với thần kinh trụ. Đến cổ tay,
đi trước mạc giữ gân gấp ở bên ngoài xương đậu và đi vào bàn tay để tận cùng ở đó (xem bài
Bàn tay). Phía sau động mạch trụ là các cơ bao phủ mặt trước xương trụ : cơ cánh tay, cơ gấp
các ngón sầu. Động mạch trụ có hai tĩnh mạch đi kèm.

Người ta không bắt mạch trụ ở cổ tay vì phía trước động mạch bị che bởi một trẽ nông
của mạc giữ gân gấp, căng từ cơ gấp cổ tay trụ đến xương thang.

Động mạch trụ cho các nhánh (H.6.7) :

— Động mạch quặt ngược trụ (a.recurrens ulnaris) chia hai nhánh trước (ramus anterior)
và nhánh sau (ramus posterior) góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu (rete articulare cubiti).

94
Cơ cánh tay

Thần kinh quay- • ' ' 11


Động mạch cánh tay
Cơ nhị đầu _
Thần kinh giữa
cánh tay

1 /\* '\ỉ Cơ sấp tròn


Cơ cánh
Cơ gấp cổ tay quay
tay quay

Cơ gan tay dài

71 Cơ gấp cổ tay trụ

Cơ gấp — Thần kinh trụ


các ngón nông
Động mạch trụ

Động mạch gian cốt trước

Dộng mạch quay

Cơ gấp các ngón sâu

Cơ gấp
ngón cái dài
Gân cơ gấp
các ngón nông
Cơ sấp vuông

Gân cơ gấp
Gân cơ
cổ tay quay
gan tay dài
Thần kinh giữa

Hình 6.4 : Các mạch máu và thần kinh vùng cẳng tay trước
- Động mạch gian cốt chung (a. interossea communis) ngắn, đi tới bờ trên màng gian cốt,
chia làm hai nhánh, động mạch gian cô't trước (a.interossea anterior) đi trước màng gian cốt
(cùng với thần kinh gian cốt trước tạo thành bó mạch, thần kinh gian cốt trước) và động mạch
gian cốt sau (a.interossea posterior) đi sau màng gian cốt. Động mạch gian cốt trước cho động
mạch giữa (a.mediana) đi kèm với thần kinh giữa. Động mạch gian cốt sau cho động mạch gian
cốt quặt ngược, góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay (ramus carpeus palmaris) và nhánh mu cổ tay (ramus carpeus
dorsalis) nối nhau quanh cổ tay.
- Nhánh gan tay sâu góp phần vào cung động mạch gan tay sâu.
Cuôi cùng, động mạch trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay.

95
Hình 6.5 : Các cơ lớp sâu vùng cẳng tay trước

3.2.2. Động mạch quay (a.radialis) (H.6.1, H.6.2, H.6.4, H.6.7) là nhánh cùng của động
mạch cánh tay, bắt đầu từ 3cm dưới nếp khuỷu, hướng về phía ngoài cẳng tay. So với động
mạch trụ, động mạch quay ở nông hơn. Phía trước và phía ngoài, động mạch bị che phủ bởi cơ
cánh tay quay, cơ tùy hành của động mạch quay. Phía trong, ở 1/3 trên, động mạch liên hệ với
cơ sấp tròn, và ở 2/3 dưới là cơ gấp cổ tay quay. Ngay phía sau động mạch là các cơ bọc mặt
trước xương quay : cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngửa tay, cơ sấp tròn, bó quay cơ gấp các ngón nông,
cơ gấp ngón cái dài, cơ sấp vuông. Ớ 1/3 dưới, động mạch tựa vào mặt trước đầu dưới xương
quay (mạch quay bắt được ở đây). Sau đó, động mạch quay đi vòng ra phía sau để vào bàn tay
qua hõm lào. Hõm lào được giới hạn bởi phía trong là gân cơ duỗi ngón cái dài và phía ngoài là

96
gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón cái ngắn. Động mạch quay tận cùng ở gan tay (xem bài
Bàn tay). Nhánh nông thần kinh quay chỉ đi cùng động mạch ở 1/3 giữa cẳng tay. Động mạch
quay cho các nhánh (H.6.7) :
- Động mạch quặt ngược quay (a. recurrens radialis) góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
- Nhánh gan cổ tay (ramus carpeus palmaris) nối với nhánh gan cổ tay của động mạch trụ.
- Nhánh gan tay nông (ramus palmaris superficialis) góp vào cung gan tay nông.
- Nhánh mu cổ tay (ramus carpeus dorsalis) nối với nhánh mu cổ tay của động mạch trụ,
tạo thành mạng mu cổ tay (rete carpi dorsale).
- Động mạch ngón cái chính (a.princeps pollicis).
Cuối cùng, động mạch quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay.
94,3% nguyên ủy động mạch quay và trụ ở người Việt Nam ở 3 cm dưới nếp khuỷu, 3% có
nguyên ủy ở giữa cánh tay, 1,5% động mạch trụ có nguyên ủy từ nách, trong trường hợp này
động mạch trụ nhỏ không tham gia tạo nên cung động mạch gan tay nông, do đó động mạch
giữa phát triển lớn bất thường và xuống góp phần tạo nên cung động mạch gan tay nông.

Thần kinh quay Thần kinh trụ

Cơ cánh tay Dộng mạch cánh tay


Thần kinh giữa

Dộng mạch quay Dõng mạch trụ

Nhanh nông
thần kinh quay
Cơ gan tay dài

Cơ gấp _ Cơ gấp cổ tay trụ


có tay quay
Thần kinh trụ

Dộng mạch quay xương đậu


Động mạch và thần kinh trụ
Thần kinh giữa

Hình 6.6 : Mạch máu và thần kinh cẳng tay ở một số vị trí mốc quan trọng

97
3.3. THẦN KINH

Vùng cẳng tay trước có ba thần kinh.

3.3.1. Thần kỉnh trụ (H.6.4, H.6.6) đi từ phía sau mỏm trên lồi cầu trong đến phía ngoài
xương đậu rồi đi phía trước mạc giữ gân gấp để vào bàn tay. Ớ cẳng tay thần kinh trụ nằm
trước cơ gấp các ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ. Động mạch trụ đi cùng với thần kinh trụ ở
2/3 dưới và nằm bên ngoài thần kinh trụ. Ớ phía trên cổ tay thần kinh trụ cho nhánh vận
động một cơ rưỡi : cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu (ngón 4 và 5).
3.3.2. Nhánh nông thần kinh quay : là một trong hai nhánh cùng của thần kinh quay.
Sau khi đi qua bao khớp khuỷu, thần kinh đi xuống phía sau cơ cánh tay quay, phía trước cơ
duỗi cổ tay quay dài, rồi đi ra phía sau giữa hai cơ này và ra dưới da ở khoảng 3,0 cm trên
mỏm trâm xương quay để xuống cảm giác cho nửa ngoài mu tay. Động mạch quay nằm bên
trong và đi cùng với thần kinh quay ở 1/3 giữa cẳng tay.

Dộng mạch cánh tay

Dộng mạch Nhánh trước


quặt ngược qua_
Nhánh sau

Động mạch quặt ngược trụ


Dộng mạch
quặt ngược gian c
Động mạch gian cốt chung
Động mạch
gian cốt sau

Động mạch giữa

Động mạch quay ~~ Động mạch gian cốt trước

Động mạch trụ

Nhánh gan cổ
Nhánh gan cổ tay

Nhánh mu cổ tay

Nhánh mu cổ tay
Nhánh gan tay sâu
Nhánh gan tay nõny

Hình 6.7 : Động mạch quay, động mạch trụ và các nhánh bên

98
3.3.3. Thần kinh giữa (H.6.4, H.6.5) đi từ giữa nếp gấp khuỷu đến giữa nếp gấp cổ tay theo
trục giữa cẳng tay (vì vậy có tên là thần kinh giữa). Thần kinh đi sâu dưới cơ sấp tròn hoặc giữa 2
đầu của cơ này, sâu hơn cơ gấp cổ tay quay, cơ gấp các ngón nông (trong bao cơ này) và cơ gan tay
dài. Phía sau thần kinh giữa là các cơ phủ trước xương trụ : cơ cánh tay, cơ gấp các ngón sâu. Thần
kinh giữa bắt chéo động mạch trụ ở 1/3 trên cẳng tay, và đi kèm với động mạch giữa (thường là
một nhánh nhỏ). Thần kinh giữa vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay trước (ngoài trừ cơ gấp cổ
tay trụ và nửa trong cơ gấp các ngón sâu thì được vận động bởi thần kinh trụ). Riêng nhánh vận
động cho cơ sấp vuông gọi là dây thần kinh gian cốt trước (n.interosseus anterior). Ớ một phần ba
dưới cẳng tay, thần kinh giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp nông các ngón. Thần kinh là thành phần ở
nông nhất và ngoài nhất so với các gân này (H.6.2 và 6.4).

VÙNG CẲNG TAY SAU


(regìo antebrachii posterior)

1. GIỚI HẠN

Vùng cẳng tay sau có nền là mặt sau xương trụ, mặt sau màng gian cốt, mặt sau và mặt
ngoài xương quay. Các giới hạn trong và ngoài giống như ở vùng cẳng tay trước.

2. LỚP NÔNG

2.1. DA VÀ LỚP Tổ CHỨC TẾ BÀO DƯỚI DA : Dưới lớp da mềm mại là một mạng tĩnh
mạch và các nhánh cùng của dây thần kinh bì cẳng tay trong ở trong, của dây cơ bì ở ngoài và
nhánh bì cẳng tay sau (n.cutaneus antibrachii posterior) của dây quay ở giữa.
2.2. MẠC NÔNG. Rất dày, nhất là ở phía trên.

3. LỚP SÂU

3.1. CÁC VỪNG Cơ CANG tay SAU. Các cơ vùng cẳng tay sau xếp thành hai lớp, một
lớp nông và một lớp sâu. Lớp nông chia làm hai nhóm, nhóm ngoài và nhóm sau.
3.1.1. Nhóm ngoài của lớp nông (H.6.1, H.6.8) có ba cơ :
* Cơ cánh tay quay (m.brachioradialis).
Nguyên ủy : 2/3 trên gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ ngoài cánh
tay.
Bám tận : nền mỏm trâm xương quay.
Động tác : gấp cẳng tay, sấp cẳng tay nếu cẳng tay đang ngửa, và ngửa cẳng tay nếu
cẳng tay đang sấp.
* Cơ duỗi cổ tay quay dài (m.extensor carpi radialis longus).
Nguyên ủy : 1/3 dưới gờ của mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, vách gian cơ ngoài
cánh tay.
Bám tận : nền xương bàn tay II.
Động tác : duỗi và dạng bàn tay, cố' định cổ tay trong lúc gấp và duỗi các ngón tay.

99
Cơ ngửa

Cơ duỗi các ngón tay Thán kinh gian cốt sau

Cơ duỗi ngón út

Cơ duôi cổ tay trụ

Cơ dạng ngón cái dài

— Cd duỗi ngón cái ngắn

Động mạch gian cốt sau

Cơ duỗi ngón cái dài

Cơ duỗi ngón trỏ

Hình 6.8 : Vùng cẳng tay sau


* Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (m. extensor carpi radialis brevis)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Bám tận : nền xương bàn tay III.
Động tác : duỗi và dạng cổ tay.

3.1.2. Nhóm sau của lớp nông (H.6.1, H.6.8) có bốn cơ.
* Cơ duỗi các ngón (m. extensor digitorum)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay.
Bám tận : bốn gân đến nền xương đốt các ngón tay II, III, IV, V.
Động tác : duỗi ngón tay và cổ tay.

100
* Cơ duỗi ngón út (m. extensor digiti minimi)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay.
Bám tận : mu đốt gần xương ngón tay V.
Động tác : duỗi ngón út.
* Cơ duỗi cổ tay trụ (m. extensor carpi ulnaris)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, mạc cẳng tay.
Bám tận : nền của xương bàn tay V.
Động tác : duỗi và khép bàn tay, cố định cổ tay trong lúc gấp và duỗi các ngón tay.
* Cơ khuỷu (m. anconeus)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay.
Bám tận : bờ ngoài mỏm khuỷu và mặt sau xương trụ.
Động tác : duỗi cẳng tay.
3.1.3. Các cơ của lớp sâu (H.6.1, H.6.8).
* Cơ dạng ngón cái dài (m. abductor pollicis longus)
Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, xương quay và màng gian cốt.
Bám tận : nền xương đốt bàn tay I (phía ngoài).
Động tác : dạng ngón cái và bàn tay.
* Cơ duỗi ngón cái ngắn (m. extensor pollicis brevis)
Nguyên ủy : mặt sau xương quay và màng gian cốt.
Bám tận : nền xương đốt gần ngón cái.
Động tác : duỗi đốt gần ngón cái, dạng bàn tay.
* Cơ duỗi ngón cái dài (m. extensor pollicis longus)
Nguyên ủy : mặt sau 1/3 giữa xương trụ, màng gian cốt.
Bám tận : xương đốt xa ngón cái.
Động tác : duỗi đốt xa ngón cái, dạng bàn tay.
* Cơ duỗi ngón trỏ (m. extensor indicis)
Nguyên ủy : mặt sau xương trụ, màng gian cốt
Bám tận : vào gân ngón trỏ của cơ duỗi các ngón tay để tăng cường cho gân này.
Động tác : duỗi đốt gần ngón trỏ.
* Cơ ngửa (m. supinator)
Nguyên ủy : mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, dây chằng bên ngoài, dây chằng vòng
quay, mào cơ ngửa tay xương trụ. Cơ xếp làm hai lớp chồng lên. nhau và quấn quanh phía ngoài
cổ xương quay. -
Bám tận : mặt ngoài và bờ sau xương quay.
Động tác : ngửa cẳng tay và bàn tay.
Đặc điểm chung của các cơ vùng cẳng tay sau là :
- Các cơ vùng cẳng tay sau nằm ở bờ ngoài và mặt sau cẳng tay.

101
- Các cơ lớp nông trở thành gân ở khoảng giữa cẳng tay, các lớp cơ sâu trở thành gân ở
1/3 xa của cẳng tay.
- Tất cả các cơ của vùng đều do các nhánh bên hoặc nhánh cùng sau của thần kinh quay
chi phối.
3.2. MẠCH MÁU VÀ THAN KINH VÙNG CANG TAY SAU (H.6.8) nằm giữa lớp cơ nông
và lớp cơ sâu. Vùng cẳng tay sau có động mạch và thần kinh gian cốt sau.
- Động mạch gian cốt sau (a. interossea posterior) là nhánh của động mạch gian cốt
chung, có hai tĩnh mạch đi kèm.
- Thần kinh gian cốt sau (n. interosseus posterior) là nhánh cùng sâu của thần kinh quay
vận động tất cả các cơ của vùng cẳng tay sau, trừ cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài là
do các nhánh bên các thần kinh quay chi phôi. Thần kinh gian cốt sau, sau khi tách ra cùng
với nhánh cùng nông của thần kinh quay ở rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu trước thì đi
giữa hai lớp cơ ngửa rồi tỏa ra thành nhiều nhánh ở giữa hai lớp cơ của vùng cẳng tay sau để
vận động các cơ vùng này (H.6.8).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

44. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc lớp sâu vùng cẳng tay sau :
a) Cơ duỗi ngón út.
b) Cơ duỗi ngón trỏ.
c) Cơ duỗi ngón cái dài.
d) Cơ duỗi ngón cái ngắn.
e) Cơ dạng ngón cái dài.
45. Cơ nào sau đây KHÔNG có ở khu trước cẳng tay :
a) Cơ gấp ngón cái dài.
b) Cơ gan tay dài.
c) Cơ sấp vuông.
d) Cơ cánh tay quay.
e) Cơ gấp cổ tay quay.
46. Đi cùng với thần kinh giữa là :
a) Động mạch giữa, thường xuất phát từ động mạch gian co't chung.
b) Động mạch giữa, thường xuất phát từ động mạch gian cô't trước.
c) Động mạch gian cốt trước, xuất phát từ động mạch trụ.
d) Động mạch giữa, thường xuất phát từ động mạch trụ.
e) Động mạch gian cốt trước, xuất phát từ động mạch cánh tay.

102
47. Bó mạch thần kinh gian cốt sau gồm :
a) Động mạch gian cốt sau, nhánh của động mạch gian cốt chung.
b) Thần kinh gian cốt sau, nhánh của thần kinh giữa.
c) Thần kinh gian cốt sau, nhánh của thần kinh quay.
d) a và b đúng.
e) a và c đúng.

48. Thần kinh quay KHÔNG vận động cho cơ :


a) Dạng ngón, tay cái dài. d ) Duỗi ggón tay cái ngắn.
b) Dạng ngón tay cái ngắn. e y Duỗy cổ aay quay dài.
c) Duui ngón tay cái dài.

Câu 49, 50, 51, dùng chung bảng trả lời sau :
I. Cơ sấp tròn. V. Cơ gấp cổ tay trụ.
II. Cơ gấp các ngón nông. VI. Cơ gấp ngón cái dài.
III. Cơ gấp các ngón sâu. VII. Cơ gan tay dài.
IV. Cơ gấp cổ tay quay. VIII. Cơ sấp vuông.
Chọn những số thích hợp cho các câu hỏi sau : (Chọn 1 hay nhiều số).
49. Nhữữg cơ thuộộ 1 ớp ynnn vùng cẳnn tay trướclà :
50. NhũữLn cc thufc lớp yiữữ vv^^ ecn^n^ tt^a^ tti^c^clà :
51. Những cơ thuộc lpp sâu vùng cẳng tay trớpc là :
Dùng hình vẽ dưới đây để trả lời các câu hỏi 52, 53, 54, 55, 56.

103
52. Chi tiết số (1) trên hình vẽ là :
a) Cơ sấp vuông.
b) Cơ gấp ngón cái dài.
c) Một phần cơ gấp các ngón sâu.
d) Cơ gấp cổ tay quay.
e) Tất cả đều sai.
53. Chi tiết số (2) trên hình vẽ là :
a) Động mạch cánh tay.
b) Động mạch giữa.
c) Động mạch trụ.
d) Động mạch gian cốt.
e) Thông thường không có động mạch nào ở vị trí này.
54. Chi tiết số (3) trên hình vẽ là :
a) Cơ duỗi các ngón tay.
b) Cơ duỗi cổ tay trụ.
c) Cơ duỗi ngón cái ngắn.
d) Cơ duỗi ngón cái dài.
e) Cơ duỗi ngón út.

55. Cơ dạng ngón cái dài nằm ở vị trí :


a) a
b) b
c) c
d) d
e) Không thấy được trên thiết đồ này.
56. Vẽ thêm vào hình vẽ vị trí (nếu có) của các cơ :
- Cơ cánh tay quay.
- Cơ duỗi cổ tay quay dài.
- Cơ duỗi cổ tay quay ngắn.
- Cơ ngửa.

104
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn
Thần kinh giữa — Thần kinh cơ gấp các ngón nông
Cơ sấp tròn
Cơ duỗi cổ tay quay dài__ Cơ gấp các ngón nông

Cơ cánh tay quay .


Cơ gấp cổ tay quay
Nhánh nông thần kinh quay Cơ gan tay dài
Cơ sấp tròn —
Dộng mạch quay —

Cơ gấp các ngón sâu


- Cơ gấp cổ tay trụ
Cơ gấp ngón cái dài

Động mạch và thần kinh Dộng mạch trụ


gian cốt trước
Thán kinh trụ

Thán kinh giữa


.. Cơ sấp vuông

Gân cơ gan tay dài

Gân cơ gấp cổ tay quay

Anh IV : Vùng câng tay trước (lớp sâu).

105
[7] BÀN TAY

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Kể tên các cơ, chức năng các cơ theo từng ô, thần kinh chi phối các cơ đó và giải thích
tư thế của bàn tay khi bị liệt các thần kinh quay, giữa và trụ.
2. Mô tả đường đi, liên quan các nhánh cùng của thần kinh giữa, thần kinh trụ, thần
kinh quay ở bàn tay.
3. Vẽ sơ đồ các cung động(mạch ở gan tay, và hình chiếu cung mạch gan tay nông trên da.
4. Nêu các cấu tạo của bàn tay (xương, cơ, động tác) thích ứng với chức năng cầm nắm của
bàn tay.
5. Mô tả các bao hoạt dịch và bao sợi của bàn tay.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP

1. Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ các cơ ở bàn tay, các bao hoạt dịch và các bao sợi.
2. Chỉ được trên xác các cung động mạch, các nhánh cùng của thần kinh giữa, thần kinh
trụ, thần kinh quay ở bàn tay.

GIỚI HẠN CỦA BÀN TAY

Bàn tay giới hạn từ nếp gấp cổ tay xa nhất đến đầu các ngón tay, được chia làm hai
phần : gan tay và mu tay.

GAN TAY
(palma manus)

1. LỚP NÔNG
1.1. DA VÀ TÔ CHỨC DƯỚI DA. Da dày và dính chắc trừ ở vùng mô cái. Trên mặt da ở

106
đầu ngón và bàn tay có các nếp vân da đặc trưng riêng cho từng người và từng quần thế' người,
1.2. mạch và thần kinh nông, Tĩnh mạch nông rất nhỏ và ít. Thần kinh nông gồm
có nhánh bì của dây thần kinh giữa ở phía ngoài, của dây thần kinh trụ ở phía trong và của
dây quay và dây cơ bì ở phía trên.
1.3. MẠC NÔNG. Mạc nông dầy ở giữa gọi là cân gan tay và mỏng ở hai bên mô cái và
mô út. ớ phía mô cái, mạc bám từ bờ ngoài xương dốt bàn tay I đến bờ trước xương đốt bàn III
tạo nên ô mô cái. ơ phía mô út, mạc bám từ bờ trước của xương đốt bàn V tạo nên ô mô út.
Giữa ô mô cái và ô mô út là ô giữa có gân các cơ gấ'p (H.7.1).
1.4. CÂN GAN TAY. Cân cơ gan tay dài bắt chéo phía trước mạc giữ gân gấp, đến gan tay
chia làm bốn dải rộng đến nền bốn ngón tay. Ớ gần đầu các xương bàn tay, các dải này nối
nhau bởi các bó ngang (fasciculi transversi). Gần bờ các ngón tay, có những dải cân ngang
riêng biệt khác gọi là dây chằng đốt bàn tay ngang nông (lig. metacarpeum transversum
superficiale).

2. LỚP SÂU.
2.1. MẠC GIỮ GÂN GẤP (retinaculum flexorum). Mu cổ tay lồi theo chiều ngang do tác
dụng của mạc giữ gân gấp. Mạc giữ gân gấp cùng với các xương cổ tay tạo thành một ống
xương xơ gọi là ống cổ tay (canalis carpi) (H.7.3). Bên trong, mạc này bám vào xương đậu và
móc xương móc, bên ngoài bám vào củ xương thuyền và củ xương thang. Mạc này giữ các gân
gấp không bật ra ngoài khi cổ tay gấp.
2.2. CÁC Cơ GAN TAY (H.7.1).

Gân cơ Ngón cái nong-- ___ Gâ n cơ gấp


gấp
các ngón sâu
Ngón cái dài-
---- Cơ giun

Cơ gấp ngón cái ngắ


Động mạch và
thần kinh gan
ngón chung
Cơ đối ngón cái—
Cơ gấp ngón út ngắn
Cơ dạng ngón út
Cơ dạng ngón cái ngắợ_
Cơ đối ngón út

Cơ, Ngón cái ngắn


duỗi
Ngón cái dài ứŨ/
£ Jơ/


Gân cơ duỗi
ngón út
Động mạch
Cơ gian cốt gan tay I
gan đốt bàn tay
Cơ khép ngón cái
Cơ gian cốt
Cơ gian cốt mu tay-
gan tay II, III, IV
Gân cơ duỗi các
ngón tay

Hình 7.1 : Thiết đồ ngang bàn tay qua các xương đốt bàn tay

107
Dộng mạch gan
ngón riêng re -J
t w '7
\v 1 1
'IV
'11
Dộng mạch gan
tl Y
'\ì Động mạch quay
ngón chung 1 \ ngón trỏ
Dộng mạch gan ■ 1
_______ - 1 Cung gan tay sâu
đốt bàn tay
Động mạch
ngón cái chinh
Nhánh gan
tay sâu Cung gan tay nông

Nhánh gan tay nông

Động mạch trụ Động mạch quay

Hình 7.2 : Cung động mạch gan tay nông và sâu

Các cơ gan tay chia làm ba nhóm : nhóm cơ mô cái ở ngoài, nhóm cơ mô út ở trông, các
gân gấp và các cơ giun ở giữa. Ngoài ra còn có bốn cơ gian cốt gan tay sẽ được mô tả ở phần
mu tay.
2.2.1. Các cơ mô cái (H.7.1, H.7.4). Có bốn cơ :
* Cơ dạng ngón cái ngắn (m.abductor pollicis brevis).
Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, củ xương thuyền, củ xương thang.
Bám tận : Phía ngoài nền xương đốt gần ngón cái.
Động tác : Dạng ngón cái, và phần nào đối ngón cái.
* Cơ gấp ngón cái ngắn (m.flexor pollicis brevis).
Nguyên ủy : - Đầu nông (caput superficiale) : củ xương thang, mạc giữ gân gấp.
— Đầu sâu (caput profundum) : xương thê và xương cả.
Bám tận : - Đầu nông : phía ngoài của nền xương đốt gần ngón cái.
— Đầu sâu : phía trong của nền xương đốt gần ngón cái.
Động tác : Gấp đốt gần ngón cái.
* Cơ đối ngón cái (m. opponens pollicis).
Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, củ xương thang.
Bám tận : Bờ ngoài của xương bàn tay I.
Động tác : Đôi ngón cái với các ngón khác.

108
* Cơ khép ngón cái (m. adductor pollicis).
Nguyên ủy : - Đầu chéo (caput obliquum) : xương cả, nền xương bàn tay II và III.
- Đầu ngang (caput transversum) : mặt trước xương bàn tay III.
Bám tận : Bên trong nền xương đốt gần ngón cái.
Động tác : Khép ngón cái và phần nào đối ngón cái.
2.2.2. Các cơ mô út (H.7.1, H.7.4) Có bốn cơ :
* Cơ gan tay ngắn (m. palmaris brevis).
Nguyên ủy : Cân gan tay, mạc giữ gân gấp.
Bám tận : Da bờ trong bàn tay.
Động tác : Căng da gan bàn tay.
Dộng mạch trụ
Các gằn gấp các ngón nông
Mạc giữ các gằn gấp Thán kinh trụ
Thần kinh giữa
Xương
Gằn gấp cổ tay quay móc

Gằn gấp ngón cái dài Các gằn gấp


xương các ngón sằu
Xươn

A. CẮT QUA HÀNG DƯỚI XƯƠNG cổ TAY

Hình 7.3. Thiết đồ ngang qua ống cổ tay

* Cơ dạng ngón út (m. abductor digiti minimi).


Nguyên ủy : Xương đậu và gân cơ gấp cổ tay trụ.
Bám tận : Bên trong của nền xương đốt gần ngón út.
Động tác : Dạng ngón út và giúp vào động tác gấp đốt gần ngón út.
* Cơ gấp ngón út ngắn (m. flexor digiti minimi brevis).
Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, móc xương móc.
Bám tận : Bên trong của nền xương đốt gần ngón út.
Động tác : Gấp ngón út.

109
* Cơ đối ngón út (m. oppenens digiti minimi).
Nguyên ủy : Mạc giữ gân gấp, móc xương móc.
Bám tận : Bờ trong xương bàn tay V.
Động tác : Làm sâu lòng bàn tay, đưa xương bàn tay V ra trước.
2.2.3. Các gân gấp (H.7.1, H.7.5).
Các gân cơ gấp các ngón nông và gấp các ngón sâu sau khi đi qua ống cổ tay thì xếp
thành hai lớp : bỏn gân gấp các ngón nông ở lớp trước va bốn gân gap các ngón sau ở lớp sau.
Đến ngón tay, các gân cơ gấp các ngón nông tách đôi nên gọi là gân thủng và bám vào hai bên
mặt trước đốt giữa. Gân cơ gấp các ngón sâu chui qua chỗ tách đôi của gân cơ gấp các ngón
nông nên gọi là gân xuyên và bám vào mặt trước của nền xương đốt xa. Mỗi chỗ tách đôi của
gân cơ gấp các ngón nông còn cho một trẽ cân đi về bên đốì điện. Hai trẽ này bắt chéo chữ
thập ở phía trước khớp gian đốt gần, tạo thành giao thoa gân (chiasma tendinum). Các gân
gấp được bọc bởi các bao hoạt dịch các ngón tay (vaginae synoviales digitorium manus). Bao
gân cơ gấp ngón cái dài (vagina tendinis m.flexoris pollicis longi) ở ngoài, kéo dài đến đốt ngón
cái và bao hoạt dịch chung của các cơ gấp (vagina synovialis communis mm. flexorum) bọc lấy
các gân cơ gấp các ngón nông và sâu. Trong phần lớn các trường hợp, bao hoạt dịch chung của
các cơ gấp các ngón liên tục với bao hoạt địch ngón tay út và bao gân cơ gấp ngón cái dài. Do
đó, nhiễm trùng bao hoạt dịch ngón út có thể lan đến ngón cái, và ngược lại. ở phần cuối các
gân gấp các ngón nông, gấp các ngón sâu và gấp ngón cái dài có các nếp hình tam giác gọi là
dải ngắn (vinculum breve). Các gân cơ gấp nông và gấp sâu, phía trước các xương đốt gần và
đốt giữa có các phần giống như sợi chỉ, gọi là dải dài (vinculum longum). Các dải gân (vincula
tendinum) nôi từ lá tạng đến lá thành của bao hoạt dịch và cung cấp máu cho các gân gấp.

Dộng gan ngón chung đầu ngang ì Cơ khép


mạch gan đốt bàn tay ngón cái
đầu chéo
Cơ dạng ngón út—
Cơ gấp ngón út ngắn

Cơ đối ngón út'


Cơ dạng
ngón cái ngắn
Cung gan tay sâu Cơ gấp

ĩ Cơ đối ngón cái


Động mạch trụ

Hình 7.4 : Các cơ mô cái và mô út và cung gan tay sâu

110
Bao hoạt dịch
ngón tay

Các cơ giun
Gân gấp
ngón sâu

Giao thoa
gân Bờ gân cơ gấp
r_ 5 ,5.
ngón cái dài

xương móc Mạc giư các


gân gấp
Gân gấp Xương -
đậu
ngón tay Bao hoạt dịch chung
các cơ gấp ngón

B. BAO HOẠT DỊCH VÀ CÁC cơ GIUN

Hình 7.5 : Các gân gấp bao hoạt dịch và các cơ giun

2.2.4. Các cơ giun (mm. lumbricales) (H.7.1, H.7.5B).


Có bốn cơ giun đánh số thứ tự từ ngón cái là 1, 2, 3, 4.
Nguyên ủy : Bám vào các gân cơ gấp các ngón sâu : hai cơ giun 1 và 2 phát xuất từ bên
ngoài gân ngón hai và ngón ba, hai cơ giun 3 và 4 phát xuất từ hai gân kế
cận (ngón bốn và ngón năm).
Bám tận : Phần ngoài các gân duỗi các ngón.
Động tác : Gấp đốt 1, duỗi đô't 2 và 3.
Tất cả các cơ của gan tay (trừ ba cơ nông của mô cái và hai cơ giun 1 và 2 do dây thần
kinh giữa) đều do nhánh cùng sâu của thần kinh trụ vận động.
2.3. BAO Xơ NGÓN TAY : (vaginae fibrosae digitorum manus) (H.7.6A). Phía trước mỗi
ngón tay, cân gan tay liên tục với bao xơ ngón tay. Bao xơ này bám vào mặt trước của các

111
Dây chằng đốt bàn
tay ngang nông

Bó ngang

Phần chéo
bao xơ

Cơ gan
tay ngắn
__ Mạc giữ
các gân gấp

Hình 7.6 : Cân gan tay và bao xơ ngón tay.


xương đốt ngón tay. Như vậy, bao xơ, đi qua ba khớp : khớp bàn ngón, khớp gian đốt gần, khớp
gian đốt xa. Phía trước các khớp này, bao xơ lỏng lẻo, tạo thành phần vòng bao xơ (pars
anularis vaginae fibrosae). Còn phía trước các đốt gần và giữa, các sợi đan chéo nhau rất chắc
gọi là phần chéo bao xơ (pars cruciformis vaginae fibrosae).
2.4. THẦN KINH GAN TAY.
2.4.1. Thần kinh trụ. Thần kinh trụ đi vào bàn tay giữa xương đậu và móc xương móc, ở
phía trước mạc giữ gân gấp, phía sau cơ gan tay ngắn, chia làm hai nhánh : nhánh nông
(ramus superficialis) và nhánh sâu (ramus profundus). Nhánh nông phân phối cảm giác cho
một ngón rưỡi bên trong qua các thần kinh gan ngón chung (nn. digitalis communis) và các
thần kinh gan ngón riêng (nn. digitalis palmaris proprìi), vận động cơ gan tay ngắn, và cho
nhánh nối với thần kinh giữa. Nhánh sâu vận động ba cơ còn lại của mô út, rồi vòng qua bờ
dưới móc xương móc đi sâu vào bàn tay, vận động tất cả các cơ còn lại của gan tay (trừ năm cơ
do dây thần kinh giữa)
2.4.2. Thần kỉnh giữa. Thần kinh giữa đi phía sau mạc giữ gân gấp. Ra khỏi ống cổ tay,
thần kinh nằm sau cân gan tay, phân nhánh cảm giác cho ba ngón tay rưỡi bên ngoài qua các
thần kinh gan ngón chung và riêng, và nhánh vận động cho năm cơ : cơ dạng ngón cái ngắn,
cơ gấp ngón cái ngắn (đầu nông), cơ đối ngón cái, các cơ giun 1 và 2. Thần kinh giữa còn cho
nhánh nối với thần kinh trụ (ramus communicans cum n. ulnari).
2.5. MẠCH GAN TAY. Gan tay được cấp máu bởi các động mạch trụ và động mạch quay.
Sự cấp máu phong phú do thông nối giữa hai động mạch thành cung động mạch gan tay nông
và gan tay sâu.

112
Hình 7.7 : Thần kinh ở gan tay.

2.5.1. Cung gan tay nông (arcus palmaris superficialis) (H.7.2). Là cung động mạch
nông được tạo thành do sự tiếp nôi của động mạch trụ với nhánh gan tay nông của động mạch
quay. Động mạch trụ đi xuống bên ngoài xương đậu, cùng với thần kinh trụ, nằm sau cơ gan
tay ngắn. Sau đó, hướng ra ngoài theo một đường vạch từ bờ ngoài xương đậu đến kẽ ngón tay
thứ hai và thứ ba, đi giữa cân gan tay và các gân gấp rồi nối với nhánh gan tay nông (ramus
palmaris superficialis) củá động mạch quay (nhánh này xuất phát ở cổ tay ngang mức mỏm
trâm xương quay, bắt chéo hoặc xuyên qua các cơ mô cái để nối với động mạch trụ) Đỉnh cung
ngang mức đường ngang qua bờ dưới ngón tay cái khi ngón này dạng ra hết sức.
Cung gan tay nông cho các nhánh động mạch gan ngón chung (aa. digitales palmares ao^munes)
và động mạch gan ngón riêng (aa. digitales palmares proprìae) cho ba ngón rươi bên trong.
Nên chú ý rằng các thần kinh và mạch máu gan ngón không tiếp xúc với các xương đốt
ngón, mà tiếp xúc với bao xơ ngón tay. Cho nên khi rạch dọc ngón tay trong phẫu thuật, nên
rạch ở phần da cạnh ngón tay tiếp xúc với xương để tránh làm tổn thương mạch máu và thần
kinh.
Cung động mạch gan tay ở người Việt Nam được chia ra làm 3 nhóm và 11 dạng.
- Nhóm I : Cung động mạch gan tay nông chủ yếu tạo nên do động mạch trụ 75,3%
- Nhóm II : Cung động mạch gan tay nông tạo bởi động mạch trụ và nhánh quay gan tay.
- Nhóm III : Cung động mạch gan tay nông với cấu trúc bất thường do sự góp phần
của động mạch giữa.
2.5.2. Cung gan tay sâu (arcus palmaris profundus) (H.7.4). Tạo nên do sự nối tiếp của

1 13
động mạch quay với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ. Động mạch quay sau khi đi qua
mặt sâu của các gân cơ dạng ngón cái dài, duỗi ngón cái ngắn, duỗi ngón cái dài ở cổ tay, thì
đi vào gan tay giữa hai xương đốt bàn tay I và II. Ớ đây động mạch quay cho nhánh động
mạch ngón cái chính (a. princeps pollicis) và động mạch quay ngón trỏ (a. radialis indícis), cấp
máu cho một ngón rưỡi bên ngoài. Động mạch quay chui qua giữa hai đầu của cơ khép ngón cái
đi trước nền các xương bàn tay II, III và IV và nối với nhánh gan tay sâu (ramus palmaris
profundus) của động mạch trụ (nhánh đi theo nhánh sâu của thần kinh trụ, uốn quanh bờ dưới
của móc xương móc và xuyên qua nguyên ủy của cơ đối ngón út.
Cung gan tay sâu cho ba động mạch gan đốt bàn tay (aa. metacarpeae palmares) nối với
ba động mạch gan ngón chung của cung gan tay nống, và sáu nhánh xuyên (rami perforentes)
qua ba khoang gian cốt II, III và IV nối với ba động mạch mu bàn tay (mỗi khoang gian cốốt có
hai nhánh xuyên, một nhánh xuyên gần và một nhánh xuyên xa).

MU TAY
(dorsum manus)

1. LỚP NÔNG.

1.1. DA VÀ TÔ CHỨC DƯỚI DA. Da mỏng và ít tổ chức tế bào dưới da.


1.2. MẠCH VÀ THÂN KINH NÔNG. Có tĩnh mạch đầu và tĩnh mạch ngón út tạo thành
cung tĩnh mạch mu tay. Thần kinh là các nhánh bì mu tay của dây quay và dây trụ.
1.3. MẠC NÔNG. Mỏng mảnh dính ở phía trên với mạc giữ gân các cơ duỗi và ở phía
dưới với gân các cơ duỗi. Mạc dính ở hai bên vào xương đốt bàn I và xương đốt bàn V.
1.4. LƠP GÂN. Gồm các gân cơ từ khu cẳng tay sau đi xuống như : gân cơ dạng ngón cái
dài, gân cơ duỗi ngón cái ngắn, gân duỗi ngón cái dài, gân duỗi ngón trỏ, gân duỗi các ngón
tay, gân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ (H.7.9).

Trục bàn tay

A. Cơ GIAN CỐT MU TAY B. Cơ GIAN CỐT GAN TA Y

Hình 7.8 : Các cơ mu tay

114
2. LỚP SÂU.
2.1. CÁC Cơ MU TAY (H.7.1, H.7.8). Có tám cơ gian côố nằm giữa các xương đcít bàn tay.
Cũng có thể tả các cơ này ở vùng gan tay vì các cơ gian cô't nằm ở các khoang gian cốt là ranh
giới giữa vùng gan tay và vùng mu tay (xem phần gan chân).
— Bốn cơ gian cốt mu tay (mm. interossei dorsales) phát sinh từ các bờ của xương bàn tay
lân cận (cơ được đánh sô từ ngoài vào trong).
— Bốn cơ gian cốt gan tay (mm. interossei palmares) phát sinh từ mặt trước các xương bàn
tay I, II, IV và V.

Dộng mạch
mu ngón tay

Dộng mạch
Cơ gian cốt
mu bàn tay
mu tay

Mạng mu cổ tay

Nhánh mu cổ tay
Dộng mạch quay
của động mạch trụ

Cơ dạng ngón cái dài


Cơ duỗi cổ tay trụ
Cơ duỗi ngón cái ngắn

quay dài
Cơ duỗi cổ tay
5i ngón cái dài
quay ngắn

Hình 7.9 : Mạng động mạch mu cổ tay.

— Cả tám cơ gian cốt đều bám vào xương đôt gần và gân duỗi của ngón II, III, IV, V : hai
cơ gian côt mu tay I và II bám vào bên ngoài các ngón II và III; hai cơ gian cô't mu tay III và
IV bám vào bên trong ngón III ' và IV. Cơ gian cốt gan tay I và II bám vào bên trong của hai
ngón I và II; cơ gian cốt gan tay III và IV bám vào bên ngoài ngón IV và V (xem các mũi tên ở
H.7.8).
— Các cơ gian cốt và cơ giun có tác dụng chung là gấp khớp bàn đốt và duỗi khớp gian đốt
gần và khớp gian đốt xa. Ngoài ra cơ gian cốt mu tay còn dạng các ngón, cơ gian cốt gan tay
khép các ngón.

2.2. MẠCH MÁU VÀ THAN KINH. Mu tay được cấp máu bởi mạng mu cổ tay (rete carpi
dorsale) qua các động mạch mu bàn tay (aa. metacarpeae dorsales) và các động mạch mu ngón

115
Nhánh động mạch gan tay nông
Nhanh động mạch gan tay cảu

Thần kinh giũa - Nhanh nông thẩn kinh trụ

Nhánh cơ mô ú' Nhanh nối giữa - trụ


Nhánh trong ngon út
Cung DM gan tay nông -----

DM gan ngon chung thu 5 Thần kinh gan ngón chung thứ 4
DM gan ngon chung thứ nhất
- Dộng mạch gan ngon chung
Nhanh ngoài ngon giữa

Nhanh ngoài ngon ;ro

Anh V: Lớp mạch - Thẩn kinh vùng gan tay.

116
Dây thần kinh
trên đòn
Dây
thần kinh nách

Dây thần kinh Dâỵ


bì cánh tay trong. thần kinh quay

Dây thần kinh Dây thần kinh


bì cẳng tay trong cơ bì

Dây
thần kinh quay
Dây thần kinh trụ

Dây
thẩn kinh giữa

B. MẶT SAU

Hình 7.10 : Sơ đồ cảm giác chi trên.


tay (aa. digitales dorsales). Mạng mu cổ tay tạo bởi các nhánh mu cổ tay của động mạch quay
và động mạch trụ (H.7.9).
Mu tay được phân phôi cảm giác phần lớn bởi thần kinh trụ và thần kinh quay, và một
phần nhỏ bởi thần kinh giữa (H.7.10).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

57. Các cơ giun :


a) Gồm 5 cơ. d) b và c đúng.
b) Bám vào gân gấp các ngón sâu. e) a, b và c đúng.
c) Tất cả được chi phối bởi thần kinh giữa.
58. Câu nào sau đây SAI :
a) Cơ gian cốt mu tay khép các ngón tay.
b) Ngón út đối được là do cơ đối ngón út.
c) Ngón trỏ có riêng một cơ duỗi.
d) Ngón út có riêng một cơ gấp.
e) Ngón cái có riêng một cơ khép.

117
59. Cung động mạch gan tay sâu được cấu tạo chủ yếu bởi :
a) Động mạch quay.
b) Động mạch trụ.
c) Nhánh gan tay sâu của động mạch trụ.
d) a và c đúng.
e) b và c đúng.
60. Chi tiết nào sau đây KHÔNG thuộc cung gan tay sâu :
a) Cho động mạch ngón cái chính.
b) Cho động mạch quay ngón trỏ.
c) Cấp máu cho 3 ngón rưỡi bên trong.
d) a và c đúng.
e) b và c đúng.
61. Chi tiết nào đây KHÔNG thuộc cung gan tay nông :
a) Được tạo chủ yếu bởi động mạch trụ.
b) Cấp máu cho một ngón rưỡi bên ngoài.
c) Cho các động mạch gan ngón riêng.
d) Cho các động mạch gan ngón chung.
e) Có nhận máu của động mạch quay qua nhánh gan tay nông.

62. Câu nào sau đây KHÔNG ĐỨNG :


a) Mạc giữ gân duỗi cùng với xương cổ tay tạo thành ống cổ tay.
b) Gân các cơ gấp ngón nông và sâu qua ống cổ tay xếp thành 2 lớp.
c) Gân gấp các ngón nông ở phía trước.
d) Gân gấp các ngón sâu ở phía sau.
e) Gân gấp các ngón nông gọi là gân thủng, gân gấp các ngón sâu gọi là gân xuyên.
(Xem thêm bài 2)
Câu 63 và 64. Chọn
a) Nếu 1, 2, 3 đúng. d) Nếu chỉ có 4úúng.
b) Nếu 1, 3 đúng. e ) Nê'u 1 ) 2 , 3 ) 4 đều đúng.
c) Nếu 2, 4 đúng.

63. Thần kinh trụ :


1. Xuất phát từ bó trong đám rối cánh tay.
2. Đi cùng với động mạch bên trụ trên qua vách gian cơ trong.
3. Không chi phối vận động cho cơ nào ở vùng cánh tay.
4. Chi phối cảm giác cho mô út. (Xem thêm bài 3, 4)

118
64. Thần kinh giữa :
1. Được tạo bởi hai rễ trên và dưới.
2. Trong ống cánh tay, thần kinh giữa bắt chéo động mạch giữa từ ngoài vào trong.
3. Ớ cẳng tay, thần kinh giữa không chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay quay.
4. Ớ bàn tay, thần kinh giữa chi phối cảm giác cho 3 ngón tay rưỡi ngoài, mặt gan tay.
(Xem thêm bài 3, 4, 6).

Câu 65 - 66 Chọn
a) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng : (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng : (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu (A) đúng, (B) sai.
d) Nếu (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu (A) sai, (B) sai.
65. (A) Khi chạm cạnh sau trong khuỷu vào vật cứng ta có thể thấy tê ở cạnh trong bàn tay và tê
ngón út VI
(B) Cảm giác vùng khuỷu là do thần kinh bì cẳng tay trong chi phối. (Xem thèm bài 2, 5, 7)
66. (A) Động mạch trụ ở gan tay đi bên ngoài xương đậu và không thể bắt được mạch trụ vì
(B) Nó được che bởi mạc giữ gân gấp rất dầy. (Xem thêm bài 6)
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu hỏi 67, 68, 69

1 19
67. Vùng (1) là vùng cảm giác của thần kinh :

a) Trụ.
b) Giữa.
c) Quay.
d) Cơ bì.
e) Tất cả đều sai.

68. Vùng (2) là vùng cảm giác của thần kinh :

a) Thần kinh giữa.


b) Thần kinh bì cẳng tay ngoài.
c) Thần kinh quay.
d) a và b đúng.
e) a, b, c đều sai.

69. Thần kinh quay chi phôi cảm giác các vùng :

a) (5), (2).
b) (5), (2), (3).
c) (5), (2), (4).
d) (5), (6), (3), (4).
e) (5), (3), (4).

120
PHẦN II : CHI DƯỚI

8 XƯƠNG KHỚP CHI DƯỚI


(Ossa membri inferioris et juncturae membri inferioris)

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả được vị trí, hình thể, cấu tạo các xương chi dưới.
2. Mô tả cấu tạo, hoạt động của khớp hông, khớp gối.
3. Nêu các .cấu tạo của xương khớp chi dưới thích nghi với chức năng của chúng.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Định hướng được các xương dài chi dưới.
2. Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng của xương, khớp chi dưới trên xương, trên
phim X quang.
3. Chỉ được các thành phần của khớp hông, khớp gối trên mô hình, tranh vẽ, phim X
quang.
4. Sờ được các mốc của xương trên cơ thể người sống.

Giống như chi trên, chi dưới bao gồm một đai, gọi là đai chi dưới (cingulum, membri
inferioris) hay đai chậu (cingulum pelvicum) và phần tự do của chi dưới (pars liber membri
inferioris) gồm ba phần : đùi, cẳng chân và bàn chân.
Đai chi dưới tạo bởi hai xương chậu, xương cùng và xương cụt thành khung chậu (pelvis).
Xương cùng và xương cụt sẽ được trình bày ở phần xương thân mình.
Đùi gồm có xương đùi và xương bánh chè.
121
cẳng chân gồm có xương chày và xương mác.
Bàn chân có các xương cổ chân, các xương bàn chân và các xương đốt ngón chân (H.8.1).
Các xương chi dưới được liên kết với nhau bằng các khớp động giống như ở chi trên.

Xương chậu

Xương đùi

Xương bánh chè

Xương mác
Xương chày

ị— Các xương cổ chân


Các xương (
bàn chân J

) Các xương
Ị- đốt ngón chân

Hình 8.1 : Các xương chi dưới

122
XƯƠNG CHẬU
(os coxae)
Xương chậu là xương chẵn, hình cánh quạt, Xương chậu khớp với : xương cùng (sacrum) ồ
phía sau, xương chậu đôi bên ở phía trước và xương đùi (fenur) ở phía ngoài và phía dưới.
1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương thẳng đứng như cánh quạt.
- Mặt có lõm hình chén ra ngoài.
- Phần cánh quạt có lỗ hổng xuông dưới.
- Bờ có khuyết lớn ra sau.
2. MÔ TẢ
2.1. CẤU TẠO (H.8.2)

A. BA XƯƠNG HỢP THÀNH XƯƠNG CHẬU

B. XƯƠNG HÔNG, CHỖ NỐI CỦA BA XƯƠNG

Hình 8.2 : Cấu tạo xương chậu


Về phương diện phôi thai học, xương chậu được tạo thành bởi ba xương và một phần nối
của 3 xương.
123
- Xương cánh chậu (os ilium) ở phía trên, gồm phần cánh xương chậu (ala ossis ilii) và
thân xương cánh chậu (corpur ossis ilii).
- Xương mu (os pubis) hay còn gọi là xương vệ ở phía trước, gồm thân (corpus ossis
pubis) và hai ngành trên và dưới (ramus superior ossis pubis et ramus inferior ossis pubis).
Xương mu nôi với xương mu đối bên ở diện mu (facies symphysialís).
- Xương ngồi (os ischii) ở phía sau, gồm thân xương ngồi (corpus ossis ischii) và ngành
xương ngồi (ramus ossis ischii).
Ba xương này nối nhau tại ổ cối (acetabulum) tạo nên một vết hình chữ Y. Dưới ổ côi, nơi
các xương không nối nhau, gọi là lỗ bịt (foramen obturatum) (H.8.2A và 8.2B).
Ô cối và lỗ bịt tạo thành xương hông (os coxae).
Về mặt giải phẫu học, chúng ta sẽ mô tả các xương đó như là một xương: xương chậu với
hai mặt và bốn bờ.

2.2. CÁC MẶT


Xương chậu có hai mặt: ngoài và trong.
2.2.1. Mặt ngoài (H.8.3).
- ở giữa là ổ cối (acetabulum). Phần ổ cối tiếp khớp với xương đùi có hình chữ c mở
xuống dưới gọi là diện nguyệt (facies lunata). Trên xương tươi, diện nguyệt có sụn che phu.
Phần còn lại của ố côi là hố ổ cối (fossa acetabulí).

Củ mào chậu
Đường mông trển

Dường mông dưới

— Gai chậu trước trển


Gai chậu trước dưới
Diện nguyệt
HỐ ố cối
Ngành trẽn xươna mu
- Dường lược (mào lược)
" Củ mu
Mào bit

' Thân xương mu


Ụ ngồi/ ty Khuyết ổ cối

Ngành xương ngối

Hình. 8.3. Mặt ngoai xương chậu

124
Mép của ổ côi nhô lên thành một vành, vành này khuyết ở phía dưới, nơi khuyết
gọi là khuyết ổ cối (incisura acetabuli), Trên xương tươi khuyết có dây chằng ngang ổ
cối.
- Trên ổ cối là mặt ngoài của phần cánh xương chậu, còn gọi là diện mông (facies glutea).
ơ đó có ba đường : đường mông trước, sau và dưới (linea glutea anterior, posterior, inferior) chia
diện này làm bốh khu. Ba khu trên là nơi bám của các cơ mông.

- Dưới ổ cối là lỗ bịt (foramen obturatum) được tạo bởi xương ngồi và xương mu. Lỗ bịt do
hai vòng cung (một trên, một dưới) tạo thành. Vòng cung này nôi tiếp nhau ở phía sau và xa
nhau ở phía trước. Nơi hai vòng cung không gặp nhau tạo thành rãnh bịt (sulcus obturatorius),
là nơi mạch máu và thần kinh bịt đi qua. Lỗ bịt trên xương tươi được đậy bởi màng bịt
(membrana obturatoria).

2.2.2. Mặt trong (H.8.4).

Ở giữa là đường cung (linea arcuata), chạy chéo từ sau ra trước và xuống dưới. Đường cung
của hai xương chậu phải và trái và một phần xương cùng tạo thành eo chậu trên (apertura
pelvis superior). Eo chậu trên chia khung chậu thành hai phần, phía trên là chậu to (pelvis
major), phía dưới là chậu bé (pelvis minor).

Hô' chậu Bờ trong

Gai chậu trước trên

Đường cung

Mào lược A

Thân xương mu

Lô bịt
Ngành dưới xương mu
Diện mu

Hình 8.4 : Mặt trong xương chậu


125
- Phía trên đường cung là hố chậu (fossa iliaca), cũng là mặt trong phần cánh xương
cánh chậu. Phía sau hố" chậu có một mặt khớp hình vành tai, khớp với xương cùng gọi là diện
tai (facies auricularis). Trên và sau diện tai có lồi củ chậu (-tuberositas iliaca) gồ ghề, là nơi
bám của dây chằng cùng lồi chậu (ligamentum sacrotuberale).
- Phía dưới đường cung có một diện vuống tương ứng với phần đáy ổ cối.

2.3. CÁC BỜ

2.3.1. Bờ trên: còn gọi là mào chậu (crista iliaca), bắt đầu từ gai chậu trước trên (spina
iliaca anterior superior) đến gai chậu sau trên (spina iliaca posterior superior).
Trong tư thê' đứng, gai chậu trước trên nằm tương ứng với đốt sống cùng 1 và là điểm mốc
để đo chiều dài chi dưới. Gai chậu sau trên tương ứng với đốt sống cùng 2, đó cũng là vị trí
khớp cùng chậu (articulatio sacroiliaca).
Nơi cao nhâ't của mào chậu tương ứng với khoảng đốt sống thắt lưng 4, người ta thường dựa
vào vị trí của mào chậu để xác định đốt sống thắt lưng 4, trong thủ thuật chọc dò tủy sống.

2.3.2. Bờ dưới: Được tạo thành bởi ngành dưới xương mu và ngành xương ngồi (H.8.2A).

2.3.3. Bờ trước: Bờ trước lõm, từ trên xuống dưới có:

- Gai chậu trước trên (spina iliaca anterior superior), tiếp theo bằng một khuyết nhỏ cho
thần kinh bì đùi ngoài đi qua.
- Gai chậu trước dưới (spina iliaca anterior inferior).
- Gò chậu mu (eminetia iliopubica).
- Dưới gò chậu mu có một diện hình tam giác: đỉnh là xương mu, cạnh trước là mào bịt
(crista obturatoria), cạnh sau là mào lược xương mu (pectea ossis pubis). Mào lược còn gọi là
đường lược xương mu nối tiếp với đường hình cung và là nơi bám của nhiều dây chằng quan
trọng của vùng bẹn như: liềm bẹn (falx inguinalis), dây chằng khuyết (ligamentum lacunare), dây
chằng lược (ligamentum pectineale), dây chằng bẹn phản hồi (ligamentum reflexum).
- Cú mu (tuberculum pubicum) có dây chằng bẹn bám.

2.3.4. Bờ sau: cũng có nhiều chỗ lồi lõm, từ trên xuống dưới có:

- Gai chậu sau trên (spina iliaca posterior superior).


- Gai chậu sau dưới (spina iliaca posterior inferior).
- Khuyết ngồi lớn (incisura ischiadica major) có cơ hình lê đi qua.
- Gai ngồi (spina ischiadica) có cơ sinh đối và dây chằng cùng hống bám.
- Khuyết ngồi nhỏ (incisura ischiadica minor).
- Ụ ngồi (tuber ischiadicum) là nơi nối thân với ngành xương ngồi, ụ ngồi là nơi chịu hoàn
toàn sức nặng của cơ thể trong tư thê' ngồi.

126
3. KHUNG CHẬU (pelvis)

Khung chậu được tạo thành bởi bốn xương: hai xương chậu, xương cùng và xương cụt. Mặt
phang đi qua đường cung (linea arcuata) của xương cánh chậu, mào lược xương mu (pecten ossis
pubis) và ụ nhô (promontorium) của xương cùng gọi là eo chậu trên (apertura pelvis [pelvical
superior) và các đường này gọi là đường tận cùng (linea terminalis). Eo chậu trên chia khung
chậu thành hai phần: phía trên là chậu to (pelvis major) (còn gọi là đại khung), và phía dưới
là chậu bé (pelvis minor) (còn gọi là khung chậu thực hay tiểu khung). Eo chậu dưới (apertura
pelvis [pelvica] inferior) của khung chậu có giới hạn phía ngoài (ở mỗi bên) là gai ngồi, phía
sau là đỉnh xương cụt và phía trước là bờ dưới khớp vệ và ngành dưới xương mu. Giới hạn giữa
eo chậu trên và eo chậu dưới là khoang chậu (eavitas pelvis) còn gọi là eo "giữa". Hai ngành
dưới của hai xương mu tạo thành một góc: ở nam gọi là góc hạ vệ (angulus subpubicus) và ở
nữ gọi là vòm vệ (arcus pubis). Các eo chậu có các đường kính trước sau (diameter conjungata),
đường kính ngang (diameter transversa) và đường kính chéo (diameter oblique). Các đường
kính này có thể đo gián tiếp qua chụp X-quang khung chậu. Đường kính trước sau của eo trên
là đường nối từ ụ nhô của xương cùng đến bờ trên khớp vệ, và đường kính trước sau của eo
dưới là đường nôi từ đỉnh của xương cụt đến bờ dưới của khớp vệ. Đường nối hai trung điểm
của hai đường kính trước sau của eo trên và eo dưới và chạy song song với mặt chậu hông
(facies pelvina) của xương cùng và xương cụt là trục của xương chậu (axis pelvis).
Khung chậu chứa các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ niệu dục, các mạch máu lớn và thần
kinh. Hình dáng và kích thước của khung chậu phụ thuộc vào giới tính và vóc dáng của từng
cá nhân. Vì liên quan mật thiết với chức năng sinh sản nên khung chậu nữ có những đặc điểm
khác biệt với khung chậu nam.

Đặc điểm Nam Nữ

1. Hình dạng khung chậu Hẹp và cao hơn Rộng và thấp hơn
2. Cánh của xương chậu Đứng thẳng hơn Nằm ngang hơn
3. Xương cùng Hẹp và dài hơn Rộng và ngắn hơn
4. Góc hạ vệ 70 - 75° 90 - 100° (vòm vệ)
5. Hình dạng của khung chậu bé Hình nón Hình trụ
6. Hình dạng eo trên Hình quả tim Hình tròn hơn

Nhìn chung, xương chậu là một xương vững chắc, quan trọng về phương diện sản khoa.
Xương ít bị chấn thương và khi có chấn thương thường là do chấn thương rất mạnh, có kèm
theo tổn thương cơ quan ở chậu bé.

Xương đùi
(femur)

Xương đùi (femur) là một xương chẵn, dài và nặng nhất của cơ thể, nối hông với cẳng chân.

127
Chỏm
xương đùi
Hô' mấu chuyển

Hõm
chuyển lớn Cổ xương đùi chỏm đùi

Mấu chuyển bé Mào


gian mấu
Đường gian mấu

Mặt trước Dường lược


Mặt trước
Lồi củ
cơ mông

THIẾT DIỆN THÂN XƯƠNG

Đường ráp

Diên kheo

Mỏm trên
lồi cẩu ngoài Mỏm trên
lồi cầu trong
lồi cầu

Lồi cầu ngoài Lồi cẩu trong

Diện bánh chè


Lồi cầu ngoài
A. NHÌN TRƯỚC B. NHÌN SAU

Hình 8.5 : Xương đùi

1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương đứng thẳng.
- Đầu tròn lên trên.
- Mặt khớp của đầu tròn hướng vào trong.
- Bờ dầy của thân xương ra phía sau.
Đó là vị trí giải phẫu của xương đùi, ở vị trí này trục của thân xương nghiêng lên trên và
ra ngoài. Trục này hợp với trục chuyển động của xương đùi (trục nốì trung tâm đầu tròn ở trên
và trung tâm đầu rộng ở dưới) một góc khoảng 10° (H.8.1).
128
2. MÔ TẢ

2.1. THÂN XƯƠNG (corpus femoris).


Nhìn từ trước ra sau, thân xương thẳng. Nhìn ngang, thân xương cong lồi ra trước
(H.8.5).
2.1.1. Các mặt. Xương có ba mặt trước, ngoài và trong. Cả ba mặt đều lồi và được phủ
bằng cơ nên không sờ thấy dưới da.
2.1.2. Các bờ. Xương có ba bờ :
+ Bờ trong và bờ ngoài không rõ nét lắm.
+ Bờ sau lồi, gọi là đường ráp (linea aspera). Đường ráp có hai mép : mép ngoài (labium
laterale) và mép trong (labium mediale), giữa hai mép có lỗ cho động mạch nuôi xương.
Ở đầu trên thân xương :
* Mép ngoài chạy về phía mấu chuyển to (trochanter major) và ngừng lại ở lồi củ cơ mông
(tuberositas glutea) nơi cơ mông bám vào. Khi lồi củ cơ mông lộ rõ thì gọi là mấu chuyển thứ ba
(trochanter tertius) (chiếm tỉ lệ 15% ở người Việt Nam).
* Mép trong chạy xoắn quanh mấu chuyển bé (trochanter minor) và liên tiếp với đường
gian mấu (linea intertrochanterica).
* Ngoài ra còn có một đường thứ ba đi từ đường ráp đến mấu chuyển bé gọi là đường lược
(linea pectỉnea) có cơ lược bám vào.
Ớ đầu dưới thân xương :
* Mép ngoài chạy xuống dưới về phía mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis).
* Mép trong chạy về phía mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialis) và dừng ở củ cơ
khép (tuberculum adductorium) nơi cơ khép lớn bám vào. Hai mép này giới hạn một khoảng
hình tam giác gọi là diện kheo (facies poplitea).

2.2. ĐĐU TTÊN


Gồm bốn phần : chỏm đùi, cổ đùi, mấu chuyển lớn và mấu chuyển bé.
2.2.1. Chỏm đùi (caput femoris). Hình 2/3 khôi cầu, nhìn lên trên vào trong và ra trước.
Trên xương tươi, chỏm có sụn che phủ trừ hõm chỏm đùi (fovea capitis femoris) là nơi dây
chằng chỏm đùi bám (ligamentum capitis femoris). Chỏm tiếp khớp với diện nguyệt của xương
chậu.
2.2.2. Cổ đùi (collum femoris). cổ nốì chỏm với hai mấu chuyển, cổ hình trụ mà mặt đáy
hơi bầu dục. Cổ nghiêng lên trên và vào trong.
Trục cổ hợp với trục thân xương đùi một góc khoảng 130° (nam lớn hơn nữ) gọi là góc
nghiêng hay góc cổ thân (H.8.6). Chính góc nghiêng này giúp cho xương đùi hoạt động dễ dàng
quanh khớp hông. Tuy nhiên về mặt lý thuyết nếu so với trường hợp cổ thẳng hàng với chân,
góc nghiêng như vậy làm cho xương đùi kém vững chắc. Để bù cho thiếu sót này đầu trên
129
xương đùi có một cấu trúc đặc biệt (H.8.7):
- Lớp vỏ xương đặc ở thân xương lên đến tận cổ khớp ở phía trong, còn ở phía ngoài tuy
lớp vỏ xương đặc dừng lại ở mấu chuyển to nhưng được tăng cường bằng một lớp vỏ xương đặc
trên cổ.
- Ở chỏm, xương xếp thành nan quạt tụ lại ở phần vỏ xương đặc của cổ và từ đó tiếp nôi
với đường ráp. Đó là hệ thông quạt chân đế.
- Giữa cổ và mâu chuyển có một hệ thông cung nhọn mà chân của cung tựa vào vỏ xương
đặc ở thân xương và âỉnh cung hướng lên trên. Riêng cung ngoài các thớ đên tận chỏm đùi,
giúp chỏm thêm vững mạnh.

Hình 8.6 : Góc nghiêng Hỉnh 8.7 : Cấu trúc cổ xương đùi

Giữa hai hệ thông này có một chô yếu ở cổ, là nơi xương dễ gẫy.
Ngoài góc nghiêng, cổ xương đùi còn có góc ngã trước khoảng 30°. Góc này hợp bởi trục
của cổ và mặt phẳng qua hai lồi cầu và thân xương. Do góc này mà khi ta đặt xương đùi lên
bàn, ta thây đầu trên xương ngóc khỏi mặt bàn (H.8.8).

Tất cả các thay đổi về góc nghiêng và góc ngã trước đều chứng tỏ tình trạng bất thường
của xương đùi.
130
2.2.3. Mấu chuyển lớn (trochanter major) : Là nơi bám của khôi cơ xoay đùi. Mặt ngoài
của mấu chuyển lớn có thể sờ được ngay dưới da. Mặt trong mấu chuyển lớn có hô' mâu chuyển
(fossa trochanterica) là nơi bám của cơ bịt ngoài.
Phía trước mâu chuyển lớn nốỉ với mâu chuyển bé bởi đường gian mâu (linea intertrochanterìca).
Phía sau mâu chuyển lớn nối với mấu chuyển bé bởi mào gian mấu (crista intertrochanterica).
2.2.4. Mấu chuyể’n bé (trochanter minor) : Ở dưới cổ đùi, mặt sau và trong xương đùi.

2.3. ĐẦU DƯỚI


Đầu dưới xương đùi tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong (condylus medialis) và lồi
cầu ngoài (condylus lateralis).
Hai lồi cầu nối nhau ở phía trước bởi diện bánh chè (facies patellaris), nơi tiếp khớp với
xương bánh chè. Diện bánh chè có một rãnh ở giữa, chia điện này làm hai phần, phần ngoài
rộng hơn phần trong.
Phía sau, giữa hai lồi cầu có hô" gian lồi cầu (fossa intercondylaris). Hô" gian lồi cầu ngăn
cách với diện kheo phía trên bởi đường gian lồi cầu (linea intercondylaris).
Mặt ngoài của lồi cầu ngoài có mỏm trên lồi cầu ngoài (epicondylus lateralis), mặt trong lồi cầu
trong có mỏm trên lồi cầu trong (epicondylus medialĩs) và củ cơ khép (tuberculum adductorium).
Nhìn chung, xương đùi là xương chịu sức nặng của cơ thể khi đi đứng di chuyển, vì vậy
xương đùi có cấu trúc đặc biệt để vừa nhẹ vừa chắc chắn.
Về bề dài, xương đùi người Việt Nam chỉ bằng 4/5 xương đùi của người Pháp. Khi xương
đùi để trên một mặt phẳng, và nếu đo từ mấu chuyển to xuống dưới, xương đùi người Việt Nam
đo 38 cm (người Pháp 47,6) về bề dày, xương người Việt Nam cũng khỏe bằng : biểu thị là đoạn
ở dưới mấu chuyển thì dẹt (chỉ sô' dẹt là 47,54), đoạn giữa thì lồi ở phía sau (chỉ sô' cột là
101,5). Mấu chuyển thứ 3 được thấy trong 15% và hô' dưới mấu thấy trong 21%.

XƯƠNG BÁNH CHÈ


(patella)

Xương bánh chè (patella) là một


xương hình tam giác hơi tròn, nằm
A. NHÌN TRÊN
trước đầu dưới xương đùi như một cái
mũ bảo vệ khớp gôi. Xương bánh chè
được coi như một xương vừng lớn nhât Đáy
cơ thể và sờ được dễ dàng qua da.

1. ĐỊNH HƯỚNG
- Đặt đầu nhọn xuống dưới.
B. NHÌN SAU C. NHÌN TRƯỚC
— Mặt có hai diện khớp ra sau.
- Phần diện khớp rộng hơn ra ngoài. Hình 8.9 : Xương bánh chè
131
2. MÔ TẢ
2.1. CÁC MẶT (H.8.9).
Xương có hai mặt trước và sau.
- Mặt trước (facies anterior) : lồi, xù xì, là nơi bám của cơ tứ đầu đùi, một cơ rất quan
trọng cho động tác duỗi gốì. Vì vây, nếu mất đi xương bánh chè, cơ tứ đầu đùi mất đi nơi tựa
vững chắc và làm động tác duỗi gối yếu đi.
- Mặt sau hay mặt khớp (facies articularis) : diện khớp chiếm 4/5 diện tích mặt sau và
khớp với diện bánh chè xương đùi. Có một gờ chia diện khớp này làm hai phần : phần ngoài
rộng hơn phần trong.
2.2. BỜ. Xương là hai bờ trong, ngoài, một nền (basis patellae) ở trên và một đỉnh (apex
patellae) ở dưới là nơi bám của các thành phần cơ tứ đầu đùi.
Nhìn chung xương bánh chè được bọc trong cơ tứ đầu đùi, cho nên nó được coi như một
xương vừng nội gân. Đó là một xương quan trọng cho động tác duỗi gốì.

XƯƠNG CHÀY
(tibia)

Xương chày (tibia) là một xương dài, chẵn, tiếp khớp với xương đùi và là nơi chịu phần lớn
sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân.

1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương đứng thẳng.
— Đầu nhỏ xuống dưới.
- Mấu của đầu nhỏ vào trong.
— Bờ sắc rõ, ra trước.

2. MÔ TẢ

2.1. THÂN (corpus tibiae).


Nhìn từ trước ra sau xương chày thẳng, nhìn ngang thấy xương cong và lồi ra trước, nhìn
từ trên xuống dưới thấy đầu trên bị vặn vào trong. Góc hợp bởi đường nối hai lồi cầu ở trên và
hai mắt cá ở đầu dưới khoảng 20°.
2.1.1. Các mặt
- Mặt trong (facies medialis) phẳng, ở ngay dưới da.
- Mặt ngoài (facies lateralis) lõm : khi tới đầu dưới, mặt ngoài vòng ra thành mặt trước
(H.8.10).
- Mặt sau (facies posterior) ở trên có một gờ chạy chếch xuống dưới, từ ngoài vào trong gọi
là đường cơ dép (linea m. solei), có cơ dép bám vào (H.8.11).
132
Củ gian lồi cầu ngoài củ gian lồi cầu trong

Lồi cầu trong


Lồi cầu ngoài

Bô trước

Xương mác

Màng gian cốt


THIẾT DIỆN THẦN XƯƠNG

Bờ trước

Xương chày

Mắt cá trong

Hình 8.10 : Xương chày và Xương mác (nhìn từ trước).


2.1.2. Các bờ
- Bờ trước (margo anterior) rõ, từ lồi củ chày (tuberositas tibiae) {ở phía trên) đến bờ trước
mắt cá trong (malleolus medialis) (ở phía dưới). Lồi củ chày là nơi bám của dây chằng bánh chè
(lig. patella). Bờ trước và mặt trong thân xương nằm ngay dưới da, do đó rất dễ bị chấn thương
khi va chạm mạnh.
- Bờ gian cốt (margo interosseus) ở phía ngoài, mỏng và rõ, có màng gian cốt bám vào. ơ
phía dưới, bờ gian cố't ôm lấy một khoảng hình tam giác gọi là khuyết mác (incisura fibularis).
- Bờ trong (margo medialis) không rõ ràng lắm.
2.2. ĐẦU TRÊN (H.8.12).
Đầu trên loe rộng để đỡ lấy đầu dưới xương đùi. Đầu trên gồm :
- Lồi cầu trong (condylus medialis) và lồi cầu ngoài (condylus lateralis). Lồi cầu ngoài lồi
133
Diện khớp trên

Diện khớp mác

Đường cơ dép

Mắt cá trong
Khuyết móc
Diện khớp
mắt cá
’ Diện khớp dưới

Hình 8.11 : Xương chày (nhìn từ sau)

Diện khớp
trên ngoài

Gồ giai 'ì
lồi cầu

Vùng gian
lồi cầu sau

Hình 8.12 : Đầu trên xương-chày.


hơn lồi cầu trong. Hai lồi cầu đều có thể sờ được dưới da. Phía sau ngoài vẩ dưới lồi cầu ngoài
có diện khớp mác (facies artiơularis fibularis) tiếp xúc với đầu trên xương mác.

134
- Diện khớp trên (-facies articularis superior) nằm ở mặt trên của hai lồi cầu và tiếp khớp
với lồi cầu xương đùi. Diện khớp trong lõm và dài hơn diện khớp ngoài.
- Hai diện khớp trên cách nhau bởi gò gian lồi cầu leminentia intercondylaris), vùng gian
lồi cầu trước (area intercondylare anterior) và vùng gian lồi cầu sau (area intercondylare
posterior). 0 gò gian lồi cầu có hai củ gian lồi cầu trong và ngoài (tuberculum intercondylare
mediate, laterale) nhô lên.
- Mặt trước : Hai lồi cầu có khoảng tam giác mà đỉnh tam giác gồ ghề và nằm ngay dưới
da, đó là lồi củ .chày (tuberositas tibiae) nơi dây chằng bánh chè bám vào.
2.3. ĐẦU DƯỚI
Nhỏ hơn đầu trên. Phần trong đầu dưới xương thấp tạo thành mắt cá trong (malleolus
medialis), nằm ngay dưới da. Mặt ngoài mắt cá trong có diện khớp mắt cá (facies articularis
malleoli)) tiếp xúc với diện mắt cá trong của ròng rọc xương sên.
Diện khớp mắt cá thẳng góc với diện khớp dưới (facies articularis inferior) ở đầu dưới
xương chày. Diện khớp dưới tiếp khớp với diện trên (facies superior) của ròng rọc xương sên.
Mặt ngoài đầu dưới hình tam giác có khuyết mác (incisura fibularis) là nơi xương chày
tiếp xúc với đầu dưới xương mác (H.8.11).
Nhìn chung, xương chày là xương chịu sức nặng ở vùng cẳng chân, xương lại có bờ trước và
mặt trong nằm ngay dưới da nên rất dễ bị tổn thương. Hơn thế nữa, nơi này không được cơ che
phủ nên khỉ tổn thương hay khi phẫu thuật, xương rất lâu lành.
Xương chày của người Việt Nam dài 33,6 cm (không kể củ gian lồi cầu của xương), xương của
người Pháp đo 38 cm. Rất dẹt ngang (chỉ số, ở ngang mực lỗ nuôi xương, là 69,5). Điểm này tỏ rõ là
cơ cẳng chân sau của người Việt Nam rất to, nghĩa là xương chày của người Việt Nam tuy ngắn hơn
xương của người Pháp, nhưng mạnh hơn. Người Việt Nam hay ngồi xổm hay ngồi bắt chân chữ ngũ,
nên xương chày bị cong nhiều ra sau ở đầu trên (Góc xiên : đo được 11° và góc ra sau đo được 16°);
diện khớp ngoài của đầu trên bị lồi và ở bờ trước của đầu dưới xương chày có nhiều diện khớp phụ
cũng như ở cổ xương sên (vì hai xương này cọ sát vào nhau, khi ngồi xổm).

XƯƠNG MÁC
(fibula)

Xương mác (fibula) là xương dài, chẵn, mảnh, nằm ngoài cẳng chân, song song với xương chày.

1. ĐỊNH HƯỚNG
Đặt xương đứng thẳng
- Đầu dẹp, nhọn xuống dưới.
- Hô' của đầu này ở phía sau.
- Mỏm nhọn của đầu này ra ngoài. .

2. MÔ TẢ
2.1. THÂN XƯƠNG (corpus fibulae) (H.8.13)
Thân xương có các mặt, các bờ tương tự như xương chày, nhưng ở dưới xương bị xoắn từ
sau vào trong.
135
Đỉnh chỏm mác

Diện khớp
chỏm mác

Mặt ngoài

Bờ trước
Bờ gian cốt

Bồ trước

Diện khớp Mắt cá ngoài


mắt cá

A. MẶT TRONG B. MẶT NGOÀI

Hình 8.13 : Xương mác.


2.1.1. Các bờ
Xương có ba bờ :
— Bờ trước (margo anterior) mỏng, sắc, ở dưới bờ trước đi ra ngoài và chia đôi ôm. lấy mắt
cá ngoài.
— Bờ gian cốt (margo interosseus) ở phía trong, sắc, có màng gian cốt bám.
— Bờ sau (margo posterior) tròn, thật ra bờ sau chỉ rõ 1/4 dưới, còn 3/4 trên bờ sau nằm ở
phía ngoài hơn phía sau (vì vậy có tác giả gọi bờ này là bờ ngoài).
2.1.2. Các mặt
— Mặt ngoài (facies anterior) : nằm giữa hai bờ trước và sau.
— Mặt trong (faies medialis) : nằm giữa hai bờ trước và bờ gian cốt.
— Mặt sau (facies posterior) : nằm giữa bờ gian cốt và bờ sau.
136
Ớ mặt sau có mào trong (crista medialis) đi từ chỏm mác đến bờ gian cốt ở đoạn 1/4 dưới.
ở 1/4 dưới do xương vị vặn xoắn, bờ gian co't biến đi, nên mặt sau và mặt trong thành một
mặt duy nhất (H.8.14).

Mào trong

Mặt sau

Bờ sau

Hình 8.14 : Sơ đồ sự vặn xoắn đầu dưới xương mác.

2.2. ĐẦU TRÊN


Còn được gọi là chỏm mác (caput fibulae). Mặt trong chỏm mác có diện khớp chỏm mác
(facies articularis capitis fibulae) tiếp khớp với xương chày. Ngoài ra 'sau diện khớp có đỉnh
chỏm mác (apex capitis fibulae) có thể sờ được ngay dưới da.
2.3 : ĐAU DƯỚI dẹp và nhọn hơn đầu trên, tạo thành mắt cá ngoài (malleolus lateralis)
lồi hơn, sâu hơn và thấp hơn mắt cá trong khoảng 1 cm.
Mặt trong mắt cá ngoài có diện khớp mắt cá (facies articularis malleoli) tiếp xúc với diện
mắt cá ngoài của ròng rọc sên. Hai diện khớp mắt cá của xương mác và xương chày tạo thành
gọng kìm giữ các xương cổ chân.
Phía sau diện khớp mắt cá có hô" mắt cá ngoài (fossa malleoli lateralis) để cho dây chằng
mác sên (ligamentum talofibulare) bám vào.
Nhìn chung, so với xương chày, xương mác mỏng manh hơn nhưng do ít chịu sức nặng nên
ít khi gẫy đơn thuần mà thường chỉ gẫy kèm sau khi gẫy xương chày. Gẫy xương mác kém
quan trọng, trừ trường hợp gẫy ở mắt cá ngoài làm cho cổ chân mấ't đi gọng ' kìm.
137
CÁC XƯƠNG BÀN CHÂN

Đốt gần

Xương bàn chân


Chỏm
Xương chêm ngoài

Xương chêm giữa Thân

Xương chêm trong


Nền
Xương ghe
Chỏm sên Xương hộp

Cổ sên

Ròng rọc sên


(diên khớp)
Xương gót

Hỉnh 8.15 : Xương bàn chân (nhìn tù trên)

Xương vừng

Rãnh gân cơ mác dài

Củ xương hộp

Củ xương ghe

Mỏm chân dế gót


Rãnh gân gập
ngón cái dẩi
Xương sên

Củ xương gót

Hình 8.16 : Xương bàn chân (nhìn từ dưới)


138
Xương bàn chân gồm có khối xương cổ chân (ossa tarsi), khô'i xương đốt bàn chân
(metatarsus) và các xương đốt ngón chân (ossa digitorum pedis).
Các xương này liên kết với nhau rất chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng trong sự đi đứng,
di chuyển.
I. MÔ TẢ
1.1. XƯƠNG CỔ CHÂN (ossa tarsi) (H.8.16, H.8.17, H.8.18, H.8.19).

Hình 8.18 : Xương bàn chân (nhìn từ ngoài)

Hình 8.19 : Vòm ngang (cắt qua xương cổ chân)


139
Hình 8.20 : Vòm ngang (cắt qua xương đốt bàn chân)

Gồm bảy xương, xếp thành hai hàng trước và sau :


- Hàng sau có hai xương là sên và gót.
- Hàng trước có năm xương là ghe, hộp và ba xương chêm trong, giữa, ngoài.
1.1.1. Xương sên (talus). Hình con sên, có ba phần : chỏm sên (caput tali), cổ sên (collum
tali) và thân sên (corpus tali). Được xem như một hình hộp sáu mặt :
- Mặt trển : khớp với xương chày, mác qua ròng rọc sên (trochlea tali) có ba diện khớp :
diện trên (facies superior), diện mắt cá trong facies malleolaris medialís), diện mắt cá ngoài
(facies malleolaris lateralis).
- Mặt dưới : khớp với xương gót gồm ba diện khớp : diện khớp gót trước, giữa và sau
(facies articularis calcanea, anterior, media et posterior). Diện khớp gót trước và giữa cách diện
khớp sau bởi rãnh sên (sulcus tali).
- Mặt trước : chỏm trên có diện khớp ghe (facies articularis navicularis), hình tròn dài
khớp với xương ghe.

Hình 8.21 : Diện khớp gót (xương sên,, nhìn từ dưới)


140
Hình 8.22 : Diện khớp sên (xương gót, nhìn từ trên).
- Mặt bên : mỗi bên là diện mắt cá trong hoặc ngoài. Mặt ngoài có mỏm ngoài xương sên
(processus lateralis tali).
- Mặt sau : hẹp, có mỏm sau xương sên (processus posterior tali), một rãnh nằm ngang là
rãnh gân cơ gấp ngón cái dài (sulcus tend,, m. flex.hall. longi), hai bên rãnh có củ ngoài và
trong (tuberculum laterale et mediate).
1.1.2. xương gót (calcaneus) (H.8.21, H.8.22) là xương to nhất ở cổ chân, phía dưới xương
sên và sau xương hộp. Có sáu mặt :
- Mặt trên : có một lồi hình bầu dục mang diện khớp sên sau (facies articularis talaris posterior).
Phía trước diện khớp này là rãnh gót (sulcus calcanei). Phía trong mặt trên xương có một mỏm lồi ra
để nâng đỡ xương sên là mỏm chân đế sên (sustentaculum tali), tại đây có diện khớp sên giữa (facies
articularis talaris media), phía trước nó là diện khớp sên trước (facies articularis talaris anterior).
- Mặt dưới : hẹp, lõm từ trước ra sau.
-Mặt ngoài : phía trước có ròng rọc mác (trochea peronealis), phía sau có rãnh gân cơ mác
dài (sulcus tendinis m. perơnei longi).
- Mặt trong : lõm sâu, phía dưới mỏm chân đế sên là rãnh gân cơ gấp ngón cái dài (sulcus
tendinis m.flexoris hallucis longi).
- Mặt trước : hình vuông có diện khớp hộp (facies articularis cuboidea).
-Mặt sau : lồi, hình bầu dục có củ gót (tuber calcanei) lồi xuống dưới và ra sau tạo nên gót
chân. Phía dưới củ gót có mỏm trong củ gót (processus medialis tuberis calcanei) và mỏm ngoài
củ gót (processus lateralis tuberis calcanei)
141
1.1.3. Xương ghe (os naviculare).
Hình bầu dục dẹp theo hương tiước sau, nằm giữa xương sên và ba xương chêm. Có sáu mặt :
— Mặt sau : diện khớp với xương sên.
- Mặt trong : lồi ra thành lồi củ xương ghe (tuberositas ossis navicularis).
— Mặt trước : lồi, có ba diện khớp với ba xương chêm.
— Mặt trên : lồi.
— Mặt dưới : gồ ghề.
— Mặt ngoài : khớp với xương hộp.
1.1.4. Xương chêm trong, giữa và ngoài (os cuneiforme mediate, intermedium et
laterale). Nằm phía trong xương hộp, giữa xương ghe và các xương đốt bàn chân I, II, III.
1.1.5. Xương hộp (os cuboideum). Hình hộp không đều, nằm giữa xương gót và xương bàn
chân IV, V. Có sáu mặt :
— Mặt sau : hình vuông khớp với xương gót.
— Mặt trước : chia làm hai diện khớp ngoài và trong để khớp với hai xương đốt bàn chân.
— Mặt dưới : phía dưới có rãnh gân cơ mác dài (sulcus tend., m. peronei longi), phía sau
rãnh là lồi củ xương hộp (tuberositas ossis cuboidei).
— Mặt trên : nằm ngay dưới da.
— Mặt ngoài : nhỏ và hẹp.
— Mặt trong : có diện khớp với xương diêm ngoài và xương ghe.
1.2. XƯƠNG ĐốT BÀN CHÂN (ossa metatarsalia).
Gồm năm xương đánh sô' từ I đến V, kể từ đốt ngón cái. Mỗi xương có nền (basis), thân
(corpus) và chỏm (caput). Xương I và V có lồi củ ở nền (tuberositas ossis metatarsalis).
1.3. XƯƠNG ĐỐT NGÓN CHÂN (ossa digitorum pedis).
Mỗi ngón có ba đốt gần, giữa và xa (phalanx proximalis, media et distalis), ở đô't xa có lồi
củ đốt ngón chân (tuberositas phalangis distalis), mỗi đốt có ba phần : nền đốt ngón (basis
phalangis), thân đốt ngón (corpus phalấngis) và chỏm đốt ngón (caput phalangís).
2. CẤU TẠO BÀN CHÂN

2.1. NHÌN TỪ TRÊN (H.8.15).


Nhìn từ trên các xương bàn chân lồi hẳn từ trước ra sau và từ trong ra ngoài, nơi lồi nhất
là ròng rọc sên (trochlea tali), nhìn từ trên ta có thể thấy hầu hết mặt trên các xương bàn
chân, trừ xương gót chỉ thấy 1/4 sau mặt trên.
2.2. NHÌN TỪ DƯỚI (H.8.16.).
Bàn chân lõm hẳn ở phía dưới, giới hạn phía sau bởi củ xương gót (tuber calcanei) với hai
mỏm củ gót trong và ngoài (processus medialis, lateralis tuberis calcanei).
Nhìn từ dưới lên, xương sên bị che một phần bởi mỏm chân đế sên (sustentaculum tali). Mỏm
chân đế sên cách đế gót bởi một rãnh : rãnh gân gấp ngón cái dài (sulcus tend., m.flex. hall., long).
142
Cạnh ngoài xương hộp và cạnh trong xương ghe lồi hẳn lên thành lồi củ xương ghe
(tuberositas osis navicularis) và lồi xương hộp (tuberositas ossis cuboidei). Củ xương ghe là nơi
bám của cơ chày sau (m. tibialis posterior). Trước lồi xương hộp có rãnh gân cơ mác dài (sulcus
tend.m. peronei longi).
2.3. NHÌN TỪ TRONG (H.8.17).
Cạnh trong bàn chân cong như một vòm, gọi là vòm dọc bàn chân, phần trong (arcus
pedis longitudinalis, pars medialis), được tạo bởi xương gót, xương sên, xương ghe, ba xương
chêm, xương bàn chân I, II, III.
Đỉnh vòm là xương sên, chân vòm là mỏm trong củ gót và chỏm xương đốt bàn chân I, đó
chính là nơi tựa của bàn chân xuống đất.
2.4. NHÌN TỪ NGOÀI (H.8.18).
Tương tự cạnh trong, cạnh ngoài có vòm dọc bàn chân, phần ngoài (arcus pedis
longitudinalis, pars lateralis). Phần ngoài vòm dọc được tạo bởi xương gót, xương hộp và hai
xương bàn chân IV, V. Chân vòm, nơi bàn chân tựa xuống đất là mỏm củ gót ngoài và chỏm
xương đốt bàn chần V.
Phần trong vòm dọc trong lõm hơn phần ngoài vòm dọc ngoài rất nhiều nên dẻo dai hơn
và là nơi chịu sức nặng của cơ thể khi chạy nhảy, di chuyển, trong khi vòm dọc ngoài là nơi
chịu sức nặng khi đứng.
Ở loài linh trưởng dù đi lại hay đứng yên, sức nặng đều ở phần ngoài vòm dọc, do ở loài
này ngón chân I không cố' định mà còn đảm nhận động tác đốì nên phần trong vòm dọc chưa
hình thành.
Trong quá trình tiến hóa của loài người, khi sự biệt hóa chi trên, chi dưới rõ ràng : chi dưới
chỉ làm nhiệm vụ di chuyển chứ không cầm nắm, thì phần trong vòm dọc mới dần xuất hiện.
Ngoài ra bàn chân còn có vòm ngang (arcus pedis transversalis) được tạo nên bởi ba xương
chêm, xương ghe, xương hộp và năm xương bàn chân. Đỉnh vòm là xương chêm giữa và nền
xương bàn chân II (H.8.19 và H.8.20).
Vòm ngang làm cho bàn chân thêm dẻo dai trong khi di chuyển đồng thời tạo một máng
che chở gân cơ, mạch máu và thần kinh khỏi chịu sức ép khi đi đứng.
Nhìn chung, cấu trúc bàn chân rất thích hợp cho việc đi lại. Các xương cổ chân, xương bàn
chân lớn và chắc hơn nhiều so với xương bàn tay để sẵn sàng chịu sức nặng khi di chuyển.
Ngược lại các xương đô't ngón tay lại dài hơn và di động hơn các xương đốt ngón chân để dễ
dàng trong cầm nắm.
Bàn chân của người Việt Nam, lúc bình thường, nói chung giống như bàn chân của các dân
tộc khác. Nhưng có hai đặc tính là.
1. Bàn chân người Việt Nam ngắn và rộng. Dài theo đốt bàn chân I hơn là theo đốt bàn chân II.
2. Vòm chân tháp, ít khum về bề ngang cũng như bề dọc. Tỷ lệ bẹt tương đốì cao (29% đôi
với người mang và gánh nặng từ thuở bé và hay đi đất). Trung bình chân bẹt là 3,9% (nghiên
cứu trên hơn 20.000 người).
Ngoài ra, ta còn thấy nhiều người, nhất là các cụ già ở nông thôn, có bàn chân Giao Chỉ,
mà ngón chân cái choải vào trong (hiếm có ở người Châu Ãu).
- Về vòm ngang, cũng giống như người Âu.
143
- về vòm dọc, (trước sau) bàn chân Việt Nam cong ít hơn.
Xương sên ngắn và thấp hơn, chỏm nhìn vào trong nhiều hơn. Xương gót cũng vậy. Xương
gót người Việt Nam nghiêng trên đất độ 8° (16° ở người Âu). Nói chung, bàn chân người Việt
Nam còn giữ nhiều đặc tính của bàn chân Giao Chỉ. Nguyên nhân là do người Việt Nam xưa
kia ngay từ lúc nhỏ, đã phải gánh và mang nặng, phải đi đất trên các đường ruộng trơn, ngón
chân I choải vào trong, các ngón khác xòe và quặp xuống đất để khỏi trơn ngã. Bàn chân Giao
Chỉ còn thấy ở một vài nước mà người dân lao động và sinh sống cũng như ta, ví dụ như ở
Inđônêxia hay ở Borneo. -

KHỚP HÔNG
Khớp hông (articulatio coxae) là khớp chỏm lớn nhất của cơ thể.

1. MẶT KHỚP
1.1. Ổ Cối (xem bài Xương chậu).
1.2. CHỎM XƯƠNG ĐÙI (xem bài Xương đùi).
Chỏm chỉ tiếp xúc với ổ cối ở diện nguyệt.
1.3. SỤN VIÊN 0 CÔI (labrum, acetabulare) là một vành sụn sợi bám vào chu vi của ổ cốì.
Vành này lõm và nhẵn ở mặt trong. Phần sụn viền ổ cối bắt ngang qua khuyết ổ cối gọi là dây
chằng ngang (ligamentum transversum acetabuli). Sụn viền ổ côi làm cho ổ cối thêm sâu hơn
và ôm trọn gần hết chỏm đùi.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

2.1. BAO KHỚP (capsula articularis).

Dây chằng mu đùi

Hình 8.23 : Dây chằng chậu đùi và dây chàng mu đùi.


144
Hình 8.24 : Dây chằng ngồi đùi.

Là một bao sợi dày chắc.


- Về phía xương chậu, bao khớp bám vào chu vi ổ cô! và mặt ngoài sụn viền ổ cối.
- Về phía xương đùi : ở phía trước, bao khớp bám vào đường gian mâu, ở phía sau bám
cách mào gian mấu 1 cm. Như vậy có 1/3 ngoài của mặt sau cổ xương dùi không nằm trong bao
khớp.
Mặt ngoài bao khớp có vài nơi dày lên thành các dây chằng ngoài bao khớp
2.2. CÁC DÂY CHẰNG NGOÀI BAO KHỚP (H.8.23, 8.24).
2.2.1. Dây chằng chậu đùi (ligamentum iliofemorale) (H.8.23) ở mặt trên và trước bao
khớp là dây chằng rộng, dài và khởe nhất của khớp hông.
Ớ xương chậu, dây chằng bám vào gai chậu trước dưới và cơ thẳng dùi. Ớ xương đùi, bám
vào đường gian mâu. Do dó, dây chằng có hình tam giác mà các thớ dày lên ở hai bờ.
2.2.2. Dây chằng mu đùi (ligamenturn pubofemorale) mảnh mai, ở mặt dưới bao khớp. Một
đầu bám vào cành trên xương mu, khuyết ổ cối, đầu còn lại bám vào đoạn dưới đường gian mấu.
Dây chằng mu đùi tạo với hai thớ sợi dày của dây chằng chậu đùi thành hình chữ z. Giữa
cạnh chéo và cạnh dưới của chữ z, đôi khi có lỗ hở và bao hoạt dịch cơ thắt lưng chậu có thể đi
qua thông với khớp hông.
2.2.3. Dây chằng ngồi đùi (ligamentum ischiofemorale) (H.8.24).
Ở mặt sau khớp, đi từ xương ngồi đến mấu chuyển to.
2.2.4. Dây chằng vòng (zona orbicularis) là những thớ sợi ở lớp sâu của dây chằng ngồi
đùi. Những thớ sợi này bao quanh mặt sau cổ xương đùi.
145
2.3. DÂY CHẰNG TRONG BAO KHỚP.
Dây chằng chỏm đùi (ligamentum capitis femoris) (H.8.25). Bám từ hô” chỏm đùi đến
khuyết ổ côi. Dây chằng này ít quan trọng trong việc nôi chỏm đùi vào ổ côi.
Bao khớp và các dây chằng ở mặt trước khớp hông thường dày hơn ở mặt sau, do đó khớp
hông thường trật ra sau. Hơn thế nữa khi đùi ở tư thế gấp và khép, dây chằng vòng ở tư thế
nghỉ làm cho chỏm đùi cách xa ổ côi và càng làm cho khớp trật dễ dàng.

- Bao hoạt dịch

Dây chằng
chỏm đùi

Dây chằng ngang

Hình 8.25 : Thiết đồ đứng ngang qua khớp hông.

3. BAO HOẠT DỊCH

Là một màng phủ mặt trong bao khớp.


Về phía xương chậu bao hoạt dịch lót ở mép trong diện bán nguyệt, hô' ổ cô'i, dây chằng
ngang, bờ trong ổ côi. Sau đó bao vòng lên cổ khớp xương đùi rồi dính vào sụn của chỏm đùi.
Từ sụn của chỏm đùi, bao hoạt dịch tiếp tục bọc quanh dây chằng chỏm đùi và trở lại hô' ổ côi
Như vậy dây chằng chỏm đùi là dây chằng trong bao khớp nhưng ngoài bao hoạt dịch. Bao
hoạt dịch chứa một chất nhầy gọi là hoạt dịch, giúp cho khớp hoạt động dễ dàng.
146
4. ĐỘNG TÁC

Khớp hông tuy không linh hoạt bằng khớp vai nhưng cũng có nhiều động tác giúp bảo
đảm chức năng đi lại, chạy nhảy như gấp (khi gối duỗi 80°, khỉ gối gấp 130°), duỗi 15°, dạng
45°, khép 30°, xoay ngoài 45°, xoay trong 30° và quay vòng.

KHỚP GỐI

Khớp gối (articulatio genus) là khớp phức hợp của cơ thể, gồm hai khớp :
- Khớp giữa xương đùi và xương chày thuộc loại khớp lồi cầu.
- Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng.

1. MẶT KHỚP

1.1. LỒI CẦU TRONG VÀ Lồi CẦU NGOÀI XƯƠNG ĐÙI (xem bài Xương đùi).
1.2. DIỆN KHỚP TRÊN XƯƠNG CHÀY (xem bài Xương chày).
1.3. DIỆN KHỚP XƯƠNG BÁNH CHÈ (xem bài Xương bánh chè).
1.4. SỤN CHÊM TRONG VÀ NGOÀI {meniscus medialis, lateralis) (H.8.26).

Hỉnh 8.26 : Sụn chêm trong và ngoài.

Là hai miếng sụn sợi nằm ở diện khớp trên xương chày làm cho diện khớp này thêm sâu
rộng và trơn láng.
Sụn chêm ngoài hình chữ o, sụn chêm trong hình chữ c.
Hai sụn chêm nối nhau bởi dây chằng ngang gối (ligamentum transversum genus) và dính
vào xương chày bởi các dây chằng, do đó nó dễ dàng di chuyển khi khớp cử động. Nó trượt ra
sau khi gối gấp và ra trước khi gối duỗi.
147
Trong động tác duỗi gối quá mạnh khi cẳng chân đang ở tư thế xoay ngoài hay xoay trong,
sụn chêm có thể bị tổn thương. Sụn chêm ít có mạch máu nuôi nên khi tổn thương khó hồi
phục và có thể trở thành một vật chèn không cho khớp gốỉ hoạt động.
2. PHƯƠNG TIỆN NÔÌ KHỚP
2.1. BAO KHỚP (capsula articularis)
Bao khớp gối mỏng, về phía xương đùi bao khớp bám trên diện ròng rọc, trên hai lồi cầu
và hô' gian lồi cầu. về phía xương chày bao khớp bám ở phía dưới hai diện khớp. Phía trước,
bao khớp bám vào các bờ của xương bánh chè và được gân bánh chè đến tăng cường. Phía
ngoài, bao khớp bám vào sụn chêm.
2.2. CÁC DÂY CHẰNG. Khớp gối có bốn hệ thống dây chằng.

Hĩnh 8.27 : Dây chằng bánh chè

- Dây chằng trước : gồm dây chằng bánh chè (ligamentum patellae) và mạc giữ bánh
chè trong và ngoài (retinaculum patellae mediate, laterale) (H.8.27).
- Dây chằng sau : gồm dây chằng kheo chéo (ligamentum politeum obliquum), dây chằng
kheo cung (ligamentum politeum arcuatus) (H.8.28).
- Dây chằng bên : gồm dây chằng bên chày và bên mác (ligamentum. collaterale tibiale,
ligamentum collaterale fibulare) (H.8.29).
- Dây chằng chéo : gồm dây chằng chéo trước và chéo sau (Hgamentum cruciatum
anterius, posterius). (H. 8.29).
148
Hình 8.28 : Các dây chằng sau khớp gối

Hai dây chằng bên chày và bên mác rất chắc và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ
cho khớp khỏi trật ra ngoài hay vào trong.
Hai dây chằng chéo bắt chéo nhau thành hình chữ X; ngoài ra, dây chằng chéo trướ.c còn
bắt chéo dây chằng bên mác, và dây chằng chéo sau bắt chéo dây chằng bên chày.
Hai dây chằng chéo rất chắc và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho khớp gối khỏi
trật theo chiều trước sau. Đứt một trong hai dây chằng này, khi khám khớp gối ta sẽ có dấu
hiệu ngăn kéo.

3. BAO HOẠT DỊCH

Bao hoạt dịch khớp gối khá phức tạp. Nó lót bên trong bao khớp và cũng như bao khớp,
bao hoạt dịch bám vào sụn chêm. Các dây chằng chéo đều nằm ngoài bao hoạt dịch.
Ở phía trên, bao hoạt dịch lên rất cao tạo thành túi thanh mạc trên bánh chè (bursa
suprapatellaris). Ngoài ra, quanh khớp gối còn có nhiều túi thanh mạc khác.
Tóm lại, khớp gối được coi như hai khớp lồi cầu. Mỗi khớp gồm một lồi cầu của xương đùi,
một diện khớp của xương chày. Khớp được giữ cho khỏi trật sang bên bởi dây chằng bên và
khỏi trật ra trước hay ra sau bởi dây chằng chéo.

4. ĐỘNG TÁC

Động tác chủ yếu của khớp là gấp và duỗi. Tuy nhiên khi cẳng chân gấp, khớp có thể làm
động tác dạng, khép, xoay trong và xoay ngoài rất ít.
149
Xương bánh chè

Lồi cầu ngoài Dây chằng


xương đùi \ chéo sau

Dây chằng Dây chằng


bên mác chéo trước

Dây chằng
bên chày

Cơ nhĩ Dây chằng


đầu đủi ngang gối

Dây chằng
chỏm mác trước

Hình 8.29 : Các dây chằng bên và chéo

KHỚP CHÀY MÁC

Xương chày và xương mác tiếp khớp với nhau bởi hai khớp :
- Khớp động chày mác (articulatio tibiofibularis) ở đầu trên.
- Khớp sợi chày mác (syndesmosis tibiofibularis) ở đầu dưới.
Ngoài hai khớp, xương chày và xương mác còn nốì với nhau bởi màng gian cô't.

1. KHỚP ĐỘNG CHÀY MAC (articulatio tibio fibularis).

Gồm hai diện khớp : diện khớp mác của xương chày (xem bài Xương chày) và diện khớp
chỏm xương mác (xem bài Xương mác). Cả hai diện khớp đều có sụn che phủ.
Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và chỏm mác
sau dig. capitis fibulae anterius et posterius) (H.8.29).

2. KHỚP SỢl CHÀY MAC (syndesmosis tibio fibularis).

Gồm hai diện khớp : khuyết mác (xương chày) và một diện lồi ở mặt trong mắt cá ngoài.
Hai diện khớp này được gắn nhau chặt chẽ bởi hai dây chằng chày mác trước và chày mác
sau dig. tibiofibulare anterius, posterius) (H.8.30, 8.31).
Khác với khớp quay trụ trên và quay trụ dưới, khớp chày mác rất ít di động.
150
CÁC KHỚP BÀN CHÂN
(articulationes pedỉs)
1. KHỚP Cổ CHÂN (sên - cẳng chân) (articulatio talocruralis). Là khớp giữa xương sên và
đầu dưói xương chày, xương mác.
1.1. MẶT KHỚP
1.1.1. Diện khớp dưới xương chày (xem bài Xương chày).
1.1.2. Diện khớp mắt cá xương chày (xem bài Xương chày).
1.1.3. Diện khớp mắt cá xương mác (xem bài Xương mác).
1.1.4. Ròng rọc xương sên (trochlea tali).
Với ba diện :
- Diện trên khớp với diện dưới xương chày.
- Diện mắt cá trong tiếp khớp với diện mắt cá xương chày.
- Diện mắt cá ngoài tiếp khớp với diện mắt cá xương mác.
Ba diện khớp của xương chày và mác tạo thành một hố mộng ôm lây mộng là ròng rọc sên.
1.2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP (H.8.30, 8.31, 8.32).
1.2.1. Bao khớp : bám ở chu vi các diện khớp và dày lên ở hai bên thành các dây chằng.
1.2.2. Các dây chằng bên ngoài : gồm có dây chằng mác sên trước, sau dig. tatofibulare
anterior, posterior) và dây chằng mác gót (ligamentum calcaneofibulare).
1.2.3. Dây chằng bên trong : dây chằng đenta dig. mediate, lig. deltoideum).
Hai hệ thông dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra trước hay ra sau nhưng
cho phép cổ chân làm các động tác gấp duỗi dễ dàng.

Màng gian cí

Dây chàng
chày mác sa
Dây chằng
bên trong (đenta)
Dây chằng
mác sên sau

Dây chằng
mác gót

Hình 8.30 : Khớp cổ chân (nhìn từ sau)


151
Hình 8.32 : Khớp cổ chân (nhìn từ ngoài)

2. CAC KHƠP GIAN CÔ CHÂN (articulationes intertarseae).


Gồm có :
- Khớp dưới sên (articulatio subtalarỉs) nô'i xương sên với xương gót.
152
- Khớp gót-sên-ghe (articulatio talocalcaneonavicularis).
-Khớp gót hộp (articulatio calcaneocuboidea).
— Khớp chêm ghe (articulatio cuneonavicularis).
Phần khớp gót ghe của khớp gót-sên-ghe và khớp gót hộp còn được gọi là khớp ngang cổ
chân (articulatio tarsi transversa).

3. CÁC KHỚP CÔ BÀN CHÂN (articulationes tarsometatarsae).

Nôi ba xương chêm, xương hộp với các đầu gần xương bàn chân.

4. CÁC KHỚP GIAN ĐốT BÀN CHÂN (articulationes intermetatarseae).

Nối các mặt bên của đầu xương bàn chân.

5. CÁC KHỚP ĐốT BÀN ĐốT NGÓN (articulationes metatarsophalangeae).

Nôi các đầu xa xương bàn chân với các đốt gần ngón chân.

6. CÁC KHỚP GIAN ĐốT NGÓN CHÂN (articulationes interphalangeae pedis).

Nốì các đốt ngón chân.


Nhìn chung các khớp trên có biên độ rất nhỏ và được nối nhau bởi những dây chằng ngắn
và vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc vòm gan chân. Cũng như ở chi trên, các khớp gian cổ
chân và các khớp bàn chân không phải là nội dung của cuốn sách này.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

70. Trrng địnn hướngxxơng chậu, người ta ddng chitiết giải phẫu nào ddới đđâ đđ địnn hướng
chiều trước - sau của xương :

a) Ổ cối. d) Diện mông.


b) Lỗ bịt. e) Hô" chậu.
c) Khuyết ngồi lớn.

71. Câu ng^o sau đđâ ĐÚNG :

a) Ranh bịt nằm ở phía trước trên của lỗ bịt, trên ggười sống được bịt kín bởi màng bịt.
b) Úường cung là các đường cong nằm ở mặt ngnài phần cánh xương chậu.
c) Diện bán nguyệt, diện mu, diện tai, diện mông là các diện khớp của xương chậu.
d) Gò chậu mu là một chi tiết giải phuu nằm ở bờ dưới xương chậu.
e) Tất cả đều sai.
153
72. Mấu chuyển bélà nơi bám chach :
a) TUẳơg đùi. d) TUoơ.
é) Thắt lưng chậu. e) Lược. (Xem thêm bài 10)
h) Rộng troơg.
73. Nói về xương đùi, hây ơào SAI :
a) Trêơ xương tươi, toàơ éộ đầy trên xương đùi được pha éởi sụn khớp đn ăơ khớp với ổ hối.
é) Cổ xương đùi hó một phầơ ơằm ơgoài éao khớp.
h) Góh ơghiêơg hủa hổ xương đùi là 130°.
d) Góh ơgả hủa hổ xương đùi là 30°.
e) ca hơ khép ơằm ở ngay trêơ mỏm trêơ lồi hầy troơg.
74. Diệơ khớp mắt há ở đầy dưới xương máh khớp với :
a) Khyyet máh ở đầy dưới xương hhày. d) Xương sên.
é) Diện khớp máh hủa xương hhày. e) Tất hả đềy sai.
h) Ho' mắt há ngoài.
75. Xương cổ hhâơ gồm :
a) 8 xương, xếp thành hai hàng.
é) 7 xương, xếp thành hai hàng.
h) 6 xương, xếp thành hai hàng.
d) 4 xương, xếp thành hai hàng.
e) 2 xương là : xương gót và xương sên.

