You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


---------------------------------------

TRẦN CÔNG THẠCH

ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ VÀ KIỂM TRA ỔN ĐỊNH


THÁP TRUYỀN HÌNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình DD&CN


Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ ANH TUẤN

Phản biện 1: GS. TS. Phạm Văn Hội

Phản biện 2: RS. Đào Ngọc Thế Lực

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Dân dụng
và Công nghiệp họp tại Trường Đại học Bách Khoa vào ngày 11 tháng
3 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
- Thư viện Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng & Công
nghiệp, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


1.1. Tình hình chung: Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, Tháp truyền hình được xây dựng phổ biến nhiều, sử dụng rộng
rãi. Nhưng trong đó: Công tác thiết kế chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được thực hiện đúng và định kỳ.
Công tác đánh giá, kiểm định chất lượng chưa quy củ và làm chưa
đúng quy trình, cơ quan kiểm định gặp nhiều bối rối trong công tác
đánh giá, kiểm tra khi công trình có vấn đề.
Dẫn đến xảy ra một số công trình mất ổn định, đổ gãy do ngoại
lực và tự động mở rộng tiết diện, nâng chiều cao. Tự động thay đổi
thiết kế công trình mà chưa đánh giá lại toàn diện.
1.2. Tình hình riêng: Tháp truyền hình đài phát thanh và truyền
hình tỉnh Quảng Ngãi (Tháp truyền hình Quảng Ngãi) cũng nằm trong
thực trạng đó, đã nâng chiều cao so với thiết kế công trình ban đầu mà
chưa đánh giá lại toàn diện.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mô phỏng nguyên tháp truyền hình Quảng Ngãi theo thiết kế
ban đầu: Đánh giá lại khả năng chịu lực, chuyển vị đỉnh, kiểm tra một
số thanh dàn.
- Mô phỏng nguyên tháp truyền hình Quảng Ngãi sau khi nâng
chiều cao: Phân tích kỹ hình dạng mới về biến dạng và chuyển vị, dao
động.
- Đánh giá khả năng chịu lực, ổn định của tháp hiện tại và từ đó
đề xuất biện pháp gia cường.
- Ý nghĩa nghiên cứu của tác giả dùng cho nghiên cứu khoa
học, không nhằm ngoài mục đích gì khác.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tháp truyền hình Quảng Ngãi
2

- Riêng: cụ thể tác giả quan tâm đến tháp truyền hình Quảng
Ngãi bởi hiện tượng nâng chiều cao, hiện trạng mất ổn định, sóng
chập chờn.
- Do công tác thiết kế không chặt chẽ, việc nâng chiều cao chưa
kiểm tra đánh giá lại gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm
tra, biện pháp khắc phục.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá khả năng chịu lực, ổn định.
Đề xuất biện pháp gia cường đối với công trình như trên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết theo các tài liệu đã công bố chủ yếu là
Eurocode 3,4, các kiến thức của các môn học Kết cấu thép, Kết cấu bê
tông cốt thép, Cơ học kết cấu, Sức bền vật liệu,...
- Dùng phương pháp mô phỏng (phần tử hữu hạn) bằng sử dụng
một số phần mềm phân tích để mô phỏng kết cấu thật, dựa trên ửng
xử, nội lực để đánh giá.
- Thực hiện tính toán kiểm định ổn định, chuyển vị của tháp,
mô phỏng thực tế tháp, tính toán kiểm tra một số thanh, tính toán gia
cường, kiểm tra độ ổn định, chuyển vị sau khi gia cường.
5. Bố cục đề tài
Chƣơng 1: Tổng quan kết cấu tháp truyền hình dạng tháp được
sử dụng phổ biến và các vấn đề.
Chƣơng 2: Lý thuyết về tính toán, kiểm tra và ổn định của
tháp.
Chƣơng 3:
- Mô phỏng nguyên tháp truyền hình theo thiết kế ban đầu:
Kiểm tra ổn định, khả năng chịu lực.
- Mô phỏng nguyên tháp truyền hình sau khi cơi nới: Kiểm tra
ổn định, khả năng chịu lực.
- Đề xuất biện pháp gia cường.
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU THÁP ĂNG TEN VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG


1.1.1. Hình dạng của tháp
Hình dạng tháp thường được thiết kế theo dạng đứng, dạng
thon, dạng thon đổi độ dốc một số lần.
1.1.2. Tiết diện mặt cắt ngang tháp
Dạng mặt bằng của tháp thông thường có các loại tam giác cân,
hình vuông, hình lục giác đều hoặc bát giác đều
1.1.3. Cấu tạo các hệ thanh của tháp
1.1.3.1. Thanh cánh: Hình dạng và số lượng thanh cánh sẽ
quyết định chung toàn bộ hình dạng chung của tháp. Tiết diện thanh
cánh thường là tiết diện thép ống tròn rỗng, hoặc thép góc chữ L.
1.1.3.2. Thanh bụng: Hệ thanh bụng trong các thép dạng dàn
làm nhiệm vụ định hình cho các thanh cánh tháp.
1.1.3.3. Vách cứng ngang:
Vách cứng định hình cố định khoản cách không gian cho các
thanh cánh, định dạng tháp trong quá trình chịu lực.
1.2. CÁCH XÁC ĐỊNH NỘI LỰC
1.2.1 Cách tính đơn giản
1.2.1. Cách tính bằng chƣơng trình tính toán kết cấu trên
máy tính
CHƢƠNG 2
LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TOÁN, KIỂM TRA
ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THÁP
2.1. LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TOÁN
2.1.1 Tải trọng tác dụng lên tháp
Tải trọng tác động lên tháp thép nói chung và tháp thép dạng
4

