Bài tiểu luận maclenin 2

You might also like

You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN TPHCM

BỘ MÔN: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ




TIỂU LUẬN
CUỐI KÌ

MÔN : NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA


CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2

Tên đề tài: Lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến
nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Sinh Viên Thực Hành : Phạm Dương Minh Thuận

MSSV : 191A140072
Lớp học phần : 193POL10312
Nhóm : 8
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đoàn Thị Nhẹ

1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9/2020

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ……………………………………………….2

2
LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò
của nó đối với sự tương trưởng kinh tế . Sau hơn một thập kỉ lạm phát ở mức
vừa phải , hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao và nó đã và đang là “
kẻ phá hoại ” có tác động xấu đến hoạt động kinh tế . Nó như một căn bệnh
của nền kinh tế thị trường , là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư
lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan . Cùng
với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế và nguyên nhân của
lạm phát ngày càng phức tạp . Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta
theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước , việc nghiên
cứu về lạm phát , tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có
vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển của đất nước .
Vì vậy em chọn đề tài “Lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
Việt Nam hiện nay ” để có thể nghiên cứu kĩ hơn về lạm phát ở Việt Nam và
qua đó chúng em có thể rút ra được các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm
phát trong thời kì kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam .
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn có nhiều thiếu sót , e kính
mong sự góp ý chân thành của thầy cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện
hơn .
Xin Chân Thành Cảm Ơn !

3
1/ Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh
tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một
loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo
nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường
toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa
các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát.
 
Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn
định giá cả". Khái niệm lạm phát là gì? Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế
thị trường, nó xuất hiện khi các quy luật về hàng hoá không được tôn  trọng, nhất là các
quy luật lưu thông tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng
hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy
luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.

Trong bộ “ Tư bản” nổi tiếng của mình C.Mác viết: “ Việc phát hành tiền giấy phải được
giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của
mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu
thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy giảm  xuống và tình
trạng lạm phát xuất hiện. Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại
đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường: “Lạm phát là sự
tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”.

Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP thực tế.
Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn Ip = ∑
ip.d Ip: chỉ số giá cả của từng nhóm hàng d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng.

4
2/ Phân loại lạm phát
- Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm.
Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế
hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá
cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích
trữ hàng hoá với số lượng lớn…. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho
người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có
khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
- Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3
con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây
biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng
hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường.
Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi
mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng
nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông
tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm
vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng: Lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra
trong một thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó thường phức tạp và trầm trọng hơn. Các
nhà kinh tế học đã chia lạm phát thành 03 loại. Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với
tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ
lạm phát trên 50%/năm; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên
200%/năm.

3/ Nguyên nhân gây ra lạm phát:


3.1. Lạm phát theo thuyết tiền tệ:
Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá…có nhiều nguyên nhân như: thời tiết không
thuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng cao. Giá nguyên vật liệu
tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng cũng tăng lên. Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất
cũng tăng dẫn theo các mặt hàng thiết yếu cũng tăng. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng
tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách:
- Theo lý thuyết tiền tệ: lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền.

5
- Theo học thuyết Kêyns: lạm phát xẩy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch vụ trong nền
kinh tế (do cầu kéo).
- Theo học thuyết chi phí đẩy: lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất (chi phí
đẩy). Trên thực tế, lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyên nhân
có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau. Mức cung tiền là một biến số duy nhất
trong hằng đẳng thức tỷ lệ lạm phát, mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh
hưởng trực tiếp.
Trong việc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn luôn giảm sức cung
tiền. Tăng cung tiền có thể đạt được bằng 2 cách:
* Ngân hàng Trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanh tốt).
* Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng. Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng
tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí. Về trung và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng
hoá và dịch vụ tăng. Nếu cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ bù đắp
bằng việc tăng giá. Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2- 3
năm. In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn tới lạm phát nghiêm trọng
Ví dụ: Năm 1966 – 1967 Chính phủ Mỹ đã sử dụng tăng tiền để trả cho những chi phí leo
thang trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lạm phát tăng từ 3% (năm 1967) đến 6%
(năm 1970). Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mức cân
bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không
đổi. Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên một tỷ lệ tương
ứng. Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương
rất chú trọng đến nguyên nhân này. 

3.2 Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát do cầu kéo):
Tăng cung tiền không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng cầu về hàng hoá, dịch
vụ. Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn
đến tăng cầu. Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1 đến 3 năm.
Nếu cầu về hàng hoá vượt mức cung xong sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử
dụng máy móc với công suất tiến tới giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng
được gia tăng của cầu. Sự mất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy. Lạm phát do cẩu tăng
lên hay lạm phát do cầu kéo được ra đời từ đó. Chẳng hạn ở Mỹ, sử dụng công suất máy
móc là một chỉ số có ích phản ánh lạm phát trong tương lai ở Mỹ. Sử dụng công suất máy
móc trên 83% dẫn tới lạm phát tăng.

