You are on page 1of 136

PHẦN I

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 06/CP NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 1995
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 1.- Đối tượng và phạm vi được áp dụng các quy định về an toàn lao
động, vệ sinh lao động bao gồm: mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi
công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, thử việc
trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các
doanh nghiệp; tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh
thổ Việt Nam.
CHƯƠNG II
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 2.- Luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao
động theo Khoản 1, Điều 96 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
1. Việc xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở
sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư,
người sử dụng lao động phải lập báo cáo khả thi về các biện pháp bảo đảm an
toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong báo cáo khả thi phải có những nội
dung chính sau đây:
- Địa điểm, quy mô công trình, trong đó nêu rõ khoảng cách từ công
trình, cơ sở sản xuất dến khu dân cư và các công trình khác;
- Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong
quá trình hoạt động; các giải pháp phòng ngừa, xử lý.
Báo cáo khả thi phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ
đầu tư, người sử dụng lao động phải sao gửi cho cơ quan Thanh tra Nhà nước
về lao động địa phương để theo dõi và giám sát theo luật định.
2. Khi thực hiện phải cụ thể hoá các yêu cầu, nội dung, biện pháp bảo đảm an
toàn và vệ sinh lao động theo luận chứng đã được duyệt.
Điều 3.- Việc thực hiện tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động theo
khoản 2 Điều 96 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
1. Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động là tiêu
chuẩn, quy phạm bắt buộc thực hiện. Căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao
động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao
động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại
máy, thiết bị, vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc.
2. Tổ chức, cá nhân khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư,
các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc
danh mục do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định, phải
thực hiện đăng ký và kiểm định.
Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký
và kiểm định.
Điều 4.- Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97 của Bộ Luật lao
động được quy định như sau:
1. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;
2. Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp
xử lý ngay;
3. Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
Điều 5.- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động
theo Điều 100 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như thuốc,
bông, băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu;
2. Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra;
3. Phải tổ chức đội cấp cứu;
4. Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên tập luyện.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc liên
kết với các đơn vị lân cận, các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết
các sự cố khẩn cấp, nhưng vẫn phải tổ chức sơ cứu tại chỗ.
Điều 6.- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải
được trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất
lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
quy định.
Điều 7.- Việc định kỳ khám sức khoẻ, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh
lao động theo Điều 102 của Bộ Luật Lao động quy định như sau:
1. Phải khám sức khoẻ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập
nghề,ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc,
độc hại hại thì ít nhất 6 tháng 1 lần.
Việc khám sức khoẻ phải do các đơn vị y tế Nhà nước thực hiện.
2. Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập
nghề, phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn luyện,
hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh phù hợp và phải được
kiểm tra thực hành chặt chẽ.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa
được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động.
Việc tổ chức huấn luyện, mở lớp huấn luyện phải theo sự hướng dẫn của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 8.- Bồi dưỡng bằng hiện vật theo Điều 104 của Bộ Luật Lao động được
quy định như sau:
1. Bồi dưỡng đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế;
2. Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc;
3. Cấm trả tiền thay bồi dưỡng bằng hiện vật.
CHƯƠNG III
TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 9.- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao
động theo Điều 105 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó
phải chuyển ngay đến cơ sở y tế;
2. Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm nhiều bị
thương nặng thì phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và
báo ngay với cơ quan Thanh tra Nhà nước về lao động và cơ quan Công an
địa phương.
Điều 10.- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị bệnh
nghề nghiệp theo Điều 106 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:
1. Người bị bệnh nghề nghiệp được điều trị theo chuyên khoa.
2. Sau khi điều trị, tuỳ theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp, ít nhất
cũng được khám sức khoẻ 6 tháng một lần và được lập hồ sơ sức khoẻ riêng
biệt.
Nội dung hồ sơ và chế độ quản lý, lưu trữ hồ sơ do Bộ Y tế quy định.
Điều 11.- Việc bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật lao động đã sửa
đổi, bổ sung được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao
động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân
nhân người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do
lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi trực tiếp của người lao động
thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và
phụ cấp lương (nếu có).
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho
người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy
giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng
thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi của
người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp
một khoản ít nhất bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương
ứng nêu trên.
c) Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường theo mục a, b của khoản
1 Điều 11 là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân
của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi
được xác định bị bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ
cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theo quy định hiện hành của
chính phủ.
Trường hợp thời gian làm việc không đủ để tính tiền lương theo hợp đồng
bình quân của 6 tháng liền kề, thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc
tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp để tính bồi thường, trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp tuyển hoặc nhận người vào học nghề, tập
nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Bộ
Luật Lao động, nếu trong quá trình học nghề, tập nghề bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường hoặc
trợ cấp cho họ theo quy định tại mục a, b khoản 1 Điều 11. Tiền lương để bồi
thường hoặc trợ cấp trong trường hợp này là mức lương tối thiểu của doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị áp dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
Trong trường hợp mức lương nghề, tập nghề được thoả thuận theo hợp đồng
giữa người sử dụng lao động và người học nghề, tập nghề cao hơn mức lương
tối thiểu của doanh nghiệp thì tính theo mức lương đã thoả thuận.
3. Bộ lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn việc lập hồ sơ và
thủ tục bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 12.- Việc điều tra, lập biên bản, thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp theo Điều 108 của Bộ Luật Lao động được quy
định như sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức
việc điều tra, lập biên bản, có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành Công
đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo hướng dẫn của Bộ
lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam.
Biên bản phải ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức
độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra, quy trách nhiệm để xảy ra tai nạn, có chữ ký
của người sử dụng lao động và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
2. Tất cả các vụ tai nan lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp
đều phải được khai báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế.
CHƯƠNG IV
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 13.- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
1. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải
thiện điều kiện lao động;
2. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ
khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy
định của Nhà nước;
3. Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp
an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công
đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh
viên;
4. Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù
hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết
bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước;
5. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp
an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
6. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn,
chế độ quy định;
7. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an
toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.
CHƯƠNG IV
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 14.- Người sử dụng lao động có quyền:
1. Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp
an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong
việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
3. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của
Thanh tra viên lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định
đó.
Điều 15.- Người lao động có nghĩa vụ:
1. Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
2. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư
hỏng thì phải bồi thường;
3. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm,
tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người
sử dụng lao động.
Điều 16.- Người lao động có quyền:
1. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn,
vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của
mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc
nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
3. Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi
người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực
hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng
lao động, thoả ước lao động.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 17.- Việc lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao
động, vệ sinh lao động theo khoản 2 Điều 95 của Bộ Luật lao động được quy
định như sau:
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan xây dựng Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn
lao động, vệ sinh lao động trình Chính phủ phê duyệt đưa vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.
2. Hàng năm, căn cứ vào Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động đã được phê duyệt, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính lập
kế hoạch kinh phí đầu tư cho Chương trình này để đưa vào kế hoạch ngân
sách Nhà nước.
Điều 18.- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn lao
động, vệ sinh lao động làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng chính phủ và tổ
chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về an toàn lao động, vệ sinh
lao động. Thành phần của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 19.- Quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các
Điều 180 và 181 cảu Bộ Luật lao động được quy định như sau:
1. Bộ Lao động - thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình
cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các
chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm Nhà nước về an
toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; hướng
dẫn các ngành, các cấp thực hiện kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; thực
hiện thanh tra nhà nước về lao động; tổ chức thông tin, huấn luyện về an toàn
lao động, vệ sinh lao động; hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế
trong lĩnh vực an toàn lao động;
2. Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất
các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động, tiêu
chuẩn sức khoẻ đối với các nghề, các công việc; hướng dẫn chỉ đạo các
ngành, các cấp thực hiện về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người
lao động; hướng dẫn việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám sức khoẻ khi
tuyển dụng lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn việc tổ
chức điều trị và phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong
lĩnh vực vệ sinh lao động;
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản lý
thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao
động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách
các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; phối hợp với Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung an
toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các trường
đại học, các trường kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề;
5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành,
hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động cấp ngành. Trước khi ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao
động, vệ sinh lao động cấp ngành phải có sự tham gia của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đối với tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, Bộ Y
tế đối với tiêu chuẩn, quy phạm vệ sinh lao động.
6. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa
phương mình; xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn, vệ sinh và cải thiện
điều kiện lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách
của địa phương.
CHƯƠNG VI
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Điều 20.- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với cơ quan Nhà
nước xây dựng Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động,
vệ sinh lao động; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng
pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh
lao động.
Điều 21.-
1. Tổ chức công đoàn phối hợp với cơ quan lao động - thương binh và
xã hội, cơ quan y tế cùng cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà
nước, việc thi hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham
gia điều tra tai nạn lao động;
2. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vận động người lao động
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh
lao động; xây dựng phong trào bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp, đơn vị; xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ
sinh viên.
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 22.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Những
quy định trước đây về an toàn lao động, vệ sinh lao động trái với Bộ Luật lao
động và Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 23.- Bộ trưởng Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y
tế chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 24.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Đã được sửa đổi theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002. Có
hiệu lực từ ngày 01/01/2003.
2. Tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động
2.1. Tai nạn lao động
a) Tai nạn lao động: xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc
hại trong LÐ gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể
người LÐ hoặc gây tử vong trong quá trình LÐ gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ LÐ kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật
LÐ như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt,
tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi
làm việc.
b) Ðược coi là TNLÐ: Tai nạn xảy ra khi người LÐ đi từ nơi ở đến nơi
làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý (trên
tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên
nhân khách quan như thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn
liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ LÐ.
2.2. Phân loại tai nạn lao động
a) Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy
ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong
thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do TNLÐ gây ra
trong thời gian được quy định tại tiết i, điểm 3.1 mục II (người LÐ còn đang
làm cho người sử dụng LÐ)
b) Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những
chấn thương được quy định tại Phụ lục.
c) Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao
động nói trên.
II. NHỮNG QUY ÐỊNH CỤ THỂ
1. Khai báo tai nạn lao động
1.1. Khi tai nạn lao động xảy ra, người bị TNLÐ hoặc người cùng làm
việc (người lao động, người quản lý), người biết sự việc phải báo ngay cho
người sử dụng LÐ của cơ sở biết để kịp thời khai báo theo quy định của
Thông tư này.
1.2. Khi xảy ra TNLÐ chết người, TNLÐ nặng thì cơ sở để xảy ra
TNLÐ (trừ các cơ sở có các lĩnh vực nêu ở điểm 1.3 dưới đây) phải khai báo
bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) với Thanh tra Sở LÐ-
TBXH, cơ quan Công an cấp huyện nơi xảy ra TNLÐ và cơ quan quản lý cấp
trên trực tiếp (nếu có). TNLÐ xảy ra ở địa phương nào thì khai báo tại địa
phương đó.

HƯỚNG DẪN KHAI BÁO,


ÐIỀU TRA, LẬP BIÊN BẢN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO
ÐỊNH KỲ TAI NẠN LAO ÐỘNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỐ 14/2005//TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
Trường hợp người bị TNLÐ chết trong thời gian điều trị hoặc chết do
tái phát của chính vết thương do TNLÐ (theo kết luận của biên bản khám
nghiệm tử thi) thì cơ sở phải khai báo với Thanh tra Sở LÐ-TBXH ngay sau
khi người bị TNLÐ chết để giải quyết chế độ theo quy định.
1.3. Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực: Phóng xạ, thăm dò,
khai thác dầu khí; trên các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường
bộ, đường hàng không; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì cơ sở
phải khai báo với cơ quan quản lý lĩnh vực đó (Khoản 3 Ðiều 191,Bộ Luật
LÐ)
1.4. Nội dung khai báo theo Mẫu số 01.
2. Ðiều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động (tiếp)
2.1. Thành phần đoàn điều tra (tiếp)
a) Ðoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, bao gồm:
- Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền làm trưởng
đoàn;
- Ðại diện BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH CÐ lâm thời hoặc là người được
tập thể người lao động chọn cử làm thành viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện
thành lập CÐ;
- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở làm thành viên.
b) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh:
- Ðại diện Thanh tra Sở LÐ-TBXH địa phương làm trưởng đoàn;
- Đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh làm thành viên; trường hợp người bị tai
nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện Hội Nông dân
tỉnh làm thành viên;
- Ðại diện Sở Y tế làm thành viên.
c) Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương:
- Ðại diện Thanh tra Bộ LÐ-TBXH làm trưởng đoàn;
- Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thành viên; trường hợp
người bị tai nạn lao động làm thuê trong nông nghiệp thì mời thêm đại diện
Hội Nông dân Việt Nam làm thành viên;
- Ðại diện Bộ Y tế làm thành viên.
2.2. Thẩm quyền điều tra
a) Ðoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở có trách nhiệm điều tra, lập biên bản
đối với các vụ TNLĐ nhẹ, TNLĐ nặng xảy ra tại nơi làm việc thuộc quyền
quản lý của cơ sở (trừ các trường hợp quy định ở tiết b,c).
b) Đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh có trách nhiệm điều tra, lập biên bản
đối với các vụ TNLĐ chết người xảy ra trên địa bàn địa phương (trừ các
trường hợp quy định ở tiết c, e và); riêng TNLĐ nặng chỉ điều tra khi người ra
quyết định thành lập đoàn điều tra xét thấy cần thiết; điều tra lại theo quy định
tại điểm 2.7 khoản 2 mục II của TT các vụ TNLĐ đã được đoàn điều tra
TNLĐ cấp cơ sở điều tra.
c) Đoàn điều tra TNLĐ cấp trung ương có trách nhiệm điều tra, lập
biên bản đối với các vụ TNLĐ chết người khi người ra quyết định thành lập
đoàn điều tra xét thấy cần thiết; trong quá trình điều tra cần phối hợp với các
cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh; điều tra lại theo quy
định tại điểm 2.7 khoản 2 mục II các vụ TNLĐ đã được đoàn điều tra TNLĐ
cấp tỉnh điều tra.
d) Trường hợp cơ quan Y tế, tổ chức Công đoàn, Hội nông dân không
cử được người tham gia đoàn điều tra thì đoàn điều tra vẫn tiến hành điều tra
để đảm bảo việc điều tra được kịp thời.
e) Các vụ tai nạn giao thông được coi là TNLĐ do cơ quan Công an
nơi xảy ra tai nạn điều tra, lập biên bản, trừ các trường hợp xảy ra trên các
tuyến đường thuộc nội bộ cơ sở.
g) Tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực nêu tại điểm 1.3 khoản 1
mục II do các cơ quan quản lý lĩnh vực đó ra quyết định thành lập đoàn điều
tra và thực hiện việc điều tra, lập biên bản theo quy định tại Thông tư (K 3
Đ191 Bộ Luật LĐ).
h) Người lao động bị TNLĐ do cơ sở khác gây ra, cơ sở để xảy ra
TNLĐ thực hiện việc điều tra, lập biên bản và trong thời hạn 5 ngày làm việc
kể từ ngày điều tra, lập biên bản xong, phải sao gửi hồ sơ vụ TNLĐ cho cơ
sở quản lý người bị TNLĐ để phối hợp giải quyết hậu quả của vụ TNLĐ và
thực hiện thống kê, lưu giữ, báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 4 mục II
của TT.
2.3. Trách nhiệm của các thành viên đoàn điều tra
a) Trưởng đoàn điều tra TNLĐ chịu trách nhiệm :
- Các hoạt động của đoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong đoàn điều tra;
- Tổ chức thảo luận để thống nhất khi có những vấn đề chưa thống nhất. Nếu
không đạt được thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình;
- Công bố biên bản điều tra TNLĐ.
b) Các thành viên có trách nhiệm :
- Thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công;
- Đóng góp vào hoạt động chung của đoàn điều tra, có quyền bảo lưu ý kiến
và báo cáo lãnh đạo cơ quan trực tiếp quản lý mình.
c) Không được tiết lộ các thông tin, tài liệu trong quá trình điều tra khi
chưa công bố biên bản điều tra.
2.4. Thời hạn điều tra và lập biên bản
a) Tất cả các vụ TNLĐ đều phải được điều tra và lập biên bản kể từ khi
xảy ra theo thời hạn sau:
- Không quá 24 giờ: vụ TNLĐ nhẹ;
- Không quá 48 giờ: vụ TNLĐ nặng;
- Không quá 10 ngày làm việc: TNLĐ nặng làm bị thương từ 02 người trở
lên;
- Không quá 20 ngày làm việc : vụ TNLĐ chết người;
- Không quá 40 ngày làm việc: vụ TNLĐ cần phải giám định kỹ thuật.
b) Ðối với vụ TNLĐ chết người, TNLĐ nặng cần gia hạn điều tra:
trước khi hết hạn điều tra 05 ngày làm việc, Trưởng đoàn điều tra TNLĐ báo
cáo và xin phép người ra QÐ thành lập đoàn điều tra. Thời hạn gia hạn điều
tra không vượt quá thời hạn quy định nêu trên.
2.5. Trình tự điều tra và lập biên bản
a) Khi nhận được tin báo có TNLÐ thì Thanh tra Sở LÐ-TBXH địa
phương thông báo ngay cho các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra
TNLÐ cấp tỉnh để cử người tham gia đoàn điều tra TNLÐ.
b) Ðoàn điều tra khẩn trương đến nơi xảy ra TNLÐ, tiến hành điều tra,
lập biên bản theo trình tự sau :
- Xem xét hiện trường;
- Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ TNLÐ;
- Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan
theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trưng cầu giám định kỹ thuật (khi cần thiết);
2.5. Trình tự điều tra và lập biên bản
- Trên cơ sở các lời khai, chứng cứ đã thu thập được, tiến hành xử lý, phân
tích để xác định các vấn đề cơ bản sau:
+ Diễn biến của vụ tai nạn lao động;
+ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động;
+ Mức độ vi phạm, lỗi, trách nhiệm của người có lỗi và đề nghị hình thức xử
lý;
+ Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa TNLĐ tái diễn.
- Lập biên bản điều tra theo Mẫu số 05 (đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở) và
Mẫu số 06 (đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh hoặc cấp TW).
c) Ðoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh chủ trì và phối hợp với cơ quan Công
an cấp huyện tiến hành điều tra tại chỗ để lập biên bản khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi, khám nghiệm thương tích, thu thập vật chứng đối
với các vụ TNLĐ chết người, TNLĐ nặng.
d) Trong quá trình điều tra nếu xét thấy vụ TNLĐ có dấu hiệu tội phạm
thì đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh hoặc cấp TW kiến nghị cơ quan Công an
cấp huyện hoặc cấp tỉnh xem xét, khởi tố vụ án hình sự về gây TNLĐ nghiêm
trọng. Ðoàn điều tra TNLĐ có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của cơ quan
Công an những tài liệu có liên quan đến vụ TNLĐ để điều tra và xử lý.
e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động
- Ðoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở: tổ chức công bố biên bản điều tra TNLĐ
ngay sau khi hoàn thành điều tra cho người bị nạn và những người liên quan
đến vụ TNLĐ.
- Ðoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh, cấp TW: tổ chức cuộc họp ngay sau khi hoàn
thành điều tra để công bố biên bản điều tra TNLĐ chết người,TNLĐ nặng tại
cơ sở có TNLĐ, gồm:
+ Trưởng đoàn điều tra, chủ trì cuộc họp;
+ Các thành viên đoàn điều tra;
+ Người sử dụng LĐ hoặc người được ủy quyền bằng văn bản;
+ Ðại diện Ban chấp hành CĐ cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời hoặc là
người được tập thể người LĐ chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành
lập CĐ;
+ Người bị nạn, đại diện thân nhân người chết, người làm chứng và người có
trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến vụ TNLĐ;
+ Ðại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở (nếu có).
e) Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động (tiếp)
- Nếu người sử dụng LĐ có ý kiến chưa nhất trí với nội dung biên bản điều
tra TNLĐ thì người sử dụng LĐ được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều
tra, nhưng vẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực
hiện các kiến nghị của đoàn điều tra TNLĐ.
- Lập biên bản cuộc họp theo Mẫu số 07. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký
của những người đã tham dự.
- Ðoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh phải gửi biên bản điều tra TNLĐ và biên bản
cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ tới các cơ quan thuộc thành phần
đoàn điều tra TNLĐ cấp tỉnh, Bộ LĐ-TBXH, cơ quan Bảo hiểm xã hội địa
phương, cơ sở có TNLĐ và các nạn nhân hoặc thân nhân người chết, trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra.
2.6. Hồ sơ vụ tai nạn lao động
a) Hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường; Sơ đồ hiện trường; Ảnh hiện trường,
ảnh nạn nhân (nếu có);
- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc k/nghệm thương tích;
- Biên bản giám định kỹ thuật (nếu có);
- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người làm chứng và những người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ TNLĐ;
- Biên bản điều tra TNLĐ;
- Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ;
- Những tài liệu khác có liên quan đến vụ TNLĐ.
b) Trong một vụ TNLĐ, mỗi người bị TNLĐ có một hồ sơ riêng.
c) Thời gian lưu giữ hồ sơ TNLĐ tại cơ sở xảy ra TNLĐ và các cơ
quan thành viên đoàn điều tra được quy định tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 mục II
của Thông tư
2.7. Điều tra lại tai nạn lao động
a) Trong thời gian quy định tại tiết i điểm 3.1 khoản 3 mục II của TT
nếu có khiếu nại hoặc tố cáo, thì sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét, điều tra
lại và thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố
cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do.
b) Cơ sở để xảy ra TNLÐ, đoàn điều tra TNLÐ cấp tỉnh có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ hồ sơ vụ TNLÐ và vật chứng cho đoàn điều tra lại.
c) Biên bản điều tra TNLÐ trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản
điều tra lại được công bố.
d) Thời hạn điều tra lại không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày công
bố quyết định điều tra lại.
3. Trách nhiệm của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
3.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;
b) Khai báo TNLÐ theo quy định tại khoản 1 mục II ;
c) Giữ nguyên hiện trường những vụ TNLÐ chết người, TNLÐ nặng;
Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có
thể xảy ra cho người LÐ mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ sơ đồ
hiện trường, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo quy định hiện hành,
chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
Chỉ được xoá bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành
bước điều tra tại chỗ và được sự nhất trí bằng văn bản của đoàn điều tra
TNLÐ;
d) Cung cấp ngay vật chứng, tài liệu có liên quan đến vụ TNLÐ theo
yêu cầu của đoàn điều tra TNLÐ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những vật chứng, tài liệu đó;
e) Tạo điều kiện cho người làm chứng và những người có liên quan
đến vụ TNLÐ cung cấp tình hình cho đoàn điều tra TNLÐ khi được yêu cầu;
f) Tổ chức điều tra, lập biên bản các vụ TNLÐ theo quy định tại khoản
2 mục II của Thông tư này;
g) Gửi biên bản điều tra TNLÐ do cơ sở lập cho những người bị
TNLÐ, cơ quan BHXH và các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra TNLÐ
cấp tỉnh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra
TNLÐ;
h) Thông báo đầy đủ về vụ TNLÐ tới người LÐ thuộc cơ sở của mình
nhằm ngăn chặn những TNLÐ tương tự hoặc tái diễn xảy ra;
i) Lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15
năm và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị
TNLÐ nghỉ hưu;
k) Trả các khoản chi phí cho việc điều tra TNLÐ kể cả việc điều tra lại
TNLÐ, bao gồm:
- Dựng lại hiện trường;
- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
- In ấn các tài liệu liên quan đến vụ TNLÐ;
- Giám định kỹ thuật (nếu có);
- Khám nghiệm tử thi;
- Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLÐ.
Các khoản chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu
thông của cơ sở. Ðối với các cơ quan HCSN được tính vào kinh phí thường
xuyên của cơ quan. Ðối với hộ gia đình và cá nhân thì có trách nhiệm trả các
khoản chi phí nêu trên;
l) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do TNLÐ
gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo việc thực hiện các kiến
nghị ghi trong biên bản điều tra TNLÐ; xử lý theo thẩm quyền những người
có lỗi để xảy ra TNLÐ.
3.2. Trách nhiệm của người bị nạn, người làm chứng và những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động
Người bị nạn, người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ TNLÐ có trách nhiệm khai trung thực, đầy đủ tất cả những tình
tiết mà mình biết về những vấn đề liên quan đến vụ TNLÐ theo yêu cầu của
đoàn điều tra TNLÐ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều
đã khai báo hoặc che dấu.
PHẦN II
CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM CÓ THỂ GÂY TNLĐ
NGUYÊN NHÂN - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
I. Các yếu tố nguy hiểm có thể gây TNLĐ
1. TNLĐ do điện cao, hạ áp khi:
1.1. Làm vệ sinh công nghiệp, lau chùi thiết bị điện trong trạm biến áp,
trên đường dây, thanh cái, trong các phòng đặt thiết bị điện...
1.2. Vi phạm khoảng cách an toàn đối với các cấp điện áp do không
được cảnh báo, cảnh giới, sơ ý, bất cẩn, làm việc không đúng trình tự kỹ thuật
an toàn theo qui định.
1.3. Do không thử điện, tiếp đất.
1.4. Do thao tác đóng, cắt điện nhầm.
1.5. Do hỏng phích cắm, dây điện hỏng cách điện hoặc hỏng ống bảo
vệ dây.
1.6. Do sử dụng các dụng cụ điện cầm tay không đúng quy định.
2. TNLĐ do ngã cao khi:
2.1. Do leo lên mái nhà, bước lên tấm tôn Fibro xi măng, tôn nhựa bị
trơn, trượt, vỡ mái.
2.2. Do leo lên cột, ngồi trên thanh xà, xà chưa được bắt chặt bị rơi xà.
2.3. Do khi công tác trên cao, dây an toàn bị tuột móc khoá.
2.4. Do chưa tạo được vị trí đứng an toàn và hợp lý.
2.5. Do khi làm việc trên thang di động không đúng kỹ thuật an toàn
hoặc khi làm việc trên dàn giáo không đảm bảo chắc chắn.
2.6. Do sơ ý trong khi đi trên sàn nhà bị rơi tụt qua lỗ để vận chuyển
hoặc đặt thiết bị.
2.7. Do sơ ý trong khi chặt nhánh cây, ngã từ trên cao xuống.
2.8. Do leo lên trụ gỗ mục.
2.9. Do leo lên trụ mới dựng, chưa làm dây chằng, néo, trụ ngã đổ.
2.10. Do bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài trong trạng thái bị bất
ngờ không kịp xử lý.
2.11. Do chưa kiểm tra phát hiện nguy cơ tai nạn của hiện trường công
tác.
2.12. Do chưa tập trung chú ý trong khi làm việc, sức khoẻ không đảm
bảo công tác...
3. TNLĐ do ngã đổ vật nặng:
3.1. Do tường đổ, sập các đường cáp, cống, đứt dây.
3.2. Do ống kim loại, cột điện không được chằng néo, kê, căn cẩn thận
trong khi tham gia giao thông hay tập kết ở kho bãi gây lăn, đổ khi vận
chuyển hoặc khi tháo dây chằng buộc.
3.3. Do bất cẩn, không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi làm
việc trên cao để vật nặng rơi xuống gây TNLĐ cho người khác.
4. TNLĐ do các bộ truyền động, chuyển động và vật văng bắn:
4.1. Do bất cẩn, không thực hiện đúng qui trình kỹ thuật an toàn, qui
trình vận hành, sửa chữa thiết bị để các bộ phận trục máy, bánh răng, dây đai
chuyền, băng tải và các loại cơ cấu truyền động khác cuốn, cán, kẹp, cắt gây
tai nạn.
4.2. Do bất cẩn, không thực hiện đúng qui trình kỹ thuật an toàn, qui
trình vận hành, sửa chữa thiết bị để sự chuyển động của bản thân máy móc
như: ôtô, máy trục, tàu thuỷ, xà lan, tàu hoả... cuốn, cán, kẹp gây tai nạn.
4.3. Do bất cẩn, không thực hiện đúng qui trình kỹ thuật an toàn, qui
trình vận hành, sửa chữa các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim
loại, các máy gia công gỗ...để phoi văng bắn vào gây TNLĐ.
5. TNLĐ do nguồn nhiệt:
5.1. Người lao động do không sử dụng đúng, đầy đủ trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân hoặc không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi
làm việc ở các phễu thải tro của bộ khử bụi dẫn đến bị tro nóng rơi tụt vào
người gây bỏng.
5.2. Người lao động do không sử dụng đúng, đầy đủ trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân hoặc không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong
khi chọc xỉ lò.
5.3. Do khi công tác trong lò hơi chưa được thông gió hạ nhiệt độ, hạ
áp lực xuống thấp bằng ở điều kiện bình thường, chưa được vệ sinh, kiểm tra
kỹ vẫn còn xỉ nóng bám ở tường lò.
5.4. Do khi công tác trên các đường ống hơi, nước có nhiệt độ và áp lực
cao mà chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn như: tách đoạn cần sửa
chữa ra khỏi hệ thống đang vận hành, hạ nhiệt độ và áp lực xuống bằng điều
kiện bình thường...
6. TNLĐ do cháy, nổ hoặc thiếu oxy:
6.1. Do khi làm việc trong các bình bể không có biện pháp thông gió
tốt, không tiến hành kiểm tra phát hiện các khí gây cháy nổ, khí độc hại gây
ngạt, hoá chất độc hại.
6.2. Do khi hàn ở trên cao, gần những chỗ dễ cháy nổ như: xăng, dầu,
hyđro, amôniăc... không có biện pháp che chắn, không kiểm tra nồng độ
hyđro, amôniăc ở khu vực hàn trước khi hàn.
6.3. Do không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn qui định
ở qui trình và qui phạm trong khi bảo quản, sử dụng, vận chuyển các chai
chứa khí hoá lỏng như axêtylen, oxy…và một số chất rễ gây cháy nổ như
xăng, dầu, hydrazin…
6.4 Do vận hành, khai thác sử dụng các bình chứa khí nén, khí hoá lỏng
với áp suất vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn
nứt, phồng móp, bị ăn mòn, không được kiểm định.
7. TNLĐ trong khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện:
7.1. Do không làm chủ được tốc độ của phương tiện giao thông.
7.2. Do phương tiện giao thông khác tác động gây ra.
7.3. Do chưa kiểm tra tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông trước
khi điều khiển phương tiện giao thông.
II. Các nguyên nhân gây ra TNLĐ
1. Các nguyên nhân chính gây ra TNLĐ:
1.1 Không được trang bị, học tập đầy đủ các qui trình liên quan đến
công việc được phân công, không có biện pháp kỹ thuật an toàn khi tiến hành
công việc.
1.2 Chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành, kỹ năng chuyên
ngành không được làm thường xuyên, nên không làm đúng chuyên môn kỹ
thuật, không đúng qui trình kỹ thuật an toàn.
1.3 Người lao động có tay nghề nhưng chủ quan, làm vội cho xong
việc, nôn nóng, vội vàng, làm nhanh để đi về làm việc khác có lợi cho bản
thân mình, làm không đúng kỹ thuật, vi phạm qui trình kỹ thuật an toàn.
1.4 Không chấp hành kỷ luật lao động, làm việc không có phiếu, lệnh
công tác, làm không đúng chức năng nhiệm vụ, vượt quá năng lực chuyên
môn được đào tạo, huấn luyện, làm không có người giám sát an toàn.
1.5 Người lao động mệt mỏi do làm quá sức, làm không nghỉ giải lao,
nghỉ trưa.
1.6 Người lao động sức khoẻ yếu, trạng thái tâm lý không ổn định.
1.7 Làm việc, tiếp xúc với điện cao, hạ áp ngoài trời khi trời mưa, ẩm
ướt.
1.8 Không trang bị đầy đủ dụng cụ kỹ thuật an toàn, dụng cụ thi công,
dụng cụ sửa chữa, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và không kiểm tra lại
tình trạng dụng cụ và phương tiện trên trước khi sử dụng theo qui định.
1.9 Không kiểm tra, quan sát kỹ hiện trường vị trí công tác trước khi
công tác để kịp thời phát hiện các trường hợp bất thường, nguy hiểm, không
phù hợp với phiếu, lệnh công tác, thao tác.
1.10 Người chỉ huy trực tiếp không thực hiện đầy đủ các chức năng,
nhiệm vụ.
1.11 Những người chịu trách nhiệm trong phiếu công tác, thao tác
không nắm vững hiện trường khi viết phiếu, lệnh công tác, thao tác để đề ra
các biện pháp an toàn cụ thể, đầy đủ.
1.12 Những người chịu trách nhiệm trong phiếu công tác, thao tác khi
giao phiếu, lệnh công tác, thao tác không hướng dẫn giải thích rõ ràng, cụ thể
nội dung công tác và các biện pháp an toàn cho tất cả người lao động trong
nhóm hiểu rõ và nắm vững công việc phải thực hiện và các biện pháp an toàn
kèm theo; ngược lại người lao động cũng không hỏi lại kỹ càng, dẫn đến
người lao động thường không nắm rõ phạm vi cho phép làm việc, khu vực
nguy hiểm xung quanh như phần thiết bị còn đang mang điện, các thiết bị có
hoá chất, nhiệt độ, áp lực cao…
1.13 Bố trí khối lượng công tác trong ngày không hợp lý dễ xảy ra tình
trạng người lao động quá mệt mỏi do làm việc quá sức.
1.14 Chưa nắm rõ tâm lý, sức khoẻ của người lao động hàng ngày trước
khi giao nhiệm vụ.
2. Độ tuổi hay bị TNLĐ:
2.1 Người lao động trẻ, mới ra trường, học sinh thực tập, bậc thợ thấp,
chưa có kinh nghiệm làm việc, chưa nắm vững thiết bị, chưa nắm vững qui
trình.
2.2 Người lao động lớn tuổi, sức khoẻ yếu, thị lực kém, phản xạ chậm,
huyết áp cao so với người bình thường.
3. Khoảng thời gian hay bị TNLĐ:
3.1 Buổi trưa (từ 11 giờ đến 14 giờ), lúc này người lao động đã mệt
mỏi, đói bụng, vv... dễ dẫn đến tác động sai, thao tác không chính xác, dễ gây
TNLĐ.
3.2 Buổi chiều (từ 16 giờ đến 19 giờ), lúc này trời bắt đầu tối, người lao
động đã mệt mỏi, nôn nóng, muốn hoàn thành nhanh công việc để trả hiện
trường đi về, dễ dẫn đến tác động sai, thao tác không chính xác, dễ gây
TNLĐ.
III. Các biện pháp kỹ thuật an toàn phải thực hiện để loại trừ TNLĐ
A. Người lao động trực tiếp thực hiện công tác.
1. Qui định chung:
1.1. Phải được học tập các qui trình kỹ thuật, qui trình, qui phạm kỹ
thuật an toàn, cách cấp cứu người bị điện giật, PCCN, vv... và thi sát hạch đạt
yêu cầu.
1.2. Phải nghiêm túc thực hiện theo phương án kỹ thuật, biện pháp an
toàn khi làm việc, qui trình, qui phạm và mệnh lệnh công tác. Chỉ được tiến
hành công việc theo phiếu công tác, phiếu thao tác hoặc lệnh công tác.
1.3. Phải chấp hành đúng nội qui lao động của Công ty.
1.4. Phải trang bị phương tiện an toàn cá nhân đầy đủ.
1.5. Phải có sức khoẻ tốt, tâm lý ổn định.
1.6. Cấm uống rượu, bia, chất kích thích khác trước và trong giờ làm
việc.
1.7. Khi thực hiện công việc theo phiếu, nhóm công tác phải có ít nhất
từ 2 người trở lên. Chỉ được vào vị trí làm việc khi có sự giám sát của người
chỉ huy trực tiếp.
1.8. Khi làm việc phải tập trung tư tưởng, không đùa nghịch, làm cẩn
thận, đúng qui trình, đúng kỹ thuật, thận trọng, chính xác. Tuyệt đối cẩn thận
khi làm việc trên cao.
1.9. Nghiêm cấm làm không đúng qui trình, làm không đúng kỹ thuật,
làm không đúng chức năng nhiệm vụ, làm không có phiếu hoặc lệnh công tác,
thao tác.
1.10. Tất cả dụng cụ KTAT, dây đeo an toàn, phương tiện thi công, sửa
chữa đều phải được kiểm tra, kiểm nghiệm đúng định kỳ theo qui định, tuyệt
đối không được sử dụng các trang, dụng cụ không đảm bảo chất lượng.
1.11. Phải chấp hành mọi qui định khi nhận, bàn giao hiện trường công
tác. Đơn vị công tác chỉ được làm việc trên thiết bị sau khi bộ phận vận hành
đã cắt điện, thử không điện, tiếp đất, đã hạ nhiệt độ, áp lực xuống điều kiện
bình thường, treo biển báo an toàn đầy đủ và ký cho phép vào làm việc. Bộ
phận vận hành chỉ được phép thao tác đưa thiết bị trả lại vận hành sau khi
nhóm công tác đã kết thúc công việc, khoá phiếu, trả lại hiện trường, trực vận
hành đã kiểm tra lại hiện trường không còn người, tạp vật, dụng cụ và được
sự cho phép của nhân viên vận hành cấp trên.
2. Trước khi công tác
2.1. Trước khi đi công tác, phải chuẩn bị đầy đủ vật tư, dụng cụ đồ
nghề, dụng cụ KTAT, phương tiện bảo vệ cá nhân.
2.2. Trước khi đi công tác, phải lắng nghe nhắc nhở, phổ biến nội dung
công tác và biện pháp an toàn của người chỉ huy trực tiếp. Phải đọc kỹ, hiểu
nội dung công tác, các biện pháp an toàn ghi trên phiếu, lệnh công tác, thao
tác.
2.3. Trước khi làm việc phải quan sát kỹ hiện trường, phải kiểm tra lại
hiện trường có phù hợp với phiếu công tác, thao tác không, phải có đầy đủ
ánh sáng để làm việc. Nếu phát hiện có điều gì bất thường phải báo lại cho
người chỉ huy trực tiếp (đối với phiếu công tác), người ra lệnh (đối với phiếu
thao tác) để giải quyết.
2.4. Trước khi làm việc, phải nắm vững các nơi có thiết bị đang vận
hành xung quanh, nắm vững các nơi có nhiệt độ, áp lực cao, các nơi dễ xảy ra
cháy nổ; phải nắm vững các nơi còn mang điện và luôn luôn giữ khoảng cách
an toàn:
a) Khoảng cách an toàn khi công tác không có rào chắn phải đảm bảo:
- Điện hạ áp ≤15kV không nhỏ hơn 0.3m
- Điện áp đến 15 kV không nhỏ hơn 0.7m
- Điện áp đến 35 kV không nhỏ hơn 1.0m
- Điện áp đến 110 kV không nhỏ hơn 1.5m
- Điện áp đến 220 kV không nhỏ hơn 2.5m
b) Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm
khoảng cách qui định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới
phần có điện là:
- Điện áp đến 15 kV không nhỏ hơn 0.35m
- Điện áp đến 35 kV không nhỏ hơn 0.60m
- Điện áp đến 110 kV không nhỏ hơn 1.50m
- Điện áp đến 220 kV không nhỏ hơn 2.50m
2.5. Trước khi làm việc, nhóm công tác phải thống nhất một phương
pháp làm việc và phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
2.6. Đối với các khu vực công tác nguy hiểm phải lập rào chắn xung
quanh nơi công tác và cử người cảnh giới không cho người lạ, phương tiện cơ
giới đi vào khu vực làm việc và đội công tác chỉ được làm việc trong phạm vi
cho phép.
3. Khi làm việc
3.1. Không làm việc trên cao, không công tác, thao tác trên thiết bị điện
cao, hạ áp ngoài trời đang vận hành khi trời mưa to, giông, sét.
3.2. Không đứng gần những vật, công trình dễ ngã đổ như: Tường, đà,
trần, cột vv... bị nứt, giàn giáo yếu, cột mục để tránh bị công trình ngã đổ vào
người.
3.3. Cấm đứng dưới phạm vi di chuyển của cần cẩu, palăng, cầu trục
đang hoạt động.
3.4 Các lỗ để vận chuyển hoặc đặt thiết bị trên sàn nhà phải làm rào
chắn chắc chắn, đặt biển báo an toàn và đảm bảo
3.5. Phải tập trung tư tưởng, không đùa nghịch, làm cẩn thận, đúng qui
trình, đúng kỹ thuật, thận trọng, chính xác. Tuyệt đối cẩn thận khi làm việc
trên cao.
4. Quyền và nghĩa vụ
4.1. Phải sắp xếp ra hiện trường đúng giờ qui định, phải chấp hành chế
độ nghỉ giải lao trong quá trình làm việc.
4.2. Sau khi công tác xong phải báo cáo công việc đã làm với người chỉ
huy trực tiếp.
4.3. Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm nội qui sản xuất, vi phạm
qui trình, qui phạm hoặc có hiện tượng đe doạ đến tính mạng con người và
thiết bị phải lập tức ngăn chặn, đồng thời báo cáo với cấp trên.
4.4. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện các điểm
không an toàn, có nguy cơ gây tai nạn lao động.
4.5. Được quyền từ chối công tác khi chưa được cấp phiếu, lệnh công
tác, thao tác.
4.6. Được quyền từ chối công tác khi thấy điều kiện làm việc không an
toàn, hiện trường công việc không đúng như ghi trong phiếu công tác, thao
tác. Không đủ nhân lực, không có người chỉ huy trực tiếp hoặc các dụng cụ
KTAT, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo chất lượng hoặc
không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn ghi trên phiếu đồng thời báo
cáo với cấp trên.
4.7. Được quyền xin phép làm việc nhẹ, không trèo cao khi sức khoẻ
yếu, trạng thái tâm lý không ổn định.
4.8. Khi đang làm việc có hiện tượng mệt lả, chóng mặt, tinh thần
không ổn định, bất thường phải báo cáo ngay người chỉ huy trực tiếp hoặc
công nhân trong đơn vị để có biện pháp hỗ trợ, bố trí công việc phù hợp.
4.9. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về động tác, hành động làm việc của
mình.
B. Người chỉ huy trực tiếp.
1. Thay mặt trưởng đơn vị chỉ huy công tác tại hiện trường.
2. Phải có trình độ, tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc, nắm vững
hiện trường làm việc, nắm vững qui trình, qui phạm.
3. Có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh và đầy đủ nội dung đã ghi
trong phiếu công tác, thao tác, duy trì tốt chế độ giám sát an toàn tại hiện
trường.
4. Phải tổ chức cho người lao động ra hiện trường công tác đúng giờ
qui định.
5. Trước khi đi công tác phải kiểm tra: Người lao động trong nhóm có
sức khoẻ tốt, tâm lý ổn định, trang bị dụng cụ KTAT và trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân, các dụng cụ, vật tư chuyên dùng phù hợp với nội dung công
tác.
6. Kiên quyết không cho những người trang bị không đầy đủ BHLĐ,
người có trạng thái tâm lý không ổn định, người có mùi bia, rượu,... đi công
tác và báo cáo với người cấp phiếu.
7. Trước khi đi công tác phải lắng nghe lời nhắc nhở, phổ biến nội dung
công tác của tổ trưởng, trưởng ca, trưởng kíp vận hành. Phải đọc kỹ, hiểu và
thuộc lòng nội dung công tác và các biện pháp an toàn ghi trên phiếu công
tác, thao tác. Nếu có gì nghi ngờ phải chất vấn và được giải đáp rõ ràng; xong
phải phổ biến cho toàn đội công tác để từng người nắm vững nội dung công
tác, biện pháp kỹ thuật an toàn cụ thể.
8. Cùng làm thủ tục cho phép với người cho phép, chịu trách nhiệm
kiểm tra các biện pháp, điều kiện an toàn tại nơi làm việc đã đầy đủ theo yêu
cầu, làm thêm các biện pháp an toàn khi thấy cần thiết, nếu có bất thường
phải báo cáo lại với người cấp phiếu. Chịu trách nhiệm về chất lượng của các
dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng khi làm việc.
9. Trước khi cho người lao động vào làm việc phải phổ biến cho mọi
người nội dung công việc cần làm, chỉ dẫn những điều kiện cần thiết, chỗ
nguy hiểm và biện pháp phòng tránh, cho mọi người trao đổi thêm những lưu
ý an toàn khi làm việc.
10. Chỉ cho phép người lao động làm việc trên đường dây, thiết bị, trạm
điện, trạm biến áp đã được cắt điện từng phần hay toàn phần sau khi đã tiến
hành cắt điện, thử điện, tiếp đất đúng kỹ thuật, treo biển cấm đóng điện, lập
rào chắn ở các nơi còn mang điện.
11. Chỉ cho phép người lao động làm việc trong phạm vi cho phép làm
việc, làm theo yêu cầu của phiếu công tác, thao tác.
12. Phải luôn có mặt trong suốt thời gian làm việc để nhắc nhở người
lao động trong nhóm công tác chấp hành đúng qui trình công tác, qui trình an
toàn.
13. Phải luôn giám sát, theo dõi, nhắc nhở, cảnh báo người lao động
trong nhóm công tác để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những động tác, thao
tác, việc làm sai, không đúng kỹ thuật, không đúng qui trình, không đảm bảo
an toàn. Đặc biệt lưu ý đến người lao động ở điều kiện công tác nguy hiểm
như: Gần nguồn nhiệt, trong lò hơi, trong bình bể, ở trên cao, gần khu vực dễ
cháy nổ, không cắt điện, cắt điện từng phần...
14. Tổ chức cho người lao động trong nhóm công tác được nghỉ giải
lao trong quá trình làm việc.
15. Sau khi công tác xong, phải kiểm tra lại hiện trường xem có sơ sót
không; kiểm tra lại số người tham gia làm việc và bàn giao trả hiện trường
cho trực ca vận hành; làm thủ tục khoá phiếu công tác; trả lại phiếu cho người
cấp, duyệt phiếu.
16. Được quyền cho cả nhóm công tác từ chối công tác khi thấy điều
kiện làm việc không an toàn hoặc hiện trường không đúng như ghi trong lệnh,
phiếu công tác, thao tác hoặc không đủ nhân lực hoặc trang bị an toàn,
phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo chất lượng đồng thời báo cáo
người cấp, duyệt lệnh, phiếu công tác, thao tác.
17. Được quyền đình chỉ công tác đang làm của người lao động vi
phạm qui trình kỹ thuật an toàn, đe doạ đến tính mạng, thiết bị, người lao
động trang bị không đầy đủ bảo hộ lao động, người lao động không chấp hành
mệnh lệnh, làm không đúng kỹ thuật, say rượu, bia và báo cáo cấp trên.
18. Hoàn toàn chịu trách nhiệm với cấp trên đối với mọi sự việc xảy ra trong
nhóm công tác.
AN TOÀN KHI LÀM VIỆC
Ở MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT

