You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ


----- š › & š › -----

BÁO CÁO :
Thực tập kỹ thuật

Sinh viên: Nguyễn Xuân Mại

MSSV: 20198139

Email: mai.nx198139@sis.hust.edu.vn

Thời gian thực tập: 1/6/20022 đến 5/8/2022

Đơn vị thực tập : Công ty Comit

Hà nội, ngày 15 tháng 08 năm 2022


MỤC LỤC
A. LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................
B. NỘI DUNG THỰC TẬP.......................................................................................
2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu phòng ban........................................................
2.1.1. Thông tin công ty.....................................................................................
2.1.2. Các sản phẩm của công ty........................................................................
2.1.3. Hệ thống bộ phận phòng ban, bộ phận trực thuộc...................................
2.1.4. Hội đồng quản trị.....................................................................................
2.1.5 Phòng Kinh doanh.....................................................................................
2.2. Nội dung thực tập............................................................................................
2.2.1. Các thuật ngữ chung.................................................................................
2.2.2. Nhóm thuật ngữ liên quan đến mạng 2G.................................................
2.2.3. Nhóm thuật ngữ liên quan đến 3G...........................................................
2.2.4. Thuật ngữ thường dùng trong mạng ADSL.............................................
2.2.5. Thuật ngữ dùng trong mạng truyền dẫn...................................................
2.2.6. Tổng quan mạng viễn thông.....................................................................
2.2.7. Khái niệm về tài nguyên..........................................................................
2.2.8. Khái niệm về tín hiệu.............................................................................
2.2.9. Khái niệm về vùng phủ..........................................................................
2.2.10. Một số hành động tối ưu......................................................................
2.3. Nhận xét, đề xuất...........................................................................................
2.3.1. Ưu điểm..................................................................................................
2.3.2. Nhược điểm............................................................................................
2.3.3. Đề xuất...................................................................................................
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................
A. LỜI NÓI ĐẦU

Là 1 sinh viên ngành Điện Tử Viễn Thông của trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, môn Thực tập kỹ thuật là một môn không thể thiếu trong
quá trình học tập. Sinh viên được cử đi thực tập tại các công ty có tiếng về
lĩnh vực công nghệ thông tin và kỹ thuật liên quan tới chuyên ngành đang
theo học. Quá trình thực tập mang tới những kiến thức thực tế, những trải
nghiệm rõ ràng nhất về môi trường làm việc và quy trình làm việc của các
công ty. Từ đó giúp sinh viên có thêm tầm nhìn khách quan, kinh nghiệm
để định hướng tương lai của mình.

Trong kì thực tập này, em đã đề xuất được thực tập tại công ty
Comit là đơn vị hàng đầu của cả nước chuyên cung cấp về các giải pháp
viễn thông cho mọi doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Em và các bạn trong
nhóm được quản lý bởi các anh, chị trong công ty và được sự tư vấn của
giảng viên. Chúng em được hướng dẫn tận tình và được nhận xét trong quá
trình học tập. Học viên được trải qua nhiều kiến thức rất thực tế từ công ty,
từ đó nâng cao được kiến thức và kỹ năng của bản thân.

Em xin cảm ơn anh chị trong công ty, giảng viên bộ môn, các cán
bộ nhân viên công ty Comit và nhà trường đã giảng dạy, hỗ trợ chúng em
để có được thời gian thực tập vô cùng tốt đẹp này.
B. NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu phòng ban

2.1.1. Thông tin công ty


COMIT Corporation được thành lập tại Việt Nam vào năm 2003, có trụ sở là
Văn phòng đại diện Acterna (Acterrna hiện nay là VIAVI Solutions -
Nhà sản xuất lớn nhất thế giới về Đo lường & Thử nghiệm Truyền thông).
Công ty áp dụng một hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và văn hóa lấy
khách hàng làm trung tâm để thúc đẩy năng suất và cam kết cho khách hàng
và nhân viên. Chúng tôi tuyển dụng hơn 250 cá nhân có năng lực cao được
truyền cảm hứng từ ban lãnh đạo cấp cao giàu kinh nghiệm. Với ba công ty
con tại Việt Nam, Myanmar, Philippines, chúng tôi phục vụ khách hàng trên
khắp Đông Nam Á và Châu Phi. Để nắm bắt xu hướng và sự kết hợp của các
công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài việc triển khai Trí tuệ
nhân tạo, ứng dụng Internet vạn vật, Dữ liệu lớn, chúng tôi hiện đang cung
cấp đầy đủ các giải pháp về Chuyển đổi số cho Nhà mạng hướng tới Nhà
cung cấp dịch vụ số cũng như các giải pháp tổng thể cho Chuyển đổi Kỹ
thuật số Nhà máy. Tham vọng của chúng tôi là hướng đến một nền văn hóa
hiệu suất cao, đặt khách hàng làm trọng tâm của COMIT, đồng thời trung
thực với các giá trị và mục đích của chúng tôi: Hoàn thiện Truyền thông
COMIT có trụ sở chính tại Việt Nam và các công ty thành viên tại
Philippines và Myanmar. COMIT đã và đang triển khai các dự án viễn thông
tại nhiều nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Đông Timor,
Mozambique… Ngoài ra, công ty còn là đối tác HẠNG NHẤT (Tier 1)
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của các tập đoàn hàng đầu thế giới
như Viavi (nhà sản xuất thiết bị đo kiểm viễn thông Số 1 Thế giới đến từ
Mỹ), Fujikura (nhà sản xuất máy hàn quang Số 1 Thế giới đến từ Nhật),
Anite (nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các giải pháp đánh giá chất lượng &
tối ưu hoá mạng di động đến từ Phần Lan), Cellwize (hãng phát triển giải
pháp tối ưu hoá tự động SON Số 1 thế giới đến từ Israel)…

