You are on page 1of 1

1.

Những mặt hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp Việt Nam
 Gia tăng sử dụng các chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.
Nguyên nhân: thứ nhất, là người nông dân thiếu kiến thức cũng như nhận thức về lượng dùng vừa đủ của
phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu, và
thường có chi phí đắt hơn các sản phẩm hóa học. Người nông dân cũng thường bị ảnh hưởng bởi thị
trường (như nhu cầu cao, giá sản phẩm tăng), thấy lợi ích kiếm tiền trước mắt mà ưu tiên vào hiệu quả
ngắn hạn của sản phẩm gốc hóa học hơn là sản phẩm gốc hữu cơ, và ảnh hưởng rất lớn đến tính bền vững
của nền nông nghiệp nước nhà. Theo số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật, hằng năm nước ta dùng trên 10 triệu
tấn phân bón, trong đó 7,6 triệu tấn là phan hóa học. Đặc biệt là vùng sản xuất nông nghiệp của Đồng
bằng sông Cửu Long có lượng sử dụng phân bón cao hơn 35.3% so với trung bình toàn quốc, lượng phân
hữu cơ dùng chỉ bằng 27.3% so với trung bình toàn quốc.
 Chuyển dịch của nông nghiệp quy mô nhỏ còn chậm trễ
Nguyên nhân: việc phát triển trang trại chỉ dừng ở mức quy mô nhỏ, còn quy mô lớn hơn thì gặp nhiều
khó khăn vì luật, ví dụ như Luật Đai61 đai 2013, điều 129 mục 1 hạn chế về đất trồng cây, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, điều 12 mục 5 thì hạn chế chuyển nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên quy mô lớn. Hợp tác xã ở nước ta cũng còn yếu kém khi đa số làm các dịch vụ cơ bản, chỉ
10% làm dịch vụ tiêu thụ đầu ra.
 Gia tăng sự phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu về nông nghiệp, như giống cây trồng, thuốc trừ
sâu, bệnh hại, phân bón, cũng như là máy móc nông nghiệp.
Nguyên nhân: trong nước không đủ công nghệ cũng như nguyên liệu để tiến hành chế tạo, sản xuất, và
các chưa có nhiều chính sách về sản phẩm công nghệ dành cho nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng và thị trường
cũng chưa sẵn sàng để sản xuất hàng loạt các thiết bị, thành phẩm của riêng mảng này. Sự phụ thuộc vào
các nguồn cung bên ngoài đe dọa đến sự bình ổn và ổn định của nền nông nghiệp Việt Nam, và tiềm tàng
nhiều rủi ro về an ninh lương thực. Theo khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, chỉ
30% máy móc là tự đáp ứng được, 60% nhập từ Trung Quốc, còn lại là từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nguồn:Tuyết Chinh (2020), Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% máy móc phục vụ nông nghiệp, Báo Tài
nguyên môi trường
GS.TS Đỗ Thế Tùng (2016), Những trở ngại làm chậm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn
với phát triển kinh tế tri thức, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

You might also like