I. An toàn khi làm việc trên cao


1. Biện pháp tổ chức.
1.1. Tất cả cán bộ, công nhân hợp đồng, tạm tuyển, học sinh khi làm
việc trên cao đều phải triệt để tuân theo những điều quy định trong phần này.
1.2. Những người làm việc trên cao từ 3 m trở lên phải có đầy đủ sức
khoẻ, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh ... có giấy chứng
nhận sức khoẻ của cơ quan y tế, đã được học tập, kiểm tra quy trình đạt yêu
cầu.
1.3. Nhóm trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng chịu trách
nhiệm kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn trước khi cho công nhân làm việc,
đồng thời nhắc nhở các biện pháp phòng ngừa tai nạn và những sự nguy hiểm
khác có thể xẩy ra xung quanh nơi làm việc.
1.4. Nếu một hoặc nhiều người có hành động vi phạm quy trình kỹ
thuật an toàn thì người có trách nhiệm về an toàn có quyền cho ngừng công
việc để nhắc nhở hoặc đình chỉ hẳn công việc đang tiến hành khi xét thấy vấn
đề nghiêm trọng, đe dọa tai nạn, nhưng phải báo cáo ngay với cấp trên của
mình.
1.5. Khi có hai người làm việc trở lên, nhất thiết phải cử nhóm trưởng.
Khi làm việc ở những chỗ có đông người và xe cộ, tàu, thuyền qua lại thì phải
có biện pháp rào chắn hoặc đặt biển báo “Chú ý! công trường”, đặt ba-ri-e ...
để ngăn người, xe cộ và tàu, thuyền không vào khu vực đang làm việc
1.6. Tất cả công nhân từ bậc I nghề nghiệp trở lên đều được làm việc ở
trên cao nơi có điện hoặc gần nơi có điện nhưng phải được học tập và sát hạch
đạt yêu cầu quy trình KTATĐ. Riêng đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng
theo thời vụ và học sinh thì chỉ được làm việc trên cao trong trường hợp
không có điện và cũng phải được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu quy trình
kỹ thuật an toàn.
1.7. Những người làm việc trên cao phải tuân theo các mệnh lệnh và
các biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn.
1.8. Nghiêm cấm những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêu
chuẩn sức khoẻ làm việc trên cao.
1.9. Khi thấy các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa
đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền đề đạt ý kiến
với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết thích đáng thì báo cáo lên trên
một cấp, và có quyền không thực hiện.
1.10. Nếu người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm một việc vi phạm
quy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải báo cáo cho người ra lệnh
biết. Khi đó, công nhân có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
2. Biện pháp kỹ thuật
2.1. Khi làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và
cài cúc, đội mũ, đi giày an toàn, đeo dây an toàn. Không được phép đi dép
không có quai hậu, giầy đinh, guốc ... . Mùa rét phải mặc đủ ấm.
2.2. Làm việc trên cao từ 3 m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù
thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan
can bảo vệ chắc chắn). Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận
di động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột,
phải mắc vào những vật cố định chắc chắn.
Khi quàng dây đeo an toàn trên trụ điện phải kiểm tra thật kỹ việc đầu móc
của dây quàng an toàn đã thực sự móc vào khoá D trước khi ngả người ra để
làm việc.
Khi đang làm việc trên trụ điện, lưu ý phải tuyệt đối cẩn thận khi phải mở
dây quàng an toàn để tránh tình trạng tuột tay, dẫn đến bị rơi trên cao xuống.
2.3. Khi có gió tới cấp 6 (60¸70 km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc
có giông sét thì cấm làm việc trên cao (ở ngoài trời).
2.4. Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì
không được trèo lên bắt xà, sứ. Chỉ được trèo lên tháo dây chằng khi đã đổ
móng được 24 giờ và phải có dây đeo an toàn. Khi trèo lên cột, lên thang phải
từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ
khác. Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch.
Trước khi leo lên cột điện, cột đèn … phải kiểm tra độ vững chắc của cột,
không leo lên cột đã bị mục nát hoặc sắp ngã đổ.
Khi trèo lên cột, lên thang, thân cây, mái nhà, vv... phải leo từ từ, chắc
chắn, tập trung tư tưởng.
2.5. Không được mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với
người. Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-
vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con... nhưng phải đựng trong bao đựng chuyên dùng.
Cấm đút các dụng cụ đó vào túi quần, áo đề phòng rơi xuống đầu người khác.
2.6. Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc
làm móc để treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
2.7. Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng
cách tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua
puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
2.8. Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao.
2.9. Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có những biện pháp an
toàn cụ thể ở những vị trí đó. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức
chú ý theo dõi, nhắc nhở. Khi làm việc trên mái nhà, mái lợp ngói, tôn nhựa,
tôn fibrô xi măng phải đi giầy vải tránh trơn trượt, phải cúi lom khom người,
đi từ từ, cẩn thận, tập trung tư tưởng, chân bước trên các chỗ có đà, kèo, đòn
tay.
2.10. Trèo lên cột ly tâm không có bậc trèo nhất thiết phải dùng thang
một dóng, hai dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng. Cấm tuyệt đối trèo cột bằng
đường “dây néo cột”. Khi dùng thang một dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng
cần có quy trình sử dụng riêng cho loại thang, guốc này.
3. Những biện pháp an toàn khi sử dụng thang di động
3.1. Thang di động là loại thang làm bằng gỗ, tre, sắt ... có thể chuyển
từ chỗ này sang chỗ khác. ở những chỗ không có điều kiện bắc giàn giáo thì
cho phép làm việc trên thang di động.
3.2. Khi làm việc trên thang phải có một người giữ chân thang. Trên
nền đá hoa, xi măng, gạch ... phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt
cho khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét lõm đất dưới chân thang.
3.3. Thang phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô.
- Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5 m.
- Thang không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
- Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau.
- Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có
chốt.
- Nếu là thang tre còn phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu
và giữa thang.
- Thang phải trong thời hạn được phép sử dụng.
3.4. Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc
đầu thang vào vật đó. Chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm
việc.
3.5. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1 m và phải
khoá chân vào thang hoặc đứng bậc trên bậc dưới, thang phải dựng với tường
một góc 300. Chú ý: Đối với thang di động không được đeo thắt lưng an
toàn vào thang.
3.6. Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo
lên thang cùng một lúc hai người. Không đứng trên thang để dịch chuyển từ
vị trí này sang vị trí khác.
3.7. Nếu cần thiết phải nối thang thì phải dùng đai bằng sắt và bắt bu
lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre, nứa cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất 1 m
rồi dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lại
ngay hoặc cương quyết không dùng.
4. Những biện pháp an toàn khi sử dụng dây đeo an toàn
4.1. Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng
lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Với dây cũ 225 kg, dây mới
300 kg, thời gian thử 5 phút, trước khi đưa ra dùng phải kiểm tra khoá móc,
đường chỉ ... xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng
ngay.
4.2. Sau khi thử dây đeo an toàn, tổ trưởng phải ghi ngày thử, trọng
lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn của tổ. Đồng
thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng.
4.3. Hàng ngày, công nhân trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra
dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc
chắn ở dưới đất chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng
gì không.
4.4. Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn. Không được để chỗ ẩm thấp mà
phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ. Làm xong việc phải cuộn lại
gọn gàng.
4.5. Các tổ sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
Nếu xẩy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì
tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng và cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn
của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
5. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên giàn giáo.
5.1 Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ không đúng chức năng, không đáp
ứng được những yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế và điều kiện an toàn lao động
như không đầy đủ các móc neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ
phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công,… cũng như các vị
trí chưa tính toán để chịu được lực neo giữ.
5.2 Cấm xếp vật liệu ở những vị trí không quy định trên lối đi lại của
giàn giáo, giá đỡ,… Khi xếp vật liệu trên giàn giáo không xếp quá tải trọng
cho phép, không xếp tập trung tại một chỗ.
5.3 Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác, sàn làm
việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên 2 sàn thì vị trí
giữa 2 sàn này phải có sàn hoặc lưới bảo vệ và phải có sự phối hợp giữa các
sàn.
5.4 Leo nên giàn giáo bằng đường đi, bậc thang đã định sẵn.
5.6 Không tự ý dỡ lan can, tay vịn.
5.7 Không tự ý di chuyển tấm ván lót sàn giàn giáo.
5.8 Không làm việc trên giáo khi mưa, bão, thời tiết xấu.
5.9 Sử dụng dây đeo an toàn đúng quy định khi làm việc trên cao.
5.10 Khi đưa vật liệu, dụng cụ lên phải dùng tời.
5.11 Phải đảm bảo khoảng cách an toàn và có biện pháp an toàn khi
làm việc gần các đường điện.
II. An toàn khi làm việc trong các bình, bể kín.
1. Phải mang đủ các trang bị BHLĐ (Quần áo, giầy, mũ cứng ) và các
trang bị an toàn thích ứng như : ủng, găng tay, thảm cách điện, mặt lạ phòng
độc…; tiến hành công việc theo phiếu công tác.
2. Mở hết các nắp, cửa của bình, bể. Kiểm tra không có khí độc bên
trong.
3. Thông gió trong bình bằng quạt cưỡng bức kết hợp với thông gió tự
nhiên. Phải liên tục thực hiện biện pháp thông gió đối với công việc thường
xuyên phát sinh ra hơi khí độc, cháy nổ như sơn, gõ rỉ, hàn; thông gió phải
đồng thời cấp không khí sạch vào và hút khí độc hại, cháy nổ ra.
4. Vệ sinh hết các tạp chất : Than, bùn, hoá chất, bụi…
5. Tuyệt đối không được mang các chất dễ cháy, nổ vào bình.
6. Chiếu sáng để làm việc trong bình phải dùng đèn pin, đèn ắc qui
hoặc đèn điện 12 V có MBA cách ly đặt ở bên ngoài, dây dẫn cách điện phải
tốt.
7. Làm việc ít nhất phải có hai người (một người làm việc, một người
giám sát và tiếp ứng) liên lạc có thể bằng dây - Người làm việc buộc dây vào
người, người giám sát giữ đầu dây bên ngoài để kéo lên kịp thời nếu có dấu
hiệu bất thường.
8. Thời gian làm việc tuỳ theo tính chất, cường độ công việc…Mà bố
trí cho phù hợp đối với các nhân viên trực tiếp công tác. Trong ca làm việc
phải kiểm tra số người vào/ra làm việc bên trong bình.
Cấm: Vừa hàn khí hoặc cắt khí và hàn điện trong các bình, bể.
III. An toàn khi làm việc với hoá chất
1. Khi làm việc với kiềm NaOH.
1.1 Kiềm ở dạng tinh thể hay ở dạng dung dịch đậm đặc có thể gây
bỏng nặng đối với da. Khi bị bắn dung dịch kiềm vào mắt có thể gây bị
thương nặng hay bị mù.
1.2 Tất cả các mặt bích nối trên đường ống dẫn dung dịch kiềm phải có
chụp bảo vệ.
1.3 Khi cấp dung dịch kiềm vào bình định lượng hoặc khi pha (chuẩn
bị ) dung dịch kiềm phải có quạt thông gió.
1.4 Khi làm việc với kiềm NaOH phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ
vải sợi bông, găng tay, yếm, ủng cao su và kính bảo hộ.
1.5 Ở nơi làm việc với kiềm phải có:
- Vòi nước sạch.
- Bông, băng, vải sạch.
- Dung dịch Axít Boríc 0,2 % và 5%.
- Dung dịch A xít Axêtíc (CH3COOH) 1% và 5%.
1.6 Khi bị kiềm (ở dạng tinh thể hay ở dạng dung dịch đậm đặc) bắn
vào da, cần phải lấy bông hay miếng vải sạch khô lau sạch, sau đó rửa bằng
dung dịch axít axê tíc 1% (3 - 6% theo thể tích ) hay rửa bằng dung dịch axít
boríc (H3BO4) (1 thìa cà phê axít boríc hoà với một cốc nước ) rồi phủ lên
chỗ bị bỏng 1 miếng băng có tẩm dung dịch Bo ríc 5%.
1.7 Khi hít phải kiềm vào đường hô hấp thì phải hít thở dung dịch axít
axê tíc 5% ở dạng bụi.
1.8 Khi bị bắn kiềm NaOH vào mắt thì phải lập tức dùng một lượng
nước sạch lớn để rửa, sau đó rửa bằng dung dịch axít Boríc 0,2% rồi đến ngay
trạm y tế.
2. Khi làm việc với chất keo tụ phèn nhôm Al2(SO4)3.
2.1 Khi làm việc với chất keo tụ cần phải nhớ rằng dung dịch của nó có
phản ứng axít. Nếu bị bắn dung dịch vào da hoặc vào mắt có thể gây thương
tật và dẫn đến mất sức lao động.
2.2 Dung dịch chất keo tụ cũng có thể làm hỏng quần áo từ vải sợi
bông. Vì vậy khi bị bắn dung dịch vào quần áo thì phải rửa ngay bằng nước lã
hoặc dung dịch sô đa 2 - 4%.
2.3 Khi làm việc với chất keo tụ phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ
vải sợi bông, găng tay, yếm, ủng cao su và kính bảo hộ. Khi làm việc với chất
keo tụ ở dạng bụi, thì cần phải có mặt nạ chống độc, chống bụi.
2.4 Ở nơi làm việc với chất keo tụ phải có.
- Vòi nước sạch.
- Bông, băng, vải sạch.
- Dung dịch sô đa (Na2CO3) 0,5 %.
- Dung dịch sô đa (Na2CO3) 2 - 4 %.
3. Khi làm việc với axít H2SO4, HCl.
3.1 Axit khi bắn vào da có thể gây bỏng nặng đối với da. Khi bị bắn
dung dịch axit vào mắt có thể gây bị thương nặng hay bị mù.
3.2 Tất cả các mặt bích nối trên đường ống dẫn dung dịch axit phải có
chụp bảo vệ.
3.3 Khi cấp dung dịch axit vào bình định lượng hoặc khi pha (chuẩn bị)
dung dịch axit phải có quạt thông gió. Khi pha phải rót từ từ axit vào nước và
khuấy đều liên tục; nghiêm cấm rót nước vào axit vì có thể gây nổ.
3.4 Khi làm việc với axit phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ vải sợi
bông, găng tay, yếm, ủng cao su và kính bảo hộ.
3.5 Ở nơi làm việc với axit phải có:
- Chậu rửa, vòi nước sạch.
- Bông, băng, vải sạch.
- Dung dịch KMnO4 5%.
- Dung dịch Na2CO3 2%, 5% và 10 %.
- Dầu Vadelin.
3.6 Khi bị bỏng do axít (sunfuríc, clohydríc..) và cũng như dung dịch
phèn gây nên, thì nhanh chóng dùng vải hoặc khăn sợi bông thấm khô rồi
dùng vòi nước chảy để rửa vết thương đó thật cẩn thận trong thời gian 10 - 15
phút
Sau khi rửa nước xong, vết thương được rửa bằng dung dịch (KMnO4) 5%
hay là bằng dung dịch sô đa 10% Na2CO3 (lấy 1 thìa cà phê sô đa hoà vào
một cốc nước)
Trong trường hợp nếu các giọt axít, hơi axít rơi vào mặt thì trước tiên rửa
mặt bằng nước sạch sau đó rửa bằng dung dịch xô đa 5%.
Sau đó dùng dầu vadelin bôi vào vết thương, hay là đưa đến trạm y tế cấp
cứu.
IV. An toàn khi làm trên sông nước
1. Mọi nhân viên làm việc trên sông nước phải biết bơi, kiểm tra sát
hạch bơi phải đạt yêu cầu.
2. Những nhân viên mắc các bệnh mãn tính như: Thần kinh, động kinh,
tim mạch, cao huyết áp không được làm việc trên sông nước.
3. Trước khi đi làm nhiệm vụ phải mang đầy đủ trang bị BHLĐ và
trang bị an toàn, mùa rét phải mặc quần áo đủ ấm, khi đi làm nhiệm vụ trên
sông nước phải có hai người trở lên, làm việc ban đêm phải có đủ ánh sáng
(đèn pin, đèn ắc qui…).
4. Tuyệt đối cấm uống rượu, uống bia trước và trong khi làm việc.
5. Cấm tự ý nhẩy từ trên bờ cầu tầu xuống phương tiện thuỷ (thuyền, xà
lan…) hoặc nhảy từ phương tiện thuỷ này sang phương tiện thuỷ khác mà
phải đi theo đường, cầu nối qui định của phương tiện. Cấm ngồi ở mép
phương tiện thuỷ chân bỏ thõng ra ngoài.
6. Khi làm việc ở khu vực cảng bốc dỡ than cấm đứng dưới bán kính
quay của cẩu đang làm việc.
7. Không được tung, ném bất kỳ vật gì hoặc dụng cụ từ trên bờ xuống
phương tiện thuỷ và ngược lại hoặc giữa các phương tiện thuỷ với nhau.
8. Không được tự ý nhảy từ phương tiện thuỷ xuống nước.
9. Mọi nhân viên làm nhiệm vụ trên sông nước phải biết sử dụng các
phương tiện an toàn như : Phao cứu hộ, thuyền lan… Định kỳ phải kiểm tra
các phương tiện, khi có gió tới cấp 5 trở lên, mưa to, giông sét không được
xuống phương tiện thuỷ làm việc.
10. Cấm không được lên xuống xà lan bằng cách ngồi bám trên gầu
ngoạm của cẩu bốc than hoặc dùng cẩu đưa xuống và đưa lên.
11. Ở những vị trí nước sâu, chảy xiết phải có các biển báo và hướng
dẫn tỉ mỉ cho mọi người làm việc trên sông nước được biết.
12. Đối với các công việc sửa chữa thiết bị, công trình ngoài việc phải
tuân thủ theo các biện pháp an toàn nêu trên, khi tiến hành công việc phải có
phương án kỹ thuật, biện pháp an toàn thi công.

AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY THIẾT BỊ


I. Những yêu cầu về vận hành an toàn bình áp lực.
- Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của nó trong khi
bình làm việc.
- Cấm chèn hãm, treo thêm vật nặng hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng
thêm tải trọng của van an toàn trong khi bình đang hoạt động.
- Không cho phép sử dụng bình vượt quá các thông số do Thanh tra kỹ thuật
an toàn nồi hơi quy định.
- Phải lập tức đình chỉ sự hoạt động của bình trong các trường hợp sau đây:
1. Khi áp suất trong bình tăng quá áp suất cho phép mặc dầu các yêu
cầu khác qui định trong quy trình vận hành bình đều đảm bảo.
2. Khi các cơ cấu của an toàn không hoàn hảo.
3. Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có các vết nứt,
chỗ phồng, thành bình bị gỉ, mòn đáng kể, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối
hàn, rò rỉ ở các mối nối bằng bu lông hoặc đinh tán, các miếng đệm bị xé
v.v…
4. Khi xảy ra cháy trực tiếp đe doạ bình đang có áp suất.
5. Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong bình
bằng một dụng cụ nào khác.
6. Khi chất lỏng giảm dưới mức cho phép ở các bình có đốt lửa, khí
nóng hoặc bằng điện.
7. Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt nắp bình
bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng.
8. Khi ống thuỷ bị hư hỏng mà không thể xác định mức chất lỏng bên
trong bằng một dụng cụ đo nào khác.
9. Khi các dụng cụ kiểm tra- đo lường, các cơ cấu an toàn hư hỏng hoặc
thiếu so với qui định trong thiết kế.
10. Những trường hợp khác theo qui định trong các qui trình vận hành
của đơn vị.
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO
AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC
Các công việc làm ở thiết trí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy
điện về mặt biện pháp an toàn được chia làm 4 loại:
1. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn/ có tách thiết bị ra khỏi hệ thống
đang vận hành.
2. Công việc làm có cắt điện một phần/ tách một phần thiết bị ra khỏi
hệ thống đang vận hành.
3. Công việc làm không cắt điện, ở gần và tại phần có điện/ công việc
làm không tách thiết bị ra khỏi hệ thống đang vận hành, ở gần hoặc tại thiết bị
cơ nhiệt.
4. Công việc làm không cắt điện, ở xa nơi có điện/ công việc làm không
tách thiết bị ra khỏi hệ thống đang vận hành, ở xa thiết bị cơ nhiệt.
I. Biện pháp kỹ thuật để làm việc an toàn khi có cắt điện/ tách thiết bị.
1. Để chuẩn bị nơi làm việc ở thiết bị điện hoặc thiết bị cơ nhiệt khi có
cắt điện/ tách thiết bị ra khỏi hệ thống vận hành thì phải thực hiện lần lượt các
biện pháp kỹ thuật sau đây:
1.1- Cắt điện/tách thiết bị khỏi hệ thống vận hành, xả hết môi chất, hạ
nhiệt độ, áp lực xuống bằng điều kiện bình thường và thực hiện các biện pháp
để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm, mở van nhầm đến nơi làm việc như:
Dùng khoá để khoá bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác,
khoá van khí nén, khóa van hơi, khóa van nước ... Kiểm tra không còn điện,
không còn chất độc hại, không còn chất dễ gây cháy nổ, nhiệt độ, áp lực đã
được hạ xuống bằng điều kiện môi trường bình thường...
1.2- Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền
động dao cách ly. Biển “Cấm mở van! có người đang làm việc” ở van khí
nén, van hơi, van nước và nếu cần thì đặt rào chắn.
1.3- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất, kiểm tra không còn điện
ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất/ tháo mạch
điện khỏi động cơ van nếu thấy cần thiết (nếu tháo cáp tại đầu cốt động cơ thì
phải đấu ngắn mạch 3 pha đầu cáp đến động cơ với nhau và làm tiếp đất đầu
cáp này).
1.4- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn theo
tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành nhằm cách ly vùng nguy hiểm với khu vực
công tác hoặc ngăn không cho mọi người qua lại bên dưới khu vực công tác
khi tiến hành công việc trên cao.
2. Treo biển báo và đặt rào chắn
2.1. Người tiến hành cắt điện, người làm các biện pháp an toàn ở thiết
bị cơ nhiệt phải treo biển báo: “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở
các bộ phận truyền động của các máy ngắt, dao cách ly mà từ đó có thể đóng
điện đến nơi làm việc, “Cấm mở van có người đang làm việc” ở tay van, bộ
phận truyền động của van từ đó có thể mở nhầm môi chất đến nơi làm việc.
Với các dao cách ly một pha, biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhân
viên thao tác thực hiện. Chỉ có người treo biển hoặc người được chỉ định thay
thế mới được tháo các biển báo này.
2.2. Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách điện, ...
rào chắn phải khô và chắc chắn. Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến các
phần có điện đảm bảo khoảng an toàn.
Trên rào chắn tạm thời phải treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết
người” hoặc “Cấm đi qua, khu vực nguy hiểm”...sao cho phù hợp với nội
dung công việc và các biện pháp an toàn cần phải thực hiện.
2.3 Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm
việc có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.
2.4 Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm
thời và biển báo.
3. Kiểm tra không còn điện, không còn chất độc hại, không còn chất dễ gây
cháy nổ, nhiệt độ, áp lực đã được hạ xuống bằng điều kiện bình thường.
3.1 Sau khi cắt điện, tách thiết bị ra sửa chữa nhân viên thao tác phải
tiến hành xác minh không còn điện ở các thiết bị đã được cắt điện, không còn
chất độc hại, không còn chất dễ gây cháy nổ, nhiệt độ, áp lực đã được hạ
xuống bằng điều kiện bình thường.
3.2 Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với
điện áp cần thử, phải thử cả 3 pha vào và ra của thiết bị.
3.3 Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác minh
thiết bị còn điện, còn nhiệt độ, áp suất cao hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơ
le v.v... báo tín hiệu có điện, còn nhiệt độ áp suất cao thì coi như thiết bị vẫn
còn điện, còn nhiệt độ, áp suất cao.
3.4 Khi thử phải kiểm tra trước bút thử điện ở nơi có điện rồi mới thử ở
nơi cần bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở
nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi
chuyên chở.
3.5 Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây
xem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác.
4. Đặt tiếp đất
4.1- Nơi đặt tiếp đất
a. Sau khi kiểm tra không còn điện, phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch
tất cả các pha ngay. Đặt tiếp đất tại vị trí nào phải thử hết điện tại vị trí ấy.
b. Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến. Dây tiếp đất
phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc vỏ nhựa trong), mềm,
nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 25 mm2.
Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các phần
dẫn điện đang có điện.
Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm
trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.
Đối với các đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu của
đoạn cáp.
Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp
đất bằng cách chập 3 pha với dây trung tính và đấu xuống đất.
4.2. Nguyên tắc đặt và tháo tiếp đất
a. Đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một
người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an
toàn ít nhất bậc III.
b. Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu
kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào
cách điện để lắp vào đường dây.
Khi tháo tiếp đất phải làm ngược lại.
c. Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu-
lông. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi
đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc
khó bắt bu lông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.
II. Biện pháp tổ chức để làm việc an toàn
a. Làm việc theo phiếu công tác hoặc theo lệnh công tác.
b. Thủ tục cho phép vào làm việc.
c. Giám sát trong thời gian làm việc.
d. Thủ tục nghỉ giải lao, di chuyển nơi làm việc và kết thúc công việc.
1. Những công việc sửa chữa và những công việc không thuộc về vận hành ở
các thiết bị trong nhà máy điện, theo nguyên tắc chỉ được thực hiện theo
phiếu công tác hoặc lệnh công tác.
1.1. Những việc làm cần phải có phiếu công tác là:
- Sửa chữa và tăng cường đường cáp ngầm cao áp, đường dây nổi hoặc
đấu chuyển từ các nhánh dây mới xây dựng vào đường dây trục của lưới.
- Sửa chữa, di chuyển, tăng cường, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị
điện, thiết bị cơ nhiệt trong nhà máy như: máy phát điện, động cơ, máy biến
áp, máy ngắt, cầu dao, thiết bị chống sét, tụ điện, các máy chỉnh lưu, các
thanh cái, rơ-le bảo vệ, lò hơi, tua bin, bơm, quạt, băng tải, cẩu, kích, cầu trục,
máy móc gia công cơ khí, hệ thống các van, đường ống, bình, bể, thùng ...
- Làm việc trực tiếp với thiết bị đang mang điện hạ áp hoặc làm việc
gần các thiết bị đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép.
1.2. Những công việc sau đây được phép thực hiện theo lệnh công tác:
- Những thao tác đóng, cắt, xử lý sự cố do trưởng ca điều độ Quốc gia, điều
độ Miền hoặc trưởng ca nhà máy ra lệnh.
- Những công việc làm ở xa các thiết bị có điện.
- Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân viên
vận hành trực tiếp làm hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của nhân
viên vận hành.
2. Thủ tục cho phép vào làm việc.
Mọi công việc làm theo phiếu công tác ở thiết bị điện /hoặc ở gần thiết bị
mang điện hoặc ở thiết bị Cơ - Nhiệt - Hoá trong dây chuyền sản xuất của
Công ty phải tiến hành biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc đều phải do
nhân viên vận hành tiến hành cho phép trực tiếp tại hiện trường. Khi đã thực
hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho phép đơn vị công tác vào
làm việc, người cho phép phải thực hiện những việc sau:
- Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp
tương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối
đất.
- Kiểm tra số lượng nhân viên đơn vị công tác có đúng như đã ghi trong phiếu
công tác không.
- Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện/ những thiết bị
đang vận hành ở xung quanh nơi làm việc.
- Người cho phép ký vào phiếu (có ghi rõ họ tên); Người lãnh đạo công việc,
người chỉ huy trực tiếp ký vào phiếu công tác tiếp nhận nơi làm việc.
- Sau khi ký phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp giữ 1 bản,
còn 1 bản người cho phép để vào tập “Phiếu đang làm việc” và ghi vào sổ vận
hành số phiếu, thời gian bắt đầu công việc.
3. Giám sát trong khi làm việc.
- Kể từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp
(hoặc người giám sát nếu có theo quy định an toàn điện) chịu trách nhiệm
giám sát mọi người làm việc theo các quy định về an toàn.Trong trường phải
có người giám sát an toàn điện, PCT vẫn do người chỉ huy trực tiếp giữ.
- Để làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát
theo quy định an toàn điện) phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc. Khi người
chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát theo quy định an toàn điện) cần vắng
mặt mà không có người thay thế thì phải rút toàn đơn vị ra khỏi nơi làm việc.
- Người lãnh đạo công việc phải định kỳ đi kiểm tra việc chấp hành quy trình
kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị công tác. Khi phát hiện thấy có vi
phạm quy trình kỹ thuật an toàn hoặc hiện tượng khác nguy hiểm cho người
làm việc thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm
việc. Chỉ sau khi đã khắc phục các thiếu sót mới được làm các thủ tục cho
phép đơn vị công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác.
4. Thủ tục nghỉ giải lao.
- Khi tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa), đối với các
công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, phải rút đơn vị ra khỏi
nơi làm việc. Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Sau khi nghỉ xong, không
ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực tiếp (hoặc người
giám sát theo quy định ở mục 1.6) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc.
Người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát theo quy định ở mục 1.6) chỉ
được cho nhân viên vào làm việc khi đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an
toàn.
- Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết thúc công
việc thì nhân viên vận hành không được đóng, cắt trên thiết bị, thay đổi sơ đồ
làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc. Trong trường hợp xảy ra sự cố thì
nhân viên vận hành có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị không có
người làm việc, thiết bị đủ điều kiện kỹ thuật, không cần chờ khoá phiếu,
nhưng phải tiến hành các biện pháp sau đây:
a- Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời. Đặt lại rào chắn cố
định và treo biển: “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người”, thay cho biển:
“Làm việc tại đây!”.
b- Trước khi người chỉ huy trực tiếp trở lại và trao trả phiếu, phải cử
người thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và cho nhân viên
trong đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện và không được phép
làm việc trên đó nữa.
5. Thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo
- Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc phải thu
dọn nơi làm việc, các lối đi, còn biển báo, rào chắn, tiếp đất để nguyên tại
chỗ. Phiếu công tác và chìa khoá giao lại cho nhân viên vận hành và hai bên
đều phải ký vào phiếu.
- Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ huy trực
tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vào phiếu cho phép đơn vị
công tác vào làm việc. Khi đó không nhất thiết phải có mặt người lãnh đạo
công việc.
6. Di chuyển nơi làm việc
- Cho phép làm việc ở nhiều nơi trên cùng một lộ theo một phiếu công tác với
các điều kiện sau đây:
6.1- Mọi nơi làm việc đều phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn
giao cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công
việc.
6.2- Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị chỉ được phép làm việc ở
một nơi xác định trong số các nơi trên lộ.
6.3- ở trên thiết bị có người trực thường xuyên thì việc di chuyển nơi
làm việc do nhân viên vận hành cho phép.
6.4- Ở thiết bị không có người trực thì do người lãnh đạo công việc cho
phép.
6.5- Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ
huy trực tiếp và người cho phép cùng ký vào phiếu.
- Khi làm việc không cắt điện thì chỉ cần làm thủ tục di chuyển nơi làm việc
nếu đơn vị công tác chuyển từ thiết bị ngoài trời cấp điện áp này sang thiết bị
ngoài trời cấp điện áp khác hoặc từ một phòng phân phối này sang một phòng
phân phối khác.
7. Kết thúc công việc, khoá phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện
- Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc và
người lãnh đạo công việc phải xem xét lại. Sau khi rút hết người ra khỏi nơi
làm việc, tháo hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm
thêm mới được khoá phiếu công tác.
- Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót
cần sửa chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy
định “Thủ tục cho phép vào làm việc” như đối với một công việc mới. Việc
làm bổ sung này không cần cấp thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào
phiếu công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm.
- Khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng công
việc đã làm xong, cấm tự ý vào và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ việc gì.
- Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và người quản
lý thiết bị. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người
giám sát theo quy định an toàn điện) và người cho phép ký vào phần kết thúc
công tác và khoá phiếu trả lại thiết bị cho Trưởng kíp/ Trưởng ca.
- Việc thao tác đóng điện vào thiết bị/ đưa thiết bị vào làm việc được
thực hiện sau khi đã khoá phiếu, cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào
chắn cố định, không còn người làm việc ở trên thiết bị đó và phải có lệnh của
cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị đó.
Nếu trên thiết bị có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá tất cả các
phiếu công tác mới được đóng điện/ đưa thiết bị vào làm việc.
III. Giải đáp một số thắc mắc
1. PCT phải có mấy bản, cấp như thế nào cho NCHTT và người lãnh đạo
công tác, thời gian có hiệu lực là bao nhiêu ngày?
- PCT phải viết thành 2 bản như nhau, phiếu phải viết rõ ràng, đễ hiểu,
không tẩy xoá, không viết bằng bút chì và phải theo mẫu thống nhất.
- Một PCT chỉ được cấp cho một người chỉ huy trực tiếp của một đơn
vị công tác (trong tay người chỉ huy trực tiếp chỉ được có một PCT).
- Số PCT trao cho người lãnh đạo công việc thì không quy định, người
cấp PCT căn cứ vào tính chất công việc mà quyết định.
- Hiệu lực PCT là 15 ngày tính từ ngày cấp.
Trường hợp NCHTT kiêm chức danh người cho phép thì PCT chỉ cần viết 1
bản.
2. Có mấy chức danh chịu trách nhiệm an toàn trong PCT?
Có 5 chức danh chịu trách nhiệm an toàn trong PCT: Người cấp PCT,
người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép đơn vị
công tác vào làm việc, nhân viên đơn vị công tác.
Đối với PCT làm ở thiết bị điện hạ áp, thiết bị cơ nhiệt mà không đòi hỏi
phải có biện pháp an toàn đặc biệt, không cần có sự phối hợp giữa các đội
công tác trên cùng thiết bị với nhau thì chỉ cần 4 chức danh chịu trách nhiệm
an toàn trong PCT: Người cấp PCT, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép
đơn vị công tác vào làm việc, nhân viên đơn vị công tác.
3. Phải cử người giám sát an toàn điện trong những trường hợp nào?
Trường hợp nào người giám sát an toàn điện có thể được tham gia kiêm
nhiệm?
- Những trường hợp sau đây cần phải cử người giám sát an toàn điện riêng:
3.1. Đơn vị công tác làm việc tại những nơi đặc biệt nguy hiểm (có
nguy cơ dẫn đến tai nạn điện cao từ các thiết bị mang điện gần đó) được phó
giám đốc kỹ thuật vận hành phê duyệt thì đơn vị quản lý vận hành phải cử
người giám sát an toàn điện riêng.
3.2. Khi làm việc ở những nơi có đường dây điện cao áp hiện hành giao
chéo (không phải cắt điện), thì đơn vị quản lý vận hành nào có đường dây
giao chéo phải cử nhân viên vận hành để giám sát an toàn điện cho đơn vị
công tác.
3.3. Trường hợp nếu người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không đủ
trình độ về an toàn điện (thợ nề, mộc, cơ khí v. v) thì đơn vị cử người đi công
tác vẫn phải có nhân viên kỹ thuật điện đủ trình độ làm người giám sát an
toàn điện. Nếu đơn vị cử người đi công tác không có người đủ trình độ giám
sát an toàn điện, thì phải thoả thuận với đơn vị quản lý vận hành để cử người
giám sát an toàn điện.
- Người giám sát an toàn điện được phép kiêm nhiệm làm chức danh người
cấp PCT cho đơn vị công tác đó.
4. Ai là người có quyền phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ
huy trực tiếp? Người cấp PCT.
5. Ai là người có quyền phân công nhân viên đơn vị công tác trong PCT?
Người cấp PCT hoặc người lãnh đạo công việc nếu được người cấp PCT
uỷ quyền.
6. Ai là người có quyền thay đổi nhân viên công tác trong PCT?
Người Cấp PCT, người lãnh đạo công việc hoặc người có quyền cấp PCT
khác.
PHẦN III
CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Trong khi làm việc hoặc trong cuộc sống, nếu thấy có người bị điện giật, bất
cứ người nào cũng phải có nhiệm vụ cứu chữa nạn nhân.
Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện là:
1- Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2- Cấp cứu nạn nhân tại chỗ.
I. Cách tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện.
Khi có người bị tai nạn điện phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi
mạch điện. Khi cứu, cần chú ý những điều sau đây để vừa cứu nạn nhân vừa
tránh không bị điện giật:
1. Trường hợp cắt được mạch điện.
Cách tốt nhất là cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt gần nhất như:
công tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm, cầu dao, máy cắt ... Khi cắt cần
lưu ý:
1.1. Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải
chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
1.2. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người
đó rơi xuống.
2- Trường hợp không cắt được mạch điện.
Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang bị chạm vào
điện hạ áp hay điện cao áp để áp dụng các cách sau:
2.1. Nếu là điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm
gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân
tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay
nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây
điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu
cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người đi
cứu cũng bị điện giật.
2.2. Nếu là mạch điện cao áp thì tốt nhất người cứu phải có ủng và
găng cách điện. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch
điện. Có thể dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3
pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách người ra khỏi mạch
điện.
II. Cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách khỏi mạch điện.
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện
tượng sau đây để xử lý cho thích hợp:
1. Nạn nhân chưa mất tri giác.
Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát,
tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc
cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế
gần nhất để theo dõi chăm sóc.
2. Nạn nhân mất tri giác.
Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì
đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió), nới
rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, cho nạn nhân
ngửi amôniắc, nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời
y, bác sỹ đến để chăm sóc.
3. Nạn nhân đã tắt thở.
Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật
giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo,
thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra.
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt ngay. Phải làm liên tục,
kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
III- Phương pháp làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt
* Làm hô hấp nhân tạo có hai phương pháp:
1. Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp.
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt
vào). Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp
vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón
tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm “1-2-3” rồi lại từ từ thả tay, thẳng
người đếm nhẩm “4-5-6”. Cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút, đều đều theo
nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết
định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có
một người cứu.
2. Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa.
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo
tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi
ra và một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng
(không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu (20¸30) cm, 2 tay
cầm lấy 2 tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho
hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (2¸3) giây nhẹ nhàng đưa tay
nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (2¸3) giây
lặp lại các động tác trên. Cố gắng làm từ (16¸18) lần trong một phút. Làm
thật đều và đếm “1-2-3” cho lúc hít vào, “4-5-6” cho lúc thở ra. Làm liên tục
cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của
y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn
phương pháp nằm sấp, nhưng phải có 2 người.
3. Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực.
(Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong
mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu đứng
(hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực trái (vị trí của tim)
rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị
nén xuống (3¸4) cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn
nhân trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút. Đồng thời với
động tác ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi. Tốt nhất nếu có miếng gạc
hoặc khăn mùi soa đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy
một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi
bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé
sát mồm vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm
để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được). Hà hơi cho nạn nhân từ (14
¸16) lần/1 phút. Điều quan trọng là phải kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với
nhau, nếu không động tác này sẽ phản lại động tác kia. Cách phối hợp đó là:
cứ thổi ngạt 1 lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi
nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho
đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: Lần lượt thay đổi các động
tác, cứ (2¸3) lần thổi ngạt thì lại chuyển sang (4¸6) lần ấn vào lồng ngực.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người bị tai nạn điện giật là một công việc
khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động
dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để
cứu. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn
thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.
PHẦN IV
CÔNG TÁC PCCC
I. Luật của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
số 27/2001/QH10 về phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội thông qua ngày
29/6/2001
Điều 4: Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động
phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính;
phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ
cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các
điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực
hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 14. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy
1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn
lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh
nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về
phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
II. Nghị định của chính phủ số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm
2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy
Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt
động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo
đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về
phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt
động của cơ sở;
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa
cháy trong cơ sở;
c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công
trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng
lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp
với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn
luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng
chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát
nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng
cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc
điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định
của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống
giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy
định;
h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo
quy định.
III. Công dụng, phương pháp sử dụng, bảo quản bình chữa cháy CO2.
1. Công dụng.
- Bình chữa cháy C02 là loại thiết bị bên trong chứa khí C02 ở nhiệt độ
–790c được nén vào bình chịu áp lực cao. Bình chữa cháy C02 được dùng để
dập tắt đám cháy trong phòng kín, buồng hầm, các thiết bị điện v.v… Bình có
độ tin cậy cao trong sử dụng , thao tác đơn giản , thuận tiện.
- Bình C02 đạt hiệu quả rất cao khi chữa các đám cháy ở trong buồng
kín, thiết bị điện. Sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm
hư hỏng, ảnh hưởng đến chất cháy.
2.Phương pháp sử dụng và nguyên lý chữa cháy.
- Khi xảy ra cháy, xách bình C02 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa
phun hướng vào gốc ngọn lửa, khoảng cách tối thiểu 0,5m, tay kia mở van
bình hoặc bóp cò (tuỳ theo từng loại bình ). Khí C02 ở –790C dưới dạng tuyết
khi loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy.
- Dùng C02 chữa cháy theo nguyên lý làm lạnh , khi đó khí C02 bao
phủ lên toàn bộ bề mặt đám cháy làm giảm nồng độ ôxy khuyếch tán vào
vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ hơn 14% thì đám cháy sẽ tắt.
3. Những điểm chú ý khi sử dụng và bảo quản bình C02.
- Tuyệt đối không dùng CO2 để chữa các đám cháy than cốc, không
dùng để chữa cháy nơi có phân đạm, kim loại kiềm, kiềm thổ, kim loại nóng
chảy vì nó tạo ra khí CO độc hại.
- Không để khí CO2 phun vào người vì sẽ gây bỏng lạnh.
- Không nên dùng bình CO2 chữa các đám cháy nơi gió mạnh vì hiệu
quả sẽ không cao. Tầm phun của bình chữa cháy CO2 rất hạn chế, do vậy khi
chữa cháy cần tiếp cận đám cháy.
- Bình chữa cháy C02 phải được đặt ở những nơi râm mát và thuận tiện
khi sử dụng không được để ánh nắng mặt trời chiếu vào thẳng bình, không để
nơi có nhiệt độ quá cao +550C vì khí C02 có độ nở lớn, khi nhiệt độ bình tăng
(lúc đó van an toàn của bình sẽ tác động).
IV. Bình chữa cháy MFZ.
1. Phạm vi sử dụng.
Bình chữa cháy MFZ là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí nitơ làm
lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình dùng để chữa các đám
cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện…, sử dụng an toàn, thao tác đơn giản,
dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.
2. Đặc điểm.
- Bình chữa cháy hệ MFZ là thiết bị chữa cháy dùng bột khô và khí
Nitơ (N2) được chứa trong bình kín, không bị ẩm, không vón cục do đó kéo
dài được tuổi thọ và độ tin cậy cao khi sử dụng.
- Khí N2 làm lực đẩy bột khô, nhiệt độ sử dụng của bình từ -10 đến
550C.
- Khi phun bột để dập tắt đám cháy áp lực giảm dần, do đó thời gian
chữa cháy tương đối dài.
- Thuốc bột khô không độc, do đó không gây độc hại cho người, gia
súc và môi trường.
3. Cách sử dụng.
- Khi xảy ra đám cháy, xách bình đến gần đám cháy (cách đám cháy từ
2 đến 3m), dốc ngược bình lên xuống khoảng 5 đến 7 lần. Sau đó đặt bình
xuống rút chốt bảo hiểm ra, tay trái cầm vòi phun hướng vào đám cháy, tay
phải bóp cò phun bột quét vào mép ngọn lửa (gốc ngọn lửa).
- Khi chữa các đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió.
4. Phương pháp bảo quản:
- Bình MFZ phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ánh nắng
mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác tác dụng vào, nhiệt độ nơi để bình không
quá 550C.
- Bình phải được đặt trên giá hoặc móc treo để tránh rơi, đổ – Thường
xuyên vệ sinh và kiểm tra đồng hồ áp lực, vòi phun.
V. Giải đáp một số thắc mắc
1. Những yếu tố nào cần thiết cho sự cháy?
Có 3 yếu tố cần cho sự cháy:
1.1. Chất cháy.
1.2. Nguồn nhiệt thích ứng.
1.3. Nguồn ôxy đầy đủ (lớn hơn 14%).
2. Các đám cháy được phân loại như thế nào?
Các đám cháy được phân làm 4 loại sau:
2.1. Đám cháy loại A: Cháy vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải,
giấy, cao su, chất dẻo…
2.2. Đám cháy loại B: Cháy chất khí, chất lỏng, các loại dầu mỡ dễ bắt
lửa, dễ cháy.
2.3. Đám cháy loại C: Cháy thiết bị điện được nối mạch điện.
2.4. Đám cháy loại D: Cháy các kim loại dễ cháy như các kim loại
kiềm, kiềm thổ (K, Na, Mg, …).
3. Để chữa ban đầu một đám cháy phải thực hiện các bước như thế nào?
Để chữa ban đầu một đám cháy phải thực hiện:
3.1. Báo động (hô hoán cho mọi người xung quanh biết, báo người phụ
trách).
3.2. Cắt điện trong khu vực cháy.
3.3. Dùng dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa.
3.4. Nếu không chữa được (đám cháy phát triển mạnh, phương tiện
chữa cháy tại chỗ không thể dập tắt đám cháy) gọi đội chữa cháy ĐT 16 111.

