You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.

HCM ĐỀ THI KTHP: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Hệ đào tạo: ĐH Chính quy - Mã đề thi: 131120II
Số câu đúng Giảng viên chấm 1 1. Họ, tên SV: Giám thị 1
(ký, ghi rõ họ tên) 2. MSSV: (ký, ghi rõ họ tên)
3. SBD:
4. Lớp học phần:
5. Ngày thi:
6. Giờ thi:
7. Phòng thi:
Điểm số Điểm chữ Giảng viên chấm 2 8. Thời gian làm bài: 60 phút Giám thị 2
(ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên lưu ý: (ký, ghi rõ họ tên)
- Giữ phiếu thẳng; không bẩn, rách;
- Phải ghi đầy đủ các mục;
- Nộp cả phiếu trả lời trắc nghiệm và
đề thi.

PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM


Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí
sinh chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.
01 A B C D 11 A B C D 21 A B C D 31 A B C D

02 A B C D 12 A B C D 22 A B C D 32 A B C D

03 A B C D 13 A B C D 23 A B C D 33 A B C D

04 A B C D 14 A B C D 24 A B C D 34 A B C D

05 A B C D 15 A B C D 25 A B C D 35 A B C D

06 A B C D 16 A B C D 26 A B C D 36 A B C D

07 A B C D 17 A B C D 27 A B C D 37 A B C D

08 A B C D 18 A B C D 28 A B C D 38 A B C D

09 A B C D 19 A B C D 29 A B C D 39 A B C D

10 A B C D 20 A B C D 30 A B C D 40 A B C D

ĐỀ BÀI (40 CÂU TRẮC NGHIỆM)

Câu 1: Nhà nước là:


A. Tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng
của các giai cấp khác.
B. Tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và bảo vệ lợi ích của tất
cả các giai cấp khác
C. Tổ chức chính trị đứng trên các giai cấp nhằm bảo vệ tất cả các giai cấp.
D. Tổ chức chính trị đứng ngoài xã hội, cai trị xã hội
Câu 2: Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, ai được xác định là “người bạn đồng minh tự nhiên” của giai
cấp công nhân?
A. Doanh nhân B. Tư sản C. Trí thức D. Nông dân
Câu 3: Điền vào chỗ trống cho đoạn văn sau đây: “ [.........] là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”
A. Giai cấp công nhân B. Đảng Cộng sản C. Đảng chính trị D. Giai cấp tư sản
Câu 4: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp bị quy định bởi:
A. Cơ cấu văn hóa xã hội B. Cơ cấu chính trị C. Cơ cấu nhân sự D. Cơ cấu kinh tế
Câu 5: Điền vào chỗ trống: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh [.........] vào trong đầu óc
của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ”
A. Niềm tin B. Hư ảo C. Sinh động D. Hiện thực
Câu 6: Theo Mác và Ph.Ăngghen, có hai tiêu chí cơ bản xác định giai cấp công nhân đó là:
A. Về phương thức lao động, phương thức sản xuất và vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa
B. Về phương thức lao động, phương thức sản xuất và vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất.
C. Về phương thức lao động, phương thức sản xuất và vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất xã
hội
D. Về phương thức lao động, phương thức sản xuất và vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa
Câu 7: Hạn chế cơ bản của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng là:
A. Không chủ trương xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột
B. Không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng xã hội
C. Mong muốn thực hiện chế độ bình quân trong phân phối
D. Không chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
Câu 8: Tiền đề kinh tế cho sự hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa là:
A. Sự xuất hiện giai cấp thống trị B. Sự xuất hiện nhà nước
C. Sự xuất hiện chế độ tư hữu D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 9: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế - xã hội nào?
A. Sự ra đời của giai cấp công nhân
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gắn liền với công trường thủ công
C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ gắn liền với nền đại công nghiệp
D. Sự ra đời của Đảng cộng sản
Câu 10: Điều kiện chủ quan quyết định sự thành công khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân là:
A. Bản thân giai cấp công nhân phát triển về số lượng và chất lượng
B. Đảng Cộng sản lãnh đạo
C. Địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội quy định
D. Cả A, B
Câu 11: Tôn giáo ra đời là do?
A. Sự yếu kém của trình độ lực lượng sản xuất B. Sự sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội
C. Sự bần cùng của kinh tế, áp bức về chính trị D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 12. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Lion (Pháp) đã chuyển từ khẩu hiệu “Sống có việc
làm hay là chết trong đấu tranh” (1931) sang “Cộng hòa hay là chết” (1934) thể hiện cho sự phát triển:
A. Từ mục đích đấu tranh chính trị sang đấu tranh văn hóa, tư tưởng
B. Từ mục đích đấu tranh văn hóa, tư tưởng sang mục đích xóa bỏ bóc lột
C. Từ mục đích đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị
D. Từ mục đích đấu tranh kinh tế sang mục đích đấu tranh văn hóa, tư tưởng
Câu 13. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen là sự khẳng định về mặt triết học sự sụp đổ của chủ nghĩa
tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau?
A. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu 14. CNXHKH phát triển trong khoảng thời gian từ sau 1895 đến năm 1917 thuộc giai đoạn nào sau
đây trong lịch sử hình thành và phát triển của CNXHKH
A. Giai đoạn Mác và Ăngghen B. Giai đoạn từ sau Lênin mất
C. Cả A,B,C đều sai D. Giai đoạn Lênin phát triển CNXHKH
Câu 15. Bản chất của chuyên chính vô sản là:
A. Liên kết giai cấp vô sản các dân tộc trên thế giới
B. Trấn áp bằng bạo lực đối với giai cấp bóc lột
C. Giai cấp công nhân đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa
tư bản
D. Học tập chủ nghĩa tư bản về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý kinh tế
Câu 16. Ba trụ cột cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam là:
A. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt và phát triển văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội
B. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ then chốt, xây dựng Đảng là khâu trung tâm và phát triển văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội
C. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng, xây dựng Đảng là khâu then chốt và phát triển văn hóa là trung tâm
tinh thần của xã hội
D. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ then chốt, xây dựng Đảng là khâu trung tâm và phát triển văn hóa là nền
tảng then chốt của xã hội
Câu 17. “Dựa trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của lịch sử để rút ra những nhận định, những khái quát
về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học” là nội dung của phương pháp nghiên cứu nào trong môn
CNXHKH?
A. Phương pháp điều tra xã hội học B. Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội
C. Phương pháp so sánh D. Phương pháp kết hợp lịch sử và logic
Câu 18: Phân phối theo lao động là hình thức phân phối cơ bản của xã hội nào?
A. Xã hội xã hội chủ nghĩa B. Xã hội cộng sản chủ nghĩa
C. Xã hội tư bản chủ nghĩa D. Các phương án trên đều sai
Câu 19: Đâu không phải là nội dung kinh tế của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN?
A. Xây dựng hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
B. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