2.1.2. Các sản phẩm của công ty


Từ năm 2003 đến năm 2008, lĩnh vực kinh doanh chính của Comit Corp là
thiết bị đo kiểm viễn thông với các máy như: đo công suất sợi cáp quang,
máy phân tích giao thức, may đo kiểm luồng, máy đo điện thoại di động,
máy đo đầu cuối. Doanh thu của lĩnh vực này chiếm tới 95% doanh thu hàng
năm của ComitCorp còn 5% doanh thu còn lại là doanh thu trong lĩnh vực
sửa chữa dịch vụ, sửa chữa thiết bị. Thiết bị đo kiểm viễn thông là những
thiết bị công nghệ cao, có tính phức tạp và tinh vi. Do đó đây là một ngành
hẹp. Số lượng các công ty trong ngành không quá nhiều, các Công ty thường
không biết đối thủ của nhau. Do đó cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực này
rất lớn: cạnh tranh trực tiếp về sản phẩm của các nhà sản xuất giữa các công
ty với nhau về những yếu tố giá cả dịch vụ. Tuy vậy, với những ưu điểm
vượt trội về về mặt công nghệ và nhà cung cấp nên Comit đã chiếm 45% thị
trường máy đo kiểm viễn thông và hoàn thành nhiều hợp đồng lớn, đảm bảo
về chất lượng cùng với uy tín của công ty trên toàn quốc.

2.1.3. Hệ thống bộ phận phòng ban, bộ phận trực thuộc


Công ty Comit là công ty có ban cơ cấu tổ chức từ hội đồng quản trị đến tổng
giám đốc là do các cổ đông nắm quyền chi phối bầu ra và chỉ đạo điều hành
công ty thu lợi nhuận. Trong quá trình phát triển do điều kiện thực tế nên sơ
đồ của công ty đã có sự thích nghi cho phù hợp.

2.1.4. Hội đồng quản trị


HĐQT của Comit Corp gồm 5 thành viên sáng lập: Đây là những cán bộ chủ
chốt của Comit Corp cũng như Acterna trước đây. Có quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty.
Quyết định hoặc phân cấp cho giám đốc quyết định ký kết các hợp đồng đầu
tư kinh doanh có giá trị 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán hoặc
tỷ lệ nhỏ hơn được quy định tại điều lệ của công ty

2.1.5 Phòng Kinh doanh


Đứng đầu phòng kinh doanh là Ban giám đốc kinh doanh, quản lý ba phòng
kinh doanh số 1, số 2, số 3. Giám đốc ban kinh doanh nhận báo cáo trực tiếp
từ các trưởng phòng Kinh doanh. Trong đó tùy từng lĩnh vực sản phẩm nên
số lượng thành viên kinh doanh trong các phòng là khác nhau theo tỷ lệ
tương ứng là 6:8:6. Trình độ các cán bộ kinh doanh trong phòng đều là Đại
học. Trong đó có 8 thành viên là đi lên từ nhân kỹ thuật, tốt nghiệp khoa
Điện tử Viễn thông của Đại học Bách khoa Hà Nội, số lượng thành viên còn
lại đều tốt nghiệp từ các ngành kỹ thuật. Giám đốc ban kinh doanh đã tốt
nghiệp Cao học chuyên ngành điện tử viễn thông.
Ngoài ra công ty còn có phân cấp ban ngành khác.

2.2. Nội dung thực tập

Trong quá trình thực tập tại công ty, chúng em đã được tiếp cận các kiến thức
thực tế về các mạng di động 2G, 3G, 4G.

2.2.1. Các thuật ngữ chung


 TRX(TRE) là bộ thu phát trạm gốc BTS. Mỗi TRX bao gồm 8 khe
thời gian (TS-Time Slot). Thông thường, trong 8 khe thời gian sẽ có 1
khe dành cho báo hiệu và 7 khe dành cho lưu lượng.
 TCH(Traffic Chanel – kênh lưu lượng): Khi có cuộc gọi của khách
hàng thì cuộc gọi sẽ được mang trên kênh này. Kênh lưu lượng có thể
được sử dụng ở 2 chế độ như sau: (1) Kênh toàn tốc (FR – Full Rate):
Chỉ 1 thuê bao trên 1 TCH tại một thời điểm. (2) Kênh bán tốc (HR –
Half Rate): Có 2 thuê bao trên 1 TCH trên một thời điểm.
 Độ cao anten là độ cao thẳng đứng tính từ đáy của anten đến mặt đất.
 Góc tilt của anten là góc cụp ngẩng của anten. Thông thường người ta
hay nhắc đến 3 loại góc tilt: (1) Góc tilt cơ: Là góc cụp/ngẩng của
anten tạo bởi mặt phẳng anten và phương thẳng đứng. Góc tilt cơ có
thể điều chỉnh được bằng cách điều chỉnh gá anten. (2) Góc tilt điện:
Là góc cụp/ngẩng của hệ thống chấn tử bên trong anten và bề mặt
ngoài anten. Có loại anten cho phép điều chỉnh góc tilt điện và cũng
có loại không cho phép điều chỉnh (Ví dụ: Nói anten có góc tilt điện
bằng 60 thì có thể coi anten đã nghiêng sẵn 60 ). (3)Góc tilt tổng =
góc tilt cơ + góc tilt điện.
 Góc azimuth của anten là góc của anten so với phương bắc theo chiều
thuận kim đồ hồ (hay còn gọi là góc phương vị). Thông thường cell A
của một trạm là cell gần phương bắc nhất theo chiều kim đồng hồ.
 Vùng lõm là vùng/khu vực/đoạn đường không có sóng hoặc sóng rất
yếu: (1) Với khu vực thành phố đồng băng, mức thu < -90 dBm. (2)
Với khu vực miền núi, mức thu < - 95 dBm Hoặc số vạch sóng trên
điện thoại còn < 2/3 tổng số vạch sóng.
 TF – Thời lượng gián đoạn thông tin di động mạng vô tuyến di động
là thời gian trạm BTS/NodeB bị gián đoạn dịch vụ trong ngày (1) Đơn
vị tính: BTS*h (2G), NodeB*h (3G). (2) Phương pháp xác định:
Thống kê toàn bộ sự cố trong vòng 24h. (3) Chỉ tiêu: Toàn mạng < 40
BTS*h.
 VSWR(Voltage Standing Wave Ratio - tỷ số sóng đứng điện áp) là
giá trị đo sự ảnh hưởng của việc không phối hợp giữa trở kháng đầu
cuối của ăng ten và trở kháng đặc trưng của đường truyền dẫn. VSWR
là một cách tốt để mô tả ảnh hưởng của trở kháng đầu cuối và băng
thông của ăng ten. Nó xuất hiện khi trở kháng không tương thích giữa
các phần tử trong hệ thống RF. VSWR được gây ra bởi tín hiệu RF bị
phản xạ tại điểm trở kháng không tương thích trên đường truyền tín
hiệu về lại phía phát.

