You are on page 1of 70

HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


THAM GIA HỘI THI KHOA HỌC SINH VIÊN TOÀN QUỐC
“OLYMPIC KINH TÊ LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG” LẦN THỨ VI, 2021
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quyết

Tập thể sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Thị Hoài Đan Lớp 18DHQ1_Trường ĐH Tài chính-Marketing


2. Nguyễn Thị Hương Quỳnh Lớp 18DTC2_Trường ĐH Tài chính-Marketing
3. Đặng Thị Nhã Trúc Lớp 18DHQ2_Trường ĐH Tài chính-Marketing
4. Trần Thị Hạ Vy Lớp 18DHQ1_Trường ĐH Tài chính-Marketing

Tp. Hồ Chí Minh, 15/04/2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................vi
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................................1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................................................................1
1.1 MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................2
1.4 CÁCH TIẾP CẬN............................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................3
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU...............................................................................3
1.6.1 Ý nghĩa lý luận...........................................................................................3
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................3
1.7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU.................................................................................4
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................................5
2.1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU....................................................................5
2.1.1 Khái niệm..................................................................................................5
2.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu.............................................................................5
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu.................................................................................6
2.2 LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU.....................................................................6
2.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith..............................................6
2.2.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo.........................................7
2.2.3 Lý thuyết Heckscher – Ohlin.....................................................................8
2.2.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter....................................9
2.2.5 Lý thuyết nguồn lực...................................................................................9
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.......................10
2.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)...............................................................10
i
2.3.2 Chỉ số tham nhũng...................................................................................11
2.3.3 Thương mại tự do....................................................................................12
2.3.4 Khoảng cách địa lý...................................................................................12
2.3.5 Tỷ giá hối đoái.........................................................................................13
2.3.6 Dân số......................................................................................................13
2.3.7 Thuế quan................................................................................................14
2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ XUẤT KHẨU. .15
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước............................................................................15
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước......................................................................17
CHƯƠNG 3........................................................................................................................................20
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................20
3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................................20
3.1.1 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu.............................................20
3.1.2 Định nghĩa biến nghiên cứu.....................................................................20
3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................21
3.2.1 Sơ lược về mô hình trọng lực...................................................................21
3.3 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DỮ LIỆU BẢNG......................................22
3.3.1 Khái niệm dữ liệu bảng............................................................................22
3.3.2 Mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng...........................................................23
3.4 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH...........................................................26
3.4.1 Một số kiểm định lựa chọn mô hình.........................................................26
3.4.2 So sánh Pooled OLS với FEM.................................................................26
3.4.3 So sánh Pooled OLS với REM.................................................................26
3.4.4 So sánh REM với FEM............................................................................27
CHƯƠNG 4........................................................................................................................................28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................................................28
4.1 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI...................................................28
4.1.1 Tình hình sản xuất....................................................................................28
4.1.2 Thị trường tiêu thụ...................................................................................29
4.1.3 Xu thế biến động giá cà phê.....................................................................30
4.2 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM............................................................31
4.2.1 Qui mô sản xuất.......................................................................................31
4.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam.............................32
ii
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ.....35
4.3.1 Thống kê mô tả........................................................................................35
4.3.2 Ước lượng mô hình hồi quy.....................................................................36
4.3.3 Thảo luận kết quả mô hình hồi quy..........................................................41
CHƯƠNG 5........................................................................................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................43
5.1 KẾT LUẬN....................................................................................................43
5.1.1 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài..........................................................43
5.1.2 Các kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài.............................................43
5.2 KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP........................................................44
5.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt
Nam…................................................................................................................... 44
5.2.2 Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về phát triển xuất khẩu cà
phê……................................................................................................................. 46
5.2.3 Một số khuyến nghị đối với chính phủ và doanh nghiệp..........................47
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO…................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................51
PHỤ LỤC............................................................................................................................................54

iii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan được áp dụng bởi một số quốc
gia đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam…………………………………................14
Bảng 3. 1: Tóm tắt biến nghiên cứu.................................................................................
Bảng 4. 1: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019............................
Bảng 4. 2: Top 10 thị trường lớn xuất khẩu cà phê 2018..................................................
Bảng 4. 3: Thống kê mô tả biến nghiên cứu.....................................................................
Bảng 4. 4: Ma trận hệ số tương quan................................................................................
Bảng 4. 5: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy................................................................
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định LM....................................................................................
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định Hausman...........................................................................
Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến....................................................................
Bảng 4. 9: Kết quả kiểm định phương sai nhiễu thay đổi.................................................
Bảng 4. 10: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1........................................................
Bảng 4.11: Kết quả hiệu chỉnh mô hình...........................................................................

iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Khung phân tích...............................................................................................
Hình 4. 1: Sản xuất cà phê của từng khu vực trên thế giới...............................................
Hình 4. 2: Xuất khẩu cà phê Brazil niên vụ 2019- 2020 (triệu bao).................................
Hình 4. 3: Tiêu thụ cà phê ở từng khu vực trên thế giới...................................................
Hình 4. 4: Giá cà phê robusta trên thế giới.......................................................................
Hình 4. 5: Diện tích và sản lượng cà phê năm 2018.........................................................
Hình 4. 6: Giá cà phê trong nước 11/2019........................................................................
Hình 4.7: Sản lượng và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2015-2019...........

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Association of South East Hiệp hội các Quốc gia Đông


ASEAN
Asian Nations Nam Á

CPI Corruption perceptions index Chỉ số tham nhũng

Computable General Mô hình cân bằng tổng thể


CGE
Equibrilium khả tính

Hiệp định đối tác kinh tế


Trans-Pacific Partnership
CPTPP chiến lược xuyên Thái Bình
Agreement
Dương

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

EU European Union Liên minh châu Âu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Generalized System of
GSP Hệ thống ưu đãi phổ cập
Preferences

GNP Gross national product Tổng sản phẩm quốc dân

International Coffee
ICO Tổ Chức Cà phê Quốc tế
Organization

I/O Mô hình cân đối liên ngành

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

ITC International Trade Centre Ủy ban thương mại quốc tế

OLS Ordinary Least Square Bình phương tối thiểu

United States Department of


USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ
Agriculture

USD United States Dollar Đô la Mỹ

The World Trade


WTO Tổ chức Thương mại thế giới
Organization

WB World Bank Ngân hàng Thế giới

vi
vii
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách, đường
lối đổi mới nhằm hiện thực hóa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện theo
đường lối của Đảng, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng đã
liên tiếp thu được nhiều thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là chỉ trong thời gian vài
thập kỷ, nước ta đã từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp, lạc hậu, đã vươn lên trở
thành một nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó cà phê có tỷ trọng xuất khẩu ngày càng
lớn và là ngành nông nghiệp lớn thứ hai đóng góp vào thu nhập từ xuất khẩu. Nhờ sản
xuất và xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã góp phần giải quyết được việc làm đối với
người lao động, đồng thời mở rộng phát triển nền kinh tế hộ gia đình, trang trại từ việc
thu mua sản xuất cà phê cho xuất khẩu và cũng đóng góp một nguồn thu lớn vào
doanh thu xuất khẩu cả nước, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xoá
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, phát triển nông thôn, làm cơ sở ổn
định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù cà phê ở nước ta có những bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc cả về
sản lượng và chất lượng nhưng cà phê Việt Nam lại không có thương hiệu do đa phần
xuất khẩu dạng thô và chất lượng không cao do trang thiết bị còn lạc hậu nên vẫn phải
đối mặt với không ít thách thức như phải tuân thủ một số điều luật khá khắt khe về
chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu vào các thị trường như Đức, Hoa
Kỳ, Tây Ban Nha, …Mặt khác, theo Báo cáo của Bộ Công thương (2020), trong 3
tháng đầu năm 2020, là thời kỳ bùng phát và chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch
Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu của một số lĩnh vực ngành nghề của Việt Nam đã
và đang bị ảnh hưởng suy giảm mạnh. Trong đó xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng chịu
ảnh hưởng trước tác động rất lớn từ đại dịch này. Trong thời gian tới đây, theo dự báo,
ngành cà phê Việt Nam vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng bởi các thị trường xuất khẩu
cà phê chủ yếu và lớn nhất của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đang là
những quốc gia tâm điểm của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu và chưa có dấu hiệu
kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh trong thời gian trước mắt. Hơn nữa, ngoài yếu tố dịch
bệnh làm ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê thì những vấn đề khác được các lý
thuyết kinh tế đã đề cập trước đây như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế, thuế quan, quy mô
thị trường… có ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam hay không
là vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu.
Xuất phát từ tính cấp thiết như đã nêu trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài
“Phân tích các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam: Tiếp

1
cận theo mô hình trọng lực” để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học với kỳ
vọng tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến xuất khẩu cà phê Việt Nam, qua đó
gợi ý, định hướng những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường xuất
khẩu cà phê trong thời gian tới ổn định và bền vững.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích, đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố
đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể như
sau:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu, khảo cứu kinh nghiệm thực
tiễn của một số quốc gia về xuất nhập khẩu của cà phê thời gian qua
Thứ hai, mô tả thị trường cà phê của thế giới và Việt Nam trên các khía cạnh quy
mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, xu thế biến động giá và tình hình xuất khẩu.
Thứ ba, đánh giá tác động của một số yếu tố đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Bốn là, từ kết quả nghiên cứu, gợi ý chính sách quản lý và điều hành xuất khẩu
thị trường cà phê của Việt Nam một cách hợp lý, ổn định và bền vững.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu xuất khẩu cà phê của Việt Nam, các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Phạm vi nội dung: Đây là 1 trong những sản phẩm xuất nhập khẩu chủ lực quốc
gia theo Thông tư 37/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện cho
các mặt hàng đã, đang và sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế. Tập trung nghiên cứu về xuất khẩu của cà phê của Việt Nam trong mối tương quan
so sánh với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác dưới gốc độ về giá cả hàng hóa
cạnh tranh.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đề cập đến hoạt động xuất nhập khẩu cà phê
Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu (thời gian): Nghiên cứu được phân tích từ năm 2001-2020.

2
1.4 CÁCH TIẾP CẬN
Để đánh giá sự tác động của xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế tại thị
trường Việt Nam, nghiên cứu được tiếp cận theo hướng kinh tế học dựa trên các lý
thuyết về mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ xây dựng mô
hình kinh tế lượng kết hợp với dữ liệu thực tế để kiểm chứng lại mô hình lý thuyết, từ
đó có cơ sở khoa học để gợi ý giải pháp phù hợp với thực tiễn.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu áp dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Ngoài ra những
phương pháp sau cũng được kết hợp trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp: Để thực hiện tổng quan
nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp mô hình toán kinh tế: Thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình
định lượng để phục vụ cho việc đánh giá, đo lường tác động và nhận diện chiều hướng
tác động của biến độc lập lên biến biến phụ thuộc. Nghiên cứu dự định xây dựng mô
hình kinh tế lượng phù hợp với dữ liệu bảng cân bằng.
Phương pháp quy nạp: Là phương pháp được sử dụng để rút ra kết luận về đối
tượng nghiên cứu sau khi có kết quả từ phương pháp mô hình toán kinh tế và phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh.
Phương pháp nội suy và ngoại suy: Được sử dụng để đưa ra các khuyến nghị về
chính sách phát triển kinh tế-xã hội hướng tới thúc đẩy kinh tế phát triển kinh tế vĩ mô
ổn định và bền vững.
Kỹ thuật phân tích: Dựa vào mô hình hồi quy từ mô hình hồi quy trên dữ liệu
bảng cân bằng (strongly balanced panel).
1.6 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
1.6.1 Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa các lý thuyết về kinh tế về xuất khẩu, để giải thích sự biến động giá
cả và những yếu tố tác động tới giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cập nhật các mô hình, phương pháp phân tích dữ liệu bảng cân bằng trong phân
tích các dữ liệu kinh tế.
Giải thích các mối liên hệ của các yếu tố một cách biện chứng, khoa học dựa vào
các chứng cứ thống kê rút ra từ mô hình kinh tế lượng trên dữ liệu bảng.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những
người quan tâm trong công tác quản lý, tư vấn về chính sách thương mại. Là tài liệu
tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu trong các chủ đề về tăng trưởng kinh tế
và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đề tài cũng thể hiện xu hướng vận dụng kiến
3
thức liên ngành trong xu thế hiện nay, là sự kết hợp giao thoa giữa các ngành kinh tế
học, thống kê học, toán học và cũng là một trải nghiệm quý giá đối với những người
tham gia, giúp họ đúc kết những bài học quý báu qua việc kết hợp lý thuyết với thực
tiễn, nghiên cứu đi đôi với ứng dụng.
1.7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, nghiên cứu này được chia thành 5
chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong nội dung này cần giới thiệu tổng quan về nghiên cứu của đề tài; tính cấp
thiết, khoảng trống nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong nội dung này cần trình bày những khái niệm liên quan đến chủ đề xuất
khẩu, phân tích những lý thuyết, các quan điểm kinh tế học về xuất khẩu hàng hóa, xây
dựng khung phân tích.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung này trình bày phương pháp phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến
giá trị xuất khẩu bằng mô hình dữ liệu bảng cân bằng. Bên cạnh đó, một số kiểm định
lựa chọn mô hình cũng được giới thiệu chi tiết để làm cơ sở cho ứng dụng trong
chương kế tiếp.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Giải thích một số kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu, bình luận so sánh
những kết quả này với những kết quả nghiên cứu trước đây (nếu có).
Chương 5: Kết luận và những khuyến nghị
Trong nội dung này cần tóm lược kết quả nghiên cứu đạt được. Qua đó, căn cứ
trên những phát hiện từ mô hình nghiên cứu sẽ gợi ý những chính sách quản lý phù
hợp trên thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam.

4
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU


2.1.1 Khái niệm
Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ, một hình
thức thâm nhập thị trường nước ngoài có thể ít rủi ro hơn và chi phí thấp hơn. Dưới
góc độ phi kinh doanh như quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động xuất
khẩu là việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia. Theo khoản 1, Điều
28, Luật Thương mại 2005, xuất khẩu hàng hóa là “việc hàng hóa được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Sự phát triển của xuất khẩu
là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia
trong thời kỳ hội nhập đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường hội nhập hiện nay cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho các đối tác mà có nhiều hình thức xuất khẩu được ứng dụng như: xuất khẩu
trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu tại chỗ, tái xuất khẩu, gia công xuất
khẩu. Do đó, để ngày càng phát triển các loại hình xuất khẩu cũng như đa dạng hóa
các mặt hàng, đặc biệt là cà phê, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này ngày càng
được quan tâm nhiều hơn. Các mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu cũng được ứng dụng nhiều hơn. Có thể kể đến là mô hình trọng lực của
Tinbergen (1962), Pöyhönen (1963) và Linnemann (1966) đề xuất, sau đó được rất
nhiều nhà nghiên cứu áp dụng như Cantore and Cheng (2018), Sanso và cộng sự
(1993), Sarker và Jayasinghe (2007).
2.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Xuất-nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại
thương. Xuất-nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc
gia. Hoạt động xuất-nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong
nước. Điều này được thể hiện ở chỗ:
Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát. Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác
nhau. Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên
giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Xuất khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nó
rất phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính
sách, luật pháp, văn hoá, chính trị … của các quốc gia khác nhau. Nhà nước

5
quản lý hoạt động xuất khẩu thông qua các công cụ chính sách như: Chính sách
thuế, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hàng xuất khẩu.
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là kênh cơ bản thúc đẩy kinh tế, tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện
phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập
khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng
ngoại, tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển tạo ra khả
năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối
đa sản xuất trong nước. Hơn nữa, xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ
thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác,
xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên
ngoài. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức
lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh
doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo thêm công
ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu
thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng
thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và
thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu và các quan hệ
kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế.
Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển.
2.2 LÝ THUYẾT VỀ XUẤT KHẨU
2.2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên đưa ra học thuyết lợi thế
tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế
khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản
phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp
hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Học thuyết lợi thế tuyệt đối của ông đã giải thích nguồn gốc của hoạt động
ngoại thương, giải thích được lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế. Nền tảng của học thuyết lợi thế tuyệt đối dựa
trên nguyên tắc phân công lao động. Các quốc gia nên chuyên môn hóa và tập
trung sản xuất những hàng hóa mà quốc gia mình có lợi thế thông qua đó cho
phép quốc gia đó sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, sau
đó tiến hành trao đổi với các quốc gia khác thì cả hai bên đều có lợi. Trong điều
kiện đó, đòi hỏi quốc gia phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình.