6
3.3 Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêm thất nghiệp nên
còn gọi là lạm phát “đình trệ”. Hình thức của lạm phát này phát sinh ra từ phía cung, do
chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng. Điều này chỉ có thể được
trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn.
Ví dụ: Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ. Nếu
tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Nếu
nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng
lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi
phí sinh hoạt tăng lên, điều đó tạo vòng xoáy lượng giá. Một yếu tố chi phí khác là giá cả
nguyên vật liệu đặc biệt là dầu thô. Trong giai đoạn  1972 -1974 hầu như giá dầu quốc tế
tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới.
Ngoài ra, sự suy sụp của giá dầu năm 1980 cũng làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp
chưa từng thấy. Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơn
được chuyển cho người tiêu dùng nội địa. Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏ khi đồng nội tệ
yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác. Ngoài ra yếu tố tâm lý dân chúng, sự thay đổi
về chính trị, an ninh quốc phòng…. Song yếu tố trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ trong lưu
thông vượt quá số lượng hàng hoá sản xuất ra. Việc tăng đột ngột của thuế  (VAT) cũng
làm tăng chỉ số giá.

3.4 Lạm phát dự kiến:


Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vùa phải có xu hướng tiếp
tục giữ mức lịch sử  của nó. Giá cả trong trượng hợp này tăng đều một cách ổn định. Mọi
người có thể dự kiến được trước nên gọi là lạm phát dự kiến.

3.5 Các nguyên nhân lạm phát khác:


Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng
chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ tiền nhiều càng thiệt. Điều này đặc biệt đúng
trong các cuộc siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tăng mức độ gửi tiền vào ngân
hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi loại hàng hoá có thể dự trữ
gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá tiếp tục đẩy giá lên cao.
Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để
trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây lên lạm phát. Và một
khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt mới nảy sinh, đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền

7
mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt. Kiểu lạm phát xoáy ốc này thường xảy ra trong thời kỳ
siêu lạm phát. Tuy nhiên, Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách vay tiền
của nhân dân thông qua hình thức bán tín phiếu, trái phiếu.
Lượng tiền danh nghĩa không tăng thêm nên không có nguy cơ lạm phát, nếu thâm hụt
ngân sách tiếp tục kéo dài, số tiền phải trả cho dân (cả gốc và lãi) sẽ lớn đến mức cần
phải in tiền để trang trải thì khả năng có lạm phát mạnh là điều chắc chắn. Các nguyên
nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế
không hợp lý. Các chủ thể kinh doanh làm tăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước
ngoài. Chúc bạn học tập tốt hơn với bài viết “Khái niệm lạm phát là gì? Nguyên nhân gây
ra tình trạng lạm phát” này!

4 / TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ


4.1. Tác động tiêu cực:
          a. Lạm phát và lãi suất:
          Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác
động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.
           Ta có: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát.
 Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn địnhvà thực dương thì
lãi suất sanh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn
đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
          b. Lạm phát và thu nhập thực tế:
          Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì
làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
          Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn
làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản
lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu
nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa để
bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao  mặc dù thuế suất vẫn không tăng.
Từ đó, thu nhập ròng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ
lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy thoái kinh
tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm
lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ ...
          c. Lạm phát và phân phối thu nhập không bình đẳng:
          Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giửm xuấng, người đi vay sẽ có lợi
trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền
kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.

8
          Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất
cân đối  nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng
lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn
khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó,
những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm
phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn tong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về
thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
          d. Lạm phát và nợ quốc gia:
          Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trần trọng hơn. Chính phủ được lợi trong
nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và
đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên cá
khoản nợ.
         4.2. Tác động tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm
phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát
triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
          + Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
          + Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào
những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và
các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất
định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động
thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
          Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc
độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

5/ Giái pháp can thiệp nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
• Một là, cần thực thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. + Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp sản
xuất trong nước và xuất nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế + Hạn chế giải chấp
CK , đề nghị các NH, Cty CK tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia hạn hoặc NHNN hỗ trợ tài
chính thông qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh khoản cho các NH + Xử lý cầu đầu
tư nước ngoài: Giữ tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK VN như hiện nay (49%-
đối với CP các ngành khác, riêng CP ngành NH là 30% ) nhưng tháo gỡ thủ tục hành
chính. +Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Hiện nay, Quốc Hội
đang dự thảo nghị định cho người VIỆT NAM định cư ở nước ngoài mua nhà ở VN. Đây
là một giải pháp tốt đáp ứng được nguyện vọng của bà con xa xứ nhưng cũng là một biện
pháp cứu được sự đóng băng của thị trường bất động sản. +Tiếp tục siết chặt chi tiêu công