Dùng hình vẽ để trả lời câu hỏi 76, 77.

154
76. Xương hộp là xương ở vị trí :
a) 1 d) 5
b) 3 e) 7
c) 4
77. Trong vòm ngang của bàn chân, xương nào được coi như là đỉnh của vòm :
a) 5
b) 6
c) 1
d) 5 và nền xương bàn chân III.
e) 6 và nền xương bàn chân II.
78. Chọn :
a) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu mệnh đề (A) đúng, (B) sai.
d) Nếu mệnh đề (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu mệnh đề (A) sai, (B) sai.
(A) Xương chày rất dễ bị chấn thương và khi phẫu thuật xương cũng khó lành. VI
(B) Xương có bờ trước và mặt trong nằm sát ngay dưới da.
79. Dây chằng nào khỏe và chắc nhất trong các dây chằng của khớp hông :
a) Dây chằng chỏm đùi.
b) Dây chằng chậu đùi.
c) Dây chằng mu đùi.
d) Dây chằng ngồi đùi.
e) Dây chằng vòng.
80. Dây chằng bắt chéo của khớp gối :
a) Nằm ngoài bao khớp sợi.
b) Nằm ngoài bao hoạt dịch.
c) Nằm trong bao khớp sợi.
d) a, b đúng.
e) b, c đúng.

155
9 MÔNG

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả giới hạn của vùng mông và các lớp cơ vùng mông, động tác, thần kinh chi phôi
các cơ đó.
2. Mô tả các bó mạch thần kinh vùng mông và giải thích vùng tiêm mông an toàn.
3. Vẽ sơ đồ cắt đứng dọc vùng mông.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ các cơ, các bó mạch thần kinh vùng mông.
2. Chỉ vùng tiêm mông an toàn trên tranh vẽ và trên người sống.

Vùng mông (regio glutea) là một vùng có nhiều mạch máu và thần kinh quan trọng từ
chậu hông đi qua để xuống chi dưới.

1. GIỚI HẠN VÙNG MÔNG


Vùng mông được giới hạn bởi.
- ơ trên là mào chậu (crista iliaca).
- Ở dưới là nếp lằn mông.
- Ở ngoài là đường nố'ì từ gai chậu trước trên (spina iliaca anterior superior) đến mâu
chuyển to (trochanter major).
- Ở trong là mào giữa xương cùng (crista sacralis mediana).

2. CÁC LỚP CỦA VÙNG MÔNG

2.1. LỚP NÔNG.


156
Cơ mông nhỡ

Thần kinh mông trên

Thần kinh mông trên ( Cơ hình lê


Dộng mạch móng trên -——■
, ■ /
. Cơ mông bé
Thần kinh trực tràng —■■>
Dộng mạch mông dưới—■ '--4 - Thán kinh bl đùi sau
Cơ sinh đôi trên
Thần kinh thẹn trong ■ Túi hoạt dịch
Dộng mạch thẹn trũi _ Cơ mông nhỡ
Thần kinh thẹn ■ • - Cơ bịt trong
7^ - Cơ sinh đôi dưới

— Túi hoạt dịch


Cơ vuông đùi
. Cơ mông lớn
Thần kinh ngồi
Cơ khép lớn

Ảnh VI. Vùng mông (lớp sâu).

157
Thần kinh chậu
Thần kinh chậu hạ vị
hạ vị
Thần kinh ngực 12

Thẩn kinh
sinh dục đủi Thần kinh
Thần kinh
Thần kinh chậu bẹn
bì đùi ngoài
bì đùi ngoài
Thẩn kinh
bì mông dưới
Các nhánh
Thần kinh
bì trước
thần kinh đùi

Thẩn kinh
bì dùi sau

Thần kinh
hiển
Thần kinh bì
bắp chân ngoài

Thần kinh bì
bắp chân trong
Nhánh nôi
mác
Thần kinh
Thần kinh bắp chân
mác nông

Thẩn kinh
mác sâu

Hỉnh 9.1 : Thần kinh nông cảm giác chi dưới

2.1.1. Da và tổ chức dưới da.


Trong lớp này có các thần kinh cảm giác (H.9.1, H.12.2).
- Các thần kinh bì mông trên (nn. cluntum supeniones) thuộc các thần kinh thắt lưng (nn.
lumbales).
158
- Các thần kinh bì mông giữa (nn. clunium medii) thuộc các thần kinh cùng và cụt (nn.
sacrales et n. coccygeus).
- Các thần kinh bì mông dưới (nn. clunium inferiores) thuộc thần kinh bì đùi sau (n.
cutaneus femoris posterior).
2.1.2. Mạc nông.
Mạc nông của vùng nông chia làm hai lá bọc lấy cơ mông lớn. Mạc nông đi xuống dưới
dính vào mạc đùi (fascia lata) và đi ra ngoài dính với dải chậu chày và cơ càng mạc đùi (m.
tensor fascia latae).

Cơ mông lớn

Cơ bán màng

Cơ nhị đầu đùi

Hình 9.2 : Cơ vùng mông (lớp nông)


2.2. LỚP SÂU (H.9.2, H.9.3).
2.2.1. Cơ. Cơ vùng mông có thể chia làm hai loại :
- Loại cơ chậu - mấu chuyển gồm các cơ : cơ căng mạc đùi, cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ
mông bé và cơ hình lê. Đây là những cơ duỗi, dạng và xoay đùi.
- Loại cơ ụ ngồi - xương mu mấu chuyển gồm các cơ : cơ bịt trong, sinh đôi, vuông đùi và
bịt ngoài. Những cơ này có động tác chủ yếu là xoay ngoài đùi.
Các cơ vùng mông được xếp thành ba lớp :
2.2.1.1, Lớp nông :
159
Cơ mông nhỡ

Cơ mông bé

Cơ hình lê

Cơ sinh đôi trên

Cơ bịt trong

Cơ mông lớn Cơ sinh đôi dưới

Cơ vuông đùi

Cơ thon
Cơ mông lớn

Cơ bán màng
Cơ khép lớn

Cơ bán gân

Dải chậu chày

Cơ nhị đầu đùi


(đầu dài)

Cơ nhị đầu đùi


(đầu ngắn)

Hình 9.3 : Cơ vùng mông (lớp sâu) và vùng đùi sau


Cơ mông lớn (m. gluteus maximus)
Nguyên ủy : - Diện mông xương chậu, sau đường mông sau.
— Mào chậu.
160
— Mặt sau xương cùng.
- Dây chằng cùng ụ ngồi.
Bám tận : — Dải chậu chày.
- Đường ráp xương đùi.
Động tác : Đây là cơ duỗi đùi rất mạnh và là cơ giúp hình thành tư thế đứng thẳng của
loài người.
Ngoài ra cơ còn xoay ngoài đùi và làm nghiêng chậu hông.
+ Cơ căng mạc đùi (m. tensor fascia latae).
Nguyên ủy : Mào chậu.
Bám tận : Nơi nôi 1/3 và 2/3 dưới dải chậu chày.
Dải chậu chày (tractus iliotibialis) là một dải mô sợi giữa cơ mông lớn và cơ căng mạc đùi.
ở phía sau liên tiếp với hai lá cân mông, phía trước bao lấy cơ căng mạc đùi và liên tiếp với
mạc đùi. Dải chậu chày bám tận vào đầu trên xương chày.
Động tác : Ngoài tác dụng căng mạc đùi, khi tựa vào xương chậu, cơ sẽ gấp, dạng và xoay
trong đùi; khi tựa vào đùi cơ sẽ gấp, dạng và xoay ngoài chậu.

Cơ mông lớn Cơ mông nhỡ

Động mạch và thần


kinh mông
Cơ mông bé

Cơ hình lê

Thần kinh
thẹn và
Thần kinh
động _
mạch
thẹn Cơ sinh đôi trên,
trong bịt trong và sinh
đôi dưới

Cơ bịt ngoài
Đọng mạch
và thần kinh
mông dưới ' Cơ vuông đùi
Cơ nhị đầu đùi
Thần kinh bì
Cơ bán gân đùi sau
Cơ bán mông
Hình 9.4 : Cơ, thần kinh., mạch máu vùng mông
161
2.2.I.2. Lớp giữa :
Lớp giữa cách lớp nông bởi một lá sâu của cân mông và một lớp mô liên kết.
* Cơ mông nhỡ (m. gluteus medius) :
Nguyên ủy : - 3/4 trước mào chậu.
- Diện mông xương chậu, giữa đường mông trước và sau.
Bám tận : Mấu chuyển to.
Động tác : Dạng đùi, phần trước của cơ còn giúp gấp và xoay trong đùi; trong khi phần sau
duỗi và xoay ngoài đùi. Khi cơ tựa vào xương đùi sẽ làm nghiêng người sang bên.
* Cơ hình lê (m. piriformis).
Đây là cơ quan trọng và là mốc để tìm mạch máu và thần kinh ở vùng mông.
Nguyên ủy : - Mặt chậu, đốt sống cùng II, III, IV.
- Khuyết ngồi to.
- Dây chằng cùng gai ngồi.
Bám tận : Cơ hình lê đi ra khỏi vùng chậu ở khuyết ngồi to rồi bám vào mấu chuyển to
xương đùi.
Động tác : Dạng và xoay ngoài đùi.
2.2.1.3. Lớp sâu :
Gồm có cơ mông bé và các cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển.
* Cơ mông hé (m. gluteus minimus).
Nguyên ủy : Diện mông, giữa đường mông trước và dưới.
Bám tận : Trước mấu chuyển to xương đùi.
Động tác : Dạng đùi, xoay trong đùi.
* Cơ bịt trong (m. obturatorius internus).
Nguyên ủy : - Chu vi lỗ bịt, mặt chậu.
- Màng bịt.
Bám tậm : Từ vùng chậu, cơ vắt qua khuyết ngồi bé ra ngoài và bám vào mặt trong mấu
chuyển to trước hô" mấu chuyển.
Động tác : Cùng với cơ sinh đôi, có tác dụng xoay ngoài đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở tư
thế gấp.
* Cơ sinh đôi trên (m. gemellus superior) và cơ sinh đôi dưới (m. gemellus inferior) :
Nguyên ủy : - Gai ngồi.
- Khuyết ngồi bé.
- Ụ ngồi.
Bám tận : Hai cơ sinh đôi đi dọc theo bờ trên và dưới cơ bịt trong và bám tận cùng với
gân cơ này.
Động tác : Tương tự cơ bịt trong.
* Cơ vuông đùi (m. quadratus femoris).
Nguyên ủy : ụ ngồi.
162
Bám tận : Mào gian mấu xương đùi.
Động tác : Xoay ngoài và khép đùi.
* Cơ bịt ngoài (m. obturatorius externus).
Nguyên ủy : - Vành ngoài của lỗ bịt. - Màng bịt.
Bám tận : Hô” mấu chuyển của xương đùi.
Động tác : Tương tự cơ vuông đùi.
Đại bộ phận các cơ vùng mông là do các nhánh bên của đám rô'ì thần kinh cùng chi phối
trừ cơ bịt ngoài do thần kinh bịt.

Xương cánh chậu

Mạc nông

Cơ mông nhỡ

Cơ mông bé

Động mạch và
thần kinh------
mông trên Cơ mông lớn

Cơ hình lê —
Động mạch mông dưới
Thần kinh bì đùi sau
Thần kinh ngồi

Cơ sinh đôi trên

Cơ bịt trong

Thần kinh bì
Cơ sinh đôi dưới
mông dưới
Ngành xương ngồi

Hình 9.5 : Sơ đồ cắt đứng dọc vùng mông


2.2.2. Mạch máu và thần kinh (H.9.4, H.9.5, H.9.6 và H.9.7).
Mạch máu và thần kinh vùng mông được chia thành hai bó : bó mạch thần kinh trên cơ
hình lê và bó mạch thần kinh dưới cơ hình lê.
2.2.2. Ì. Bó mạch thần kinh trên cơ hình lê : Gồm có động mạch và thần kinh mông trên.
* Động mạch mông trên (a. glutea superior).
Nguyên ủy và đường đi : Động mạch mông trên là nhánh của động mạch chậu trong. Từ
chậu hông, động mạch mông trên đi giữa đám rôi thắt lưng cùng và dây cùng 1 qua một lỗ
xương sợi tạo bởi khuyết ngồi lớn và mạc chậu. Ở vùng mông, động mạch mông trên xuất hiện
ở bờ trên cơ hình lê, nằm sâu hơn cơ mông lớn và tĩnh mạch mông trên.
163
Động mạch mông trên

Dộng mạch chậu chung

Động mạch mông dưới

Động mạch chậu ngoài

Dộng mạch thần kinh bịt

Hình 9.6 : Đám rối thần kinh cùng và các nhánh ngoài vùng chậu của động mạch chậu trong

Phân nhánh : Động mạch mông trên cho hai nhánh vào cơ :
+ Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và mông nhỡ.
+ Nhánh sâu đi giữa cơ mông nhỡ và mông bé.
Ngành nối : Động mạch mông trên nôi với :
+ Động mạch chậu ngoài qua nhánh mũ chậu sâu (a. circumflexa ilium profunda).
+ Động mạch đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngoài (a. circumflexa femoris lateralis).
+ Động mạch chậu trong qua nhánh động mạch mông dưới (a. glutea inferior) và động
mạch cùng ngoài (a. sacralis lateralis).
* Thần kinh mông trên (n. gluteus superior).

Tạo bởi thần kinh thắt lưng 4, 5 và thần kinh cùng 1. Thần kinh chui qua khuyết ngồi lớn
và chia hai nhánh đi cùng động mạch và tĩnh mạch mông trên. Thần kinh nằm sâu hơn động
mạch.

Thần kinh mông trên vận động cho ba cơ : mông nhỡ, mông bé và cơ căng mạc đùi.
2.2.2.2. Mạch và thần kinh dưới cơ hình lê : Được xếp thành ba lớp :
- Lớp nông : thần kinh bì đùi sau.
- Lớp giữa : thần kinh ngồi (n. ischiadicus), bó mạch thần kinh mông dưới, bó mạch thần
kinh thẹn.
- Lớp sâu : Gồm các nhánh vận động cho cơ ở lớp sâu vùng mông : thần kinh cơ vuông
đùi, cơ bịt trong, cơ sinh đôi trên và dưới. Tất cả đều là nhánh của đám rô'i cùng. Ngoài ra ở
lớp sâu còn có các nhánh thần kinh hậu môn-cụt (nn. anococcygei) chi phôi cảm giác cho vùng
quanh xương cụt.
164
Thần kinh sinh dục đùi N. 12

TL 1

Thần kinh chậu hạ vị TL 2 Đám rối


thắt lưng
TL 3
Thần kinh chậu' bẹn

TL4
Thần kinh bì đùi ngoài /

Thần kinh cơ thắt lưng TL5

Thần kinh bịt và bịt phí


C 1
Đám rối
Thần kinh đùi cùng
Cg2
Thần kinh mông trên.
Cgĩ /
Thần kinh mông dưới
Cg4

Thần kinh cơ vuông đùi Cg5


> Dám rối
cụt cụt
Thẩn kinh
mác chung
Thẩn kinh hậu môn cụt
Thần kinh chày
Thần kinh cơ bịt trong Thẩn kinh bì mông dưới trong
Thần kinh bì đùi sau ■ Thần kinh thẹn

Hình 9.7 : Sơ đồ đám rối thần kinh thắt lưng cùng

* Thần kinh bì đùi sau (n. cutaneus femoralis posterior) xuất phát từ dây cùng 1, 2 và 3.
Thần kinh bì đùi sau đi từ chậu hông ra vùng mông ở bờ dưới cơ hình lê, nằm giữa cơ mông lớn
và phía sau thần kinh ngồi. Sau đó thần kinh tiếp tục đi xuống vùng đùi sau, nằm trên đầu dài
cơ nhị đầu đùi và xuyên qua lớp mạc ở gần ho' kheo.
Ớ bờ dưới cơ mông lớn thần kinh cho các nhánh :
— Nhánh bì mông dưới vòng ở bờ dưới cơ mông lớn để cho cảm giác ở vùng này.
— Các nhánh đáy chậu (rami perineales) chi phôi cảm giác cho cơ quan sinh dục ngoài.
165
* Thần kinh ngồi (n. ischiadicus)
Thần kinh ngồi là thần kinh lớn nhâ't của cơ thể, chi phôi cảm giác và vận động phần lớn
chi dưới; gồm hai thành phần:
- Thần kinh chày (n. tibialis) xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 4, 5 và
■ùng 1, 2, 3.
- Thần kinh mác chung (n. peroneus communis) xuât phát từ nhánh sau thần kinh
thắt lưng 4, 5 và cùng 1, 2.
Hai thành phần này được bọc trong một bao chung và chỉ tách xa nhau ở vùng kheo. Đôi khi
chúng chia rất sớm, trong trường hợp đó cả hai thành phần sẽ không cùng nằm ở bờ dưới cơ
hình lê, mà sẽ có một thành phần nằm xuyên qua cơ hình lê hay thậm chí ở trên cơ hình lê.
Liền quan: ở vùng mông thần kinh ngồi đi ở bờ dưới cơ hình lê, trước cơ mông lớn và sau
nhóm cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển.

Hình 9.8. Các điểm mốc của thần kỉnh và mạch máu vùng mông
Sau thần kinh ngồi có thần kinh bì đùi sau. Phía trong thần kinh ngồi có bó mạch thần
kinh mông dưới và bó mạch thần kinh thẹn.
Phân nhánh: ở vùng mông thần kinh ngồi không cho nhánh vận động hay cảm giác nào.
Giải phẫu bề mặt (H.9.8): trên da, đường đi của thần kinh ngồi có thể vẽ bằng một đường
nối giữa:
* Điểm A: điểm nối 1/3 trên và 1/3 giữa của đường nối từ gai chậu sau trên đến ụ ngồi.
* Điểm B: điểm giữa của đường nôi từ ụ ngồi đến mấu chuyển to (điểm Valleix).
* Điểm C: góc trên của trám kheo.
Khi thần kinh ngồi bị viêm, ấn dọc theo đường đi này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhói
(dấu hiệu Valleix). ■
Các thay đổi của thần kinh ngồi ở người Việt Nam như sau: về nguyên ủy so với cơ hình
lê: 94% ra ở bờ dưới cơ hình lê; 5% thoát ra ở bờ trên cơ hình lê.
* Bó mạch thần kinh mông dưới
- Thần kinh mông dưới (n. gluteus inferior): được tạo bởi. thần kinh thắt lưng 5, thần kinh
cùng 1 và 2. Từ vùng chậu thần kinh qua khuyết ngồi to, đến vùng mông ở bờ dưới cơ

166
hình lê và vào vận động cơ mông lớn.
— Động mạch mông dưới (a. glutea inferior) : là nhánh của động mạch chậu trong. Ớ vùng
mông động mạch mông dưới đi ở bờ dưới cơ hình lê, trong và hơi nông hơn thần kinh ngồi;
ngoài bó mạch thần kinh thẹn.
Động mạch mông dưới vào các cơ vùng mông và nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân, ngoài ra
động mạch còn cho các nhánh :
— Nhánh nối với động mạch mũ đùi ngoài và trong, nhánh xuyên 1 của động mạch đùi sâu.
— Nhánh cho thần kinh ngồi (a. comitans n. ischiadici).
Một dị dạng hiếm gặp về động mạch ở mông : có sự tồn tại một động mạch rất lớn đi song
song với thần kinh ngồi thay thế động mạch đùi để cấp máu toàn bộ chi dưới gọi là động mạch
ngồi. Cho đến 1991 trên thế giới đã phát hiện được 54 trường hợp. Ớ Việt Nam đã phát hiện
một trường hợp ở Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược thành phô' Hồ Chí Minh.
* Bó mạch thần kinh thẹn ;
— Thần kinh thẹn (n. pudendus) xuất phát từ ngành trước thần kinh cùng 2, 3, 4 đi ra
khỏi chậu hông ở khuyết ngồi to, bờ dưới cơ hình lê. Sau đó ôm lấy gai ngồi chạy trở vào chậu
hông qua khuyết ngồi bé. Thần kinh thẹn, sau đó, cùng động mạch thẹn trong đi trong ống
thẹn (canalis pudendalis) đến vùng đáy chậu và sinh dục ngoài (H.9.6).
— Động mạch thẹn trong (a. pudenda interna) là nhánh của động mạch chậu trong. Đường
đi của động mạch thẹn trong tương tự như của thần kinh thẹn.
Vùng mông là một vùng quan trọng, nhiều cơ, mạch máu : thuận lợi cho việc tiêm bắp thịt.
Khi tiêm bắp cần lưu ý tránh (H.9.8) :
- Đường đi của thần kinh ngồi.
- Nơi xuất hiện của mạch và thần kinh mông trên tại vùng mông : đó là điểm nốì 1/3 trên
và 1/3 giữa đường kẻ từ gai chậu sau trên đến điểm cao nhất của mấu chuyển to (D).
- Nơi xuất hiện của bó mạch thần kinh mông dưới và bó mạch thẹn : đó là điểm nối 1/3
giữa và 1/3 dưới đường kẻ từ gai chậu sau trên đến ụ ngồi (E).
Ta có thể tiêm bắp an toàn ở 1/3 trên ngoài đường nối từ gai chậu trước trên đến gốc rãnh
gian mông.
Cũng có thể vẽ một đường cách đường giữa 3 - 4 khoát ngón tay, thẳng góc xuống đường
ngang rãnh gian mông và chia vùng mông làm bon khu. Khu trên ngoài là khu tiêm mông an
toàn vì tránh được mạch máu và thần kinh lớn (H.9.8).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

81. Động tác của cơ mông lớn là :


a) Duỗi đùi. d) a, b, c đúng.
b) Xoay đùi ra ngoàii e) a, b đúng.
c) Nggieng chậuhông.
167
Dây thần kinh bì đùi ngoài

Dây chàng bẹn


Thần kinh bì đùi ngoài

Cơ căng mạc đùi -

Thần kinh đùi — Mạc sàng


- Hạch bạch huyết
Cơ may __ Căc văch dọc

Thần kinh cơ tú' đầu đùi Tĩnh mạch đùi


TM hiển lớn
Dộng mạch mũ đùi ngoài Dộng mạch đùi
Dộng mạch cơ tú' đầu đùi
Cơ thẳng đùi__

Anh VII: Tam giác dùi (lớp sâu).

168
82. Cơ nào thuộc lớp cơ giữa ở vùng mông :
a) Cơ mông nhỡ. d) a, b và c đúng.
b) Cơ mông bé. e) a và c đúng.
c) Cơ hình lê.
83. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm cơ ụ ngồi - xương mu - mấu chuyển :
a) Cơ hình lê. d ) Cơ bịt ngoài.
b) Cơ sinh đôi. e) Cơ vuông đùi.
c) Cơ bịt trong.
84. Thành phần nào sau đây đi qua khuyết ngồi lớn :
a) Cơ hình lê. d) a và b đúng.
b) Thần kinh mông trên. e) a, b và c đúng.
c) Thần kinh thẹn.
85. Ở vùng mông, động mạch mông trên KHÔNG có nhánh nôi với :
a) Động mạch mũ chậu sâu. d) Động mạch mông dưới.
b) Động mạch thẹn trong. e ) Tất cả đều sai.
c) Động mạch mũ đùi ngoài.
86. Thần kinh mông trên KHÔNG vận động cơ nào dưới đây :
a) Cơ mông lớn. d) Cơ mông bé.
b) Cơ căng mạc đùi. )) Câu avà b úúng.
c) Cơ mông nhỡ.
Chọn :

a) Nê'u (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nêu (A) đúng, (B) sai.
d) Nêu (A) sai, (B) đúng.
e) Nêu (A) sai, (B) sai.
87. (A) Vùng tiêm mông an toàn là ở 1/4 trên - ngoài của mông, vì
(B) Vùng này có bó mạch thần kinh mông trên.
88. (A) Vùng tiêm mông an toàn là ở 1/4 trên - ngoài của mông, vì
(B) Vùng này không có thần kinh ngồi và mạch máu lớn đi qua.

169
Dùng hình vẽ này để trả lời các câu 89, 90, 91.

89. Chi tiết sô' (1) là :


a) Cơ mông nhỡ. d) Cơ bịt trong.
b) Cơ mông bé. e) Cơ sinh đôi trên.
c) Cơ hình lê.
90. Chi tiết sô' (2) là :
a) Thần kinh mông trên.
b) Thần kinh mông dưới.
c) Thần kinh thẹn.
d) Thần kinh bì đùi sau.
e) Thần kinh ngồi.
91. Trrng cácchitiếế dđực chúthích bbng chữ(A), (B), ( C), ( D), (E), chi tiếế nàà chúthích SAI.
a) (A).
b) (B).
c) (C).
d) (D).
e) (E).
170
10 ĐÙI

MỤC TIÊU BÀI GIÁNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả các cơ vùng đùi trước và sau, động tác và thần kinh chi phối các cơ đó.
2. Mô tả các thành của tam giác đùi và ống cơ khép.
3. Mô tả các bó mạch thần kinh vùng đùi trước và sau.
4. Giải thích ứng dụng thực tế tìm động mạch, tĩnh mạch đùi ở vùng nền tam giác đùi.
5. Vẽ thiết đồ ngang qua tam giác đùi, ngang 1/3 giữa đùi, ngang 1/3 dưới đùi và thiết đồ
đứng dọc khu đùi trong.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ trên xác các cơ của vùng đùi trước và sau.
2. Chỉ được trên xác, mô hình, tranh vẽ, thành phần cấu tạo ống đùi, ống cơ khép, tam
giác đùi.
3. Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác các bó mạch thần kinh vùng đùi
trước và sau.
4. Xác định môc tìm tĩnh mạch đùi ở dưới nếp lằn bẹn trên người song.

GIỚI HẠN CỦA ĐÙI


Đùi được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn ở trước và nếp lằn mông ở sau và phía dưới
bởi một đường ngang phía trên nền xương bánh chè 3 khoát ngón tay.
Trên một thiết đồ ngang, đùi được ngăn cách bởi vách gian cơ đùi ngoài (septum
intermuscularis femoris laterale) và cơ khép lớn thành hai vùng : vùng đùi trước và vùng đùi
sau (H.10.1).
Vùng đùi trước gồm có hai khu cơ :
171
- Khu cơ trước là khu gấp đùi và duỗi cẳng chân gồm cơ tứ đầu đùi, cơ may và cơ thắt lưng
chậu.
-Khu cơ trong là khu khép đùi gồm cơ lược, cơ thon và ba cơ khép.
Hai khu này được ngăn cách nhau bởi vách gian cơ đùi trong (septum, intermuscularis
femoris mediate).
Vùng đùi sau gồm các cơ ụ ngồi cẳng chân là các cơ duỗi đùi và gấp gối..

VÙNG ĐÙI TRƯỚC

Vùng đùi trước (regio femoris anterior) được giới hạn phía trên bởi nếp lằn bẹn, phía dưới
bởi đường ngang cách bờ trên (nền) xương bánh chè ba khoát ngón tay, phía ngoài bởi đường
kẻ từ gai chậu trước trên đến lồi cầu ngoài xương đùi (đi qua mâu chuyển to), phía trong bởi
đường kẻ từ ngành dưới mu đến lồi cầu trong xương đùi.

1. LỚP NÔNG
1.1. DA VÀ TỔ CHỨC DƯỚI DA

Vùng đùi được bọc bởi một tấm dưới da (tela subcutanea) chứa nhiều mô mỡ. Tấm dưới da
nằm trên một lớp mô sợi dày chắc gọi là mạc đùi (fascia lata). Tấm dưới da và mạc đùi liên tục
với tấm dưới da và mạc của vùng bụng, vùng mông và cẳng chân.
Mạc đùi thủng một lỗ : lỗ tĩnh mạch hiển (hiatus saphenus) cho tĩnh mạch hiển lớn đi
qua. Tấm dưới da đậy trên lỗ này cũng bị thủng nhiều lỗ gọi là mạc sàng (fascia- cribrosa)
(H.10.2).
172
1.2. THẦN KINH NÔNG (H.9.1, H.12.2).
Da và tổ chức dưới da vùng đùi trước được chi phối bởi các nhánh cảm giác :
- Nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi .{(ramus femoralis, n. genitofemoralis) do thần
kinh thắt lưng 1 và 2 tạo thành.
- Thần kinh chậu bẹn (n. ilioinguinalis) do thần kinh ngực 12 và thắt lưng 1 tạo thành.
- Thần kinh bì đùi ngoài (n. cutaneus femoris lateralis) nhận những sợi từ thần kinh thắt
lưng 2 và 3.
- Các nhánh bì trước của thần kinh đùi (rami cutanei anteriores, n. femoralis) do dây thắt
lưng 2, 3, 4 tạo thành.
- Nhánh bì của thần kinh bịt (ramus cutaneus, n. obturatorius) do nhánh trước thần kinh
thắt lưng 2, 3, 4 tạo thành.
1.3. ĐỘNG MẠCH NÔNG (H.10.3).
Trong tổ’ chức dưới da của vùng đùi trước có các nhánh nống của động mạch đùi. Các
nhánh này từ sâu xuyên qua mạc đùi hay qua lỗ tĩnh mạch hiển để ra nống.

Mạc sàng

Tĩnh mạch
hiển lớn

Hình 10.2 : Mạc sàng

- Động mạch thượng vị nống (ữ. epigastrica superficialis) đi trong lớp mỡ ở bụng đến tận rốn.
173
- Động mạch mũ chậu nông (a. cirumflexa ilium superficialis) đi song song với dây chằng
bẹn (ligamentum. inguinalis) đến tận mào chậu.
- Các động mạch thẹn ngoài (aa. pudendae externae) gồm có nhánh sâu và nông, kẹp lấy
tĩnh mạch hiển lớn và đi vào cơ quan sinh dục ngoài.
1.4. TĨNH MẠCH NÔNG :
Ngoài các tĩnh mạch kèm theo các động mạch nông, vùng này còn có tĩnh mạch hiển lớn
đi qua. Tĩnh mạch hiển lớn (v. saphena magna) nhận máu từ cung tĩnh mạch mu chân (arcus
venosus dorsalis pedis) đi trước mắt cá trong đến lồi cầu trong xương chày và tiếp tục đi ở mặt
trong đùi rồi đổ vào tĩnh mạch đùi (v. femoralis) qua lỗ tĩnh mạch hiển của mạc đùi (H. 10.3).
1.5. HẠCH BẠCH HUYET NÔNG VÙNG BẸN (nodi lymphatici inguinales superficiales)
(H.10.3).
Có khoảng 12 đến 20 hạch được chia làm bốn khu bởi đường ngang kẻ qua lỗ tĩnh mạch
hiển và đường dọc theo tĩnh mạch hiển lớn.

Thẩn kinh bì
đùi ngoài
Động mạch mũ
chậu nông

Nhánh đùi thẩn Động mạch


kinh sinh dục đùi thượng vị nông
Động mạch
thẹn ngoài

Hạch
bạch huyết
bẹn nông

Các nhánh bì
trước của
thẩn kinh đùi

Tĩnh mạch
hiển lớn

Hình 10.3 : Tam giác đùi và lớp nông.


174
- Hai khu dưới, các hạch nằm thẳng và nhận bạch huyết của chi dưới.
- Hai khu trên, các hạch nằm ngang. Khu trên trong nhận bạch huyết vùng đáy chậu, hậu
môn và các tạng sinh dục, khu trên ngoài nhận bạch huyết ở mông và bụng.

2. LỚP SÂU (H.10.11, H.10.12).

2.1. Cơ KHU Cơ ĐÙI TRƯỚC (H.10.4).

Cơ thắt lưng chậu

Cơ căng mạc đùi

Co lược

Cơ may
Cơ khép dài

Cơ thẳng đùi

Cơ thon

Cơ rộng ngoài

Cơ rộng trong

Hình 10.4 : Cơ khu cơ đùi trước.


175
q
2.1.1. Cơ may (m. Sartorius) là cơ dài nhất cơ thể, được bọc trong mạc đùi.
Nguyên ủy : Từ gai chậu trước trên, cơ đi chéo từ ngoài vào trong.
Bám tận : Mặt trong đầu trên xương chày.
Động tác : Gấp đùi, dạng và xoay ngoài đùi.
Gấp và xoay trong cẳng chân. Đây là cơ làm động tác ngồi của người thợ may.
2.1.2* Cơ tứ đầu đùi (m. quadriceps femoris) gồm có bốn thân cơ : cơ thẳng đùi, cơ rộng
ngoài, cơ rộng trong, cơ rộng giữa.
Nguyên ủy :
- Cơ thẳng đùi (m. rectus femoris) bám vào gai chậu trước dưới, vành của ổ cối, sau đó thớ
cơ đi thẳng xuống dưới ở mặt trước đùi.
- Cơ rộng ngoài (m. vastus lateralis) bám từ bờ trước dưới mấu chuyển to đến mép ngoài
1/2 trên đường ráp.
- Cơ rộng trong (m. vastus medialis) bám ở mép trong đường ráp, sau đó thớ cơ vòng
quanh xương đùi và đi thẳng xuống dưới.
- Cơ rộng giữa (m. vastus intermedius) bám vào mép ngoài đường ráp, mặt trước và ngoài
thân xương đùi, sau đó các thớ cơ rộng giữa đi thẳng xuồng dưới ở mặt trước đùi. Những bó sâu
của cơ rộng giữa thường tách thành cơ khớp gối (m. articularis genu) đến bám vào bao khớp gố'i
và bờ trên xương bánh chè.
Bám tận : Bốn thành phần của cơ tứ đầu đùi bám bằng một gân chung vào xương bánh
chè gọi là gân bánh chè. Gân bánh chè có thể chia làm ba lớp :
* Lớp nống : là gân cơ thẳng đùi.
* Lớp giữa : là gân cơ rộng trong và rộng ngoài.
* Lớp sâu : là gân cơ rộng giữa.
Các thớ sợi của gân bánh chè sau đó đến bám tận ở lồi củ chày tạo thành dây chằng bánh
chè dig. patellae). Một vài thớ sợi của gân cơ rộng trong và rộng ngoài đi đến cạnh của xương
bánh chè và bám vào lồi củ chày tạo thành mạc giữ bánh chè trong và ngoài (retinacula
patellae mediate et laterale).
Động tác : Duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi.
2.1.3. Cơ thắt lưng - chậu (m. iliopsoas) là một cơ từ vùng thắt lưng và vùng chậu đến
bám tận vào khu đùi trước, gồm hai phần : cơ chậu (m. iliacus) và cơ thắt lưng lớn (m. psoas
major).
Nguyên ủy : Cơ chậu : mào chậu và hố' chậu.
Cơ thắt lưng lớn : thân, mỏm ngang và đĩa gian sống các đốt sống N12 - TL1 đến TL4. Các
thớ cơ được bọc trong một mạc dày chắc gọi là mạc chậu (fascia iliaca), sau đó chạy xuống dưới
nằm giữa bờ trước xương chậu và dây chằng bẹn dig. inguinale) trong ngăn cơ (lacuna
muscularum).
Bám tận : Mấu chuyển nhỏ.
Động tác : Gấp đùi vào thân hay ngược lại gấp thân vào đùi. Nghiêng phần thất lưng.
176
Phần thắt lưng của cơ đi từ đốt sống N12 đến TL4 tới mấu chuyển nhỏ, do đó mủ của
những áp-xe lao cột sống ở vùng này có thể theo cơ chảy xuống tận vùng bẹn. Khi cơ thắt
lưng - chậu bị viêm, bệnh nhân thường gấp đùi vào thân để tự giảm đau (dấu hiệu cơ thắt
lưng - chậu).
Các cơ của khu đùi trước do thần kinh đùi vận động.
2.2. Cơ KHU Cơ ĐÙI TRONG (H.10.5).
Là nhóm cơ làm động tác khép đùi, được xếp thành ba lớp :
- Lớp nông : cơ thon, cơ lược, cơ khép dài.
- Lớp giữa : cơ khép ngắn.
- Lớp sâu : cơ khép lớn.

Cơ lược

Cơ khép dài

Cơ lược

Cơ khép ngắn

Cơ khép dài

Cơ khép lớn

Vong gân co khép

Hình 10.5 : Sơ đồ nhóm cơ khép


2.2.1. Cơ thon (m. gracilis).
Nguyên ủy : bờ dưới xương mu.
Bám tận : phía dưới lồi cầu trong xương chày.
Động tác : gấp, khép đùi; gấp và hơi xoay trong cẳng chân.
177
2.2.2. Cơ lược (m. pectineus).
Nguyên ủy : mào lược xương mu.
Bám tận : đường lược xương đùi.
Động tác : gâp, khép và hơi xoay trong đùi.
2.2.3. Cơ khép dài (m. adductor longus)
Nguyên ủy : xương mu, từ củ mu đến khớp mu.
Bám tận : đường ráp.
Động tác : khép, gâp, hơi xoay trong đùi.
2.2.4. Cơ khép ngắn (m. addutor brevis).
Nguyên ủy : cành dưới xương mu.
Bám tận : đường ráp xương đùi.
Động tác : khép và xoay ngoài đùi.
2.2.5. Cơ khép lớn (m. adductor magnus)
Cơ có ba bó : trên, giữa và dưới.
Nguyên ủy : ba bó bám vào cành dưới xương mu và ụ ngồi.
Bám tận : hai bó trên bám vào đường ráp xương đùi.
Bó dưới bám vào củ cơ khép (tuberulum adductorìum). Bó này cùng với đầu dưới xương đùi
tạo thành vòng gân cơ khép (hiatus tendineus adductorius).
Động tác : khép đùi, hai bó trên gập và xoay ngoài đùi, bó dưới xoay trong đùi.
Các cơ khu đùi trong do thần kinh bịt chi phôi trừ cơ lược do thần kinh đùi và bó dưới cơ
khép lớn do thần kinh ngồi chi phôi.

3. MẠCH MÁU - THẦN KINH.


3.1. ĐỘNG MẠCH ĐÙI (arteria femoralis) (H. 10.6, H.10.7, H.10.10).
3.1.1. Nguyên ủy. Động mạch chậu ngoài (a. ilìaca externa) khi đến phía sau điểm giữa
dây chằng bẹn thì đổi tên thành động mạch đùi. Động mạch đùi đi ở mặt trước đùi và dần dần
đi vào trong, sau đó chui qua vòng gân cơ khép đổi tên thành động mạch kheo (a. poplitea).
Ớ người Việt Nam, đường kính trung bình của động mạch đùi ngay dưới chỗ nguyên ủy là
6,5 - 7 mm ở phái nam và 5,5 - 6 mm ở phái nữ.
3.1.2. Đường đi và liên quan (H.10.6). Có thể chia làm 3 đoạn : đoạn sau dây chằng
bẹn, đoạn trong tam giác đùi và đoạn trong ống cơ khép.
+ Đoạn đi sau dây chằng bẹn : Khoảng trông giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu
được chia thành hai ngăn :
- Ngăn mạch máu (lacuna vasorum) được giới hạn phía trước bởi dây chằng bẹn, phía sau
là bờ trước xương chậu, phía trong là 'dây chằng khuyết (lig. lacunare), phía ngoài là cung chậu
lược (arcus iliopectineus).
- Ngăn cơ (lacuna musculorum) là khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương
chậu, ngoài cung chậu lược. Trong ngăn này chứa cơ thắt lưng - chậu và thần kinh đùi.
178
Cung chậu lược
----- Dây chằng bẹn
Cơ thắt lưng chậu
Thần kinh đùi
Thần kinh bì
đùi ngoài Động mạch đùi

Tĩnh mạch đùi

Vòng đùi

Hạch bạch huyết

Dây chằng khuyết

Hình 10.6: Động mạch đùi, đoạn sau dây chằng bẹn

Động mạch đùi ở phía sau dây chằng bẹn đi trong ngăn mạch máu. Ớ đây động mạch nằm
ngoài nhất rồi đến tĩnh mạch đùi vă trong cùng lă các hạch bạch huyết bẹn sâu (nodi
lymphatici inguinales profundis). Động mạch đùi, tĩnh mạch đùi và hạch bạch huyết ở đây
được bọc trong một bao chung gọi là bao mạch đùi. Bao mạch đùi lại được hai vách, ngăn
thành 3 khoang. Khoang ngoài chứa động mạch đùi, khoang giữa chứa tĩnh mạch đùi, còn
khoang trong cùng thì chứa hạch bạch huyết và được gọi là ống đùi (canalis femoralis). Đầu
trên ống đùi là vòng đùi, còn đầu dưới là mạc sàng ở lỗ tĩnh mạch hiển (H.10.6). Vòng đùi
(anulus femoralis) được giới hạn ở trước là dây chằng bẹn, ở trong là dây chằng khuyêt và ở
sau là mào lược xương mu.
Ống đùi là một điểm yếu của vùng bẹn. Qua ống đùi các cơ quan trong ổ bụng có thê đi ra
ngoài tạo nên tình trạng bệnh lý gọi là thoát vị đùi.
+ Đoạn đi trong tam giác đùi (H.10.8):
Tam giác đùi (trigonum femorale) là một tam giác mà đáy là dây chằng bẹn, cạnh ngoài là
bờ trong cơ may, cạnh trong là bờ ngoài cơ khép dài (so với trục giữa cơ thể), đỉnh tam giác
cách dây chằng bẹn khoảng 10 cm, tương ứng với nơi cơ may bắt chéo cơ khép dài (H.10.10A).
Sàn tam giác đùi từ ngoài vào trong có cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài và đối khi,
một phần cơ khép ngắn. Trần tam giác đùi đậy bằng mạc sàng và mạc đùi. Do đó thật ra tam
giác đùi là một khôi hình tháp tam giác mà đáy được giới hạn ở trước bởi dây ohằng bẹn, ở sau
bởi bờ trước xương chậu, đỉnh là chỗ cơ may gặp cơ khép dài và ba thành là: thành ngoài là cơ
may và cơ thắt lưng chậu, thành trong là cơ lược và cơ khép dài và thành trước là mạc sàng.

179
■« Động mạch
chủ bụng

Động mạch
chậu chung

Động mạch chậu trong


Động mạch
chậu ngoài
Dộng mạch bịt
Dây chằng bẹn

Động mạch mũ
đùi ngoài
Dộng mạch mũ
đùi trong

Động mạch
đùi sâu

Các động mạch


xuyên
Động mạch đùi

Hình 10.7 : Động mạch đùi và các nhánh

Trong tam giác đùi, thẩn kinh đùi nằm phía ngoài, động mạch đùi ở giữa và tĩnh mạch đùi
ở trong cùng. Động mạch, tĩnh mạch đùi được bọc bởi bao mạch đùi như đã nói ở trên.
Thành trước của bao mạch đùi có nhánh của thần kinh sinh dục đùi (n. genitofemoralis) và
tĩnh mạch hiển lớn xuyên qua.
+ Đoạn đi trong ống cơ khép (canalis adductorius) (H.10.10A) :
Ống cơ khép bắt đầu từ đỉnh tam giác đùi đến vòng gân cơ khép, là một ống hình lăng trụ
tam giác hơi bị vặn vào trong, để cho bó mạch đùi đang từ khu đùi trước chạy ra vùng kheo ở
phía sau. Ong có ba mặt :
- Mặt trước trong là cơ may khi cơ này đi từ ngoài vào trong. Ở sâu hơn cơ may, còn có
mạc rộng khép che phủ.
180
Thần kinh đùi

Cơ thắt lưng Động mạch đùi


chậu
Cơ may — Tĩnh mạch đùi

Cơ thẳng đùi
Các hạch bẹn nông

Mạc sàng
Cơ căng
Cơ khép dài
mạc đùi

Cơ lược
Cơ rộng
ngoài
Cơ khép ngắn

Xướng đùi

Hình 10.8 : Thiết đồ ngang qua tam giác đùi


- Mặt trước ngoài là cơ rộng trong.
- Mặt sau là cơ khép dài và cơ khép lớn.
Ông cơ khép chứa động mạch đùi, tĩnh mạch đùi, nhánh thần kinh đùi đến cơ rộng trong
và thần kinh hiển (n. saphenus). Trong ống cơ khép, động mạch đùi bắt chéo phía trước để đi
vào trong tĩnh mạch đùi, còn thần kinh hiển, lúc đầu đi ngoài, sau đó ra trước rồi vào phía
trong động mạch, để sau cùng chọc ra nống ở một phần ba dưới ống cơ khép.
3.1.3. Phân nhánh (H.10.3 và H.10.7).
* Động mạch thượng vị nông (a. epigastrica superficialis).
Tách khỏi động mạch đùi dưới dây chằng bẹn khoảng 1 - 2cm xuyên qua bao mạch đùi,
mạc sàng rồi hướng về phía rốn trong lớp mỡ dưới da và tiếp nối với động mạch thượng vị dưới
(a. epigastrica inferior) là nhánh của động mạch chậu ngoài.
* Động mạch mũ chậu nông (a. circumflexa ilium superficialis).
Thường cùng chỗ với động mạch thượng vị nông và đi về phía mào chậu trong mô dưới da
và nối tiếp với động mạch mũ chậu sâu (a. circumflexa ilium profunda) là nhánh của động
mạch chậu ngoài.
* Các động mạch thẹn ngoài (aa. pudendae externae).
Các nhánh này sau khi chui qua lỗ tĩnh mạch hiển sẽ cho nhánh đi về vùng bẹn, bìu (ở
nam giới) hoặc âm hộ (ở nữ giới).
* Động mạch đùi sâu (a. profunda femoris).
Đường kính trung bình của động mạch đùi sâu ở người Việt Nam ngay dưới chỗ nguyên ủy
là 4,6 - 5 mm. Vị trí xuất phát của động mạch đùi sâu thường ở vị trí sau ngoài của động mạch
đùi (44,32% và cũng có thể sau trong của động mạch đùi (25,5%).
181
Là nhánh lớn nhất của động mạch đùi, tách khỏi động mạch đùi ở dưới dây chằng bẹn
4 cm và cấp máu cho hầu hết cơ ở vùng đùi. Phía trên, động mạch đùi sâu nằm trước cơ thắt
lưng - chậu, cơ lược, sau đó đi sau cơ khép dài, trước cơ khép ngắn và khép lớn. Động mạch lúc
đầu lớn nhưng sau khi phân nhánh thì nhỏ dần và tận cùng bằng một nhánh xuyên cuối, xuyên
qua cơ khép lớn (H. 10.9).
Ngoài các nhánh vào các cơ ở đùi, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, động mạch đùi sâu cho các nhánh :
- Động mạch mũ đùi ngoài (a. circumflexa femoris lateralis) : đi giữa cơ may, cơ thẳng đùi
và cơ thắt lưng - chậu, vòng lấy đầu trên xương đùi sau đó cho các nhánh lên, xuống, ngang.
- Động mạch mũ đùi trong la. circumflexa femoris medialis) : đi giữa cơ thắt lưng-chậu và
cơ lược, vòng lấy đầu trên xương đùi và chia các nhánh lên, xuống, nhánh sâu và ổ cối.
- Các động mạch xuyên (aa. perforantes)■: thông thường có bốn nhánh xuyên, từ động mạch
đùi sâu xuyên qua cơ khép lớn; gần nơi cơ này bám vào đường ráp để cung cấp máu cho vùng đùi
sau. Các nhánh xuyên lại cho các nhánh lên và nhánh xuống để tạo nên một chuỗi động mạch ở
vùng đùi sau. Ngoài ra nhánh xuyên thứ nhất còn cho ngành nối với động mạch mông dưới, động
mạch mũ đùi ngoài và động mạch mũ đùi trong.

Cơ lược Thần kinh bịt

Động mạch đùi


Động mạch bịt
Tĩnh mạch bịt

Cơ bịt trong

Cơ bịt ngoài
Động mạch đùi sâu _

Thần kinh đùi ■


Cơ khép ngắn

Cơ khép dài
Động mạch xuyén

Cơ may

Cơ khép lớn

Vòng gân
co khép

Động mạch kheo

Hình 10.9 : Thiết đồ đứng dọc khu đùi trong


182
* Động mạch gối xuống (a. genus descendens) : là nhánh cuối cùng của động mạch đùi,
tách từ mặt trước của động mạch đùi trước khi động mạch này chui qua vòng gân cơ khép.
Động mạch gốì xuống nằm trên cơ khép lớn và được cơ rộng trong che phủ.
Khi có sự tồn tại của động mạch ngồi thì động mạch đùi rất nhỏ chỉ còn vai trò cung cấp
máu cho đùi.

183
3.2. TINH MẠCH ĐÙI (v. femoralis).
Tĩnh mạch đùi nối tiếp với tĩnh mạch kheo đi từ vòng gân cơ khép đến dây chằng bẹn và
đổ vào tĩnh mạch chậu ngoài. Trong ông cơ khép ở đoạn dưới, tĩnh mạch nằm hơi ngoài động
mạch đùi, còn đoạn trên thì nằm sau động mạch. Trong tam giác đùi tĩnh mạch ở phía trong
động mạch và được bọc một phần bởi bao mạch đùi.
Ngoài các nhánh tĩnh mạch đi cùng với các nhánh của động mạch đùi, tĩnh mạch đùi còn
nhận một nhánh nông là tĩnh mạch hiển lớn.
3.3. THẦN KINH ĐÙI (n. femoralis) (H.9.7, H.10.10.A).
Là nhánh lớn nhất của đám rốì thần kinh thắt lưng, do các thần kinh thắt lưng 2, 3, 4 tạo
thành thần kinh đùi đi trong rãnh của cơ thắt lưng và cơ chậu, rồi đi dưới và ngay giữa dây
chằng bẹn để đến tam giác đùi, ở phía ngoài động mạch đùi. Thần kinh đùi chia thành ba loại
nhánh sau đây ở ngay dưới dây chằng bẹn :
3.3.1. Các nhánh cơ (rami musculares). Thần kinh đùi đến các cơ vùng đùi bằng hai loại
nhánh :
- Nhánh nông đến cơ lược và cơ may.
- Nhánh sâu đến cơ rộng ngoài, rộng giữa, rộng trong, thẳng đùi, và cả khớp gối và khớp
hông.
3.3.2. Các nhánh bì trước (rami cutanei anteriores) (H.9.1). Gồm hai loại nhánh :
- Nhánh bì đùi trước giữa : còn gọi là các nhánh xuyên đi xuyên qua cơ may và cảm giác
da ở 2/3 dưới vùng đùi trước.
- Nhánh bì đùi trước trong : đi ở cạnh ngoài động mạch đùi và cảm giác vùng đùi trong.
3.3.3. Thần kinh hiển (n. saphenus) là nhánh hoàn toàn cảm giác. Sau khi đi qua tam
giác đùi sẽ vào ông cơ khép. Trong ống cơ khép thần kính hiển bắt chéo động mạch đùi từ
ngoài vào trong, rồi đi dần ra nông giữa cơ may và cơ thon, cho các nhánh vào khớp gối. Sau
đó thần kinh hiển xuống cẳng chân cùng với tĩnh mạch hiển lớn và chi phôi cảm giác da phía
trong cẳng chân và bàn chân bằng các nhánh bì cẳng chân trong (rami cutanei cruris mediates)
và nhánh dưới bánh chè (ramus infrapatellaris).
3.4. ĐỘNG MẠCH BỊT (a. obturatorius) (H.9.6, H.10.7, H.10.9).
Xuất phát từ động mạch chậu trong, động mạch bịt gồm hai nhánh trước và sau quây lấy
lỗ bịt.
Ớ vùng đùi trước, động mạch bịt cung cấp máu cho các cơ khu cơ đùi trong như cơ khép
lớn, khép dài, khép ngắn, cơ thon (gần nơi các cơ này bám vào xương chậu) và cho ổ cối.
3.5. THẦN KINH BỊT (n. obturatorius) (H.9.6, H.9.7, H.10.10.B).
Hợp bởi nhánh trước thần kinh thắt lưng 2, 3, 4. Thần kinh bịt đi ở bờ trong cơ thắt lưng,
rồi đi vào rãnh bịt cùng với động mạch bịt. Sau đó thần kinh bịt chia thành hai nhánh, nhánh
trước và nhánh sau kẹp lấy bờ trên cơ khép ngắn.
Thần kính bịt vận động cho cơ bịt ngoài, ba cơ khép, cơ thon và cảm giác cho mặt trong đùi.
184
Động mạch đùi

Thần kinh bịt khi đi vào rãnh bịt áp ngay sát xương, nên khi thoát vị lỗ bịt, thần kinh bị
chèn vào xương gây đau vùng bẹn và đùi trong.
Tóm lại đùi trước là vùng của các cơ gấp đùi, duỗi cẳng chân và các cơ khép. Khu cơ đùi
trước được cấp máu phần lớn do động mạch đùi sâu và được chi phối vận động, cảm giác bởi
thần kinh đùi. Khu cơ đùi trong được cấp máu bởi động mạch bịt và chi phối vận động, cảm
giác bởi thần kinh bịt. Động mạch đùi chỉ đi qua vùng đùi trước và cung cấp máu chính thức ở
kheo và cẳng chân.
185
Cơ thẳng đùi

Co rộng ngoai

Cơ rộng giữa
Cơ rộng trong

Động mạch ■ Thần kinh hiển


đùi sâu
Động mạch đùi
Cơ nhị đầu đùi Tĩnh mạch hiển lớn
(đẩu ngắn)
Tĩnh mạch đùi
Động mạch xuyên
Cơ thon

Thần kinh ngồi Cơ khép lớn

Cơ nhị đầu đùi'


(đầu dài) Cơ bán màng

Cơ bán gân

Hình 10.11 : Thiết đồ ngang 1 /3 giữa đủi'

Hình 10.12 : Thiết đồ ngang 1/3 dưới đủi

186
VÙNG ĐÙI SAU

Vùng đùi sau (regio femoris posterior) được giới hạn : ở trên bởi nếp lằn mông; ở dưới bởi
một đường vòng trên bờ trên xương bánh chè ba khoát ngón tay; bên ngoài bởi đường nốì từ
mấu chuyển to đến mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi; bên trong bởi đường nôi khớp mu đến
mỏm trên lồi cầu trong xương đùi.

1. LỚP NÔNG
Từ nông vào sâu có :
- Da và tổ chức dưới da.
- Lớp mạc nông của đùi.
Trong tổ chức dưới da có các nhánh thần kinh cảm giác : thần kinh bì đùi sau (thuộc thần
kinh cùng 1, 2, 3); thần kinh bì đùi ngoài (thuộc thần kinh thắt lưng 2, 3) (H.9.1).

2. LỚP SÂU (H.9.3, H.10.13).


2.1. Cơ
Gồm có ba cơ : cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân, cơ bán màng. Trừ đầu ngắn cơ nhị đầu đùi, các
cơ vùng đùi sau đều có nguyên ủy từ ụ ngồi và bám tận ở cẳng chân; nên được gọi là nhóm cơ ụ
ngồi - cẳng chân. Ba cơ này xếp thành hai lớp : đầu dài cơ nhị đầu đùi và cơ bán gân nằm ở
lớp nông; đầu ngắn cơ nhị đầu đùi và cơ bán màng nằm ở lớp sâu.
2.1.1. Cơ nhị đầu đùi (m. biceps femoris).
Nguyên ủy :
- Đầu dài (caput longum) bám vào ụ ngồi bởi một gân chung với cơ bán gân.
- Đầu ngắn (caput breve) bám vào đường ráp.
Bám tận : sợi cơ của đầu dài cơ nhị đầu đùi chạy từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài
rồi nhập với sợi cơ của đầu ngắn và bám tận ở chỏm mác và lồi cầu ngoài xương chày.
Động tác : gấp cẳng chân, duỗi đùi và hơi xoay ngoài cẳng chân.
2.1.2. Cơ bán gân (m. semitendinosus).
Nguyên ủy : ụ ngồi.
Bám tận : bằng một gân vào mặt trong đầu trên xương chày.
Động tác : gấp cẳng chân, duỗi đùi và hơi xoay trong cẳng chân.
2.1.3. Cơ bám màng (m. semimembranosus).
Nguyên ủy : ụ ngồi.
Bám tận : mặt trong đầu trên xương chày.
Động tác : gấp cẳng chân, duỗi đùi và xoay trong cẳng chân.
Các cơ trên được vận động bởi các nhánh bên của thần kinh chày (n.tibialis) ở vùng đùi
sau, lúc dây này còn đi chung trong bao với thần kinh mác chung thành dây thần kinh ngồi
(H.10.13) trừ đầu ngắn cơ nhị đầu đùi bởi nhánh của dây mác chung (n. peroneus communis)
của thần kinh . ngồi.
187
Cơ mông lớn

Động mạch
mông dưới

Dây chằng cùng


ụ ngồi
Cơ vuông đùi

Cơ mông lôn (cắt)

Thần kinh ngồi

Cơ khép lôn
Động mạch xuyên

Cơ bán màng

Cơ bán gân Cơ nhị


đầu đùi

Thần kinh chày

Động mạch kheo Thần kinh


mác chung

Hình 10.13 : Vùng đùi sau (lớp sâu)

188
2.2. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH (H.10.11, H.10.12, H.10.13).
2.2.1. Thần kinh ngồi (n. ỉschiadicus). Thần kinh ngồi sau khi đi qua vùng mông tiếp tục
đi xuốhg đùi sau và nằm sau cơ khép lớn, trước cơ nhị đầu đùi.
Thường vào khoảng 1/3 dưới đùi thần kinh ngồi chia thành hai nhánh : thần kinh chày và
thần kinh mác chung.
Tại đùi sau thần kinh ngồi cho các nhánh vận động nhóm cơ ụ ngồi - cẳng chân và cơ
khép lớn.
2.2.2. Động mạch mông dưới (a. glutea inferior).
Sau khi phân nhánh cho cơ ở vùng mông và cho thần kinh ngồi, động mạch mông dưới nối với
động mạch mũ đùi ngoài, động mạch mũ đùi trong và nhánh bên của động mạch xuyên thứ nhất.
2.2.3. Các động mạch xuyên.
Các nhánh xuyên của động mạch đùi sâu sau khi qua cơ khép lớn sẽ nối với nhau và nôi
với động mạch mông dưới và động mạch mũ đùi ngoài.
Tóm lại, đùi sau là vùng chứa các cơ duỗi đùi, gấp cẳng chân, được cung cấp máu bởi chuỗi
mạch của các nhánh xuyên của động mạch đùi sâu và động mạch mông dưới. Thần kinh ngồi đi
qua vùng đùi sau đi xuống kheo và chi phôi vận động cho cơ ở vùng này.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

92. Cơ nào saa đââ IKỈÔNG bbm vvo đườờg ráp xương đùi s
a) Cơ mông lớn d) Cơ khép lớn
b) Cơ khép ngắn e) Cơ mông nhỡ
c) Cơ rộng ngoài (Xem thêm bài 8)
Dùng các chi tiết sau trả lời câu 93, 94, 95.
I. Cơ may VI. Cơ khép dài
II. Cơ thắt lưng chậu VII. Cơ khép ngắn
III. Cơ thon VIII. Cơ khép lớn
VI. Cơ tứ đầu đùi IX. Cc mạc đâi.
V. Cơ lược
93. IKm sc trướcvùng bâi Srước ggm sớ scc sc s
a) I, II, IV d) IV, IX
b) IV e) I, IV
c) I, II, IV, IX.
94. Lớớ bni'in kku cơ trc^^Ễí vuù« đừì Srưưc gồm các cơ :
a) V, VI d) III, V
b) III, V, VI e) III, VI
c) VI, VII
189
95. Cạnh ngoài tam giác đùi được tạo nên bởi :
a)
I d) I, II, V
ở) I, II e) 1. V
c) II
96. Cạc cạnh cCatam giác tùi 1 à :
a) Dây chằhg ởẹg, cơ may, cơ lợợc d) Dây chằhg ởẹh, cơ may, cơ khép hoắh
ở) Dây chằho ởẹg, cơ may, cơ ahàh e) Tấa cả ùều sai
c) Dây chằhg ởẹh, cơ may, cơ ahắa lợho chậu
97. Tràhg tam giác ùùi, ahứ aự aừ aràho ra hOàài của ởó mạch ahầh kihh ùùi là :
a) Độho mạch ùùi, aĩhh mạch ùùi, ahầh kihh ùùi
ở) Tĩhh mạch ùùi, ùộho mạch ùùi, ahầh kihh ùùi
c) Thầh kihh ùùi, tĩhh mạch ùùi, ùộho mạch ùùi
d) Độho mạch ùùi, ahầh kihh ùùi, aĩhh mạch ùùi
e) Tĩhh mạch ùùi, ahầh kihh ùùi, ^hg mạch ùùi.
98. Hạch ởạch huyết hOho ở vùho ởẹh KHÔNG có ùặc ùiểm hàà sau ùây :
a) Nằm tràhg lớp mô mỡ dợới da ở vùho tam giác ùùi.
ở) Gồm 12 ùếh 20 hạch
c) Nhậh ởạch huyết aừ chi dưới
d) Nhậh ởạch huyết từ vùho ùáy chậu, hậu môh, sihh dục, môho và ởụho.
e) Chia làm 4 khu ởởi ùợờho hgaho qua lỗ Hhh mạch hiểh và ùợờng dọc theo tĩhh mạch
hiểh lớh. Hai khu trnh, hạch hằm dọc. Hai khu dợới, hạch hằm hgah^.
99. Thàhh phầh hào sau ùây KHÔNG ùi tràho ông cơ khép :
a) Thầh kihh hiểg
ở) Tĩhh mạch hiểg lớh
c) Độgo mạch ùùi và tĩhh mạch ùm
d) Nháhh thầh kihh ùễn cơ rộhg trohg
e) Cả ở và d
100. Tam giác ùm và ốhg cơ khép :
a) Bị vặh vàà trohg
ở) Tợơng ùợơhg với ốhg cáhh tay
c) Tợơng ùợơng với rahh hhị ùầu trohg ở khuỷu
d) a và ở ùúhg
e) a và c ưúhg
190
101. Chọn câu SAI :

a) Tam giác đùi được giới hạn bởi : dây chằng bẹn, các cơ vùng đùi trước và các cơ vùng
đùi trong.
b) Trần tam giác đùi được đậy bằng mạc sàng và mạc đùi.
c) Sàn tam giác đùi bao gồm : cơ thắt lưng chậu, cơ lược, cơ khép dài và cơ khép ngắn.
d) Đỉnh tam giác đùi là chỗ gặp nhau của cơ may và cơ khép ngắn.
e) Đáy của tam giác đùi quay lên trên được giới hạn bởi dây chằng bẹn và xương chậu.

102. Vận động tất cả các cơ ở khu cơ đùi trước là.

a) Các nhánh của thần kinh đùi. d) Câu a, b đúng.


b) Các nhánh của thần kinh bịt. (ỉ) Tất cả đều sai.
c) Các nhánh của thần kinh ngồi.

Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 103 - 107.

a) Thần kinh bịt. d) Thần kinh ngồi.


b) Thần kinh đùi. e ) Thần kình hiển.
c) Thần kinh mông trên.

103. Rời vùng chậu tại khuyết ngồi lớn ở bờ trên cơ hình lê để vào vùng mông.

104. Đi ra nông giữa cơ may và cơ thon cho nhánh vào khớp gô'ì.

105. Là thành phần lớn nhất của đám rối cùng.

106. Chi phôi hầu hết các cơ khép.

107. Vào vùng đùi dưới dây chằng bẹn, nằm ngoài bao đùi.

108. Chọn câu đúng. Động mạch đùi sâu :

a) Là nhánh của động mạch đùi. d) a , c đúng.


b) Cấp huyết cho hầu hết vùng đùi. e) a, b, c đúng.
c) Có thể thắt được mà không nguy hiểm.

191
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu từ 109 -113 (trắc nghiệm điền khuyết).

109. Chi tiết số (1) là : Thiết đồ ngang 1 /3 giữa đùi


110. Chi tiết số (2) là :
111. Chi tiết sô' (3) là :
112. Chi tiết sô' (4) là :
113. Chi tiết sô' (5) là :
114. Chhn :
a) Nếu 1, 2, 5 đúng.
b) Nếu 1, 3, 5 đúng.
c) Nếu 3, 5 đúng.
d) Nếu 3, 4, 5 đúng.
e) Nếu 1, 2, 3, 5 đều đúng.
Thần kinh ngồi
1. Xuất phát từ nhánh trước thần kinh thắt lưng 4, 5 và cùng 1, 2, 3.
2. Ở vùng mông luôn luôn đi dưới cơ hình lê.
3. Thường đến trám kheo thì chia thành 2 nhánh thần kinh chày và thần kinh mác chung.
4. Chi phối vận động cho tất cả các cơ ở chi dưới.
5. Không cho nhánh cảm giác nào ở vùng mông hay vùng đùi sau.
192
Cơ bán gân

Thần kinh chày

Cơ nhị đầu
Tĩnh mạch kheo
Cơ bán màng
Dộng mạch kheo DM gối trên ngoài

Dộng mạch gối trên trong Thần kinh mác chung

Túi hoạt dịch —


Cơ gan chân

Thần kinh bì bắp chân trong TK bì bắp chân ngoài

Cơ bụng chân (đầu trong)-


Cơ thon — Cơ bụng chân (dầu ngoài)
Tĩnh mạch hiển bé

Anh VIII: Vùng kheo (lớp sâu).

193
11 GỐI

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỰC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Nêu được giới hạn các vùng của gối và giới hạn của hô' kheo.
2. Mô tả các thành của hô' kheo.
3. Mô tả được liên quan của các thành phần đựng trong hô' kheo.
4. Vẽ thiết đồ ngang gôi.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ được trên xác và cơ thể người sống giới hạn của vùng gối và giới hạn của hô' kheo.
2. Chỉ trên xác, các phương tiện thực tập khác các thành trước và sau của hô' kheo.
3. Chỉ trên xác các thành phần chứa đựng trong hô' kheo.
4. Biết cách tìm trên xác động mạch kheo, tĩnh mạch kheo, thần kinh chày.

1. GIỚI HẠN

Gối được giới hạn :


- Phía trên : bởi đường vòng cách bờ trên (nền) xương bánh chè ba khoát ngón tay.
- Phía dưới bởi đường vòng qua phía dưới lồi củ chày.
Gối được chia thành hai vùng bởi khớp gôi : vùng gôi trước và vùng gối sau.

2. VÙNG GỐI TRƯỚC

Vùng gốì trước (regio genus anterior) là một vùng không quan trọng gồm có : lớp da và các
tổ chức dưới da gồm dây chằng bánh chè (ligamentum patellae) và xương bánh chè bọc ở phía
trước khớp gô'i.
194
3. vùng gối sau
Vùng gối sau (regio genus posterior) có dưới lớp da và mỡ dưới da là các cơ.
* Ớ phía trên và ngoài là đầu tận của cơ nhị đầu đùi.
* Ở phía trên và trong là đầu tận của cơ bán gân và bán màng.
* Ở phía dưới là hai đầu của cơ bụng chân.
Các cơ này giới hạn một hổ" là hố kheo.

HỐ KHEO

Cơ nhị đầu dùi


Cơ bán gân

Cơ bán màng

Tĩnh mạch kheO' Thán kinh chày


Dộng mạch kheo.

,1 Thần kinh mác chung


Dộng mạch gối
trên trong
Cơ gan chân

Động mạch
cơ bụng chân

Thần kinh bì Thần kinh bì


bắp chân trong bắp chân ngoài

Cơ bụng chân
Cơ bụng chân
(đầu trong) (đầu ngoài)

Hình 11.1 : Hố kheo


195
Hố kheo (fossa poplitea) là một hô" hình trám 4 cạnh nằm phía sau khớp gối : được giới
hạn bởi 2 tam giác :
- Tam giác trên có cạnh ngoài là cơ nhị đầu đùi (m. biceps femoris), cạnh trong là cơ bán
gân (m.. semi tendinosus) và cơ bán màng (m. semimembranosus) .
- Tam giác dưới được tạo bởi hai đầu của cơ bụng chân (m.gastrocnemius).
Khi gập gôì, hô' kheo lõm sâu, nhưng khi dưỗi gối hô' kheo phẳng và giới hạn khó xác định.
1. CÁC THÀNH CỦA HÔ KHEO (H.ll.l.).
Ngoài 4 cạnh giới hạn nên chu vi trám kheo, hô” kheo còn được giới hạn ở phía sau và phía
trước bởi 2 thành : thành sau và thành trước.
1.1. THÀNH SAU hay trần của hô' kheo, được cấu tạo bởi :
1.1.1. Da, tổ chức dưới da và mạc nông.
1.1.2. Tĩnh mạch hiển bé (v. saphena parva) (H. 12.3).
Là tĩnh mạch thuộc hệ thông nông, bắt đầu từ cung tĩnh mạch mu chân (areus venosus
dorsalis pedis) đi sau mắt cá ngoài, dọc theo mặt sau cẳng chân rồi đổ vào tĩnh mạch kheo (u.
poplìtea), ở hô' kheo.
1.1.3. Mạc sâu. Căng từ cơ bán mạc tới cơ nhị đầu. Giữa mạc nông và mạc sâu là tĩnh
mạch hiển bé. Hay bị giãn tĩnh mạch ở đây (H.11.2).
1.1.4. Thần kỉnh bắp chân.
Do thần kinh bì bắp chân ngoài (n. cutaneus surae lateralis) thuộc thần kinh mác chung
(n. peroneus communis) và bì bắp chân trong (n. cutaneus surae medialis) thuộc thần kinh chày
(n. tibialis) hợp thành.
Gân cơ
Cơ rộ ne tứ đầu đùi

Động mạch gối Cơ rộng trong


trên ngoài

Xương đùi
Cơ nhị đầu đùi
Tĩnh mạch
hiển lớn
Động mạch kheo
Cơ may
Tĩnh mạch kheo___
Thần kinh mác chung Cơ bán màng
Thần kinh chày
Cơ thon
Mạc sâu — ~~
Tĩnh mạch hiển bé Cơ bán gân
Mạc nôngx I.

Hình 11.2 : Thiết đồ ngang khớp gối


196
1.2. THÀNH TRƯỚC.
Từ trên xuống dưới có :
1.2.1. Dỉện kheo của xương đùi.
1.2.2. Dây chằng kheo chéo (xem bài Khớp gối).
1.2.3. Cơ kheo (m.popliteus) (xem bài cẳng chân).

2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA Hố KHEO (H.ll.l, H.11.2).


Thành phần của hô” kheo gồm động mạch và tĩnh mạch kheo, thần kinh chày, thần kinh
mác chung, một vài hạch bạch huyết. Tất cả các thành phần trên được bọc trong một khối tế
bào mỡ.
2.1. ĐỘNG MẠCH KHEO (a. poplitea).
Động mạch đùi sau khi chui qua vòng gân cơ khép (hiatus adductorius) đổi tên thành động
mạch kheo. Khi động mạch kheo đến bờ dưới cơ kheo thì chia thành hai nhánh, động mạch
chày trước (a. tibialis anterior) và động mạch chày sau (a.tibialis posterior).
Đường kính trung bình của động mạch kheo ở người Việt Nam là 4,5 - 5,5 mm.
2.1.1. Đường đi và liên quan.
Động mạch kheo là cấu trúc nằm sâu nhất của hô” kheo, nằm trên diện kheo của xương đùi,
sau khớp gổì và cơ kheo. Đi cùng với động mạch kheo có tĩnh mạch kheo và thần kinh chày.
Tĩnh mạch lúc đầu nằm nông hơn và phía ngoài hơn so với động mạch, sau đó tĩnh mạch đi sau
động mạch và đi dần vào trong. Thần kinh chày là thành phần nông nhất và ngoài nhất.
Động mạch, tĩnh mạch kheo và thần kinh chày có thể ví như một bậc thang bắt từ trước
ra sau và từ trong ra ngoài (H.11.2).
2.1.2. Phân nhánh (H.ll.l).
2.1.2.1, Các động mạch ca bụng chân (aa.surales).
Hai động mạch này xuất phát ở gần ngang mức đường khớp và chạy vào hai đầu của cơ
bụng chân.
2.1.2.2, Động mạch gối trên trong và ngoài (a. genus superior, medialis et lateralis).
Hai nhánh trên trong và ngoài chạy trên hai lồi cầu xương đùi, trước nhóm cơ ụ ngồi-cẳng
chân để phân nhánh vào cơ rộng trong và cơ rộng ngoài.
2.1.2.3. Động mạch gối giữa (a.genus media).
Xuất phát từ phía trong động mạch kheo đi xuyên qua dây chằng kheo chéo vào khớp gôi.
2.1.2.4. Động mạch gối dưới trong và ngoài (a.genus inferior medialis et lateralis).
Đi trên bề mặt cơ kheo, trước cơ bụng chân, sau đó hai động mạch đi dưới hai dây chằng
bên của khớp gối.
2.1.3. Mạng mạch khớp gối (H.12.8).
Các động mạch gốì sau đó nôi với nhau và nôi với :
— Động mạch gôi xuống của động mạch đùi.
— Nhánh xuống động mạch mũ đùi ngoài.
197
- Động mạch quặt ngược chày thuộc động mạch chày trước.
- Nhánh mũ mác của động mạch chày sau.
Các động mạch này tạo thành hai mạng động mạch, mạng mạch bánh chè ở nông (rete
petellae) và mạng mạch khớp gối (rete articulare genus) ở sâu.
2.1.4. Gỉải phẫu học bề mặt.
Đường đi của động mạch kheo được xác định bởi đường từ góc trên của trám kheo đến giữa
cẳng chân, đôi diện với lồi củ chày. Khi gối gấp, ta có thể bắt được mạch kheo.

2.2. TĨNH MẠCH KHEO (v. poplitea) (H.ll.l).


Do nhánh của các tĩnh mạch chày trước (vv.tibiales anteriores) và các tĩnh mạch chày sau
(vv.tibiales posteriores) hợp thành. Sau đó tĩnh mạch đi qua vòng gân cơ khép và đổi tên thành
tĩnh mạch đùi (v.femoralis). Ngoài ra tĩnh mạch kheo còn nhận máu từ tĩnh mạch hiển bé (v.
saphena parva) và các tĩnh mạch khớp gốì (vv.genus)

2.3. THẦN KINH NGỒI (H.ll.l).


Thần kinh ngồi đến đỉnh của hố kheo chia thành hai nhánh : thần kinh mác chung
(n.fbularis communis) và thần kinh chày (n.tibialis).
Thần kinh chày tiếp tục đi theo động mạch chày sau đến vùng cẳng chân.
Thần kinh mác chung đi dọc theo bờ trong cơ nhị đầu đùi, sau đó đi trên bề mặt cơ bụng
chân (đầu ngoài) để’ đến đầu trên xương mác và vòng quanh cổ xương mác đi dưới cơ mác dài
đến vùng cẳng chân trước.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

115. Hô” kheo là một hô" hình trám, cạnh trên - ngoài của hình trám là :
a) Cơ bán gân. d) Cơ nhị đầu đùi.
b) Cơ bán màng. e) Cơ bụng chân.
c) Cơ kheo.
116. Chọn :
a) Nếu 1,2,3 đúng. d) Nếu 3 đúng.
b) Nếu 2, 3, 4 đúng. e) Tất cả 1, 2, 3, 4 đều đúng.
c) Nếu 2, 3 đúng.
1. Động mạch kheo là tiếp nốì của động mạch đùi sau khi động mạch này đi qua góc trên
của trám kheo.
2. Động mạch mũ mác là nhánh của động mạch mác.

198
3. Thần kinh ngồi đến góc trên (đỉnh) trám kheo thì chia thành thần kinh chày và thần
kinh mác chung.
4. Thần kinh mác chung ở trám kheo đi dọc bờ trong cơ bán gân và cơ bán màng.
117. Ở hố kheo, thành phần nằm nông nhất và ngoài nhất (theo liên quan bậc thang
Hiersíĩeld) là :
a) Thần kinh ngồi. <1 ) Động mạch lhhoo.
b) Thần kinh mác chung. e) Tĩnh mạch khoo.
c) Thần kinh chày.
118. Động mạch nào dưới đây KHÔNG phải là nhánh của động mạch kheo :
a) Động mạch cơ bụng chân. d) Động mạch gố'i giữa.
b) Động mạch gô'i trên trong. e) Động mạch gô') dưới ngoài.
c) Động mạch gốỉ xuống.
119. Thần kinh bắp chân do thần kinh bì bắp chân ngoài, thuộc thần kinh mác chung và thần
kinh bì bắp chân trong thuộc thần kinh--------------- hợp thành.
Điền vào đoạn trông trên bởi thần kinh thích hợp sau đây :
a) Thần kinh mác nông. d) Thần kinh hiển.
b) Thần kinh mác sâu. e) Thần kinh ngồi.
c) Thần kinh chày.
Dùng hình vẽ dưới đây để trả lời các câu 120, 121, 122.

Gân cơ
tứ đầu đùi

Cơ rộng
ngoài Cơ rộng
trong

Cơ nhị
đầu đùi TM hiển
lớn (D)

Bó TM
mạch ■ Cơ may
kheo DM
(A)
Cơ thon (c)
1
Cơ bán gân (B)

Thiết đồ ngang gối (ngay trên xương bánh chè)


199
120. Hình vẽ trên được vẽ và chú thích đúng hay sai ?

a) Đúhg b) Sai.
121. Nếu hành vẽ taa tra taa v ccitieU nho ? (Nếuhính vẽ Vứ^ tlù đứnli dấu e).

a) (A) : Bó mạcú kúeo. ấ) (D) : Tĩhú mạcú úiểh lớh.


b) (B) : Cơ báh gUh. e) Hìhú àẽ ứnhg.
c) (C) : Cơ rúoh.

122. Cúi riếr ứợợc ưnhú ấấu bằhg số (1) lo...

123. Chọn câu đúng.

a) Độhg mạcú kúeo rợơhg ứhg àới ứộhg mạcú cáhú hay ở hêOhg kúu gấp khuỷu.
b) Độhg mạcú kúeo ứi ở púca aau, hêOhg úố kúeo ưể rúccú ứhg àới quy luật ứộhg mạcú lớh
ứi ở kúu gấp.
c) Mặc ấù có húiều àòhg hối, ứộhg mạcú kúeo àẫh lo ứộhg mạcú rúắr êất hguy úiểm.
ấ) a, b ứnhg.
e) a, b, c ứúhg.

200
12 GANG CHÂN

MỤC TIÊU BÀI GIÁNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả giới hạn các vùng và các lớp cơ vùng cẳng chân, chức năng và thần kinh chi phối
các cơ đó.
2. Mô tả các bó mạch thần kinh vùng cẳng chân trước và sau.
3. Vẽ thiết đồ ngang 1/3 giữa cẳng chân.
4. Vẽ sơ đồ mạng mạch khớp gối.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác các lớp cơ vùng cẳng chân trước và sau.
2. Chỉ được trên xác và các phương tiện khác các bó mạch thần kinh vùng cẳng chân
trước và sau.
3. Chỉ được mốc trên da để tìm động mạch chày sau và động mạch chày trước.

GIỚI HẠN
Cẳng chân được giới hạn :
- Ở phía trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày.
- Ở phía dưới bởi đường vòng qua hai mắt cá.
Trến một thiết đồ ngang, cẳng chân được chia làm ba khu cơ : khu cơ trước; khu cơ ngoài,
khu cơ sau. Hai khu trước và ngoài tạo thành vùng cẳng chân trước, riêng khu sau tạo nên
vùng cẳng chân sau. Ba khu cơ được giới hạn bởi :
- Màng gian cốt cẳng chân (membrcma interossea cruris) nôi hai bờ gian cốt của xương
chày và xương mác.
201
- Vách gian cơ trước cẳng chân (septum intermuscularis anterior cruris) đi từ bờ trước
xương mác đến mạc nông vùng cẳng chân.
- Vách gian cơ sau cẳng chân (septum intermuscularis posterior cruris) đi từ bờ sau xương
mác đến mạc nông vùng cẳng chân (H.12.1).

Màng gian cốt


Khu cơ trước
Vách gian cơ
trước cẳng chân Xương chày

Khu cơ ngoài Xương mác

Vách gian cơ
Mạc sâu
sau cẳng chân
Khu cơ sau

Hình 12.1 : Thiết đồ ngang cẳng chân

VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC


(regio cruris anterior)

Vùng cẳng chân trước bao gồm : khu cơ trước và khu cơ ngoài.

1. LỚP NÔNG

1.1. DA VÀ TÔ CHÚC DƯỚI DA. Da và mỡ dưới da vùng cẳng chân trước mỏng và ít di
động. Ớ quanh mắt cá da ít được mạch máu cung cấp, vì vậy những vết thương nhiễm trùng
hoặc lở loét ở vùng này thường chậm lành, nhất là ở người lớn tuổi.
1.2. THÂN KINH NÔNG (H.9.1, H.12.2). Vùng cẳng chân trước được chi phôi cảm giác bởi
thần kinh hiển và thần kinh mác nông.
1.2.1. Thần kinh hiển (n. saphenus) là nhánh của thần kinh đùi (xem bài Đùi).
1.2.2. Thần kinh mác nông (n. peroneus superficialis) là nhánh của thần kinh mác
chung, chi phối cảm giác cho phần dưới vùng cẳng chân trước. Sau đó thần kinh mác nông chia
hai nhánh : thần kinh bì mu chân trong (n. cutaneus dorsalis medialis) và thần kinh bì mu
chân giữa (n. cutaneus dorsalis intermedius) để cảm giác cho mu chân.
1.3. TĨNH MẠCH NÔNG (H.12.3). Tĩnh mạch hiển lớn (v. saphena magna) đi từ bờ trong
bàn chân đến trước mắt cá trong, và cùng thần kinh hiển lên đùi (xem bài Đùi). Ở vùng cẳng
chân, tĩnh mạch hiển nhận nhiều nhánh tĩnh mạch nông ở vùng cẳng chân và cho nhánh nối
với tĩnh mạch hiển bé. Khi cần ta có thể bộc lộ tĩnh mạch hiển lớn ở trước mắt cá trong để
tiêm truyền tĩnh mạch.
202
Thần kinh chậu hạ vị Thẩn kinh
chậu hạ vị

Thần kinh Thẩn kinh


sinh dục đùi chậu bẹn

Thần kinh bì
Thần kinh bịt đùi ngoài
Thần kinh
bì đùi ngoài
Nhánh bì trước Thần kinh bì
thần kinh đùi đùi sau
Thần kinhi
bịt

Thần kinh bì
bắp chân ngoài Thần kinh bì
bắp chân ngoài

ì hần kinh
bắp chân
Thần kinh
mác nông Thần kinh
mác nông
Nhánh gót trong
Nhánh gót ngoài
thần kinh chày
(thần kinh bắp chân)

Thần kinh bắp


chan Thần kinh gan Thẩn kinh gan
. chân trong chân ngoài
Thần kinh mác sâu
Thần kinh gan chân
ngoài và gan chân trong
A. MẶT TRƯỚC

Hình 12.2 : Sơ đồ cảm giác chi dưới

1.4. MẠC NÔNG : Mạc nông vùng cẳng chân liên tiếp với mạc đùi (fascia lata). Ở phía
trong bám sát mặt trong xương chày, còn ở phía ngoài mạc nông dính với vách gian cơ trước và
vách gian cơ sau.

2. LỚP SÂU (H.12.7).


2.1. Cơ KHU Cơ TRƯỚC (H.12.4). Nhìn chung, cơ ở khu cơ trước là nhóm cơ duỗi bàn
chân (gấp lưng bàn chân), nghiêng trong, nghiêng ngoài bàn chân và duỗi ngón chân, do thần
kinh mác sâu chi phôi. Mạch máu của khu cơ trước là động mạch và tĩnh mạch chày trước.
203
Tĩnh mạch hiển bé
Cd bụng chân (đầu ngoài)
Cơ bụng chân (đẩu trong) —
Động mạch chày trước
Cơ gan chân
Thần kinh chày

Cơ dép -----------

Cd dép
Cd bụng chân (đầu ngoài)
Cơ bụng chân (đầu trong) Dộng mạch mác

Cơ gấp các ngón chân dài

Dộng mạch chày sau

Cd chày sau

Cơ gấp ngón cái dài

Cơ mác ngắn

Cd chày sau--------

Gân gót
Cơ gấp các ngón chân dài -

Anh IX : Động mạch và thần kinh vùng cẳng chân sau.

204
Tĩnh mạch
Tinh mạch mu thương vị nông
chậu nông
Tĩnh mạch đùi
Lỗ tĩnh mạch hiển

Tinh mạch
thẹn ngoài

Tĩnh mạch hiển lớn


Tĩnh mạch
hiển phụ

Tĩnh mạch
hiển lớn
Tĩnh mạch kheo

Các nhanh nối

Tĩnh mạch hiển be

Cung tinh mạch


mu chân

Hình 12.3 : Sơ đồ các tĩnh mạch nông chi dưới


2.1.1. Cơ chày trước (m. tibialis anterior) ở phần trong khu trước.
Nguyên ủy : Bám vào xương chày ở lồi cầu ngoài và 2/3 trên mặt ngoài, màng gian cốt,
mạc nông cẳng chân.
Bám tận : Cơ đi chéo từ ngoài vào trong và tận cùng bằng một gân cơ ở xương chêm trong,
nền xương đốt bàn chân I.
Động tác : Duỗi bàn chân và nghiêng trong bàn chân.
205
Cơ may

Cơ bụng chân
(đầu ngoài) " Cơ bụng chân
(đầu trong)

Cơ chày trước
Cơ dép

Cơ duôi
các ngón chân dài

Cơ duỗi
ngón cái dài

Cơ mác ba

Hình 12.4 : Cơ khu trước cẳng chân


2.1.2. Cơ duỗi ngón cái dài (m. extensor hallucis longus) nằm giữa cơ chày trước và cơ
duỗi các ngón chân dài.
Nguyên ủy : Bám vào xương mác ở 1/3 giữa mặt trong, màng gian cối;.
Bám tận : Chạy dọc theo cạnh ngoài cơ chày trước đến nền đốt xa ngón cái.
Động tác : Duỗi bàn chân, duỗi ngón cái.
2.1.3. Cơ duỗi các ngón chân dài (m. extensor digitorum longus).
Nguyên ủy : Bám vào xương chày ở lồi cầu ngoài, xương mác ở mặt trong 3/4 trên, màng
gian cốt, vách gian cơ trước và mạc nống.
Bám tận : Cơ cho bốn gân đến bám vào bốn ngón chân ngoài. Khi tới khớp gian dot gần
ngón chân, mỗi gân cơ chia làm ba trê : trẽ giữa bám vào nền xương đốt ngón giữa, hai trê bên
bám vào nền xương dot ngón xa.
Động tác : Duỗi bàn chân (gấp lưng bàn chân), duỗi ngón chân II, III, IV, V : nghiêng
ngoài bàn chân.
206
2.1.4. Cơ mác ba (m. peroneus tertis) có khi có, có khi không và được xem như phần ngoài
cùng của cơ duỗi các ngón chân dài.
Nguên ủy : Bám vào xương mác mặt trong 1/3 dưới, màng gian cốt, vách gian cơ trước.
Bám tận : Gân cơ đi dọc theo cạnh ngoài cơ duỗi ngón chân dài đến bám ở nền xương đốt
bàn chân V.
Động tác : Duỗi bàn chân, nghiêng ngoài bàn chân.
Tất cả các cơ khu trước cẳng chân khi đi qua cổ chân đều được giữ bởi mạc giữ gân duỗi

Hình 12.5 : Cơ khu ngoài cẳng chân và thần kinh mác nông

207
trên và dưới (retinaculum extensorum superius et inferius) và được vận động bởi thần kinh
mác sâu.
2.2. Cơ IKỈU NGOÀI (H.12.5). IG1U ngoài cc hai cơ : cơ mác ddi và cơ mác nggn, do thần
kinh mác nông chi phối và được cấp máu bởi các nhánh cơ của động mạch chày trước.
2.2.1. Cơ mác dài (m. peroneus longus).
Nguyên ủy : Cơ có hai đầu : đầu trước bám vàà chởm xương mác và vách gian cơ trước, đầu
bám vàà mặt ngàài xương mác và vách gian cơ sau.
Đường đi và bám tận : Gân cơ mác dài đi sau mắt cá ngàài, dưới mạc giữ các cơ mác trên
và dưới (retinaculum mm. peronerum, superius et inferius) đến rãnh gân cơ mác dài (sulcus
tendinis m. peronei longi) của xương gót và xương hộp. Sau đó gân đến bám tận vàà xương
chêm tràng và nền xương đốt bàn I.
Động tác : Gấp và nghiêng ngàài bàn chân. Cơ còn có tác dụng quan trọng tràng việc giữ
vững vòm gan chân.
2.2.2. Cơ mác ngắn (m. peroneus brevis) ngắn, nhở hơn và nằm dưới cơ mác dài.
Nguyên ủy : Bám vàà mặt ngàài xương mác 2/3 dưới, vách gian cơ trước và sau.
Đường đi và bám tận : Gân cơ mác ngắn đi dưới mạc giữ cơ mác trên và dưới, sau mắt cá
ngàài, trước gân cơ mác dài, đến bám tận ở nền xương đốt bàn V.
Động tác : Gấp bàn chân.
Các cơ khu ngàài cẳng chân được vận động bởi thần kinh mác nông.
2.3. MẠCH MÁU
2.3.1. Động mạch chày trước (a. tibialis anteror) (H.12.6).
Nguyên ủy : Là một tràng hai nhánh tận của động mạch kheà, bắt đầu từ bờ dưới cơ kheà,
đến khớp cổ chân thì đổi tên thành động mạch mu chân.
Đường kính trung bình của động mạch chày trước ở người Việt Nam là 2,5 - 3 mm.
Đường đi và liên quan :
- Ớ vùng cẳng chân sau : Từ bờ dưới cơ kheà, động mạch chạy ra trước giữa hai đầu cơ
chày sau đến bờ trên màng gian cốt để ra khu trước.
Tại đây động mạch cách thần kinh mác sâu bởi chởm xương mác và cơ duỗi các ngón chân
dài.
- ơ 2/3 trên vùng cẳng chân trước : Động mạch nằm trên màng gian cốt, tràng động mạch
là cơ chày trước, ngàài và hơi trước động mạch là cơ duỗi các ngón chân dài và duỗi ngón cái
dài.
- ơ 1/3 dưới vùng cẳng chân trước : Động mạch nằm trên xương chày và khớp cổ chân. Cơ
duỗi ngón cái dài lúc đầu ở ngàài động mạch sau đó bắt chéà động mạch đi vàà tràng. Thần
kinh mác sâu sau khi chạy vòng quanh chởm mác và xuyên qua cơ duỗi các ngón chân dài đến
khu trước, lúc đầu thần kính nằm ngàài động mạch, sau đó bắt chéà phía trước và vàà tràng
động mạch.
208
Trên da, đường đi của. động mạch chày trước là một đường vạch từ điểm giữa lồi củ chày
đến giữa hai mắt cá.
Phân nhánh : Ngoài các nhánh cơ, động mạch chày trước cho các nhánh (H.12.8, H.12.12) :
* Động mạch quặt ngược chày sau (a. recurrens tibialis posterior) đi giữa cơ kheo và dây
chằng kheo chéo để đến nối với động mạch gối dưới trong.
* Động mạch quặt ngược chày trước (a. recurrens tibialis anterior) xuất phát ngay khi động
mạch chày tru';/ đi qua màng gian cốt và đến nối với nhánh gối trên ngoài và dưới ngoài của
động mạch kheo.
* Động mạch mắt cá trước ngoài (a. malleoleus anterior lateralis) nối với nhánh xuyên

Màng gian cốt

Thần kinh mác sâu

Cơ chày trước

Cơ duỗi các ngón


chân dài

Động mạch
chày trước
Cơ duỗi
ngón cái dài

Mạc giữ
các gân duỗi

Hình 12.6 : Động mạch chày trước và thần kinh mác sâu

209
'Cơ duỗi ngón cái dài
Cơ duỗi các ngón chân dài
Cơ chày trước
Thần kinh mác nông Động mạch chày trước
+ thần kinh mác sâu
Cơ mác ngắn . Cơ chày sau

Cơ mác dài ,' Thần kinh hiển

Cơ gấp . D-- ■ Tĩnh mạch hiển lớn


ngón cái dài 0
Cơ gấp các ngón chân dài
Động mạch mác
Động mạch chày sau
Cơ dép và thần kinh chày
Cơ bụng chân __ Cơ gan chân
(đầu ngoài) _ __ Cơ bụng chân (đầu trong)
Tĩnh mạch hiển bé
Thần kinh bì bắp chân

Hình 12.7 : Thiết đồ ngang 1 /3 giữa cẳng chân

(r^amus perforans), các nhánh mắt cá ngoài (rami malleolares laterales) của động mạch mác và
động mạch cổ chân ngoài (a. tarsea lateralis) của động mạch mu chân thành mạng mạch mắt
cá ngoài (rete malleolare laterale).

* Động mạch mắt cá trước trong (a. malleolare anterior medíalis) đi vòng quanh mắt cá
trong nôi với các nhánh mắt cá trong (rami malleolares mediates) của động mạch chày sau, các
động mạch cổ chân trong (aa. tarseae mediates) của động mạch mu chân, tạo thành mạng mạch
mắt cá trong (rete malleolare mediate).
2.3.2. Tĩnh mạch chày trước (vv. tibiales anteriores). Hai tĩnh mạch chày trước nhận
máu từ mạng mạch mu chân (rete venosum dorsale pedis) đi cùng với động mạch chày trước đổ
vào tĩnh mạch kheo.
2.4. THẦN KINH

2.4.1. Thần kinh mác sâu (n. peroneus profundus) (H.12.6).


Nguyên ủy, đường đi : Ở vùng kheo, thần kinh mác chung đi dọc bờ trong cơ nhị đầu đùi,
trên đầu ngoài cơ bụng chân, cơ gan chân, và cơ kheo.
Sau đó vòng quanh chỏm xương mác rồi cho hai nhánh tận :
— Thần kinh mác sâu đi ở khu trước.
- Thần kinh mác nông đi ở khu ngoài.
ơ khu trước thần kinh mác sâu đi xuyên qua đầu trên cơ duỗi các ngón chân dài đến khe
giữa cơ này và cơ chày trước. Sau đó thần kinh đi cùng với động mạch chày trước như đã mô tả
ở phần trên để tới dưới mạc giữ gân duỗi và xuông bàn chân.
210
Thần kinh mác chung khi đi qua chỏm mác nằm ngay trên xương trong một ống hợp bởi
xương và cơ mác dài, do đó khi bị bệnh phong ta có thể sờ được thần kinh này tại chỏm mác.
Cũng do thần kinh nằm sát xương nên khi bó bột cẳng chân cần tránh bó quá chặt ở vùng
chỏm mác gây chèn ép thần kinh.
Phân nhánh : Thần kinh mác sâu cho các nhánh sau đây :
- Các nhánh cơ (rami musculares) vận động tất cả các cơ khu trước.
- Các thần kinh mu ngón chân cái ngoài và thần kinh mu ngón chân nhì trong (nn.
digitales dorsales hallucis, lateralis et digiti secundi medialis) để chi phối cảm giác cho kẽ giữa
ngón chân I và II.
2.4.2. Thần kinh mác nông (n. peroneus superficialis) (H.12.5).
Nguyên ủy, đường đi : Sau khi tách ra từ thần kinh mác chung, thần kinh mác nông đi
giữa cơ duỗi các ngón chân dài và các cơ mác hoặc đi dọc giữa 2 đầu của cơ mác dài rồi đi dần
ra nông để chi phối cảm giác cho phần dưới khu cẳng chân trước và mu chân.
Phân nhánh : Thần kinh mác nông cho các nhánh cơ (rami musculares) đến vận động hai
cơ mác và hai nhánh tận là nhánh bì mu chân trong (n. cutaneus dorsalis medialis) và nhánh
bì mu chân giữa (n. cutaneus dorsalis intermediums) đến cảm giác da ở mu chân.
Thần kinh mác nông ở người Việt Nam chọc qua mạc sâu cẳng chân ở khoảng giữa 1/3
giữa và 1/3 dưới chiều dài xương mác, nằm trước xương mác khoảng 2 cm, để ra nông nằm ngay
dưới da. Tuy vậy, nó có một đoạn dài trung bình 8,5 cm nằm ngay dưới mạc sâu cẳng chân và
có thể xem như thần kinh này bắt đầu chạy ra nông ở khoảng 1/3 trên và 2/3 dưới cẳng chân
và trước xương mác khoảng 1 cm. Thường phân 2 nhánh tận ở ngang mức cổ chân giữa hai mắt
cá trong và ngoài.

VÙNG CANG CHÂN SAU


(regio cruris posterior) (H.12.7)

Vùng cẳng chân sau tương ứng với khu cơ sau.

1. LỚP NÔNG
1.1. DA VÀ Tổ CHỨC DƯỚI DA liên tục với vùng gốì sau và vùng đùi sau, và dày hơn so
với vùng cẳng chân trước.
1.2. THẦN KINH NÔNG (H.9.1, H.12.2).
1.2.1. Thần kinh bì đùi sau (n. cutaneus femoris posterior) (Xem bài Mông).
1.2.2. Thần kỉnh bắp chân (n. suralis) là một nhánh rất thay đổi, thường do sự hợp
thành của thần kinh bì bắp chân ngoài và thần kinh bì bắp chân trong.
- Thần kinh bì bắp chân ngoài (n. cutaneus surae lateralis) là một nhánh tách từ thần
kinh mác chung ở hô' kheo, sau đó đi xuống cẳng chân và cho nhánh nối mác (ramus
communicans peroneus) để nối với thần kinh bì bắp chân trong.
- Thần kinh bì bắp chân trong (n. cutaneus surae medialis) tách ra từ thần kinh chày, dí
giữa hai đầu cơ bụng chân (m. gastrocnemius) và dần dần đi xuyên ra nông để nối với thần
kinh bì bắp chân ngoài.
211
Động mạch kheo

Động mạch gối xuống


Nhánh xuống
động mạch
mũ đùi ngoài

Động mạch gối


Động mạch
trên trong
gối trên ngoài

Động mạch gối


dưới ngoài

Động mạch gối


~ dưới trong
Động mạch _ Động mạch
mũ mác quặt ngược
Động mạch chày sau
quặt ngược
chày trước

Hình 12.8 : Mạng mạch khớp gối


Thần kinh bắp chân đi dọc theo bờ ngoài gân gót (tendo calcaneus) rồi chia hai :
* Các nhánh gót ngoài (rami calcanei laterales) đến gót.
* Thần kinh bì mu chân ngoài (n.cutaneus dorsalis lateralis) đến cạnh ngoài bàn chân.
Đặc điểm thần kinh bắp chân ở người Việt Nam là khoảng 3,4% các trường hợp có sự kết
hợp hai thần kinh bì bắp chân trong và ngoài để tạo thành thần kinh bắp chân.
Một số ít trường hợp hai thần kinh này chạy song song nhau hoặc kết hợp theo kiểu giao thoa
(25%). ơ trường hợp không có sự kết hợp để tạo nên thần kinh bắp chân, vẫn luôn thấy có một
thần kinh nằm ở vị trí của nó, mà đa số là do thần kinh bì bắp chân ngoài (nhánh nối mác), tạo
nên (75%) trong khi các tài liệu nước ngoài cho rằng chủ yếu là do thần kinh bì bắp chân trong tạo
nên. Về nguồn gốc, đa số (81,8%) nhánh nối mác của thần kinh bì bắp chân ngoài đều lớn hơn,
chạy nông hơn và dễ bộc lộ hơn thần kinh bì bắp chân trong (các tác giả nước ngoài mô tả thần
kinh bì bắp chân chủ yếu là do thần kinh bì bắp chân trong, nhánh nối mác thường nhỏ).
1.3. TĨNH MẠCH NÔNG (H.12.3). Tĩnh mạch hiển bé (v.saphena parva) đi từ cạnh ngoài
bàn chân, sau mắt cá ngoài và theo bờ ngoài gân gót lên cẳng chân cùng với thần kinh bắp
chân. Tĩnh mạch hiển bé sau đó đổ vào tĩnh mạch kheo.
Khi máu ở tĩnh mạch này không lưu thông tốt sẽ gây nên tình trạng bệnh lý giãn tĩnh
mạch ở bụng chân.
212
Các mạch máu và thần kinh này nằm trong lớp mạc nông cẳng chân.

2. LỚP SÂU

2.1. Cơ. Cơ vùng cẳng chân sau được chia làm hai lớp bởi mạc cẳng chần sâu.
- Lớp nông : cơ tam đầu cẳng chân và cơ gan chân.

Cơ bụng chân,
Cơ bụng chân
(đầu trong)
(đầu ngoài)

Cơ gan chân Cung gân cơ dép

Cơ dép

Gân gót (ACHILLIS)

H.12.9 : Cơ vùng cẳng chân sau (lớp nông)


213
Cơ chày sau

Cơ gấp Cơ gấp
ngón chân dài ngón cái dài

Hình 12.10 : Cơ vùng cẳng chân sau (lớp sâu)

— Lớp sâu : cơ kheo, cơ gấp ngón cái dài, cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài. Các cơ
lớp sâu (trừ cơ kheo) đều chạy sau mắt cá trong để xuống gan chân.

Giữa hai lớp cơ có động mạch chày, động mạch mác và thần kinh chày. Các cơ vùng cẳng
chân sau đều do thần kinh chày chi phối.

2.1.1. Cơ tam đầu cẳng chân (m. triceps surae) là một khối cơ to vùng cẳng chân, gồm
cơ bụng chân và cơ dép.
214
* Cơ bụng chân (m. gastrocnemius).
Nguyên ủy : Đầu ngoài bám vào lồi cầu ngoài xương đùi và phần quanh lồi cầu ngoài,
trong đầu này thường có xương vừng; đầu trong lớn hơn đầu ngoài, bám vào lồi cầu trong xương
đùi và phần quanh lồi cầu trong.
Bám tận : Thớ cơ của hai đầu chụm lại thành tam giác dưới của hô' kheo rồi dính với gân
cơ dép thành gân gót. •
* Cơ dép (m. soleus).
Nguyên ủy : Bám vào xương mác ở chỏm và 1/3 trên mặt sau, xương chày ở đường cơ dép
(linea m. solei), cung gân cơ dép (arcus tendineus m. solei). Cung gân cơ dép là một cung gân
căng từ xương mác đến xương chày.
Động mạch kheo và thần kinh chày đi dưới cung gân cơ này để vào vùng cẳng chân sau.
Bám tận : Gân cơ dép hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót (tendo calcaneus) hay gân
Achillis (tendo achillis). Gân gót là một gân dày khỏe đến bám vào mặt sau xương gót. Giữa
gân và xương gót có túi thanh mạc gân gót (bursa tendinis calcanei) và mô mỡ.
Động tác : Gấp cẳng chân và đặc biệt là gấp bàn chân nên rất quan trọng trong động tác
đi, đứng, chạy, nhảy.
2.1.2. Cơ gan chân (m.plantaris) là một cơ rất thay đổi về kích thước, thường rất mảnh,
có thể không có. Cơ đi từ mép dưới ngoài đường ráp cùng với đầu ngoài cơ bụng chân, sau đó
tận cùng bằng một gân đi dọc theo cạnh trong gân gót để bám vào xương gót.
Cơ có tác dụng gập bàn chân nhưng rất yếu.
2.1.3. Cơ kheo (m. popliteus).
Nguyên ủy : Bám vào lồi cầu ngoài xương đùi.
Bám tận : Cơ tỏa thành hình tam giác bám ở trên đường dép xương chày.
Động tác : Gấp và xoay trong cẳng chân.
2.1.4. Cơ gấp ngón cái dài (m. flexor hallucis longus).
Nguyên ủy : Bám vào xương mác 2/3 dưới mặt sau, màng gian cô't và vách gian cơ sau.
Đường đi và bám tận: Cơ đi ở phía xương mác, ngoài cơ chày sau và cơ gấp các ngón chân dài,
sau đó đi chéo vào trong và tận cùng bằng một gân đi dưới mạc giữ gân gấp (retinaculum mm.
flexorum) đến rãnh gân gấp ngón cái dài (sulcus tendi m. flex.hallucis longi) của xương sên và
xương gót để xuống gan chân. Ở gan chân, gân bắt chéo trên gân cơ gấp các ngón chân dài và
đi giữa hai đầu cơ gấp ngón cái ngắn, và đến bám vào đốt xa ngón cái.
Động tác : Gấp ngón cái, gấp bàn chân và nghiêng t rong bàn chân.
2.1.5. Cơ gấp các ngón chân dài (m. flexor digitorum longus).
Nguyên ủy : Bám vào mép dưới đường cơ dép, nửa trong của 1/3 giữa mặt sau xương chày
và vách xơ ngăn cách cơ này với cơ chày sau.
Đường đi và bám tận : Lúc đầu cơ ở phía trong cơ chày sau rồi trở thành gân bắt chéo
phía sau gân cơ chày sau ở 1/3 dưới cẳng chân. Tới cổ chân, đi ở phía sau mắt cá trong để vào
215
Hình 12.11 : Động mạch và thần kinh vùng cẳng chân sau

gan chân rồi lại bắt chéo gân cơ gấp ngón cái dài để tỏa thành 4 gân bám vào nền các đốt
ngón chân xa trừ ngón cái. Một gân chọc qua gân cơ gấp các ngón ngắn nên được gọi là gân
xuyên (tương tự như gân cơ gấp các ngón tay sâu ở chi trên). Vì cơ gấp các ngón chân dài chạy
chếch từ trong ra ngoài ở gan chân nên có cơ vuông gan chân đến tăng cường bám vào cạnh
ngoài của gân để lập lại trục động tác cho cơ dọc theo bàn chân. (H.13.2).
216
Động tác: gap các ngón chân, trừ ngón chân cái, gấp và xoay bàn chân vào trong. Còn có
tác dụng giữ vòm gan chân.
2.1.6. Cơ chày sau (m. tibialis posterior)
Nguyên ủy: bám vào xương chày ở 1/3 giữa mặt sau, xương mác ở mặt sau và màng gian cốt.
Đường đi và bám tận: cơ chạy chéo vào trong, bắt chéo cơ gấp các ngón chân dài rồi đi sau
mắt cá trong dưới mạc giữ các gân gấp. Ớ mắt cá trong cơ chày sau đi trước gân gấp các ngón
chân dài và gấp ngón cái dài. Ớ gan chân cơ được cơ dạng ngón cái che phủ và đến bám tận ở củ
xương ghe, các xương chêm trong, giữa, ngoài và nền xương đốt bàn các ngón II, III, IV.
Động tác: gấp và nghiêng trong bàn chân.
Tất cả các cơ ở vùng cẳng chân sau đều do dây thần kinh chày chi phôi.
2.2. MẠCH MÁU

2.2.1. Động mạch chày sau (a. tibiatis posterior)


Nguyên ủy và tận cùng: là nhánh của động mạch kheo, bắt đầu từ cung cơ dép đến phía
sau mắt cá trong thì chia hai nhánh tận là động mạch gan chân ngoài và động mạch gan chân
trong (H.12.12).
Đường kính trung bình -của động mạch chày sau người ở Việt Nam là 2,5 - 3 mm.
Đường đi: động mạch đi giữa hai láp cơ vùng cẳng chân sau, dưới mạc sâu cẳng chân. Lúc
đầu động mạch đi giữa hai xương chày và mác, sau đó đi vào trong và ra nông. ơ 1/3 dưới
động mạch đi ngay ở cạnh trong gân gót. Cùng đi có hai tĩnh mạch chày sau và thần kinh
chày. Trên da, động mạch chày sau đi theo một đường vạch từ góc dưới trám kheo đến điểm
giữa mắt cá trong và gân gót. Có thề bắt được mạch tại điểm này.
Phân nhánh: ngoài các nhánh cơ, động mạch- chày sau cho:
- Nhánh bên:
* Nhánh mũ mác (ramus circumflexus fibulae) đi vòng lấy chỏm mác đên nôi với nhánh
gối dưới ngoài (đôi khi nhánh mũ mác xuất phát từ động mạch chày trước).
* Động mạch mác (a. peronea): xem chi tiết bên dưới.
* Các nhánh mắt cá trong (rami malleolares medialies).
* Các nhánh gót (rami calcanei). ệ
- Nhánh tận:
* Động mạch gan chân trong (a. plantaris medialis).
* Động mạch gan chân ngoài (a. plantaris lateralis).
2.2.2. Động mạch mác (a. peronea) (H.12.12)
Đường kính trung bình của động mạch mác ở người Việt Nam là 2 - 2,5 mm.
Nguyên ủy: động mạch mác tách từ động mạch chày ở khoảng 2,5 cm dưới bờ dưới cơ kheo.
Đường đi: động mạch đi chếch ra ngoài về phía xương mác, lúc đầu nằm giữa cơ chày sau
và cơ gấp ngón cái dài, sau đó càng lúc càng đi sâu dưới màng gian côt và được cơ gấp ngón
cái dài phủ ở phía sau.