dàn nói riêng gồm hai thành phần chính là tải trọng đứng và tải trọng
ngang, ngoài ra tùy thuộc vào các lĩnh vực khác nhau hoặc điều kiện
làm việc còn xuất hiện tải trọng do cháy nổ, tải trọng do nhiệt độ,
mômen uốn xoắn tháp do thiết bị và cấu kiện đặt lệch tâm.
2.1.2. Tỉnh tải
Tỉnh tải tác dụng lên tháp chủ yếu là tải trọng bản thân tháp
gồm các hệ thanh cánh, thanh bụng, các liêt kết hàn hoặc bulong.
2.1.3. Hoạt tải
Hoạt tải của tháp Ăng ten chủ yếu là hoạt tải sửa chữa bảo trì
tháp, ngoài ra còn có các tải trọng của các thiết bị được lắp dựng trên
tháp bao gồm tải trọng đứng và momen do tải trọng gió gây ra cho
thiết bị.
2.1.4. Tải trọng gió
Tải trọng gió là loại tải trọng ngang mang tính chất động lực.
Tải trọng gió bao gồm hai thành phần là phần tĩnh và phần động.
Thành phần tĩnh (Wo) của gió là do dòng thổi của gió tác dụng lên các
vật cản là bề mặt chung của công trình. Thành phần động (WP) của
gió là do lục va đập (mạch động) hoặc lực quán tính sinh ra do khối
lượng công trình bị dao động bởi gió. Vậy tác động của tải trọng gió
lên công trình là tổng tác động của hai thành phần:
W  Wo  Wp

2.4.1.1. Thành phần tĩnh của gió


Theo TCVN 2737-1995, Tải trọng tác động – Tiêu chuẩn thiết
kế.
Giá trị tiêu chuẩn phần tĩnh của tải trọng gió ở độ cao z, ký hiệu
là w; được xác định theo công thức: W=W0  k  c
Trong đó:
- W0 : giá trị của áp lực gió lấy theo bảng đồ phân vùng phụ lục
D và điều 6.4
5

- k: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao lây
theo bảng 5.
- c: hế số khí động lấy theo bảng 6.
γ hệ số tin cậy của tải trọng gió lấy bằng 1.2.
Khí gió thổi vào công trình theo một hướng xác định nào đó,
nhưng mỗi bề mặt công trình đều có đặc trưng khí động c riêng biệt,
nên bề mặt của công trình, bao gồm mặt đón gió (mặt trước) và mặt
khuất gió (mặt sau).
2.4.1.2. Thành phần động của gió
Bản chất của thành phần gió động gồm: “xung của vận tốc gió”
và “lực quán tính của công trình” gây ra.
Đối với công trình tháp ăng tên bằng thép ta có: độ giảm loga δ
= 0.15 và tần số giới hạn fL = 5.0.
a)Trường hợp gió thổi theo hướng trục y:
b)Trường hợp gió thổi theo hướng trục x:
c)Trường hợp gió thổi theo phương chéo của mặt bằng:
w x  1.1w cos 
; w y  1.1w sin 
2.1.5. Tải trọng động đất
2.1.5.1. Khái niệm và quan niệm thiết kế
Động đất là hiện tượng dao động rất mạnh của nền đất, gây ra
bởi các hoạt động kiến tạo hoặc do sự trượt đứt gãy của các lớp đất đá,
làm giải phóng năng lượng đột ngột trong vỏ trái đất.
Các nhà thép chịu động đất cần được thiết kế theo một trong hai
quan niệm sau:
a) Kết cấu có khả năng tiêu tán năng lượng thấp (quan niệm a);
b) Kết cấu có khả năng tiêu tán năng lượng (quan niệm b);
2.1.5.2. Nhận dạng điều kiện nền theo tác dụng của động đất:
a) Nhận dạng các loại đất nền:
b) Đỉnh gia tốc nền tham chiếu, gia tốc nền thiết kế:
6

2.1.5.3. Phổ đàn hồi và phổ thiết kế:


Đặc trưng chuyển động của nền đất tại một điểm nào đó biểu thị
tác động của động đất của công trình và được dùng để thiết kế công
trình chịu động đất.
2.1.5.4. Hệ số ứng xử q của kết cấu công trình bằng thép
2.1.5.5. Xác định tác động của động đất lên công trình
a)Phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương.
b)Phương pháp phân tích phổ phản ứng:
2.1.5.6. Tổ hợp tải trọng
2.2.CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT TÍNH TOÁN
Khi thiết kế tháp ăng ten bằng thép thì trước hết cần dựa vào
các phương án đã có hoặc các hướng dẫn về cấu tạo để định ra được
hình dáng tổng thể của hệ thanh kiểu tiết diện thanh…, rồi dựa vào các
phép tính sơ bộ để giả thiết các tiết diện thanh. Sau đó tiến hành các
vài toán kiểm tra. Tháp phải thiết kế an toàn theo các điều kiện: Độ
bền.
Ổn định cục bộ từng thanh.
Ổn định tổng thể toàn tháp.
Ổn định lật đổ công trình.
Biến dạng.
2.2.1. Sơ đồ côngxon
2.2.2. Sơ đồ giàn phẳng
2.2.3. Sơ đồ không gian
2.3. VẬT LIỆU
Thép dùng làm kết cấu chịu lực cần chọn loại thép lò Mactanh
hoặc lò quay thổi oxy, rót sôi hoặc nữa tĩnh và tĩnh, có mác tương
đương với các mác thép CCT34, CCT38 (hay CCT38Mn), CCT42,
theo TCVN 1765:1975 và các mác tương ứng của TCVN 5709:1993
các mác thép hợp kim thấp theo TCVN 3104:1979.
2.4. ĐẶC TRƢNG TIẾT DIỆN HÌNH HỌC
7

2.4.1. Chiều dài tính toán và độ mảnh của các thanh


Khái niệm chiều dài tính toán của thanh có thể hiểu là sự hiệu
chỉnh chiều dài (hiệu chỉnh khoảng cách hình học của hai tâm mắt)
của một thanh thực nào đó có liên kết hai đầu không phải là khớp dài
tính toán của thanh thực.
2.4.2. Biến dạng của tháp
Đối với các tháp ăng ten chuyển vị đỉnh hoặc góc xoay tại các
tiết diện ngang quá lớn sẽ làm ảnh hưởng tới điều kiện sử dụng công
trình. Vì vậy cần kiểm tra công trình tháp ăng ten phải thõa mãn các
điều kiện biến dạng sau:
Các giá trị cho phép [θ] và [Δ]H được tra theo tiêu chuẩn riêng
cho từng công trình cụ thể của riêng từng ngành.
Chuyển vị ngang ở đỉnh tháp:  H  []H
Góc xoay của tiết diện ngang tại mức sàn công tác:   [ ]
Các giá trị cho phép [θ] và [Δ]H được tra theo tiêu chuẩn riêng
cho từng công trình cụ thể của riêng từng ngành.
Thông thường đối với tháp ăng ten lấy các giá trị:
 1 1 
[]H     H ;[ ]  1  2
0 0