PHẦN VI
NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH CHO TẤT CẢ
NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VỀ ĐIỆN
PHẠM VI ÁP DỤNG QUY TRÌNH
Điều 1: Quy trình này được áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân viên trực
tiếp quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và xây dựng đường dây, trạm
điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Quy trình này cũng được áp dụng
đối với nhân viên của các tổ chức khác đến làm việc ở công trình và thiết bị
điện do Tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý.
Đối với các nhà máy điện của Tổng công ty, ngoài quy trình này, cán bộ,
nhân viên kỹ thuật phải nắm vững và sử dụng tập 1 oQuy phạm kỹ thuật an
toàn khai thác thiết trí điện các nhà máy điện và lưới điện.
Những quy định trong quy trình này chủ yếu nhằm đảm bảo phòng tránh
các tai nạn do điện gây ra đối với con người.
Khi biên soạn các quy trình kỹ thuật an toàn cho từng loại công việc cụ thể
phải đưa vào biện pháp phòng tránh không chỉ tai nạn về điện, mà còn các
yếu tố nguy hiểm khác xảy ra lúc tiến hành công việc.
Tất cả những điều trong các quy trình kỹ thuật an toàn điện đã ban hành
trước đây trái với quy trình này đều không có giá trị thực hiện.
Điều 2: Trong quy trình, thiết bị điện chia làm hai loại:
Điện cao áp quy ước từ 1000 V trở lên và điện hạ áp quy ước dưới 1000 V.
Trong điều kiện bình thường nếu con người tiếp xúc trực tiếp với thiết bị có
điện áp xoay chiều từ 50 V trở lên là có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Điều 3: Nghiêm cấm việc chỉ thị hoặc ra mệnh lệnh cho những người chưa
được học tập, sát hạch quy trình và chưa hiểu rõ những việc sẽ phải thừa
hành.
Điều 4: Những mệnh lệnh trái với quy trình này thì có quyền không chấp
hành. Người thực hiện phải đưa ra những lý do không chấp hành được với
người ra lệnh, đồng thời báo cáo với cấp trên.
Điều 5: Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm quy trình hoặc có hiện
tượng đe dọa đến tính mạng con người và thiết bị, phải lập tức ngăn chặn,
đồng thời báo cáo với cấp trên.
Điều 6: Đơn vị trưởng, tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra và đề
ra các biện pháp an toàn lao động trong đơn vị của mình. Cán bộ an toàn của
đơn vị có trách nhiệm và quyền kiểm tra, lập biên bản hoặc ghi phiếu thông
báo an toàn để nhắc nhở. Trường hợp vi phạm các biện pháp an toàn có thể
dẫn đến tai nạn thì đình chỉ công việc cho đến khi thực hiện đầy đủ các biện
pháp bảo đảm an toàn mới được tiếp tục tiến hành công việc.
Điều 7: Dụng cụ an toàn cần dùng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do
Nhà nước ban hành (xem trong phần phụ lục quy trình).
NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CÔNG TÁC
TRONG NGÀNH ĐIỆN
Điều 8: Những người trực tiếp làm công việc quản lý vận hành, thí nghiệm,
sửa chữa, xây dựng điện phải có sức khoẻ tốt và có giấy chứng nhận về thể
lực của cơ quan y tế.
Điều 9: Hàng năm các đơn vị phải tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công
nhân:
- 1 lần đối với công nhân quản lý vận hành, sửa chữa.
- 2 lần đối với cán bộ, công nhân làm thí nghiệm, công nhân chuyên môn
làm việc trên đường dây.
- Đối với những người làm việc ở đường dây cao trên 50 m, trước khi làm
việc phải khám lại sức khoẻ.
Điều 10: Khi phát hiện thấy công nhân có bệnh thuộc loại thần kinh, tim,
mạch, thấp khớp, lao phổi, thì tổ chức phải điều động công tác thích hợp.
Điều 11: Nhân viên mới phải qua thời gian kèm cặp của nhân viên có kinh
nghiệm để có trình độ kỹ thuật cần thiết, sau đó phải được sát hạch vấn đáp
trực tiếp, đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Điều 12: Công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm
tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn mỗi năm 1 lần. Giám đốc uỷ nhiệm
cho đơn vị trưởng tổ chức việc huấn luyện và sát hạch trong đơn vị mình.
Kết quả các lần sát hạch phải có hồ sơ đầy đủ để quyết định công nhận
được phép làm việc với thiết bị và có xếp bậc an toàn.
Điều 13: Các trưởng, phó đội sản xuất, chi nhánh điện (hoặc các cấp tương
đương), kỹ thuật viên, hai năm được sát hạch kiến thức quy trình kỹ thuật an
toàn một lần do hội đồng kiểm tra kiến thức của xí nghiệp tổ chức và có xếp
bậc an toàn (tiêu chuẩn xếp bậc an toàn xem ở phần Phụ lục 4).
Điều 14: Trong khi làm việc với đồng đội hoặc khi không làm nhiệm vụ, nếu
thấy người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người nào cũng phải tìm biện pháp
để cấp cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa theo những
phương pháp trình bày ở Phụ lục 1 qui trình này.

XỬ LÝ KHI VI PHẠM QUY TRÌNH


Điều 15: Đối với người vi phạm quy trình, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà thi hành
các biện pháp sau:
1- Cắt, giảm thưởng vận hành an toàn hàng tháng.
2- Phê bình, khiển trách (có văn bản).
3- Hạ tầng công tác, hạ bậc lương.
4- Không cho làm công tác về điện, chuyển công tác khác.
5- Những người bị phê bình, khiển trách (có văn bản), hạ tầng công tác đều
phải học tập và sát hạch lại đạt yêu cầu mới được tiếp tục làm việc.
V- CHẾ ĐỘ PHIẾU THAO TÁC VÀ CÁCH THI HÀNH
Điều 16: Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000 V trở lên đều phải
chấp hành phiếu thao tác theo mẫu thống nhất trong qui trình. Phiếu phải do
cán bộ phương thức, trưởng ca, cán bộ kỹ thuật, trưởng kíp hoặc trực chính
viết. Phải được người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có hiệu lực để thực
hiện.
Điều 17: Người ra lệnh đóng, cắt điện phải kiểm tra lại lần cuối cùng trình tự
thao tác, sơ đồ lưới điện và ký vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh, giao phiếu
cho người đi thao tác, dặn dò những điều cần thiết. Chỉ khi người thực hiện
báo cáo đã thao tác xong mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 18: Mọi thao tác đóng, cắt điện ở hệ thống phân phối điện cao áp đều
phải có hai người thực hiện. Hai người này phải hiểu rõ sơ đồ lưới điện, một
người trực tiếp thao tác và một người giám sát. Người thao tác phải có trình
độ an toàn từ bậc
,người giám sát phải có trình độ an toàn từ bậc V trở lên. Trong mọi trường
hợp, cả hai người đều chịu trách nhiệm như nhau về việc thao tác của mình.
Điều 19: Trong điều kiện vận hành bình thường, người thao tác và người
giám sát phải tuân theo những quy định sau:
1- Khi nhận được phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung
thao tác theo sơ đồ. Nếu chưa rõ phải hỏi lại người ra lệnh. Nếu nhận lệnh
bằng điện thoại thì phải ghi đầy đủ lệnh đó vào nhật ký vận hành. Người nhận
lệnh phải nhắc lại từng động tác trong điện thoại rồi viết tên người ra lệnh,
nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào sổ nhật ký.
2- Người thao tác và người giám sát sau khi xem xét không còn vấn đề
thắc mắc, cùng ký vào phiếu rồi đem phiếu đến địa điểm thao tác.
3- Tới vị trí thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có ở
đó) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu,
đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn vấn đề gì trở ngại không,
sau đó mới được phép thao tác.
4- Người giám sát đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu.
Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát ra lệnh ođóng hoặc ocắt... người
thao tác mới được làm động tác. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám
sát đều phải đánh dấu vào mục tương ứng trong phiếu.
5- Trong khi thao tác, nếu thấy nghi ngờ gì về động tác vừa làm thì
phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.
Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay phiếu thao tác và báo
cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành
theo một phiếu mới.
Điều 20: Khi có người bị tai nạn hoặc sự cố, xét thấy có thể gây ra hư hại
thiết bị, người công nhân vận hành được phép cắt các máy ngắt hoặc cầu dao
cách ly không cần phải có lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho
nhân viên vận hành cấp trên và người phụ trách đơn vị biết nội dung những
công việc đã làm và phải ghi vào sổ vận hành.
Điều 21: Trường hợp vị trí thao tác ở xa khu dân cư, không có phương tiện
thông tin liên lạc thì tạm thời cho phép đóng, cắt điện theo giờ đã hẹn trước
nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất, lấy đồng hồ của người ra lệnh
làm chuẩn, có quy ước thử đèn trước khi thao tác (thử cả pha). Nếu vì lý do
nào đó mà sai hẹn thì cấm thao tác.
Điều 22: Cấm đóng, cắt điện, thay cầu chì đối với thiết bị ngoài trời trong lúc
có mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị và dụng cụ an toàn hoặc đang có
dông sét.
Chỉ cho phép cắt cầu dao cách ly ở các nhánh rẽ mà đường dây đã được cắt
điện. Cho phép thay cầu chì vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt cầu dao
cách ly cả phía điện áp thấp và cao.
Điều 23: Để tránh trường hợp đóng điện nhầm vào thiết bị có người đang
làm việc, các bộ phận truyền động của cầu dao cách ly trong trạm phải khoá
lại và treo biển báo an toàn, chìa khoá do người cắt điện hoặc người trực ca
vận hành giữ.
Điều 24: Đóng và cắt máy ngắt, cầu dao cách ly truyền động bằng tay đều
phải mang găng tay cách điện, đi ủng hoặc đứng trên ghế cách điện. Cho phép
tiến hành đóng, cắt trên cột với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp
nhất đến người thao tác không nhỏ hơn m.
Điều 25: Tất cả những phiếu thao tác khi thực hiện xong phải trả lại đơn vị
quản lý lưới điện (phòng điều độ hoặc chi nhánh) để lưu lại ít nhất tháng, sau
đó mới được huỷ bỏ. Những phiếu thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn lao
động phải được lưu giữ vào hồ sơ sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
V- NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI TIẾN HÀNH
CÔNG VIỆC
V-1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM
VIỆC
Điều 26: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn
toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:
1- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm
đến nơi làm việc như: dùng khoá để khoá bộ truyền động dao cách ly, tháo
cầu chảy mạch thao tác, khoá van khí nén ...
2- Treo biển oCấm đóng điện! có người đang làm việc ở bộ truyền động
dao cách ly. Biển oCấm mở van! có người đang làm việc ở van khí nén và
nếu cần thì đặt rào chắn.
3- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở
phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất.
4- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về điện
theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải
đặt rào chắn.
V-1-1. Cắt điện
Điều 27: Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:
1- Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc.
2- Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va
chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
0,7 m đối với điện áp đến 15 kV.
1,0 m đối với điện áp đến 35 kV.
1,5 m đối với điện áp đến 110 kV.
2,5 m đối với điện áp đến 220 kV.
4,5 m đối với điện áp đến 500 kV.
3- Khi không thể cắt điện được mà người làm việc có khả năng vi phạm
khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới
phần có điện là:
0,35 m đối với điện áp đến 15 kV.
0,60 m đối với điện áp đến 35 kV.
1,50 m đối với điện áp đến 110 kV.
2,50 m đối với điện áp đến 220 kV.
4,50 m đối với điện áp đến 500 kV.
êu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào chắn được xác định tuỳ theo điều
kiện cụ thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người
chỉ huy trực tiếp công việc chịu trách nhiệm.
Điều 28: Cắt điện để làm việc phải thực hiện sao cho nhìn thấy rõ là phần
thiết bị dự định tiến hành công việc đã được cách ly khỏi các phần có điện từ
mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chảy, tháo đầu cáp, tháo thanh
cái(trừ trạm GS).
Cấm cắt điện chỉ bằng máy ngắt, dao cách ly tự động, cầu dao phụ tải có bộ
truyền động tự động.
Điều 29: Cắt điện để làm việc cần ngăn ngừa những nguồn điện hạ áp qua các
thiết bị như máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, máy phát diesel có điện
bất ngờ gây nguy hiểm cho người làm việc.
Điều 30: Sau khi cắt điện ở máy ngắt, cầu dao cách ly cần phải khoá mạch
điều khiển lại như: cắt aptomat, gỡ cầu chảy, khoá van khí nén đến máy
ngắt ...
Đối với cầu dao cách ly điều khiển trực tiếp, sau khi cắt điện phải khoá tay
điều khiển và kiểm tra đã ở vị trí cắt.
Điều 31: Cắt điện do nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm uỷ nhiệm việc
thao tác cho công nhân sửa chữa tiến hành, trừ trường hợp công nhân sửa
chữa đã được huấn luyện thao tác.
Điều 32: Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho công nhân vận hành
có kinh nghiệm và nắm vững sơ đồ lưới điện nhằm ngăn ngừa khả năng nhầm
lẫn gây nguy hiểm cho công nhân sửa chữa.
Điều 33: Trường hợp cắt điện do điều độ Quốc gia, điều độ Miền hoặc điều
độ Điện lực ra lệnh bằng điện thoại thì đơn vị quản lý vận hành phải đảm
nhiệm việc bàn giao đường dây cho đơn vị sửa chữa tại hiện trường (kể cả
việc đặt tiếp đất).
V-1-2. Treo biển báo và đặt rào chắn
Điều 34: Người tiến hành cắt điện phải treo biển báo: oCấm đóng điện! có
người đang làm việc ở các bộ phận truyền động của các máy ngắt, dao cách ly
mà từ đó có thể đóng điện đến nơi làm việc. Với các dao cách ly một pha,
biển báo treo ở từng pha, việc treo này do nhân viên thao tác thực hiện. Chỉ có
người treo biển hoặc người được chỉ định thay thế mới được tháo các biển
báo này. Khi làm việc trên đường dây thì ở dao cách ly đường dây treo biển
oCấm đóng điện! có người làm việc trên đường dây.
Điều 35: Rào chắn tạm thời có thể làm bằng gỗ, tấm vật liệu cách điện ... rào
chắn phải khô và chắc chắn. Khoảng cách từ rào chắn tạm thời đến các phần
có điện không được nhỏ hơn khoảng cách nêu ở Điều 27.
Trên rào chắn tạm thời phải treo biển: oDừng lại! có điện nguy hiểm chết
người.
Điều 36: Ở thiết bị điện điện áp đến 15 kV, trong các trường hợp đặc biệt, tuỳ
theo điều kiện làm việc, rào chắn có thể chạm vào phần có điện. Rào chắn này
(tấm chắn, mũ chụp) phải đáp ứng các yêu cầu của quy phạm sử dụng và thử
nghiệm các dụng cụ kỹ thuật an toàn dùng ở thiết bị điện. Khi đặt rào chắn
phải hết sức thận trọng, phải đeo găng cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng
trên tấm thảm cách điện và phải có hai người. Nếu cần, phải dùng kìm hoặc
sào cách điện, trước khi đặt phải dùng giẻ khô lau sạch bụi của rào chắn.
Điều 37: Ở thiết bị phân phối điện trong nhà, trên rào lưới hoặc cửa sắt của
các ngăn bên cạnh và đối diện với chỗ làm việc phải treo biển: oDừng lại! có
điện nguy hiểm chết người. Nếu ở các ngăn bên cạnh và đối diện không có
rào lưới hoặc cửa cũng như ở các lối đi người làm việc không cần đi qua, phải
dùng rào chắn tạm thời ngăn lại và treo biển nói trên. Tại nơi làm việc, sau
khi đặt tiếp đất di động phải treo biển oLàm việc tại đây!.
Điều 38: Rào chắn tạm thời phải đặt sao cho khi có nguy hiểm người làm việc
có thể thoát ra khỏi vùng nguy hiểm dễ dàng.
Điều 39: Trong thời gian làm việc, cấm di chuyển hoặc cất các rào chắn tạm
thời và biển báo.
V-1-3. Kiểm tra không còn điện
Điều 40: Sau khi cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành xác minh không
còn điện ở các thiết bị đã được cắt điện.
Điều 41: Kiểm tra còn điện hay không phải dùng bút thử điện phù hợp với
điện áp cần thử, phải thử cả pha vào và ra của thiết bị.
Điều 42: Không được căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác minh
thiết bị còn điện hay không, nhưng nếu đồng hồ, rơ le v.v... báo tín hiệu có
điện thì coi như thiết bị vẫn còn điện.
Điều 43: Khi thử phải kiểm tra trước bút thử điện ở nơi có điện rồi mới thử ở
nơi cần bàn giao, nếu ở nơi công tác không có điện thì cho phép đem thử ở
nơi khác trước lúc thử ở nơi công tác và phải bảo quản tốt bút thử điện khi
chuyên chở.
Điều 44: Cấm áp dụng phương pháp dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây
xem còn điện hay không để làm cơ sở bàn giao đường dây cho đội công tác.
V-1-4. Đặt tiếp đất
1- Nơi đặt tiếp đất
Điều 45: Sau khi kiểm tra không còn điện, phải đặt tiếp đất và làm ngắn mạch
tất cả các pha ngay. Đặt tiếp đất tại vị trí nào phải thử hết điện tại vị trí ấy.
Điều 46: Tiếp đất phải đặt về phía có khả năng dẫn điện đến. Dây tiếp đất
phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc vỏ nhựa trong), mềm,
nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất là 25 mm2.
Nơi đặt nối đất phải chọn sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các
phần dẫn điện đang có điện.
Số lượng và vị trí đặt tiếp đất phải chọn sao cho những người công tác nằm
trọn vẹn trong khu vực được bảo vệ bằng những tiếp đất đó.
Điều 47: Khi làm các công việc có cắt điện hoàn toàn ở trạm phân phối hoặc
tủ phân phối, để giảm bớt số lượng dây tiếp đất lưu động, cho phép đặt tiếp
đất ở thanh cái và chỉ ở mạch đấu trên đó sẽ tiến hành công việc và khi
chuyển sang làm việc ở mạch đấu khác thì đồng thời chuyển dây tiếp đất.
Trong trường hợp đó chỉ cho phép làm việc trên mạch đấu có đặt tiếp đất.
Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn, trên mỗi phân đoạn phải đặt một dây
tiếp đất.
Điều 48: Trên đường trục cao áp không có nhánh phải đặt tiếp đất ở hai đầu.
Nếu khu vực sửa chữa dài quá 2 km phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.
Đối với đường trục có nhánh mà nhánh không cắt được cầu dao cách ly thì
mỗi nhánh (nằm trong khu vực sửa chữa) phải có thêm một bộ tiếp đất ở đầu
nhánh.
Đối với hai đường trục đi chung cột, nếu sửa chữa một đường (đường kia
vẫn vận hành) thì hai bộ tiếp đất không đặt xa nhau quá 500 m. Riêng đối với
các khoảng vượt sông thì ngoài hai bộ tiếp đất đặt tại hai cột hãm cần phải có
thêm tiếp đất phụ đặt ngay tại các cột vượt.
Đối với các nhánh rẽ vào trạm nếu dài không quá 200 m cho phép đặt một
tiếp đất để ngăn nguồn điện đến và đầu kia nhất thiết phải cắt cầu dao cách ly
của máy biến áp.
Đối với các đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất hai đầu của đoạn
cáp.
Đối với đường dây hạ áp, khi cắt điện để sửa chữa cũng phải đặt tiếp đất
bằng cách chập pha với dây trung tính và đấu xuống đất. Cần chú ý kiểm tra
các nhánh có máy phát của khách hàng để cắt ra, không cho phát lên lưới.
2. Nguyên tắc đặt và tháo tiếp đất
Điều 49: Đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một
người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc V, người còn lại phải có trình độ an
toàn ít nhất bậc
Điều 50: Khi đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu
kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào
cách điện để lắp vào đường dây.
Khi tháo tiếp đất phải làm ngược lại.
Điều 51: Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu-
lông. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi
đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc
khó bắt bu lông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.
V-2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC
Điều 52: Những công việc sửa chữa và những công việc không thuộc về vận
hành ở các thiết bị điện, theo nguyên tắc chỉ được thực hiện theo phiếu công
tác hoặc lệnh công tác.
Điều 53: Những việc làm cần phải có phiếu công tác là:
1- Sửa chữa và tăng cường đường cáp ngầm cao áp, đường dây nổi hoặc
đấu chuyển từ các nhánh dây mới xây dựng vào đường dây trục của lưới.
2- Sửa chữa, di chuyển, tăng cường, hiệu chỉnh, thử nghiệm các thiết bị
điện trên lưới như: máy phát điện, động cơ, máy biến áp, máy ngắt, cầu dao,
thiết bị chống sét, tụ điện, các máy chỉnh lưu, các thanh cái, rơ-le bảo vệ ...
trừ trường hợp có quy định riêng.
3- Làm việc trực tiếp với thiết bị đang mang điện hạ áp hoặc làm việc gần
các thiết bị đang mang điện cao áp với khoảng cách cho phép.
Điều 54: Những công việc sau đây được phép thực hiện theo lệnh công tác:
1- Những thao tác đóng, cắt, xử lý sự cố do trưởng ca điều độ Quốc gia,
điều độ Miền, điều độ Điện lực hoặc trưởng ca nhà máy ra lệnh.
2- Những công việc làm ở xa các thiết bị có điện.
3- Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân viên
vận hành trực tiếp làm hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của nhân
viên vận hành.
Điều 55: Phiếu công tác phải có 2 bản, 1 bản giao cho người chỉ huy trực tiếp
đơn vị công tác hoặc người giám sát, 1 bản giao cho người cho phép đơn vị
công tác vào làm việc giữ. Phiếu phải viết rõ ràng, dễ hiểu, không được tẩy
xoá, không được viết bằng bút chì và phải theo mẫu. Thời gian có hiệu lực
không quá 15 ngày tính từ ngày cấp phiếu.
Điều 56: Mỗi người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát chỉ được cấp 1
phiếu công tác. Người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát phải giữ phiếu
trong suốt thời gian làm việc tại vị trí công tác. Phiếu phải được bảo quản
không để rách nát, nhoè chữ. Khi làm xong nhiệm vụ thì tiến hành làm các
thủ tục để khoá phiếu. Phiếu công tác cấp cho người chỉ huy trực tiếp hoặc
người giám sát sau khi thực hiện xong phải trả lại người cấp phiếu để kiểm tra
và ký tên, lưu giữ ít nhất 1 tháng. Những phiếu trong khi tiến hành công việc
để xẩy ra sự cố hoặc tai nạn lao động thì phải cất vào hồ sơ lưu trữ của đơn vị.
Điều 57: Khi có nhiều tổ hoặc nhiều đơn vị cùng công tác trên một hệ thống
đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng
biệt thì mỗi đơn vị sẽ được cấp phiếu riêng, làm biện pháp an toàn riêng để
khi rút khỏi địa điểm công tác không ảnh hưởng gì đến đơn vị khác.
Điều 58: Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác có thể do người cấp phiếu
công tác hoặc người lãnh đạo công việc quyết định. Khi những người này
vắng mặt thì do người có quyền cấp phiếu công tác quyết định.
Khi mở rộng phạm vi làm việc phải cấp phiếu công tác mới.
V-2-1. Người chịu trách nhiệm về an toàn
Điều 59: Những người chịu trách nhiệm an toàn của phiếu công tác gồm:
59-1 Người cấp phiếu (hoặc người ra lệnh công tác):
- Cán bộ kỹ thuật (trưởng hoặc phó chi nhánh, phân xưởng, trạm, phòng thí
nghiệm, đội quản lý ...).
- Điều độ viên lưới điện (trong trường hợp cần thiết), trưởng ca nhà máy.
Những người này phải có trình độ an toàn bậc V. Người cấp phiếu phải biết
rõ nội dung công việc, phạm vi và khối lượng công việc để đề ra các biện
pháp an toàn cần thiết và phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ huy
trực tiếp cũng như những nhân viên của đơn vị công tác đủ khả năng thực
hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
59-2 Người lãnh đạo công việc:
Những người được giao trách nhiệm lãnh đạo công việc theo phiếu là: cán
bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề. Họ phải có đủ năng lực để
đảm nhận nhiệm vụ, có trình độ an toàn bậc V.
Người lãnh đạo công việc chịu trách nhiệm về số lượng, trình độ nhân viên
trong đơn vị công tác, sao cho người chỉ huy trực tiếp đảm bảo được khả năng
giám sát an toàn họ trong khi làm việc.
Khi tiếp nhận nơi làm việc hoặc khi trực tiếp làm thủ tục cho phép đơn vị
công tác vào làm việc, người lãnh đạo công việc phải chịu trách nhiệm ngang
với người cho phép vào làm việc về việc chuẩn bị nơi làm việc, về các biện
pháp an toàn cũng như các điều kiện đặc biệt ghi trong phiếu.
59-3 Người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát):
Người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ bậc V trở lên. Khi tiếp nhận nơi
làm việc phải chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp
an toàn cần thiết. Phải bố trí, phân công và giám sát sao cho mọi người trong
đơn vị tiến hành công việc một cách an toàn.
Người chỉ huy trực tiếp phải chịu trách nhiệm về chất lượng của các dụng
cụ, trang bị an toàn sử dụng khi làm việc. Phải liên tục có mặt lại nơi làm
việc. Trường hợp cần vắng mặt mà có người đúng chức danh được phép thay
thế thì phải bàn giao nơi làm việc và phiếu công tác cho người đó. Nếu không
có người thay thế thì phải rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
Trường hợp đơn vị công tác do nơi khác cử đến, cán bộ phụ trách không đủ
trình độ giám sát an toàn điện, hoặc đơn vị công tác là người làm những công
việc như nề, mộc, cơ khí ... thì bên quản lý thiết bị phải cử người có đủ tiêu
chuẩn để làm người giám sát. Người giám sát tiếp nhận nơi làm việc do người
cho phép giao, phải có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát và không
được làm bất cứ việc gì thêm. Phải theo dõi không để tháo dỡ hoặc di chuyển
các biển báo, rào chắn. Chịu trách nhiệm không để xẩy ra tai nạn về điện, còn
trách nhiệm an toàn của nhân viên trong công việc do người chỉ huy trực tiếp
đơn vị công tác đảm nhiệm.
Trình độ an toàn của người giám sát là bậc V trở lên khi đơn vị công tác làm
việc có cắt điện một phần hoặc gần nơi có điện. Là bậc
trở lên nếu làm việc có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện.
59-4 Người cho phép đơn vị công tác vào làm việc (nhân viên vận hành):
Người cho phép vào làm việc phải có trình độ an toàn bậc
V trở lên, chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn
cần thiết thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc cũng như thực
hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc, tiếp nhận nơi làm việc khi kết
thúc, ghi vào phiếu công tác những mục theo yêu cầu và vào sổ vận hành. Sau
khi bàn giao nơi làm việc thì lưu giữ phiếu vào cặp oPhiếu đang làm việc để
theo dõi.
59-5 Nhân viên đơn vị công tác:
Là công nhân đã được đào tạo, huấn luyện để làm việc của xí nghiệp.
Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc gần nơi có điện, trong mỗi đơn vị
công tác có thể có 1 người có trình độ an toàn bậc
với điều kiện ngoài người chỉ huy trực tiếp ra, trong đơn vị công tác có ít
nhất 1 người có trình độ an toàn bậc
. Khi làm việc có cắt điện hoàn toàn hoặc xa nơi có điện thì số nhân viên có
trình độ an toàn bậc V do người cấp phiếu hoặc người ra lệnh công tác quy
định.
Điều 60: Danh sách những người được giao nhiệm vụ cấp phiếu, lãnh đạo
công việc, chỉ huy trực tiếp do phó giám đốc kỹ thuật xí nghiệp phê duyệt.
Điều 61: Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1000 V thì
trong phiếu công tác có thể chỉ cần các chức danh sau:
61-1 Người cấp phiếu công tác: phải có trình độ an toàn ít nhất bậc
V, đã làm việc ở thiết bị điện trên năm, có quyết định quyền được cấp phiếu
công tác của xí nghiệp.
61-2 Người cho phép vào làm việc: nhân viên vận hành trực ca. Người
cho phép có thể giao cho người chỉ huy trực tiếp cắt, đóng điện theo phiếu
công tác khi cần thiết. Phải ghi vào sổ vận hành số phiếu công tác, thời gian
cắt điện, thời gian kết thúc công việc và thời gian đóng điện cho thiết bị.
61-3 Người chỉ huy trực tiếp: cùng với người cho phép chuẩn bị nơi làm
việc, bố trí nhân viên đơn vị vào vị trí để tiến hành công tác. Trình độ an toàn
người chỉ huy trực tiếp ít nhất bậc
. Trường hợp có thao tác trên thiết bị có cấp điện áp từ 1000 V trở lên thì
người thao tác phải có trình độ an toàn bậc V trở lên.
61-4 Nhân viên đơn vị công tác: do người cấp phiếu quyết định và ghi
vào trong phiếu.
Điều 62: Cho phép một người kiêm nhiệm (2) chức danh trong các chức
danh của phiếu công tác, trong đó người kiêm nhiệm phải có trình độ an toàn
đáp ứng chức danh mà mình đảm nhiệm.
V-2-2. Thủ tục thi hành phiếu công tác
Điều 63: Người cấp phiếu công tác chịu trách nhiệm ghi ở các mục:
- Người lãnh đạo công việc.
- Người chỉ huy trực tiếp .
- Địa điểm công tác.
- Nội dung công việc.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc theo kế hoạch.
- Các biện pháp an toàn cần thực hiện (các cột bên trái mục 4).
- Các điều kiện đặc biệt cần lưu ý thêm.
- Danh sách nhân viên đơn vị công tác (mục này có thể giao cho người lãnh
đạo đơn vị công tác ghi. Nếu người cấp phiếu ghi thì phải chịu trách nhiệm về
số lượng và trình độ nhân viên đơn vị công tác như đã nêu ở Điểm 59-2)
- Ký tên, ghi rõ họ tên, thời gian cấp trước khi giao phiếu cho người thực
hiện.
Nhận lại phiếu khi đã hoàn thành, kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện và
ký tên vào cuối phiếu, lưu lại phiếu theo quy định.
Nếu trong quá trình kiểm tra việc thực hiện phiếu phát hiện những sai sót
thì phải tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm. Trường hợp có sai phạm nghiêm
trọng phải có hình thức xử lý thích đáng để ngăn ngừa trước khi tai nạn có thể
xẩy ra.
Điều 64: Người lãnh đạo công việc sau khi nhận phiếu, ghi số người làm việc
của đơn vị vào mục 1 (nếu người cấp phiếu giao lại). Giao 1 tờ phiếu cho
người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát), 1 tờ phiếu cho người cho phép,
cùng làm thủ tục khi giao nhận nơi làm việc. Kiểm tra tình hình thực hiện
công việc khi thấy cần thiết.
V-2-3. Thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc
Điều 65: Khi đã thực hiện xong các biện pháp an toàn và trước khi cho phép
đơn vị công tác vào làm việc, người cho phép phải thực hiện những việc sau:
1- Chỉ cho toàn đơn vị thấy nơi làm việc, dùng bút thử điện có cấp điện áp
tương ứng chứng minh là không còn điện ở các phần đã được cắt điện và nối
đất.
2- Kiểm tra số lượng và bậc an toàn của nhân viên đơn vị công tác có đúng
như đã ghi trong phiếu không.
3- Chỉ dẫn cho toàn đơn vị biết những phần còn mang điện ở xung quanh
nơi làm việc.
4- Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp ký vào phiếu công
tác, sau đó trao cho người cho phép ký vào phiếu (có ghi rõ họ tên).
Điều 66: Sau khi ký phiếu cho phép vào làm việc, người chỉ huy trực tiếp
giữ 1 bản, còn 1 bản người cho phép để vào tập oPhiếu đang làm việc và ghi
vào sổ vận hành số phiếu, thời gian bắt đầu, kết thúc công việc.
V-2-4. Giám sát trong khi làm việc
Điều 67: Kể từ khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người chỉ huy trực
tiếp (hoặc người giám sát) chịu trách nhiệm giám sát mọi người làm việc theo
các quy định về an toàn.
Điều 68: Để làm nhiệm vụ giám sát, người chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám
sát) phải luôn luôn có mặt tại nơi làm việc. Khi người chỉ huy trực tiếp (hoặc
người giám sát) cần vắng mặt mà không có người thay thế thì phải rút toàn
đơn vị ra khỏi nơi làm việc.
Điều 69: Người lãnh đạo công việc phải định kỳ đi kiểm tra việc chấp hành
quy trình kỹ thuật an toàn của mọi người trong đơn vị công tác. Khi phát hiện
thấy có vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn hoặc hiện tượng khác nguy hiểm
cho người làm việc thì phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi
nơi làm việc. Chỉ sau khi đã khắc phục các thiếu sót mới được làm các thủ tục
cho phép đơn vị công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác.
V-2-5. Thủ tục nghỉ giải lao
Điều 70: Khi tạm ngừng công việc trong ngày làm việc (ví dụ: để ăn trưa),
đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, phải rút đơn
vị ra khỏi nơi làm việc. Các biện pháp an toàn vẫn để nguyên. Sau khi nghỉ
xong, không ai được vào nơi làm việc nếu chưa có mặt người chỉ huy trực
tiếp (hoặc người giám sát) để cho phép đơn vị trở lại nơi làm việc. Người chỉ
huy trực tiếp (hoặc người giám sát) chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi
đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
Điều 71: Khi người chỉ huy trực tiếp chưa giao phiếu lại và ghi rõ là đã kết
thúc công việc thì nhân viên vận hành không được đóng, cắt trên thiết bị, thay
đổi sơ đồ làm ảnh hưởng đến điều kiện làm việc. Trong trường hợp xảy ra sự
cố thì nhân viên vận hành có thể đóng điện nếu biết chắc chắn trên thiết bị
không có người làm việc, không cần chờ khoá phiếu, nhưng phải tiến hành
các biện pháp sau đây:
1- Tháo gỡ các biển báo, nối đất, rào chắn tạm thời. Đặt lại rào chắn cố
định và treo biển: oDừng lại! có điện nguy hiểm chết người, thay cho biển:
oLàm việc tại đây!.
2- Trước khi người chỉ huy trực tiếp trở lại và trao trả phiếu, phải cử người
thường trực tại chỗ để báo cho người chỉ huy trực tiếp và cho nhân viên trong
đơn vị công tác biết là thiết bị đã được đóng điện và không được phép làm
việc trên đó nữa.
V-2-6. Thủ tục nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo
Điều 72: Nếu công việc phải kéo dài nhiều ngày thì sau mỗi ngày làm việc
phải thu dọn nơi làm việc, các lối đi, còn biển báo, rào chắn, tiếp đất để
nguyên tại chỗ. Phiếu công tác và chìa khoá giao lại cho nhân viên vận hành
và hai bên đều phải ký vào phiếu.
Điều 73: Để bắt đầu công việc ngày tiếp theo, người cho phép và người chỉ
huy trực tiếp phải kiểm tra lại các biện pháp an toàn và ký vào phiếu cho phép
đơn vị công tác vào làm việc. Khi đó không nhất thiết phải có mặt người lãnh
đạo công việc.
V-2-7. Di chuyển nơi làm việc
Điều 74: Cho phép làm việc ở nhiều nơi trên cùng một lộ theo một phiếu
công tác với các điều kiện sau đây:
1- Mọi nơi làm việc đều phải do nhân viên vận hành chuẩn bị và bàn giao
cho người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp khi bắt đầu công việc.
2- Người chỉ huy trực tiếp và toàn đơn vị chỉ được phép làm việc ở một nơi
xác định trong số các nơi trên lộ.
3- Ở trên thiết bị có người trực thường xuyên thì việc di chuyển nơi làm
việc do nhân viên vận hành cho phép.
4- Ở thiết bị phân phối không có người trực thì do người lãnh đạo công
việc cho phép.
5- Khi di chuyển nơi làm việc phải ghi vào phiếu công tác, người chỉ huy
trực tiếp và người cho phép cùng ký vào phiếu.
Điều 75: Khi làm việc không cắt điện thì chỉ cần làm thủ tục di chuyển nơi
làm việc nếu đơn vị công tác chuyển từ thiết bị ngoài trời cấp điện áp này
sang thiết bị ngoài trời cấp điện áp khác hoặc từ một phòng phân phối này
sang một phòng phân phối khác.
V-2-8. Kết thúc công việc, khoá phiếu trao trả nơi làm việc và đóng điện
Điều 76: Khi kết thúc toàn bộ công việc phải thu dọn, vệ sinh chỗ làm việc
và người lãnh đạo công việc phải xem xét lại. Sau khi rút hết người ra khỏi
nơi làm việc, tháo hết tiếp đất và các biện pháp an toàn do đơn vị công tác
làm thêm mới được khoá phiếu công tác.
Điều 77: Nếu trong quá trình kiểm tra chất lượng, phát hiện thấy có thiếu sót
cần chữa lại ngay thì người lãnh đạo công việc phải thực hiện theo quy định
oThủ tục cho phép vào làm việc như đối với một công việc mới. Việc làm bổ
sung này không cần phát thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu
công tác thời gian bắt đầu, kết thúc việc làm thêm.
Điều 78: Khi đã có lệnh tháo tiếp đất di động thì mọi người phải hiểu rằng
công việc đã làm xong, cấm tự ý vào và tiếp xúc với thiết bị để làm bất cứ
việc gì.
Điều 79: Bàn giao phải tiến hành trực tiếp giữa đơn vị công tác và đơn vị
quản lý thiết bị. Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp (hoặc
người giám sát) và người cho phép ký vào phần kết thúc công tác và khoá
phiếu. Chỉ cho phép bàn giao bằng điện thoại khi có sự thống nhất giữa hai
bên từ lúc cấp phát phiếu, đồng thời phải có mật hiệu quy định trước.
Điều 80: Việc thao tác đóng điện vào thiết bị được thực hiện sau khi đã khoá
phiếu, cất biển báo, rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định.
Nếu trên thiết bị đóng điện có nhiều đơn vị công tác thì chỉ sau khi đã khoá
tất cả các phiếu công tác mới được đóng điện.

NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN


KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
1. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
Điều 81: Tất cả cán bộ, công nhân hợp đồng, tạm tuyển, học sinh khi làm
việc trên cao đều phải triệt để tuân theo những điều quy định trong phần này.
Điều 82: Những người làm việc trên cao từ m trở lên phải có đầy đủ sức
khoẻ, không bị các bệnh yếu tim, đau thần kinh, động kinh ... có giấy chứng
nhận sức khoẻ của cơ quan y tế, đã được học tập, kiểm tra quy trình đạt yêu
cầu.
Điều 83: Nhóm trưởng, tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng chịu trách
nhiệm kiểm tra đầy đủ biện pháp an toàn trước khi cho công nhân làm việc,
đồng thời nhắc nhở các biện pháp phòng ngừa tai nạn và những sự nguy hiểm
khác có thể xẩy ra xung quanh nơi làm việc.
Điều 84: Nếu một hoặc nhiều người có hành động vi phạm quy trình kỹ thuật
an toàn thì người có trách nhiệm về an toàn có quyền cho ngừng công việc để
nhắc nhở hoặc đình chỉ hẳn công việc đang tiến hành khi xét thấy vấn đề
nghiêm trọng, đe dọa tai nạn, nhưng phải báo cáo ngay với cấp trên của mình.
Điều 85: Khi có hai người làm việc trở lên, nhất thiết phải cử nhóm trưởng.
Khi làm việc ở những chỗ có đông người và xe cộ, tàu, thuyền qua lại thì phải
có biện pháp rào chắn hoặc đặt biển báo oChú ý! công trường, đặt ba-ri-e ...
để ngăn người, xe cộ và tàu, thuyền không vào khu vực đang làm việc.
Điều 86: Tất cả công nhân từ bậc
nghề nghiệp trở lên đều được làm việc ở trên cao nơi có điện hoặc gần nơi có
điện nhưng phải được học tập và sát hạch đạt yêu cầu quy trình này. Riêng
đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng theo thời vụ và học sinh thì chỉ được
làm việc trên cao trong trường hợp không có điện và cũng phải được huấn
luyện, sát hạch đạt yêu cầu quy trình kỹ thuật an toàn.
Điều 87: Những người làm việc trên cao phải tuân theo các mệnh lệnh và các
biện pháp an toàn mà người phụ trách hoặc cán bộ kỹ thuật chỉ dẫn.
Điều 88: Nghiêm cấm những người uống rượu, bia, ốm, đau, không đạt tiêu
chuẩn sức khoẻ làm việc trên cao.
Điều 89: Khi thấy các biện pháp an toàn chưa được đề ra cụ thể hoặc chưa
đúng với quy trình kỹ thuật an toàn thì người thực hiện có quyền đề đạt ý kiến
với người ra lệnh. Nếu chưa được giải quyết thích đáng thì báo cáo lên trên
một cấp, và có quyền không thực hiện.
Điều 90: Nếu người phụ trách ra lệnh cho công nhân làm một việc vi phạm
quy trình kỹ thuật an toàn thì người nhận lệnh phải báo cáo cho người ra lệnh
biết. Khi đó, công nhân có quyền không thực hiện và báo cáo với cấp trên.
2. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Điều 91: Khi làm việc trên cao, quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và
cài cúc, đội mũ, đi giày an toàn, đeo dây an toàn. Không được phép đi dép
không có quai hậu, giầy đinh, guốc ... . Mùa rét phải mặc đủ ấm.
Điều 92: Làm việc trên cao từ 3 m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù
thời gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan
can bảo vệ chắc chắn). Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận
di động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gẫy, dễ tuột,
phải mắc vào những vật cố định chắc chắn.
Điều 93: Khi có gió tới cấp 6 (6070 km/giờ) hay trời mưa to nặng hạt hoặc
có giông sét thì cấm làm việc trên cao.
Điều 94: Những cột đang dựng dở hoặc dựng xong chưa đạt 24 giờ thì không
được trèo lên bắt xà, sứ. Chỉ được trèo lên tháo dây chằng khi đã đổ móng
được 24 giờ và phải có dây đeo an toàn. Khi trèo lên cột, lên thang phải từ từ,
chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừa trèo vừa nói chuyện, nhìn đi chỗ khác.
Khi làm việc trên cao cấm nói chuyện, đùa nghịch.
Điều 95: Không được mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với
người. Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-
vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con... nhưng phải đựng trong bao đựng chuyên dùng.
Cấm đút các dụng cụ đó vào túi quần, áo đề phòng rơi xuống đầu người khác.
Điều 96: Dụng cụ làm việc trên cao phải để vào những chỗ chắc chắn hoặc
làm móc để treo vào cột sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
Điều 97: Cấm đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách
tung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly,
người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
Điều 98: Cấm hút thuốc khi làm việc trên cao.
Điều 99: Làm việc trên những mái nhà trơn, dốc cần có những biện pháp an
toàn cụ thể ở những vị trí đó. Người phụ trách, cán bộ kỹ thuật phải hết sức
chú ý theo dõi, nhắc nhở.
Điều 100: Trèo lên cột ly tâm không có bậc trèo nhất thiết phải dùng thang
một dóng, hai dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng. Cấm tuyệt đối trèo cột bằng
đường odây néo cột. Khi dùng thang một dóng hoặc guốc trèo chuyên dùng
cần có quy trình sử dụng riêng cho loại thang, guốc này.

3. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN


KHI SỬ DỤNG THANG DI ĐỘNG
Điều 101: Thang di động là loại thang làm bằng gỗ, tre, sắt ... có thể chuyển
từ chỗ này sang chỗ khác. Ở những chỗ không có điều kiện bắc giàn giáo thì
cho phép làm việc trên thang di động.
Điều 102: Khi làm việc trên thang phải có một người giữ chân thang. Trên
nền đá hoa, xi măng, gạch ... phải lót chân thang bằng cao su hoặc bao tải ướt
cho khỏi trượt. Trên nền đất phải khoét lõm đất dưới chân thang.
Điều 103: Thang phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô.
- Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5 m.
- Thang không bị mọt, oằn, cong khi làm việc trên đó.
- Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau.
- Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có chốt.
- Nếu là thang tre còn phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc chắn ở hai đầu và
giữa thang.
- Thang phải trong thời hạn được phép sử dụng.
Điều 104: Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc
đầu thang vào vật đó. Chiều dài của thang phải thích hợp với độ cao cần làm
việc.
Điều 105: Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1 m và phải
khoá chân vào thang hoặc đứng bậc trên bậc dưới, thang phải dựng với tường
một góc 00. Chú ý: Đối với thang di động không được đeo thắt lưng an toàn
vào thang.
Điều 106: Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo
lên thang cùng một lúc hai người. Không đứng trên thang để dịch chuyển từ
vị trí này sang vị trí khác.
Điều 107: Nếu cần thiết phải nối thang thì phải dùng đai bằng sắt và bắt bu
lông, hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre, nứa cứng ốp hai đầu chỗ nối dài ít nhất 1 m
rồi dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo không lung lay, xộc xệch.
Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lại
ngay hoặc cương quyết không dùng.

4. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN


KHI SỬ DỤNG DÂY ĐEO AN TOÀN
Điều 108: Dây đeo an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng
lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Với dây cũ 225 kg, dây mới
300 kg, thời gian thử 5 phút, trước khi đưa ra dùng phải kiểm tra khoá móc,
đường chỉ ... xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng
ngay.
Điều 109: Sau khi thử dây đeo an toàn, tổ trưởng phải ghi ngày thử, trọng
lượng thử và nhận xét tốt, xấu vào sổ theo dõi thử dây an toàn của tổ. Đồng
thời đánh dấu vào dây đã thử, chỉ dây nào đánh dấu mới được sử dụng.
Điều 110: Hàng ngày, công nhân trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra
dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc
chắn ở dưới đất chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng
gì không.
Điều 111: Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn. Không được để chỗ ẩm thấp
mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ. Làm xong việc phải cuộn
lại gọn gàng.
Điều 112: Các tổ sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
Nếu xẩy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì
tổ trưởng, đội trưởng, chi nhánh trưởng và cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn
của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
VẬN HÀNH, SỬA CHỮA
ĐƯỜNG DÂY CAO, HẠ ÁP VÀ TRẠM BIẾN ÁP
Chương một
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC
Ở CÁC TRẠM BIẾN ÁP
- NHỮNG QUY ĐỊNH TỐI THIỂU CẦN PHẢI NHỚ
Điều 113: Nghiêm cấm dẫn người lạ vào trạm, đối với những người vào
tham quan, nghiên cứu phải do đơn vị trưởng, phó (hoặc kỹ thuật viên) hướng
dẫn.
Điều 114: Những công nhân vào trạm làm việc nhất thiết phải có từ bậc
an toàn, nhóm trưởng phải có bậc
an toàn trở lên.
Người vào trạm một mình phải có bậc V an toàn đồng thời phải có tên
trong danh sách đã được đơn vị trưởng duyệt.
Điều 115: Vào trạm làm việc, tham quan đều phải tôn trọng nội quy trạm,
những người vào lần đầu tiên phải được hướng dẫn tỷ mỷ.
Vào trạm để làm công tác sửa chữa thiết bị hoặc điều chỉnh rơle, đồng hồ
nhất thiết phải có hai người và chỉ được làm việc trong phạm vi cho phép.
Điều 116: Khoảng cách an toàn khi công tác không có rào chắn phải đảm
bảo:
Điện hạ áp nhỏ hơn 15 kV không nhỏ hơn 0,30 m
Điện áp đến 15 kV không nhỏ hơn 0,70 m
Điện áp đến 35 kV không nhỏ hơn 1,00 m
Điện áp đến 110 kV không nhỏ hơn 1,50 m
Điện áp đến 220 kV không nhỏ hơn 2,50 m
Điện áp đến 500 kV không nhỏ hơn 4,50 m
Điều này chỉ áp dụng với các công việc sửa chữa nhỏ, quan sát trong vận
hành. Đối với công việc sửa chữa lâu dài hoặc có vận chuyển thiết bị cồng
kềnh, phải lập phương án kỹ thuật và biện pháp an toàn cụ thể trước khi tiến
hành công việc.
Điều 117: Mỗi lần vào trạm công tác, bất cứ ai, không phân biệt chức vụ đều
nhất thiết phải ghi vào sổ nhật ký trạm những công việc đã làm.
Điều 118: Chìa khoá trạm phải ghi tên rõ ràng và được quản lý theo nội quy
riêng.
Mỗi khi rời khỏi trạm đều phải khoá và giật cửa thử xem cửa đã khoá chặt
chưa.
Điều 119: Khi thiết bị trong trạm bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó ít
nhất 5 m nếu đặt trong nhà, 10 m nếu đặt ngoài trời.
Chỉ được phép đến gần khi biết chắc chắn thiết bị hoàn toàn không có điện
nữa. Khi sắp có giông sét phải ngừng mọi công tác đang làm trong trạm ngoài
trời và trên các cầu dao vào của đường dây nổi đấu vào trạm xây.
- KIỂM TRA VẬN HÀNH THIẾT BỊ
Điều 120: Người làm nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị mang điện hạ áp phải có
từ bậc an toàn trở lên.
Điều 121: Người được đi kiểm tra hoặc ghi chữ đồng hồ đếm điện một mình
không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa thiết bị.
Điều 122: Nếu cần phải mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì người
đứng ngoài giám sát phải có từ bậc
V an toàn trở lên, người vào kiểm tra phải có trình độ không thấp hơn bậc
an toàn và phải quan sát kỹ tới phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an
toàn.
Điều 123: Các nhân viên công tác trong trạm phải nhớ kỹ rằng: những thiết
bị đang vận hành bị mất điện hoặc đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất, hoặc thiết
bị dự phòng đặt trong trạm thì dòng điện có thể khôi phục lại bất ngờ, cấm
làm việc trên các thiết bị đó. Khi có giông sét không được kiểm tra các trạm
ngoài trời.
- ĐIỀU KHIỂN CẦU DAO
Điều 124: Đóng, cắt cầu dao có điện cao áp phải do 2 người thực hiện theo
một phiếu thao tác, phiếu này phải có chữ ký duyệt của người đã được giám
đốc uỷ nhiệm.
Phiếu thao tác phải ghi rõ trình tự sẽ tiến hành và những điều cần chú ý về
kỹ thuật an toàn.
Trước khi đi, nhóm thao tác phải đọc kỹ phiếu để phản ánh ngay những
điều chưa rõ với người ra lệnh.
Đến nơi thao tác phải kiểm tra hai việc:
- Tên thực tế trên cầu dao có đúng với tên ghi trong phiếu không.
- Các điều kiện an toàn như: sào thao tác, ghế cách điện còn tốt không.
Nếu phát hiện thấy không đúng thì không thi hành nhưng phải báo cáo
ngay cho người ra lệnh biết.
Điều 125: Nhân viên trực trạm biến áp cũng không được phép thao tác một
mình theo lệnh bằng điện thoại của trưởng ca vận hành lưới điện mặc dầu đã
được huấn luyện tốt về chuyên môn.
Điều 126: Đối với lưới điện có cấp điện áp từ 1 kV trở lên, dụng cụ an toàn
để thao tác phải có:
- Sào cách điện (trừ nơi có hợp bộ cầu dao, máy ngắt).
- Găng cách điện.
- Ủng cách điện.
Tất cả những dụng cụ trên đều phải có điện áp cách điện phù hợp với điện
áp cần thao tác.
Điều 127: Khi trời mưa to nước chảy thành dòng trên các dụng cụ an toàn thì
không được thao tác ngoài trời. Ở những đường dây không có điện cho phép
thao tác cầu dao khi trời mưa, giông khi cần thiết.

V- SỬ DỤNG KÌM ĐO CƯỜNG ĐỘ


Điều 128: Đo cường độ dòng điện ở lưới điện cao áp bằng đồng hồ kiểu kìm
phải có phiếu công tác, khi đo phải có hai người, những người này phải được
huấn luyện riêng về cách đo, đọc chỉ số, cách giám sát an toàn và phải có bậc
V an toàn trở lên.
Điều 129: Với điện cao áp chỉ được phép dùng kìm có ampe mét lắp ngay
trên kìm đo, đối với điện hạ áp cho phép đo cả trường hợp ampe mét đặt
riêng.
Điều 130: Khi đo, dụng cụ an toàn phải có: găng, ủng, ghế cách điện tương
ứng với điện áp của lưới. Vị trí đo phải thuận tiện và khoảng cách giữa các
pha không dưới 0,25 m.
Điều 131: Phần cán cách điện kìm đo ở lưới cao áp phải qua thử nghiệm.
Không được sử dụng kìm đo nếu phần cách điện ở phía miệng kìm bị nứt, vỡ .
Điều 132: Khi đo ở lưới điện hạ áp, người đo không cần mang thiết bị an
toàn, nếu đo trên cột thì phải tuân theo quy định làm việc trên cao của quy
trình này. Khi đo phải đứng trên nền nhà hoặc giá đỡ chắc chắn, không được
đứng trên thang di động.
Điều 133: Đo xong, kìm đo điện phải để trong hộp và bảo quản nơi khô ráo.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI TIẾP XÚC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
I - PHÂN LOẠI CÔNG TÁC Ở THIẾT BỊ ĐIỆN
Điều 134: Công tác ở thiết bị điện cao áp và hạ áp (trạm và đường dây) được
chia làm 3 loại :
1- Cắt điện hoàn toàn.
2- Cắt điện từng phần.
3- Không cắt điện.
Người công nhân phải hiểu và phân biệt rõ ràng 3 loại kể trên để chuẩn bị
những điều kiện an toàn cho công việc cần tiến hành.
Điều 135: Khi công việc đòi hỏi phải cắt điện hoàn toàn trong trạm thì đơn vị
công tác phải có đủ 4 điều kiện sau:
- Phiếu thao tác;
- Phiếu công tác;
- Chuẩn bị đủ số lượng dây tiếp đất đặt ở má ngoài những cầu dao điện
cao áp dẫn điện đến và đi;
- Chuẩn bị đủ số biển báo an toàn cần thiết.
Điều 136: Trường hợp chỉ cần cắt điện cao áp từng phần để công tác thì đơn
vị công tác phải lưu ý những vấn đề sau:
- Phải hiểu cặn kẽ nội dung công tác đã ghi sẵn trong phiếu công tác và
phiếu thao tác.
- Phải có biện pháp cụ thể để tránh nhầm lẫn ở nơi sẽ làm việc.
- Không được tự ý thay đổi nội dung phiếu công tác.
- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với thiết bị bên cạnh đang
mang điện hoặc có những rào chắn cần thiết.
- Phải có đủ biển báo và tiếp đất cần thiết.
- CÔNG TÁC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN CAO ÁP
KHÔNG CẮT ĐIỆN
Điều 137: Những việc làm không cắt điện, tuỳ theo mức độ nguy hiểm chia
làm hai loại chính:
1. Những việc làm bên ngoài hàng rào chắn thiết bị đang mang điện hoặc
ngoài khoảng cách an toàn với thiết bị đang mang điện.
2. Những việc làm ở gần hoặc trên các bộ phận và thiết bị đang mang điện
không có khả năng che chắn, có thể gây nguy hiểm cho người làm việc.
Điều 138: Những công việc tiến hành bên ngoài hàng rào chắn cố định của
trạm hoặc ở phần điện hạ áp của trạm thì nhóm công tác không cần phải có
phiếu công tác, nhưng phải ghi vào sổ nhật ký trạm những công việc đã làm.
Riêng công nhân xây dựng vào trạm làm việc phải có nhân viên vận hành
giám sát.
Điều 139: Những công việc cho phép mở cửa lưới an toàn khi thiết bị vẫn
mang điện là:
Lấy mẫu dầu máy biến áp (chú ý kiểm tra tiếp đất vỏ máy trước).
- Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp lớn đang vận hành.
- Kiểm tra nhiệt độ ở các đầu mối nối, đầu boát, hàm cầu dao bằng nến
gắn trên sào cách điện (dụng cụ an toàn như khi thao tác).
- Lau chùi sứ cách điện từ 35 kV trở xuống bằng chổi lông gà (chổi phải
qua thí nghiệm đủ tiêu chuẩn cách điện và bảo quản tốt mới được sử dụng.
Cấm buộc chổi vào vật có thể dẫn điện được).
- Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sào thao tác.
- Kiểm tra điện bằng đèn nê-ông, đo dòng điện bằng am-pe kìm.
Làm những công việc trên cần có phiếu công tác, phải đảm bảo khoảng
cách quy định.
Điều 140: Những công việc cho phép làm ở Điều 139 chỉ được tiến hành
khi các bộ phận mang điện ở phía trước mặt hay ở phía trên đầu, người làm
việc phải đứng trên nền nhà hoặc dàn giáo chắc chắn, cấm người làm việc
đứng lom khom.
Điều 141: Nghiêm cấm làm việc ở trên các dàn giáo tạm thời hoặc trên
thang di động khi bên dưới vẫn có thiết bị mang điện cao áp (mặc dù đã đảm
bảo khoảng cách an toàn).

- CÔNG VIỆC LÀM CHO PHÉP KHÔNG TIẾP ĐẤT


Điều 142: Những việc làm có cắt điện nhưng không tiếp đất được chia làm
hai loại chính:
1- Công việc tạm thời phải gỡ dây tiếp đất.
2- Công việc cho phép không cần đặt dây tiếp đất di động nhưng phải treo
biển oCấm đóng điện! tại những cầu dao phải cắt điện để làm việc.
Khi làm các công việc này người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ bậc
V an toàn trở lên.
Điều 143: Những công việc có cắt điện nhưng phải gỡ dây tiếp đất để công
tác là:
- Kiểm tra điện trở của hệ thống trạm.
- Củng cố lại tiếp đất của thiết bị hoặc của cả hệ thống trạm.
Làm những công việc trên phải có phiếu công tác, phiếu phải ghi rõ tháo
tiếp đất nào và do nhân viên vận hành nào thực hiện.
Điều 144: Nhân viên vận hành thiết bị có thể uỷ nhiệm công việc ở Điều
14 cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị thí nghiệm (bằng cách ghi cụ thể vào
phiếu công tác) sau khi hoàn thành việc cắt điện và treo biển an toàn. Cho
phép lau chùi vỏ thiết bị cùng với những công việc đã được phép.
Điều 145: Những thiết bị cắt điện để công tác nhưng cho phép không cần
tiếp đất nếu thoả mãn 3 yêu cầu sau:
1- Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng.
2- Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao (1 pha và
pha) mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ.
3- Chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng xuất hiện trên thiết bị đó.
Điều này chỉ cho phép thực hiện đối với điện áp 5 kV trở xuống.
Chú thích: Những thiết bị loại này như: máy ngắt, máy biến áp, T (đã cắt
cầu chì phía thứ cấp) ..., cuộn dập hồ quang, các động cơ, chống sét, tụ điện
(đã khử điện tích).
Điều 146: Nghiêm cấm làm việc ở các đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi
không làm tiếp đất trước.

V- CÔNG VIỆC LÀM TRÊN CÁC CẦU DAO CÁCH LY, MÁY NGẮT
CÓ BỘ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA
Điều 147: Khi làm việc trên cầu dao cách ly có bộ phận truyền động điều
khiển từ xa cần áp dụng những biện pháp ngăn ngừa việc đóng nhầm lẫn, cụ
thể là :
1- Phải có phiếu công tác.
2- Phải mắc đủ số lượng dây tiếp đất và treo đủ các biển cấm cần thiết.
Sau khi thực hiện đủ nội dung trên mới làm thủ tục cho phép đơn vị công
tác vào làm việc.
Điều 148: Làm việc trên máy ngắt thì biện pháp an toàn là:
- Phải có lệnh cho phép máy ngắt tách khỏi vận hành.
- Phải có phiếu công tác.
- Phải gỡ cầu chì điều khiển máy ngắt.
- Phải cắt các cầu dao cách ly trước và sau máy ngắt.
- Nếu là máy ngắt không khí phải khoá các van dồn khí nén đến máy, xả
phần khí nén có sẵn trong máy và treo biển: oCấm mở van! có người đang
làm việc
- Treo biển: oCấm đóng điện! có người đang làm việc vào khoá điều
khiển máy ngắt.
Điều 149: Để tiến hành thử, điều chỉnh việc đóng, cắt máy ngắt, người chỉ
huy trực tiếp được phép lắp cầu chì mạch điều khiển và phục hồi khí nén
trong bình nhưng phải được sự đồng ý của nhân viên vận hành.
Điều 150: Khi có người làm việc trong bình chứa khí thì phải khoá các van
dẫn khí vào bình và treo biển oCấm mở van! có người đang làm việc.
Điều 151: Cấm làm việc ở các máy ngắt đang vận hành (kể cả việc lau chùi
sứ cách điện bằng chổi lông gắn trên sào cách điện).
Điều 152: Không được lau chùi máy nén khí cũng như sửa chữa nhỏ lúc
máy đang làm việc. Chỉ được phép tra dầu mỡ khi máy đang làm việc với
điều kiện có đầy đủ dụng cụ và phương tiện đảm bảo an toàn.
V- LÀM VIỆC VỚI ẮC QUY VÀ THIẾT BỊ NẠP ĐIỆN
Điều 153: Khi không có người làm việc thì buồng ắc quy phải khoá lại,
chìa khoá phải giao cho người phụ trách hoặc những người chuyên trách kiểm
tra giữ.
Điều 154: Buồng chứa ắc quy phải có đủ các hệ thống quạt gió, thông hơi,
các bình ắc quy lưu động có điện áp 24 V đến 6 V có thể đặt trong tủ có hệ
thống quạt gió. Đối với loại ắc qui được chế tạo theo công nghệ mới thì biên
soạn qui trình riêng theo qui định của nhà chế tạo.
Điều 155: Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc
quy, trên cửa buồng ắc quy phải đề rõ: oBuồng ắc quy-Cấm lửa.
Điều 156: Không được để đồ đạc làm cản các cửa thông gió, các lối đi giữa
các giá trong buồng ắc quy.
Điều 157: Trước khi nạp và sau khi nạp ắc quy phải mở quạt thông gió ít
nhất là 90 phút. Nếu phát hiện còn hơi độc thì không được ngừng quạt. Buồng
ắc quy làm việc theo phương pháp thường xuyên nạp và phóng thì trong 1 ca
phải định kỳ mở quạt thông gió ít nhất 2 lần, mỗi lần 0 phút.
Điều 158: Được phép để nước cất và 1 ít dung dịch trung hoà ở chỗ cửa ra
vào của buồng ắc quy.
Điều 159: Trên thành các bình chứa các loại dung dịch, nước cất đều phải
ghi rõ ràng từng loại bằng sơn chống axít.
Điều 160: Axít đậm đặc phải để trong các buồng riêng, trong buồng ngoài
axít ra chỉ được phép để dung dịch trung hoà, axít phải để trong các bình thuỷ
tinh hay sành sứ, đóng nút cẩn thận và phải đặt trong các giá có quai xách.
Điều 161: Làm việc với axít phải do người chuyên nghiệp đảm nhiệm, vận
chuyển bình axít phải có hai người, chú ý kiểm tra đường đi trước để tránh
trơn, trượt ngã hoặc làm đổ bình.
Điều 162: Khi rót axít ra khỏi bình phải có phương tiện giữ bình để khỏi đổ
vỡ. Bình chứa axít phải thật khô và sạch sẽ.
Khi pha chế axít thành dung dịch phải rót từng tia nhỏ axít theo đũa thuỷ
tinh vào bình nước cất và luôn luôn quấy để toả nhiệt tốt.
Cấm đổ nước cất vào axít để pha chế thành dung dịch.
Điều 163: Khi dùng chỉnh lưu xêlen không được tháo vỏ bọc làm công việc
gì trên những bộ phận dẫn điện lúc chưa ngắt mạch chỉnh lưu.
Điều 164: Những công việc làm trong buồng ắc quy phải do công nhân ắc
quy phụ trách. Trường hợp cần nhân viên sửa chữa hoặc thí nghiệm vào
buồng ắc quy làm việc thì nhất thiết phải có nhân viên vận hành ắc qui đứng
giám sát an toàn.
VI- LÀM VIỆC VỚI TỤ ĐIỆN VÀ BẢO VỆ TỤ ĐIỆN
Điều 165: Đóng và cắt các tụ điện cao áp do hai nhân viên có trình độ bậc
an toàn trở lên thực hiện. Nghiêm cấm dùng cầu dao cách ly thường để đóng
và cắt các tụ điện cao áp. Cấm lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.
Điều 166: Khi máy ngắt bảo vệ cho bộ tụ điện làm việc hoặc cầu chì bảo
vệ bị cháy thì chỉ được phép đóng lại sau khi đã tìm được nguyên nhân và sửa
chữa.
Điều 167: Trường hợp cắt tụ điện để sửa chữa, nhất thiết phải phóng điện
các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25 mm 2 và tối đa 250
mm2. Thanh này phải ghép chặt vào mỏ sào cách điện. Sào này có tiêu chuẩn
thao tác ở điện áp làm việc của tụ điện. Nếu tụ điện có bảo vệ riêng từng bình
hoặc từng nhóm thì phải phóng điện riêng từng bình hoặc từng nhóm.
Lưu ý: Khi phóng điện tích dư của tụ điện cần có điện trở hạn chế, sau đó
mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
Điều 168: Nếu hệ thống tụ điện đặt chung với trạm biến áp thì phải đặt các
bộ tụ điện riêng một buồng và có xây tường ngăn cách hẳn với buồng đặt thiết
bị khác để ngăn ngừa hỏa hoạn.
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN
HÀNH, SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY CAO, HẠ ÁP
- NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN CHUNG KHI TIẾN HÀNH CÔNG
TÁC TRÊN ĐƯỜNG DÂY CAO, HẠ ÁP
Điều 169: Kiểm tra định kỳ đường dây phải đi 2 người, phải luôn luôn xem
như đường dây đang có điện. Kiểm tra tiến hành trên mặt đất. Trường hợp cần
thiết trèo lên cột thì phải đảm bảo khoảng cách an toàn quy định. Nếu đi kiểm
tra ban đêm phải có đèn soi, đi cách đường dây 5 m và đi phía trước hướng
gió thổi. Ban đêm không được trèo lên cột.
Điều 170: Khi thấy dây dẫn đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng thì phải tìm
mọi biện pháp để ngăn ngừa mọi người không được tới gần quá 10 m kể cả
bản thân mình. Nơi có người qua lại thì phải cử 1 người đứng gác và phải báo
ngay cho điều độ cơ sở biết. Nếu giao cho người địa phương đứng gác thì
phải giải thích kỹ biện pháp an toàn cho họ.
Điều 171: Khi trèo lên cột phải biết sơ bộ sức bền của móng cột, cấm trèo
lên cột vừa mới dựng nếu không được phép của người phụ trách, cấm trèo về
phía đặt tay xà, cấm trèo và làm việc về phía góc trong của dây dẫn trên cột
một trụ có sứ kim.
Điều 172: Khi công tác trên chuỗi sứ, chỉ cho phép người di chuyển dọc
chuỗi sứ, sau khi đã xem xét kỹ chuỗi sứ, không có vết nứt ở đầu sứ hay các
phụ kiện khác, các móc nối, khoá, chốt còn tốt và đủ.
Điều 173: Trước khi di chuyển trên xà bằng gỗ phải đeo dây an toàn chính
và thêm dây an toàn phụ buộc vào đầu cột (dây an toàn phụ cũng phải thử
nghiệm như dây an toàn chính). Phải kiểm tra cột và xà trước khi trèo lên làm
việc.
Điều 174: Khi tiến hành công tác trên đường dây vượt đường sắt, đường
bộ, đường sông phải áp dụng các biện pháp dưới đây:
1- Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản
lý và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp, đảm bảo an toàn cho
2 bên.
2- Giao chéo với đường bộ phải cử người cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ nếu là
ban đêm) đứng hai phía nơi công tác, cách 100 m để báo hiệu. Nếu đường có
nhiều xe qua lại phải bắc dàn giáo.
Điều 175: Trên đường dây đã được cắt điện, trường hợp cần thiết cho phép
làm việc ban đêm với điều kiện có đủ ánh sáng.
Khi có giông, bão hoặc sắp có giông, bão người phụ trách phải dẫn đội
công tác ra xa đường dây, cấm làm việc trên đường dây khi có gió cấp 4 trở
lên hoặc có mưa nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị.
Điều 176: Chặt cây dọc đường dây phải tuân theo những quy định sau:
- Người chưa được huấn luyện, chưa có kinh nghiệm không được chặt
cây.
- Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác có nhiệm vụ thông báo cho
nhân viên biết về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc
với dây điện.
- Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 trở lên, cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi
làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện. Để tránh cây khỏi đổ vào đường dây phải dùng dây thừng buộc
và kéo về phía đối diện với đường dây dẫn.
- Khi chặt cây phải chặt cành mục, cây mục trước, khi cây sắp đổ, cành
gãy phải báo cho người xung quanh biết.
- Khi chặt cây phải dùng dây để buộc chuôi dao với cổ tay tránh rơi vào
người khác. Dây an toàn phải được buộc vào cành cây hoặc thân cây chắc
chắn.
- Khi chặt cây, chặt cành có khả năng rơi vào đường dây thì phải cắt điện.
Nếu không cắt điện thì phải có biện pháp để hạ cành an toàn.
- Chặt cây trong hành lang an toàn đường dây cao áp thì phải có phiếu
công tác.
Điều 177: Được phép tiến hành đo tiếp đất khi đường dây đang vận hành
nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khi trời không có mưa, giông, sét.
- Khi tháo dây tiếp đất trên đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì
phải đeo găng tay cách điện hoặc trước khi tháo, đấu dây tiếp đất ở cột phải
nối tắt tạm thời đầu dây tiếp đất đó vào một cọc tiếp đất bằng một đoạn dây
dẫn có tiết diện tối thiểu 10 mm2.
Điều 178: Mọi công tác trên đường dây cao áp phải có hai người thực hiện,
cho phép một người tiến hành các công việc như: treo biển báo, sửa chân cột,
đánh số cột ... mà không trèo lên cột cao quá m và không sửa chữa các cấu
kiện của cột.
- NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC
TRÊN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP ĐANG VẬN HÀNH
VÀ GẦN ĐƯỜNG DÂY ĐANG CÓ ĐIỆN
-1. Công tác trên đường dây đang vận hành
Điều 179: Công tác trên đường dây đang vận hành được phân loại như sau:
179-1 Những công việc tại móng cột và trèo lên cột không quá m. Không
tháo dỡ các cấu kiện cột thì cho phép tiến hành không cần phiếu công tác và
chỉ cần một người có trình độ an toàn bậc trở lên.
179-2 Những công việc có trèo lên cột quá 3m và cách dây dẫn cuối cùng
tối thiểu 2 m như: đặt, tháo thiết bị quan trắc sét (đếm sét), thay thanh giằng,
sơn và sửa chữa cục bộ trên cột thì phải tiến hành theo phiếu công tác.
179-3 Những công việc có trèo lên cột vượt quá quy định về khoảng cách
tại điểm 179-2 như: sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn,
dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác thì phải tuân theo Điều 180
dưới đây.
Điều 180: Các công việc ở điểm 179- được phép tiến hành theo phiếu công
tác trên các đường dây 1 mạch và 2 mạch có bố trí dây dẫn bất kỳ nhưng phải
bảo đảm quy định sau đây:
180-1 Khoảng cách nằm ngang giữa mép ngoài cùng của thân cột và dây
dẫn là:
1,50 m đối với điện áp từ 110 kV trở xuống.
2,50 m đối với cấp điện áp 220 kV.
4,50 m đối với cấp điện áp 500 kV.
180-2 Cấm tiến hành những công việc đó khi có gió cấp 4 trở lên, khi
trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối, đồng thời phải ngừng ngay công
việc khi có các hiện tượng vừa nêu.
180- Người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện, người và dụng
cụ mang theo không được tới gần dây dẫn nhỏ hơn khoảng cách sau đây:
0,6 m đối với điện áp đến 35 kV.
0,8 m đối với điện áp đến 66 KV
1,0 m đối với điện áp đến 110 kV.
2,0 m đối với điện áp đến 220 kV.
3,5 m đối với điện áp đến 500 kV.
180-4 Những người được cử công tác phải được đào tạo đặc biệt, qua thao
diễn thực hành thông thạo trên đường dây đã cắt điện và đường dây đang
mang điện, sau đó sát hạch đảm bảo yêu cầu và cấp giấy chứng nhận cho
phép làm việc. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc
V an toàn trở lên, nhân viên đơn vị công tác phải có bậc
an toàn trở lên và người chỉ huy trực tiếp chỉ được giám sát không quá 3 cột
liền nhau. Các biện pháp an toàn cụ thể do đơn vị công tác thực hiện.
Điều 181: Gỡ tổ chim trên đường dây đang vận hành ngoài quy định ghi ở
Điều 180 còn phải đảm bảo các quy định:
- Khi có gió có thể làm bay rơm rạ, cỏ rác của tổ chim vào dây dẫn thì
không được gỡ.
- Khi gỡ không được để rơm rạ, cỏ, cành cây rơi xuống sứ và dây dẫn.
Chỉ được tiến hành vào ban ngày khi trời nắng, khô ráo.
Điều 182: Khi sơn xà và phần trên của cột, ngoài những quy định ghi ở
điểm 180-, còn phải chấp hành các quy định sau:
- Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có mặt trong suốt thời
gian để giám sát an toàn.
- Khi phía trên có dây dẫn, dây chống sét phải hết sức chú ý để đảm bảo
khoảng cách an toàn quy định, người làm việc phải chú ý mọi phía để khỏi vi
phạm khoảmg cách an toàn với phần mang điện.
- Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà.
- Khi sơn, tránh để sơn rơi lên dây dẫn và sứ.
- Chổi sơn phải làm bằng cán gỗ không dài quá 10 cm và phải do người
đã được huấn luyện để sơn như điểm 180-4.
-2. Công tác trong vùng ảnh hưởng
của đường dây cao áp đang vận hành
Điều 183: Công tác gần đường dây đang vận hành được chia làm ba loại:
183-1 Làm việc trên đoạn đường dây đã được cắt điện giao chéo với đường
dây cao áp khác đang vận hành.
183-2 làm việc trên đường dây đã được cắt điện nằm trong vùng ảnh hưởng
của các đường dây khác đang vận hành với khoảng cách:
- Nhỏ hơn 100 m khi điện áp trên 35 kV đến 110 kV;
- Nhỏ hơn 150 m khi điện áp 220 kV;
- Nhỏ hơn 200 m với điện áp 330 kV đến 500 kV.
183-3 Làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng đi chung cột với
đường dây đang vận hành.
Điều 184: Khi làm việc trên đường dây đã được cắt điện nhưng gần hoặc
giao chéo với đường dây đang có điện thì phải tuân theo những quy định sau:
184-1 Khi người làm việc có thể tránh được va chạm, đến gần bộ phận
mang điện của đường dây đang có điện với khoảng cách nguy hiểm hoặc áp
dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác thì không phải cắt điện đường
dây gần hoặc giao chéo với đường dây được sửa chữa.
184-2 Đối với công việc khi thực hiện có khả năng làm rơi hoặc làm chùng
dây dẫn (ví dụ: tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo
với đường dây đang vận hành điện áp từ 1000 V trở lên thì chỉ cho phép
không cắt điện các đường dây ở phía trên đường dây được sửa chữa.
184-3 Nếu có tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên
trên đường có điện bằng cách dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả hai
đầu và ghì xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột cần được tiếp
đất, chú ý: nếu là đường dây giao chéo thì phải tiếp đất ở hai phía.
184-4 Cho phép tiến hành công việc trên dây dẫn (dây chống sét) của
đường dây đã cắt điện nằm trong vùng ảnh hưởng của đường dây đang vận
hành nếu đơn vị công tác sử dụng trang bị và dụng cụ cách điện chịu được
điện áp lớn nhất có thể xuất hiện trên dây dẫn của đường dây đang công tác.
Trong trường hợp này không phải nối đất đường dây đã cắt điện và được coi
vẫn còn điện.
184-5 Khi thi công nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời ... thì khoảng
cách từ dây cáp thép đến dây dẫn điện phải là:
2,50 m đối với điện áp 35 kV.
3 m đối với điện áp 110 kV.
4 m đối với điện áp 220 kV.
184-6 Trước khi tiến hành công việc, đơn vị công tác phải lập phương án
kỹ thuật và biện pháp an toàn cụ thể.
Điều 185: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện, nhưng đi chung cột với
đường dây đang vận hành phải tuân theo những quy định sau đây:
185-1 Khoảng cách giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ
hơn:
3 m đối với đường dây 35 kV trở xuống.
3,5 m đối với đường dây 66 kV.
4 m đối với đường dây 110 kV.
6 m đối với đường dây 220 kV.
185-2 Phải đặt tiếp đất cho đường dây sẽ làm việc trên đó, cứ 500 m đặt
một bộ tiếp đất (nhưng tối thiểu phải là hai bộ chặn hai đầu khoảng làm việc).
185-3 Cấm làm việc khi có gió cấp 4 trở lên, sương mù dày và ban đêm.
Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra đúng tuyến dây đã được cắt điện, phải
có đầy đủ các loại biển báo an toàn cần thiết để treo ở các cột có hai đường
dây đi chung.
185-4 Cấm ra dây trên cột, cấm cuộn dây thành cuộn trên cột, cấm dùng
thước đo bằng kim loại, đồng thời phải thực hiện đầy đủ những biện pháp an
toàn khi trèo cao trong quy trình này.
- NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC
TRÊN CÁC ĐƯỜNG DÂY HẠ ÁP ĐANG CÓ ĐIỆN
Điều 186: Làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện phải có phiếu công
tác. Người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ an toàn bậc
V trở lên. Riêng việc thay chì cột chỉ cần có phiếu sửa chữa chì, lệnh công tác
hàng ngày của đơn vị quản lý cấp.
Điều 187: Trên cột có nhiều đường dây điện áp khác nhau, phải có biển chỉ
rõ điện áp từng đường dây. Khi tiến hành công việc, người cho phép và người
chỉ huy trực tiếp cần xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc trạm
biến áp nào để làm đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết trước khi cho phép
vào làm việc.
Điều 188: Làm việc trên đường dây hạ áp đi trên cùng một cột với đường
dây cao áp đến 22 kV phải tiến hành trong các điều kiện sau:
188-1 Nếu thay ty sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên những nhánh hạ
áp đi vào các nhà thì không cần phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ
cần tháo đầu dây đấu vào đường dây chính. Công việc này phải có 2 người trở
lên và phải có phiếu công tác. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc
an toàn trở lên. Phải cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các nhà. Phải thực
hiện các quy định an toàn khi làm việc trên cao.
188-2 Nếu căng lại dây, thay dây trên đường dây chính dọc theo tuyến thì
phải cắt điện cả 2 đường dây, công việc được tiến hành theo phiếu công tác.
Người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ an toàn ít nhất bậc
188-3 Đường dây cao áp đi ở trên tuy đã được cắt điện nhưng cũng phải đặt
dây tiếp đất ở những vị trí cần thiết để đảm bảo an toàn.
188-4 Nếu trên cột có đường dây thông tin đi chung thì khi trèo lên phải
dùng bút thử điện để xem đường dây thông tin có bị chạm cáp lực hay không.
Kiểm tra xem đường dây thông tin có bị hở, tróc vỏ hay không. Khi làm việc
phải đứng cao hơn đường dây thông tin và khi chạm người vào cột thì không
được chạm vào dây thông tin.
Điều 189: Khi trèo lên cột để kiểm tra dây lèo đèn chiếu sáng, được phép
để điện nhưng phải có những biện pháp an toàn như sau :
189-1 Người trèo phải mặc quần áo khô, đội mũ, đi giầy, cài cúc tay áo,
không được mang theo dụng cụ như kìm, mỏ lết ... Khi trèo phải hết sức thận
trọng tránh va chạm vào dây điện.
189-2 Nếu thay dây lèo phải có vải bạt khô hoặc ni lông để che lên đường
dây có điện và dùng dây thừng mồi vào dây cáp lèo để kéo, người công tác
phải có trình độ bậc an toàn trở lên.
Điều 190: Khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc với
phần điện hạ áp trong trạm phải:
- Dùng những dụng cụ cách điện có tay cầm tốt.
- Đi giày cao su cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện.
- Khi làm việc phải mặc áo dài tay, cài cúc cổ tay áo, đội mũ an toàn.
- Nếu người làm việc cách phần có điện dưới 30 cm thì phải làm rào
chắn bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-kê-lít,
Điều 191: Việc thay chì cột phải có hai người và chỉ được tiến hành lúc
trời khô ráo, không có giông, gió to, sấm sét. Mưa nhỏ hạt có thể cho phép
trèo lên thay chì cột nhưng phải có đầy đủ dụng cụ an toàn như: kìm cách
điện, găng cách điện, tấm ni lông để che khỏi chạm vào dây điện. Quần áo
người công nhân phải khô ráo, cột có bậc đứng chắc chắn.

lÀM VIỆC Ở MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BÙ ĐỒNG BỘ


Điều 192: Người làm việc phải mặc gọn gàng, nữ giới phải đội mũ, tóc
cuốn gọn, kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy
trình xong mới được khởi động cho máy chạy.
Điều 193: Việc kiểm tra theo dõi máy đang vận hành do những nhân viên
chuyên nghiệp đảm nhiệm, người tập sự không được tự ý làm bất cứ công
việc gì khi không có sự giám sát của nhân viên vận hành.
Điều 194: Xung quanh máy phát hoặc máy bù không được để quần, áo và
bất cứ một vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
Điều 195: Kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải mang găng cách điện
và cài chặt vào cổ tay, cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác
nhau của máy.
Điều 196: Khi máy đang quay, mặc dù không có dòng điện kích thích
nhưng vẫn được xem như đang có điện. Cấm làm việc trên mạch sta-to của
máy phát hoặc các cuộn dây cao áp của máy bù.
Điều 197: Khi máy phát hay máy bù cần được sửa chữa, phải tháo dỡ thì
mọi thủ tục như phiếu thao tác, phiếu công tác, các bước tiến hành cắt điện và
treo biển cấm v.v... đều phải làm theo quy định trong quy trình .
Điều 198: Nếu máy phát và máy bù có điểm trung hoà nối liền với điểm
trung hoà của máy phát hoặc máy bù khác thì khi sửa chữa trên mạch sta-to
nhất thiết phải tách điểm trung hoà ra khỏi hệ thống rồi mới được sửa chữa,
khi làm việc phải mang găng cách điện cao áp.
LÀM VIỆC Ở NHỮNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN CAO ÁP
Điều 199: Khi tiếp xúc với thiết bị khởi động của động cơ điều khiển bằng
tay, phải đeo găng tay cách điện. Đóng hay cắt động cơ phải do những nhân
viên chuyên nghiệp đảm nhiệm.
Điều 200: Không cho phép làm bất cứ một công việc gì trong mạch của
động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực hiện theo chương trình đặc
biệt được phòng kỹ thuật cơ sở xét duyệt.
Điều 201: Khi đầu cáp của động cơ điện đã được tháo rời ra thì các công
tác tiến hành trên động cơ không cần phiếu công tác, nhưng phải theo phương
án đã được phòng kỹ thuật cơ sở xét duyệt.
Điều 202: Tiến hành sửa chữa tại chỗ các động cơ điện thực hiện các biện
pháp sau:
- Cắt điện và dùng mọi biện pháp tránh nhầm lẫn.
- Khoá bộ phận truyền động của máy cắt và cầu dao cách ly.
- Treo biển oCấm đóng điện! tại cầu dao kể trên.
- Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung
tính khỏi hệ thống chung rồi mới được sửa chữa.
PHẦN VII
KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
Hiện nay, điện đã được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống con người, nhất là trong các xí nghiệp công nghiệp. Vì vậy, trong công
tác bảo hộ lao động, an toàn về điện đã là một trong những vấn đề quan trọng
cần được đặc biệt chú ý.
Mối nguy hiểm về điện mang tính đặc thù riêng. Chỉ khi tiếp xúc với các
phần tử mang điện người ta mới phát hiện được sự nguy hiểm chứ không thể
biết trước được thông qua các giác quan khác như nghe, nhìn. Tuy nhiên, khi
phát giác được sự nguy hiểm về điện cũng có thể chính là lúc đã có hậu quả
nghiêm trọng. Chính vì vậy chúng ta cần phải có sự hiểu biết về an toàn điện,
phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc về kỹ thuật an toàn điện để tránh xảy
ra những điều đáng tiếc.
1. KHÁI NIỆM CHUNG:
1.1. Các khái niệm cơ bản:
a. Điện trở của người: cơ thể của người có thể coi như một điện trở và
không có trị số cố định. Khi da người ta khô ráo và sạch, điện trở của người
có thể có trị số từ 10.000 - 100.000 . Nếu không có lớp sừng trên da, điện
trở sẽ chỉ còn khoảng 800 - 1.000 , còn nếu không còn lớp da thì điện trở sẽ
là 600 - 800 . Trong trường hợp da người bị ướt hoặc có mồ hôi, điện trở
của người cũng bị giảm xuống. Điện trở của người còn tỷ lệ nghịch với diện
tích và áp suất tiếp xúc. Diện tích tiếp xúc hoặc áp suất tiếp xúc càng lớn,
điện trở của người càng giảm đi. Ngoài ra, khi thời gian tiếp xúc với dòngđiện
tăng lên, cơ thể con người sẽ phản ứng và gây nên đổ mồ hôi, da nóng lên, cơ
thể con người sẽ có những biến đổi điện phân nên điện trở của người sẽ giảm
đi.
Như vậy, điện trở của người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng
của da ( sạch, ẩm Q ), chiều dày lớp sừng, diện tích và áp suất tiếp xúc, trị số
và loại dòng điện qua người, thời gian tiếp xúc, điện áp, tần số dòng điện,
trạng thái thần kinh.
Bảng 1.1 Điện trở của người
Da ẩm Da khô
Điện áp
(V) Dòng điện, Điện trở của Dòng điện, Điện trở của
mA người,  mA người, 
10 1,0 10.000 - -
20 2,2 9.100 - -
30 13,5 2.200 - -
40 20,5 1.950 - -
50 - 0,1 500.000
60 - 0,8 75.000
70 - 1,8 9.000
Không chịu
80 được - 10,0 8.000
Không chịu
90 - -
được
b. Dòng điện đi trong đất: trong tất cả các thiết bị điện, phần có điện
các bộ phận nối đất, các bộ phận người có thể chạm vào đều được bọc cách
điện. Vì 1 lí do nào đó, phần cách điện bị thủng, khi đó phần mang điện tiếp
xúc với phần nối đất và có dòng điện chạy từ mạng điện xuống đất thông qua
chỗ nối đất. Giả thiết rằng đất là đồng nhất và đẳng hướng, khi đó ta có dòng
điện chạy trong đất sẽ phân phối đều. Mật độ dòng điện tại những điểm cách
chỗ nối đất 1 khoảng cách x sẽ được tính như sau:
J= [1.1]
Trong đó:
Iđ - dòng điện tại chỗ chạm đất
x là khoảng cách tính từ chỗ chạm đất
Điện áp giáng trên một lớp đất dày dx tại khoảng cách x cách điểm chạm
đất được tính như sau:
dx = [1.2]
trong đó: r - điện trở suất của đất.
Từ đó ta có thế tại một điểm A cách điểm chạm đất 1 khoảng cách x sẽ
là:

A = UA - U = = = [1. ]
Theo biểu thức trên, ta có thể dựng được thế của các điểm xung quanh
vật nối đất khi có dòng điện chạy qua ( Hình 1 ).
Như hình 1, ta thấy càng xa vật nối đất, thế càng giảm. Thực tế cho thấy,
68 % điện áp rơi trong phạm vi 1 m cách vật nối đất, 21 % điện áp rơi vào
khoảng từ 1 m đến 10 m. Với khoảng cách từ 20 m trở lên, điện áp có thể coi
bằng 0.
c. Điện áp tiếp xúc: khi chạm tay vào 1 vật mang điện, giữa tay và chân
người có 1 điện áp đặt vào ( hình 1 ). Điện áp này gọi là điện áp tiếp xúc và
dòng điện chạy qua người trong trường hợp này được tính như sau:

ng = [1.4]
Trong đó: Utx - điện áp tiếp xúc
Rng - điện trở của người.
Điện áp bước: khi người đi vào vùng đất có dòng điện chạy qua thì giữa
2 chân người có 1 điện áp gọi là điện áp bước. Điện áp bước được tính như
sau:
Ub = 1 - 2 [1.5]
Trong đó: Ub - điện áp bước.
1, 2 ă thế tại chân thứ nhất và chân thứ hai.