217
Dộng mạch kheo

Động mạch Dộng mạch gối trên ngoài


gối trên trong
Động mạch ■
gối giữa Động mạch cơ bụng chân

Động mạch Động mạch gối dưới ngoài


gối dưới trong
Động mạch quặt Động mạch mu mác
ngược chày sau
Động mạch chày trước

Dộng mạch mác


Động mạch
chày sau

Động mạch gan chân ngoài


Đông mạch
Cung gan chân
gan chân trong

Hình 12.12 : Các nhánh của động mạch ở cẩng chân (nhìn phía sau)
Động mạch mác không đi cùng với một thần kinh nào.
Phân nhánh : Ngoài các nhánh nuôi cơ và xương, động mạch mác cho các nhánh :
* Nhánh xuyên (ramus perforans) xuyên qua vách gian cơ đến khu trước.
* Nhánh nôi (ramus communicans) nốì với động mạch chày sau.
218
* Các nhánh mắt cá ngoài (rami malleolares) đến mắt cá ngoài tạo thành mạng mạch mắt cá.
* Các nhánh gót (rami calcanei) được xem như nhánh tận của động mạch mác đến gót để
tạo nên mạng mạch gót (rete calcanei).
2.2.3. Các tĩnh mạch sâu. Động mạch chày sau và động mạch mác có các tĩnh mạch chày
sau (vv. tibiales posteriores) và các tĩnh mạch mác (vv. peroneae) đi kèm. Các tĩnh mạch này
đổ về tĩnh mạch kheo.
2.4. THẦN KINH

Thần kinh chày (n. tibialis) là thần kinh của vùng cẳng chân sau (H.12.11).
Đường đi: Thần kinh từ hô' kheo xuống, nằm trên cơ kheo. Sau đó, chui dưới cung gân cơ
dép và nằm giữa hai lớp cơ vùng cẳng chân sau. Lúc đầu thần kinh nằm trong động mạch
chày sau, sau đó đi sau và ra ngoài, dọc theo trục giữa vùng cẳng chân sau. Đến dưới mạc giữ
gân gâ'p, thần kinh chày chia hai nhánh tận là thần kinh gan chân trong (n. plantaris
medialis) và thần kinh gan chân ngoài (n. plantaris lateralis) (xem bài Bàn chân).
Phân nhánh: Thần kinh chày cho các nhánh:
- Các nhánh cơ (rami musculares) cho các cơ vùng cẳng chân sau.
- Thần kinh gian cốt cẳng chân (n. interosseus cruris) đi trên màng gian cốt.
- Thần kinh bì bắp chân trong chi phôi cảm giác vùng cẳng chân sau.
- Các nhánh gót trong (rami calcanei mediates) đến cảm giác mặt trong và mặt dưới gót chân.
Tóm lại, cẳng chân được chia làm hai vùng:
* Vùng cẳng chân trước gồm khu cơ trước và khu cơ ngoài. Khu cơ trước gồm các cơ duỗi bàn
chân và duỗi ngón chân, do thần kinh mác sâu chi phối. Khu cơ ngoài gồm các cơ gấp và
nghiêng ngoài bàn chân, do thần kinh mác nông chi phôi.
Vùng này được động mạch chày trước và các nhánh xuyên của động mạch mác nuôi dưỡng.
* Vùng cẳng chân sau gồm các cơ gấp bàn chân, gấp ngón chân, nghiêng trong bàn chân do
thần kinh chày chi phối vận động và được cấp máu bởi động mạch chày sau và động mạch mác.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất.

124. Tất cả các cơ sau đây thuộc về khu cơ trước vùng cẳng chân trước, NGOẠI TRƯ:

a) Cơ chày trước. d) Cơ mác ba.


b) Cơ duỗi ngón cái dài. e) Cơ mác dài.
c) Cơ duỗi ngón chân dài.
125. Trong các cơ dưới đây, cơ nào nằm ở lớp sâu vùng cẳng chân sau, về phía xương mác:
a) Cơ mác dài. d) Cơ gấp ngón chân dài.
b) Cơ chày sau. e) Tất cả đều sai.
c) Cơ gấp ngón cái dài.
219
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu từ 126 đến 129.

I. Cơ chày trước. IV. Cơ mác ba.


II. Cơ duỗi ngón cái dài. V. Cơ mác dài.
III. Cơ duỗi ngón chân dài. VI. Cơ mác ngắn.
126. Cơ thuộc khu cơ ngoài vùng cẳng chân trước là :
a) V, VI d) IV, V
b) IV, V, VI e) III, V, VI
c) IV, VI.
127. Cơ d0 thần kĩnn mác sââ chi phối 1 à :
a) I d) IV, V, VI
b) II, III e) I, II, III, IV
c) I, II, III.
128. Cơ chỊusâchiphốn cijathhn kinh máá nông 1 à :
a) I d) V, VI
b) II, III e) IV, V, VI
c) I, II, III.
129. Tất chchc cc trên đdu 1 àm ddnn thá ddoicổ ^châ, NGOẠI TRỪ :
a) V d) IV
b) V, VI e) VI
c) IV, V, VI
130. Khu cơ trước vùng cẳng chân trước dược chi phni vận dộng bởi :
a) ấhnn kinh mác nông. d ) Thần kinh bắp chân.
b) ấhnn kinh mác ââu. đ) Cả a và b đúng.
c) ấhnn kinh hiển.
131. Ở vùng cẳng chân, thnn kinh mác ââu di cùng với :
a) Động mạch mác. d) Động mạch chày âau.
b) Động mạch chày trước. e) Không di cùng dộng mạch nào.
c) Động mạch mác ââu.
132. Ớ vùng cẳng chân, dộng mạch mác di kèm :
a) Rhnn kinh mác chung. d) Thần kinh chày.
b) Rhnn kinh mác nông. e) Rất cả. đều sai.
c) Rhnn kinh mác ââu.
220
Dùng hình vẽ và bảng trả lời sau để trả lời các câu 133, 134, 135, 136.


Sơ đồ phân khu cảm giác ở mặt sau cẳng chân và bàn chân.

a) Thần kinh bắp chân. d) Thần kinh mác nống.

b) Thần kinh bì bắp chân trong. e) Thần kính hiển.


c) Thần kinh bì bắp chân ngoài.
133. Chi tiết số (1) là...
134. Chi tiết số’ (2) là...
135. Chi tiết số’ (3) là...
136. Chi tiết số' (4) là...

221
13 BAN CHĂN

MỤC TIÊU BÀI GIÁNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả các lớp cơ vùng gan chân và vùng mu chân, chức năng, thần kinh chi phối các cơ đó.
2. Mô tả các bó mạch thần kinh gan chân và mu chân.
3. Nêu các điểm giống nhau giữa thần kinh ở gan chân và gan tay.
4. Vẽ thiết đồ ngang qua xương đốt bàn chân.
5. So sánh cấu tạo bàn tay với bàn chân thích ứng với chức năng của chúng.
B. MỰC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác các lớp cơ vùng gan chân, các cơ và
gân vùng mu chân.
2. Chỉ được trên xác các bó mạch thần kinh vùng gan chân và vùng mu chân.
3. Xác định được mốc tìm động mạch gan chân ngoài và mốc tìm động mạch mu chân trên
người sống.

GIỚI HẠN
Bàn chân bắt đầu từ dưới hai mắt cá tới đầu mút các ngón chân.
Bàn chân gồm có gan chân và mu chân.

GAN CHÂN
(planta pedis)

1. LỚP NÔNG
1.1. DA VÀ Tổ CHỨC DƯỚI DA. Da vùng gan chân rất dày dính chặt với tổ chức dưới da
và mỡ dưới da bởi mô sợi. Cũng như gan tay, gan chân có các nếp vân da và các nếp này cũng
đặc trưng cho từng người.
222
1.2. TINH MẠCH. Tĩnh mạch ở gan chân tạo thành một mạng tĩnh mạch gan chân (rete
venosum plantaris) (H.12.3). Mạng tĩnh mạch này nhận máu từ các tĩnh mạch ở gan ngón
chân (vv. digitales plantares), các tĩnh mạch gan đốt bàn chân (vv. metatarsae plantares) rồi
nôi với mạng tĩnh mạch mu chân và tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé.

1.3. THÂN KINH NÔNG. Cảm giác ở gan chân được chi phôi bởi thần kinh gan chân
trong (n, plantaris medialis), thần kinh gan chân ngoài (n. plantaris lateralis), các nhánh gót
trong (rami calcanei mediales) và các nhánh gót ngoài (rami calcanei lateralis). Tất cả các
nhánh trên đều thuộc thần kinh chày (H.9.1) (H.12.2).

1.4. CÂN GAN CHAN (aponeurosis plantaris). Cân gan chân gồm có ba phần:
- Phần giữa: chắc, chia thành năm trẽ từ gân gót đến năm ngón chân.
- Phần trong: mỏng ở sau, dày ở trước.
- Phần ngoài: dày ở sau, mỏng ở trước.
Cân gan chân giữa góp phần tạo nên vòm gan chân.
Tại nơi nôì giữa phần trong và phần giữa cân gan chân ngoài và đốt bàn chân I chân, có
vách gian cơ trong đi từ xương gót, ghe, chêm đến bám vào.
Tại nơi nôi giữa phần ngoài và phần giữa cân gan chân có vách gian cơ ngoài đi từ gân cơ
mác dài và xương đốt bàn V đến bám vào.

2. LỚP SÂU

Vách gian cơ trong, vách gian cơ ngoài và cân gan chân cilia gan chân thành ba ô cơ:
- Ô mô cái: ở trong, chứa: cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn và gân cơ gấp ngón cái dài.
- Ô giữa: chứa cơ gấp ngón chân ngắn, cơ vuông gan chân, các cơ giun, gân cơ gấp các
ngón chân dài, cơ khép ngón chân cái và các cơ gian cốt.
- Ô mô út: ở ngoài; có cơ dạng ngón út và cơ gâ'p ngón út ngắn.
Vì các cơ ở ba ô trên xếp thành bốn lớp rõ rệt nên khác với ở gan tay, người ta thường tả
cơ ở gan chân không theo ô mà theo lớp.

2.1. LỚP Cơ NÔNG. Gồm ba cơ: dạng ngón cái, gấp các ngón chân ngắn và dạng ngón út
(H.13.1).

2.1.1. Cơ dạng ngón cái (m. abductor hallucis)

Nguyên ủy: từ mỏm trong củ xương gót, cơ đi dọc theo cạnh trong của cơ gấp các ngón
chân ngắn và vách gian cơ trong.
Bám tận: cùng với gân cơ gấp ngón cái ngắn bám vào đốt gần ngón cái.
Động tác: gâ'p ngón cái, đưa ngón cái dang xa trục và góp phần tạo nên vòm dọc
trong gan chân.

223
Hình 13.1 : Ca gan chân (lớp nông)

2.1.2. Cơ gấp các ngón chân ngắn (m. flexor digitorum brevis).
Nguyên ủy : Bám vào củ gót, cân vuông gan chân và hai vách gian cơ trong, ngoài.
Bám tận : Cơ chia thành bốn gân đến bốn ngón chân ngoài. Mỗi gân sau đó chia thành hai
trẽ (gân thủng) tương tự như gân cơ gấp các ngón nông ở chi trên để đến nền của đốt ngón giữa.
Động tác : Gấp đốt giữa và gấp đốt gần.
2.1.3. Cơ dạng ngón út (m. abductor digiti minimi).
Nguyên ủy : Bám vào củ gót, cân gan chân và vách gian cơ ngoài.
Bám tận : Mặt ngoài đốt gần ngón V.
Động tác : Gấp ngón 5, dạng ngón 5 và góp phần tạo nên vòm dọc ngoài gan chân.
224
Cơ gấp các ngon chan ngăn

Dóng mạch gan chân ngoài

Cơ ơang ngon cái


Thần kinh gan chân ngoài

Vách gian cơ ngoài


Gân cơ gấp các ngon chân ơài
Cơ vuông gan chân
Thẩn kinh gan chân trong
(nhánh ngoài) Nhánh nông TK gan chân ngoài
Vách gian cơ trong Nhánh sâu TK gan chân ngoài

Cơ gấp ngón cái ngắn


Dóng mạch gan chân trong Cơ ơạng ngón út
Thần kinh gan chân trong
(nhánh trong) ' Cơ gấp ngón út ngăn
Cơ khép ngon cái (ơầu chếch)

Nhánh ngón cái cua ĐM


Các cơ gian cốt gan chân
gan chân trong
Cơ khép ngón cái (đầu ngang)

Gân cơ gấp các ngón chân ơài


Gân cơ gấp các ngón chân ngăn

Anh X : Vung gan. chan lỉớp shut.

225
Hình 13.2 : Cơ gan chân (lớp giữa)

2.2. LỚP Cơ GIỮA (H.13.2).


Gồm các cơ nội tại của gan chân là cơ vuông gan chân, các cơ giun và hai gân cơ từ cẳng
chân sau đi xuống : gân cơ gấp các ngón chân dài và gấp ngón cái dài.
Gân cơ gấp các ngón chân dài đến đốt xa của bốn ngón chân ngoài và nằm nông hơn so
với cơ gấp ngón cái dài.
2.2.1. Cơ vuông gan chân (m. quadratus plantae) còn được gọi là cơ gấp phụ (m. flexor
accessorius).
226
Nguyên ủy : - Đầu ngoài : Mỏm ngoài củ gót.
- Đầu trong : Mặt trong xương gót.
Bám. tận : Hai bó hợp thành một cơ đến bám vào cạnh ngoài gân gấp các ngón chần dài.
Động tác : Chỉnh lại hướng tác dụng của cơ gấp các ngón chân dài và góp phần tạo nên
vòm dọc gan chân.
2.2.2. Các cơ giun (mm. lumbricales).
Ba cơ giun ngoài bám vào hai bên gân cơ gấp các ngón chân dài còn cơ giun trong bám
vào cạnh trong gân gấp ngón 2. Sau đó cơ đến bám tận ở mặt trong đốt gần ngón chân tương
ứng và cho những trê đến tận gân duỗi.
Động tác : Gấp đốt gần bốn ngón chân ngoài.
2.3. LỚP Cơ SÂU (H.13.3). Gồm hai phần :
- Phần sau có dây chằng gan chân dài (ligamentum plantaris longus), gân cơ chày sau và
gân cơ mác dài.
- Phần trước có các cơ gấp ngón cái ngắn, khép ngón cái và gap ngón út ngắn.
2.3.1. Cơ gấp ngón cái ngắn (m.. flexor hallucis brevis).
Nguyên ủy : Đi từ xương chêm trong, giữa, ngoài và dây chằng gót hộp - gan chân (lig.
calcaneocuboideum plantare).
Bám tận : Vào hai xương vừng và hai bên nền xương đốt gần ngón I.
Động tác : Gấp dốt gần ngón cái.
2.3.2. Cơ khép ngón cái (m. adductor hallucis).
Nguyên ủy : Cơ có hai đầu :
+ Đầu chéo (caput obliquum) : Bám vào xương hộp, xương chêm ngoài, xương đốt bàn II,
III và dây chằng gót - hộp gan chân.
+ Đầu ngang (caput transversum) : Bám vào khớp đốt bàn - đốt ngón chân III, IV, V.
Bám tận : Hai bó đến bám tận ở phía ngoài nền xương đốt ngón gần của ngón cái.
Động tác : Khép ngón cái.
2.3.3. Cơ gấp ngón út ngắn (m. flexor digiti minimi brevis).
Nguyên ủy : Củ xương hộp, nền xương đốt bàn chân V.
Bám tận : Vào nền đô't gần ngón chân V.
Động tác : Gấp đốt gần ngón chân V.
2.4. LỚP Cơ GIAN CỐT (H.13.4, H.13.5).
Ở khoảng giữa các xương đốt bàn chân có các cơ gian cốt. Cơ gian côt gồm hai loại :
227
Gân cơ mác dài
Gân chày sau

IWH

fli

Cơ gấp Cơ gấp ngón


ngón cái ngắn út ngắn

Cơ khép
Các cơ gian cốt
ngón cái
gan chân
(đáu chéo)

Cơ khép
ngón cái
(đầu ngang)
Gân cơ gấp
ngón cái dài

Hình 13.3 : Cơ gan chân (lớp sâu)

2.4.1. Các cơ gian cốt mu chân (mm. interossei dorsales). Có bốn cơ gian cốt mu chân
lấp bốn khoảng giữa các xương đốt bàn chân. Hai cơ gian cố't mu bên trong đến bám tận vào
hai bên nền đốt gần ngón II, hai cơ gian cốt ngoài đến bám vào mặt ngoài xương đốt bàn III
và IV (H.13.5). Các cơ này dạng ngón chân.

2.4.2. Các cơ gian cót gan chân (mm. interossei plantares). Có ba cơ gian cốt gan chân.
Các cơ bám từ mặt trong các xương đôt xương bàn III, IV, V đến bám tận vào mặt trong nền
đốt ngón gần của các ngón tương ứng (H.13.4).
228
Các cơ này khép ngón III, IV, V về gần trục của bàn chân là ngón II.

Tất cả các cơ gan chân (trừ cơ dạng, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp các ngón chân ngắn và
cơ giun I do thần kinh gan chân trong) đều do thần kinh gan chân ngoài vận động.

Hình 13.4 : Cơ gian cốt gan chân

Hình 13.5 : Cơ gian cốt mu chân


229
2.5. MẠCH MÁU. Động mạch chày sau đến vùng gót (regio calcanea) chia hai nhánh cùng
là động mạch gan chân ngoài và động mạch gan chân trong.
2.5.1. Động mạch gan chân ngoài (a. plantaris lateralis) (H.13.6).

Nguyên ủy, đường đi: động mạch gan chân ngoài là nhánh tận lớn hơn của động mạch
chày sau. Động mạch đi từ trong ra ngoài qua gót chân đến nền xương đốt bàn V. Tại đây
động mạch quặt trở lại vào trong ngang mức nền các xương đốt bàn rồi nối với nhánh gan
chân sâu của động mạch mu chân tạo thành cung gan chân (arcus plantaris). Đường đi của
động mạch có thể vẽ bằng một đường đi qua gót chân từ diêm giữa mắt cá trong và mom
trong củ gót đến nền xương đốt bàn V, rồi từ đó đi ngang đến nền xương đô't bàn I.
Đường kính trung bình của động mạch gan chân ngoài ở người Việt Nam là 1,15 mm.

Cơ dạng ngón cái

Động mạch
Động mạch gan chân ngoài
gan chân trong

Thần kinh
Thần kinh gan chân ngoài
gan chân trong

Cơ vuông gan chân

Cung gan chân

Động mạch gan


đốt bàn chân

Cơ khép ngón cái

Gân gấp ngón cái dài

Hình 13.6 : Các động mạch gan chân


230
Liên quan :
* Đoạn trong vùng gót : Động mạch đi giữa xương gót và cơ dạng ngón cái.
* Đoạn chếch : Động mạch đi giữa cơ' gấp các ngón chân ngắn và cơ vuông gan chân. Thần
kinh gan chân ngoài lúc đầu ở sau động mạch, sau đó đi vào trong.
* Đoạn ngang là cung động mạch gan chân, đi càng lúc càng sâu, giữa cơ gấp các ngón
chân dài, các cơ giun với cơ khép ngón cái và cơ gian cốt.
Nhánh bên : Động mạch gan chân ngoài cho các nhánh :
— Các nhánh động mạch gan đốt bàn chân (a. metatarsae plantares) đi ở kẽ giữa các xương
đốt bàn chân và cho nhánh đến các ngón.
- Các nhánh xuyên (rami perforantes) nôi với động mạch mu chân.

Thần kinh gan


chân ngoài

Cơ dạng ngón cái


Cơ dạng
Thần kinh gan ngón út
chân trong Cơ vuông
gan chân

Gân cơ gấp ■ Cơ khép ngón cái


các ngón _ Nhánh sâu thần kinh
chân dài gan chân ngoài

Gân cơ gấp_
ngón cái dài

Hình 13.7 : Các thần kinh ở gan chân


231
2.5.2. Động mạch gan chân trong (a. plantaris medỉalis). Nhỏ hơn động mạch gan chân
ngoài, động mạch gan chân trong đi dọc theo phía trong gân gấp ngón cái dài, sau đó nối với
nhánh động mạch gan đốt bàn chân một.
Đường kính trung bình của động mạch gan chân trong ở người Việt Nam là 1 mm.

2.5.3. Tĩnh mạch. Đi kèm với động mạch và đổ vào cung tĩnh mạch gan chân (arcus
venosus plantaris).
2.6. THẦN KINH (H.13.7).

Cũng như động mạch, gan chân có hai thần kinh : thần kinh gan chân ngoài và gan chân
trong tách ở thần kinh chày, trong vùng gót ngay phía sau dưới của mắt cá trong.
2.6.1. Thần kinh gan chân ngoài (n. plantarìs lateralis).

Được xem như dây trụ ở gan tay. Thần kinh đi cùng đường với động mạch gan chân ngoài
và cho hai loại nhánh :

- Nhánh nông (ramus superficialis) : chia hai nhánh thần kinh gan ngón chân chung (n.
digitales plantares communes). Mỗi nhánh này sau đó lại chia thành hai nhánh thần kinh gan
ngón chân riêng (n. digitales plantares proprii) đến cảm giác cho một ngón rưỡi ngoài.

- Nhánh sâu (ramus profondus) đi theo cùng với động mạch gan chân và giống ngành
cùng sâu dây thần kinh trụ đến vận động cho các cơ ở mô út, ba cơ giun ngoài, các cơ gian cốt
và cơ khép ngón cái.

2.6.2. Thần kỉnh gan chân trong (n. plantaris medialis).

Được xem như thần kinh giữa ở gan tay, thần kinh đi giữa cơ dạng ngón cái và gấp các
ngón chân ngắn rồi cho các nhánh :

- Thần kinh gan ngón chân riêng (n. digitalis plantaris propri) đến cảm giác riêng cho
cạnh trong ngón 1.

- Ba thần kinh gan ngón chân chung (nn. digitalis plantarìs communes). Mỗi nhánh này
sau đó chia thành hai thần kinh gan ngón chân riêng để chi phôi cảm giác cho ba ngón rưỡi
trong của ngón chân.

Thần kinh gan chân trong còn chi phôi vận động cho cơ dạng ngón cái, cơ gấp ngón cái
ngắn, cơ gấp các ngón chân ngắn và cơ giun I.

Tóm lại, cơ ỏ gan chân được chia thành ba ô như ở gan tay, nhưng xếp làm bốh lớp và do
chức năng của bàn chân khác bàn tay nên thiếu đi cơ đối ngón cái và ngón út. Các gân cơ ở gan
chân đã góp phần tạo nên vòm dọc gan chân. Mạch máu ở gan chân là động mạch gan chân
trong và gan chân ngoài. Động mạch gan chân ngoài tạo thành cung động mạch gan chân, cung
này tương tự cung động mạch gan tay sâu. Thần kinh gan chân là thần kinh gan chân ngoài
tương tự như thần kinh trụ và thần kinh gan chân trong tương tự thần kinh giữa ở gan tay.

232
MU CHÂN
(dorsum pedis)

1. LỚP NÔNG
1.1. DA VÀ Tổ CHỨC DƯỚI DA. Da và tổ chức dưới da ở mu chân mỏng và dễ di động.
Trong lớp tổ chức dưới da có chứa tĩnh mạch và thần kinh nông.
1.2. TĨNH MẠCH VÀ THẦN KINH NÔNG. Tĩnh mạch ở mu chân tạo thành một mạng
tĩnh mạch mu chân (rete venosum dorsales pedis). Mạng tĩnh mạch này nôi với cung tĩnh mạch
mu chân (arcus venosus dorsalis pedis), sau đó cung đổ vào tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé (v.
saphena magna, V. saphena parva) (H.12.3).
Cảm giác ở mu chân được chi phôi bởi :
* Thần kinh bì mu chân trong (n. cutaneus dorsalis medialis) thuộc thần kinh mác nông
chi phối cho hai ngón rưỡi trong.
* Thần kinh bì mu chân giữa (n. cutaneus dorsalis intermedius) thuộc thần kinh mác
nông, chi phối cảm giác cho cạnh ngoài ngón chân III, IV, và cạnh trong ngón V.
* Thần kinh bì mu chân ngoài (n. cutaneus dorsalis lateralis) thuộc thần kinh bì cẳng
chân, chi phôi cảm giác cho cạnh ngoài ngón 5.
* Thần kinh hiển chi phôi cho cạnh trong mu chân (H.12.2).
* Thần kinh mác sâu chi phôi cảm giác cho kẽ giữa ngón I và II và nối tiếp với thần kinh
bì mu chân trong.
1.3. MẠC NÔNG : Ở trên mạc liên tiếp với mạc giữ gân duỗi dưới và ở hai bên mạc dính
với cân gan chân.

2. LỚP SÂU (H.13.8 và H.13.9)


2.1. CÁC GÂN Cơ. Các gân cơ khu trước cẳng chân đi dưới mạc giữ gân duỗi đến bám vào
mu chân gồm :
- Gân cơ chày trước được bọc trong bao gân cơ chày trước (vagina tendinis m.tibialis
anteriores) đến bám vào xương diêm trong và nền xương đô't bàn I.
- Gân cơ duỗi ngón cái dài được bọc trong bao hoạt dịch gân cơ duỗi ngón cái dài (vagina
tendinis m. extensoris hallucis longi) đến bám vào nền đốt xa ngón cái.
- Gân cơ duỗi các ngón chân dài đến bám vào nền các đốt giữa và xa của bốn ngón ngoài cùng.
- Gân cơ mác ba đến bám vào nền xương đốt bàn V.
Hai gân cơ trên được bọc trong một bao hoạt dịch chung : bao hoạt dịch gân cơ duỗi các
ngón chân dài (vaginae tendinum m. extensoris digitorum pedis longi).
2.2. Cơ DUỖI CÁC NGÓN CHÂN NGẮN (m. extensor digitorum brevis).
Nguyên ủy : * Xương gót mặt trên và ngoài.
* Mạc giữ gân duỗi dưới (retinaculum mm. extensorium inferius).
233
Thần kinh bì mu chân trong
KlBVX 1
Động mạch mu chân
Gân cơ 01 V'Vi
mác ngắn Cơ chày trước
•V?
Cơ duỗi -
các ngón ngắn

Cơ duỗi
Các động mạch, ngón cái ngắn
mu đốt bàn chân

Gân cơ duỗi Thần kinh mác sâu


các ngón "
chân dài
.Cơ duôi
ngón cái dài

Gân cơ duỗi các


Cơ duỗi các ngón chân ngẩn
ngon chân dài
Cơ duỗi ngón cái dài
J
Động mạch mu chân
1k. . ‘ Í. j 4
PA •I
1 eL V /
êỉ
Gân cơ chày sau
. r;.v 1
*•*•*.* 1
Cơ dạng ngón út / Gân cơ mác dài
Cơ gấp ngón út Cơ dạng ngón cái
Dộng mạch thần kinh
gân chân ngoài Cơ khép ngón cái
Cơ gấp các ngón chân dài Cơ gấp ngón cái ngắn

Cơ gấp các ngón chân ngắn Gân cơ gấp ngón cái dài

Động mạch tĩnh mạch


gan chân trong

Hình 13.9 : Thièt đồ ngang bàn chân qua các xương đốt bàn chân
234
Bám tận : Cơ đi dưới gân cơ duỗi các ngón chân dài và chia thành bốn bó đến bôn ngón
chân trong.
* Bó đến ngón cái lớn nhất bám vào đốt gần ngón cái, được gọi là cơ duỗi ngón cái ngắn
(m. extensor hallucis brevis).
* Ba bó còn lại đến dính vào gân duỗi các ngón chân dài.
Động tác : Duỗi bốn ngón chân trong cùng.
Cơ duỗi các ngón chân ngấn nằm trên mạc sâu mu chân. Mạc nông và mạc sâu chia mu
chân thành hai khoang tế bào : khoang dưới da nằm trên mạc nông, khoang dưới mạc nằm
giữa mạc nông và mạc sâu. Nhiễm trùng ở khoang nào sẽ chỉ khu trú trong khoang đó mà
không lan sang khoang khác.
2.3. ĐỘNG MẠCH MU CHÂN (a. dorsalis pedis). Động mạch chày trước đến khớp cổ chân
ở dưới mạc giữ gân duỗi dưới thì đổi tên thành động mạch mu chân. Chiếu trên da, động mạch
mu chân đi từ giữa hai mắt cá đến kẽ giữa ngón chân thứ nhất và ngón chân thứ hai. Động
mạch đi dọc theo bờ ngoài cơ duỗi ngón cái dài đến nền xương đốt bàn chân thứ nhất thì cho
nhánh động mạch cung (a. arcuata) (H.13.8), và nôi với động mạch gan chân ngoài.
Động mạch cung, sau đó chạy cong ra ngoài ở mức nền xương đốt bàn chân, dưới các gân
cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn.
Động mạch cung chia các nhánh :
- Các động mạch mu đốt bàn chân (aa. metatarseae dorsales) đi ở kẽ giữa các xương đốt
bàn. Các động mạch này sau đó cho các nhánh mu ngón chân (aa. digitales dorsales) đi giữa kẽ
mặt lưng các ngón chân.
Các động mạch mu dốt bàn chân và mu ngón chân đều cho các nhánh nối với động mạch
gan chân.
- Nhánh gan chân sâu (ramus plantaris profundus) đi xuông gan chân ở khoang gian cốt I
để nôi với động mạch gan chân ngoài (a. plantaris lateralis) thành cung gan chân (arcus
plantaris).
Ngoài ra, ở cổ chân động mạch mu chân cho các nhánh :
- Động mạch cổ chân ngoài (a. tarsea lateralis).
- Các động mạch cổ chân trong (aa. tarseae mediates).
2.4. THẦN KINH MÁC SÂU chia ngành cùng ở mu chân, đi theo động mạch mu chân và
cảm giác cho một vùng rất nhỏ ở kẽ giữa ngón chân I và ngón chân II (H.13.8).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

137. Cơ nào KHÔNG có ở gan chân :


a) Cơ gian cốt gan chân. d) Cơ đối ngón cái.
b) Cơ dạng ngón chân út. e) Cơ gấp các ngón chân ngắn.
c) Cơ giun.
235
138. Cơ nào dưới đây thuộc lớp cơ giữa củagan chân :

a) ơơ gấp háh àgóà hânà àgắà. ư) ơơ Vộôàa gaà hânà.


b) ơơ ưạàg àgóà hái. e) ơơ gấp àgóà hái àgắà.
ủ) ơơ dạng àgóà út.
139. Chọn câu đúng :
a) Xương bOà ủhỹà hó hâu tạo âìnâ vòm âể tuíhâ àgâi vpi hâứh àăàg hhông âỡ vo vậà
hâộyểà hủa bOà hânà.
b) Nếu mất vòm (bòà hhnà bẹt) tâì âi lại kâó kâăà vo âau âià.
h) Pâầà vòm hao ở bờ àgoOi âơà ở bờ troàg bOà hânà.
ư) a, b, h âúàg.
e) a, b âúàg (Xem thêm bài 8).
140. ơơ ưạàg àgóà hânà hái do tâầà kiàâ àOo vậà âộàg :
a) Tâầà kiàâ gaà hânà troàg.
b) Nâáàâ àôàg tâầà kiàâ gaà ủUyn àgoOi.
h) Nâáàâ snu tâầà kiàâ gaà hânà àgoòi.
ư) Tâầà kiàâ hâòy.
e) Mệt tâầà kiàâ khác.
Chọn :
a) Nếu mệàâ âề (A) âúàg (B) âúàg vò (A), (B) hó liêà quaà àânà quả.
b) Nếu (A) âúàg, (B) âúàg ^ư^ kâôàg liêà quaà nUnn quả.
h) Nếu (A) âúàg, (B) sai.
ư) Nếu (A) sai, (B) âúàg.
e) Nếu (A) sai, (B) sai.
141. (A) Tiêm tĩàâ mạhâ ở mắt há tâớờàg hhọà tĩàâ mạhâ âiểà lià vì
(B) Tĩàâ mạhâ âiểà lià to ưễ bộh lc vò àằm àgay trưih mắt há troàg.
142. (A) Tiêm tĩàâ mạhâ tâườàg hhọà tĩàâ mạhâ âiểà bé vì
(B) Tĩàâ mạhâ Uiển bé àằm àgay sau mắt há ^oài.
143. ĐCàg mạhâ mu hânà :
a) ơó tâể bắt mạhâ âượh.
b) Đi ưọh bờ troàg gnà hơ ưuỗi naón hhnà hái ưoi.
h) Do âCàg mạhâ hhòy trớph âổi têà.
ư) a, h âúàg.
e) a, b, h âúàg.
236
144. Cung động mạch gan chân được tạo nên bởi động mạch gan chân trong (A) và động mạch
gan chân ngoài (B). Động mạch gan chân trong là nhánh tận của động mạch chày sau (C).
Động mạch gan chân ngoài là nhánh tận của động mạch mác (D).

Câu trên SAI ở chỗ nào ? (Nếu đúng thì chọn câu e)
a) (A) . d) (B)
b) (A) và (D) e) Câu trên đúng.
c) (C).
Dùng các chi tiết sau để trả lời câu 145 và 146.
a) Các nhánh cùng của thần kinh giữa ở gan tay.
b) Các nhánh cùng của thần kinh trụ ở gan tay.
c) Nhánh cùng sâu của thần kinh trụ.
d) Nhánh cùng nông của thần kinh trụ.
e) Các nhánh cùng của thần kinh quay.
145. Về mặt đường đi và chi phôi, thần kinh gan chân trong giống...
146. Về mặt đường đi và chi phôi, thần kinh gan chân ngoài giống...
147. Chi phôi cảm giác cạnh ngoài mu bàn chân là một nhánh thần kinh xuất phát từ :
a) Thần kinh chày. d) Thần kinh mác sâu.
b) Thần kinh bắp chân. e) Thần kinh hiển.
c) Thần kinh mác nông.
148. Khi so sánh gan chân và gan tay, câu nào sau đây ĐÚNG :
a) Các cơ gan chân cũng chia thành 3 ô như cơ gan tay nhưng xếp thành 4 lớp và không có
cơ đôi ngón cái và cơ ngón út.
b) Cung động mạch gan chân tương tự như cung động mạch gan tay nông.
c) Thần kinh gan chân ngoài tương tự ngành cùng thần kinh trụ.
d) a và c đúng.
e) a, b và c đúng.

237
PHẦN in : ĐẦU - MẶT - cổ

14 XƯƠNG KHỚP ĐẦU MẶT

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Xác định đúng vị trí các xương đầu mặt.
2. Mô tả các chi tiết giải phẫu quan trọng của các xương đó.
3. Xác định được vị trí các xoang đầu mặt, chức năng, tác dụng của các xoang đó.
4. Mô tả cấu tạo và giải thích hoạt động của khớp thái dương hàm.
5. Vẽ nền sọ (mặt trong), chú ý đến các lỗ có thần kinh sọ đi qua.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ được trên hộp sọ vị trí các xương đầu mặt.
2. Chỉ được trên xương một sô' chi tiết giải phẫu quan trọng của các xương đầu mặt.
3. Chỉ trên phim X quang các xương và xoang xương sọ.
4. Chỉ đúng các lỗ chính của nền sọ và các thành phần đi qua từng lỗ đó.
5. Xác định một sô' mốc xương trên đầu và sọ.

Các xương ở đầu mặt chia làm hai phần :


- Khôi xương sọ, tạo thành hộp sọ não.
- Khôi xương mặt, tạo thành sọ mặt.
Hộp sọ não được chia thành vòm sọ và nền sọ. Các xương tiếp khớp nhau bởi những đường
khớp bất động (trừ khớp thái dương hàm dưới). Sọ người khác sọ động vật là sọ não phát triển
nhiều hơn sọ mặt. ơ trẻ sơ sinh, khối xương mặt nhỏ hơn so với hộp sọ, có các thóp (fonticuli
238
cranii) nằm ở nơi gặp nhau của các đường khớp : thóp trước, thóp sau (fonticulus anterior et
posterior) và hai thóp bên là thóp bướm (fonticulus sphenoidalis), và thóp chũm (fonticulus
mastoideus). Các gờ, các ụ không rõ vì cơ chưa hoạt động nhiều. Xương hàm dưới gồm hai nửa
chưa đính vào nhau.
Trên phim X quang xương đầu mặt của trẻ sơ sinh, ta thấy nhiều xương (xương hàm dưới,
xương trán, xương chẩm) chưa dính làm một; chưa có các xoang; các xương ở vòm sọ nằm xa
nhau, nhất là ở các thóp. Nhưng càng về sau, các xương càng dính liền nhau :
- Lúc 1-2 tuổi : các mảnh xương dính làm một.
r-

- Lúc 2-3 tuổi : mất các thóp và tạo thành các đường khớp.
- Lúc 1-4 tuổi : xuất hiện các xoang (xoang trán, xoang bướm, xoang hàm trên).
Sự phát triển của hộp sọ chia làm ba giai đoạn :
* Giai đoạn đầu (7 năm đầu) : phát triển chủ yếu là phần sau.
* Giai đoạn hai (7 tuổi tới dậy thì) : phát triển hơi chậm.
* Giai đoạn ba (15 - 22 tuổi) : phát triển mạnh ở phần trước.
Ở tuổi già : xương mỏng đi, nhẹ hơn, và mất đường khớp bất động.
Sọ đàn ông to hơn sọ đàn bà (10%). Sọ đàn bà nhẵn hơn và trán đứng hơn sọ đàn ông.
Về phương diện nhân chủng học có nhiều chỉ số đo về sọ não và sọ mặt, dựa vào các mốc
xương.

239
KHỐI XƯƠNG SỌ

Khôi xương sọ (ossa cranii) gồm các xương: xương trán, xương sàng, xương chẩm, xương
bướm, hai xương thái dương, hai xương đỉnh.

Xương trán

Ổ mắt

Xương lệ

Xương gò má

Xương hàm trên

Hình 14.2 : Xương đầu mặt (nhìn trước)

XƯƠNG TRÁN
(os frontale)

Nằm trước hộp sọ, phần lớn tạo thành trán và trần ổ mắt. Xương trán gồm: trai trán,
phần mũi và phần ổ mắt. Xương trán tiếp khớp với xương đỉnh bởi bờ đỉnh (margo parietalis)
và với xương gò má bởi mỏm gò má (processus zygomaticus).

1. TRAI TRÁN (squama frontalis)

1.1. MẶT NGOÀI (facies externa) (H.14.3). Trên đường giữa, phía dưới có diện trên gốc mũi
(glabella), ơ hai bên đường giữa có ụ trán (tuber frontale), cung mày (arcus superciliaris) và

240
bờ trên ổ mắt (margo supraorbitalis). Ở ngay bờ này chỗ nối 1/3 trong và 2/3 ngoài có lỗ trên ổ
mắt, đôi khi chỉ là một khuyết gọi là khuyết trên ổ mắt (foramen sive incisura supraorbitalis).
Ở lô hay khuyết trên ổ mắt này có động mạch trên ổ mắt và nhánh ngoài thần kinh trên ổ
mắt đi qua. Phía trong của lỗ trên ổ mắt có khuyết trán, đôi khi là một lỗ gọi là lỗ trán
(incisura sive foramen frontale). Qua khuyết trán có động mạch trên ròng rọc và nhánh trong
thần kinh trên ổ mắt đi qua. Phía bên mặt ngoài là mặt thái dương (facies temporalis) ngăn
cách với phần trước bởi đường thái dương (linea temporalis).
1.2. MẶT TRONG (facies interna) (H.14.4).
Ở chính giữa có rãnh xoang dọc trên (sulcus sinus sagìttalìs superioris) đi từ giữa bờ đỉnh
và tận cùng phía dưới bởi lỗ tịt (faramen cecum). Lỗ tịt nằm giữa mào trán (crista frontalis) và
mào gà xương sàng; đôi khi đi qua lỗ tịt có một tĩnh mạch. Mào trán là chỗ dính của phần
trước liềm đại não. Ớ hai bên đường giữa mặt trong trai trán bị lõm sâu do thùy trán của não
đè lên. Mặt này có những rãnh của động mạch màng não giữa đi qua.

Hình 14.3 : Xương trán (mặt ngoài)

2. PHAN MŨI (pars nasalis) (H.14.5)

Phần này nhỏ và chu vi không đều, nhô xuống phía dưới ở trong vùng phía trước khuyết
sàng. Trong phần này có bờ mũi (margo nasalis) cong và khớp với các xương mũi cùng với mỏm
trán xương hàm trên. Gai mũi (spina nasalis) nằm ở giữa và đi thẳng xuống vách mũi, giữa các
xương mũi ở trước và mảnh thẳng đứng xương sàng ở sau. Ở hai bên gai mũi là mặt có rãnh
tạo thành trần ổ mũi.

3. PHAN ổ MAT (pars orbitalis) (H.14.5)

Là phần xương mỏng nằm ngang, ở giữa có khuyết sàng (incisura ethmoidalis). Mặt ổ mắt
241
Rãnh xoang
dọc trên —

Ranh động mạch


màng não giữa

Mào trán

Hình 14.4. Xương trán (mặt trong)


(facies orbitalis) cua phần này nhẵn va lõm, giới han phía trước bởi bờ trên ô mắt, phía trước
ngoài bởi một bờ gồ ghề khớp với xương gò má: phía sau ngoài khớp với cánh lớn xương bướm;
phía sau mỏng, khớp với bờ trước cánh nhỏ xương bướm. Bờ trong của nó tận cùng ở đường khớp
trán lệ và trán sàng. Phía sau của bờ trên ô mắt và phía trong của mỏm gò má có hố tuyến lệ
(fossa glandulae lacrimalis). Phía trước trong có hõm ròng rọc (fovea trochlearis) là chỗ bám của
cơ chéo trên. Phía trong gần khuyết, sàng có rãnh sàng tiước và rãnh sàng sau, hai rành này
hợp với xương sàng tạo thành lỗ sàng trước (foramen ethmoldeaie anterius) co động mạch và
thần kinh sàng trước đi qua và lỗ sàng sau (foramen etlimoideale posteriu.sì có động mạch và
thần kinh sàng sau đi qua.
Mặt trong phần ổ mắt liên quan với não thì hơi lồi và có nhiều chỗ lồi lõm do những vết
ấn của các hồi của thùy trán in lên.

Hình 14.5. Xương trán (mặí ô mắt)

242
4. XOANG TRÁN (sinus frontalis).

0 đầu trong của cung mày đục rỗng trong xương có hai xoang trán nằm sát nhau ngăn
cách nhau bởi một vách xương mỏng.

XƯƠNG SÀNG
(os ethmoidale) (H.14.6)

Nằm phần trước nền sọ, nhô xuống phía dưới từ khuyết sàng xương trám. Xương sàng
tham gia tạo thành ổ mũi và ổ mắt. Xương gồm có ba phần :

1. MANH SÀNG (lamina cribrosa) (H.14.7)

Mảnh sàng là một mảnh xương nằm ngang, ở giữa có mào gà (crista galli) dầy, hình tam
giác là nơi bám của liềm đại não. Bờ trước của mào gà ngắn tạo thành cánh mào gà (ala cristae
galli) khớp với xương trán.
Giữa mào gà với xương trán có lỗ tịt ngăn cách, ớ hai bên mào gà là mảnh sàng có nhiều
lỗ và các rãnh để thần kinh khứu giác đi qua.

2. MẢNH THANG ĐỨNG (lamina perpendicularis) (H.14.7).


Mảnh thẳng đứng là một mảnh xương đứng thẳng góc với mảnh sàng để tạo thành một
phần của vách mũi. Phía trên cùng của mảnh thẳng nối tiếp với mào gà.

3. MÊ ĐẠO SÀNG (labyrinthus ethmoidalis) (H.14.8).


Treo lơ lửng phía dưới hai bên mảnh. sàng. Mê dạo sàng gồm nhiều phòng khí, không đều
nhau gọi là các xoang sàng (cellulae ethmoidales).
Xoang sàng được chia làm ba nhóm : trước, giữa và sau. Các xoang sàng được lót bởi niêm
mạc liên tục với niêm mạc ổ mũi. Bên ngoài mê đạo sàng có một mảnh xương mỏng hình tứ
giác gọi là mảnh ổ mắt (lamina orbitalis). Mảnh này tạo thành phần lớn thành trong ổ mắt.
Mặt trên của mê đạo sàng có hai rãnh khi hợp cùng xương trán tạo ra ống sàng trước và sau có
mạch và thần kinh sàng trước và sàng sau đi qua. Mặt trong mê đạo sàng tạo nên thành ngoài
ổ mũi và có hai mảnh xương cong gọi là xương xoăn mũi trên (concha nasalis superior), xương
xoăn mũi giữa (concha nasalis media). Đôi khi có xương xoăn mũi trên cùng (concha nasalis
suprema) nằm phía trên xương xoăn mũi trên. Các xương xoăn mũi được phủ niêm mạc. Giữa
các xương xoăn mũi, mặt trong mê đạo sàng tạo thành các ngách mũi tương ứng là các ngách
mũi trên và giữa (meatus nasi superior et medius). Phía trước ngách mũi giữa là phễu sàng
(infundibulum, ethmoidale), một đường hẹp thông giữa xoang trán với mê đạo sàng. Mặt trước
mê đạo sàng có vài bán xoang sàng và các bán xoang đó được trở thành một xoang nguyên vẹn
nhờ mặt trước mê đạo sàng tiếp khớp với xương lệ và mỏm trán xương hàm trên. Từ phần này
có một mảnh không đều đặn gọi là mỏm móc (processus uncinatus) nhô xuống phía dưới và
243
phía sau để khớp với mỏm sàng của xương xoăn mũi dưới tạo thành một phần nhỏ của thành
trong của xoang hàm trên. Mặt sau mê đạo sàng tiếp khớp với xương bướm.

Lỗ sàng
Mảnh sàng
Mê đạo sàng

Hình. 14.6 : Sơ đồ xương sàng

Ranh (ống)
sàng trước

Rãnh (ống)
sàng sau

Hình 14.7 : Xương sáng nhìn trên


Ngoài ra ở thành ngoài ngách mũi giữa có một lồi tròn liên quan với một hay nhiều xoang lớn
gọi là bọt sàng (bulla ethmoidalis). Phía trước dưới bọt sàng (giữa bọt sàng và mỏm móc) có một
khe hẹp hình bán nguyệt gọi là khe bán nguyệt (hiatus semilunaris) dẫn đến phễu sàng.

Hình 14.8 : Xương sàng (nhìn bên)


244
XƯƠNG ĐỈNH
(os parietale)

Ở hai bên đỉnh sọ, hình hơi vuông, có hai mặt, bốn bờ, bốn góc.

Ụ đinh

Góc chẩm

Đưởng thái dương trên

Đường thái dương dưới


Góc bướm

Bờ chẩm

Góc chũm

Hình 14.9: Xương đỉnh (mặt ngoài).

,fíãnh xoang dọc trên

Góc chẩm

Rãnh động. mạch


màng não giữa

Rãnh xoang xích ma

Góc bướm

Góc chũm

Hình 14.10: Xương đỉnh (mặt trong).

245
1. MẶT NGOÀI (facies externa) (H.14.9.)
Cong thành bướu gọi là ụ đỉnh (tuber paríetale). Có hai đường cong:
- Đường thái dương trên (linea temporalis superior) có cân thái dương bám.
- Đường thái dương dưới (linea temporalis inferior) có cơ thái dương bám.
2. MẶT TRONG (facies interna) (H.14.10.)
Liên quan với não, có nhiều rãnh để các ngành động mạch màng não giữa đi qua. Ớ gân
bờ dọc giữa có nhiều hô' nhỏ để các hạt màng não nằm và ở ngay bờ dọc giữa có rãnh xoang
tĩnh mạch dọc trên (sulcus sinus sagittalis superioris). Ớ phía sau dưới gân góc chẩm có rãnh
xoang tĩnh mạch xích-ma (sulcus sinus sigmoidei).
3. CÁC BỜ
Có bôn bờ:
- Bờ dọc giữa (margo sagittalis) ở trên. Bờ dây có khía răng cưa và tiếp khớp với xương
bên cạnh. Ớ cạnh bờ có lỗ đỉnh (foramen parietale).
- Bờ trai (margo squamosus) ở dưới, tiếp khớp với phân trai xương thái dương.
- Bờ trán (margo frontalis) ở trước, tiếp khớp với xương trán.
- Bờ chẩm (margo occipitalis) tiếp khớp với xương chẩm.
4. CÁC GÓC
Gồm bốn góc:
- Góc trán (angulus frontalis) là góc vuông ở trước và trên xương đỉnh.
- Góc bướm (angulus sphenoidadis) là góc nhọn ở trước và dưới xương đỉnh.
- Góc chẩm (angulus occipitalis) là góc tù ở sau trên xương đỉnh.
- Góc chũm (angulus mastoideus) là góc tù ở sau dưới xương đỉnh.

XƯƠNG THÁI DƯƠNG


(os temporale) (H.14.11.)

Là xương đôi: một phân ở bên vòm sọ, một phân ở nền sọ. Gồm ba phân: phân trai, phân
đá và phân nhĩ.
1. PHÂN TRAI (pars squamosa).
Là một phân thành bên của hộp sọ. Tiếp khớp ở trên với xương đỉnh, ở trước với xương
bướm và ở sau với xương chẩm. Phân trai gồm hai mặt và hai bờ:
1.1. MẶT THÁI DƯƠNG (facies temporalis)
- Phân trên hơi lồi và tròn, có đường cong để mạc và cơ thái dương bám vào. Ngoài ra
có rãnh động mạch thái dương giữa (sulcus a. temporalis mediae).
- Phân dưới ngang dính vào phân đá.

246
Bà bướm

— Mỏm gò má

Lỗ tai ngoài

Phẩn nhĩ

Mỏm bọc

Hỉnh 14.11: Xương thúi dương (nhìn ngoài).

- Giữa hai phần đá và trai là mỏm gò má (processus zygomaticus), hố hàm (-fossa


mandibularis) và củ khớp (tuberculum artìculare) và ngay phía sau củ khớp có mặt khớp (facies
articularis) để tiếp khớp với xương hàm dưới tạo thành khớp thái dương hàm dưới.
1.2. MẶT NÃO (facies cerebralis)
Nằm phía trong và liên quan với não. Có nhiều rãnh động mạch màng não giữa.
1.3. BỜ ĐỈNH (margo parìetalis) ở trên và tiếp khớp với xương dinh,.
1.4. BỜ BƯỚM (margo sphenoidalis) dầy, hình răng cưa, phía trong khớp với bờ sau của
cánh lớn xương bướm. Phía sau phần trai có khuyết đỉnh (incisura parietalis) nối với nền của
phần đá xương thái dương.

2. PHẦN ĐÁ (pars petrosa) (H. 14.12.)


Hình tháp không đều, nền khớp với phần trai và phần nhĩ tạo thành vách ngoài sọ não
và mỏm chũm (processus mastoideus). Mỏm này có nhô hình chũm cau mà đỉnh ở phía trước dưới.
Mặt ngoài sọ có một đường nôi giữa phần đá và phần trai xương thái dương gọi là khe đá trai
(fissura petrosquamosa). Ở phía sau trong mỏm chũm có khuyết chũm (incisura mastoidea) để
cơ hai thân bám và có rãnh động mạch chẩm (sulcus a. occipitalis), ơ trên có lỗ chũm
(foramen mastoideum) để tĩnh mạch đi qua. Ở mặt trong sọ có rãnh xoang xích-ma (sulcus
sinus sigmoidei) để xoang tĩnh mạch bên nằm.
Phần đá nằm ngang hướng vào trung tâm nền sọ. Gồm hai bờ trên và sau (còn bờ thứ ba
là bờ trước không rõ ràng), và ba mặt: trước, sau và dưới.

247
Gò cung

Rãnh xoang
đá trên
Rãnh động mạch
màng não giữa Ló chũm

Rãnh xoang
xich-ma
Mỏm gò má

Viết ấn sinh ba

Lõ tai trong

Hố dưới cung
(ló ngoài cống tiền đình)

Hố tĩnh mạch cảnh

Hình 14.12: Xương thái dương (nhìn trong).

2.1. BỜ TRÊN PHÂN ĐÁ (margo superior partis petrosae) (H.14.12.) là rãnh xoang tĩnh
mạch đá trên (sulcus sinus petrosi superioris) đi từ đỉnh xương đá tới xoang tĩnh mạch xích-ma.
Nó là chỗ dính của lều tiểu não.
2.2. BỜ SAU PHÂN ĐÁ (margo posterior partis petrosae) (H.14.12.) đi từ đỉnh xương đá
tới khuyết tĩnh mạch cảnh (incisura jugularis) có rãnh xoang tĩnh mạch đá dưới (sulcus sinus
petrosi inferior). Khuyết cảnh là bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh (foramen jugularis). Lỗ tĩnh mạch
cảnh được chia làm hai phần bởi mỏm trong tĩnh mạch cảnh (processus intrajugularis). Phần
bờ sau dính với xương chẩm gọi là bờ chẩm (margo occipitalis).
2.3. MẶT TRƯỚC PHÂN ĐÁ (facies anterior partis petrosae) (H. 14.12.).
Nằm phía trong sọ, mặt trước phần đá được ngăn cách với mặt sau phần đá bởi bờ trên
phần đá. Mặt này hình bầu dục và nghiêng về phía trước và gồm các thành phần sau:
- Trần hòm nhĩ (tegmen tympani): chỗ này xương rất mỏng.
- Lồi cung (eminentia arcuata) là chỗ lồi tương ứng với vị trí ống bán khuyên trước.
Người ta thấy lồi cung rõ nhất ở xương trẻ em.
- Vết ấn dây thần kinh sinh ba (impressio trigemini) nằm gần phía đỉnh xương đá, chứa
hạch dây thần kinh thứ ba.
- Hai rãnh thần kinh đá lớn và đá nhỏ (sulcus n. petrosi majoris et minoris) chạy tiếp
theo hai lỗ nhỏ được đậy bởi mảnh xương mỏng, hai lỗ đó là:
* Lỗ lớn ở phía trong là lỗ ống dây thần kinh đá lớn (hiatus canalis n. petrosi majoris).
* Lỗ bé hơn ở phía sau ngoài là lỗ thần kinh đá bé (hiatus canalis n. petrosi minoris).

248
2.4. MẶT SAU PHÂN ĐÁ (-facies posterior partis petrosae) (H.14.12.)
Gồm có:
- Lỗ ống tai trong (porus acusticus internus) thông vào ống tai trong. Ở đáy ống có hai
mào bắt chéo hình chữ thập chia làm bốn khu:
* Khu trên ngoài có thần kinh mặt đi qua.
* Còn ba khu khác có các ngành của thần kinh tiền đình - ốc tai đi qua.
ơ bên ngoài lỗ ống tai trong có một lỗ hẹp gọi là lỗ ngoài cống tiền đình (apertura
externa aqueductus vestibuli). Từ lỗ đó có ống dẫn tới tiền đình tai trong. Ông đó gọi là cống
tiền đình (aqueductus vestibuli). Lỗ ngoài công tiền đình nằm trong hô” dưới cung.
- Có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên (sulcus petrosi superioris) nằm ở bờ trên phần đá đã
tả ở trên.
2.5. MẶT DƯỚI PHÂN ĐÁ (facies inferior partis petrosae)
+ ơ khu ngoài có:
* Mỏm trâm (processus stytoideus).
* Sau mỏm trâm có lỗ trâm chũm (foramen stymastoideum) để dây thần kinh mặt chui ra.
+ Mỏm bọc (processus vaginalis) bao bọc mỏm trâm.
+ Ớ khe giữa có hô” tĩnh mạch cảnh (fossa jugularis).
+ Lỗ ôc tai thông với ngoại dịch của tai trong qua cống ốc tai.
+ Lỗ động mạch cảnh thông với ống động mạch cảnh (canalis caroticus) ở trong xương đá.

3. PHAN NHĨ (pars tympanica) (H.14.11.).


Hình tứ giác, phía trên lõm. Phía trước và dưới phẳng tạo nên thành trước của ống tai
ngoài (meatus acusticus externus), một phần thành sau ngăn cách với mỏm chũm bởi khe nhĩ
chũm (fissura tympanomastoidea). Đi qua khe có một nhánh tai của thần kinh lang thang, ơ
xương người lớn có khe nhĩ trai (fissura tympanosquamosa) và khe đá nhĩ (fissura
petrotympanica) nằm giữa trần hòm nhĩ và phần nhĩ xương thái đương. Qua khe đó có nhánh
màng nhĩ trước của động mạch hàm, dây thừng nhĩ và dây chằng trước của xương búa.
Phần nhĩ có hai mặt, bốn bờ:
- Mặt trước dưới: liên quan với tuyến mang tai.
- Mặt sau trên: tạo thành ông tai ngoài và hòm nhĩ. Mặt này có rãnh ở phía trong là
rãnh màng nhĩ (sulcus tympanicus) để màng nhĩ gắn vào đó.
- Bờ ngoài: tạo thành phần lớn ông tai ngoài.
- Bờ trên có khe đá nhĩ.
- Bờ dưới kéo dài thành bao mỏm trâm (vagina processus styloidei).
- Bờ trong: ngắn, nằm ngang phía dưới và phía ngoài lỗ ống tai ngoài.

249
XƯƠNG BƯỚM
(os sphenoidale)

Hình con bướm, nằm giữa nền sọ. Phía trước tiếp khớp với xương trán, xương sàng. Phía
sau tiếp khớp với xương chẩm. Hai bên tiếp khớp với xương thái dương. Xương bướm gồm có:
thân bướm, cánh bướm và mỏm chân bướm (H.14.13.).
1. THÂN BƯỚM (corpus) (H.14.13.).
Hình hộp vuông, gồm sáu mặt:
1.1. MẶT TRÊN THÂN BƯỚM. Từ trước ra sau có ba phần, mỗi phần liên quan với một
tầng sọ.
- Phía trước có mào bướm (crista sphenoidalis) để tiếp khớp với mào gà xương sàng và
với mảnh sàng. Ớ sau có rãnh giao thoa thị giác (sulcus chiasmatis). Hai đầu rãnh có lỗ thị
giác để động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
- Ớ giữa là hô' tuyến yên (fossa hypophysialỉs) có tuyến yên nằm.

Hình 14.13: Xương bướm (nhìn trên).

Cánh nhỏ

Mào bướm

Cánh lớn
—Mỏm chân bướm

Mảnh trong mỏm chân bướm


ảnh ngoài mỏm chân bướm

Hình 14.14: Xương bướm (nhìn trước).


250
Sau hố tuyên yên là yên bướm (sella turcica), ở bốn góc có bốn mỏm là:
* Hai mỏm yên bướm giữa (processus clinoideus medius). Có khi có khi không.
* Hai mỏm yên bướm sau (processus clinoideus posterior).
- Phía sau mặt trên thân bướm tiếp khớp với mỏm nền xương chấm.
1.2. MẶT DƯỚI THÂN BƯỚM là vòm ồ mũi, ở giữa có mó xương bướm (rostrum
sphenoidale).
1.3. MẶT TRƯỚC THÂN BƯỚM. Có mào bướm để tiếp khớp với mảnh thẳng xương sàng và tạo
thành mỏ xương bướm, ơ hai bên có lỗ xoang bướm (apertura sinus sphenoidalis) (H.14.14).
1.4. MẶT SAU THÂN BƯỚM tiếp khớp với xương chẩm.
1.5. MẶT BÊN THÂN BƯỚM liên tiếp với cánh nhỏ xương bướm ở trước và với cánh lớn ở
sau. Giữa hai cánh có khe ổ mắt trên (fissura orbitalis superior). Đi qua khe này có thần kinh
vận nhãn, thần kinh ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài. Ớ chỗ cánh lớn dính với thân
bướm có rãnh cong hình chữ s gọi là rãnh động mạch cảnh (sulcus caroticus).

2. CÁNH LỚN XƯƠNG BƯỚM (ala major) (H. 14.14)


Gồm có bốn bờ, hai mặt:
2.1. BỐN BỜ. Bờ trán (margo frontalis), bờ đỉnh (margo partietalis), bờ gò má (margo
zygomaticus), bờ trai (margo squamosus).
2.2. BỐN MẶT
* Mặt não (facies cerebralis) liên quan với não và có ba lỗ:
- Lỗ tròn (foramen rotundum) có thần kinh hàm trên đi qua.
- Lỗ bầu dục (foramen ovale) có thần kinh hàm dưới đi qua.
- Lỗ gai (foramen spinosum) có động mạch màng não giữa đi qua.
* Mặt thái dương (facies temporalis).

* Mặt hàm trên (facies maxillaris).


* Mặt ố’ mắt (facies orbitalis).

3. CÁNH NHỎ XƯƠNG BƯỚM (ala minor)


Gồm có ống thị giác (canalis opticus) để thần kinh thị giác và động mạch mắt đi qua, móm
yên bướm trước (processus clinoideus anterior) và khe trên ổ mắt (H.14.14).

4. MỎM CHÂN BƯỚM (processus pterygoideus)


Là hai mảnh xương hình chữ nhật, ở thân và cánh lớn xương bướm đi xuống, bao gồm mảnh
ngoài mỏm chân bướm (lamina lateralis processus pterygoidei) và mảnh trong mỏm chân bướm
(lamina medialis processus pterygoidei). Giữa hai mảnh là hô" chân bướm (foỏsa pterygoidea). ơ
phía trên mặt trong có hố thuyền (fossa scaphoidea) để cơ căng màn hầu bám vào (H.14.14).

251
XƯƠNG CHẨM
(os occipitale)

Ở sau dưới hộp sọ, một phần ở vòm sọ và một phần ở nền sọ. ơ giữa xương là lỗ lớn xương
chẩm (foramen magnum). Lỗ hình bầu dục thông lòng hộp sọ với ống sống và có hành não,
động mạch dot sông đi qua.
Lấy lỗ lớn xương chẩm làm mốc ta chia xương chẩm ra bốn phần:
- Phần nền (pars basilaris).
- Trai chẩm (squama occipitalis).
- Hai phần bên (pars lateralis).
Xương chẩm có hai mặt: ngoài sọ và trong sọ và hai bờ: bờ lăm-đa và bờ chũm.

1. MẶT NGOÀI SỌ (H.14.15)


1.1. PHAN NEN (pars basilaris) hình vuông, tiếp khớp với thân xương bướm. Ớ 1/3 sau có
củ hầu (tuberculum pharygeum). Phía trước có hố hầu chứa tuyến hạnh nhân hầu. Khi bị viêm
tuyến này có thể làm lấp lỗ mũi sau gây nên khó thở.

1.2. PHAN BEN (pars lateralis) ở hai bên lỗ lớn xương chẩm; có hai lồi cầu xương diẩm
(condylus occipitalis) tiếp khớp với đốt sống cổ thứ nhất. Ớ sau lồi cầu có ống lồi cầu (canalis
condylaris) nằm trong hô' lồi cầu (fossa condylaris) và ở trước lồi cầu có ông thần kinh hạ
nhiệt (canalis hypoglossi) để thần kinh hạ nhiệt đi qua.

1.3. TRAI CHAM (squama occipitalis): ở giữa trai chẩm là ụ chẩm ngoài (protuberantia
occipitalis externa). Ở dưới ụ chẩm ngoài là mào chẩm ngoài (crista occipitalis externa). Ở hai bên
mào chẩm ngoài có ba đường gáy: đường gáy trên cùng (linea nuchae suprema), đường gáy trên
(linea nuchae superior) và đường gáy dưới (linea nuchae inferior) để các cơ ở gáy bám vào.

2. MẶT TRONG sọ (H.14.16)


Ở trước lỗ lớn xương chẩm có rãnh để hành não và cầu não nằm và ở sau lỗ có ụ chẩm
trong (protuberantia occipitalis interna). Đi từ ụ chẩm trong xuống dưới là mào chẩm trong
(crista occipitalis interna). Đi từ ụ chẩm trong lên trên là rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên
(sulcus sinus sagittalis superìoris).
Đi từ ụ chẩm trong ra ngang hai bên là rãnh xoang tĩnh mạch ngang (sulcus sinus transversi).

3. BỜ LÁM-ĐA (margo lambdoideus)

Tiếp khớp với xương đĩnh, nơi tiếp khớp gọi là thóp chũm (fonticulus mastoideus).

4. BỜ CHŨM (margo mastoideus)

Tiếp khớp với xương thái dương. Phía trước bờ này có mỏm tĩnh mạch cảnh (processus
jugularis). Ngoài ra ở bờ này còn có khuyết tĩnh mạch cảnh (incisura jugularis).

252
ụ chẩm ngoài

Đường gáy trên

Mào chấm ngoài

Đường gáy dưới

Hố lồi cấu
Ống lối cXì

Lồi cầu chẩm

Củ hầu

Hình 14.15: Xương chẩm (nhìn ngoài).

253
KHỐI XƯƠNG MẶT

Khôi xương mặt (ossa faciei) gồm hai xương hàm trên, hai xương khẩu cái, hai xương gò
má, hai xương xoăn mũi dưới, hai xương lệ, hai xương mũi, xương lá mía, xương hàm dưới và
xương móng.

XƯƠNG HÀM TRÊN


(maxilla)

Là xương chính ở mặt, tiếp khớp với xương khác để tạo thành ổ mắt, ổ mũi, vòm
miệng. Xương hàm trên gồm một thân và bốn mỏm (H.14.17).

Hình 14.17: Xương hàm trên (nhìn ngoài).

254
1. THÂN XƯƠNG HÀM TRÊN (corpus maxillae).
Gồm có bốn mặt:
- Mặt ổ mắt (facies orbitalis): mặt này có ống dưới ổ mắt (canalis infraorbitalis) để thần
kinh dưới ổ mắt (do thần kinh hàm trên đổi tên) đi qua. Ở phía trên, mặt này phẳng và có
rãnh dưới ổ mắt (sulcus infraorbitalis). Rãnh này thống với ống dưới ổ mắt:.
- Mặt trước (facies anterior): có lỗ dưới ổ mắt (foramen infraobitale), lỗ này là phần tận
cùng của ống dưới ổ mắt, ở đó thần kinh dưới ổ mắt chui ra ngoài. Ngang với mức răng nanh
có hôi nanh (fossa canina), ở giữa là khuyết mũi (incisura nasalis), dưới khuyết mũi là gai mũi
trước (spina nasalis anterior).
- Mặt dưới thái dương (facies infratemporalis): ở sau lồi, gọi là củ hàm (tuber maxillae)
lấm tấm có 4-5 lỗ để thần kinh huyệt răng sau đi qua, đó là lỗ huyệt răng (foramina
alveolaria), ở phía dưới mặt này có các ống huyệt răng (canales alveolares).
- Mặt mũi (facies nasalis): có rãnh lệ (sulcus lacrimalis) đi từ mắt xuống mũi. Phía trước
và gần ngang với giữa rãnh lệ có mào xoăn (crista conchalis). Phía sau rãnh lệ có lỗ xoang
hàm trên (hiatus maxillaris) thống với xoang hàm trên (sinus maxilla,ris). Mặt này có một
diện xương gồ ghề để tiếp với xương khẩu cái, ở giữa gồ ghề là một rãnh chạy từ trên xuống
gọi là rãnh khẩu cái lớn (sulcus palatinus major) (H. 14.18.).
- Xoang hàm trên: Thân xương hàm trên, được đục rỗng thành xoang hàm trên.
/

2. MỎM TRÁN
Mỏm trán (processus frontalis) của xương hàm trên chạy thẳng lên để tiêp khớp với xương
trán. Phía sau ngoài mỏm trán có mào lệ trước (crista lacrimalis anterior), phía trên có khuyêt
lệ (incisura lacrimalis). Ở mặt trong mỏm trán có mào sàng (crista ethmoidalis).

3. MỎM KHẨU CÁI


Mỏm khẩu cái (processus palatinus) của xương hàm trên (H.14.18.) ở phía dưới mặt mũi.
Mỏm này tiếp với mỏm khẩu cái bên đối diện để tạo thành vòm miệng. Phía trước mỏm khẩu
cái có ống răng cửa (canalis incisivus) để động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu
cái đi qua. Mỏm khẩu cái chia mặt mũi ra hai phần: phần ở trên là nền mũi, phần ở dưới là
vòm miệng. Phía trên, sau gai mũi là mào mũi (crista nasalís).

4. MỎM HUYỆT RÁNG


Mỏm huyệt răng (processus alveolaris) có những huyệt răng (alveoli dentales) xếp thành
hình cung gọi là cung huyệt răng (arcus alveolaris). Phía trước mỏm khẩu cái có lỗ răng cửa
(foramen incisivum).

5. MỎM GÒ MÁ (processus zygomaticus)


Hình tháp, ngăn cách mặt trước và mặt dưới thái dương. Phía trên có một mặt gồ ghề
khớp với xương gò má. Các mặt trước, sau liên tục với các mặt trước, dưới của hố thái dương.

255
XƯƠNG KHẤU CÁI
(os palatinum)
Gồm hai xương phải, trái. Mỗi xương có hai mảnh, hình chữ L (H. 14.21.).
1. MANH THANG (lamina per pendicularis).
Gồm hai mặt:
- Mặt mũi (facies nasalis) (H.14.19.), là phần sau thành mũi ngoài. Có hai mào: mào sàng
(crista ethmoidalis) tiếp khớp với xương xoăn giữa và mào xoăn (crista conchalis) với xương
xoăn dưới.
- Mặt hàm (facies maxillaris) (H.14.20.). Ở trên là thành trong hố chân bướm khẩu cái (fossa
pterygopalatina), còn ở dưới tiếp khớp với củ hàm, ở giữa có rãnh thẳng là rãnh khẩu ááL lớn (sulcus
palatinus major) và khi hợp với nửa rãnh của xương hàm trên sẽ tạo thành ống khẩu cái lớn.

256
Khuyết bướm khẩu cái.
Mỏm ổ mát

2. MẢNH NGANG (lamina horizontalis)


Hình hơi vuông, gồm hai mặt:
- Mặt mũi (facies nasalis): ở trên, nhẵn, là nền mũi.
- Mặt khẩu cái (facies palatina): là phần sau của vòm miệng.

XƯƠNG GÒ MÁ
(os zygomaticum) (H.14.22.)

Hình 14.22: Xương gò má.


257
Đi từ xương thái dương tới xương hàm trên. Gồm ba mặt, hai mỏm và một diện gồ ghề để
khớp với mỏm gò má của xương hàm trên.

1. MẶT NGOÀI (facies lateralis) có vài cơ bám đa mặt bám vào.

2. MẶT THÁI DƯƠNG (facies temporalis) liên quan với hố thái dương.

3. MẶT Ô MĂT (facies orbitalis) là thành ngoài của ổ mắt.


Ớ cả ba mặt có các lỗ:
* Lỗ gò má thái dương (foramen zygomaticotemporale).
* Lỗ gò má ổ mắt (foramen zygomaticoorbitale).
* Lỗ gò má mặt (foramen zygomaticofaciale).

4. MỎM THÁI DƯƠNG (processus temporalis) tiếp khớp với xương thái dương.

5. MOM trán (processus frontalis) tiếp khớp với xương trán.

XƯƠNG XOĂN MŨI DƯỚI


(concha nasalis inferior)

Là một xương mà bờ trên dính vào thành ngoài ổ mũi. Xương xoăn mũi dưới hợp với
thành ngoài ổ mũi tạo thành ngách mũi dưới (meatus nasi inferior). Mặt ngoài xương xoăn mũi
dưới lõm, đô'i diện với thành ngoài ổ mũi và bị treo lơ lửng bởi mỏm hàm (processus
maxillaris). Mặt trong xương xoăn dưới lồi, có nhiều hố chứa các tuyến và nhiều rãnh chứa
mạch máu. Bờ trên xương xoăn mũi dưới khớp phía sau với mào xoăn xương khẩu cái và phía
trước với mào xoăn xương hàm, cuối cùng bờ trên xương xoăn mũi dưới đi lên tạo thành mỏm
lệ (processus lacrimalis) để khớp với xương lệ và tạo thành một phần vách của ống lệ mũi. Ớ
phía sau, mỏm hàm gắn vào lỗ xoang hàm trên để được cô' định chắc vào thành ổ mũi. Từ
mỏm hàm này có một lồi ở phía trên và sau khớp với mỏm móc xương sàng gọi là mỏm sàng
(processus ethmoidalis) (H. 14.23.).

Hình 14.23: Xương xoăn mũi dưới.


258
XƯƠNG LỆ
(os lacrimale)

Là xương nhỏ nhất của khối xương sọ, rất mỏng, hình tứ giác, nằm ở phần trước thành
trong ổ mắt. Gồm hai mặt:
1. MẶT Ổ MẮT
Mặt ổ mắt được phân chia bởi mào lệ sau (crista lacrimalis posterior) thành hai mặt:
- Mặt tiưtôc nhỏ và lõm sâu hợp cùng với xương hàm trên thành rãnh lệ (sulcus laaimalis).
- Mặt sau nhẵn tạo thành một phần thành trong ổ mắt. Tận cùng của mào lệ sau là móc
lệ (hamulus lacrỉmalís).
2. MẶT TRONG
Mặt trong liên hệ với hai xoang sàng trước tạo thành một phần vách của phễu sàng.
3. CÁC BỜ
Xương lệ có bốn bờ:
- Bờ trên khớp với xương trán.
- Bờ dưới là thành trước rãnh lệ mũi.
- Bờ sau khớp với mảnh ổ mắt xương sàng.
- Bờ trước khớp với mỏm trán xương hàm trên.

XƯƠNG MŨI
(os nasale)

Là xương đôi, nhỏ và dài, gồm hai mặt, bon bờ (H. 14.24):
- Mặt trước: lõm từ trên xuống dưới.

Rãnh sàng

B. MẶT SAU

Hình 14.24: Xương mũi.

259
- Mặt mũi (mặt sau): có rãnh dọc gọi là rãnh sàng (sulcus ethmoidalis) cho nhánh mũi
ngoài của thần kinh sàng trước đi qua.
- Bờ trên: khớp với nửa trong phần mũi xương trán.
- Bờ dưới: gắn với sụn mũi ngoài.
- Bờ ngoài: khớp với mỏm trán xương hàm trên.
- Bờ trong: hai xương mũi khớp với nhau ở đường giữa.

XƯƠNG LÁ MÍA
(vomer)

Là xương phẳng chiếm phần sau của vách mũi, xương hình tứ giác gồm hai mặt, bốn bờ.
Mỗi bên mặt xương lá mía được phủ bởi niêm mạc mũi và có rãnh của thần kinh mũi khẩu cái
và động mạch bướm khẩu cái (H. 14.25.).
Các bờ:
- Bờ trên dầy và ở hai bên có hai cánh xương lá mía (ala vomerìs), ở giữa là một rãnh
để tiếp xúc với mỏ bướm.
- Bờ dưới tiếp khớp với hai mỏm khẩu cái xương hàm và phần ngang xương khẩu cái.

Xương trán

Xương mũi

Mảnh thẳng xương sàng

Xương bướm
Mỏ

Ông chân
Ri 'bướm

'Mỏm bọc
Cánh xương
lá mía
Mỏm chân
Xương hàm trên bướm
A. NHÌN BÊN

B. NHÌN TRƯỚC SAU

Hình 14.25: Xương lá mía.

260
XƯƠNG HÀM DƯỚI
(mandibula)
Là xương lớn nhất và khỏe nhất của khối xương mặt, có các răng hàm dưới và khớp với
hố hàm xương thái dương. Gồm có thân hàm nằm ngang giống hình móng ngựa, ở mỗi đầu có
ngành hàm đi lên trên gần thẳng đứng.

1. THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI (corpus mandibulae) ở trên đường giữa, gồm hai mặt :

- Mặt ngoài (Mặt trước) (H.14.26).


* Ở giữa là lồi cằm (protuberantia mentalis).
* Hai bên có đường chéo (linea obliqua).
* Trên đường chéo gần răng hàm. thứ hai có lỗ cằm (foramen mentale) để mạch máu và
thần kinh cằm đi qua.

Hình 14.26 : Xương hàm dưới (mặt trong)

Hình 14.27 -Xương hàm dưéỉi (mặt ngoài)


261
- Mặt trong (mặt sau) (H. 14.27)
* Ở giữa có bốn mấu con : hai trên, hai dưới gọi là gai cằm (spina mentalis). Gai trên có cơ
cằm lưỡi bám, gai dưới có cơ cằm móng bám.
* Hai bên có đường hàm móng (linea mylohyoidea).
* Ở trên đường hàm móng có hõm dưới lưỡi (fovea sublingualis).
* Ở dưới đường hàm móng gần răng hàm thứ hai có hõm dưới hàm (fovea
submandibularis).
* Bờ trên : có nhiều huyệt răng (alveoli dentales), các huyệt răng tạo thành cung huyệt
răng (arcus alveolari).
* Bờ dưới : có ho' cơ hai thân (fossa digastrica) và chỗ ngành hàm liên tiếp với thân hàm
có một rãnh nhỏ để động mạch mặt đi qua.

2. NGÀNH HÀM (ramus mandibulae). ■


Đi chếch từ dưới lên và hơi ra sau, tạo thành góc hàm (angulus mandibulae), chỗ bờ dưới
và bờ sau ngành hàm gặp nhau. Gồm hai mặt :
- Mặt ngoài : có nhiều gờ để cho cơ cắn bám (H. 14.26).
- Mặt trong : ở giữa có lỗ hàm dưới (foramen mandibulae) và thông với ống hàm dưới
(canalis mandilulae) để mạch và thần kinh răng dưới đi qua. Lỗ hàm được che lấp bởi một
mảnh xương hình tam giác gọi là lưỡi xương hàm dưới (lingula mandibulae). Đó là một mốc để
ứng dụng gây tê trong việc nhổ răng. Có một rãnh đi từ lưỡi hàm dưới xuôống gọi là rãnh hàm
móng (sulcus mylohyoideus) để mạch và thần kinh hàm móng đi qua. Ớ sau và dưới rãnh có cơ
chân bướm trong bám (H. 14.27).
- Bờ trước : lõm.
- Bờ sau : dầy và tròn.
- Bờ trên : có khuyết hàm dưới (incisura mandibulae) để mạch máu và thần kinh cắn đi qua.
Phía trước khuyết hàm là mỏm vẹt (processus coronoideus). Ớ sau khuyết hàm là mỏm lồi
cầu (processus condylaris) gồm có chỏm hàm dưới (caput mandibulae) và cổ hàm dưới (collum
mandibulae).
- Bờ dưới ngành hàm liên tiếp với bờ dưới thân hàm.

XƯƠNG MÓNG
(os hyoideum)

Hình móng ngựa, ở vùng cổ và nằm phía trên thanh quản (H. 14.28).

1. THÂN (corpus).

- Mặt trước : có gờ ngang chia làm hai phần : Mỗi phần có một gờ dọc chia làm hai diện
bên để các cơ hai thân, cơ trâm móng, cơ hàm móng, có cằm móng, cơ lưỡi móng bám vào.
- Mặt sau : liên quan với màng giáp móng.
262
- Bờ trên và bờ dưới không có gì đặc biệt.
- Đầu liên tiếp với các sừng.
2. SỪNG LỚN (cornu majus). Hướng ngang ra ngoài và sau.
3. SỪNG NHỎ (cornu minus). Hướng lên trên, ra ngoài và hơi ra trước.

Hình 14.28 : Xương móng (nhìn trước)

TỔNG QUÁT VỂ SỌ
Sọ được xem như một khối lập phương gồm sáu mặt.

MẶT TRÊN

- Hình bầu dục gọi là vòm sọ (calvaria) gồm xương trán, hai xương đỉnh và phần gian
đỉnh của xương chẩm.
- Điểm cao nhất trên mặt phẳng đứng dọc giữa gọi là đỉnh đầu (vertex).
- Giới hạn ngoài của mặt trên là các đường thái dương, đường này đi qua ụ đỉnh. Mặt trên
sọ nhẵn láng phủ bởi màng xương sọ (pericranium)-, hai bên có cung gò má (arcus zygomaticus).
Mặt này có nhiều khớp :
* Hai xương trán ngăn cách nhau bởi khớp trán (sutura frontalis). Thấy rõ ở trẻ em, đôi
khi còn thấy rõ ở người, lớn.
* Khớp dọc (sutura sagittalis) nằm giữa hai xương đỉnh thuộc loại khớp răng cưa.
* Khớp vành (sutura coronalis) nằm giữa xương trán và hai xương đỉnh thuộc loại khớp
răng cưa.
* Khớp lămđa (sutura lambdoidea) nằm giữa 2 xương đỉnh và xương chẩm thuộc loại khớp
răng cưa.
263
MẶT TRƯỚC (H.14.2)

— Phía trên là trán (frons), phía dưới là khối xương mặt, tạo nên các ổ mắt, ổ mũi và ổ miệng.
— Phần trán lồi và phân biệt với ho' thái dương bằng đường thái dương.
— o mắt (orbita) nằm giữa xương sọ và các xương mặt như : xương mũi, mỏm trán xương
hàm trên, mặt trước xương hàm trên, xương gò má và- xương trán. .
— 0 mũi (cavum nasi) ở giữa, hình lê, phía trên là bờ dưới xương mũi, hai bên là hai
khuyết mũi của xương hàm trên, phía dưới hai khuyết mũi nối với nhau, gai mũi trước ở chính
giữa. Phía trong ổ mũi là xương lá mía, mảnh đứng xương sàng ở chính giữa, còn ở hai bên cỏ
xương xoăn mũi giữa và dưới. Hai xương mũi khớp với nhau theo dạng khớp phẳng và khớp với
mỏm trán xương hàm trên. Giới hạn trên của mặt trước xương hàm trên là bờ dưới ổ mắt, hai
bên là mỏm gò má. Bờ dưới của xương hàm trên là mỏm huyệt răng chứa các răng của xương
hàm trên.
— Phía dưới khối xương mặt là thân xương hàm dưới cỏ lồi cằm. Bờ trên là phần huyệt
răng. Xương hàm dưới giới hạn với khôi xương mặt thành ổ miệng.

MẶT SAU

Gồm phần trai xương chẩm, một phần xương đỉnh và xương thái dương. Phía dưới là ụ
chẩm ngoài và cỏ ba đường gáy đi ra hai bên.

MẶT BÊN

Mặt bên sọ chia hai phần : sọ não và sọ mặt bởi một đường đi từ phần nhô ra của khớp
trán mũi đến đĩnh mỏm chũm (H.14.1), gồm hai phần : sọ não và sọ mặt.

1. PHẦN SỌ NÃO

Gồm hố thái dương và ống tai ngoài.


Hố thái dương hình bán nguyệt, là nơi bám của cơ thái dương, giới hạn trên và sau là
đường thái dương, phía trước là xương trán, xương gò má, hai bên là cung gò má. Hố này tạo
nên bởi năm xương : xương gò má, xương trán, cánh lớn xương bướm, xương thái dương và
xương đỉnh. Cỏ sáu đường khớp.
— Khớp vành (sutura coronalis) thuộc loại khớp răng cưa.
— Khớp bướm gò má (sutura sphenozygomatica).
— Khớp bướm trán (sutura sphenofrontalis).
— Khớp bướm đỉnh (sutura sphenoparietalis).
— Khớp bướm trai (sutura sphenosquamosa).
264
- Khớp trai (sutura squamosa) thuộc loại khớp vẩy.
Ống tai ngoài (meatus acusticus externus).

Là một ống ngắn nằm trong vùng bên sọ đi từ mặt ngoài xương thái dương tới hòm nhĩ :
tạo nên bởi phần nhĩ và phần trai xương thái dương.
Phía sau ống tai ngoài là mỏm chũm của xương thái dương.

2. PHAN SỌ MẶT

Nằm phía dưới và phía trong cung gò má và được che phủ bên ngoài bởi ngành lên xương
hàm dưới. Phía trên liên tục với hố dưới thái dương (fossa infratemporalis). Phía sau thông với
hố hàm dưới (fossa mandibularis).

MẶT DƯỚI
(Nền sọ ngoài - basis cranii externa)

Mặt dưới nền sọ được chia làm ba vùng : trước, giữa và ■ sau, bởi hai đường thẳng ngang
tưởng tượng. Hai đường thẳng ngang này đi qua hầu hết các lỗ của nền sọ.
- Đường thẳng ngang trước : đi ngang qua hai khuyết hàm. Khi lấy xương hàm dưới
ra, đường này đi qua lỗ bầu dục, lỗ rách.
— Đường thẳng ngang sau : đi ngang qua hai mỏm chũm. Đường này qua khe nhĩ chũm
(fissura tympanomastoidea), lỗ trâm chũm, bờ sau lỗ tĩnh mạch cảnh, ống thần kinh hạ thiệt
và lỗ lớn xương chẩm.

1. VÙNG TRƯỚC có mỏm huyệt răng, củ hàm mảnh ngang xương khẩu cái, gai mũi sau (spina
nasalis posterior), lỗ răng cửa (foramen incisivum), ống khẩu cái lớn (canalis palatinus major),
lỗ mũi sau (choanae), hố chân bướm (fossa pterygoidea), hố thuyền (fossa scaphoidea).
2. VÙNG GIỮA có ống tai ngoài (phấn xương), lỗ gai (foramen spinosum), ống động mạch
cảnh (canalis caroticus), vòi tai (phần xương), hố hàm.
3. VÙNG SAU có lỗ lớn xương chẩm, ống lồi cầu (canalis condylaris).

NỀN SỌ TRONG
(basis cranii interna)

Nền sọ mặt trong chia làm ba hố (H. 14.29).


— Hô" sọ trước (fossa cranii anterior).
— Hố sọ giữa (fossa cranii media).
- Hố sọ sau (fossa cranii posterior).
Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là rãnh giao thoa thị giác và bờ sau cánh nhỏ
xương bướm.
265
Giới hạn giữa hố sọ giữa và hố sọ sau là bờ trên xương đá và một phần sau thân xương bướm.
1. HỐ SỌ TRƯỚC
* Ở giữa gồm : Mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác với hai đầu là lỗ thị giác.
* Ở hai bên gồm : Mảnh sàng, lỗ sàng và phần ổ mắt của xương trán.
2. HỐ SỌ GIỮA
* Ở giữa : Hố tuyến yên, xung quanh có bốn mỏm yên bướm.

Lỗ tịt

Lo sàng

Khe ổ mắt trên

Ống thị giác


- Lỗ tròn
_ Lỗ bầu dục
Lỗ gai
Lỗ rách
Rãnh thần kinh đá
Lỗ tai trong
Lỗ tĩnh mạch cảnh
Lỗ chũm

Ống thần kinh hạ thiệt

Lỗ lớn xương chẩm


Rãnh xoang ngang

Hình 14.29 : Nền sọ (mặt trong)


* Ở bên : Khe ổ mắt; trên để cho thần kinh vận nhã^ thần kĩnh ròng rọc thần kinh vận
nhãn ngoài đi qua. Lỗ tròn có dây thần kinh hàm trên, lỗ bầu dục có dây thần kinh hàm dưới,
và nhánh mắt của thần kinh sinh ba, lỗ' gai có động mạch màng não giữa đi qua, còn lỗ rách có
động mạch cảnh trong lướt qua.

3. HỐ SỌ SAU

* Ở giữa : Lỗ lớn xương chẩm, mào chẩm trong^ ụ chẩm trong.


266
* Ở bên : Rãnh xoang tĩnh mạch ngang, lỗ ống tai trong có thần kinh tiền đình ốc tai,
thần kinh mặt, thần kinh trung gian đi qua; ống thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt
đi qua. Lỗ tĩnh mạch cảnh có thần kinh thiệt hầu, thần kinh lang thang, thần kinh phụ và
tĩnh mạch cảnh trong đi qua.
Đặc điểm sọ của người Việt Nam trưởng thành có dung tích sọ 1334,67 ml ở phái nam và
1282,5 ml ở phái nữ (người Âu trung bình 1450 ml ở nam và 1300 ml ở nữ), chỉ số' đầu trung
bình ở người Việt Nam là 81,6 thuộc ranh giới giữa đầu trung bình và đầu ngắn.
Chỉ số mặt trung bình ở người Việt Nam là 79,2 tức thuộc loại rộng.
Đặc điểm của sọ thai nhi Việt Nam 6 tháng tuổi có các kích thước như sau : Dài sọ tối đa
61,65 mm, ngang sọ tối đa 52,79 mm, chu vi sọ 185,9 mm, cao sọ 50,55 mm.

KHỚP THÁI DƯƠNG - HÀM DƯỚI

Khớp thái dương - hàm dưới (articulatio temporomandibularis) là một khớp động duy nhất
ở xương đầu mặt. Đó là một khớp lưỡng lồi cầu.

1. MẶT KHỚP

Gồm diện khớp ở xương thái dương, diện khớp ở xương hàm dưới và đĩa khớp (H. 14.30).

Hình 14.30 : Thiết đồ đứng dọc qua khớp thái dương hàm dưới

1.1. DIỆN KHỚP XƯƠNG THÁI DƯƠNG. Gồm có hai phần :


1.1.1. Diện khớp (facies articularis) của hố hàm dưới (fossa mandibularis) thuộc phần trai
(pars squamosa) xương thái dương. Diện khớp chỉ chiếm nửa trước của hố hàm.
1.1.2. Củ khớp (tuberculum articulare) liên tiếp với diện khớp của hố hàm. Hố hàm lõm
nằm ở phía sau, còn củ khớp lồi, do đó diện khớp xương thái dương lõm ở phía sau và lồi ở
phía trước.
1.2. DIỆN (KIƠỚ XƯƠƠG HÀM DƯƠI 1 à chỏm xxơng hàm dưới (caput mandibulae) thuộc
mỏm lồi cầu (processus condylaris) xương hàm dưới.
267
1.3. ĐĨA KHỚP (discus articularis). Vì diện khớp xương thái dương không thích ứng với
diện khớp xương hàm dưới nên phải có đĩa khớp chêm vào giữa hai diện khớp. Đĩa khớp là
một tấm xơ - sụn có hình một cái đĩa bầu dục với trục lớn nằm ngang, hai mặt trên và dưới
đều lõm để thích ứng với diện khớp thái dương và diện khớp xương hàm dưới.

2. PHƯƠNG TIỆN NỐI KHỚP

Dây chằng
bên ngoài

Mỏm trâm

Dây chằng trâm


hàm dưới

Hình 14.31 : Dây chằng bên ngoài của khớp thái dương hàm dưới

Mỏm trâm

Dây chằng trâm


hàm dưới

Hình 14.32 : Dây chằng bướm - hàm dưới và trâm - hàm dưới
268
Gồm bao khớp và các dây chằng.
2.1. BAO KHỚP (capsula articularis) dính ở chu vi các diện khớp trừ ở phía sau dưới thì
bám xuống tận gần cổ lồi cầu. Ớ mặt sâu, các sợi bao khớp dính vào chu vi của đĩa khớp chia
khoang khớp làm hai, khoang thái dương - đĩa khớp và khoang đĩa khớp - hàm dưới (H. 14.30)
làm cho mỗi khớp thái dương hàm dưới lại được chia ra thành 2 khớp : khớp thái dương đĩa
khớp và khớp đĩa khớp - hàm dưới.
2.2. DÂY CHẰNG. Gồm có :
2.2.1. Dây chằng bên ngoài dig- laterals) (H. 14.31) là phần dày lên ở mặt ngoài bao
khớp, rất chắc. Phía trên rất rộng bám vào bờ dưới mỏm gò má của xương thái dương rồi đi
chếch xuống dưới và ra sau để bám vào chỏm và cổ xương hàm dưới.
2.2.2. Dây chằng bướm - hàm dưới (lig- sphenomandibulare) bám từ gai xương bướm
(spina ossis sphenoidalis) tới lưỡi xương hàm dưới (lingula mandibulare).
2.2.3. Dây chằng trâm - hàm dưới (lig- stylomandibulare) bám từ đầu mỏm trâm của
xương thái dương tới góc hàm dưới (H. 14.32).
3. BAO HOẠT DỊCH lát ở mặt trong bao khớp. Vì mỗi khớp có hai khoang khớp nên cũng có
hai bao hoạt dịch.
4. MẠCH VÀ THẦN KINH
1.1. MẠCH. Khớp thái dương - hàm dưới được cấp huyết bởi các nhánh của các động
mạch thái dương giữa, màng não giữa, màng nhĩ trước và hầu lên.
1.2. BẠCH HUYẾT của khớp đổ vào các hạch bạch huyết ở tuyến mang tai.
1.3. THẦN kinh chi phối khớp là dây thần kinh cắn và dây thần kinh tai - thái dương.

Hình 14-33 : Cơ chế động tác của khớp thái dương - hàm dưới
-----Đường liền xương hàm dưới là ở tư thế ngậm miệng.
.... Đường chấm chấm ủủa xưcmg hàm cLưới là ở tư thế hớ miệng. -
269
5. ĐỘNG TÁC

Khớp thái dương - hàm dưới thực hiện động tác nhai khá phong phú và phức tạp, nhưng
có thể phân tích thành ba loại động tác cơ bản sau đây (H. 14.33).
5.1. ĐỘNG TÁC HẠ VÀ NÂNG HÀM DƯỚI. Do kết quả của hai động tác :
- Động tác tịnh tiến của chỏm hàm dưới ra trước hoặc ra sau xảy ra ở khớp thái dương -
đĩa khớp.
- Động tác quay quanh trục ngang của hai chỏm hàm dưới xảy ra ở khớp đĩa khớp - hàm
dưới.
5.2. ĐỘNG TÁC ĐƯA HÀM SANG BÊN. Động tác này đưa hàm dưới lệch sang phải hoặc
sang trái, được thực hiện khi một khớp làm trụ còn khớp bên kia tịnh tiến ra trước xảy ra ở
khớp thái dương - đĩa khớp.
5.3. ĐỘNG TÁC ĐƯA HÀM RA TRƯỚC HOẶC RA SAU : Hai khớp thái dương - hàm
dưới đồng thời tịnh tiến ra trước hoặc ra sau. Động tác này xảy ra ở khớp thái dương - đĩa
khớp của mỗi bên.
Khi há miệng quá to (lúc ngáp chẳng hạn) chỏm xương hàm dưới thay vì nằm dưới củ
khớp xương thái dương (lúc há miệng vừa phải) lại nằm ra trước củ khớp nên bị cản lại không
ngậm miệng được nữa gây ra trật khớp thái dương - hàm dưới.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

149. Các xương sau đây đều là xương chẵn (gồm 2 xương) NGOẠI TRỪ xương :
a) Hàm trên. d) Mui.
b) Lá mía. e) Gò má.
c) Khẩu cái.
150. Mào gà thuộc xương :
a) Thái dương. d) Đỉnh.
b) Bướm e) Tất cả đều sai
c) Chẩm.
151. Đường khớp vành nằm giữa xương trán, ở phía trước và ở phía sau là xương :
a) Đỉnh. d) Mào gà.
b) Chẩm. e) Tất cả đều sai.
c) Thái dương.

270
152. Sàn hố sọ giữa được tạo chủ yếu bởi :
a) Xương bướm. d) Xương chẩm.
b) Xương lá mía. e) Xương đỉnh.
c) Xương thái dương.
153. Những xương nào sau đây KHÔNG góp phần tạo nên các thành của hố thái dương :
a) Gò má. d) Cánh lớn xương bướm.
b) Trán. e) Đỉnh.
c) Chẩm.
154. Xương nào sau đây KHÔNG góp phần tạo nên các thành của ổ mắt :
a) Khẩu cái. d) Gò má.
b) Sàng. e) Bướm.
c) Đỉnh. (Xem thêm bài 25)
155. Mặt trong (mặt não) của phần trai xương thái dương có các rãnh cho :
a) Thần kinh V2. d) Động mạch màng não giữa.
b) Thần kinh V3. e) Động mạch não trước.
c) ĐM não giữa.
156. Lỗ cảnh nằm giữa phần đá xương thái dương và xương :
a) Chẩm. d) Hàm trên.
b) Bướm. e) Sàng.
c) Trán.
157. Ân thần kinh sinh ba nằm ở :
a) Mặt trước phần đá xương thái dương.
b) Thân xương bướm.
c) Cánh lớn xương bướm.
d) Phần nền xương chẩm.
e) Mặt sau phần đá xương thái dương.
158. Thần kinh nào KHÔNG đi qua khe ổ mắt trên :
a) Thần kinh vận nhãn.
b) Thần kinh ròng rọc.
c) Thần kinh vận nhãn ngoài.
d) Thần kinh mắt.
e) Thần kinh hàm trên.
271
159. Những thành phần sau đều đi qua lỗ tĩnh mạch cảnh, NGOẠITRỪ :
a) Tữầh kihữ X. d) Xoahg hgahg.
b) Tữnh kihữ IX. e) Tnhữ mchữ ảnhữ hrohg.
ả) Tữầh kihữ XI.
Dùng hình vẽ sau để trả lời các câu từ 160 đến 168).

160. Hố sạ giữn là phữn thu ta giới hữn đbi :


a) (A) và (C) d) (B) và (E)
b) (A) và (D) e) (A) và (E).
ả) (B) và (D)
161. SỐ (4) là :
a) Ốhg hữị giáả. d) Lỗ gai.
b) Lỗ hròh. e) Lỗ hrâm ảữũm.
ả) Lỗ bna dụả.
272
162. Động mạch mắt chui qualỗ nào ở nền sọ :
y) (1) d) (4)
a) (2) e) (6)
c) (3)
163. Các 1 ỗ ( huy ống)nào được tạc nền ởo sộ tiếp khUp chachcxươngkế chn :
y) (2), (3). d) (7): (9): 110).
a) (7), (9) e) 22,: (3}) ('7} : (9).
c) (2), (7), (9).
164. TUầà hiàU àOo KHÔNG đi qay số (2) :
y) TUầg ếigU tUị ginc. 0) TUầg ếigU rògg rọc.
a) TUầg ếigU vậg gUãg. e) TUầg ếigU vậg gUãg ggoai.
c) TUầg higU mtt.
165. Lỗ cảàU ở vị trí số :
y) (7) 0) (10)
a) (8) e) Tất cả ứềa sai.
c) (9)
166. sn (11) lo
y) RãgU xoygg xícU my 0) RãgU xoygg cUẩm
a) RãgU xoygg ggygg. e) RãgU ứngg mccU magg gão ọya
c) RãgU xoygg Oọc Oợpi.
167. TUầà ếiàU mặt (VII) đi qay lỗ (Uyy ống) ứợợc đCàU số :
y) (10) 0) (5)
a) (9( e) (4)
c) (8)
168. TTun king sing ba (V) điqualỗ (huy ônggđược đứng sộ':
y) (2) 0)) (5)
a) (3) e) a,C) 0 ứềa ứúgg
c) (4)

273
___ . X _ _ _ _ _ _ — Y

15 Cơ VÀ MẠC ĐẨU MẶT co

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Kể được tên các cơ bám da mặt, đặc tính chung và động tác của từng cơ.
2. Mô tả được nguyên ủy và bám tận các cơ nhai, chức năng và thần kinh chi phối các cơ đó.
3. Kể tên các lớp cơ vùng cổ trước bên.
4. Mô tả các mạc cổ.
5. Vẽ được thiết đồ cắt ngang đốt sống cổ VI.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên xác, các phương tiện thực tập khác một số cơ bám da điển hình và các cơ nhai.
2. Chỉ trên xác các cơ, mạc cổ ở vùng cổ trước bên.
3. Xác định được trám mở khí quản trên xác.

Cơ ĐẨU MẶT CO

1. CÁC cơ ĐÂU (musculi capitis).

1.1. Cơ MẶT. Về phôi thai học, các cơ mặt còn gọi là cơ bám da mặt xuất phát từ cung
mang thứ hai : các tế bào nguyên thủy di chuyển về vùng mà sau này sẽ trở thành miệng, mũi,
ổ mắt. Sự di chuyển này xảy ra ở mặt phẳng nông so với các cấu trúc tạo bởi cung mang thứ
nhất (xương hàm dưới, các cơ nhai), kéo theo các nhánh thần kinh của cung mang thứ hai là
thần kinh mặt về phía trước, đến các cơ mặt ngay dưới da. Hệ cơ mặt cũng di chuyển ra sau
(vùng chẩm, sau tai), xuống dưới (vùng cổ), lên trên (mắt, trán và hai bên đầu). Lộ trình phát
274
triển được chỉ rõ bởi các nhánh của thần kinh mặt. về phát triển chủng loại, quá trình tương
tự cũng xảy ra ở các động vật có vú cấp thấp và động vật có xương sống cấp thấp. Sự phức tạp
của các cơ mặt là một đặc trưng của loài người : đó là phương tiện để diễn đạt tình cảm và
đóng mở các lỗ tự nhiên của vùng đầu mặt. Các cơ mặt có ba đặc tính chung sau đây :
- Có nguyên ủy ở xương, mạc hoặc dây chằng và bám tận ở da (vì vậy còn gọi là cơ bám
da mặt).
- Vận động bởi thần kinh mặt.
- Bám quanh các lỗ tự nhiên.
Để dễ mô tả, các cơ mặt được chia làm nhiều nhóm.
1.1.1. Cơ trên sọ (m.epicranius). Gồm :
* Cơ chẩm trán (m.occipitofrontalis) (H.15.1)
Nguyên ủy : Có hai phần : bụng trán (venter frontalis) : mạc trên sọ (galea aponeurotica)
ngang mức đường khớp vành; bụng chẩm (venter occipitalis) : 2/3 ngoài đường gáy trên, mỏm chũm.
Bám tận : Da vùng chẩm, da vùng trán và mạc trên sọ.
Động tác : kéo da đầu ra trước và ra sau, nhướng mày (diễn tả sự ngạc nhiên).
* Cơ thái dương đỉnh (m.temporoparietalis).
Nguyên ủy : mạc thái dương (fascia temporalis) trên và trước tai.
Bám tận : Bờ ngoài của mạc trên sọ.
Động tác : Làm căng da đầu, kéo da vùng thái dương ra sau.

Cơ tai trước
Bụng trán
— Cơ tai trên
(cơ chẩm trán)

Cơ tai sau

Bụng chẩm
(cơ chẩm trán)

Hỉnh 15.1 : Cơ chẩm trán và các cơ tai.


1.1.2. Cơ tai (H.15.1). Các cơ tai trước, trên và sau (m.aurìcularis ant, sup. et post.).
Nguyên ủy : Cơ tai trước : Mạc thái dương và mạc trên sọ.
Cơ tai trên : Mạc thái dương và mạc trên sọ.
Cơ tai sau : Mỏm chũm.
275
Bám tận : Cơ tai trước : Phần trước mặt trong gờ nhĩ luân.
Cơ tai trên : Phần trên mặt trong loa tai.
Cơ tai sau : Phần dưới mặt trong loa tai.
Động tác : Kéo tai ra trước, ra sau và lên trên. Thường các cơ này rất kém phát triển và
không có chức năng ở người.
1.1.3. Cơ mắt (H.15.2)
* Cơ vòng mắt (m.orbicularis oculi).
Nguyên ủy : Có ba phần : phần ổ mắt (pars orbitalis) : bờ trong ổ mắt : phần mí mắt (pars
palpebralis) : dây chằng mí mắt trong (lig. palpebrale medial))-, phần lệ (pars lacrimalis) : xương lệ.
Bám tận : Phần ổ mắt : uốn quanh mí trên rồi vòng xúông dưới uốn quanh mí dưới, đến
dây chằng mí mắt trong; phần mí mắt : liên kết lại ở góc ngoài của mắt, tạo thành đường giữa
mí mắt ngoài; phần lệ : gắn vào phần trong của mí mắt trên và dưới.
Động tác : Là cơ vòng của mắt (phần mí không điều khiển tự ý) làm nhắm mắt.
* Cơ cau mày (m.corrugator supercilii).
Nguyên ủy : Phần trong của cung mày (arcus superciliaris).
Bám tận : Da tương ứng phần giữa cung mày.
Động tác : Kéo mày xuống dưới và vào trong làm cau mày, là cơ chủ yếu diễn tả sự đau đớn.