 250 400 

2.5. TÍNH TOÁN THANH CHỊU NÉN


2.5.1. Thanh chịu nén
Thanh chịu nén đúng tâm tính toán về bền theo công thức:
N
   c f
A
Trong đó: N là lực nén đúng tâm tính toán;
A là diện tích tiết diện nguyên của cấu kiện;
γc là hệ số điều kiện làm việc;
f là cường độ tính toán của thép;
φ là hệ số uốn dọc của thanh nén phụ thuộc vào độ mãnh qui
ước được tính theo các công thức:
f
  
E
8

2.5.2. Thanh chịu kéo


Thanh chịu kéo đúng tâm tính toán về bền theo công thức:
  N  c f
An

2.5.3. Ổn định tổng thể


Để kiểm tra ổn định tổng thể toàn tháp ta coi tháp như một cột
rỗng chịu nén uốn đồng thời và kiểm tra điều kiện này theo công thức:
N
   c f
A
2.6. TÍNH TOÁN LIÊN KẾT
2.6.1. Hàn đối đầu
2.6.2. Hàn góc
2.6.3. Liên kết bu lông

CHƢƠNG 3
MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG XỬ CỦA THÁP
TRUYỀN HÌNH QUẢNG NGÃI
3.1. GIẢ THUYẾT ĐIỀU KIỆN TÍNH TOÁN
Để thực hiện việc mô phỏng hình dạng tháp theo thiết kế ban
đầu và hình dạng tháp sau khi nâng chiều cao để tính toán và kiểm tra,
điều kiện ban đầu để tính toán:
-Tháp được xây dựng tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Ngãi.
- Nền đất xây dựng là loại đất sét cứng.
- Vật liệu thép sử dụng là thép cacbon CCT34, que hàn N42.
- Tháp độc lập tự đứng không có dây trợ lực.
- Tải trọng xét trong tính toán gồm tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng
gió, tải trọng động đất.
- Liên kết chân tháp với móng là liên kết khớp.
Đặc điểm công trình
- Chiều cao của tháp truyền hình: 140,7 m, tháp truyền hình là
9

một hệ giàn không gian rỗng được cấu tạo bởi thép ống và thép góc,
liên kết với nhau thông qua bản mã và bu lông. Thân cột được chia
thành 26 đốt, gồm 21 đốt theo thiết kế và 05 đốt nối thêm, thân cột tiết
diện hình vuông.
3.2. TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG TÁC DỤNG
3.2.1. Tĩnh tải
3.2.2. Tải trọng gió
a) Gió tĩnh:
b)Tải trọng gió động
Tần số dao động riêng của hệ được xác định thông qua phần
mềm phân tích kết cấu Etabs 9.7.4 với sơ đồ tính là 1 thanh công xôn
có hữu hạn điểm tập trung khối lượng tại tâm vách ngang tháp.
Với công trình tháp thép có độ giảm loga δ=0,15 vi trí xây dựng
thuộc Tp Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi theo bảng 9,TCVN 2737-
1995 Gió thuộc vùng IIIB ta có giá trị giới hạn dao động của tần số
riêng fL = 5.0 Hz.
Bảng 3.10. Chu kỳ và tần số các dạng dao động của tháp.
Mode Chu Kỳ T(s) Tần số f (Hz)
1 1,021244 0,979
2 1,021052 0,979
3 0,583952 1,712
4 0,583617 1,713
5 0,478199 2,091
6 0,383915 2,605
7 0,383658 2,606
8 0,277013 3,610
9 0,266171 3,757
10 0,265528 3,766
11 0,264719 3,778
12 0,256536 3,898
13 0,255042 3,921
14 0,2536 3,943
10

15 0,249353 4,010
16 0,248748 4,020
17 0,248361 4,026
18 0,248301 4,027
19 0,247615 4,039
20 0,244253 4,094

Hình 3.9. Biểu đồ nội lực thanh


11

Hình 3.10. Chuyển vị đỉnh công trình.


3.3. KIỂM TRA KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Khi tính nội lực của hệ, trong đa số các trường hợp đã giả thiết
mắt dàn là khớp lý tưởng.
3.3.1. Thanh bụng
+ Thanh bụng trong vách ngang:
+ Thanh bụng trong các mặt bên tháp:
+ Đối với thanh số 2 được chia làm các đoạn L1,L2 , L3; 3 đoạn
này được liên kết tại bản mã số 1 để thỏa mãn điều kiện độ mảnh.
+ Chiều dài tính toán của thanh bụng: lox1 = loy1 = 0,8L1;
lox2 = loy2= 0,8L2
3.3.2. Thanh đứng
Thép ống số 1(hình 14).
Theo giáo trình “Kết cấu thép công trình dân dụng và công
nghiệp” của PGS.TS Phạm Văn Hội, chiều dài tính toán của thép ống
là lox=loy= 0,9l.
3.3.3. Độ mảnh và độ mảnh giới hạn của các thanh
Tỷ số chiều dài tính toán lo của thanh và bán kính quán tính tiết
diện theo một phương nào đó là độ mảnh của thanh theo phương đó:
12

lox ; loy lox loy


λx = λy = λ max =max( , )
ix iy ix iy
Tháp có dạng đối xứng nên chiều dài tính toán theo hai phương
là như nhau, tức là lox=loy. Ở đây, ta dùng hai loại thép hình là thép góc
đều cạnh và thép ống, theo TCVN 1656:1993 đối với thép góc đều
cạnh và TOCT 10704-91 đối với thép ống, thì cả hai loại này: bán
kính quán tính theo hai phương là bằng nhau hay là ix=iy.Khi đó:
lo l
max  max( )  o max
ix , y imin( x , y )