2.2.2. Nhóm thuật ngữ liên quan đến mạng 2G


 TU (Traffic Utilisation - hiệu suất sử dụng tài nguyên) TU được sử
dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng tài nguyên mạng và đánh giá
nghẽn của các Cell. Hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến (cell,
BTS/NodeB, các KV, toàn mạng) được tính theo công thức sau: TU =
(Lưu lượng thực tế giờ cao điểm/Lưu lượng có khả năng hỗ trợ)*100
Trong đó:  Lưu lượng thực tế giờ cao điểm: Được lấy từ số liệu
thống kê hàng ngày.  Lưu lượng có khả năng hỗ trợ được tra từ bảng
Erlang B ứng với số TCH toàn tốc và cấp độ dịch vụ (GoS) là 2%.
 SDCCH – Stand-alone Dedicated Control Channel. Đây là một kênh
báo hiệu quan trọng, được sử dụng trong các trường hợp sau: (1) Khi
khách hàng gửi/nhận tin nhắn, tin nhắn sẽ được mang trên kênh này.
(2) Khi máy của khách hàng tự động thông báo vị trí cho mạng biết vị
trí của mình (automatic location update) Khi khách hàng thực hiện
cuộc gọi, kênh này sẽ được sử dụng cho việc trao đổi, thông báo qua
lại giữa mạng và máy của khách hàng, trước khi khách hàng được cấp
1 kênh lưu lượng TCH.
 CSSR (Call Setup Success Rate - tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công)
CSSR(%) = (tổng số cuộc gọi được thiết lập thành công/ tổng số lần
thiết lập cuộc gọi)*100%
 CDR (Call Drop Rate - tỷ lệ rớt cuộc gọi)
CDR(%) = (tổng số cuộc gọi bị rớt/ tổng số cuộc gọi đã được thiết
lập)*100%
 SDR (SDCCH Drop Rate - tỷ lệ rớt SDCCH)
SDR(%) = (số kênh SDCCH bị rớt/tổng số kênh SDCCH thiết lập
được)*100%
 SCR (SDCCH Congestion Rate - tỷ lệ nghẽn SDCCH)
SCR(%) = (tổng số lần cấp phát kênh báo hiệu không được do hết
kênh/tổng số lần cấp phát kênh báo hiệu)*100%
 CSR (Call Success Rate - tỷ lệ cuộc gọi thành công)
CSR = (1 – CDR)*CSSR
 RASR (Random Access Success Rate - tỷ lệ truy nhập ngẫu nhiên
thành công)
RASR(%) = (tổng số lần truy nhập ngẫu nhiên thành công/tổng số lần
truy nhập ngẫu nhiên)*100%
 HOSR (Handover Success Rate - tỷ lệ thành công chuyển giao)
HOSR(%) = (tổng số cuộc chuyển giao thành công/tổng số cuộc
chuyển giao thực hiện)*100%
 Cường độ tín hiệu (Rxlev) Là đơn vị đo cho biết sóng khoẻ hay yếu
(Ví dụ: Cuộc gọi nghe rõ hay chập chờn): (1) Đường xuống: Điểm đo
là tại máy của khách hàng (2) Đường lên: Điểm đo là tại đầu card
thu/phát  Đơn vị là dBm hoặc Oát (W), Rxlev trong khoảng từ -110
dBm (nghĩa là sóng rất yếu) tới -47 dBm (sóng rất khoẻ). Ở trong nhà,
mức thu tối thiểu phải đạt >= -90 dBm mới được xem như là có sóng
2.2.3. Nhóm thuật ngữ liên quan đến 3G
 Voice Traffic (Lưu lượng thoại) 6 (1) Tương tự như voice traffic trong
2G. (2) Phương pháp tính: Thống kê trên hệ thống. (3) Đơn vị tính:
Erl
 VC Traffic (lưu lượng Video Call) Là lưu lượng khi thực hiện cuộc
gọi thấy hình ở mạng 3G truyền trên kênh CS
 PS Traffic (lưu lượng data) Là lưu lượng dữ liệu data (dữ liệu) lớp
RLC ở cả đường lên và đường xuống trong 3G.
 DL Load (Tương tự TU trong 2G). Là hiệu suất sử dụng công suất của
cell (đường xuống).
 HSDPA Throughput (High Speed Downlink Packet Access
Throughput) Là thông lượng của dịch vụ HSDPA (truy nhập gói
đường xuống tốc độ cao). Hiện nay tốc độ HSDPA của Viettel lên tới
7,2Mbps
 HSUPA Throughput (High Speed Uplink Packet Access Throughput)
Là thông lượng của dịch vụ HSUPA (truy nhập gói đường lên tốc độ
cao). Tốc độ upload có thể lên tới 5,76 Mbps
 P1SR (tương tự PSR trong 2G) Là tỷ lệ tìm gọi thuê bao (paging) loại
1 thành công
 P1SR (tương tự PSR trong 2G) Là tỷ lệ tìm gọi thuê bao (paging) loại
1 thành công
 CSSR (tương tự CSSR trong 2G) Là tỷ lệ thiết lập dịch vụ thành công