Bụng trán

Cơ hạ mày Cơ cau mày

Cơ vòng mắt Cơ mảnh khảnh

Cơ nâng mõi trên


~ cánh mũi
Cơ nâng môi trê
— Phần ngang cơ mũi
Cơ gò má nhỏ
Cơ nâng góc miệng
Cơ gò má lớn Phần cánh cơ mũi và
cơ hạ vách mũi
Cơ cười Cơ mút

Cơ hạ __ Động mạch mặt


góc miệng
Cơ hạ môi dưới
------ Cơ cằm

LỚP NÔNG LỚP SÂU

Hình 15.2 : Các cơ mặt


276
* Cơ hạ mày (m.depressor supercilii)
Nguyên ủy : Phần mũi xương trán (pars nasalis).
Bám tận : Da tương ứng đầu trong cung mày.
Động tác : Kéo mày xuống dưới.
1.1.4. Cơ mũi (H.15.2).
* Cơ mảnh khảnh (m. procerus).
Nguyên ủy : Cân che phủ phần dưới xương mũi và phần trên sụn mũi ngoài.
Bám tận : Da trên và giữa hai đầu trong lông mày.
Động tác : Kéo góc trong của lông mày xuống, tạo nên nếp nhăn ngang trên sô'ng mũi.
Cơ diễn tả sự kiêu ngạo.
* Cơ mũi (m.nasalis). Gồm phần ngang và phần cánh.
- Phần ngang (pars transversa).
Nguyên ủy : Ớ trên và ngoài hố răng cửa xương hàm trên.
Bám tận : Cân trên các sụn mũi.
Động tác : Kéo cánh mũi về phía vách mũi, làm khép lỗ mũi.
- Phần cánh (pars alaris).
Nguyên ủy : Bờ khuyết mũi xương hàm trên và sụn cánh mũi lớn.
Bám tận : Da gần bờ lỗ mũi.
Động tác : Mở rộng lỗ mũi.
* Cơ hạ vách mũi (m.depressor septi).
Nguyên ủy : Hố răng cửa của xương hàm trên.
Bám tận : Vách mũi và phần sau vách mũi.
Động tác : Làm hẹp lỗ mũi, kéo vách mũi xuống dưới.
1.1.5. Cơ miệng (H.15.2).
* Cơ nâng môi trên cánh mũi (m.levator labii superioris alaeque nasi).
Nguyên ủy : Phần trên mỏm trán xương hàm trên.
Bám tận : Sụn cánh mũi lớn, da mũi và môi trên, hòa lẫn với cơ nâng môi trên.
Động tác : Kéo môi trên lên và làm nở mũi.
* Cơ nâng môi trên (m. levator labii superioris).
Nguyên ủy : : Có hai phần, phần dưới ổ mắt : bờ dưới nền ổ mắt và ở phía trên lỗ dưới ổ
mắt; phần gò má : mặt ngoài xương gò má.
Bám tận : Phần dưới ổ mắt : các cơ ở phần ngoài môi trên; phần gò má : da của rãnh mũi
môi (sulcus nasolabialis) và môi trên.
Động tác : Phần dưới ổ mắt : kéo góc miệng lên trên; phần gò má : kéo môi trên ra ngoài
và lên trên.

277
* Cơ nâng góc miệng (mép) (m. levator anguli oris).
Nguyên ủy : Hố nanh của xương hàm trên, ngay dưới lỗ dưới ổ mắt.
Bám tận : Góc miệng.
Động tác : Kéo góc miệng lên trên.
* Cơ gò má lớn (m. zygomaticus major).
Nguyên ủy : Mặt ngoài phần gò má của cung gò má.
Bám tận : Góc miệng.
Động tác : Kéo góc miệng lên trên và ra sau (cười).
* Cơ gò má nhỏ (m. zygomaticus minor).
Nguyên ủy : Mặt ngoài xương gò má, sau đường khớp gò má - xương hàm trên.
Bám tận : Môi trên (giữa cơ nâng môi trên và cơ gò má lớn).
Động tác : Kéo môi trên lên trên và ra ngoài.
Khi cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ nâng môi trên, cơ gò má nhỏ co cùng lúc, làm sâu
thêm rãnh mũi môi, diễn tả sự buồn bã. Khi ba cơ này co cùng lúc với cơ nâng góc miệng, diễn
tả sự khinh bỉ.
* Cơ cười (m. risorius).
Nguyên ủy : Mạc cơ cắn (fascia masseterica).
Bám tận : Da góc miệng.
Động tác : Kéo góc miệng theo chiều ngang (cười mỉm).
* Cơ hạ môi dưới (m. depressor labii inferioris).
Nguyên ủy : Mặt ngoài xương hàm dưới, giữa đường giữa xương hàm dưới và lỗ cằm.
Bám tận : Da môi dưới.
Động tác : Kéo môi dưới xuống dưới và ra ngoài (mỉa mai).
* Cơ hạ góc mỉệng (m. depressor angula oris).
Nguyên ủy : Đường chéo của xương hàm dưới (liên tục với cơ bám da cổ).
Bám tận : Da góc miệng và cơ vòng miệng.
Động tác : Kéo góc miệng xuống dưới (buồn bã).
. * Cơ cằm (m. meỊitalis).
Nguyên ủy : Hố răng cửa xương hàm dưới.
Bám tận : Da cằm.
Động tác : Đưa môi dưới lên trên và ra trước, làm nhăn da cằm, diễn tả sự nghi ngờ
hoặc khinh bỉ.
* Cơ ngang căm (m. transversus menti) chỉ hiện diện 50% trường hợp, là một cơ nhỏ bắt
ngang đường giữa ngay dưới cằm. Thường liên tục với cơ hạ góc miệng.

278
* Cơ mút (m. buccinator).
Nguyên ủy : Mỏm cung huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm dưới, đối diện với
ba răng hàm, bờ trước của vách giữa chân bướm hàm dưới (raphe pterygomandibularis).
Bám tận : Các sợi hội tụ về góc miệng liên kết với cơ vòng miệng, các sợi trên đi xuống
phần dưới và các sợi dưới đi lên phần trên của cơ này.
Động tác : ép má vào ràng và lợi răng, giúp vào sự nhai và mút.
* Cơ vòng miệng (m. orbicularis oris) (H.15.10).
Nguyên ủy và bám tận : Cơ vòng miệng tạo bởi các cơ mặt hội tụ ở miệng và các sợi
riêng. Lớp sâu phát sinh từ cơ mút, bắt chéo ở góc miệng, các sợi từ xương hàm trên đi xuống
mối dưới, các sợi từ xương hàm dưới đi lên mối trên. Các sợi trên cùng và dưới cùng của cơ mút
đi vào mối trên và mối dưới mà khống bắt chéo. Lớp nống là cơ nâng góc miệng và cơ hạ góc
miệng bắt chéo ở góc miệng : các sợi từ cơ nâng đi xuống mối dưới, các sợi từ cơ dưới đi lên
mối trên. Thêm vào đó, các sợi từ các cơ nâng mối trên, cơ gò má lớn, cơ hạ mối dưới cùng liên
kết với các sợi ngang nói trên. Các sợi riêng của mối chạy chéo dưới mặt da đến niêm mạc.
Cuối cùng còn có các sợi nối cơ vòng miệng với xương hàm trên, vách mũi và xương hàm dưới.
Ở mối trên, các sợi này tạo thành hai dải cơ, dải ngoài từ bờ huyệt răng xương hàm trên
ngang mức răng cửa bên, uốn cong ra ngoài đến góc miệng, dải trong nối mối trên với vách
mũi; khoảng cách giữa hai dải trong gọi là rãnh nhân trung (philtrum). Các sợi từ xương hàm
dưới thì nối với các cơ ở góc miệng.
Động tác : Mím mối, ép mối vào răng và lợi ràng, đưa mối ra trước.
1.2. CÁC Cơ NHAI (H.15.3, H.15.4, H.15.5, H.15.6).

Hình 15.3 : Cơ thái dương


279
Cánh lớn xương bướm

Hình 15.5 : Cơ ức đòn chũm và cơ cắn


1.2.1. Cơ thái dương (m. temporalis).
Nguyên ủy : Sàn của ho’ thái dương và mạc thái dương.
Bám tận : Bờ trước mỏm quạ, bờ trước ngành hàm dưới.
280
Động tác: nâng hàm dưới lên, kéo hàm dưới ra sau, nghiến răng.
Thần kinh: các nhánh thái dương sâu thuộc thần kinh hàm dưới.
1.2.2. Cơ can (m. masseter)

Nguyên ủy: phần nông: 2/3 trước bờ dưới cung gò má; phần sâu: mặt trong cung gò má.
Bám tận: mặt ngoài mỏm quạ (mỏm vẹt) xương hàm dưới, nửa trên của ngành và
góc hàm dưới.
Động tác: nâng hàm dưới lên cao, nghiến răng.
Thần kinh: thần kinh cắn, nhánh bên của thần kinh hàm dưới.
1.2.3. Cơ chân bướm trong (m. pterygoideus medialis)
Nguyên ủy: mặt trong của mảnh chân bướm ngoài, mỏm tháp xương khẩu cái, củ xương
hàm trên.
Bám tận: phần sau dưới mặt trong của ngành và góc xương hàm dưới.
Động tác: đưa hàm dưới lên trên và ra trước, giúp vào chuyển động xoay trong lúc nhai.
Thần kinh: thần kinh chân bướm trong, thuộc thần kinh hàm dưới.

1.2.4. Cơ chân bướm ngoài (m. pterygoideus lateralis)

Nguyên ủy: có hai đầu: đầu trên: mặt hàm và mào dưới thái dương của cánh lớn xương
bướm; đầu dưới: mặt ngoài của mảnh chân bướm ngoài.
Bám tận: trước cổ xương hàm dưới và bao khớp thái dương hàm.
Động tác: đưa hàm dưới ra trước, kéo sụn khớp ra trước, giúp vào động tác xoay trong lúc nhai.
Thần kinh: Thần kinh chân bướm ngoài thuộc thần kinh hàm dưới.
1.3. CÁC Cơ THẲNG (H.15.9)

1.3.1. Cơ thẳng đầu trước (m.. rectus capitis anterior)


Nguyên ủy: khối bên đốt sống đội.
Bám tận: mặt dưới phần nền xương chẩm, ngay phía trước lỗ lớn xương chẩm.
Động tác: cúi đầu.
Thần kinh: quai nối 1 của dây gai sống cổ Cl - C2.
1.3.2. Cơ thẳng đầu sau lớn (m. rectus capitis posterior major)

Nguyên ủy: mỏm gai đốt trục.


Bám tận: phần ngoài đường gáy dưới xương chẩm.
Động tác: ngửa, nghiêng đầu sang bên và xoay đầu.
Thần kinh: nhánh sau Cp
1.3.3. Cơ thẳng đầu sau bé (m. rectus capitis posterior minor)

Nguyên ủy: củ sau đốt đội.


Bám tận: xương chẩm (phía dưới đường gáy dưới).
Động tác: ngửa và nghiêng đầu sang bên.
Thần kinh: quai nối 1.
281
' Mạc thái dương

Cơ thái dương

Cung gò má

Mạc cắn

Cơ chân Phân sâu


. „
Ị Cơ cắn
Cơ cắn
bướm ngoài phân nông )

Hình 15.6 : Thiết đồ đứng ngang qua cơ thái dương và cơ cắn


1.4. CÁC Cơ CHÉO (H.15.9).
1.4.1. Cơ chéo đầu dưới (m. obliquus capitis inferior).
Nguyên ủy : Mỏm gai đốt trục.
Bám tận : Mỏm ngang đô't đội.
Động tác : Xoay đốt đội và xoay đầu quanh mỏm răng đốt trục.
Thần kinh : Nhánh sau thần kinh gai sống cổ.
1.4.2. Cơ chéo đầu trên (m. obliquus capitis superior).
Nguyên ủy : Mỏm ngang đốt đội.
Bám tận : Phía trên đường gáy dưới xương chẩm.
Động tác : Ngửa và xoay đầu ra ngoài.
Thần kinh : Nhánh sau C1.
1.5. Cơ Gối ĐẦU (m. splenius capitis).
Nguyên ủy : 1/2 dưới dây chằng gáy, mỏm gai đốt sống C7 và N1+2+3+4.
Bám tận : Mỏm chũm xương thái dương, phần ngoài đường gáy trên.
Động tác : Kéo đầu và cổ về phía sau và ngoài, xoay đầu cổ mặt về phía cùng bên. Khi cả
hai cùng co thì ngửa đầu và cổ.
Thần kinh : Nhánh sau các thần kinh gai sống cổ giữa và dưới.
1.6. Cơ DÀI ĐẦU (m. longus capitis).
Nguyên ủy : Củ trước mỏm ngang đốt sống cổ C3+4+5+6.
Bám tận : Mặt dưới phần nền xương chẩm.
Động tác : Cúi đầu.
Thần kinh : Nhánh trước Cl, C2, C3.
282
2. CÁC CƠ CÔ (musculi colli).

2.1. CÁC Cơ TRÊN MÓNG (mm. suprahyoidei) (H.15.7)".'


2.1.1. Cơ hai thân (m. digastricus) còn gọi là cơ hai bụng. x
Nguyên ủy : Bụng sau (venter posterior) : khuyết chũm (incisura mastoidea) xương thái
dương; bụng trước (venter anterior) : hô' hai thân (fossa digastrica) xương hàm dưới.
Bám tận : Gân cơ trung gian, gân này xuyên qua chỗ bám của cơ trâm móng và được giữ
vào thân và sừng lớn xương móng bởi một vòng xơ.
Động tác : Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên, nâng đỡ xương móng.
Thần kinh : Nhánh hai thân của thần kinh mặt (bụng sau); nhánh hàm móng của thần
kinh hàm dưới (bụng trước).

Hình 15.7 : Các cơ trên móng và dưới móng


2.1.2. Cơ trâm móng (m. stylohyoideus).

Nguyên ủy : Bờ sau (gần đáy) mỏm trâm xương thái dương.


Bám tận : Thân xương móng, ở chỗ nối với sừng lớn, ngay phía trên cơ vai móng.
Động tác : Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên.
Thần kinh : Nhánh trâm móng của thần kinh mặt.
283
2.1.3. Cơ hàm móng (m. mylohyoideus).
Nguyên ủy : Đường hàm móng xương hàm dưới.
Bám tận : Xương móng và vách giữa từ cằm đến xương móng.
Động tác : Kéo xương móng và đáy lưỡi lên trên.
Thần kinh : Thần kinh hàm móng của thần kinh huyệt răng dưới thuộc thần kinh hàm dưới.
2.1.4. Cơ cằm móng (m. geniohyoideus).
Nguyên ủy : Gai cằm, phía dưới mặt sau mỏm cằm xương hàm dưới.
Bám tận : Mặt trước thân xương móng.
Động tác : Kéo xương móng và lưỡi lên trên.
Thần kinh : Dây gai sống cổ Cl, qua thần kinh hạ thiệt.
2.2. CÁC Cơ DƯỚI MÓNG (mm. infrahyoidei) (H.15.7).
2.2.1. Cơ ức móng (m. sternohyoideus).
Nguyên ủy : Mặt sau cán ức, dây chằng ức đòn sau, đầu trong xương đòn.
Bám tận : Phần trong bờ dưới thân xương móng.
Động tác : Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, nâng đỡ xương móng.
Thần kinh : Các cơ dưới móng đều được vận động bởi quai cổ.
2.2.2. Cơ ức giáp (m. sternothyroideus).
Nguyên ủy : Mặt sau cán ức, sụn sườn 1.
Bám tận : Đường chéo của mặt ngoài sụn giáp.
Động tác : Kéo thanh quản và sụn giáp xuống dưới.
2.2.3. Cơ giáp móng (m. thyrohyoideus).
Nguyên ủy : Đường chéo mặt ngoài sụn giáp.
Bám tận : Bờ dưới thân và sừng lớn xương móng.
Động tác : Kéo thanh quản và xương móng xuống dưới, kéo sụn giáp lên trên.
2.2.4. Cơ vai móng (m. omohyoìdeus).
Nguyên ủy và bám tận :
- Bụng dưới (venter inferior), bờ trên xương vai và dây chằng ngang vai trên. Tận cùng ở
một gân trung gian nằm dưới cơ ức đòn chũm.
- Bụng trên (venter superior) từ gân trung gian lên phía trên, bám vào thân xương móng.
Động tác : Nâng đỡ xương móng, kéo xương móng và thanh quản xuống dưới và ra sau.
2.3. Cơ TRƯỚC CỘT SỐNG (H.15.8).
Cơ dài cổ (m. longus colli).
Nguyên ủy : Phần thẳng : thân các đốt sống ngực N1, N2, N3, và các đốt sống cổ Cõ, Cô, C7.
Phần chéo dưới : thân các đốt sống ngực N1, N2, N3.
Phần chéo trên : củ trước mỏm ngang đốt sống cổ C3, C4, C5.
284
Bám tận : Phần thẳng : thân các đốt sống cổ C2, C3, C4.
Phần chéo dưới : củ trước mỏm ngang đốt sống C5, C6.
Phần chéo trên : củ trước đốt sông đội.
Động tác : Gấp nhẹ và xoay nhẹ các đốt sống cổ.
Thần kinh : Nhánh trước các dây gai sống cổ C2 - C7.

Phần nểiì
xương chẩm

Mỏm cảnh
Cơ thẳng đầu trước
Thần kinh XII
Cơ thẳng
Thần kinh Ci
đầu bên
— C1
Thẩn kinh C2
Cơ dài đau ----- C2
—•c
Thần kinh C3
giữa — C4
Thần kinh C4
Cơ trước
bậc thang ---- c5
----- Ce

Thần kinh Cs.G


Thần kinh C7
Thần kinh Cs

Hình 15.8 : Các cơ trước và bên cột sống

2.4. Cơ BÊN CỘT SỐNG (H.15.8).


2.4.1. Cơ bậc thang trước (m. scalenus anterior).
Nguyên ủy : Củ trước mỏm ngang các đô't sống cổ, C3+4+5+6.
Bám tận : Củ và gờ cơ bậc thang trước, ở mặt trên xương sườn I.
Động tác : Nâng xương sườn I lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ.
Thần kinh : Nhánh trưởc C5 - Cs.
285
2.4.2. Cơ bậc thang giữa (m. scalenus medius).
Nguyên ủy : Củ sau mỏm ngang các đốt sống C2 - Cô.
Bám tận : Mặt trên xương sườn I, sau rãnh động mạch dưới đòn.
Động tác : Nâng xương sườn I lên trên, gấp và xoay nhẹ cột sống cổ.
Thần kinh : Nhánh trước C3 - C4.
2.4.3. Cơ bậc thang sau (m. scalenus posterior).
Nguyên ủy : Củ sau mỏm ngang các đốt sống C4,5,6
Bám tận : Mặt ngoài xương sườn II, sau lồi củ cơ răng trước.
Động tác : Nâng sườn II lên trên, gấp và xoay nhẹ cổ.
Thần kinh : Nhánh trước C4,5,6-
2.5. Cơ CỔ BÊN (H.15.5)
2.5.1. Cơ bám da cổ (m. platysma).
Nguyên ủy : Mạc nống vùng ngực trên và vùng đenta, qua xương đòn chếch lên trên và
vào trong, dọc theo bên cổ.
Bám tận : Các sợi trước đến dưới cằm, liên kết với các cơ hạ mối dưới và hạ góc miệng,
các sợi sau qua góc hàm một phần gắn vào xương hàm dưới, một phần đến da vùng mặt dưới,
kết hợp với các cơ góc miệng và dưới miệng.

Cơ bán gai đầu

Hình 15.9: Các cơ cổ sau


286
Động tác : Kéo hàm dưới và môi dưới xuống dưới, căng và làm nhăn da cổ.
Thần kinh : Nhánh bờ hàm dưới của thần kinh mặt.
2.5.2. Cơ ức đòn chũm (m.sternocleidomastoideus) (H.15.5).
Nguyên ủy : Phần ức : mặt trước cán ức, phần đòn : mặt trên 1/3 trong xương đòn.
Bám tận : Mặt ngoài mỏm chũm và nửa ngoài đường gáy trên.
Động tác : Co một bên : xoay đầu và kéo đầu về bên đó.
Co hai bên : Gấp hoặc duỗi cột sống cổ, nâng lồng ngực lên trên.
Thần kinh : Thần kinh phụ và thần kinh C2, C3.
2.6. Cơ Gối Cổ (m.splenius cervicis) (H.15.9).
Nguyên ủy : Mỏm gai đốt sống ngực N3 - Nô.
Bám tận : Củ sau mỏm ngang các đốt sống C1,2,3,4.
Động tác : Cùng với cơ gốì đầu kéo đầu và cổ về phía sau và ngoài, xoay đầu và cổ, mặt
về phía cùng bên. Khi cả hai cùng co thì ngửa đầu và cổ.

DA ĐẦU

Vì da đầu có nhiều ý nghĩa thực tế và có liên quan nhiều đến các lớp mạc ở đầu Hên trước
khi trình bày các mạc ở đầu, ta đề cập đến da đầu.
Da đầu có năm lớp, từ ngoài vào trong : da, mô liên kết cứng chắc, mạc trên sọ (cân cơ
chẩm trán), mô liên kết lỏng lẻo và vỏ xương sọ.

1. DA.

Da ở đầu dày nhất trong cơ thể, chứa nhiều tóc và tuyến bã nên da đầu thường có u nang
tuyến bã.

2. MÕ LIÊN KẾT CỨNG CHAC

Lớp này có tác dụng như một cầu noi giữa da ở trên và cân cơ chẩm trán ở dưới. Có nhiều
mô xơ nên rất chắc, trong có nhiều thần kinh và mạch máu, mà thành các mạch máu lại được
giữ chặt bởi các mô xơ này nên chảy máu khó cầm vì mạch máu không xẹp được. Chảy máu ở
lớp này cũng khó lan tỏa. Nhiễm trùng ít sưng nhưng rất đau.

3. MẠC TRÊN sọ (galea aponeurotica).

Là một màng cân rất chắc, nối bụng chẩm với bụng trán của cơ chẩm trán, vết thương da đầu
không tạo ra khe hở nếu lớp này không bị cắt ngang (vì da được nối chắc vào cấu trúc này).

4. MÔ LIÊN KẾT LỎNG LẺO.

Lớp này rất mỏng manh. Các tĩnh mạch liên lạc nối các xoang tĩnh mạch trong hộp sọ với
các tĩnh mạch da đầu xuyên qua vùng này. Các mạch máu và thần kinh đến da đầu từ ổ mắt
phải nằm một đoạn ngắn trong lớp này.
287
Ba lớp đầu tiên của da đầu có thể tách ra dễ dàng khỏi lớp này. Máu hoặc mủ có thể tụ lại
ở đây, và có thể lan tỏa cả vòm sọ, và được giới hạn ỗ chỗ bám của cơ trên sọ và mạc trên sọ.
Tụ máu ở mắt ("mắt đen") thường do chấn thương mạnh tại chỗ gây chảy máu dưới da, tụ vào
mi mắt. "Mắt đen" cũng có thể gây ra do chấn thương sọ làm chảy máu vào lớp mô liên kết
lỏng lẻo (do ảnh hưởng của trọng lực).
Do sự hiện diện của các tĩnh mạch liên lạc, mô liên kết lỏng lẻo thường được gọi là 'vùng
nguy hiểm của da đầu". Một định lý phẫu thuật cổ điển xác định rằng "nếu không có các tĩnh
mạch liên lạc, các vết thương da đầu mất đi phân nửa sự quan trọng của nó". Ớ trẻ con, màng
cứng và vỏ xương sọ dính chặt vào nhau hơn ở người lớn, nên vỡ vòm sọ có thể làm. rách màng
cứng và vỏ xương sọ, làm máu chảy trong sọ và có thể đi qua chỗ vỡ tụ lại ở lớp mô liên kết
lỏng lẻo của da đầu. Cho nên, không có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, trừ khi lớp mô liên kết
này đã đầy máu.

5. VỎ XƯƠNG SỌ

Lớp vỏ xương này gắn lỏng lẻo vào bề mặt xương sọ, ngoại trừ ở các đường khớp và ở hô"
thái dương, ứ đọng dịch dưới vỏ xương có thể bóc tách vỏ xương dễ dàng, nhưng không thể
vượt qua được các đường khớp. Do đó, các dịch tụ có nguồn gốc dưới vỏ xương đều mang hình
dáng của xương liên hệ.

CÁC TAM GIÁC CỔ

Các cơ CỔ cùng với xương hàm dưới và xương đòn tạo nên giới hạn của các tam giác cổ.

1. TAM GIÁC CỔ TRƯỚC.

Giới hạn bởi cơ ức đòn chũm (cạnh ngoài), xương hàm dưới (cạnh trên) và đường giữa cổ
(cạnh trong). Có thể chia tam giác này ra làm ba tam giác nhỏ bởi cơ hai thân phía trên và
bụng trên cơ vai móng phía dưới.
1.1. TAM GIÁC DƯỚI HÀM (trigonum submandibulare).
Giới hạn phía trên là xương hàm dưới và đường nối ra sau với mỏm chũm, phía sau là cơ
trâm móng và bụng sau cơ hai thân, phía trước là bụng trước cơ hai thân. Trong tam giác này
có tuyến dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt.
1.2. TAM GIÁC CẢNH (trigonum caroticum).
Giới hạn bởi : phía trên : bụng sau cơ hai thân; phía dưới : cơ vai móng; phía sau : cơ ức
đòn chũm. Trong tam giác này có những thành phần quan trọng như các động mạch cảnh, tĩnh
mạch cảnh trong, thần kinh lang thang và thân giao cảm cổ.
1.3. TAM GIÁC Cơ.
Giới hạn bởi : phía trên : bụng trên cơ vai móng, phía sau : cơ ức đòn chũm; phía trước :
đường giữa cổ. Trong tam giác này có các mạch máu giáp dưới, thần kinh thanh quản dưới, khí
quản, tuyến giáp và thực quản.
288
2.TAM GIÁC cổ SAU.

Giới hạn ở phía trước là cơ ức đòn chũm, phía sau là cơ thang, phía dưới là xương đòn.
Bụng dưới cơ vai móng chia tam giác này thành hai vùng nhỏ là :
2.1. TAM GIÁC CHẤM. Nằm phía trên, chứa thần kinh phụ, đám rối cổ và đám rối cánh
tay, các hạch bạch huyết cổ sâu. Ớ đỉnh có động mạch chẩm đi qua.
2.2. TAM GIÁC VAI ĐÒN (trigonum omoclaviculare). Nằm phía dưới, tương ứng với hô"
trên đòn.

MẠC ĐẨU MẶT CỔ

1. MẠC ĐẦU MẶT.

Hình 15.10 : Cơ vòng miệng

1.1. MẠC THÁI DƯƠNG (fascia temporadis) (H.15.6, H.15.12) phát sinh từ đường thái
dương trên, từ xương trán đến xương đỉnh ở trên, bám vào bờ dưới cung gò má. ơ 1/4 dưới, mạc
chia làm hai lá : lá sâu (lamina profunda) bám vào bờ trong, lá nông (lamina superficialis) bám
vào bờ ngoài cung gò má, rồi tiếp tục đi xuống dưới tạo thành mạc cắn.

Thần kinh và
động mạch lưỡi
Tuyến dưới lưỡi

Lá nông mạc cổ

Hình 15.11 : Thiết đồ đứng ngang qua lưỡi và xương hàm dưới
chỉ chỗ bám của lá nông mạc cổ.
289
1.2. MẠC CẮN (fascia masseterica) (H.15.6, H.15.12) tạo thành do sự liên tục của mạc thái
dương từ bờ dưới cung gò má, bao bọc cơ cắn. ơ phía sau, mạc bám vào bờ sau ngành xương
hàm dưới, phía dưới bám vào bờ dưới thân xương hàm dưới, phía trước bám vào thân, bờ trước
của ngành và mỏm vẹt xương hàm dưới.
1.3. MẠC MANG TAI (fascia parotidea) (H.15.12) tạo nên do lá nông mạc cổ (xem phần
Mạc cổ).

Cơ thái dương
Mạc thái dương

Thần kinh hàm dưới và


động mạch hàm
Cơ chân bướm ngoài
Khẩu cái mềm _ Khoang nhai

Khoang bên hầu Cơ cắn


lưỡi —______ _ Mạc cắn

Cd hàm móng phần dưới iừõì ( Khoang


phần dưởí hàm J dưới hàm
Tuyến dưới hàm

Hình 15.12 : Thiết đồ đứng ngang gần góc hàm dưới chỉ ro liên hệ
lá nông mạc cổ với tuyến dưới hàm và các cơ nhai.

Hình 15.13 : Thiết đồ đứng ngang đi qua sau ngành xương hàm dưới
chì rõ liên hệ lá nông mạc cổ với tuyến mang tai,.
290
2. MẠC CỔ

Mạc cổ (fascia cervicalis) quan trọng vì vùng cổ là một cấu trúc nốì tiếp giữa đầu và thân.
Mạc cổ có cấu tạo phức tạp, tạo nên nhiều ngăn và khe, ngoài ra còn có nhiều ứng dụng phẫu
thuật (Xem từ H.15.11 đến H.15.20).
Mạc cổ được chia làm ba lá : lá nông mạc cổ, lá trước khí quản và lá trước cột sống. Ngoài
ra còn bao cảnh bao lấy bó mạch thần kinh cổ.
2.1. LÁ NÔNG MẠC cổ (lamina superficialis) (H.15.16, H.15.17, H.15.18).

Nằm sâu dưới cơ bám da cổ và mô dưới da : phía trên, lá này phủ lên tuyến mang tai gắn
vào xương gò má.
2.1.1. Mô tả. Ở phía sau cổ, lá nông tách ra làm hai bao lấy cơ thang, sau đó lại chập lại
làm một đi từ bờ trước cơ thang phủ tam giác cổ sau đến cơ ức đòn chũm. Phía dưới, lá nông
gắn vào xương đòn. Lá này lại tách đôi bao lấy cơ ức đòn chũm và tiếp tục phủ tam giác cổ
trước, đến tận đường giữa để nối với lá bên đối diện. Trong vùng tam giác này, do sự hiện diện
của xương móng, lá nông được chia làm hai phần : dưới móng và trên móng.
- Phần dưới móng : Phía dưới tách ra làm hai gắn vào bờ trước và bờ sau cán ức, giữa hai
lớp có hạch bạch huyết, phần dưới của tĩnh mạch cảnh trước và đầu ức của cơ ức đòn chũm.

Thần kinh
Tĩnh mạch và động lang thang
mạch cảnh trong

Tuyến mang ta- Khoang sau hầu

Xương hàm dưói Khoang bên hầu

Tuyến dưới hàm -


Cơ cằm lưỡi ■ Khoang
dưới
Cơ hàm móng'
hàm

Cơ hai thân

Hình 15.14 : Thiết đồ đứng ngang chếch xương hàm dưới,


chỉ rõ sự thông thương của các khoang quanh hầu..

- Phần trên móng : Đi từ xương móng đến bờ dưới xương hàm dưới. Lá nông bọc lấy bụng
trước cơ hai thân, đi qua đường giữa cổ. Phía ngoài, lá này tách đôi bọc tuyến dưới hàm. Lá bao
mặt sâu của tuyến nằm phủ lên cơ trâm móng và gân trung gian cơ hai thân hòa lẫn vào mạc
các cơ này tạo nên một dải mạc bám vào mỏm trâm. Các lá phủ mặt nông và sâu của tuyến
gặp nhau ở gần góc hàm rồi lại tách đôi để bọc tuyến mang tai.
291
Khoang thân
xương hàm dưới

Hình 15.15 : Hình chiều trên


Bao tạng
Cơ bám da cổ
— Tĩnh mạch cảnh trước
Cơ ức móng
Lá trước khí quản mạc cổ
Cơ ức đòn chũm
Cơ ức giáp
— Cơ vai móng
Bao cảnh
- Tĩnh mạch cảnh ngoài
0
Lá nông mạc cổ
7
è Lá trước cột sống mạc cổ
6' Cơ nâng vai

9 Cơ thang

10 I. Khe trước tạng


~ Cơ nhẫn giằp
2.
11 3. Sụn nhân
4. Cơ khít hầu trên
12 5. Thực quản
13 6. Mạc canh
7. Khe sau hầu
14 7’. Cơ dài cổ
8. Dộng mạch đốt sống
8’. Các cơ bậc thang
9. Cơ cực dẩi cổ

í ;> _ c C ?o c 10. Cơ cực dài đầu


II. Cơ nhiều chân
12. Cơ bán gai cổ
13. Cơ bán gai đầu
14. Cơ gối
.9
Hình 15.16 : Thiêt đồ ngang qua đốt sống cô Cg

292
2.1.2. Mạc tuyến mang tai (fascia parotidea).

Tuyến mang tai nằm giữa hai lớp của lá nông mạc cổ. Ở bờ trước của tuyến, hai lí í này
liên tục với mạc cơ cắn. Lá ngoài phủ mặt nông của tuyến, dày và chắc, phía trên gắn và o sụn
ông tai và xương gò má. Lá trong gắn vào mặt dưới xương thái dương.

Hình 15.18. Lá nông mạc cổ.


293
2.2. LÁ TRƯỚC KHÍ QUẢN (lamina pretrachealis) (H.15.16, H.15.17).
Gồm có hai lá : lá nông, chắc, bao bọc cơ ức móng và cơ vai móng; lá sâu : bao cơ giáp
móng và ức giáp. Hai lá này dính vào nhau ở hai bên cổ.
Lá trước khí quản phía trên gắn vào xương móng, ở hai bên gắn vào lá sâu của bao cơ ức đòn
chũm (lá nông mạc cổ). Phía sau cơ này, lá sâu của lá trước khí quản gắn vào bờ trước của bụng sau
cơ hai thân. Phía dưới lá trước khí quản gắn vào mặt sau cán ức, mặt sau xương đòn (H.15.19).

Lá trước cột sống Đám rối


Cơ bậc thang giữa thần kinh cánh tay

Động mạch
dưới đòn

Hình 15.20 : Sự tạo thành bao nách từ lá trước cột sống.


2.3. LÁ TRƯỚC CỘT SỐNG (lamina prevertebralis) (H.15.16, H.15.17, H. 15.20).
Là một phần của mạc trước cột sống nằm từ sọ đến xương cụt. Ớ cổ, lá này đi ra hai bên
phủ mặt trước cơ dài đầu, cơ dài cổ, các cơ thẳng đầu trước và thẳng đầu bên rồi bám vào đỉnh
mỏm ngang các đốt sống cổ. Từ đó liên tục ra ngoài với mạc phủ cơ nâng vai, cơ gối và phủ
hoàn toàn phía trước cột sông, phía sau đến bám vào mỏm gai các đốt sống cổ.
Phía dưới, lá phủ lên mặt nông các cơ bậc thang và liên tục với mạc của nền cổ tạo thành
bao nách (H. 15.20). Lá phủ mặt sau cơ bậc thang tạo nên một vòm xơ hình nón, gọi là màng
trên màng phổi (menbrana suprapleuralis).
294
Bung tran (cơ chẩm trán)
Cơ tai trên

Cơ vòng mát
Mạc trên sọ

Cơ mảnh khảnh
/

Cơ nâng cánh mũi


Phần ngang cơ mũi
Phần cánh cơ mũi
/ Cơ nâng mõi trên
y Cơ vòng miệng
/C Cơ gò má bé
'Cơ nâng góc miệng
Cơ gò má lớn

1 Cơ mút.
Cơ vòng miệng

_ _ Cơ cằm
Bụng chẩm
---- - Cơ hạ môi dưới
Cơ tai sau
Cơ cười
Cơ tai trước
__ Cò hạ góc miệng
__ Cơ bám da cơ

Anh Xỉ : Các cơ mặt.

295
Cơ trâm móng Cơ hai thân (thân trước)

Cơ hàm móng
Cơ hai thân
Cơ móng lưỡi
Gân trung gian cơ 2 thân

khít hầu giữa

Cơ giáp móng
Cơ gối------- — ỉUK
Cơ vai móng
Cơ ức đòn chũm

ức đòn móng
Cơ nâng vai Cơ bậc thang trước
Cơ bậc thang giữa Cơ ức đòn chũm
Cơ thang

Cơ vai móng (thân sau) Cơ ức đòn chũm

Ánh XII: Các cơ cổ.

296
2.4. BAO CẢNH (vagina carotica) (H.15.16).
Là một bao hình ống chứa các động mạch cảnh, tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh lang
thang. Phía trong, bao cảnh bám vào bao tạng (bọc quanh các tạng ở cổ) bằng một lá gọi là
mạc cảnh, mạc này dính vào lá trước khí quản ở đường giữa sau của hầu từ đường giữa sọ đến
ngang mức đốt sống cổ C7. Phía sau, bao cảnh bám vào lá trước cột sống dọc theo đỉnh các
mỏm ngang. Phía ngoài, bao cảnh bám vào lá nống ở mặt sau cơ ức đòn chũm và ở phía trước
dính vào lá trước khí quản dọc theo bờ ngoài cơ ức giáp. Ớ phần trên cổ, bao cảnh hòa lẫn với
mạc cơ trâm móng và bụng sau cơ hai thân khi bao cảnh đi qua mặt sâu của chúng và cuối
cùng gắn vào nền sọ. Ớ nền cổ, bao cảnh gắn vào xương ức, xương sườn 4, hòa lẫn với các cơ
bậc thang, liên tục với màng tim xơ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

169. Điểm nào KHÔNG đúng với các cơ vùng đầu mặt :
a) Gồm các cơ bám da và các cơ nhai mà đa số là cơ bám da.
b) Các cơ bám da khi co tạo nên những nếp nhăn ở da mặt, giúp biểu lộ tình cảm, thái độ.
c) Các cơ nhai khống phải là cơ bám da.
d) Cơ cắn là cơ nhai khỏe nhất.
e) Tất cả các cơ vùng đầu mặt cổ do thần kinh mặt (VII) vận động.

170. Cơ nào sau đây KHÔNG nằm trong nhóm cơ làm động tác nhai :
a) Cơ cắn.
b) Cơ chân bướm trong và cơ chân bướm ngoài.
c) Cơ mút.
d) Cơ thái dương.
e) Cả c và d.
171. Cơ nào KHÔNG thuộc cơ dưới móng :
a) Cơ ức móng.
b) Cơ cằm móng.
c) Cơ ức giáp.
d) Cơ vai móng.
e) Tất cả các cơ trên đều thuộc nhóm cơ dưới móng.
172. Chức năng chung của các cơ 'trên móng là :
a) Kéo đáy lưỡi xuống dưới. d) a, c đúng.
b) Kéo đáy lưỡi lên trên. e) b , c đúng.
c) Kéo xương móng lên trên.
297
Dùng các chi tiết giải phẫu sau để trả lời các câu 173, 174, 175.
1. Cơ ức đòn chũm. 5. Đường cổ giữa.
2. Cơ hai thân. 6. Xương hàm dưới.
3. Cơ vai móng. 17. Xương đòn.
4. Cơ thang.
173. Tam giác cảnn dđợc giớihhn bởi :
a) 1, 2, 6 ! d) 1, 2, 3
ở) 1, 5, 6 ! e) 1, 3, 5
0 1, 2, 5
174. Tam giác cả sau đưực gĩớihhn bởi :
a) 1, 3, 4 < d) 2, 3. 4
ở) 1, 3, 7 < e) 3, 4, 6
c) 1, 4, 7
175. Tam giác cổ trướcđđực gĩớihhn bởi :
a) 1, 5, 6 d) 2, 4, 5
ở) 1, 3, 5 e) 2, 4, 7
c) 1, 2, 5
176. Thần kinh vận động cho cơ ức đòn chũm là :
a) Nhánh cổ (Cl). d) Thần kinh phụ.
ở) Nhánh C2. e) Cả t>: c, d.
c) Nhánh C3.
177. Cơ nào aau đây KHÔNG được vận động ởởi nhánh thần kinh xuất phát từ quai cổ :
a) Cơ ức móng. d) Cơ giáp móng.
ở) Cơ ức giáp. e) Tất cả đều aai.
c) Cơ vai móng (Xem thèm bài 19 và 27)
178. Thần kinh vận động cho các cơ nhai là :
a) Thần kinh hàm dưới. d) Thần kinh hàm dưới và thần kinh mặt.
ở) Thần kinh hàm trên và e) Một thần kinh khác.
thần kinh hàm dưới.
c) Thần kinh mặt.
179. TTànn shần trong bởơ ccn^ gồm :
a) ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, thân giao cảm cổ.
ở) ĐM cảnh chung, TM cảnh trong, TK lang thang (X).
c) ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, TK lang thang và thân giao cảm cổ.
d) ĐM cảnh trong, TM cảnh trong, TK hoành.
e) ĐM cảnh trong, TM cảnh trong.
298
Dùng các chi tiết sau đây để trả lời các câu 180, 181, 182.
1. Mạc bao bọc cơ ức đòn chũm.
2. Mạc bao bọc tuyến mang tai.
3. Mạc bao bọc tuyến dưới hàm.
4. Mạc bao bọc cơ ức giáp.
5. Mạc phủ mặt trước các cơ bậc thang.
180. Thành phần nào thuộc lá nông mạc cổ :
a) 1 d) 1, 2, 3
b) 1, 2 e) 1, 2, 3, 4
c) 1, 3
181. Thành phần nào thuộc lá trước khí quản của mạc cổ :
a) 4 d) 2, 3, 4
b) 2,4 e) 2, 3, 4, 5
c) 3, 4
182. Thành phần nào thuộc lá trước cột sống :
a) 3 d) 4, 5
b) 4 e) 3, 4, 5

299
Bảng trả lời dưới đây cho các câu hỏi 183, 184, 185.
a) Cơ ức móng. d) Cơ giáp móng.
b) Cơ ức giáp. e) Cơ trâm móng.
c) Cơ vai móng.
183. Chi tiết số' )1) )à :
184. Chi tiết ốố 12) là :
185. Chi tiết ốố 13) là :
Bảng trả lời dưới đây cho các câu 186, 187, 188.
a) Lá nông mạc cổ.
b) Lá nông của lá nông mạc cổ.
c) Lá nông của lá trước khí quản.
d) Lá sru của lá trước khí quản.
e) Lá trước cột sống.
186. Chi tiết số 14) là :
187. Chi tiết ốố 15) là :
188. Chi tiết số 16) là :

300
16 CÁC ĐỘNG MẠCH CẢNH

MỤC TIÊU BẢI GIANG :

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Mô tả được nguyên ủy, đường đi, liên quan, tận cùng và nhánh bên của các động mạch
cảnh.
2. Vẽ được sơ đồ ngành nô'i của hệ mạch cảnh để giải thích các nơi và các động mạch thắt
được và không thắt được.
3. Vẽ thiết đồ ngang qua đốt sống cổ VII.
4. Vẽ các mốc chiếu trên da của động mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên xác và các phương tiện khác, nguyên ủy, đường đi, tận cùng, nhánh bên
và liên quan của các động mạch cảnh.
2. Chỉ được mốc tìm các động mạch cảnh trên da.
3. Chỉ được các nhánh của động mạch cảnh trong và các nhánh của động mạch cảnh ngoài
trên phim X quang chụp động mạch có bơm thuốc cản quang.

Mỗi bên cổ có một động mạch cảnh chung, chia đôi thành động mạch cảnh ngoài và động
mạch cảnh trong : Động mạch cảnh trong cung cấp máu cho hầu hết các thành phần đựng trong
hộp sọ và ổ mắt. Động mạch cảnh ngoài cung cấp máu cho các phần còn lại của đầu và cổ.

ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG


(a. carotis communis)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG


Động mạch cảnh chung trái phát xuất từ cung động mạch chủ. Động mạch cảnh chung
301
phải từ thân tay đầu (truncus brachiocephaticus) ở phía sau khớp ức đòn (H.16.3). Do đó, động
mạch bên trái có thêm một đoạn ở ngực. Khi vào trong cổ, đường đi của hai động mạch giống nhau.
Động mạch cảnh chung phân đôi ở ngang bờ trên sụn giáp (90,1%) ở người Việt Nam
(tương đương đốt sống cổ C4), thành động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài (H.16.6).
Ớ người Việt Nam chiều dài động mạch cảnh chung phải là 93 mm và đường kính là 6,44 mm;
chiều dài của động mạch cảnh chung trái là 123,5 mm và đường kính là 6,92 mm.

2. LIEN QUAN ơ ĐOẠN CO (chung cho hai động mạch phải và trái).
Động mạch cảnh chung nằm trong một rãnh tạo bởi phía trong là cột sông cổ và các cơ
cạnh sông, hầu, thực quản, thanh quản, khí quản. Phía ngoài là cơ ức đòn chũm và một vài cơ
trên móng và dưới móng. Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động mạch cảnh chung vì bờ
trước của cơ là mốc tìm động mạch (H.16.1).
Ớ trong rãnh, động mạch cùng với tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh lang thang nằm
trong bao cảnh. Động mạch ở phía trong, tĩnh mạch nằm ngoài, thần kinh nằm ở góc nhị diện
sau tạo bởi động mạch và tĩnh mạch. Thân giao cảm đi dọc phía sau động mạch nhưng nằm
ngoài bao cảnh.
2.1. LIÊN QUAN TRONG (H.16.6).
Động mạch tựa vào thành bên của ống tiêu hóa và đường thở. Thực quản rộng khoảng
3 cm ngăn cách động mạch cảnh chung phải và trái ở nền cổ.

Cơ bám da cổ
Cơ ức đòn chũm _
Lá nông

Cơ ức móng - Tuyến giáp và


lá trước khí quản
Cơ ức giảp-

Cơ vai móng . Khí quản

Thực quản
Cơ bậc thang trước Lá trước cột sống

Cơ dà icổ

Cơ bậc thang giữa Thần kinh giao cảm

Cơ nâng vai _

Cơ thang —

Hình 16.1 : Thiết đồ ngang qua đốt sống cổ C7


302
Hình 16.2 : Đường đi chung của các động mạch cảnh

Thần kinh quặt ngược


thanh quản

Hình 16.3 : Nguyên ủy của động mạch cảnh chung


Hầu rộng gấp đôi thực quản ngăn cách động mạch cảnh trong phải và trái ở nơi các động
mạch này đi vào ống cảnh ở nền sọ. Cho nên, các động mạch này càng lên cao càng xa nhau.
Bờ sau tuyến giáp thường len lỏi vào giữa động mạch cảnh chung và thực quản, khí quản
hoặc thần kinh quặt ngược thanh quản, và đẩy động mạch ra phía ngoài.
303
Thần kinh thanh quản trên và hai nhánh tận của nó : nhánh ngoài và nhánh trong, nằm
tựa vào thành hầu.
2.2. LIÊN QUAN SAU
Động mạch đi trước mỏm ngang các đốt sống cổ và đặc biệt là củ cảnh (tuberculum
caroticum) của đốt sống cổ C6.
Bên dưới, củ cảnh, động mạch liên quan với đoạn đầu của động mạch dưới đòn, động mạch
và tĩnh mạch đốt sống. Động mạch giáp dưới và ống ngực (ductus thoracicus) hoặc ống bạch
huyết phải (ductus lyinphaticus dexter) (H.16.5) đi qua giữa bao cảnh và động mạch đốt sổng.
Bên phải, còn có thần kinh quặt ngược thanh quản phải (H.16.3).
2.3. LIÊN QUAN NGOÀI
Bên ngoài là tĩnh mạch cảnh trong, thần kinh lang thang, các nhánh tim của thần kinh
lang thang, thân giao cảm và quai cổ.

Thực quản
Thân động mạch Thần kinh quặt ngược
thanh quan trái
tay đầu
Ống ngực

Động mạch dưới đòn trái

Tĩnh
Thân tĩnh mạch mạch gian sườn trên trái
tay đầu trái
iK < Thần kinh hoành trái
Động mạch _
cảnh chung trái Thần kinh
lang thang
— Thần kinh tim

Hình 16.4 : Liên quan của động mạch cảnh chung trái và
động mạch dưới đòn trái ở trong ngực
304
Cơ ức đòn chũm —

Thần kinh phụ —

Thần kinh cổ 3 "■


—Thần kinh hạ thiệt
Thần kinh ha thiệt - --Thần kinh thanh quản trên
(rễ trên quai cổ)
- Tĩnh mạch mặt chung '
hần kinh hạ thiệt
- Động mạch cảnh chung
"rễ dưới quai cổ)
Động mạch giáp trên
Thần kinh cổ 4 Thần kinh lang thang
h mạch cảnh trong.
'hành xuống đám rối cổ
Quai cổ

Bao tĩnh mạch


Thần kinh hoành
Bao mạch

Cơ vai móng
Lá trước khí quản ■ - Cơ ức đòn móng
Cơ bám da cổ

Cơ ức đòn chũm -

Ánh XIII: Các động mạch cảnh ở vùng tam giác cánh.

305
Dộng mạch cảnh chung
Hạch cổ giữa
Tĩnh mạch đốt sống

■ Động mạch giáp dưới


Thần kinh giao cảm
Thần kinh đốt sống
Thần kinh tim giưa

Thần kinh cơ dưới đòn —

. Hạch cổ dưới
Thần kinh hoành — ■ Quai dưới đòn

Cơ bậc thang trước — _

Nhánh nối ——■—'

Dộng mạch dưới đòn - Thần kinh lang thang


Tĩnh mạch đốt sống
Thần kinh thanh quản
quặt ngược

Anh XIV: Liên quan của động mạch dưới đòn phải.

306
3. LIÊN QUAN RIÊNG CỦA ĐỘNG MẠCH CẢNH CHUNG TRÁI Ở TRONG NGựC (H.16.4).

Động mạch cảnh chung trái phát xuất từ cung động mạch chủ (arcus aortae) ở phía sau
thân tay đầu nên có thêm một đoạn ở trong ngực cần được mô tả ở đây. Động mạch đi lên phía
sau tĩnh mạch tay đầu trái, tiếp xúc với phổi và màng phổi trái, thần kinh lang thang và thần
kinh hoành. Tiếp theo, động mạch nghiêng về bên trái khí quản, đi phía trước ngoài thực quản
và ống ngực, phía trước trong động mạch dưới đòn trái rồi đến phía sau khớp ức đòn trái.

Củ cảnh
trước

Í gữa
sau
Cơ dải cổ

Dộng mạch đốt sống

Động mạch giáp dưới


Thần kinh hoành

Thân sườn cổ

Dộng mạch ngang cổ

Động mạch trên vai ngực

Dộng mạch dưới đòn Động mạch


ngực trong
Thần kinh lang thang

Tĩnh mạch dưới đòn

Hình 16.5 : Liên quan của động mạch cảnh chung ở nền cổ

4. CÁC NGÀNH

Động mạch cảnh chung không cho một nhánh bên nào trừ hai nhánh cùng là động mạch
cảnh trong và động mạch cảnh ngoài.

ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG


(a. carotis inerna)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG

Động mạch cảnh trong là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh chung bắt đầu từ
bờ trên sụn giáp đi phía trên vùng cổ chui vào lỗ động mạch cảnh ở phía dưới xương đá rồi vào
307
Động mạch cổ lên Cơ ức giáp

Thần kinh hoành —


Tuyến giáp

Động mạch giáp dưới Động mạch đốt sống


Động mạch ngang cổ

Động mạch trên vai Dộng mạch dưới đòn

Hình 16.6 : Liên quan của động mạch cảnh chung ở cổ

ổng động mạch cảnh (canalis caroticus) ở trong xương đá và cuối cùng chui khỏi xương đá ở
đỉnh xương để vào trong hộp sọ đi trong xoang tĩnh mạch hang và tận hết ở mỏm yên trước
bằng cách chia thành bốn ngành cùng để cấp huyết cho não (H.16.7).
ở người Việt Nam đường kính động mạch cảnh trong ở đoạn sau cổ hàm là 4 mm.

Hình 16.7 : Đường đi của động mạch cảnh trong

2. LIÊN QUAN

Vì đường đi như vậy, nên động mạch có ba đoạn liên quan : đoạn ngoài sọ (khoang hàm
hầu), đoạn trong xương đá (ống cảnh) và đoạn trong sọ (xoang tĩnh mạch hang).
308
. mỏm trâm

Tĩnh mạch
cảnh trong

Thần kinh mặt

Thần kinh hạ thiệt


Động mạch
cảnh trong Nhánh hầu
thần kinh lang thang

Nhánh thanh quản trên


~ thần kinh lang thang
Cơ trâm hầu

Hình 16.8 : Liên quan của dộng mạch cảnh, trong ở khoang hàm hầu
Ớ đoạn ngoài sọ, động mạch ở phía trên cổ đi trong khoang hàm hầu, trước các cơ trước
sống và các mỏm ngang đốt sống cổ và bốn dây thần kinh sọ cuối cùng, trong tĩnh mạch cảnh
trong (H.16.8).
Trong ống cảnh (canalis caroticus), động mạch cảnh trong ngăn cách với hạch sinh ba
(ganglion trigeminale) bởi một lớp xơ của màng cứng. Động mạch chui vào trong sọ từ đỉnh
xương đá đến lỗ rách (khống xuyên qua mà lướt qua lỗ rách) và uốn cong lên trên đi vào hố sọ
giữa, trong xoang tĩnh mạch hang. Ớ đây động mạch đi vào một rãnh ở thành bên xương
bướm, tạo nên một chỗ quặt thẳng góc và đi ngang hướng về mỏm yên trước. Tại đó động
mạch rời khỏi xoang tĩnh mạch hang, hướng lên trên vào trong và ra sau tạo thành một góc
nhọn ở bên dưới mỏm yên trước và thần kinh thị giác, rồi chia thành các nhánh tận. Trong
xoang tĩnh mạch hang, động mạch liên hệ mật thiết với các thần kinh vận nhãn, thần kinh
ròng rọc và thần kinh vận nhãn ngoài (H.27.5).
3. NHÁNH BÊN
Ở cổ, động mạch khống cho nhánh bên. ở trong xương đá động mạch cho các nhánh cảnh
nhĩ (rami caroticotympanici) vào hòm nhĩ qua một lỗ nhỏ ở thành sau ống cảnh và cấp máu
cho màng nhĩ.
Ớ trong sọ, động mạch cho nhánh động mạch mắt (a. opthalmica).

4. NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh trong cho bốn nhánh cùng là : Động mạch não trước (a. cerebri anterior),
động mạch não giữa (a. cerebri media), động mạch thống sau (a. communicans posterior), và
động mạch mạch mạc trước (a. choroidea anterior), để tham gia vào việc tạo nên vòng động
mạch não (circulus arteriosus cerebri).
309
ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI
(arteria carotis externa)

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG.

Động mạch cảnh ngoài đi từ bờ trên sụn giáp đến sau cổ hàm và tận hết ở đó bằng cách
chia làm hai ngành cùng là động mạch hàm và động mạch thái dương nông (H.16.10).

2. LIÊN QUAN.
ở chỗ xuất phát, động mạch cảnh ngoài nằm ở phía trước trong của động mạch cảnh
trong, nhưng ngay sau đó hướng ra phía ngoài để đi vào tuyến mang tai. Động mạch đi trong
hai vùng : vùng cổ và vùng mang tai. Hai vùng ngăn cách nhau bởi bụng sau cơ nhị thân. ở
vùng cổ động mạch đi trong tam giác cảnh và ngăn cách với động mạch cảnh trong bởi mỏm
trâm, cơ trâm hầu, cơ trâm lưỡi, thần kinh lưỡi hầu, các nhánh hầu của thần kinh lang thang
và một phần của tuyến mang tai. Bên ngoài hai động mạch này là bụng sau cơ hai thân, cơ
trâm móng, thần kinh hạ thiệt, các tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch mặt. Khi vào tuyến mang tai,
động mạch cảnh ngoài đi qua phần sâu của tuyến, phía sau bờ sau ngành hàm, ở sâu hơn tĩnh
mạch sau hàm và thần kinh mặt. Đến sau cổ hàm, động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh cùng
là động mạch thái dương nông và động mạch hàm.

Động

Động

Dây chằng
trâm hàm

Cơ trâm móng

Cơ hai thân

Cơ hàm móng

Hình 16.9 : Liên quan của động mạch cảnh ngoài,.


310
3. NHÁNH BÊN (H.19.10)

Động mạch cảnh ngoài cho sáu nhánh bên là động mạch giáp trên, động mạch lưỡi, động
mạch mặt, động mạch hầu lên, động mạch chẩm và động mạch tai sau (H.16.10).
3.1. ĐỘNG MẠCH GIÁP TRÊN (a. thyroidea superior). Phát sinh từ mặt trước động mạch
cảnh ngoài, tựa vào cơ khít hầu dưới đến cực trên tuyến giáp, đi kèm với thần kinh thanh quản
trên. Động mạch giáp trên cho nhánh dưới móng (ramus infrahyoideus), nhánh ức đòn chũm
(ramus sternocleidomastoideus) , động mạch thanh quản trên (a. laryngea superior), nhánh
nhẫn giáp (ramus cricothyroideus), và hai nhánh tận đến cực trên tuyến giáp là nhánh trước
(ramus anterior) và nhánh sau (ramus posterior).
3.2. ĐỘNG MẠCH LƯỠI (a. lingualis) (H.16.10).
Phát sinh từ mặt trước động mạch cảnh ngoài tựa vào cơ khít hầu giữa, lộ trình uôôn hình
sin hướng lên trên và ra trước. Trong tam giác cổ, dây hạ thiệt chạy xuống dưới bắt chéo động
mạch lưỡi lần đầu, ở sâu hơn bụng sau cơ hai thân và cơ trâm móng rồi đi vào tam giác dưới
hàm (trigonum submandibulare) dưới cơ móng lưỡi. Nơi đây động mạch lưỡi lại bị dây hạ thiệt
bắt chéo thêm lần nữa.

Hình 16.10 : Các ngành của động mạch cảnh ngoài.


Động mạch lưỡi cho nhánh trên móng (ramus suprahyoideus), động mạch dưới lưỡi (a.
sublingualis), các nhánh lưng lưỡi (rami dorsales linguae) và động mạch lưỡi sâu (a. profunda
linguae).
311
Cơ chân bướm trong

Cơ cắn

Cơ trâm lưỡi

Cơ trâm móng

Cơ hai thân

Động mạch mặt

Tuyến dưới hàm

Hình 16.11 : Động mạch mặt.

3.3. ĐỘNG MẠCH MẶT (a.focialis) (H.16.11).


Phát xuất từ mặt trước động mạch cảnh ngoài, tựa vào cơ khít hầu giữa và trên, sau đó
hướng ra ngoài giữa bụng sau cơ hai thân, cơ trâm móng và tuyến nước bọt dưới hàm ở trong
và cơ chân bướm trong ở ngoài. Tiếp theo, động mạch uốn theo bờ dưới thân xương hàm dưới
để lên mặt tạo thành đường đi giống như chữ s nằm ngang. Động mạch mặt có thể chung thân
với động mạch lưỡi, tạo thành thân lưỡi mặt (truncus linguofacialis) (26,4% ở người Việt Nam).
Động mạch mặt cho các nhánh động mạch khẩu cái lên (a.palatina asecendens), nhánh hạnh
nhân (ramus tonsillaris), động mạch dưới cằm (a. submentalis), các nhánh tuyến (rami
glandulares), động mạch mối dưới (a.labialis inferior), động mạch mối trên (a. labialis superior)
và tận cùng bằng động mạch góc (a.angularis) ở đầu trong mắt.
3.4. ĐỘNG MẠCH HÂU LÊN .(a. pharyngea ascendens).
Phát sinh từ chỗ phân đối của động mạch cảnh chung, đi lên nền sọ, tựa vào các cơ khít
hầu dưới, giữa và trên. Bên ngoài động mạch hầu lên là động mạch cảnh trong.
Động mạch hầu lên cho các nhánh động mạch màng não sau (a.meningea posterior), các
nhánh hầu (rami pharyngei) và động mạch nhĩ dưới (a. tympanica inferior).
3.5. ĐỘNG MẠCH CHAM (a. occipitalis).
Phát sinh từ mặt sau động mạch cảnh ngoài, hướng về phía mỏm chũm.
Động mạch chẩm cho các nhánh chũm (ramus mastoideus), nhánh tai (ramus auricularis),
các nhánh ức đòn chũm (rami sternocleidomastoidei), các nhánh chẩm (rami occipitales) và
nhánh xuống (ramus descendens).
3.6. ĐỘNG MẠCH TAI SAU (a.auricularis posterior).
Phát sinh từ mặt sau động mạch cảnh ngoài, thường ngang với bờ trên bụng sau cơ hai
thân, và đi theo bờ này lên mỏm chũm, qua sau tai đến da đầu. Động mạch đi kèm với thần
kinh tai sau (n.auricularis posterior), nhánh của thần kinh mặt.
312
Động mạch tai sau cho các nhánh động mạch trâm chũm (a. stylomastoidea), động mạch nhĩ
sau (a.tympanica posterior), nhánh tai (ramus auricularis) và nhánh chẩm (ramus occipitalis).

4. CÁC NHÁNH CÙNG

Động mạch cảnh ngoài cho hai nhánh cùng là động mạch thái dương nông và động mạch
hàm.
4.1. ĐỘNG MẠCH THÁI DƯƠNG NÔNG (ademporalis superficialis).
Nằm bên trong tuyến mang tai, đi lên ngang qua rễ của mỏm gò má. Ở đây có thể bắt
được nhịp đập của động mạch ngay trước tai.
Động mạch thái dương nông cho các nhánh mang tai (rami parotidei), động mạch ngang
mặt (a.transversa faciei), các nhánh tai trước (rami auriculares anteriores), động mạch gò má ổ
mắt (a.zygomaticoorbitalis) , động mạch thái dương giữa (a. temporalis media), nhánh trán
(ramus frontalis) và nhánh đỉnh (ramus parietalis).

Động mạch thái dương sâu


Động mạch Dộng mạch bướm khẩu cái
màng não giữa
Động mạch
Nhánh màng não phụ
dưới ổ mắt

Động mạch
huyệt răng trên
Dộng mạch nhĩ trước

Dộng mạch
tai sâu Nhánh cơ cắn
Động mạch
khẩu xuống
Động mạch hàm
Động mạch miệng
Động mạch
huyệt răng dưới
Nhánh chân bướm
Động mạch cảnh ngoài

Hình 16.12 : Động mạch hàm..


4.2. ĐỘNG MẠCH HÀM (a. maxillaris) (H.16.12)
Phát xuất ở phía sau cổ hàm, động mạch hàm đi về phía trước, tiếp xúc với mặt trong cổ
hàm. Tiếp theo, động mạch đi theo một đường đi khúc khuỷu ngang qua mặt ngoài (đôi khi
mặt trong) cơ chân bướm ngoài, rồi đi vào hố chân bướm khẩu cái. Dựa vào cơ chân bướm
313
ngoài, ta chia động mạch hàm làm ba đoạn : đoạn thứ nhất trước khi bắt ngang, đoạn thứ nhì
bắt ngang, và đoạn thứ ba là đoạn sau khi bắt ngang qua cơ này. Các nhánh bên của đoạn thứ
nhất và đoạn thứ nhì đi cùng với thần kinh hàm dưới phân phối cho hàm dưới. Các nhánh bên
của đoạn thứ ba cùng với thần kinh hàm trên cung cấp cho hàm trên.
Động mạch hàm cho các nhánh bên sau đây :
- Ớ đoạn thứ nhất có động mạch tai sâu (a.auricularis profunda), động mạch nhĩ trước (a.
tympanica anterior), động mạch huyệt răng dưới (a.alveolaris inferior), động mạch màng não
giữa (a.meningea media) và nhánh màng não phụ (ramus meningeus accessorius).
— Ở đoạn thứ hai có động mạch cơ cắn (a.masseterica), các động mạch thái dương sâu
(aa.temporales profundae), các nhánh chân bướm (rami pterygoidei), động mạch má (a.buccalis).
- Ở đoạn thứ ba có động mạch huyệt răng trên sau (a.alveolaris superior posterior), động
mạch huyệt răng trên trước (a.alveolaris superior anterior), động mạch dưới ổ mắt
(a.infraorbitalis), động mạch ống chân bướm (a.canalis pterygoidei), động mạch khẩu cái xuống
(a.palatina descendens), động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina), các động mạch mũi sau,
mũi ngoài và vách mũi (aa.nasales posteriores, laterales et septi).

CÁC NGÀNH NỐI CỦA HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH

Trong ba động mạch của hệ cảnh thì có thể thắt được mạch cảnh chung và đặc biệt là
động mạch cảnh ngoài. Còn động mạch cảnh trong thì khống thắt được vì rất nguy hiểm cho
sự cấp huyết của não.
Khi thắt động mạch cảnh chung, tuần hoàn phụ thành lập qua các nhánh sau :
- Ngoài sọ : giữa động mạch giáp trên (thuộc động mạch cảnh ngoài) và động mạch giáp
dưới (thuộc động mạch dưới đòn).
- Trong sọ : động mạch đốt sống.
Khi thắt động mạch cảnh ngoài, tuần hoàn phụ thành lập qua các nhánh lớn của động
mạch cảnh ngoài (các động mạch giáp trên, lưỡi, mặt và chẩm) nối với các nhánh tương đương
của bên đối diện.
Động mạch cảnh ngoài thường được thắt ở bên trên động mạch giáp trên, chỗ động mạch
cảnh chung phân đối ngay trên sụn giáp. Ở đây, động mạch cảnh ngoài phân biệt được với
động mạch cảnh trong nhờ vào ba đặc điểm : ở trước hơn, ở trong hơn và có nhánh bên (đặc
điểm này quan trọng nhất).
Hai trường hợp dị dạng đặc biệt được ghi nhận ở người Việt Nam là khống có thân động
mạch cảnh ngoài riêng biệt. Động mạch cảnh chung cho các nhánh bên như các nhánh của
động mạch cảnh ngoài và sau đó có nhánh vào sọ làm nhiệm vụ của động mạch cảnh trong.
Quan niệm thực hành cho rằng động mạch cảnh ngoài là động mạch có nhánh bên sẽ khống
còn đúng trong dị dạng này.
314
XOANG CẢNH VÀ Tiểu THỂ CẢNH

Ớ tận cùng chỗ phân đôi, động mạch cảnh chung có hai cấu trúc đặc biệt là xoang cảnh và
tiểu thể cảnh (H.16.13).

1. XOANG CẢNH (sinus caroticus).

Phần cuối của động mạch cảnh chung phình ra khoảng 1 cm đường kính, gọi là xoang
cảnh. Xoang cảnh đóng góp một phần trong cơ chế điều hòa huyết áp, Thành xoang co giãn
nhiều, được phân phôi bởi nhánh xoang cảnh của thần kinh thiệt hầu, đẫn truyền các xung
động của các áp thụ cảm.

2. TlỂU THẾ cảnh (glomus caroticum).

Là một nốt mỏng hình bầu dục hoặc tam giác, dài 5 - 7mm, rộng 2,5 - 4mm, thường nằm
tại chỗ hoặc gần chỗ phân đôi của động mạch cảnh chung, kế bên xoang cảnh. Tiểu thể cảnh
màu xám nhạt hoặc nâu nhạt, được bọc trong một bao xơ hoặc bao ngoài của động mạch, chứa
một mạng lưới nhỏ dạng xoang, phát xuất từ động mạch cảnh chung hoặc các nhánh của nó.
Có từ hai đến năm sợi thần kinh đi vào cực trên của tiểu thể cảnh, thường là từ hạch cổ trên
và thần kinh thiệt hầu, có thể có thần kinh lang thang và thần kinh hạ thiệt. Tiểu thể cảnh
tác dụng như một hóa thụ cảm : các sợi cảm giác của thần kinh thiệt hầu đáp ứng với sự thay
đổi nồng độ oxygen trong máu.

Thần kinh lang thang

Thần kinh thiệt hầu


Hạch giao cảm cổ trên

Xoang cảnh
Tiểu thể cảnh

Động mạch cảnh chung

Hình 16.13 : Xoang cảnh và tiểu thể cảnh,.

GIẢI PHẪU HỌC BỀ MẶT VÀ MỘT số Mốc


CỦA CÁC ĐỘNG MẠCH CẢNH

Đường đi của các động mạch ứng với đoạn thẳng xác định trên da bằng hai điểm. Một
điểm là khớp ức đòn, một điểm khác ở giữa đỉnh mỏm chũm và góc hàm. Điểm này ngang với
315
mỏm ngang đốt đội, ngay bên trong của dái tai. Đoạn thẳng nối hai điểm đi dọc theo bờ trước
cơ ức đòn chũm.
Phần trên cùng của động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong đi đến một điểm
phía sau cổ hàm. Động mạch cảnh chung bắt chéo cơ vai móng ngang mức sụn nhẫn và đốt
sống cổ C5. Đây là vị trí để chèn động mạch nhằm mục đích cầm máu. Động mạch cảnh chung
thường tách đối ngang bờ trên sụn giáp, ở một điểm cách bờ dưới xương hàm dưới 3cm. Nhịp
đập của động mạch cảnh chung và động mạch cảnh ngoài bắt được dọc theo bờ trước cơ ức đòn
chũm. Động mạch giáp trên phát xuất bên dưới đầu sừng lớn xương móng. Các động mạch lưỡi
và động mạch mặt phát xuất ở ngang mức hoặc ngay trên mức xương móng.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

189. Động mạch cảnh chung chia đối thành ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài ở ngang mức :
a) Đốt sống cổ C2.
b) Đốt sống cổ C1.
c) Bờ trên sừng lớn xương móng.
d) Bờ trên sụn giáp.
e) Tất cả đều sai.
190. Tiêu chuẩn chắc chắn nhất để phân biệt ĐM cảnh ngoài và ĐM cảnh trong ở vùng cổ là :
a) ĐM cảnh ngoài nằm ở ngoài ĐM cảnh trong.
b) ĐM cảnh ngoài có nhánh bên ở cổ.
c) ĐM cảnh ngoài lớn hơn ĐM cảnh trong.
d) ĐM cảnh ngoài dễ thấy hơn ĐM cảnh trong.
e) ĐM cảnh trong nằm ở phía trong và sâu hơn ĐM cảnh ngoài.
191. Câu nào SAI
a) Ở chỗ xuất phát, ĐM cảnh ngoài nằm trước và trong ĐM cảnh trong.
b) Thắt ĐM cảnh ngoài ở vùng cổ chứ không phải ở vùng mang tai.
c) ĐM cảnh ngoài nằm nông hơn ĐM cảnh trong.
d) ĐM cảnh ngoài cấp huyết cho hầu hết đầu mặt cổ trừ não và nhãn cầu.
e) ĐM cảnh ngoài cho nhánh ĐM màng não.
192. Nói về động mạch cảnh trong, câu nào SAI :
a) Không cho nhánh bên ở cổ.
b) Cho nhánh cảnh nhĩ ở mặt trong xương đá.
c) Cho một nhánh bên trong sọ là ĐM mắt.
d) Cho 4 nhánh cùng ở mỏm yên trước.
e) Cấp huyết cho não và đại bộ phận các phần mềm của mặt.
316
193. ơ đoạn ngoài sọ, ĐM cảnh trong đi trong khoang hàm hầu. Liên quan nào sau đây với
ĐM cảnh trong (trong khoang hàm hầu) là ĐÚNG :
a) Sau ĐM là các cơ trước sống.
b) Trước ĐM là 4 thần kinh sọ cuối cùng (IX, X, XI, XII).
c) Trong ĐM là TM cảnh trong.
d) Sau ĐM là thành bên hầu.
e) b và c đúng.
194. Chọn câu đúng : Động mạch cảnh chung :
a) Đi trong rãnh cảnh ở phía trong tĩnh mạch cảnh trong.
b) Không cho nhánh bên nào.
c) Phình ra thành phình cảnh trước khi phân đôi thành ĐM cảnh trong và ĐM cảnh ngoài.
d) Là ĐM cấp huyết cho đại bộ phận đầu mặt cổ.
e) a, b, c, d đúng.
195. Động mạch nào sau đây KHÔNG là nhánh bên của ĐM cảnh ngoài :
a) ĐM hầu lên.
b) ĐM thái dương nông.
c) ĐM tai sau.
d) ĐM lưỡi.
e) ĐM mặt.
196. Động mạch màng não giữa là nhánh bên của :
a) ĐM cảnh trong.
b) ĐM não giữa. '
c) ĐM não trước.
d) ĐM hàm.
e) ĐM não sau.
197. Chọn câu đúng nhất.
' a) Thắt ĐM cảnh trong rất nguy hiểm.
b) Thắt ĐM cảnh ngoài rất nguy hiểm.
c) Thắt ĐM cảnh chung nguy hiểm nhất (trong 3 ĐM cảnh).
d) Thắt ĐM cảnh trong không nguy hiểm.
e) Thắt ĐM cảnh ngoài nguy hiểm hơn ĐM cảnh trong.
198. Tất cả các thành phần trong hộp sọ được cung cấp máu bởi :
a) ĐM cảnh trong.
b) ĐM cảnh ngoài.
c) ĐM dưới đòn.
d) a, b đúng.
e) a, b, c đúng.

317
ĐM ngang mát

Cơ hai thân

Sơ đồ các nhánh của động mạch cảnh ngoài

Dùng hình vẽ trên để trả lời các câu 199 đến 205
Cho biết tên các nhánh của ĐM cảnh ngoài được đánh số trên hình vẽ (trắc
nghiệm điền khuyết)
199. Chi tiết số (1) là :
200. Chi tiết số (2) là :
201. Chi tiết số (3) là :
202. Chi tiết số (4) là :
203. Chi tiết sô' (5) là :
204. Chi tiết sô' (6) là :
205. Chi tiết sô' (7) là :

318
17 ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Mô tả được nguyên ủy, đường đi, nhánh bên, liên quan và tận cùng của động mạch dưới
đòn.
2. Phân biệt sự liên quan giống và khác nhau của động mạch dưới đòn phải và trái ở đoạn cổ.
3. Vẽ và giải thích sơ đồ vòng nôi của động mạch dưới đòn với các động mạch khác.
4. Giải thích ứng dụng tiêm tĩnh mạch dưới đòn.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác nguyên ủy, đường đi, nhánh tận,
nhánh bên, liên quan và tận cùng của động mạch dưới đòn.
2 Xác định môc và hướng tiêm tĩnh mạch dưới đòn trên xác và người sống.

Động mạch dưới đòn (arteria subclavia) cấp máu chủ yếu cho chi trên. Ngoài ra động mạch
còn phân phô'i cho não, nền cổ và thành ngực. Động mạch dưới đòn phải xuất phát từ động
mạch cánh tay đầu. Động mạch dưới đòn trái xuất phát từ cung động mạch chủ (arcus aortae).
Như vậy, động mạch dưới đòn trái giống động mạch cảnh chung trái có hai đoạn : đoạn trong
ngực (trung thất) và đoạn cổ, còn động mạch dưới đòn phải, chỉ có ở đoạn cổ. Ớ nền cổ, động
mạch uốn cong từ sau khớp ức đòn đến sau điểm giữa xương đòn thì đổi tên thành động mạch
nách (H.17.1).

1. NGUYÊN ỦY VÀ TẬN CÙNG

Động mạch dưới đòn trái phát sinh từ cung động mạch chủ, đi lên trong trung thất trên,
đến sau khớp ức đòn trái, vẽ một đường cong lõm xuống dưới ỏ nền cổ, và tận cùng ở sau điểm
giữa xương đòn, còn động mạch dưới đòn phải xuất phát từ thân tay đầu ở sau khớp ức đòn
phải và cũng tận cùng ở sau điểm giữa xương đòn và đổi tên thành động mạch nách.

319
Hình 17.1 : Nguyên ủy, đường đi và tận cùng của hai động mạch dưới đòn phải và trái.

Động mạch cảnh chung Tĩnh mạch cảnh trong

Cơ trước sống Thần kinh lang thang

Động mạch giáp dưới


Tuyến giáp

Hạch cổ giữa - Động mạch đốt sống

Thần kinh hoành


Ống ngực

— Động mạch ngang cổ


Dộng mạch trên vai
Hạch sao

Cơ bậc thang trước


Thẩn kinh lang thang

Động mạch ngực trong

Thần kinh hoành

Hình 17.2 : Liên quan của động mạch dưới đòn trái ở trong cơ bậc thang.

320
2. LIÊN QUAN

2.1. LIÊN QUAN Ở ĐOẠN Cổ (chung cho cả 2 động mạch phải và trái).

Cơ bậc thang trước bắt chéo phía trước đoạn cổ động mạch dưới đòn và chia đoạn này làm
ba phần : phần trong cơ bậc thang, phần sau cơ bậc thang và phần ngoài cơ bậc thang.
- Phần trong cơ bậc thang (H.17.2, H.17.3) : Phía dưới là đỉnh màng phổi và xương
sườn thứ nhất. Phía sau là đỉnh màng phổi, và thân dưới của đám rối thần kinh cánh tay. Phía
trước dưới là tĩnh mạch dưới đòn, thần kinh hoành, thần kinh lang thang, các nhánh tim và
quai dưới đòn (ansa subclavia). Đôi với động mạch dưới đòn trái còn có ống ngực và động mạch
dưới đòn phải có thần kinh quặt ngược. Phía trước nữa là cơ ức đòn chũm, đầu ức xương đòn,
phần ngang của tĩnh mạch cảnh trước, cơ ức giáp, cơ ức móng, thần kinh hoành, tĩnh mạch đốt
sông, thần kinh lang thang. Phía trên là các hạch dưới của nhóm hạch bạch huyết cổ sâu dưới,
thân giáp cổ với các nhánh của nó.
— Phần sau cơ bậc thang (H.17.4) : Động mạch dưới đòn xuyên qua phần dưới của khe
giữa cơ bậc thang giữa và cơ bậc thang trước.

Thần kinh lang thang


. Động mạch cảnh trong

Tình mạch cảnh trong Động mạch cảnh ngoài

Hạch cổ trên Động mạch giáp trên

Cơ vai móng

Hạch cổ giữa
Động mạch đốt sống
Thần kinh hoành

Thân giáp cổ
Quai dưới đòn

Thẩn kinh lang thang


và quặt ngược
thanh quản phải
- Thần kinh hoành
Động mạch ngực trong

Hỉnh 17.3 : Liên quan của động mạch dưới đòn phải ở đoạn trong cơ bậc thang.

Phía trước là tĩnh mạch dưới đòn (qua trung gian cơ bậc thang trước), thần kinh hoành,
hai nhánh của thân giáp cổ (động mạch ngang cổ, động mạch trên vai).

321
Phía dưới là rãnh động mạch dưới đòn ở mặt trên xương sườn thứ nhất.
Phía sau là thân trên và thân giữa của đám rối thần kinh cánh tay.
Phía sau trên là cơ bậc thang giữa. Sau cơ bậc thang giữa là cơ bậc thang sau, thần kinh
ngực dài nằm giữa hai cơ này.
- Phần ngoài cơ bậc thang (H.17.5) : Phía dưới là xương sườn I và màng phổi.
Phía sau là cơ bậc thang giữa và đám rố'i thần kinh cánh tay. Phía trước là nhánh trên
đòn của đám rối thần kinh cổ nông, tĩnh mạch cảnh ngoài, lá nông và lá trước khí quản mạc
cổ, xương đòn và động mạch trên vai. Phía trước dưới là tĩnh mạch dưới đòn.

Cơ bậc thang sau

Cơ bậc thang giữa

Cơ bậc thang trước

Dộng mạch vai xuôh

Thần kinh ngực dài

Thân trên

Thân giữa
Thân dưới

Thần kinh hoành


Xương đòn
Thân giáp cổ
Xương sườn 1

Xương sườn 2

Hình 17.4 : Liên quan của động mạch dưới đòn ở đoạn sau ca bậc thang.

2.2. LIÊN QUAN RIÊNG CỦA ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN TRÁI Ở TRONG NGựC.
Giống như động mạch cảnh chung trái, động mạch dưới đòn trái xuất phát từ cung động
mạch chủ ở trong ngực nên có thêm một đoạn liên quan ở ngực. Động mạch đi trong trung thất

322
Hình 17.5 : Liên quan của động mạch dưới đòn ở đoạn ngoài cơ bậc thang.

ở phía sau trái của động mạch cảnh chung trái ngang mức đốt sống ngực N3 hoặc N4. Động
mạch còn liên quan ở phía trước với dây thần kinh lang thang, dây thần kinh hoành trái, các
dây thần kinh tim, các hạch bạch huyết trung thất trước (nodi lympatici mediastinales
anteriores), tĩnh mạch tay đầu trái và cuối cùng là thành ngực ở trước nhất.
Phía sau động mạch là ống ngực, thần kinh giao cảm ngực, các động mạch gian sườn và
tĩnh mạch bán đơn phụ.
Phía trong là thực quản, khí quản và thần kinh thanh quản dưới (bên trái).
Phía ngoài là màng phổi trung thất (H.16.4).

323
3. NHÁNH BÊN (H.17.7). Các nhánh bên của động mạch dưới đòn hầu hết phát xuất từ phần trong
cơ bậc thang. Nguyên ủy của các nhánh này bị che khuất phía trước bởi tĩnh mạch cảnh trong.

3.1. ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG (a. vertebralis) phát xuất từ mặt trên, ở gần bờ ngoài cơ
dài cổ, đi thẳng lên trên chui vào lỗ ngang của đốt sống cổ Cô ở góc giữa hai cơ bậc thang trước
và cơ dài cổ. Phía trước động mạch là bao cảnh. Xen giữa động mạch và bao cảnh là ống ngực
(bên trái), ống bạch huyết phải (bên phải) và động mạch giáp dưới. Phía sau động mạch là
màng phổi, hạch cổ ngực (ganglion cervicothoracicum), nhánh trước của thần kinh gai sống cổ
C7 và C8. Động mạch dốt sống đi qua lỗ ngang của 6 đốt sống cổ đầu tiên rồi đi vào sọ qua lỗ
lớn xương chẩm.
3.2. THÂN GIÁP Cổ (truncus thyrocervicalis) phát xuất ở mặt trên, gần bờ trong cơ bậc
thang trước. Thân ngắn và cho ba nhánh :
Động mạch cổ sâu Động mạch đốt sống

Động mạch cổ lên

Động mạch gian sườn trên


Động mạch ngang cổ Dộng mạch giáp
dưới

Thân 'sườn cổ
Thân giáp cố
Động mạch
trên vai
Động mạch
vai xuống
Động mạch ngực trong

Cơ bậc thang trước

Hình 17.6 : Nhánh bên của động mạch dưới đòn..


— Động mạch giáp dưới (a. thyroidea inferior) là nhánh ngắn và lớn nhất của thân giáp
cổ, uõn cong vào trong giữa động mạch đốt sống và bao cảnh (bên dưới củ cảnh), rồi đi phía
trước (hoặc phía sau) thân giao cảm. Tiếp theo, động mạch đi xuống cực dưới tuyến giáp và cho
các nhánh ngắn gọi là nhánh tuyến (rami glandulares). Động mạch còn cho các nhánh hầu
(rami pharyngei), các nhánh thực quản (rami esophagei), các nhánh khí quản (rami tracheales),
động mạch thanh quản dưới (a.laryngea inferior) và động mạch cổ lên (a. cervialis ascendens).

324
Động mạch cảnh trong

Dộng mạch đốt sống

Động mạch chẩm


Động mạch cảnh ngoài

Thân sườn cổ —
(động mạch cổ sâu)
Động mạch giáp trên

Dộng mạch giáp dưới


Động mạch
trên vai

Động mạch Động mạch ngực trong


vai xuống

Động mạch Đóng mạch chu ngực


ngực ngoài

Động mạch nách


Động mạch gian sườn
Động mạch dưới vai

Động mạch thượng vị dưới

Động mạch chậu ngoài

Hình 17.7 : Nhánh nối của động mạch dưới đòn.

— Động mạch ngang cổ (a. transversa colli) hướng ra ngoài bắt chéo cơ bậc thang trước,
thần kinh hoành, động mạch dưới đòn và đám rối thần kinh cánh tay. Đến bờ trên xương vai,
động mạch thường chia làm hai nhánh : nhánh nống (ramus superficialis) còn gọi là động
mạch cổ nống (a.cervícalis superficialis) đi theo thần kinh phụ, cấp máu cho 1/3 trên cơ thang.
Nhánh sâu (ramus profundus) nếu có còn gọi là động mạch vai xuống (a.scapularis descendens)
hay động mạch vai sau (a. scapularis dorsalis). Động mạch này thường tách trực tiếp từ động
mạch dưới đòn và nối với động mạch vai dưới và vai trên thành vòng nối quanh vai (xem bài
Nách), đi theo thần kinh lưng vai (n.dorsalis scapulae) và cấp máu cho các cơ lân cận.

325
- Động mạch trên vai (a. suprascapularis) đi ra ngoài hơi thấp hơn động mạch ngang cổ
ở gần cơ nâng vai động mạch đi kèm với thần kinh trên vai (n. suprascapularis), đi vào ho’
trên gai và hô' dưới gai. Động mạch cho nhánh cùng vai (ramus acromialis) đến vùng mỏm
cùng vai để tiếp nô'i với động mạch vai sau và vai dưới thành vòng nôi quanh vai (xem bài
Nách).
3.3. ĐỘNG MẠCH NGựC TRONG (a. thoracica interna) phát sinh từ mặt dưới đối diện
với thân giáp cổ, đi xuống phía trước đỉnh màng phổi. Ớ sụn sườn 1, động mạch bắt chéo phía
sau thần kinh hoành, và cho nhánh động mạch màng ngoài tim hoành (a.pericardia,cophren^i^c^a^)
đi theo thần kinh hoành. Động mạch tiếp tục đi xuống sau các sụn sườn. Đến sụn sườn 6, động
mạch chia làm hai nhánh : động mạch cơ hoành (a. musculophrenica) cấp máu cho cơ hoành và
thành ngực, động mạch thượng vị trên (a.epigastrica superior) đi vào cơ thẳng bụng. Động
mạch ngực trong còn cho các nhánh trung thất (rami mediastinales), các nhánh tuyến ức (rami
thymici), các nhánh phế quản (rami bronchiales), các nhánh ức (rami sternales), các nhánh
xuyên (rami perforantes) và các nhánh gian sườn trước (rami intercostales anteriores).
3.4. THÂN SƯỜN Cổ (truncus costocervicalis) phát xuất từ mặt sau, ở phía sau cơ bậc
thang trước (bên phải) hoặc gần bờ trong cơ bậc thang trước (bên trái). Từ đó, động mạch uôn
cong trên đỉnh màng phổi đến cổ xương sườn I, chia làm hai nhánh là động mạch cổ sâu và
động mạch gian sườn trên cùng. Động mạch cổ sâu (a. cermcalis profunda) đi ra phía sau giữa
cổ xương sườn 1 và mỏm ngang đô't sống cổ C7, và nô'i với nhánh xuống của động mạch chẩm,
còn động mạch gian sườn trên cùng (a. intercostalis suprema) đi xuông phía trước cổ các xương
sườn I và cho các động mạch gian sườn sau (aa.intercostales posteriores) I và II.
3.5. ĐỘNG MẠCH VAI XUốNG (a. scapularis descendens). Như trên đã nói, động mạch
này đôi khi tách từ động mạch ngang cổ. Thông thường, nó là nhánh duy nhất tách từ động
mạch dưới dòn ở đoạn ngoài cơ bậc thang (H.17.4) và (H.17.6).

4. CÁC NHÁNH NÔÌ

Động mạch dưới đòn tiếp nối với nhiều động mạch khác như động mạch cảnh trong, động
mạch cảnh ngoài, động mạch nách, động mạch chủ ngực, động mạch chậu ngoài và động mạch
dưới đòn bên đôi diện (H.17.7).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất :

206. Câu nào sau đây SAI :


a) ĐM dưới đòn (P) xuất phát từ thân tay đầu.
b) ĐM dưới đòn (T) xuất phát từ cung ĐM chủ.
c) ĐM dưới đòn (T) dài hơn ĐM dưới đòn (P).
d) ĐM dưới đòn tháp hơn xương đòn 1,5 cm.
e) ĐM dưới đòn cấp máu cho chi trên, não, nền cổ và thành ngực.

326
207. Điều nào sau đây KHÔNG đúng với ĐM dưới đòn :
a) Đi cao hơn xương đòn 1,5 cm.
b) Khi đến sau khớp ức đòn trái, động mạch vẽ một đường cong lõm xuống dưới ở nền cổ.
c) Liên quan mật thiết với đỉnh màng phổi.
d) Cao hơn đỉnh màng phổi 0,5 cm.
e) Tận cùng ở sau điểm giữa xương đòn.
208. Động mạch nào sau đây KHÔNG phải là nhánh của ĐM dưới đòn :
a) ĐM giáp dưới.
b) ĐM ngang cổ.
c) ĐM dưới vai
d) ĐM gian sườn trên cùng.
e) ĐM đối sống.
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 209, 210, 211.
1. ĐM gian sườn trên cùng 4. ĐM trên vai.
2. ĐM giáp dưới. 5. ĐM ngang cổ.
3. ĐM cổ sâu.
209. Thân sườn cổ bao gồm các nhánh :
a) 1, 3 d) 1, 3, 4.
b) 1, 5. e) 1, 4, 5.
c. 1, 3, 5.
210. Thân giáp cổ bao gồm các nhánh :
a) 1, 2, 3. d) 3, 4, 5.
b. 2, 3, 4. (ì) 2, 3, 4, 5.
c) 2, 4, 5.
211. ĐM nào KHÔNG xuất phát trực tiếp từ ĐM dưới đòn :
a) 1 d) 4.
b) 2 e) Cả 1, 2, 3, 4, 5.
c) 3
212. Ở đoạn cổ, phần trong cơ bậc thang, thành phần nào sau đây KHÔNG liên quan phía
trước với ĐM dưới đòn trái :
a) Hạch sao (hạch cổ ngực), d) Thần kinh hoành trái
b) TM cảnh trong trái. e) Thần kinh lang thang trái.
c) TM dưới đòn trái.

327
213. Nói về liên quan của ĐM dưới đòn với TK lang thang, câu nào ĐÚNG : Thần kinh lang
thang :
a) Ở phía trước đoạn trong cơ bậc thang của ĐM dưới đòn.
b) Ở phía sau đoạn trong cơ bậc thang của ĐM dưới đòn.
c) Ở phía trước đoạn sau cơ bậc thang của ĐM dưới đòn.
d) Ở phía sau đoạn sau cơ bậc thang của ĐM dưới đòn.
e) Ớ phía sau đoạn ngoài cơ bậc thang của ĐM dưới đòn.
214. Trong trung thất trên, ống ngực nằm ở phía... của ĐM dưới đòn trái :
a) Trước. d) Trong.
b) Sau. e) Trên.
c. Ngoài (Xem thêm bài 23)
215. Động mạch nào dưới đây KHÔNG cho nhánh nốì với ĐM dưới đòn :
a) ĐM cảnh ngoài.
b) ĐM cảnh trong
c) ĐM nách.
d) ĐM chủ ngực.
e) a, b, c, d đều cho nhánh nôi với ĐM dưới đòn :
Câu 216 - 217. Chọn
a) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu (A) đúng, (B) sai.
d) Nếu (A) sai, (B) đúng.
e) Nế'u (A) sai, (B) sai.
216. (A) Người ta có thể tiêm tĩnh mạch dưới đòn vì
(B) Tĩnh mạch dưới đòn to và nằm dưới xương đòn phía trước động mạch dưới đòn.
217. (A) Tiêm tĩnh mạch dưới đòn có nguy cơ chạm vào màng phổi vì
(B) Màng phổi nằm ở phía trước tĩnh mạch dưới đòn.

328
18 TĨNH MẠCH - BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT cổ

mục tiêu bài giảng

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Mô tả được các tĩnh mạch nông, sâu của đầu mặt cổ.
2. Mô tả được bạch mạch đầu mặt cổ.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên xác và các phương tiện thực tập khác các tĩnh mạch nông, sâu của đầu
mặt cổ.
2. Xác định tĩnh mạch cảnh ngoài trên cơ thể người sông.

TÌNH MẠCH ĐẦU MẶT cổ


Cãc tĩnh mạch của đầu và cổ có thể chia làm hai nhóm : nhóm nông, dẫn lưu máu từ các
phần bên ngoài; và nhóm sâu dẫn. lưu máu từ các cấu trúc sâu. Tất cả tĩnh mạch, dù nông hay
sâu đều đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hay tĩnh mạch dưới đòn, hoặc đổ trực tiếp vào thân tĩnh
mạch tay đầu ở nền cổ. Qua thân tĩnh mạch tay đầu, tất cả máu của đầu và cổ đổ vào tim.

CÁC TĨNH MẠCH NONG CÙA ĐÃU MẶT cồ

Máu tĩnh mạch từ phần trước da đầu, toàn bộ da mặt, đổ vào tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch
sau hàm, đến tĩnh mạch mặt chung, nhánh của tĩnh mạch cảnh trong. Máu từ phần sau da
đầu, toàn bộ da cổ, theo tĩnh mạch cảnh ngoài và các nhánh của nó, đến tĩnh mạch dưới đòn
(H.18.1).

329
Tĩnh mạch trên ròng rọc

Tĩnh mạch thái dương nông

Tĩnh mạch sau hàm

Tĩnh mạch mặt

Cơ thang - Tĩnh mạch tai sau

Cơ gối

Cơ nâng vai - Tĩnh mạch cảnh ngoài


Thẩn kinh XI ■

Cơ bấc thang - Tĩnh mạch cảnh trước


giữa và sau

Cơ ức đòn chũm • Nhánh nối

Cơ vai móng

«3
Hình 18.1 : Các tĩnh mạch nông ở mặt và cổ.

1. TĨNH MẠCH MẶT (v.facialis) (H.18.2).


Máu đổ vào tĩnh mạch mặt bắt đầu ở góc trong của mắt, chỗ tĩnh mạch trên ròng rọc và
tĩnh mạch trên ổ mắt hợp lại, và đi xuống cạnh bờ trong ổ mắt. Đoạn này gọi là tĩnh mạch
góc, phần còn lại trên mặt và cổ gọi là tĩnh mạch mặt. Tĩnh mạch mặt đi cạnh bên mũi đến
má, rồi đi chếch, đến bờ trước cơ cắn. Kế đó, tĩnh mạch đi qua tam giác dưới hàm (trigonum
submandibulare) đến bờ trên xương móng, đổ vào tĩnh mạch mặt chung. Trên đường đi, tĩnh
mạch mặt nhận nhiều nhánh bên và tăng dần khẩu kính, và có nhiều nhánh nôi với các tĩnh
mạch sâu.
Tĩnh mạch góc (v. angularis) đi vòng qua bờ trong ổ mắt, chung với động mạch góc
(a.angularis) trên mỏm trán xương hàm trên, bên trong túi lệ. Các nhánh phía sau tĩnh mạch
góc đi vào ổ mắt, nốì với tĩnh mạch mắt (v. ophthalmica). Tĩnh mạch góc, tĩnh mạch mặt và
tĩnh mạch mắt không có van. Cho nên, máu có thể đi từ tĩnh mạch mắt vào tĩnh mạch góc,
hoặc từ tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch góc vào tĩnh mạch mắt, vào xoang tĩnh mạch hang (sinus
cavernosus) và các xoang tĩnh mạch khác trong sọ. Do đó, nếu một ổ nhiễm trùng tụ cầu bị phá
vỡ ở vùng mặt xung quanh mũi miệng có thể lan vào xoang hang gây nhiễm trùng nặng. Xuất
huyết dưới kết mạc mắt ở trẻ ho gà là một ví dụ khác cho thấy sự thông nối giữa tĩnh mạch
trong sọ và ngoài sọ qua tĩnh mạch mắt.
Nhánh bên : Từ trên xuống dưới, tĩnh mạch mặt nhận các nhánh tĩnh mạch trên ròng
rọc (vv. supratrochleares), tĩnh mạch trên ổ mắt (vv. supraorbitalis), các tĩnh mạch mí trên (vv.
palpebrales superiores), các tĩnh mạch mí dưới (vv. palpebrales inferiores), tĩnh mạch mặt sâu

330
Xoang dọc trên Xoang dọc duới

Xoang hang

Tĩnh mạch trên


Xoang thẳng ổ mắt
Xoang đá trên
Xoang ngang
Tĩnh mạch dưới
ổ mắt
Đám rối
Xoang xích ma châm bướm
Tĩnh mạch
mặt sâu

Tĩnh mạch mặt

Tỉnh mạch cảnh ngoài

Tĩnh mạch cảnh trong

Hình 18.2 : Tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch sau hàm.

(v. faciei profunda), tĩnh mạch môi trên (v. labialis superior), các tĩnh mạch môi dưới (vv.
labiates inferiores), các nhánh mang tai (rami parotidei), tĩnh mạch cơ cắn, tĩnh mạch dưới cằm
(v. submentalis), tĩnh mạch khẩu cái ngoài (v. palatina externa).
2. TĨNH MẠCH SAU HÀM (v. retromandibularis) (H.18.2).
Tạo nên ở vùng gốc của mỏm gò má, do sự nôì lại của tĩnh mạch thái dương nông và tĩnh
mạch thái dương giữa. Tĩnh mạch đi xuống qua phía sau ngành xương hàm dưới, vào mô tuyến
mang tai, ở đây tĩnh mạch nằm ngoài động mạch thái dương nông và động mạch cảnh ngoài.
Tĩnh mạch có thể đi bên ngoài hoặc bên trong các cơ trâm móng và cơ hai thân, ơ gần góc

331
Tnh mạch thai dương nông
Tĩnh mạch hàm

Tĩnh mạch sau hàm —

Tĩnh mạch cảnh ngoài ------


Nhánh nối trong tuyến mang tai
Tĩnh mạch ơướí cam
Tĩnh mạch lưỡi
Tĩnh mạch cảnh trước
Tĩnh mạch cảnh ngoai
I ĩnh mạch mặt
Tĩnh mạch mat chung
Tĩnh mạch cảnh ngoài
Tĩnh mạch giáp trên
Tĩnh mạch cảnh trong
Nhánh nối với
■■ Tình mạch cảnh trước
tĩnh mạch đầu Tĩnh mạch giáp giữa
í
Tĩnh mạch vai sau Nhánh nối ngang
Tĩnh mạch cảnh trước
Tĩnh mạch vai trên Thân tĩnh mạch cánh tay
đầu phải
Tĩnh mạch giáp ơuới
Tĩnh mạch giáp dưới
Tĩnh macn nách Thân tĩnh mạch cánh tay
đầu trái

Tĩnh mạch chủ trên

Anh XV: Tĩnh mạch cổ.

332
hàm, tĩnh mạch có thể chia làm một nhánh trước và một nhánh sau. Nhánh trước có thể nối
với tĩnh mạch mặt tạo thành tĩnh mạch mặt chung. Nhánh sau nối với tĩnh mạch tai sau tạo
thành tĩnh mạch cảnh ngoài.
Nhánh bên : Tĩnh mạch sau hàm nhận các nhánh : các tĩnh mạch thái dương nống (v v.
temporales superficiales), tĩnh mạch thái dương giữa (v. temporalis media), tĩnh mạch ngang mặt
(v. transversa faciei), các tĩnh mạch hàm (vv. maxillares), đám rối chân bướm (plexus ptery-
goideus). Đám rối chân bướm nhận các nhánh : các tĩnh mạch màng não giữa (vv. meningeae
mediae), các tĩnh mạch thái dương sâu (vv. temporales profundae), tĩnh mạch ống chân bướm (v.
canalis pterygoidei), các tĩnh mạch tai trước (vv. auriculares anteriores), các tĩnh mạch mang tai
(vv. parotidae), các tĩnh mạch khớp thái dương hàm (vv. articulares temporomandíbulares), các tĩnh
mạch nhĩ (vv. tympanicae), các tĩnh mạch trâm chũm (vv. stylomastoidea).

3. TĨNH MẠCH MẶT CHUNG (H.18.1, H.18.2).


Là một thân tĩnh mạch ngắn nằm trong tam giác cảnh được tạo nên ngay dưới góc hàm,
do sự nối lại của tĩnh mạch mặt và nhánh trước của tĩnh mạch sau hàm, bắt chéo bên ngoài
động mạch cảnh ngoài ngay sau sừng lớn xương móng và đổ vào tĩnh mạch cảnh trong. Đối khi
tĩnh mạch mặt chung chủ yếu đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài và chỉ nốì với tĩnh mạch cảnh
trong bằng một nhánh nhỏ. Tĩnh mạch mặt chung còn nhận các nhánh tĩnh mạch giáp trên,
tĩnh mạch hầu, tĩnh mạch lưỡi hoặc tĩnh mạch dưới lưỡi.

4. TĨNH MẠCH CẢNH NGOÀI (vena jugularis externa) (H.18.1. H.18.2).


Tạo nên do sự hợp lưu của tĩnh mạch tai sau và nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm, tĩnh
mạch cảnh ngoài đi chếch xuống dưới và ra sau, bắt chéo cơ ức đòn chũm ngang với trung điểm
xương đòn và đổ vào tĩnh mạch dưới đòn (v. subclavia). Đường đi của tĩnh mạch này thể hiện
bằng một đường thẳng nối từ trung điểm của mỏm chũm và góc hàm dưới đến trung điểm của
xương đòn. Tĩnh mạch cảnh ngoài được bao phủ bởi cơ bám da cổ và các nhánh của thần kinh
ngang cổ (n. transversus colli). Thần kinh tai lớn (n. auricularis magnus) đi kèm tĩnh mạch ở
1/2 trên. Tĩnh mạch nằm trước lá nống mạc cổ, phần bao cơ ức đòn chũm, vì vậy trong trường
hợp bị tăng áp lực tĩnh mạch cảnh ngoài, ví dụ suy tim, nó có thể nổi phồng lên và thấy ngay
được dưới da. Ngay trên xương đòn, tĩnh mạch chọc thủng lá nống mạc cổ trước khi đổ vào tĩnh
mạch dưới đòn (đối khi tĩnh mạch cảnh ngoài đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, hoặc vào hợp lưu
của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong). Tĩnh mạch cảnh ngoài có thể nhỏ hoặc
khống có, khi đó, tĩnh mạch cảnh trước hoặc cảnh trong sẽ phát triển hơn.
Nhánh bên : Tĩnh mạch cảnh ngoài nhận các nhánh : tĩnh mạch tai sau (v. auricularis
posterior), nhánh sau của tĩnh mạch sau hàm, tĩnh mạch chẩm (v. occipitalis), các tĩnh mạch
ngang cổ (vv. tranversae colli), tĩnh mạch trên vai (v. suprascapularis), tĩnh mạch cảnh trước
(i> jugularis anterior) và cung tĩnh mạch cảnh (arcus venosus juguli) (H.18.5).

CÁC TĨNH MẠCH SÂU CỦA cổ

1. TĨNH MẠCH CẢNH TRONG (v.jugularis interna) (H.18.3) (H.18.5).


Tĩnh mạch cảnh trong bắt đầu ở hố tĩnh mạch cảnh và là sự nối tiếp của xoang tĩnh mạch
xích-ma (sinus sigmoideus). Tĩnh mạch đi xuống cổ, lúc đầu đi kèm với động mạch cảnh trong,

333
Khoang sau hầu

Hình 18.3 : Đường đi của tĩnh mạch cảnh trong.

kế đó với động mạch cảnh chung đến bờ dưới của khớp ức đòn, nối với tĩnh mạch dưới đòn tạo
thành tĩnh mạch tay đầu (v.brachiocephalicae). Ở phần sau ngoài của lỗ tĩnh mạch cảnh, tĩnh
mạch hơi phình ra, tạo thành hành trên tĩnh mạch trong (bulbus venae jugularis superior).
Phần giãn này nằm trong hô” tĩnh mạch cảnh xương thái dương và do đó nằm ngay dưới sàn
hòm nhĩ. Lúc đầu, tĩnh mạch nằm trước cơ thẳng đầu bên và phía sau ngoài động mạch cảnh
trong và ngăn cách động mạch này bởi thần kinh hạ thiệt, thần kinh thiệt hầu, thần kinh
lang thang và đám rối cảnh của thần kinh giao cảm. Khi đi xuống, tĩnh mạch đi dần ra phía
ngoài động mạch cảnh trong, và giữ liên hệ này đến bờ trên sụn giáp. Kế tiếp, tĩnh mạch đi
đến chỗ tận cùng dọc theo bờ ngoài động mạch cảnh chung, và được bọc bởi bao cảnh chung với
động mạch cảnh chung và thần kinh lang thang.

334
Tĩnh mạch dần dần che phủ phía trước động mạch. ở gần chỗ tận cùng, tĩnh mạch có một chỗ
phình thứ hai, gọi là hành dưới tĩnh mạch cảnh trong (bulbus venae jugularis inferior) (H.18.5).
Nhánh bên (H.18.4) H.18.5) : ở hàm trên, tĩnh mạch cảnh trong nhận xoang tĩnh mạch
đá dưới (sinus petrosus inferior), tĩnh mạch ống ốc tai (v. canaliculi cochleae), các tĩnh mạch
màng não (vv. meningeae); ngang với góc hàm dưới, nhận các tĩnh mạch từ đám rối hầu (plexus
pharyngeus) và một nhánh nối với tĩnh mạch cảnh ngoài; ngang với chỗ chia đôi của động
mạch cảnh chung, nhận tĩnh mạch mặt chung, dưới đó là tĩnh mạch lưỡi (v. lingualis), tĩnh
mạch ức đòn chũm (v. sternocleidomastoidea) và tĩnh mạch giáp trên (v. thyroidea superior),
dọc theo mặt -ngoài tuyến giáp, nhận các tĩnh mạch giáp giữa (vv. thyrodeae mediae).

Tĩnh mạch liên lạc

Xoang đá dưới

Tĩnh mạch mặt

Xoang đá chẩm

Tĩnh mạch lưỡi

Tĩnh mạch giáp trên

Tỉnh mạch giáp giữa

Hình 18.4 : Nhánh bên của tĩnh mạch cảnh trong.

335
Tĩnh mạch đá dưới
Hành trên

Tĩnh mạch tai sau

Tĩnh mạch chẩm Tĩnh mạch mặf


Tĩnh mạch lưỡi I-
Tỉnh mạch cảnh ngoài
Rễ dưới
Tĩnh mạch cảnh trước Tĩnh mạc
giáp trến
Quai cổ
Tĩnh mạch ngang cổ Tĩnh mạc
giáp giữa
Tĩnh mạch trên vai Õng ngu'c

Hành dưới
Tĩnh mạch
Tĩnh mạch giáp dưới tay đẩu

Hình 18.5 : Sơ đồ nhánh bên và liên quan của tĩnh mạch cảnh trong và cảnh ngoài.