6
Như vậy, lợi thế tuyệt đối đã mô tả được hướng chuyên môn hóa và trao đổi
giữa các quốc gia và giải thích được một phần lý do của thương mại quốc tế đối
với một số mặt hàng và giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.
Tuy nhiên, học thuyết tuyệt đối của tác giả Adam Smith không thể lý giải
tại sao các quốc gia có cùng lợi thế như nhau lại mua bán với nhau. Chẳng hạn,
một quốc gia nếu có sự bất lợi trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm, hoặc
giữa các nước đó có điều kiện tương tự nhau về chi phí sản xuất các loại hàng
hóa thì liệu có thương mại quốc tế không? Để giải thích vấn đề này, lý thuyết
lợi thế so sánh của David Ricacdo (1772 - 1823) đã ra đời. (Paul R.Krugman-
Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách); tập I (Những
vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội-1996).
2.2.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Nếu như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về
vốn và lao động giữa các quốc gia thì lý thuyết lợi thế so sánh lại xuất phát từ
hiệu quả sản xuất tương đối. David Ricardo cho rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi
khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể
sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước
khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa
mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu
quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể
thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối
không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên
tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.
Như vậy, theo David Ricardo, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so
với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có
thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho quốc gia mình, bằng
cách chuyên môn hóa tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế
tương đối và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng gặp nhiều bất
lợi nhất. Như vậy thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra cho mọi quốc gia trên
thế giới, cho phép các quốc gia sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của
mình đồng thời mang lại lợi ích cho cả đôi bên, cũng như làm cho của cải thế
giới tăng lên.
Lý thuyết về lợi thế so sánh cho rằng, nếu một quốc gia biết tập trung vào
sản xuất, trao đổi những hàng hóa mà việc sản xuất chúng thể hiện mối tương
quan thuận lợi giữa các mức chi phí cá biệt của quốc gia đó so với mức trung
bình của thế giới, đồng thời biết lựa chọn và kết hợp hợp lý giữa ưu thế của
quốc gia mình với ưu thế của quốc gia khác thì sẽ đạt được hiệu quả tối đa mặc
dù nguồn lực có bị hạn chế. Vì một quốc gia mà việc sản xuất các loại hàng hóa

7
và dịch vụ không có hiệu quả bằng các quốc gia khác nhưng trong nhiều trường
hợp họ vẫn thu được lợi ích, thậm chí lợi ích cao hơn những quốc gia khác nếu
quốc gia đó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa đòi hỏi
nguồn lực tương đối rẻ và sẵn có trong nội địa, nhập khẩu những hàng hóa mà
việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và khan hiếm trong nước.
Mặc dù lý thuyết lợi thế so sánh vẫn còn gặp một số bế tắc khi giải quyết
các vấn đề phức tạp của thương mại quốc tế hiện đại, nhưng lý thuyết này đã
đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối sự phát triển của thương mại quốc
tế, là cơ sở khoa học để mỗi quốc gia lựa chọn và xác định các sản phẩm xuất
khẩu phù hợp dựa trên cơ sở phân tích các lợi thế so sánh về nguồn lực sản
xuất, từ đó tham gia tích cực vào phân công và hợp tác quốc tế, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và của thế giới. (Paul R.Krugman-
Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế - lý thuyết và chính sách); tập I (Những
vấn đề về thƣơng mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội-1996.
2.2.3 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một
mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân
công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng
nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia. Lý thuyết của
Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt về
năng suất lao động. Do vậy, liệu Ghana có hiệu quả hơn Hàn Quốc trong sản
xuất cacao phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nước
này. Ricardo nhấn mạnh tới năng suất lao động và lập luận rằng những sự khác
biệt về năng suất lao động giữa các nước ngụ ý về lợi thế so sánh. Hai nhà kinh
tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào
năm 1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh. Họ chứng tỏ rằng
lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản
xuất.
Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các yếu tố hai tác giả muốn đề cập
đến mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn.
Các nước có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau
đó giải thích những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của
nhân tố càng lớn thì giá cả của nhân tố đó càng rẻ. Lý thuyết Heckscher-Ohlin
dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm
lượng những nhân tố dồi dào tại nƣớc đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử
dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.
Như vậy, lý thuyết H-O cố gắng giải thích mô hình của thương mại quốc
tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý

8
thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với
lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc
tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất
hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.
Lý thuyết H-O dễ dàng được minh chứng trên thực tế. Ví dụ như đất nước
Hoa Kỳ trong một thời gian dài là một đất nước xuất khẩu lớn trên thế giới về
hàng nông sản, và điều này phản ánh một phần về sự dồi dào khác thường của
Hoa Kỳ về diện tích đất có thể canh tác. Hay ngược lại, Trung Quốc nổi trội về
xuất khẩu những hàng hóa được sản xuất trong những ngành thâm dụng lao
động như là dệt may và giày dép, điều này phản ánh mức độ dồi dào tương đối
của Trung Quốc về lao động giá rẻ. Hoa Kỳ, vốn không có nhiều lao động giá
rẻ, từ lâu đã là đất nước nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng này. Lưu ý rằng,
mức độ sẵn có ở đây là tương đối, không phải con số tuyệt đối; một nước có thể
có số lượng tuyệt đối các nhân tố đất đai và lao động nhiều hơn hẳn so với
nƣớc khác, nhưng lại chỉ có mức độ dồi dào tương đối một trong hai yếu tố đó.
(Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế - lý thuyết và chính
sách); tập I (Những vấn đề về thƣơng mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia,
Hà nội-1996.
2.2.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
Lý thuyết về lợi thế so sánh được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc
tế. Tuy nhiên, hiện nay để nghiên cứu quan hệ kinh tế, thương mại giữa các
nước, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến một số tiêu chí dùng để so sánh
trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau như môi trường kinh doanh,
chất lượng nguồn nhân lực, vai trò của thể chế, hệ thống tài chính, độ mở của
nền kinh tế…Tổng hợp các yếu tố trên người ta thường dùng khái niệm lợi thế
cạnh tranh hay tính cạnh tranh của quốc gia. Đó là năng lực của nền kinh tế
quốc dân để đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách,
thể chế và đặc trưng kinh tế khác.
Theo M.Porter thì lợi thế cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố như:
(1) Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất thể hiện vị thế quốc gia về
nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa
học kỹ thuật…
(2) Tình trạng về nhu cầu trong nước phản ánh bản chất của nhu cầu thị
trường tại quốc gia đó đối với sản phẩm và dịch vụ một ngành;
(3) Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh thể hiện cách thức,
môi trường mà trong đó công ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như
trạng thái, bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước;

9
(4) Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan có khả năng
cạnh tranh quốc tế;
(5) Các yếu tố bất thường như: phát minh khoa học, công nghệ sinh học,
đột biến chi phí đầu vào như cú sốc tiền tệ, thị trường tài chính tiền tệ, tăng cầu
đột biến, các sự việc bất khả kháng như đảo chính, chiến tranh…
(6) Vai trò của Chính phủ trong việc tác động lên các nhân tố xác định lợi
thế cạnh tranh quốc gia.
(Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, 2016).
2.2.5 Lý thuyết nguồn lực
Theo Barney, J. (1991) thì tư tưởng chính của quan điểm nguồn lực RBV
(Resource-Based View) là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm chủ
yếu trong việc doanh nghiệp đó sử dụng hiệu quả một tập hợp các nguồn lực
hữu hình và/hoặc vô hình có giá trị. Các doanh nghiệp trên thị trường khác nhau
vì sở hữu các nguồn lực khác nhau. Theo RBV, doanh nghiệp được định nghĩa
là nơi tập trung, kết phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với thị
trường. Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được trang bị các nguồn lực phù hợp
nhất và biết phối kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với các đối
thủ cạnh tranh. RBV tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh
nghiệp cũng như liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài. Do
vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các
nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
2.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Năm 1665, Wiliam Petty và Gregory King (1688) đã đưa ra các chỉ tiêu nhằm
đánh giá thu nhập quốc gia và chi tiêu dùng cuối cùng. Vào thế kỷ 18, các nhà kinh tế
Pháp theo trường phái trọng nông làm giảm khái niệm về thu nhập quốc gia do họ
quan niệm chỉ có ngành nông nghiệp và khai thác trực tiếp từ thiên nhiên mới thuộc
phạm trù sản xuất, tuy nhiên đóng góp của trường phái này về mặt học thuật là rất
quan trọng. Năm 1758, Francois Quesnay một thành viên của phái trọng nông đã xây
dựng “Lược đồ kinh tế” (tableou economique) mô tả mối quan hệ liên ngành trong nền
kinh tế và mô hình này được xem như tiền đề của bảng I/O (input-output table) của
Leontief sau này.
Adam Smith đã phê phán tư tưởng của trường phái trọng nông và đề cao vai trò
của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tuy vậy, Adam Smith cũng như Karl
Marx, không thừa nhận vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Quan điểm
này được thể hiện trong “Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân - MPS” được áp dụng
đối với các nước xã hội chủ nghĩa cho tới những năm 90 của thế kỷ 20.

10
Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, lý thuyết tổng quát của J.M.Keynes
được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi
quan niệm của các nhà kinh tế thời kỳ đó khi họ chỉ sử dụng ý niệm thu nhập quốc gia
như là cách đánh giá duy nhất của một quốc gia (vấn đề này giống hệt Việt Nam hiện
nay khi coi GDP như chỉ tiêu duy nhất đánh giá tình hình kinh tế của đất nước).
Dựa trên lý thuyết tổng quát của Keynes và lược đồ kinh tế của Francois
Quensnay, năm 1941, Wassily Leontief đưa ra mô hình cân đối liên ngành (còn gọi là
bảng I/O - được công bố trong công trình nghiên cứu “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa
Kỳ”). Theo Hermawan (2011), đã giải thích quy mô kinh tế về phương diện cung và
cho rằng các quốc gia có GDP cao hơn thường có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn so
với các quốc gia có GDP thấp hơn. Tương tự, GDP bình quân đầu người cao hơn cũng
hàm ý khả năng sản xuất cao hơn, đồng nghĩa với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng
hoá ra nước ngoài. Linder 1961, đã nhận ra các hàng hoá mới thường được bán đầu
tiên ở những nước phát triển là nơi có nhu cầu lớn đối với hàng hoá.
2.3.2 Chỉ số tham nhũng
Hiện tượng tham những được đo lường bằng Chỉ số tham nhũng
(Corruption Perceptions Index-CPI). Chỉ số này đánh giá mức độ tham nhũng
của các quốc gia được công bố hàng năm bởi Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một
tổ chức ra đời trong nỗ lực ngăn chặn hối lộ và các hình thức tham nhũng trên
toàn thế giới. Điểm số của một quốc gia có thể dao động từ 0 đến 100 điểm với
0 điểm là mức độ tham nhũng cao nhất và 100 điểm được coi là "sạch" nhất.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng từng được đo lường bằng các phương pháp khác
nhau từ năm này sang năm khác, khiến việc so sánh hàng năm trở nên khó
khăn. Nhưng vào năm 2012, phương pháp đo lường đã được sửa đổi một lần
nữa, lần này đã sử dụng phép so sánh theo thời gian.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, phương pháp mới này bao gồm 4 bước
cơ bản, gồm lựa chọn dữ liệu nguồn, định cỡ lại dữ liệu nguồn, tổng hợp dữ liệu
được định cỡ lại và đo lường thống kê cho thấy mức độ chắc chắn. Một cơ chế
kiểm soát chất lượng cũng được đưa vào qui trình. Bao gồm thu thập dữ liệu
độc lập và kết quả tính toán của hai nhà nghiên cứu nội bộ và hai nhà nghiên
cứu độc lập từ viện nghiên cứu.
Năm 2017, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã sử dụng 16 đánh giá và khảo
sát từ 12 tổ chức làm cơ sở để đánh giá điểm số cho các quốc gia. Để có đủ tiêu
chí chấm điểm CPI, một quốc gia phải được đánh giá bởi không dưới ba nguồn.
Các nguồn phải ghi lại các phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp đo
lường của họ. Sau đó Tổ chức Minh bạch Quốc tế sẽ đánh giá chất lượng và
tính thỏa đáng của các phương pháp này.