2.2.4. Thuật ngữ thường dùng trong mạng ADSL


 ADSL (Asymmetric Digital Subcriber Line - đường thuê bao số bất
đối xứng) Là một dạng trong DSL, ADSL cung cấp một phương thức
truyền dữ liệu với băng thông rộng so với phương thức truy nhập qua
đường dây điện thoại truyền thống theo phương thức quay số (dial-
up). ADSL có tốc độ tải xuống (download) cao hơn tốc độ tải lên
(upload) nên gọi là bất đối xứng (Ví dụ: Tốc độ download/upload tối
đa của gói Home N+ hiện nay là 3072/512 Kbps. Ta thấy tốc độ
download là 3072 Kbps lớn hơn tốc độ upload là 512 Kbps)
 DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multiplexer) Là thiết bị của
nhà cung cấp dịch vụ Internet để kết nối với khách hàng sử dụng dịch
vụ ADSL. Đây là thiết bị tập trung các đường dây thuê bao kỹ thuật số
truy nhập đa thành phần. Thiết bị này cung cấp nhiều loại truy nhập
dịch vụ khác nhau như: Internet tốc độ cao xDSL, VoD, video
multicasting, E-commerce…
 Site Router Đây là thiết bị trong mạng Metro Ethernet- một mạng
mới của Viettel có chức năng tập trung lưu lượng từ NodeB, DSLAM
 BRAS (Broadband Access Sever - server truy nhập băng rộng) Là
thiết bị quản lý người dùng, điều khiển tính cước, quản lý địa chỉ
(MAC, IP), điều khiển dịch vụ và quản lý bảo mật …
 Tỷ lệ hoàn thành sửa chữa lỗi Thời gian sửa chữa lỗi dịch vụ được
tính từ lúc DNCCDV nhận được phản ánh của khách hàng tới Call
Center đến lúc DNCCDV khắc phục xong lỗi dịch vụ và khách hàng
sử dụng dịch vụ bình thường. Chỉ tiêu: Thời gian sửa 6h, tỉ lệ hoàn
thành khắc phục lỗi dịch vụ 95%.
 FTTx – Fiber To The x Đây là các dịch vụ truyền dẫn cáp quang đến
tận thuê bao khách hàng. Với FTTx, nhà cung cấp có thể đưa ra những
dịch vụ băng rộng, tốc độ cao. Một số dịch vụ FTTx như: FTTH
(Fiber To The Home), FTTO (Fiber To The Office), …
 Office WAN Đây là dịch vụ cung cấp khả năng kết nối các mạng chi
nhánh của một doanh nghiệp với nhau thành mạng nội bộ.

2.2.5. Thuật ngữ dùng trong mạng truyền dẫn


 SDH (Synchronous Digital Hierarchy - phân cấp số đồng bộ) Đây là
một chuẩn quốc tế về truyền dẫn đồng bộ tốc độ cao cho các mạng
viễn thông quang. SDH có một số đặc điểm sau: (1)Tiêu chuẩn hóa
cao toàn mạng về giao diện, nốii chéo số và đầu cuối tập trung nên dễ
lắp đặt và bảo dưỡng. (2)Khả năng tách/ghép “tải thành phần” từ “các
tín hiệu toàn thể” dễ dàng, trực tiếp. (3) Mạng đồng bộ tốc độ cao có
khả năng chuyển tải hiệu quả và mềm dẻo các dịch vụ băng rộng. (4)
Có các cấp tốc độ STM-1, STM-4, STM-16, STM-64
 DWDM (Dense Wavelength Division Multiplexing - ghép kênh theo
bước sóng mật độ cao) Đây là kỹ thuật cho phép các tín hiệu quang ở
các bước sóng khác nhau có thể cùng ghép vào sợi quang ở phía phát
nhờ bộ ghép kênh. Và tín hiệu ghép này sẽ truyền dọc theo sợi quang
để tới phía thu. Tại phía thu, luồng tín hiệu này sẽ qua bộ tách bước
sóng để thu được các bước sóng riêng rẽ. Mỗi bước sóng hỗ trợ đến
10Gb/s.
 Luồng E1. Đây là luồng truyền dẫn được ghép từ 32 luồng PCM
64Kb/s. E1 có tốc độ 2Mb/s.
 Luồng STM-1 (Synchronous Transport Module level-1) STM-1 là
một chuẩn truyền dẫn cáp quang SDH theo ITU. Một luồng STM-1 có
tốc độ 155,52 Mb/s.
 Luồng STM-n (n = 4, 16, 64) Là luồng Truyền dẫn quang có tốc độ n
x 155 Mbit/s.
 Thời lượng gián đoạn thông tin (TF) TF là tổng thời gian gián đoạn
của các luồng dịch vụ đang hoạt động quy đổi về đơn vị cơ bản E1
trong ngày, tuần, tháng theo từng cấp mạng khác nhau (trục quốc gia,
liên tỉnh, nội hạt, toàn mạng). Đơn vị tính của TF là E1*h.
 Thời gian xử lý sự cố Thời gian xử lý sự cố trung bình Txltb là thời
gian xử lý trung bình của các loại sự cố trong tháng.
 Vu hồi mạng truyền dẫn Thông thường, truyền dẫn từ điểm A đến
điểm B có thể đi theo nhiều hướng. Khi mạng hoạt động bình thường,
truyền dẫn từ A đến B đi trên một đường đã được thiết lập – gọi là
đường chính. Khi sự cố xảy ra, đường chính bị đứt thì truyền dẫn từ A
đến B vẫn không bị gián đoạn bằng cách: Truyền qua một đường khác
gọi là đường vu hồi bảo vệ.
 Nháy luồng là các sự cố gián đoạn trong thời gian rất ngắn (dưới 1
phút) do các nguyên nhân như bắn luồng kém, mưa (chập chờn luồng
viba)…