2. TĨNH MẠCH ĐốT SốNG (v. vertebralis).

Tĩnh mạch đốt sống không đi kèm theo động mạch đốt sống bên trong sọ mà bắt đầu ở
đám rối tĩnh mạch dưới chẩm (plexus venosus suboccipitalis) trong tam giác dưới chẩm. Các
nhánh bên đi từ trong sọ qua lỗ ngang đốt đội, ít nhiều song song với động mạch đốt sông qua
lồ ngang các đốt sông cổ tạo thành một đám rối quanh động mạch. Khi ra khỏi mỏm ngang đôt
song cổ C6, tĩnh mạch đốt sông bắt chéo động mạch dưới đòn và đổ vào tĩnh mạch tay đầu.
Nhánh bên : Tĩnh mạch đốt sông nhận các nhánh : tĩnh mạch gian đốt sông, tĩnh mạch
đốt sông trước (v. vertebralis anterior).

3. TĨNH MẠCH cô SÂU (v. cervicalis profunda).

Tĩnh mạch cổ sâu lớn hơn tĩnh mạch đốt sông, đi xuống cổ ở phía sau mỏm ngang các đốt
sông cổ. Tĩnh mạch đi kèm với động mạch cổ sâu, bắt đầu ở đám rối tĩnh mạch dưới chẩm và
nhận các nhánh bên từ các cơ sâu của cổ. Tĩnh mạch còn thông nối với tĩnh mạch chẩm và
tĩnh mạch đốt sông. Tiếp theo, tĩnh mạch đi xuống ở khoảng giữa mỏm ngang đốt sống cổ C7
và xương sườn I rồi đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch đốt sông.

4. TĨNH MẠCH GIÁP DƯỚI (v. thyroidea inferior) VÀ TĨNH MẠCH GIÁP GIỮA.

Tĩnh mạch giáp dưới bắt đầu từ phần dưới của đám rối giáp đơn (plexus thyroideus impar)
bao phủ bề mặt của tuyến giáp. Bên phải tĩnh mạch phát xuất từ cực dưới tuyến giáp, bắt chéo
qua động mạch tay đầu phải ngay trước chỗ chia đôi của nó và đổ vào tĩnh mạch tay đầu phải
ngay trên tĩnh mạch chủ trên (vena cava superior) (H.18.5). Tĩnh mạch nhận tĩnh mạch thanh
quản dưới (v. laryngea inferior) và các tĩnh mạch từ khí quản. Bên trái, tĩnh mạch cũng phát
xuất từ cực dưới tuyến giáp, đi chếch trên khí quản, qua cơ ức giáp, và đổ vào tĩnh mạch tay
đầu trái. Tĩnh mạch này cũng nhận tĩnh mạch thanh quản dưới và tĩnh mạch từ khí quản, và

336
có thể nôi với tĩnh mạch giáp dưới phải. Các tĩnh mạch này nối nhau bởi nhiều nhánh nôi và
có thể tạo thành một đám rốì lan tỏa giữa cực dưới hai thùy tuyến giáp, nằm trước khí quản.
Tĩnh mạch giáp giữa chỉ hiện diện khi các tĩnh mạch từ phần dưới đám rối tuyến giáp nôi
nhau và tạo thành một thân duy nhất đổ vào tĩnh mạch cảnh trong.

5. CÁC TĨNH MẠCH TUYẾN ức (vv. thymicae), CÁC TĨNH MẠCH KHÍ QUẢN
(vv.tracheales), CÁC TĨNH MẠCH THựC QUảN (vv.esophageae).

Các tĩnh mạch nhỏ này thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái. Tĩnh mạch tuyến ức có hai
hoặc ba nhánh nhỏ, đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái, hoặc tĩnh mạch giáp dưới, hoặc tĩnh mạch
giáp giữa. Tĩnh mạch khí quản là các nhánh nhỏ, thông nốì với tĩnh mạch thanh quản và tĩnh
mạch phế quản (vv. bronchiales). Tĩnh mạch thực quản của thực quản cổ, bắt đầu ở đám rôì
tĩnh mạch cơ và dưới niêm mạc, nhất là quanh chỗ bắt đầu của thực quản, đi xuyên qua thành
ngoài thực quản, tạo thành các tĩnh mạch dọc theo thần kinh quặt ngược thanh quản, đổ vào
các tĩnh mạch giáp dưới, tĩnh mạch tuyến ức và tĩnh mạch đôt sống.

BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT cổ

Não, tủy gai, màng não không có bạch huyết. Cho nên tất cả các hạch và mạch bạch
huyết đều ở ngoài sọ. Có lẽ có một phần rất nhỏ dịch não tủy đi vào bạch huyết qua đường các
thần kinh gai song và dọc theo bao của thần kinh khứu giác để đi vào bạch huyết ở ổ mũi.
Không có bạch huyết trong ổ mắt và mắt, ngoài trừ ở kết mạc. Bạch huyết nông của đầu và cổ
dẫn lưu từ da. Bạch huyết từ da, sau khi đi qua các hạch tại chỗ hoặc tại vùng, chủ yếu đổ vào
hạch cổ nông (4-6 hạch) nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài.
Bạch huyết sâu của đầu và cổ dẫn lưu từ niêm mạc của phần đầu của ống tiêu hóa và
đường hô hấp, cùng với các cơ quan như tuyến giáp, thanh quản và gân cơ, đổ vào hạch cổ sâu,
nằm dọc theo các động mạch cảnh.

HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG ĐẦU MẶT

1. CÁC HẠCH CHAM (nodi lymphatici occipitales).


Có 1-3 hạch, ở phía sau đầu, nằm trên chỗ bám của cơ bán gai đầu.
Mạch đến dẫn lưu vùng chẩm da đầu. Mạch đi đổ vào chuỗi hạch cổ nông.
2. CÁC HẠCH SAU TAI (nodi lymphatici retroauriculares).
Thường có hai hạch, nằm trên chỗ bám mỏm chũm của cơ ức đòn chũm, bên trong cơ tai
sau. Mạch đến dẫn lưu phần sau của vùng thái dương đỉnh, phần trên mặt sọ của vành tai và
phần sau ống tai ngoài. Mạch đi đổ vào chuỗi hạch cổ nông.
3. CÁC HẠCH MANG TAI NÔNG (nodi lymphatỉci parotỉdei superficiales).
Có 1-3 hạch, nằm ngay trước bình tai (tragus). Mạch đến dẫn lưu mặt ngoài loa tai và da
gần vùng thái dương. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên (H.18.6).

337
Hạch sau tai
Hạch mang tai nông
Hạch chầm

Hạch cổ sâu trên Hạch hàm dưới

Hạch cảnh - hai thân Hạch dưới hàm

Hạch dưới cằm


Hạch cổ nông
Hạch cảnh vai móng

Hạch cổ sâu dưới

Hình 18.6 : Hạch bạch huyết ở đầu và cổ.

Có thái dương

Động mạch hàm

Hạch má

Cơ cắn

Hình 18.7 : Thiết đồ đứng ngang góc hàm.


4. CÁC HẠCH MANG TAI SÂU (nodi lymphatici parotidei profundi).
Có hai nhóm, một nhóm nằm trong tuyến mang tai, một nhóm nằm giữa tuyến mang tai
và thành bên hầu. Mạch đến của nhóm trong tuyến mang tai dẫn lưu gốc mũi, mi mắt, vùng
trán thái dương, ống tai ngoài, hòm nhĩ, phần sau khẩu cái và nền ổ mũi. Mạch đến của nhóm
giữa tuyến mang tai và thành bên hầu dẫn lưu phần mũi hầu và phần sau ổ mũi; mạch đi của
cả hai nhóm đổ vào hạch cổ sâu trên.

5. CÁC HẠCH SAU HÂU (nodi lymphatici retropharyngei) (H.18.8).

Có 1-3 hạch nằm trong mạc má hầu, phía sau phần trên hầu, phía trước cung đốt đội và

338
ngăn cách cung này bởi cơ dài đầu. Mạch đến dân lưu ổ mui, phần mui hầu, vòi tai. Mạch đi đổ
vào hạch cổ sâu trên.

6. CÁC HẠCH MA (nodi lymphatici buccales) (H.18.7).

Nằm ở bên trong của ngành hàm dưới, trên mặt ngoài của cơ chân bướm ngoài, liên hệ
với động mạch hàm. Mạch đến dẫn lưu hô' thái dương và hô' dưới thái dương, phần mũi hầu.
Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên.

Hỉnh 18.8 : Thiết đồ ngang vùng hầu..

7. CÁC HẠCH HÀM DƯỚI (nodi lymphatici mandibulares).


Nằm trên mặt ngoài của hàm dưới, phía trước cơ cắn, tiếp xúc với động mạch và tĩnh
mạch mặt. Mạch đến dẫn lưu mi mắt, kết mạc, da và niêm mạc mũi và má. Mạch đi đổ vào
hạch dưới hàm.

HẠCH BẠCH HUYẾT VÙNG cổ

1. CÁC HẠCH DƯỚI HÀM (nodi lymphatici submandibulares)


Có 3-6 hạch, nằm gần thân xương hàm dưới trong tam giác dưới hàm, trên mặt nông của
tuyến nước bọt dưới hàm. Một hạch (hạch của Stahr) nằm. trên động mạch mặt khi động mạch
này uốn trên xương hàm. dưới, là hạch thường có nhất. Các hạch nhỏ khác đôi khi tìm thấy ở
mặt sâu của tuyến nước bọt dưới hàm.. Mạch đến dẫn lưu khe mí mắt trong, má, bên mũi, môi
trên, phần ngoài môi dưới, lợi ràng, phần trước bờ lưỡi, các mạch đi của hạch hàm dưới và dưới
cằm. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên (H.18.10).
2. CÁC HẠCH DƯỚI CAM (nodi lymphatici submentales).
Nằm giữa các bụng trước của các cơ hai thân. Mạch đến dẫn lưu vùng trung tâm của môi
dưới, sàn miệng và đầu lưỡi. Mạch đi một phần đổ vào hạch dưới hàm, một phần đổ vào một
hạch của nhóm hạch cổ’ sâu nằm trên tĩnh mạch cảnh trong, ngang mức sụn nhẫn (H.18.10).
3. CÁC HẠCH Cổ NÔNG (nodi lymphatici cervicales superficiales).
Liên hệ mật thiết với tĩnh mạch cảnh ngoài, nằm bên ngoài cơ ức đòn chũm. Mạch đến
dẫn lưu phần dưới của loa tai và vùng bên tai. Mạch đi đổ vào hạch cổ sâu trên, ngang qua bờ
trước cơ ức đòn chũm.

339
Hình 18.9 : Thiết đồ đứng ngang lưỡi.

Hỉnh 18.10 : Dẫn lưu bạch huyết của lưỡi và hạnh nhân khẩu cái.

4. CAC HẠCH CO SAU (nodi lymphatici cervicales profundi).

Có nhiều và kích thước lớn, tạo thành một chuỗi dọc theo bao cảnh, cạnh bên hầu, thực
quản, khí quản và trải dài từ nền sọ đến nền cổ.
Thường được chia làm hai nhóm :
4.1. CÁC HẠCH Cổ SÂU TRÊN. Nằm sâu dưới cơ ức đòn chũm, liên hệ với thần kinh phụ
và tĩnh mạch cảnh trong, một vài hạch nằm trước, vài hạch khác nằm sau tĩnh mạch. Mạch

34 0
Thần kinh phụ
Dám rối cổ nông
Rễ dưới quai cố'

Nhánh nối
Cơ bậc thang giữa
Cơ bậc thang trước
Cơ nâng vai
Cơ bám da cổ
Cơ thang
Thần kinh hoành
Cơ bậc thang sau
Cơ vai móng
Dộng mạch vai trên
Đám rối cánh tay
Động mạch vai sau ~
Cơ vai móng — Dộng mạch dưới đòn

Thần kinh cơ dưới đổn

Ánh XVI: Đám rối thần kinh cổ

341
Nhánh nối trong tuyến mang tai

Thần kinh hạ thiệt Tỉnh mạch mặt

Dộng mạch chẩm - Tuyến nước bọt dưới hàm


Dộng mạch mặt

Trê trước tuyến dưới hàm

Tĩnh mạch mặt chung


Cơ hàm móng
Thần kinh hạ thiệt
Dộng mạch lưổi
Thần kinh thanh quản trên Tam giác PIROGOFF
Tam giác Béclard Thần kinh thanh quản trên

Ánh XVII: Vùng dưới hàm.

342
đến dẫn lưu phần chẩm của da đầu, vành tai, vùng sau cổ, phần lớn lưỡi, thanh quản, tuyến
giáp, khí quản, mũi hầu, ổ mũi, khẩu cái và thực quản. Các mạch đến này là của tất cả các
hạch bạch huyết khác của đầu và cổ, ngoại trừ của các hạch cổ sâu dưới. Các hạch cổ sâu trên
chủ yếu gồm :
- Hạch cảnh - hai thân (nodus lymphaticus jugulodigastricus) : hạch này nằm trên tĩnh
mạch cảnh trong, ngang mức sừng lớn xương móng, nhận các mạch đến từ 1/3 sau lưỡi và hạnh
nhân khẩu cái.
- Các hạch lưỡi (nodi lymphatici linguales) (H.18.9, H.18.10) : có hai hay ba hạch nhỏ
nằm ngoài cơ móng lưỡi và trong cơ cằm lưỡi. Chúng tạo thành một trạm dừng trên đường đi
của các mạch bạch huyết lưỡi.
4.2. CÁC HẠCH Cổ SÂU DƯỚI vượt quá bờ sau của cơ ức đòn chũm, đi vào tam giác trên
đòn, liên quan mật thiết với đám rôi thần kinh cánh tay và tĩnh mạch dưới đòn. Mạch đến dẫn
lưu vùng sau da đầu và cổ, vùng ngực nông, một phần cánh tay, mạch đi của các hạch cổ sâu
trên. Các mạch đi của hạch cổ sâu trên một phần đổ vào hạch cổ sâu dưới, một phần đổ vào
một thân nô'i với mạch đi của hạch cổ sâu dưới và tạo thành thân tĩnh mạch cảnh (truncus
jugularis). Ở bên phải, thân này đổ vào chỗ nôi của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới
đòn; bên trái, thân này nôi với ống ngực.
Hạch cảnh - vai móng (nodus lymphaticus juguloomohyoides) : hạch này nằm trên tĩnh
mạch cảnh trong ngang trên gân trung gian cơ vai móng, nhận các mạch đến từ lưỡi, hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp, qua các hạch bạch huyết dưới cằm, dưới hàm, hạch cổ sâu trên (H.18.10).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

218. Khi nói về hệ tĩnh mạch đầu mặt cổ thì câu nào sau đây đúng nhất :
a) Các TM đầu mặt cổ đều đổ vào TM cảnh trong hay TM dưới đòn hay thân TM tay đầu.
b) Về vị trí thì không có sự tương ứng giữa hệ ĐM cảnh và hệ TM cảnh.
c) TM cảnh ngoài tạo nên do sự hợp lưu của TM tai sau và nhánh sau của TM sau hàm.
d) a, c đúng.
e) a, b, c đúng.

219. TM cảnh ngoài đổ vào :


a) TM dưới đòn.
b) Thân TM tay đầu
c) TM cảnh trong.
d) TM cảnh trước.
e) Một TM khác.

343
Dùng các chi tiết sau để trả lời các câu 220 và 221.
1. TM mặt, 4., Nhánh trước TM sau hàm.
2. TM tai sau. 5 . Nhánh suu TM suu hàm.
3. TM thái drơng nông.
220. Tĩnh mạch mặt chung được tạo nên bởi :
a) 1, 2. d) 1, 4.
b) 1, 2, 3. e) 1, 5.
c) 1, 3.
221. TM cảnh ngoài được tạo nên bởi :
a) 1, 4 d, 2, 4.
b) 2, 5 e ) 1, 2 , 5.
c) 1, 2, 3
222. TM cảnh ttong ở vùng cổ :

a) Xuất phát từ thân TM tay đầu.


b) Đi kèm bên ttong ĐM cảnh ttong hoặc ĐM cảnh chung.
c) Nằm ttong bao cảnh với ĐM cảnh chung và TK lang thang.
d) Tận cùng ở hô' TM cảnh, tiếp nối với xoang xích ma.
e) Nằm ttong ĐM cảnh chung
223. TM nào KHÔNG là nhánh bên của TM cảnh ttong :
a) TM mặt chung. d) Các TM giáp giữa..
b) TM lưỡi. e) TM giáp dưới.
c) TM giáp ttên.
Chọn •
a) Nếu (A) đúng; (B) đúng, (A) và (B) có liên quan nhân quả :
b) Nếu (A) đúng, (B) đúng, (A), (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu (A) đúng, (B) sai.
d) Nếu (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu (A) sai, (B) sai.
224. (A) Một ổ nhiễm ttùng ở mặt, xung quanh mũi, miệng, khi bị phá vỡ có thể gây nhiễm
ttùng nặng và nguy hiểm vì.
(B) Vi ttùng có thể theo các tĩnh mạch ở mặt vào các xoang tĩnh mạch ttong sọ qua các
TM góc và tĩnh mạch mắt.

344
225. Các hạch bạch huyết vùng đầu mặt, hầu hết đều đổ về :
a) Các hạch hàm dưới.
b) Các hạch dưới hàm.
c) Các hạch cổ nông.
d) Các hạch cổ sâu trên.
e) Các hạch cổ sâu dưới.
226. Các hạch sau hầu thuộc nhóm hạch :
a) Vùng đầu mặt. d) cổ sâu têên.
b) Dưới hàm e) cổ sâu dưới.
c) Cổ nông.
227. Bạch huyết ở lưỡi có thể dẫn lưu về :
a) Các hạch dưới hàm. d) Các hạch, cổ sâu dưới.
b) Các hạch dưới cằm. e) a, b , c, d đều đúng.
c) Các hạch cổ sâu trên.
228. Viêm amygdale (hạnh nhân khẩu cái) có thể bị sưng đau ở :
a) Hạch sau tai. d) Hạch cảnh - hai thân.
b) Hạch hàm dưới. e) Hạch cổ nông.
c) Hạch dưới hàm.

345
19 ĐÁM RỐI THẦN KINH cổ

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Mô tả được cấu tạo, các ngành và chi phôi của đám rối. thần kinh cổ.
2. Vẽ sơ đồ đám rối thần kinh cổ.

B. MỤC TIÊU THỤC tập


1. Tìm trên xác các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
2. Xác định vị trí thần kinh hoành ở cổ trên cơ thể người sông.

1. CẤU TẠO
Đám rố'ì thần kinh cổ (plexus cervicalis) tạo bởi các nhánh trước (ramus ventralis), của
bốn thần kinh gai sống cổ đầu tiên, nằm ở giữa cơ nâng vai và cơ bậc thang giữa ở phía sau,
tĩnh mạch cảnh trong và cơ ức đòn chũm ở phía trước. Các thần kinh này cho các nhánh trên
và dưới nốì nhau tạo thành ba quai nối, I, II và III (H.19.1).

2. PHÂN PHỐI

Đám rối thần kinh cổ cho ba loại nhánh : các nhánh vận động, các nhánh cảm giác, và
các nhánh nôi.
2.1. CÁC NHÁNH VẬN ĐỘNG (đám rối thần kinh cổ sâu) cho các cơ thẳng đầu bên, ba cơ
liên mỏm ngang đầu tiên, cơ thẳng đầu trước, cơ dài đầu, cơ dài cổ, cơ bậc thang giữa và sau, cơ
nâng vai, cơ trám và dây thần kinh hoành.
2.1.1. Thần kinh hoành (n.phrenicus) phát sinh từ một rễ chính là thần kinh gai sống
cổ C4 và hai rễ phụ là thần kinh gai sống cổ C3 và C5 (H.19.2 và H.19.3).
Đường đi và liên quan : Thần kinh hoành được tạo thành ở bờ ngoài cơ bậc thang trước
rồi đi xuốhg phía trước cơ này. cắt thần kinh hoành để điều trị (thí dụ : làm xẹp phổi...)
thường được thực hiện ở đoạn này. Tiếp theo thần kinh được che phủ bởi tĩnh mạch cảnh trong
và cơ ức đòn chũm, bắt chéo động mạch ngang cổ và động mạch trên vai, liên hệ với bên ngoài
động mạch cổ lên, rồi đi giữa tĩnh mạch và động mạch dưới đòn, bắt chéo động mạch ngực

346
trong rôi đi kèm với nhánh màng ngoài tim — hoành (a.pericardiacopphreinca) của động mạch
này ở suô't đường đi trong ngực.

Động mạch cảnh chung

Hĩnh 19.1 : Sơ đồ đám rối thần kinh cổ


Ớ đoạn này, thần kinh hoành chiếu lên da theo một đường được minh họa ở H. 19.4. Để
chữa nấc, có thể lấy ngón tay ấn lên đường này để chẹn dây thần kinh hoành.
Để’ tránh gián đoạn, chúng tôi trình bày luôn thần kinh hoành trong ngực. Thần kinh
hoành phải đi xuống bên phải tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải trước cuống phổi phải, giữa
màng ngoài tim và màng phổi trung thất, rồi xuyên qua cơ hoành ở gần lỗ tĩnh mạch chủ dưới
hoặc qua lỗ này (H.18.2). Thần kinh hoành trái đi xuống giữa động mạch dưới đòn trái và động
mạch cảnh chung trái bên ngoài cung động mạch chủ, trước thần kinh lang thang (n. vagus)
qua trước cuống phổi trái, giữa màng phổi trung thất và màng ngoài tim (H.18.3). Trên đường
đi, thần kinh hoành cho các nhánh vào màng phổi trung thất và màng ngoài tim (rami
pericardiacus). Khi vào cơ hoành, thần kinh hoành tỏa ra các nhánh cho các thớ cơ, màng phổi
hoành và phúc mạc hoành.
Các thành phần chức năng (H.19.5) : Thần kinh hoành chứa các sợi vận động, cảm giác
và giao cảm. Các sợi vận động cho cơ hoành. Một vài sợi cảm giác giữ cảm giác căng cơ hoành,
còn hầu hết các sợi đều giữ cảm giác đau từ phúc mạc hoành, màng phổi hoành, màng phổi
trung thất và màng tim. Cảm giác đau từ các vùng này thường đối chiếu ra da vùng cơ thang
(dưới cổ đến đỉnh vai). Các sợi giao cảm giữ vai trò vận mạch.
2.1.2. Các thần kinh hoành phụ (nn. phrenici accessorii). Rễ thần kinh gai sống cổ C5
cho thần kinh hoành đôi khi phát xuất từ thần kinh cơ dưới đòn (n. subclavius). Trong vài
trường hợp, rễ này có thể theo một đường đi riêng biệt trong ngực trước khi nốì với thần kinh
hoành, và được gọi là thần kinh hoành phụ, thường đi phía trước tĩnh mạch dưới đòn. Nêu có
thần kinh hoành phụ, cắt hoặc tổn thương thần kinh hoành ở cổ không gây liệt toàn phần cơ
hoành tương ứng, vì thần kinh hoành phụ cho một vài nhánh vận động cơ này.

347
Hình 19.3 : Thần kinh hoành trái.

348
Hình 19.4 : Sơ đồ chỉ vị trí thần kinh hoành ở cổ (đường đậm nét).

2.2. CÁC NHÁNH CẢM GIÁC (Đám rối cổ nông). Có bốn nhánh (H.19.6) :

2.2.1. Thần kinh chẩm nhỏ (n. occipitalis minor) phát sinh từ quai nôi II, hướng về phía
ngoài, đến bờ sau cơ ức đòn chũm rồi quặt ra sau và lên trên, cho hai nhánh tận trước và sau,
phân phôi cho da vùng chẩm và chũm.
2.2.2. Thần kinh tai lớn (n. auricularis magnus) phát xuất từ quai nôi H, dếii bù óétì Cơ
ức đòn chũm, đi thẳng lên trên về phía dái tai, sau tĩnh mạch cảnh ngoài, đến góc hàm. dưới,
chia hai nhánh. Nhánh trước (ramus anterior) cho da mặt ngoài loa tai và vùng tuyến mang
tai. Thần kinh cũng cho vài nhánh nối với thần kinh mặt trong tuyến mang tai. Nhánh sau
(ramus posterior), cho da mặt trong vành tai và vùng chũm, nối với nhánh chẩm nhỏ.
2.2.3. Thần kinh ngang cổ (n. tranversus colli) phát sinh từ quai nối 2, uốn quanh bờ
sau cơ ức đòn chũm rồi hướng ra trước, bắt chéo tĩnh mạch cảnh ngoài; cho các nhánh tận
xuyên qua cơ bám da cổ, phân phối cho vùng trên và dưới móng. Một trong các nhánh này nôi
với nhánh của thần kinh mặt cho cơ bám da cổ.
2.2.4. Các thần kinh trên đòn (nn. supraclaviculares) tách ra từ nhánh trước của thần
kinh gai sống cổ 4, chia thành nhiều nhánh hướng xuống dưới ra sau và ngoài, bên dưới cơ ức
đòn chũm. Đến tam giác trên đòn, các nhánh, chui ra nông, bao gồm : các thần kinh trên đòn
trong (nn. supraclaviculares mediates) cho da vùng ức đòn chũm và xương ức, các thần kinh
trên đòn giữa (nn. sapraclaviculares intermedii) cho da vùng trên và dưới đòn, các thần kinh
trên đòn ngoài (nn. supraclaviculares laterales) cho da vùng gai vai.

349
Hỉnh 19.5 : Các thành phần chức năng của thần kinh hoành.

2.3. CÁC NHÁNH Nối

Ngoài các nhánh nối với thần kinh mặt kể trên, đám rối thần kinh cổ còn nôi với thần
kinh giao cảm, thần kinh phụ và thần kinh hạ thiệt (H.19.1).

2.3.1. Nhánh nối với thần kinh giao cảm : Bốn thần kinh gai sống cổ nô'i với hạch
giao cảm cổ trên (ganglion cervicale superius) bằng bốn nhánh nốì xám.

2.3.2. Nhánh nối với thần kinh phụ : nôi trong cơ ức đòn chũm và dưới cơ thang do các
nhánh từ quai nôi 2 và 3, giữ cảm giác sâu cho các cơ này.

350
- Thần kinh tai lớn

Thần kinh ngang cổ

Hình 19.6 : Các nhánh da của đám rối thần kinh cổ

351
2.3.3. Nhánh nối với thần kinh hạ thỉệt : bởi một hay hai nhánh tách từ quai nối I, và
nhánh xuống của đám rối thần kinh cổ, góp phần tạo thành quai cổ (ansa cervicalis) (H.19.7).
Quai cổ thành lập bởi :
- Rễ trên (radix superior) : phát xuất từ quai nôi I, đi vào bao của thần kinh hạ thiệt, rồi
tách khỏi thần kinh này, đi thẳng xuống trước bó mạch cảnh, đến ngang gấn trung gian cơ vai
móng, nối với rễ dưới của đám rối thần kinh cổ. Đối khi quai cổ ở ngang thấn tĩnh mạch giáp
lưỡi mặt, và trong trường hợp này, quai thường ở sau tĩnh mạch cảnh trong. Rễ trên đối khi đi
vào thần kinh lang thang, thay vì thần kinh hạ thiệt, nhất là khi quai cổ ở cao.
— Rễ dưới (radix inferior) : phát sinh từ quai nối II, đi xuống bên ngoài tĩnh mạch cảnh
trong, thường nối với rễ trên ở phía trước tĩnh mạch này, ngang gân trung gian cơ vai móng.
Quai cổ chi phối vận động cho các cơ vai móng, cơ ức giáp và cơ ức móng, còn đối với cơ giáp
móng thì nhánh giáp móng (ramus thyrohyoideus) do thần kinh gai sống cổ C1 mượn đường
thần kinh hạ thiệt để vận động.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chọn cấu trả lời đúng nhất

229. Đám rối thần kinh cổ được tạo nên bởi các nhánh trước của các thần kinh :
a) Cl, C2, C3 d) C2 , C3 , C4) C5.
b) C2, C3, C4 e) Tất cả đều sai.
c) Cl, C2, C3, C4
230. Thần kinh nào sau đấy KHÔNG thuộc đám rối cổ :
a) TK chẩm lớn d) KT trên đòn.
b) TK tai lớn. e) TK
c) TK ngang cổ.
231. Thần kinh nào sau đấy KHÔNG thuộc đám rối cổ sấu :
a) TK hoành. d) TK cơ ức đòn chũm.
b) TK cơ bậc thang. e) TK cơ nâng vaĩ.
c) TK cơ trám.
232. Rễ dưới của quai cổ :
a) Phát xuất từ TK cổ 1 (Cl), mượn đường của TK hạ thiệt.
b) Phát xuất từ quai nốì số' 1 (quai giữa Cl, C2) mượn đường TK hạ thiệt.
c) Là một nhánh của thần kinh hạ thiệt.
d) Phát xuất từ quai nố'i 2 (quai giữa C2, C3).
e) Tất cả đều sai. (Xem thêm bài 27)

352
233. Cảm giác da ’vùng cổ được chiphốì chủyếu bởi các nhánh thần kinh của :

a) Đnm rô'i ủáhá hay. d) ảác thần kihá sọ.


ở) Đnm rối ủổ hìhg. e) Táần kinh mặt.
ủ) Đnm rối ủổ sâu.
234. TTủn kinh hủành :
a) Xuất pint hừ dây gai sốhg ủổ 1. dd a, c ưúng.
ở) Vậh ưộhg ủáà ổơ áànhá. e) b, ổ đúng,
ủ) Bắt ủáéà páía hrợớủ ổơ ởậủ háahg hrợớủ.

353
20 Ổ MIỆNG

MỤC TIÊU BÂI GIÁNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Phân biệt được ổ miệng chính thức và tiền đình miệng.


2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức : răng, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm,
lưỡi, các tuyến hạnh nhân.
3. Viết công thức răng sữa và răng vĩnh viễn.
4. Xác định vị trí, liên quan các tuyến nước bọt và nơi đổ của các ống tiết của 3 cặp tuyến
nước bọt;.
5. Vẽ sơ đồ các loại thần kinh chi phôi lưỡi.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP

1. Chỉ được trên thiết đồ đứng dọc của mô hình và tiêu bản đầu mặt, các thành phần
trong ổ miệng chính thức.
2. Chỉ được trên xác vị trí và liên quan của các tuyến nước bọt và các ong tiết tuyến mang
tai và tuyến dưới hàm.

1. CẤU TẠO CHUNG

O miệng (cavum oris) là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, chứa nhiều cơ quan như tuyến
nước bọt, răng, lưỡi, có chức năng quan trọng trong nhai, tiết nước bọt, nuốt, nếm và nói.

1.1. GIỚI HẠN CỬA Ổ MIỆNG (H.20.1).

- Phía trước thông với bên ngoài qua khe miệng (rima oris).
- Phía sau thông với hầu qua eo họng (isthmus faucium).

354
- Các thành bên là má và môi.
- Phía trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm.
- Phía dưới hay nền miệng có xương hàm dưới, lưỡi và vùng dưới lưỡi.

Khẩu cái cứng

Khẩu cái mềm

Lưỡi gà

Tuyến hạnh nhân


khẩu cái

Hình 20.1 : 0 miệng

1.2. CÁC PHẨN CỦA Ổ MIỆNG.

0 miệng được chia làm hai phần bởi cung răng lợi, phía trong là ổ miệng chính, phía
ngoài là tiền đình miệng.
1.2.1. Tiền đình miệng (vestibulum oris). Là một khoang hình móng ngựa nằm giữa môi,
má và cung răng lợi. Khi ngậm miệng, tiền đình miệng thông với ổ miệng chính qua hai lỗ
bên nằm phía sau răng cối cuối cùng. Tuyến nước bọt mang tai có ống tuyến đổ ra tiền đình
miệng ở lỗ đô'i diện với răng cố'i trên thứ hai.
1.2.2. o miệng chính (cavum orìs proprium). Có lưỡi di động, có các ông của tuyến nước
bọt dưới hàm và dưổi lưỡi đổ vào.
1.3. MÔI (labia oris). Là thành trước di động của miệng, nằm chung quanh khe miệng,
cách rãnh lợi bởi tiền đình miệng, gồm có môi trên (labium superius) và môi dưới (labium,
inferius) gặp nhau ở hai bên gọi là mép môi (commissura labiorum). Mặt trong mỗi môi có
hãm môi trên và hãm môi dưới (frenulum labii superioris et inferioris). Môi được cấu tạo bởi
các lớp sau đây : phía ngoài là da có nhiều lông và râu, phía trong là lớp niêm mạc, liên tục
với da phía ngoài và lớp niêm mạc của tiền đình miệng ở phía trong. Lớp dưới niêm mạc có
nhiều tuyến môi (gl.labiales). Giữa da và niêm mạc là lớp cơ vân gồm có cơ vòng miệng và
nhiều cơ khác (xem bài Cơ và mạc đầu mặt cổ).

355
1.4. MÁ (bucca). Là thành bên của miệng. Má được cấu tạo phía ngoài là da, dưới da là các
cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, chủ yếu là cơ mút và phía ngoài cơ này là mạc má hầu (fascia
buccopharyngea). Bên trong cùng là niêm mạc miệng (tunica mucosa oris) liên tục với niêm
mạc môi. Giữa cơ và niêm mạc là khối mỡ má (corpus adiposum buccae).

1.5. KHẨU CÁI CÚNG (palatum durum).


— 'Phần xương gồm có mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái.
— Lớp niêm mạc phủ mặt miệng của khẩu cái cứng dính chặt vào xương, liên tục với lợi
phủ mỏm huyệt răng xương hàm trên và khẩu cái mềm phía sau. Ở giữa có đường giữa khẩu
cái (raphe palati), phía trước có các nếp khẩu ngang (plicae palatinae transversae).
— Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến khẩu cái (gl. palatinae) tiết chát nhầy.

1.6. KHAU CÁI MEM (palatum molle). Có hai mặt : mặt trước (miệng) và mặt sau (hầu).
Phía trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Khẩu cái mềm còn gọi là màn
khẩu cái (velum palatinum), ở giữa có lưỡi gà khẩu cái (uvula palatine) rủ xuống dưới. Mỗi bên
khẩu cái mềm có hai nếp chạy xuống phía dưới gọi là cung khẩu cái lưỡi (arcus palatoglossus) ở
phía trước và cung khẩu cái hầu (arcus palatopharyngeus) ở phía sau. Giữa hai cung là hô" hạnh
nhân (fossa tonsillaris), trong có chứa tuyến hạnh nhân khẩu cái (tonsilla palatina).
Khẩu cái mềm được cấu tạo bởi bên ngoài là lớp niêm mạc, bên trong là cân khẩu cái, các
cơ, mạch máu và thần kinh (xem bài Hầu). Khẩu cái mềm đóng eo họng trong khi nuốt và góp
phần vào chức năng phát âm. Khẩu cái mềm gồm 5 cơ : cở nâng màn khẩu cái (m. levator veil
palatini), cơ căng màn khẩu cái (m. tensor veil palatini), cơ lưỡi gà (m. uvulae), cơ khẩu cái lưỡi
(m.palatoglossus) và cơ khẩu cái hầu (m. palatopharyngeus) (H.21.4).

2. CÁC TUYẾN NƯỚC BỌT

Tuyến nước bọt gồm ba cặp tuyến lớn : tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi.
Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác là các tuyến môi, tuyến má, tuyến hàm, tuyến
khẩu cái và tuyến lưỡi.

2.1. TUYEN NƯỚC BỌT MANG TAI (H.20.7). Tuyến nước bọt mang tai (glandula parotis)
là tuyến nước bọt lớn nhất, có ba mặt, ba bờ và hai cực.
2.1.1. Hình thể ngoài và liên quan.
Các mặt :
— Mặt ngoài (mặt nông) phủ bởi da, tấm dưới da, cơ bám da cổ.
— Mặt trước : liên quan với ngành xương hàm dưới, cơ cắn và cơ chân bướm trong ngăn
cách với tuyến dưới hàm bởi dây chằng chân bướm hàm.
— Mặt sau : Liên quan với mặt trước mỏm chũm, bờ trước cơ ức đòn chũm, bụng sau cơ hai
thân, cơ trâm móng, ong tai ngoài, phần nhĩ của xương thái dương và nền mỏm trâm. Phần
dưới của mặt này tựa vào động mạch và tĩnh mạch cảnh trong và thần kinh mặt.

356
2.1.1.2. Các bờ :
— Bờ trước : Có ống tuyến mang tai (ductus parotideus) đi ra. Phía trên ông tuyến có thể
có tuyến mang tai phụ (glandula parotis accessorial (20% các trường hợp). Các nhánh của dây
thần kinh mặt có thể ra từ bờ này.
- Bờ sau : đi dọc theo tai ngoài, mỏm chũm và bờ trước cơ ức đòn chũm.
- Bờ trong : nằm trong sâu.

2.1.1.3. Hai cực :


— Cực trên : có một mỏm tuyến đi ra phần sau của hô" hàm, phía sau lồi cầu xương hàm
dưới và liên quan với ống tai ngoài, động mạch thái dương nông, thần kinh tai thái dương.
- Cực dưới : nằm giữa cơ ức đòn chũm và góc hàm, phía trong là tĩnh mạch, động mạch
cảnh trong và thần kinh hạ thiệt..

2.1.2. Hình thể trong


Dây thần kinh mặt và các nhánh của nó đi xuyên qua tuyến mang tai, phân chia tuyến ra
làm hai phần : phần nông (pars superficialis) và phần sâu (pars profunda). Giữa hai phần là eo
tuyến nằm gần bờ sau ngành xương hàm dưới.

2.1.3. Ống tuyến mang tai (ductus parotideus) đi ra từ bờ trước của tuyến, qua mặt trước
cơ cắn, uốn cong theo bờ trước cơ này xuyên qua khôi mỡ má, cơ mút và đổ ra một lỗ nhỏ ở má,
đôi diện với răng côi trên thứ hai.

2.1.4. Mạc tuyến mang tai (fascia parotidea).


Mạc tuyến được cấu tạo bởi lá nông mạc cổ.
Các thành phần đi bên trong ô tuyến mang tai là các hạch bạch huyết ở nông nhất, rồi
đến các dây thần kinh tai lớn đi phía sau dưới của tuyến, thần kinh mặt đi vào mặt sau tuyến
phân nhánh và chui ra ở bờ trước tuyến, thần kinh tai thái dương chui vào tuyến từ phía sau
khớp thái dương hàm và ra khỏi tuyến ở cực trên. Tĩnh mạch sau hàm nằm sâu hơn thần kinh
và động mạch cảnh ngoài nằm sâu nhất..

2.2. TUYÊN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM (glandula submandibularis) H.20.6).


2.2.1. Hình thể’ ngoài và liên quan.
Tuyến nước bọt dưới hàm gồm có hai phần : phần nông và một mỏm nằm sâu ở mặt trong
cơ hàm móng.
- Phần nông : nằm trong tam giác dưới hàm (xem phần Tam giác cổ trong bài Cơ và mạc
đầu mặt cổ), có ba mặt : nông, sâu, và bên.
* Mặt nông phủ bởi da, tấm dưới da và cơ bám da cổ và liên quan với tĩnh mạch mặt, các
nhánh cổ của thần kinh mặt, các mạch bạch huyết.
* Mặt bên nằm trong hõm dưới hàm của mặt trong xương hàm dưới. Động mạch mặt tạo
một rãnh ở mặt này và cách tuyến bởi dây chằng trâm hàm.

357
* Mặt sâu áp vào mặt ngoài cơ hàm móng, cơ móng lưỡi, cơ trâm móng và bụng sau cơ hai
thân. Giữa mặt sâu và cơ hàm móng là thần kinh hàm móng, động mạch dưới cằm. Ngoài ra
còn liên quan với thần kinh hạ thiệt, tĩnh mạch lưỡi và động mạch lưỡi.
- Mỏm sâu hình lưỡi, phía trước có ống tuyến dưới hàm, phía dưới liên quan với thần kinh
lưỡi và hạch dưới hàm.
2.2.2. Ông tuyến dưới hàm (ductus submandibularis) đi ra từ mỏm sâu, chui vào trong
và đổ ra một lỗ nằm hai bên hãm lưỡi, nơi có cục dưới lưỡi (caruncula sublingualis).
2.2.3. Mạc tuyến dưới hàm do lá nông mạc cổ tạo nên.
2.3. TUYẾN NNỚC BỌT DƯỚI LƯỠI (glanddfa subbỉigua^^sS (H.22.8).
2.3.1. Hình thể ngoài và liên quan.
Ưà tuyến nước bọt nhỏ nhất nằm hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi. Tuyến có hình bầu
dục được mô tả như sau : Ọờ trên phủ bởi nếp dưới lưỡi (plica sublingualis), có những ống nhỏ
của tuyến đổ ra đây. Ọờ dưới tựa vào cơ hàm móng. Mặt ngoài nằm trong hõm dưới lưỡi xương
hàm dưới. Mặt trong tiếp xúc với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi, thần kinh lưỡi, động mạch lưỡi
sâu, ống tuyến dưới hàm. Cực trước gần đường giữa. Cực sau liên quan với mỏm sâu của tuyến
dưới hàm.
2.3.2. Các ống tiết của tuyến dưới lưỡi (ductus sublinguales). Có 5 —15 ống tiết nhỏ
(ductus sublinguales minores) đô ra ở nếp dưới lưỡi. Ông tiết lớn (ductus sublingualis major) đổ
ra ở cục dưới lưỡi.
2.3.3. Mạc tuyến. Không có mạc rõ ràng.
3. RĂNG - LỢl
3.1. ƯỢ( (gingivae). Che phủ tất cả các lỗ huyệt răng của xương hàm trên và xương hàm
dưới, được cấu tạo bởi mô xơ, phủ bởi niêm mạc và liên tục với niêm mạc tiền đình miệng ở
phía ngoài và niêm mạc khẩu cái, nền miệng ở phía trong.
3.2. RĂNG (dentes) (H.20.2). Ưà một cấu trúc đặc biệt có nhiệm vụ cắt, xé và nghiền thức
ăn khi nhai.

Huyệt răng
Răng cửa
Răng nanh
Thân răng

Cổ răng
Chân răng

A. CẤU TẠO RĂNG B. V! TRÍ CÁC RĂNG

Hình 20.2. Răng và cấu tạo của răng.

358
3.2.1. Cấu tạo của răng. Mỗi răng có mô liên kết đặc biệt là tủy răng (pulpa dentis),
phủ bởi ba lớp mô canxi là ngà răng (dentinum), men răng (enamelum) và chất xương răng
(cementum). Bên ngoài có thể có đá răng do muôi canxi của nước bọt đọng lại.
3.2.2. Các phần của răng. Mỗi răng gồm có (H.20.2A) :
- Thân răng (corona dentis) là phần răng được phủ lớp men ràng. Thân răng lâm sàng
(corona clinica) là phần thân răng nhô vào ổ miệng.
- Chân răng (radix dentis) là phần phủ bởi chất xương răng nằm trong huyệt răng.
- Cổ răng (collum dentis) là phần nôì liền thân và chăn răng.
Trong mỗi răng có buồng tủy răng (cavum dentis) gồm hai phần là buồng thân răng
(cavum coronale) và ống chân răng (canalis radicis dentis), ống này mở ra bởi một hay nhiều lỗ
gọi là lỗ đỉnh chân răng (foramen apicis dentis). Thần kinh, mạch mău, mạch bạch huyết chui
vào buồng tủy qua căc lỗ này.
Căc răng trước gồm có răng cửa và răng nanh và căc răng sau gồm có răng tiền côi và
răng cối.
Vì cung răng cong như hình chữ c nên căc mặt răng được xăc định như sau :
- Mặt giữa (facies mesialis) là mặt trong của căc răng trước nhưng lại là mặt trước của căc
răng sau.
- Mặt xa (facies distalis) là mặt ngoài của căc răng trước nhưng là mặt sau của căc răng sau.
Hai mặt này là mặt tiếp xúc (facies contactus).
- Mặt tiền đình (facies vestibularis) là mặt đốì diện với tiền đình miệng.
- Mặt lưỡi (facies lingualis) là mặt đôi diện với lưỡi.
- Mặt khép (facies occlusalis) là mặt tiếp xúc với răng của hàm đối diện khi cắn chặt hai
hàm ràng lại, còn gọi là mặt nhai (facies masticatorius).
3.2.3. Phân loại răng
3.2.3.1. Răng sữa (dentes decidui)
Thông thường không có răng mọc sẵn trong ổ miệng khi sinh ra. Răng sữa chỉ mọc từ 6
thăng tuổi đến 30 thăng tuổi. Răng cửa hàm dưới mọc đầu tiên. Có tất cả 20 răng sữa viêt theo
công thức sau :

2 1 2 ,
_ cửa + nnnh + _ côi
2 1 2

3.2.3.2. Răng vĩnh viễn (dentes prrmanentes) :


Răng vĩnh viễn bắt đầu thay thế răng sữa từ lúc 6 tuổi và hoàn toàn thay thế răng sữa
khi 12 tuổi. Có tất cả 32 răng vĩnh viễn viết theo công thức như sau :

2 . 1 . . 2 3
— cửa + T nanh + “ tiền coì + ~ côi
2 12 3
359
3.2.3.3. Đặc điểm từng loại răng :
— Răng cửa (dentes incisivi) để cắt thức ăn, có mặt lưỡi hình tứ diện, đỉnh của tứ diện hướng
về 'phía chân răng lồi lên được gọi là đai (cingulum). Mặt lưỡi đôi khi có gờ dọc ở hai bờ gọi là răng
cửa hình xẻng. Hai răng cửa của mỗi hàm được phân biệt là răng trong và răng ngoài.
— Răng nanh (dentes canini) dài, chỉ có một núm (cuspis dentis), thân răng thật cao dùng
để xé thức ăn.
— Răng tiền cối (dentes premolares) còn gọi là răng hai núm (bicuspis), dùng để nghiền
thức ăn.
— Răng cối (dentes molares) thân răng có ba núm. Răng côi trên có ba chân răng, răng cốì
dưới có hai chân răng. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang hàm trên nên khi nhiễm trùng
tủy răng thường gây nên viêm xoang hàm.

4. LƯỠI
4.1. MÔ TẢ
Lưỡi (lingula) là cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng
và ở phía trước hầu, có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm. Lưỡi có các
phần sau đây :
4.1.1. Mặt lưng lưỡi (dorsum linguae) (H.20.3). Phía sau có một rãnh hình chữ V mà đỉnh
chữ V quay ra phía sau gọi là rãnh tận cùng (sulcus terminalis). Phía trước rãnh là thân lưỡi
(corpus linguae) và phía sau rãnh là rễ lưỡi (radix linguae). Trên mặt lưng, ở đỉnh rãnh có lỗ tịt
(foramen cecum linguae). Niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, nhiều nhú. Có 5 — 6 loại nhú (papillae
linguales) sau đây : nhú dạng chỉ (papillae filiformes), nhú dạng nón (papillae conicae), nhú dạng
nấm (papillae fungiformes), nhú dạng đài (papillae vallatue), nhú dạng lá (papillae foliatae).

Hình 20.3 : Lưỡi (mặt lưng).

360
4.1.2. Mặt dưới lưỡi. Liên quan với nền miệng. Niêm mạc ở đây mỏng trơn và không có
gai. ơ giữa có hãm lưỡi (frenulum linguae), hai bên hãm có cục dưới lưỡi, tại đây có ống tiết
của tuyến nước bọt dưới hàm.
4.1.3. Rễ lưỡi (radix linguae), Lưỡi dính vào mặt trên nắp thanh môn bởi ba nếp, một
nếp giữa và hai nếp bên gọi là nếp lưỡi - nắp thanh môn (plica glossoepiglottica, mediana et
lateralis). Giữa các nếp có hai hô' con gọi là thung lũng nắp thanh môn (vallecula epiglottica).
Khi ăn bị hóc, xương hay bị mắc vào đó. Ớ dưới lớp niêm mạc của mặt lưng rễ lưỡi sau rãnh
chữ V có nhiều nang bạch huyết (folliculi linguales) còn gọi là hạnh nhân lưỡi (tonsilla
lingualis).
4.2. CẤU TẠO. Gồm có khung của lưỡi và các cơ.
4.2.1. Khung của lưỡi (H.20.4). Gồm xương móng và các cân. Các cân gồm có cân lưỡi và
vách lưỡi.

Cân lưỡi

Vách lưỡi

Hình 20.4 : Khung lưỡi.

- Cân lưỡi (aponeurosis linguae) nằm theo mặt phẳng đứng ngang, cao 1,0 cm, phía dưới
bám vào bờ trên xương móng, từ đó đi thẳng lên trên và lẫn vào bề dày của lưỡi.
- Vách lưỡi (septum linguae) nằm theo mặt phảng đứng dọc, hình liềm dính vào chính
giữa mặt trước cân lưỡi. Vách lưỡi ngăn cách các cơ lưỡi làm hai nhóm phải và trái.
4.2.2. Các cơ của lưỡi (H.20.6). Có 15 cơ, gồm hai loại :
4.2.2.1. Các cơ ở ngay trong lưỡi : Thường bám vào khung lưỡi và tận hết trong lưỡi, gồm
có : các cơ dọc lưỡi trên và dưới (mm.. longitudinals linguae, superior et inferior), cơ ngang lưỡi
(m. transversus linguae) và cơ thẳng lưỡi (m.verticalis linguae). Riêng cơ dọc lưỡi trên là một cơ
lẻ. Các cơ khác đều là cơ chẵn.
4.2.2.2. Các ca ngoại lai (H.20.5). Đi từ các bộ phận lân cận đến lưỡi, gồm có cơ cằm lưỡi
(m. genioglossus), cơ móng lưỡi (m.hyoglossus), cơ trâm lưỡi (m.styloglossus) và cơ sụn lưỡi (m.
chondroglossus).
4.3. ĐỘNG MẠCH LƯỠI (a.lingualis) (H.20.9).
Tách từ động mạch cảnh ngoài ở khoảng 1,0 cm phía trên động mạch giáp trên, chạy ra
trước vào khu trên móng. Lúc đầu nằm áp vào cơ khít hầu giữa, sau đó nằm giữa cơ này và cơ
móng lưỡi. Muôn tìm động mạch phải rạch cơ móng lưỡi trong tam giác giới hạn bởi : bụng sau
cơ hai thân, bờ sau cơ móng lưỡi và xương móng.

361
Cơ khẩu cái hầu

Củ hầu _ Cơ khẩu cái lưỡi

Mạc hầu nền

Cơ trâm móng
lyr-.'V’
Cơ dọc lưỡi dưới
Cơ trâm lưỡi
Cơ cằm lưỡi
Cơ trâm hầu
Cơ cằm móng
Cơ khít hầu trên
Cơ móng lưỡi
Cơ khít hầu giưa

Hình 20.5 : Các cơ ngoại lại của lưỡi

Hình 20.6 : Thiết đồ đứng ngang qua lưỡi

Cơ trâm lưỡi Cơ mút

Thần kinh thiệt hầu


Khối mỡ má

Cơ khẩu cái lưỡi Cơ cắn

Hạnh nhân khẩu cái Cơ chân bướm trong

Cơ trâm hầu
Dây chằng trâm hàm

Dộng mạch cảnh ngoài


Động mạch cảnh trong
Cơ trâm móng

Dỏng mạch Tuyến mang tai


khẩu cái lên
Cơ nhị thân

Tĩnh mạch
cảnh trong Cơ ức đòn chũm

Hình 20.7 : Thiết đồ ngang vùng tuyến mang tai

362
Tuyến dưới lưỡi

Cơ hàm móng

Ông dưới hàm


Tuyến dưới hàm

Cơ móng lưỡi

Cơ cắn

Cơ chân bướm trong

Cơ tràm lưỡi
Dây chằng trâm móng
Cơ trâm hầu
Cơ trâm móng

Cơ nhị thân

Cơ ức đòn chũm

Hình 20.8 : Thiết đồ ngang vùng tuyến dưới hàm

Thần kinh lưỡi

Cơ trâm móng
Ống dưới hàm
Cơ nhị thân

Thần kinh thiệt hầu Dộng mạch lưỡi sâu

Thần kinh hạ thiệt Dộng mạch dưới lưỡi

Động mạch lưỡi

Hình 20.9 : Liên quan của động mạch và thần kinh lưỡi
Động mạch lưỡi cho hai nhánh bên là nhánh trên móng (ramus suprahyoideus) và các
nhánh lưng lưỡi (rami dorsales linguae), và cho hai nhánh tận là động mạch dưới lưỡi (a.

363
sublingualis) cấp máu cho tuyến nước bọt dưới lưỡi, hãm lưỡi và tận hết ở cằm và động mạch
lưỡi sâu (a. profunda linguae) chạy ngoằn ngoèo dưới niêm mạc và tận hết ở đỉnh lưỡi, cấp máu
cho phần di động của lưỡi.

4.4. TĨNH MẠCH LƯỠI. Gồm tĩnh mạch lưng lưỡi (vv. dorsales linguae), tĩnh mạch dưới lưỡi
(v. sublingualis), tĩnh mạch lưỡi sâu (v. profunda linguae).

4.5. THẦN KINH LƯỠI (H.20.10).


- Hai phần ba trước của lưỡi có dây thần kinh lưỡi, là nhánh của dây thần kinh hàm dưới,
thuộc dây sinh ba làm nhiệm vụ cảm giác thân thể, và thừng nhĩ là nhánh của dây thần kinh
trung gian làm nhiệm vụ cảm giác vỊ giác.
- Một phần ba sau của lưỡi là do nhánh lưỡi của dây thần kinh thiệt hầu, nhánh lưỡi dây thần
kinh mặt (có thể có hoặc không) và nhánh thanh quản trong của dây thần kinh lang thang.
- Dây hạ thiệt vận động tất cả các cơ lưỡi.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

235. Tuyến nước bọt mang tai, có ống tiết đổ vào :


a) Hầu (phần miệng).
b) Ổ miệng chính.
c) Tiền đình miệng ở lỗ đối diện với răng cửa trên thứ 2.
d) Tiền đình miệng ở lỗ đốì diện với răng cối trên thứ 2.
e) Tiền đình miệng ở lỗ đối diện với ràng cô'i dưới thứ 2.

364
236. TTuếế nutóc bọi mang tai đưực chia làm hhi phhầ nônn và sâu bbi :
a) ĐM hàm. d) Thần kinh tai thái dương.
b) ĐM thái dương nông. e) Õng tuyến mang tai.
c) TK mặt.
237. Tuyên dưới hàm :
a) Có ông tiết đổ àào cục lưỡi. d) a, b đúng.
b) Có ĐM mặt unn quanh. e) a, b, c đúng.
c) Nằm trong hn dưới hàm của xương hàm dưới.
238. Hô" Imnn nnhu 1 à mật hh nnm giữa khí nếế ciỉa kkhu cci mầm. Nếp phía trưưcgọii à :
a) Nếp khuu cái. d) Cuuô khẩu cci - -mu.
b) Nếp khẩu cái - hầu. e) Tất cả đều âai. (Xem thêm bài 21)
c) Cung khuu cái - lưỡi.
239. Chọn câu đúng.
a) Lci được cấu tạo chủ yếu bởi cơ, phủ bến trên là lớp niêm mạc.
b) Thần răng là phần răng nằm trong huyệt răng.
c) Công thức của bộ răng âữa là :
2.1.2...
— cửa + -7 nanh + — cối
2 1 2 .......................
d) Răng cni trên có hai chun, răng cni dưới có ba chân.
e) Mặt khép của răng là mặt tiếp xúc của 2 răng kế cận trên cùng một hàm.
Dùng ỌìnỌ vẽ và bảng trả lời dưới úây âho âáâ ââu 240 úến 244.
a) Vách lưỡi.
b) Cơ móng lưỡi.
c) Cơ dọc lưỡi trên.
d) Ca trâm lưỡi.
e) Cơ khuu cái lưỡi.

Thiết đồ đứng ngang qua lươi.

240. Chi tiết (1) là :


241. Chi tiết (2) là :
242. Chi tiết (3) là :
243. Chi tiết (4) là :
244. Chi tiết (5) là :

365
21 HAU

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Phân biệt giới hạn của hầu và đôi chiếu hầu lên cột sống cổ.
2. Mô tả được hình thể trong và liên quan của hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản.
3. Mô tả được vị trí của vòng bạch huyết quanh hầu.
4. Kể tên các lớp cấu tạo và các cơ của hầu.
5. Mô tả được vị trí và liên quan của tuyến hạnh nhân khẩu cái.
6. Vẽ thiết đồ đứng dọc qua hầu.

B. MỤC TIÊU THỤC tập


1. Xác định được trên mô hình, tiêu bản đứng dọc của đầu mặt cổ vị trí, giới hạn và hình
thể trong của hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản.
2. Chỉ trên mô hình và hình vẽ các cơ của hầu.
3. Xem tuyến hạnh nhân khẩu cái ở người há miệng.

1. ĐẠI CƯƠNG
Hầu (pharynx) là ngã tư của đường hô hấp và đường tiêu hóa (H.21.1). Hầu tạo bởi một
ông xơ cơ, đi từ nền sọ tới bờ dưới sụn nhẫn (ngang mức đốt sông cổ C6). Ở đây hầu nối tiếp
với thực quản (H.21.2).
Hầu dài khoảng 12cm, dẹt từ trước ra sau, rộng nhất ở dưới nền sọ (khoảng 5,0cm đường
kính) và hẹp nhất ở chỗ nôi với thực quản (khoảng 2,5cm).
2. CẤU TẠO CỦA HẦU
Từ ngoài vào trong, thành hầu được tạo bởi ba lớp : lớp cơ hầu, tấm dưới niêm mạc, lớp
niêm mạc.
2.1. LỞP Cơ HAU (tunica muscularis pharyngis).
Có năm cặp cơ vân, gồm :

366
Vòi tai
Vòi tai
Cơ chân bướm ngoài
Cơ nâng màn hầu
Cơ căng màn hầu
Lỗ hầu vòi tai
Cơ khít hầu trên
Cơ hầu màn hầu

Cơ khẩu hầu

Cơ hầu - màn hầu


Cơ hầu - màn' hầu (bờ vòi tai)
Sừng lớn xương móng

Lỗ trên thanh quản


Bờ sau sụn giáp

Ánh XV1I1 : Các ca của màng hầu và hầu.

367
2.1.1. Ba cặp cơ khít hầu tạo thành lớp cơ vòng bên ngoài (H.21.3).
- Cơ khít hầu trên (m.constrictor pharyngis superior).
- Cơ khít hầu giữa (m. constrictor pharyngis medius).
— Cơ khít hầu dưới (m. constrictor pharyngis inferior).
Ồ mũi

Không khí

Thức ăn
O miệng

Hình 21.1 : Sơ đồ của hầư

368
Ba cơ khít hầu để hở ở mặt trước, nơi có mũi, miệng, thanh quản dẫn vào hầu. Các cơ này
đều có hình quạt giống như cán quạt. Mỗi cơ bám vào xương hàm dưới, xương móng hoặc các
sụn thanh quản, về phía sau, mỗi cơ tỏa rộng ra và nốì với cơ bên đối diện ở vách giữa hầu
(raphe pharyngis). Ớ đây, các cơ chồng lên nhau một phần : cơ khít hầu dưới chồng lên cơ khít
hầu giữa, cơ khít hầu giữa chồng lên cơ khít hầu trên.
Các bờ trên và bờ dưới các cơ đều lõm. Riêng chỗ lõm giữa bờ trên cơ khít hầu trên và
nền sọ được che kín bởi mạc hầu nền (fascia pharyngobasilaris).

Hình 21.3 : Các cơ của hầu (nhìn bên)

369
- Cơ khít hầu trên bám vào móc của mỏm chân bướm, tạo thành phần chân bướm hầu
(pars pterygopharyngea), vào vách giữa chân bướm hàm (raphe pterygomandibularis) tạo thành
phần má hầu (pars buccopharyngea), vào đường hàm móng của xương hàm dưới, tạo thành
phần hàm hầu (pars mylopharyngea) và vào phần bên các cơ lưỡi, tạo thành phần lưỡi hầu
(pars glossopharyngea).
- Cơ khít hầu giữa bám vào sừng nhỏ xương móng tạo thành sụn hầu (pars
chondropharyngea), vào sừng lớn xương móng tạo thành phần sừng hầu (pars ceratopharyngea).
- Cơ khít hầu dưới bám vào đường chéo sụn giáp tạo thành phần giáp hầu (pars
thyropharyngea), vào sụn nhẫn tạo thành phần nhẫn hầu (pars cricopharyngea).

lí 11 f i
J 1 H
fl / II
Cơ cang
màn hầu
Cơ nâng _
màn hầu /ill/ Cơ vòi hầu
Cơ lưỡi gà Cơ khít hầu trên

Hạnh nhân
khẩu cái
Cơ khẩu cái hầu
Eo họng —
Cơ khít hầu giữa

Sụn phễu -

Hình 21.4 : Các cơ hầu và màn hầu (nhìn sau)


Có nhiều cấu trúc đi qua các khe giữa các cơ khít hầu (H.21.9) :
* Thần kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới, đi vào hầu qua khe
giữa cơ khít hầu dưới và thực quản.

370
* Nhánh trong thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên qua khe giữa cơ khít
hầu dưới và cơ khít hầu giữa.
* Cơ trâm hầu và thần kinh thiệt hầu, qua khe giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên.
* Vòi tai, cơ nâng màn hầu, động mạch khẩu cái lên đi qua khe giữa cơ khít hầu trên và nền sọ.
2.1.2. Hai cặp cơ tạo thành lớp cơ dọc bên trong (H.21.4).
- Cơ trâm hầu (m. stylopharyngeus) : từ mỏm trâm đến thành hầu giữa cơ khít hầu trên
và cơ khít hầu giữa.
- Cơ vòi hầu (m. salpingopharyngeus) : từ vòi tai đến thành hầu.
Bên ngoài cơ, thành hầu được bao bọc bởi mạc má hầu (fascia buccopharyngea).
2.2. TẤM Dưới niêm mạc ctelasuUmuccoa).
Ở thành sau và thành ngoài của hầu, lớp mô tế bào giữa lớp niêm mạc và lớp cơ hầu biệt
hóa thành mạc trong hầu. Lớp này dai nhất và chắc nhất ở họng (hô' hạnh nhân).
2.3. LỚP NIÊM MẠC (tunica mucosa).
Ở trong cùng, có nhiều tuyến hầu (gl. pharyngea). Lớp này sẽ được mô tả kỹ ở phần hình
thể trong.

3. HÌNH THỂ TRONG CỦA HAU

vòi tai

Cơ nâng màn hầu

Cơ căng màn hầu


Cơ khít hầu trên

Cơ khít hầu trên

Cơ khẩu cái hầu

Hình 21.5 : Thiết đồ đứng ngang qua hầu

371
Như ta biết, các lỗ đổ vào thành trước hầu dẫn đến ổ mũi, ổ miệng và ổ thanh quản. Do
đó hầu được chia làm ba phần : phần mũi, phần miệng và phần thanh quản (H.21.2).

3.1. PHẦN MÚI (pars nasalis).


Phần mũi còn gọi là tị hầu nằm trên khẩu cái mềm và sau ổ mũi. Phía trước là thành bên
hai lỗ mũi sau, khoảng l,0cm sau xoăn mũi dưới là lỗ hầu của vòi tai (ostium pharyngeum
tubae auditivae) (H.21.8) hình tam giác, thông với hòm nhĩ cho nên nhiễm trùng phần mũi có
thể lan đến hòm nhĩ. Bờ sau lỗ này lồi lên, tạo thành gờ vòi (torus tubarius) do sụn vòi tai đẩy
vào. Bờ dưới cũng lồi, do cơ nâng màn khẩu cái đội lên, tạo thành gờ cơ nâng (torus levatorius).
Bờ trước có nếp vòi khẩu cái (plica salpingopalatina). Quanh lỗ này, nhất là ở trẻ con, có nhiều
mô bạch huyết, tạo thành hạnh nhân vòi (tonsilla tubaria). Khi các mô này bị viêm, có thể làm
bít lỗ hầu vòi tai, gây rối loạn thính giác. Phía sau dưới của lỗ hầu vòi tai là nếp vòi hầu (plica
salpingopharyngea) do cơ cùng tên tạo nên. Phía sau lỗ hầu vòi tai là một khe dọc gọi là ngách
hầu (recessus pharyngeus).
Thành trên : là vòm hầu (fornix pharyngis), nằm bên dưới thân xương bướm và phần nền
xương chẩm (H.21.2). ơ đây có nhiều mô bạch huyết kéo dài đến thành sau, gọi là hạnh nhân
hầu (tonsilla pharyngea), khi phì đại có thể làm ngạt thở.
Thành sau : là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến cung trước đốt đội.

3.2. PHẦN MIỆNG (pars oralis).


Phần miệng còn gọi là khẩu hầu, nằm dưới khẩu cái mềm (palatum molle), sau miệng và
1/3 sau lưỡi.
Thành trước thông với ổ miệng bởi eo họng (H.21.4). Eo họng (isthmus faucium) giới hạn
bên trên là lưỡi gà khẩu cái (uvula palatina) và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung
khẩu cái lưỡi (arcus palatoglossus) và tuyến hạnh nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng
rãnh tận cùng. Thung lũng nắp thanh môn (vallecula epiglottica) là một lõm giữa nắp thanh
môn và rễ lưỡi, nằm hai bên nếp lưỡi nắp giữa (plica glossoepỉglottica mediana) và giới hạn
bên ngoài bởi nếp lưỡi nắp bên (plica glossoepiglottica lateralis), ở phía trước là hạnh nhân
lưỡi (tonsilla lingualis).
Thành sau : là phần niêm mạc trải từ đôt sống cổ C2 đến đốt sống cổ C4.
Thành bên : từ khẩu cái mềm mỗi bên có hai nếp niêm mạc. Phía trước là cung khẩu lưỡi
(arcus'palatoglossus) do cơ cùng tên tạo nên, đi xuống chỗ nôì 2/3 trước lưỡi và 1/3 sau lưỡi.
Đây là giới hạn phân chia miệng và hầu. Phía sau là cung khẩu cái hầu (arcus
palatopharyngeus) đi xuồng thành bên. Hai cung này giới hạn một khoảng tam giác chứa tuyến
hạnh nhân khẩu cái (H.21.8).
Hạnh nhân khẩu cái (tonsilla palatina,) là một tổ chức bạch huyết hình bầu dục, nằm
trong một hố của họng gọi là hô' hạnh nhân (fossa tonsillaris). Hạnh nhân khẩu cái có kích
thước khoảng 20,0mm chiều dài, 15,0mm chiều rộng, 12,0mm bề dày, nặng khoảng l,5gam. Có
hai cực trên và dưới, hai bờ trước và sau, hai mặt trong và ngoài. Mặt trong phủ bởi niêm mạc,
và có 10-30 hõm hạnh nhân (fossulae tonsillares), đáy mỗi hõm có nhiều hốc hạnh nhân (cryptae

372
Cơ mút Niêm mạc

Dây chằng chân


Cơ khẩu cái lưỡi bướm hàm
Mạc má hầu
Hạnh nhân
khẩu cái
Cơ trâm lưỡi
Cơ khẩu cái hầu

Cơ trâm hầu

Khoang sau hầu


Lá trước sống
mạc cổ

Hỉnh 21.6 : Thiết đồ ngang qua hầu

Lỗ mũi sau

Lưỡi gà

Nắp thanh mỗn

Ngách hình lê

Hình 21.7 : Thành trước của hầu (nhìn sau)

373
Hình 21.8 : Thành bên của hầu
tonsillaresỴ Mặt ngoài dính vào thành bên hầu bởi một bao xơ liên tục với mạc nền hầu và
tiếp xúc với cơ khít hầu trên (H.21.6). Hạnh nhân khẩu cái được cung cấp máu chủ yếu từ động
mạch mặt. Ngoài ra, hạnh nhân khẩu cái còn nhận máu của các động mạch hầu lên, khẩu cái
xuống, lưỡi.

Toàn bộ eo họng, màn khẩu cái mềm với 2 cung và tuyến hạnh nhân khẩu cái tạo nên
họng (fauces).

Hạnh nhân khẩu cái cùng với hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân vòi và hạnh nhân hầu tạo
thành vòng bạch huyết quanh họng (hay bị sưng tấy khi viêm họng).

3.3. PHẦN THANH QUẢN (pars laryngeal).

Phần thanh quản, còn gọi là thanh hầu ở phía sau phần trên thanh quản, trải từ xương

374
móng đến sụn nhẫn. Phần thanh quản rộng ở trên và hẹp ở dưới. Thành sau liên tục với thành
sau phần miệng, kéo dài từ đốt sống cổ C5 đến đốt sống cổ C6.
Thành trước liên hệ với thanh quản. Ớ giữa là nắp thanh mốn, lỗ thanh quản và thành
sau thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách hình lê (recessus
pyriformis) là một rãnh dài nằm. bên ngoài lỗ thanh quản (H.21.7). Giới hạn bên trong là nếp
phễu nắp thanh môn, sụn phễu và sụn nhẫn. Giới hạn bên ngoài là màng giáp móng và sụn
giáp. Trong ngách hình lê có các nếp thần kinh thanh quản (plica nervi laryngei). Dị vật
thường kẹt ở ngách hình lê.
Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt trong của sụn giáp.

Dộng mạch cảnh


trong

Dộng mạch hầu


lên
Dấy thần kinh phụ
Động mạch chẩm Đám rồi hầu

Dây thần kinh thiệt hầu Dây thần kinh


lang thang
Động mạch giáp trên
Động mạch cảnh chung

Tĩnh mạch cảnh trong

Thần kinh thanh quản dưới

Động mạch giáp dưới

Hình 21.9 : Thành sau của hầu (nhìn sau)

4. LIÊN QUAN CỦA HAU


4.1. PHÍA SAU. Hầu liên quan với lá trước sống mạc cổ, cơ dài đầu và sáu đốt sống cổ đầu
tiên (H.21.3).
4.2. PHÍA BÊN. Liên hệ khác nhau tùy theo từng phần của hầu. Ớ phần mũi và phần

375
miệng là cơ chân bướm trong, mỏm trâm và các cơ trâm hầu, trâm lưỡi (H.21.4). Động mạch
hầu lên, các nhánh khẩu cái lên và động mạch mặt tiếp xúc với thành bên. Thần kinh thiệt
hầu nằm tựa lên cơ trâm hầu. Thân giao cảm và thần kinh lang thang đi cùng với động mạch
cảnh trong. Ở xa hơn là thần kinh hạ thiệt và thần kinh phụ. Ớ phần thanh quản, phía trên
thành bên liên hệ với bao cảnh và các thành phần của nó; phía dưới, liên hệ với đỉnh của mỗi
thùy tuyến giáp. Đoạn này liên hệ mật thiết với động mạch lưỡi, động mạch giáp trên và
nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên (H.21.9).
4.3. PHÍA TRƯỚC : như đã mô tả, hầu mở vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản.
Ngoài ra, hầu còn liên quan với các khoang mạc quan trọng (H.15.14).
- Khoang sau hầu : Trong khi nuốt, hầu và thực quản phải được chuyển động tự do. Cho
nên, ở giữa lá trước sống mạc cổ và mạc má hầu (phần bọc phía bên và phía sau hầu), là một
lớp mô tế bào lỏng lẻo gọi là khoang sau hầu (H.21.6). Khoang này đóng kín bên trên bởi nền
sọ, hai bên bởi bao cảnh, phía dưới mở vào trung thất trên. Do đó, nhiễm trùng khoang này có
thể lan xuống trung thất trên.
- Khoang bên hầu : là một khoang chứa mỡ và các nhánh thần kinh và mạch máu hàm trên
(H.21.9). Khoang này được giới hạn bên trên là nền sọ, bên dưới ngang với xương móng, bên trong
là thành bên hầu, phía sau ngoài là tuyến mang tai, phía trước ngoài là cơ chan bướm trong và
ngành hàm, phía sau là mỏm trâm và các cơ bám vào mỏm này (H.21.4). Khoang này có thể nhiễm
trùng khi viêm hạnh nhân khẩu cái hoặc gây tê thần kinh răng dưới (H.21.6).

5. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA HAU

Động mạch cấp huyết cho hầu chủ yếu từ động mạch hầu lên (một nhánh của động mạch
cảnh ngoài), động mạch khẩu cái lên (a. palatina ascendens) của động mạch mặt, và nhánh
bướm khẩu của động mạch hàm.
Các tĩnh mạch hầu (vv. pharyngeae) tạo thành đám rối tĩnh mạch hầu (plexus pharyngeus)
nằm giữa các cơ khít hầu và mạc má hầu, thông nối với đám rôì tĩnh mạch chân bướm ở trên,
với tĩnh mạch cảnh trong ở dưới.
Thần kinh của hầu, của cơ và niêm mạc, chủ yếu phát sinh từ thần kinh lang thang, thần
kinh thiệt hầu và thân giao cảm, qua đám rôì thần kinh hầu (plexus pharyngeus).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

245. Cơ nào sau đây KHÔNG thuộc về các cơ của hầu :


a) Cơ khít hầu trên, giữa và dưới.
b) Cơ vòi hầu.
c) Cơ trâm hầu.
d) Cơ nâng màn khẩu cái.
e) Tất cả đều sai.

376
Sụn nắp
Nếp lưỡi nắp

Màng giáp móng Màng mong nắp

Cơ giáp móng —
- Sụn chêm
». • '

~ Sụn sừng
Khoang móng giáp nắp

Nếp tiền đình


Cơ phễu ngang và chéo
Thanh thất —
Sụn giáp —
Nếp thanh âm

- Mảnh sụn nhẫn

Anh XIX: Thiết dồ đứng dọc thanh quản.

377
Sụn giáp

Mảnh nhân giáp


Sụn nhẫn

Tĩnh mạch, cảnh trong Tĩnh mạch cảnh trong


Tuyến giáp
Eo tuyến giáp
Thần kinh lang thang

Thần kinh lang thang


Dông mạch cảnh chung phải
Động mạch cảnh chung trái
Thân tinh mạch cánh tay
đáu phải Tĩnh mạch giáp dưới
Động mạch tay đáu trái
Thân tĩnh mạch tay
đầu trái
Dông mạch dưới
đòn trái

Cung đông mạch chủ


- Tĩnh mạch chủ trên
Phế quản chinh trái

Tĩnh mạch đdn


Thực quản

Anh XX : Thanh quản, tuyến. giáp, khí quán.

378
246. Ngách hình lênằm ở :
a) Nơi khoang sau hầu đổ vào trung thất.
b) Tiền đình thanh quản.
h) Giữa sụn giáp, màng giáp móng và sụn phễu, sụn nhẫn, nếp phễu nắp thanh môn.
d) o dưới thanh môn.
e) Khe tiền đình.
247. Tuyên hạnn nnân hầầ :
a) Nằm ở thành trên hủa phần mũi hầu. d) a và b đúng.
b) Nằm ở vòm hầu. e) a, b, h đúng.
h) Nằm ở ngchh hầu.
248. Tuuêế hhnn nnận kkhu chc:
a) Nằm rải rCh dưới mảnh ngang xương khuu hái. d) Nằm hạnh vòi nhĩ.
b) Nằm ngay sau eo họng trong hố hạnh nhân. e) Tất hả đều sai.
h) Nằm trướh eo họng. (Xem thêm bài 20)
249. Eo họng hhinh là :
a) Ranh giới giữa ổ miệng và phần miệng hủa hầu.
b) Đượh giới hạn bởi hung khUu hái lưỡi.
h) Đượh giới hạn bởi hung khuu hái hầu.
d) Ngã tư hủa đường hô hap và đường tiêu hóa.
e) a và b đúng.
250. Câu nào sau đây SAI :
a) Hầu liên quan phía trướh với ổ mũi, ổ miệng và thanh quản.
b) Phía dưới hầu thông với thựh quản.
h) Vòng bạhh huyết quanh hầu gồm tuyến hạnh nhân hầu, tuyến hạnh nhân vòi, tuyên
hạnh nhân khuu hái, tuyến hạnh nhân lưỡi.
d) Tuyến hạnh nhân khuu hái nằm giữa hung khẩu hái lưỡi và hung khuu hái hầu.
e) Tuyến hạnh nhân lưỡi nằm trướh háh nhú đài hủa lưỡi.
251. Thành phần nào sau đây đi qua khe giữa hơ khít hầu dưới và hơ khít hầu giữa :
a) Nhánh trong thần kinh thanh quản trên.
b) Động mạhh giáp trên.
h) Động mạhh thanh quản dưới.
d) a và b đúng.
e) a, b, h đúng.

379
22 THANH QUAN

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Mô tả được hình thể ngoài và trong của thanh quản.


2. Mô tả cấu tạo (các sụn, dây chằng, các cơ, lớp niêm mạc) của thanh quản.
3. Vẽ sơ đồ giải thích sự hoạt động các cơ thanh quản trong động tác căng chùng dây
thanh âm, mở và khép thanh môn.
4. Mô tả được mạch máu, thần kinh chi phôi thanh quản.
5. Giải thích cơ chế phát âm, ho, hắt hơi, nấc, cười.
6. Vẽ hình soi thanh quản.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP

1. Chỉ trên mô hình vị trí, hình thể’, cấu tạo của thanh quản.
2. Chỉ trên mô hình các cơ thanh quản.
3. Chỉ trên xác và mô hình mạch và thần kinh chi phôi thanh quản.

1. ĐẠI CƯƠNG

Thanh quản (larynx) là một cơ quan hình ống nối hầu (pharynx) với khí quản (trachea), có
hai nhiệm vụ là phát âm và dẫn khí, trong đó nhiệm vụ phát âm là chủ yếu. Thanh quản cấu
tạo bởi những mảnh sụn khớp với nhau, giữ chặt bằng màng và các dây chằng, trong đó có các
dây thanh âm rung chuyển khi luồng không khí đi qua tạo nên âm thanh khác nhau.
Bên trong lót bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu và khí quản tạo nên một số xoang
để giúp trong việc cộng hưởng âm thanh. Thanh quản nam dài trung bình 5cm, ở nữ thì ngắn
và nhỏ hơn do đó ở đàn ông thanh quản đẩy lồi lên ngay dưới da cổ. Thanh quản ở phía trước
cột sống, kéo dài từ đốt sống cổ C2 đến C6.

380
2. CẤU TẠO

Thanh quản được câ'u tạo bằng các sụn, dây chằng, các cơ và lớp niêm mạc.
2.1. CÁC SỤN (H.22.4). Các sụn chính gồm có sụn giáp (cartilago thyroidea), sụn nhẫn
(cartilago cricoidea), sụn phễu (cartilago arytenoidea), sụn nắp thanh môn (cartilago epiglottis),
sụn sừng (cartilago corniculata). Ngoài ra còn có các sụn phụ như sụn chêm (cartilago
cuneiformis), sụn thóc (cartỉlago triticea).

Sừng trên

Khuyết giáp trên

Mảnh giáp

Đường chéo

Sừng dưới

Lồi thanh quản

Khuyết giáp dưới


A. MẶT TRƯỚC

Củ giáp trên

Đường chéo

Củ giáp dưới

Hình 22.1 : Sụn giáp

381
. Mặt khớp phễu

Mảnh sụn nhân

Mặt khớp giáp

Cung sụn nhân


A. MẶT TRƯỚC

Mảnh sụn nhẫn

Mào giữa sau

Hình 22.2 : Sụn nhẫn

2.1.1. Sụn giáp (carttlago thyroidea) (H.22.1) là sụn đơn lớn nhất trong các sụn của thanh
quản, nằm trên đường giữa, phía dưới xương móng (os hyoideum), phía trên sụn nhẫn và phía
trước sụn nắp. Gồm có hai mảnh : mảnh phải (lamina dextra) và mảnh trái (lamina sinistra)
hình tứ giác nôi với nhau trên đường giữa tạo nên một góc mở ra sau. Góc này khoảng 90° ở
nam tạo nên lồi thanh quản (prominentia laryngea), và 120° ở nữ.

— Mặt ngoài : ở phía trên mỗi mảnh có củ giáp trên (tubercuỉum thyroidea superius), phía
dưới có củ giáp dưới (tuberculum thyroidea inferius), đường nốì. liền hai củ giáp là đường chéo
(ỉinea obliqua) đi từ trên xuêíng dưới, từ sau ra trước chia mặt ngoài làm hai vùng.

382
- Mặt trong: nhẵn, ở giữa có góc của sụn giáp.
- Bờ trên: lồi, ở giữa có khuyết giáp trên (ìncisura thyroidea superior).
- Bờ dưới: nằm ngang, gần đường giữa có củ giáp dưới, ở hai bên đường giữa có khuyết
giáp dưới (incisura thyroidea inferior).
- Bờ trước: nơi hai mảnh nối nhau có lồi thanh quản sờ được dưới da cổ.
- Bờ sau: dày, có sừng trên (cornu superius) và sừng dưới (cornu inferius). Sừng trên'nôi
với đầu sừng lớn xương móng, sừng dưdi cong vào trong khớp với sụn nhẫn (H.22.1).
2.1.2. Sụn nhẫn (cartilago cricoidea) (H.22.2) là sụn đơn có hình dạng giống chiếc nhẫn,
nằm ngay dưới sụn giáp, phía trên vòng sụn 1 của khí quản. Sụn nhẫn gồm có hai lỗ: lỗ trên
chéo xuống dưới và ra trước, lỗ dưới nằm ngang. Sụn nhẫn gồm có các phần sau:
- Mảnh sụn nhẫn (lamina cartilaginis cricoideae): ở phía sau có mặt khớp phễu (facies
articularis arytenoidea) hình bầu dục ở bờ trên và mặt khớp giáp (facies articularis thyroidea)
ở chỗ nôì giữa mảnh và cung sụn nhẫn.
- Cung sụn nhẫn (arcus cartilaginis cricoideae): nằm phía trước mánh nhẫn.
Mặt phẳng đi ngang qua lỗ dưới sụn nhẫn liên quan với các phần sau:
- Đốt sống cổ ce.
- Chỗ nối giữa hầu và thực quản, là một chỗ hẹp nên dị vật có thể kẹt lại ở đây gây khó thớ.
- Chỗ nôi giữa thanh quản và khí quản.
- Chỗ bắt chéo của cơ vai móng qua động mạch cảnh chung, hạch giao cảm cổ giữa.
2.1.3. Các sụn phễu (cartilago arytenoidea) (H.22.3) gồm hai sụn khớp với bờ trên mảnh
sụn nhẫn. Sụn có hình tháp tam giác đỉnh hướng lên trên, đáy ớ dưới khớp với sụn nhẫn.
- Đỉnh (apex cartilaginis arytenoideae) nôi với sụn sừng.
- Đáy (basis cartilaginis arytenoideae) hình tam giác có góc ngoài là mỏm cơ (processus
muscularis), góc trước là mỏm thanh âm (processus vocalis) nơi gắn cúa dây chằng thanh âm
(lig. vocale).
- Mặt trước ngoài (facies anterolateralis) lớn nhất, có mào cung (crista arcuata) nằm
ngang chia mặt này làm hai lõm: trên là lõm tam giác (fovea triangularis) chứa tuyên nhầy và
dưới là lõm trám (fovea oblongata) có cơ thanh âm gắn vào.
- Mặt trong (facies medialis) nhỏ, liên quan với thanh môn.
- Mặt sau (facies posterior) có cơ phễu ngang và phễu chéo bám.
2.1.4. Sụn nắp thanh môn (acrtilago epiglottis) (H.22.4)
Là một sụn đơn hình chiếc lá cây nằm trên đường giữa phía sau sụn giáp. Cuông nắp
(petiolus epiglottidis) nằm ở trước dưới, gắn vào mặt trong sụn giáp, trên dường giữa.
- Mặt trước: xoay về phía đáy lưỡi, nằm phía sau dây chằng giáp móng và cách màng
này bằng một khôi mỡ.

383
A. MẶT TRƯỚC NGOÀI

Mỏm thanh âm

Mặt khớp nhẫn

Hình 22.3 : Sụn phễu

- Mặt sau : phía dưới lồi lên thành củ nắp (tuberculum epiglotticum) và trên mặt có nhiều
lỗ (H.22.6).
2.1.5. Các sụn sừng (cartilago corniculata) có đáy cố định vào sụn phễu.
2.1.6. Các sụn chêm (cartilago cuneiformis) bất thường, nằm trong nếp phễu nắp (plica
aryepiglottica).
2.1.7. Sụn thóc (cartilàgo triticea) nằm ở bờ sau ngoài của màng giáp - móng (H.22.6 và
H.22.11).

384
Sụn nắp thanh môn

Cuống nắp

* Sụn chêm
Manh giáp

Sụn sừng

Sụn phễu
Sừng dưới
của sụn giáp

Mào giữa
của sụn nhẫn
Sụn nhẫn
Hỉnh 22.4 : Các sụn thanh quản (nhìn sau)

Xương hàm dưới Cơ trâm móng

Cơ hàm móng Cơ trâm hầu

Cơ móng lưỡi
Cơ nhị thân

Cơ khít hầu giưa


■- Xương móng

Cơ giáp móng Màng giáp móng

Cơ khít hầu dưới Sun giáp

Màng nhẫn giáp

Cơ nhẫn giáp

Sụn nhẫn
Khí quản
Hình 22.5 : Các cơ của thanh quản (mặt trước)

385
Mang giáp móng

Động mạch -Thần kinh thanh quản trên


giap trên
- Sụn thóc
Động mạch — ----- Nhánh trong
thanh quản trên ------Củ nắp

Dây chằng giáp nắp Cơ phêu nắp

Dây chằng sừng hầu


Cơ phễu ngang
cơ phễu chéo

Cơ nhân phêu sau

Cơ nhân giáp

Động mạch Thẩn kinh thanh quản dưới


thanh quản dưới

Hình 22.6A : Mặt sau thanh quản ■


2.2. CÁC KHỚP, MÀNG VÀ DÂY CHẰNG
2.2.1. Các khớp chia làm hai loại
- Khớp ngoại: khớp giữa các sụn thanh quản và các thành phần gần đó như xương móng,
sụn khí quản.
- Khớp nội: nối giữa các sụn của thanh quản với nhau. Gồm có:
+ Khớp nhẫn giáp (articulatio cricothyroidea): giữa sừng dưới sụn giáp và hai mặt khớp
giáp của sụn nhẫn. Khớp phẳng hình bầu dục, có cử động trượt và lúc lắc quanh trục ngang
qua hai khớp.
+ Khớp nhẫn phễu (articulatio cricoarytenoìdea): khớp giữa hai mặt khớp phễu của sụn nhẫn
và đáy sụn phễu, quan trọng vì tham gia vào việc đóng mở thanh mốn. Có các cử động sau:
* Xoay quanh trục thẳng đứng.
* Trượt ra ngoài xuống dưới hoặc lên trên vào trong.
* Khớp phễu sừng là loại khớp bất động, cố định đáy sụn sừng vào sụn phễu.
2.2.2. Các màng xơ chun thanh quản (membrana fibroelastica laryngis)
- Màng tứ giác (membrana quadrangularis) (H.22.4) căng từ nếp phễu nắp ở phía trên
đến nếp tiền đình (plica vestibularis) ở phía dưới. Bờ trên: nếp phễu nắp. Bờ dưới: nằm ngang
là dây chằng tiền đình (lig. vestibulare). Bờ trước: màng cố' định vào góc giáp và hai cạnh của
sụn nắp còn bờ sau thì màng gắn vào sụn sừng và sụn phễu.

386
- Nón đàn hồi (conus elasticus) còn gọi là màng nhẫn thanh âm, căng từ nếp thanh âm
(plica vocalis) đến bờ trên sụn nhẫn. Phần trước nón rất chắc tạo nên dây chằng nhẫn giáp
(lig. cricothyroideum). Bờ tự do ở trên tạo nên dây chằng thanh âm (lig. vocale) nô'i từ góc sụn
giáp đến mỏm thanh âm của sụn phễu.

Dây chằng
nhẫn giáp

Hỉnh 22.6B. Nón đàn hồi

2.2.3. Các dây chằng (H.22.6)


- Dây chằng giáp nắp (ligamentum tliyroepiglotticum) là dây chằng nối từ cuống sụn nắp
đến mặt trong sụn giáp.
— Màng giáp móng (membrana thyrohyoidea) căng từ bờ trên sụn giáp đến sừng lớn và
bờ trên xương móng. Ở giữa, màng dày lên tạo nên dây chằng giáp móng giữa (lig.
thyrohyoideum medianum) và ở hai bên là dây chằng giáp móng bên (lig. thyrohyoideum
laterale) có chứa sụn thóc (cartilago triticea) (H.22.5).
- Dây chằng móng nắp (lig. liyoepiglotticum) từ bờ trên và sừng lớn xương móng đên
mặt trước sụn nắp.
- Dây chằng lưỡi nắp từ rễ lưỡi đến sụn nắp tạo nên nếp lưỡi nắp giữa.
— Dây chằng nhẫn khí quản (lig. cricotracheale) từ bờ dưới sụn nhẫn đến bờ trên vòng
sụn khí quản 1 (H.22.8 và H.22.11).
— Dây chằng sừng hầu từ sụn sừng đi về phía dưới và vào đường giữa, nô'i liền với
niêm mạc hầu.

387
- Dây chằng nhẫn phễu sau (lig. cricoarytenoideum posterius) gắn mảnh sụn nhẫn vào
mỏm cơ sụn phễu.
2.3. CÁC Cơ THANH QUẢN (H.22.5,6,7,8,9) chia làm hai nhóm lớn.
- Nhóm cơ ngoại lai : từ các phần chung quanh như nền sọ, xương móng, xương ức và hầu
đến bám một đầu vào thanh quản, đó là các cơ : vai móng, ức móng, ức giáp, giáp móng và một
sô' cơ trên móng là cơ trâm hầu, cơ khẩu hầu, cơ khít hầu giữa và dưới.
- Nhóm cơ nội tại : bám cả hai đầu vào thanh quản, gồm có các cơ :

Hình 22.7 : Sơ đổ các cơ của thanh quản


2.3.1. Cơ phễu nắp (m.aryepiglotticus).
Nguyền ủy : là bó cơ nhỏ bất thường đi từ cơ phễu chéo.
Bám tận : theo nếp phễu nắp gắn vào mảnh tứ giác và bờ sụn nắp.
Tác động : đóng nắp thanh quản khi nuốt.
2.3.2. Cơ nhẫn giáp (m.cricothyroideus).
Nguyên ủy : từ mặt bên sụn nhẫn, các sợi chia làm hai nhóm :
* Nhóm dưới : phần chéo (pars obliqua) : các sợi chéo đến sừng dưới sụn giáp.
* Nhóm trên : phần thẳng (pars recta) : các sợi đi thẳng lên bờ dưới thân sụn giáp.
Tác động : kéo sụn giáp đổ ra trước do đó làm căng và kéo dài dây thanh âm.
2.3.3. Cơ nhẫn phễu sau (m.cricoarytenoideus posterior).
Nguyên ủy : mặt sau mảnh sụn nhẫn.
Bám tận : mỏm cơ sụn phễu.
Tác động : khi co, xoay và nghiêng sụn phễu ra ngoài nên mở thanh môn và phần nào
căng dây thanh âm.

388
it

Cơ phêu.
ngang
giáp
phễu
Cơ phễu
chéo Cơ nhẫn

Cơ nhẫn
Cơ nhân giáp phễu sau

»11«!

B. MẶT SAU c. MẶ T BẼN (trong)


A. MẶT BÊN (ngoài)
Hình 22.8 : Các cơ nội tại thanh quản.

Sụn phễu

Sụn nhẫn

Dây chằng nhẫn


khí quản

Hình 22.9 : Cơ thanh 'âm.

389
2.3.4. Cơ nhẫn phễu bên (m.cricoarytenoideus lateralis).
Nguyên ủy : bờ trên cung sụn nhẫn.
Bám tận : bờ trước của mỏm cơ sụn phễu.
Tác động : khép thanh môn do xoay trong các sụn phễu.
2.3.5. Cơ thanh âm (m. vocalis).
Nguyên ủy : có thể coi đây là phần trong cùng của cơ giáp phễu. Sợi cơ đi từ góc sụn giáp
phía trước.
Bám tận : mỏm thanh âm và lõm trám của sụn phễu.
Tác động : làm hẹp thanh môn.
2.3.6. Cơ giáp nắp (m. thyroepiglotticus).
Nguyên ủy : mặt trong mảnh sụn giáp và dây chằng nhẫn giáp.
Bám tận : bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp.
Tác động : hạ sụn nắp, giông như một cơ vòng của thanh quản.
2.3.7. Cơ giáp phễu (m.thyroarytenoideus).
Nguyên ủy : mặt trong góc sụn giáp.
Bám tận : bờ ngoài sụn phễu.
Tác động : khép thanh môn và phần nào làm chùng dây thanh âm.
2.3.8. Cơ phễu chéo và ngang (m.arytenoideus, obliquus et transversus).
Nguyên ủy : phần ngang : cơ đơn nằm ngang gắn ở mặt sau hai sụn phễu, phần chéo : từ
mỏm cơ sụn phễu này đến đỉnh sụn phễu kia.
Tác động : khép thanh môn.
2.3.9. Tóm tắt hoạt động các cơ thanh quản (H.22.10).

Hình 22.10: Cơ chế dóng mở thanh môn.


trí ban đầu. b) VỊ tri sau khi cơ hoạt động.
A. Cơ nhẫn phễu sau - mở thanh môn.
B. Cơ phễu ngang = đóng thanh môn.
c. Cơ giáp phễu và cơ nhẫn phễu bên = đóng thanh môn.

390
Tùy theo chức năng, các cơ thanh quản chia làm ba nhóm :
- Căng thẳng âm, đóng mở khe thanh môn và đóng lỗ thanh quản và tiền đình.
- Căng dây thanh âm do cơ nhẫn giáp và cơ nhẫn phễu sau, còn làm chùng dây thanh âm
do cơ giáp phễu.
- Mở khe thanh môn do cơ nhẫn phễu sau, khép khe thanh môn do cơ phễu chéo và
ngang, cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu và cơ thanh âm.
- Làm hẹp tiền đình thanh quản chủ yếu do cơ phễu ngang và giáp phễu. Ngoài ra còn có
các cơ khác như cơ phễu chéo, phễu nắp và nhóm cơ khít hầu.

3. HÌNH THỂ NGOÀI THANH QUAN (H.22.1)

Thanh quản có hai mặt trước và sau :

Sụn nắp thanh môn


Sừng lớn xương móng

Dây chằng giáp móng

Sụn thóc Xương móng

Màng giáp móng


Dây chằng giáp
móng giữa

Lồi thanh quản

Sụn giáp

Nón đàn hồi _ Dây chằng nhẫn giáp

• Sụn nhẫn
Dây chằng nhẫn khí quản

Sụn khí quản

Hình 22.11 : Sơ đồ các màng và dây chằng thanh quản.

3.1. MẶT TRƯỚC từ dưới lên trên là :

- Cung sụn nhẫn.

391
- Màng giáp nhẫn và cơ giáp nhẫn.
- Mặt trước sụn giáp và hai cơ giáp móng, ức giáp.
- Mặt trước sụn nắp nhô lên phía trên sụn giáp. Sụn nắp nôi với xương móng bởi màng
móng nắp, cách màng giáp móng bởi một khoang chứa đầy mỡ.
3.2. MẶT SAU tạo nên thành trước của phần thanh hầu (pars laryngea pliaryngìs).

4. HÌNH THỂ TRONG (H.22.12)

Nhìn vào phía trong, ổ thanh quản (cavum laryngis) hẹp và không tương ứng với hình thể
ngoài, ơ mỗi bên ổ thanh quản bị các nếp tiền đình (plica ventricularis) (phía trên) và nếp
thanh âm (plica vocalis) (phía dưới) chia làm ba tầng:

Sụn nắp -
Xương móng -

Màng giáp móng •

Nếp phễu nắp Tiền đình


thanh quản

Sụn giáp

Ngách hình lê Nếp tiền đình


Dây chằng thanh âm Thanh thất
Cơ thanh âm Nếp thanh âm
Cơ giáp phễu Ở dưới thanh môn

Sụn nhẫn
Khe thanh môn Cơ nhẫn giáp

Khi quản

Hình 22.12. Thiết đồ đứng ngang thanh quản (nhìn tù sau)


— Tầng phía trên nếp tiền đình: là tiền đình thanh quản (vestibulum laryngis).
— Tầng giữa: khoảng trung gian giữa hai nếp gọi là thanh thất (ventriculus laryngis).
— Tầng dưới: là ổ dưới thanh môn (cavum infraglotticum).
4.1. TIÊN ĐÌNH THANH QUẢN (vestibulum laryngis)

Nằm trong khoảng từ cửa vàô thanh quản (aditus laryngis) đến các nếp tiền đình. Cửa vào
thanh quản hình bầu dục hướng lên trên và ra sau thông thanh quản với hầu. Còn tiền đình

392
thanh quản có hình phễu, giới hạn phía trước là sụn nắp và sụn giáp, dây chằng giáp nắp, hai
bên là màng tứ giác, sụn chêm và sụn sừng, mặt trong sụn phễu, ở phía sau là mặt trước cơ
phễu ngang.
Hai nếp tiền đình (plicae ventriculares) giới hạn ở giữa một khe gọi là khe tiền đình (rima
vestibuli). Các nếp này không tham gia vào sự phát âm.
4.2. THANH THAT (ventriculus laryngis). _
Khoảng trung gian giữa nếp tiền đình và nếp thanh âm gọi là thanh thất. Thanh thất có
một ngách nhỏ là túi thanh quản (sacculus laryngis) nằm giữa nếp thanh thất phía trong và cơ
giáp phễu phía ngoài. Trong ngách có rất nhiều tuyến nhầy.
Nếp thanh âm hay dây thanh âm thật có bờ mỏng nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình
(H.22.13). Bờ của nếp tương ứng với phần trên của nón đàn hồi (conus elasticus) chứa dây
chằng thanh âm và cơ thanh âm. Khe nằm giữa hai bờ gọi là khe thanh môn (rima glottidis),
gồm có hai phần :
- Phần gian màng (pars íntermembranacea) nằm giữa các nếp thanh âm.
— Phần gian sụn (pars intercartilaginea) nằm giữa các sụn phễu phía sau.
4.3. Ổ DƯỚI THANH MÔN (cavum infraglotticum) có hình phễu ngược, tạo nên do nón
đàn hồi và sụn nhẫn. Niêm mạc lót ở phần này chứa nhiều tuyến và rất dễ tách, do đó dễ xuất
hiện phù thanh quản ở đây (H.22.12).
4.4. NIÊM MẠC THANH QUẢN (tunica mucosa) liên tục phía trên với niêm mạc hầu và
phía dưới với niêm mạc khí quản. Chứa nhiều tuyến nhầy. Có thể dùng một gương nhỏ cho vào
trong họng để xem tình trạng bên trong thanh quản. Đó là hình soi thanh quản (H.22.13).

Nếp lưỡi - nắp


Rễ lưỡi
mnn rttifo
Nắp thanh môn

Thung lung- Nếp thanh thất

Nếp thanh âm Tiền đình

Thanh môn Nếp phều - nắp thanh môn


Khí quản
Củ chêm
Ngách hình lê

Thực quản Thanh thất


I Cu sừng
Khuyết gian phễu

Hình 22.13 : Hình soi thanh quản

393
5. CÁC PHƯƠNG TIỆN cố ĐỊNH
Thanh quản được cố định bởi các yếu tố sau :
- Sự liên tục với khí quản phía dưới.
- Sự liên tục với hầu; thanh quản tạo nên thành trước của phần hầu thanh quản.
- Các cơ và dây chằng nốì liền với các phần kế cận.
6. CÁC KIỂU DI ĐỘNG

Thanh quản cử động theo hướng từ trên xuống dưới và cử động trước sau trong khi nuốt.
Còn cử động sang hai bên thì không có tính chất sinh lý nghĩa là không do các cơ, mà chỉ
thấy khi thăm khám, hoặc khi có u bướu phát triển đẩy lệch thanh quản ra khỏi đường giữa.

7. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH


7.1. THÂN KINH. Thần kinh chi phối thanh quản còn chưa rố ràng. Có thể tóm tắt chủ
yếu như sau :
7.1.1. Thần kỉnh cảm giác.
- Phần thanh quản phía trên nếp thanh âm do thần kinh thanh quản trên.
- Phần phía dưới nếp do thần kinh thanh quản dưới.
7.1.2. Thần kinh vận động.
Tất cả các cơ nội tại của thanh quản, ngoại trừ cơ nhẫn giáp đều do thần kinh thanh quản
dưới của thần kinh lang thang chi phôi. Vì vậy liệt thần kinh thanh quản dưới sẽ gây mất tiếng.
Riêng cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên vận động.
7.2. MẠCH MAU.
7.2.1. Động mạch. -
* Động mạch thanh quản trên (a.laryngea superior) : nhánh của động mạch giáp trên, chui
qua màng giáp móng.
* Động mạch thanh quản dưới (a. laryngea inferior) : nhánh của động mạch giáp dưới chui
qua màng nhẫn giáp đến ổ dưới thanh môn.
7.2.2. Tĩnh mạch theo các động mạch tương ứng.
* Tĩnh mạch thanh quản trên (v. laryngea superior) đổ vào tĩnh mạch giáp trên và thân
giáp lưỡi mặt, hoặc trực tiếp vào tĩnh mạch cảnh trong.
* Tĩnh mạch thanh quản dưới (v. laryngea inferior) đổ vào tĩnh mạch giáp dưới.
8. Cơ CHẾ PHÁT ÂM.

8.1. ÂM THHÂNđược cạo nên do luồng không khí đẩy từ phổi ra do sựco củacơ hoành,
các cơ rộng bụng và các cơ gian sườn, luồng không khí này được rung chuyển qua khe thanh
môn phát ra âm thanh. Trong khi đó sự căng và vị trí các nếp thanh âm thay đổi do các cơ
thanh quản điều khiển. Mm thanh được sự cộng hưởng do các xoang mũi, miệng, hầu và các cơ
môi, lưỡi và màn hầu.

394
8.2. HO VÀ HẮT H là một phản xạ hô hấp, luồng không khí bị đẩy ra thật mạnh do
ơi

thanh môn ban đầu đóng lại và mở ra bất thần. NÂC tạo nên do sự co bất thần của cơ hoành
trong kỳ hít vào, thanh môn bị đóng lại một phần hay toàn phần. CƯỜI tạo nên do sự thở ra
ngắt đoạn phôi hợp với sự phát âm "ha, ha".

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

252. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc về màng xơ chun thanh quản :
a) Dầy chằng tiền đình và dây chằng thanh âm.
b) Màng giáp móng.
c) Màng tứ giác.
d) Nón đàn hồi (màng nhẫn thanh âm).
e) Dây chằng nhẫn giáp.
253. Cơ nào sau đây là cơ có nhiệm vụ mở thanh môn :
a) Cơ nhẫn phễu sau. d) Cơ giáp phễu.
b) Cơ phễu chéo và cơ phễu ngang. e ) Cơ giáp nhẫn.
c) Cơ nhẫn phễu bên.
254. Câu nào sau đây SAI :
a) Thần kinh thanh quản dưới chỉ điều khiển các cơ đóng thanh môn.
b) Thần kinh thanh quản trên chỉ chi phô'i cơ nhẫn giáp.
c) Cơ nhẫn phễu bên khép thanh môn.
d) Cơ thanh âm có thể’ được coi như một phần cơ giáp phễu.
e) Cơ phễu nắp có thể được coi như một phần cơ phễu chéo.
255. Thần kinh nào là thần kinh chính điều khiển các cơ nội tại thanh quản :
a) Thần kinh thanh quản trên. d) Nhánh thần kinh thanh quản trong.
b) Thần kinh thanh quản dưới. e) Tất cả đều sak
c) Nhánh thần kinh thanh quản ngoài.
Dùng chung bảng trả lời sau cho câu 256 và 257.
a) Sụn giáp. d ) Sụn nấp thanh môn.
b) Sụn phễu. e ) Sụn Ihi) quản.
c) Sụn nhẫn.
256. Sụn nào là sụn đôi ?
257. Lồi thanh quản nằm ở sụn nào ?

395
Dùng hình vẽ thiết đồ đứng ngang thanh quản để trả lời các câu hỏi 258 đến 261.

258. Ngách hình lê nằm ở vị trí :


259. Thanh thất nằm ở vị trí :
260. Chi tiết (1) là :
a) Dây chằng thanh âm.
b) Cơ thanh âm.
c) Cơ nhẫn giáp.
d) Cơ giáp phễu.
e) Sụn phễu.
261. Chi tiết (2) là :
a) Sụn nhẫn.
b) Sụn phễu.
c) Sụn khí quản.
d) Cơ phễu ngang.
e) Cơ nhẫn giáp.

396
23 KHÍ QUÀN, TUYẾN GIÁP, TUYẾN CẬN GIÁP

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT


1. Xác định vị trí và liên quan của khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp.
2. Mô tả mạch máu và thần kinh chi phô'i khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp.
3. Vẽ sơ đồ ngang qua đôt sống cổ C7 (tập trung vào liên quan của khí quản và tuyến giáp).

B. MỤC TIÊU THựC TẬP ,


1. Chỉ trên xác và tiêu bản vị trí và liên quan của khí quản, tuyến giáp, tuyến cận giáp.
2. Chỉ trên xác và mô hình các mạch và thần kinh đi vào tuyến giáp.

KHÍ QUẢN

1. ĐẠI CƯƠNG

Khí quản (trachea) là một ống đẫn khí nằm ở cổ và ngực, bao gồm từ 16 đến 20 sụn khí
quản (cartilagines tracheales) hình ehữ c nối nhau bởi một loạt dây chằng vòng (ligamenta
anularia), được đóng kín phía sau bởi một lớp cơ trơn tạo nên thành màng (paries
membranaceus). Mặt trong khí quản được lót bởi lớp niêm mạc (tunica mucosa). Ớ người sông,
khí quản dài 15,0cm, đường kính ở người lớn khoảng 12,0mm, và ở trẻ sơ sính khoảng
1-7,Omm.

2. VỊ TRÍ (H.23.1).
Khí quản nằm trên đường giữa, từ đốt sống cổ C6, xuống dưới và ra sau theo đường cong
của cột sông, hơi lệch sang phải (do cung động mạch chủ đẩy), đến đốt sống ngực N4 hoặc N5
thì chia làm hai phế quản chính phải và trái (bronchus principalis dexter et sinister). Nhìn vào

397
lòng khí quản ở chỗ phân đôi người ta thấy được một gờ dọc giữa hai lỗ dẫn vào hai phê quản
gọi là cựa khí quản (carina tracheae). Hai phế quản chính hợp thành một góc 70°. Phế quản
chính phải to hơn, chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính trái. Do đó, dị vật thường rơi vào
phế quản chính phải.