Utx


Ub­íc

20 m 20 m

§iÖn thÕ ph©n t¸n trong


®Êt

Hình 1 Dòng điện phân tán trong đất. Quan hệ giữa thế của các điểm trong vùng
có dòng điện chạy trong đất
1.2. Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người.
a. Điện giật và đốt cháy điện:
- Điện giật: xảy ra khi dòng điện đi qua cơ thể con người. Trong trường
hợp này cơ thể bị tổn thương toàn bộ. Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua tim và
hệ thống thần kinh.
Khi dòng điện đi qua tim, dưới tác dụng của dòng điện, sự co dãn của các
sợi cơ tim sẽ xảy ra rất nhanh và hỗn loạn, tạo ra hiện tượng gọi là rung tim
( tương đương với sự dừng làm việc của tim ). Đại đa số các trường hợp tử vong
là kết quả của trường hợp nay.
- Đốt cháy điện: được chia làm hai trường hợp: đốt cháy do hồ quang và
đốt cháy do dòng điện.
Đốt cháy do hồ quang sẽ gây bỏng trên da, nếu sâu hơn thì sẽ làm tổn
thương đến cơ bắp, lớp mỡ, các gân và xương. Nếu xảy ra trên diện rộng trên cơ
thể hoặc gây tổn thương cho các cơ quan quan trọng thì có thể dẫn tới tử vong.
Đốt cháy do dòng điện sẽ gây nên việc đốt nóng toàn thân. Tai nạn càng
nghiêm trọng nếu thời gian và giá trị dòng điện đi qua càng lớn.
Thông thường các tai nạn đốt cháy do dòng điện gây nên nguy hiểm hơn
tai nạn đốt cháy do các nguyên nhân khác.
b. Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật - Những giới
hạn cho phép:
Sự nguy hiểm do điện giật phụ thuộc vào các yếu tố sau: giá trị dòng điện
đi qua người, đường đi của dòng điện đi qua người, thời gian bị điện giật, tình
trạng thể lực của con người, tần số dòng điện, môi trường xung quanh, sự chú ý
của người lúc tiếp xúc.
- Giá trị dòng điện đi qua người: là yếu tố quan trọng nhất và phụ thuộc
vào: điện áp mà con người phải chịu và điện trở của cơ thể con người.
Giá trị dòng điện đi qua cơ thể con người lớn nhất mà ngưòi ta đã nêu ra
được là 10 mA ( đối với dòng điện xoay chiêu ) và 50 mA ( đối với dòng điện
một chiều ).
Đối với dòng điện một chiều ta có các bảng sau:
Bảng 1.2 Giá trị lớn nhất cho phép để không gây nên hiện tượng tim bị
ngừng đập đối với người khoẻ
Dòng điện, mA 10 60 90 110 160 250 350 500
Thời gian điện giật, s 30 10-30 3 2 1 0,4 0,2 0,1
Bảng 1.3 Giá trị lớn nhất cho phép để không gây nên hiện tượng tim bị
ngừng đập đối với người yếu
Dòng điện, mA 50 100 300 Không nghiên cứu điện giật chết
Thời gian điện giật, s 1 0,5 0,15 người đối với thời gian dưới 0,1 s

Đối với dòng điện xoay chiều ta có các bảng sau:


Bảng 1.4 Tác dụng của dòng điện xoay chiều ( tần số 50 Hz ) đối với cơ
thể
Thời gian dòng
Loại Dòng điện Tác động
điện chạy qua, s
áp suất máu tăng dần. Tay khó rời rồi
25 mA không xác định không thể rời được vật mang điện, sự
đau đớn tăng dần và khó thở
áp suất máu tiếp tục tăng, nhịp thở hỗn
loạn đến lúc hô hấp bị tê liệt, tim đập
25 25 hỗn loạn rồi ngừng đập tức thời ( tim
80 mA 30 làm việc không bình thường và dẫn
đến giai đoạn tim rung, ngừng đập
hẳn )
tim rung, ngừng đập hẳn
80 mA 0,1
5A 0,3

Máu ngừng lưu thông, tim ngừng đập.


3
không xác định Các cơ bắp bị tổn thương nặng. Có thể
V 8A
dẫn đến đốt cháy cơ thể.
Chú ý: Các giá trị trong bảng này là đối với nam giới; đối với phụ nữ ta
phải giảm các giá trị trên đi 1/3
Bảng1.4 cho ta thấy mức độ nguy hiểm của từng loại, khả năng, thời gian
và nguyên nhân dãn đến tử vong.
Từ các bảng trên ta có thể thấy:
- Dòng điện không nguy hiểm đến tính mạng con người là: ing  10 mA
đối với dòng điện xoay chiều và ing  50 mA đối với dòng điện một chiều.
- Dòng điện nguy hiểm dẫn đến tai nạn điện giật trầm trọng được tính là
ing  50 mAđối với cả hai loại dòng điện. thời gian đủ để tránh tai nạn trầm trọng
là là t  0,2 s đối với thiết bị điện áp thấp ( đến 250 V giữa phần tử mang điện và
đất ) và t  0,1 s đối với thiết bị điện có điện áp lớn hơn giá trị trên ( nhưng
không vượt quá 500 V ).
- Điện áp mà con người có thể chịu được:
Trong kỹ thuật, do thực tế đòi hỏi, người ta nêu ra các giá trị giới hạn của
điện áp mà con người có thể chịu đựng được. Việc bảo vệ xuất phát từ điện áp
cho ta dễ hình dung hơn so với khi xuất phát từ dòng điện đi qua người. Tuy
nhiên trong thống kê cho thấy có một số lượng đáng kể tử vong ở điện áp thấp.
Do vậy không thể thiết lập giá trị giới hạn nhất định của điện áp nguy hiểm và
không nguy hiểm.
Bảng 1.5 Những kết quả phân tích các tai nạn tuỳ theo điện áp con người
chịu đựng
Điện giật gây tổn
Điện giật gây
thương làm mất
Điện giật chết người choáng, không để
Giới hạn của khả năng lao
lại di hại
điện áp, V động
Số Số Phần Số
Phần trăm Phần trăm
lượng lượng trăm lượng
Đến 24 12 6,6 -- -- -- --
25
19 10,6 34 5,1 101 7,7
50
51
24 13,4 73 10,7 182 13,8
100
101 50 31,4 190 28,8 490 37,3
150
151
34 18,9 230 34,9 320 24,5
200
201
13 7 86 13,0 189 14,5
250
251
2 1,2 20 3,25 13 1,0
350
351
8 4,3 7 1,0 6 0,6
500
Quá 500 12 6,6 20 3,25 6 0,6
Tổng cộng 174 100 660 110 1307 100
Giới hạn của điện áp làm việc, điện áp tiếp xúc tiếp xúc hay của điện áp
bước được thiết lập vơi sự lưu ý đến thống kê tai nạn khi sử dụng các trang thiết
bị và khí cụ điện khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố chính sau đây:
- Công suất và điện áp làm việc của thiết bị
- Điều kiện vận hành của trang bị điện tương ứng
- Khả năng bảo đảm an toàn của bản thân trang bị điện và các phương tiện
bảo hộ
Ở một số nước công nghiệp phát triển người ta đưa ra 3 loại điện áp lớn
nhất cho phép:
- Điện áp làm việc lớn nhất của các dụng cụ cầm tay và của đèn điện
- Điện áp tiếp xúc và điện áp bước lớn nhất cho phép
- Điện áp cảm ứng lớn nhất cho phép do ảnh hưởng của điện từ
1.3. Phân loại xí nghiệp theo quan điểm an toàn điện.
Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường làm việc, theo quan điểm an toàn về
điện, người ta có thể phân loại các xí nghiệp như sau:
Xí nghiệp ít nguy hiểm: các xí nghiệp, phân xưởng có chỗ làm việc khô
ráo, không nóng, sàn nhà làm bằng các vật liệu không dẫn điện ( gỗ khô, trải
thảm nhựa ... ), trong không khí không có bụi dẫn điện.
Xí nghiệp nguy hiểm: các xí nghiệp, phân xưởng khi làm việc bình
thường độ ẩm có thể đạt đến mức bão hoà, những xí nghiệp khô ráo nhưng
đôi khi có ẩm, có bụi dẫn điện, sàn nhà bằng các vật liệu dẫn điện ( đất, bê
tông ... ). Ví dụ: phân xưởng nghiền than, xưởng dệt, xưởng in ...
Xí nghiệp đặc biệt nguy hiểm: các xí nghiệp, phân xưởng có hai hay
nhiều hơn các yếu tố của xí nghiệp nguy hiểm.
Chú thích:
Khô ráo: độ ẩm tương đối  60%, nhiệt độ  30 0C
Ẩm: độ ẩm tương đối > 75%; có lúc lên đến 100%
Đặc biệt ẩm: không khí luôn bão hoà hơi nước, độ ẩm tương đối gần
100%.
Nóng: nhiệt độ môi trường vượt quá 30 0C.
Các thiết bị điện được chia thành các nhóm theo các dấu hiệu an toàn
điện như sau:
Thiết bị hở: các phần dẫn điện có thể tiếp xúc với người và môi trường
xung quanh.
Thiết bị được bảo vệ: các phần dẫnđiện được che bằng hộp hoặc có lưới
chắn không cho người tiếp xúc.
Thiết bị được phủ kín: các phần dẫn điện được phủ kín, người làm việc
không có khả năng tiếp xúc với điện.
Đối với từng loại xí nghiệp, người ta có những mức đảm bảo an toàn
điện khác nhau. Một trong những biện pháp được áp dụng là quy định điện áp
đối với các thiết bị điện. Điện áp này được gọi là điện áp an toàn và phải đảm
bảo sao cho trong khi làm việc, nếu người chạm vào phần tử mang điện thì
dòng điện qua người không vượt quá mức nguy hiểm đến tính mạng.
Ví dụ: Đối với xí nghiệp không nguy hiểm, điện áp của mạng dùng cho
chiếu sáng và các dụng cụ cầm tay có thể cho phép đến 220 v. Còn đối với
các xí nghiệp đặc biệt nguy hiểm.
b. Các biện pháp ngăn ngừa việc tăng áp suất quá mức:
Trên tất các bình chịu áp lực cần đặt áp kế để đo áp suất trong bình.
Khi áp suất trong bình tăng lên, nhờ áp kế chỉ mà người công nhân biết được
mà điều chỉnh. Vì vậy áp kế cần bảo đảm đo được chính xác áp trong bình. áp
kế đặt trên bình cần có thang đo lớn hơn 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của
bình và được nối với khoang hơi của bình qua van ba nhánh, trong đó một
nhánh để nối với áp kế đặt thường xuyên trên thiết bị, một nhánh dùng để nối
áp kế mẫu khi cần kiểm tra áp kế làm việc và một nhánh thông với khí quyển.
Chỉ ở những bình có tác động không liêu tục(có thể tháo được áp kế để kiểm
tra) và những bình di động thì mới cho phép không nhất thiết phải nối bằng
van ba nhánh. Đường ống nối từ bình tới áp kế phải là ống xi-phông.
ở nhiều thiết bị chịu áp lực, người ta sử dụng loại áp kế có hai kim
trong đó một kim để chỉ áp suất thực tế làm việc; còn kim kia để chỉ áp suất
lón nhất mà thiết bị đã từng làm việc. Khi tăng áp suất , kim thứ nhất dịch
chuyển , đồng thời mang kim thứ hai dịch chuyển theo. Khi giảm áp xuất, kim
thứ hai đứng lại ở vị trí cũ.
Độ chính xác của áp kế phải không thấy hơn 2,5m đối với những thiết
bị có áp suất làm việc dưới 22kG/cm2 . áp kế cần được đặt trên thiết bị như
thế nào để công nhân phục vụ có thể nhìn thấy rõ ràng. Nó phải đặt thẳng
đứng nếu ngang tầm mắt, phải nghiêng về phía trước chừng 30 0 nếu đặt cao
quá tầm mắt. Đường kính tối thiểu của áp kế phải không nhỏ hơn 100mm khi
nó đặt cách sàn 2m, không nhỏ hơn 200mm khi nó đặt cách sàn 2-5 m và
không nhỏ hơn 250 mm khi cách sàn trên 5m.
Trong quy định vận hành các thiết bị chịu áp lực, ở mỗi ca làm việc cần
ghi lại trị số áp suất làm việc của thiết bị sau mỗi giờ vào nhật ký vận hành.
Như vậy khi các thiết bị kiểm tra đo lường làm việc tốt và sự cân bằng vật
chất trong thiết bị không bị phá huỷ một cách nghiêm trọng thì có thể coi áp
suất trong thiết bị không tăng quá giới hạn nguy hiểm. Vì vậy các áp kế cần
thường xuyên được kiểm tra, ít nhất mỗi năm một lần, sau khi kiểm tra áp kế
cần được niêm chì. Không cho phép sử dụng các áp kế không có niêm chì , đã
qúa hạn kiểm tra hay đã mất chính xác.
Để tránh tăng áp suất trong thiết bị áp lực, người ta phải sử dụng các
van an toàn lắp trên thiết bị. Van an toàn thường được phân chia thành các
loại sau:
- Van an toàn kiểu lò so
- Van an toàn kiểu đòn bẩy
- Van an toàn kiểu xung lượng
Van an toàn hoạt động trên nguyên tắc lực tác động lên nắp đậy của van
nhờ lực lò so hoặc đòn bẩy. Lực này - đo bằng áp suất - đúng bằng hiệu số
giữa áp suất tối đa cho phép và áp suất làm việc của bình. Hiệu số này nói
chung nhỏ.
Ở các lò hơi và nhiều thiết bị chịu áp lực áp suất cao, người ta dùng van
an toàn kiểu xung lượng. Van xung lượng luôn luôn có thêm van an toàn phụ
kiểu lò so hay đòn bẩy. Bình thường van đậy kín nhờ áp suất từ phia trong
bình nên rất kín. Khi áp suất tăng tới giới hạn cho phép, van an toàn phụ sẽ
mở để đưa hơi vào phía trên nắp đậy của van chính và sẽ cân bằng với áp suất
tác dụng từ dưới lên. Lúc ấy nắp chỉ chịu tác động của lực lò so nên mở ra để
xả môi chất ra ngoài.
Khả năng xả hơi ra của van an toàn phải đảm bảo khống chế được áp
suất trong bình, nhưng cũng không được quá lớn, khiến cho việc xả hơi ra quá
nhiều áp suất sẽ bị giảm đi đột ngột. Ví dụ đối với các bình chịu áp lực, khả
năng cho qua và do đó kích thước của van đo được chọn để sao cho nó có thể
khống chế được áp suất trong bình không tăng quá 0,5kG/cm2 so với áp suất
làm việc khi bình có áp suất dưới 3kG/cm2, không quá 15% áp suất làm việc
khi bình có áp suất làm việc 3-60 kGcm2 và không quá 10% khi bình có áp
suất làm việc trên 60kG/cm2
Khi lắp đặt hai van an toàn thì một van sẽ mở trước ở áp suất tối đa cho
phép, còn van kia sẽ mở ở áp suất giới hạn nguy hiểm. Van đầu được gọi là
van làm việc, van sau gọi là van kiểm tra. Trong quá trình làm việc, cần
khống chế áp suất sao cho van kiểm tra không bị mở, vì vậy van kiểm tra luôn
luôn được
Các van an toàn phải được đặt độc lập với nhau và được nối trực tiếp
với các phần chứa hơi của thân bình hay qua những ống cụt. Trên đoạn ống
này không được nối với bất kỳ đường ống lấy hơi nào khác. Khi cần đặt
chung một số van an toàn trên một ống cụt thì tổng tiết diện của các van an
toàn nối với ống cụt đó phải nhỏ hơn tiết diện cắt ngang của ống cụt.
Hình 2 Van an toàn kiểu lò so

Hình 3 Van an toàn kiểu xung lượng


Áp suất mà khi ấy các van an toàn sẽ mở được chọn theo bảng 2.10
Bảng 2.10 Chọn áp suất mở của các van an toàn

Áp suất làm việc , kG/cm2 Áp suất mở của van an toàn, Tên van an
kG/cm2 toàn
Lò hơi dưới 13kGcm2 P +0,2 kG/ cm2 Van làm việc
Từ 13- 60 kG/cm2 P +0,2 kG/ cm2 Van kiểm tra
Bộ quá nhiệt của lò có áp
1,03P Van làm việc
suất dưới 13 kG/cm2
Bộ quá nhiệt của lò có áp
1,05P Van làm việc
suất trên 13 kG/cm2
Bộ hâm nước ngắt được 1,08p Van làm việc
Ở đầu vào bộ hâm nước áp suất làm việc +25% Van kiểm tra
Ở đầu ra bộ hâm nước áp suất làm việc +10% Van kiểm tra

Trong mỗi ca vận hành cần kiểm tra trạng thái làm việc của van an
toàn, đồng thời vị trí của van sau khi đã được điều chỉnh theo các áp suất mở
van (như vị trí của quả tạ trên đòn bẩy, của vít vặn độ căng lò so) phải không
bị thay đổi trong quá trình làm việc.
Để ngăn ngừa hiện tượng áp suất tăng quá nhanh, đối với các bình chứa
khi có thể cháy, người ta quy định mức độ chứa khí trong bình. Mức độ này
được xác định bằng khối lượng khí tính ứng với một đơn vị thể tích của
bình(đo bằng kg khí/lit) hay thể tích cần thiết của bình để chứa được kg
khí(đo bằng lít/kg.

3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA KHÁC.


Đối với các bình chứa những chất có thể gây nên cháy nổ như các bình
đựng oxi, sinh hơi hàn, các hoá chất có thể cháy khác thì cần tuân theo các
quy định về mặt phòng hoả như không được để các vật liệu dễ bốc cháy dễ
bốc cháy gần các thiết bị này,tại các chỗ lấy khỉ ra phải không được bơm dầu
mỡ. Các trạm đặt máy nén khí phải đặt xa những vùng có chứa những khí có
thể tự cháy, những hỗn hợp dễ bốc cháy, dễ gây nổ. Nhiệt độ không khí trong
trạm phải không quá 300C, còn nhiệt độ không khí ở những nơi đặt các bình
chịu áp lực khác thì cũng không được qúa 40 0C. Những vật liệu đệm cho các
mặt bích trên đường ống dẫn không khí nén phải là những vật liệu ổn định
dưới tác dụng của nhiệt, của ẩm, của dầu. Không cho phép dùng giấy cáctông,
cao su và những vật liệu dễ bốc cháy khác làm vật liệu đệm.
Nhà đặt lò hơi, các bình chịu áp lực, trạm máy nén khí phải xây dựng
bằng những vật liệu không bị cháy như tường gạch. Tất cả các cửa trong gian
nhà phải mở ra phía ngoài. Nhìn chung khu vực đặt các thiết bị chịu áp lực
phải đặt cách xa nhà ở, nơi hội họp đông người. Chỉ những lò hơi có tích số
đặc điểm(t-100)V 100, (trong đó t- nhiệt độ sôi ở áp xuất làm việc của
lò,0C; V- thể tích chứa nước của lò, m 3); thì mới được phép đặt trong hay trên,
dưới nền sản xuất và chỉ những lò có tích số đặc điểm(t-100) V ,(trong đó t-
nhiệt độ sôi ở áp suất
Khoảng cách từ các kho chứa các bình chịu áp lực đến các khu nhà
được chọn phụ thuộc vào số lường bình chứa trong kho, tính chất của khu nhà
( bảng 2.9 )
Để đảm bảo an toàn và thuận lợi cho công tác vận hành và kiểm tra
theo dõi các thiết bị chịu áp lực, cầu thàng trong nhà phải có độ dốc không
quá 500 và cứ 3- 4 m phải có một chỗ nghỉ chân. Chiều rộng của cầu thang
phải không dưới 600 mm, chiều rộng của mỗi cầu thang phải không dưới
80mm, khoảng cách giữa các bậc phải không quá 200mm. Sàn gác và sàn bậc
thang phải không được trơn. Các sàn và cầu thang đều phải có lan can bằng
kim loại 1m, phía dưới lan can có thành kín cao ít nhất 100mm.
Trong nhà có lò hơi, trạm máy nén và những nơi có đặt các bình chịu
áp lực có thể gâp nên bốc cháy, cần phải trang bị những phương tiện dập lửa
phù hợp với các tiêu chuẩn phòng cháy hiện hành.
Khoảng cách giữa hai mặt đối diện hai lò hơi phải không nhỏ hơn 5m.
Từ tường lò đến tường gạch của nhà phải không nhỏ hơn 0,7. Khi cần có lối
đi thì khoảng cách đó phải không nhỏ hơn 0,8m.
Các thiết bị chịu áp lực có chứa môi chất nóng phải được cách nhiệt
đầy đủ trong gian nhà phải có cửa thông gió hoặc khi không có cửa thông gió
thì phải đặt các thiết bị thông gió để đảm bảo sao cho nhiệt độ trong nhà
không cao hơn 400C. Trong nhà phải đủ sáng, hoặc bằng ánh sáng tự nhiên,
hoặc bằng đèn, nhất là tại những chỗ đặt các thiết bị đo lường. ở đấy độ sáng
phải không nhỏ hơn 50 lux.
Những người vận hành các thiết bị chịu áp lực, đặc biệt là lò hơi, các
nồi nấu, phải có sức khoẻ, đã được học qua những lớp nghiệp vụ và đã được
chứng nhận có đủ khả năng làm việc. Cấm không được bố trí phụ nữ làm thợ
đốt lò.

4. TỔ CHỨC BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ CHỊU


ÁP LỰC

Hiện nay ở nước ta đã có một hệ thống khá hoàn chỉnh về công tác bảo
hộ lao động cho các thiết bị chịu áp lực, bao gồm các công ty lao động ở các
địa phương các ban thanh tra an toàn lò hơi ở các Bộ Lao động. Pháp lý của
công tác này là các bản quy phạm đã và sẽ được ban hành như sau:
1. Quy phạm tạm thời về chế tạo và sử dụng an toàn các lò hơi
cố định di động và nửa di động(76 QĐ/LĐ);
2. Quy phạm tạm thời về chế tạo và sử dụng an toàn các bình
chịu áp lực cố định và nửa di động(239.LB-QĐ);
3. Quy tắc tính sức bên các phần tử lò hơi;
4. Quy phạm về lò hơi có áp suất dưới 0,7kG/cm2;
5. Quy phạm ống dẫn hơi và nước nóng;
6. Quy tắc tính sức bên các phần tử của các bình chịu áp lực .
Tất cả các thiết bị chịu áp lực đều phải đăng ký tại các cơ quan thanh
tra an toàn và chỉ sau khi đã được phép mời chính thức cho làm việc. Các cán
bộ của các trung tâm kiểm định sẽ tiến hành khám nghiệm trước khi cho các
thiết bị làm việc, khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng hay những
khám nghiệm bất thường khác. Các thiết bị được lắp đặt xong, những thiết bị
đã nghỉ làm việc quá lâu (như đối với lò hơi đã nghỉ làm việc trên một năm),
khi phải sửa chữa hoặc đại tu , khi tán lai quá 10 đinh tán liên nhau hay trên
20% tổng số đinh tán của mỗi mối nối, khi có những nghi ngờ về tình trạng
kỹ thuật, vv. thì đều phải tiến hành khám nghiệm. Nội dung khám nghiệm bao
gồm khám xét toàn bộ hay kiểm tra bằng thuỷ lực. Khám xét toàn bộ nhằm
mục đích kiểm tra về kết cấu , xác định phẩm chất chế tạo, lắp ráp các bộ
phận thiết bị ở bên trong và bên ngoài. Còn thử bằng thuỷ lực theo các trị số
áp suất thử trình bày ở bảng 2.9 để xác định độ bền và độ kín của thiết bị .
Ngoài ra, đối với các thiết bị làm việc với áp suất cao, có tầm quan
trọng lớn, như các lò hơi, các bình chứa khí hoá lỏng, các đường ống cao áp
của nhà máy nhiệt điện ... người ta phải tiến hành các thử nghiệm không phá
huỷ bằng phương pháp chụp tia X hoặc kiểm tra bằng siêu âm.
Bình thường đối với các thiết bị chịu áp lực, cứ sau hai năm lại khám
xét toàn bộ một lần, còn thử bằng áp suất nước thì sau sau năm tiến hành một
lần. Tất cả các khám nghiệm đều phải được lưu lại để làm tài liệu cho các lần
khám sau. Khi phát hiện ra những thiếu sót làm ảnh hưởng đến độ bền bỉ của
kim loại thì phải làm giảm áp suất cho phép làm việc. Trị số áp suất cho phép
làm việc do các ban thanh tra an toàn quyết định.
Ở tất cả các đơn vị sử dụng đều phải dựa theo các bản quy phạm mà
soạn ra các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và phổ biến đến từng
công nhân vận hành. Định kỳ hàng năm cần kiểm tra trình độ sử dụng các
thiết bị chịu áp lực của công nhân. Đơn vị nào cũng phải có bản nội quy là nội
dung tóm tắt của các quy trình, viết thành bảng to, treo ở những nơi dễ thấy
nhất.
Tại tất cả các đơn vị có sử dụng thiết bị áp lực, người ta thường phải cử
ra 1 cán bộ chuyên trách để theo dõi tình trạng của thiết bị và lập các kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Cán bộ này do giám đốc đơn vị bổ nhiệm và
được ghi tên vào lý lịch của thiết bị để tiện theo dõi.
Nếu đơn vị nào cũng chấp hành đầy đủ các điều lệ của các quy phạm an
toàn thì chắc chắn tai nạn do các thiết bị chịu áp lực gây ra sẽ khắc phục
được.

PHẦN VIII
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÁY VÀ NỔ
1. Định nghĩa:
Cháy là một hiện tượng hoá lý phức tạp. Theo định nghĩa cổ điển, cháy
là quá trình phân huỷ hoàn toàn vật chất khi có oxi. Vì vậy, cháy là một quá
trình oxi hoá, là sự hoá hợp giữa tác nhân oxi hoá (như không khí, oxi…) với
chất cháy (tức là chất bị oxi hoá như dầu, khí, than…). Tuy nhiên có trường
hơpj cháy không cần oxi như kim loại cháy trong môi trường clo; bari oxit,
natri oxit cháy trong môi trường khí cácbônníc; thuốc súng cháy không cần
trong môi trường khí; axêtilen nén, clorua nitơ nén và vài hợp cahát khác
trong những điều kiện nhất định có thể nổ mà không cần có không khí. Như
vậy, cháy có thể là kết quả của phản ứng kết hợp hoặc phản ứng phân huỷ.
Theo định nghĩa mới, cháy là phản ứng hoá học xảy ra nhanh chóng,
phát nhiệt và phát quang. Nghĩa là có phản ứng cháy không cần oxi và mọi
vật chất ít nhiều đều có thể cháy. Oxi hoá chậm có thể xem như quá trình
cháy chậm, nó chỉ khác về tốc độ phản ứng và cường độ phát nhiệt.
Quá trình cháy có kèm theo sự phát nhiệt. Nhưng không phải mọi quá
trình phát nhiệt đều là quá trình cháy. Ví dụ như sự oxi hoá chậm rượu êtylíc
thành alđêhit axêtic , SO2 thành SO3, v.v… thì không thể xếp vào quá trình
cháy.
Trong thực tế thường gặp các đám cháy xảy ra trong môi trường không
khí. Vì vậy khi xét đến các vấn đề về cháy ở đây chủ yếu đề cập đến quá trình
cháy có oxi. Người ta chia ra làm 2 loại cháy: đồng thể và dị thể. Cháy đồng
thể là cháy chỉ của các chất thể khí, còn cháy dị thể là cháy của hỗn hợp chất
cháy và chất oxi hoá có trạng thái vật lý khác nhau.
Tuỳ lượng oxi đưa vào để đốt cháy nhiên liệu mà ta chia ra cháy hoàn
toàn và. không hoàn toàn. Khi có thừa hay đủ không khí, quá trình cháy xảy
ra hoàn toàn, sản phẩm của quá trình cháy hoàn toàn là cacbonnic, hơi nước,
Nitơ và một ít các khí khác như anhiđric sunfurơ.. Khi không đủ không khí thì
quá trình chảy ra không hoàn toàn. Trong sản phẩm cháy không hoàn toàn
thường chứa nhiều khí cháy, nổ và độc như cacbonnic oxit, rượu, axit, xêtôn
và alđêhit.
Tuỳ tốc độ của quá trình cháy người ta chia thành cháy, nổ và cháy nén
áp. Khi cháy hoàn toàn lượng nhiệt toả ra là cực đại. Một phần nhỏ lượng
nhiệt đó sẽ tiêu hao cho việc gia nhiệt, nóng chảy, phân huỷ và bốc hơi chất
cháy.
Lượng nhiệt chủ yếu sẽ tiêu hao cho việc nung nóng môi trường xung
quanh vùng cháy. Khi cháy trong phòng kín lượng nhiệt độ đó sẽ tiêu hao cho
việc nung nóng những kết cấu, những vật liệu có trong khu vực đó.
Quá trình cháy của các chất thể rắn, lỏng và khí đều có những điểm
tương tự nhau và bao gồm các giai đoạn sau: oxi hoá, tự bắt cháy, cháy. Sự
tích luỹ nhiệt trong quá trình oxi hoá làm cho tốc độ phản ứng tăng lên, xảy ra
tự bắt cháy và xuất hiện ngọn lửa.
2. Cơ chế quá trình cháy
Bản chất của quá trình cháy được nghiên cứu tới từ lâu. Lômônôxốp M.
V. là người đầu tiên đã chứng minh cháy là sự hoá hợp giữa chất cháy với
không khí. Chính bằng những thực nghiệm liên quan đến sự cháy, năm 1760
Lômônôxốp đã đưa ra một định luật nổi tiếng làm cơ sở cho hoá học hiện đại
là định luật bảo toàn vật chất. Năm 1773 nhà hoá học người Pháp La Voaziê
khẳng định rõ hơn, cháy là sự hoá hợp của chất cháy với ôxi của không khí.
Như vậy, vào cuối thế kỷ XVIII người ta đã chứng minh bằng khoa học, cháy
là một phản ứng oxi hoá. Từ đó đến nay nghiên cứu về bản chất quá trình
cháy được triển khai khá sâu rộng và cũng xuất hiện khá nhieèu lý thuyết
khác nhau để giải thích nó. Trên cơ sở những lý thuyết đó người ta đưa ra các
biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hiện tượng cháy, cũng như nghiên cứu các
chất để ức chế quá trình cháy và chống cháy.
Những lý thuyết hiện đại về cơ chế phản ứng cháy được trình bày trong
các công trình nghiên cứu của N.N. Xêmenôp, D. A. Phran Camêhatski, IA.
B. Zelđôvitrơ, … Cơ sở của những lý thuyết này là lý thuyết tự bắt cháy nhiệt
và lý thuyết oxi hoá dây chuyền do Xêmenôp đưa ra.
a. Lý thuyết tự bắt cháy nhiệt. Theo lý thuyết này, điều kiện quyết
định để xuất hiện quá trình cháy là tốc độ toả nhiệt (1) của phản ứng hoá học
phải vượt quá hoặc bằng tốc độ truyền nhiệt từ vùng phản ứng ra môi trường
xung quanh (nếu hỗn hợp cháy là thể khí thì từ vùng phản ứng đến quá trình
phản ứng).
Quá trình cháy có thể bắt đầu bằng cách gia nhiệt một phần thể tích hỗn
hợp khi cháy đến nhiệt độ rất cao, rồi phóng vào đó một tia lửa làm mồi, hoặc
bằng cách gia nhiệt đồng thời toàn bộ thể tích hỗn hợp cháy đến nhiệt độ nhất
định. Do nhiệt độ hỗn hợp chất cháy ở trong bình tăng, phản ứng bắt đầu với
tốc độ chậm và toả nhiệt. Nhờ nhiệt này hỗn hợp được gia nhiệt thêm và tốc
độ phản ứng tăng thêm, lượng nhiệt toả ra được nhiều hơn. Cứ như vậy tốc độ
phản ứng và sự gia nhiệt cho hỗn hợp sẽ tăng dần theo một đường cong. Kết
quả là tạo điều kiện để tăng nhanh vô hạn phản ứng.
Chúng ta khảo sát một bình có thể tích v, trong bình chứa một hỗn hợp
khí và không khí. Bình được gia nhiệt đến nhiệt độ T 0. Phản ứng xảy ra ở
trong bình với tốc độ  được đo bằng số môl m các sản phẩm oxi hoá trong
một đơn vị thời gian và một đơn vị thể tích. Tốc độ phản ứng được biểu diễn
bằng phương trìnhL

(19-1)

Trong đó k0 - hệ số tỷ lệ
p - áp suất riêng phần
n - thứ bậc tổng cộng của phản ứng
E - năng lượng hoạt hoá
R - hằng số khí lý tưởng
T - nhiệt độ tuyệt đối, 0K.
Nếu gọi Q là hiệu ứng nhiệt của phản ứng thì lượng nhiệt toả ra khi
phản ứng trong một đơn vị thời gian (q1) được xác định theo công thức:
(19-2)
Lượng nhiệt toả ra khi phản ứng một phần dùng để gia nhiệt cho hỗn
hợp khí, một phần sẽ truyền cho thành bình (tức là môi trường xung quanh).
Nhiệt độ của khí tăng dần, tuy rằng không đồng đều trong toàn bình, nhưng
có thể coi giá trị trung bình của nó là T. Nhiệt độ của thành bình vẫn giữ
không đổi là T0. Như vậy lượng nhiệt truyền từ vùng phản ứng đến thành bình
tính cho một đơn vị thời gian (q2) được tính theo công thức:
q2 = A (T - T0) (19-3)
trong đó A là hệ số phụ thuộc vào vật liệu thành bình, hình dạng của
nó, kích thước của bình và độ dẫn nhiệt của khí, v.v… Về thực chất q1 chính
là tốc độ toả nhiệt và q2 là tốc độ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh, mà
ta vừa nói tới ở trên. Mô tả trên đồ thị (hình 19-1) trục ngang là nhiệt độ T,
trục đứng là tốc độ biến thiên lượng nhiệt q1 hoặc q2 (gọi tắt là q).
Theo phương trình (19-2) đường biểu diễn q1 - f(T) có dạng cong và
theo phương trình (19-3) đường biểu diễn q2 - f(T) có dạng đường thẳng.
Theo lý thuyết sự bắt cháy nhiệt thì khi q1> q2 hỗn hợp mới tự bắt
cháy. Nhiệt độ T1 ứng với tiếp điểm A sẽ là nhiệt độ tự bắt cháy của hỗn hợp.
Tại đó tốc độ toả nhiệt đúng bằng tốc độ truyền nhiệt ra môi trường xung
quanh. Lệch ra khỏi tiếp điểm A tốc độ toả nhiệt luôn luôn lớn hơn tốc độ
truyền nhiệt ra xung qunah, hỗn hợp luôn luôn bắt cháy. Đường cong 2,3,4
biểu thị tốc độ toả nhiệt đối với hỗn hợp có thành phàn không đổi ở áp suất
khác nhau. áp suất càng cao, thì tốc độ toả nhiệt càng cao (xem công thức 19-
2 và đường cong 4). ứng với điều kiện của đường cong số 4, tốc độ toả nhiệt
tại mọi điểm đều lớn hơn tốc độ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh nên
hỗn họp luôn luôn tự bắt cháy. Ngược lại ở áp suất thấp (ứng với đường cong
2) thì quá trình cháy lại không xảy ra. Vì vậy để hạn chế nguy hiểm cháy nổ
người ta thực hiện các quá trình kỹ thuật trong điều kiện chân không hoặc áp
suất thấp. ứng với một nhiệt độ không đổi của thành bình và hỗn hợp khí, ứng
với một thành phần hỗn hợp khi cố định thì tốc độ truyền nhiệt ra môi trường
xung quanh sẽ được biểu thị bằng đường thẳng 1. Khi ta thay đổi thành phần
hỗn hợp khí, nhiệt độ của thành bình T 0 hoặc của môi trường ta sẽ thay đổi
góc nghiêng của đường 1 (biểu thị bằng hệ số A trong công thức 19-3) hoặc
chuyển dưới vị trí của đường thẳng đó, nghĩa là ta sẽ thay đổi điều kiện bắt
cháy của hỗn hợp khí. Điều này có ý nghĩa thực tế lớn lao khi dập tắt đám
cháy. Khi đưa khí trơ như CO2, N2 vào đám cháy ta sẽ chuyển vị trí đường
thẳng 1 tới đường 3 (hình 19-2). Khi đó tiếp điểm A sẽ chuyển tới B. ứng với
điều kiện mới này ta thấy ở bên phải điểm B, q1 luôn luôn hơn hơn q2, hỗn
hợp không tự bắt cháy được. Đám cháy dần dần bị dập tắt.
Lý thuyết tự bắt cháy nhiệt giúp ta giải thích được nhiều hiện tượng
cháy. Nhưng trong nhiều trường hợp tự bắt cháy và bắt cháy không thể dùng
lý thuyết này để giải thích được, ví dụ như tác dụng xúc tác và ức chế đối với
quá trình cháy sự phụ thuộc của giới hạn bắt cháy vào áp suất, v.v… Để giải
thích những hiện tượng đó phải dùng lý thuyết phản ứng dây chuyền.
b. Lý thuyết tự bắt cháy dây chuyền do viện sỹ N.N. Xêmenôp đưa
ra năm 1931. Muốn cho phản ứng, hoá học xảy ra phải có va chạm giữa các
phân tử phản ứng. Nhưng tác dụng hoá học giữa hai phân tử và chạm vào
nhau chỉ có thể có được khi tổng dự trữ năng lượng của hcúng không nhỏ hơn
một đại lượng tối thiểu gọi là năng lượng hoạt hoá. Năng lượng dự trữ đó là
năng lượng cần thiết để làm đứt hoặc làm yếu những liên kết tồn tại giữa các
nguyên tử trong phân tử chất phản ứng ban đầu và tạo khả năng làm xuất hiện
những liên kết mới hoặc phân bố lại các liên kết, nghĩa là gây ra phản ứng hoá
học. Sản phẩm của phản ứng có dự trữ năng lượng khá lớn. Năng lượng đó lại
truyền trực tiếp cho một hoặc một vài phân tử trong số các phân tử trong số
các phân tử phản ứng, kích động chung chúng đến trạng thái hoạt động, nghĩa
là tạo ra các phần tử hoạt động mới.
Thực nghiệm đã xác định các phản ứng cháy thường xảy ra theo hướng
sao cho lúc đầu trong hệ thống tạo ra những phần tử hoạt động, thường là
những gốc và các nguyên tử tự do. Do có mang hoá trị tự do các phần tử đó
rất hoạt động, có khả năng phản ứng cao, chúng tham gia vào phản ứng tiếp
theo và tái tạo những gốc, nguyên tử tự do mới. Việc sản sinh ra các phần tử
hoạt động đó làm chuyển hoá một lượng lớn sản phẩm ban đầu. Quá trình đó
thực hiện một cách chu kỳ. Phần tử hoạt động được tạo ra ở chu kỳ này tạo
điều kiện bắt đầu một chu kỳ mới. Cuối chu kỳ mới này lại tạo ra những phần
tử hoạt động mới… Vì phản ứng cứ được kéo dài, phát triển do lặp lại một
cách chu kỳ các phản ứng như vậy nene gọi là phản ứng dây chuyền.
Theo lý thuyết phản ứng dây chuyền, quá trình cháy trải qua các giai
đoạn sau:
Giai đoạn sinh mạch: các phần tử chất cháy và chất oxi hoá được hoạt
hoá nhờ năng lượng tự thân, năng lượng nhiệt, năng lượng của ánh sáng hay
do va chạm với phần tử thứ ba nào đó. Kết quả là tạo ra các phần tử hoạt động
(còn gọi là tâm hoạt động). Những tâm hoạt động này có khả năng tham gia
vào các phản ứng ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn phát triển mạch: nhờ những tâm hoạt động ban đầu mà phản
ứng tiếp tục phát triển và tái tạo các tâm hoạt động mới. Phản ứng được phát
triển một cách dây chuyenè, các tâm hoạt động cứ được tái tạo nếu không có
gì cản trở.
Nếu từ một tâm ban đầu khi phản ứng chỉ tái tạo một tâm mới thì phản
ứng là dây chuyền không phân nhánh. Nếu từ một tâm ban đầu tái tạo được
hai hay nhiều tâm mới thì phản ứng là dây chuyền phân nhánh. Các phản ứng
cháy hầu hết là dây chuyền phân nhánh, nên tốc độ cháy phát triển rất nhanh.
Giai đoạn triệt mạch (hay đứt mạch): Do va chạm với các phần tử trơ,
do các phản ứng phụ,… các tâm hoạt động dần dần bị triệt đi, nghĩa là chúng
chuyển thành các phần tử kém hoạt tính hoặc những phần tử ổn định mất khả
năng tham gia phản ứng tiếp theo. Do đó phản ứng cháy không thể phát triển
tiếp tục. Nếu cường độ triệt mạch đủ lớn thì phản ứng cháy sẽ ngừng hẳn.
Chiều hướng phát triển của phán sứng dây chuyền, khả năng bắt cháy
của hỗn hơn tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa những phản ứng phân nhánh và đứt
mạch. Trong phản ứng dây chuyền không phân nhánh, tốc độ phản ứng là
không đổi. Trong phản ứng dây chuyền phân nhánh tốc độ phản ứng tăng liên
tục, phản ứng tự xúc tiến. Muốn cho phản ứng cháy có thể xảy ra thì tốc độ
phản ứng phân nhánh phải lớn hơn hoặc bằng tốc độ phản ứng đứt mạch.
Biểu hiện phản ứng bên ngoài trong tự bắt cháy nhiệt và tự bắt cháy
dây chuyền đều giống nhau. Điều khác nhau chủ yếu là theo cơ chế nhiệt thì
trong hệ phản ứng sẽ tích luỹ nhiệt mà theo cơ chế dây chuyền thì là tích luỹ
tâm hoạt động. Cả hai yếu tố đó đều làm xúc tiến phản ứng. Sự bắt cháy dây
chuyền về nguyên tắc có thể thực hiện ở nhiệt độ không đổi mà không cần gia
nhiệt nhiều cho hỗn hợp.
Dưới đây là ví dụ về phản ứng cháy dây chuyền phana nhánh của hiđrô.

sinh mạch

OH + H2 = H2O + H
H + O2 = OH + O tiếp sinh mạch phân hình
O + H2 = OH + H

H + O2 + M = HO2 + M triệt mạch trong thể tích tạo ra gốc kém hoạt
động.
HO2 + H2 = H2O2 + H tiếp sinh mạch từ những gốc
HO2 + H2 O = H2O2 + OH kém hoạt động HO2
H + thành bình triệt mạch tại thành bình tạo
O + thành bình phân tử ổ định mất hoạt tính.