2.2.6. Tổng quan mạng viễn thông


TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Hệ thống viễn thông là tập hợp tất cả các phương tiện kỹ thuật
để truyền dẫn tin tức từ nơi phát đến nơi thu.
Việc truyền thông tin giữa các đối tượng qua một khoảng cách
Hệ thống
1 bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức
viễn thông
(âm thanh, hình ảnh, chữ viết, dữ liệu...) bằng các phương tiện
truyền thông như hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang
hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác.
Thiết bị đầu cuối (Terminal Device) là thiết bị giao tiếp với
Thiết bị đầu người sử dụng (còn được gọi là đối tượng sử dụng, có thể là con
2
cuối người hoặc máy móc tự động) và là cầu nối giữa người sử dụng
và mạng.
3 Hệ thống Là hệ thống đảm nhiệm chức năng truyền tải thông tin từ điểm
truyền dẫn này đến điểm khác trong mạng viễn thông. Mạng truyền dẫn
TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống viễn thông. Nó là
nền tảng, là cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện truyền tải thông
tin, dịch vụ.
Dựa vào môi trường truyền dẫn mà phân thành hai loại: Truyền
dẫn hữu tuyến và truyền dẫn vô tuyến.
- Truyền dẫn hữu tuyến: Thường sử dụng hai loại truyền dẫn
quan trọng nhất là cáp đồng và cáp quang.
- Truyền dẫn vô tuyến: Trong mạng truyền dẫn Viettel sử dụng
hai loại truyền dẫn vô tuyến là: vi ba, VSAT.
Để thiết lập một kênh theo yêu cầu từ một thuê bao này tới một
thuê bao khác thì mạng phải có phần chuyển mạch để lựa chọn
kênh phù hợp. Trong mạng điện thoại, phần chuyển mạch được
Trung tâm gọi là các tổng đài. Thuê bao sẽ nhận được kênh phù hợp dựa
4 chuyển vào các thông tin báo hiệu truyền qua đường dây thuê bao, hay
mạch truyền trên các mạch kết nối các tổng đài với nhau.
Hiện nay, có 2 công nghệ chuyển mạch đang được áp dụng. Đó
là công nghệ chuyển mạch kênh (CS - Circuit Switching) và
công nghệ chuyển mạch gói(PS - Packet Switching).
Trong mạng viễn thông, báo hiệu được coi là một phương tiện
để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các
thông tin và các lệnh này có liên quan đến thiết lập, giám sát và
Hệ thống
5 giải phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính:
báo hiệu
- Chức năng giám sát (giám sát đường dây thuê bao, trung kế...).
- Chức năng tìm chọn (điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ).
- Chức năng khai thác và vận hành mạng.
Là dịch vụ được truyền tức thời thông tin qua mạng viễn thông
(bao gồm cả Internet) mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội
Dịch vụ cơ
6 dung thông tin. Đây là loại dịch vụ tối thiểu (đơn giản nhất) mà
bản
nhà cung cấp dịch vụ cấp cho khách hàng, dựa trên năng lực cơ
bản của nhà cung cấp dịch vụ.
Là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng
dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc
Dịch vụ giá cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử
7
trị gia tăng dụng mạng viễn thông. Những dịch vụ này thuận tiện hơn cho
người sử dụng, không chỉ kết nối thiết bị đầu cuối, có khả năng
cung cấp rộng khắp và tính cước linh hoạt.
2.2.7. Khái niệm về tài nguyên
T
Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
T
1 GoS Là thông số xác định tỷ lệ nghẽn cho phép của mạng. Ví
(Grade of Service dụ: GoS = 2%, nghĩa là tại một thời điểm có 100 cuộc gọi
T
Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
T

– Cấp độ dịch vụ, trên mạng thì 2 cuộc gọi không thể thực hiện được do
đơn vị đo: %): không còn kênh rỗi (còn gọi là nghẽn mạng).

Là thông số được sử dụng để đánh giá hiệu suất sử dụng


tài nguyên vô tuyến của mạng (cell, BTS/ Node B, tỉnh,
TU khu vực, toàn mạng). TU được tính theo công thức:
Lưulượng giờ cao điểm
(Traffic TU (% )= Trong đó:
Lưulượng đáp ứng
2 Utilisation - Hiệu  Lưu lượng giờ cao điểm (Erl): Lưu lượng được lấy
suất sử dụng tài từ số liệu thống kê lưu lượng vào giờ cao điểm hàng
nguyên, đơn vị ngày .
đo: %):  Lưu lượng đáp ứng (Erl): Lưu lượng mà hệ thống có
khả năng hỗ trợ được tra từ bảng Erlang B ứng với
số kênh TCH toàn tốc và cấp độ dịch vụ (GoS) là
2%.
HSDPA
Throughput Là tốc độ truyền dữ liệu trung bình qua một kênh truyền
3 (Thông lượng (kênh logic hoặc vật lý) trong một đơn vị thời gian cho
HSDPA, đơn vị phương thức truy nhập HSDPA trên mạng 3G.
đo: bps, kbps)