11
Theo một ấn phẩm trên Tạp chí Đạo đức Kinh doanh vào năm 2002, các
quốc gia và vùng lãnh thổ có thứ hạng CPI thấp (tương đương với tình trạng
tham nhũng cao) cho thấy những điều chỉnh thừa thãi và thị trường chợ đen
phát triển mạnh ở đây. Các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có tổng sản phẩm quốc
nội thực tế bình quân đầu người cao (RGDP/Cap) thì có thứ hạng CPI cao
(tương đương mức độ tham nhũng thấp). Các nghiên cứu được công bố vào
năm 2007 và 2008 trên Tạp chí Khoa học Châu Âu cho thấy các quốc gia và
vùng lãnh thổ có thứ hạng CPI cao hơn có nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế
lâu dài hơn và họ đã trải qua mức tăng GDP 1,7% cho mỗi điểm được thêm vào
điểm số CPI. Xếp hạng CPI của một quốc gia hoặc lãnh thổ càng cao, tỉ lệ đầu
tư nước ngoài của nước đó càng cao. Do đó, tham nhũng đã cho thấy tác động
tiêu cực của nó đến nền kinh tế một quốc gia hoặc lãnh thổ.
Các nhà kinh tế học từ lâu đã xác định một số các kênh mà tham nhũng có
thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Mauro 1995; Tanzi 1997; Gupta Năm
2000; Gyimah-Brempong 2001 và những người khác):
- Tham nhũng làm sai lệch các khuyến khích và thị trường lực lượng, dẫn đến
phân bổ sai nguồn lực.
- Tham nhũng đóng vai trò như một loại thuế không hiệu quả đối với kinh doanh,
dẫn tới tăng chi phí sản xuất và làm giảm khả năng sinh lời của các khoản đầu tư.
- Tham nhũng cũng có thể làm giảm năng suất của các khoản đầu tư bằng cách
giảm chất lượng của tài nguyên. Ví dụ, bằng cách phá hoại chất lượng và số lượng y tế
và giáo dục dịch vụ, tham nhũng làm giảm nguồn nhân lực của một quốc gia
- Tham nhũng tác động vào quá trình phê duyệt chi tiêu đầu tư, “lái” nguồn vốn
từ dự án hiệu quả sang dự ánthiếu hiệu quả hoặc dự án có mức độ cần thiết chưa cao.
Tiếp đó, ngay từ khâu phê duyệt ngân sách hoặc khâu triển khai dự án, dưới ảnh
hưởng của tham nhũng, chi phí của các dự án công bị “đội lên” trên mức cần thiết.
2.3.3 Thương mại tự do
Thương mại tự do là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động
thương mại diễn ra mà không vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế
quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở
sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước. Các nhà kinh tế
thường xem việc nới lỏng hoặc xóa bỏ những hạn chế này là các bước để thúc
đẩy thương mại tự do. Trong đó, thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất, chẳng
hạn một trong những mục đích của WTO là cho phép các nước thành viên đàm
phán cắt giảm thuế quan lẫn nhau. Trong quá trình tự do hóa thương mại của
Việt Nam từ trước đến nay thường tập trung vào chính sách thuế quan. Ngoài
ra, các hiệp định FTA gần đây Việt Nam tham gia cho thấy tự do hóa TM cũng

12
tập trung nhiều hơn vào vấn đề đặt ra những quy tắc, những luật chơi trong
thương mại.
Trước xu hướng tự do hóa thương mại đang xảy ra mạnh mẽ trong thời
gian qua, đã có nhiều nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài xem xét, đánh
giá ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến các hoạt động kinh tế. Ở Việt
Nam, các nghiên cứu đã chỉ ra những mặt tiêu cực và tích cực của việc cắt giảm
thuế quan. Ở khía cạnh vĩ mô, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng cách tiếp cận
mô hình mô phỏng với mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE) để đánh giá
tác động của tự do hóa thương mại. Có thể kể đến là nghiên cứu của Fukase và
Martin năm 2000 và 2001, Toh và Vasudevan (2004), Tô Minh Thu (2010),
Cassing và cộng sự (2010), Đỗ Đình Long và cộng sự (2014).
2.3.4 Khoảng cách địa lý
Khoảng cách địa lý là vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu về
thương mại quốc tế. Chen (2004) tính toán khoảng cách địa lý dựa trên kinh độ
và vĩ độ của các thành phố chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ, từ đó cho
thấy khoảng cách địa lý làm giảm thương mại giữa các cặp quốc gia. Khoảng
cách địa lý càng lớn càng gây ra nhiều vấn đề trong vận chuyển hàng hóa giữa
hai quốc gia như rủi ro trong vận tải và bảo hiểm hàng hóa, từ đó gia tăng chi
phí. Ngoài ra, khi vận chuyển những hàng hóa có trọng lượng lớn trong điều
kiện khoảng cách địa lý xa thì các vấn đề vận chuyển hàng hóa cần có bảo
hiểm, điều này cũng làm tăng chi phí trong giao dịch thương mại giữa hai quốc
gia có khoảng cách địa lý lớn. Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sẽ bị đội
chi phí cao nếu khoảng cách vận chuyển xa. Do vậy, xuất khẩu có thể sẽ giảm.
2.3.5 Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ
hoạt động xuất khẩu giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra
đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích dẫn đến sự sụt giảm
trong hoạt động xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội tệ giảm
xuống, thuận lợi cho nhà xuất khẩu. Lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều
nội tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích các hoạt động xuất khẩu
tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng
xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các
mặt hàng nông sản sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng
giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ,
xăng dầu...Vì độ co giãn của các mặt hàng nông sản sơ chế đối với giá xuất
khẩu hoặc tỷ giá áp dụng là rất cao do đây là các mặt hàng có thể thay thế được.
Trong khi đó độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị, các mặt hàng
không thể thay thế được như xăng, dầu...là rất thấp. TGHD giảm khiến giá hàng
xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị
13
loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và mất dần trong
cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái tăng, cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu có thể trở nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng
doanh thu xuất khẩu khiến các nhà xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng. Đối với
các mặt hàng không thể thay thế như xăng, dầu thì việc tỷ giá tăng hay giảm
hầu như không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu cũng như tỷ trọng các mặt hàng
này.
2.3.6 Dân số
Dân số của một quốc vừa là yếu tố thể hiện nguồn lực lao động của quốc
gia đó, vừa là yếu tố góp phần làm đa dạng thị trường hàng hóa về nhu cầu sử
dụng hàng ngoại. A.Elshehawy & cộng sự (2014) nghiên cứu xuất khẩu tại Ai
Cập cho kết quả khoảng cách giữa các quốc gia không có ý nghĩa, trong khi các
yếu tố về GDP, dân số, hiệp định thương mại tự do và mối quan hệ giữa Ai Cập
và các đối tác là các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Ai Cập.
Một nghiên cứu khác cũng kết luận GDP, tỷ giá, khoảng cách, sự tham gia
vào các tổ chức thương mại là những yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản
của những quốc gia đang phát triển (Khiyav & cộng sự, 2013). Trong khi đó,
các yếu tố tác GNP, dân số, mối quan hệ láng giềng, ngôn ngữ sử dụng và quốc
gia nhập khẩu có giáp biển lại tác động đến xuất khẩu nho khô của Thổ Nhĩ Kỳ
(Miran,2013).
M.Ebaidalla và A.Abdalla (2015) lại phát hiện xuất khẩu nông sản của
Sudan ngoài bị tác động bởi các yếu tố GDP, dân số, khoảng cách, tỷ giá, còn bị
tác động bởi yếu tố chính sách hỗ trợ và các quốc gia nhập khẩu có nói tiếng Ả
rập hay không.
Một nghiên cứu khác cho thấy xuất khẩu cà phê của Ethiopia chỉ bị tác
động bởi các yếu tố GDP, khoảng cách và dân số (Oumer và P.Nvàeeswara,
2015).
G.Dlamini & cộng sự (2016) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến
xuất khẩu đường của Swaziland đã bổ sung vào mô hình hấp dẫn thương mại
các yếu tố dân số, sự mở cửa của các nền kinh tế, tỷ giá đối đoái, diện tích đất
sản xuất và ngôn ngữ sử dụng.
Có thể thấy, dân số của đất nước nhập khẩu càng đông và có nhu cầu về
tiêu thụ cà phê càng nhiều thì sẽ là cơ hội hấp dẫn cho nền kinh tế của Việt
Nam. Nó góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình sản xuất hiệu
quả hơn, nâng cao năng suất cũng như chất lượng cà phê để đáp ứng nhu cầu
cũng như tiêu chuẩn của thị trường thế giới.
2.3.7 Thuế quan
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Việt Nam đã cam kết thuế trong các khu vực
FTA trong đó ASEAN gần 98% số dòng thuế. Các đối tác đã thực hiện FTA khác đã
14
cam kết trung bình 90-95% số dòng thuế và đã thực hiện gần đến giai đoạn cuối của lộ
trình giảm thuế, do vậy việc cam kết thuế trong Hiệp định CPTPP và thực hiện bắt đầu
từ năm 2019 sẽ không có tác động đột ngột tới thu ngân sách mà sẽ có sự dịch chuyển
dần thương mại đối với một số mặt hàng có mức cam kết thấp hơn so với các Hiệp
định đang thực hiện. Đối với mặt hàng cà phê Việt Nam, hầu hết các thị trường lớn
đều áp dụng mức thuế 0% (Bảng 1)
Bảng 2.0.1: Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan được áp dụng bởi một số
quốc gia đối với mặt hàng cà phê của Việt Nam

Thị trường Thuế trung bình Hiệp định Quy tắc xuất xứ

Hoa Kỳ 0% MFN CC

Nhật Bản 0% CPTPP CC

EPA Japan –
CC
Việt Nam

GSP CTH

MFN

Đức 0% GSP NC

Italy MFN

Tây Ban Nha

Thụy Sĩ 0% GSP NC

MFN

Phi-lip-pin 0% AANZFTA

ASEAN CC

RVC (40%)

Nga 0% EEU – Việt Nam CC

EAEU cho các


nước đang phát RVC 50%
triển

15
Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (2020)
Mức thuế trung bình các thị trường lớn như EU, Nga, Mỹ, Nhật Bản áp
dụng với mặt hàng cà phê Việt Nam giao động vào khoảng 0-0,8%. So với các
đối thủ cạnh tranh lớn như Brazil, Colombia với mức thuế trung bình bị áp lần
lượt rơi vào khoảng 0- 2,8% và 0- 2,3%. Như vậy, so với các đối thủ cạnh
tranh, cà phê của Việt Nam có lợi thuế về thuế quan nhập khẩu tại các thị
trường lớn trên thế giới.
2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ XUẤT KHẨU
2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của tác giả Peter và Ramadhani (1998)
Tác giả Peter và Ramadhani (1998) thực hiện nghiên cứu đánh giá các yếu
tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp tại Newzealand. Tác
giả Peter và Ramadhani (1998) sử dụng mô hình của Aaby và Slater (1989) để
thực hiện kiểm định tại thị trường Newzealand. Peter và Ramadhani (1998) cho
rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 07 yếu tố bao gồm: định hướng
marketing, kiến thức về thị trường xuất khẩu, tính khác biệt của sản phẩm xuất
khẩu, chất lượng và dịch vụ của sản phẩm xuất khẩu, phần trăm hạn ngạch về
doanh số xuất khẩu, yếu tố về văn hóa, sự hỗ trợ của kênh phân phối. Bên cạnh
đó, Peter và Ramadhani (1998) cũng cho rằng yếu tố về chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động bởi 03 yếu tố: kích cỡ của doanh
nghiệp, yếu tố cạnh tranh của thị trường, hoạt động nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp. Tác giả Peter và Ramadhani (1998) đã sử dụng phương pháp
định lượng thông qua khảo sát 253 đáp viên (trong đó có 216 phiếu trả lời hợp
lệ) là các nhà xuất khẩu tại Newzealand. Kết quả xuất khẩu của các doanh
nghiệp Newzealand chịu tác động bởi 06 yếu tố: (i) Định hướng marketing, (ii)
Kiến thức về thị trường xuất khẩu, (iii) Chất lượng và dịch vụ, (iv) Hạn ngạch
về doanh số được phép xuất khẩu, (v) Mối quan hệ về văn hóa, (vi) Kênh hỗ
trợ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: định hướng marketing của doanh nghiệp
cũng chịu tác động bởi 03 yếu tố: kích cỡ của doanh nghiệp, yếu tố cạnh tranh
của thị trường, hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của tác giả Katsikeas và cộng sự (1995)
Tác giả Katsikeas và cộng sự (1995) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố
tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Châu Âu: nghiên cứu điển
hình tại Hy Lap. Tác giả Katsikeas và cộng sự (1995) cho rằng: kết quả xuất
khẩu của doanh nghiệp chịu tác động bởi 03 yếu tố bao gồm: đặc điểm của
doanh nghiệp, nhận thức về xuất khẩu, và cam kết về xuất khẩu của doanh
nghiệp. Tác giả Katsikeas và cộng sự (1995) đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng thông qua khảo sát 94 nhà xuất khẩu tại Hy Lạp (trong đó: 87
16
phiếu trả lời hợp lệ đƣợc sử dụng). Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất
khẩu chịu tác động trực tiếp bởi 05 yếu tố: (i) chính sách xuất khẩu của quốc
gia, (ii) thông tin về thị trƣờng xuất khẩu, (iii) khả năng marketing của doanh
nghiệp; (iv) hoạt động marketing xuất khẩu; (v) kế hoạt xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Nghiên cứu của Craig (2003)
Tác giả Craig (2003) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả
xuất khẩu của các doanh nghiệp tại ThaiLan. Craig (2003) cho rằng kết quả
xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động bởi 06 yếu tố bao gồm: Đặc điểm
của doanh nghiệp, Chiến lược marketing xuất khẩu (Export Marketing
Strategy), cạnh tranh, cam kết của doanh nghiệp, đặc điểm của thị trường xuất
khẩu, và đặc điểm của sản phẩm. Tác giả Craig (2003) sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 151 doanh nghiệp xuất khẩu tại
Thailand bằng mail. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu của các
doanh nghiệp chịu tác động bởi 04 yếu tố: cạnh tranh, cam kết của doanh
nghiệp, đặc điểm của thị trƣờng xuất khẩu, và đặc điểm của sản phẩm.
Nghiên cứu của Salem (2014)
Tác giả Salem (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết
quả xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả Salem (2014) cho rằng kết
quả xuất khẩu chịu tác động bởi 06 yếu tố: Nguồn lực của doanh nghiệp, rào
cản xuất khẩu, kinh nghiệm về xuất khẩu, thâm niên của doanh nghiệp, và quy
mô doanh nghiệp và chiến lược marketing xuất khẩu. Tác giả Salem (2014) sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 206 doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại thành phố Tunis. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu
chịu tác động trực tiếp bởi quy mô doanh nghiệp và chiến lược marketing.
Nghiên cứu của tác giả Edril và Özdemir (2016)
Tác giả Edril và Özdemir (2016) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động
đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả
Edril và Özdemir (2016) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 05 yếu
tố: đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm môi trường, cam kết quốc tế, kinh nghiệm
quốc tế và chiến lược marketing xuất khẩu. Tác giả Edril và Özdemir (2016) sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 118 doanh
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp
bởi: đặc điểm doanh nghiệp, cam kết quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và chiến
lược marketing xuất khẩu
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trần Thanh Long và cộng sự (2014)

17
Tác giả Trần Thanh Long và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu các
yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy
sản Việt Nam. Tác giả Trần Thanh Long và cộng sự (2014) cho rằng kết quả
xuất khẩu chịu tác động bởi: đặc điểm doanh nghiệp, môi trường kinh doanh
trong nước, môi trường kinh doanh nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp, đặc điểm ngành hàng. Tác giả Trần Thanh Long và cộng (2014) đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 209 doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả kinh
doanh xuất khẩu thủy sản chịu tác động trực tiếp bởi: đặc điểm của doanh
nghiệp xuất khẩu; hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp; thị trường nước
ngoài; thị trường trong nước; đặc điểm của ngành hàng xuất khẩu.
Nghiên cứu của Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015)
Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) nghiên cứu các yếu tố
động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt
Nam. Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) cho rằng kết quả xuất
khẩu chịu tác động bởi: đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm quản
lý, thái độ và nhận thức quản lý, chiến lƣợc marketing xuất khẩu, đặc điểm
ngành, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, mối
quan hệ kinh doanh. Tác giả Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. Nghiên cứu
định tính thông qua phỏng 05 chuyên gia và nghiên cứu định lượng thông qua
khảo sát 107 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân chịu
tác động trực tiếp bởi 06 yếu tố: Năng lực quản lý công ty, thái độ và nhận thức
quản lý xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm thị trường cà phê
thế giới, đặc điểm thị trường cà phê trong nước, mối quan hệ kinh doanh.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017)
Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu các
yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt
Nam. Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) cho rằng: kết quả xuất khẩu
chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh
nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường
trong nước, đặc điểm thị trường nước ngoài. Tác giả Nguyễn Viết Bằng và cộng
sự (2017) sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, định tính thông
qua thảo luận nhóm tập trung cùng 10 doanh nghiệp để điều chỉnh các biến
quan sát, định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp 305 doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược marketing
xuất khẩu, đặc điểm và năng lực doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm

18
ngành công nghiệp, đặc điểm thị trường trong nước, đặc điểm thị trường nước
ngoài.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018)
Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018) thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác
động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy
(2018) cho rằng hoạt động xuất khẩu chịu tác động bởi GDP, FDI, tỷ giá,
khoảng cách. Tác giả Nguyễn Quỳnh Huy (2018) sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng thông qua bộ dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm 2010 đến 2014
của 28 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hoạt động xuất khẩu chịu tác
động bởi GDP, FDI, tỷ giá, khoảng cách địa lý.