Hình 23.1 : Hình thể ngoài và liên quan của khí quản

3. LIÊN QUAN
3.1. LIÊN QUAN ở cổ (H.23.2, H.23.3, H.23.4, H.23.5).
Phía trước, eo tuyến giáp dính chắc vào khí quản ở các vòng sụn 2,3,4. Ở nông hơn là các
cơ, mạc vùng cổ. Ớ dưới khí quản liên hệ với các tĩnh mạch giáp dưới, đôi khi là động mạch
giáp dưới cùng (a. thyroidea ima), và đặc biệt ở trẻ con là tuyến ức (thymus). Tĩnh mạch tay
đầu trái đôi khi băng chếch qua khí quản ở nền cổ. Người ta thường mở khí quản từ phía trước
ngay trên hõm ức. Phía sau khí quản là thực quản (hơi lệch bên trái khí quản), cho nên thành
sau khí quản là cơ thay vì là sụn để khi thức ăn qua thực quản, thực quản phồng lên và thành
màng khí quản phía trước phải lõm vào để thức ăn đi xuống. Hai bên là mạch máu lớn và thần
kinh của cổ. Thần kinh quặt ngược thanh quản nằm trong vách giữa thực quản và khí quản.
3.2. LIÊN QUAN ở NGựC (H.23.1), (H.23.3). Tuy không thuộc phần cổ, nhưng vẫn được
mô tả ở đây để tránh cắt xén.

398
Ở ngực, khí quản nằm trong trung thất và được cô' định vào trung tâm gân cơ hoành
(centrum tendineum) bằng các dải xơ chắc. Phía trước là thân động mạch tay đầu và động
mạch cảnh chung trái lúc đầu ở trước, sau đó ra ngoài khi đi dần lên. Phía trước nữa là tĩnh
mạch tay đầu trái và tuyến ức. Cung động mạch chủ tiếp xúc mặt trước khí quản ở gần chỗ
phân đôi. Bên phải là thần kinh lang thang, cung tĩnh mạch đơn, tĩnh mạch chủ trên và màng
phổi trung thấ't. Bên trái là cung động mạch chủ, động mạch dưới đòn trái và thần kinh quặt
ngược thanh quản trái. Thực quản nằm sau khí quản và lệch trái. Bên dưới chỗ phân chia khí
quản là một nhóm bạch huyết khí-phế quản dưới (nodi lymphatici tracheobronchiales inferiores).

Tĩnh mạch cảnh ngoài phải


Tuyến giáp
Cơ ức đòn chũm
Khí quản Đám rối thần kinh cổ

Thần kinh thanh Tĩnh mạch cảnh trong phải


quản quặt ngược Thần kinh lang thang phải
Đong mạch canh chung phải
Thực quản
Cơ bậc thang trước
Dây thần kinh Cữ
Dây thần kinh C7

Hình 23.2 : Thiết đồ ngang đốt sống cổ C7

Xương ức
Tĩnh mạch cánh tay
đầu trái
Tĩnh mạch cánh tay
Thần kinh thanh quản đầu phải
quặt ngược trái
Khí quản
Thần kinh lang thang
Động mạch cảnh chung trái phải
Thần kinh lang thang trai . ộng mạch cảnh chung
.. phải.,.
Động mạch dưới đòn trái' Động mạch dưới đòn phải
----- Màng phổi
Động mạch gian sườn

Ống ngực ■

Thực quản - Phổi

Hạch giao cảm

Hình 23.3 : Thiết đồ ngang qua đốt sống ngực N2

399
4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

- Động mạch : Khí quản nhận máu từ các nhánh khí quản (rami tracheales) của động
mạch giáp dưới, nhất là của thân giáp cổ thuộc động mạch dưới đòn. Ngoài ra, khí quản còn
nhận máu của các nhánh khí quản từ động mạch giáp trên và động mạch phế quản.
- Tĩnh mạch : Các cuống tĩnh mạch của khí quản đổ vào tĩnh mạch ở hai bên khí quản,
dẫn về các đám rối tĩnh mạch kế cận các tĩnh mạch tuyến giáp.
- Thần kinh : Khí quản nhận các nhánh từ các hạch giao cảm cổ và các thần kinh quặt
ngược thanh quản.

TUYẾN GIÁP

1. ĐẠI CƯƠNG
Tuyến giáp (glandula thyroidea) (H.23.4) là một tuyến nội tiết nằm trước phần cổ khí
quản. Tuyến giáp gồm hai thùy phải và trái (lobus dexter et sinister), trải dài từ vòng sụn thứ 5
lên hai bên sụn giáp. Hai thùy nối nhau bởi eo tuyến giáp (isthmus gl. thyroidea), bắt ngang từ
sụn khí quản thứ 1 đến 4. Đối khi có một phần tuyến giáp hình tam giác gọi là thùy tháp (lobus
pyramidalis) kéo dài từ bờ trên eo tuyến giáp lên trên. Thùy nằm lệch sang trái so với đường giữa,
và nối với xương móng bằng một dải xơ, là dấu vết của ống giáp lưỡi (ductus thyroglossus).
Mỗi thùy bên tuyến giáp dài 5-8,0cm, rộng 2-4,Ocm, dày 1-2,5cm. Tuyến giáp bình thường
cân nặng 40-42,0gam. Địa lý và chủng tộc ảnh hưởng đến trọng lượng tuyến giầp. Tuyến giáp
phụ nữ lúc hành kinh hay lúc có thai và cho con bú lớn hơn nam giới. Khi tuyến giáp phi đại
tạo nên bướu giáp.

Động mạch cảnh ngoài Sụn giáp


Động mạch } giáp trên
tĩnh mạch
Thùy tháp

Thùy bên
Eo tuyến giáp
Tĩnh mạch giáp giữa
Động mạch giáp dưới
Thần kinh lang thang trái
Thân giáp cổ Thần kinh thanh quả n
quặt ngược trái
Tĩnh mạch giáp dưới
Cung động mạch chủ

Tĩnh mạch cánh tay đầu trái

Hình 23.4 : Tuyên giáp và các động mạch cấp máu (nhìn trước)

400
2. LIÊN QUAN (H.23.2, H.23.4 và H.23.6).
Phía trước eo tuyến giáp từ nông vào sâu là da, các mạc cổ và các cơ dưới móng, sau eo
tuyến giáp là sụn khí quản.
Mỗi thùy tuyến giáp tiếp xúc bên trong với sụn giáp, cơ nhẫn giáp, sụn nhẫn, phần ngoài
các sụn khí quản, cơ khít hầu dưới, thực quản (cho nên khi tuyến giáp phì đại gây khó nuốt),
thần kinh thanh quản quặt ngược và nhánh ngoài thần kinh thanh quản trên (khi mổ cắt thùy
tuyến giáp, phải tránh gây tổn thương cho các dây thần kinh này). Phía trước ngoài là cơ ức
giáp, cơ vai móng và cơ ức móng nằm trong lá trước khí quản mạc cổ. Phía trước dưới là phần
trước trong của cơ ức đòn chũm. Phía sau ngoài là bao cảnh và các thành phần của nó.

3. PHƯƠNG TIỆN CỐ ĐỊNH

Tuyến giáp được bọc bởi bao xơ (capsula fibrosa) (H.23.5), tạo nên do sự cô đặc của các mô
liên kết ngoại biên tuyến giáp. Bao xơ gắn vào mạc tạng bằng một lớp lỏng lẻo, rất dễ bóc
tách, có mạch máu và thần kinh đi bên trong. Đặc điểm này được ứng dụng trong phẫu thuật
tuyến giáp. Ngoài ra tuyến giáp còn được cô" định vào các sụn kế cận bằng các dây chằng : Dây
chằng giữa đi từ mặt trước sụn giáp đến mặt sau eo tuyến giáp. Dây chằng bên, đi từ mặt trong
mỗi thùy đến khí quản và sụn nhẫn. Dây chằng thứ tư nôi thùy tháp với sụn giáp hoặc xương
móng.
Do các dây chằng này, tuyến giáp cùng di động với thanh, khí quản khi nuốt. Điều này
giúp chẩn đoán phân biệt bướu giáp với các bướu cổ khác.

4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

4.1. ĐỘNG MẠCH (H.23.4, H.23.6).


Tuyến giáp nhận nhiều máu từ bốn động mạch chính (hai cặp).
- Động mạch giáp trên (a.thyroidea superior) phát xuất từ động mạch cảnh ngoài, đên
cực trên mỗi thùy chia ba nhánh vào mặt trước ngoài, bờ trước và bờ trong mỗi thùy bên.

Hình 23.5 : Thiết đồ ngang tuyến giáp và khí quản

401
- Động mạch giáp dưới (a. thyroidea inferior) là nhánh của động mạch thân giáp cổ từ
động mạch dưới đòn, vào mặt sau mỗi thùy, chia làm hai nhánh. Một nhánh đi vào bờ dưới
mỗi thùy và sau eo tuyến giáp, một nhánh đi vào phần sau trong của mỗi thùy bên. Cả hai
nhánh đều có thể nốì nhau ở đường giữa. Thần kinh quặt ngược thanh quản có thể ở giữa,
trước hoặc sau hai nhánh này, nên khi kẹp động mạch này trong phẫu thuật cắt thùy tuyến
giáp phải chú ý đến thần kinh này.
- Ngoài ra có thể’ có động mạch giáp dưới cùng (a.thyroidea ima) từ thân động mạch
tay đầu hoặc cung mạch chủ đi lên phía trước khí quản vào eo tuyến giáp.
4.2. TĨNH MẠCH
Các tĩnh mạch của tuyến giáp tạo nên một đám rối ở mặt trước ngoài mỗi thùy. Từ đó
phát xuất các tĩnh mạch giáp trên và tĩnh mạch giáp giữa, đổ vào tĩnh mạch cảnh trong, và
tĩnh mạch giáp dưới đổ vào tĩnh mạch tay đầu hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
Tĩnh mạch giáp dưới cùng khi hiện diện thường đổ vào tĩnh mạch tay đầu trái.
4.3. BẠCH HUYẾT
Phần lớn bạch huyết tuyến giáp đổ vào các hạch bạch huyết cổ sâu trên và dưới.
4.4. THÂN KINH. Tuyến giáp nhận các nhánh thần kinh từ hạch giao cảm cổ trên (giao
cảm) và thần kinh lang thang (đối giao cảm) qua thần kinh thanh quản trên.

Dộng mạch giáp trên

Tuyến cận giáp trên


Tuyến giáp

Dộng mạch giáp dưới

Tuyến cận giáp dưới

Thần kinh thanh quản


quặt ngược phải
Thần kinh thanh quản
quặt ngược trái ' Khí quản

Hình 23.6 : Tuyến giáp và tuyển cận giáp (nhìn phía sau)

402
TUYẾN CẬN GIÁP

Tuyến cận giáp (H.23.6) là hai cặp tuyến nội tiết màu vàng nâu nhỏ bằng hạt thóc nằm ở mặt
sau thùy bên tuyến giáp, trong lớp mô lỏng lẻo giữa bao xơ và mạc tạng. Tuyến cận giáp trên
(glandula parathyroidea superior) nằm ngang mức sụn nhẫn, ở chỗ nối 1/3 giữa và 1/3 trên mỗi
thùy bên. Tuyến cận giáp dưới (glandula parathyroidea inferior) nằm cách cực dưới thùy bên
khoảng l,5cm về phía trên. Khi tuyến giáp ở vị trí bình thường, một nhánh nối của hai động mạch
giáp trên và giáp dưới ở phía sau mỗi thùy tuyến cận giáp là mốc để tìm tuyến cận giáp. Các tuyến
cận giáp được cấp máu chủ yếu bởi động mạch giáp dưới. Một mốc khác để tìm các tuyến cận giáp
là dựa vào các nhánh nhỏ của động mạch giáp dưới đi vào các tuyến đó (H.23.5).

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu trả lời đúng nhất

262. Khí quủn chia thành hai phế quản chính trái và phải ở :
a) Đốt sông ngực 2 - ngực 3. d) Đốt sống ngực 8 - ngực 9.
b) Đốố sống ngực 4 - ngực 5. e) Tất cả đều sai.
c) Đốt sống ngực 6 - ngực 7.
263. Eotuuếế giáp nnm tronn kkoảản :
a) Sụn khí uuản 1 -2. d) Sụn khí uuản 5 - 6.
b) Sụn khí uuản 2 -3. e) Sụn khí uuản 6 - 7.
c) Sụn khí uuản 3-4.
264. ỊKó tuủn KHHNG 5ượợ cấấ máá bbi :
a) Thân động mạch giáp cổ. d) Động mạch phế quản.
b) Động mạch giáp dưới. e ) Độn) mchli phổi.
c) Động mạch giáp trên.
Câu 265, 266. Chọn :
a) Nếu mệnh đề (A) đứúg, )B) đứng, )A) tv )B) tc tiên quan nhânuuả.
b) Nếu mệnh đề (A) đđng, )B) đđng, )A) và )B) không hinquun nhân uuả.
c) Nếu mệnh đề (A) 5ứúg, mmnn 5ứ )B) 5ốii
d) Nếu mệnh đề (A) saĩi mmnh đđ (B) đúng.
e) Nếu mệnh đề (A) )E^i mmnh đđ )B) 5ín.
265. (A) Khí mổ cắt bướu tuyến giáp không đúng kỹ thuật, bệnh nhân bị khàn tiếng vì :
(B) Tuyến giáp liên hệ trực tiếp phía sau với các sụn của thanh uuản và khí quản.
266. O) Khi cắt bỏ tuyến giáp có thể có nguy cơ cắt phải tuyến cận giáp vì :
(B) Bốn tuyến cận giáp nằm áp sát mặt sau của tuyến giáp.

4031
Anh XXI: Đường đi của không khí trong thì hít vào.
Đúồng xanh : Không khí qua phần mũi ngửi.
Đường đỏ : Không khí qua phẩn mũi thở.

404
24 MUI

MỤC TIÊU BÀI GIÁNG


A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT
1. Mô tả cấu tạo của mũi ngoài và các thành của hốc mũi.
2. Mô tả các xoang cạnh mũi, niêm mạc mũi, mạch thần kinh chi phối mũi.
3. Nêu các cấu tạo của mũi liên quan đến 2 chức năng ngửi và thở.
B. MỤC TIÊU THựC TẬP
1. Chỉ trên xương, xác và mô hình đứng dọc đầu mặt, vị trí, cấu tạo, liên quan của mũi và
các thành của hốc mũi.
2. Chỉ trên xương và mô hình các xoang cạnh mũi.

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn không khí, sưởi ấm, làm ẩm và
lọc sạch luồng không khí đi qua mũi. Mũi còn là cơ quan khứu giác để ngửi. Mũi gồm có ba
phần :
- Mũi ngoài.
- Mũi trong hay ổ mũi.
- Các xoang cạnh mũi.

1. MŨI NGOÀI (nasus externus).


Nằm chính giữa mặt, bên trong là một khung xương sụn được lót bởi niêm mạc, bên ngoài
phủ bởi cơ và da. Gốc mũi (radix nasi) nằm phía trên, giữa hai mắt, liên tục với đỉnh mũi (apex
nasi) ở dưới qua sông mũi (dorsum nasi). Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước (nares) ngàn
cách nhau bởi phần di động của vách mũi (pars mobilis septi nasi). Bên ngoài hai lỗ mũi là hai
cánh mũi (alae nasi) tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.
405
1.1. KHUNG XƯƠNG SỤN CỦA MŨI (H.24.1).

A. NHÌN DƯỚI B. NHÌN BÊN c. NHÌN TRƯỚC

Hình 24.1 : Các sụn mũi

1.1.1. Khung xương mũi gồm có hai xương mũi là chủ yếu, ngoài ra còn mỏm trán và gai
mũi trước của xương hàm trên.
1.1.2. Các sụn mũi (ca^rtilca^ị^ines nrsi) gồm có năm sụn chính :
* Phía trên là hai sụn mũi bên (crriilrgo nrsi laierrlis).
* Phía dưới là hai sụn cánh mũi lớn (cariilrgo rlrris major) và các sụn cánh mũi nhỏ.
* Ớ giữa có một sụn đơn là sụn vách mũi (aariilrgo sepii nrsi).
* Ngoài ra còn có các sụn phụ (cartilrgines nrsrles aacessorire) và sụn lá mía mũi
(crriilago vomeronrsrlis).
- Sụn mũi bên : Hình tam giác, phẳng. Moi sụn có hai mặt nông và sâu; có ba bờ : bờ
trong tiếp giáp với 4/3 trên của bờ trước sụn vách mũi. Bờ trên ngoài khớp với xương mũi và
mỏm trán xương hàm trên. Bờ dưới khớp với sụn cánh mũi lớn.
- Sụn cánh mũi lớn : Gằm hai bên đỉnh mũi, cong hình chữ u. Ủó hai trụ : trụ trong (crus
medirie) tiếp giáp với sụn vách mũi và trụ trong bên đốì diện tạo nên phần dưới của vách mũi
di động. Trụ ngoài (crus lrierrle) lớn và dài hơn tạo nên cánh mũi phía ngoài.
- Các sụn cánh mũi nhỏ (cartilagines rlrres minores) : Gằm trong khoảng trung gian giữa
sụn cánh mũi lớn và sụn mũi bên.
- Phần sụn củr vách mủi (H.44.4) : Tạo nên bởi sụn vách mũi, sụn lá mía mũi và trụ trong
của sụn cánh mũi lớn. Ụụn vách mũi hình tứ giác nằm trên đường giữa trong khoảng trung gian
hình tam giác của phần vách mũi xương. Ủó hai mặt, bốn bờ. Bờ trước trên tương ứng với sống
406
mũi, bờ trước dưới đi từ góc trước đến gai mũi trước. Bờ sau trên khớp với mảnh thẳng đứng
của xương sàng, bờ sau dưới khớp với bờ trước của xương lá mía và phần trước của mào mũi
xương hàm trên.
- Sụn lá mía mũi : Là hai mảnh sụn dài nhỏ nằm dọc theo bờ sau dưới của sụn vách mũi.

Hình 24.2 : Sụn vách mũi (nhìn bên)

1.2 CÁC Cơ CỦA MŨI NGOÀI là các cơ bám da tùy theo chức năng được chia làm nhóm
cơ nở mũi hay hẹp mũi (xem bài Cơ và mạc đầu mặt cổ).

1.3. DA MŨI mỏng, di động dễ dàng trừ ở đỉnh mũi và các sụn thì da dày, dính, có nhiều
tuyến bã và liên tục với da ở tiền đình mũi.

1.4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH CỦA MŨI NGOÀI.


1.4.1. Mạch máu.
- Động mạch là do các động mạch mặt, mắt, dưới ổ mắt cung cấp.
- Tĩnh mạch chảy về tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt.
1.4.2. Thần kinh

- Vận động : Thần kinh mặt


- Cảm giác : Nhánh trán và mũi mi của dấy mắt và nhánh dưới ổ mắt, đều thuộc dấy thần
kinh sinh ba.
407
2. Ổ MŨI HAY MŨI TRONG (cavum nasi).
Xoang sàng sau

Xoang trán
Xoang bướm

Các xoang sàng trước

Xương mui

Vết cắt xương xoăn trên


Xương lệ Vết cắt xương xoăn giữa

Lô xoang hàm trên

Xương hàm trên


Mỏm chân bướm
Xương khẩu cái

Bọt sàng

Xương xoăn dưới

Hình 24.3 : Thành mủi ngoài và hình chiếu của các xoang cạnh mủi.

O mũi nằm giữa nền sọ ở phía trên và trần ổ miệng ở phía dưới, phía sau là phần tị hầu.
0 mũi được chia làm hai hô' bởi một vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi (septum nasi). Hai hô'
này có thể không đô'i xứng nhau vì sụn vách mũi thường bị lệch qua một bên. Hô' mũi thông với
bên ngoài qua tiền đình và lỗ mũi trước (nares) và với hầu qua lỗ mũi sau (choanae). Hô' mũi có
bốn thành : thành trong (hay vách mũi), thành ngoài, thành trên (hay trần hô' mũi) và thành
dưới (hay nền hô' mũi). Thành ngoài của mỗi hô' mũi có ba xoăn mũi hợp với thành mũi ngoài
để tạo nên các ngách mũi (meatus). Đổ vào các ngách mũi này là các xoang nằm trong các
xương lân cận. 0 mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm hai vùng : hô
hấp và khứu giác (regio respiratoria et regio olfactoria).
2.1. TIÊN ĐÌNH MŨI (vestibulum nasi). Là phần đầu tiên của ổ mũi, tương ứng với phần
sụn của mũi ngoài, tức là trụ trong và trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn. Tiền đình phát triển lên
tận phía trên tạo nên một ngách. Giới hạn giữa tiền đình và phần ổ mũi còn lại được thấy rõ ở
thành ngoài gọi là thềm mũi (limen nasi) tương ứng với bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Thềm
mũi cũng là giới hạn giữa phần da và niêm mạc lót bên trong ổ mũi, có nhiều lông mũi và
tuyến nhày để cản bụi.
2.2. LÔ MŨI SAŨ (choanae). Là chỗ thông thương giữa hô' mũi và tị hầu, hình bầu dục,
đường kính thẳng đứng lớn hơn đường kính ngang, giới hạn trên là thân xương bướm và cánh
xương lá mía, giới hạn dưới là chỗ nô'i giữa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm của khẩu cái, giới
hạn ngoài là mảnh trong mỏm chân bướm, giới hạn trong là bờ sau của vách mũi.
2.3. THÀNH MŨI TRONG hay vách mũi có ở phía sau là phần xương (pars ossa), gồm
mảnh thẳng xương sàng và xương má mía, phía trước là phần sụn (pars cartilaginea) gồm sụn
408
vách mũi và trụ trong sụn cánh mũi lớn, phía trước dưới là da và phần màng (pars
membranacea). Niêm mạc phủ tất cả vách mũi ở tiền đình. Trong phần niêm mạc ở phía trước
dưới có hai lỗ của hai túi cùng dài khoảng 2-6 mm gọi là cơ quan lá mía mũi (organum
vomeronasale) ít phát triển ở người, ở một số động vật khác phát triển mạnh và nhận một
nhánh của thần kinh khứu giác.
2.4. THÀNH MŨI NGOÀI (H.24.3). Có ba hay bốn mảnh xương cuốn lại và nhô ra gọi là
xoăn mũi (concha nasalis) chia thành ngoài của mũi làm ba hoặc bốn đường dẫn khí gọi là
ngách mũi (meatus nasi). Giữa cực trước của xoăn mũi giữa và mặt trong mũi có một mào nhô
gọi là đê mũi (agger nasi). Vùng giữa cực sau của xoàn mũi giữa, xoăn mũi dưới và lỗ mũi sau
gọi là ngách mũi hầu (meatus nasopharyngeus).
- Xoăn mũi dưới (concha nasalis inferior) là một xương riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc
dầy chứa đám rối tĩnh mạch gọi là đám rối hang xương xoăn (plexus cavernosi concharum).
- Ngách mũi dưới (meatus nasi inferior) giới hạn bởi xoăn mũi dưới và thành ngoài ổ mũi.
Ớ phần trước của ngách mũi dưới có lỗ của ống lệ mũi.
- Xoăn mũi giữa (concha nasalis media) là một mảnh xương của xương sàng, được niêm
mạc bao phủ.
- Ngách mũi giữa (meatus nasi medius) rất phức tạp và quan trọng, chia làm hai ngành
lên và xuống, cắt bỏ xương xoăn mũi giữa ta sẽ thấy ở thành ngoài của ngành xuống có một
cấu trúc giống như bọt nước gọi là bọt sàng (bulla ethmoidalis), phía dưới là mỏm móc. Giữa
bọt sàng và mỏm móc là lỗ bán nguyệt (hiatus semilunaris). Đây là cửa của phễu sàng
(infundibulum ethmoidale). Đổ vào phễu sàng là các xoang sàng trước và xoang hàm trên.
Ngoài ra đổ vào ngách mũi giữa còn có xoang trán.
- Xoăn mũi trên (concha nasalis superior) là một mảnh xương nhỏ của khôi bên xương
sàng. Niêm mạc mỏng và ít mạch máu hơn xoăn mũi giữa và dưới.
- Ngách mũi trên (concha nasalis superior) là một khe hẹp có các xoang sàng sau và xoang
bướm đổ vào (trường hợp không có xoăn mũi trên cùng).
- Xoăn mũi trên cùng (concha nasalis suprema) (khi có khi không), là xương xoăn nhỏ nhất
có niêm mạc che phủ, 75% trường hợp có lô đổ của một xoang sàng sau. ơ phía trên và sau của
xoăn mũi này có ngách bướm sàng (recessus sphenoethmoidalis) nằm trong góc xương sàng và
mặt trước thân xương bướm, tại đây có lỗ đổ của xoang bướm.
2.5. TRẦN CÚA ổ MÚI. Gồm các thành phần như sau :
- Phần giữa là mảnh sàng.
- Phần sau là thân xương bướm, cánh xương lá mía, và mỏm bướm xương khẩu cái.
- Phần trước là xương trán và xương mũi.
2.6. NỀN Của ổ mũi. Hẹp bởi mỏm khẩu cái của xương hàm trên và mảnh nằm ngang
của xương khẩu cái, được niêm mạc che phủ.
3. CÁC XOANG CẠNH MŨI (sinus paranasales).
Là các hôc rỗng trong các xương tạo nên thành mũi. Thành các xoang được niêm mạc lót
409
với những hàng tế bào có lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét các chất nhầy
vào mũi. Do đó bình thường các xoang đều rỗng, thoáng và khô. Các xoang cạnh mũi gồm có
các xoang sàng, xoang trán, xoang hàm trên và xoang bướm.
3.1. XOANG HÀM TRÊN (sinus maxillaris) (H.24.4) là xoang lớn nhất trong các xoang.
Mỗi xương hàm trên có một xoang. Mỗi xoang có một trần, một đỉnh và ba thành.

Xoang trán

Mê đạo sàng
Xoang sàng sau

Phễu xoang trán Xoăn mũi trên

Ngách mũi trên


Ống lệ mui
Xoang sàng trước

Ngách mũi giữa


Xoang hàm trên

Ngách mui dưới Xoăn mũi dưới


Vách mui
Xương hàm trên
Xương khẩu cái

A. PHẦN TRƯỚC B. PHẦN SAU

Hình 24.4 : Thiết đồ đứng ngang qua ổ mũi.

- Thành trong : là thành ngoài hố mũi.


- Thành trước : tương ứng với mặt trước xương hàm trên.
- Thành sau : là mặt dưới thái dương của xương hàm trên.
- Đỉnh : đến mỏm gò má của xương hàm trên.
- Trần : mặt ổ mắt của xương hàm trên.
- Nền : là mỏm huyệt răng của xương hàm trên. Xoang hàm trên liên quan trực tiếp với
răng cô'i lớn thứ nhất, do đó sâu răng có thể dẫn đến viêm xoang.
Niêm mạc xoang hàm trên liên tục với niêm mạc của ổ mũi. Lỗ của xoang hình bầu dục đổ
vào ngách mũi giữa ở phễu xương sàng.
410
3.2. XOANG TRÁN (sinus frontalis) gồm hai xoang phải, trái; thường không đôi xứng,
cách nhau bằng vách xoang trán. Mỗi xoang trán thông với ngách mũi giữa bằng một ổng hẹp
gọi là ông mũi trán.
3.3. XOANG SÀNG (sinus ethmoidalis) (H.24.4).
Nằm trong mê đạo sàng của xương sàng, ở khoảng giữa các ổ mắt và phần trên ổ mũi.
Gồm 3-18 xoang chia ba nhóm :
- Nhóm xoang trước (celluae anteriores).
- Nhóm xoang giữa (cellulae mediae).
Hai nhóm xoang này đổ vào ngách mũi giữa.
- Nhóm xoang sau (cellulae posteriores) đổ vào ngách mũi trên.
3.4. XOANG BƯỚM (sinus sphenoidalis) (H.24.3).
Gồm hai xoang nằm trong thân xương bướm, thường không đối xứng nhau và cách nhau
bởi vách xoang bướm. Mỗi xoang đổ vào phía sau ngách mũi trên bởi một lỗ xoang. Do đó khi
vỡ xương bướm máu sẽ chảy ra mũi. Trong trường hợp có ngách mũi trên cùng thi xoang bướm
đổ vào ngách mũi này.
Các xoang cạnh mũi, ngoài nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc ổ mũi, sưởi
ấm không khí, còn làm nhẹ đi trọng lượng khôi xương đầu mặt.
4. NIÊM MẠC MŨI
Lót mặt trong ổ mũi là lớp niêm mạc mũi (tunica mucosa nasi) phía sau liên tục với niêm
mạc ở hầu. Ngoài ra niêm mạc mũi còn liên tục với niêm mạc phủ các xoang cạnh mũi. Niêm
mạc mũi chia hai vùng với chức năng khác nhau :
- Vùng nhỏ ở phía trên xoăn mũi trên, ở đó có các sợi thần kinh khứu giác gọi là vùng
khứu (regio olfactoria). Khu này là khu phẫu thuật nguy hiểm, vi nhiễm trùng có thể theo các
dây thần kinh khứu lên tới màng não. Sở đĩ ta ngửi được là vi không khí thở vào qua lỗ mũi
chia làm hai luồng :
* Luồng chạy theo ngách mũi trên vào khu khứu giác.
* Luồng chạy theo ngách mũi giữa và dưới là luồng thở.
- Vùng lớn ở dưới xoăn mũi trên gọi là vùng hô hấp (regio respiratorỉa). Vùng này niêm
mạc đỏ hồng thường có :
* Nhiều tuyến niêm mạc : tiết ra một chất quánh cuôn với bụi đọng khô thành vảy mũi.
* Nhiều tế bào bạch huyết.
* Nhiều mạch máu, tạo thành một mạng chi chít bao quanh xoăn mũi dưới và một điểm
mạch ở thành mũi trong.

411
Do đó không khí qua mũi sẽ được lọc bụi (nhờ lông mũi và lông chuyển của các tế bào ở
niêm mạc), được một phần nào làm ẩm, sát trùng (do tuyến niêm mạc) và làm ấm (do các mạch
máu). Vì có nhiều mạch máu tạo thành điểm mạch (H.24.6) nên cũng dễ đưa đến chảy máu mũi
ở đây. Mặt khác theo Van Dishock qua hình dạng của mũi ngoài có thể chia ra hai loại mũi :
- Loại sống mũi lõm hay mũi hếch, lỗ mũi mở xuông dưới và ra trước là loại mũi thiên về
hô hấp.
— Loại song mũi lồi, lỗ mũi mở xuống và ra sau gọi là mũi quặm hay mũi diều hâu sẽ thiên
về khứu giác.
5. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH

Hình 24.5 : Mạch ở thành ngoài ổ mủi,.

5.1. ĐỘNG MẠCH (H.24.5 VÀ H.24.6).


5.1.1. Động mạch bướm khẩu cái (a.sphenopalatina) của động mạch hàm chia các nhánh :
— Các động mạch mũi sau ngoài cho các xoăn mũi (aa. nasales posteriores laterales).
— Các động mạch mũi sau vách (aa. nasales posteriores septi) cho phần dưới và sau của
vách mũi.
5.1.2. Động mạch khẩu cái xuống (a.palatina descendens) xuất phát từ động mạch hàm
cấp máu cho phần sau của ổ mũi và chia làm 2 nhánh :
412
Cơ nâng mi trên

Thần kinh trên ròng rọc Cơ thẳng trên

Dộng mạch mất


Dộng mạch trên ổ mắt
Cơ chéo trên Tuyến lệ
Cơ thẳng trong
Thắn kinh mủi mi

Thần kinh cơ chép bé


Động mạch tuyến lệ

Thần kinh ròng rọc


Thần kinh trán - ------- Thần kinh tuyến lệ

Cơ thẳng ngoài

Ảnh XXII: Mạch máu và thần kinh của nhãn cầu.

413
- Các động mạch khẩu cái nhỏ (aa.palatinae minores)
— Động mạch khẩu cái lớn (a.palatina major) cấp máu cho phần trước nền ổ mũi.
5.1.3. Các động mạch sàng trước và sau của động mạch mắt cấp máu cho thành ngoài
và trong của mũi.
5.1.4. Nhánh môi trên (ramus labialis superioris) của động mạch mặt cấp máu cho phần
trước vách mũi.
5.2. TĨNH MẠCH
Đám rối tĩnh mạch niêm mạc mũi đổ về đám rôi tĩnh mạch chân bướm, còn phía trên đổ
về tĩnh mạch mắt, phía trước đổ về tĩnh mạch mặt.

Hỉnh 24.6 : Mạch và thần kinh mũi ở thành trong ổ mủi (vách mũi).

5.3. THẦN KINH (H.24.5 VÀ H.24.6).

- Các sợi thần kinh khứu giác đi từ niêm mạc mũi qua mảnh sàng tới hành khứu làm
nhiệm vụ giác quan (ngửi).

- Thần kinh sinh ba và hạch chân bướm khẩu cái cung cấp các nhánh cho mũi để làm
nhiệm vụ cảm giác là :

* Các nhánh mũi của thần kinh sàng trước.

* Nhánh mũi sau trên ngoài và trong và nhánh mũi sau dưới ngoài.

* Thần kinh mũi khẩu cái.


414
CÂU HỎI TRẮC, NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất

267. Các xương sau đây :


1. Xương mũi. 4. Xương bướm.
2. Xương tráá. 5. Xương lá mía.
3. Xương sàn.. 6. Xương khẩu cái.
Những xương nno góp phần tạo nên trần ổ mũi :
a) 3. d) 1, 2, 3, 4.
b) 2, 3. e) Tất cả các xương kể trên.
c) 2, 3, 4. (Xem thêm bài 14)
268. Đổ VÀO ngách mũi trên có các xoang :
a) Xoang trán, xoang sÀng trước VÀ giữa.
b) Xoang trán, xoang bướm.
c) Xoang bướm, xoang sÀng sau.
d) Xoang sÀng sau.
e) Xoang bướm. (Xem thêm bài 14)
249. Ràng nÀo sau đây tiếp xúc gần nhất với xoang hÀm :
a) Ràng cửa giữa trên.
b) Ràng cối 1 trên.
c) Ràng tiền cốì 1 trên.
d) Ràng tiền CỐI 2 trên
e) Ràng cửa bên trên (Xem thêm bài 20)
270. Ngách mũi giữa ở thÀnh mũi ngoÀi có lỗ đổ VÀO của :
a) Xoang trán.
b) Các xoang sÀng trước. A
c) Xoang hÀm trên.
d) b VÀ c đúng.
e) a, b, c, đều đúng.
271. Câu nÀo sau đây SAI :
a) Tiền đình mũi in phần đầu của ổ mũi tương ứng 'Với phần sụn mũi ngoÀi.
b) Vùng khứu giác ở niêm mạc mũi in VÙng niêm mạc từ xoăn mũi giữa trở lên.
c) Cảm giác ở mũi do các nhánh thần kinh sinh ba chi phối.
d) Ống lệ mũi đổ VÀO ngách mũi dưới.
e) a, b VÀ c đúng (Xem thêm bài 27)
415
25 Cơ QUAN THỊ GIÁC

mục tiêu bài giảng

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Mô tả các thành ổ mắt xương.

2. Mô tả hình thể ngoài và trong của nhân cầu qua thiết đồ ngang nhãn cầu.

3. Nêu chức năng của từng phần nhãn cầu.

4. Mô tả các cơ vận động nhãn cầu, chức năng và thần kinh chi phối các cơ, từ đó suy ra
các tư thế nhãn cầu khi bị liệt các dây thần kinh đó.

5. Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo mi mắt.

6. Vẽ hình soi đáy mắt.

7. Vẽ sơ đồ bộ lệ và giải thích sự lưu thông nước mắt.

8. Giải thích các nguyên nhân cận, viễn, loạn thị bẩm sinh và mắc phải.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP

1. Chỉ trên xương sọ các thành ổ mắt xương và đường dẫn lệ.

2. Chỉ trên tiêu bản và mô hình các thành phần nhãn cầu.

3. Chỉ trên tiêu bản và mô hình các cơ vận động nhãn cầu.

Cơ quan thị giác (organum visus) gồm có mắt (oculus) và các cơ quan mắt phụ (organa
oculi acc^^i^t^ĩ^ic^). Mắt gồm có nhãn cầu và thần kinh thị giác (n. opticus). Nhãn cầu nằm trong
một hôc xương gọi là ổ mất. Cơ quan mắt phụ gồm có các cơ nhãn cầu, mạc ổ mắt, lông mày,
mi mắt, kết mạc và bộ lệ.

416
Cực trước trục
nhãn cầu

Thủy dịch - Giác mạc


Thấu kính -
Tiền phòng
Mống mắt
Hậu phòng
Kết mạc

Gân cơ thẳng trong Gân cơ thẳng ngoài

Củng mạc

Màng mạch

Võng mạc

Ống thủy tnh Thể thủy tinh

Hô' đĩa Lom trung tâm và


Thần kinh thị giác điểm vàng

Cực sau trục


nhãn cầu

Hình 25.1 : Thiết đồ ngang qua nhãn cầu (nhìn từ trên).

1. Ổ MAT (orbita).

Là hai hôc xương chứa nhãn cầu, cơ, thần kinh, mạch máu, mỡ và bộ lệ. Mỗi ổ mắt là một
hình tháp bốn mặt, đỉnh nằm phía sau, nền phía trước (H.14.2).
1.1. CÁC THÀNH
- Thành trên : tạo bởi mảnh ổ mắt xương trán và cánh nhỏ xương bướm, góc trước ngoài
có hố” tuyến lệ. Phía trong có rãnh thần kinh trên ổ mắt.
- Thành ngoài : tạo bởi xương gò má, cánh lớn xương bướm và xương trán. Có khe ổ mắt
trên thống ổ mắt với hố" sọ giữa, khe ổ mắt dưới thống ổ mắt với hố' dưới thái dương và hố'
chân bướm khẩu cái.
- Thành dưới : tạo bởi xương hàm trên, xương gò má và xương khẩu cái, có rãnh dưới ổ
mắt để thần kinh và động mạch cùng tên đi qua.
- Thành trong : là thành mỏng nhất, tạo bởi mảnh ổ mắt của xương sàng, xương lệ,
xương trán và một phần nhỏ thân xương bướm.
417
Hình 25.2 : Phần cắt ngang 1/4 trước trái của nhãn cầu

1.2. NỀN ổ MẮT tức là đường vào ổ mắt (aditus orbitae) hình vuông bốn góc tròn mà các
bờ có thể sờ được trên người sống, gồm bờ trên, dưới, trong, ngoài, được tạo bởi các xương trán,
xương gò má và xương hàm trên.
1.3. ĐỈNH Ổ MẮT là nơi có khe ổ mắt trên và lỗ thần kinh thị giác.

2. NHÃN CÂU (bulbus oculi).

Nhãn cầu nằm ở 1/3 trước ổ mắt và nhô ra khỏi thành ngoài ổ mắt, có hình một khối
cầu : trục trước sau hơi lớn hơn trục trên dưới, đường kính trung bình 25,0mm. Cực trước (polus
anterior) là trung tâm của giác mạc, và cực sau (polus posterior) là trung tâm của củng mạc.
Đường thẳng qua 2 cực gọi là trục nhãn cầu (axis bulbi). Đường vòng quanh nhãn cầu cách đều
2 cực và thẳng góc với trục nhân cầu gọi là xích đạo (equator). Các đường kinh tuyến
(meridiani) là các đường vòng đi 'qua 2 cực. Trục thị giác (axis opticus) đi qua điểm vàng. Dây
thần kinh thị giác đi qua khỏi nhãn cầu không ở ngay cực sau mà hơi lệch về phía trong dưới
so với cực này (H.25.1).
2.1. CÁC LỚP Vỏ CỦA NHÃN CẦU (H.25.1, H.25.4 và H.25.5).
Nhãn cầu được cấu tạo bởi ba lớp vỏ kể từ ngoài vào trong là : lớp xơ, lớp mạch và lớp trong.
2.1.1. Lớp xơ (tunica fibrosa bulbi) được coi là lớp bảo vệ nhãn cầu và chia làm hai phần :
phần trước nhỏ là giác mạc và phần sau lớn gọi là củng mạc.
2.1.1.1. Giác mạc (cornea).
418
Giác mạc là phần trong suốt, nằm phía trước nhãn cầu, chiếm 1/6 khôi cầu, đường kính
12,0 mm. Nơi tiếp nô'i giữa giác mạc và củng mạc gọi là rãnh củng mạc (sulcus sclera), phần
giác mạc ở đây gọi là bờ giác mạc (limbus corneae). Trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc
(sinus venosus sclerae). Giác mạc có mặt trước (facies anterior) và mặt sau (facies posterior).
Phần ngoại biên của giác mạc dày khoảng 1,0 mm, ở trung tâm mỏng hơn (0,5mm) gọi là đỉnh
giác mạc (vertex corneae). Giác mạc được cấu tạo bởi các lớp sau đây, theo thứ tự từ ngoài vào
trong như sau :
- Thượng mô trước giác mạc (epithelium anterius corneae).
— Lá giới hạn trước (lamina limitans anterior).
— Chất riêng giác mạc (substantia propria corneae).
- Lá giới hạn sau (lamina limitans posterior).
- Nội mô tiền phòng (endothelium camerae anterioris).
Giác mạc là một vùng vô mạch nên được dinh dưỡng chủ yếu do sự thẩm thấu qua chất
riêng của giác mạc.
2.1.1.2, Củng mạc (sclera) bao gồm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là tròng trắng của mắt.
Phần trước có kết mạc che phủ. Có thể nhìn thấy những mạch máu của củng mạc nằm rất
nông phía dưới kế't mạc. Phía sau liên tục với bao ngoài của thần kinh thị giác. Tại chỗ các sợi
thần kinh thị giác đi ra khỏi nhãn cầu có một vùng tròn lỗ chỗ gọi là mảnh sàng.
Củng mạc cấu tạo bởi ba lớp từ ngoài vào trong :
— Lá trên củng mạc (lamina episcleralis).
- Chất riêng củng mạc (substantia propria sclerae).
— Lá sắc tổ' củng mạc (Lamina fusca sclerae)
2.1.2. Lớp mạch (tunica vasculosa bblbi).
Từ sau ra trước có ba phần : màng mạch, thể mi và mông mắt.
2.1.2. L Màng mạch (chorodea^) (H.25.1).
Là một màng mỏng ở 2/3 sau của nhãn cầu, nằm giữa củng mạc và lớp trong của mắt, chức
năng chính của màng là dinh dưỡng đồng thời có màu đen vì có hắc tô' làm thành phòng tối
cho nhãn cầu. cấu tạo của màng mạch gồm bốn lớp :
— Lá trên màng mạch (lamina suprachoroidea).
— Lá mạch (lamina vasculosa).
- Lá đệm mao mạch (lamina cỉloroaapỉllaris).
— Lá nền (lamina basalis).
2.1.2.2, Thể mi (corpus ciliare) (H.25.2).
Là một vòng dẹt. Nếu cắt đứng dọc qua nhãn cầu thể’ mi có hình tam giác, được coi là
phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mông mắt, gồm có cơ thể mi và mỏm mi
có tác dụng điều tiết cho thể thấu kính.
419
- Cơ thể mi (m.ciliaris) có hai loại sợi cơ trơn : sợi cơ kinh tuyến (fbrae meridionales) và
sợi cơ vòng (fibrae circulares).

— Mỏm mi (processus ciliares) gồm khoảng 70 gờ lồi lên phân bố theo một vòng tròn phía
sau mống mắt.

- Thể mi được lót bởi một tầng sắc tố' thể mi (stratum pigmenti corporis ciliaris).

2.1.2.3. Mống mắt (iris) (H.25.2).

Mống mắt (hay lòng đen) là một lớp sắc tố' hình vành khăn nằm theo mặt phẳng trán
phía trước thể thâu kính, đường kính 12,0mm, dày 0,5mm. Vì vậy, mông mắt hợp với giác mạc
một góc gọi là góc mông mắt - giác mạc (angulus iridocornealis). Bờ trung tâm gọi là bờ con
ngươi (margo pupillaris) giới hạn một lỗ tròn to hoặc nhỏ được gọi là con ngươi hay đồng tử
(pupilla). Bờ ngoại biên hay bờ thể mi (margo ciliaris) liên tục với thể mi và giác mạc bởi dây
chằng lược (lig.pectinatum).

Mống mắt có hai mặt. Ớ mặt trước (facies anterior), cách con ngươi khoảng 1,5 mm có các
tiểu động mạch nố'i với nhau tạo thành một vòng tròn chia mặt trước làm hai vòng đồng tâm :
vùng nằm sát con ngươi là vòng mống mắt nhỏ (anulus iridis minor), vùng ngoài là vòng mống
mắt lớn (anulus iridis major) Mặt sau (facies posterior) có nhiều nếp mống mắt (plicae iridis).

Mống mắt chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thâu kính thành hai phòng : tiền phòng
nằm giữa giác mạc, và mống mắt, hậu phòng nằm giữa mống mắt, thể mi và thể thấu kính.
Trong hai phòng có chứa thủy dịch (humor aquosus).

Mống mất có cấu tạo như sau :

— Mặt trước phủ bởi nội mố tiền phòng (endothelium camerae anterioris), liên tục với nội
mố của giác mạc.

Chất đệm mống mắt (stroma iridis) chứa các sợi keo, mố liên kết, mạch, thần kinh, các tế
bào sắc tố' và đặc biệt là cơ trơn. Mông mắt có hai loại cơ : cơ thất con ngươi (m.sphincter
pupillae) và cơ giãn con ngươi (m.dilator pupillae).

2.1.3. Lớp trong hay lớp võng mạc Ituníca interna bblbi - rrtina) (H.25.1) ở trong cùùg
của nhãn cầu. Võng mạc được chia làm ba vùng :

- ơ cực sau nhãn cầu là phần võng mạc thị giác (pars optica retinae), đầu trước của phần
này khi đến gần mỏm mi thì trở lên mỏng hơn, tại đây gọi là miệng thắt (ora serrata) của
võng mạc.

— Lót mặt trong thể mi là phần võng mạc thể mi (pars ciliaris retinae).

— Từ mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi là phần võng mạc mống mắt (pars iridica
retinae).

2.1.3.1 Các tầng của võng mạc. Võng mạc được cấu tạo bởi nhiều tầng từ nống vào sâu là :

- Tầng sắc tố' (stratum pigmenti) dính vào màng mạch, chứa các hạt sắc tố'.
420
- Tầng não (stratum cerebrate) gồm có ba tầng phụ là :
+ Tầng thượng bì thần kinh (stratum neuroepithelíale).
+ Tầng hạch võng mạc (stratum ganglion retinae).
+ Tầng hạch thần kinh thị (stratum ganglion n.optici).
Trên bề mặt võng mạc có hai vùng đặc biệt (H.25.1 và H.25.6).
- Vết võng mạc (macula) hay điểm vàng là một vùng sắc tố của võng mạc nằm ngay cạnh
cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm (fovea centralis) là một vùng vô mạch được
nuôi dưỡng bởi màng mạch. Lõm là nơi để nhìn được các vật chi tiết nhất và rõ nhất. Đường
nốì liền vật nhìn và lõm trung tâm gọi là trục thị giác (axis opticus) của nhãn cầu (H.25.1).
— Đĩa thần kinh thị (discus n.optici) hay điểm mù không có cơ quan thụ cảm và cấu tạo bởi
các sợi của dây thần kinh thị giác, do đó tại đây không có sự thụ cảm với ánh sáng. Điểm mù
nằm phía trong và phía dưới so với cực sau nhân cầu và lõm trung tâm. Đĩa có một lõm ở giữa
gọi là hô” đĩa (excavatio disci) là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào (H.25.6).
2.1.3.2. Mạch máu của võng mạc.
- Phần ngoài của lớp thần kinh được nuôi dưỡng bởi màng mạch.
- Phần trong được cung cấp bởi động mạch trung tâm của võng mạc (a.centralis retinae) là
một nhánh của động mạch mắt.
Động mạch trung tâm võng mạc khi theo dây thần kinh thị giác vào nhãn cầu chia làm
hai nhánh trên và dưới, các nhánh này không thông nô'i nhau cũng như với các nhánh khác.
Đây là những động mạch tận cùng, do đó nghẽn động mạch trung tâm võng mạc gây mù. Có
thể soi đáy mắt để thấy tình trạng của võng mạc và động mạch trung tâm võng mạc (H.25.6).

2.2. CÁC ÁC ÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT CỦA NHÃN CẦU

Gồm có từ sau ra trước : thể thủy tinh, thấu kính và thủy dịch.
2.2.1. Thể thủy tinh (corpus vitreum) là một khối trong suốt như lòng trắng trứng, chứa
đầy ở 4/5 sau nhãn cầu và dính với miệng thắt võng mạc. Có cấu tạo giống như thủy dịch và
chứa thêm nhiều sợi keo và mucôpolysaccarit. Trục của thể thủy tinh có một ống gọi là ống
thủy tinh (canalis hyaloideus) đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính. Ong có đường kính
01,0 mm tương ứng với vị trí của động mạch đến cấp máu cho thâu kính lúc phôi thai. ơ trong
thể thủy tinh có thủy tinh dịch (humor vitreus).
2.2.2. Thấu kính (lens) là một đĩa hình thâu kính hai mặt lồi, hơi vàng, trong suốt nằm
giữa mông mắt và thể thủy tinh. Có hai mặt : mặt sau (facies posterior lentis) và mặt trước
(facies anterior lentis).
Mặt sau lồi hơn mặt trước, hai mặt găp nhau ở chu vi thấu kính gọi là xích đạo thấu kính
(equator lentis). Điểm trung tâm của mặt trước và sau gọi là cực trước và cực sau (polus ant. et
post, lentls), đường nối liền hai cực lă trục thấu kính (axis lentis).
Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao (capsula lentis) có lớp thượng mô (epithelium
lentis). ơ trong là chất thấu kính (substantia lentis). Phần ngoại biên thì mềm gọi là vỏ (cortex
421
lentis), trung tâm thì rắn hơn tạo thành nhân thể thấu kính ('nucleus lentis). Đơn vị cấu tạo
của thể thấu kính gọi là sợi thấu kính (flbrae lentis). Các sợi này là những dải dài 7-10,0mm.
Thấu kính được treo vào thể’ mi và võng mạc nhờ dây chằng treo thâu kính hay còn gọi là
vùng mi (zonula ciliaris).
2.2.3. Thủy dịch (humor aquosus) (H.25.3).

Hình 25.3 : Sơ đồ lưu thông thủy dịch (theo các mũi tên chỉ).

Thủy dịch được chứa trong tiền phòng (camera anterior bulbi) và hậu phòng nhãn cầu
(camera posterior bulbi). Thành phần thủy dịch giống như huyết tương nhưng không có protêin.
Thủy dịch được tiết ra từ mỏm mi vào hậu phòng, chui qua con ngươi để sang tiền phòng rồi
chui vào góc mống mắt - giác mạc (angulus iridocornealis) để vào xoang tĩnh mạch củng mạc
(sinus venosus sclerae) và đi theo các tĩnh mạch mi (H.25.3). Vì vậy áp lực thủy dịch luôn luôn
không đổi. Nếu vì lý do nào đó làm tắc nghẽn sự lưu thông thủy dịch thì áp lực sẽ tăng lên gây
nên bệnh tăng nhân áp (glaucoma).

3. CÁC Cơ QUAN MĂT PHỤ (organa oculi accessorial).

Gồm có mạc ổ mạc, các cơ nhãn cầu, lông mày, mí mắt, kết mạc và bộ lệ.
3.1. MẠC Ổ MẮT (fasciae orlútales) là những mô xơ nâng đỡ và che chở các thành phần
trong ổ mắt, gồm có bôn phần (H.25.4).
3.1.1. Ngoại cốt ổ mắt (periorbita) lót các thành ổ mắt phía sau, liên tục với màng não
cứng ở lỗ thị và khe ổ mắt trên.
3.1.2. Vách ổ’ mắt (septum, orbitale) là một mảnh sợi căng ngang qua ổ mắt liên quan
phía trước với cơ vòng mi. Phía trên gắn vào bờ ổ mất và liên tục với lớp ngoại cốt mạc.
422
Mạc cơ
Cơ vòng mắt Bao nhãn cầu

Cơ thẳng trên
Vòm kết mạc trên

Sụn mí trên
Thẩn kinh
thị giác

Sụn mí dưởi K© Mỡ mắt


o °

Vòm kết mạc dưới Xoang hàm trên

- Cơ thẳng dưới

Hình 25.4 : Thiết đồ đứng dọc qua ổ mắt.

Cơ vòng mắt

Sụn mí dưới

Phần lệ cơ Dây chằng


vòng mắt mí ngoài

Xoang sàng
Cơ thái dương

Cơ thẳng trong

Thành ngoài
ổ mắt
Thần kinh
thị giác
Cơ thẳng ngoài

Xoang bưôm
Nao

Vòng gân

Hình 25.5 : Thiết đồ ngang qua ổ mắt


423
3.1.3. Bao nhân cầu (vagina bulbi) là một lớp xơ mỏng bao tất cả phần củng mạc của
nhãn cầu, ngăn cách nhãn cầu với khôi mỡ chung quanh.
3.1.4. Mạc cơ (fasciae musculares) bao các cơ nhãn cầu, là phần nối dài của bao nhãn cầu.
Các mạc cơ thẳng dính nhau nhờ các màng gian cơ.

3.2. CÁC Cơ NHÃN CẦU (musculi bulbi) (H.25.4 và H.25.5).

Gồm bôn cơ thẳng và hai cơ chéo vận động nhãn cầu và một cơ nâng mi trên.
3.2.1. Các cơ thẳng gồm các cơ thẳng trên, thẳng dưới, thẳng trong và thẳng ngoài
(mm.rectus superior, inferior medialis et lateralis) có nguyên ủy từ một vòng gân chung (anulus
tendìneus communis) nằm xung quanh lọ thị và một phần khe ổ mắt trên. Các cơ thẳng theo
hướng từ sau ra trước liên quan chặt chẽ với các thành ổ mắt và bám vào củng mạc theo một
đường trôn ôc sao cho nơi bám tận các cơ cách bờ giác mạc từ 7 - 9,0mm. Hai cơ thẳng trong và
ngoài nằm trong mặt phẳng ngang, cơ thẳng trên và dưới nằm trong mặt phẳng thẳng đứng.
3.2.2. Các cơ chéo.
- Cơ chéo trên (m.obliquus superior) có nguyên ủy từ xương bướm, phía trên và phía trong
ống thị. Cơ đi ra trước giữa thành trên và thành trong ổ mắt, phía trên cơ thẳng trong. Gân cơ
đi qua một vòng sụn gọi là ròng rọc ở gần phía trên trong nền ổ mắt sau đó đi theo hướng ra
ngoài, ra sau, và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài củng mạc.
- Cơ chéo dưới (m.obliquus inferior) có nguyên ủy từ một hô' ở mặt trên xương hàm trên,
phía ngoài ống lệ mũi. Cơ đi ra ngoài, về phía sau và nằm phía dưới cơ thẳng dưới, uốn cong
lên trên và bám vào phần sau ngoài củng mạc.
3.2.3. Cơ nâng mi trên (m.levator palpebrae superioris) bám vào đỉnh ổ mắt phía trên lỗ
thị giác đi ra trước tỏa ra ở trong sụn mi và da mi 'mắt trên. Do đó cơ chỉ có tác dụng nâng mi
trên mà không tham gia vận động nhãn cầu (H.24.5).
3.2.4. Thần kinh điều khiển các cơ nhãn cầu.
- Thần kinh ròng rọc (dây IV) điều khiển cơ chéo trên.
- Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI) điều khiển cơ thẳng ngoài.
- Thần kinh vận nhãn (dây III) điều khiển các cơ thẳng trên, thẳng trong, thẳng dưới,
chéo dưới và cơ nâng mi trên.
Cả ba dây thần kinh này vào ổ mắt qua khe ổ mắt trên (xem bài Các đây thần kinh sọ).
3.2.5. Chức năng các cơ nhãn cầu.
Nhãn cầu chuyển động vừa xoay vừa tịnh tiến theo ba trục trong không gian : trục trước
sau, trục trong ngoài và trục trên dưới. Trung tâm giác mạc di chuyển quanh trục trên dưới làm
nhãn cầu liếc ngoài hay liếc trong, quanh trục trong ngoài để nhìn lên, nhìn xuông, quanh trục
trước sau thì nhãn cầu xoay tròn để phần 12 giờ của giác mạc có thể di chuyển ra ngoài hay
vào trong.
- Cơ thẳng dưới và chéo dưới giúp nhãn cầu xoay tròn ra ngoài, cơ thẳng trên và chéo trên
giúp nhãn cầu xoay tròn vào trong quanh trục trước sau.
424
- Cơ thẳng ngoài và thẳng trong giúp nhãn cầu liếc ngoài hoặc liếc trong.
Động tác các cơ nhãn cầu có thể tóm tắt trong bảng sau đây :

Cơ MẮT LIẾC NGOÀI MẮT ở VỊ TRÍ ĐỨNG YÊN MẮT LIẾC TRONG

THẲNG NGOÀI LIẾC NGOÀI

THẲNG TRONG LIẾC TRONG

CHÉO TRÊN XOAY GIÁC MẠC ' - NHÌN XUỐNG NHÌN XUỐNG
VÀO TRONG - LIẾC NGOÀI
- XOAY GIÁC MẠC VÀO
TRONG

CHÉO DƯỚI XOAY GIÁC MẠC - NHÌN LÊN NHÌN LÊN


RA NGOÀI - LIẾC NGOÀI
- XOAY GIÁC MẠC RA
NGOÀI

THẲNG TRÊN NHÌN LÊN - NHÌN LÊN XOAY GIÁC MẠC


- LIẾC TRONG VÀO TRONG
- XOAY GIÁC MẠC VÀO
TRONG

THẲNG DƯỚI NHÌN XUỐNG - NHÌN XUỐNG XOAY GIÁC MẠC


- LIẾ'c trong RA NGOÀI
- XOAY GIÁC MẠC RA
NGOÀI

DM và TM thái dưdng trên Đĩa thị giác


ĐM và TM
vết võng mạc trên

ĐM và TM mũi trên
Viết vong mạc
và hố trung tâm
DM và TM mũi dưới

DM và TM
thái dương dưới
DM và TM vết vong mạc dưới

Hình 25.6 : Hình soi đáy mắt.


425
3.3. LÔNG MÀY (supercilium) là một lồi da hình cung có lông ngắn, nằm ngang phía trên
nền ổ mắt. Phía sâu liên quan với cơ vòng mắt, cơ mày và cơ trán.
3.4. MÍ MẮT (palpebraei) (H.25.8).

Là hai nếp da cơ màng di động, nằm phía trước mỗi ổ mắt, bảo vệ nhãn cầu, gồm mí trên
(palpebra superior) và mí dưới (palpebra inferior). Mí trên di động nhiều hơn mí dưới. Khoảng
giữa hai bờ tự do của mi là khe mi (rima palpebrarum), hai mí gặp nhau ở hai đầu tạo nên góc
mắt trong và ngoài (angulus oculi lateralis et medialis). Tại đây chỗ hai mí dính nhau gọi là
mép mí ngoài và trong (commissura palpebrarum lateralis et medialis). Ớ gần mép trong, hai mi
không tiếp xúc với nhãn cầu và giới hạn một khoang tam giác nhỏ gọi là hồ lệ (lacus
lacrimalis) trong đó có một cục nhỏ màu hồng gọi là cục lệ (caruncula lacrimalis). ơ đáy của
tam giác, trên mỗi mi mắt có nhú lệ (papilla lacrimalis), đỉnh nhú lệ có một lỗ nhỏ là điểm lệ
(punctual lacrìmale) là lỗ vào tiểu quản lệ (canaliculus lacrimalis).

Mỗi mí có mặt trước và sau (facies anterior et posterior). Bờ mi có hai viền : viền mí sau
(limbus palpebralis posterior) áp vào nhãn cầu, tại đây phần kết mạc của mí mắt liên tục với
phần da phía ngoài, trên viền sau có những lỗ nhỏ của các tuyến sụn (glandulae tarsales). Viền
mí trước (limbus palpebralis anterior) tròn hơn, có lông mi.

Mí mắt có cấu tạo từ ngoài vào trong là :

- Da : mỏng, nhiều tuyến mồ hôi, có lông mịn và tuyến bã (glandulae sebaceae). Mi có lông
mi và tuyến mồ hôi lớn gọi là tuyến mi (glandulae ciliares).

- Mô dưới da : không chứa mô mỡ.

- Lớp cơ gồm có phần mi cơ vòng mắt, cơ nâng mi trên. Cơ nâng mi trên có nguyên ủy từ
cánh nhỏ xương bướm phía trên ống thị, cơ đi ra trước phía trên cơ thẳng trên bám vào da mi
trên và bờ trên mảnh sụn trên.

- Lớp xơ nằm giữa cơ vòng mắt và kết mạc, gồm có mô liên kết, vách ổ mắt, sụn mí trên
và dưới (tarsus superior et inferior), ơ bờ trên sụn mí trên và dưới có cơ sụn mí trên (m.tarsalis
superior) và cơ sụn mí dưới (m.tarsalis inferior). Các dây chằng mí ngoài và trong (lig.
palpebrale laterale et mediate) cố định hai đầu sụn vào thành ổ mắt.

- Lớp kết mạc là phần mi của lớp kết mạc mắt.

3.5. LƠP KET MẠC (tunica conjunctiva) là một màng niêm mạc mỏng lót mặt trong của
hai mi mắt và mặt trước nhân cầu (H.25.7). Vòm kết mạc là vùng kết mạc liên tiếp giữa mi
mắt và nhãn cầu. Kết mạc được chia làm hai phần :

- Kết mạc mi nằm lót mặt trong mi (tunica conjunctiva palpebrarum).

Phần kết mạc mi bẻ gập lại để lót sang mặt trước nhãn cầu tạo nên túi cùng, gọi là vòm
kết mạc trên (fornix conjunctiva superior) có lỗ của các ong tuyến lệ, và vòm kết mạc dưới
(fornix conjunctiva inferior) (H.25.4).
- Kêt mạc nhãn cầu (tunica conjunctiva bulbi) phủ phía trước nhãn cầu. ở góc trong mắt
có nếp bán nguyệt kết mạc (plica semilunaris conjunctivae) (H.25.8).
426
Hỉnh 25.7 : Các lớp của mi mắt.

Hình 25.8 : Bộ lệ

3.6. BỘ LỆ (apparatus lacrimalis) (H.25.8) gồm có :


3.6.1. Tuyến lệ (glandula lacrimalis) nằm trong một hố ở góc trước ngoài của thành trên
ổ mắt. Có hai phần : phần ổ mắt (pars orbitalis) và phần mi (pars palpebralis). Tuyến lệ có 10 -
12 ống ngoại tiết (ductuli excretorii) mở vào vòm kết mạc trên.
427
3.6.2. Tiểu quản lệ (canaliculus lacrimalis) gồm ống trên và ống dưới bắt đầu từ điểm lệ
(punctum lacrimale). Mỗi tiểu quản lệ phình ra tạo thành bóng tiểu quản lệ (ampulla canaliculi
lacrimalis) đổ vào túi lệ.
3.6.3. Túi lệ (sacculus lacrimalis) dài 1 - 1,5 cm liên tục với phần trên ông lệ mũi, nằm
phía sau dây chằng mi trong. Túi lệ nằm trong một hô'’ giới hạn bởi mào lệ trước và sau.
3.6.4. Ông lệ mũi (ductus nasolacrimalis) dài 02 cm đi từ đầu dưới túi lệ và đổ vào ngách
mũi dưới bởi một lỗ ở ngách này. Lỗ có một nếp niêm mạc gọi là nếp lệ (plica lacrimalis). Ong
lệ mũi nằm trong một ống xương tạo bởi xương lệ, xương hàm trên và xương xoăn mũi dưới.
Trong trường hợp bị tấc ở một nơi nào đó trong các đường dẫn lệ, nước mắt sẽ khống chảy
được vào mũi qua ống lệ mũi làm cho luốn luốn bị chảy nước mắt.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Chọn câu hỏi trả lời đúng nhất

272. Khi mắt ở vị trí nhìn thẳng ra trước, cơ thẳng trên co gây động tác :
a) Liếc lên và liếc ngoài. d) a và p đúng.
b) Liếc lên và liếc trong. e ) b và c đúng.
c) Liếc lên và xoay nhãn cầu vào trong
273 Khi mắt đã ở vị trí liếc trong, cơ chéo dưới co sẽ gây động tác :
a) Liếc lên. d) Liếc xuống và xoay nhãn cầu vào trong.
b) Liếc lên và xoay nhãn cầu ra ngoài. e) Tất cả đều sai.
c) Liếc xuống
274. Câu nào sau đây ĐÚNG :
a) Rãnh củng mạc là nơi giác mạc tiếp nối với củng mạc.
b) Võng mạc là lớp trong cùng của nhãn cầu phủ từ đĩa thị đến miệng thắt.
c) Đĩa thần kinh thị giác được tạo bỏi các sợi thần kinh thị giác và là nơi tiếp nhận ánh sáng.
d) a và b đúng.
e) a, b và c đều sai.
275. Chọn câu ĐÚNG :
a) Tuyến lệ nằm ở phía trong nhãn cầu và đổ nước mắt ra ngoài qua hai tiểu quản lệ.
b) Bộ lệ gồm có : tuyến lệ, hồ lệ, túi lệ, tiểu quản lệ, ống lệ mũi.
c) Ong lệ mũi đổ nước mắt vào ổ mũi qua lỗ đổ ở ngách mũi giữa.
d) a, b, c đều sai.
e) a, b, c đều đúng.
428
276. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc lớp mạch nhãn cầu :
a) Màng mạch. d) Thể mi.
b) Mông mắt. e) Tất cả thành phần trên đều thuộc lớp mạch.
c) Lõm trung tâm.
277. Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc mạc ổ mắt :
a) Ngoại cốt ổ mắt. d) Vách ổ mắt.
b) Mạc cơ nhãn cầu. e) Các thành phần trên đều thuộc mạc ổ mắt.
c) Bao nhãn cầu.
278. Thần kinh nào sau đây KHÔNG là nhánh của thần kinh mắt :
a) Thần kinh lệ. d) Thần kinh mũ mi.
b) Thần kinh trán. e) Nhánh lều tiểu não (Xem thêm bài 27)
c) Thần kinh dưới ổ mắt.
Dùng .hình vẽ sau đây để trả lời các câu 279 và 280 :

279. Vẽ thêm vào hìnn vẽ hai 1 ớớ màng mạch và võng mạc.

Củng mạc

280. Sô'( 1) trrn tunn 1 à :


a) Thể thủy tinh. d) Thấu kính.
b) Ống thủy tinh. e) Tất cả sai.
c) Thủy dịch.
281. CCạn cM tiết tlncc hạp đđ điền võà trông đoạn vàn sau :

Thủy dịch tiết ra từ................................... õào hậu phòng õà chui qua............................... đến
tiền phòng, sau đó đổ ẽào xoang tĩnh mạch củng mạc tại....
429
26 Cơ QUAN TIỀN ĐÌNH ốc TAI

MỤC TIÊU BẢI GIÁNG

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Phân biệt giới hạn tai ngoài, tai giữa, tai trong.
2. Mô tả các thành phần của tai ngoài, tai giữa, tai trong và chức năng của từng phần.
3. Mô tả chuỗi xương con và động tác của chúng.
4. Giải thích cấu tạo của hòm nhĩ liên quan đến chức năng và bệnh lý tai giữa.
5. Mô tả cấu tạo của mê đạo màng, mê đạo xương và sự liên quan của nó với chức năng
nhận cảm âm thanh.
6. Giải thích cơ chế nghe.
7. Vẽ hình soi màng nhĩ.

B. MỤC TIÊU THựC TẬP


1. Chỉ được trên mô hình và nền sọ vị trí và liên quan của tai ngoài, tai giữa, tai trong.
2. Chỉ được các thành phần của tai ngoài, tai giữa, tai trong trên nền sọ, mô hình và
người sông..

Tai hay cơ quan tiền đình ốc tai (organurn vestibulocochleare) là một cơ quan phức tạp,
ngoài nhiệm vụ nhận cảm âm thanh còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể (H.26.1).
Tai gồm có :
- Tai ngoài : từ loa tai đến màng nhĩ, gồm có loa tai và ống tai ngoài, giữ nhiệm vụ thu
nhận và dẫn truyền âm thanh.
- Tai giữa : gồm có hòm nhĩ nằm trong phần đá xương thái dương, chứa chuỗi ba xương
430
Mỏm gò má

Vòi nhĩ

Tai giữa

Tai trong
Ông tai ngoài

Hòm nhĩ và - ------ Hang chum


chuỗi xương con
Xoang chũm

Hình 26.1 : Sơ đồ các phần của tai đối chiếu lên xương thái dương.

con, để dẫn âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong và đóng vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh âm thanh. Ngoài ra tai giữa còn có vòi tai còn gọi là vòi nhĩ và các xoang chũm.
- Tai trong : gồm mê đạo xương và mê đạo màng chứa các bộ phận cảm giác quan trọng
trong việc chuyển các xung động âm thanh thành xung động thần kinh và giúp điều chỉnh
thăng bằng.

TAI NGOÀI
(auris externa)

Tai ngoài gồm có loa tai nằm ở hai bên đầu và ống tai ngoài từ loa tai đến màng nhĩ.

1. LOA TAI (auricula) (H.26.2).

1.1. HÌNH THỂ NGOÀI.


Loa tai người có những nếp lồi lõm, vì thế ta có thể thu nhận âm thanh từ mọi phía mà
không cần cử động tai như ở động vật. Loa tai có hai mặt.
1.1.1. Mặt ngoài.
Ớ giữa có một chỗ lõm gọi là xoắn tai (concha auriculae). Xoắn tai được bọc bởi bốn gờ :
- Gờ luân (helix) đi theo chu vi loa tai, từ xoắn tai đến dái tai (lobulus auriculae). Trên gờ
luân có củ loa tai (tuberculum auriculae) di tích của đỉnh loa tai ở động vật.
- Gờ đối luân (anthelỉx) : đầu trên của gờ này chia thành hai trụ đối luân (crura anthelix)
ôm lấy hô' tam giác (fossa triangularis).
431
Trụ của gờ đối luân

Gờ luân

Hố tam giác
Củ loa tai -

Trụ của gờ luân


Hố thuyền

Khuyết trước Đáy loa tai

Xoắn tai
Ông tai ngoài
Gờ đối luân
Bình tai
Gờ đối bình tai '
Khuyết gian bình tai

Dái tai

Hình 26.2 : Hình thể ngoài của loa tai.


- Bình tai (tragus) ở phía trước xoắn tai.
- Gờ đôi bình tai (antitragus) đôi diện với bình tai và cách bình tai bởi khuyết gian bình
tai (incisura intertragica). Giữa gờ luân và gờ đôi luân là lõm thuyền (scapha).
1.1.2. Mặt trong. Áp vào da đầu, có các vết lồi lõm ngược với bên ngoài như gò xoắn tai
(eminentia conchae) gò thuyền (eminentia scaphae), gò hô' tam giác (emìnentia fossae
triangularis), hô' đối luân (fossa anthelicis)...
1.2. CẤU TẠO.
Loa tai được cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ.
1.2.1. Da. Dính chặt vào mặt ngoài của sụn hơn là mặt trong.
1.2.2. Sụn (cartilago auriculae). Tạo thành dạng lồi lõm của vành tai.

Hình 26.3 : Các sụn và cơ của loa tai.

432
Dái tai không có sụn mà chỉ có mô sợi và mô mỡ và là nơi ta thường xỏ lỗ để đeo hoa tai
hay chọc kim thử thời gian chảy máu. Sụn ở gờ bình tai liên tiếp với sụn ống tai ngoài. Sụn
giúp loa tai giữ nguyên vẹn hình dạng, nếu sụn bị tổn thương hay hủy hoại do nhiễm trùng, loa
tai sẽ biến dạng.
1.2.3. Dây chằng và cơ. Ngoài da và sụn, loa tai được gắn vào da hai bên đầu bởi các dây
chằng ngoại lai và cơ (H.26.3).
- Các dây chằng ngoại lai gồm có : dây chằng tai trước (lig. auriculare anterius), dây
chằng tai sau (lig. auriculare posterius), dây chằng tai trên (lỉg. auriculare superius).
- Cơ ngoại lai là loại cơ bám da, gồm có ba cơ : cơ tai trước (m. auricularis anterior), cơ tai
sau (m. aurìcularis posterior), cơ tai trên (m. aurìcularis superior).
- Cơ nội tại gồm có 8 cơ : cơ nhĩ luân lớn (m. helicis major), cơ nhĩ luân bé (m.helicìs
minor), cơ bình tai (m. tragicus), cơ đối bình tai (m. antitragicus), cơ ngang tai (m. transversus
auriculae), cơ chéo tai (m. obliquus auriculae), cơ tháp tai (m. pyramidalis auriculae), cơ khuyết
nhĩ luân (m. incisurae helicis).
Nhìn chung, dây chằng và cơ của tai kém phát triển, không giúp cử động loa tai được.

2. Ống tai ngoài (metatus acusticus externus) (H.26.4, H.26.5).

2.1. HÌNH THỂ.


Ống tai ngoài đi từ xoắn tai đến màng nhĩ (membrana tympani). Do màng nhĩ nằm chếch
xuống dưới và vào trong nên thành sau trên ống tai ngoài dài khoảng 25mm, trong khi thành
dưới trước dài 31 mm.
Nhìn chung, ống tai ngoài đi từ ngoài vào theo hướng từ trước xuống dưới thành một
đường cong chữ S; ở gần loa tai, nó cong lồi ra trước và đến màng nhĩ, thì cong lõm ra trước. Vì
vậy, ở người trưởng thành khi soi màng nhĩ, muôn nhìn thấy màng nhĩ phải kéo loa tai lên
trên và ra sau để làm bớt đi độ cong này.

433
2.2. LIÊN QUAN.
2.2.1. Thành trước. Liên quan với hô" hàm ở phía trong và một phần của tuyến mang tai
ở phía ngoài. Vì vậy, một cú đấm vào cằm có thể làm cho lồi cầu xương hàm dưới trật ra sau và
làm vỡ thành trước tai ngoài và ngược lại một nhiễm trùng ở ông tai ngoài có thể lan đến
tuyến mang tai.
2.2.2. Thành dưới. Liên quan với tuyến mang tai.
2.2.3. Thành trên. Cách ngách thượng nhĩ và tầng giữa của sọ bởi một mảnh của xương
thái dương.
2.2.4. Thành sau. Cách xoang chũm bằng một lớp xương mỏng.

2.3. CẤU TẠO.


Một phần ba ngoài ống tai ngoài được cấu tạo bởi sụn ống tai (cartilago meatus acustici),
sụn này liên tiếp với sụn loa tai. Ớ thành trước sụn có hai khuyết sụn ống tai (incisurae
cartilaginis meatus acustici). Hai khuyết này làm cho loa tai dễ di động và giúp dễ dàng nong
rộng ống tai ngoài.

Cơ căng màng nhĩ

Phần xương ống tai ngoài

Hỉnh 26.5 : Ông tai ngoài (thiết đồ đứng ngang).

Hai phần ba trong ống tai ngoài là thành phần của xương thái dương.
Da của ống tai ngoài liên tục với da loa tai và phủ mặt ngoài của màng nhĩ. Phần da che
phủ sụn có lông và các tuyến tiết ráy tai. Da dính chặt vào sụn và xương nên nhọt ở ống tai
ngoài gây đau đớn dữ dội.
434
2.4. MẠCH VÀ THẦN KINH.
2.4.1. Động mạch. ống tai ngoài được cấp máu bởi động mạch tai sau (a. aurícularis
posterior), động mạch thái đương nông (a. temporalis superficialis) và động mạch tai sâu (a.
auricularis profunda) của động mạch hàm (a. maxillaris).
2.4.2. Thần kinh. Cảm giác ống tai ngoài được chi phôi bởi thần kinh ông tai ngoài (n.
meatus acustici externi) thuộc thần kinh hàm đưới (n. mandibularis) và nhánh tai (ramus
auricularis) thuộc thần kinh lang thang (n. vagus). Vì vậy, những bệnh của răng đưới và lưỡi
nơi chịu sự chi phôi cảm giác của đây hàm đưới cũng có thể gây cảm giác đau tai ngoài và
những vật lạ ở ống tai ngoài có thể kích thích thần kinh lang thang gây nên phản xạ buồn nôn
và ho.

TAI GIỮA
(auris media)

Gồm có hòm nhĩ chứa màng nhĩ, chuỗi các xương con của tai và vòi tai.

Lỗ nhĩ vòi nhĩ

Vòi nhĩ
Lỗ hầu vòi nhĩ

Hình 26.6 : Liên quan giữa tai giữa và các khoang rỗng chứa không khí..

1. HÒM NHĨ (cavum tympani) (H. 26.7).

Là khoảng trông chứa không khí nằm trong xương thái đương. Không khí đến hòm nhĩ từ
phần mũi hầu qua vòi tai (tuba auditiva). Hòm nhĩ gồm có hai phần : phần nằm ngang với
màng nhĩ là hòm nhĩ thật sự và phần trên màng nhĩ là ngách thượng nhĩ (recessus
epitympanicus)
Hòm nhĩ giông như hình một cái trông có sáu thành nằm theo mặt phẳng đứng đọc chêch
từ trước ra sau. Đường kính thẳng đứng và đường kính trước sau khoảng 15 mm. Đường kính
ngang ở phía trên hòm nhĩ là 6mm, phía đưới 4mm, nơi đoi điện với màng nhĩ là 2 mm.

1.1. CÁC THÀNH CỦA HÒM NHĨ.


1.1.1. Thành trần (paries tegmentalis).
Thành trần hay trần của hòm nhĩ là một mảnh xương mỏng nằm giữa hòm nhĩ và hô sọ giữa.
435
1.1.2. Thành tĩnh mạch cảnh (paries jugularis). Thành tĩnh mạch cảnh hay sàn của
hòm nhĩ chiều ngang rất hẹp và liên quan với tĩnh mạch cảnh trong.
1.1.3. Thành mê đạo (paries labyrinthicus).
Thành mê đạo liên quan trực tiếp đến hệ thông mê đạo của tai trong. Thành này có (H.26.7) :
- Ụ nhô (promontorium) : do phần nền của ốc tai tạo thành. Trên ụ nhô có đám rôi nhĩ
(plexus tympanicus) là thành phần của thần kinh nhĩ thuộc thần kinh thiệt hầu.
- Cửa sổ ốc tai (fenestra cochleae) : hình tròn nằm dưới và sau ụ nhô, được đậy bởi màng
nhĩ phụ (membrana tympani secundaria).
- Cửa sổ tiền đình (fenestra vestibuli) : hình bầu dục nằm ngay sau và trên ụ nhô, được
đậy bởi nền của xương bàn đạp.
— Lồi ông thần kinh mặt (prominentia canalỉs facialis) : chứa dây thần kinh mặt, nằm
trên cửa sổ tiền đình và đi từ thành mê đạo cong xuống thành chũm. Hõm nhĩ, như vậy liên
quan rất chặt với dây thần kinh mặt, do đó khi viêm tai giữa thần kinh mặt có thể bị tổn
thương và làm liệt mặt.
— Lồi ống bán khuyên ngoài (prominentia canalis semicircularis lateralis) : nằm trên lồi
ống thần kinh mặt, do ống bán khuyên ngoài của tai trong đẩy lồi lên.
— Mỏm hình ốc (processus cochleariformis) : nằm trước ụ nhô chứa cơ căng màng nhĩ.

Thành trần
Cửa sổ tiền đình
Lồi ống TK. mặt
Lồi ống bán khuyên ngoài Ong căng cơ màng nhĩ

TRƯỚC

Ông thông hang

Gò tháp
Thừng nhĩ

Cửa sổ ốc tai
Ống ĐM cảnh

Ụ nhô
Thần kinh nhĩ

Hô TM cảnh

Hình 26.7 : Sơ đồ các thành của hòm nhĩ.

436
1.1.4. Thành chũm (paries mastoideus).
Thành chũm hay thành sau của hòm nhĩ rộng ở phía trên và hẹp ở phía dưới. Thành này có :
- Ống thông hang (aditus ad antrum). ống này thông từ hòm nhĩ vào đến hang chũm
(antrum mastoideum) (H.26.6).
- Hang chũm là một phòng lớn nằm trong mỏm chũm xương thái dương. Hang chũm thông
với phía sau và phía dưới với vô sô' các xoang chũm (cellulae mastoideae). Xoang chũm là những
hốc xương nhỏ hơn hang chũm xếp thành nhiều nhóm rải rác trong mỏm chũm. Do có sự thông
thương này mà trong viêm tai giữa, mủ hay vi trùng có thể đi vào mỏm diũm và đục thủng
mỏm này làm chảy mủ ra ngoài (viêm tai xương diũm thể xuất ngoại).
- Lồi ống thần kinh mặt (đã tả trong thành mê đạo).
- Gò tháp (eminetia pyramidalis) nằm dưới ống thông hang, trong gò tháp có gân cơ
bàn đạp.
- Lỗ nhĩ ông thừng nhĩ (apertura tympanica canaliculi chordae tympanỉ) nằm ngoài gò
tháp, có thừng chĩ chạy qua để vào hòm nhĩ (H.26.7).
1.1.5. Thành động mạch cảnh (paries caroticus). Thành động mạch cảnh hay thành
trước, ở trên rộng hơn ở dưới. Thành này có phía trên là ống chứa cơ căng màng nhĩ, phía dưới
là lỗ nhĩ của vòi tai (ostium tympanicum tubae auditivae). Dưới lỗ là một vách xương mỏng
ngăn cách hòm nhĩ và động mạch cảnh trong. Vì vậy, khi ta bị viêm tai giữa có thể bị đau tai
theo nhịp mạch đập.
1.1.6. Thành màng (paries membranaceus).
Còn gọi là thành ngoài, được tạo nên chủ yếu bởi màng nhĩ gắn vào vòng nhĩ (anulus
tympanicus) của xương nhĩ tại rãnh nhĩ (sulcus tympanicus).

2. MÀNG NHĨ (membrana tympani) (H.26.8).

Phần chùng

Nếp búa trước

Nếp búa sau


Trụ dài xương đe Mỏm ngoài xương búa

Cán xương búa


Phần căng
Rốn

Nón sáng

Hình 26.8 : Hình soi màng nhĩ phải.


437
2.1. VỊ TRÍ VÀ KÍCH THƯỚC.
Màng nhĩ nằm giữa ống tai ngoài và hòm nhĩ, mỏng, màu xám lóng lánh, hơi trong suốt. Màng
nhĩ hình bầu dục đường kính thẳng đứng khoảng 9 đến lOmm, đường kính ngang 8 đến 9 mm.
Màng nhĩ ở người trưởng thành nằm nghiêng và hợp với mặt phẳng của thành trên ống
tai ngoài một góc 140°.
Màng nhĩ gồm có hai phần :
- Phần trên nhỏ, mỏng và mềm, dính trực tiếp vào xương đá ở khuyết nhĩ (incisura
tympanica) gọi là phần chùng ((pars flaccida).
— Phần dưới lớn và dầy, chắc hơn, bám vào rãnh nhĩ bởi một vòng sụn sợi (anulus
fibrocartilagineus) gọi là phần căng (pars tensa).
Giới hạn của hai phần này là nếp búa trước (plica mallearis anterior) và nếp búa sau (plica
mallearis posterior). Mặt ngoài màng nhĩ lõm do cán xương búa kéo vào trong, nơi lõm nhất là
rốn màng nhĩ (umbo membranae tympani).
Nhìn từ ngoài vào màng nhĩ (hình soi màng nhĩ), ta có thể thấy được hình cán xương búa
in trên màng nhĩ và được gọi là tia búa (stria mallearís). Tia búa đi từ rốn màng nhĩ đến lồi
búa (prominentia mallearis) là bóng của mỏm ngoài xương búa (H.26.8).
2.2. CẤU TẠO
Màng nhĩ dày khoảng 0,1 mm và được cấu tạo bởi bốn lớp.
- Lớp da (stratum cutaneum) : liên tiếp với da ống tai ngoài.
- Hai lớp sợi : lớp tia (stratum radiatum) và lớp vòng (stratum circulars), hai lớp này
không có ở phần chùng.
- Lớp niêm mạc (stratum mucosum) : liên tiếp với niêm mạc hòm nhĩ.
Nếu ta vạch hai đường, một theo cán búa và một thẳng góc với đường trên qua rốn màng
nhĩ, ta có thể chia màng nhĩ làm bốn khu :
* Hai khu trên, nhất là khu trên sau, liên quan rất chặt với các xương con và dây thừng
nhĩ.
* Hai khu dưới, đặc biệt là khu dưới sau không liên quan với cơ quan quan trọng nên
thường là nơi rạch tháo mủ khi hòm nhĩ ứ mủ.
2.3. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH.
- Động mạch. Màng nhĩ được cấp máu bởi động mạch tai sâu (a. auricularis profunda) và
động mạch nhĩ trước (a. tympanica anterior) là nhánh của động mạch hàm.
- Thần kinh. Ớ mặt ngoài có nhánh tai thái dương (n. auriculatemporalis) của thần kinh
hàm dưới, và nhánh tai (ramus auricularis) của thần kinh lang thang, ở mặt trong có nhánh
thần kinh nhĩ (n. tympanicus) của thần kinh thiệt hầu.
438
Ống tai trong — Vòi tai
Ốc tai —
Ống dây thẩn kinh mặt

Tiền đình

'ing bán khuyên trước


ĩng bán khuyên sau
~)ng bán khuyên ngoài Ống thông hang

Các xoang chũm


Hang chũm _

Ông tai ngoài

?ác xoang chũm

Ảnh XXIII: Mẫu khuôn đúc cơ quan tiền đình ốc tai.

439
3. CÁC XƯƠNG CON CỦA TAI (ossicula auditus) (H.26.9 và H.26.10).

Từ màng nhĩ tới cửa sổ tiền đình có một chuỗi ba xương nhỏ là xương búa, xương đe và
xương bàn đạp.
3.1. XƯƠNG BÚA (malleus). Giống như một cái búa, gồm có :
- Chỏm búa (caput mallei) hình cầu, tiếp khớp với xương đe. Chỏm nối với cán búa ở cổ
búa (collum mallei).
- Cán búa (manubrium mallei) áp sát vào mặt trong màng nhĩ, đầu cán búa có cơ càng
màng nhĩ bám vào.
- Mỏm trước (processus anterior) : dài, có dây chằng búa trước (lig. mallei anterius)
bám vào.
- Mỏm ngoài (processus lateralis) ngắn, có dây chằng búa ngoài bám vào.

Hình 26.9 : Các xương con của tai.

3.2. XƯƠNG ĐE (incus). Gồm có :


- Thân đe (corpus incudis) tiếp khớp với chỏm búa.
- Trụ ngắn ((crus breve) hướng ra sau, có dây chằng đe sau (lig. incudis posterius) bám vào.
- Trụ dài (crus longum) tận cùng bằng mỏm đậu (processus lenticularis) là nơi tiếp khớp
với xương bàn đạp.
3.3. XƯƠNG BÀN ĐẠP (stapes). Gồm có :
- Chỏm bàn đạp (caput stapedis) tiếp khớp với mỏm đậu.
- Trụ trước (crus anterius) và trụ sau (crus posterius) nối với nền xương bàn đạp.
- Nền bàn đạp (basis stapedis) đậy lên cửa sổ tiền đình.
14-0
3.4. CÁC KHỚP VÀ DÂY CHẰNG CỦA XƯƠNG NHĨ.

Xương búa khớp với xương đe bởi khớp đe búa (articulatio incudomallearis), xương đe tiếp
khớp với xương bàn đạp bởi khớp đe bàn đạp (articulatio incudostapedia). Xương bàn đạp sau
đó lắp vào cửa sổ tiền đình bởi khớp bán động nhĩ bàn đạp (syndesmosis tympanostapedict).
Xương búa được cố' định vào hòm nhĩ bởi dây chằng búa trên dig- mallei superius), dây
chằng búa trước dig- mallei anterius) và dây chằng búa ngoài dig- mallei laterale).
Xương đe được cố' định vào hòm nhĩ bởi dây chằng đe trên (lig. incudis superius) và dây
chằng đe sau (lig. incudis posterius).
Xương bàn đạp được nố"i với cửa sổ tiền đình bởi dây chằng vòng bàn đạp (lig. anulare
stapedis).
3.5. CÁC Cơ XƯƠNG TAI (mm. ossiculorum auditus).
3.5.1. Cơ căng màng nhĩ (m. tensor tympani) (H.26.9).
Đi từ phân sụn của vòi tai trong nửa ống cơ căng màng nhĩ (semicanalis m. tensor
tympani) đến bám vào cán xương búa.
Khi cơ co, cán búa bị kéo vào trong và làm càng màng nhĩ. Cán búa khi bị kéo vào trong
sẽ làm chỏm quay ra ngoài kéo thân xương đe ra ngoài, ấn xương bàn đạp vào cửa sổ tiền đình
và làm tăng áp lực ngoại dịch. Do đó cơ căng màng nhĩ là cơ của tiếng nhỏ và trâm. Cơ chịu sự
chi ptối của thân kinh hàm dưới.

Xương bàn đạp

Cơ căng màng nhĩ

Ống tai ngoè


Hòm nhi
Màng nh

Hình 26.10 : Tác dụng của cơ căng màng nhĩ.


441
3.5.2. Cơ bàn đạp (m. stapedius).
Nằm trong gò tháp ở thành sau hòm nhĩ. Gân cơ sau khi đi ra khỏi một lỗ ở đỉnh gò này
đến gắn vào cổ xương bàn đạp.
Khi cơ co, xương bàn đạp bị kéo nghiêng khỏi cửa sổ tiền đình làm giảm áp lực ngoại dịch.
Khi chỏm bàn đạp bị kéo sẽ đẩy vào trụ dài xương đe làm thân xương đe quay vào trong, kéo
theo chỏm xương búa quay vào trong và đẩy cán búa ra ngoài, do đó làm màng nhĩ đỡ căng.
Như vậy, cơ bàn đạp là cơ của tiếng bổng và góp phần bảo vệ thần kinh tiền đình ốc tai. Cơ
chịu sự chi phôi của thần kinh mặt.

4. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH của hòm nhĩ.

4.1. ĐỘNG MẠCH.


- Động mạch nhĩ trước và trên (a. tympanica anterior et superior) của động mạch hàm.
- Động mạch nhĩ sau (a. tympanica posterior) của động mạch tai sau.
- Nhánh đá (ramus petrosus) của động mạch màng não giữa.
- Động mạch nhĩ dưới (a. tympanica inferior) của động mạch hầu lên.
4.2. TĨNH MẠCH. Xoang tĩnh mạch đá trên và đám rối chân bướm.
4.3. THÂN KINH. Là đám rối nhĩ (plexus tympanicus) do thần kinh nhĩ của thần kinh thiệt
hầu và đám rối động mạch cảnh trong (flexus caroticus internus) thuộc hệ thần kinh giao cảm.

5. VÒI TAI (tuba auditiva) (H.26.5).


5.1. MÔ TẢ.
Vòi tai hay vòi nhĩ đi từ lỗ nhĩ của vòi tai ở thành động mạch cảnh của hòm nhĩ đến lỗ
hầu vòi tai (ostium pharyngeum tubae auditivae). Vòi tai đi chếch xuống dưới vào trong và ra
trước, dài độ 37 mm.
5.2. CẤU TẠO.
Vòi tai gồm có hai phần :
- Phần xương vòi tai (pars ossea tubae auditivae) ở 1/3 ngoài, nằm dưới và cách cơ căng
màng nhĩ bởi vách ống cơ vòi (septum canalis musculotubarii). Phía trong phần xương liên
quan với động mạch cảnh. Phần xương nối với phần sụn ở eo vòi.
- Phần sụn vòi tai (pars cartilaginae tubae auditivae) ở 2/3 trong, nằm trong rãnh vòi tai
(sulcus tubae auditivae) ở nền xương bướm. Phần sụn tận cùng ở lỗ hầu vòi tai nằm sau xương
xoăn mũi dưới.
Vòi tai được lót bằng một lớp niêm mạc (tunica mucosa) liên tục với hầu và hòm nhĩ.
Trong lớp niêm mạc của phần sụn chứa rất nhiều hạch hạnh nhân vòi (noduli lymphatici
tubarii).
Vòi tai chỉ được mở ra khi ta nuốt hoặc ngáp dưới tác động của cơ căng màn khẩu cái (m.
tensor veil palatini) và cơ vòi hầu (m. salpìngopharyngeus) làm cho áp lực khí trời ở hòm nhĩ
442
và tai ngoài cân bằng. Khi hạch hạnh nhân vòi bị viêm sẽ làm cản trở việc mở vòi tai và làm
tai nghễnh ngãng.
5.3. MẠCH VÀ THẦN KINH.
- Động mạch. Động mạch hầu lên (a. pharyngea ascendens) và động mạch màng não giữa
(a. meningea media) của động mạch cảnh ngoài.
- Tĩnh mạch. Đám rối chân bướm (plexus pterygoideus) của tĩnh mạch cảnh trong.
- Thần kinh. Đám rối nhĩ (plexus tympanicus) của thần kinh thiệt hầu và các thần kinh
chân bướm của thần kinh hàm dưới.
Tóm lại, tai giữa giúp dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào cửa sổ tiền đình của tai trong
nhờ vào chuỗi ba xương con. Ngoài con đường này âm thanh còn đến tai trong qua con đường
không khí ở vòi tai và qua xương sọ, nhưng không quan trọng lắm. Tai giữa có cơ căng màng
nhĩ và cơ búa để giúp tăng sức nghe và bảo vệ tai khi cần thiết.

TAI TRONG
(auris interna)
Tai trong nằm trong phần đá xương thái dương, gồm có mê đạo tai xương (labyrinthus
osseus) và mê đạo tai màng (labyrìnthus membranaceus).

Hình 26.11 : Mê đạo tai màng.


443
1. MÊ ĐẠO TAI MÀNG (H.26.11)
Là một hệ thông các ống và khoang chứa nội dịch (endolympha). Mê đạo tai màng gồm có :
ống ốc tai, soan nang, cầu nang, các ông bán khuyên, ốhg nội dịch, ống soan cầu, ống nôi và
khoang ngoại dịch.

1.1. CÁC Ống bán KHUYÊN (ductus semicircularis).


Có ba ống bán khuyên :
- Ống bán khuyên trước (ductus semicừcularis anterior) nằm trên mặt; Phẳng thẳng

đứng và thẳng góc với trục của xương đá.

- Ông bán khuyên sau (ductus semicircularis posterior) nằm thẳng đứng và song song
với trục của xương đá.

- Ống bán khuyên ngoài (ductus semicữcutoùs lateratis) nằm trên mặt phẳng ngang.

Mỗi ống bán khuyên có hai trụ :

* Trụ màng bóng (crura membranacea ampullaria) tận cùng bằng bóng màng (ampullae
membranaceae) rồi đô vào soan nang. Trong bóng màng có mào bóng (crista ampullaris) là nơi
tận cùng của các đầu dây thần kinh tiền đình.

* Trụ màng đơn (crus membranaceum simplex) đô vào soan nang. Trụ màng đơn của ống
bán khuyên trước và sau hợp lại thành trụ màng chung (crus membranaceum commune) trước
khi đô vào soan nang.
L2. SOAN NANG (utriculus), cẦu NANG (sacculus).

Soan nang nhận năm lỗ của ba ống bán khuyên và nối với cầu nang bởi ống soan cầu
(ductus utriculosaccularis). cầu nang sau đó nôi với ống ốc tai bởi ống nối (ductus reuniens).

Trong soan nang và cầu nang có vết soan nang (macula utriculi) và vết cầu nang (macula
sacculi) là nơi tận cùng của các nhánh thần kinh tiền đình. Từ soan nang có ống nội dịch
(ductus endolymphaticus) đi trong cống tiền đình (aqueductus vestibularis). Ong nội dịch tận
cùng bằng túi nội dịch (saccus endolymphaticus) nằm dưới màng cứng ở mặt sau phần đá xương
thái dương.

1.3. Ống Ốc tai (ductus cochlearis) (H.26.12).


Là một ống dài 32 mm, xoắn hai vòng rưỡi nằm trong ốc tai (cochlea) của mê đạo xương.
Trên thiết đồ ngang, ống ốc tai hình tam giác với ba thành :

1.3.1. Thành dưới là mảnh nền (lamina basilaris) đi từ bờ tự do của thành nhĩ ống ốc
tai (paries tympanicus ductus cochlearis) hay màng . xoắn (membrana spiralis) đến thành ngoài
ốc tai. Thượng bì của mảnh nền dày lên thành cơ quan xoắn ốc (organum spirale) là nơi tận
cùng của dây thần kinh ốc tai.

1.3.2. Thành ngoài nằm sát với thành ngoài ốc tai. Tại đây thượng bì dày lên thành dây
chằng xoắn ốc tai dig. spirale cochleae).
444
Dây chằng xoắn ốc
Màng đáy

Tế bào lông chuyển ngoài

Hình 26.12 : Thiết đồ ngang ống ốc tai.

1.3.3. Thành trên. Đi từ bờ tự do của màng xoắn đến dây chằng xoắn ốc tai, còn được gọi
là thành tiền đình ốc tai (paries vestibularis ductus cochlearis) hay màng tiền đình (membrana
vestibularis).

1.4. NỘI DỊCH (endolympha), NGOẠI DỊCH (perilympha), KHOANG NGOẠI DỊCH
(spatium perilymphaticum) (H.26.13).

Hình 26.13 : Sơ đồ của tai trong.


■145
Mê đạo màng chứa một dịch lỏng gọi là nội dịch. Đó là một dịch tương tự dịch nội tế
bào (chứa nhiều kali) nhưng ít protêin hơn dịch nội tế' bào. Nội dịch có lẽ được tiết ra từ dây
chằng xoắn.
Mê đạo màng được bao quanh bằng khoang ngoại dịch (spatium perìlymphaticum), chứa
ngoại dịch. Ngoại dịch có thành phần gần giống như dịch não tủy (nhiều natri) nhưng có nhiều
protêin hơn dịch não tủy. Có tác giả cho rằng có lẽ chính sự khác nhau về thành phần nội và
ngoại dịch đã tạo nên sự chênh lệch điện thế' cho xung thần kinh hoạt động.
Ở ốc tai, khoang ngoại dịch được ống ốc tai ngăn cách thành hai phần :

— Trên màng tiền đình là thang tiền đình (scald vestibuli).


— Dưới mảnh nền là thang nhĩ (scala tympani).
Hai thang thống với nhau ở khe xoắn ốc (helicotrema). Từ thang nhĩ, khoang ngoại dịch có
cống ốc tai (aqueductus cochleae) hay ống ngoại dịch (ductus perilymphaticus) thống ngoại dịch
với mặt dưới xương thái dương.
2. MÊ ĐẠO TAI XƯƠNG (labyrinthus osseus) (H.26.14)

Mê đạo tai xương là một hốc xương trong phần đá xương thái dương. Mê đạo tai xương bọc
lấy khoang ngoại dịch và mê đạo màng. Mê đạo tai xương gồm có hai phần :
— Tiền đình gồm có tiền đình thật sự và ống bán khuyên xương.
— Oc t.ai.

Hình 26.14 : Sơ đồ mê đạo tai xương.


446
2.1. TIỀN đình (vestibulum) (H.26.14).

2.1.1. Các ống bán khuyên xương (canales semicirculares ossei):


Các ống bán khuyên xương chứa các ống bán khuyên màng cùng tên và tương tự như các
ống bán khuyên màng, cũng có các thành phần như : trụ xương đơn (crus osseum simplex), trụ
xương chung (crus osseum commune), trụ xương bóng (crura ossea ampullaris), bóng xương
(ampullae osseae). Các ống bán khuyên xương sau đó đổ vào tiền đình.
2.1.2. Tiền đình thật sự.
Chứa soan nang và cầu nang. Thành ngoài của tiền đình là thành tiền đình của hòm nhĩ,
có cửa sổ tiền đình được đậy lại bởi xương bàn đạp.
Thành trong của tiền đình có ngách bầu dục (recessus ellipticus) do soan nang tựa vào và
ngách cầu (recessus sphericus) do cầu nang tựa vào. Thanh này cũng có lỗ thông với cống tiền
đình (aqueductus vestibuli).
2.2. ỐC TAI (cochlea) (H.22.15, H.22.166

Chứa ống ốc tai và tương tự ống ốc tai, có hình như con ốc xoắn hai vòng rưỡi. Một phần
đáy ốc tạo thành ụ nhố ở tai giữa, còn đỉnh ốc hướng về phía trước ngoài.
Cc tai có một trụ (modiolus) và từ trụ này có mảnh xoắn xương (lamina spiralis ossea) nhố
ra, các thần kinh ốc tai đi trong mảnh xoắn để đến cơ quan xoắn. Ông ốc tai gắn vào bờ tự do
của mảnh xoắn xương. Như vậy, mảnh xoắn ốc và ống ốc tai chia khoang ngoại dịch của ốc tai
thành hai phần : thang tiền đình và thang nhĩ. Thang nhĩ được đậy lại bằng màng nhĩ phụ.

Chỏm

Hình 26.15 : Sơ đồ ốc tai xương.

Để dễ hình dung, ta có thể lấy một ống thủy tinh bịt kín một đầu, trong ống đặt một
mảnh kính dài, nằm dọc theo suốt ống và ngăn cách khống hoàn toàn theo tiết diện ống thành
hai tầng. Mảnh kính do khống chiếm trọn lòng ống nên có một bờ tự do. Từ bờ tự do này ta
đặt một ống cao su bịt kín cả hai đầu. Cho nước vào ống thủy tinh và ống cao su. Đậy kín phần
dưới mảnh kính và vặn xoắn ốhg thủy tinh hai vòng rưỡi. Ông thủy tinh là hình ảnh ốc tai,
4 17
mảnh kính là mảnh xoắn ốc, ống cao su là ống ốc tai, trên mảnh kính và ống cao su là thang
tiền đình, dưới nó là thang nhĩ đậy bởi cửa sổ ốc tai và màng nhĩ phụ. Thang tiền đình thông
với thang nhĩ ở đầu tận cùng của mảnh kính và ống cao su, đó chính là khe xoắn ốc
(helicotrema). Nước chứa trong ống cao su là nội dịch, trong ống thủy tinh là ngoại dịch.

Hình 26.16 : Trụ ốc.

Sau khi xung động âm thanh chuyển qua chuỗi xương con sẽ đến cửa sổ tiền đình và làm
rung chuyển ngoại dịch từ thang tiền đình đến thang nhĩ và làm phình màng nhĩ phụ. Ngoại
dịch rung chuyển sẽ làm rung chuyển nội dịch và cơ quan xoắn để từ đó xung động âm thanh
chuyển thành xung động thần kinh qua thần kinh ốc tai.

3. MẠCH MÁU VÀ THẦN KINH


3.1. MẠCH MÁU.

— Động mạch mê đạo (a. labyrinthi) là nhánh của động mạch nền.

- Tĩnh mạch : Các tĩnh mạch mê đạo (vv. labyrinth!) đổ vào xoang tĩnh mạch đá dưới
(sinus petrosus inferior).
3.2. THẦN KINH.

Thần kinh tiền đình ốc tai đi vào ống tai trong (meatus acusticus internus), sau đó phần
ốc tai đến cơ quan xoắn để đảm nhận chức năng nghe, còn phần tiền đình vào ống bán khuyên
màng, soan nang, cầu nang để đảm nhận chức năng thăng bằng.

Tóm lại, tai ngoài là cơ quan tiếp nhận âm thanh, tai giữa là cơ quan dẫn truyền và điều
chỉnh âm thanh, còn tai trong mới thật sự quan trọng cho chức năng nghe và thăng bằng.

448
CÂU HỎI TRÁC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất

282. Khi soi màng nhĩ, phải kéo loa tai lên trên và ra sau vì :
a) Đầu ngoài ống tai ngoài cong lõm xuống dưới.
b) Đầu ngoài ống tai ngoài cong lõm ra sau.
c) Ông tai ngoài chạy chếch ra trước.
d) a, b, c đều đúng.
e) Chỉ có a và b đúng;.

283. Chọn câu ĐÚNG :


a) Gò tháp nằm ở thành chũm của hõm nhĩ.
b) Cửa sổ tiền đình có màng nhĩ phụ đậy.
c) Thành trước hòm nhĩ liên quan với tĩnh mạch.
d) TK nhĩ là nhánh của TK mặt.
e) Tất cả đều sai.
284. Màng tiền đình :
a) Đi từ mảnh xoắn xương đến dây chằng xoắn ốc tai.
b) Ngăn cách tầng tiền đình và tầng nhĩ.
c) Ngăn cách ngoại dịch và nội dịch.
d) a và c đúng.
e) a, b, c đều đúng.
285. Thành phần nào sau đây của cơ quan tiền đình ốc tai KHÔNG tham gia vào chức năng
nghe :
a) Soan nang và cầu nang. d) a và b đúng.
b) Các ống bán khuyên màng. e) a, b, c đều đúng.
c) Màng nhĩ phụ
286. Ngoại dịch KHÔNG có trong :
a) Khoang ngoại dịch. d) Cống ốc tai.
b) Tầng tiền đình. e) Tất cả đều sai.
c) Tầng màng nhĩ.

Câu 287, 288, 289 Chọn :


a) Nế'u 1, 2, 3 đúng d) Nếu chỉ có 4 đúng.
b) Nếu 1, 3 đúng. e) Nếu 1, 2, 3, 4 đúng.
c) Nếu 2, 4 đúng.
449
Thần kinh vận nhãn ngoài

kinh mặt
Thần kinh trung gia
Thần kinh thiệt hầu
Thần kinh lang thang
Xoang ngang
Thán kinh phụ
TK tiền đình ốc tai
Thần kinh hạ thiệt
Thần kinh lang thang Thần kinh thiệt hầu
Thần kinh phụ Thần kinh phụ
Dộng mạch cảnh trong Thần kinh hạ thiệt
Cơ hai thân
kinh thiệt hầu
Thần kinh thiệt hầu kinh lang thang
Cơ trâm háu
Cơ trâm móng
kinh phụ
Dộng mạch cảnh ngoài
cổ trên
Động mạch chẩm
Thần kinh hạ thiệt Thần kinh thanh quản trên
Tĩnh mạch cảnh trong
Thần kinh lang thang
-cĐộng mạch cảnh chung
Dộng mạch cảnh trong

Tĩnh mạch cảnh trong

Anh XXIV: Các dây thần kinh sọ IX, X, XI, XII ở khoang hăm hầu.