Thông thường, 1 cuộc gọi được dành riêng 1 khe thời gian
và được gọi là kênh toàn tốc (FR, tốc độ 13 kbps - Đo trên
giao diện vô tuyến). Để tăng dung lượng của hệ thống ta
HR (Kênh bán
4
tốc) sử dụng giải pháp bán tốc (HR, tốc độ 6,5 kbps), lúc này 1
khe thời gian sẽ phục vụ được cho 2 cuộc gọi thay vì 1
cuộc gọi như trước đây (1FR = 2HR). Tuy nhiên, sử dụng
HR sẽ làm suy giảm chất lượng thoại.

2.2.8. Khái niệm về tín hiệu


T
Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
T
 Là đơn vị đo tỷ số công suất, còn gọi là đơn vị đo
công suất tương đối.
1 dB (decibel)
 dBm: Là đơn vị đo công suất tuyệt đối, biểu diễn
cường độ của tín hiệu vô tuyến.
2 RxLevel (đơn vị đo: Là thông số biễu diễn công suất tín hiệu vô tuyến
dBm hoặc W) mạng GSM thu được tại ME – Mobile Equipment
T
Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
T
(đường xuống) hoặc BTS (đường lên), cho biết sóng
mạnh hay yếu. Giá trị của RxLev trong khoảng từ -110
dBm (sóng rất yếu) tới -47 dBm (sóng rất khoẻ).
RSCP
(Received Signal
Là thông số biễu diễn công suất tín hiệu vô tuyến
Code Power – Công
3 suất tín hiệu thu được mạng 3G thu được tại UE – User Equipment (đường
trên kênh hoa tiêu tại xuống) cho biết sóng mạnh hay yếu.
UE, đơn vị đo: dBm
hoặc W)
Là thông số biểu diễn chất lượng tín hiệu vô tuyến
mạng GSM thu được tại ME (đường xuống) hoặc BTS
4 RxQual (đường lên), cho biết mức độ nhiễu của tín hiệu.
RxQual có giá trị nằm trong dải từ 0-12, giá trị RxQual
càng nhỏ thì chất lượng tín hiệu càng tốt.
C/I Là thông số biểu diễn chất lượng tín hiệu vô tuyến
(Carrier/ Interference mạng GSM thu được tại ME, được đo bằng tỷ số công
5 - Tỷ số công suất giữa suất tín hiệu thu được và nhiễu tại máy thu. C/I càng
tín hiệu thu được và
nhiễu tại máy thu, lớn thì chất lượng của tín hiệu càng tốt, ít có nhiễu và
đơn vị đo: dB) ngược lại.

Ec/No Là thông số biểu diễn chất lượng của tín hiệu vô tuyến
(Tỷ số công suất giữa mạng 3G-WCDMA thu được tại UE, được đo bằng tỷ
6 tín hiệu thu được và số công suất giữa tín hiệu thu được và nhiễu. E c/No
nhiễu tại máy thu, càng lớn thì chất lượng của tín hiệu càng tốt, có ít
đơn vị đo: dB) nhiễu và ngược lại.

Là thông số biểu diễn khả năng khuếch đại tín hiệu của
G một anten định hướng. Được xác định bằng tỷ số độ
(Gain: Độ tăng ích của lớn của công suất bức xạ của anten đang xét tại một
7
anten, đơn vị đo: dBi) điểm theo hướng chính tâm của búp sóng chính so với
độ lớn công suất bức xạ tính tại điểm đó của anten
đẳng hướng đặt cùng vị trí với anten đang xét.
2.2.9. Khái niệm về vùng phủ
TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
Lý thuyết
Là tổng công suất phát tại đầu ra của các khối thu phát (TRX)
được cấu hình cho cell BTS. Công suất phát phụ thuộc vào cấu
Công suất hình của cell, băng tần hoạt động và loại tủ của vendor nào.
phát của
cell BTS Thực tế:
1
(đơn vị đo: − Trạm 900: Công suất phát của trạm đặt giá trị lớn nhất ~47
dBm hoặc dBm/TRX (50W) đối với cell cấu hình 2 TRX, ~44
W) dBm/TRX đối với Cell cấu hình 4TRX.
 Trạm 1800: Công suất phát của trạm đặt giá trị lớn nhất ~45
dBm/TRX đối với Cell cấu hình 2 TRX, ~42 dBm/TRX đối
với Cell cấu hình 4TRX
Cường độ
tín hiệu thu
Là thông số biễu diễn công suất tín hiệu vô tuyến 2G thu được tại
2G
ME – Mobile Equipment (đường xuống) hoặc BTS (đường lên),
2 (Rxlevel,
cho biết sóng mạnh hay yếu. Giá trị của RxLev trong khoảng từ -
đơn vị đo:
110 dBm (sóng rất yếu) tới -47 dBm (sóng rất khoẻ).
dBm hoặc
W)