Hình 2. 1 Khung phân tích

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM

I II III IV V VI VII VIII


GDP Tham Tự do Khoản Tỷ giá Dân Thuế Độ
nhũng thươn g cách hối số quan mở
g mại địa lý đoái

Nguồn: Tác giả tóm tắt


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, nghiên cứu trình bày các lý thuyết về xuất khẩu, phương
pháp đánh giá các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu bằng mô hình trọng lực. Bên
cạnh đó, chương này cũng đề cập tới các lý thuyết về các chỉ số kinh tế như chỉ
số GDP, chỉ số chỉ số tham nhũng (CPI), khái niệm về lạm phát, dân số, tỷ giá
hối đoái…từ đó làm căn cứ để phân tích cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới xuất
khẩu cà phê.
Trong chương 2 này cũng đã trình bày các lý thuyết về lợi thế so sánh, lợi
thế cạnh tranh và lý thuyết nguồn lực để làm rõ hơn khái niệm xuất khẩu. Mặt
khác, nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, nghiên cứu này cũng đã tổng
hợp các nghiên cứu trong nước và nghiên cứu ngoài nước cùng chủ đề một cách
chi tiết. Sau cùng, căn cứ vào những lý thuyết, các nghiên cứu trong nước và

19
ngoài nước, nghiên cứu xây dựng khung phân tích định hướng phân tích cho
chương tiếp theo.

20
CHƯƠNG 3

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU


3.1.1 Nguồn dữ liệu và quy trình thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, dạng dữ liệu bảng cân bằng. Trong đó, các
biến được thu thập từ 19 quốc gia nhập khẩu cà phê Việt Nam trong khoảng thời gian
từ năm 2001 đến 2019 (T*n=19*20=380 quan sát). Dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu
được tổng hợp từ WB (World Bank) và IMF (International Monetary Fund) và Trade
and Market Intelligence (ITC), các biến nghiên cứu gồm có 9 biến, trong đó có 1 biến
phụ thuộc và 8 biến độc lập.
3.1.2 Định nghĩa biến nghiên cứu
Tổng giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam (exp): Là tổng giá trị xuất khẩu
được tính bằng tiền (USD).
Tỷ giá hối đoái (ir): Là giá trị đồng nội tệ so với USD
Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (gdpViệt Nam): Là tổng sản phẩm nội địa
tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính
theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh. GDP thực tế có thể giải thích cho
sự thay đổi trong mức giá và cung cấp một con số chính xác hơn về tăng trưởng kinh
tế.
Tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu (gdpi): Là tổng sản phẩm nội
địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả
tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.
Quy mô dân số (pop): Là tổng dân số một quốc gia được thống kê trong năm.
Độ mở thương mại (open): Được xác định bằng tỷ số của tổng giá trị xuất khẩu
và nhập khẩu trên GDP.
Thuế quan (tax): Là thuế nhập khẩu mà nước nhập khẩu hàng hóa quy định theo
luật của nước sở tại.
Tham nhũng (cpi): Là biến được đo lường bằng chỉ số Nhận thức Tham nhũng
là một chỉ số đánh giá nhận thức về tham nhũng trong khu vực công, tức là tham
nhũng hành chính và chính trị.
Tham gia hiệp định thương mại (Asean): Là biến nhị phân (biến giả) chứa hai
thuộc tính, nếu một quốc gia có tham gia hiệp định khối ASEAN thì gán bằng 1,
ngược lại thì gán bằng 0.

21
Bảng 3. 0.2: Tóm tắt biến nghiên cứu

T Tên Giải thích Nguồn dữ


T Biến liệu

1 exp Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam ITC

2 ir Tỷ giá hối đoái IMF

3 gdp Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam World Bank
Việt
Na
m

4 gdp Tổng sản phẩm quốc nội của nước World Bank
i nhập khẩu

5 pop Quy mô dân số World Bank

6 ope Độ mở thương mại ITC


n

7 tax Thuế nhập khẩu ITC

8 cpi Tham nhũng World Bank

9 ase Tham gia hiệp định thương mại (Biến ITC


an giả)

Nguồn: Tác giả tóm tắt.


3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1 Sơ lược về mô hình trọng lực
Mô hình trọng lực được nhà vật lý người Anh xây dựng vào năm 1687
(Newton, 1687). Mô hình có dạng như sau:

(1)

22
Trong đó: Fij là lực hút từ vật i tới j, G là hằng số lực hấp dẫn, m i, mj là trọng lượng
của vật i, j và Dij là khoảng cách từ vật i đến j. Nếu lấy logarit hai vế của phương trình
(1) thì có mô hình tương đương như sau:

(2)
Sau đó vào thập niên 1960 các nhà kinh tế học đã vận dụng chúng vào trong phân tích
kinh tế bằng cách thay các biến trong mô hình (2) bằng các biến số kinh tế (Linder,
1961; Tinbergen, 1962; Linneman, 1966).

(3)

(4)
Trong đó: Tradeijt là trị giá thương mại giữa quốc gia i với quốc gia j vào năm t, GDP it
vào, GDPjt là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i và j vào năm t và D ij là khoảng
cách địa lý từ quốc gia i đến quốc gia j, là sai số mô hình. Theo
Frankel (1997), Helpman và Krugman (1985) dòng thương mại của hai quốc gia
không chỉ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý như biến D ijt mà còn rất nhiều yếu tố
khác. Do đó, biến khoảng cách trong mô hình (4) có thể mở rộng thành một tập các
biến như chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ…
3.3.1. Mô hình hồi quy thực nghiệm
Để phân tích tác động của các yếu tố đến giá trị xuất khẩu cà phê VIỆT
NAM, nghiên cứu này phân tích dựa trên dữ liệu bảng cân bằng với mô hình
hồi quy thực nghiệm có dạng như sau:

Trong đó:
+ lnexpijt: Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang nước j năm t
+ lnirjt: Tỷ giá hối đoái của nước j năm t
+ lngdpViệt Namit: Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam năm t
+ lngdpijt: Tổng sản phẩm quốc nội của nước j năm t
+ lnpopjt: Quy mô dân số của nước j năm t
+ lnopenjt: Độ mở thương mại của nước j năm t
+ lntaxjt: Thuế nhập khẩu của nước j năm t
+ lncpijt: Tham những của nước j năm t

23
+ aseanjt: Nước j năm t có tham gia hiệp định khối ASEAN (Là biến nhị phân (biến
giả) chứa hai thuộc tính, nếu một quốc gia có tham gia hiệp định khối ASEAN thì gán
bằng 1, ngược lại thì gán bằng 0).

+ là sai số của mô hình hồi quy.


3.3 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DỮ LIỆU BẢNG
3.3.1 Khái niệm dữ liệu bảng
Dữ liệu bảng (panel data) hay còn gọi là dữ liệu theo chiều dọc
(longitudinal data). Dữ liệu này có những quan sát trên những đơn vị thống nhất
nhưng khác nhau về mặt thời gian. Dữ liệu bảng gồm nhiều nhóm (thực thể)
mỗi thực thể được quan sát trên những giai đoạn khác nhau. Rất nhiều nhà độc
giả, nhà nghiên cứu quan tâm tới dữ liệu bảng vì chúng có những lợi ích vượt
trội hơn so với dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian như:
Dữ liệu bảng cho nhiều thông tin hơn, ít có đa cộng tuyến giữa các biến,
bậc tự do lớn hơn và hiệu quả hơn.
Dữ liệu bảng cho phép xác định và đo lường những ảnh hưởng mà trên dữ
liệu chéo và dữ liệu thời gian không thể làm được.
Dữ liệu bảng cho phép chúng ta xây dựng và kiểm định những mô hình
phức tạp hơn là dữ liệu chéo và thời gian.
Tuy nhiên, ước lượng mô hình trên dữ liệu bảng khá phức tạp, phương
pháp ước lượng rất đa dạng. Giới hạn trong nghiên cứu này chỉ tiếp cận theo ba
mô hình Pool OLS, mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng
ngẫu nhiên (REM).
3.3.2 Mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng
3.3.2.1. Mô hình Pooed OLS
Mô hình này giả định rằng các ảnh hưởng của thành phần chéo (u i) và
thành phần thời gian (ut) không tồn tại trong mô hình.

(6)

Trong đó: yit: véctơ biến phụ thuộc, : hệ số tự do, : véc tơ biến độc lập
Để ước lượng tham số cho mô hình này người ta dùng phương pháp OLS (Ordinary
Least Square), phương pháp OLS có 5 giả định cơ bản sau:
a. Biến độc lập và biến phụ thuộc phải có quan hệ tuyến tính
b. Kỳ vọng của nhiễu phải bằng không nghĩa là các nhiễu không tương quan với biến
độc lập.

24
c. Phương sai của nhiễu không thay đổi (homoscedasticity) và không tương quan
(nonautocorrelation).
d. Các biến độc lập đo được tức là không ngẫu nhiên (no stochastic)
e. Không có tồn tại quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập (no multicollinearity)
3.3.2.2. Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effect model-FEM)

Mô hình (6) được giả sử trong thành phần tồn tại


hoặc/và . Thành phần ui là những yếu tố cố định tồn tại
trong các thành phần chéo (bất biến đối với thời gian) và chúng ảnh hưởng tới
yit. Ví dụ trong hoạt động doanh nghiệp thành phần này có thể là giới tinh, nơi
đặt trụ sở, trí tuệ…Thành phần ut là những yếu tố cố định trong thành phần thời
gian (bất biến đối với thành phần chéo) và chúng ảnh hưởng tới y it. Ví dụ trong
hoạt động của doanh nghiệp sự thay đổi của chính sách thuế, chính sách môi
trường, lãi suất cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Mô hình được viết lại như sau:

(7)
hoặc

(8)
hoặc

(9)

Trong mô hình LSDV các hệ số chặn có sự khác biệt, để thể hiện cho sự khác biệt này

người ta dùng biến giả để mô tả:


Phương trình (7) viết lại:

(10)
Phương trình (8) viết lại:

(11)
Phương trình (9) viết lại:

(12)
3.3.2.3. Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model-REM)

25
Mô hình REM hay còn được gọi là mô hình sai số thành phần (error
components model-ECM). Mô hình có dạng

, (13)
Thành phần wit được chia thành hai thành phần ngẫu nhiên u i và vit. Một số giả định
của ui.

Lưu ý: Các giả định này không không cần thiết trong mô hình FEM
Giả định của thành phần wit.

Nếu thành phần thì mô hình được ước lượng theo (pooed model)
Mặt khác:

Do đó, cấu trúc ma trận hiệp phương sai của thành phần sai số nhóm i là :

Ma trân hiệp phương sai của các nhiễu là

Mô hình REM được ước lượng bằng phương pháp GLS (Generalized least squares)

khi ma trận đã biết và bằng phương pháp FGLS (Feasible generalized least
squares) hoặc EGLS (Estimated generalized leasquares) khi Việt Nam tXnT chưa biết. Vì
26
phần lớn là thành phần chưa biết cho nên phương pháp FGLS/EGLS thường sử
dụng phổ biến hơn GLS.

Trong mô hình FGLS, trước hết sử dụng và để ước lượng . Trong đó lấy
từ ước lượng “between”, bằng SSE từ ước lượng “within”.

Trong đó:

, vit là phần dư của LSDV. Sau đó biến phụ


thuộc, biến độc lập và hệ số tự do được biến đổi như sau:

Sau cùng, chạy hồi quy OLS với phương trình: .


3.4 KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH
3.4.1 Một số kiểm định lựa chọn mô hình
Trong phần trên chúng ta đã thảo luận mô hình trên dữ liệu bảng, gồm có
3 dạng mô hình Pooled OLS, FEM và REM. Bằng cách nào để chọn được mô
hình đúng nhất trong ba mô hình này. Để thực hiện công việc đó chúng ta cần
thực hiện ba kiểm định: kiểm định F, kiểm định LM (Breusch-Pagan Lagrange
multiplier) và kiểm định Hausman. Có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

Pooled
OLS

Dùng kiểm định F Dùng kiểm định LM


Giả thiết: H0: “Chọn Pooled Giả thiết: H0: “Chọn Pooled
OLS” OLS”

Dùng kiểm định Hausman


FEM Giả thiết: H0: “Chọn REM” REM
27
3.4.2 So sánh Pooled OLS với FEM
Dùng kiểm định F để so sánh, thủ tục gồm có:
Bước 1: Giả thiết kiểm định:
H0: “mô hình Pooled là mô hình tốt” và H1: “Mô hình FEM là mô hình tốt ”.
Bước 2: Giá trị kiểm định:

Bước 3: Giá trị F (bảng phân phối Fisher):

Bước 4: Kết luận: Nếu thì bác bỏ H0 (trong thực hành người ta căn
cứ vào trị số prob>F để kết luận, nếu trị số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 thì bác bỏ H0.
3.4.3 So sánh Pooled OLS với REM
Dùng kiểm định LM, thủ tục gồm có:
Bước 1: Giả thiết kiểm định:

H0: “ : Chọn mô hình Pooled OLS” và H1: “ : Chọn mô hình REM”.


Bước 2: Giá trị kiểm định:

Trong đó: , là véctơ ( ) trung bình sai số tính từ Pooled OLS.


Chú ý: Theo Baltagi (2001), LMu cũng có thể tính bằng công thức sau:

Bước 3: Giá trị bảng Chi-square :

Bước 4: Kết luận: Nếu thì bác bỏ H0.


3.4.4 So sánh REM với FEM
Huasman (1978) đã phát triển phương pháp kiểm định như sau:
Bước 1: Giả thiết kiểm định:
H0: “Chọn mô hình REM” và H1: “Chọn mô hình FEM”.

28
Bước 2: Giá trị kiểm định:

Trong đó: là khác biệt trong ước lượng


ma trận covariance của mô hình LSDV theo phương pháp Robust và theo phương
pháp GLS.

Bước 3: Giá trị bảng Chi-square :

Bước 4: Kết luận: Nếu thì bác bỏ H0.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3 đã trình bày vả thảo luận về dữ liệu nghiên cứu; nguồn dữ
liệu, phương pháp thu thập và xử lý. Dữ liệu bảng cân bằng được thu thập và xử
lý xuyên suốt trong quá trình phân tích. Mặt khác, chương này đã thảo luận cơ
sở hình thành mô hình nghiên cứu thực nghiệm dựa trên mô hình trọng lực…
Qua đó, 3 mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng cũng được giới thiệu một cách chi
tiết, các phương pháp ước lượng để lựa chọn mô hình tốt nhất đã được trình bày
một cách có hệ thống để cơ sở xử lý dữ liệu thực nghiệm trong chương tiếp
theo.

