You are on page 1of 2

Bước vào bức tranh đất nước qua ngòi bút của Nguyễn Khoa Điềm, ông đã mở ra

trong tâm trí bạn đọc một góc nhìn khác về nguồn gốc của đất nước, không minh
chứng bằng sử liệu như Chế Lan Viên đã từng viết:
“Hỡi sông Hồng tiếng hát 4000 năm”
Mà ông dùng trái tim và tâm hồn mình để định nghĩa về đất nước khiến cho đất
nước như trở nên gần gũi thân thương đến lạ thường. Đó là truyền thống, là quá khứ,
là sự kế thừa văn hóa và cả lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Mở đầu đoạn trích là hai tiếng “Đất Nước” được viết hoa một cách cẩn thận như
một cách bày tỏ tình yêu và sự trân trọng dành cho cụm từ đầy thiêng liêng đó. Với
Nguyễn Khoa Điềm đất nước không chỉ đơn thuần là vô giác, vô tri, đất nước từ lâu
đã mang một tâm hồn dân tộc thắm thiết đậm đà chỉ với câu thơ ấy ông đã khẳng
định sự hiện hữu trường tồn của sinh thể thiêng liêng ruột thịt này. Chỉ bấy nhiêu thôi
cũng đã khiến cho bao tâm hồn lay động để rồi kết lại bằng ba tiếng “đã có rồi’ vang
dần nhấn mạnh sức sống lâu đời của đất nước, cùng ta lớn lên, yêu thương, chở che,
dõi theo ta đến cuối đất cùng trời.
Sự mơ hồ, mờ nhạt về nguồn gốc của đất nước qua đi nhường chỗ cho đất nước
hiện thân rõ ràng và gần gũi thân thương đến lạ thường:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”
mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Ba câu thơ cất lên khiến cho người đọc vô cùng ngỡ ngàng Thì ra đất nước bắt
nguồn từ những thứ vô cùng giản dị, giọng thơ êm ái như lời ru đưa ta về ngày xửa
ngày xưa” yên bình với cổ tích với mái nhà tranh nơi có mẹ cha, ông bà. Ở đó ta lớn
lên trong sự chở che của cha, trong sự dịu dàng của mẹ và những câu chuyện xưa
chẳng rõ ai viết và viết năm nào. Bốn chữ ‘ngày xửa ngày xưa” cất lên như đưa ta về
miền ký ức tuổi thơ trong tình yêu thương triều mến và sự dạy dỗ của đáng sinh
thành.
Tác giả đã tài tình khi kết hợp sự ra đời của đất nước với “miếng trầu” bà ăn, qua
đó ta thấy tâm hồn thấm nhuần tính dân tộc. Bên cạnh trả lời về nguồn gốc của đất
nước ông còn gợi ra truyền thống ăn trầu của các bà các mẹ ngày xưa, cùng với đó là
sự tích trầu cau mang đậm tình nghĩa anh, em, vợ, chồng. “Miếng trầu’ đã thực sự trở
thành biểu tượng cho thuần phong mĩ tục của dân tộc ta luôn xem trọng tình nghĩa
hơn của cải vật chất:
Trầu này trầu nghĩa trầu tình
Cho loan lấy phụng cho mình lấy nhau
Hình ảnh đất nước càng trở nên thơ mộng khi có sự xuất hiện của lũy tre làng luôn
hiền hòa đong đưa theo làn gió, câu thơ gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhắc
ta về ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm luôn song hành với sự “lớn lên” của Đất
Nước, trưởng thành từ chính những gian truân thử thách. Từ truyền thuyết ấy đã thể
hiện trọn vẹn của những người con yêu kính đất mẹ, sẵn sàng đánh đổi tất cả dẫu có
phải hi sinh bản thân không chùn bước.

Tóc mẹ thì bới sau đầu


Búi tóc ấy cos thể không có trâm cài đính ngọc lấp lánh
nhưng nó lại mang theo sự tảo tần, lam lũ nhưng cũng không kém phần dịu hiền
mà người mẹ dành cho con, người phụ nữ Việt Nam dành cho mái ấm của mình.
Cùng với cha mẹ đã tạo nên một nơi gọi là nhà, nơi luôn dang rộng cánh tay ôm
lấy ta khi bước chân ta đã mỏi
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Câu thơ của anh khiến ta bỗng nhớ về những câu thơ xa xưa.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Dù ba vạn sáu ngàn ngày vẫn chẳng xa
Cha mẹ thương nhau vì tình yêu thủy chung, sắt son chẳng thể tách rời. Đất
Nước hiển hiện trong cả truyền thống thủy chung của người Việt nên càng thêm sâu
sắc và xúc động. Dù có đắng cay và gian khổ, dù có phải trải qua muôn vàn đèo cao
thử thách thì tình cảm sắt son mà con người dành cho nhau cũng không thể dễ dàng
biến chuyển, cũng có lẽ bởi thế mà Đất Nước được bồi tụ trong chiều sâu văn hóa
ngọt ngào. Từ cha mẹ thương nhau, tác giả lại nhắc đến tục đặt tên của người Việt cổ.
Không chỉ thế, một nét văn hóa xưa - đặt tên con bằng các vật dụng thông thường
trong cuộc sống hàng ngày - cũng như sống lại trong từng câu thơ.

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Câu thơ cuối như là một lời khẳng định sự ra đời của Đất Nước là một điều tự hào:
Đất Nước có từ ngày đó

Kb: Có một tư tưởng về đất nước được vẽ lên bình yên từ những điều giản dị. Có
một hình ảnh đất nước được lý giải với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ngày
xửa ngày xưa. Có những giá trị của một đất nước được cắt nghĩa từ một không gian
tình tứ như chuyện tình của đôi lứa, uyên ương. Tất cả những điều này, được Nguyễn
Khoa Điềm truyền tải trọn vẹn qua đứa con tinh thần của mình “Đất Nước". Cuộc
chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng
đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc. Tình yêu và trách nhiệm cao cả ấy
trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: “Thời đại
của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao
của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn toả lương tâm lên bầu trời đầy giặc
giã” (Chu Lai).

You might also like