9
đối với các dự án không hiệu quả: đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục cắt giảm để tập
trung vào đầu tư xuất khẩu góp phần thăng bằng cán cân thương mại. +Phòng chống giảm
phát.
• Hai là, đề xuất với Chính phủ thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng để kích thích
nền kinh tế phát triển tránh xu hướng giảm phát trong thời gian tới. Trước thực trạng nền
kinh có dấu hiệu giảm phát, cần phải giảm tốc độ tăng lãi suất huy động của ngân hàng,
duy trì tốc độc tăng trưởng 7% là hợp lý. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải bố trí ngân sách
quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng để kích thích nền kinh tế phát triển tránh xu hướng
giảm phát trong thời gian tới. Trước mắt cần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tăng năng suất
lao động làm cho giá trị của nền kinh tê “thật” không bị thoát li giá trị của nó do nền kinh
tế “ảo” (các hàng hóa của nền kinh tế ảo là các chứng từ có giá: chứng khoán, quyền chọn
mua, quyền chọn bán…)
• Ba là, tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công và tư Giảm mức tăng chi phí phải
thực hiện tiết kiệm trong sản xuất xã hội. Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp
cần tăng cường quản lý sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo
đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, nhất là
đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu. Một giải pháp giảm mức tăng chi phí khác có thể áp
dụng là hoàn thiện công nghệ, đổi mới công nghệ, cải tiến tố chức quản lý nhằm tăng năng
suất lao động. Đồng thời tiết kiệm chi tiêu công của nhà nước, từng gia đình, cá nhân.
• Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính công khai minh bạch của chi tiêu
công.. Cần soát xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu cả trung ương và
địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, các
công trình đầu tư. Khẩn trương hoàn thành các dự án, các công trình, đặc biệt là những
công trình trọng điểm, hoàn thành dứt điểm các công trình dây dưa kéo dài để chúng sớm
phát huy tác dụng. Chủ động điều chỉnh kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, tập trung
ngân sách vào những công trình cấp thiết, những chương trình không cấp thiết nên chuyển
vào những năm sau. Công khai minh bạch, thông qua sự giám sát chi tiêu công của các tổ
chức phi Chính phủ, các đoàn thể chính trị xã hội và tổ chức quần chúng.
• Năm là, phải quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường. Tích
cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất
hấp dẫn; thực hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với một số ngoại tệ, nhất là ngoại
tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam như USD, EURO, Yên, Nhân
dân tệ... đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây thiệt hại chung cho
nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là khách nước ngoài, cần
tạo cơ chế để nhóm khách này có thể giam gia, nhất là đối với thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản.

10
• Sáu là, Chính phủ nên thực hiện bán trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân, thu
hồi tiền mặt. Hoạt động này có tác dụng rất tích cực làm giảm nhanh lượng tiền mặt trong
lưu thông và tác động trực tiếp tới giảm lạm phát. Trong trường hợp cấp bách hiện nay,
không nên đấu thầu trái phiếu và tín phiếu qua trung gian. Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc
Nhà nước nên triển khai bán trực tiếp cho dân. Bán trực tiếp sẽ tránh được các khâu trung
gian nên mức lãi suất đối với người mua sẽ cao hơn, thu hút được nhiều người tham gia.
Có thể tổ chức thành những chiến dịch phân phối tín phiếu, trái phiếu trong thời gian cụ thể
với cơ chế thuận lợi kết hợp với sự tuyên truyền cổ động mạnh mẽ để động viên mọi tầng
lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội tham gia.

KẾT QUẢ THẢO LUẬN


Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc
biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế như nước ta.
Sự hi sinh tăng trưởng năm 2008 để kiềm chế lạm phát như quyết sách của Chính phủ
Việt Nam đã đủ nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Trong thời gian tới, nền kinh tế của
nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phát
vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.
Cần có những Giải pháp can thiệp
- Chính sách tài chính
- Tiền tệ năng động và linh hoạt
- Tiếp tục hi sinh tăng trưởng kinh tế để ưu tiên kiềm chế lạm phát
- Hạn chế tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, xã hội
- Quản lý chặt chẽ chi tiêu công
- Quản lý chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tệ trên thị trường
- Chính phủ nên bán trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc cho dân, thu hồi tiền mặt.
- Thực hành tiết kiệm.
Những thành công trong thực hiện chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát của Chính phủ:
• Một là, tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng
• Hai là, đình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trình
11
• Ba là, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu Về điều hành xuất khẩu, các Bộ,
ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó
tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn
cứ vào khả năng cân đối thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, năm nay
nước ta có thể xuất khẩu gạo từ 4 đến 4,5 triệu tấn. Do tác động trực tiếp của một số
chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô...; kiểm soát
chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt
là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim
ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu).
• Bốn là, đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu Các hoạt động sản xuất kinh
doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình
ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt
hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm
(6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. • Năm là, cấp hơn
7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội Trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa
phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất,
sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó
khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao
đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua
bảo hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ
nhân dân. Đến nay, ngân sách Trung ương đã cấp hơn 7.300 tỷ đồng để thực hiện các
chính sách an sinh xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. “Nghị quyết 10/2008/NQCT-17/04/08 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững) của Chính phủ”.
[2]. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, “Kết quả thực hiện 8 nhóm giải pháp: Những
chuyển biến bước đầu”.
[3]. UBTV QHB thảo luận về KT-XH 2008 về kế hoạch năm 2009, “Tiếp tục ưu tiên
kiềm chế lạm phát”, www.laodong.com.vn số 235/2008, ngày 11 tháng 10 năm 2008.

12

You might also like