29
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI


4.1.1 Tình hình sản xuất
Theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay thế giới có trên 80 nước trồng cà
phê, trong đó có 3 nước châu Phi, 15 nước châu Mỹ, 6 nước châu Đại Dương và
một số nước châu Á hầu hết tập trung vào vùng nhiệt đới. Sản lượng cà phê thế
giới năm 1980 là 4.408 triệu tấn, năm 1992 là 5685 triệu tấn, năm 1994 là 5430
triệu tấn. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng diện tích trồng cà phê thế giới vào
khoảng trên 10 triệu ha. Năng suất bình quân 7 tạ/ha.
Sản lượng cà phê thế giới không ngừng tăng lên và tốc độ tăng cũng
nhanh hơn khiến cho giá giảm trong suốt thời gian qua, đến nay giảm mức thấp
nhất trong vòng 30 năm đối với cà phê Robusta và 7 năm với cà phê Arabica.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê được dự báo nhiều khả năng sẽ tăng, đặc biệt là ở
Trung Quốc, nơi lối sống phương Tây của những người trẻ tuổi tạo nên văn hóa
cà phê trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo dữ liệu của USDA, tiêu thụ
cà phê của Trung Quốc đã tăng hơn 9 lần trong thập kỷ qua, lên 189.300 tấn
trong niên vụ 2018-2019. Tính đến ngày 25/11, lượng cà phê robusta được
chứng nhận tồn kho tại sàn London giảm 15.500 bao so với tuần trước đó,
xuống còn 2.594.667 bao.
Ngày 26/11, lượng cà phê Arabica chế biến ướt được chứng nhận tồn kho
tại sàn New York tăng 2.310 bao, lên mức 2.148.922 bao, với 87,4% tương
đương 1.877.615 bao tại Châu Âu và 12,6% còn lại tương đương 271.307 bao
tại Mỹ. Tính đến cuối tháng 11, có 53.923 bao chờ được cấp chứng nhận, giảm
7.641 bao so với ngày 25/11. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà
phê niên vụ 2018 - 2019 của Brazil chỉ đạt khoảng 58 triệu bao, giảm 10,5% so
với niên vụ 2017-2018. Trong khi Viện Địa lý và Thống kê Brazil cũng điều
chỉnh giảm sản lượng mùa vụ vừa qua với mức giảm hơn 16,5% so với niên vụ
trước.

Tổ Chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết 10 năm qua, sản lượng cà phê
toàn cầu tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 2,6%, từ 140,16
triệu bao trong năm 2010-2011 lên 168,71 triệu bao trong năm 2019-2020. Sản
lượng cà phê Arabica trong năm nay ước tính giảm 4,1% xuống 96,22 triệu
bao, phần lớn do vụ mùa của Brazil rơi vào năm cuối của chu kì sản xuất hai
năm một lần.
30
Hình 4. 2: Sản xuất cà phê của từng khu vực trên thế giới

Nguồn: ICO (2020)


4.1.2 Thị trường tiêu thụ
Theo báo cáo thị trường cà phê tháng 11 của ICO, xuất khẩu cà phê toàn
cầu trong tháng 10 đạt 8,91 triệu bao, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017. Con số
này này thể hiện mức giảm 13,4% so với cùng kì năm 2018 và 2,4% so với
cùng kì năm 2017.
Khối lượng xuất khẩu cà phê Robusta trên thế giới giảm 21,6% xuống còn
2,82 triệu bao và cà phê Arabica giảm 9% xuống 6,08 triệu bao, theo ICO. Sản
lượng cà phê từ Arab Saudi chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất, giảm 23,2%
xuống còn 1,33 triệu bao trong khi khối lượng xuất khẩu từ Brazil giảm 9,5%
xuống còn 3,44 triệu bao.
Ngược lại, xuất khẩu từ Colombia tăng 13,5% lên 1,31 triệu bao so với
cùng kì năm ngoái. Sự mất giá của đồng tiền Colombia so với đồng USD trong
phần lớn năm 2019 có thể là yếu tố góp phần giúp các lô hàng từ Colombia
tăng. Xuất khẩu cà phê từ Nam Mỹ lên tới 5,29 triệu bao trong tháng 10, dẫn
đầu là 3,42 triệu bao từ Brazil. Xuất khẩu từ Brazil, chiếm 38,4% tổng xuất
khẩu cà phê của khu vực, giảm 12,9% so với tháng 10/2018 do vụ mùa năm
2019- 2020 thu hẹp.

31
Hình 4. 3: Xuất khẩu cà phê Brazil niên vụ 2019- 2020 (triệu bao)

Nguồn: ICO (2020)


Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2019 của Quỹ tiền tệ
Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, đặc biệt là các thị trường
mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển điều này có thể làm giảm mức tiêu
thụ cà phê.
Hình 4. 4: Tiêu thụ cà phê ở từng khu vực trên thế giới

Nguồn: ICO (2020)


4.1.3 Xu thế biến động giá cà phê
Theo ICE biến động giá trên thị trường thế giới trong năm 2019 biến động
không cùng chiều, chỉ số giá cà phê Arabica của Brazil tăng từ gần 2.605
USD/tấn lên gần 2.821 USD/tấn. Chỉ số giá cà phê Robusta giảm từ hơn 1.632
USD/tấn còn 1.597 USD/tấn.

32
Hình 4. 5: Giá cà phê Robusta trên thế giới

Nguồn: ICE (2020)


4.2 THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
4.2.1 Qui mô sản xuất
Theo thống kê cả nước có khoảng 420 nghìn ha cà phê, trong đó cà phê
vối chiếm 93,7% tổng sản lượng, chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân chiếm 95%.
Hiện nay cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thứ 2 sau gạo và có triển
vọng, trong thế kỷ 21 cà phê sẽ trở thành mặt hàng có kim ngạch cao nhất trong
tất cả các mặt hàng nông sản.
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức cà phê thế giới ICO từ năm
1996. Năm 1997 cà phê Việt Nam đã đã vượt qua Indonesia đạt 389 nghìn tấn,
đưa Việt Nam lên vị trí số 1 châu Á về khối lượng cà phê xuất khẩu và đứng
thứ 2 thế giới sau Brazil. Cà phê nước ta có năng xuất cao, phẩm chất tương đối
tốt, giá thành lại không cao nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trước kia, cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Singapore (60-65%), đến
nay thì sản phẩm này đã có mặt trên hơn 80 quốc gia.
Hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà
phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối
trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết
kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê
rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế
biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng
công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất
thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%. Cà
phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không
những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở

33
nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương
hiệu cà phê Việt.
Qua nghiên cứu cho thấy, các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới
như Brazil, Indonesia, Colombia… đều chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt
(green bean), tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có
hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê.
Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ
chế sau thu hoạch đã được hết sức quan tâm. Do đó, từ chỗ có giá bán tại cảng
thấp hơn tới 400 - 500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch hàng hóa
London, Việt Nam đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá
bán cà phê Robusta của ta đã phù hợp với giá thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê
chế biến từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, ngày càng
nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động
chế biến sâu, nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng
và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung.
Sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành trong công tác nâng cao năng lực chế
biến, mở rộng thị trường, tổ chức lại xuất khẩu…, cùng sự chủ động, nỗ lực của
các doanh nghiệp trong công tác quảng bá, marketing, định vị thương hiệu đã
giúp các sản phẩm cà phê của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí trên
thị trường quốc tế.
Hình 4. 6: Diện tích và sản lượng cà phê năm 2018

Nguồn: Tasacoffee
4.2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa
đầu tháng 9/2019 đạt 38,7 nghìn tấn, trị giá 67,91 triệu USD. Chỉ số này giảm
35,1% về lượng và giảm 34,3% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 8/2019, so
với 15 ngày đầu tháng 9/2018 giảm 34,7% về lượng và giảm 33,7% về trị giá.

34
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,211 triệu tấn,
trị giá 2,073 tỷ USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với
cùng kỳ năm 2018.
Trong nửa đầu tháng 9/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức
1.753 USD/tấn, tăng 1,2% so với nửa cuối tháng 8/2019 và tăng 1,4% so với
nửa đầu tháng 9/2018. Tuy nhiên, tính theo lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng
9/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.711 USD/tấn, giảm 10,2% so
với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài ra, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong 2
tuần giữa tháng 9/2019, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa biến động
không đồng nhất, tăng/giảm tùy từng địa phương. Ngày 23/9/2019, giá cà phê
Robusta tại tỉnh Lâm Đồng tăng 0,3% so với ngày 10/9/2019, nhưng ổn định so
với ngày 31/8/2019, giao dịch ở mức 32.400 – 32.500 đồng/kg. Tại huyện Đắk
Hà, tỉnh Kon Tum, giá cà phê Robusta giao dịch ở mức 33.600 đồng/kg, tăng
0,3% so với ngày 10/9/2019, nhưng giảm 0,3% so với ngày 31/8/2019. Tại các
kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta loại R1 giao
dịch ở mức 34.700 đồng/kg, tăng 0,3% so với ngày 10/9/2019, nhưng giảm
0,6% so với ngày 31/8/2019.

35
Hình 4. 7: Giá cà phê trong nước 11/2019

Nguồn: tintaynguyen.com
Bảng 4.3: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2019

So với 10 tháng 2019


Tháng 10/2019 10 tháng 2019 So với 10 tháng 2018 (%)
(%)

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá


Lượng Lượng Lượng Giá XKBQ Lượng Giá NKBQ
(nghìn (nghìn (nghìn (nghìn
(tấn) (tấn) (tấn) (USD/tấn) (tấn) (USD/tấn)
USD) USD) USD) USD)

73539 109321 39.1 44.4 1292305 1938729 1512 5.1 17.1 12.6
3551 16359 10 1 32218 162499 5044 2 0.2 2.1
1195 2136 38.3 40.7 53983 107116 1984 20.3 29.7 11.8
58 103 94.4 93.8 5144 8294 1612 14.5 248 12

Nguồn: Cục xuất nhập khẩu


Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 11 ước
tính ở mức 1.725 USD/tấn, giảm 4,2% so với tháng 10 và giảm 7,6% so với
tháng 11/2018. Lũy kế 11 tháng năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng
cà phê đạt mức 1.723 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.

36
Bảng 4.4: Top 10 thị trường lớn xuất khẩu cà phê 2018
Tổng kim ngạch 2018 Tăng/giảm so với 2017 (%)
Thị trường
Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD)
Đức 260475 459031259 16.98 -3.67
Mỹ 182576 340221901 -0.07 -16.31
Italia 136157 245253945 8.55 -9.66
Tây Ban Nha 122063 219217377 19.88 -0.77
Nhật Bản 105119 206000470 17.16 -1.8
Nga 90418 185765363 97.35 59.14
Philipin 82656 158670722 58.08 42.64
Algeria 74120 132478045 38.75 15.21
Bỉ 75129 130825543 16.06 -4.59

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng Cục Hải quan


Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị trường
tăng kim ngạch so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị
trường sau: Indonesia tăng 343,6% về lượng và tăng 273,3% về kim ngạch, đạt
62.320 tấn, tương đương 123,55 triệu USD; Nam Phi tăng 145% về lượng và
tăng 109% về kim ngạch, đạt 10.073 tấn, tương đương 17,3 triệu USD; Hy Lạp
tăng 139,5% về lượng và tăng 96,4% về kim ngạch, đạt 13.646 tấn, tương
đương 23,82 triệu USD; NewZealand tăng 124% về lượng và tăng 78% về kim
ngạch, đạt 2.253 tấn, tương đương 4,2 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu cà phê
sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 47,5% về lượng và giảm
51% về kim ngạch, đạt 244 tấn, tương đương 0,49 triệu USD; xuất sang
Singapore cũng giảm 40% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch, đạt 1.263
tấn, tương đương 3,55 triệu USD; Mexico giảm 7% về lượng và giảm 24% về
kim ngạch, đạt 33.406 tấn, tương đương 55,9 triệu USD (Bộ Công thương,
2018).
Hình 4.8: Sản lượng và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2015-2019

37
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan Việt Nam (2015-2019)
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
4.3.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.3 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong bộ dữ liệu
nghiên cứu, từ kết quả này cho thấy mẫu phân tích dựa trên dữ liệu bảng cân
bằng được thu thập trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2019 (19 năm) của 20
nước có nhập khẩu cà phê từ Việt Nam (n*T=20*19=380 quan sát). Hầu hết các
biến nghiên cứu có phân phối lệch phải vì có hệ số lệch lớn hơn không
(Skewness dương), ngoại trừ biến thuế (tax) có phân phối lệch trái vì có hệ số
độ lệch nhỏ hơn không. Mặt khác, hệ số biến thiên (Coefficient of variation-
CV) cho thấy biến tỷ giá (ir) có biến động rất lớn vì hệ số biến thiên bằng
4,725, lớn nhất so với các biến còn lại, kế đến là biến dân số (pop) có hệ số biến
thiên bằng 2,073, điều này cho thấy trong thời gian từ 2001 đến 2019 tỷ lệ tăng
trưởng về dân số có biến động khá lớn. Trong giai đoạn này giá trị xuất khẩu cà
phê của VIỆT NAM sang các nước đạt trung bình là 75.759 (1000 USD) thấp
nhất là 46 (1000 USD), cao nhất đạt 502,339 (1000 USD), tuy nhiên giá trị xuất
không đồng đều, có sự biến thiên khá mạnh giữa các quốc gia (vì hệ số biến
thiên bằng 1,208 khá lớn so với các biến còn lại).
Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến nghiên cứu

Variables N Mean Sd Min Max CV Skewness Kurtosis

exp 380 75,759 91,500 46 502,339 1.208 2.193 8.143

ir 380 748.4 3,536 0.500 51,796 4.725 9.189 118.8

gdpViệt 380 5,233 1,454 3,106 8,041 0.308 2.017


0.278
Nam

gdpi 380 28,414 20,598 2,652 97,745 0.725 0.862 3.289

pop 380 180.2 373.5 3.880 1,398 2.073 2.582 7.932

open 380 88.37 73.42 19.80 437.3 0.831 2.873 11.60

cpi 380 54.45 27.26 5.440 96 0.501 0.0962 1.603

tax 380 8.02 4.97 0.020 34.91 0.620 1.425 6.891

asean 380 0.292 0.455 0 1 1.558 0.914 1.836

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.


Để giảm bớt sự biến động mang tính hệ thống trong từng biến nghiên cứu, tất cả các
biến nghiên cứu được lấy logarit tự nhiên trước khi đưa vào phân tích, ngoại trừ biến
38
asean vì đây là biến nhị phân thể hiện hai thuộc tính (Biến asean được gán bằng 1 nếu
một quốc gia có tham gia hiệp định với khối ASEAN, ngược lại thì biến asean được
gán bằng 0).
Nhìn chung, tương quan giữa các biến độc lập tương đối bé, ngoại trừ biến
dân số (lnpop) và biến tổng sản phẩm quốc nội (lngdpi) có tương quan nghịch
và hệ số tương quan bằng 0,7345. Khi các biến độc lập có tương quan bé cũng
là một tiên lượng tốt khi thực hiện mô hình hồi quy trong phần sau vì mô hình
có thể vượt qua giả định hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan
lnexp lnir lngdpvn lngdpi lnpop lnopen lntax lncpi asean

lnexp 1.0000
lnir -0.2122 1.0000
lngdpvn 0.5912 0.0145 1.0000
lngdpi 0.3965 -0.4814 0.1825 1.0000
lnpop -0.2284 0.4493 0.0329 -0.7345 1.0000
lnopen 0.0867 -0.2292 0.0110 0.3429 -0.5635 1.0000
lntax 0.0004 0.1103 0.0267 -0.1749 0.1619 -0.4900 1.0000
lncpi 0.1215 -0.4284 0.0656 0.6392 -0.2767 -0.0218 -0.1635 1.0000
asean 0.0862 0.4638 0.2827 -0.2542 0.4169 -0.3529 0.1715 -0.0393 1.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.


