You are on page 1of 1

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chắc không còn là cái tên xa lạ đối với giới trẻ ngày

nay. Sách
của ông được giới trẻ yêu thích và được đưa vào hàng những sách nên đọc. Bởi lẽ những
tác phẩm của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là những tác phẩm thường được viết xoay quanh
vấn đề tuổi thơ, thời học sinh,..., những chủ đề thường mang đến sự đồng cảm với giới trẻ
vềvềi những hoài niệm đã qua và làm động lòng của biết bao đọc giả. Nhưng vị tác giả đại
tài ấy đâu chỉ có thế, ông còn có một gia tài kếch sù về những tản truyện nữa. Và ngày hôm
nay, chúng ta sẽ nói về tác phẩm người Quảng ăn mì Quảng của ông.

Nguyễn Nhật Ánh(sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) là một nhà văn người Việt. Ông được biết
đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc
giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện
nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình
Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông
Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Người Quảng ăn mì Quảng được sáng tác vào tháng 12 năm 2016.
Đặt bối cảnh là thế giới hiện đại, truyện tập trung nói về thứ thực phẩm gợi lên thật nhiều
điều-Mỳ Quảng. Có điều Nguyễn Nhật Ánh bình phẩm món ăn thì ít mà bình phẩm về tâm
tình của người ăn thì nhiều. Ai mà không đồng ý khi ông nói rằng người Quảng ở Sài Gòn đi
ăn mì Quảng là để tìm một chút hương vị quê nhà, một chút thôi, chứ không bao giờ là trọn
vẹn. “Người Quảng xa xứ đi ăn mì Quảng không giống như khi đi ăn những thứ khác như
lẩu dê hay bò bảy món. Họ không chỉ ăn bằng miệng, bằng vị giác hay khứu giác, không
phải đơn thuần chỉ để thưởng thức cái ngon. Người Quảng đi ăn mì Quảng là đi ăn bằng
tâm trạng. Họ bước vào quán bán mì Quảng bằng bước chân hồi hộp, thắc thỏm, với tất cả
nỗi háo hức phập phồng như đến điểm hẹn với người quen cũ.Người Quảng Đi Ăn Mì
Quảng giống như một tiệm mì mà nơi đó nhà văn chính là đầu bếp, cũng là chủ tiệm còn 35
tạp văn là 35 món trong thực đơn của quán. Nói như thế để hiểu Người Quảng Đi Ăn Mì
Quảng gần gũi, đa dạng tựa như một góc nhỏ của xã hội. Nơi ấy có đóa hoa đào trong
tranh, chuyện siêu thị, chuyện sách, chuyện người trẻ... muôn mặt của cuộc sống hiện ra
trên những trang sách của Nguyễn Nhật Anh
Vẫn thân thiện, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng tựa như cuộc chuyện
trò sau bữa ăn. Một chút quá khứ, một chút hiện tại và một chút tương lai giao hòa như tô
mì Quảng thêm chút gia vị này kia cho hợp với khẩu vị người ăn.
Và, cũng giống tô mì Quảng, Người Quảng Đi Ăn Mì Quảng trở thành khúc biến tấu sinh
động, hợp cảnh giữa ngổn ngang hàng quán, khói bụi của cuộc sống thường nhật.

You might also like