Sự triệt mạch làm giảm mạnh số tâm hoạt động có thể xảy ra ở trong
thể tích hỗn hợp chất phản ứng, hoặc tại thành bình.
Nguyên nhân triệt mạch trong thể tích khí là:
- Phản ứng phụ giữa tâm hd với cc tạp chất có trong hỗn hợp.
- Phần tử hoạt động phân tán năng lượng hoá học dư của mình khi va
chạm với các phần tử trơ hay với các phần tử không hoạt động cùng loại.
Triệt mạch tại thành bình phản ứng sinh ra do bề mặt thành bình hấp
phụ các tâm hoạt động.
Dựa vào lý thuyết cháy dây chuyền ta có thể giải thích được hiện tượng
xúc tác và ức chế quá trình cháy. Những chất có khả năng tạo ra nhiều tâm
hoạt động sẽ làm cho quá trình cháy phát triển. Ví dụ, khi oxi hoá hiđrô
cacbon ta thêm một lượng rất ít peroxit sẽ làm cho phản ứng được xúc tiến rất
nhanh chóng. Ngược lại có nhiều chất gây tác dụng kìm hãm phản ứng, như
để kìm hãm cháy những sản phẩm dầu mỏ ta đưa vào đó những hiđrô cacbon
halogen hoá.
Điều này có ý nghĩa thực tế lớn lao. Muốn cho đám cháy được dập tắt,
ta đưa vào đám cháy các chất có khả năng làm mất hoạt tính của các tâm hoạt
động., làm triệt để mạch phản ứng cháy dây chuyền. Đó là một căn cứ lý luận
để người ta nghiên cứu tìm ra các chất chữa cháy. Dựa vào lý thuyết cháy dây
chuyền ta giải thích hiện tượng: nhiều đám cháy lúc đầu còn nhỏ, nhưng khi
phát triển thì tốc độ lan truyền đám cháy tăng lên rất nhanh và đám cháy càng
mạnh dần lên. Đó là do nhiệt độ cao, mạch phản ứng càng sinh ra nhiều, số
lượng tâm hoạt động càng tăng lên bội phần.
Nếu theo lý thuyết nhiệt, nguyên nhân và hậu quả của tự bắt cháy là
nhiệt, thì theo lý thuyết dây chuyền, nhiệt chỉ là hậu quả của quá trình tự bắt
cháy đồng thời có đặc tính dây chuyền và đặc tính nhiệt. Đa số những phản
ứng hoá học của các chất khí đều xảy ra theo cơ chế dây chuyền. Phản ứng
dây chuyền và phản ứng nhiệt đều được tăng nhanh khi tăng nhiệt độ. Sự đốt
nóng hỗn hợp và tích luỹ tâm hoạt động đều làm cho phản ứng mau đến bắt
cháy.
Khi ngọn lửa lan truyền, phản ứng cũng tiến hành theo cơ chế dây
chuyền. Tuy nhiên những yếu tố nhiệt vẫn là quyết định đối với quá trình
cháy.
3. Điều kiện xảy ra quá trình cháy. Thời gian cảm ứng
Để xuất hiện và phát triển quá trình cháy cần có chất cháy, chất oxi hoá
và mồi bắt chảy. Thiếu một trong ba điều kiện đó thì cháy sẽ ngưng.Ví du, khi
ta phun bọt vào đám cháy của chất lỏng và làm cho hơi của chất cháy ngừng
đi vào vùng cháy; khi phun nước vào gỗ đang cháy ta sẽ hạ nhiệt độ của gỗ
xuống dưới nhiệt độ bắt lửa,… làm cho chúng không tiếp tục cháy nữa.
Thành phần hoá học của chất cháy và tỷ lệ của các phần tử trong hỗn
hợp cháy có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình cháy. Cháy trong oxi
nguyên chất sẽ đạt tốc độ lớn nhất, khi hàm lượng oxi trong không khí là 14-
15 % thì tốc độ cháy sẽ là cực tiểu . Đối với H 2, C2H4, C2H2 và vài chất cháy
khác hàm lượng tối thiểu của oxi trong không khí có thể duy trì sự cháy là
10% hoặc thấp hơn. Tiếp tục giảm hàm lượng oxi xuống nữa sự cháy sẽ
ngừng.
Bề mặt riêng của chất cháy càng cao, sự khuấy trộn giữa chất cháy và
chất oxi hoá càng tốt thì tốc độ cháy càng tăng.
Chất cháy là những chất khi oxi hoá sẽ toả nhiệt và phát quang. Chúng
có thể ở dạng rắn, lỏng, khí. Chất oxi hoá có thể là không khí, oxi nguyên
chất, clo, flo, lưu huỳnh, các hợp chất mang oxi như kali pecmanganat
(KMnO4), amôn nitrat (NHsNO3), Kali nitrat (KNO3), natri nitrit (NaNO2),
Kali clorat (KClO3), axit nitric (HNO3)… chúng là những chất trong điều kiện
nung nóng sẽ bị phân huỷ thoát ra oxi, ví dụ:
2KClO3  2KCl + 3O2
Mồi bắt lửa có thể là ngọn lửa trần, tia lửa điện, hồ quang điện, tia lửa
sinh ra do ma sát hay va đập, những hạt than cháy dở… Chúng là những mồi
lửa phát quang. Ngoài ra còn có loại mồi bắt lửa không phát quang hay còn
gọi là mồi ẩn. Mồi bắt lửa ẩn (kín) có thể là nhiệt toả ra do các quá trình hoá,
nén đoạn nhiệt, do ma sát, hoặc do tiếp xúc với bề mặt nóng của thiết bị.
Sự bắt cháy hỗn hợp cháy chỉ có khả năng xảy ra khi lượng nhiệt cung
cấp cho hỗn hợp cháy đủ để làm cho phản ứng cháy bắt đầu, tiếp tục và lan
rộng ra. Như vậy không phải bất cứ một mồi bắt lửa nào cũng có thể gây cháy
được. Muốn gây cháy đòi hỏi mồi bắt lửa phải có đủ dự trữ năng lượng tối
thiểu. Những mồi lửa khác nhau có nhiệt độ ngọn lửa khác nhau. Ví dụ, nhiệt
độ của ngọn lửa diêm là 750 - 860 0C, đèn dầu hoả là 780 - 1030 0C, que đóm
là 850 - 10000C, đèn xăng là 1200 - 13000C, mẩu thuốc lá cháy dở là 700 -
7500C.
Khả năng bắt lửa của một mồi lửa phụ thuộc vào thể tích khí tối thiểu
mà nó có thể gia nhiệt đến nhiệt độ bắt cháy T B.. Thực tế để bắt lửa hỗn hợp
hơi, khí với không khí chỉ cần gia nhiệt đến nhiệt độ tự bắt cháy 0,5 - 1mm 3
hỗn hợp đó. Những ngọn lửa trần vừa kể trên có nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tự
bắt cháy của khí và hơi (1200 - 7000C) và lượng nhiệt toả ra của ngọn lửa
thường lớn hơn lượng nhiệt cần thiết để gia nhiệt cho 1mm3 hỗn hợp khi đến
nhiệt độ tự bắt cháy. Vì vậy trong mọi trường hợp, ngọn lửa trần đều là những
mồi bắt lửa nguy hiểm.
Tia lửa điện là một loại mồi bắt lửa phổ biến. Trong kênh phóng điện
nhiệt độ có thể tới 10.0000C, vượt quá rất nhiều so với nhiệt độ bắt cháy. Vì
vậy tia lửa điện, tia hồ quang gặp trong công nghiệp, đều nguy hiểm, chúng
có thể làm bắt lửa bất cứ một hỗn hợp cháy nào của hơi, khí hay bụi với
không khí.
Tia lửa tạo ra do phóng điện tĩnh điện có cường độ dòng điện không
đáng kể (phần nghìn mA) nhưng có khả năng bắt lửa phanà lớn các khí cháy
và bụi. Hồ quang điện trong mọi trường hợp đều làm bắt lửa hỗn hợp cháy,
nhưng khi điện áp nhở hơn 1,5V và cường độ dòng điện nhỏ hơn 40mA thì
không làm bắt lửa hỗn hợp mêtan hoặc xăng với không khí. Năng lượng tối
thiểu cần thiết để làm bắt lửa xăng, benzen hay hơi cháy khác là 0,0005lJ, đối
với hiđrô và ãêtilen là 0,0001J. Để làm bắt lửa hỗn hợp mêtan với không khí
cần tia lửa toả ra 0,9.10-3 cal.
Tia lửa tạo ra do ma sát và va đập ít nguy hiểm hơn so với tia lửa điện,
vì năng lượng của những tia lửa này nhỏ hơn so với tia lửa điện. Tia lửa tạo ra
do và đập (thép vào thép, thép vào đá) nguy hiểm hơn tia lửa tạo ra do ma sát,
vì khi va đập sẽ xảy ra sự gia nhiệt và truyền năng lượng cho khí ngay tại
điểm tiếp xúc của những vật va đập vào nhau.
Thời gian tiếp xúc của tia lửa với hỗn hợp cháy có vai trò quan trọng.
Vì dụ thời gian tồn tại của tia lửa khi ma sát thép lên đá mài trung bình không
quá một giây. Nhiệt độ của những tia này phần lớn đạt 600 0 - 7000C.. Thời
gian cảm ứng của hỗn hợp mêtan với không khí khi nhiệt độ bắt cháy nhỏ hơn
7000C khoảng vài giây, nhưng khi nhiệt độ lớn hơn 800 0C thì không quá một
giây. Do đó khi tăng thời gian tồn tại của tia lửa đến 2 - 3 giây có thể làm bắt
lửa hỗn hợp mêtan với không khí.
Để làm bắt lửa những chất cháy thể rắn, đặc biệt là thuốc nổ, thuốc
súng cần có mồi bắt lửa lớn hơn đối với khí và hơi, vì nó đòi hỏi nhiều năng
lượng (nhiệt) để nung chảy, phân huỷ và cháy những chất đó.
Để làm bắt lửa những chất cháy dở, hồ quang điện…
Những chi tiết máy, vỏ thiết bị bị gia nhiệt đến nhiệt độ cao cũng là
những mồi bắt lửa nguy hiểm đối với hỗn hợp chất cháy trong khu vực đó. Vì
vậy theo quy tắc an toàn, cần quy định nghiêm ngặt vào tính chất của chất
cháy có ở khu vực đó.
Nghiên cứu những nguồn sinh ra mồi bắt lửa có ý nghĩa quan trọng
trong thực tế tại những nơi có nhiều nguy cơ thời gian nhất định gọi là thời
gian cảm ứng hay thời gian chậm bắt cháy.
Thời gian chuẩn bị ngấm ngầm của phản ứng kể từ thời điểm khuấy trộn
giả nhiệt hỗn hợp đến thời điểm xuất hiện những biểu hiện rõ rệt của phản
ứng (bắt cháy) gọi là thời gian cảm ứng.
Theo lý thuyết nhiệt, thời gian cảm ứng là giai đoạn tích luỹ nhiệt, theo
lý thuyết dây chuyền - là giai đoạn tích luỹ tâm hoạt động.
Thời gian cảm ứng giảm khi tăng áp suất, tăng nhiệt độ hỗn hợp cháy,
giảm hàm lượng chất cháy trong hỗn hợp hoặc khi thêm các chất xúc tác tiến
quá trình cháy như alđeehit, peroxit. Ngược lại, thêm những chất ức chế phản
ứng cháy như iot, anilin, fenol, … sẽ kéo dài thời gian cảm ứng. Vì vậy, ta có
thể điều khiển quá trình bắt cháy xuất hiện sớm hay muộn bằng cách thêm các
phụ gia thích họp để rút ngắn hay kéo dài thời gian cảm ứng.
Dưới đây là thời gian cảm ứng (tính bằng giây) của một vài hỗn hợp ở
nhiệt độ khác nhau:
Hỗn hợp mêtan với không khí ở 7000C là vài giây.
Hỗn hợp mêtan với không khí ở 8000C là 1 giây.
Hỗn hợp mêtan với oxi ở 8000C là 0,2 giây.
Hỗn hợp mêtan với oxi ở 10000C là 0,01 giây.
ở nhiệt độ cao thời gian cảm ứng của hầu hết hiđrôcacbon rất nhỏ (chỉ
vài phần giây). Với chất cháy thể rắn thời gian cảm ứng rất dài, có thể hàng
giờ, hàng ngày thậm chí hàng tháng. Thời gian cảm ứng của chát cháy thể rắn
càng ngắn nếu như độ mịn càng cao và mức độ khuấy trộn của nó với không
khí càng tốt.
Thời gian cảm ứng có vai trò quan trọng đối với thực tế khi chọn thiết
bị điện chống nổ, khi phân loại các chất cháy nổ, khi xem xét các vấn đề an
toàn cháy nổ trong công nghiệp khai thác hầm lò, tại những nơi sản xuất có
sản sinh ra các khí dễ cháy nổ, tại các kho hoá chất, kho xăng dầu…
Ví dụ, trong công nghiệp khai thác hầm lò thường có nhiều bụi nổ, khi
dễ cháy nổ như mêtan, cácbon oxit. Tại đây chỉ được phép dùng những thiết
bị điện chống nổ an toàn, đèn phòng nổ. Khi đèn điện bị vỡ dòng điện sẽ tự
động ngắt. Để đảm bảo an toàn về cháy nổ phải đòi hỏi thời gian để cho sợi
tóc đèn nguội đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bắt cháy của hỗn hợp cháy có
trong khu vực đó nhỏ hơn thời gian cảm ứng của hỗn hợp cháy đó.
4. Nhiệt độ tự bắt cháy giới hạn nồng độ nổ giới hạn nhiệt độ bốc
cháy
Toàn bộ hỗn hợp cháy tự gia nhiệt (nhờ nhiệt của phản ứng oxi hoá)
hay được gia nhiệt (bằng nguồn điện gián tiếp hoặc do nén đến áp suất cao
trong điều kiện đoạn nhiệt) đến một nhiệt độ nhất định nó sẽ bắt cháy rồi cháy
tiếp tục mà không cần đưa một mồi lửa nào đến gần thì gọi là hiện tượng tự
bắt cháy. Nhiệt độ tại đó xảy ra tự bắt cháy của hỗn hợp cháy gọi là hiện
tượng tự bắt cháy. Vậy nhiệt độ tự bắt cháy là nhiệt độ thấp nhất tại đó hỗn
hợp có thể cháy được mà không cần có mồi lửa từ ngoài.
Nhiệt độ tự bắt cháy phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp cháy, thể tích
hỗn hợp cháy, áp suất, phương pháp xác định nó. Chất xúc tác cũng có ảnh
hưởng đến nhiệt độ tự bắt cháy. Thành bình phản ứng cũng xem như một loại
xúc tác. Thành bình bằng thạch anh làm giảm nhiệt độ tự bắt cháy của xăng đi
1000C, và bằng platin gần 3000C so với thành bình bằng sắt. Chì tetraetilen,
pentacacbonil sắt và các chất ức chế khác với một lượng nhỏ có thể tăng đáng
kể nhiệt độ tự bắt cháy (tới 1000C hoặc hơn).
Bằng nhiều thực nghiệm người ta đã xác định được rằng: Hỗn hợp giữa
hơi khí cháy với không khí đạt thành phần tỷ lượng sẽ có nhiệt độ bắt cháy
thấp nhất. Tăng hàm lượng chất cháy trong hỗn hợp cao hơn so với thành
phần tỷ lượng nhiệt độ tự bắt cháy càng tăng. Nếu như thay không khí bằng
oxi nguyên chất thì nhiệt độ tự bắt cháy của hỗn hợp sẽ giảm.
Đối với hiđrôcacbon trong cùng một dãy đồng đẳng thì chất đầu tiên có
nhiệt độ tự bắt cháy cao nhất vì phân tử cua nó bền với oxi. Phân tử lượng của
nó càng tăng nhiệt độ tự bắt cháy càng giảm. Ví dụ, nhiệt độ tự bắt cháy của
benzen là 5910C, của tôluen là 5670C.
Các hiđrôcacbon no, không no, thơm và vòng napten có cùng số
nguyên tử cacbon thì loại thơm có nhiệt độ tự bắt cháy cao nhất, và loại
parafin - thấp nhất.
Trong các đồng phân thì loại hiđrô cacbon mạch nhánh có nhiệt độ tự
bắt cháy cao hơn so với loại mạch thẳng. Nhiệt độ tự bắt cháy của
hiđrôcacbon cao hơn so với dẫn xuất tương ứng của chúng (như alđêhit,
rượu…). Độ nhớt của hiđrôcacbon càng cao nhiệt độ tự bắt cháy càng thấp.
Đa số các chất cháy thể lỏng, khi có nhiệt độ tự bắt cháy trong khoảng
400 - 7000C. Nhiệt độ tự bắt cháy của các chất rắn rất khác nhau. Nhiệt độ tự
bắt cháy của gỗ, than bù, than nâu, than đá nằm trong khoảng 250 - 450 0C tuỳ
theo lượng chất bốc. Kẽm, nhôm, magezi, cốc có nhiệt độ tự bắt cháy trong
khoảng 450 - 8000C.. Nhiệt độ tự bắt cháy của nhiên liệu rắn càng thấp nếu độ
mịn của nó càng cao, hàm lượng cacbon trong nó càng thấp, hàm lượng oxi
trong nó càng cao.
Để xác định nhiệt độ tự bắt cháy có 4 phương pháp chủ yếu: phương
pháp nạp, nén, dòng và nhỏ giọt. Bốn phương pháp này khác nhau chủ yếu ở
cách gia nhiệt, trộn khí hoặc hơi chất cháy với chất oxi hoá. Phương pháp
"nạp" xác định nhiệt độ tự bắt cháy tiến hành như sau :
- Bình phản ứng 1 điện gia nhiệt bằng lò điện 2; hỗn hợp hơi hoặc khí
với không khí được chuẩn bị trước và gia nhiệt sơ bộ đến một nhiệt độ nhất
định từ bình trộn 6 qua van 4 vào bình phản ứng. Nhiệt độ thấp nhất tại đó
hỗn hợp trong bình phản ứng bắt cháy được gọi là nhiệt độ tự bắt cháy cuả nó.
Phương pháp "nhỏ giọt" là phương pháp phổ biến nhất dùng xác định
nhiệt độ tự bắt cháy của hơi chất lỏng :
- Lò điện được nung sơ bộ đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tự bắt cháy dự
kiến của chất lỏng ta định thử khoảng 100 - 150 0C. Dùng pipet nhỏ chất lỏng
thành từng giọt vào cốc thạch anh đặt sẵn trong lò. Quan sát thí nghiệm qua
một khe hở đứng ở thành lò. Nhiệt độ thấp nhất tại đó ta thấy hơi của chất
lỏng bắt cháy được coi là nhiệt độ tự bắt cháy của nó.
Hỗn hợp chất cháy và chất oxi hoá chỉ có thể cháy trong một khoảng
nồng độ nhất định, ngoài khoảng đó thì quá trình cháy không xảy ra. Khoảng
nồng độ giới hạn đó gọi là giới hạn cháy nổ hay giới hạn lan truyền ngọn lửa.
Nồng độ thấp nhất của khí và hơi ở tỏng không khí có thể gây ra nổ gọi là
giới hạn nổ dưới. Ngược lại, nồng độ cao nhất của hơi và khí trong không khí
có thể gay ra nổ trên gọi là khoảng nổ (hay giới hạn nổ) của một chát. Khoảng
nổ còn có thể gọi là khoảng bắt cháy.
Khoảng nổ càng rộng thì chất đó càng nguy hiểm về cháy và nổ.
Khoảng nổ của một chất không phải là một hằng số. Nó biến đổi tuỳ theo
nhiệt độ, áp suất, tạp chất, mồi bắt cháy và chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ
khí trơ ở trong hỗn hợp.
Giới hạn nồng độ thường biểu diễn bằng phần trăm thể tích, bằng nồng
độ trọng lượng (mg/l). Những giá trị về giới hạn nồng độ nổ ghi trong các sổ
tay tra cứu thường cho ở điều kiện áp suất khí quyển và nhiệt độ trong phòng.
Khi tăng cao nhiệt độ miền bắt cháy sẽ được mở rộng. Cứ tăng nhiệt độ lên
1000C thì giới hạn nổ dưới sẽ giảm đi 10% và giới hạn nổ trên sẽ tăng lên
15% so với giá trị ban đầu tương ứng của nó.
Tăng áp suất đến 30 - 40al thực tế không gây ảnh hưởng lên giá trị giới
hạn nồng độ nổ. Nhưng giảm áp suất thì gây ảnh hưởng lớn lao lên giới hạn
nổ. áp suất càng thấp khoảng nổ càng thu hẹp lại. ứng với một nhiệt độ nhất
định ta có thể tìm được một áp suất cực tiểu (hay gọi là áp suất tới hạn), tại đó
giới hạn nổ dưới và trên trùng nhau.
Khi biến đổi thành phần của hỗn hợp bằng cách đưa thêm vào đó một
chất nào khác hoặc thay thế một cấu tử của hỗn hợp bằng một chất khác sẽ
làm thay đổi rõ rết khoảng bắt cháy. Trong môi trường oxi khoảng nổ được
mở rộng đáng kể. Khi đó giới hạn dưới hầu như không biến đổi, nhưng giới
hạn trên thì tăng mạnh. Thêm chất cháy vào, ngược lại, làm giảm khoảng bắt
cháy vì giảm giới hạn trên.
Để xác định giới hạn nồng độ nổ của hỗn hợp hơi, khí với không khí có
nhiều cách khác nhau. Nguyên lý chung là cho vào ống nổ một hỗn hợp ta
định thử có nồng độ đã chọn trước. Đồng thời đưa vào hỗn hợp ở trong ống
nổ một mồi lửa. Mồi lửa có thể là một sợi dây nung đỏ, một tia lửa đienẹ hoặc
thành phần của một hỗn hợp nổ thì nó sẽ nổ và xuất hiện ngọn lửa.
Trong hình 19-5 đưa ra một kiểu dụng cụ để xác định giới hạn nồng độ
nổ của hỗn hợp khí với không khí. Để xác định giới hạn nồng độ nổ dưới
người ta chuẩn bị một hỗn hợp có nồng độ chất cháy thấp hơn so với tính toán
là 20 - 30%. Để xác định giới hạn nồng độ nổ trên người ta chuẩn bị một hỗn
hợp có nồng độ chất cháy cao hơn so với tính toán là 20 -30%. Dùng bơm
chân không 2 hút hết không khí ra khỏi dụng dụ đến khi áp suất còn lại là 3-
5mm cột thuỷ ngân và qua van 9 ta đưa vào dụng cụ một lượng khi cháy đã
tính trước, sau đó nạp không khí vào đầy dụng cụ cho tới khi áp suất trong
dụng cụ cân bằng với áp suất khí quyển.
Liều lượng của khí cháy tính theo áp suất riêng phàn P (mm Hg):

trong đó: K- nồng độ đã cho của chất cháy, % thể tích;


P1: áp suất khí quyển, mm Halogen.
Tiếp theo, dùng quạt gió 3 vận chuyển hỗn hợp để khuấy trộn nó trong
5 phút; đóng khoá 7, 11; mở tấm thủy tinh 6 và nhanh chóng đốt cháy hỗn
hợp bằng điện cực 5. Nếu sau 3 lần đóng mạch điện hỗn hợp không bắt cháy
hoặc ngọn lửa xuất hiện không lan truyền hết toàn bộ thể tích bình phản ứng
thì phải làm lại thí nghiệm. Trong lần thí nghiệm sau đó để xác định giới hạn
nổ dưới ta tăng dần dần và để xác định giới hạn nổ trên ta giảm dần dần áp
suất riêng phần của chát cháy trong hỗn hợp đi 1mm Halogen trong mỗi thí
nghiệm. Nếu tỏng lần thứ nhất mà ngọn lửa lan truyền trong toàn bộ thể tích
bình thì ở những thí nghiệm sau ta lại giảm (khi xác định giới hạn nổ dưới)
hoặc tăng (khi xác định giới hạn nổ trên) nồng độ chất cháy một cách tương
ứng như ở trên.
Giới hạn nổ cần tìm sẽ là nồng độ chất cháy trong không khí ứng với
trường hợp ngọn lửa lan truyền đến hết thể tích khí trong ống phản ứng và sau
đó khi giảm (ứng với giới hạn dưới) hoặc tăng (ứng với giới hạn trên) áp suất
riêng phần của khí đi 1mm Halogen mà ngọn lửa không lan truyền được nữa
trong toàn bộ thể tích hỗn hợp. Thí nghiệm cần được tiến hành ít nhất 3 lần.
Để tính toán giới hạn nổ dưới (Nd) và giới hạn nổ trên (Nt) của chất
cháy có thể dùng công thức thực nghiệm sau:
thể tích =
trong đó: Q - số nguyên tử gam oxi cần thiết để đốt cháy 1 mol chất
cháy.
Vt - thể tích 1 mol khí ở nhiệt độ trong phòng l
M- khối lượng của 1 mol cấu tử cháy trong hỗn hợp g.
Khối lượng phân tử của cấu tử cháy trong cùng dãy đồng đẳng càng
tăng, giới hạn nổ dưới và trên càng giảm, trong đó giới hạn trên giảm nhanh
hơn cho nên khoảng nổ cũng thu hẹp lại. Cấu tạo nhánh của hiđrôcacbon làm
giảm nhiệt độ bùng cháy của nó do tăng áp suất hơi bão hoà của chất lỏng,
đồng thời lại làm tăng giới hạn nổ dưới, do đó làm thu hẹp vùng bắt cháy. Ví
dụ, trong cùng một điều kiện như nhau propanol và izopanol có nhiệt độ bùng
cháy tương ứng là 20 và 8 0C, giới hạn nổ dưới là 2,02 và 2,25%, giới hạn nổ
trên là 13, 55 và 11, 65%.
Trong sản xuất thường gặp những hỗn hợp khí phức tạp bao gồm nhiều
chất khác nhau. Giới hạn nổ của hỗn hợp có thể tính gần đúng theo công thức:

(19-4)
trong đó:
Nt- giới hạn nổ trên (hoặc dưới) của hỗn hợp, %.
K1, K2, … Kn, nồng độ tương đối của mỗi khí cháy có trong hỗn hợp,
% thể tích; (tất nhiên K1 + K2 +… + Kn = 100);
N1, N2,…., Nn giới hạn nổ trên (hoặc dưới) của từng khí cháy tương
ứng có trong hỗn hợp, % thể tích.
Khi tính toán giới hạn nổ bằng phần trăm trong lượng thì K1, K2, …,
Kn phải tính tương ứng bằng phần trăm trọng lượng.
Ví dụ: Xác định giới hạn nồng độ nổ dưới Nd của hỗn hợp khí gồm
20% CO; 40%H2; 30%CH4 và 10% C2H4. Biết giới hạn nổ dưới của từng chất
tương ứng - CO - 15,s6%; H2 - 9,5%; CH4 - 6,3% và C2H2 - 4,0%.
Thay những số liệu đã cho vào công thức 19-4 ta có:

áp suất nổ có thể tính theo công thức

trong đó:
P0 - áp suất ban đầu, at;
ln - nhiệt độ nổ, 0K;
m - số mol khí sau khi nổ;
l0 - nhiệt độ ban đầu, 0K;
n - số mol khí trước khi nổ
Với đa số các chất, nhiệt độ nổ của khí nằm trong khoảng 1500 -
3000 C; áp suất khi nổ thông thường của khí và hơi không quá 11at. Khi tăng
0

nồng độ oxi cao hơn 21% thể tích; áp suất nổ tăng vọt có thể tới 20at.
Tính nổ của hơi chất lỏng còn có thể đặc trưng bằng giới hạn nhiệt độ
bắt cháy.
Giới hạn nhiệt độ dưới là nhiệt độ thấp nhất của chất lỏng tại đó hơi
bão hoà của nó tạo với không khí ở trong bình kín một hỗn hợp đã có khả
năng bắt cháy khi ta đưa một mồi lửa đến gần. Nồng độ hơi tạo ra ở giới hạn
nhiệt độ dưới sẽ tương ứng với giới hạn nồng độ nổ dưới.
Giới hạn nhiệt độ trên là nhiệt độ cao nhất của chất lỏng tại đó hơi bão
hoà của nó tạo với không khí một hỗn hợp còn có khả năng bắt cháy khi ta
đưa một mồi lửa đến gần. Nồng độ hơi tạo ra ở giới hạn nhiệt độ trên sẽ tương
ứng với giới hạn nồng độ nổ trên.
Ở nhiệt độ thấp hơn giới hạn nhiệt độ dưới và cao hơn giới hạn nhiệt độ
trên quá trình cháy không thể xảy ra.
Từ giới hạn nhiệt độ ta có thể tính chuyển ra giới hạn nồng độ bằng
công thức sau:
Nd =
trong đó :
Nd, Nt - giới hạn độ dưới và trên, % thể tích;
p1 , p2 - áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ ứng với giới hạn nhiệt độ dưới và
trên ;
p atm - áp suất khí quyển.
Trong thực tế sản xuất, để hạn chế cháy nổ ta thực hiện quá trình kỹ
thuất trong điều kiện chân không hoặc áp suất thấp. Để chữa cháy phun khí
trơ vào đám cháy. Những điều đó có thể giải thích là do khí đó ta đã tạo điều
kiện để thu hẹp khoảng nổ của hỗn họp.
Như vậy, giới hạn nhiệt độ bắt cháy, giới hạn nồng độ nổ cũng như nhiệt
độ tự bắt cháy và thời gian cảm ứng của các chất cháy là những thống số rất
quan trọng đặc trưng cho mức độ nguy hiểm về cháy nổ của chúng. Chất cháy
có thời gian cảm ứng càng ngắn, khoảng nổ càng rộng (nghĩa là giới hạn nổ
dưới càng thấp, giới hạn nổ trên càng cao) và nhiệt độ tự bắt cháy càng thấp
thì chât đó càng dễ cháy nổ, nghĩa là nó càng nguy hiểm về cháy và nổ; tại đó
những biện pháp phòng ngừa cháy nổ càng cần được xem trọng.
5. Đặc điểm cháy của các vật liệu khác nhau
Quá trình cháy của các chất rắn, lỏng, khí đều trải qua các giai đoạn
chính như sau: chuẩn bị, tự bắt cháy, cháy. Hai giai đoạn sau của quá trình
cháy của khí và chất lỏng (thực chất là cháy hơi của chất lỏng) thì giống nhau,
nhưng với chất rắn thì quá trình cháy phức tạp hơn nhiều.
Với chất khí ở giai đoạn chuẩn bị xảy ra các quá trình gia nhiệt, khuấy
trộn chất cháy với tác nhân oxi hoá, phân huỷ chất cháy. Với chất lỏng, ngoài
những quá trình như với chất khí, trong giai đoạn chuẩn bị có quá trình bốc
hơi chuyển chất lỏng thành pha lơi. Vì cháy chất lỏng chỉ thực hiện trong pha
hơi. Giai đoạn chuẩn bị với chất cháy thể rắn phức tạp hơn nhiều. Nó bao
gồm sự gia nhiệt, thoát ẩm, thoát chất bốc. Một số vật rắn còn có thêm quá
trình nóng chảy, chảy lỏng rồi mới đến quá trình phân huỷ, oxi hoá.
Sau đây ta sẽ xét riêng biệt đặc điểm cháy của các chất chất cháy thể
rắn, khí, lỏng và bụi.
a. Cháy, nổ của hỗn hợp hơi, khí và không khí.
Trong điều kiện sản xuất có thể tạo ra những hỗn hợp giữa hơi hay khí
cháy với không khí, trong đó nồng độ của chất cháy biến đổi trong phạm vi
khá rộng. Trong điều kiện nhất định hỗn hợp đó có thể gây ra cháy, nổ nguy
hiểm.
Sự bắt cháy hỗn hợp cháy trong tất cả các trường hợp đều bắt đầu từ
một điểm rồi sau đó lan truyền ra trong toàn bộ thể tích chứa hỗn hợp cháy.
Tuỳ thuộc vào tốc độ lan truyền ngọn lửa trong hỗn hợp cháy mà ta phân chia
thành quá trình cháy và quá trình nổ.
Lượng nhiệt toả ra khi thực hiện phản ứng hoá học tại lớp khí đầu tiên
sẽ bằng con dường dẫn nhiêtj mà gia nhiệt cho lớp khí tiếp theo làm cho nó
bắt đầu phản ứng: lớp khí này cháy lại tiếp tục đốt cháy lớp khi tiếp theo… cứ
như vạy cho đến khi hết toàn bộ hỗn hợp khí có trong thể tích. Sự cháy dần
dần từng lớp như vậy làm cho vùng cháy chuỷen dịch trong không gian đó và
làm cháy và là một đặc trưng quan trọng của nó. Cháy ổn định có tốc độ lan
truyền ngọn lửa từ vài milimét đến vài centimet trong một giây. Tốc độ cháy
gây nổ có thể từ hàng chục tới hàng trăm mét một giây, thậm chí cháy kích nổ
(hay còn gọi là cháy nén áp) có tốc độ lan truyền tới 1 - 4km/s.
Trong các đường ống dẫn khí có đường kính và chiều dài đủ lớn thì quá
trình cháy đầu tiên xuất hiện thường dưới dạng cháy ổn định, sau đó sẽ
chuyển dần thành cháy kích nổ. áp suất nổ có thể đạt tới 80at hoặc hơn nữa
làm phá huỷ thiết bị, các công trình bao che nếu như không có các biện pháp
phòng nổ đảm bảo. Nhiệt độ của các đám cháy hơi và khí thường không quá
14000C. Khi nổ hỗn hợp hơi, khí với không khí trong vài phần giây, nhiệt độ
có thể đạt tới 20000C. Để tránh tạo ra các hỗn hợp nổ, điều quan trọng là phải
biết tại chỗ nào sẽ tích tụ loại khí, hơi nào.
Để phát hiện và xác định nồng độ hơi khí cháy người ta dùng các
phương pháp phân tích khí thông thường, phân tích khí tự động hay máy báo
khí cháy tự động.
Khuynh hướng cháy, nổ của hỗn hợp hơi, khí cháy biểu thị bằng nhiệt
độ tự bắt cháy, giới hạn nổ.
Đặc tính cháy, nổ của vài chất thường gặp đưa ra trong bảng 3.1 dưới
đây
Bảng 3.11 Đặc tính nổ của các khí cháy
Nhiệt độ
Công
Khí cháy tự bắt Giới hạn nổ
thức
cháy C0

Dưới Trên
% thể mg/l % thể mg/l
tích tích
Amoniac NH3 651 16,0 111,2 27,0 187,7
Axetilen C2H2 335 3,5 37,2 82,0 870,0
Etan C2H6 530 3 30,1 15,0 180,0
Etilen C2H4 540 3,0 34,8 34,0 392,0
Metan CH4 550 5,0 32,6 16,0 104,2
Cacbono
CO 610 12,8 145,0 75,0 890,0
xit
Hidrô H2 530 4,15 3,45 75,0 62,5
Khí hơi
- 500-600 7,12 - 66-72 -
nước
Khí lò
- 500-600 35,0 315,0 74,0 666,0
cao
Khí lò
- 640 4,4 - 34,0 -
cốc
Khí thiên
- 550-750 3,8 - 13,2 -
nhiên

b. Cháy của chất lỏng:


Đa số các chất cháy thể lỏng nguy hiểm hơn chất cháy thể rắn, vì chúng
dễ bắt cháy hơn, cháy mạnh hơn và hơi của chúng trong không khi dễ tạo ra
một hỗn hợp nổ nguy hiểm khó dập tắt bằng nước.
Khả năng cháy của chất lỏng xác định bằng nhiệt độ bùng cháy, nhiệt
độ tự bắt cháy, giới hạn nồng độ nổ hay giới hạn nhiệt độ bắt cháy. Trong đó
đặc trưng nhất là nhiệt độ bùng cháy.
Tất cả các chất lỏng cháy đều có khả năng bốc hơi. Sự cháy của chúng
chỉ xảy ra trong pha hơi ở trên bề mặt thoáng của chất lỏng và cũng chỉ xảy ra
ở một nồng độ hơi nhất định. Nhiệt độ thấp nhất tại đó hơi của chất lỏng trong
không khí trên bề mặt thoáng của nó tạo thành một hỗn hợp có thể bùng cháy
được khi có một mồi lửa gọi là nhiệt độ bùng cháy.
Khác với hiện tượng bắt cháy, ở đây ngọn lửa chỉ bùng lên rồi tắt ngay
mà không duy trì sự cháy ổn định của chất lỏng, vì thời gian cháy bùng nhỏ
hơn thời gian hâm nóng lớp chất lỏng bề mặt tới nhiệt độ cần thiết để bốc hơi
chất lỏng. Nếu chất lỏng được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bùng
cháy của nó thì chất lỏng sẽ bốc hoiư liên tục. Khi đó ngọn lửa xuất hiện sau
khi bùng cháy sẽ được duy trì tiếp tục. Như vậy là nhiệt độ bùng cháy càng
thấp và sự chênh lệch giữa nhiệt độ bùng cháy và nhiệt độ bắt cháy càng ít.
Để xác định nhiệt độ bùng cháy người ta dùng phương pháp cốc kín
hoặc cốc hở. Mô tả cấu tạo dụng cụ và phương pháp tiến hành được trình bày
trong nhiều tài liệu về xăng dầu. Vì vậy chúng tôi không nêu ra ở đây. Dựa
vào nhiệt độ bùng cháy người ta chia chất cháy thể lỏng làm hai loại: loại dễ
bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy nhỏ hơn 450C (ví dụ như xăng, dầu hoả, ete,
…) và loại cháy được có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 45 0C (ví dụ như mazut,
glixêrin,…).
Những khâu kỹ thuật có gia nhiệt chất lỏng đế nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ bùng cháy của nó đều xếp vào loại nguy hiểm dễ cháy nổ. Khi không có
các số liệu nhiệt độ bùng cháy ta có thể tính gần đúng theo công thức thực
nghiệm của Ocman Greven:
Tbc - Ts.K
trong đó:
Tbc- nhiệt độ bùng cháy, 0K.
Ts- nhiệt độ sôi, 0K.
K - hệ số, bằng 0,736.
Ví dụ: Nhiệt độ sôi của benzen là 80,10C (Ts = 80,1 + 273 = 3530K)
Ts = 353.0,736 = 2600K hay - 130C
Tra trong sổ tay kỹ thuật thì nhiệt độ bùng cháy của benzen là - 140C
Giới hạn nồng độ có thể xác định bằng thực nghiệm hoặc tính toán. Vì
ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng, trên bề mặt thoáng của nó cũng đều có
một áp suất hơi bão hoà nhất định, cho nên giới hạn nồng độ nổ có thể biểu
thị bằng giới hạn nhiệt độ bắt cháy.
Đặc tính cháy của vài chất lỏng xem bảng 3.2.
Bảng 3.2 Đặc tính cháy của vài chất lỏng cháy
Giới hạn dưới của Giới hạn trên của Nhiệt độ
Nhiệt độ Nồng độ Nhiệt độ Nồng độ tự bắt
Chất lỏng bắt cháy, bắt cháy, bắt cháy, bắt cháy, cháy 0C
0
C % thể tích 0
C % thể
tícsh
Axeton -20 2,2 6 13 465
Axit axetic 35 3,3 76 22 454
Benzen -14 1,4 13 7,1 540
Butilaxetat 13 2,27 48 14,7 450
Dầu biến 122 - 163 - 300
thế
Dầu thoả 45 1,4 86 7,5 250
thắp sáng
Dicloêtan 8 6,2 31 16 525
Xăng A-74 -36 0,79 -7 5,16 300
Glixerin 158 3,3 240 - 400
Ligoin 2 1,4 34 6,0 380
Rượu 7 6 39 34,7 464
metitic
Rượi etilic 11 3,6 41 19,0 404
Toluen 0 1,3 30 6,7 536

c. Cháy và nổ của bụi


Bụi của các chất cháy và bụi trong khói lò rất nguy hiểm về cháy. Bụi
lắng trên các thiết bị, máy móc, các công trình có thể cháy âm ỉ và cháy. Bụi
lơ lửng trong không khí có thể tạo thành hỗn hợp nổ nguy hiểm.
Bất kỳ bụi nào cũng có thể hấp phụ được khí, kể cả không khí. Vì nhiệt
độ sôi của nitơ thấp hơn của oxi, nên dần dần trên mặt các hạt bụi sẽ giàu ôxi
hơn nitơ làm cho bụi càng dễ bị oxi hoá và bắt cháy.
Kích thước hạt bụi càng nhỏ, bề mặt riêng của nó càng lớn, độ hoạt hoá
càng cao thì nhiệt độ tự bứt cháy càng thấp và khoảng nổ càng rộng. 500g
than cháy trong không khí phải mất vài phút, nhưng 500g bụi cùng thành
phần trong cùng điều kiện như vậy có thể nổ. Điều đó chứng tỏ, bề mặt riêng
càng lớn thì tốc độ cháy càng cao.
Độ ẩm của không khí và của vật liệu sinh bụi càng tăng thì nồng độ bụi
trong không khí càng giảm và cường độ nổ càng giảm.
Phần lớn bụi cháy được có nhiệt độ tự bắt cháy khoảng 700 - 9000 C,
riêng một vài chất có thể thấp hơn, ví dụ như bồ hóng là 3600C.
Dựa vào tính cháy nổ Gotzenlo đưa ra cách phân loại bụi sau đây:
1. Bụi lơ lửng gây nổ
a. Cấp 1: Bụi dễ nổ, có giới hạn nồng độ nổ dưới nhỏ hơn 15g/m3. Ví
dụ, bụi của các chất như naptilin, lưu huỳnh, ebônit, đường, tinh bột, colofan,

b. Cấp 2: Bụi nổ, có giới hạn nồng độ nổ dưới từ 16 đến 65g/m 3. Ví dụ
như bột gỗ, bụi than bùn, thuốc nhuộm.
2. Bụi lắng gây cháy
c. Cấp 3: Bụi dễ cháy, có nhiệt độ tự bắt cháy cao hơn 250 0C. Ví dụ,
bụi than gỗ, than bán cốc, bụi bông…
d. Cấp 4: Bụi cháy, có nhiệt độ tự bắt cháy cao hơn 250 0C. Ví dụ như
bụi than có hàm lượng tro khoảng 32 - 36%, mùa cưa gỗ…
Khi xác định tính cháy nổ của bụi, trước hét phải xét đến khả năng tạo
một hỗn hợp nổ nguy hiểm và độ nhạy của nó với những mồi bắt cháy trong
không khí.
Giới hạn nồng độ nổ của bụi không phải là cố định, mà thay đổi theo
nhiệt độ của mồi bắt cháy, độ ẩm, độ tro, hiệu suất chất bốc, độ mịn của bụi.
Nếu trong hỗn hợp bụi cháy có lẫn bụi trơ như đất sét, vôi, đôlômit hoặc khí
trơ như CO2, N2, thì khả năng nổ cháy của bụi cũng giảm.
Để xác định giới hạn nồng độ nổ dưới của "khí bụi" có thể dùng dụng
cụ của viện nghiên cứu khoa học chống cháy Liên Xô (hình 19-6).
Dụng cụ này bao gồm một thân hình trụ bằng thép đường kính 106mm
và thể tích 4 lít, hai đầu có nắp đậy. ở nắp trên có vòi phun mẫu bụi ta định
thử. ở nắp dưới có đặt một dây lò so điện trở để làm mồi đốt mẫu. Khi hỗn
hợp bắt cháy, áp suất sẽ tăng và sự tăng áp suất khi đó được ghi lại trên một
tấm ảnh hay dao động kế. Quan sát, đặc điểm lan truyền ngọn lửa qua hai lỗ
nhòm ở thân dụng cụ. Giới hạn nồng độ nổ dưới của bụi chính là lượng bụi
(g/m3) ứng với khi xuất hiện nổ bụi ở trong bình.
áp suất nổ bụi không quá 4 - 6at, tuỳ theo tính chất của bụi và công suất
của nguồn sinh mồi lửa.
Giới hạn nồng độ nổ dưới của đa số hỗn hợp bụi - không khí là 2,5 -
30g/m . Còn giới hạn nồng độ nổ trên của hỗn hợp bụi-không khí phần nhiều
3

không thể có được trong thực tế. Ví dụ, đối với đường là 13,5kg/m 3, than nâu
là 4,5kg/m3,… Vì vậy, ta không quan tâm đến nó.
Tính nổ của khí-bụi còn được biểu thị bằng thời gian cảm ứng, nhiệt độ
tự bắt cháy. Tính gây cháy của bụi lắng được biểu thị bằng nhiệt độ tự bắt
cháy và khả năng tự cháy.
d. Cháy của chất rắn:
Cháy của chất rắn có hai loại: cháy không có ngọn lửa là đặc thù của
các vật liệu như cốc, than gỗ, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và cháy có
ngọn lửa - gỗ, than bùn… Cháy có ngọn lửa sáng là đặc thù của các vật liệu
hữu cơ có hàm lượng cacbon lớn hơn 60% và của các chất vô cơ khi cháy tạo
ra các sản phẩm rắn như Al 2O3, MgO, P2O5, K2O và Na2O,… Các chất hữu cơ
có hàm lượng oxi lớn hơn 50%, các hợp chất vô cơ khi cháy tạo ra các sản
phẩm thể khí là những chất khí cháy sẽ tạo ra ngọn lửa không sáng.
Các chất có thành phần hoá học phức tạp khi cháy vừa tạo ngọn lửa,
vừa sinh khói. Tuỳ thành phần của chất cháy, tuỳ quá trình cháy hoàn toàn
hay không mà khói có màu và mùi khác nhau. Cao su, chất dẻo, nhựa cháy
tạo ra khói màu đen. Nhôm, fotfo, manhê, kali, nảti cháy tạo ra khói trắng.
màng phim xeluloit, thuốc súng không khói khi cháy tạo ra sản phẩm cháy
màu nâu vàng. Gỗ cháy tạo ra khói đen phớt xám; vải bông, vải len - khói nâu
phớt xám.
Khí cháy không hoàn toàn trong đám cháy có những sản phẩm độc và
nổ. Vải bông, len, than bùn, gỗ, giấy khi cháy không hoàn toàn sẽ tạo ra 0,4%
cacbon oxit, 2,2% khí cacbonic. Khi cháy xeluloit và màng phim tạo ra 35%
CO2 và 1% HCN, đôi khi cháy còn kèm theo tiếng nổ mạnh và gây ngộ độc
cho người. Phần lớn chát dẻo, sợi nhân tạo khi cháy thường tạo ra rất nhiều
cacbon oxit, hiđroclorua, amoniac, axit xianhiđric fotgen và vài chất khác có
độc tính cao.
Tốc độ cháy các vật liệu cacbon phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phản
ứng oxi hoá, tốc độ khuếch tán oxi tới vùng cháy, bề mặt riêng của chất cháy,
nhiệt độ và áp suất. Tốc độ khuyếch tán oxi càng tăng, thì tốc độ cháy càng
tăng.
Cháy kim loại kiềm thổ (như kali, natri..) tạo thành các oxit xốp nằm lại
trên bề mặt kim loại nóng chảy. Khi cháy, kim loại chảy lỏng theo các mao
quản trong lớp xốp đó mà thấm ra ngoài rồi bị oxi hoá tại bề mặt chất xốp đó.
Kết quả là tạo ra các "nấm" gồm kim loại nóng chảy và các oxit nung đỏ. Bề
dày lớp "nấm" đó tăng theo thời gian cháy và có thể tới vài centimet.
Kim loại kiềm bắt cháy rất khó và cần nhiều thời gian. Sự bắt cháy của
kim loại kiềm chỉ xảy ra sau khi nó đã chảy lỏng, mà cũng chỉ một phần nhỏ
kim loại thôi. Khi cháy mênhê, canxi, nhôm sẽ tạo ra những đám mây trắng
dầy đặc gồm các oxit. Do đó trên bề mặt kim loại cháy nhiệt độ thường vượt
quá 15000C. Các oxit nung đỏ sẽ tạo ra một vùng sáng trông giống như ngọn
lửa. Những phôi bào của manhê, hợp kim menhê cháy rất mạnh. Phoi càng
mỏng, tốc độ cháy càng lớn. Cháy bụi manhê, nhôm xảy ra chậm. Tuy nhiên,
chỉ cần một xung lượng cơ học bất kỳ (lắc, va đập của một tia nước) cũng đủ
kích thích sự cháy và có thể chuyển nó thành nổ.
Nhiệt độ đám cháy của các vật liệu rắn phổ biến thường không quá
1300 C, đặc biệt manhê có thể tới 2000sC.
0

Khả năng cháy của chất rắn xác định bằng nhiệt độ bắt cháy, nhiệt độ
tự bắt cháy. Khái nhiệm bắt cháy và tự bắt cháy của vật rắn cũng có những
nét khác chút ít so với nghĩa thông thường của khái niệm đó.
Bắt cháy là giai đoạn đầu của quá tình cháy xuất hiện khi có mồi lửa
trần. Nhiệt độ bắt cháy là nhiệt độ thấp nhất khi đó vật bị cháy hoặc bắt đầu
cháy âm ỉ và tiếp tục cháy hoặc cháy âm ỉ sau khi bỏ mồi lửa đi. Nhiệt độ bắt
cháy của các chất rắn dao động trong khoảng 50 - 580 0C. Nhiệt độ bắt cháy là
nhiệt độ thấp nhất cần phải gia nhiệt cho vật chất để do sự tự oxi hoá tiếp tục
nó sẽ tự gia nhiệt đến khi bắt cháy. Nhiệt độ tự bắt cháy của các vật rắn
thường khoảng 30 - 5700C.
Một số chất cháy thể rắn dễ dàng bốc hơi ở nhiệt độ thường (thăng hoa)
như fotfo, naptalin,… còn được đặc trưng bằng nhiệt độ bùng cháy.
Chỉ số độ cháy được biểu diễn bằng tỷ số:
K=
trong đó:
K - chỉ số độ cháy;
Qt: Lượng nhiệt toả ra của mẫu khi thử nó trong calorimet ứng với một
nhiệt độ nhất định của mồi lửa, kcal.
Qm- nhiệt lượng của mồi lửa, kcal.
Vật chất có K  2,1 là loại dễ cháy
K < 0,5 khó cháy
K = 0 - không cháy.