4.3.2 Ước lượng mô hình hồi quy
Nghiên cứu này phân tích dựa trên dữ liệu bảng cân bằng với mô hình hồi
quy thực nghiệm có dạng như sau:

Trong đó: là ảnh hưởng của các thành phần chéo (tức là các quốc gia), là ảnh
hưởng của thành phần thời gian (tức các yếu tố thời gian). Kết quả Bảng 4.5 trình bày
kết quả ước lượng mô hình Pool-OLS (1), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects-
2) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects-3).
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

Variables Pool-OLS Fixed Effects Random Effects

(1) (2) (3)

lnir -0.131*** -0.339*** -0.148*

(0.0331) (0.103) (0.0763)

lngdpViệt Nam 3.029*** 2.759*** 2.978***

39
(0.254) (0.393) (0.275)

lngdpi 0.894*** 1.175** 0.841**

(0.159) (0.474) (0.380)

lnpop -0.00842 -0.268 0.286

(0.0772) (1.256) (0.232)

lnopen -0.299* 0.693* 0.505*

(0.164) (0.374) (0.301)

lntax -0.0434 0.125 0.134*

(0.0727) (0.0766) (0.0754)

lncpi -0.720*** 1.653*** 0.385

(0.148) (0.498) (0.357)

asean 0.402** -0.0733 0.00869

(0.179) (0.184) (0.180)

Constant -19.83*** -32.72*** -28.31***

(2.397) (5.164) (3.197)

Observations 380 380 380

R-squared 0.482 0.617

Number of country 20 20

Standard errors in parentheses: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.
Tuy vậy, trong ba mô hình này nhà nghiên cứu cần phải lựa chọn 1 mô hình tốt nhất để
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Để đạt được mục
đích này chúng ta cần phải thực hiện các kiểm định để lựa chọn 1 mô hình tốt nhất như
sau:
Để lựa chọn mô hình (1) và (2) thì căn cứ vào kiểm định F trong mô hình
(2), nếu kiểm định này có ý nghĩa thông kê thì chọn mô hình (2), ngược lại thì

40
chọn mô hình (1). Thật vậy kết quả ước lượng mô hình (1) cho thấy R 2 bằng
0,617 và kiểm định F có trị xác xuất bằng 0.000 (Prob> F=0.000) nhỏ hơn 5%,
do đó kiểm định F có ý nghĩa thống kê, nghĩa là chọn mô hình (2).
Để lựa chọn mô hình (1) và mô hình (3) dựa vào kiểm định L-M, nếu
kiểm định này có ý nghĩa thống kê thì chọn mô hình (3). Kết quả trình bày
trong Bảng 4.12 chứng tỏ rằng kiểm định L-M có ý nghĩa thống kê vì trị xác
xuất nhỏ hơn 5% (hay prob=0,000), nghĩa là chọn mô hình (3).
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định LM
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

lnexp[country1,t] = Xb + u[country1] + e[country1,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

lnexp 2.883032 1.697949


e .726026 .8520716
u 1.131207 1.063582

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 716.82
Prob > chibar2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.


Để lựa chọn mô hình (2) hoặc (3) cần dựa vào kết quả kiểm định Hausman như sau
(Bảng 4.7). Nếu kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê thì mô hình (2) được lựa chọn
là mô hình tốt nhất. Ngược lại thì mô hình (3) được lựa chọn là mô hình tốt nhất. Kết
quả trong Bảng (4.13) cho thấy kiểm định Hausman không có ý nghĩa thống kê vì trị
xác xuất bằng 0,6915 lớn hơn 5%, do đó mô hình (3) được lựa chọn. Vậy, sau khi thực
hiện một số kiểm định, kết quả sau cùng đã lựa chọn được mô hình (3) (mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên) là mô hình tốt nhất dùng để phân tích.
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Hausman
Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fixed3 random3 Difference S.E.

lnir -.3389429 -.1482673 -.1906757 .0686733


lngdpvn 2.758905 2.978161 -.2192564 .2813545
lngdpi 1.17475 .8411291 .3336207 .2823555
lnpop -.268399 .2862567 -.5546557 1.234292
lnopen .6934229 .5049584 .1884645 .2221429
lntax .1246873 .1340713 -.009384 .0135957
lncpi 1.652861 .3851406 1.26772 .3463084
asean -.0733087 .0086917 -.0820005 .0389946

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(8)= (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 5.60
Prob>chi2 = 0.6915
(V_b-V_B is not positive definite)

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.

41
Trong phân tích bằng mô hình quy, sau khi lựa chọn được mô hình tốt thì
cần phải thực hiện kiểm tra xem liệu rằng mô hình này có bị vi phạm những giả
định trong mô hình hồi quy hay không. Nếu mô hình hồi quy vi phạm các giả
định thì cần phải khắc phục trước khi sử dụng chúng để phân tích.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VIF

lngdpi 4.47 0.223908


lnpop 3.59 0.278830
lncpi 2.43 0.411914
lnopen 2.21 0.453059
lnir 1.73 0.579116
asean 1.65 0.605179
lntax 1.48 0.677039
lngdpvn 1.28 0.784156

Mean VIF 2.35

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.


Kết quả bảng trình bày kết quả hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), tất cả các
biến độc lập có hệ số VIF nhỏ hơn 10, chứng tỏ rằng không có hiện tượng cộng tuyến
xảy ra trong mô hình.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai nhiễu thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (20) = 1673.92


Prob>chi2 = 0.0000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.


Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1

Wooldridge test for autocorrelation in panel data


H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 19) = 45.620
Prob > F = 0.0000
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.
Kết quả kiểm định trong Bảng (4.9) và Bảng (4.10) cho thấy mô hình nghiên cứu bị vi
phạm 2 giả định của mô hình hồi quy. Thứ nhất là phương sai nhiễu của mô hình
không đồng nhất (chi2=1673,92; prob=0,000 < 5%), thứ hai là các nhiễu của mô hình
không độc lập tức là có hiện tượng tự tương quan ( F=45,620; prob=0,000 < 5%).
42
Để vượt qua vi phạm 2 giả định như đã nêu trên, mô hình hồi quy (3) cần
phải được ước lượng lại theo phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn (Panel
corrected standard error estimator).
Bảng 4.13: Kết quả hiệu chỉnh mô hình

Variables Ramdom Effects Ramdom Effects (Hiệu chỉnh-pcse)

(3) (4)

lnir -0.148* -0.131***

(0.0763) (0.0297)

lngdpViệt Nam 2.978*** 3.029***

(0.275) (0.362)

lngdpi 0.841** 0.894***

(0.380) (0.129)

lnpop 0.286 -0.00842

(0.232) (0.0271)

lnopen 0.505* -0.299***

(0.301) (0.0888)

lntax 0.134* -0.0434

(0.0754) (0.0582)

lncpi 0.385 -0.720***

(0.357) (0.0790)

asean 0.00869 0.402**

(0.180) (0.175)

Constant -28.31*** -19.83***

(3.197) (3.029)

Observations 380 380

43
R-squared 0.482

Number of country 20 20

Standard errors in parentheses: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1


Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ Stata 16.
Bảng 4.11 trình bày tóm tắt kết quả mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (3) sau khi ước
lượng lại theo phương pháp hiệu chỉnh sai số chuẩn. Từ kết quả này suy ra phương
trình hồi quy phản ánh giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào các biến như sau:

4.3.3 Thảo luận kết quả mô hình hồi quy


Dựa vào kết quả ước lượng mô hình hồi quy (Mô hình 4) trong Bảng 4.11,
ý nghĩa của các biến trong mô hình hồi quy được giải thích như sau:
Biến tỷ giá (lnir): Kết quả kiểm định cho thấy biến tỷ giá hối đoái mang
dấu âm và có ý nghĩa thống kê mức 1%. Điều này hàm ý rằng tỷ giá hối đoái
ảnh hưởng nghịch chiều đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nếu các yếu tố
khác không đổi, nếu tỷ giá của các nhập khẩu tăng lên 1% thì giá trị xuất khẩu
cà phê giảm trung bình 0,131%.
Biến tổng sản phẩm quốc nội của VIỆT NAM (lngdp): Kết quả kiểm định
cho thấy biến lngdpViệt Nam mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê mức 1%.
Điều này hàm ý rằng GDP Việt Nam ảnh hưởng tích cực đến giá trị xuất khẩu
cà phê. Nếu các yếu tố khác không đổi, khi GDP tăng 1% thì giá trị xuất khẩu
cà phê tăng trung bình 3,029%.
Biến tổng sản phẩm quốc nội của của các nước nhập khẩu (lngdpi): Kết
quả kiểm định cho thấy biến lngdpViệt Nami mang dấu dương và có ý nghĩa
thống kê mức 1%. Điều này hàm ý rằng GDP các nước nhập khẩu ảnh hưởng
tích cực đến giá trị xuất khẩu cà phê VIỆT NAM. Nếu các yếu tố khác không
đổi, khi GDP tăng 1% thì giá trị xuất khẩu cà phê tăng trung bình 0,894%. Vậy
có thể lý giải rằng, khi GDP của một quốc gia tăng thì cầu chi tiêu dùng tăng
lên (trong đó có cà phê) dẫn đến lượng tiêu thụ cà phê cũng tăng lên.
Biến tổng dân số (lnpop): Kết quả kiểm định cho thấy biến lnpop không
có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng tổng dân số thay đổi của nước nhập
khẩu không ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê VIỆT NAM.
Biến độ mở thương mại (lnop): Kết quả kiểm định cho thấy biến độ mở
mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê mức 1%. Điều này hàm ý rằng độ mở

44
thương mại ảnh hưởng nghịch chiều đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Nếu các yếu tố khác không đổi, nếu độ mở của các nhập khẩu tăng lên 1% thì
giá trị xuất khẩu cà phê giảm trung bình 0,299%. Điều này có thể lý giải rằng,
mặc dù các nước có độ mở lớn nhưng với mặt hàng cà phê vẫn có những quy
định rất nghiêm ngặt vì cà phê có chất gây nghiện. Ví dụ, Úc, Newzealand đã
cấm bán lẻ những sản phẩm có caféin nguyên chất.
Biến thuế nhập khẩu (lntax): Kết quả kiểm định cho thấy biến thuế nhập
khẩu (lntax) không có ý nghĩa thống kê mức. Vậy hàm ý rằng thuế quan nhập
khẩu của các nước không ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Biến tham nhũng (lncpi): Kết quả kiểm định cho thấy biến tham nhũng
(lncpi) mang dấu âm, có ý nghĩa thống kê mức 1%. Vậy hàm ý rằng tham
nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Biến tham gia hiệp định thương mại (lnasean): Kết quả kiểm định cho
thấy biến tham gia hiệp định thương mại (lnasean) mang dấu dương, có ý nghĩa
thống kê mức 1%. Vậy hàm ý rằng khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương
mại sẽ dẫn đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nếu các yếu tố khác không
đổi nếu tham gia hiệp định hương mại thì giá trị xuất khẩu cà phê tăng trung
bình 0,402%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu tác động của các yếu
tố đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam, theo đó một số kết quả được rút ra
như sau:
Thứ nhất, thực trạng thị trường cà phê của thế giới có nhiều biến động về
quy mô thị trường, khối lượng tiêu thụ cũng như giá cả thay đổi .
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường cà phê trong nước có sự sụt
giảm về quy mô canh tác, khối lượng sản phẩm, giá cả biến động phụ thuộc vào
các thị trường quốc tế.
Thứ ba, dựa trên kết quả phân tích mô hình hồi quy REM hiệu chỉnh
(Ramdom Effects model), nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị xuất khẩu cà phê Việt
Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như, tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá, độ mở
thương mại, thuế nhập khẩu và tự do thương mại.

45
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN


Với đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu cà phê
của Việt Nam, bài nghiên cứu đã mô tả, phân tích thực trạng của thị trường cà
phê thế giới và thị trường cà phê Việt Nam qua từng giai đoạn. Bằng cách tiếp
cận theo phương pháp mô hình trọng lực, đề tài đã đi sâu phân tích, chứng minh
sự tác động qua lại giữa kim ngạch xuất khẩu cà phê và các nhân tố ảnh hưởng.
Từ đó có thể định hướng được những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát
triển thị trường xuất khẩu cà phê trong thời gian tới ổn định và bền vững. Sau
khi nghiên cứu đề tài có thể rút ra được một số kết luận như sau:
5.1.1 Các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tất cả các mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện, cụ thể:
Thứ nhất, dựa vào số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu và những học
thuyết nghiên cứu của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước, đề tài đã làm rõ
cơ sở lý luận về xuất khẩu, khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia
về xuất nhập khẩu của cà phê Việt Nam thời gian qua.
Thứ hai, dựa vào sự tổng hợp từ các nguồn báo cáo, nghiên cứu đã mô tả
thị trường cà phê của thế giới và Việt Nam trên các khía cạnh quy mô sản xuất,
thị trường tiêu thụ, xu thế biến động giá và tình hình xuất khẩu.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả mô hình Pool – OLS và kết quả mô hình trọng
lực, đề tài đã đánh giá tác động của một số yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu cà
phê Việt Nam.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu, đề tài cũng gợi ý những chính sách quản lý
và điều tiết xuất khẩu thị trường cà phê của Việt Nam một cách hợp lý, ổn định
và bền vững và sẽ được trình bày ở phần tiếp theo sau đây.
5.1.2 Các kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài
Về tỷ giá và kim ngạch xuất khẩu cà phê: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng
nghịch chiều đến kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nếu tỷ giá của các
nước nhập khẩu tăng lên thì kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm.
Về tham nhũng và kim ngạch xuất khẩu: Chỉ số tham nhũng ảnh hưởng
tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Về độ mở thương mại: Độ mở thương mại ảnh hưởng nghịch chiều đến
kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nếu độ mở của các nước nhập khẩu
tăng lên thì kim ngạch xuất khẩu cà phê sẽ giảm.

46
Về tổng sản phẩm quốc nội trong nước và ngoài nước: GDP trong nước
có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê. Tương tự, khi GDP của
một quốc gia tăng thì cầu chi tiêu dùng tăng lên (trong đó có cà phê) dẫn đến
lượng tiêu thụ cà phê cũng tăng lên và kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng sẽ
tăng.
Về việc tham gia các hiệp định thương mại:việc tham gia các hiệp định
thương mại như CPTPP và các hiệp định trong khối ASEAN có tác động tích
cực đáng kể tới kim ngạch xuất khẩu cà phê, giúp làm tăng kim ngạch xuất
khẩu của mặt hàng này.
5.2 KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.2.1 Bối cảnh kinh tế xã hội ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt
Nam
5.2.1.1 Các thuận lợi
Thứ nhất, Việt Nam là nước có hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà
nước quyết tâm đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là hệ thống
chính sách tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Tất cả những điều đó không những góp phần tạo ra một môi trường kinh tế ổn
định, thu nhập đầu người tăng, mà còn góp phần củng cố lòng tin của người dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới tới đây, trong
đó có đổi mới các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý Nhà
nước về việc xuất khẩu cà phê.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã và đang tham
gia sâu và rộng vào các quan hệ hợp tác quốc tế, song phương, đa phương, các
diễn đàn kinh tế thế giới. Chính thông qua đây, Việt Nam có thể phát huy, tạo
được những lợi thế trên thị trường quốc tế, cũng như có thể đẩy lùi được những
nguy cơ tiềm ẩn tác động tiêu cực đến sự phát triển. Hơn nữa Việt Nam là một
nước đi sau trong tiến trình hội nhập quốc tế, vì vậy, đây cũng là một lợi thế
giúp chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ các nước đi
trước, đi tắt đón đầu trong việc đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý thuế
nói chung và thuế xuất khẩu nói riêng.
Thứ ba, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi
toàn cầu đang và sẽ tạo những cơ hội lớn cho việc đưa công nghệ cao vào ứng
dụng trong các ngành kinh tế, trong đó có công tác quản lý hàng hóa xuất nhập
khẩu. Cách mạng 4.0 sẽ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ trong công tác thu
thập thông tin, dự báo, ứng dụng trong khâu sản xuất, chế biến, lưu thông và
phân phối; ứng dụng trong công tác quản lý và giám sát các khâu công việc liên
quan,… qua đó nhằm nâng cao hơn nữa về mặt chất lượng cho cà phê Việt
Nam.