450
287. 1. Thành sau và thành mê đạo của tai giữa liên quan với toàn bộ đoạn trong xương đá của
thần kinh mặt.
2. Ụ nhô ở thành mê đạo do đỉnh ốc tai tạo nên.
3. Cửa sổ ốc tai thông hòm nhĩ với ốc tai màng và được đậy lại bởi màng nhĩ phụ.
4. Cửa sổ tiền đình thông hòm nhĩ với tiền đình của mê đạo xương và được đậy lại bằng
xương bàn đạp.
288. 1. Ông nội dịch đi trong cống tiền đình mê đạo xương.
2. Ông ngoại dịch đi trong cống ốc tai của ốc tai mê đạo xương.
3. Ông nội dịch tận cùng bằng túi nội dịch nằm dưới màng cứng ở mặt sau phần đá xương
thái dương.
4. Ong ngoại dịch thông ngoại dịch với mặt dưới phần đá xương thái dương.
289. Trong cơ quan tiền đình ốc tai :
1. Tai ngoài được kể từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ.
2. Không khí luôn luôn lưu thông giữa hòm nhĩ và hầu qua vòi tai.
3. Tai ngoài, tai giữa, tai trong đều nằm trong phần đá xương thái dương.
4. Chỉ có tai trong mới đảm nhận chức năng thăng bằng.
Câu 290 đến 295. Chọn :
a) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A), (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A), (B) không có liên quan nhân quả.
c) Nếu (A) đúng, (B) sai.
d) Nế'u (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu (A) sai, (B) sai.
290. (A) Một số bệnh ở răng dưới và lưỡi có thể gây cảm giác đau ở tai ngoài vì :
(B) Cảm giác của ong tai ngoài cũng được chi phoi một phần bởi nhánh của thần kinh
hàm dưới như cảm giác ở răng hàm dưới và lưỡi.
291. (A) Thành dưới hòm nhĩ liên quan với động mạch cảnh trong NÊN
(B). Khi bị viêm tai giữa, có thể đau tai theo nhịp mạch đập.

292. (A) Viêm tai giữa có thể gây viêm màng não vì :
(B) Thành trên hòm nhĩ ngăn cách với màng não bởi một vách xương rất mỏng.
293. (A) Khi bị ứ mủ trong hòm nhĩ, người ta thường rạch màng nhĩ ở khu trên sau màng nhĩ
để thoát mủ VÌ :
(B) Khu này không liên quan với những cơ quan quan trọng.
294. (A) Tổn thương thần kinh mặt, bệnh nhân không nghe được vì :
(B) Thần kinh này chi phôi cho cơ bàn đạp nên khi nó bị tổn thương, màng nhĩ cũng
có thể’ bị ảnh hưởng.
■151
295. (A) Khi các khớp của chuỗi xương tai bị xơ cứng, bệnh nhân sẽ giảm sức nghe vì :

(B) Các xương tai nằm ở hòm nhĩ.

Dùng hình vẽ sau để trả lời câu 296, 297.

296. Chú thích trong hình vẽ SAI Ở chỗ nào ?


a) (A). d) (B) và (D).
b) (D). tí) (A) và (D).
c) (C).
297. Sửa lại cho đúng các chi tiết chú thích sai.

452
27 CÁC DÂY THẨN KINH sọ

mục tiêu bài giảng

A. MỤC TIÊU LÝ THUYẾT

1. Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa thần kinh gai sống và thần kinh sọ.

2. Kể tên và chức năng từng dây thần kinh sọ.

3. Mô tả nguyên ủy hư, nguyên ủy thực, đường đi, liên quan, phân nhánh của các thần
kinh sọ và một số ứng dụng lâm sàng.

B. MỤC TIÊU THỰC TẬP

1. Chỉ được nguyên ủy thật, nguyên ủy hư của các dây thần kinh sọ trên mô hình, tiêu
bản, tranh vẽ về não.

2. Chỉ nơi thần kinh sọ đi ra khỏi các lỗ nền sọ trên xương.

3. Chỉ được đường đi và liên quan của dây thần kinh sọ trên xương sọ, xác và mô hình.

Hệ thần kinh ngoại biên của người gồm cố các dây tách ra từ tủy gai gọi là thần kinh gai
sống (nervi spinales) và các dây tách ra từ não gọi là các dây thần kinh sọ (nervi craniales). Có
12 đôi dây thần kinh sọ được đánh số La Mã từ I đến XII. Đó là đây sọ I hay các dây thần
kinh khứu giác, dây sọ II hay thần kinh thị giác, dây sọ III hay thần kinh vận nhãn, dây sọ IV
hay thần kinh ròng rọc, dây sọ V hay thần kinh sinh ba, dây sọ VI hay thần kinh vận nhãn
ngoài, dây sọ VII hay thần kinh mặt, dây sọ VH’ hay thần kinh trung gian, dây sọ VIII hay
thần kinh tiền đình ốc tai, dây sọ IX hay thần kinh thiệt hầu, dây sọ X hay thần kinh lang
thang, dây sọ XI hay thần kinh phụ và dây sọ XII hay thần kinh hạ thiệt. Dây thị giác thật ra
không phải là dây thần kinh thật sự mà là một phần của não bộ, nhưng vẫn thường được xếp
vào thần kinh sọ. Trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ đề cập đến phần ngoại biên của các dây
thần kinh sọ, trong đó, nguyên ủy thật là nơi phát xuất ra dây thần kinh (một nhân xám trung
ương nếu là vận động và một hạch ngoại biên nếu là cảm giác), và nguyên ủy hư là nơi các dây
453
Thần kinh sàng trước

Vùng khứu lớp


niêm mạc mũi

Nhánh mũi trong

Thần kinh mui khẩu cái

Hành khứu

Vùng khứu lớp niêm mạc mũi

Thần kinh hàm trên

Thần kinh sàng trước


Hạch chân bướm
khẩu cải

Các nhánh mũi


trong'
Thần kinh ống
chân bướm
Nhánh mui
ngoài Nhánh hầu

Các nhánh
mũi sau ngoài Các nhánh khẩu cái nhỏ

Thần kinh khẩu cái lớn


B. THÀNH NGOÀI Ổ MŨI

Hình 27.1 : Thần kinh khứu giác và các nhánh của thần kinh sinh ba trong ổ mủi

chui vào hoặc thoát ra ở mặt ngoài não và thân não. Để tiện việc mô tả, ta có thể sắp xếp
chúng ra làm bốn nhóm dựa trên liên quan giải phẫu và chức năng sinh lý của chúng.

454
- Các dây thần kinh giác quan, gồm dây sọ I (ngửi), dây sọ II (nhìn) và dây sọ VIII (nghe
và thăng bằng).
- Các dây thần kinh vận động mắt, gồm các dây sọ III, IV, và VI.
- Các dây thần kinh hỗn hợp, vừa vận động vừa cảm giác, gồm các dây sọ V, VII, IX và X.
- Các dây vận động đơn thuần, gồm dây XI và XII.
Ngoài ra còn có các hạch thuộc hệ thần kinh tự chủ nằm trên đường đi của một số' dây sọ
cũng được đề cập đến trong bài này.

1. CÁC DÂY THẦN KINH GIÁC QUAN

1.1. CÁC DÂY THẦN KINH KHỨU GIÁC (nn. olfactorii) (H.27.1)
1.1.1. Nguyên ủy thật. Các tế bào khứu giác hai cực nằm ở vùng khứu lớp niêm mạc mũi
(regio olfactoria tunicae mucoseae nasi).
1.1.2. Nguyên ủy hư. Hành khứu (bulbus olfactorius)
1.1.3. Đường đi. Thân của các tế bào này có 2 loại nhánh :

Nhãn cầu

Thần kinh thị giác

Giao thị

Dải thị

Thể gối ngoài

Lồi não trên

Hình 27.2 : Thần kinh thị giác


455
- Các sợi ngoại biên ngắn nằm ngay trong vùng niêm mạc khứu để thụ cảm khứu giác.
- Các sợi trung ương chạy hướng lên trên, đan chằng chịt vào nhau tạo thành một đám rối
thần kinh dưới niêm mạc khứu. Từ đám rối này, khoảng 20 sợi nhỏ mỗi bên gọi là các dây
thần kinh khứu, có màu xám vì không có my-ê-lin, tách ra chui qua các lỗ của mảnh sàng để
đến tận hết ỏ mặt trong dưới của hành khứu.
1.2. THẦN KINH THỊ GIÁC (n. opticus) (H.27.2).
1.2.1. Nguyên ủy thật. Tầng hạch thần kinh thị giác (stratum ganglion n. optici) của lớp
võng mạc mắt. Sợi ngoại biên của các tế bào hai cực thuộc tầng hạch này tiếp hợp với hai loại tế
bào : tế bào nón thụ cảm ánh sáng trắng và màu sắc, còn tế bào que chỉ thụ cảm ánh sáng trắng.
1.2.2. Nguyên ủy hư. Thể gốì ngoài và lồi não trên.
1.2.3. Đường đi. Các sợi trung ương của các tế bào tầng hạch hội tụ lại ở đĩa thị giác để
tạo nên thần kinh thị giác, dây lớn nhất trong 12 đôi dây thần kinh sọ. Từ sau nhãn cầu, dây
thần kinh đi qua lớp mỡ ở phần sau ổ mắt, chui vào ống thị giác để đến hô' sọ giữa. Tại đây,
hai dây phải và trái bắt chéo nhau tạo thành giao thị (chiasma opticus) rồi lại tách ra làm hai
dải thị (tractus opticus) chạy vòng quanh cuống đại não để đến thể gối ngoài và lồi não trên.
Ống bán khuyên sau
Ống bán khuyên ngoài

Hình 27.3 : Thần kỉnh tiền đình ốc tai


456
1.3. THÂN KINH TIỀN ĐÌNH - ốc TAI (n. vestibulocochlearis) (H.27.3).

Còn gọi là dây sọ VIII (n. octavus), gồm có hai phần : phần tiền đình (pars vestibularis)
và phần ốc tai (pars cochlearis). Dù cùng đi chung một dây nhưng chúng rất khác nhau
không những về cấu tạo giải phẫu, chức năng sinh lý thần kinh mà cả về phương diện bệnh
lý lâm sàng.

1.3.1. Nguyên ủy thật.

- Phần tiền đình : Là các tế bào của hạch tiền đình (ganglion vestibulare) ở tai trong.
Hạch chia làm hai phần : phần trên (pars superior) có các sợi ngoại biên tụ lại thành các dây :

* Thần kinh soan bóng (n. utriculoampullaris).

* Thần kinh soan nang (n. utricularis).

* Thần kinh bóng trước (n. ampullaris anterior).

* Thần kinh bóng ngoài (n. ampullaris lateralis).

Và phần dưới (pars inferior) của hạch, chỉ gồm hai dây :

* Thần kinh bóng sau (n.ampullaris posterior).

* Thần kinh cầu nang (n.saccularis).

Các sợi ngoại biên này đi đến phân phôi cho các vùng thụ cảm thăng bằng thuộc mê đạo
tai màng (labyrínthus membranaeeus) của tai trong.

- Phần ốc tai : Là các tế' bào của hạch xoắn ốc tai (ganglion spirale cochleae) ở tai trong,
có các sợi ngoại biên chạy tỏa ra phân phôi cho các cơ quan xoắn ốc là vùng thụ cảm thính giác
nằm ở trong ống ốc tai.

1.3.2. Nguyên ủy hư. Rãnh hành cầu.

1.3.3. Đường đi. Các sợi trung ương của hai hạch này chui qua đáy ống tai trong tụm lại
tạo nên dây thần kinh . tiền đình ốc tai. Thần kinh chạy trong ống cùng với dây thần kinh mặt
và thoát ra khỏi lỗ ống tai trong để vào hô' sọ sau. Tại đây dây lại tách ra làm hai rễ, rễ trên
(radix superior) hay rễ tiền đình (radix vestibularis) và rễ dưới (radix inferior) hay rễ ốc tai
(radix cochlearis) chui vào thân não ở rãnh hành cầu nơi ngách bên của hô' trám não thất IV
để tận hế't ở các nhân của cầu não.

- Nhân ốc bụng (nucl. cochlearis ventralis).

- Nhân ôc lưng (nucl. cochlearis dorsalis).

- Nhân tiền đình trong (nucl. vestibularis medialis).

- Nhân tiền đình ngoài (nucl. vestibularis lateralis).

- Nhân tiền đình trên (nucl. vestibularis superior).

-Nhân tiền đình dưới (nucl. vestibularis inferior).


457
2. CÁC DÂY THẦN KINH VẬN ĐỘNG MAT (H.27.4 và H.27.5).

2.1. THẦN KINH VẬN NHÃN (n. oculomotorius).


2.1.1. Nguyên ủy thật. Là các nhân thần kinh vận nhãn (nucl. n. oculomotorii) gồm có
các nhân chính ở dưới và một nhân phụ (nucl. accessorius) thuộc hệ tự chủ ở trên. Các nhân
này nằm ngay trước chất xám trung tâm của trung não ngang mức lồi não trên.

Cơ chéo trên

Cơ nâng mí trên
Cơ thẳng ttèn Nhân phụ
Cơ thẳng trong
Hạch mi

Thần kinh
vận nhãn
Thần kinh
ròng rọc

Thẩn kinh
vận nhãn ngoài

Cơ thăng ngoài
Vòng gân chung
Cơ chéo dưới

Hình 27.4 : Các thần kinh vận động nhãn cầu

Thần kinh vận nhãn (III)

Tuyến yên Thành ngoài xoang hang

Xoang hang
Thần kinh ròng rọc (IV)

Động mạch cảnh Thần kinh vận nhãn ngoài (V1)


trong Thần kinh mắt (V1)
Thần kinh hàm trên (V2)
Xoang bướm

Cánh lớn xương bướm

Ống chân bướm

Hình 27.5 : Các dây thần kinh sọ trên thiết đồ đứng ngang qua xoang tĩnh mạch hang
458
2.1.2. Nguyên ủy hư. Rãnh trong cuông đại não (trung não).

2.1.3. Đường đi và phân nhánh. Từ các nhân thần kinh vận nhãn, các sợi của dây sọ
III thoát ra khỏi thân não ở rãnh trong cuông đại não, chạy ra trước chui vào thành ngoài của
xoang tĩnh mạch hang đến khe ổ mắt trên. Tại đây dây thần kinh chia ra hai nhánh tận chui
qua vòng gân chung vào ổ mắt.
- Nhánh trên (ramus superior) đi trên thần kinh thị giác đến vận động hai cơ thẳng trên
và cơ nâng mi trên.
- Nhánh dưới (ramus inferior) lớn hơn, đi dưới thần kinh thị giác đến vận động ba cơ
thẳng dưới, thẳng trong và chéo dưới.
Hạch mi (ganglion ciliare). Là một hạch tận cùng thuộc phần đôi giao cảm, nằm ở phần
sau ổ mắt, trên đường đi của dây vận nhãn, gồm có các nhánh :
* Ớ bờ sau hạch, gồm các sợi trước hạch là :
- Rễ vận nhãn (radix oculomotoria) nôì với nhánh cơ chéo dưới.
- Nhánh giao cảm đến hạch mi (ramus sympathicus ad ganglion ciliare).
- Nhánh nối với dây thần kinh mũi mi (ramus communicans cum n. nasociliari).
* Ở bờ trước hạch, gồm các sợi sau hạch là các thần kinh mi ngắn (nn. ciliares breves) nối
hạch mi với nhãn cầu.
Hạch mi tiếp nhận các sợi trước hạch đối giao cảm xuất phát từ nhân phụ theo nhánh cơ chéo
dưới qua rễ vận nhãn đến hạch và cho ra các sợi sau hạch theo các thần kinh mi ngắn đến vận
động cơ thể mi và cơ thắt đồng tử trong các phản xạ ánh sáng đồng tử và điều tiết mắt.
2.2. THẦN kinh ròng rọc (n. trochlearis).
2.2.1. Nguyên ủy thật. Nhân thần kinh ròng rọc (nucl. n. trochlearis) nằm ngay dưới các
nhân của thần kinh vận nhãn, ở ngang mức lồi não dưới (trung não).
2.2.2. Nguyên ủy hư. Bờ của hãm màn tủy trên (mặt sau trung não).

2.2.3. Đường đi. Các sợi xuất phát từ nhân thần kinh ròng rọc chạy vòng ra sau và vào
trong, bất chéo hoàn toàn với các ’SỢi bên đô'i diện tạo nên bắt chéo thần kinh ròng rọc
(decussatio nervorum trochlearium) ở mái trung não rồi thoát ra ở hai bên bờ của hãm màn tủy
trên. Đây là thần kinh sọ duy nhất thoát ra ở mặt sau thân não. Sau đó, thần kinh chạy vòng
quanh cuông tiểu não trên và cuông đại não ra trước chui vào thành ngoài của xoang tĩnh mạch
hang để đến khe ổ mắt trên. Tại đây, dây thần kinh chạy ngoài gân chung vào ổ mắt đến vận
động cơ chéo trên làm mắt liếc xuống dưới và ra ngoài.
2.3. THH.Ầ IHNN VẬNNHHÃĩ NNGÀI (n. abddccns),
2.3.1. Nguyên ủy thật. Nhân thần kinh vận nhãn ngoài (nucl. n. abducens) nằm trong
cầu não ở ngay dưới lồi mặt của nền não thất IẬ.
2.3.2. Nguyên ủy hư. Rãnh hành cầu, ngay đầu trên của tháp hành.
459
2.3.3. Đường đi. Từ rãnh hành cầu, thần kinh đi ra trước nằm giữa cầu não và phần nền
xương chẩm rồi chui vào xoang tĩnh mạch hang. Ớ trong xoang tĩnh mạch, thần kinh chạy giữa
thành ngoài của xoang và động mạch cảnh trong. Đến khe ổ mắt trên, thần kinh chui qua vòng
gân chung vào ổ mắt vận động cơ thẳng ngoài làm mắt liếc ra ngoài.

3. CÁC DÂY THẨN KINH HỗN HỢP.

3.1. THẦN KINH SINH BA (n. trigeminus).

Thần kinh sinh ba gồm có hai rễ : rễ cảm giác (radix sensoria) lớn và rễ vận động (radix
motoria) nhỏ. Rễ cảm giác phình ra ở phía trước tạo thành một hạch gọi là hạch sinh ba
(ganglion trigeminale).

3.1.1. Nguyên ủy thật.

- Của rễ vận động : là nhân vận động thần kinh sinh ba (nucl. motorius n. trigemini) ở
cầu não.

- Của rễ cảm giác : là các tế bào của hạch sinh ba có các sợi ngoại biên tụm lại thành ba
trẽ tách ra ở trước hạch, đó là thần kinh mắt hay dây V1, thần kinh hàm trên hay dây V2 và
thần kinh hàm dưới hay dây V3. Các sợi trung ương chui vào thân não ở mặt trước bên cầu não
đến tận hết ở các nhân :

* Nhân bó gai thần kinh sinh ba (nucl. tr.' spinalis n. trigemini) trải từ cầu não xuống tận
chất keo ở sừng sau của các đoạn tủy cổ trên, nhận các sợi cảm giác nông vùng mặt.

* Nhân cảm giác chính thần kinh sinh ba (nucl. sensorius principalis n. trigemini) ở cầu
não, nhận các sợi cảm giác sâu có ý thức vùng mặt. Ngoài ra, còn có các sợi cảm giác sâu vô ý
thức, từ các cơ nhai đi theo rễ vận động tận hết ở nhân bó trung não thần kinh sinh ba (nucl.
tr. mesencephalici n. trigemini). Như vậy, rễ vận động thật ra là một dây hỗn hợp.

3.1.2. Nguyên ủy hư. Mặt trước bên cầu não.

3.1.3. Sự phân nhánh. Từ bờ trước của hạch sinh ba tách ra ba nhánh :

3.1.3.1 Thần kinh mắt (n. ophthalmicus) (H.27.6).

Là dây nhỏ nhất và tách ra trên nhất, chạy ra trước chui vào thành ngoài xoang tĩnh
mạch hang, đi dưới hai dây sọ III và IV (H.27.5), để đến khe ổ mắt trên. Các nhánh thần kinh
mắt gồm có :

- Nhánh bên : nhánh lều tiểu não (ramus tentorii).


I
- Các nhánh tận :

* Thần kinh lệ (n. lacrimalis) đi dọc theo bờ trên cơ thẳng ngoài để đến tuyến lệ. Thần
kinh cho nhánh bên nôi vởi thần kinh gò má (ramus communicans cum n. zygomatico) của dây
V2 và các nhánh tận xuyên qua tuyến lệ đến phân phôi cảm giác ở kết mạc mi trên và da vùng
góc trên ngoài mắt.

* Thần kinh trán (n. frontalis) chạy dưới trần ổ mắt, chia ra hai nhánh tận là thần kinh ■
460
trên ổ mắt (n. supraorbitalis). gồm hai nhánh ngoài và trong, và thần kinh trên ròng rọc
(n.supratrochlearis). Tất cả thoát ra ở bờ trên ổ mắt (qua lỗ trên ổ mắt và khuyết trán) để đến
phân phôi cho kết mạc mi trên và da vùng trán đỉnh.

Thần kinh trên ròng rọc

Thần kinh trên ổ mắt

Cơ nấng mí trên
Cơ thẳng trong
Cơ thẳng trên
Cơ chéo trên
Tuyến lệ
Thần kinh dưới
ròng rọc
Nhánh nối với thần kinh gò má
Thần kinh sàng trước Thần kinh lệ

Các dây mi dài Cơ thẳng ngoài

Thần kinh sàng sau Hạch mi


Nhánh nối với
hạch mi
Thần kinh mũi mi
‘W . Nhánh dưới thần kinh
vận nhãn
~ Thần kinh trán

Thần kinh mắt (V-)


Thần kinh thị giác (II)
Thần kinh hàm trên (V2)

Thần kinh vận nhan (III)-


Thần kinh hàm dưới (V3)
Thần kinh ròng rọc (IV)

Thần kinh vận nhãn


ngoài (VI)

Hình 27.6 : Thần kinh mắt trong ổ mắt (nhìn trên)

* Thần kinh mũi mi (n. nasociliaris) chạy trên thần kinh thị giác từ ngoài vào trong. Thần
kinh cho ra các nhánh bên gồm có : nhánh nôi với hạch mi (ramus communicans cum ganglio
cìliarì), các thần kinh mi dài (nn. ciliares longi) hai loại nhánh này phân phôi cảm giác cho
nhãn cầu và thần kinh sàng sau (n. ethmoidalis posterior) đến cảm giác niêm mạc vùng xoang
bướm và các xoang sàng sau. Các nhánh tận của thần kinh này gồm : thần kinh sàng trước (n.
ethmoidalis anterior) chạy qua một ông cùng tên vào ổ mũi, tỏa ra các nhánh mũi (rami
nasales), đó là nhánh mũi ngoài (ramus nasalis externus) đến da sông mũi và các nhánh mũi
trong (rami nasales interni) chia làm các nhánh mũi bên (rami nasales laterales) đến thành
bên của ổ mũi và các nhánh mũi giữa (rami nasales mediates) đến vách mũi (H.27.1B). Nhánh
tận cùng thứ hai là thần kinh dưới ròng rọc (n. infratrochlearis) tỏa ra các nhánh mí (rami
palpebrales) phân phôi cho vùng góc trong mắt.
461
Thần kinh lệ
Hạch chân bướm khẩu cái Thần kinh gò má

Gối thần kinh mặt Thần kinh dưới ổ mắt

Thừng nhĩ Các thần kinh


Động mạch màng huyệt răng trên,
não giữa sau, giữa, trước

Các nhánh cơ của V3


Thần kinh tai thái dương
Dám rối răng trên
Thần kinh má-----
Thần kinh huyệt răng dưới

Thân kinh cơ hàm móng

Thần kinh ươr

Hạch dưới hàm


Thẩn kinh cằm
Tuyến dưới hàm Ống tuyế'n dưới hàm
Cơ hàm móng

Hình 27.7 : Sơ đồ dây thần kinh sinh ba

3.I.3.2. Thần kinh hàm trên (n. maxillaris) (H.27.7).


Là trê giữa của hạch sinh ba chui qua lỗ tròn để đến hô' chân bướm khẩu cái. Tại đây thần
kinh tạt ngang ra ngoài trong khe ổ mắt dưới rồi lại quặt ra trước đổi tên là thần kinh dưới ổ
mắt (n. infraorbitalis) (nhánh tận của thần kinh hàm trên) đi trong rãnh, ống và tận hết ở lỗ
dưới Ổ mắt;.
- Các nhánh bên gồm có :
* Nhánh màng não (giữa) (ramus meningeus) cảm giác vùng hố sọ giữa.
* Các dây chân bướm khẩu cái (nn. pterygopalatini) đến hạch cùng tên.
* Thần kinh gò má (n. zygomaticus) chia làm hại nhánh : nhánh gò má thái dương (ramus
zygomaticotemporalis) và nhánh gò má mặt (ramus zygomaticofacialis) phân phối cho da phần
trước thái dương và gò má.
- Nhánh tận : Thần kinh dưới ổ mắt (n. infraorbitalis) có các nhánh bên là các dây huyệt
răng trên (nn. alveolares superiores) chia làm các nhánh huyệt răng trên sau, giữa và trước
(rami alveolares superoposterius, medius et anterus) nố'i với nhau tạo thành đám rối răng trên
(plexus dentalis superior). Từ đám rối tách ra các nhánh răng trên (rami dentales superiores)
và lợỉ trên (rami gingivales superiores).
462
Đến lỗ dưới ổ mắt, thần kinh tỏa ra các nhánh tận :

- Các nhánh mí dưới (rami palpebrales inferiores).

- Các nhánh mũi ngoài (rami nasales externi) và trong (rami nasales Internì).

- Các nhánh môi trên (rami labiates superiores).

Hạch chân bướm khẩu cái (ganglion pterygopalatinum) (H.27.1B) (H.27.7) :

Nằm sâu trong một hố cùng tên, trên đường đi của dây thần kinh hàm trên. Đầy là một
trạm trung gian của đường bài tiết tuyến lệ và các tuyến nhày của niêm mạc mũi, miệng, hầu.
(Xem phần các sợi đốì giao cảm của dây thần kinh mặt). Từ hạch cho ra các nhánh.

* Các nhánh ổ mắt (rami orbitales) vào ổ mắt, tiếp tục đi đến vùng xoang bướm và xoang
sàng sau, nhận cảm giác.

* Thần kinh ống chân bướm (n. canalis pterygoidei) hay còn gọi là rễ mặt (radix facialis)
được tạo nên bởi thần kinh đá lớn (n. petrosus major) của dây VII và thần kinh đá sâu (n.
petrosus profundus) của dây IX.

* Các nhánh mũi sau, trên ngoài và dưới ngoài (rami nasales posteriores, superolaterales et
inferolaterales) đến thành bên ổ mũi.

* Thần kinh mũi khẩu cái (n. nasopalatinus) chạy theo xương lá mía của vách mũi rồi chui
qua lỗ răng cửa vào miệng phân phôi cho niêm mạc phần trước vòm khẩu cái cứng.

* Thần kinh khẩu cái lớn (n. palatinus major) đi xuống trong một ống rồi thoát ra ở một
lỗ cùng tên đến phân phôi cho niêm mạc phần sau vòm khẩu cái cứng. Thần kinh tách ra các
nhánh mũi sau trên trong (rami nasales post sup. mediales) đến phần sau vách mũi.

* Các thần kinh khẩu cái nhỏ (nn. palatini minores) đi xuống trong các ống cùng tên phân
phôi cho khẩu cái mềm và hạnh nhân.

* Nhánh hầu (ramus pharyngeus) đến niêm mạc mũi hầu.

3.I.3.3. Thần kinh hàm dưới (n. mandibularis) (H.27.8).


Là một dây hỗn hợp vì cấu tạo bởi hai phần vận động và cảm giác. Rễ vận động chạy luồn
ở mặt dưới của hạch sinh ba rồi cùng với nhánh lớn nhất của hạch chui qua lỗ bầu dục để ra
khỏi sọ. Tại đây ngay ở phía dưới lỗ, hai phần này sẽ nốì với nhau thành một thân chung. Từ
thân tỏa ra các nhánh :
- Nhánh màng não (ramus meningeus) quặt ngược qua lỗ gai trở vào hô” sọ giữa.

- Thần kinh cơ cắn (n. massetericus).


- Các dây thái dương sâu (nn. temporales profundi) thường là hai dây sau và trước đến vận
động cơ thái dương. Dây sau thường phát xuất chung thân với thần kinh cơ cắn, và dây trước
chung thân với thần kinh má.
- Thần kinh tai thái dương (n. auriculotemporalis) gồm hai rễ chạy ôm vòng động mạch
màng não giữa rồi tụm lại thành một thân đi vào phần trên của tuyến mang tai cùng với động
463
tĩnh mạch thái đương nông. Từ thân này tách ra các nhánh là dây ô'ng tai ngoài (n. meatus
acustici externi), nhánh màng nhĩ (ramus membranae tympani), các nhánh tuyến mang tai (rami
parotidei), các nhánh nôi với dây thần kinh mặt (rami communicantes cum n. faciali), các dây
tai trước (nn. auriculares anteriores) và các nhánh thái dương nông (rami temporales superficiales).

Thần kinh thái dương


sâu trước
Thần kinh thái dương
sâu sau
Hạch tai
Thần kinh tai thái dươrng-
Nhánh nối với thần kinh
Thần kinh má
mặt
Thần kinh mặt
Thần kinh cơ chân
bưỏm ngoài
Thần kinh cơ chân
bướm trong
Thừng nhĩ
Thần kinh huyệt răng dưới
Thần kinh cằm
Thần kinh cơ hàm móng
Thần kinh lưỡi

Hạch dưới cằm

Hình 27.8 : Thần kinh hàm dưới

- Thần kinh cơ chân bướm ngoài (n. pterygoideus lateralis).

- Thần kinh cơ chân bướm trong (n. pterygoideus medialís).

- Thần kinh má (n. buccalis) phân phôi cho da má và niêm mạc miệng.

- Thần kinh lưỡi (n. lingualis) đi vòng xuống dưới và ra trước chạy ở mặt trong ngành
xương hàm dưới, nơi dây thần kinh nằm ngay dưới niêm mạc miệng, rồi vòng quanh từ ngoài
vào trong ống tuyến dưới hàm để đến tận hết ở vùng dưới lưỡi. Thần kinh có các nhánh bên là
cậc nhánh eo họng (rami isthmi faucium), các nhánh nôi với thần kinh hạ thiệt (rami
communicantes cum n. hypoglosso) nhánh nối với thừng nhĩ (ramus communicans cum chorda
tympani) và dây dưới lưỡi (n. sublingualis) đến tuyến nước bọt cùng tên. Các nhánh tận là các
nhánh lưỡi (rami linguales) tỏa ra phân phôi cho mặt lưng 2/3 trước lưỡi.
464
- Thần kinh huyệt răng dưới (n. alveolaris inferior) đi xuống chạy vào lỗ hàm, ống hàm rồi
tận hết ở lỗ cằm. Thần kinh cho các nhánh bên là thần kinh cơ hàm móng (n. mylohyoideus)
NỜ đăm rối răng dưới (plexus dentalis inferior) tăch ra căc nhánh răng dưới (rami dentales
inferiores) và các nhánh lợi dưới (rami glngivales inferiores).
— Thần kinh cằm (n. mentalis) là nhánh tận của thần kinh huyệt răng dưới. Sau khi thoát
khỏi lỗ cằm, thần kinh tỏa ra các nhánh cằm (rami mentales) và các nhánh môi dưới (rami
labiates inferiores).
Hạch tai (ganglion oticum).
Nằm ngay ở dưới lỗ bầu dục, trên đường đi của thần kinh hàm dưới, là trạm trung gian
của đường bài tiết nước bọt tuyến mang tai (Xem phần các sợi đôi giao cảm của thần kinh thiệt
hầu). Từ hạch cho ra các nhánh :
* Thần kinh đá nhỏ (n. petrosus minor) đến từ đám rối nhĩ.
* Thần kinh căng màn khẩu cái (n. tensoris veil palatini).
* Thần kinh căng màng nhĩ (n. tensoris tympani).
* Nhánh nối với nhánh màng não của thần kinh hàm dưới (ramus communicans cum
ramo meningeo).
* Nhánh nối với thừng nhĩ (ramus communicans cum chorda tympani).
Hạch dưới hàm (ganglion submandibulare).

Thần kinh trên ròng rọc


Nhánh gò má thái dương
Thần kinh trên ổ mắt
Nhánh gò má mặt
Thần kinh lệ —
Thần kinh dưới ròng rọc
Thần kinh tai thái dương
Nhánh mũi ngoài

Thần kinh dưới ổ mắt

Thẩn kinh má

Thần kinh cằm

Hình 27.9 : Các nhánh tận và các vùng cảm giác trên mặt của thần kinh sinh ba (các đường
chấm chấm là ranh giới giữa vùng cảm giác của 3 dây Vi, V2, và V3).
465
Nằm cạnh tuyến cùng tên trên đường đi của dây lưỡi, là trạm trung gian của đường bài
tiết nước bọt của hai tuyến dưới hàm và dưới lưỡi (Xem phần các sợi đối giao cảm của thần
kinh trung gian). Từ hạch tách ra làm hai loại nhánh.
* Các nhánh nối với thần kinh lưỡi (rami communicantes cum n. linguali).
* Các nhánh tuyến (rami glandulares)
3.1.3.4. Kết luận và ứng dụng.
- Thần kinh mắt hay dây V1 : chi phô'i cảm giác cho nhăn cầu, kết mạc mi trên, niêm mạc
phần trước trên xoang mũi, hô” sọ trước và sau và da từ lưng mũi cho đến vùng trán đỉnh.
- Thần kinh hàm trên hay dây V2 :
* Cảm giác : niêm mạc mũi (phần sau dưới), miệng hầu, lợi và răng trên, hô" sọ giữa, gò
má, mí dưới, cánh mũi và môi trên.
* Chuyển tiếp các đường bài tiết tuyến lệ, và các tuyến nhày của niêm mạc mũi, miệng,
hầu (hạch chân bướm khẩu cái).
- Thần kinh hàm dưới hay dây V3 :
* Cảm giác : hố sọ giữa, da vùng thái dương, má, môi dưới, cằm, niêm mạc miệng, lợi,
răng dưới và 2/3 trước lưỡi...
* Vận động : các cơ nhai và hai cơ căng màn khẩu cái và màng nhĩ.
* Chuyển tiếp các đường bài tiết nước bọt tuyến mang tai (hạch tai), tuyến dưới hàm và
dưới lưỡi (hạch dưới hàm).
Khám các bệnh nhân bị viêm dây sinh ba, ta có thể ấn tìm ba điểm đau của mặt là :
- Lỗ trên ổ mắt (nhánh ngoài của dây thần kinh trên ổ mắt, Vi).
- Lỗ dưới ổ mắt (thần kinh dưới ổ mắt, V2).
- Lỗ cằm (thần kinh cằm, V3).

3.2. THẦN KINH MẶT (n. facialis).


Thần kinh mặt được tạo nên bởi hai rễ : rễ vận động, lớn (thần kinh mặt) và một rễ nhỏ
hơn gọi là thần kinh trung gian (n. intermedius).

3.2.1. Nguyên ủy thật.


- Của rễ vận động (VII) là các nhân nằm trong cầu não, gồm :
* Nhân thần kinh mặt (nucl. n. facialis) gồm có hai nhóm, nhóm trên chi phôi các cơ vòng
mắt, cơ cau mày và cơ trán, nhóm dưới đến các cơ bám da còn lại của vùng mặt và cổ.
* Nhân nước bọt trên (nucl. salivatorius superior) thuộc hệ thần kinh tự chủ.
- Của thần kinh trung gian (VII’) là các tế bào hạch gôi (ganglion geniculi) có các sợi
ngoại biên tạo thành thừng nhĩ (chorda tympani) và các sợi trung ương tận hết ở 1/3 trên của
nhân bó đơn độc (nucl. tr. solitarii).
466
3.2.2. Nguyên ủy hư. Rãnh hành cầu, ở đầu trên của rãnh bên trước hành não.
3.2.3. Đường đi. (H.27.10).
Có thể chia làm ba đoạn :
- Đoạn trong sọ. Từ rãnh hành cầu, thần kinh mặt cùng dây sọ VIII đi qua hô' sọ sau đến
lỗ ông tai trong.
- Đoạn trong xương đá. Gồm ba đoạn nhỏ :
* Đoạn mê đạo : thần kinh chạy thẳng góc với trục của phần đá xương thái dương, đi giữa
hai phần ốc tai xương và tiền đình xương của tai trong.
* Đoạn nhĩ : thần kinh chạy song song với trục xương đá và nằm ở thành trong hòm nhĩ.
Ở chỗ nối giữa hai đoạn, thần kinh mặt gấp góc gọi là gối thần kinh mặt (geniculum n.
facialis), nơi này có hạch gối.
* Đoạn chũm : thần kinh lại bẻ quặt chạy thẳng xuống chui qua lỗ trâm diũm để thoát ra
khỏi sọ.
- Đoạn ngoài sọ. Thần kinh mặt đổi hướng ra trước chui vào tuyến mang tai và tỏa ra các
nhánh tận tạo thành đám rối mang tai (plexus parotideus).

Hỉnh 27.10 : Thần kinh mặt (đoạn trong xương đá), thần kinh nhĩ và đám rối nhĩ.
467
3.2.4. Sự phân nhánh.

- Các nhánh bên của đoạn trong xương đá :


* Thần kinh cơ bàn đạp (n. stapedius) có tác dụng làm chùng màng nhĩ và giảm áp lực tai trong.

* Thần ■ kinh đá lớn tách từ hạch gối theo lỗ thần kinh đá lớn ở mặt trước xương đá để trở
vào sọ. Thần kinh kết hợp với thần kinh đá sâu của dây IX để tạo nên thần kinh ống chân
bướm.

* Nhánh nôi với đám rối nhĩ (ramus communicans cum plexus tympanico).
* Thừng nhĩ đi qua phần trên mặt trong màng nhĩ, qua khe đá trai để xuống nôi với thần
kinh lưỡi (V3).
— Các nhánh bên của đoạn ngoài sọ :

* Thần kinh tai sau (n. auricularis posterior) đến các cơ tai, cho ra nhánh chẩm (ramus
occipitalis) đến bụng chẩm của cơ trên sọ. .

* Nhánh cơ hai thân (ramus digastricus) đến bụng sau cơ hai thân và tách ra nhánh cơ
trâm móng (ramus stylohyoideus) và nhánh nôi với thần kinh thiệt hầu (ramus communicans
cum n. glossopharyngeo).

* Nhánh lưỡi (ramus lingualis) có thể có hoặc khống, đến gốc lưỡi nhận cảm giác niêm mạc.
- Các nhánh tận hay đám rối thần kinh mang tai : gồm có các nhánh thái dương (ramỉ
temporales), gò má (rami zygomatici), má (rami buccales), bờ hàm dưới (rami marginales
mandibulae) và nhánh cổ (ramus colli) (H.27.11), đến vận động cho các cơ bám da mặt và bám
da cổ.

Đặc điểm nhánh bờ dưới của thần kinh mặt ở người Việt Nam có đường kính 1,1 mm. Có
từ 1 đến 3 nhánh thần kinh bờ hàm dưới. Chúng phân chia và nối tiếp nhau tạo thành 3 đến 5
nhánh tận.

Đặc điểm nhánh trán của thần kinh mặt ở người Việt Nam có kích thước 0,8 mm bề rộng,
0,4 mm bề dày. Đa số có một nhánh trán (61%) và nhánh trán thường được chia ra ở trong
tuyến nước bọt mang tai, nhưng có 12% ở sau tuyến nước bọt.
3.2.5. Các sợi tự chủ (H.27.2).

- Thuộc rễ vận động :

* Sợi trước hạch đối giao cảm phát xuất từ nhân nước bọt trên lần lượt đi qua : hạch gối,
thần kinh đá lớn, hạch chân bướm khẩu cái.
* Sợi sau hạch chia làm hai đường :

. Đường bài tiết tuyên lệ : lần lượt đi qua hạch chân bướm khẩu cái, các dây chân bướm
khẩu cái, thần kinh hàm trên, thần kinh gò má, nhánh nối với thần kinh lệ, tuyến lệ.
. Đường bài biết các tuyến nhày : hạch chân bướm khẩu cái, các nhánh bên của hạch đến
niêm mạc mũi, miệng, hầu.
468
— Thuộc thần kinh trung gian :
Đường bài tiết nước bọt tuyến dưới hàm và dưới lưỡi' (đôi giao cảm) :
* Sợi trước hạch : nhân nước bọt trên, thừng nhĩ, thần kinh lưỡi, hạch dưới hàm.

Hỉnh 27.11 : Các nhánh tận của thần kinh mặt

* Sợi sau hạch : hạch dưới hàm, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi.
Đường cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi :
* Sợi ngoại biên : các nhánh lưỡi (V3), thần kinh lưỡi, thừng nhĩ, hạch gốì.
* Sợi trung ương : hạch gối, thần kinh trung gian, 1/3 trên nhân bó đơn độc.
3.2.6. Kết luận và ứng dụng.
Thần kinh mặt là một dây hỗn hợp có nhiều chức năng, trong đó gồm có các sợi :
469
- Vận động : xuất phát từ hai nhóm nhân thần kinh mặt đi đến vận động các cơ bám da
mặt và cổ biểu hiện tình cảm trên nét mặt. Khi liệt thần kinh mặt chặng trung ương, thường
nhóm nhân thần kinh mặt trên vẫn còn nên ở bên mặt bị liệt mắt vẫn nhắm được và các nếp
ngang trán vẫn nhăn được, trong khi liệt thần kinh mặt chặng ngoại biên thì nửa mặt cùng
bên bị liệt hoàn toàn.
Ngoài ra thần kinh còn chi phôi một sô' cơ khác.
- Các sợi đối giao cảm : đến bài tiết tuyến lệ, các tuyến nhày của niêm mạc mũi, miệng,
hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.
- Các sợi cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi.

Hạch sinh ba
Thần kinh /ệ_
Tuyến lể
Nhân thần kinh vận
nhãn ngoài (VI)

Nhân nước bọt trên

Hạch chân bướm khẩu cái Nhân thần kinh mặt

Nhánh cho các


Nhân bó đơn độc
Thần kinh đá lớn
Gối thần kinh mặt
Thần kinh lưỡi-
Thừng nhĩ
hạch
dưới hàm
Thần kinh mặt

Tuyến dưới hàm

Hình 27.12 : Sơ đồ các sợi đối giao cảm của hạch chân bướm khẩu cái và hạch dưới hàm

3.3. THÂN KINH THIỆT HÂU (n. glossopharyngeus) (H.27.14).

3.3.1. Nguyên ủy thật.

- Của các sợi vận động :


470
* Nhân hoài nghi (nucl. ambiguus) (1/3 trên) (còn 2/3 dưới của nhân hoài nghi là của dây
X và dây XI).
* Nhân lưng thần kinh thiệt hầu (nucl. dorsalis n. glossopharyngei) và
* Nhân nước bọt dưới (nucl. salivatorius inferior) là hai nhân thuộc hệ thần kinh tự chủ.
— Của các sợi cảm giác và vị giác : Là các tế bào của hai hạch trên (ganglion superius) và
hạch dưới (ganglion inferius) của dây IX, có các sợi trung ương về tận hết ở nhân bó đơn độc
(1/3 giữa).
3.3.2. Nguyên ủy hư. Rãnh bên sau của hành não.
3.3.3. Đường đi. Từ rãnh bên sau hành não, dây IX cùng với dây X và XI chui qua phần
trước lỗ tĩnh mạch cảnh (foramen jugularis) để thoát ra ngoài sọ. Tại đây dây thần kinh phình
lên tạo thành hai hạch trên và hạch dưới rồi tiếp tục chạy uốn vòng xuống dưới và ra trước tận
hết ở gốc lưỡi.

Thần kinh đá nhỏ


Đám rối nhĩ
Thần kinh nhĩ Động mạch cảnh trong

Hạch trên
Bao hạch giao cảm cảnh trong
và dưới của

Thần kinh thiệt hầu (IX)

Nhánh xoang cảnh

Hạch cổ trên Các nhánh lưỡi của dây IX


Đám rối hầu
Tiểu thể cảnh Các nhánh lưỡi của thần kinh
hạ thiệt
Xoang động mạch cảnh
Nhánh cơ giáp móng
Động mạch lưỡi
Rễ dưới quai cổ
Nhánh trong thần kinh thanh
quản trên
Hạch cổ giữa
Đông mạch giáp trên

Nhánh ngoài thần kinh thanh


quản trên
Rễ trên quai cổ

Hạch cổ ngực Thần kinh thanh quản quặt ngược


(hạch sao)
Thẩn kinh lang thang phải

Động mạch dưới đòn phải

Hình 27.13 : Sơ đồ các dây thần kinh sọ (IX, X, XI và XII) ở vùng cổ

471
3.3.4. Sự phân nhánh.

— Các nhánh bên :


* Thần kinh nhĩ (n. tympanicus) (H.27.13) tách ra từ hạch dưới chạy ngược lên chui qua
tiểu quản nhĩ (canaliculus tympanicus) ở nền sọ vào hòm nhĩ để trở thành đám rốì nhĩ (plexus
tympanicus) nằm trên mặt ụ nhô. Trên đám rối có hạch nhĩ (ganglion tympanicum) và từ đây
tách ra các dây : thần kinh đá nhỏ (n. petrosus minor), các dây cảnh nhĩ (nn. caroticotympanici)
nôi với bao mạch giao cảm cảnh trong và nhánh vòi (ramus tubarius).
* Nhánh nốì với nhánh loa tai thần kinh lang thang (ramus communicans cum r. auricula
n. vagi).

Cơ mút

Cơ khít hầu trên

Cơ trâm hầu

Thần kinh Nhánh cơ


thiệt hầu trâm hầu
Hạch dưới -
thần kinh
Thần kinh hạ thiệt Các nhánh lưỡi (XII)

Thần kinh phụ Cơ khít hầu giữa

Cơ trâm móng

Cơ ức đòn Cơ hàm móng


chũm

Động mạch
cảnh trong Nhánh lưỡi XII

Xương móng
Nhánh cơ giáp móng
Thần kinh Thần kinh
lang thang thanh quản trên
Cơ vai móng
Rễ trên quai cổ
Cơ khít hầu dưới

Động mạch cảnh ngoài

Hình 27.14 : Các dây thần kinh sọ ở vùng cổ


472
* Nhánh xoang cảnh (-ramus sinus carotid) đi đến xoang động mạch cảnh và tiểu thể cảnh
(glomus caroticum).
* Các nhánh hầu (rami pharyngd).
* Nhánh cơ trâm hầu (ramus m. stylopharyngei).
* Các nhánh hạnh nhân (rami tonsillares).
— Các nhánh tận : Các nhánh lưỡi (rami linguales) đi đến 1/3 sau lưỡi.

Thần kinh phụ (XI)


Hạch trên (X)
Nhánh trong
Nhánh ngoài
Hạch dưới (X)
Các nhánh hầu

Thần kinh thanh quản trên

Nhánh tim cổ trên

Thần kình thanh quản dưới

Thần kinh thanh


quản quặt ngược phải

Nhánh tim cổ dưới

Hình 27.15 : Sơ đồ thần kinh lang thang ở cổ

3.3.5. Các sợi tự chủ chia làm hai đường :


— Đường bài tiết nước bọt của tuyến mang tai (đối giao cảm) :
Sợi trước hạch : nhân nước bọt dưới, thần kinh nhĩ, thần kinh đá nhỏ, hạch tai.
473
Sợi sau hạch : hạch tai, thần kinh tai thái dương, tuyến mang tai.
- Đường cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi : lần lượt qua các nhánh lưỡi, hai hạch trên, dưới
của dây IX, nhân bó đơn độc.

3.3.6. Kết luận và ứng dụng.


Thần kinh thiệt hầu hay dây IX là một dây hỗn hợp, gồm có :
- Các sợi vận động tới các cơ ở hầu.
- Các sợi cảm giác và vị giác 1/3 sau lưỡi. Vì vậy thần kinh thiệt hầu là dầy chính trong
các phản xạ nôn và nuốt.
- Các sợi đến xoang động mạch cảnh có chức năng trong các phản xạ điều hòa áp huyết và
hô hấp.
- Các sợi đôi giao cảm đến bài tiết tuyến mang tai.

3.4. THẦN kinh lang thang (n. vagus) làm nhiệm vụ đối giao cảm.

3.4.1. Nguyên ủy thật. Gồm có :


- Vdn động :
* Nhân hoài nghi (1/3 giữa).
* Nhân lưng thần kinh lang thang (nucleus dorsalis n.vagi) thuộc hệ thần kinh tự chủ.
- Cảm giác : hạch trên (ganglion superỉus) và hạch dưới (ganglion inferius) của dây X (có
các sợi trung ương về tận hết ở 1/3 dưới của nhân bó đơn độc).
3.4.2. Nguyên ủy hư. Rãnh bên sau hành não, ở dưới nguyên ủy hư của thần kinh thiệt hầu.
3.4.3. Đường đi. Hai dây X phải và trái lần lượt đi qua các đoạn sau :
— Đoạn trong hố sọ sau : tương tự như dây IX.
- Đoạn trong bao mạch cảnh : thần kinh đi xuống cổ trong một khe ở phía sau tạo bởi
động mạch và tĩnh mạch cảnh trong, cả ba thành phần này cùng nằm trong một bao chung gọi
là bao mạch cảnh.
- Đoạn nền cổ : từ phần sau bao mạch cảnh, thần kinh X ra trước, chạy trước động mạch
dưới đòn. Từ đây có sự khác nhau giữa hai bên. Ở bên phải, thần kinh tách ra thần kinh thanh
quản quặt ngược chạy vòng dưới quai động mạch dưới đòn, còn ở bên trái, thần kinh X tiếp tục
xuống ngực đi trước cung động mạch chủ rồi mới tách ra thần kinh thanh quản quặt ngược trái,
vòng ở mặt dưới cung (H.27.17).
- Đoạn thực quản ngực : hai dây X phải và trái chạy sau hai phế quản gốc và tách làm
nhiều nhánh tạo thành đám rối thực quản.
- Đoạn trong bụng : từ đám rôì, các sợi của dây X phải và trái tụm lại tạo thành các
474
thân lang thang trước và sau (truncus vagalis, anterior et posterior) đi kèm thực quản bụng để
đến tận hết bởi các nhánh trước và sau dạ dày.
3.4.4. Sự phân nhánh.

- Các nhánh bên :


* Nhánh màng não (ramus meningeus) tách ra từ hạch trên chui ngược lại qua lỗ tĩnh
mạch cảnh để đến hố" tiểu não.
* Nhánh loa tai (ramus auricularis) đến cảm giác phần da của ống tai ngoài và cho nhánh
nối với thần kinh thiệt hầu.
* Các nhánh hầu (rami pharyngei) kết hợp với các nhánh hầu của dây IX và các nhánh
thanh quản hầu của hạch giao cảm cổ trên để tạo thành đám rối hầu (plexus pharyngeus) chi
phối các cơ khít hầu.
* Thần kinh thanh quản trên (n. laryngeus superior) chia làm hai nhánh, nhánh ngoài
(ramus externus) đi xuống vận động cơ nhẫn giáp và cảm giác phần dưới thanh quản; nhánh
trong (ramus internus) lớn hơn, đi cùng động mạch thanh quản trên, xuyên qua màng giáp
móng đến cảm giác ở đáy lưỡi, nắp thanh mốn, thanh quản và cho nhánh nối với thần kinh
thanh quản dưới (ramus communicans cum n. laryngeo inferioro).
* Thần kinh thanh quản quặt ngược (n. laryngeus recurrens) chạy ngược lên đi trong rãnh
khí thực quản. Khi đến thanh quản, thần kinh đổi tên là thần kinh thanh quản dưới (n.
laryngeus inferior) vận động các cơ của thanh quản. Thần kinh còn có thể chi phối cảm giác
cho cả phần dưới thanh quản.
* Các nhánh góp phần tạo nên đám rối tim : các nhánh tim cổ trên và dưới (rami cardiaci
cervicales superiores et inferiores) và nhánh tim ngực (rami cardiaci thoracis) (H.27.16).
* Các nhánh phế quản (rami bronchioles) đến đám rối phổi (plexus pulmonalis).
* Các nhánh thực quản tạo thành đám rối thực quản (plexus esophageus).
* Thân lang thang trước và sau tách từ đám rối thực quản.
- Các nhánh tận (H.27.17) :
* Thân lang thang trước cho các nhánh tận là các nhánh vị trước (rami gastrici anteriores)
và các nhánh gan (rami hepatici).
* Thân lang thang sau tận hết bởi các nhánh vị sau (rami gastrici posteriores), các nhánh
thân tạng (rami celiaci) và các nhánh thận (rami renales).
3.4.5. Kết luận và ứng dụng.

Thần kinh lang thang như tên gọi có một lộ trinh dài nhất trong 12 dây sọ và diện phân
phối rất rộng thuộc phần thần kinh đối giao cảm gồm có :
- Các sợi vận động đi đến các cơ ở hầu và thanh quản.
4 75
Thần kinh thanh quản trên

Nhánh trong Nắp thanh môn


Nhánh ngoài

Động mạch cảnh trong


Nhánh nối với thần kinh
thanh quản trên
Thần kinh thanh quản dưới
Khí quản

Thần kinh thanh quản


Thần kinh thanh quản quặt ngược phải
quặt ngược trái
Cung động mạch chủ
Thực quản

Thần kinh lang thang trái - Thần kinh lang thang

Hình 27.16 : Các thần kinh thanh quản quặt ngược (nhìn sau)

- Các sợi đối giao cảm là cấu tạo chủ yếu của hai dây X đi đến phân phôi cho tất cả các
tạng ngực và bụng (trừ các tạng niệu dục dưới phúc mạc).
- Qua nhánh loa tai (có thể giải thích tại sao khi ngoáy tai thường có phản xạ ho).

4. CÁC DÂY THẨN KINH VẬN ĐỘNG ĐƠN THUAN

4.1. THÂN KINH PHỤ (n. accessorius).


4.1.1. Nguyên ủy thật.
- Nhân hoài nghi (1/3 dưới), nằm trong cấu tạo lưới của hành não.
- Nhân gai thần kinh phụ (nucl. spinalis n. accessorii) thuộc cột nhân trước ngoài của sừng
trước đoạn tủy cổ trên (C1-C5).
4.1.2. Nguyên ủy hư. Từ hai nhân trên tách ra hai nhóm rễ :
- Các rễ sọ (radices craniales) thoát ra từ rãnh bên sau hành não.
476
Hình 27.17 : Sơ đồ thần kinh lang thang ở bụng

— Các rễ gai (radices spinales) thoát ra từ cột bên tủy gai cổ, đi lên nôi với nhau thành
một bó chui qua lỗ lớn xương chẩm đến kết hợp với các rễ sọ ở lỗ tĩnh mạch cảnh tạo thành
dây thần kinh phụ.
4.1.3. Đường đi Trong lỗ tĩnh mạch cảnh, thần kinh tách ra làm hai nhánh :
- Nhánh trong (ramus internus) gồm các sợi của rễ sọ, nốì với thần kinh X, theo các thần
kinh thanh quản của dây này để đến vận động thanh quản.
- Nhánh ngoài (ramus externus) gồm các sợi của rễ gai, từ lỗ tĩnh mạch cảnh chạy xuống
dưới bắt chéo tĩnh mạch cảnh trong đến mặt sâu cơ ức đòn chũm. Mội; số’ sợi tiếp tục đi qua
vùng trên đòn để đến vận động cơ thang.
4.2. THẦN KINH HẠ THIỆT (n. hypoglossus) (H.17.18).
4.2.1. Nguyên ủy thật. Nhân thần kinh hạ thiệt (nucl. n. hypoglossi) nằm ở gần đường
giữa ngay trước châ't xám của nền não thất IV, trên cùng một cột với các nhân của dây III, IV
và VI.
4.2.2. Nguyên ủy hư. Rãnh bên trước của hành não.
4.2.3. Đường đi. Từ nguyên ủy hư, thần kinh XII chui qua ống hạ thiệt để ra ngoài sọ. Ớ
ngoài sọ thần kinh tiếp tục đi vòng xuống dưới, đi giữa động mạch và tĩnh mạch cảnh trong,
477
chạy ra trước bắt chéo động mạch cảnh ngoài nơi phát xuất ra động mạch chẩm, rồi đến mặt
ngoài cơ móng lưỡi và tận hết vào trong lưỡi.
4.2.4. Sự phân nhánh.
- Loại của các thần kinh gai sống cổ mượn đường như :
* Nhánh màng não, chạy ngược trở vào ống hạ thiệt đến hố' sọ sau.
* Rễ trên của quai cổ XC1-C2).
* Nhánh cơ giáp móng.
- Các nhánh tận : các nhánh lưỡi (rami linguales) (thực sự của thần kinh hạ thiệt) đến
vận động các cơ lưỡi.

Nhánh nối với hạch dưới thần kinh lang thang


Nhạnh màng não
Nhánh nối với hạch cồ trên

Thần kinh hạ thiệt

Các nhánh lưỡi

Rễ trên quai cổ

Rễ dưới quai cổ Nhánh cơ giap móng

Nhánh thân trên cơ vai móng

Nhánh thân dưới


cơ vai móng Nhánh cơ ức móng

Nhánh cơ ức giáp

Hình 27.18 : Sơ đồ cấu tạo của quai cổ - thần kinh hạ thiệt


478
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất

298. Nguyên ủy hư của TK thị giác là :


a) Giao thoa thị.
b) Thể gối ngoài và thể gô'i trong.
c) Lồi não trên và lồi não dưới.
d) Thể gốì ngoài và lồi não trên.
e) Thể’ gối trong và lồi não trên. (Xem thèm bài 47)
299. Nguyên ủy thật của TK tiền đình ốc tai là :
a) Nhân ốc lưng và nhân ốc bụng.
b) Nhân tiền đình trong và ngoài.
c) Nhân tiền đình trên và dưới.
d) Tất cả đều đúng.
e) Tất cả đều sai. (Xem thêm bài 47)
300. Câu nào ĐÚNG :
a) Hạch mi là hạch thuộc phần đôi giao cảm.
b) Qua hạch mi có cả 3 loại sợi : cảm giác, giao cảm và đối giao cảm.
c) Nhiệm vụ của hạch mi là điều tiết mắt và đồng tử khi có kích thích ánh sáng.
d) a và c đúng.
e) a, b, c đúng.
301. Thần kinh nào sau đây có nguyên ủy hư tại rãnh giữa cầu và hành não
a) II d) V
b) III e) VI
c) IV (Xem thêm bài 47)
302. Chọn câu ĐỨNG :
a) Thần kinh mũi mi là một nhánh tận của TK mắt (V1).
b) Vị giác 2/3 trước lưỡi do TK lưỡi chi phôi.
c) Nguyên ủy thật của TK mặt là lồi mặt ở sàn não thất IV.
d) Thừng nhĩ là nhánh của TK nhĩ.
e) Tất cả đều đúng (Xem thêm bài 20)
303. Thần kinh lưỡi là nhánh của :
a) Thần kinh mặt. d) Thần kinh hạ thiệt.
b) Thần kinh hàm dưới. e) Tất cả đều sai.
c) Thần kinh thiệt hầu.
479
Dùng bảng trả lời sau để trả lời câu 304, 305.
1. Nhân hoài nghi (1/3 trên). 4 . Nhân nước bọt trên.
2. Nhân hoài nghi (2/3 dưới). 5. Nhân nước bọt dưới. Xem thêm bàỉ 47)
3. Nhân lưng thần kinh thiệt hầu.
304. Nguyên ủy thật của phần vận động của TK thiệt hầu là :
a) 3. d) 1, 3, 5.
b) 1, 3. e) 21, 3, 41.
c) 2, 3.
305. Nguyên ủy thật của phần cảm giác và vị giác của TK thiệt hầu là :
a) 3. d) 2.
b) 4. e) Tất cả đều sai.
c) 5.
306. Nhánh TK nào KHÔNG là nhánh tận của TK mặt :
a) Nhánh trán. d) Nhánh gò má.
b) Nhánh thái dương. e) Nhánh cổ.
c) Nhánh má.
307. Nguyên ủy thật của phần cảm giác TK lang thang là :
a) 1/3 giữa nhân bó đơn độc.
b) 1/3 dưới nhân bó đơn độc.
c) Hạch trên và hạch dưới của TK lang thang.
d) b và c đúng.
e) a và c đúng.
308. Dââ TK sọ nào có nggyên ủythật vva ở hành não vừa ở tủy cổ :
a) TK thiệt hầu. d) TK hạ thiệt.
b) TK phụ. e) Tất cả đều sai.
c) TK lang thang. (Xem thêm bài 47)
Các câu 309 đến 316. Chọn :
a) Nếu 1, 2, 3 đúng. d) Nếu chỉ có 4 đúng.
b) Nếu 1, 3 đúng. e) Nếu 1, 2, 3, 4 đúng.
c) Nếh 2, 4 đúng.
309. 1. N^gu^m dủ ttlà.t cca. TK sọ là mộộ nhhn hay hạch, nni ruâấ ppht rr ddy thần kinh.
2. Nguyên ủy thật của phần cảm giác thần kinh sọ luôn luôn nằm ở cơ quan cảm giác.
3. Nguyên ủy hư của TK sọ là nơi TK chui vào (sợi cam giác) hay thoát ra (sợi vận động)
mặt ngoài noo và thân nõo.
4. Nguyên ủy thật của sợi vận động TK sọ luôn luôn nằm ở thân nõo.
480
310. Thần kinh hạ thiệt :

1. Có nguyên ủy hư ở rãnh bên trước hành não.


2. Đi ra khỏi sọ qua ống hạ thiệt của xương chẩm.
3. Vận động cho các cơ lưỡi.
4. Cho nhánh để thành rễ trên quai cổ.

311. 1. Thừng nhĩ là sợi ngoại biên có nguyên ủy là hạch gối.


2. Các nhánh tận thần kinh mặt tạo thành đám rối mang tai.
3. Thần kinh mặt cho các sợi đối giao cảm đến tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
4. Gối TK mặt nằm ở chỗ gập góc của đoạn mê đạo và đoạn nhĩ của thần kinh mặt và là
nguyên ủy thật của thần kinh trung gian.

312. 1. Đĩa thị giác là nguyên ủy thật của thần kinh thị giác.
2. Đĩa thị giác nằm trước hố” tuyến yên.
3. Đĩa thị giác là nơi tập trung thân tế bào cảm thụ ánh sáng.
4. Hai TK . thị giác (P) và (T) trao đổi một phần sợi cho nhau tạo thành giao thoa thị. (Xem
thêm bài 25)

313. Thần kinh ròng rọc :


1. Có nguyên ủy thật là lồi não dưới.
2. Là thần kinh sọ duy nhất có nguyên ủy hư nằm ở mặt sau thân não.
3. Là thần kinh duy nhất trong các TK đi qua khe ổ mắt trên mà khống chui qua vòng
gân chung.
4. Bắt chéo hoàn toàn sang bên đối diện trước khi thoát khỏi thân não.

314. Thần kinh sinh ba :


1. Là dây hỗn hợp gồm 2 rễ : rễ cảm giác nhỏ, rễ vận động lớn.
2. Khi bị viêm, sẽ gây liệt nửa mặt.
3. Hạch chân bướm khẩu cái trên đường đi của thần kinh hàm dưới là trạm trung gian của
đường bài tiết lệ và tiết tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu.
4. TK hàm dưới là nhánh duy nhấ't của TK sinh ba nhận sợi của rễ vận động.

315. 1. Nguyên ủy thật của TK sinh ba nằm toàn bộ ở cầu não.


2. Dây TK sinh ba chi phối cảm giác da và niêm mạc toàn bộ vùng đầu mặt.
3. Toàn bộ cảm giác của răng cửa được chi phối bởi TK hàm trên.
4. TK lưỡi của TK sinh ba nối với TK mặt bởi thừng nhĩ.
481
316. 1. Các hạch ngoại biên của phần cảm giác thần kinh sọ tương ứng với các hạch gai,
nguyên ủy thật của phần cảm giác TK gai sống.
2. Các nhân xám trung ương của TK sọ tương ứng với các nhân ở sừng trước tủy gai của
TK gai sống.
3. Nguyên ủy hư của thần kinh sọ là nơi TK thoát ra hay đi vào não tủy, tương ứng với nơi
thoát ra của TK gai sống ở rãnh trước bên hay sau bên của tủy gai.
4. TK sọ và TK gai sống đều là TK ngoại biên, chỉ khác nhau ở nơi xuất phát, và vị trí chi
phối trên cơ thể. (Xem thêm bài 46)
Câu 317 và 318. Chọn :
a) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) có liên quan nhân quả.
b) Nếu (A) đúng, (B) đúng. (A) và (B) không liên quan nhân quả.
c) Nếu (A) đúng, (B) sai.
d) Nếu (A) sai, (B) đúng.
e) Nếu (A) sai, (B) sai.
317. (A) TK tiền đình ốe tai là TK sọ hoàn toàn cảm giác vì
(B) TK tiền đình ốc tai có nguyên ủy thật nằm ngay tại cơ quan nhận cảm (ngoài thân
não). (Xem thêm bài 26)
318. (A) TK mặt là TK sọ loại hỗn hợp vì
(B) Ngoài sợi vận động đến các cơ mặt nó còn cho sợi đối giao cảm điều khiển bài tiết
tuyến lệ, tuyến nhầy mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt.
Dùng hình vẽ sau để trả lời câu 319, 320.

Thiết đồ đứng ngang xoang hang


482
319. TK hàm trên nằm ở vị trí :
320. TK ròng rọc nằm ở vị trí :
Điền vào chỗ trông bằng những từ thích hợp.
312. Đường cảm giác vị giác 1/3 sau lưỡi từ sợi ngoại biên là các nhánh lưỡi của TK
. về hvi hựch tran và dưới. Sau đó sợi trung ươnở về tgn hết ởl/3 giữa bó đơn
độc. Vì vậy...................... chính là nguyên ủy thụt của phần cảm giác của TK.............................
322. TK phụ cà hai nguyên ủy hư : rễ sọ tách ra từ rãnh bên sau của hành não và rễ gai tách
ra từ..................... Sau đà các sợi của rễ gai chui qua lỗ....................... vể đến kết hợp với rễ sọ
trước khi chui vào lỗ tĩnh mạch cảnh trong.

483
BẢNG TÓM TẮT VỀ CÁC

SỐ Tên gọi và tính chất Chức năng Nguyên


hiệu
I Các thần kinh khứu giác Ngửi Các tế bào ở vùng khứu
(Giác quan)

II Thần kinh thị giác Nhìn Tầng hạch thần kinh


(Giác quan)

III Thần kinh vận nhãn Vận động 5 cơ : nâng mi Các nhân thần kinh vận
(Vận đông) trên, chéo dưới và 3 cơ nằm ở trung não.
thẳng trên, dưới, trong.
Co thắt đồng tử
IV Thần kinh ròng rọc Vận động cơ chéo trên Nhân thần kinh
(Vận động)
V Thần kinh sinh ba Vận động cơ nhai - Vận động : Nhân vận
(Hỗn hợp) Cảm giác vùng mặt - Cảm giác : Hạch sinh
VI Thần kinh vận nhãn ngoài Vận động cơ thẳng ngoài Nhân thần kinh vận
(Vận động)
VII Thần kinh mặt Vận động các cơ bám da - Vận động : Nhân thần
mặt đôi giao cảm
và Cảm giác vị giác 2/3 trước
lưỡi
VII’ Thần kinh trung gian Tiết tuyến lệ, các tuyến - Cảm giác : Hạch
(Hỗn hợp) nhầy, tuyến dưới hàm và
dưới lưỡi.
VIII Thần kinh tiền đình ốc tai Thăng bằng và nghe Hạch tiền đình và hạch
(Giác quan)
IX Thần kinh thiệt hầu Vận động các cơ hầu - Vận động : Nhân hoài
(Hỗn hợp) Cảm giác họng và rễ lưỡi hầu và nhân nước
Tiết tuyến mang tai - Cảm giác : Hạch trên và
X Thần kinh lang thang Vận động các cơ hầu, - Vận động : Nhân hoài
(Hỗn hợp) thanh quản lang thang (đối giao cảm)
(Đối giao cảm) Cảm giác ống tai ngoài và
thanh quản — Cảm giác : Hạch trên
Vận động và cảm giác các
tạng ở cổ, ngực và bụng
XI Thần kinh phụ Vận động cơ ức đòn chũm Nhân hoài nghi và nhân
(Vận động) và cơ thang
XII Thần kinh hạ thiệt Vận động các cơ lưỡi Nhân thần kinh hạ
(Vận động)
484
DAY THAN KINH SỌ

ủy thật Nguyên ủy hư Nơi đi vào hoặc


ra khỏi sọ

lớp niêm mạc mũi Hành khứu Các lỗ của mảnh sàng

thị giác của lớp võng mạc mắt Thể gốì ngoài và lồi não Ong thị giác
trên
nhãn và nhân phụ (đối giao cảm) Rãnh trong cuông đại não Khe ổ mắt trên
(Trung não)

ròng rọc ở trung não Bờ của hãm màn tủy trên Khe ổ mắt trên
(Trung não)

động thần kinh sinh ba ở cầu não Mặt trước bên cầu não Tk. mắt : khe ổ mắt trên
ba ở mặt trước xương đá Tk. hàm trên : lỗ tròn
Tk. hàm dưới : lỗ bầu dục

nhãn ngoài ở cầu não Rãnh hành cầu Khe ổ mắt trên

kinh mặt và nhân nước bọt trên Rãnh hành cầu Lỗ trâm chũm
ở cầu não
gốì ở trong phần đá xương
thái dương

xoắn ốc ở tai trong Rãnh hành cầu Ông tai trong

nghi; nhân lưng thần kinh thiệt Rãnh bên sau hành não Lỗ tĩnh mạch cảnh
bọt dưới đôi giao cảm) ở hành
não
hạch dưới ở lỗ tĩnh mạch cảnh.

nghi và nhân lưng thần kinh Rãnh bên sau hành não Lỗ tĩnh mạch cảnh
ở hành não
và hạch dưới thần kinh X ở dưới
lỗ tĩnh mạch cảnh.

gai sống thần kinh phụ hành não Rãnh bên sau hành não Lỗ tĩnh mạch cảnh
ở đoạn tủy cổ trên
thiệt ở hành não Rãnh bên trước hành não Ông hạ thiệt

485
BẢNG CHỈ DẪN TRA cứu TIẾNG việt

B
Bao cảnh 297 Bao xơ (tuyến giáp) 401
Bao gân cơ gấp ngón cái dài 110 Bạch huyết (tuyến giáp) 402
Bao hoạt dịch 46, 49, 51 Bàn tay 106
Bao hoạt dịch các ngón tay 110 Bắt chéo thần kinh ròng rọc 459
Bao hoạt dịch chung của các cơ gấp 110 Bình tai 432
Bao hoạt dịch gân cơ duỗi các ngón chân dài 233 Bóng màng (áng bán khuyên) 444
Bao hoạt dịch gân cơ chày trước 233 Bóng tiểu quản lệ 428
Bao hoạt dịch gân cơ duỗi ngón cái dài 233 Bóng xương 447
Bao khớp 45, 47, 49, 50 Bọt sàng 244, 409
Bao mom trâm 249 Bờ con ngươi 420
Bao nhãn cầu 424 Bờ giác mạc 419
Bao thấu kính 421 Bờ thể mi , 420
Bao xơ ngón tay - Phần vòng bao xơ 112 Buồng tủy răng 359
Phần chéo bao xơ 112 Buồng thân răng 359

c
Các cơ của mũi ngoài 407 Các dây thần kinh khứu giác 455
Các cơ cổ 283 Các dây thần kinh sọ 453
Các cơ dưới móng 284 Các động mạch mu đát bàn chân 235
Các cơ đầu 274 Các động mạch cơ bung chân 191
Các cơ giun 227 Các động mạch mu ngón chân 235
Các cơ gian cát mu chân 228 Các động mạch thẹn ngoài 174, 181
Các cơ gian cát gan chân 228 Các động mạch xuyên 182, 189
Các cơ nhãn cầu 424 Các hạch chẩm 337
Các cơ thanh quản 388 Các hạch cổ, nông 339
Các cơ trên móng 283 Các hạch dưới cằm 339
Các cơ xương tai 441 Các hạch dưới ham 339
Các dây thần kinh gai sáng 453 Các hạch hàm dưới 339

486
Các hạch cổ sâu 340 Cánh mào gà 243
Các hạch cổ sâu dưới 343 Cánh mũi 405
Các hạch cổ sâu trên 340 Cánh tay 68
Các hạch lưỡi 343 Cánh xương cánh chậu 124
Các hạch ma 339 Cánh xương lá mía 260
Các hạch mang tai nông 337 Cẳng chân 201
Các hạch mang tai sâu 338 Cẳng tay 90
Các hạch sau hầu 338 Cân gan tay - Bó ngang 107
Các hạch sau tai 337 Cân gan chân 223
Các khớp bàn chân 151 Cân lưỡi 361
Các khớp cổ bàn chân 153 Cầu nang 444
Các khớp đốt bàn, đốt ngón 153 Chân răng 359
Các khớp gian cổ chân 152 Chân đệm mông mắt 420
Các khớp ngang cổ chân 153
Chất riêng củng mạc 419
Các khớp gian đốt bàn chân 153
Chất riêng giác mạc 419
Các khớp gian đốt ngón chân 153
Các nhánh bì trước thần kinh đùi 184 Chất thâu kính 422
Các nhánh cơ thần kinh đùi 184 Chất xương răng 359
Các tĩnh mạch chày sau 219 Chậu bé 125
Các tĩnh mạch gan đốt bàn chân 223 Chậu to 125
Các tĩnh mạch giáp giữa 336 Chỏm búa 440
Các tĩnh mạch hàm 333 Chỏm bàn đạp 440
Các tĩnh mạch khí quản 337 Chỏm con (xương cánh tay) 34
Các tĩnh mạch khớp thái dương hàm 333 Chỏm hàm dưới 262
Các tĩnh mạch mác 219 Chỏm đùi 129
Các tĩnh mạch môi dưới 331 Chỏm mác 137
Các tĩnh mạch mang tai 333 Chỏm sên 140
Các tĩnh mạch màng não 335 Chỏm xương hàm dưới 267
Các tĩnh mạch màng não giữa 333 Con ngươi (nhân cầu) 420
Các tĩnh mạch mí dưới 330 Cổ, giải phẫu (xương cánh tay) 34
Các tĩnh mạch mí trên 330 Cổ đùi 129
Các tĩnh mạch môi dưới 331 Cổ phẫu thuật (xương cánh tay) 34
Các tĩnh mạch ngang cổ 333 Cổ hàm dưới 262
Các tĩnh mạch nhĩ 333 Cổ răng 359
Các tĩnh mạch phế quản 333 Cổ sên 140
Các tĩnh mạch tai trước 333 Cổ xương vai 33
Các tĩnh mạch thái dương nông 333 Cống ốc tai 446
Các tĩnh mạch thái dương sâu 333 Cống tiền đình 444
Các tĩnh mạch thực quản 337 Cơ bám da cổ 286
Các tĩnh mạch trâm chũm 333 Cơ bàn đạp 441
Các tĩnh mạch trên ròng rọc 330 Cơ bán gân 187
Các tĩnh mạch tuyến ức 337 Cơ bán màng 187
Các thần kinh hậu môn - cụt 164 Cơ bậc thang giữa 286
Các thần kinh hoành phụ 347 Cơ bậc thang sau 286
Các thần kinh mu ngón chân cái ngoài 211 Cơ bậc thang trước 285
Các xoang cạnh mũi 409 Cơ bình tai 433
Cán búa 440 Cơ bịt ngoài 163

487
Cơ bịt trong 159, 162 Cơ dưới gai 46, 58
Cơ bụng chân 215 Cơ dưới vai 32, 46, 58
Cơ cánh tay 72, 85 Cơ đenta 55
Cơ cánh tay quay 84, 99 Cơ đối bình tai 433
Cơ cau mày 276 Cơ đối ngón cái 108
Cơ cằm 278 Cơ đối ngón út 110
Cơ cằm lưỡi 361 Cơ gan chân 215
Cơ cằm móng 284 Cơ gan tay dài 84, 91, 92
Cơ cắn 281 Cơ gan tay ngắn 109
Cơ căng mạc đùi 159, 161 Cơ gấp các ngón chân dài 215
Cơ căng màn khẩu cái 356, 442 Cơ gấp các ngón chân ngắn 224
Cơ căng màng nhĩ 441 Cơ gấp các ngón nông 91, 92
Cơ chày sau 217 Cơ gấp các ngón sâu 92
Cơ chày trước 205 Cơ gấp - chung các ngón tay nông 84, 92
Cơ chân bướm ngoài 281 - Đầu cánh tay trụ 92
Cơ châm bướm trong 281 - Đầu quay 92
Cơ chẩm trán - Bụng trán 275 Cơ gấp chung các ngón tay sâu 84
- Bụng chẩm 275 Cơ gấp cổ tay quay 84, 91, 92
Cơ chậu 176 Cơ gấp cổ tay trụ 84, 91, 92
Cơ chéo dưới, chéo trên 424 Cơ gấp sâu các ngón 30
Cơ chéo đầu dưới 282 Cơ gấp ngón cái dài 92, 215
Cơ chéo đầu trên 282 Cơ gấp ngón cái ngắn 108, 227
Cơ chéo tai 433 - Đầu nông 108
Cơ cười 278 - Đầu sâu 108
Cơ dài cổ 284 Cơ gấp ngón út ngắn 109, 227
Cơ dài đầu 282 Cơ gấp phụ 226
Cơ dạng ngón cái 223 Cơ gian cốt gan tay 115
Cơ dạng ngón cái dăi 101 Cơ gian cốt mu tay 115
Cơ dạng ngón cái ngắn 108 Cơ giãn con ngươi 420
Cơ dạng ngón út 109, 224 Cơ giáp móng 284
Cơ dép 215 Cơ giáp nắp 390
Cơ dọc lưỡi dưới 361 Cơ giáp phễu 390
Cơ dọc lưỡi trên 361 Cơ giun 111
Cơ duỗi các ngón 100 Cơ gò má lớn 278
Cơ duỗi các ngón chân dài 200 Cơ gò má nhỏ 278
Cơ duỗi các ngón chân ngắn 233 Cơ gối cổ 287
Cơ duỗi cổ tay quay dài 85, 99 Cơ gối đầu 282
Cơ duỗi cổ tay quay ngắn 85, 100 Cơ hạ góc miệng 278
Cơ duỗi cổ tay trụ 101 Cơ hạ mày 277
Cơ duỗi ngón cái dài 101, 206 Cơ hạ môi dưới 278
Cơ duỗi ngón cái ngắn 101 Cơ hạ vách mũi 277
Cơ duỗi ngón trỏ 101 Cơ hai thân - Bụng sau 283
Cơ duỗi ngón út 101 - Bụng trước 283
Cơ dưới đòn 56 Cơ hàm móng 284

488
Cơ hình lê 162, 159 Cơ nhẫn giáp 388
Cơ khẩu cái hầu 356 Cơ nhẫn phễu bên 390
Cơ khẩu cái lưỡi 356 Cơ nhẫn phễu sau 388
Cơ kheo 215 Cơ nhị đầu cánh tay 46, 72, 85
Cơ khép dài 178 - Đầu dài 72
Cơ khép lớn 178 - Đầu ngắn 72
Cơ khép ngắn 178 Cơ nhị đầu đùi 187
Cơ khép ngón cái 109 - Đầu dài 187
— Đầu chéo 109, 227 - Đầu ngắn 187
- Đầu ngang 109, 227 Cơ nhĩ luân bé 433
Cơ khít hầu dưới 368 Cơ nhĩ luân lớn 433
Cơ khít hầu giữa 368 Cơ phễu chéo và ngang 390
Cơ khít hầu trên 368 Cơ phễu nắp 388
Cơ khớp gối 176 Cơ quạ cánh tay 46, 58, 72
Cơ khuyết nhĩ luân 433 Cơ quan lá mía mũi 409
Cơ khuỷu 40, 101 Cơ quan mắt phụ 416
Cơ lưng rộng 46, 59 Cơ quan tiền đình ốc tai 430
Cơ lược 178 Cơ quan thị giác 416
Cơ lưỡi gà 356 Cơ quan xoắn ốc 444
Cơ mặt 274 Cơ răng trước 56
Cơ mác ba 207 Cơ rộng giữa 176
Cơ mác dài 208 Cơ rộng ngoài 176
Cơ mác ngắn 208 Cơ rộng trong 176
Cơ mảnh khảnh 277 Cơ sấp tròn 84, 91, 92
Cơ may 176 - Đầu cánh tay 92
Cơ móng lưsi 361 - Đầu trụ 92
Cơ mông bé 162 Cơ sấp vuông 92
Cơ mông lớn 159, 160 Cơ sinh đôi trên, dưới 159, 162
Cơ mông nhỡ 159, 162 Cơ sụn lưỡi 361
Cơ mũi - Phần ngang 277 Cơ sụn mi dưới, trên 420
— Phần cánh 277 Cơ tai trên 275
Cơ mút 279 Cơ tai trước, sau 275, 433
Cơ nâng góc miệng 278 Cơ tam đầu cánh tay 76
Cơ nâng màn khẩu cái 356 - Đầu dài 60, 76
Cơ nâng mi trên 424 - Đầu ngoài, trong 76
Cơ nâng môi trên 277 Cơ tam đầu cẳng chân 214
Cơ nâng môi trên cánh mũi 277 Cơ thái dương 280
Cơ ngang cằm 278 Cơ thái dương đỉnh 275
Cơ ngang lười 361 Cơ thanh âm 390
Cơ ngang tai 433 Cơ tháp tai 433
Cơ ngửa (tay) 84, 101 Cơ thẳng đùi 176
Cơ ngực bé 57 Cơ thẳng lưỡi 361
Cơ ngực lớn 46, 56 Cơ thẵng trên, dưới, ngoài, trong 424
- Phần đòn 56 Cơ thẳng đầu sau bé 281
— Phần ức sườn 56 Cơ thẳng đầu sau lớn 281
- Phần bụng 56 Cơ thẳng đầu trước 281

489
Cơ thắt con ngươi 420 Củ hầu 252
Cơ thắt lưng chậu 176 Củ khớp 247, 267
Cơ thắt lưng lớn 176 Củ loa tai 431
Cơ thể mi 420 Củ lớn (xương cánh tay) 34
Cơ thon 178 Củ mu , 126
Cơ trâm hầu 371 Củ nắp (sụn nắp thanh môn) 384
Cơ trâm lưỡi 361 Củ ngoài (xương sên) 141
Cơ trâm móng 283 Củ nón 30
Cơ trên gai 46, 58 Củ trên ổ chảo 33
Cơ trên sọ 275 Củ trong (xương sên) 141
Cơ tròn bé 46, 58 Củ xương thang 42
Cơ tròn lớn
46, 58 Củ xương thuyền 42
Cơ trước cột sống 284 Cục dưới lưỡi. 358
Cơ tứ đầu đùi 176 Cục lệ. 426
Cơ ức đòn chũm 287 Cung chậu lược 178
Cơ ức giáp 284 Cung gan chân 230
Cơ ức móng 284 Cung gan tay nông 113
Cơ vai móng 284 Cung gan tay sâu 113
- Bụng dưới 284 Cung gân cơ dép 215
- Bụng trên 284 Cung huyệt răng 255, 262
Cơ vòi hầu 371, 442 Cung khẩu cái hầu 356
Cơ vòng mắt 276 Cung khẩu cái lưỡi 356
- Phần ổ mắt 276 Cung mày 240
— Phần mí mắt 276 Cung sụn nhẫn 383
- Phần lệ 276 Cung tĩnh mạch cảnh 333
Cơ vòng miệng 279 Cung tĩnh mạch gan chân 232
Cơ vuông đùi 159, 162 Cung tĩnh mạch mu tay 114
Cơ vuông gan chân 226 Cung tĩnh mạch mu chân 196, 233
Củ bé (xương cánh tay) 34 Củng mạc 419
Củ cảnh 304 Cuống nắp (sụn nắp thanh môn) 383
Củ cơ khép 126, 131 Cửa của phễu sàng 409
Củ dưới ổ chảo 33 Cửa sổ ốc tai 436
Củ gian lồi cầu ngoài 135 Cửa sổ tiền đình 436
Củ gian lồi cầu trong 135 Cửa vào thanh quản 392
Củ giáp dưới 382 Cựa khí quản 398
Củ giáp trên 382 Cực sau nhãn cầu 418
Củ gót 141, 142 Cực .trước nhăn cầu 418
Củ hàm 255 Cực trước và cực sau thâu kính 421

1
Da mũi 407 Dải ngắn 110
Dái tai 431 Dải thị 456
Dải chậu chày 161 Dây chằng bánh chè 148, 176
Dải dài 110 Đây chằng bẹn 176
Dải gân 110 Dây chằng bẹn phản hồi 126

490
Dây ' chằng bên chày 148 Dây chằng nhẫn khí quản 387
Dây chằng bên cổ tay quay 51 Dây chằng nhẫn phễu sau 388
Dây chằng bên cổ tay trụ 51 Dây chằng nón 31
Dây chằng bên mác 148 Dây chằng ổ chảo — cánh tay 45
Dây chằng bên ngoài 151, 269 Dây chằng quạ - cánh tay 45
Dây chằng bên trong 151 Dây chằng quay — cổ tay gan tay 51
Dây chằng bên trụ 47 Dây chằng quay - cổ tay mu tay 51
Dây chằng bên quay 48 Dây chằng sừng hầu 387
Dây chằng búa ngoài 441 Dây chằng sườn đòn 30
Dây chằng búa trên 441 Dây chằng tai sau 433
Dây chằng búa trước 440, 441 Dây chằng tai trên, trước 433
Dây chằng bướm hàm dưới 269 Dây chằng tiền đình 386
Dây chằng chậu đùi 145 Dây chằng thang 31
Dây chằng chéo sau 148 Dây chằng thanh âm 383, 387
Dây chằng chéo trước 148 Dây chằng trâm hàm dưới 269
Dây chằng chỏm đùi 129, 146 Dây chằng treo thấu kính 422
Dây chằng chỏm mác trước, sau 150 Dây chằng trước, sau 48
Dây chằng cùng lồi chậu 126 Dây chằng vòng 145
Dây chằng đe sau 440,. 441 Dây chằng vòng bàn đạp 441
Dây chằng đe trên 441 Dây chằng vòng quay 48
Dây chằng đenta 151 Dây chằng vuông 48
Dây chằng gan chân dài 227 Dây chằng xoắn ốc tai 444
Dây chằng gian cốt, gian cổ tay 50 Diện bánh chè 131
Dây chằng giáp móng 387 Diện kheo 129
Dây chằng giáp móng giữa 387 Diện khớp chỏm mác 137
Dây chằng giáp nắp 387 Diện khớp cổ tay (x. quay) 38
Dây chằng gót hộp gan chân 227 Diện khớp dưới (x. chày) 135
Dây chằng kheo chéo 148 Diện khớp gót giữa 140
Dây chằng kheo cung 148 Diện khớp gót sau, trước 140
Dây chằng khớp cánh tay-trụ-quay 47 Diện khớp hộp 141
Dây chằng khuyết 126, 178 Diện khớp mác 134
Dây chằng lược 126 Diện khớp mắt cá 135, 137
Dây chằng lược (thể mi) 420 Diện khớp mắt cá ngoài, trong 140
Dây chằng lưỡi nắp 387 Diện khớp mỏm cùng vai 31
Dây chằng mác gót 151 Diện khớp sên giữa 141
Dây chằng mác sên 137 Diện khớp sên sau 141
Dây chằng mác trước 150 Diện khớp sên trước 141
Dây chằng mác sau 150 Diện khớp thuyền 50
Dây chằng mác sên trước, sau 151 Diện khớp trên xương chày 135
Dây chằng mí mắt ngoài 426 Diện khớp ức 31
Dây chằng mí mắt trong 276, 426 Diện khớp vòng (x. quay) 40
Dây chằng móng nắp 387 Diện khớp vòng (x. trụ) 40
Dây chằng mu đùi 145 Diện mông 125
Dây chằng ngang 144 Diện mu 124
Dây chằng ngang gối 147 Diện nguyệt 124
Dây chằng ngồi đùi 145 Diện tai 126
Dây chằng nhẫn giáp 387 Diện trên gốc mũi 240

491
Đ
Đai chi dưới 121 ĐM bịt 184
Đai vai 30 ĐM cánh tay 74, 85
Đám rối cánh tay 60 ĐM cánh tay sâu 73, 75, 86
- Thân dưới, giữa, trong 60 ĐM cảnh chung 301
Đám rối chân bướm 333 ĐM cảnh ngoài 310
Đám rối chân bướm (TM) 443 ĐM cảnh trong 307
Đám rối ĐM cảnh trong (giao cảm) 442 ĐM cảnh trong (nhánh cảnh nhĩ) 309
Đám rối giáp đơn 330 ĐM cấp máu của mũi 412, 414
Đám rối hầu 335 ĐM chẩm 312
Đám rối mang tai 467 - Nhánh chẩm 312
Đám rối nhĩ 442, 443 — Nhánh chũm 312
Đám rối nhĩ (TK IX) 436 — Nhánh tai 312
Đám rối phổi 475 — Nhánh ức đòn chũm 312
Đám rối răng dưới 465 — Nhánh xuống 312
Đám rối răng trên 462 ĐM chậu ngoài 178
Đám rối thần kinh cổ 346 ĐM chày sau (nh. mắt cá trong) 217, 197
Đám rối thần kinh hầu 376 — Nhánh mũ mác, gót, mắt cá trong 217
Đám rối thực quản 475 ĐM chày trước 197, 208
Đám rối tĩnh mạch chân bướm 414 ĐM cổ lên 324
Đám rối tĩnh mạch dưới chẩm 336 ĐM cổ chân ngoài 210, 235
Đám rối tĩnh mạch hầu 376 ĐM cổ chân trong 210, 235
Đám rối tĩnh mạch niêm mạc mũi 414 ĐM cổ nông 325
Đám rối hang xương xoăn 409 ĐM cổ sâu 326
Đáy ốc tai 447 ĐM cơ hoành 325
Đáy sụn phễu 383 ĐM cung 235
Đê mũi 409 ĐM cùng ngoài 164
Đĩa khớp 49, 50 ĐM cùng vai ngực 63
Đĩa thần kinh thị 421 - Nhánh cùng vai 63
Điểm lệ 428, 426 - Nhánh đenta 63
Điểm mù 421 - Nhánh đòn 63
Điểm vàng 421 — Nhánh ngực 63
Đỉnh bánh chè 132 ĐM dưới lưỡi 311
Đỉnh chỏm mác 137 ĐM dot sống 324
Đỉnh đầu 263 ĐM dùi 178
Đỉnh giác mạc 419 ĐM đùi sâu 181
Đỉnh mũi 405 ĐM dưới đòn 319
Đỉnh ổ mắt 418 ĐM dưới lưỡi 363
Đỉnh ốc tai 447 ĐM dưới vai 63
Đỉnh sụn phễu 383 — ĐM ngực lưng 63
Động mạch bướm khẩu cái 412, 314 - ĐM mũ vai 63
Động mạch bên giữa 75, 87 ĐM gan chân ngoài 217, 230
Động mạch bên quay (cánh tay sâu) 75, 86, 87 ĐM gan chân trong 217, 232
Động mạch bên trụ dưới 75, 87 ĐM gan đốt bàn tay 114
ĐM bên trụ trên 75, 87 ĐM gan đốt bàn chân 231

492
ĐM gan ngón chung 113 ĐM khẩu cái lớn 414
ĐM gan ngón riêng 113 ĐM khẩu cái nhỏ 414
ĐM gan tay nông (ĐM quay) 113 ĐM khẩu cái xuống 314, 412
Đm gan tay sâu (ĐM trụ) 110 ĐM kheo 197, 178
ĐM gian cốt chung 95 ĐM lươi 311, 361
ĐM gian cô't quặt ngược 87, 95 - nhánh dưỡi' lưỡi 363
ĐM gian cốt sau 87, 95, 102 - nhánh lưỡi sâu 364
ĐM gian cốt trước 95 - nhánh lưng lưỡi 363
ĐM gian sườn sau 326 - nhánh trên móng 363
ĐM gian sườn trên cùng 326 ĐM mác 210, 217
ĐM giáp dưới 324, 402 - nhánh mắt cá ngoài 210, 219
- nhánh hầu 324 - nhánh nối, nhánh gót 218, 219
- nhánh khí quản 324 - nhánh xuyên, nhánh mắt cá ngoài 218
- nhánh thực quản 324 ĐM mạch mạc trước 309
- nhánh tuyến 324 ĐM màng não giữa 314, 443
ĐM giáp dưới cùng 398, 402 Đm màng ngoài tim hoành 326
ĐM giáp trên 311 ĐM mắt cá trước ngoài 209
ĐM giữa 95 ĐM mắt 309
ĐM gối dưới ngoài 197 ĐM mặt 312
ĐM gôi dưới trong 197 - nhánh dưới cằm 312
ĐM gối giữa 197 — nhánh góc 312
ĐM gối trên ngoài 197 - nhánh hạnh nhân 312
ĐM gối trên trong 197 — nhánh khẩu cái lên 312
ĐM gối xuống 183, 197 - nhánh môi dưới 312
ĐM hàm 431, 314 - nhánh môi trên 312
— ĐM bướm khẩu cái 314 - nhánh tuyến 312
— ĐM chân bướm 314 ĐM mê đạo 448
- ĐM cơ cắn 314 ĐM mông dưới 164, 167
- ĐM dưới ổ mắt 314 ĐM mông trên 163
- ĐM huyệt răng dưới 314 ĐM mu chân 235
- ĐM huyệt răng trên sau 314 ĐM mu bàn tay 115
- ĐM huyệt răng trên trước 314 ĐM mu ngón tay 115
- ĐM khẩu cái xuống 314 ĐM mũ cánh tay sau 55, 63
— ĐM má 314 ĐM mũ cánh tay trước 55, 63
- ĐM màng não giữa 314 ĐM mũ chậu nông 181
- ĐM mũi ngoài 314 ĐM mũ chậu sâu 164, 181
- ĐM mũi sau 314 ĐM mũ đùi ngoài 164, 167, 182
- ĐM nhĩ trước 314 ĐM mũ đùi trong 182
- ĐM ống chân bướm 314 ĐM mũi sau ngoài 412
— ĐM tai sau 314 ĐM mũi sau vách 412
- ĐM thái dương sâu 314 ĐM nách 61
— ĐM vách mũi 314 ĐM não giữa 309
ĐM hầu lên 312, 443 ĐM não trước 309
- các nhánh hầu 312 ĐM ngang cồ 325
ĐM màng não sau 312 - nhánh nông 325
ĐM nhĩ dưới 312 - nhánh sâu 325
ĐM khẩu cái lên 312 ĐM ngón cái chính 97, 114

493
ĐM ngực ngoài 63 ĐM thanh quản trên 311, 394
ĐM ngực trên 63 ĐM thẹn trong 167
ĐM ngực trong 326 ĐM thông sau 309
- nhánh gian sườn trước 326 ĐM thượng vị dưới 181
- nhánh phế quản 326 ĐM thượng vị nông 181
- nhánh trung thất 326 ĐM thượng vị trên 326
- nhánh tuyến ức 326 ĐM trên ổ mắt 241
— nhánh xuyên 326 ĐM trên ròng rọc 241
ĐM nhĩ dưới 442 ĐM trên vai 326
ĐM nhĩ sau 442 ĐM trụ 93
ĐM nhĩ trước 314, 438, 442 - Nhánh gan cổ tay 95
ĐM nuôi xương cánh tay 75 - Nhánh gan tay sâu 95
— Nhánh bên giữa 75 - Nhánh mu cổ tay 95
- Nhánh bên quay 75 ĐM trung tâm võng mạc 421
— Nhánh cánh tay sau 75 ĐM vai sau 325
- Nhánh đenta 75 ĐM vai xuống 325, 326
ĐM quay 96 Đốt ngón gần 43
- Nhánh gan cổ tay 97 Đốt ngón giữa 43
- Nhánh mu cổ tay 97 Đốt ngón xa 44
ĐM quay ngón trỏ 114 Đường chéo (mặt ngoài sụn giáp) 382
ĐM quặt ngược chày sau 209 Đường chéo (xương hàm dưới) 261
ĐM quặt ngược chày trước 209 Đường cơ dép 132
ĐM quặt ngược quay 86, 87, 97 Đường cung 126, 127
ĐM quặt ngược trụ 87, 94 Đường gáy dưới 252
ĐM sàng sau 242, 414 Đường gáy trên 252
ĐM sàng trước 242, 414 Đường gáy trên cùng 252
ĐM tai sau 312, 435 Đường gian mấu 129, 131
ĐM tai sâu 314, 435, 438 Đường giữa khẩu cái 356
ĐM thái dương nông 435, 313 Đường hàm móng 262
- Nhánh đỉnh 313 Đường lược 129
- Nhánh gò má ổ mắt 313 Đường mông (dưới, sau, trước) 125
- Nhánh ngang mặt 313 Đường ráp 129
- Nhánh mang tai 313 Đường tận cùng 127
- Nhánh tai trước 313 Đường thái dương (x. trán) • 241
- Nhánh thái dương giữa 313 Đường thái dương dưới 246
- Nhánh trán 313 Đường thái dương trên 246
ĐM thanh quản dưới 324, 394 Đường thang 31

E
Eo chậu trên 125, 127 Eo họng 354
Eo chậu dưới 127 Eo tuyến giáp 400

494
G
Gai cằm 262 Gò hố tam giác 432
Gai chậu sau dưới 126 Gò tháp 437
Gai chậu sau trên 126 Gò thuyền 432
Gai chậu trước dưới 126 Gò xoắn tai 432
Gai chậu trước trên 126 Góc hạ vệ 127
Gai mũi 241 Góc hàm 262
Gai mũi sau 265 Góc mống mắt - giác mạc 420
Gai mũi trước 255 Góc ngã trước (cổ đùi) 130
Gai ngồi 126 Góc nghiêng (cổ đùi) 130
Gai vai 32 Góc mắt ngoài 426
Gan chân 222 Góc mắt trong 426
Gan tay 106 Gốc mũi 405
GânAchillis 215 Gối 194
Gân. gót 215 Gối thần kinh mặt 467
Giác mạc 418 Gờ cơ nâng 372
Giao thị 456 Gờ đôi bình tai 432
Giao thoa gân 110 Gờ đối luân 431
Gò chậu mu 126 Gờ luân 431
Gò gian lồi cầu 135 Gờ vòi 372

H
Hạch bạch huyết bẹn sâu 179 - Phần dưới 457
Hạch bạch huyết nông vùng bẹn 174 - Phần trên 457
Hạch cảnh - hai thân 343 Hạch trên (thần kinh IX) 471
Hạch cảnh - vai móng 343 Hạch trên thần kinh lang thang 474
Hạch chân bướm khẩu cái 463 Hạch xoắn ốc tai 457
Hạch dưới (thần kinh IX) 471 Hãm lưỡi 361
Hạch dưới hàm 465 Hâm môi dưới 355
Hạch dưới thần kinh lang thang 474 Hãm môi trên 355
Hạch giao cảm cổ trên 350 Hang chũm 437
Hạch gối 466 Hạnh nhân hầu 372
Hạch hạnh nhân vòi 442 Hạnh nhân khẩu cái 372
Hạch mi 459 Hạnh nhân lưỡi 361, 372
Hạch nhĩ 472 Hạnh nhân vòi 372
Hạch sinh ba 460 Hành dưới (Tm cảnh trong) 335
Hạch tai 465 Hành khứu 455
Hạch tiền đình 457 Hành trên (Tm. cảnh trong) 334

495
Hầu 366 Hố kheo 85
Hậu phòng nhãn cầu 420 Hố khuỷu 84, 85
Hòm nhĩ 435 Hồ lệ 426
Hõm chỏm đùi 129 Hố lồi cầu 252
Hõm dưới hàm 262 Hố mắt cá ngoài 137
Hõm dưới lưỡi 262 Hố mấu chuyển 131
Hõm hạnh nhân 372 Hố mỏm khuỷu 35
Hõm ròng rọc 242 Hố nách 54
Hố chân bướm 251, 265 Hố nanh 255
Hố chân bướm khẩu cái 256 Hố ổ cối 124
Hố chậu 126 Hố quay 34
Hố con (nếp lưỡi-nắp thanh môn) 361 Hố sọ giữa 265
Hố cơ hai thân 262 Hố sọ sau 265
Hố dưới gai 32 Hố sọ trước 265
Hố dưới thái dương 265 Hố tam giác 431
Hố dưới vai 32 Hố thái dương 264
Hố đĩa 421 Hố thuyền (mỏm chân bướm) 251, 265
Hố đối luân 432 Hố tĩnh mạch cảnh 249
Hố gian lồi cầu 131 Hố trên gai 32
Hố hàm dưới 265 Hố tuyến lệ 242
Hố hai thân 283 Hố tuyến yên 250
Hố hạnh nhân 372, 356 Hố vẹt . 35
Hố hàm 247 Hốc hạnh nhân 372
Hố hầu 252 Huyệt răng 255, 262

K
Kết mạc mi 426 Khoang chậu 127
Kết mạc nhãn cầu 426 Khoang bên hầu 376
Khẩu cái cứng 356 Khoang ngoại dịch 445, 44-6
Kh ẩu cái mồm 356 Khoang sau hầu 376
Khe bán nguyệt 244 Khối mỡ má 356
Khe đá nhĩ 249 Khối xương mặt 254
Khe đá trai 247 Khô! xương sọ 24 0
Khe mi 426 Khớp bán động nhĩ bàn đạp 441
Khe miệng 354 Khớp bàn-ngón tay 51
Khe nhĩ chũm 24-9, 265 Khớp bướm-đỉnh 264
Khe nhĩ trai 249 Khớp bướm-gò má 264
Khe ổ mắt trên 251 Khớp bướm-trai 264
Khe sườn đòn 60 Khớp bướm-trán 264
Khe tiền đình 393 Khớp cánh tay quay 46
Khe thanh môn 391,393 Khớp cánh tay trụ 46
Khe xoắn ốc (ốc tai) 446 Khớp chày mác 150
Khí quản 397 Khớp chêm ghe 153

496
Khớp cổ bàn tay 51 Khớp trán 263
Khớp cổ chân (sên cẳng chân) 151 Khớp vai 44
Khớp cổ tay-bàn tay I 51 Khớp vành 263, 264
Khớp cùng chậu 126 Khớp xương tháp-đậu • 51
Khớp dọc 263 Khung chậu 121, 127
Khớp dưới sên 147 Khuyết chũm 247, 283
Khớp động chày mác 152 Khuyết đỉnh 247
Khớp đe bàn đạp 441 Khuyết gian . bình tai 432
Khớp đe búa 441 Khuyết giáp dưới (sụn giáp) 383
Khớp gian đốt bàn tay 51 Khuyết giáp trên (sụn giáp) 383
Khớp gian đốt ngón tay 51 Khuyết hàm dưới 262
Khớp gian xương cổ tay 51 Khuyết lệ 255
Khớp giữa xương cổ tay 51 Khuyết mác 133,135
Khớp gót hộp 153 Khuyết mũi 255
Khớp gót sên ghe 153 Khuyết nhĩ 438
Khớp gối 147 Khuyết ngồi lớn 126
Khớp hông 144 Khuyết ngồi nhỏ 126
Khớp khuỷu 46 Khuyết ổ cối 125
Khớp lãm-đa 263 Khuyết quạ 33
Khớp ngang cổ chân 153 Khuyết quay 40
Khớp nhẫn giáp 386 Khuyết ròng rọc 40
Khớp nhẫn phễu 386 Khuyết sàng 241
Khớp quay - cổ tay 50 Khuyết sụn ống tai 434
Khớp quay - trụ dưới 49 Khuyết tĩnh mạch cảnh 248,252
Khớp quay - trụ gần 46 Khuyết trán 241
Khớp quay - trụ trên 48 Khuyết trên ổ mắt 241
Khớp sợi chày - mác 150 Khuyết trụ 37
Khớp thái dương - hàm dưới 267 Khuyết vai 33
Khớp trai 265 Khuỷu 83

L
Lá đệm mao mạch (màng mạch) 419 Lõm thuyền 432
Lá giới hạn sau 419 Lõm trung tâm điểm vàng 421
Lá giới hạn trước 419 Lòng đen của nhãn cầu 420
Lá mạch (màng mạch) 419 Lỗ bán nguyệt 409
Lá nền (màng mạch) 419 Lỗ bầu dục 251
Lá sắc tố cũng mạc 419 Lỗ bịt 124 . 125
Lá trên củng mạc 419 Lỗ cằm 261
Lá trên màng mạch 419 Lỗ chũm 247
Liềm bẹn 126 Lỗ dưới ổ mắt 255
Loa tai 431 Lỗ đỉnh chân răng 359
Lõm trám (sụn phễu) 383 Lỗ gai 251 . 265
Lõm. tam giác sụn phễu 383 Lỗ gò má mặt 258
Lỗ gò má-ổ mắt 258 Lồi cầu trong xương đùi 129, 131
Lỗ gò má-thái dương 258 Lồi cầu trong xương chày 133
Lỗ hàm dưới 262 Lồi cầu xương cánh tay 34
Lỗ hầu của vòi tai 372, 442 Lồi cầu xương chẩm 252
Lỗ huyệt ràng 255 Lồi cằm 261
Lỗ lớn xương chẩm 252 Lồi củ chày 133, 135
Lỗ mũi sau 265, 408 Lồi củ chậu 126
Lỗ mũi trước 405 . Lồi củ cơ mông 129
Lỗ ngoài cống tiền đình 249 Lồi củ đenta 34
Lỗ nhĩ của vòi tai 437 Lồi củ quay 36, 37
Lỗ nhĩ, ống thừng nhĩ 437 Lồi củ xương hộp 142
Lỗ ống tai trong 249 Lồi củ xương ghe 142
Lỗ ống thần kinh đá bé 249 Lồi cung 248
Lỗ ống thần kinh đá lớn 248 Lồi ống bán khuyên ngoài 436
Lỗ rách 309 Lồi ống thần kinh mặt 436, 437
Lỗ răng cửa 255 Lồi thanh quản 382
Lỗ sàng sau 242 Lông mày , 426
Lỗ sàng trước 242 Lợi 358
Lỗ tam giác cánh tay tam đầu 75, 79 Lớp cơ hầu 366
Lỗ tĩnh mạch cảnh 248 Lớp da (màng nhĩ) 438
Lỗ tĩnh mạch hiển 172 Lớp kết mạc nhãn cầu 426
Lỗ tịt (xương trán) 241, 243 Lớp mạch vỏ nhãn cầu 419
Lỗ tịt lư&i 360 Lớp niêm mạc hầu 371
Lỗ trán 241 Lớp niêm mạc khí quản 397
Lỗ trâm chũm 249 Lớp niêm mạc màng nhĩ 438
Lỗ trên ổ mắt 241 Lớp niêm mạc vòi tai 442
Lỗ tròn 251 Lớp tia màng nhĩ 438
Lỗ tứ giác 60 Lớp trong nhãn cầu 420
Lỗ xoang bướm 251 Lớp võng mạc 420
Lỗ xoang hàm trên 255 Lớp vòng màng nhĩ 438
Lỗ xương đỉnh 246 Lớp xơ vỏ nhãn cầu 418
Lồi búa 438 Lười 360
Lồi cầu ngoài xương đùi 129, 131 Lưỡi gà khẩu cái 356, 372
Lồi cầu ngoài xương chày 133 Lưỡi xương hàm dưới 262