Giống như trong các dàn thông thường, ngoài việc cần phải thỏa
mãn yêu cầu về chịu lực, các thanh trong tháp (đặc biệt là với những
thanh có nội lực bé) còn cần phải đảm bảo các yêu cầu về cấu tạo tổng
thể, đảm bảo chức năng trong hệ, cũng như thỏa mãn yêu cầu công
nghệ chế tạo, vận chuyển và lắp dựng. Thanh nén khi quá mảnh thì
khả năng chịu lực rất thấp; thanh kéo khi quá mảnh sẽ bị cong vênh
khi vận chuyển. Vì vậy, độ mảnh theo phương bất kỳ của thanh phải
thỏa mãn điều kiện:   max    

Giá trị λmax phụ thuộc vào loại thanh và dấu nội lực thanh.
3.4. CÁC LOẠI KIỂM TRA THÁP
- Kiểm tra điều kiện độ bền
- Kiểm tra ổn định tổng thể
- Kiểm tra điều kiện biến dạng
3.4.1. Kiểm tra điều kiện bền cho tiết diện thanh
a.Kiểm tra tiết diện thanh chịu nén
Tiết diện được kiểm tra theo điều kiện bền về ổn định cục bộ
theo công thức:   N   .[ ]
min . A
Trong đó:
N – lực nén tính toán trong thanh;
γ – hệ số điều kiện làm việc của thanh. Với thanh chịu nén có
13

độ mảnh   60 , kể đến các momen phụ sinh ra khi thanh quá mảnh,
lấy γ = 0,8. Với thanh min  f (max ,[ ]) l l
max  max( ox
, oy
)
ix iy

A- diện tích tiết diện thanh (cm2).


Trường hợp thanh có chịu uốn cục bộ, cần phải tính toán theo
thanh nén lệch tâm.
b. Kiểm tra tiết diện thanh chịu kéo:
Tiết diện được kiểm tra theo công thức:
 
N
  .[ ]
và   [ ]
A
Giá trị [λ] là độ mảnh cho phép của thanh kéo.
b1. Thanh bụng:
+ Thanh bụng trong vách ngang: Các thanh bụng trong vách
ngang có nội lực rất nhỏ nên không cần kiểm tra.
+ Thanh bụng trong mặt bên của tháp.
- Xét đoạn tháp giới hạn bởi 2 mặt cắt 1-1 và 2-2
Nội lực lớn nhất của thanh bụng có trong đốt 1 là: N= -536,4
(KN).
→ Thanh chịu nén lệch tâm bé, do momen trong thanh nhỏ nên
ta có thể xem thanh chịu nén đúng tâm.
- Xác định độ mảnh của thanh:   max( lox , loy )
max
ix iy
Vì tất cả các thanh bụng trong đốt đều có cùng tiết diện
2L100x75x6, nên bán kính quán tính của tất cả các thanh đều như
nhau. Do đó, ta chọn thanh có chiều dài lớn nhất là thanh số 1 để kiểm
tra, thanh số 1 gồm 2 đoạn được nối với nhau tại nút 1 nên
lox = loy = 0,8L = 0,8 x 2290 = 183 (cm)
Bán kính quán tính của thanh có tiết diện 2L100x75x6: tra bảng
I.4 (Kết cấu thép 1) ix = 3,29 (cm); iy = 4,85 (cm).
Độ mảnh theo các phương: λx= 55,6; λy= 37,7
λmax = max(λx; λy) = 55,6 < = [λ] = 150
14

- Xác định hệ số uốn dọc: tra bảng D.8 TCVN 338-2005: φ=0,88
- Chọn hệ số điều kiện làm việc γ = 1
- Diện tích tiết diện thanh: A = 13,5 x 2 = 27,0 (cm2).
- Kiểm tra độ bền thanh:   N   .[ ]
min . A
 2257,1 (kN/cm ) ≤ 3400 (KN/cm )
5364 2 2
 
0,88 x 27
→ Thanh đảm bảo khả năng chịu lực.
Kết quả kiểm tra độ bền của các thanh bụng trong tháp:
Bảng 3.13. Kết quả kiểm tra độ bền thanh bụng
Lực Chiều
Chiều Iy ix iy A hệ số
TT Tiết diện dọc N I (cm4) dài tính
dài l(m) x (cm4) (cm) (cm) (cm2) µd
(kN) toán (m)
1 2Lx100x75x6 -536 2,09 130,0 64,1 3,29 4,85 27,00 1,830 1,01
2 2Lx75x75x6 -464,9 2,07 45,80 72,70 3,50 3,50 17,46 1,800 1,04
3 2Lx75x50x6 -341,7 2,20 40,50 46,80 2,30 3,86 14,38 2,070 0,86
4 2Lx75x50x5 -307,2 5,53 40,40 46,50 2,25 3,83 12,10 2,07 0,74
5 2Lx65x50x5 -217 5,36 23,20 13,90 2,36 3,30 11,08 1,78 0,74
6 Lx75x75x5 -191,8 3,05 45,80 45,80 2,29 2,29 8,73 1,47 0,78
7 Lx65x65x5 -22,47 1,43 29,20 29,20 1,97 1,97 7,53 1,54 0,96

Độ Độ mảnh Hệ số
Độ Ứng suất Kiểm tra
l/imin l/imin<=60 60<l/imin<=160 >160 mảnh quy ƣớc uốn
mảnh λx σ = N/(φ.A) σ ≤ γcf
λy λqu dọc φ
63,53 1,04 1,013 0,74 55,6 37,7 1,52 0,88 2255,4 Đạt
59,14 1,04 1,047 0,74 51,4 51,4 2,07 0,81 3290,0 Đạt
95,65 1,04 0,861 0,74 90,0 53,6 2,16 0,80 2981,7 Đạt
245,78 1,04 0,677 0,74 92,0 54,0 2,17 0,79 3194,8 Đạt
227,15 1,04 0,687 0,74 75,4 53,9 2,17 0,80 2463,3 Đạt
133,07 1,04 0,776 0,74 64,2 64,2 2,58 0,73 3015,1 Đạt
72,59 1,04 0,957 0,74 78,2 78,2 3,15 0,60 493,6 Đạt
15

Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra độ bền thanh đứng


Độ
Đƣờng Chiều Chiều Độ Hệ số Ứng suất
Cao Lực dọc Ix = Iy ix = iy A mảnh Kiểm tra σ
TT Tiết diện kính dày dài ltt mảnh uốn σ=
trình N (kN) (cm4) (cm) (cm2) quy ≤ γcf
(mm) (mm) (m) λx = λy dọc φ N/(φ.A)
ƣớc λqu
1 0,0-8,60 D 273 x 12,7 273 12,7 3567,62 7,760 27772,7 16,4 103,8 47,44 1,91 0,83 4135,5 Không Đạt
8,80-
2 D 273 x 9,3 273 9,3 3401,84 7,489 27772,8 19,0 77,0 39,43 1,59 0,87 5066,2 Không Đạt
16,90
16,90-
3 D 273 x 9,3 273 9,3 3053,01 7,489 27772,8 19,0 77,0 39,43 1,59 0,87 4546,7 Không Đạt
25,20
25,20-
4 D 273 x 9,3 273 9,3 2689,64 7,489 27772,8 19,0 77,0 39,43 1,59 0,87 4005,5 Không Đạt
33,50
33,50-
5 D 273 x 7,3 273 7,3 2324,55 7,489 27772,8 21,4 60,9 35,07 1,41 0,89 4275,8 Không Đạt
41,80
41,80-
6 D 273 x 7,3 273 7,3 2511,93 5,279 27772,8 21,4 60,9 24,72 0,99 0,94 4404,2 Không Đạt
47,65
47,65-
7 D 219 x 8,2 219 8,2 2263,25 5,279 11501,3 14,6 54,3 36,26 1,46 0,89 4700,4 Không Đạt
53,50
53,50-
8 D 219 x 8,2 219 8,2 1959,94 5,279 11501,3 14,6 54,3 36,26 1,46 0,89 4070,5 Không Đạt
59,35
59,35-
9 D 219 x 8,2 219 8,2 1810,57 5,279 11501,3 14,6 54,3 36,26 1,46 0,89 3760,3 Không Đạt
65,20
65,20-
10 D 219 x 8,2 219 8,2 1614,16 5,279 11501,3 14,6 54,3 36,26 1,46 0,89 3352,3 Không Đạt
71,05
71,05-
11 D 168 x 9,5 168 9,5 1581,27 5,279 3982,9 9,2 47,3 57,51 2,31 0,77 4318,0 Không Đạt
76,90
76,90-
12 D 168 x 7,1 168 7,1 1419,64 5,279 3983,0 10,5 35,9 50,09 2,02 0,82 4845,7 Không Đạt
82,75
82,75-
13 D 168 x 6,4 168 6,4 1214,87 5,279 3983,0 11,1 32,5 47,66 1,92 0,83 4507,7 Không Đạt
88,60
88,60-
14 D 168 x 6,4 168 6,4 1153,54 5,279 3983,0 11,1 32,5 47,66 1,92 0,83 4280,1 Không Đạt
94,45
94,45-
15 D 168 x 6,4 168 6,4 1038,48 2,700 3983,0 11,1 32,5 24,38 0,98 0,94 3410,0 Không Đạt
97,45
97,45-
16 D 114 x 6,8 114 6,8 117,93 5,337 844,5 6,1 22,9 87,87 3,54 0,53 980,7 Đạt
103,38
103,38-
17 D 114 x 3,6 114 3,6 86,98 3,888 844,5 8,2 12,5 47,26 1,90 0,83 837,7 Đạt
107,70
107,70-
18 D 114 x 3,6 114 3,6 66,29 3,951 844,5 8,2 12,5 48,03 1,93 0,83 641,6 Đạt
112,09
112,09-
19 D 114 x 3,6 114 3,6 47,06 3,951 844,5 8,2 12,5 48,03 1,93 0,83 455,5 Đạt
116,48
116,48-
20 D 101 x 3,2 101 3,2 37,81 3,179 520,3 7,3 9,8 43,69 1,76 0,85 452,3 Đạt
120,10
120,10-
21 D 101 x 3,2 101 3,2 16,88 4,498 520,3 7,3 9,8 61,82 2,49 0,75 229,4 Đạt
125,10

3.4.3. Kiểm tra điều kiện biến dạng


- Độ võng đỉnh tháp: f H  [f ]
- Góc xoay của tiết diện ngang mức các sàn:   [ ]
Giá trị cho phép [fH] và [θ] tra trong các tiêu chuẩn quy định
riêng cho từng công trình cụ thể, của riêng từng ngành.Các ăng ten
thông tin thường lấy giá trị:
 1 1 
  H ;[ ]  1  2
o
[f H ]= 
 250 400 
 1 1 
[f H ]=    .160  0, 4  0, 64( m)
 250 400 
Giá trị phải tính fH và θ tính theo tải trọng tiêu chuẩn, từ kết
quả chạy Etap, ta lấy giá trị chuyển vị tại đỉnh đối với trường hợp gió
tĩnh theo phương OX và OY:
16

- Chuyển vị theo phương OX: 3,395 (m) > (0,4 ÷ 0,64) ( Không
thỏa điều kiện)
- Chuyển vị theo phương OY: 3,317 (m) > (0,4 ÷ 0,64)
(Không thỏa điều kiện)
- Góc xoay tại chân tháp: tg  f H , với α là góc hợp giữa
H
phương đứng của tháp và phương tháp sau khi chuyển vị.