47
Thứ tư, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, các chính sách
liên quan đến giáo dục đào tạo, chính sách về cán bộ,… cũng có những biến
chuyển đáng khích lệ và kết quả của chính sách này đó là tạo ra một đội ngũ
nhân lực có chất lượng cho các khâu của quy trình quản lý. Chính vì vậy, Việt
Nam hoàn toàn có đủ nguồn nhân lực tốt để xây dựng, ban hành các chính sách,
pháp luật có liên quan đến việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu đối với các mặt
hàng tiềm năng hàng đầu của Việt Nam như cà phê, cũng như có thể kiểm soát
được toàn bộ quy trình từ khâu trồng, thu hoạch cho đến khi tạo ra sản phẩm đạt
chất lượng đã đề ra và xuất khẩu.
5.2.1.2 Các khó khăn
Thứ nhất, cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, đây cũng
chính là vấn đề đáng quan ngại và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế -
chính trị - xã hội. Đứng trước tình hình này, chính quyền các cấp và cộng đồng
doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, khơi thông hàng
Việt Nam ra thế giới nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc hàng hóa không thể
xuất đi. Doanh nghiệp đã phải hủy đăng ký tham gia nhiều hội chợ thương mại
lớn, chuyên ngành, có vai trò quan trọng trong quảng bá thương hiệu, tìm kiếm
các đối tác, thậm chí mất cả những đối tác trước đó, thiếu hụt container để vận
chuyển hàng xuất khẩu gây tồn hàng, hư hỏng hàng, nguy cơ ảnh hưởng đến
nguồn vốn.
Thứ hai, khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến cây cà phê đó là biến đổi khí
hậu. Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên
trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào các tháng
12, 1 là khá phổ biến. Điều này làm cho các loại cây trồng như điều, cà phê
phân hóa mầm hoa, khi tưới nước đầy đủ thì hoa nở, nhưng nhiều khi gặp mưa
phùn thì tỷ lệ đậu quả thấp và thu hoạch sau này. Sự nóng lên do bức xạ nhiệt
tăng thì nhu cầu nước của cây cà phê cũng tăng lên. Vì vậy yêu cầu về lượng
nước tưới sẽ tăng trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chi phí đầu tư để thu được 1 đơn vị sản phẩm
tăng, đồng nghĩa với thu nhập giảm và đời sống của người nông dân càng khó
khăn hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi về thời tiết còn kéo theo sâu hại phát triển
nhanh và khó dự báo.
Thứ ba, quá trình hội nhập quốc tế đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội
lớn, nhưng cũng mang lại không ít những thách thức. Khi hàng rào thương mại
bị tháo dỡ dẫn đến sự di chuyển hàng hóa, tiền vốn quốc gia tăng lên và Việt
Nam có cơ hội đón nhận nguồn đầu tư lớn từ ngước ngoài nhưng trong khi năng
lực quản lý còn nhiều hạn chế và chưa có kinh nghiệm. Tuy gia nhập các hiệp
hội cũng như ký kết các hiệp định thương mại tự do, hàng hóa xuất khẩu sẽ
được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng nguồn thu từ tiền thuế dần ít đi, kéo theo
nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng thấp hơn trước.
48
Thứ tư, đa số doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thể đáp ứng được các qui
định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và các qui định về chất lượng.
Trước xu thế hội nhập toàn cầu, làn sóng nhập khẩu đang phát triển mạnh mẽ,
thì tất cả các nước phải có các “chiêu bài” để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất
trong nước, một trong những số đó là đề ra những qui định nghiêm ngặt về vệ
sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, cà phê của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới nhưng vẫn chưa được đánh giá cao do chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng giữa nông dân-doanh nghiệp-chính phủ trong việc nâng cao sản
lượng cũng như chất lượng sản phầm từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế
biến.
5.2.2 Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về phát triển xuất khẩu cà
phê
5.2.2.1 Những quan điểm chủ đạo
Trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là động lực chính của tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng
vào xuất khẩu. Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính
sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh hiện nay,
khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu làm sụt giảm tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu, nhiều quan điểm cho rằng, cần chuyển định hướng phát triển
kinh tế dựa vào xuất khẩu thay thế nhập khẩu và phát triển thị trường nội địa.
Thực tế cho thấy là nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy thông qua các biện
pháp như tăng cường bảo hộ thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng… Tuy
nhiên, đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, thị trường
trong nước chưa phát triển, cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI, để
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển xuất khẩu là con đường để
Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi kim ngạch toàn cầu, hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới
Cà phê là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của
ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói
chung. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và
gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu
vực sản xuất nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng
15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên
10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây. Chính vì vậy, để đảm bảo lợi
ích và phúc lợi của toàn xã hội, việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê cần
thực hiện theo các quan điểm cụ thể sau:
- Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và
xuất khẩu. Chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn,
quản lý chất lượng từ trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.
49
- Chuyển dịch cơ cấu cà phê xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản
phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản
phẩm đã chế biến, từ sản phẩm chế biến đơn giản sang sản phẩm chế biến có
giá trị gia tăng cao.
- Nâng cao chất lượng đối với sản phẩm cà phê. Xây dựng năng lực của
tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để
phục vụ việc đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu
chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng đối với hàng hóa xuất
khẩu.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với xuất khẩu thông qua xây dựng,
triển khai chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng
dụng và chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị
trường.
5.2.2.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X,
ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn diễn ra vào tháng
11/2018, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu phải thực hiện cuộc
cách mạng mới trong nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại có khả
năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp phải tiếp tục thực hiện
chuyển đổi cơ cấu ngành, tổ chức lại sản xuất, phát triển doanh nghiệp; chú
trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đặt biệt là công nghệ cao. Đồng thời, phải
đảm bảo an ninh lương thực trong khi vẫn phải đạt mục tiêu xuất khẩu. Tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo lợi thế sẵn có và đáp ứng nhu cầu thị trường,
cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành các vùng sản xuất cây
trồng hàng hoá ổn định, tập trung, quy mô lớn.
Về công tác sản xuất, chế biến, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành
cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn
với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy
liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn
hàng đảm bảo ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị
trường; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp
thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực; đồng thời, khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh
doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.

50
Về công tác xây dựng thương hiệu, trước hết phải khẳng định, song song
với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải
được chú trọng và quan tâm hơn nữa, trong đó các doanh nghiệp chịu trách
nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu của riêng mình. Hiện nay, công
tác xây dựng, phát triển thương hiệu chưa được doanh nghiệp nhận thức đầy đủ
và triển khai hiệu quả là một nguyên nhân dẫn đến nông sản nói chung và cà
phê nói riêng của Việt Nam chưa được người tiêu dùng trên thế giới biết đến, vị
thế trong thương mại quốc tế của hàng hóa do vậy mà cũng thấp hơn so với các
đối thủ cạnh tranh.
5.2.3 Một số khuyến nghị đối với chính phủ và doanh nghiệp
5.2.3.1. Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo tăng
trưởng GDP bình quân đầu người ổn định nhằm gia tăng xuất khẩu cà phê
Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp chưa có dấu hiệu
kết thúc, do đó chính phủ cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, cải cách quy trình, thủ tục để
doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Ban
hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh
tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung nâng cao năng suất lao động,
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp
với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách
tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất
kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chủ động phòng ngừa và hạn chế
những bất ổn của thị trường thế giới tác động tiêu cực đến thị trường trong
nước. Tăng trưởng tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh đặc
biệt là ngành cà phê.
5.2.3.2. Chủ động tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa
phương để tranh thủ sự ưu đải thuế quan xuất khẩu
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý, cải thiện mô trường kinh
doanh, đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường nhằm đáp ứng những cam kết và thể hiện quyết
tâm của nước ta khi chấp nhận những quy định của các hiệp định thương mại.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số đạo luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật
Lao động và một số Luật về thuế... nhằm tiếp tục đơn giản hóa, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc gia nhập thị trường và thực hiện hoạt động đầu tư, kinh
doanh của người dân, doanh nghiệp.  
51
Thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích
ứng theo tiêu chuẩn mà thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần
không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận
thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam.
Nỗ lực tự thân vận động, nâng cao trình độ quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế,
hướng tới sản xuất minh bạch, đổi mới công nghệ để đảm bảo chất lượng sản
phẩm đồng đều, ổn định; đồng thời, nâng cao trình độ, nhận thức của người lao
động trong hợp tác kinh tế quốc tế.  
5.2.3.3. Đầu tư sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản theo hướng ứng
dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật khắt khe
Với những đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới, một mình doanh
nghiệp hay người nông dân Việt Nam không thể “đơn thương độc mã” tiến vào
thị trường này. Bởi vậy, mối liên kết giữa ngân hàng - doanh nghiệp - nông dân
trong chuỗi kim ngạch là con đường tất yếu chinh phục thị trường khách hàng
khó tính.
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đồng hành cùng người nông dân,
các doanh nghiệp phát triển, tháo gỡ khó khăn về vốn để người nông dân đầu tư
sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, ứng dụng
những tiến bộ khoa học kết hợp với các trang thiết bị hiện đại trong việc chăm
sóc cũng như thu hoạch hạt cà phê, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt cải tiến
dây chuyền chế biến, chọn lọc, đóng gói, bảo quản,..nhằm nâng cao chất lượng
của hạt cà phê, giúp ngành cà phê Việt Nam có thể tiến sâu vào thị trường, mở
rộng thị phần và xuất khẩu bền vững.
Bên cạnh đó, để có thể ứng dụng hiệu quả các thành tựu công nghệ kỹ
thuật vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì vấn đề đầu tư cho bộ phần tạo
ra nguồn cung cà phê bồi dưỡng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm để cải thiện tay
nghề cũng không kém phần quan trọng. Muốn bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa
đòi hỏi người nông dân không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao
năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu. Chúng ta có thể học hỏi từ các nước
bạn như Công ty J.M. Smucker, có trụ sở tại tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, hiện đang
hợp tác với Farmer Connect và sử dụng công nghệ blockchain của IBM’s Food
Trust để cho phép khách hàng theo dõi đường đi của một loại hạt cà phê nổi
tiếng lâu năm của doanh nghiệp này từ trang trại đến ly cà phê. Công nghệ
blockchain tạo ra một bản ghi hoạt động vĩnh viễn, không thể thay đổi, nó đảm
bảo trách nhiệm giải trình từ tất cả các bên liên quan, và khách hàng có thể
nhâm nhi ly cà phê của họ khi biết nó thực sự là sản phẩm thương mại hoặc từ
những hoạt động trồng trọt bền vững. Mỗi bên có thể truy cập một bản sao dữ

52
liệu chính xác và các bản cập nhật blockchain mới được chia sẻ dựa trên mức
độ cho phép của mỗi người tham gia. Nó không chỉ cho phép nông dân, người
bán buôn, và người bán lẻ tương tác với dữ liệu thời gian thực, giờ đây người
tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc cà phê của họ.
5.2.3.4. Chú trọng vào các thị trường có tiềm năng xuất khẩu đối với cà
phê Việt Nam
Hiện nay, cùng với chè, cà phê đã trở thành đồ uống nóng ngày càng được
ưa chuộng của người dân Bắc Phi Ả rập. Tại một số quốc gia như Algeria, cà
phê được xem là sản phẩm thiết yếu bên cạnh các loại thực phẩm khác như
bánh mì, dầu ăn, đường, sữa. Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt
các loại mỗi năm trong đó Việt Nam thường cung cấp trên 50% sản lượng. Mặt
khác, tại Bắc Phi, số lượng người nước ngoài, chủ yếu là châu Âu đến sinh sống
và làm việc ngày một đông. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh, nhất
là khi nơi đây không trồng được loại cây này. Nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào thị
trường châu Phi, Bộ Công Thương đã và đang đang tích cực triển khai nhiều
giải pháp, trong đó tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại một số thị
trường tiềm năng như Bắc Phi, Nam Phi, Trung Đông,...đồng thời kết hợp nâng
cao tay nghề sản xuất để vừa nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu
cũng như khả năng cạnh tranh với các đối thủ, vừa giữ được sự tín nhiệm của
khách hàng, từng bước tạo dựng nền tảng vững chắc cho các thương hiệu cà
phê chế biến của Việt Nam.
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Tươnng tự như những dự án nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn tồn
tại những hạn chế nhất định mà trong tương lai cần phải khắc phục để hoàn thiện
hơn.
Thứ nhất, nguồn dữ liệu nghiên cứu theo thời gian chưa đủ lớn dẫn đến kết
quả nghiên cứu có thể bị thiên lệch. Do đó, trong tương lai cần thực hiện những
nghiên cứu với quy mô mẫu lớn hơn, đảm bảo tính đại diện cao hơn.
Thứ hai, giá cả hàng hóa nói chung và giá cả mặt hàng cà phê nói riêng là
vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm, chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu này chưa thể lượng hóa một cách đầy đủ để đưa vào mô
hình dẫn đến kết quả từ mô hình có thể chưa giải thích hiện tượng một cách đầy
đủ, bao quát. Vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể biện luận để đưa thêm nhiều
biến hơn vào mô hình giúp cho kết quả nghiên cứu mang tính toàn diện hơn.
Thứ ba, việc sử dụng số liệu thứ cấp cũng dẫn đến những hạn chế nhất định
trong việc cung cấp các dẫn chứng, tham chiếu khoa học để phân tích và thảo luận
kết quả nghiên cứu. Vậy, nghiên cứu trong tương lai cần kết hợp thêm dữ liệu sơ
cấp, đặc biệt là cần tham vấn các ý kiến chuyên gia trong ngành cà phê, các nhà

53
quản lý trong ngành để luận giải kết quả nghiên cứu thực tế, hợp lý và sâu sắc
hơn.
Vậy với những hạn chế của nghiên cứu nêu trên, nhóm nghiên cứu cũng đã
nhận thức được, qua đó đã gợi ra những chủ đề nghiên cứu mới trong tương lai
với kỳ vọng sẽ giải quyết những hạn chế này một cách thấu đáo và đầy đủ hơn.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo của Bộ Công thương (2020)
2. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2019 của Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF)
3. Bộ Công thương (2018). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018. Nhà xuất
bản công thương, Hà Nội 2019
4. Bộ Công thương Việt Nam (2020). Tiềm năng xuất khẩu cà phê sang thị
trường Bắc Phi. Truy cập ngày 01/04/2021 tại https://moit.gov.Việt
Nam/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tiem-nang-xuat-khau-ca-phe-sang-thi-
truong-bac-phi
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Thông tư 37/2018 của Bộ
NN&PTNT ngày 25/12/2018 ban hành Danh mục sản phẩm nông nhiệp chủ
lực quốc gia
6. Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015). Các nhân tố tác động đến kết quả xuất
khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam. Tạp chí Phát
triển kinh tế, Số 26(6), Trang 95 – 112
7. Đài truyền hình Việt Nam . Ứng dụng CNTT trong ngành sản xuất cà phê thời
4.0. Truy cập ngày 01/04/2021 tại https://vtv.Việt Nam/cong-nghe/ung-dung-
cntt-trong-nganh-san-xuat-ca-phe-thoi-40
8. Đề cương chi tiết luận án tiến sĩ (2017). Các yếu tố tác động đến xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại. TP Hồ Chí Minh, 2017
9. Đề tài nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam. Truy cập ngày 01/04/2021, từ
https://text.123doc.net/document/3750260-de-tai-nghien-cuu-lam-phat-tai-viet-
nam.htm?
fbclid=IwAR022B7PryyUKNGSUo_FFjj6HmxszJxsIQ0RzobPTJT18G_96OC
KdzNhn5M
10. Đỗ Đình Long và cộng sự (2014). Ứng dụng mô hình GTAP đánh giá tác động
kinh tế của tự do hóa thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc. Tạp chí kinh tế
và phát triển. Số 206 tháng 8/2014
11. Luận văn Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu của
cây cà phê Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Truy cập ngày
01/04/2021tạihttps://www.academia.edu/12306982/Lu%E1%BA%ADn_v
%C4%83n
12. Michael E, Porter. Lợi thế cạnh tranh. NXB Trẻ, 2016
13. Nguyễn Đức Thuận (2020). Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các
doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Đồng Nai, 2020
14. Nguyễn Quỳnh Huy (2018). Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 45.
15. Nguyễn Thị Lài và Đỗ Thị Mỹ Hiền (2019). Thách thức trong xuất khẩu cà
phê tại Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 01/04/2021, tại