6. Sự tự cháy và phân loại vật chất theo nguyên nhân tự cháy


Quá trình oxi hoá không chỉ xảy ra trên bề mặt tiếp xúc của chất bị oxi
hoá với oxi. Những vật rắn, đặc biệt là than, có khả năng hấp thụ khí, kể cả
không khí, lên bề mặt của nó. Trong những vật chất cháy thể rắn do có bề mặt
phản ứng lớn và lớp không khí hấp thụ trên bề mặt đó giàu oxi cho nên tốc độ
phản ứng oxi hoá tăng mạnh. Nếu lượng nhiệt toả ra khi oxi hoá không tản ra
môi trường xung quanh mà tích luỹ lại trong những vật liệu xốp và có độ dẫn
nhiệt nhỏ thì lượng nhiệt đó sẽ làm tăng nhiệt độ và do đó làm cho tốc độ quá
trình oxi hoá được tăng cao lên nữa. Quá trình cứ phát triển như vậy đến một
lúc nào đó vật chất sẽ bị cháy. Các quá trình trùng hợp, sinh học, lý học (như
ma sát, va đập…) cũng phát nhiều nhiệt và có thể gây ra tự cháy.
Quá trình tự gia nhiệt cho vật chất mà chấm dứt bằng sự cháy gọi là tự
cháy. Nhiệt độ tương ứng tại đó vật chất bị cháy gọi là nhiệt độ tự cháy.
Nhiệt độ tự cháy càng thấp, chất đó càng dễ cháy. Quá trình tự cháy có
thể bắt đầu ngay ở nhiệt độ thường.
Dựa vào nguyên nhân tự cháy người ta chia vật chất ra làm 4 nhóm:
Nhóm 1. Vật chất có nguồn gốc thực vật.
Ví dụ như vật liệu hạt, cám cưa… Trong những vật chất đó ở nhiệt độ
60 - 700C xảy ra các quá trình sinh học. Các quá trình đó chuyển thành các
quá trình hoá học (oxi hoá) và chấm dứt bằng sự tự cháy. Đặc biệt là gỗ, dưới
tác dụng kéo dài của nhiệt nó bắt đầu bị phân huỷ và oxi hoá. Do đó nhiệt độ
tự bắt cháy của gỗ có thể giảm đến 110 - 1300C.
Nhóm 2. Than bùn, than nâu, than đa
Do đặc điểm cấu tạo phân tử của mình mà than bùn, than nâu, than đá
và antraxit ít nhiều đều có khả năng tự oxi hoá, rồi tự cháy. Than càng già,
khả năng tự cháy càng giảm. Với than bùn ngay ở nhiệt độ 60 0C do các quá
trình sinh vật học, trùng hợp, oxi hoá axit humic và licnin, sau đó than hoá,
khi nhiệt độ đạt 120 -1400C. nó tự cháy.
Nhóm 3. Dầu, mỡ. Nguy hiểm nhất là dầu, mỡ thực vật vì có các hợp
chất hữu cơ không no dễ dàng bị oxi hoá và trùng hợp. Ví dụ như dầu lanh.
Dầu, mỡ động vật, dầu khoáng có khả năng trùng hợp và oxi hoá kém
hơn.
Đặc biệt nguy hiểm là các vật liệu xốp cháy được có dính dầu thực vật:
rẻ lau, quần áo, vải dính dầu mỡ thực vật. Bề mặt sợi vải lớn, dầu mỡ thấm và
loang ra trên vải dễ bị oxi hoá, trùng hợp. Đó là các phản ứng toả nhiệt. Do độ
dẫn nhiệt của vải nhỏ ở nhiệt độ bình thường đã có thể xảy ra sự gia nhiệt vải,
qua 3 - 4 giờ sau có thể tự cháy.
Nhóm 4. Hoá chất và hỗn hợp hoá học.
Các chất thuộc nhóm này lại được chia ra làm 3 phân nhóm:
Phân nhóm 1: Các chất tự bắt cháy khi gặp không khí, như phôpho
trắng, bụi kẽm, bụi nhôm, foftfon, than gỗ mới chế, bồ hóng, hợp chất cơ khí,
sunfit kim loại,…
Phân nhóm 2: Các chất tự bén lửa khi gặp nước, như kim loại kiềm,
cacbit của canxi và của kim loại kiềm, hiđrit của các kim loại kiềm, và kiềm
thổ, hiđrounfit natri, silan…
Đó là những chất khi tác dụng với nước sẽ tạo ra những khí cháy được
Ví dụ:
2Na + 2H2O = 2NaOH + H2
hay CaC2 + 2H2O = C2H2 + Ca(OH)2.
trong đó H2, C2H2 là những khí dễ bén lửa.
Cacbit của kim loại kiềm (Na2C2, K2C2) khi gặp nước sẽ xảy ra phản
ứng nổ.
Phân nhóm 3: Các chất oxi hoá gây ra sự bắt cháy khi trộn chúng với
các chất hữu cơ. Ví dụ oxi, halogen, axit nitric, peroxit, bari, peroxit natri,
anhidrit cromic, dioxit chi, cloral, perclorat, clorua vôi (Ca(Cl)OCl)… Đó là
vì khi phản ứng với các chất hữu cơ chúng sinh ra oxi, halogen ở trạng thái
nguyên tử rất hoạt hoá hoặc gây ra phản ứng nổ nguy hiểm.
Nhiều hợp chất khi phản ứng với halogen sẽ tự cháy và nổ dưới tác
dụng của ánh sáng như hiđrô, metan, axetilen, etilen, … Hoặc các hợp chát
như CCl4, CBr4 ở 65 - 700C phản ứng với kim loại kiềm sẽ gây nổ.
Peroxit natri (Na2O2) và kali (KsO2) khi có mặt một ít nước sẽ làm bắt
cháy bột nhôm, bột than, lưu huỳnh…
Các khí khác
ống dẫn hơi nhiệt sơn đỏ
ống dẫn nước sơn xanh
ống dẫn nước cứu hoả sơn da cam
Đối với các bình chứa những chất có thể gây nên cháy nổ như
các bình đựng oxi, sinh hơi hàn, các hoá chất có thể cháy khác thì cần tuân
theo các quy định về mặt phòng hoả như không được để các vật liệu dễ bốc
cháy dễ bốc cháy gần các thiết bị này,tại các chỗ lấy khỉ ra phải không được
bơm dầu mỡ. Các trạm đặt máy nén khí phải đặt xa những vùng có chứa
những khí có thể tự cháy, những hỗn hợp dễ bốc cháy, dễ gây nổ. Nhiệt độ
không khí trong trạm phải không quá 30 0C, còn nhiệt độ không khí ở những
nơi đặt các bình chịu áp lực khác thì cũng không được qúa 400C. Những vật
liệu đệm cho các mặt bích trên đường ống dẫn không khí nén phải là những
vật liệu ổn định dưới tác dụng của nhiệt, của ẩm, của dầu. Không cho phép
dùng giấy cáctông, cao su và những vật liệu dễ bốc cháy khác làm vật liệu
đệm.
Nhà đặt lò hơi, các bình chịu áp lực, trạm máy nén khí phải xây dựng
bằng những vật liệu không bị cháy như tường gạch. Tất cả các cửa trong gian
nhà phải mở ra phía ngoài. Nhìn chung khu vực đặt các thiết bị chịu áp lực
phải đặt cách xa nhà ở, nơi hội họp đông người. Chỉ những lò hơi có tích số
đặc điểm(t-100)V 100, (trong đó t- nhiệt độ sôi ở áp xuất làm việc của
lò,0C; V- thể tích chứa nước của lò, m 3); thì mới được phép đặt trong hay trên,
dưới nền sản xuất và chỉ những lò có tích số đặc điểm(t-100) V ,(trong đó t-
nhiệt độ sôi ở áp suất
Khoảng cách từ các kho chứa các bình chịu áp lực đến các khu nhà
được chọn phụ thuộc vào số lường bình chứa trong kho, tính chất của khu nhà
NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC Ở HỆ
THỐNG CLO
1- Đào tạo hướng dẫn nhân viên làm việc với hệ thống clo.
Các nhân viên thường xuyên làm việc trực tiếp với hệ thống clo phải
được hướng dẫn cụ thể việc sử dụng các trang bị an toàn .
Giới thiệu các đặc tính và ảnh hưởng sinh học của clo đối với sức khoẻ
con người và các vi sinh vật.
Hướng dẫn định kỳ thực tập các vấn đề sau:
- Mục đích, vai trò và cách sử dụng thiết bị cấp cứu clo, thiết bị cứu hoả, báo
cháy và thiết bị đóng cắt như van công tắc...
- Sử dụng trang bị cấp cứu tiêu chuẩn clo A, B, C.
- Vai trò, mục đích và sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhyân.
- Vai trò, mục đích và sử dụng phun nước an toàn, rửa mắt, phun bọt hoặc
nguồn nước ngầm dùng để cấp cứu.
- Vai trò, mục đích và cách sử dụng các thiết bị trợ giúp ban đầu đặc biệt
2- Thiết bị bảo vệ cá nhân.
- Tiếp xúc và sử dụng.
+Việc rò rỉ clo ra ngoài có thể xẩy ra bất cứ lúc nào do đó thiết bị bảo vệ cá
nhân sử dụng khi khẩn cấp cần có sẵn ngay bên cạnh nơi có thể bị ô nhiễm.
Nếu clo được sử dụng trong khu vực cách ly rộng rãi thì thiết bị bảo vệ cá
nhân cần để gần các điểm sử dụng.
- Thiết bị hô hấp
+ Tất cả nhân viên khi đi vào vùng có chứa và sử dụng clo cần mang theo
hoặc có ngay thiết bị hô hấp. Thiết bị hô hấp cần được lựa chọn trên cơ sở
mức độ nguy hiểm và độ rò rỉ khí. Cần sử dụng thiết bị hô hấp khi thao tác
nối vào hoặc tách bình chứa khỏi hệ thống.
+ Thiết bị hô hấp hoá chất hoặc mặt nạ khí tạo ra sự bảo vệ ngắn hạn đầy đủ
bằng việc cung cấp lượng ôxy trong không khí lớn hơn 19,5% và nồng độ clo
không vượt quá định mửctong thiết bị. Thiết bị tự thở chứa áp lực theo yêu
cầu có mặt nạ che kín được dùng để thực hiện công việc khi clo có thể lan ra
trừ khi mẫu không khí xác định rằng nồng độ clo thấp hơn thiết bị bảo vệ hô
hấp.
+ Thiết bị thở tự chứa cần được đặt tại hiện trường gần nơi cất giữ clo và khu
vực sử dụng cần phải dễ tiếp cận với những người có trách nhiệm đã qua đào
tạo.
+ Các thiết bị cấp cứu cần phải bảo dưỡng và thử nghiệm thường xuyên.
- Vào làm việc tại các khu vực hạn chế.
+ Để vào làm việc ở các khu vực hạn chế cần phải thực hiện đầy đủ các quy
định sau:
+ Các công nhân vào khu vực hạn chế phải được trang bị thở thích hợp và các
thiết bị bảo hộ khác.
+ Các công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động và dây cứu hộ
+ Liên tục có người quan sát trong khu vực hạn chế.
+ Người quan sát hoặc bất kì người nào khác sẽ không được vào khu vực hạn
chế để cứu nạn nhân nếu không mang thiết bị bảo vệ phù hợp, quần áo bảo hộ
, dây cứu hộ , có người đi cùng.
3- Công tác y tế và trợ giúp ban đầu
a- Đặc tính chung
 Khí clo là một chất có tính kích thích mạnh đường hô hấp kể cả khi
nồng độ thấp dưới 1ppm và dễ phát hiện. Nồng độ tăng từ khi nhận biết 1
ppm đến khi có biểu hiện riêng ró rệt ở nồng độ trên 5ppm chất khí có mùi rất
khó chịu, con người không thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn.
b- Độc hại cấp tính.
Trong khu vực nguy hiểm ở mức độ ngửi được, sau vài giờ sẽ gây khó
chịu nhẹ ở mắt và màng nhầy trên cơ quan hô hấp. Khi nồng độ tăng làm tăng
sự khó chịu trên mắt, gây ho rít và khó thở. khi thời gian kéo dài và nồng độ
tăng, người nhiễm độc sẽ liên tục ho và khó thở hắt hơi , sổ mũi và chảy nước
bọt quá mức. ở mức độ nhiễm độc cao có thể gây tử vong do ngạt thở.
Chất clo lỏng khi tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc da sẽ gây ra sự kích
thích tại chỗ hoặc bỏng.
c- Độc hại mãn tính.
Sự khuyếch tán khí clo nồng độ thấp qua nhiều kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học cho thấy khí clo ở nồng độ thấp không ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
d- Các biện pháp ngăn ngừa.
- Kiểm tra sức khoẻ.
Kiểm tra định kỳ với các công nhân làm việc với hệ thống clo,
Giám sát chủ yếu các bệnh về hô hấp, về mắt
- Sơ cứu ban đầu.
Sơ cứu ban đầu là xử lý tạm thời đối với các trường hợp bị ảnh hưởng
trước khi có những chỉ dẫn y tế hoặc chữa trị chính thức. Không được dùng
mồn để hô hấp nhân tạo cho người bị bất tỉnh hoặc bị co giật.
- Trợ giúp hô hấp.
Trong mọi trường hợp trước tiên đưa nạn nhân đến khu vực không có
khí clo. Nếu có hiện tượng ngừng thở thì phải cấp cứu phục hồi tim ngay lập
tức. Nếu chưa ngừng thở người bị nạn cần được đặt vào vị trí thoải . Trường
hợp nặng đặt bệnh nhân nằm xuống . Đầu và thân nâng cao 45  60o tác động
để nạn nhân thở chậm và sâu, sau đó điều chỉnh lượng ôxy để hít thở càng
nhanh càng tốt.
- Quản lý thiết bị ôxy
Thiết bị phù hợp cho việc điều chỉnh ôxy cần được đặt sẵn ở hiện
trường hoặc hoặc gần nơi thiết bị cấp cứu. Các thiết bị này cần được kiểm tra
và thử nghiêm định kỳ đảm bảo sự sẵn sàng làm việc bất kỳ lúc nào.
- Tiếp xúc với da
Nếu clo lỏng đã tiếp xúc với da hoặc quần áo, cần phải tắm cấp cứu
ngay lập tứcvà quần áo bị ngấm clo được cởi ra trong khi tắm. Xối nước
mạnh vào chỗ da bị nhiễm trong khoảng 15 phút hoặc lâu hơn. Sự bỏng nhiệt
do nhiệt lạnh của clo lỏng nguy hiểm hơn các phản ứng hoá học giữa clo và
da.
- Iiếp xúc với mắt.
Nếu mắt bị tiếp xúc với clo với bất kỳ hàm lượng nào đều phải được rửa
nước ngay lập tức bằng dòng nước chảy mạnh hoặc phun nước trực tiếp ít
nhất 15 phút
(Không bao giờ được dùng chất trung hoà)
Mi mắt phải được banh ra khi rửa mắt đảm bảo nước tiếp xúc trực tiếp
với các mô và mi mắt. Ngay lập tức phải có trợ giúp về y tế. Nếu không có trợ
giúp của y tế thì có thể kích thích mắt tiếp tục trong khoảng thời gian 15 giây
đến 1 phút. cần tiếp tục dùng nước trừ khi có ý kiến của người chăm sóc có
chuyên môn.
Những ảnh hưởng đến sinh lý của các chất khí đối với con người.
Tất cả 3 loại khí đều gây kích thích tới mắt , mũi, cổ, và phổi . Khi để
khuyếch tán với nồng độ cao một trong số các chất này sẽ gây tai hoạ các ảnh
hưởng về sinh lý của mỗi chất được liệt kê ở bảng sau:
Thể tích khí trên 1/106 của thể tích không khí
ảnh hưởng
Clo Sunfuadioxit Amôniắc
Phát hiện thấy mùi 3,5 3 5 50
Rát cổ 15,1 8  12 400
Ho 30,2 20 1720
Nguy hiểm trong 3060 phút 40  60 400  500 2500  4500
Mỗi loại khí để hở đều có mùi hắc. Do đó dế phát hiện và đó là
điều không tốt cho bất kỳ ai vẫn có mặt khu vực ô nhiễm.
4.4. Các biện pháp phòng ngừa.
Các rào chắn.
Khu vực nhà clo đều phải bố trí rào chắn để ngăn ngừa những người
không nhiệm vụ không được tự ý vào trong khu vực khi chưa được sự cho
phép của trực ca vận hành.
Bố trí thiết bị hệ thống lắp đặt trong nhà do đó phòng phải được thông
gió tốt. cửa phòng được thiết kế mở ra ngoài và khoá ngoài. Trên cửa nên ghi
hoặc treo biển báo để cảnh báo không cho người lạ mặt vào . Phòng phải
được lắp đặt quạt thông gió phù hợp .
Các mặt nạ phòng độc
Các mặt nạ phòng độc phải phù hợp với loại khí . và đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn phòng độc.
Tất cả những người làm việc ở hệ thống Clo đều phải được học quy
trình an toàn khi làm việc nơi khu vực có độc hại. Tất cả các trang bị phòng
độc được trang bị đều phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.
Cấp cứu ban đầu
Các biện pháp cấp cứu ban đầu khi xẩy ra nhiễm độc. Cần nhanh chóng
đưa nạn nhân xa khu vực bị rò rỉ khí Clo ngược hướng gió và làm các biện
pháp sơ cứu cần thiết và kịp thời thông báo hoặc đưa nạn nhân tới cơ sở y tế
gần nhất.
4.5 - Các biện pháp an toàn
Khi phát hiện thấy có dấu hiệu rò rỉ tất cả mọi người cần phải tránh xa
khỏi vị trí ô nhiễm. Nhân viên trực vận hành cần treo biển báo , rào chắn
quanh khu vực và thông báo cho trưởng ca, trưởng kíp lò máy, máy trưởng
biết để có biện pháp xử lý và hỗ trợ kịp thời.
Chỉ những người đã qua đào tạo và sử dụng đúng các mặt nạ phòng độc
hoặc các trang bị bảo vệ hô hấp khác mới được tiến hành kiểm tra rò rỉ

PHẦN IX
CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT
Trong khi làm việc hoặc trong cuộc sống, nếu thấy có người bị điện giật,
bất cứ người nào cũng phải có nhiệm vụ cứu chữa nạn nhân.
Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện mà được cấp cứu kịp thời và đúng
phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao.
Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân được cấp cứu ngay trong phút đầu
tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống
chỉ còn 25%.

Thời gian (phút) 1 2 3 4 5


Tỉ lệ % nạn nhân được cứu sống 98 90 70 50 25

Có 2 bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện là:


1- Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
2- Cấp cứu nạn nhân tại chỗ.

- CÁCH TÁCH NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT


RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
Khi có người bị tai nạn điện phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi
mạch điện. Khi cứu, cần chú ý những điều sau đây để vừa cứu nạn nhân vừa
tránh không bị điện giật:
1. Trường hợp cắt được mạch điện
Cách tốt nhất là cắt điện bằng những thiết bị đóng, cắt gần nhất như: công
tắc điện, cầu chì, hoặc rút phích cắm, cầu dao, máy cắt ... Khi cắt cần lưu ý:
1-a. Nếu mạch điện bị cắt cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn
bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
1-b. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó
rơi xuống.
2- Trường hợp không cắt được mạch điện
Trong trường hợp này cần phân biệt người bị nạn đang bị chạm vào điện hạ
áp hay điện cao áp để áp dụng các cách sau:
2-a. Nếu là điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ
khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo găng cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách
ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm
áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện
hoặc đẩy nạn nhân để tách ra. Cũng có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu cán
bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì như vậy người
đi cứu cũng bị điện giật.
2-b. Nếu là mạch điện cao áp thì tốt nhất người cứu phải có ủng và găng
cách điện. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
Có thể dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả pha làm
ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách người ra khỏi mạch điện.
- CỨU CHỮA NẠN NHÂN
SAU KHI ĐÃ TÁCH KHỎI MẠCH ĐIỆN
Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào các hiện
tượng sau đây để xử lý cho thích hợp:
1- Nạn nhân chưa mất tri giác
Khi người bị điện giật chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim
còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc
cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế
gần nhất để theo dõi chăm sóc.
2- Nạn nhân mất tri giác
Khi người bị nạn mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt
nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió), nới rộng
quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, cho nạn nhân ngửi
amôniắc, nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác
sỹ đến để chăm sóc.
3- Nạn nhân đã tắt thở
Nếu người bị nạn không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống
như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt
lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến
hành làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt ngay. Phải làm liên tục, kiên trì
cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
- PHƯƠNG PHÁP LÀM HÔ HẤP NHÂN TẠO
VÀ HÀ HƠI THỔI NGẠT
Làm hô hấp nhân tạo có hai phương pháp
1- Phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt
vào). Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp
vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón
tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm o1-2-3 rồi lại từ từ thả tay, thẳng
người đếm nhẩm o4-5-6. Cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút, đều đều theo
nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết
định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có
một người cứu.
2- Phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo tròn
lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra và
một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi. Nếu mồm mím chặt thì lấy que cứng
(không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu (2030) cm, 2 tay
cầm lấy 2 tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho
hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau (23) giây nhẹ nhàng đưa tay
nạn nhân gập lại và lấy sức mình ép 2 tay nạn nhân lên ngực. Sau (23) giây
lặp lại các động tác trên. Cố gắng làm từ (1618) lần trong một phút. Làm
thật đều và đếm o1-2-3 cho lúc hít vào, o4-5-6 cho lúc thở ra. Làm liên tục
cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của
y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn
phương pháp nằm sấp, nhưng phải có 2 người.
V- PHƯƠNG PHÁP HÀ HƠI THỔI NGẠT
KẾT HỢP ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
(Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm
nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu đứng (hoặc
quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo 2 bàn tay lên ngực trái (vị trí của tim) rồi
dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực nạn nhân bị nén
xuống (34) cm. Sau khoảng 1/ giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân
trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút. Đồng thời với động tác
ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi. Tốt nhất nếu có miếng gạc hoặc khăn
mùi soa đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt
mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào
thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát mồm
vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi
vào mũi khi không thổi vào mồm được). Hà hơi cho nạn nhân từ (14 16)
lần/1 phút. Điều quan trọng là phải kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau,
nếu không động tác này sẽ phản lại động tác kia. Cách phối hợp đó là: cứ thổi
ngạt 1 lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở
khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi
nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: Lần lượt thay đổi các
động tác, cứ (23) lần thổi ngạt thì lại chuyển sang (46) lần ấn vào lồng
ngực.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người bị tai nạn điện giật là một công việc
khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động
dùng phương pháp cấp cứu cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để
cứu. Chỉ được phép cho là nạn nhân đã chết rồi khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn
thân. Ngoài ra phải coi như nạn nhân chưa chết.
PHẦN X
CÂU HỎI KIỂM TRA ATVSLĐ ĐỊNH KỲ
Câu 1: Nghĩa vụ của người lao động?
A. Chấp hành những quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
B. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư
hỏng thì phải bồi thường;
C. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm,
tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người
sử dụng lao động.
D. Cả A, B và C.
Câu 2: Quyền của người lao động?
A. Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện lao động an toàn,
vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động;
B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của
mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc
nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục;
C. Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người
sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng
các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động,
thoả ước lao động.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 31/10/1998 quy định trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất hoặc chức vụ
tương đương như thế nào?
1 - Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc
quyền quản lý chấp hành đúng qui trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý
sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện
KTAT và cấp cứu y tế.
2 - Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn và vệ sinh, kết hợp với
ATVSV tổ chức thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời
các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động
sản xuất.
3 - Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh
trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra TNLĐ,
sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Kiểm điểm, đánh giá tình trạng an toàn, VSLĐ và việc chấp hành các
qui định về BHLĐ trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất
của tổ.
4- Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ
trình độ nghề nghiệp và kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận
công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính
mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng xử lý.
Tổ trưởng sản xuất ph¶i thực hiện các trách nhiệm:
A. 1 và 4. B. Cả 1, 2, 3 và 4.
C. 1, 2 và 4. D. 2 và 3.
Câu 4: Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 31/10/2005 quy định các trách nhiệm dưới đây, quản đốc phân xưởng
hoặc các bộ phận tương đương phải thực hiện các trách nhiệm nào?
1. Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển
dụng hoặc mới được chuyển đến làm việc tại phân xưởng về biện pháp làm
việc an toàn khi giao việc cho họ. Bố trí người lao động làm việc đúng nghề
được đào tạo, đã được huấn luyện và qua sát hạch kiến thức an toàn vệ sinh
lao động đạt yêu cầu.
2. Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị
phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được
cấp phát. Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người
lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện
pháp làm việc an toàn và các quy định về bảo hộ lao động.
3. Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử
lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các
đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo
cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng.
Thực hiện khai báo, điều tra TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo qui định
của nhà nước và của công ty.
4. Phối hợp với chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra
về bảo hộ lao động ở đơn vị, tạo điều kiện để mạng lưới ATVSV trong phân
xưởng hoạt động có hiệu quả. Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận
người lao động không đủ trình độ và đình chỉ công việc đối với người lao
động vi phạm các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống
cháy nổ.
Quản đốc phân xưởng ph¶i thực hiện các trách nhiệm:
A. 1 và 4. B. 1, 2 và 4.
C. 2 và 3. D. Cả 1, 2, 3 và 4.
Câu 5: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định về
huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động gồm những đối tượng nào?
A. Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người làm việc lâu năm.
B. Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập
nghề, thử việc tại cơ sở.
C. Công nhân kỹ thuật, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề,
thử việc tại cơ sở;
D. Người đang làm việc, người mới tuyển dụng, người học nghề, tập
nghề, lao động tại cơ sở;
Câu 6: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định về
huấn luyện ATVSLĐ cho những đối tượng nào?
A. Người lao động, người làm công tác kỹ thuật tại cơ sở.
B. Người đang làm việc, người sử dụng lao động và người quản lý,
người làm công tác ATVSLĐ tại cơ sở.
C. Người lao động, người sử dụng lao động và người quản lý, người làm
công tác ATVSLĐ tại cơ sở.
D. Người sử dụng lao động và người quản lý, người làm công tác
ATVSLĐ tại cơ sở.
Câu 7: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định thẻ
an toàn lao động được cấp cho người lao động làm những công việc gì?
A. Công việc nặng nhọc.
B. Công việc ổn định.
C. Công việc có yêu cầu nghiêm nghặt về an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
D. Tất cả các loại công việc.
Câu 8: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định đơn
vị nào có quyền cấp thẻ an toàn lao động cho người lao động làm công việc
theo quy định?
A. Đơn vị cơ sở.
B. Thanh tra Lao động.
C. Thanh tra Y tế.
D. Đơn vị tổ chức huấn luyện ATVSLĐ.
Câu 9: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định về
thời gian huấn luyện ATVSLĐ định kỳ đối với người lao động là bao nhiêu?
A. Ít nhất 2 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 02 ngày.
B. Ít nhất 1 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 01 ngày.
C. Ít nhất 3 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 03 ngày.
D. Ít nhất 1 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 02 ngày.
Câu 10: Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 quy định về
thời gian huấn luyện ATVSLĐ lần đầu đối với người lao động làm công việc
có yêu cầu nghiêm nghặt về ATLĐ, VSLĐ là bao nhiêu?
A. Ít nhất 2 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 02 ngày.
B. Ít nhất là 02 ngày.
C. Ít nhất là 03 ngày.
D. Ít nhất 1 năm 1 lần và mỗi lần ít nhất 03 ngày.
Câu 11: Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 08/3/2005 quy định có mấy loại TNLĐ?
A. Có 5 loại TNLĐ C. Có 3 loại TNLĐ
B. Có 4 loại TNLĐ D. Có 6 loại TNLĐ
Câu 12: Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 08/3/2005 quy định về đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở bao gồm những
thành phần nào?
A. Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền làm
trưởng đoàn; đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành
công đoàn lâm thời hoặc là người được tập thể người lao động cử làm thành
viên khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn; người làm công tác
ATVSLĐ của cơ sở làm thành viên.
B. Người sử dụng lao động (chủ cơ sở); người làm công tác ATVSLĐ
của cơ sở làm thành viên.
C. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền làm trưởng đoàn; đại diện Ban
chấp hành công đoàn cơ sở; người làm công tác ATVSLĐ của cơ sở làm
thành viên.
D. Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được uỷ quyền làm
trưởng đoàn; đại diện Ban chấp hành công đoàn lâm thời làm thành viên.
Câu 13: Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 08/3/2005 quy định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ
TNLĐ nhẹ là bao nhiêu?
A. Không quá 48 giờ C. Không quá 24 giờ
B. Không quá 12 giờ D. Không quá 08 giờ
Câu 14: Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 08/3/2005 quy định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ
TNLĐ nặng là bao nhiêu?
A. Không quá 12 giờ C. Không quá 08 giờ
B. Không quá 24 giờ D. Không quá 48 giờ
Câu 15: Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN
ngày 08/3/2005 quy định về thời hạn điều tra và lập biên bản đối với các vụ
TNLĐ nặng làm bị thương từ 02 người trở lên là bao nhiêu?
A. Không quá 04 ngày C. Không quá 08 ngày
B. Không quá 06 ngày D. Không quá 10 ngày
Câu 16: Trách nhiệm của người lao động bị TNLĐ, người cùng làm việc,
người biết sự việc?
A. Báo cáo ngay cho lãnh đạo cấp trên của mình biết.
B. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn. Giữ nguyên hiện trường những
vụ TNLĐ nặng trở lên.
C. Cung cấp vật chứng, khai trung thực, đầy đủ tất cả các tình tiết mà
mình biết về những vấn đề liên quan đến vụ TNLĐ theo yêu cầu của đoàn
điều tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều khai báo hoặc
che dấu.
D. Cả A, B và C.
Câu 17: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức
đến 15 kV là bao nhiêu?
A. 0,6 m. B. 0,7 m.
C. 1,0 m. D. 1,5 m.
Câu 18: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức
19 kV là bao nhiêu?
A. 2,0 m. B. 0,7 m.
C. 1,0 m. D. 1,5 m.
Câu 19: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức
110 kV là bao nhiêu?
A. 2,5 m. B. 2,0 m.
C. 3,0 m. D. 1,5 m.
Câu 20: Khoảng cách an toàn khi không có rào chắn ở cấp điện áp định mức
220 kV là bao nhiêu?
A. 2,5 m. B. 2,0 m.
C. 3,0 m. D. 1,5 m.
Câu 21: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức đến 15
kV là bao nhiêu?
A. 0,6 m. B. 0,7 m.
C. 0,4 m. D. 0,35 m.
Câu 22: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 19 kV
là bao nhiêu?
A. 0,6 m. B. 0,7 m.
C. 1,0 m. D. 0,35 m.
Câu 23: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 110 kV
là bao nhiêu?
A. 1,0 m. B. 0,7 m.
C. 2,5 m. D. 1,5 m.
Câu 24: Khoảng cách an toàn khi có rào chắn ở cấp điện áp định mức 220 kV
là bao nhiêu?
A. 1,0 m. B. 0,7 m.
C. 2,5 m. D. 1,5 m.
Câu 25: Khi kiểm tra vận hành mở cửa lưới vào bên trong ngăn đặt thiết bị
mà phải vượt qua rào chắn thì phải bảo đảm các yêu cầu như thế nào?
A. Phải có một người thứ 2 có trình độ an toàn ít nhất bậc 2.
B. Phải có một người thứ 2 có trình độ an toàn ít nhất bậc 3.
C. Phải có một người có từ bậc 4 an toàn trở lên đứng ngoài giám sát và
người vào kiểm tra phải có trình độ an toàn ít nhất bậc 3 và không đến gần
phần có điện vượt quá khoảng cách an toàn theo quy định.
D. Phải có một người có trình độ an toàn ít nhất bậc 4.
Câu 26: Khi thiết bị điện trong trạm bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó
ít nhất bao nhiêu?
A. 4 m.
B. 3 m với thiết trí điện trong nhà và 6 m với thiết trí điện ngoài trời.
C. 4 m với thiết trí điện trong nhà và 8 m với thiết trí điện ngoài trời.
D. 5 m với thiết trí điện trong nhà và 10 m với thiết trí điện ngoài trời.
Câu 27: Người vào trạm biến áp một mình phải đạt những yêu cầu gì?
A. Có bậc 3 an toàn trở lên.
B. Có bậc 4 an toàn.
C. Có bậc 5 an toàn và có tên trong danh sách do đơn vị trưởng duyệt.
D. Có bậc 5 an toàn.
Câu 28: Công việc làm mà các thiết trí điện trong nhà hoặc ngoài trời đã
được cắt điện từ mọi phía, các lối thông qua phòng bên cạnh hoặc phần phân
phối đang có điện đã khoá cửa (nếu cần có thể cho phép dùng điện áp dưới
1000 V để sửa chữa) được gọi như thế nào?
A. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn.
B. Công việc làm có cắt điện một phần.
C. Công việc làm ở gần nơi có điện.
D. Công việc làm có cắt điện từng phần.
Câu 29: Công việc làm có cắt điện một phần được quy định như thế nào?
A. Công việc làm ở thiết trí điện ngoài trời hoặc trong nhà chỉ có một
phần được cắt điện để làm việc hoặc thiết trí điện được cắt điện hoàn toàn
nhưng các lối đi thông sang phòng bên cạnh hoặc phần phân phối ngoài trời
có điện vẫn mở cửa.
B. Công việc làm ở thiết trí điện ngoài trời đã cắt điện.
C. Công việc làm ở thiết trí điện ngoài trời hoặc trong nhà đã cắt điện
hoàn toàn.
D. Công việc làm ở thiết trí điện trong nhà đã cắt điện.
Câu 30: Khi cắt điện để cho đơn vị công tác vào làm việc, tại máy cắt và dao
cách ly của thiết bị được cắt điện phải treo loại biển nào?
A. Cấm đóng điện có người đang làm việc trên đường dây.
B. Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người.
C. Cấm đóng điện có người đang làm việc.
D. Cấm sờ có điện nguy hiểm chết người.
Câu 31: Sau khi cắt điện, kiểm tra không còn điện được quy định như thế nào
trong QTKTATĐ?
A. Căn cứ tín hiệu, rơ le, đồng hồ báo điện áp.
B. Dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây xem còn điện hay không.
C. Dùng bút thử điện phù hợp với cấp điện áp cần thử và phải thử cả 3
pha vào/ ra của thiết bị.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 32: Dây tiếp đất được quy định như thế nào trong QTKTATĐ?
A. Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc
vỏ nhựa trong), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất 50 mm2.
B. Bất kỳ dây đồng nào có tiết diện ít nhất là 25 mm2.
C. Bất kỳ dây đồng nào có tiết diện ít nhất là 50 mm2.
D. Dây tiếp đất phải là dây chuyên dùng, bằng dây đồng trần (hoặc bọc
vỏ nhựa trong), mềm, nhiều sợi, tiết diện nhỏ nhất 25 mm2.
Câu 33: QTKTATĐ quy định những thiết bị đã cắt điện để công tác nhưng
cho phép không cần tiếp đất nếu thoả mãn những điều kiện nào?
A. Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng.
B. Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao mà đứng tại
chỗ nhìn thất rõ.
C. Thiết bị có cấu trúc hình khối gọn, quan sát toàn bộ rõ ràng; có thể
cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện bằng cầu dao mà đứng tại chỗ nhìn thấy
rõ; chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng xuất hiện trên thiết bị đó; chỉ cho
phép thực hiện đối với điện áp từ 35 kV trở xuống.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 34: Việc tháo tiếp đất di động được quy định như thế nào?
A. Tháo đầu nào trước cũng được, nhưng phải có găng tay và sào cách
điện.
B. Tháo đầu trên dây dẫn trước rồi mới tháo đầu nối vào đất.
C. Trong khi thực hiện phải mang găng tay và dùng sào cách điện đúng
cấp điện áp đối với đầu trên dây dẫn.
D. Phải thực hiện cả B và C.
Câu 35: Việc lắp tiếp đất di động được quy định như thế nào?
A. Đấu một đầu vào đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi
thực hiện phải mang găng tay và dùng sào cách điện đúng cấp điện áp để lắp
vào dây dẫn.
B. Đấu một đầu vào dây dẫn trước, đầu kia đấu xuống đất sau, khi thực
hiện phải mang găng tay, ủng cách điện và dùng sào cách điện khi lắp tiếp địa
vào dây dẫn.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 36: Điện cao áp quy ước có điện áp là bao nhiêu?
A. Từ 1000 V trở xuống. C. Từ 10000 V trở lên.
B. Từ 380 V trở lên. D. Từ 1000 V trở lên.
Câu 37: Điện hạ áp quy ước có điện áp là bao nhiêu?
A. Từ 42 V trở xuống B. Dưới 380 V.. C. Dưới 50 V. D. Dưới 1000 V.
Câu 38: Quy định về làm việc trên cầu dao cách ly có bộ phận truyền động
điều khiển từ xa cần áp dụng những biện pháp ngăn ngừa đóng nhầm lẫn như
thế nào?
A. Phải có phiếu thao tác; phải mắc đủ số lượng dây tiếp đất và treo đủ
các biển cấm cần thiết; sau khi thực hiện đủ nội dung trên mới làm thủ tục cho
phép đơn vị công tác vào làm việc.
B. Phải có phiếu thao tác; phải mắc đủ số lượng dây tiếp đất.
C. Phải có phiếu công tác; phải mắc đủ số lượng dây tiếp đất và treo đủ
các biển cấm cần thiết; sau khi thực hiện đủ nội dung trên mới làm thủ tục cho
phép đơn vị công tác vào làm việc.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 39: Sau khi cắt điện mà đồng hồ, rơ le hoặc đèn hiệu trên bảng điện báo
còn điện thì phải làm thế nào?
A. Phải dùng bút thử điện kiểm tra xem trên thiết bị có còn điện hay
không.
B. Xem như thiết bị còn điện mặc dù dùng bút thử điện thấy không còn
điện.
C. Xem như thiết bị đã mất điện vì đã cắt điện.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 40: Khi thao tác sai hoặc gây ra sự cố thì phải xử lý thế nào?
A. Ngừng ngay việc thao tác và hội ý để tiếp tục thao tác khắc phục lại
thao tác sai sau đó báo cáo cho người ra lệnh biết.
B. Ngừng ngay việc thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc
thực hiện tiếp thao tác phải được tiến hành theo một phiếu mới.
C. Báo cáo cấp trên trước khi thao tác khắc phục sai sót.
D. Ghi bổ sung vào phiếu thao tác và báo cáo cấp trên.
Câu 41: Khi làm việc trên đường dây cao áp mạch đơn không phân nhánh,
yêu cầu đặt tiếp đất như thế nào?
A. Nếu dao tiếp đất ở 2 đầu đường dây đã đóng thì không cần đặt tiếp đất
lưu động tại vị trí công tác nữa.
B. Phải đặt tiếp đất 2 đầu vị trí công tác.
C. Phải đặt tiếp đất 2 đầu vị trí công tác, nếu khu vực sửa chữa dài quá 2
km thì phải đặt thêm một tiếp đất ở giữa.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 42: Làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc với phần điện
hạ áp trong trạm cần phải thực hiện an toàn như thế nào?
A. Dùng những dụng cụ cách điện có tay cầm tốt.
B. Đi giày cao su cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện, mặc áo dài
tay cài cúc, đội mũ an toàn.
C. Che các bộ phận có điện ở gần người làm việc bằng bìa cách điện
hoặc tấm cách điện.
D. Thực hiện cả A, B và C.
Câu 43: Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện hay đóng van ( VD: van hơi,
van nước) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ phận truyền
động dao cách ly, thiết bị đóng cắt (máy cắt, áp tô mát, cầu dao…). Treo biển
“Cấm mở van! Có người đang làm việc” ở tay van và nếu cần thì đặt rào
chắn.
2. Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất, kiểm tra không còn điện ở
phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành làm tiếp đất/ tháo mạch điện
khỏi động cơ nếu thấy cần thiết (nếu tháo cáp tại đầu cốt động cơ thì phải đấu
ngắn mạch 3 pha đầu cáp đến động cơ với nhau và làm tiếp đất đầu cáp
này)/xả hết môi chất, hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ môi trường.
3. Cắt điện/ đóng van và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa thao tác
nhầm đưa điện/ môi chất đến chỗ làm việc như: Dùng khoá để khoá bộ phận
truyền động của dao cách ly/của van, cắt mạch thao tác, khoá van khí….
4. Đặt rào chắn ngăn cách ly nơi làm việc với vùng nguy hiểm và treo
biển báo an toàn.
Các công việc kể trên phải tiến hành theo trình tự nào sau đây?
A. 1-2-3-4. B. 2-1-4-3.
C. 3-1-2-4. D. 3-2-1-4.
Câu 44: Khi công việc do đơn vị ngoài cử đến làm việc trên thiết bị của đơn
vị quản lý vận hành thì đơn vị nào cấp phiếu công tác?
A. Lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
B. Người có chức danh cấp PCT của đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
C. Đơn vị trưởng đơn vị công tác.
D. Người có chức danh cấp phiếu công tác của đơn vị công tác.
Câu 45: Khi tiến hành công việc ở thiết bị điện/ gần thiết bị mang điện,
những công việc nào sau đây phải cử người giám sát an toàn điện?
A. Khi đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm và được
phó giám đốc kỹ thuật đơn vị quản lý vận hành thiết bị phê duyệt.
B. Khi đơn vị công tác không có chuyên môn về điện.
C. Khi đơn vị công tác lắp đặt dây dẫn giao chéo với đường dây điện cao
áp ở phía trên đang có điện.
D. Cả A, B và C.
Câu 46: Những công việc nào sau đây cần cấp phiếu công tác mới?
A. Khi mở rộng phạm vi công việc.
B. Khi kết thúc công việc nhưng kiểm tra lại thấy cần phải hoàn thiện
thêm các khiếm khuyết.
C. Khi phát sinh thêm công việc mới (VD: khi sửa chữa động cơ/bơm
phát hiện vòng bi bị hỏng cần phải thay.
D. Khi bổ sung tăng cường thêm người làm việc.
Câu 47: Những trường hợp nào sau đây người giám sát an toàn điện có thể
được tham gia kiêm nhiệm?
A. Nhân viên trực vận hành.
B. Làm thêm nhiệm vụ giám sát chất lượng thi công của đội công tác.
C. Tham gia làm việc cùng đội công tác.
D. Làm chức danh người cấp phiếu công tác cho đơn vị công tác đó.
Câu 48: Có mấy chức danh chịu trách nhiệm an toàn trong phiếu công tác
(trừ trường hợp quy định tại điều 61 của QTKTATĐ (PCT làm ở thiết bị điện
hạ áp), thiết bị cơ nhiệt mà không đòi hỏi phải có biện pháp an toàn đặc biệt,
không cần có sự phối hợp giữa các đội công tác trên cùng thiết bị với nhau?
A. 5 chức danh. B. 4 chức danh. C. 6 chức danh. D. 3 chức danh.
Câu 49: Đối với PCT làm ở thiết bị điện hạ áp, thiết bị cơ nhiệt mà không đòi
hỏi phải có biện pháp an toàn đặc biệt thì có mấy chức danh chịu trách nhiệm
an toàn trong PCT?
A. 5 chức danh. B. 4 chức danh. C. 6 chức danh. D. 3 chức danh.
Câu 50: Phiếu công tác được viết thành mấy bản giống nhau khi cấp cho đơn
vị công tác (trừ trường hợp người lãnh đạo công tác hoặc người chỉ huy trực
tiếp kiêm người cho phép) và có hiệu lực bao nhiêu ngày?
A. Viết 02 bản và có hiệu lực 20 ngày
B. Viết 03 bản và có hiệu lực 15 ngày.
C. Viết 02 bản và có hiệu lực 15 ngày.
D. Viết 01 bản và có hiệu lực 15 ngày.
Câu 51: Người nào có quyền phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ
huy trực tiếp trong phiếu công tác?
A. Người cấp phiếu công tác. C. Kỹ thuật viên
B. Người lãnh đạo công việc. D. Không quy định.
Câu 52: Người nào có quyền phân công nhân viên đơn vị công tác trong
phiếu công tác?
A. Người chỉ huy trực tiếp. B. Người cho phép
C. Người cấp phiếu công tác hoặc người lãnh đạo công việc.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 53: Người nào có quyền thay đổi nhân viên đơn vị công tác trong phiếu
công tác?
A. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc hoặc người có
quyền cấp phiếu công tác khác.
B. Người chỉ huy trực tiếp.
C. Người cho phép. D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 54: Tại một thời điểm người chỉ huy trực tiếp được phép thực hiện mấy
PCT?
A. Tuỳ theo sự phân công của người cấp PCT
B. Chỉ được phép thực hiện 1 PCT.
C. Không quy định
D. Được phép thực hiện 2 PCT.
Câu 55: Khi tiếp nhận nơi làm việc người chỉ huy trực tiếp phải làm các việc
nào sau đây?
A. Cùng người lãnh đạo công việc, người cho phép thực hiện thủ tục cho
phép vào làm việc.
B. Chịu trách nhiệm kiểm tra lại và thực hiện đầy đủ các biện pháp an
toàn cần thiết, đồng thời bố trí, phân công và giám sát mọi người trong đơn vị
tiến hành công việc một cách an toàn.
C. Chịu trách nhiệm về chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử
dụng khi làm việc; phải liên tục có mặt tại nơi làm việc.
D. Thực hiện cả A, B và C.
Câu 56: Khi tiếp nhận nơi làm việc người giám sát an toàn điện phải làm các
việc nào sau đây?
A. Tiếp nhận nơi làm việc do người cho phép giao.
B. Có mặt liên tục tại nơi làm việc để giám sát và không được làm bất cứ
việc nào thêm.
C. Phải theo dõi không để tháo dỡ hoặc di chuyển các biển báo, rào
chắn; chịu trách nhiệm không để xảy ra tai nạn về điện.
D. Thực hiện cả A, B và C.
Câu 57: Khi thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc người cho phép phải
làm các việc nào sau đây?
A. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần
thiết thích hợp với đặc điểm công việc và nơi làm việc.
B. Thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép vào làm việc.
C. Ghi vào sổ nhật ký vận hành và báo cáo nhân viên vận hành cấp trên
(trưởng kíp, hoặc trưởng ca).
D. Thực hiện cả A, B và C.
Câu 58: Những công việc nào được phép thực hiện theo lệnh công tác?
A. Những thao tác đóng, cắt, xử lý sự cố do điều độ quốc gia, điều độ
miền, trưởng ca ra lệnh.
B. Những công việc làm ở xa thiết bị có điện.
C. Những công việc đơn giản, có khối lượng ít, thời gian ngắn do nhân
viên vận hành trực tiếp làm hoặc nhân viên khác làm dưới sự giám sát của
nhân viên vận hành.
D. Cả A, B và C.
Câu 59: Người lãnh đạo công việc trong khi kiểm tra nhóm công tác làm việc
nếu phát hiện thấy có vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn hoặc hiện tượng
khác nguy hiểm cho người làm việc thì phải có biện pháp gì?
A. Nhắc nhở đơn vị công tác rút kinh nghiệm tránh vi phạm quy trình kỹ
thuật an toàn.
B. Rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
C. Vẫn cho phép đơn vị công tác tiếp tục làm việc đồng thời khắc phục
các thiếu sót.
D. Phải thu phiếu công tác và rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
Chỉ sau khi đã khắc phục các thiếu sót mới được làm thủ tục cho phép đơn vị
công tác trở lại làm việc và ghi vào phiếu công tác.
Câu 60: Khi tạm ngừng công việc trong ngày để nghỉ giải lao (ví dụ ăn trưa),
đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện thì phải làm
gì?
A. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, các biện pháp an toàn
vẫn giữ nguyên, chỉ được vào làm việc trở lại khi được sự đồng ý của người
chỉ huy trực tiếp (hoặc người giám sát) sau khi kiểm tra còn đầy đủ biện pháp
an toàn.
B. Phải rút đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc, tháo dỡ các biện pháp
an toàn.
C. Đơn vị công tác nghỉ ăn trưa tại chỗ, các biện pháp an toàn vẫn giữ
nguyên.
D. Phải trả lại vị trí công tác cho người cho phép.
Câu 61: Đối với các công việc có cắt điện từng phần hoặc không cắt điện, sau
khi tạm ngừng công việc để nghỉ giải lao ( ví dụ ăn trưa), người chỉ huy trực
tiếp chỉ được cho nhân viên vào làm việc khi nào?
A. Đã kiểm tra có mặt đầy đủ các nhân viên đơn vị công tác.
B. Đã kiểm tra còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
C. Đã được sự đồng ý của người cho phép.
D. Phải có cả 3 điều kiện trên.
Câu 62: Trong quá trình kiểm tra chất lượng công trình thấy có thiếu sót cần
sửa lại ngay, người lãnh đạo công việc phải làm gì?
A. Cấp lại phiếu công tác khác để làm việc.
B. Tiến hành thủ tục khoá phiếu công tác và thông báo cho người cho
phép các thiếu sót để xem xét có đưa thiết bị trở lại làm việc hay không.
C. Thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc như đối với một phiếu công
tác mới, không cần cấp thêm phiếu công tác mới nhưng phải ghi vào phiếu
công tác thời gian bắt đầu, kết thúc công việc làm thêm.
D. Không cần ghi vào phiếu công tác, yêu cầu đội công tác sửa chữa
ngay các thiếu sót.
Câu 63: Khi thấy sự cố có thể gây nguy hiểm cho người hoặc hư hại thiết bị,
người công nhân vận hành được phép làm gì?
A. Cắt điện/tách thiết bị ngay và ghi vào sổ vận hành.
B. Báo cáo ngay với người phụ trách biết để xin cắt điện.
C. Cắt điện/tách thiết bị ngay và báo cho nhân viên vận hành cấp trên và
người phụ trách đơn vị biết đồng thời ghi vào sổ vận hành.
D. Cắt điện/tách thiết bị ra khi lệnh của nhân viên vận hành cấp trên.
Câu 64: Sau khi đơn vị công tác thực hiện xong công việc, việc thao tác đưa
thiết bị vào làm việc được thực hiện khi nào?
A. Có lệnh của lãnh đạo đơn vị quản lý thiết bị đó.
B. Hết thời gian tách thiết bị ra theo đăng ký đã được duyệt.
C. Đã khoá tất cả các phiếu công tác liên quan đến thiết bị đó. Cất biển
báo rào chắn tạm thời, đặt lại rào chắn cố định, được cấp điều độ có quyền
điều khiển thiết bị ra lệnh khôi phục lại thiết bị đó.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 65: Những người được phép tháo các biển báo an toàn ở bộ phận truyền
động của máy cắt, dao cách ly, tay van mà từ đó có thể đóng điện, mở van đến
nơi làm việc?
A. Nhân viên của đơn vị quản lý vận hành thiết bị sau khi được sự cho
phép của cấp trên.
B. Nhân viên thao tác (người treo biển báo) hoặc người được chỉ định
thay thế.
C. Người của nhóm công tác tháo khi thực hiện thủ tục kết thúc công tác.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 66: Khi làm việc mà có yêu cầu đặt rào chắn tạm thời thì trên rào chắn
tạm thời phải treo biển báo nào?
A. “Cấm mở có người đang làm việc”.
B. “Dừng lại! có điện nguy hiểm chết người” hoặc “Dừng lại! nguy hiểm
chết người”.
C. “Cấm lại gần! có điện nguy hiểm chết người” hoặc “cấm lại gần!
nguy hiểm chết người”.
D. “Cấm vào điện cao áp nguy hiểm chết người”.
Câu 67: Khi phát hiện người bị điện giật ở điện hạ áp, nếu không cắt được
nguồn điện phải thực hiện biện pháp gì?
A. Đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su, đeo
găng tay cao su để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không
có các phương tiện trên có thể dùng tay nắm quần, áo khô của nạn nhân để
kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra
B. Có thể dùng kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ để cắt đứt mạch điện
đang gây tai nạn. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân.
C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 68: Khi sử dụng thang di động để làm việc, các trường hợp nào sau đây
bị cấm?
A. Đứng ở bậc thang trên cùng để làm việc.
B. Cho phép 2 người cùng đứng trên thang để làm việc khi chân thang và
đầu thang đã được cố định chắc chắn.
C. Người đứng trên thang phải choàng dây lưng an toàn vào thang.
D. Cả A, B và C.
Câu 69: Quy định làm việc trên cao đối với công nhân tạm tuyển, hợp đồng
theo thời vụ, học sinh thực tập đã được huấn luyện và sát hạch đạt quy trình
kỹ thuật an toàn điện?
A. Được làm việc trên cao trong trường hợp cắt điện từng phần.
B. Được làm việc trên cao trong trường hợp không có điện.
C. Cấm làm việc trên cao trong mọi trường hợp.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 70: Những mệnh lệnh trái với quy trình, người nhận lệnh sử lý như thế
nào?
A. Người nhận lệnh có quyền không chấp hành, đồng thời phải đưa ra
những lý do không chấp hành với người ra lệnh, nếu người ra lệnh không
chấp thuận thì có quyền báo cáo lên cấp trên.
B. Người nhận lệnh có quyền không chấp hành và báo cáo lên cấp trên.
C. Đưa ra những lý do không chấp hành với người ra lệnh, nếu người ra
lệnh không chấp thuận thì vẫn thi hành mệnh lệnh sau đó báo cáo lên cấp trên.
D. Nếu thấy vẫn đảm bảo an toàn thì thực hiện, sau đó báo cáo cấp trên
để xem xét rút kinh nghiệm.
Câu 71: Các dụng cụ được phép mang theo người khi làm việc trên cao?
A. Các dụng cụ nhẹ như kìm, mỏ lết, búa con, ...được đút vào túi quần,
áo.
B. Các dụng cụ nhẹ như kìm, mỏ lết, búa con, … được đặt trong bao
đựng chuyên dùng.
C. Các dụng cụ do người chỉ huy trực tiếp giao cho.
D. Không được mang bất cứ dụng cụ nào theo người mà phải đưa lên
bằng ròng rọc.
Câu 72: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao để làm việc được quy định như thế
nào?
A. Cấm tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống mà phải dùng dây
buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly, người đứng dưới phải đứng xa
chân cột và giữ một đàu dây dưới.
B. Được phép tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống.
C. Có thể mang theo người hoặc chuyền qua người khác.
D. Dùng dây buộc để kéo lên hạ xuống.
Câu 73: Thời hạn thử nghiệm định kỳ dây lưng an toàn và dây chão bảo hiểm
được quy định như thế nào?
A. 12 tháng 1 lần. C. 03 tháng 1 lần.
B. 06 tháng 1 lần. D. 01 tháng 1 lần.
Câu 74: Tải trọng thử dây lưng an toàn và dây chão bảo hiểm được quy định
như thế nào?
A. 350 kg đối với dây mới và 325 kg đối với dây cũ.
B. 350 kg đối với dây mới và 300 kg đối với dây cũ.
C. 300 kg đối với dây mới và 225 kg đối với dây cũ.
D. 300 kg đối với dây mới và 250 kg đối với dây cũ.
Câu 75: Trước khi làm việc trên cao, công nhân phải tự kiểm tra dây lưng an
toàn của mình như thế nào?
A. Phải kiểm tra khoá móc, đường chỉ… Xem có bị gỉ hoặc đứt không,
nếu nghi ngờ phải thử trọng lượng ngay. Dây lưng an toàn đã được đánh dấu
thử nghiệm đạt tiêu chuẩn.
C. Không cần kiểm tra vì dây đã có đánh dấu thử nghiệm đạt tiêu chuẩn.