Chất lượng Là thông số biểu diễn chất lượng tín hiệu vô tuyến mạng 2G thu
tín hiệu 2G được tại ME, được đo bằng tỷ số công suất tín hiệu thu được và
3
(C/I, đơn vị nhiễu tại máy thu. C/I càng lớn thì chất lượng của tín hiệu càng
đo: dB) tốt, ít có nhiễu và ngược lại.
4 Bán kính Lý thuyết
phủ sóng
của một cell  Là khoảng cách từ chân trạm đến điểm xa nhất theo hướng
(đơn vị đo: búp sóng chính mà dịch vụ còn đảm bảo chất lượng.
m, km)  BKPS phụ thuộc vào độ cao treo anten, góc ngẩng (Tilt), tần
số sử dụng và công suất phát của anten. Ngoài ra, BKPS còn phụ
thuộc vào địa hình, môi trường truyền sóng.
Thực tiễn:
 BKPS ứng với cường độ tín hiệu tối thiểu trong nhà
(RxLevel) ~ 90dBm:
Địa hình Bán kính phủ sóng
TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
1800
900 MHz
MHz
Khu vực trung tâm thành phố (Dense
250m- 150m-
Urban), với độ cao anten trung bình
350m 250m
~25m:
Khu vực ngoại ô thành phố, thị xã
550m- 370m-
(Urban), với độ cao anten trung bình
800m 540m
~30m:
Khu vực đồng bằng đông dân cư 1.3km-
870m-
(SubUrban), với độ cao anten trung 2.5
1.7 km
bình ~36m: km
Khu vực nông thôn (Ru
3 km- 4 2 km-
al), với độ cao anten t
km .7 km
ung bình ~42m:
Khu vực miền núi, với độ cao anten Không sử
> 4 km
trung bình ~57m: dụng

5 Diện tích Lý thuyết:


phủ sóng Là diện tích của hình lục giác có đường kính là bán kính phủ
của một cell sóng của một cell.
(đơn vị đo:
km2) Thực tiễn:
Diện tích phủ sóng ứng với cường độ tín hiệu tối thiểu trong nhà
(RxLevel) ~ -90dBm (diện tích tương ứng với bán kính phủ
sóng):
Diện tích phủ sóng
Địa hìn
900 MHz 1800 MHz
Khu vực trung tâm thành phố Từ 0.015
Từ 0.041 đến
(Dense Urban), với độ cao anten đến 0.041
0.08 km2.
trung bình ~25m: km2
Khu vực ngoại ô thành phố, thị Từ 0.089
Từ 0.196 đến
xã (Urban), với độ cao anten đến 0.189
0.416 km2
trung bình ~30m: km2
Khu vực đồng bằng đông dân cư Từ 1.098 đến Từ 0.
TT Thuật ngữ Khái niệm/Đặc điểm
(SubUrban), với độ cao anten
92 đến
trung bình ~ 4.059 km2
1.877 km2
6m:
Từ 2.594
Khu vực nông thôn (Rural), với Từ 5.85 đến
đến 4.735
độ cao anten trung bình ~42m: 10.4 km2
km2
Khu vực miền núi,
Không sử
với độ cao anten trung bình > 10.4 km2
dụng
~57m:

 Vùng lõm là vùng/khu vực/đoạn đường không có sóng hoặc


sóng rất yếu, được xác định qua thông số RxLev đo được hoặc số
vạch sóng trên máy điện thoại di động. Cụ thể:
Vùng lõm  Với khu vực thành phố đồng bằng, RxLev < -90 dBm.
6
2G
 Với khu vực miền núi, RxLev < - 95 dBm
 Hoặc số vạch sóng trên điện thoại còn < 2/3 tổng số vạch
sóng.
Lý thuyết
Là lưu lượng thoại sử dụng trên 1 bộ thu phát (TRX).
Thực tiễn:
Lưu lượng  Lưu lượng thoại sử dụng tối đa trên 1 bộ thu phát (TRX) để
7 thoại đảm bảo nghẽn kênh TCH < 2%:
Erl/TRX  Cell cấu hình 2TRX: 6.1 Erl/TRX; tương ứng với 12.2
Erl/Cell
 Cell cấu hình 4TRX: 8.3 Erl/TRX; tương ứng với 33.2
Erl/Cell

2.2.10. Một số hành động tối ưu


Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
Tối ưu mạng vô tuyến 2G
1 Tối ưu vùng Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để thay đổi
vùng phủ sóng của mạng: thu hẹp vùng phủ để giảm nhiễu, mở
phủ rộng vùng phủ để tăng dung lượng mạng…Việc tác động căn cứ
vào kết quả đo kiểm drivingtest, phản ánh khách hàng và theo dõi
các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó: CDR, CSSR, HOSR,
RxLev... Có các hành động sau:
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có).
Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống: ACCMIN, công
suất phát, tính năng TCC/PBT…
- Thay đổi tilt, azimuth, độ cao treo anten.
- Thay đổi độ cao/ vị trí cột anten.
- Sử dụng các thiết bị phụ trợ TMA, TMB, Repeater.
- Thay đổi loại tủ theo băng tần đang sử dụng (900/1800).
- Lắp thêm trạm mới hoặc huỷ bỏ vị trí trạm không phù hợp.
Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để nâng cao
chất lượng mạng: giảm nhiễu, tăng chất lượng thoại... Việc tác
Tối ưu chất động căn cứ vào kết quả đo kiểm driving test, phản ánh khách
lượng mạng hàng và theo dõi các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó:
2
CDR, RxQual, C/I… Có các hành động sau:
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có).
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống.
- Quy hoạch lại tần số
Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để nâng cao/
giảm bớt năng lực đáp ứng của mạng tại một địa điểm/ khu vực
cụ thể. Việc tác động căn cứ vào kết quả đo kiểm driving test,
phản ánh khách hàng và theo dõi hiệu suất hệ thống (TU) và
Tối ưu dung mức độ nghẽn (TCR, SCR) tại khu vực đó. Theo mức độ tác
3
lượng mạng động đến dung lượng, có các hành động sau:
- Thay đổi ngưỡng HR, share tải;
- Nâng/hạ cấu hình;
- Lắp thêm tủ (cosite, đấu TG);
- Thiết kế và lắp thêm trạm mới.