55
https://tapchicongthuong.Việt Nam/bai-viet/thach-thuc-trong-xuat-khau-ca-
phe-tai-viet-nam-hien-nay-64173.htm?
fbclid=IwAR3RMaTPmVdzs3zBvf1Je_S7lm1-
6zFgYV13LChO8ZGAd5eyNWCXnyHCClU
16. Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017). Các yếu tố tác động đến kết quả xuất
khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, Số
38
17. Paul R,Krugman-Maurice Obsfeld. Kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính
sách; tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia,
Hà nội- 1996.
18. Phạm Hoàng Linh (2019). Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam sang thị trường liên minh châu âu (EU). Thái Nguyên, 2019
19. Quốc hội, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005
20. Tạp chí Đạo đức Kinh doanh (2002)
21. Trần Đức Quỳnh, Bùi Tùng Lâm, Trần Hạnh, Nguyễn Tế Huy (2019). Báo cáo
thị trường cà phê 2019
22. Trần Thanh Long và cộng sự (2014). Phân tích các nhân tố tác động đến kết
quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Luận án
cấp ĐHQG, ĐHQG TP,HCM
23. Võ Văn Dứt (2016). Mối quan hệ giữa khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý
và xuất khẩu của công ty con tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh
tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016)
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Aaby, N.E., & Slater, S.F. (1989). Management influences on export
performance: a review of the empirical literature 1978 – 1988. International
Marketing Review, 6(4), 7 – 26.
2. Barney, J, (1991). Firm Resources and Sustained Competitive Advantage,
Journal of Management. Volume: 17 issue: 1, page(s): 99-120
3. Cantore, N., & Cheng, C. F. C. (2018). International trade of environmental
goods in gravity models. J Environ Manage, 223, pp. 1047-1060.
doi:10.1016/j.jenvman.2018.05.036.
4. Chen, N., (2004). Intra-national Versus International Trade in the European
Union: Why do National Borders Matter? Journal of International Economics,
63 (2004) 93
5. Craig, C.J. (2003). Export marketing performance: a study of Thailand firms.
Journal of Small Business Management, 41(2), 213 – 221.
6. Erdil, T.S,, and Ozdemir, O, (2016). The Determinants of Relationship Between
Marketing Mix Strategy and Drivers of Export Performance in Foreign
Markets: An Application on Turkish Clothing Industry. Procedia – Social and
Behavioral Sciences, 235, 546 – 556.

56
7. Fukase, E. and Martin, W. (2001). A Quantitative Evaluation of Vienam’s
Accession to the ASEAN Free Trade Area. Journal of Economic Integration, Số
16, Tập 4, tr, 545-567
8. Heckscher, E. (1919). The effect of foreign trade on the distribution of income.
Ekonomisk Tidskrift, Số 21, tr.497-512
9. Hussien Mohammed Oumer and Oumer và P.Nvàeeswara Rao (2015),.
Econometric modelling of ethiopia’s coffee exports panel data evidence from
sidama coffee. IPASJ International Journal of Management, Volume 3, Issue
10, p.39-45.
10. Katsikeas, C.S., Leonidou, L,C, and Morgan, N.A, (2000). Firm-level export
performance assessment: Review, evaluation and development. Journal of the
Academy of Marketing Science, 28 (4), 493 – 511
11. Linder, S.B. (1961). An Essay on Trade and Transformation. Almqvist &
Wiksells, Stockholm.
12. Linnemann, H. (1966), An Econometric Study of International Trade Flows.
Amsterdam: North- Holland Publishing Company.
13. M.Ebaidalla and A.Abdalla (2015). Performance of Sudanese Agricultural
Exports: A Gravity Model Analysis. A paper for the Conference on Structural
Reform, University of Khartoum, June, 2015.
14. Mohamed A.Elshehawy & cộng sự (2014). The Factors Affecting Egypt’s
Exports: Evidence from the Gravity Model Analysis. Open Journal of Social
Sciences, No.2-2014, p.138-148.
15. Ohlin, B. (1993). Interregional and international trade. Political Science
Quarterly, Số 49, Tập 1, tr. 126-128
16. Parisa Khaligh Khiyavi & cộng sự (2013). Investigation of Factors Affecting
the International Trade of Agricultural Products in Developing Countries. Life
Science Journal, No.2013 -10(3s), p.409-414.
17. Peter, C.T., & Dau, R, (1995). Export performance success determinants for
new Zealand manufacturing exporters. European Journal of Marketing, 32(9),
pp, 813 – 829.
18. Pöyhönen, P. (1963). A tentative model for the volume of trade between
contries. Weltwirtschaftliches Archiv, 90, pp. 93-100.
19. Richardson, H. W. (1978). Urban and Regional Economics. Harmondsworth:
Penguin.
20. Salem, B, B,, (2014). Factors Influencing SMEs‟ Export Performance and
Marketing strategy. International Journal of Innovation and Scientific Research,
5(2), 136 - 145.
21. Sanso, M., Cuairan, R., & Sanz, F. (1993). Bilateral trade flows, the gravity
equation, and functional form. The Review of Economics and Statistics, 75(2),
pp. 266-275. doi:10.2307/2109432.
22. Sarker, R., & Jayasinghe, S. (2007). Regional trade agreements and trade in
agri-food products: evidence for the European Union from gravity modeling

57
using disaggregated data. Agricultural Economics, 37(1), pp. 93- 104.
doi:10.1111/j.1574-0862.2007.00227.x.
23. Tinbergen, J. (1962). Shaping the world economy: suggestions for an
international economic policy. New York: Twentieth Century Fund.
24. Toh, M. H. and Vasudevan, G. (2004). Impact of Regional Trade Liberalization
on Emerging Economics: The Case of Vietnam. ASEAN Economic Bulletin,
Số 21, Tập 2, tr, 167-182

58
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ STATA 16
1. MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
lnir lngdpvn lngdpi lnpop lnopen lntax lncpi asean

lnir 1.0000
lngdpvn 0.0145 1.0000
lngdpi -0.4814 0.1825 1.0000
lnpop 0.4493 0.0329 -0.7345 1.0000
lnopen -0.2292 0.0110 0.3429 -0.5635 1.0000
lntax 0.1103 0.0267 -0.1749 0.1619 -0.4900 1.0000
lncpi -0.4284 0.0656 0.6392 -0.2767 -0.0218 -0.1635 1.0000
asean 0.4638 0.2827 -0.2542 0.4169 -0.3529 0.1715 -0.0393 1.0000

2. MÔ HÌNH POOL OLS


Source SS df MS Number of obs = 380
F(8, 371) = 43.22
Model 527.088103 8 65.8860129 Prob > F = 0.0000
Residual 565.580972 371 1.52447701 R-squared = 0.4824
Adj R-squared = 0.4712
Total 1092.66908 379 2.88303186 Root MSE = 1.2347

lnexp Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnir -.1307861 .033147 -3.95 0.000 -.1959657 -.0656065


lngdpvn 3.028594 .2538851 11.93 0.000 2.52936 3.527828
lngdpi .8935212 .1589757 5.62 0.000 .5809148 1.206128
lnpop -.0084179 .077238 -0.11 0.913 -.1602971 .1434614
lnopen -.2993685 .1642964 -1.82 0.069 -.6224375 .0237005
lntax -.0433633 .072727 -0.60 0.551 -.1863722 .0996456
lncpi -.7200595 .1482964 -4.86 0.000 -1.011666 -.4284527
asean .4015486 .1790493 2.24 0.026 .0494698 .7536274
_cons -19.82723 2.397421 -8.27 0.000 -24.54147 -15.11299

3. MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỐ ĐỊNH (FIXED EFFECT MODEL)


Fixed-effects (within) regression Number of obs = 380
Group variable: country1 Number of groups = 20

R-sq: Obs per group:


within = 0.6170 min = 19
between = 0.1411 avg = 19.0
overall = 0.1884 max = 19

F(8,352) = 70.87
corr(u_i, Xb) = -0.8670 Prob > F = 0.0000

lnexp Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnir -.3389429 .1026393 -3.30 0.001 -.5408063 -.1370796


lngdpvn 2.758905 .3932307 7.02 0.000 1.985528 3.532282
lngdpi 1.17475 .4735351 2.48 0.014 .2434359 2.106064
lnpop -.268399 1.255959 -0.21 0.831 -2.738527 2.201729
lnopen .6934229 .3738269 1.85 0.064 -.0417922 1.428638
lntax .1246873 .07658 1.63 0.104 -.0259246 .2752992
lncpi 1.652861 .4975982 3.32 0.001 .6742214 2.6315
asean -.0733087 .1837556 -0.40 0.690 -.4347056 .2880882
_cons -32.71826 5.164488 -6.34 0.000 -42.87539 -22.56112

sigma_u 2.6531519
sigma_e .8520716
rho .90650309 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(19, 352) = 22.47 Prob > F = 0.0000

4. MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG NGẪU NHIÊN (RANDOM EFFECT MODEL)

59
Random-effects GLS regression Number of obs = 380
Group variable: country1 Number of groups = 20

R-sq: Obs per group:


within = 0.6026 min = 19
between = 0.1217 avg = 19.0
overall = 0.3573 max = 19

Wald chi2(8) = 528.31


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

lnexp Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

lnir -.1482673 .076281 -1.94 0.052 -.2977753 .0012408


lngdpvn 2.978161 .2747181 10.84 0.000 2.439724 3.516599
lngdpi .8411291 .3801458 2.21 0.027 .096057 1.586201
lnpop .2862567 .2322837 1.23 0.218 -.1690111 .7415245
lnopen .5049584 .3006643 1.68 0.093 -.0843329 1.09425
lntax .1340713 .0753635 1.78 0.075 -.0136384 .281781
lncpi .3851406 .3573156 1.08 0.281 -.3151851 1.085466
asean .0086917 .1795704 0.05 0.961 -.3432598 .3606433
_cons -28.30872 3.197376 -8.85 0.000 -34.57546 -22.04197

sigma_u 1.063582
sigma_e .8520716
rho .6090818 (fraction of variance due to u_i)

4. KIỂM ĐỊNH LỰA CHỌN MÔ HÌNH


4.1. Lựa chọn giữa Pool hoặc REM

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

lnexp[country1,t] = Xb + u[country1] + e[country1,t]

Estimated results:
Var sd = sqrt(Var)

lnexp 2.883032 1.697949


e .726026 .8520716
u 1.131207 1.063582

Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 716.82
Prob > chibar2 = 0.0000

Chọn mô hình Random vì < 0.05 (BB Ho)


4.2. Lựa chọn Pool OLS hoặc FEM

60
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 380
Group variable: country1 Number of groups = 20

R-sq: Obs per group:


within = 0.6170 min = 19
between = 0.1411 avg = 19.0
overall = 0.1884 max = 19

F(8,352) = 70.87
corr(u_i, Xb) = -0.8670 Prob > F = 0.0000

lnexp Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

lnir -.3389429 .1026393 -3.30 0.001 -.5408063 -.1370796


lngdpvn 2.758905 .3932307 7.02 0.000 1.985528 3.532282
lngdpi 1.17475 .4735351 2.48 0.014 .2434359 2.106064
lnpop -.268399 1.255959 -0.21 0.831 -2.738527 2.201729
lnopen .6934229 .3738269 1.85 0.064 -.0417922 1.428638
lntax .1246873 .07658 1.63 0.104 -.0259246 .2752992
lncpi 1.652861 .4975982 3.32 0.001 .6742214 2.6315
asean -.0733087 .1837556 -0.40 0.690 -.4347056 .2880882
_cons -32.71826 5.164488 -6.34 0.000 -42.87539 -22.56112

sigma_u 2.6531519
sigma_e .8520716
rho .90650309 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(19, 352) = 22.47 Prob > F = 0.0000

Prob F<00.5 suy ra chọn FEM


4.3. Chọn FEM hoặc REM

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fixed3 random3 Difference S.E.

lnir -.3389429 -.1482673 -.1906757 .0686733


lngdpvn 2.758905 2.978161 -.2192564 .2813545
lngdpi 1.17475 .8411291 .3336207 .2823555
lnpop -.268399 .2862567 -.5546557 1.234292
lnopen .6934229 .5049584 .1884645 .2221429
lntax .1246873 .1340713 -.009384 .0135957
lncpi 1.652861 .3851406 1.26772 .3463084
asean -.0733087 .0086917 -.0820005 .0389946

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 5.60
Prob>chi2 = 0.6915
(V_b-V_B is not positive definite)

5. KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH


5.1. Kiểm định đa cộng tuyến

61
Variable VIF 1/VIF

lngdpi 4.47 0.223908


lnpop 3.59 0.278830
lncpi 2.43 0.411914
lnopen 2.21 0.453059
lnir 1.73 0.579116
asean 1.65 0.605179
lntax 1.48 0.677039
lngdpvn 1.28 0.784156

Mean VIF 2.35

5. 2. Kiểm định tự tương quan


Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 19) = 45.620
Prob > F = 0.0000

5.3. Kiểm định phương sai thay đổi


Likelihood-ratio test LR chi2(9) = 290.08
(Assumption: homosk nested in hetero) Prob > chi2 = 0.0000

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity


in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (20) = 1673.92


Prob>chi2 = 0.0000

6. Hiệu chỉnh mô hình


Linear regression, correlated panels corrected standard errors (PCSEs)

Group variable: country1 Number of obs = 380


Time variable: year Number of groups = 20
Panels: correlated (balanced) Obs per group:
Autocorrelation: no autocorrelation min = 19
avg = 19
max = 19
Estimated covariances = 210 R-squared = 0.4824
Estimated autocorrelations = 0 Wald chi2(8) = 547.74
Estimated coefficients = 9 Prob > chi2 = 0.0000

Panel-corrected
lnexp Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

lnir -.1307861 .0297335 -4.40 0.000 -.1890627 -.0725095


lngdpvn 3.028594 .3615029 8.38 0.000 2.320061 3.737126
lngdpi .8935212 .1291057 6.92 0.000 .6404786 1.146564
lnpop -.0084179 .027083 -0.31 0.756 -.0614996 .0446639
lnopen -.2993685 .0888284 -3.37 0.001 -.473469 -.125268
lntax -.0433633 .0581666 -0.75 0.456 -.1573677 .070641
lncpi -.7200595 .0790497 -9.11 0.000 -.8749941 -.565125
asean .4015486 .1752406 2.29 0.022 .0580833 .7450139
_cons -19.82723 3.028652 -6.55 0.000 -25.76328 -13.89118

62

You might also like