C. Xây dựng hệ thống chính sách an sinh xã hội
D. Thực hiện hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp nhà nước và nông dân
Câu 20: Điền vào chỗ trống: “Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới
[.........], không một thế lực đen tối nào đứng vững được” (V.I.Lênin)
A. Nông dân B. Kỹ thuật C. Doanh nhân D. Quân sự
Câu 21: Quan hệ nào nảy sinh từ quan hệ hôn nhân và là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất
gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau?
A. Hôn nhân B. Huyết thống C. Nuôi dưỡng D. Cả B và C
Câu 22: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa được hình thành gắn liền với chế độ xã hội nào?
A. Chế độ tư bản chủ nghĩa B. Chế độ chiếm hữu nô lệ
C. Chế độ công xã nguyên thủy D. Chế độ phong kiến
Câu 23: “Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội CSCN ở các nước tư bản có trình độ phát triển
trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng” là quan điểm của ai?
A. Ph.Ăngghen B. C.Mác C. V.I.Lênin D. Hồ Chí Minh
Câu 24. Tác phẩm nào được V.I.Lênin đánh giá là “tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã
hội khoa học”?
A. Tư bản
B. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
C. Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác
D. Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước
Câu 25. Phát kiến nào của C. Mác và Ăngghen đã khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch
sử của chủ nghĩa xã hội – không tưởng?
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Học thuyết về giá trị thặng dư
C. Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
D. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Câu 26. “Giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức ra chính đảng của
giai cấp mình” – là luận điểm được trình bày trong tác phẩm nào?
A. Tuyên ngôn Đảng cộng sản B. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
C. Những nguyên tắc của Chủ nghĩa cộng sản D. Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850
Câu 27. Theo V.I.Lênin, hệ thống chuyên chính vô sản ở nước Nga bao gồm:
A. Đảng Bônsêvic lãnh đạo, Nhà nước Xô viết quản lý và tổ chức công đoàn
B. Chính quyền Xô viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách thức tổ chức các tơ rớt ở Mỹ + ngành
giáo dục quốc dân Mỹ
C. Đảng Bônsêvic lãnh đạo, Nhà nước Xô viết quản lý và quốc tế cộng sản
D. Đảng Bônsêvic lãnh đạo và liên minh công nhân – nông dân – trí thức
Câu 28. Theo V.I.Lênin, để dần dần cải tiến chế độ sở hữu của các nhà tư bản hạng trung và hạng nhỏ
thành sở hữu công cộng, cần phải sử dụng rộng rãi hình thức kinh tế nào?
A. Tư bản cho vay B. Tư bản tư nhân C. Tư bản thân hữu D. Tư bản nhà nước
Câu 29. C.Mác và Ph.Ăngghen coi sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế -
xã hội cao là:
A. Một quá trình lịch sử B. Một quá trình lịch sử - tự nhiên
C. Một quá trình tự nhiên D. Một quá trình phát triển văn hoá - xã hội
Câu 30. Nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển ở
nước ta là:
A. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân
B. Đảm bảo liên minh công – nông – trí thức
C. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Câu 31. Căn cứ vào tính chất quyền lực, Nhà nước sẽ bao gồm những chức năng nào?
A. Chức năng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội B. Chức năng đối nội và đối ngoại
C. Chức năng giai cấp và chức năng xã hội D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 32. Yếu tố quyết định giai cấp nông dân không thể đảm nhận sứ mệnh lịch sử thực hiện việc chuyển
biến từ xã hội TBCN lên XHCN:
A. Họ không có hệ tư tưởng riêng độc lập B. Họ mang tính tư hữu cao
C. Họ không đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ D. Họ không có chính Đảng riêng độc lập
Câu 33. Hình thức dân chủ quân sự xuất hiện trong xã hội nào?
A. Tư bản chủ nghĩa B. Chiếm hữu nô lệ C. Phong kiến D. Công xã nguyên thuỷ
Câu 34. Nội dung cốt lõi trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là gì?
A. Nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị B. Vấn đề theo đạo và truyền đạo
C. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc D. Công tác vận động quần chúng
Câu 35. Biện pháp nào không đúng để phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa?
A. Thực hiện nhất quán lâu dài nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
B. Phát triển nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường.
C. Dựa trên một hình thức phân phối là phân phối theo lao động.
D. Thông qua chế độ hợp tác tự nguyện dẫn dắt nông dân đi lên CNXH.
Câu 36. Như thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
A. Hôn nhân tự nguyện B. Một vợ một chồng, bình đẳng
C. Được đảm bảo về pháp lý D. Cả A, B và C.
Câu 37. Ở nước ta, tổ chức nào hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống
nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hoạt động chung:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam B. Chính phủ C. Quốc hội D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Câu 38. Yếu tố nào quyết định sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức?
A. Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau B. Do giai cấp công nhân mong muốn
C. Do mục tiêu về chính trị của giai cấp công nhân D. Do có cùng một kẻ thù là giai cấp tư sản
Câu 39. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của:
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước
B. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân
C. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và tư tưởng Hồ Chí Minh
D. Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào chống thực dân
Câu 40. Theo quy định của giai cấp cầm quyền trong nền dân chủ chủ nô, “nhân dân” là:
A. Chủ nô, tăng lữ, thương gia và một số trí thức B. Giai cấp chủ nô và nô lệ
C. Thương gia và nô lệ D. Tăng lữ và một số trí thức
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

You might also like