Tối ưu mạng vô tuyến 3G

Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để thay đổi
vùng phủ sóng của mạng: thu hẹp vùng phủ để giảm nhiễu, mở
rộng vùng phủ để tăng dung lượng mạng. Việc tác động căn cứ
vào kết quả đo kiểm drivingtest, phản ánh khách hàng và theo dõi
các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó: CDR, CSSR,
Tối ưu vùng RSCP... Có các hành động sau:
1
phủ - Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có).
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống: …
- Thay đổi tilt, azimuth, độ cao treo anten.
- Thay đổi độ cao/ vị trí cột anten.
- Sử dụng các thiết bị phụ trợ Repeater….
- Lắp thêm trạm mới hoặc huỷ bỏ vị trí trạm không phù hợp.
2 Tối ưu chất Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để nâng cao
lượng mạng chất lượng mạng: giảm nhiễu, tăng chất lượng thoại... Việc tác
động căn cứ vào kết quả đo kiểm driving test, phản ánh khách
hàng và theo dõi các chỉ số KPI của hệ thống tại khu vực đó:
Thuật ngữ Khái niệm/ Đặc điểm
CDR, Ec/No… Có các hành động sau:
- Kiểm tra, khắc phục các lỗi phần cứng của trạm (nếu có).
- Thay đổi các thông số mềm trên hệ thống.
- Quy hoạch lại tần số
Là các tác động vào mạng lưới (mềm/ cứng) để nâng cao/
giảm bớt năng lực đáp ứng của mạng tại một địa điểm/ khu vực
cụ thể. Việc tác động căn cứ vào kết quả đo kiểm driving test,
phản ánh khách hàng và theo dõi hiệu suất hệ thống (TU) và
Tối ưu dung mức độ nghẽn (TCR, SCR) tại khu vực đó. Theo mức độ tác
3
lượng mạng động đến dung lượng, có các hành động sau:
- Thay đổi ngưỡng HR, share tải;
- Nâng/hạ cấu hình;
- Lắp thêm tủ (cosite);
- Thiết kế và lắp thêm trạm mới.

2.3. Nhận xét, đề xuất

2.3.1. Ưu điểm
Trong kỳ thực tập 20212 vừa rồi đã mang lại rất nhiều kiến thức bổ ích cho
sinh viên về mảng dịch vụ truyền thông và bước đầu có thể nắm vững được
nhiều phần mềm, phương thức hoạt động của các dịch vụ đang được sử dụng
trên hầu hết trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì trải nghiệm một kì tại công ty thật là thú
vị. Sinh viên được quan sát môi trường làm việc, phong thái làm việc tại
công ty từ đó tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân để góp ích vào công
việc tương lai. Cùng với đó là sự gắn kết của các sinh viên trong quá trình
học tập, sự chỉ bảo tận tình của các anh chị quản lý và hướng dẫn đã giúp
khóa thực tập hoàn thành tốt đẹp và thành công.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập cũng có một số khó khăn mà em sẽ đề
cập dưới đây.

2.3.2. Nhược điểm


Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong khoảng cuối tháng 4 còn ít nhiều,
vì vậy mà sinh viên đã có phải thực hiện dãn cách, nên số buổi học offline ít
đi và thêm vào đó là học online nên việc truyền tải kiến thức sẽ gây ra sự khó
khăn.
Do khoảng cách tại nơi thực tập và trường khá xa nên việc di chuyển của
sinh viên ít nhiều tạo ra sự mệt mỏi khi phải đi đường dài. Cuối cùng là sự
hạn chế về mặt thời gian do việc đi thực tập kết hợp hoàn thành chương trình
trên lớp nên có nhiều kiến thức sâu không được trình bày chi tiết, nên việc
nắm vững kiến thức cũng sẽ gặp phải một số vấn đề, quá trình học hỏi tiếp
thu cũng có nhiều hạn chế, gián đoạn do lí do về thời gian.

2.3.3. Đề xuất
Với các ưu điểm và nhược điểm trên, em xin đóng góp thêm một số ý kiến
như sau:
Nhà trường, viện nên có thêm những buổi thăm quan cho sinh viên tại các
công ty để sinh viên chuẩn bị trước kỹ năng, tiếp xúc dần với môi trường làm
việc từ sớm.
Nhà trường sắp xếp thời gian thực tập linh động hơn để sinh viên có thể có
thể tiếp thu kiến thức thực tế một cách chủ động nhất.

C. KẾT LUẬN

Sau hai tháng thực tập tại Công Ty Comit chúng em đã học được rất nhiều
kiến thức về Ngành Dịch Vụ trong ngành điện tử viễn thông theo đó là
những cơ hội, thách thức mà kỹ sư ra trường gặp phải.
Bên cạnh đó là các kiến thức về kỹ năng bổ trợ như tác phong làm việc, quy
trình dự án, môi trường làm việc, các kỹ năng mềm như viết mail, viết CV,…
đã giúp rất nhiều cho chúng em tích lũy kinh nghiệm cho tương lai bây giờ
và cả sau này. Ngoài ra trong quá trình thực tập đã giúp gắn kết hơn sinh viên
ngành Điện tử viễn thông , giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm và thân
thiết hơn với sinh viên trong viện.
Cuối cùng em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh
đạo nhà trường, Ban lãnh đạo viện ĐTVT, Ban lãnh đạo công ty và các anh
chị quản lý, hướng dẫn đã tạo điều kiện tuyệt vời, tận tình hướng dẫn, quan
tâm để chúng em có thể hoàn thành khóa thực tập thành công và tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] "Website,"[Online].Available: http://comitcorp.com, truy nhập lần


cuối ngày 14/8/2022

You might also like