→ Công trình tháp không đảm bảo về điều kiện biến dạng.
3.4.4. Đề xuất biện pháp gia cƣờng:
a) Đối với vách ngang:
- Vách ngang gia cường bằng các thanh thép góc:
Cao trình
Nút Giá trị thành phần động phƣơng X
(m)
Mj m Mode 2 Mode 3 Mode 5 Mode 6 TH
1 8,60 0,2 23,1 18,6 10,7 31,5
2 16,90 0,7 29,9 15,2 12,1 35,7
3 25,20 1,5 38,5 14,2 12,6 43,0
4 33,50 2,4 39,2 19,5 9,3 44,8
5 41,80 3,6 41,1 0,0 5,8 41,7
6 47,65 3,5 29,2 20,0 2,5 35,6
7 53,50 3,6 23,1 15,8 0,4 28,2
8 59,35 4,6 22,2 17,0 -1,4 28,3
9 65,20 4,6 17,5 -1,5 -2,6 18,4
10 71,05 5,1 15,3 14,7 -3,7 22,1
11 76,90 4,9 11,7 12,5 -4,0 18,3
12 82,75 3,9 6,9 2,7 -3,1 8,9
13 88,60 4,7 5,8 7,2 -3,4 10,9
14 94,45 4,6 3,5 5,2 -2,8 8,3
15 97,45 9,5 5,0 8,5 -5,0 14,6
16 103,38 14,6 1,2 5,7 -4,6 16,4
17 107,70 12,8 -2,6 0,8 -1,9 13,2
18 112,09 15,3 -7,0 -3,4 0,3 17,2
19 116,48 18,5 -12,4 -9,6 3,1 24,5
20 120,11 22,2 -19,3 -17,7 7,0 35,1
21 125,10 13,5 -13,6 -13,1 5,7 23,9

Nút Cao trình (m) Giá trị thành phần động phƣơng Y
Mj m Mode 1 Mode 4 Mode 7 Mode 9 TH
1 8,60 0,3 22,9 10,8 34,0 42,4
2 16,90 0,7 30,1 12,3 33,0 46,4
3 25,20 1,7 38,2 12,7 24,7 47,3
4 33,50 2,4 38,9 9,4 7,0 40,7
17

Nút Cao trình (m) Giá trị thành phần động phƣơng Y
5 41,80 3,5 41,1 5,8 -9,3 42,7
6 47,65 3,5 29,1 2,5 -8,0 30,5
7 53,50 3,7 23,1 0,4 -6,0 24,2
8 59,35 4,6 22,2 -1,4 -4,5 23,2
9 65,20 4,6 17,6 -2,6 -2,3 18,5
10 71,05 5,1 15,2 -3,7 -0,3 16,5
11 76,90 4,9 11,7 -4,0 1,4 13,4
12 82,75 4,0 6,9 -3,1 2,1 8,8
13 88,60 4,7 5,7 -3,4 3,2 8,8
14 94,45 4,6 3,5 -2,8 3,3 7,3
15 97,45 9,5 5,0 -5,0 6,7 13,6
16 103,38 14,6 1,3 -4,6 7,9 17,3
17 107,70 12,8 -2,6 -1,9 4,8 14,0
18 112,09 15,3 -7,0 0,3 2,5 17,0
19 116,48 18,5 -12,4 3,1 -0,7 22,5
20 120,11 22,2 -19,4 7,0 -5,6 30,8
21 125,10 13,5 -13,6 5,7 -5,5 20,7

Nút Cao trình (m) Gió tĩnh + Gió Động (kN)


Mj m Phương X Phương Y
1 8,60 162,8 173,7
2 16,90 158,8 169,5
3 25,20 169,1 173,4
4 33,50 169,7 165,6
5 41,80 148,3 149,3
6 47,65 111,0 105,9
7 53,50 93,4 89,4
8 59,35 94,2 89,1
9 65,20 78,6 78,8
10 71,05 75,2 69,6
11 76,90 67,9 63,0
12 82,75 46,4 46,2
13 88,60 42,2 40,1
14 94,45 31,3 30,3
15 97,45 38,7 37,7
16 103,38 32,7 33,6
17 107,70 28,6 29,4
18 112,09 32,8 32,7
19 116,48 40,2 38,3
20 120,11 55,9 51,7
21 125,10 46,0 42,8
18

Bảng 3.15 . Tổ hợp tải trọng gió sau khi gia cường vách ngang
Nút Gió chéo (kN)
Mj Phương X Phương Y
1 126,6 135,1
2 123,5 131,8
3 131,5 134,9
4 132,0 128,8
5 115,3 116,1
6 86,4 82,4
7 72,7 69,5
8 73,3 69,3
9 61,2 61,3
10 58,5 54,1
11 52,8 49,0
12 36,1 35,9
13 32,8 31,2
14 24,4 23,6
15 30,1 29,3
16 25,4 26,1
17 22,3 22,9
18 25,5 25,4
19 31,3 29,8
20 43,5 40,2
21 35,8 33,3

Chu kỳ, tần số dao động sau khi gia cƣờng vách ngang.
Mode Chu kỳ Tần số
1 1,02198 0,978
2 1,02179 0,979
3 0,59045 1,694
4 0,59012 1,695
5 0,4803 2,082
6 0,38701 2,584
7 0,38675 2,586
9 0,26486 3,776
19

Hình 3.16. Chuyển vị đỉnh(cost+125m), sau khi gia cường vách ngang

Hình 3.17. dao động sau khi gia cường vách ngang
Kết luận: Sau khi cường vách ngang bằng các thép hình thì dao
động và chuyển vị tại đỉnh tháp sau khi gia cường vẫn lớn hơn dao
động cho phép.
b) Đối với thanh thép ống:
Các thép ống trong tháp không đảm bảo điều kiện bền thì được
gia cường bằng cách:
20

Chọn cách gia cường thép ống bằng cách thêm một nửa thép
hình I, cụ thể như sau:

Hình 3.19. Gia cường thép ống


Bảng 3.16. Thống kê thép gia cường thép ống
Thép gia cƣờng
TT Cao trình (m) Thép ống ban đầu bc hb tb
(mm) (mm) tc (mm) (mm)
1 0,0-8,60 D 273 x 12,7 150 300 10 12
2 8,80-16,90 D 273 x 9,3 150 300 10 12
3 16,90-25,20 D 273 x 9,3 150 300 10 12
4 25,20-33,50 D 273 x 9,3 150 300 10 12
5 33,50-41,80 D 273 x 7,3 150 300 10 12
6 41,80-47,65 D 273 x 7,3 150 300 10 12
7 47,65-53,50 D 219 x 8,2 120 240 10 12
8 53,50-59,35 D 219 x 8,2 120 240 10 12
9 59,35-65,20 D 219 x 8,2 120 240 10 12
10 65,20-71,05 D 219 x 8,2 120 240 10 12
11 71,05-76,90 D 168 x 9,5 100 200 8 10
12 76,90-82,75 D 168 x 7,1 100 200 8 10
13 82,75-88,60 D 168 x 6,4 100 200 8 10
14 88,60-94,45 D 168 x 6,4 100 200 8 10
15 94,45-97,45 D 168 x 6,4 100 200 8 10
- Nhận xét: Cách lựa chọn gia cường thép ống bằng nửa thép
hình I.
* Ưu điểm: Tiết diện thanh hở hoàn toàn dễ sơn phủ bảo dưỡng.
- Cấu tạo đơn giản, ít đường hàn, ít bị giảm yếu.
- Không ảnh hưởng tới cấu tạo nút liên kết thanh bụng với
thanh cánh.
21

*Nhược điểm: Diện tích đón gió của thanh tăng, bề mặt đón gió
có góc lõm nên gây hiện tượng gió xoáy, gió lồng cục bộ khi tác động
vào thanh.
- Tốn công gia công cắt gọt bụng thép hình I. Gây lệch tâm tiết
diện thanh ghép.
- Tính toán: - Đặc trưng hình học của tiết diện thanh:
- Đặc trưng hình học của tiết diện thanh tăng cường I (nguyên)
Bảng 3.17. Đặc trưng hình học thép ống sau gia cường
Diện
Diện
tích
tích
Tiết diện thép chữ I nữa
TT Cao trình Tiết diện thép ống thép
(I h x b x tw x tb) thép I
ống A1
A2
(cm2)
(cm2)
1 0,0-8,60 D 273 x 12,7 I 300 x 150 x 10 x 12 103,8 31,8
2 8,80-16,90 D 273 x 9,3 I 300 x 150 x 10 x 12 77,0 31,8
3 16,90-25,20 D 273 x 9,3 I 300 x 150 x 10 x 12 77,0 31,8
4 25,20-33,50 D 273 x 9,3 I 300 x 150 x 10 x 12 77,0 31,8
5 33,50-41,80 D 273 x 7,3 I 300 x 150 x 10 x 12 60,9 31,8
6 41,80-47,65 D 273 x 7,3 I 300 x 150 x 10 x 12 60,9 31,8
7 47,65-53,50 D 219 x 8,2 I 240 x 120 x 10 x 12 54,3 25,2
8 53,50-59,35 D 219 x 8,2 I 240 x 120 x 10 x 12 54,3 25,2
9 59,35-65,20 D 219 x 8,2 I 240 x 120 x 10 x 12 54,3 25,2
10 65,20-71,05 D 219 x 8,2 I 240 x 120 x 10 x 12 54,3 25,2
11 71,05-76,90 D 168 x 9,5 I 200 x 100 x 8 x 10 47,3 17,2
12 76,90-82,75 D 168 x 7,1 I 200 x 100 x 8 x 10 35,9 17,2
13 82,75-88,60 D 168 x 6,4 I 200 x 100 x 8 x 10 32,5 17,2
14 88,60-94,45 D 168 x 6,4 I 200 x 100 x 8 x 10 32,5 17,2
15 94,45-97,45 D 168 x 6,4 I 200 x 100 x 8 x 10 32,5 17,2

Diện
a2 Ix1 = Iy1 Ixg ix = iy
TT Cao trình Iyg (cm4) Ix = Iy (cm4) tích tổng
(cm) (cm4) (cm4) (cm3)
(cm2)
1 0,0-8,60 11,1 27772,7 660,6 338,7 385728,12 53,33 135,60
2 8,80-16,90 11,1 27772,8 660,6 338,7 487895,55 66,96 108,81
3 16,90-25,20 11,1 27772,8 660,6 338,7 487895,55 66,96 108,81
4 25,20-33,50 11,1 27772,8 660,6 338,7 487895,55 66,96 108,81
5 33,50-41,80 11,1 27772,8 660,6 338,7 583080,98 79,31 92,70
6 41,80-47,65 11,1 27772,8 660,6 338,7 583080,98 79,31 92,70
7 47,65-53,50 8,8 11501,3 328,9 173,7 266648,85 57,92 79,48
8 53,50-59,35 8,8 11501,3 328,9 173,7 266648,85 57,92 79,48
22

9 59,35-65,20 8,8 11501,3 328,9 173,7 266648,85 57,92 79,48


10 65,20-71,05 8,8 11501,3 328,9 173,7 266648,85 57,92 79,48
11 71,05-76,90 7,4 3982,9 154,1 83,7 95035,81 38,39 64,48
12 76,90-82,75 7,4 3983,0 154,1 83,7 118124,63 47,18 53,07
13 82,75-88,60 7,4 3983,0 154,1 83,7 127423,45 50,65 49,68
14 88,60-94,45 7,4 3983,0 154,1 83,7 127423,45 50,65 49,68
15 94,45-97,45 7,4 3983,0 154,1 83,7 127423,45 50,65 49,68

Bảng 3.18. Kiểm tra bền thép ống sau gia cường
Lực dọc N Chiều dài ltt
TT Tiết diện thép chữ I (I h x b x tw x tb)
(kN) (m)
1 I 300 x 150 x 10 x 12 3567,6 7,760
2 I 300 x 150 x 10 x 12 3401,8 7,489
3 I 300 x 150 x 10 x 12 3053 7,489
4 I 300 x 150 x 10 x 12 2689,6 7,489
5 I 300 x 150 x 10 x 12 2324,6 7,489
6 I 300 x 150 x 10 x 12 2511,9 5,279
7 I 240 x 120 x 10 x 12 2263,3 5,279
8 I 240 x 120 x 10 x 12 1959,9 5,279
9 I 240 x 120 x 10 x 12 1810,6 5,279
10 I 240 x 120 x 10 x 12 1614,2 5,279
11 I 200 x 100 x 8 x 10 1581,3 5,279
12 I 200 x 100 x 8 x 10 1419,6 5,279
13 I 200 x 100 x 8 x 10 1214,9 5,279
14 I 200 x 100 x 8 x 10 1153,5 5,279
15 I 200 x 100 x 8 x 10 1038,5 2,700