B. Phải thử bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở
dưới đất , chụm chân lại ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng gì
không.
D. Cả A và B.
Câu 76: Khi phải nối thang thì nối như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Dùng dây thừng hoặc dây thép buộc chặt 2 đầu chỗ nối ít nhất 1 m.
B. Dùng đai bằng sắt và bắt bulông hoặc dùng nẹp bằng gỗ, tre cứng ốp
2 đầu chỗ nối ít nhất 1 m rồi dùng dây thép để néo xoắn thật chặt, đảm bảo
không lung lay, xộc xệch.
C. Đóng bằng đinh dài 10 cm. D. Không cho phép nối thang để dùng.
Câu 77: Thang di động phải đảm bảo những điều kiện nào sau đây?
A. + Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô.
+ Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5m.
+ Thang không bị mọt, oằn , cong khi làm việc trên đó..
B. + Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau.
+ Bậc thang không được đóng bằng đinh, bậc đầu và bậc cuối phải có
chốt.
+ Nếu là thang tre còn phải lấy dây thép buộc, xoắn chắc ở hai đầu và
giữa thang.
+ Thang phải trong thời hạn cho phép sử dụng.
C. Không quy định. D. Cả A và B.
Câu 78: Khi làm việc trên cao trang bị bảo hộ phải như thế nào?
A. Quần áo phải mặc gọn gàng, phải đeo dây an toàn.
B. Khi làm việc trên cao quần áo phải gọn gàng, tay áo phải buông và cài
cúc, đội mũ, đi giầy an toàn, đeo dây an toàn… Không được đi dép không có
quai hậu, giầy đinh, guốc…Mùa rét phải mặc đủ ấm.
C. Không quy định.
D. Quần áo phải mặc gọn gàng, mùa rét phải mặc đủ ấm.
Câu 79: Khi làm việc trên cao từ mấy mét trở lên bắt buộc phải đeo dây an
toàn, dây đeo an toàn phải mắc như thế nào?
A. Làm việc trên cao từ 3,5m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dây
đeo an toàn phải mắc vào những vật cố định chắc chắn.
B. Làm việc trên cao từ 3,0m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dây
đeo an toàn mắc vào vật nào cũng được miễn là dễ mắc.
C. Làm việc trên cao từ 3m trở lên bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời
gian làm việc rất ngắn (trừ trường hợp làm việc trên sàn thao tác có lan can
bảo vệ chắc chắn ). Dây deo an toàn không được mắc vào những bộ phận di
động như thang di động hoặc những vật không chắc chắn, dễ gãy, dễ tuột,
phải mắc vào những vật cố định chắc chắn.
D. Không có quy định bắt buộc.
Câu 80: Tình trạng sức khoẻ của người lao động như thế nào thì cấm làm
việc trên cao?
A. Bị các bệnh tim mạch, thần kinh, động kinh….
B. Những người uống rượu, uống bia, ốm đau không đạt tiêu chuẩn sức
khoẻ; tâm lý không ổn định …
C. Không quy định. D. Cả A và B.
Câu 81: Khi thời tiết như thế nào thì cấm làm việc trên cao?
A. Khi trời mưa to nặng hạt.C. Khi có giông sét.
B. Khi có gió tới cấp 6 (60 đến 70 Km/h ). D. Cả A, B và C
Câu 82: Khi làm việc trên giàn giáo, những việc làm nào sau đây bị cấm?
A. Tự ý dỡ lan can, tay vịn; tự ý di chuyển tấm ván lót sàn giàn giáo.
B. Làm việc trên giàn giáo khi trời mưa, bão.
C. Cả A, B đều bị cấm. D. Cả A, B đều được phép
Câu 83: Khi làm việc đồng thời trên nhiều tầng giàn giáo, để đảm bảo an toàn
cho người làm việc ở tầng dưới cần phải?
A. Vị trí giữa 2 tầng giáo phải có sàn hoặc lưới bảo vệ và phải có sự phối
hợp giữa các tầng.
B. Làm việc ở tầng nào chịu trách nhiệm an toàn ở tầng đó.
C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai.
Câu 84: Chiếu sáng để làm việc trong các bình, bể kín như thế nào để bảo
đảm an toàn?
A. Làm việc phải có đủ ánh sáng, chiếu sáng trong bình phải là đèn pin,
đèn ắc qui , nếu dùng điện xoay chiều để chiếu sáng thì phải dùng nguồn có
điện thế U = 12V, máy biến áp phải là MBA cách ly đặt ở bên ngoài, dây dẫn
cách điện phải tốt.
B. Làm việc phải có đủ ánh sáng, điện chiếu sáng trong bình dùng bóng
đèn có điện thế U = 220V cũng được, nhưng dây dẫn cách điện phải tốt.
C. Làm việc phải có đủ ánh sáng, điện chiếu sáng trong bình phải dùng
bóng đèn có điện thế U = 12V, dùng MBA tự ngẫu và MBA phải đặt ở bên
ngoài bình, dây dẫn cách điện tốt.
D. Dùng mọi biện pháp chiếu sáng để có đủ ánh sáng làm việc.
Câu 85: Khi làm việc trong các bình, bể kín ít nhất phải có mấy người? Biện
pháp giám sát, cứu hộ khi cần thiết?
A. Không quy định.
B. Chỉ cần 1 người, không cần biện pháp cứu hộ.
C. Ít nhất phải có hai người (một người làm việc, một người giám sát và
cứu hộ), liên lạc có thể bằng dây - Người làm việc buộc dây vào người, người
giám sát giữ đầu dây bên ngoài để cứu hộ kịp thời nếu có dấu hiệu bất
thường.
D. Ít nhất phải có hai người cùng làm việc bên trong.
Câu 86: Khi làm việc trong các bình, bể kín mà công việc thường xuyên phát
sinh ra hơi khí độc, cháy nổ như sơn, gõ rỉ, hàn thì phải thực hiện các biện
pháp thông gió như thế nào trong thời gian làm việc?
A. Chỉ cần thông gió tự nhiên.
B. Thông gió trong bình bằng quạt cưỡng bức kết hợp với thông gió tự
nhiên. Phải liên tục thực hiện biện pháp thông gió cưỡng bức, thông gió phải
đồng thời cấp không khí sạch vào và hút khí độc hại, cháy nổ ra.
C. Chỉ cần mở hết các nắp, cửa của bình bể.
D. Khi nào nhóm công tác cảm thấy khó thở thì chạy thông gió cưỡng
bức.
Câu 87: Ở nơi làm việc với kiềm phải có?
A. Vòi nước, bông, băng, vải sạch.
B. Dung dịch Axít Boríc 0,2 % và 5% hoặc dung dịch A xít Axêtíc
(CH3COOH) 1% và 5%.
C.Dung dịch sô đa (Na2CO3) 0,5 % và dung dịch sô đa (Na2CO3)2 - 4 %.
D. Cả A và B.
Câu 88: Ở nơi làm việc với chất keo tụ phải có?
A. Vòi nước, bông, băng, vải sạch.
B. Dung dịch Axít Boríc 0,2 % và 5% hoặc dung dịch A xít Axêtíc
(CH3COOH) 1% và 5%.
C.Dung dịch sô đa (Na2CO3) 0,5 % và dung dịch sô đa (Na2CO3)2 - 4 %.
D. Cả A và C.
Câu 89: Ở nơi làm việc với axit phải có?
A. Vòi nước, bông, băng, vải sạch.
B. Dung dịch Axít Boríc 0,2 % và 5% hoặc dung dịch A xít Axêtíc
(CH3COOH) 1% và 5%.
C. Dung dịch KmnO4 5%; dung dịch Na2CO3 2%, 5% và 10 % và dầu
Vadelin.
D. Cả A và C.
Câu 90: Khi bị kiềm (ở dạng tinh thể hay ở dạng dung dịch đậm đặc) bắn vào
da, xử lý như thế nào?
A. Phải lấy bông hay miếng vải sạch khô lau sạch, sau đó rửa bằng dung
dịch axít axê tíc 1% (3 - 6% theo thể tích ) hay rửa bằng dung dịch axít boríc
(H3BO4) (1 thìa cà phê axít boríc hoà với một cốc nước ) rồi phủ lên chỗ bị
bỏng 1 miếng băng có tẩm dung dịch Bo ríc 5%.
B. Dùng vải hoặc khăn sợi bông thấm khô rồi dùng vòi nước chảy để rửa
vết thương đó thật cẩn thận trong thời gian 10 - 15 phút. Sau khi rửa nước
xong, vết thương được rửa bằng dung dịch (KMnO4) 5% hay là bằng dung
dịch sô đa 10% Na2CO3 (lấy 1 thìa cà phê sô đa hoà vào một cốc nước) rồi
dùng dầu vadelin bôi vào vết thương, hay là đưa đến trạm y tế cấp cứu.
C. Cả A và B đều được. D. Chỉ cần lau khô chỗ bị kiềm bắn vào.
Câu 91: Khi bị axít (sunfuríc, clohydríc..) bắn vào da, xử lý như thế nào?
A. Phải lấy bông hay miếng vải sạch khô lau sạch, sau đó rửa bằng dung
dịch axít axê tíc 1% (3 - 6% theo thể tích ) hay rửa bằng dung dịch axít boríc
(H3BO4) (1 thìa cà phê axít boríc hoà với một cốc nước ) rồi phủ lên chỗ bị
bỏng 1 miếng băng có tẩm dung dịch Bo ríc 5%.
B. Dùng vải hoặc khăn sợi bông thấm khô rồi dùng vòi nước sạch chảy
mạnh để rửa vết thương đó thật cẩn thận trong thời gian 10 - 15 phút. Sau khi
rửa nước xong, vết thương được rửa bằng dung dịch (KMnO4) 5% hay là
bằng dung dịch sô đa 10% Na2CO3 (lấy 1 thìa cà phê sô đa hoà vào một cốc
nước) rồi dùng dầu vadelin bôi vào vết thương, hay là đưa đến trạm y tế cấp
cứu.
C. Cả A và B đều được. D. Chỉ cần lau khô chỗ bị kiềm bắn vào.
Câu 92: Mục đích và ý nghĩa của nối đất vỏ thiết bị điện?
A. Để xác định chế độ làm việc của thiết bị điện.
B. Để thoát dòng điện cảm ứng xuống đất.
C. Để bảo vệ an toàn cho người khi chạm phải vỏ của thiết bị trong
trường hợp cách điện của thiết bị bị hư hỏng làm vỏ máy cũng xuất hiện điện
áp.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 93: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định điện áp an toàn như thế nào?
A. Quy định điện áp an toàn là 42V điện xoay chiều và 120V điện một
chiều.
B. Quy định điện áp an toàn là 50V điện xoay chiều và 110V điện một
chiều.
C. Quy định điện áp an toàn là 42V điện xoay chiều và 110V điện một
chiều.
D. Quy định điện áp an toàn là 60V điện xoay chiều và 120V điện một
chiều.
Câu 94: Tiêu chuẩn Việt Nam quy định điện áp an toàn dùng cho những nơi
đặc biệt nguy hiểm về điện, chiếu sáng trên máy công cụ và hàn hồ quang
trong thùng bể kim loại như thế nào?
A. Quy định điện áp an toàn là 42V điện xoay chiều và 120V điện một
chiều.
B. Quy định điện áp an toàn là 50V điện xoay chiều và 110V điện một
chiều.
C. Quy định điện áp an toàn là 42V điện xoay chiều và 110V điện một
chiều.
D. Quy định điện áp an toàn là 12V, 24V hay 36V điện xoay chiều.
Câu 95: Những điều nào dưới đây bị cấm khi thao tác, vận chuyển các chai
ôxy?
A. Cấm dùng tay có dính mỡ.
Cấm mang vác bằng tay hoặc lăn đi, phải vận chuyển bằng thiết bị
chuyên dùng.
Cấm mang vác chai khí lên thang hoặc thang xếp, việc nâng chai khí
lên cao được tiến hành trong các thùng chứa đặc biệt.
B. Cấm tháo nắp chai bằng búa đập và đục.
Cấm sử dụng các chai bị nứt, bị hỏng (bị móp, sứt mẻ ).
Cấm sử dụng các chai không có dấu hiệu khám nghiệm của đơn vị nạp
khí.
C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đúng.
Câu 96: Yêu cầu trước và trong khi tiến hành công việc, thợ hàn khí phải?
A. Loại bỏ các vật liệu dễ bốc lửa. Có biện pháp che chắn bảo đảm an
toàn PCCN, nhất là khi hàn, cắt ở trên cao.
B. Kiểm tra độ kín và bền của các chỗ nối dây dẫn khí. Xác định mức độ
an toàn của các ren nối các van.
C. Kiểm tra mức độ đảm bảo an toàn của mỏ hàn, van giảm áp và các
ống dẫn.
D. Cả A, B và C.
Câu 97: Những điều nào dưới đây bị cấm khi thao tác đưa chai ôxy vào làm
việc?
A. Dùng các chai chưa được khám nghiệm hoặc đã quá hạn sử dụng.
Dùng các van giảm áp có ren không thích hợp ở những chỗ nối ren.
Dùng các chai có ren hở khí.
B. Tháo và lắp các van của chai.
C. Lấy ôxy khỏi chai khi áp xuất trong chai nhỏ hơn 0,5 at.
D. Cả A, B và C.
Câu 98: Những điều nào bị cấm khi thao tác hàn, cắt bằng khí?
1. Đặt ống dẫn ô xy cách dây dẫn điện ở khoảng cách nhỏ hơn 0,5m.
Thợ hàn sửa chữa mỏ hàn (mỏ cắt ) Và các van giảm áp khác.
2. Lấy ôxy khỏi chai khi áp xuất trong chai nhỏ hơn 0,5 at.
Thợ hàn đem mỏ hàn đang cháy ra khỏi vị trí công tác.
3. Hàn ở trên các thang dựng.
Hàn và cắt các bể chứa, ống dẫn đang chịu áp lực.
4. Đồng thời hàn khí, cắt khí và hàn điện trong các bể chứa, bình chứa.
Những điều cấm trong khi hàn, cắt bằng khí là:
A. 1 và 2. B. 1 và 3.
C. 1, 2, 3 và 4. D. 1, 2 và 3.
Câu 99: Khi tiến hành công việc hàn phải đặt bình chứa khí cách chỗ hàn và
các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở, cách các lò sưởi ít nhất là bao nhiêu
mét?
A. Khi tiến hành công việc hàn phải đặt bình chứa khí cách chỗ hàn và
các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở một khoảng ít nhất là 10m, cách các lò
sưởi ít nhất là 1,5m.
B. Khi tiến hành công việc hàn phải đặt bình chứa khí cách chỗ hàn và
các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở một khoảng ít nhất là 5m, cách các lò
sưởi ít nhất là 0,5m.
C. Khi tiến hành công việc hàn phải đặt bình chứa khí cách chỗ hàn và
các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở một khoảng ít nhất là 8m, cách các lò
sưởi ít nhất là 1m.
D. Không quy định.
Câu 100: Khi nối van giảm áp vào chai ôxy, phải thực hiện như thế nào để
bảo đảm an toàn?
A. Đứng ở phía trước hướng của dòng khí đi ra khỏi chai.
B. Đứng ở phía bên kia hướng của dòng khí đi ra khỏi chai.
Chắc chắn việc không còn dấu vết dầu mỡ nào.
C. Cả A, B đều sai.
D. Không quy định.
Câu 101: Những dấu hiệu nào trên vỏ chai cho thấy chai chứa khí đã được
khám nghiệm có kết quả tốt?
A. Trên vỏ chai được đóng các số liệu sau: Dấu của nhà máy đã tiến
hành khám nghiệm chai; ngày tháng đã khám nghiệm và lần khám nghiệm
tiếp theo.
B. Khối lượng đóng trên chai.
C. Số chế tạo chai, tháng năm chế tạo chai. D. áp suất làm việc của chai.
Câu 102: Những dấu hiệu nào trên vỏ cho chai thấy chai axêtilen đã được
kiểm tra chất xốp?
A. Ngày tháng nạp chất xốp.
B. Trên vỏ chai được đóng: Dấu của nhà máy nạp chất xốp, năm tháng
kiểm tra chất xốp, dấu hiệu chứng tỏ đã kiểm tra chất xốp.
C. Số chế tạo chai, tháng năm chế tạo chai. D. áp suất làm việc của chai.
Câu 103: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào phải loại bỏ chai chứa
khí?
A. Chai bị phồng lên rõ ràng; chai bị nứt, rò rỉ.
B. Chai bị cháy.
C. Chai bị ăn mòn sâu tới 15% chiều dày của vỏ chai hoặc có vết lõm
sâu từ 25% chiều rộng vết lõm hoặc vết lõm rộng bằng từ 5% đường kính
ngoài của chai.
D. Cả A, B và C.
Câu 104: Sử dụng kìm hàn trong các trường hợp sau trường hợp nào được
phép?
A. Kìm hàn tự chế.
B. Kìm hàn được chế tạo có tay cầm bằng vật liệu cách điện và chịu
nhiệt.
C. Cả A và B đều được phép sử dụng.
D. Cả A và B đều không được phép sử dụng.
Câu 105: Trước khi đấu điện cho máy hàn cần phải?
A. Nối vỏ máy hàn với đất hoặc nối vỏ máy hàn với dây trung tính.
B. Không quy định, tuỳ theo tình huống mà quyết định nối đất vỏ máy
hàn hay không.
C. Không cần nối đất vỏ máy hàn.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 106: Khi hàn trên cao nếu không có sàn thao tác cần phải?
A. Bắc thang để đứng trên thang tiến hành công việc hàn.
B. Không được phép tiến hành công việc.
C. Đeo dây an toàn, phải có túi đựng dụng cụ và mẩu que hàn thừa. Phải
dọn sạch các chất dễ cháy ở dưới khu vực hàn. Phải có biện pháp che chắn
bảo vệ, không để các giọt kim loại nóng đỏ, mẩu que hàn thừa, các vật liệu
khác rơi xuống dưới. Cấm không được hàn khi đang đứng trên thang dựng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 107: Những trường hợp nào sau đây phải dừng, không được tiến hành
công việc hàn?
A. Khi xuất hiện sai xót trên máy hàn, dây dẫn hàn, kìm hàn hoặc mặt lạ
hàn.
B. Công việc hàn ngoài trời mà có mưa to, dông bão, sấm sét.
C. Cả A và B.
D. Không quy định, người thợ hàn khi nào cẩm thấy nguy hiểm thì dừng
công việc.
Câu 108: Khi nâng chuyển tải và hạ tải những điều nào sau đây bị cấm?
A. Để người (kể cả công nhân móc tải) đứng giữa tải và chướng ngại vật.
B. Để tải và cần nằm ở trên đầu người trong suốt quá trình nâng, hạ và di
chuyển tải.
C. Để công nhân móc tải đứng gần tải khi nâng, hạ tải nếu tải ở độ cao
không lớn hơn 1m tính từ mặt sàn nhà công nhân móc tải đứng.
D. Trường hợp A và B.
Câu 109: Trước khi nâng chuyển tải phải phải nhấc thử tải như thế nào để
kiểm tra dây và phanh?
A. Nhấc thử lên độ cao 1m.
B. Nhấc thử lên độ cao 200 đến 300 mm.
C. Nhấc thử lên độ cao khoảng 400 mm.
D. Nhấc thử lên độ cao khoảng 500 mm.
Câu 110: Khi nâng tải trong các trường hợp sau, trường hợp nào bị cấm?
A. Nâng tải trong tình trạng không ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của
móc kép.
B. Khi có người đứng trên tải.
C. Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu
lông với các vật khác hoặc bị liên kết với bê tông. Kéo lê tải trên đất, sàn hoặc
đường ray khi cáp nâng tải xiên.
D. Trường hợp A, B và C.
Câu 111: Những việc làm sau đây là bắt buộc khi kiểm tra, sửa chữa, điều
chỉnh các cơ cấu của cẩu hoặc khi ngừng công việc?
A. Để điện vào thiết bị nâng hoặc không tắt máy.
B. Không được treo tải ở trên cao và phải ngắt cầu dao điện hoặc tắt
máy.
C. Không quy định, tuỳ theo thực tế công việc.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 112: Cáp 8 x 19 = 152 sợi bện chéo có hệ số dự chữ bền ban đầu là 6.
Xác định số sợi đứt cho phép?
A. 14 sợi. B. 16 sợi.
C. 19 sợi. D. 22 sợi.
Câu 113: Cáp 8 x 19 = 152 sợi bện xuôi có hệ số dự chữ bền ban đầu là 6.
Xác định số sợi đứt cho phép?
A. 11 sợi. B. 6 sợi.
C. 8 sợi. D. 10 sợi.
Câu 114: Khi di chuyển trong trạm vận tốc tối đa của xe cần cẩu, xe thang, xe
nâng là bao nhiêu km/h?
A. Không quy định. B. 10 km/h.
C. 5 km/h. D. 15 km/h.
Câu 115: Khi làm việc trong trạm điện có cắt điện hoàn toàn hoặc một phần
hoặc ở xa nơi có điện, được phép sử dụng các loại xe nâng nào?
A. Xe cần cẩu. B. Xe thang.
C. Xe nâng. D. Cả A, B và C.
Câu 116: Khi làm việc trong trạm điện gần nơi có điện, không được phép sử
dụng các loại xe nâng nào?
A. Xe cần cẩu.. B. Xe thang.
C. Xe nâng D. Cả A, B và C.
Câu 117: Những yếu tố nào cần thiết cho sự cháy?
A. Chất cháy. C. Nguồn ôxy đầy đủ.
B. Nguồn nhiệt thích ứng. D. Cả A, B và C.
Câu 118: Các đám cháy sau, đám cháy nào là đám cháy loại A?
A. Cháy ở thiết điện được nối mạch điện.
B. Cháy các kim loại dễ cháy như các kim loại kiềm thổ: K, Na. Mg….
C. Cháy vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải, giấy, cao su, chất
dẻo…
D. Cháy chất khí, chất lỏng, các loại dầu mỡ dễ bắt lửa, dễ cháy.
Câu 119: Các đám cháy sau, đám cháy nào là đám cháy loại B?
A. Cháy ở các thiết điện được nối mạch điện.
B. Cháy các kim loại dễ cháy như kim loại kiềm thổ: K, Na. Mg….
C. Cháy vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải, giấy, cao su, chất
dẻo….
D. Cháy chất khí, chất lỏng, các loại dầu mỡ dễ bắt lửa, dễ cháy.
Câu 120: Các đám cháy sau, đám cháy nào là đám cháy loại C?
A. Cháy thiết điện được nối mạch điện.
B. Cháy các kim loại dễ cháy như các kim loại kiềm thổ: K, Na. Mg….
C. Cháy vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải, giấy, cao su, chất
dẻo….
D. Cháy chất khí, chất lỏng, các loại dầu mỡ dễ bắt lửa, dễ cháy.
Câu 121: Các đám cháy sau, đám cháy nào là đám cháy loại D?
A. Cháy thiết điện được nối mạch điện.
B. Cháy các kim loại dễ cháy như các kim loại kiềm thổ: K, Na. Mg….
C. Cháy vật liệu dễ cháy thông thường như gỗ, vải, giấy, cao su, chất
dẻo….
D. Cháy chất khí, chất lỏng, các loại dầu mỡ dễ bắt lửa, dễ cháy.
Câu 122: Công dụng bình chữa cháy CO2?
A. Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2
ở – 790C được nén vào bình chịu áp lực cao. Bình chữa cháy CO2 dùng để dập
tắt đám cháy ngoài trời có gió to.
B. Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2
ở – 790C được nén vào bình chịu áp lực cao. Bình chữa cháy CO2 dùng để dập
tắt đám cháy trong phòng kín, buồng hầm, các thiết bị điện.
C. Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2
ở – 790C được nén vào bình chịu áp lực cao. Bình chữa cháy CO2 dùng để dập
tắt đám cháy có than cốc.
D. Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2
ở – 790C được nén vào bình chịu áp lực cao. Bình chữa cháy CO2 dùng để dập
tắt đám cháy kim loại kiềm.
Câu 123: Để chữa ban đầu một đám cháy phải thực hiện các bước:
1. Cắt điện trong khu vực cháy.
2. Báo động (hô hoán cho mọi người xung quanh biết, báo người phụ
trách).
3. Nếu không chữa được gọi đội chữa cháy ĐT 16 111.
4. Dùng dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa.
Các bước thực hiện trên tiến hành theo trình tự nào là đúng?
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 3.
C. 1, 4, 2, 3. D. 2, 1, 4, 3.
Câu 124: Những điều cần lưu ý khi sử dụng bình CO2?
A. Tuyệt đối không sử dụng bình CO2 để chữa các đám cháy có than cốc,
không dùng để chữa cháy nơi có phân đạm, kim loại kiềm, kiềm thổ, hợp chất
técmít, kim loại nóng chảy.
B. Không để khí CO2 phun vào người vì sẽ gây bỏng lạnh rất nguy hiẻm,
không nên dùng bình CO2 chữa các đám cháy ở nơi gió mạnh vì hiệu quả
không cao.
C. Tầm phun của bình chữa cháy CO2 rất hạn chế, do vậy khi chữa cháy
cần tiếp cận đám cháy.
D. Cả A, B và C.
Câu 125: Sử dụng bình CO2 chữa cháy cần phải thực hiện:
1. Trả bình đã hết khí để nạp lại hoặc đổi bình mới để vào vị trí thường
trực.
2. Xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, đứng trước chiều gió, rút chốt bảo
hiểm.
3. Mở van bình hoặc bóp cò (tuỳ theo từng loại bình).
4. Cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách tối thiểu 0,5 m.
Các bước thực hiện trên tiến hành theo thứ tự nào là đúng?
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 4, 3, 1.
C. 2, 3, 4, 1. D. 1, 2, 4, 3.
Câu 126: Sử dụng bình MFZ xách tay chữa cháy cần phải thực hiện:
1. Trả bình đã sử dụng để nạp lại hoặc đổi bình mới để vào vị trí thường
trực.
2. Xách bình MFZ tiếp cận đám cháy ở khoảng cách từ 2 – 3 m, đứng
trước chiều gió.
3. Cầm vòi phun hướng vào đám cháy, bóp cò, phun bột quét vào gốc
ngọn lửa.
4. Dốc ngược bình lên xuống khoảng 5 – 7 lần, đặt bình xuống, rút chốt
bảo hiểm ra.
Các bước thực hiện trên tiến hành theo thứ tự nào là đúng?
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 4, 3, 1.
C. 2, 3, 4, 1. D. 1, 2, 4, 3.
Câu 127: Điều 4 luật phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội thông qua
ngày 29/6/2001 quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng
cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính;
phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ
cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều
kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực
hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Quy định nguyên tắc PCCC được thể hiện trong các ý:
A. 1 và 2. B. 1 và 3.
C. 1, 2, 3 và 4. D. 1 và 4.
Câu 128: Điều 14 luật PCCC được QH thông qua ngày 29/6/2001 quy định
biện pháp cơ bản trong PCCC như thế nào?
A. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn
lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh
nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
B. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về
phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A v à B là đúng.
Câu 129: Khi di chuyển theo chiều ngang phải nâng tải hoặc bộ phận mang
tải lên cao cách chướng ngại vật một khoảng cách ít nhất là bao nhiêu để bảo
đảm an toàn?
A. 300 mm. B. 200 mm.
C. 500 mm. D. 400 mm.
Câu 130: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào bị cấm?
A. Lên xuống thiết bị nâng khi thiết bị đang di chuyển.
B. Đứng trong bán kính quay của phần quay của các loại cần trục.
C. Làm việc khi thiết bị an toàn và phanh hỏng.
D. Cả A, B và C.
Câu 131: Trước khi làm việc trong trạm điện người lái xe cần cẩu, xe thang,
xe nâng người lái xe phải thử các cơ cấu làm việc của xe. Các trường hợp sau
trường hợp nào là đúng quy định?
A. Đưa xe đến vị trí công tác rồi tiến hành thử.
B. Không có quy định phải thử các cơ cấu trước khi làm việc.
C. Thử ở một nơi khác ngoài phạm vi nguy hiểm.
D. Không phải thử vì cảm thấy xe vẫn vận hành bình thường.
Câu 132: Khi cắt điện một phần và không cắt điện ở gần nơi có điện thì việc
nối đất bệ xe cần cẩu, xe thang, xe nâng được quy định như thế nào?
A. Không cần nối đất bệ xe.
B. Phải nối đất bệ xe bằng nối đất lưu động.
C. Không có quy định cụ thể, tuỳ theo tình huống cụ thể để quyết định.
D. Nếu người cho phép vào làm việc yêu cầu thì mới nối đất.

You might also like