M
M tĩnh mạch 84 Mạc cổ : 291
Má 356 - Lá nông 291
- Lá trước cột sống 294
Mạc cắn 290
- Lá trước khí quản 294
Mạc chậu 176
Mạc cơ 424

498
Mạc cơ cắn 278 Mào chậu 126
Mạc đòn ngực 56, 58 Mào chẩm ngoài 252
Mạc đùi 159, 172 Mào chẩm trong 252
Mạc giữ bánh chè 176, 148 Mào củ bé 34
Mạc giữ các gân cơ mác dưới 208 Mào củ lớn 34
Mạc giữ các gân cơ mác trên 208 Mào cung (sụn phễu) 383
Mạc giữ các cơ mác dưới 208 Mào gà 243
Mạc giữ các cơ mác trên 208 Mào gian mấu 131
Mạc giữ gân duỗi dưới 208 Mào lệ sau 259
Mạc giữ gân duỗi trên 208 Mào lệ trước 255
Mạc giữ gân gấp 42, 107 Mào lược xương mu . - 126
Mạc hầu nền 369 Mào mũi 255
Mạc má hầu 356, 371 Mào sàng 255, 256
Mạc mang tai 290 Mào trán 241
Mạc ngực 56 Mào trong 137
Mạc ổ mắt 422 Mào xoăn 255, 256
Mạc sàng 172 Mấu chuyển bé 129, 131
Mạc thái dương 275 Mấu chuyển thứ ba 129
Mạc trên sọ 275, 287 Mấu chuyển to 129, 131
Mạc tuyến dưới hàm 358 Mắt 416
Mạc tuyến mang tai 357 Mắt cá ngoài 137
Mạng mạch bánh chè 198 Mắt cá trong 133, 135
Mạng mạch khớp gối 198 Mặt giữa (răng) 359
Mạng mạch mắt cá ngoài 210 Mặt mí sau 426
Mạch máu thần kinh mũi ngoài 407 Mặt mí trước 426
Màn khẩu' cái 356 Mặt khép (răng) 359
Màng bịt 125 Mặt khớp giáp 383
Màng gian cốt cẳng chân 201 Mặt khớp phễu (sụn nhẫn) 383
Màng gian cốt cẳng tay 90 Mặt lưng lưỡi 360
Màng mạch (lớp mạch vỏ nhân cầu) 419 Mặt lưỡi (răng) 359
Mạng mạch khớp khuỷu 94 Mặt sau giác mạc 419
Màng nhĩ 433, 437, 438 Mặt sau mống mắt 420
Màng nhĩ phụ 436 Mặt sau sụn phễu 383
Màng tiền đình 445 Mặt sau thâu kính 421
Màng trên màng phổi 294 Mặt trước ngoài (sụn phễu) 383
Màng xoắn (ống ốc tai) 444 Mặt tiền đình 359
Màng xương sọ 263 Mặt tiếp xúc (răng) 359
Mạng mu cổ tay 97, 115 Mặt trong (sụn phễu) 383
Mảnh nền (thành dưới ống ốc tai) 444 . Mặt trước (giác mạc) 419
Mảnh ngoài mỏm chân bướm 251 Mặt xa (răng) 359
Mảnh trong mỏm chân bướm 251 Mê đạo sàng 243
Mảnh sụn nhẫn 383 Mê đạo tai màng 443, 444, 457
Mảnh phải sụn giáp 382 Mê đạo tai xương 443, 446
Mảnh trái sụn giáp 382 Men răng 359
Mảnh xoắn xương 447 Mép mí ngoài 426
Mào bịt 126 Mép mí trong 426
Mào bóng (ống bán khuyên) 444 Mép môi 355
Mào bướm 252 Mí dưới 426

499
Mí mắt 426 Mỏm móc 243
Mí trên 426 Mỏm ngoài xương búa 440
Miệng thắt của võng mạc 420 Mỏm ngoài củ gót 141
Mỏ xương bướm 251 Mỏm ngoài xương sên 141
Móc lệ 259 Mỏm quạ 33
Mốc tìm tuyến cận giáp 403 Mỏm sàng 258
Móc xương móc 42 Mỏm sau xương sên 141
Môi 355 Mỏm thái dương 258
Môi dưới 355 Mỏm thanh âm sụn phễu 383
Môi trên 355 Mỏm trâm 249
Môi trường trong suốt của nhãn cầu 421 Mỏm trâm (xương bàn tay 3) 43
Mông mắt 420 Mỏm trâm xương quay 38
Mỏm bọc 249 Mỏm trâm xương trụ 40
Mỏm (tĩnh mạch) cảnh 248 Mỏm trán 255, 258
Mỏm chân đế sên 141 Mỏm trên lồi cầu ngoài 35,131
Mỏm cơ (sụn phễu) 383 Mỏm trên lồi cầu trong 35, 131
Mỏm chũm 247 Mỏm trong tĩnh mạch cảnh 248
Mỏm cùng vai 32 Mỏm trước xương búa 440
Mỏm đậu 440 Mỏm vẹt 40, 262
Mỏm gò má 247, 258 Mỏm trong củ got 141
Mỏm hàm 258 Mỏm yên bướm giữa 251
Mỏm hình ốc 436 Mỏm yên bướm sau 251
Mỏm huyệt răng 255 Mỏm yên bướm trước 251
Mỏm khẩu cái 255 Mu chân 233
Mỏm khuỷu 40 Mu tay 114
Mỏm lệ 258 Mũi 405
Mỏm lồi cầu 262, 267 Mũi ngoài 405
Mỏm mi 420 Mũi trong 405, 408

N
Nang bạch huyết 361 Nếp lệ (ngách mi dưới) 428
Nền bàn đạp 440 Nếp lưỡi nắp giữa 372
Nền bánh chè 132 Nếp lưỡi nắp bên 372
Nền Ổ mũi 409 Nếp lưỡi - nắp thanh môn 361
Nền ổ mắt 418 Nếp mống mắt 420
Nền sọ ngoài 265 Nếp phễu nắp 386
Nền sọ trong 265 Nếp thanh âm 392
Nếp bán nguyệt kết mạc 426 Nếp thần kinh thanh quản 375
Nếp búa sau 438 Nếp tiền đình 386, 392
Nếp búa trước 438 Nếp vòi hầu 372
Nếp dưới lưỡi 358 Nếp vòi khẩu cái 372
Nếp khẩu ngang 356 Ngách bầu dục 447

500
Ngách bướm sàng 409 Nhánh lều tiểu não 460
Ngách cầu 447 Nhánh loa tai 475
Ngách hầu 372 Nhánh lợi dưới 465
Ngách hình lê 375 Nhánh lợi trên 462
Ngách mũi 408, 409 Nhánh lưng lưỡi 363
Ngách mũi dưới 243, 409 Nhánh lưỡi 464, 473
Ngách mũi giữa 243, 409 Nhánh má 468
Ngách mũi hầu 409 Nhánh màng nhĩ 464
Ngách mũi trên 409 Nhánh màng não 462, 463, 475
Ngách thượng nhĩ 435 Nhánh màng não phụ 314
Ngà răng 359 Nhánh mí 461
Ngăn cơ 176, 178 Nhánh mí dưới 463
Ngăn mạch máu 178 Nhánh môi dưới 465
Ngành dưới xương mu 124, 126 Nhánh môi trên 414
Ngành trên xương mu 124 Nhánh mũi 461
Ngành xương ngồi 124, 126 Nhánh mũi bên 461
Ngoại cốt ổ mắt 422 Nhánh mũi của thần kinh sàng trước 414
Ngoại dịch (tai trong) 445 Nhánh mũi dưới ngoài 463
Nhãn cầu 416, 418 Nhánh mũi giữa 461
Nhánh bì cẳng chân trong 184 Nhánh mũi ngoài 461, 463
Nhánh bì thần kinh bịt 173 Nhánh mũi sau 463
Nhánh bì trước thần kinh đùi 173 Nhánh mũi sau dưới ngoài 414, 463
Nhánh bờ hàm dưới 468 Nhánh mũi sau trên ngoài và trọng 414, 463
Nhánh cằm 465 Nhánh mũi sau trên trong 463
Nhánh chẩm 468 Nhánh mũi trên ngoài 463
Nhánh cổ 468 Nhánh mũi trong 461, 463
Nhánh cơ hai thân 468 Nhánh nối với đám rối nhĩ 468
Nhánh cơ ngực 56 Nhánh nối với hạch mi 461
Nhánh cơ trâm hầu 473 Nhánh nối với nhánh loa tai Tk lang thang 472
Nhánh cơ trâm móng 468 Nhánh nối với nhánh màng não 465
Nhánh dưới bánh chè 184 Nhánh nô'i với thần kinh gò má 460
Nhánh đá của Đm màng não giữa 442 Nhánh nối với thần kinh mặt 464
Nhánh đùi thần kinh sinh dục đùi 173 Nhánh nối với thần kinh hạ thiệt 464
Nhánh eo họng 464 Nhánh nối với thần kinh lưỡi 466
Nhánh gan 475 Nhánh nối với thần kinh mũi mi 459
Nhánh gan chân sâu 235 Nhánh nối với thần kinh thanh quản dưới 475
Nhánh gan tay nông 113 Nhánh nối với thần kinh thiệt hầu 468
Nhánh gan tay sâu 114 Nhánh nối với thừng nhĩ 464, 465
Nhánh giao cảm đến hạch mi 459 Nhánh ổ mắt 463
Nhánh gò má 468 Nhánh phế quản 475
Nhánh gò má mặt 462 Nhánh răng dưới 465
Nhánh gò má thái dương 462 Nhánh răng trên 462
Nhánh hạnh nhân 473 Nhánh tai (đến ống tai ngoài) 438
Nhánh hầu 463, 473, 475 Nhánh tai (của dây X) 438
Nhánh huyệt răng trên giữa 462 Nhánh thái dương 468
Nhánh huyệt răng trên sau 462 Nhánh thái dương nông 464
Nhánh huyệt răng trên trước 462 Nhánh thần kinh nhĩ (IX) 438
Nhánh khí quản (động mạch) 400 Nhánh thần kinh tai thái dương 438

501
Nhánh thận 475 Nhân thần kinh ròng rọc 459
Nhánh thân tạng 475 Nhân thần kinh vận nhãn 458
Nhánh tim cổ trên và dưới 475 Nhân thần kinh vận nhãn ngoài 459
Nhánh tim ngực 475 Nhân thể thấu kính 422
Nhánh trên móng (ĐM lưỡi) 363 Nhân tiền đình dưới 457
Nhánh tuyến 466 Nhân tiền đình ngoài 457
Nhánh tuyến mang tai 464 Nhân tiền đình trên 457
Nhánh vị sau 475 Nhân tiền đình trong 457
Nhánh vị trước 475 Nhân vận động của thần kinh sinh ba 460
Nhánh vòi 472 Nhóm bạch huyết khí - phế quản dưới 399
Nhánh xoang cảnh 473 Nhóm xoang giữa (xoang sàng) 411
Nhánh ■ xuyên 114 Nhóm xoang trước (xoang sàng) 411
Nhân bó đơn độc 466 Nhú dạng chỉ 360
Nhân bó gai thần kinh sinh ba 460 Nhú dạng đài 360
Nhân bó trung não của thần kinh sinh ba 460 Nhú dạng lá 360
Nhân cảm giác chính của thần kinh sinh ba 460 Nhú dạng nấm 360
Nhân gai thần kinh phụ 476 Nhú dạng nón 360
Nhân hoài nghi 471, 474, 476 Nhú lệ 426
Nhân lưng thần kinh lang thang 474 Niêm mạc miệng 356
Nhìn lưng thần kinh thiệt hầu 471 Niêm mạc mũi 411
Nhân nước bọt dưới 471 Niêm mạc thanh quản 393
Nhân nước bọt trên 466 Nón đàn hồi (màng nhẫn thanh âm) 387
Nhân ốc bụng 457 Nội dịch (tai trong) 445
Nhân ốc lưng 457 Nội mô tiền phòng 420
Nhân phụ 458 Núm răng 360
Nhân thần kinh hạ thiệt 477 Nửa ống cơ căng màng nhĩ 441
Nhân thần kinh mặt 466

Ô
Ô giữa 107 Ong bán khuyên trước 444
0 mô cái 107 Ong bán khuyên xương 447
0 mô út 107 Ong cánh tay 72
0 chảo 33, 44 Õng cảnh 309
0 cối 124 Õng cổ tay 107
0 dưới thanh môn 392 Ông cơ khép 180
Ổ mắt 264 Ong cơ căng màng nhĩ 441
0 mũi 264, 408 Ông chân răng 359
0 miệng 354 Ông dưới ổ mắt 255
0 miệng chính 355 Ong tiểu quản lệ 428
0 thanh quản 392 Ông đùi 179
Ốc tai 446 Õng động mạch cảnh 249, 265
Ông bạch huyết phải 304 Ong giáp lưỡi 400
Ông bán khuyên 444 Ong hàm dưới 262
Ong bán khuyên ngoài 444 Ông huyệt răng 255
Ong bán khuyên sau 444 Ông khẩu cái lớn 256, 265

502
Ống lệ mũi 258, 428 ống tai trong 448
Ống lồi cầu 252, 265 Ống thẹn 167
Ông ngoại dịch 446 Ống thủy tinh (thể thủy tinh nhãn cầu) 421
Ong ngoại tiết tuyến lệ 427 Ống thị giác 251
Ong ngực 304 Ống thông hang 437
Ống nối 444 Ống thần kinh hạ thiệt 255
Ống nội dịch 444 Ống tiết lớn (tuyến dưới lưỡi) 358
Ống mũi trán 416 Ống tiết nhỏ (tuyến dưới lưỡi) 358
Ống ốc tai 444 Ống tiết tuyến dưới lưỡi 358
Ống răng cửa 255 Ống tuyến dưới hàm 358
Ống soan cầu 444 Ống tuyến mang tai 357
Ống tai ngoài 265, 433

p
Phần căng (màng nhĩ) 438 Phần ổ mắt (tuyến lệ) 427
Phần chân bướm hầu (cơ khít hầu trên) 370 Phần sâu (tuyến mang tai) 357
Phần chéo (cơ nhẫn giáp) 388 Phần sụn hầu (cơ khít hầu giữa) 370
Phần chùng màng nhĩ 438 Phần sụn vách mũi 408
Phần di động của vách mũi 405 Phần sụn vòi tai 442
Phần gian màng (khe thanh môn) 393 Phần sừng hầu (cơ khít hầu giữa) 370
Phần gian sụn (khe thanh môn) 393 Phần thẳng (cơ nhẫn giáp) 388
Phần giáp hầu (cơ khít hầu dưới) 370 Phần thanh hầu 392
Phần hàm hầu (cơ khít hầu trên) 370 Phần thanh quản (hầu) 374
Phần lưỡi hầu (cơ khít hầu trên) 370 Phần võng mạc mống mắt 420
Phần má hầu (cơ khít hầu trên) 370 Phần võng mạc thể mi 420
Phần màng vách mũi 409 Phần võng mạc thị giác 420
Phần mi (tuyến lệ) 427 Phần xương vách mũi 408
Phần mũi hầu 372 Phần xương vòi tai 442
Phần nhẫn hầu (cơ khít hầu dưới) 370 Phễu sàng 243, 409
Phần nông (tuyến mang tai) 357

Q
Quai cổ 352 - Nhánh ■ giáp móng 352
- Rễ trên 352 Quai dưới đòn 321
- Rễ dưới 352 Quai ngực 56

503
R
Răng 358 Rãnh nhĩ 437
Răng cối 360 Rãnh nhị đầu ngoài 85, 86
Răng cửa 360 Rãnh nhị đầu trong 85
Răng nanh 360 Rãnh sàng sau 242
Răng sữa 359 Rãnh sàng trước 242
Răng tiền cối 360 Rãnh sên 140
Răng vĩnh viễn 359 Rãnh tận cùng 360
Răng bịt 125 Rãnh thần kinh đá lớn 248
Rãnh cổ tay 41 Rãnh thần kinh đá nhỏ 248
Rãnh củng mạc 419 Rãnh thần kinh quay 34, 79
Rãnh dưới ổ mắt 255 Rãnh thần kinh trụ 35, 76, 87
Rãnh động mạch cảnh 251 Rãnh vòi tai 442
Rãnh động mạch chẩm 247 Rãnh xoang tĩnh mạch dọc trên 246, 252
Rãnh động mạch thái dương giữa 246 Rãnh xoang tĩnh mạch đá dưới 248
Rãnh gân cơ mác dài 141, 142, 143, 208 Rãnh xoang tĩnh mạch đá trên 248, 249
Rãnh gân cơ gấp ngón cái dài 141, 142, 215 Rãnh xoang tĩnh mạch ngang 252
Rãnh gian củ 34 Rãnh xoang tĩnh mạch xích ma 246, 247
Rãnh giao thoa thị giác 250 Rễ gai thần kinh phụ 477
Rãnh gót 141 Rễ lưỡi 360, 361
Rãnh hàm móng 262 Rễ sọ thần kinh phụ 476
Rãnh khẩu cái lớn 255. 256 Rễ vận nhãn 459
Rãnh lệ 255, 259 Rô'n màng nhĩ 438
Rãnh màng nhĩ 249 Ròng rọc (xương cánh tay) 35
Rãnh mỏm trên lồi cầu ngoài - mỏm khuỷu 87 Ròng rộc mác 141
Rãnh mũi má 405 Ròng rọc sên 140

s
Soan nang 444 Sụn cánh mũi nhỏ 406
Soi đáy mắt 421 Sụn chêm 381, 384
Soi màng nhĩ 433 Sụn giáp 381, 382
Soi thanh quản 387 Sụn hầu 468
Sống mũi 405 Sụn khí quản 397
Sợi cơ kinh tuyến 420 Sụn lá mía mũi 406
Sợi cơ vòng 420 Sụn mí dưới 426
Sợi thấ'u kính 422 Sụn mí trên 426
Sụn cánh mũi lớn 406 Sụn mũi 406

504
Sụn mũi bên 406 Sụn sừng 381, 384
Sụn mũi phụ 406 Sụn thóc 381, 384
Sụn nắp thanh môn 381, 383 Sụn vách mũi 406
Sụn ống tai 434 Sụn vành tai 432
Sụn nhẫn 381, 383 Sụn viền 44
Sụn phễu 381, 383 Sừng dưới (sụn giáp) 383
Sụn phụ 406 Sừng trên (sụn giáp) 383

T
Tai giữa 435 Thần kinh bắp chân, nhánh gót ngoài 212
Tai ngoài 431 Thần kinh bì bắp chân ngoài 211
Tai trong 443 Thần kinh bì bắp chân ngoài, nhánh nô'i mác 211
Tam giác cơ tròn 58 Thần kinh bì bắp chân trong 211
Tam giác cổ trước 288 Tk. bì cánh tay trong 61, 76, 99
Tam giác cảnh 288 Tk. bì cẳng tay sau của Tk. quay 99
Tam giác cổ sau 289 Tk. bì cẳng tay trong 61, 75, 84, 91
Tam giác chẩm 289 Thần kinh bì đùi ngoài 173
Tam giác dưới chẩm 336 Thần kinh bì đùi sau 211
Tam giác dưới hàm 288 - Nhánh đáy chậu 159, 165
Tam giác đùi 179 Thần kinh bì mông trên, giữa, dưới 158, 159
Tam giác vai đòn 289 Thần kinh bì mu chân giữa 202
Tấm dưới da 172 Thần kinh bì mu chân ngoài 212
Tấm dưới niêm mạc (hầu) 371 Thần kinh bì mu chân trong 202
Tăng nhãn áp 422 Thần kinh bịt 184
Tầng hạch thần kinh thị 421 Thần kinh bóng ngoài 457
Tầng hạch (võng mạc) 421 Thần kinh bóng sau 457
Tầng não (võng mạc) 421 Thần kinh bóng trước 457
Tầng sắc tố thể mi 420 Thần kinh cằm 465
Tầng sắc tố (võng mạc) 420 Thần kinh cắn 269
Tầng thượng bì thần kinh (võng mạc) 421 Thần kinh căng màn khẩu cái 465
Thang nhĩ 446 Thần kinh căng màng nhĩ 465
Thang tiền đình 446 Thần kinh cảnh nhĩ 472
Thành màng 397 Thần kinh cầu nang 457
Thân đe 440 Thần kinh chẩm nhỏ 349
Thân giáp cổ 324 Thần kinh chân bướm khẩu cái 462
Thân lang thang trước và sau 475 Thần kinh chậu bẹn 173
Thân lư&i 360 Thần kinh chày 166, 219
Thân lưỡi mặt 312 - Các nhánh cơ 219
Thân răng 359 - Nhánh gót trong 219
Thân sên 140 Thần kinh cơ bàn đạp 468
Thân sườn cổ 326 Thần kinh cơ bì 60, 75
Thân tay đầu 302 Thần kinh cơ cắn 463
Thần kinh bắp chân 211 Thần kinh cơ chân bướm ngoài 464

505
Thần kinh cơ chân bướm trong 464 - Các nhánh cơ 211
Thần kinh cơ dưới đòn 347 - Nhánh bì mu chân giữa, trong 211
Thần kinh cơ hàm móng 4 65 Tk. mác sâu, các nhánh cơ 210
Thần kinh cơ ngực 56 Tk mắt : 460
Thần kinh của mũi 414 - Nhánh lều tiểu não 460
Thần kinh dưới lưỡi 464 Tk. mặt 466
Thần kinh dưới ổ mắt 462 Tk. mi dài 461
- Nhánh mũi ngoài 463 Tk. mi ngắn 459
- Nhánh mũi trong 463 Tk. mông dưới 166
Thần kinh dưới ròng rọc 461 Tk. mông trên 164
Thần kinh đá lớn 463, 468 Tk. mu ngón chân nhì trong 311
Thần kinh đá nhỏ 465, 472 Tk. mũi khẩu cái 414, 463
Thần kinh đá sâu 463 Tk. mũi mi 461
Thần kinh đùi 184 Tk. nách 55, 61, 76
Thần kinh gan chân ngoài 219, 232 Tk. ngang cổ 349
- Nhánh nông 232 Tk. ngồi 164, 166, 198
- Nhánh sâu 232 Tk. nhĩ 472
Thần kinh ngón chân chung 232 Tk. ống chân bướm 463
Thần kinh ngón chân riêng 232 Tk. ống tai ngoài 464
Thần kinh gan chân trong 219, 232 Tk. phụ 476
Thần kinh gan ngón chung 112 - Nhánh ngoài 477
Thần kinh gan ngón riêng 112 - Nhánh trong 477
Thần kinh gian cốt sau (Tk quay) 86, 102 Tk. quay 61, 77, 79, 86, 98
Thần kinh gian cốt cẳng chân 219 - Nhánh nông 98
Thần kinh gian cốt trước 99 - Nhánh bì mu tay 114
Thần kinh giữa 60, 76, 86, 99, 112 Tk. ròng rọc 424, 459
- Rễ ngoài 60 Tk. sàng sau 242, 461
- Rễ trong 61 Tk. sàng trước 242, 414, 461
112 Tk. sinh ba 414, 460
- Nhánh nối với Tk. trụ
Tk. gò má 460, 462 - Rễ cảm giác 460
Tk. hạ thiệt 477 - Rễ vận động 460
- Các nhánh lưỡi 478 Tk. soan bóng 457
Tk. hàm dưới 463 Tk. soan nang 457
Tk. hàm trên 462 Tk. tai lớn 349
Tk. hiển 184, 202 - Nhánh trước 349
Tk. hoành 346 - Nhánh sau 349
Tk. huyệt răng dưới 465 Tk. tai sau 468
Tk. huyệt răng trên, sau, giữa, trước 462 Tk. tai thái dương 269, 463
Tk. khẩu cái lớn 463 Tk. tai trước 464
Tk. khẩu cái nhỏ 463 Tk. thái dương sâu 463
Tk. khứu giác 414 Tk. thanh quản dưới 475
Tk. lang thang 472, 474 Tk. thanh quản trên 475
Tk. lệ 460 Tk. thanh quản quặt ngược 475
Tk. lưỡi 464, 468 Tk. thẹn 167
Tk. má 464 Tk. thị giác 416, 456
Tk. mác chung 166 Tk. thiệt hầu 442, 470
Tk. mác nông 202, 211 Tk. tiền đình ốc tai 457

506
- Phần ốc tai 457 Tiền phòng (nhãn cầu) 420
— Phần tiền đình 457 Tiểu quản lệ 426, 428
- Rễ dưới 457 Tiểu quản nhĩ 472
- Rễ ốc tai 457 Tiểu thể cảnh 315, 473
- Rễ tiền đình 457 Tm. cánh tay 75
- Rễ trên 457 Tm. cảnh ngoài 333
Tk. trán 460 Tm. cảnh trong 333
Tk. trên đòn-trong, giữa, ngoài 349 Tm. cảnh trước 333
Tk. trên ổ mắt 241, 461 Tm. chẩm 333
Tk. trên ròng rọc 461 Tm. chày sau 198, 219
Tk. trụ 61, 76, 98, 112 Tm. chày trước 198
- Nhánh nông 112 Tm. chủ trên 336
- Nhánh bì mu tay 114 Tm. cơ cắn 331
— Nhánh sâu 112 Tm. cổ sâu 336
Tk. trung gian 466 Tm. của ổ mũi 414
Tk. tuyến giáp 402 Tm. dưới cằm 331
Tk. vận nhãn 424, 458 Tm. dưới đòn 333
— Nhánh dưới 459 Tm. dưới lưsữ 364
- Nhánh trên 459 Tm. đầu 64, 72, 75, 91
Tk. vận nhãn ngoài 424, 454 Tm. đốt sống 336
Thành chũm (hòm nhĩ) 437 Tm. đốt sống trước 336
Thành dưới, ngoài, trên (ông ốc tai) 444 Tm. đùi 198
Thành động mạch cảnh (hòm nhĩ) 437 Tm. gan ngón chân 223
Thành mê đạo (hòm nhĩ) 436 Tm. gian đốt sống 336
Thành mũi trong 408 Tm. giáp dưới 402
Thành mũi ngoài 409 Tm. giáp giữa 335, 336, 402
Thành màng (hòm nhĩ) 437 Tm. giáp trên 335, 402
Thành nhĩ ống ốc tai 444 Tm. giữa cẳng tay 83, 91
Thành trần (hòm nhĩ) 436 Tm. giữa đầu 84
Thành TM cảnh 436 Tm. giữa khuỷu 83
Thanh quản 380 Tm. góc 330
Thanh thất 393 Tm. hầu 376
Thung lũng nắp thanh môn 361, 367 Tm. hiển bé 198, 212
Thủy dịch 420, 422 Tm. hiển lớn 174
Thủy tinh dịch 421 Tm. khẩu cái ngoài 331
Thùy phải, trái (tuyến giáp) 400 Tm. kheo 198
Thùy tháp (tuyến giáp) 400 Tm. khớp gối 198
Thừng nhĩ 468 Tm. lưỡi 335, 364
Thượng mô thấu kính 421 Tm. lưỡi sâu 364
Thượng mô trước giác mạc 419 Tm. lưng lưỡi 364
Tia búa 438 Tm. mác 219
Tiền đình (mê đạo xương) 447 Tm. mắt 330
Tiền đình miệng 355 Tm. mặt 330
Tiền đình mũi 408 - Nhánh mang tai 331
Tiền đình thanh quản 392 Tm. mặt chung 333
Tiền đình thật sự (tai trong) 447 Tm. mặt sâu 330

507
Tm. mê đạo 448 Trụ trước (xương bàn đạp) 440
Tm. môi trên 331 Trụ xương bóng 447
Tm. nách 62, 64 Trụ xương đơn 447
Tm. nền 64, 75, 84, 91 Trụ xương chung 447
Tm. ống ốc tai 335 Trục của khung chậu 127
Tm. ngang mặt 333 Trục nhãn cầu 418
Tm. ống chân bướm 333 Trục thâu kính 421
Tm. sau hàm 331 Trục thị giác 418, 421
Tm. tai sau 333 Trung tâm gân cơ hoành 399
Tm. tay đầu 334 Túi lệ 428
Tm. thái dương giữa 333 Túi nội dịch 444
Tm. thanh quản dưới 336, 394 Túi thanh mạc gân gót 215
Tm. thanh quản trên 394 Túi thanh mạc trên bánh chè 149
Tm. trâm chũm 333 Túi thanh quản 393
Tm. trên ổ mắt 330 Tủy răng 359
Tm. trên vai 333 Tuyến bã 426
Tm. ức đòn chũm 335 Tuyến cận giáp dưới 403
Tm. và bạch mạch đầu mặt cổ 329 Tuyến cận giáp trên 403
Trán 264 Tuyến giáp 400
Trần của ổ mũi 409 Tuyến hạnh nhân khẩu cái 356
Trần hòm nhĩ 251 Tuyến khẩu cái 356
Tròng trắng của mắt 419 Tuyến hầu 371
Trụ dài (xương đe) 440 Tuyến lệ • 427
Trụ đối luân (các) 431 Tuyến mang tai phụ 357
Trụ màng bóng 444 Tuyến môi 355
Trụ màng chung 444 Tuyến nước bọt dưới hàm 357
Trụ màng đơn 444 Tuyến nước bọt dưới lưỡi 358
Trụ ngắn (xương đe) 440 Tuyến nước bọt mang tai 356
Trụ ốc tai 447 Tuyến mi 426
Trụ sau (xương bàn đạp) 440 Tuyến sụn (mi) 426

u
Ụ chẩm ngoài 252 Ụ nhô(khung chậu) 127
Ụ chẩm trong 252 ự nhô (thành mê đạo hòm nhĩ) 436
Ụ đỉnh 246 ự trán 240
Ụ ngồi 126

508
V
Vách gian cơ đùi ngoài 171 Vòng động mạch não 309
Vách gian cơ đùi trong 172 Vòng đùi 179
Vách gian cơ sau cẳng chân 202 Vòng gân chung 424
Vách gian cơ trước cẳng chân 202 Vòng gân cơ khép 178, 197
Vách giữa chân bướm hàm 370 Vòng mống mắt lớn 420
Vách giữa hầu 369 Vòng mống mắt nhỏ 420
Vách lưỡi 361 Vòng nhĩ 437
Vách mũi 405, 408 Vòng sụn sợi 438
Vách ổ mắt 422 Vùng cánh tay sau 76
Vách ống cơ vòi 442 Vùng cánh tay trước 71
Vách xoang bướm 411 Vùng căng chân sau 211
Vách xoang trán 411 Vùng cẳng chân trước 202
Vết ấn dây chằng sườn đòn 30 Vùng cẳng tay sau 99
Vết ấn thần kinh sinh ba 248 Vùng cẳng tay trước 90
Vết cầu nang 444 Vùng đenta 55
Vết soan nang 444 Vùng đùi sau 187
Vết võng mạc 421 Vùng đùi trước 172
Viền mí sau 426 Vùng gian lồi cầu sau 135
Viền mí trước 426 Vùng gian lồi cầu trước 135
Vỏ thấu kính 421 Vùng gối sau 195
Vòm dọc bàn chân 143 Vùng gối trước 194
- Phần ngoài 143 Vùng hô hấp (niêm mạc mũi) 411
- Phần trong 143 Vùng khuỷu sau 87
Vòm hầu 372 Vùng khuỷu trước 83
Vòm kết mạc dưới 426 Vùng khứu (niêm mạc mũi) 411
Vòm kết mạc trên 426 Vùng nách 54
Vòm ngang 143 Vùng ngực 56
Vòm sọ 263 Vùng mi 422
Vòi tai 365 Vùng mông 156
Vòng bạch huyết quanh họng 374 Vùng vai 58

K
Xích đạo thấu kính 421 Xoang Tm. đá trên 442
Xoang bướm 411 Xoang Tm. hang 330
Xoang cạnh mũi 409 Xoang Tm. sigma 333
Xoang cảnh 315 Xoang trán 243, 411
Xoang chũm 437 Xoăn mũi dưới, giữa, trên 409
Xoang hàm trên 255, 410 Xoăn mũi trên cùng 409
Xoang sàng 243, 411 Xoắn tai 431
Xoang Tm. củng mạc 419, 422 Xương bàn đạp 440
Xoang Tm. đá dưới 335 Xương bàn chân 138, 139

509
Xương bánh chè 131 - Bờ chũm, bờ lamđa 252
- Đỉnh 132 - Phần bên 252
- Mặt khớp hay mặt sau 132 - Phần nền 252
- Mặt trước 132 - Phần trai chẩm 252
-Nền 132 Xương chậu 123
Xương búa 440 Xương chêm trong, giữa, ngoài 142
Xương bướm 250 Xương con của tai (các) 440
Xương bướm — cánh lớn 251 Xương cổ chân 139
- Bờ đỉnh 251 Xương cổ tay 40
— Bờ gò má 251 Xương cùng 123
- Bờ trai 251 Xương đậu 41
- Bờ trán 251 Xương đe 440
— Mặt hàm trên 251 Xương đỉnh 245
- Mặt não 251 - Bờ chẩm, bờ dọc giữa, bờ trai, bờ trán 246
— Mặt ổ mắt 251 - Góc bướm, góc chẩm, góc chũm, góc trán 246
— Mặt thái dương 251 — Mặt ngoài, mặt trong 246
Xươmg bướm - cánh nhỏ 251 Xương đòn 30
Xương bướm - mỏm chân bướm : mảnh ngoài, 251 - Đầu cùng ức 31
mảnh trong 251 -Đầu cùng vai 31
Xương bướm - thân bướm 250 Xương đốt bàn chân 139, 142
- Mặt dưới 250 Xương đốt bàn tay 42
- Mặt sau 251 Xương đốt ngón chân gần 142
-Mặt trên 251 Xương đốt ngón chân giữa 142
-Mặt trước 251 Xương đốt ngón chân xa 142
Xương đốt ngón 43, 142
Xương cả 41 - Chỏm đốt ngón 142
Xương cánh tay 34 - Nền đốt ngón 142
— Bờ ngoài, trong, trước 34 - Thân đốt ngón 142
- Chỏm 34 Xương đùi 127
.- Cổ giải phẫu 34 -Thân 129
- Cổ phẫu thuật 34 Xương gò má 257
- Mặt sau 34 - Mặt ngoài 258
— Mặt trước ngoài 34 - Mặt ổ mắt 258
- Mặt trước trong 34 — Mặt thái dương 258
Xương chày 132 Xương ghe 142
- Bờ gian cốt 133 Xương gót 141
- Bờ trong 133 Xương hàm dưới 261
- Bờ trước 133 - Ngành hàm 262
— Mặt ngoài 132 + Bờ dưới, sau, trên, trước 262
- Mặt sau 132 + Mặt ngoài, trong 262
- Mặt trong 132 - Thân xương 261
-Thân 132 - Mặt ngoài (trước) 261
Xương cánh chậu 124 - Mặt trong (sau) 262
Xương chẩm 252 Xương hàm trên 254

510
- Thân 255 - Mảnh sàng 238
- Mặt dưới thái dương 255 - Mảnh thẳng đứng 243
- Mặt mũi 255 Xương sên 140
- Mặt ổ mắt, mặt trước 255 Xương thái dương 246
Xương hông 124 - Phần đá 247
Xương hộp 142 - Phần nhĩ 249
Xương khẩu cái 256 - Phần trai 246
- Mảnh ngang 257 Xương thang 41
+ Mặt khẩu cái 257 Xương tháp 41
+ Mặt mũi 257 Xương thê 41
- Mảnh thẳng 256 Xương thuyền 41
+ Mặt hàm 256 Xương trán 240
+ Mặt mũi 256 - Bờ đỉnh, bờ trên ổ mắt 240
Xương khớp chi dưới 121 - Bờ mũi 241
Xương khớp chi trên 28 - Mặt ổ mắt 241
Xương lá mía 260 - Mặt thái dương 241
Xương lệ 259 - Mặt trong 241
- Bờ dưới, bờ sau, bờ trên 259 - Phần mũi 241
- Mặt ổ mất, mặt trong 259 — Phần ổ mắt 241
Xương mác 135' - Phần trai trán 240
— Bờ gian cốt 136 Xương trụ 39

- Bờ sau, bờ trước 136 - Bờ gian cốt 40


- Mặt ngoài, mặt sau, mặt trong 136 - Bờ sau 40
-Thân 135 - Bờ trước 40
Xương móc 41 - Chỏm trụ 40
Xương móng 262 - Mặt sau 40
- Thân 262 - Mặt trong 40
- Sừng lớn 263 - Mặt trước 40
- Sừng nhỏ 263 Xương vai 32
Xương mu 124 - Bờ ngoài 33
Xương mũi 246 - Bờ trên 33
Xương ngón tay 43 - Bờ trong 33
Xương ngồi 124 - Góc dưới 33
Xương nguyệt 41 - Góc ngoài 33
Xương quay 36 - Góc trên 33
- Bờ gian cốt 36 - Mặt lưng 32
- Bờ sau 36 - Mặt sườn 32
- Bờ trước 36 Xương xoăn mũi dưới 258, 409
- Chỏm 36 Xương xoăn mũi giữa 409
— Góc cổ thân 37 Xương xoăn mũi trên 409
- Mặt ngoài, mặt sau, mặt trước 36 Xương xoan mũi trên cùng 409
Xương sàng 243 Xương vừng 44
— Mảnh ổ mắt 243

Yên bướm

511
BẢNG CHỈ DẪN TRA cứu TIENG LA-TINH

A
Acetabulum Apertura pelvis superior 125
Acromion 32 Apertura sinus sphenoidalis 251
Aditus ad antrum 437 Apertura tympanica canaliculi chordae tympani 437
Aditus laryngis 392 Apex capitis fibulae 137
Aditus orbitae 418 Apex cartilaginis arytenoideae 383
Agger nasi 409 Apex nasi 405
Ala cristae gallie 243 Apex patellae 132
Alae nasi 405 Aponeurosis linguae 361
Ala ossis ilium 124 Aponeurosis plantaris 223
Ala vomeris 247 Apparatus lacrimalis 427
Alveoli dentales 255, 262 Aqueductus cochleae 446
Ampulla canaliculi lacrimalis 428 Aqueductus vestibularis 444
Ampullae membranaceae 444 Aqueductus vestibuli 249, 447
Ampullae osseae 447 Arcus aortae 307
Angulus iridocornealis 422 Arcus alveolaris 255, 262
Angulus mandibulae 262 Arcus cartilaginis cricoideae 383
Angulus oculi lateralis 426 Arcus iliopecineus 178
Angulus oculi medialis 426 Arcus palatoglossus 356, 372
Ansa cervicalis 352 Arcus palatopharyngeus 356, 372
- Radix superior 352 Arcus palmaris profundus 113
- Radix inferior 352 Arcus palmaris superficialis 113
- Ramus thyrohyoideus 352 Arcus pedis longitudinalis, pars lateralis 143
Ansa subclavia 321 Arcus pedis longitudinalis, pars medialis 143
Anthelix 431 Arcus pedis transversalis 143
Antitragus 432 Arcus plantaris 230, 235
Antrum mastoideum 437 Arcus pubis 127
Anulus femoris 179 Arcus superciliaris 240, 276
Anulus fibrocartilagineus 438 Arcus tendicus 215
Anulus iridis major 420 Arcus tensineus m. solei 215
Anulus iridis minor 420 Arcus venosus dorsalis pedis 174, 233
Angulus iridocornealis 420 Arcus venosus juguli 333
Arcus zygomaticus 263
Anulus tendineus communis 424
Arcus venosus plantaris 232
Anulus tympanicus 437 Area intercondylare anterior 135
Apertura externa aqueductus vestibuli 249 Area intercondylare posterior 135
Apertura pelvis inferior 127 Arteria arcuata 235

512
A. auricularis posterior 312, 435 A. genus descendens 183
- A. stylomastoidea 313 A. genus inferior lateralis 197
- A. tympanica post. 313 A. genus inferior medialis 197
- Ramus auricularis 313 A. genus media 197
- Ramus occipitalis 313 A. genus superior lateralis 197
A. auricularis profunda 435, 438 A. genus superior medialis 197
A. axillaris 61 A. g'lutea inferior 167, 189
A. brachialis 74 A. glutea superior 164
A. caratis communis 301 A. iliaca externa 178
A. caratis externa 310 Aa. intercostales posteriores 326
A. carotis interna 307 A. intercostalis suprema 326
— Rami caroticotympanici 307 A. interossea anterior 95
A. centralis retinae 421 A. interossea communis 95
A. cerebri anterior 309 A. interossea posterior 95, 102
A. cerebri media 309 A. labyrinthi 448
A. cervicalis ascendens 324 A. laryngea inferior 324, 394
A. cervicalis profunda 326 A. laryngea superior 394
A. cervicalis superficialis 325 A. lingualis 311, 361
A. choroidea anterior 309 - A, sublingualis 311, 363
A. circumflexa femoris lateralis 164, 182 - Rami dorsales linguae 311, 363
A. circumflexa femoris medialis 182 - Ramus suprahyoideus 311, 363
A. circumflexa humeri anterior 63 A. malleolaris anterior lateralis 209
A. circumflexa humeri posterior 63 A. malleolaris anterior medialis 210
A. circumflexa ilium profunda 164, 181 A. maxillaris 313, 435
A. circumflexa ilium superficialis 174, 181 - A. all^^c^ll^i^i^ inffeior 314
A. collateralis ulnaris inferior 75 - A. alveolaris sup. ant. 314
A. collateralis ulnaris superior 75 - A. alveoLaris sup.post 314
A. comitans n. ischiadici 167 - A. aarícularís profiindd 314
A. commudicans posterior 309 - A. buí^^^ 314
Aa. digitales dorsales 117, 235 - A. canaHs pterygoideé 314
As. digitales palmares communes 113 - A. infraorbiSalis 314
Aa. digiatles palmares propriae 113 - A. masseterica 314
A. dorsalis pedis 235 - A. meningea media 314
A. epigastrica inferior 181 - Ramus meningeus accessorius 314
A. epigastrica superficialis 173, 181 - Aa. nasales posteriores, laterales et septi 314
A. epigastrica superior 326 - A. ralrtidr desceddeds 314
A. facialis 312 - Rami pterygoidei 314
- A. angularis 312 - A. srhedoralatidr 314
- A. labialis inferior 312 - Aa. temporales profundae 314
- A. labialis superior 312 - A. tympanica anterior 314
- A. palatina ascendens 312 A. mediana 95
- A. submentalis 312 A. mening-ea media 443
- Rami glandulares 312 Aa. metacropeae dorsales 115
- Ramus tonsillaris 312 Aa. metatarseae dorsales 235
A. femoralis 178 Aa. metacarpeae palmares 114

513
A. metatarseae plantares 231 A. recurrens radialis 97
A. musculophrenica 326 A. recurrens tibialis anterior 209
Aa. nasales posteriores laterales 412 A. recurrens tibialis posterioris 209
Aa. nasales posteriores septi 412 A. recurrens ulnaris 94
A. obturatorius 184 - Ramus anterior 94
A. occipitalis 312 - Ramus posterior 94
- Rami occipitales 312 A. sphenopalatina 412
— Rami sternocleidomastoidei 312 A. sacrales laterales 164
— Ramus auricularis 312 A.scapularis descendens (dorsalis) 33^5, 326
— Ramus descendens 312 A. subclavia 319
- Ramus mastoideus 312 A. sublingualis 364
A. opthalmica 309 A. subscapularis 63
A. palatina ascendens 376 — A. cricumflexa scapulae 63
A. palatina descendens 412 - A. thoracodorsalis 63
A. palatina major 414 A. suprascapularis 326
Aa. palatinae minores 414 - Ramus acromialis 326
Aa. perforantes 182 Aa. surales 197
A. pericardiacophrenica 326 A. tarsea lateralis 210, 235
A. peronea 217 Aa. tarseae mediales 210, 235
— Rami malleolares 219 A. temporalis superficialis 313, 435
- Ramus calcanei 219, 218 - A. temporalis media 313
- Ramus communicans 218 - A. transversa faciei 313
— Ramus malleolares mediales 217 - A.zygomaticoorbitalis 313
- Ramus perforans 218 — Rami auriculares anteriores 313
A. pharyngea ascendens 312, 443 - Rami parotidei 313
— Rami pharyngei 312 - Ramus frontalis 313
- A. meningea post. 312 - Ramus parietalis 313
- A. tympanica inferior 312 A. thoracica interna 326
A. plantaris lateralis 217, 230, 235 - Rami bronchiales 326
A. plantaris medialis 232, 217 - Rami intercostales anteriores 326
A. poplitea 178, 197 - Rami mediastinales 326
A. princeps pollicis 97, 114 - Rami perforantes 326
A. profunda brachii 75 - Rami sternales 326
- A. collaterals media 75 — Rami thymici 326
— A. collateralis radialis 75 A. thoracia lateralis 63
- A.nutriciae humeri 75 - Rami mammarii lateralis 63
- R. deltoideus 75 A. thoracica suprema 63
A. profunda femoris 181 A. thoracoaromialis 63
A. profunda linguae 364 - Rami pectorales 63
Aa. pudendae externae 174, 181 — Ramus acromialis 63
A. pudenda interna 167 — Ramus clavicularis 63
A. radialis 96 — Ramus deltoideus 63
- Ramus carpcus dorsalis 97 A. thyroidea ima. 398
— Ramus carpeus palmaris 97 A. thyroidea inferior 334, 402
— Ramus palmaris superificialis 97 — Rami esophagei 324
A. radialis indicis 114 - Rami glandulares 324

514
- Rami tracheales 324 Art. humeroradialis 46
A. thyroidea superior 311, 401 Art. hsmrrrulnaris 46
— A. laryngea superior 311 Art. incudomalleolaris 441
- Ramus anterioo 311 Art. incudostapedia 441
— Ramus crioorhhrri<Oers 311 Art. intercarpeae 51
— Ramus innfahyoideus 311 Art. intermetacarpeae 51
- Ramus sSernoclerdomastoideus 311 Art. intermetatarseae 153
- Ramus porUeeior 311 Art. interphalangeae pedis 153
A. tibialis anterior 197, 208 Art. intertarseae 152
A. tibialis posterior 197, 2217 Art. med^ca^ea 51
— Rami caleanei. 217 Art. metacarpophalangeae 51
- Rami malleolares mediates 217 Art. interphalangeae manus 51
- Ramus circumflexus fibulae 217 Art. metatarsophalangeae 153
A. transversa colli 325 Art. ossis pisiformis 51
— Ramus superficialis 325 Art. pedis 151
A. tympanica anterior 438 Art radiocarpeae 50
A. tympanica anterior et superior 442 Art. radioulnaris distalis 49
A. tympanica posterior 442 Art. radioulnaris proximalis 46
A. tympanica inferior 442 Art. sacroiliaca 126
A. ulnaris 93 Art. subtalaris 152
- Ramus carpeus palmaria 95 Art. talocaleaneonavicularis 153
- Ramus carpeus dorsalis 95 Art. talocruralis 151
- Ramus palmaris profundus 95 Art. tarsi transversa 153
A. vertebralis 324 Art. tarsrmetatarsar 153
Articulatio calcaneocuboidea 153 Art. temporomandibularis 267
Art. carpometacarpeae 51 Art. tibiofibularis 150
Art. carpometacarpea pollicis 51 Auricula 431
Art. coxae 144 Auris externa 431
Art. cricrarytrnridea 386 Auris interna 443
Art. genus 147 Auris media 435
Art. cricothyroidea 386 Axis bulbi 418
Art. cubiti 46 Axis lentis 421
Articulatio cunceonavicuuaris 153 Axis opticus 418, 421
Art. humeri 44 Axis pelvis 127

B
Basis cartilaginis arytenoideae 383 Bulbus oculi 418
Basis cranii externa 265 Bulbus olfactorius 455
Basis cranii interna 265 Bulbus venae jugularis inffeĩoo 335
Basis patellae 132 Bulbus venae jugularis suueeíoo 334
Basis phalangis 43 Bulla ethmoidalis 2-14, 409
Basis stapedis 440 Bursa suprapatellaris 149
Bronchus principalis (dexter et sinister) 397 Bursa tendinis calcanei 215
Bucca 356

515
c
Calcaneus 141 Cartilagines alares minores 406
Calvaria 263 Cartilago arytenoidea 381, 383
Camera anterior bulbi 422 Cartilago auriculae 432
Camera posterior bulbi 422 Cartilago epiglottis 331, 383
Canales alveolares 257 Cartilago corniculata 331, 384
Canales semicirculares ossei 447 Cartilago cricoidea 381, 383
Canaliculus lacrimalis 428, 426 Cartilago cuneiformis 381, 384
Canaliculus tympanicus 472 Cartilago meatus acustici 434
Canalis adductorius 180 Cartilago nasi lateralis 406
Canalis caroticus 249, 265,309 Cartilago septi ■ nasi 406
Canalis carpi 107 Cartilago thyroidea 381, 382
Canalis condylaris 252, 265 Cartilago triticea 381, 384
Canalis femoris 179 Cartilago vomeronasalis 406
Canalis hyaloideus 421 Caruncula lacrimalis 426
Canalis hypoglossi 252 Caruncula sublingualis 358
Canalis infraorbitalis 255 Cavitas glenoidalis 33
Canalis incisivus 255 Cavitas pelvis 127
Canalis mandibulae 262,267 Cavum coronale 359
Canalis opticus 251 Cavum dentis 359
Canalis palatinus major 265 Cavum laryngis 392
Canalis pudendalis 167 Cavum infraglotticum 392
Canalis radicis dentis 359 Cavum nasi 264
Capitulum humeri 34 Cavum oris 354
Capsula articularis 45, 47, 144, 148, 269 Cavum oris proprium 355
Capsula fibrosa 401 Cavum tympani 435
Capsula lentis 421 Cellulae anteriores 411
Caput femoris 129 Cellulae ethmoidales 243
Caput fibulae 137 Cellulae mastoideae 437
Caput humeri 34 Cellulae mediae 411
Caput mallei 440 Cellulae posteriores (sinus ethmoidalis) 411
Caput mandibulae 262, 267 Cementum 359
Caput phalangis 43 Centrum tendineum 399
Caput radii 36 Chiasma opticus 456
Caput stapedis 440 Chiasma tendinum 110
Caput tali 140 Choanae 265, 408
Caput ulnae 40 Choroidea 419
Carina tracheale 398 Chorda tympani 466
Carpus 40 Cingulum membri inferioris 121
Cartilagines nasales accessoriae 406 Cingulum membri superioris 30
Cartilagines nasi 406 Circulus arteriosus cerebri 309
Cartilagines tracheales 397 Circumferentia articularis (radius) 36
Cartilago alaris major 406 Circumferentia articularis (ulna) 40

516
Clavicula 30 Corpus ossis pubis 124
Cochlea 444, 447 Corpus phalangis 43
Collum chirurgicum 34 Corpus tali 140
Collum dentis 359 Corpus vitreum 421
Collum fermoris 129 Crista ampullaris (ductus semicirculares) ■144
Collum mandibulae 262 Crista arcuata 383
Collum tali 140 Crista conchalis 252, 255,256
Collum radii 36 Crista ethmoidalis 252, 255, 256
Collum scapulae 33 Crita frontalis 241
Commissure labiorum 355 Crista galli 243
Commissure palpebrarum lateralis 426 Crista iliaca 126
Commissure palpebrarum medialis 426 Crista intertrochanterica 131
Concha auriculae 431 Crista lacrimalis anterior 255
Concha nasalis inferior 258, 409 Crista lacrimalis posterior 259
Concha nasalis superior 243, 409 Crista medialis 137
Concha nasalis media 243, 409 Crista nasalis 255
Concha nasalis suprema 243, 409 Crista obturatoria 126
Condylus humeri 34 Crista occipitalis externa 252
Condylus lateralis (os tibia) 131, 133 Crista occipitalis interna 252
Condylus medialis (os tibia) 131, 133 Crista sphenoidalis 250
Condylus occípitalis 252 Crista tuberculi majoris 34
Conus clasticus 387 Crista tuberculi minoris 34
Cornea 418 Cryptae tonsillares 372, 374
Cornu inferius (cartilago thyroidea) 383 Crura anthelix 431
Cornu superius (cartilago thyroidea) 383 Crura membranacea ampullaria 444
Corona dentis 359 Crura ossea ampullaris 447
Cortex lentis 421 Crus anterius (stapes) 440
Corpus adiposum buccae 356 Crus breve (incus) 440
Corpus ciliare (tunica vasculosa bulbi) 419 Crus longum (incus) 440
Corpus incudis 440 Crus membranaceum coimmune 444
Corpus fibulae 135 Crus membranaceum simplex 444
Corpus linguae 360 Crus osseum commune 447
Corpus ossis ilii 124 Crus osseum simplex 447
Corpus ossis ischii 124 Crus posterius (stapes) 440
Cuspis dentis 360

D
Decussatio nervorum trochlearium 459 Dentes permanentes 359
Dentes 358 Dentes premolares 360
Dentes canini 360 Dentinum 359
Dentes decidui 359 Diameter conjungata 127
Dentes incisivi 360 Diameter oblique 127
Dentes molares 360 Diameter transversa 127

517
Distus articularis 49, 50, 268 Ductus reuniens 444
Discus n.sptici 421 Ductus semicircularis 444
Dorsum linguae 360 Ductus semicircularis anterior 444
Dorsum manus 114 Ductus semicircularis lateralis 44 4
Dorsum nasi 405 Ductus semicircularis posterior 444
Dorsum pedis 233 Ductus sublingualies 358
Ductuli excretsrii (glandula lacrimalis) 427 Ductus sublingualis major 358
Ductus nasslacrimalis 428 Ductus sublinguales minores 358
Ductus parotideus 357 Ductus submandibularis 358
Ductus cochlearis 444 Ductus thoracius 304
Ductus endslymphaticus 444 Ductus thyroglossus 400
Ductus lymphaticus dexter 304 Ductus utriculosaccularis 444
Ductus perilymphaticus 446

E
Eminentia arcuata 248 Extremitas sternalis (claricula) 31
Eminentia conchae 432 Endslympha 444
Eminentia fossae triangularis 432 Endothelium camerae anterisris 4 19, 420
Eminentia iliopubica 126 Epicsndylus lateralis 35, 129, 131
Eminentia intercondylaris 135 Epicsndylus medialis 35, 129, 131
Eminentia pyramidalis 437 Epithelium anterius corneae 419
Eminentia scaphae 432 Epithelium lentis 421
Enamelum 359 Equator lentis 418
Extremitas acromialis (clavicula) 31 Excavatis disci 421

Facies anterolateralis (cartilago arytenoidea) 383 Facies articularis capitis fibulae 137
Facies anterior lentis 421 Facies art. carpea (radius) 38
Facies anterior (cornea) 419 Facies art. cuboidea 141
Facies anterior (iris) 420 Facies articularis fibularis 134
Facies anterior (palpebrae) 420 Facies art. inferior (os tibia) 135
Facies articularis acromialis 31, 32 Facies art. malleoli 135, 137
Facies articularis arytenoidea 383 Facies art. navicularis 140
(cartilago cricoidea) Facies art. sternalis (clavicula) 31
Facies articularis calcanea ant. 140 Facies art. superior (os tibia) 135
Facies articularis Cidlcinea media 140 Facies art. talaris anterior 141
Facies articularis cafccnea poss. 140 Facies art. talaris media 141

518
Facies art. talaris posterior 141 Fissura orbitalis superior 251
Facies art. thyroidea (cartilago cricoidea) 383 Fissura petrosquamosa 247
Facies auricularis 126 Fissura petrotympanica 249
Facies contactus (dentes) 359 Fissura tympanomastoidea 249
Facies costalis (scapula) 32 Fissura tympanosquamosa 249
Facies distalis 359 Folliculi linguales 361
Facies glutea 125 Fonticuli cranii 238, 239
Facies masticatorius (dentes) 359 Fonticulus anterior 239
Facies infratemporalis 357 Fonticulus mastoideus 239, 252
Facies lingualis 359 Fonticulus posterior 239
Facies lunata ' 124 Fonticulus sphenoidalis 239
Facies malleolaris lateralis 140 Formen apicis dentis 359
Facies malleolaris medialis 140 Foramen cecum 241
Facies medialis (cartilago arytenoidea) 383 Foramen cecum linguae 360
Facies mesialis (dentes) 359 Foramen ethmoidcale anterius 242
Facies nasalis 255 Foramen ethmoidcale posterius 242
Facies occlusalis (dentes) 359 Foramen frontale 241
Facies patellaris 131 Foramen incisivum 255,265
Facies pelvina 127 Foramen infraorbitale 255
Facies poplitea 129 Foramen jugularis 248, 471
Facies posterior (cartilago arytenoidea) 383 Foramen magnum 252
Facies posterior (cornea) 419 Foramen mandibulae 262
Facies posterior (iris) 420 Foramen mastoideum 247
Facies posterior lentis 421 Foramen mentale 261
Facies vestibularis (dentes) 359 Foramen obturatum 124, 125
Falx inguinalis 126 Foramen ovale 251
Fascia buccopharyngea 356, 371 Foramen rotundum 251
Fascia cervicalis 291 Foramen spinosum 251, 265
- Lamina superficialis 291 Foramen parietale 246
- Lamina pretrachealis 294 Foramen supraorbitalis 241
- Lamina prevertebralis 294 Foramen stylomastoideum 249
Fascia clavipectoralis 56, 58 Foramen zygomaticofaciale 258
Fascia cribrosa 172 Foramen zygomaticoorbitale 258
Fascia iliaca 176 Foramen zygomaticotemporale 258
Fascia lata 159, 172, 203 Foramina alveolaria '255
Fascia masseterica 278, 290 Fornix conjunctiva inferior 426
Fasciae musculares 424 Fornix conjunctiva superior 426
Fasciae orbitales 422 Fornix pharyngis 372
Fascia parotidea 357, 290 Fossa acetabuli 124
Fascia pectoralis 56 Fossa anthelicis 432
Fascia pharyngobasilaris 369 Fossa axillaris 54
Fascia temporalis 275, 289 Fossa canina 252
Femur 123, 127 Fossa condylaris 252
Fenestra cochleae 4 36 Fossa cubitalis 84, 85
Fenestra vestibuli 436 Fossa coronoidea 35
Fibrae circulares 420 Fossa cranii anterior 265
Fibrae lentis 422 Fossa cranii media 265
Fibrae meridionales (m. ciliaris) 420 Fossa cranii posterior 265
Fibula 123, 127 Fossa digastrica 262, 283

519
Fossa gladulae lacrimalis 242 Fossa tonsillaris . 356, 372
Fossa hypophysialis 250 Fossa triangularis 431
Fossa iliaca 126 Fossa trochanterica 131
Fossa infraspinata 32 Fossulae tonsillares 372
Fossa infratemporalis 265 Fovea capitis femoris 129
Fossa intercondylaris 131 Fovea centralis 421
Fossa jugularis 249 Fovea oblongata (cartilago arytenoidea) 383
Fossa malleoli lateralis 137 Fovea sublingualis 262
Fossa mandibularis 256, 265, 267 Fovea submandibularis 262
Fossa olecrani 35 Fovea triangularis (cartilage arytenoidea) 383
Fossa poplitea 85 Fovea trochlearis 242
Fossa pterygoidea 251, 265 Frenulum labii inferioris 355
Fossa pterygopalatina 256 Frenulum labii superioris 355
Fossa radialis 34 Frenulum linguae 361
Fossa scaphoidea 251, 265 Frons 264
Fossa subscapularis (scapula) 32 Fussura tympanomastoidea 265
Fossa supraspinata 32

G
Galea aponeurotica 275, 287 Geniculum n. facialis 467
Ganglion cervicale superius 350 Gingivae 358
Ganglion cervicothoracium 324 Glabella 240
Ganglion ciliare 459 Glandula labiales 355
Ganglion geniculi 466 Glandula lacrimalis 427
Ganglion inferius n. IX 471 Glandula palatinae 356
Ganglion inferius (n. vagus) 474 Glandula parathyroidea inf. 403
Ganglion oticum 465 Glandula parathyroidea sup. 403
Ganglion pterygopalatinum 463 Glandula parotis 356
Ganglion spirale cochleae 457 Glandula parotis accessoria 357
Ganglion submandibulare 465 Glandula pharyngea 371
Gianglion superius n. IX 471 Glandula submandibularis 357, 358
Ganglion superius (n. vagus) 474 Glandulae ciliares 426
Ganglion trigeminale 309 Glandulae sebaceae 426
Ganglion tympanicum 472 Glandulae tarsales 426
Ganglion vestibulare 457 Glandula thyroidea 400
Ganglion vestibulare, pars inferior 457 Glaucome 422
Ganglion vestibulare, pars superior 457 Glomus caroticum 315, 473

520
H
Helicotrema 446- 448 Humor aquosus (bulbi oculi) 420, 422
Helix 431 Humor vitreus 421
Hamulus lacrimalis 259 Humerus 34
Hamulus oss.hamati 42 - Collum anatomicum 34
Hiatus adductorius 197 - Collum chirurgicum 34
Hiatus canalis ^petrosi majoris 248 - Facies amterior lateralis 34
Hiatus canalis n. petrosi minoris 249 - Facies anterior medialis 34
Hiatus maxillaris 255 - Facies posterior 34
Hiatus saphenus 172 - Margo lateralis 34
Hiatus semilunaris 244, 408 - Margo medialis 34
Hiatus tendineus adductorius 178

I
Impressio lig. costoclavicularis 30 Incisura parietalis 247
Impressio trigemini 251 Incisura radialis 40
Incisura acetabuli 125 Incisura scapulae (scapula) 33
Incisura cartilaginis meatus acustici 434 Incisura supraorbitalis 241
Incisura ethmoidalis 241 Incisura thyroidea inf. (cartilago thyroidea) 383
Incisura fibularis 133, 135 Incisura thyroidea sup. (cartilago thyroidea) 383
Incisura frontale 236 Incisura trochlearis 40
Incisura intertragica 432 Incisura tympanica 438
Incisura ischiadica major 126 Incisura ulnaris 37
Incisura ischiadica minor 126 Incus 440
Incisura jugularis 248, 252 Infundibulum ethmoidale 243, 409
Incisura lacrimalis 255 Iris 420
Incisura mandibulae 262 Isthmus faucium 354-, 372
Incisura mastoidea 247, 283 Isthmus gl.thyroidea 400
Incisura nasalis 255

L
Labia oris 355 Labyrinthus ethmoidalis 243
Labium inferius 355 Labyrinthus membranaceus 443, 457
Labium laterale (linea aspera) 129 Labyrinthus osseus 443, 446
Labium mediale (linea aspera) 129 Lacuna muscularum 176. 178
Labium superius 355 Lacuna vasorum 178
Labium superius 355 Lacus lacrimalis 426
Labrum acetabulare 144 Lamina basalis (choroidea) 419

521
Lamina basilaris (ductus cochlearis) 444 Lig. ischiofemorale 145
Lamina cartilaginis cricoideae 383 Lig. lacunare 126, 178
Lamina chorocapillaris (choroidea) 419 Lig. laterale 269
Lamina dextra (cartilago thyroidea) 382 Lig. mallei anterius ■44 0, -141
Lamina episcleralis 419 Lig. mallei laterale 441
Lamina fusca sclerae 419 Lig. mallei superius 441
Lamina medialis processus pterygoidei 251 Lig. mediale 151
Lamina lateralis processus pterygoidei 251 Lig. metacarpeum transversum superficiale 107
Lamina limitans anterior 419 Lig. obliquum 148
Lamina limitans posterior 419 Lig. palpebrale laterale 426
Lamina sinistra (cartilago thyroidea) 382 Lig. palpebrale mediale 276, 426
Lamina spinalis ossea • 447 Lig. patellae 148, 176
Lamina suprachoroidea 419 Lig. pectineale 126
Lamina vasculosa 419 Lig. pectinatum 4 20
Larynx. 380 Lig. plantaris longus 227
Lens (bulbus oculi) 421 Lig. popliteum arcuatus 148
Ligamenta anularia 397 Lig. pubofemorale 145
Ligamentum anulare radii 48 Lig. quadratum 48
Ligamentum anulare stapedis 44 1 Lig. radiocarpeum dorsale 51
Lig.auriculare anterius 433 Lig. radiocarpeum palmare 51
Lig.auriculare poserior 433 Lig. reflexum 126
Lig.auriculare superius 433 Lig. sacrotuberale 126
Lig.calcaneofibulare 151 Lig. sphenomandibulare 269
Lig. capitis femoris 129, 146 Lig. stylomandibulare 269
Lig.capitis fibulae anterius 150 Lig. spirale cochleae 444
Lig.capitis fibulae posterius 150 Lig. talofibulare 137, 151
Lig. calcaeofibulare 15 1 Lig. talofibulare anterior 151
Lig.collaterale carpi radiale 51 Lig. talofibulare posterior 1 51
Lig.collaterale carpi ulnare 51 Lig.tibiofibulare anterius, posterius 150
Lig.coHaterale fibulare 148 Lig. thyroepiglotticum 387
Lig.collat. radiale 48 Lig. thyrohyoideum 387
Lig.collat. tibiale 148 Lig. thyrohyoideum medianum 387
Lig.collat. ulnare 45, 47 Lig. transversum acetabuli 144
Lig. coracohumerale 45 Lig. transversus genus 147
Lig. cricoarytenoideum posterius 388 Lig. vestibulare 386
Lig. cricothyroideum 387 Lig. vocale 383, 387
Lig. cricotracheale 387 Limbus corneae 419
Lig. cruciatum anterius 148 Limbus palpebralis anterior 426
Lig. cruciatum posterius 148 Limbus palpebralis posterior 426
Lig. deltoideum 151 Limen nasi 408
Lig. glenohumeralia 45 Linea arcuata 125, 127
Lig. hyoepiglotticum 387 Linea aspera 129
Lig. iliofemorale 145 Linea glutea anterior 125
Lig. incudis posterius 440, 44 1 Linea glutea inferior 125
Lig. incudis superius 441 Linea gluea posterior 125
Lig. inguinale 176 Linea intertrochanterica 129, 131
Lig. intercarpea interossea 50 Linea m. solei 132, 215

522
Linea mylohyoidea 262 Linea terminalis 127
Linea nuchae inferior ' ■ 252 Linea trapezoidea 31
Linea nuchae superior 252 Lingula mandibulae 262
Linea nuchae suprema 252 Lobus dexter et sinister (glandula thyroidca) 400
Linea oblique 382 Lobus pyramidalis (glandula thyroidea) 400
Linea pectinea 129 Lobulus auriculae 431
Linea temporalis inferior, superior 246

M
Macula 421 Menicus medialis 147
Macula sacculi 444 Mentatarsys 139
Macula utriculi 444 Metacarpus 42
Malleus 440 Meridiani 418
Malleolus lateralis 137 Modiolus 447
Malleolus medialis 133, 135 Musculi bulbi 424
Mandibula 261 Musculi capitis 274
Manubrium mallei 440 Musculi colli 283
Margo ciliaris 420 Musculi epicranius 275
Margo lateralis (scapula) 33 Musculus abductor brevis 178
Margo lambdoideus 252 Musculus abductor digiti minimi 109, 224
Margo mastoideus 252 M. abductor hallucis 223, 227
Margo occipitalis 246 - Caput obliquum 227
Margo pupillaris 420 - Caput transversum 227
Margo superior (scapula) 33 M. abductor pollicis brevis 108
Maxilla 254 M. abductor pollicis longus 101
- Corpus maxillae 255 M. abductor longus 178
- Facies anterior 255 M. adductor magnus 178
- Facies infratemporalis 255 M. adductor pollicis 109
- Facies nasalis 255. - Caput obliquum 109
- Facies orbitalis 255 - Caput transversum 109
Meatus 408 M. anconeus 101
Meatus acusticus externus 249, 265, 433 M. antitragicus 433
Meatus acusticus internus 448 M. articularis genu 176
Meatus nasi inferior 258, 409 M. arytenoideus obliquus et transversus 390
Meatus nasi medius 243, 409 M. aryepiglotticus 388
Meatus nasi superior 243 M. auricularis anterior 275, 433
Meatus nasopharyngeus 409 M. auricularis posterior 275, 433
Membrana fibroelastica laryngis 386 M. auricularis superior 275, 433
Membrana interossea cruris 201 M. biceps brachii 72
Membrana obturatoria 125 - Caput longum 72
Membrana quadrangularis 386 - Caput breve 72
Membrana spinalis (ductus cochlearis) 444 M. biceps femoris 187
Membrana suprapleuralis 294 - Caput longum 187
Membrana tympani 437, 433 - Caput breve 187
Membrana tympani secundaria 437 M. brachialis 72
Membrana thyrohyoidea 387 M. brachioradialis 99
Membrana vestibularis 445 M. buccinator 279
Membrana obturatoria 125 M. chondroglossus 361
Meniscus lateralis 147 M. ciliaris 420

523
constrictor pharyngis inferior 368 M. gluteus minimus 162
constrictor pharyngls medius 368 M. gluteus medius 162
constrictor pharyngis superior 368 M. gracilis 178
constrictor pharyngis medius 368 M. helicis major 433
coracobrachlalls 58, 72 M. helicis minor 433
corrugator supercilii 276 M. hyoglossus 361
cricothyroldeus 388 M. iliacus 176
cricoarytenoideus lateralis 390 Mm. iliopsoas 176
crlcoarytenoideus posterior 388 M. incisurae helicis 433
deltoldeus 55 M. infrahyoidei 284
depressor angula oris 278 M. infraspinatus 58
depressor labil inferiorls 278 Mm. interossei dorsales 115, 228
depressor septi 277 Mm. interossei palmares 115
depressor supercilii 277 Mm. interossci plantares 228
dlgastricus 283 Mm. latissimus dorsi 59
- Venter ant. 283 M. levator anguli oris 278
- Venter post. 283 M. levator labii superioris 277
dilatator puplllae 420 M. levator sup. alaeque nasi 277
extensor carpi radlalis brevis 100 M. levator palpebrae superioris 424
ectensor carpi radialis longus 99 M. lavator veil palatini 356
extensor carpi ulnaris 101 M. longus capitis 282
extensor digitl minimi 101 M. longus colli 284
extensor digitorum 100 M. longitudlnalls linguae inf. 361
extensor digitorum brevis 233 M. longitudinalis linguae sup. 361
extensor dlgltorum longus 215 Mm. lumbricales ' 111 , 227
extensor hallucls brevis 235 M. masseter 281
extensor indlcls 101 M. mentalis 278
extensor polllcls brevis 101 M. mylohyoideus 284
extensor pollicis longus 101 M. nasalis - pars alaris . 277
flexor accessorius 226 - pars transversa 277
flexor carpi radlalis 91 M. obliques auriculae 433
flexor carpi ulnaris 91 M. obliquus capitis inferior 282
flexor digii minimi brevis 109, 227 M. obliquus capitis superior 282
flexor dlgitorum brevis 224 M. obturatorlus internus 162
flexor digltorum profundus 92 M. obturatorius externus 163
flexor digitorum superficlalls 91 M. obllquus inferior 424
flexor hallucls brevis 227 M. obliquus superior 424
flexor hallucls longus 215 M. occipitofrontalis 275
flexor polllcis brevis 108 - Venter frontalis 275
- Caput superficiale 108 - Venter occipitalis 275
- Caput profundum 108 M. omohyoldeus 284
flexor pollicis longus 92
- Venter inf. 284
gastrocnemius 211, 215
- Venter sup. 284
genioglossus 361
M. opponens digiti minimi 110
geniohyoideus 284
gemellus Inferior 162 M. opponens pollicis 108
gemellus superior 162 M. orbicularis ocull 276
gluteus maximus 160 - pars lacrimalls 276

524
- pars orbitalis 276 M. serratus anterior 56
- pars palpebralis 276 M. soleus 215
M. orbicularis oris 279 M. splenius capitis 282
Mm. ossiculorum auditus 441 M. splenius cervicis 287
palatoglossus 356 M. sphineter pupillae 420
palatopharyngeus 356 M. stapedius 441
palmaris brevis 109 M. sternohyoideus 284
palmaris longus 91 M. sternothyroideus 284
pectineus 178 M. sternocleidomastoideus 287
pectoralis major 56 M. stylohyoideus 283
- pars abdominalis 56 M. stylopharyngeus 371
- pars clavicularis 56 M. styloglossus 361
- pars sternocostalis 56 M. subscapularis 58
pectoralis minor 57 M. subclavius 56
peroneus brevis 208 M. suprahyoidei 283
peroneus longus 208 M. supinator 101
peroneus tertis 207 M. supraspinatus 58
piriformis 162 M. tarsalis inferior 426
plantaris 215 M. tarsalis superior 426
platysma 286 M. temporalis 280
popliteus 215, 197 M. temporoparietalis 275
procerus 277 M. tensor fascia latae 159, 161
pronator quadratus 92 M. tensor veil palatini 356, 442
pronator teres 91, 92 M. tensor tympani 441
- Caput humerale 92 M. teres major 58
- Caput ulnare 92 M. teres minor 58
psoas major 176 M. thyroarytenoideus 390
pterygoideus lateralis 281 M. thyroepiglotticus 390
pterygoideus medialis 281 M. thyrohyoideus 284
pyramydalis auriculae 433 M. tibialis anterior 205
quadratus plantae 226 M. tibialis posterior 143, 217
quadriceps femoris 162, 176 M. tragicus 433
rectus capitis anterior 281 M. transversus auriculae 433
rectus capitis posterior major 281 M. transversus linguae 361
rectus capitis posterior minor 281 M. transversus menti 278
rectus femoris 176 M. triceps brachii 76
rectus inferior 424 - Caput laterale 76
rectus lateralis 424 - Caput longum 60, 76
rectus medialis 424 - Caput mediale ■ 76
rectus superior 424 M. triceps surae 214
risorius 278 M. uvulae 356
salpingopharyngeus 371, 442 M. vastus intermedius 176
Sartorius 176 M. vastus lateralis 176
scalenus anterior 285 M. vastus medialis 176
scalenus medius 286 M. verticalis linguae 361
scalenus posterior 286 M. vocalis 390
semitendinosus 187 M. zygomaticus major 278
semimembranosus 187 M. zygomaticus minor 278

525
Nares 405, 408 N. cutaneus brachii medialis 61, 75
Nasus externus 405 N. cutaneus dorsalis intermedius 211, 233
Nervi alveolares superiores 462 N. cutaneus dorsalis lateralis 233
Mn. auriculares anteriores 464 N. cutaneus dorsalis medialis ■ 211, 233
Nervi auricularis post. 312, 468 N. cutaneus femoris lateralis 173
Nn. caroticotympanici 472 N. cutaneus femoralis posterior 159, 165, 211
Nn. ciliares breves 459 N. cutaneus surae lateralis 165, 196, 211
Nn. ciliares longi 461 - Ramus communicans peroneus 211
Nn. clunium inferiores 159 N. cutancus surae medialis 196, 211
Nn. clunium medii 159 N. digitalis palmaris communis 112
Nn. clunium superiores 158 N. digitalis palmaris proprii 112
Nn. craniales 453
N. digitalis plantaris propi 232
Nn. digitales dorsales hallucis lateralis 211
Nn. digitales plantares communes 232 N. digiti secundi medialis 211
Nn. digitales plantares proprii 232 N. ethmoidalis anterior 461
Nn. olfactorii 455 N. ethmoidalis posterior 461
Nn. palatini minores 463 N. facialis 466
Nn. pectorales 56 N. femoralis 184
Nn. phrenici accessorii 347 N. frontalis 460
Nn. pterygopalatini 462 N. genitofemoralis 180, 173
Nn. spinales 453 N. glossopharyngeus 470
Nn. supraclaviculares intermedii 349 N. gluteus inferior 166
Nn. supraclaviculares laterales 349 N. gluteus superior 164
Nn. supraclaviculares mediales 349 N. hypoglossus, rami linguales ■ 478
Nn. temporales profundi 463 N. hypoglossus 477
Nervus abducens 459 N. ilioinguinalis 173
N. accessorius 476 N. infraorbitalis 462
N. accessorius, ramus externus 477 - Rami nasales extern! 463
N. accessorius, ramus internus 477 - Rami nasales intemi 463
N. alveolaris inferior 465 N. infratrochlearis 461
N. ampullaris anterior 457 N. intermedius 466
N. ampullaris posterior 457 N. interosseus anterior 99
N. ampullaris lateralis 457 N. interosseus cruris 219
Nn. anococcygei 194 N. interosseus posterior 102
N. auricularis anterioris 464 N. ischiadicus 164, 166
N. auricularis posterior 312 N. lacrimalis 460
N. auricularis magnus, ramus ant. 349 N. laryngeus inferior 475
N. auricularis magnus, ramus post. 349 N. laryngeus recurrens 475
N. auriculotemporalis 463, 438 N. laryngeus superior 475
N. axillaris 51, 61 N. lingualis 464
N. buccalis 464 N. mandibularis 435, 463
N. canalis pterygoidei 463 N. massetericus 463
N. cutaneus antebrachii medialis 61, 75 N. maxillaris 462
N. cutaneus antebrachii post, (n.radialis) 99 N. meatus acustici externi 435, 464

526
N. medianus 60, 76 N. suralis 211
- Radix lateralis 60 - Rami calcanei lateralis 212
- Radix medialis 61 N. tensoris tympani 465
- Ramus communicans cum n. ulnaris 112 N. tensoris veil palatini 465
N. mentalis 465 N. tibialis 166, 196, 219
N. musculocutaneus 60, 75 - Rami calcanei mediales 219
N. mylohyoideus 465 - Rami musculares 219
N. nasociliaris 461 N. transversus colli 349
N. nasopalatinus 463 N. trigeminus 460
N. obturatorius 184 N. trigeminus, radix motoria 460
N. occipitalis minor 349 N. trigeminus, radix sensoria 460
N. octavus 457 N. trochlearis 459
N. oculomotorius 458 N. tympanicus 438, 472
- Ramus inferior 459 N. ulnaris 76
— Ramus superior 459 - Ramus superficialis 112
Nn. olfactorii 455 - Ramus profundus 112
N. ophthalmicus 460 N. utricularis 457
N. ophthalmicus, ramus tentorii 460 N. utriculoampullaris 457
N. opticus 416, 450 N. vagus. 347, 435, 474
N. palatinus major 463 N. vestibulocochlearis 457
Nn. pectorales 56 - Pars cochlearis 457
N. peroneus communis 166, 196 - Pars vestibularis 457
N. peroneus profundus 210 - Radix cochlearis 457
- Rami musculares 211 - Radix inferior 457
N. peroneus supeficialis 202, 211 - Radix superior 457
- N. cutaneus dorsalis intermedius 202, 211 - Radix vestibularis 457
- N. cutaneus dorsalis medialis 202, 211 N. zygomaticus 462
- Rami musculares 211 Nodi lymphatici buccales 339
N. petrosus major 463 Nodi lymphatici cervicales profundi 340
N. petrosus minor 465, 472 Nodi lymphatici cervicales superficiales 339
N. petrosus profundus 463 Nodi lympatici mediastinales anteriores 323
N. phrenicus 346 Nodi lymphatici inguinales superficiales 174
— rami pericardiacus 347 Nodi inguinales superficiales lymphatici 179
N. plantaris lateralis 219, 223, 232 Nodus lymphaticus jugulodigastricus 343
N. plantaris medialis 219, 223, 232 Nodus lymphaticus juguloomohyoides 343
N. pterygoideus lateralis 464 Nodi lymphatici linguales 335
N. pterygoideus medialis 464 Nodi lymphatici mandibulares 339
N. pudendus 167 Nodi lymphatici occipitales 337
N. radialis 61, 79 Nodi lymphatici parotidei profundi 338
N. saccularis 457 Nodi lymphatici parotidei superficiales 337
N.saphenus 184, 202 Nodi lymph, retroauriculares 337
N. stapedius 468 Nodi lymph, retropharyngei 338
N. subclavius 347 Nodi lymph, submentales 339
N. sublingualis 464 Nodi lymph, submandibulares 339
N. supraorbitalis 461 Nodi lymph, tracheobronchiales inferiores 399
N. suprascapularis 326 Noduli lymph, tubarii 442
Nn. pterygopalatini 462 Nucleus accessorius 458
N. supratrochlearis 461 Nucleus ambiguus 471

527
Nucleus cochlearis dorsalis 457 Nucleus salivatorius inferior 471
Nucleus cochlearis ventralis 457 Nucleus salivatorius superior 466
Nucleus dorsalis n. glossopharyngei 471 Nucleus sensorius principalis n. trigemini 460
Nucleus dorsalis n. vagi 474 Nucleus spinalis n. accessorii 476
Nucleus lentis 422 Nucleus tractus solitarii 466
Nucleus motorius n. trigemini 460 Nacleus tr. mesencephalici n. trigemini 460
Nucleus n. abducens 459 Nucleus tr. spinalis n. trigemini 460
Nucleus n. trochlearis 459 Nucleus vestibularis inferior 457
Nucleus n. facialis 466 Nucleus vestibularis lateralis 457
Nucleus n. hypoglossi 477 Nucleus vestibularis medialis 457
Nucleus n. oculomotorii 458 Nucleus vestibularis superior 457

o
Oculus 416 - Margo posterior 136
Olecranon 40 Os frontale 240
Ora serrata 420 - Facies orbitalis 242
Orbita 264, 417 - Facies temporalis 241
Organa oculi accessoria 416, 422 - Margo nasalis 241
Organum spirale 444 - Margo parietalis 240
Organum vestibulocochleare 430 - Margo supraorbitalis 241
Organum visus 416 - Pars nasalis 241
Organum vomeronasale 409 - Pars orbitalis 241
Os capitatum 41 Os hamatum 41
Os coxae 124 Os hyoideum 262, 382
Os cuboideum 142 - Coirpus 262
Os cuneiforme intermedium 142 - Cornu majus 263
Os cuneiforme laterale 142 — Cornu minus 263
Os cuneiforme mediale 142 Os ilium 124
Os ethmoidale 4 243 Os ischii 124
- Lamina cribosa 243 Os lacrimale 259
— Lamina orbitalis 243 Os lunatum 41
— Lamina perpendicularis 243 Ossa metacarpalia I - V 42
Os femoris, corpus femoris 129 Os nasale 259
Os femur 127 Os naviculare 142
Os fibulae 135 Os occipitale 252
— Corpus fibulae 135 - Margo lambdoideus 252
- Facies lateralis 136 - Margo mastoideus 252
— Facies medialis 136 — Pars basilaris 252
- Facies posterior 136 - Pars lateralis 252
- Margo anterior 136 - Squama occipitalis 252
- Margo interosseus 136 Os palatinum 256

528
* Lamina per pendicularis 257 - Facies anterior partis petrosae 248
- Facies nasalis 257 - Facies post, partis petrosae 249
• Facies palatina 257 - Margo occípitalis 248
* Lamina perpendicularis 256 - Margo post, partis petrosae 248
- Facies nasalis 256 - Margo sup. partis petrosae 248
- Facies maxillaris 256 * Pars squamosa 246
Os parietale 245 - Facies cerebralis 247
• Angulus frontalis 246 - Facies temporalis 246
- Angulus mastoideus 246 - Margo parietalis 247
- Angulus occipitalis 246 - Margo sphenoidalis 247
— Angulus sphenoidalis 246 * Pars tympanica 249
- Margo frontalis 246 Os tibia 132
— Margo occipitalis 246 — Facies laterale 132
- Margo sagittalis • 246 - Facies medialis 132
— Margo squamosus 246 - Facies posterior 132
Os patella 131 - Corpus tibiae 132
- Apex 132 - Margo anterior 132
- Basis 132 - Margo interosseus 132
- Facies anterior 132 - Margo posterior 132
- Facies articularis . 132 Os trapezium 41
Os pisiforme 41 Os trapezoideum 41
Os pubis 124 Os triquetrum 41
Os scaphoideum 41 Os zygomaticum 257
Os sphenoidale 250 - Facies lateralis 258
* Ala major 251 - Facies orbitalis 258
— Facies cerebralis 251 - Facies temporalis 258
- Facies maxillaris 251 Ossa carpi 40
— Facies orbitalis 251 Ossa cranii 240
- Facies temporalis 251 Ossa digitorium manus 43
- Margo frontalis 251 Ossa digitorum pedis 139, 142
- Margo parictalis 251 Ossa faciei 254
— Margo zygomaticus 251 Ossa metacarpalia 42
- Margo squamosus 251 Ossa metatarsalia 142
* Ala minor 251 Ossa sesamoidea 44
* Processus pterygoideus 251 Ossa tarsi 139
- Lamina lateralis processus pterygoidei 251 Ossicula auditus 440
- Lamina medialis processus pterygoidei 251 Ostium pharyngeum tubae auditivae 372, 442
Os temporale 24-6 Ostium tympanicum tubae auditivae 437
* Pars petrosa 247

529
p
Pars pterygopharyngea 370
Palatum durum 356 Pars ossa (septum nasi) 408
Palatum molle 356, 372 Pars ossea tubae auditivae 442
Palma manus 106 Pars palpebralis (glandula lacrimalis) 427
Palpebra inferior 4 26 Pars superficialis (glandula parotis) 357
Palpebra superior 426 Pars tensa (membrana tympani) 438
Palpebrae 426 Pars thyropharyngea 370
Papilla lacrimalis 426 Patellor 131
Papillae conicae 360 Pectea ossis pubis 126, 127
Papillae foliatae 360 Pelvis 127
Papillae filiformes 360 Pelvis major 125, 127
Papillae fungiformes 360 Pelvis minor 125, 127
Papillae linguales 360 Periorbita 422
Papille vallatue 360 Pericranium 263
Paries caroticus 437 Perilympha 445
Paries jugularis (cavum tympani) 436 Petiolus epiglottidis (cartilago epiglottis) 383
Paries labyrinthicus (cavum tympani) 436 Phalanx 43, 142
Paries mastoideus (cavum tympani) 437 - Basis phalangis 43, 142
Paries membranaceus (trachea) 397 - Corpus phalangis 43, 142
Paries membranaceus (cavum tympani) 437 - Caput phalangis 43, 142
Paries tegmentalis (cavum tympani) 436 Phalanx distalis 44, 142
Paries tympanicus ductus cochlearis 444 Phalanx media 43, 142
Paries vestibularis ductus cochlearis 445 Phalanx proximalis 43, 142
Pars palpebralis (glandula lacrimalis) 427 Pharynx 380, 366
Pars buccopharyngea 370 Philtrum 279
Pars cartilaginea (septum nasi) 408 Planta pedis 222
Pars cartilaginea tubae auditivae 442 Plexus brachialis 60
Pars ciliaris retinae 420 - Fasciculus lateralis 60
Pars ceratopharyngea 370 - Fasc. medialis 60
Pars chondropharyngea 370 - Fasc. posterior 60
Pars cricopharyngea 370 - Truncus inferior 60
Pars flaccida (membrana tympani) 438 - Truncus medius 60
Pars glosspharyngea 370 - Truncus superior 60
Pars intercartiaginea (rima glottidis) 393 Plexus caroticus internus 442
Pars intermembranacea (rima glottidis) 393 Plexus cavernosi concharum 409
Pars iridica retinae 420 Plexus cervicalis 346
Pars laryngea 374 Plexus dentalis inferior 465
Pars laryngea pharyngis 392 Plexus dentalis superior 462
Pars membranacea (septum nasi) 409 Plexus esophageus 475
Pars mobilis septi nasi Plexus parotideus 467
405
Plexus pharyngeus 335, 376, 475
Pars mylopharyngea 370 333, 443
Plexus pterygoideus
Pars nasalis (pharynx) 372 Plexus pulmonalis 475
Pars optica retinae 420 Plexus thyroideus impar 336
Pars orbitalis (glandula lacrimalis) 427 Plexus tympanicus 442, 443
Pars profunda (glandulae parotis) 357 Plexus venosus suboccipitalis 336

530
Plexus tympanicus (IX) 436, 442, 443, 472
Plexus venosus suboccípitalis 336
Plica aryepiglottica 384 Processus lateralis (malleus) 440
Plica glossoepiglottica mediana et lateralis 361, 372 Processus lateralis tali 141
Plica lacrimalis 428 Processus lateralis tuberis calcanei 141
Plica mallearis posterior 438 Processus lenticularis (incus) 440
Plica mallearis anterior 438 Processus mastoideus 250
Plica nervi laryngei 375 Processus maxillaris 258
Plica salpingopalatina 372 Processus medialis tuberis calcanei 141, 142
Plica salpingopharyngea 372 Processus muscularis (cartilago arytenoidea) 383
Plica semilunaris conjunctivae 426 Processus palatinus 255
Plica sublingualis 358 Processus posterior tali 141
Plica ventricularis 392 Processus pterygoideus 251
Plica vestibularis 386 Processus styloideus 249
Plicae vocalis 387, 392 Processus styloideus (os metacarpale) 43
Plicae iridis 420 Processus styloideus (radius) 38
Plica palatinae transversae 356 Processus styloideus (ulna) 40
Polus ant. et post, lentis 421 Processus temporalis 258
Polus ant. (bulbus oculi) 418, 421 Processus uncinatus 243
Polus post, (bulbus oculi) 418, 421 Processus vaginalis 249
Porus acusticus internus 249 Processus vocalis (cartilago arytenoidea) 383
Processus alveolaris 255 Processus zygomaticus 240, 247, 255
Processus anterior (malleus) 440 Prominentia canalis facialis 436
Processus ciliares 420 Prominentia canalis semicircularis lateralls 436
Processus clinoideus anterior 251 Prominentia laryngea 382
Processus clinoideus medius 251 Prominentia mallearis 438
Processus clinoideus posterior 251 Promontorium 127
Processus cochleariformis 436 Protuberantia occipitalis externa 252
Processus condylaris 262, 267 Protuberantia occipitalis interna 252
Processus coronoideus 33, 40, 262 Protuberantia mentalis 261
Processus ethmoidalis 258 Promontorium (paries labyrinthicus cavum
Processus frontalis 255, 258 tympani) 436
Processus intrajugularis 248 Pulpa dentis 359
Processus jugularis 252 Punctum lacrimale 426, 428
Processus lacrimalis 258 Pupilla 420

R
Radices craniales 476 Radix nasi 405
Radices spinales 477 Radix oculomotoria 459
Radius 36 Rami alvealares superoanterius 462
— Facies anterior 36 Rami alveolares superomedius 462
- Facies lateralis 36 Rami alveolares superoposterius 462
— Facies posterior 36 Rami bronchiales 475
— Margo anterior 36 Rami buccales 468
— Margo interosseus 36 Rami caleanei mediales 223
— Margo posterior 36 Rami caleanei lateralis 223
Radix dentis 359 Rami cardiaci cervicales sup. et inf. 475
Radix facialis 463 Rami cardiaci thoracis 475
Radix linguae 360, 361 Rami celiaci 475

531
Rami communicantes cum n.faciali 464 Ramus communicans cum n. zygomatico 460
Rami communicantes cum n.hypoglosss 464 Ramus communicans cum plexus tpmpanico 468
Rami communicates cumin.lingua.li 466 Ramus communicans cum r. auriculari n. vagi 472
Rami catagei agteriores (n.femoris) 173, 184 Ramus communicans cum ramo meningeo 465
Rami catagei cruris mediales 184 Ramus cutaneus n. obturators 173
Rami dentales inferiores 465 Ramus digastricus 468
Rami dentales superiores 462 Ramus femoralis n. gen^tofemoralis 173
Rami dorsales linguae 363 Ramus inferior ossis pubis 124
Rami gastrici anteriores 475 Ramus infrapatellaris 184
Rami gastrici posteriores 475 Ramus labialis superioris 414
Rami gingivales superiores 462 Ramus lingualis 468
Rami gingivales inferiores 465 Ramus mandibulae 262
Rami glandulares 466 Ramus marginales mandibulae 468
Rami hepatici 475 Ramus membranae tpmpani 464
Rami isthmi faucium 464 Ramus meningeus 462, 463, 475
Rami labiales inferiores 465 Ramus meningeus accessorius 314
Rami labiales superiores 463 Ramus m. stplgoharpngei 473
Rami linguales 464, 473, 478 Ramus nasalis externus 461
Rami malleolares laterales 210 Ramus gccipitalis 458
Rami malleolares mediales 210 Ramus ossis ischii 124
Rami mentales 465 Ramus palmaris profundus 114
Rami musculares (n. femoralis) 184 Ramus palmaris superficialis 113
Rami nasales 4.61 Ramus petrosus 442
Rami nasales inferolaterales 463 Ramus pharpngeus 463
Rami nasales interni 461, 463 Ramus plantaris profundus 235
Rami nasales externi 463 Ramus sinus carotici 473
Rami nasales mediales 461 Ramus superior ossis pubis 124
Rami nasales posteriores 463 Ramus saorahpgideas 363
Rami nasales post. sup. mediales 463 Ramus stploypgideus 468
Rami nasales superolaterales 463 Ramus spmpathicus ad ganglion ciliare 459
Rami orbitales 463 Ramus tubarius 472
Rami palpebrales inferiores 463 Ramus zpgomaticgfacialis 462
Rami parotidei 331,464 Ramus zpgomaticotemporalis 462
Rami perforates 114,231 Raphe palati 356
Rami perincales (n. cutaneus femoralis post.) 165 Raphe pharpngis 369
Rami pharpngei 473,475 Raphe pterpugmandibularis 279, 370
Rami renales 475 Recessus ellioticas 447
Rami temporales 468 Recessus epitpmpanicus 435
Rami temporales superficiales 464 Recessus pharpngeus 372
Rami tonsillares 473 Recessus ppriformis 375
Rami tracheales 400 Recessus sphenocthmoidalis 409
Rami zygomatici 468 Recessus sphericus 447
Ramus auricularis (n.vagus) 435, 438, 475 Regio antebranchii anterior 90
Ramus colli 468 Regio antebrachii posterior 95
Ramus communicans cum chorda tpmpani 464, 465 Regio axillaris 54
Ramus communicans cum ganglio ciliari 461 Regio brachii anterior 71
Ramus communicans cum n. ^(^(^phan/ngoa 468 Regio brachii posterior 76
Ramus communicans cum n. larpngeo inferiore 475 Regio calcanea 230
Ramus communicans cum n. nasociliari 459 Regio cruris anterior 202

532
Regio cruris posterior 211 Rete malleolare mediale 210
Regio cubiti anterior 83 Rete patellae 198
Regio cubiti posrior 87 Rete venosum dorsale pedis 210, 233
Regio deltoidea 55 Rete venosum plantaris 223
Regio femoris anterior 172 Retina 420
Regio femoris posterior 187 Retinacula laterale 176
Regio genus anterior 194 Retinacula mediale 176
Regio genus posterior 195 Retinacula patellae 176
Regio glutea 156 Retinaculum extensorum inferius et superius 208
Regio olfactoria 411 Retinaculum flexorum 42, 107
Regio olfactoria tunicae mucoseae nasi 408, 455 Retinaculum mm. extensorium inferius 233
Regio pectoralis 56 Retinaculum mm. peronerum inferius 208
Regio respiratoria (tunia mucosa nasi) 408, 411 Retinaculum mm. peronerum superius 208
Regio scapularis 58 Retinaculum patellae laterale 148
Rete articulare genus 198 Retinaculum patellae mediale 148
Rete articulare cubiti 94 Rima oris 354
Rete calcanei 219 Rima palpebrarum 426
Rete carpi dorsale 97, 115 Rima vestibuli 393
Rete malleolare laterale 210 Rostrum sphenoidale 253

s
Sacculus 444 Sinus frontalis 243, 411
Sacculus laryngis 393 Sinus maxillaris 255, 410
Sacculus lacrimalis 428 Sinus paranasales 409
Sacrum 123 Sinus petrosus inf. 335
Scala tympani 446 Sinus sphenoidalis 411
Scala vestibuli 446 Sinus sigmoideus 334
Scapha (auricula) 432 Sinus venosus sclerae 419, 422
Scapula 32 Spatium perilymphaticum 446
- Facies costalis 32 Spina iliaca ant. inf. 126
- Facies dorsalis 32 Spina iliaca anterior superior 126
- Margo lateralis 33 Spina iliaca post. inf. 126
— Margo medialis 33 Spina iliaca post. sup. 126
Margo superior 33 Spina ischiadica 126
Sclera 419 Spina mentalis 262
Sella turcica 251 Spina nasalis 241
Semicanalis m. tensor tympani 441 Spina nasalis anterior 255
Septum canalis musculotubarii 442 Spina nasalis posterior 265
Septum linguae 361 Spina ossis sphenoidalis 269
Septum nasi 408 Spina scapulae (scapula) 32
Septum intermuscularis femoris laterale 171 Squama frontalis 240
Septum intermuscularis femoris mediale 172 Squama occipitalis 252
Septum intermuscularis post, cruris 202 Stapes 440
Septum orbitale 422 Stratum cerebrale 421
Sinus caroticus 315 Stratum circulare (membrana tympani) 438
Sinus cavernosus 330 Stratum cutaneum (membi-ana tympani) 438
Sinus ethmoidalis 411 Stratum ganglion retinae 421

533
Stratum ganglion n.optici 421, 456 Sulcus mylohyoideus 262
Stratum mucosum (membrana tympani) 438 Sulcus obturatorius 125
Stratum neuroepitheliale 421 Sulcus palatinus major 255, 256
Stratum pigmenti corporis ciliaris 420 Sulcus selera 419
Stratum pigmenti (retina) 420 Sulcus sinus petrosi inferioris 248
Stratum radiatum (membrana tympani) 438 Sulcus sinus petrosi superioris 246, 248
Stria mallearis 438 Sulcus sinus sagittalis superioris 241, 252
Stroma iridis 420 Sulcus sinus sigmoidei 246, 247
Subtantia lentis 421 Sulcus sinus transversi 252
Substantia propria corneae 419 Sulcus tali 140
Substantia propria sclerae 419 Sulcus tend. m. flex. hall, long! 141, 142, 215
Sulcus a. occipitalis 247 Sulcus tendinis m. peronei long! 141, 142, 143, 208
Sulcus a. temporalis mediae 246 Sulcus terminalis 360
Sulcus calcanei 141 Sulcus tubae auditivae 442
Sulcus carpi 41 Sulcus tympanicus 249,, 437
Sulcus caroticus 251 Supercilium 426
Sulcus chiasmatis 250 Sustentaculum tali 141
Sulcus ethmoidalis 260 Sutura coronalis 263, 264
Sulcus infraorbitalis 255 Sutura frontalis 263
Sulcus intertubercularis 34 Sutura lambdoidea 263
Sutura sagittalis 263
Sulcus lacrimalis 255, 259
Sutura sphenofrontalis 264
Sulcus mylohyoideus 262
Sutura sphenoparietalis 264
Sulcus nasolabialis 277 Sutura sphenosquamosa 264
Sulcus n. petrosi majoris 248 Sutura sphenozygomatica 264
Sulcus n. petrosi minoris 248 Sutura squamosa 265
Sulcus n. radialis 34 Syndesmosis tibiofibularis 150
Sulcus ulnaris 34 Syndesmosis tympanostapedia 441

T
Talus 140 Trachea 397, 380
Tarsus inferior 426 Tractus iliotibialis 161
Tarsus superior 4 26 Tractus opticus 456
Tegmen tympani 248 Tragus 432
Tela subcutanea . 172 Trigonum caroticum 288
Tela submucosa (pharynx) 371 Trigonum femorale 179
Tendo Achillis 215 Trigonum omoclaviculare 289
Tendo calcaneus 215 Trigonum submandibulare 288, 330
Thymus 398 Trochanter major 129, 131
Tonsilla lingualis 361, 372 Trochanter minor 129
Tonsilla palatina 356, 3322 Trochanter tertius 129
Tonsilla pharyngea 367 Trochlea humeri 35
Tonsilla tubaris 372 Trochlea peronealis 141
Torus levatorius 372 Trochlea tali 142, 151
Torus tubarius 372 Truncus brachiocephalicus 302

534
Truncus costocervicalis 326 Tuberc. pharyngeum 252
Truncus lingusfacialis 312 Tuberc. pubicum 126

Truncus thyrocervicalis 324 Tuberc. supraglenoidale 33

Truncus vagalis 475 Tuberc. thyroideum inf. 382


Tuba auditiva 435, 442 Tuberc. thyroidcum sup. 382
Tuberculum articulare 267 Tuberositas deltoidea 34

Tuber calcanei 141, 142 Tuberositas glutea * 129


Tuber frontale 240 Tuberositas iliaca 126
Tuber ischiadicum 126 Tuberos. ossis cuboidei 142, 143
Tuber maxillae 255 Tuberos. ossis metatarsalis 142
Tuber parietale 246 Tuberos. ossis navicularis 142, 143
Tuberculum adductorium 129, 131, 178 Tuberos. radii 36, 37
Tuberculum articulare 247, 268 Tuberos. tibiae 133, 135
Tuberculum auriculae 431 Tunica conjunctiva bulbi 426
Tuber calcanei 141 Tunica conjunctiva palpebrarum 426
Tuber culum caroticum 304 Tunica conjunctivum 426
Tuberc. conoideum 30 Tunica fibrosa bulbi 418
Tuberculum epiglotticum 384 Tunica interna bulbi 420
Tuberc. infraglenoidale 32 Tunica mucosa (larynx) 371, 393
Tuberc. intercondylare laterale 135 Tunica mucosa nasi 411
Tuberc. intercondylare mediale 135 Tunica mucosa (pharynx) 371
Tuberc. laterale (talus) 141 Tunica mucosa oris 356
Tuberc. majus (humerus) 34 Tunica mucosa (trachea) 397
Tuberc. mediale (talus) 141 Tunica mucosa (tuba auditiva) 442
Tuberc. minus (humerus) 34 Tunica muscularis pharyngis 366
Tuberc. OSS. scaphoidei 42 Tunica vasculosa bulbi 419
Tuberc. OSS. trapezii 42

u
Ulna 39 - Margo posterior 40
- Facies anterior 40 Umbo membranae tympani 438
- Facies posterior 40 Utriculis 444
- Margo anterior 40 Uvula palatina 356, 372
- Margo interosseus 40

V
Vagina bulbi 424 Vaginae fibrosae digitorum manus 111
Vagina carotica 297 - Pars anularis vaginae fibrosac 112
Vagina tendinis m. tibialis ant 233 - Pars cruciformis vaginae fibrosac. 112
Vagina processus styloidei 249 Vaginae synoviales digitorum manus 110
Vagina synoviales communis mm. flexorum 110 Vaginae tend m. extensoris digitorum 233
Vagina tendinis m. extensoris hallucis longi 233 pedis longi
Vagina tendinis m. flexoris pollicis longi 110 Vallecula epiglottica 261, 372
Vagina tendinis m. tibialis anteriores 233 Velum palatinum 356

535
Vena angularis 330 V. palatina externa 333
Vv. articulares temporomandibulares 333 Vv. peroneae 219
V. auricularis 333 V. pharyngea 376
Vv. auriculares anteriores 333 V. poplitea 198
V. auricularis posterior 333 V. profunda linguae 364
V. axillaris 64 V. retromandibularis . 331
V. basilica 72, 75, 84, 91 V. saphena magna 174, 202, 233
Vv. brachiales 75 V. saphena parva 190, 196, 198, 233
V. brachiocephalicae 334 V. sternocleidomastoidea 335
Vv. bronchiales 337 V. subclavia 333
V. canaliculi cochlea 335 V. sublingualis 364
V. canalis pterygoidei 333 V. submentalis 331
V. cava superior 336 V. supraorbitalis 330
V. cephalica 72, 75, 84, 91 V. suprascapularis 333
V. cervicalis profunda 336 Vv. supratrochleares 330
Vv. digitales plantares 223 V. stylomastoidea 333
V. dorsales linguae 364 V. temporalis media 333
Vv. esophageae 337 Vv. temporales profundae 333
Vv. faciei profunda 331, 330 Vv. temporales superficiales 333
V. facialis 330 Vv. thyrojdeae inferior 336
— Rami parotidei 331 V. thyroidea superior 335
V. femoralis 174, 184, 198 V. thyroidea mediae 335
Vv. genus 198 Vv. thymicae 337
V. jugularis anterior 333 Vv. tibiales anteriores 198, 210
V. jugularis externa 333 Vv. tibiales posteriores 198, 219
V. jugularis interna 333 Vv. tympanicae 333
Vv. labiales inferiores 331 Vv. transversae colli 333
V. labialis superior 331 V. transversa faciei 333
Vv. labyrinthi 448 Vv. tracheales 337
V. laryngea inferior 336, 394 V. vertebralis 336
V. laryngea superior 394 V. vertebralis anterior 336
V. lingualis 335 Ventriculus laryngis 392
Vv. maxillares 333 Vertex 263
V. mediana antebrachii 83, 91 Vertex corneae 419
V. mediana cubiti 83 Vestibulum 447
Vv. meningeae 335 Vestibulum laryngis 392, 393
Vv. meningeae mediae 333 Vestibulum nasi 408
Vv. metatarsae plantares 223 Vestibulum oris 355
V. occipitalis 333 Vincula tendinum 110
V. ophthalmica 330 Vinculum breve 110
Vv. palpebrales inferiores 330 Vinculum longum 110
Vv. palpebrales superiores 330 Vomer 260
Vv. parotidae 333

z
Zona orbicularis 145 I Zonula ciliares 422

536
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
NHÀ XUẤT BAN Y HỌC
CHI NHÁNH TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo p.1, Q.5 TP. Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 39235648 Fax: 39230562
Email: cnxuatbanyhoc@gmail.com

Bài giảng
GIẢI PHẪU HỌC
Tập 1

Chịu trách nhiệm xuất bản:


HOÀNG TRỌNG QUANG
Chịu trách nhiệm bản thảo:
VÕ THỊ GIANG HƯƠNG
Biên tập: ThS. Hoàng Bảo Khánh
Trình bày bìa:
Mai Xuân Hoài

In 1.000 cuốn khổ 19x27cm tại Công ty CP In Nông Nghiệp, 292/3 Kha Vạn Cân, p. Hiệp
Bình Chánh, Q. Thủ Đức, TP. HCM. số đặng ký kế hoạch xuất bản: 23-2013/CXB/14-
185/YH ngày 02/01/2013. số xuất bản: 350/QĐ-YH ngày 04/10/2013. In xong và nộp lưu
chiểu quý IV/2013.
*»•

You might also like