Độ mảnh Hệ số
ix = iy Độ mảnh Ứng suất σ Kiểm tra
TT Ix = Iy (cm4) A (cm2) quy ƣớc uốn
(cm) λ x = λy = N/(φ.A) σ ≤ γcf
λqu dọc φ
1 385728,1 53,3 135,6 14,55 0,59 0,97 2708,6 Đạt
2 487895,5 67,0 108,8 11,18 0,45 0,98 3188,2 Đạt
3 487895,5 67,0 108,8 11,18 0,45 0,98 2861,2 Đạt
4 487895,5 67,0 108,8 11,18 0,45 0,98 2520,7 Đạt
5 583081,0 79,3 92,7 9,44 0,38 0,98 2545,7 Đạt
6 583081,0 79,3 92,7 6,66 0,27 0,99 2733,9 Đạt
7 266648,8 57,9 79,5 9,11 0,37 0,99 2888,8 Đạt
8 266648,8 57,9 79,5 9,11 0,37 0,99 2501,6 Đạt
9 266648,8 57,9 79,5 9,11 0,37 0,99 2311,0 Đạt
10 266648,8 57,9 79,5 9,11 0,37 0,99 2060,3 Đạt
11 95035,8 38,4 64,5 13,75 0,55 0,97 2518,7 Đạt
12 118124,6 47,2 53,1 11,19 0,45 0,98 2727,8 Đạt
13 127423,5 50,6 49,7 10,42 0,42 0,98 2488,9 Đạt
14 127423,5 50,6 49,7 10,42 0,42 0,98 2363,3 Đạt
15 127423,5 50,6 49,7 5,33 0,21 0,99 2103,9 Đạt
23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ HƢỚNG PHÁT TRIỂN


CỦA ĐỀ TÀI
Kết luận:
Sau khi tính toán, mô phỏng nguyên tháp truyền hình Quảng
Ngãi và đánh giá lại khả năng chịu lực, chuyển vị đỉnh, kiểm tra một
số thanh dàn nhận thấy:
- Công tác thiết kế chưa được kiểm soát chặt chẽ.
- Cơ quan thẩm định chưa đánh giá và kiểm tra khả năng chịu
lực, chuyển vị của công trình trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế
bản vẽ thi công.
- Công trình không đảm bảo khả năng chịu lực.
- Chủ đầu tư đã nâng chiều cao so với thiết kế công trình ban
đầu mà chưa đánh giá lại toàn diện.
- Tháp sau khi nâng chiều cao so với thiết kế ban đầu không
đảm bảo khả năng chịu lực, dẫn đến Tháp có khả năng mất ổn định, đổ
gãy do ngoại .
- Công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được thực hiện đúng và định
kỳ.
- Công tác đánh giá, kiểm định chất lượng chưa quy củ và làm
chưa đúng quy trình, cơ quan kiểm định gặp nhiều bối rối trong công
tác đánh giá, kiểm tra khi công trình có vấn đề.
- Để tháp đảm bảo khả năng chịu lực, chuyển vị và biến dạng
cần phải:
+ Đối với các thép ống từ cost + 0.0m đến cost +97,45m gia
cường bằng một nửa thép I theo bảng thống kê.
+ Đối với vách ngang để chống xoắn cho tháp cần gia cường
bằng tổ hợp các thép góc.
+ Trong quá trình gia cường cần theo dõi, kiểm tra ứng suất,
biến dạng các thép ống trong quá trình thi công.
Với giải pháp thêm nửa thép hình I cho thanh cơ bản, để tăng
hiệu quả về khả năng chịu lực thì nên hạn chế chiều cao bản bụng để
hạn chế lệch tâm.
24

3.6. Kiến nghị hƣớng phát triển của đề tài:


Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Tháp truyền hình
được xây dựng phổ biến nhiều, sử dụng rộng rãi, trong quá trình thiết
kế, thẩm định, thi công và sử dụng cần:
- Công tác thiết kế phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Công tác duy tu, bảo dưỡng thực hiện đúng và định kỳ.
- Công tác đánh giá, kiểm định chất lượng cần quy củ, làm đúng
quy trình.
- Cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền quản lý chuyên ngành
địa phương cần giám sát, kiểm tra và xử lý các trường hợp tự nâng
chiều cao, thay đổi so với thiết kế ban đầu khi chưa đánh giá lại toàn
diện và cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cho phép theo đúng quy
định pháp luật.
- Phần tháp nâng chiều cao từ cost + 120,0m đến cost +125m
với tháp thiết kế ban đầu phải được tháo dỡ toàn bộ.
- Nội dung của luận văn chỉ kiểm tra khả năng chịu lực, chuyển
vị và biến dạng của công trình tháp truyền hình Quảng Ngãi theo hồ
sơ thiết kế ban đầu và hiện trạng tự nâng nâng chiều cao tháp so với
thiết kế ban đầu, đồng thời đưa ra giải pháp tăng cường tiết diện thanh
cho thanh cánh có tiết diện thép dạng ống và vách ngang.
- Qúa trình khảo sát, tính toán kiểm tra hiện trạng với mô hình
chưa đề cập tới sự thay đổi của tải trọng và tác động tới tháp, sự phân
phối lại nội lực trong hệ thanh sau khi tăng cường tiết diện.
Như vậy đề tài có thể phát triển theo các hướng sau:
- Kiểm tra toàn diện lại tháp hiện trạng sau khi nâng chiều cao
theo hiện trạng.
- Lựa chọn giải pháp tăng cường tiết diện cho thanh cánh có tiết
diện thép hình I, thép hộp chữ nhật, thép ống nhồi bê tông.
- Xác định tải trọng gió tác dụng lên tháp có hệ thanh được tăng
cường tiết diện.
- Tính toán tổng thể hiệu quả của giải pháp tăng cường tiết diện (độ
cứng tổng thể, nội lực và chuyển vị của hệ sau khi tăng cường tiết diện).

You might also like