You are on page 1of 4

PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Kiến thức ở chương trình phổ thông


1. Nội dung về phản ứng oxi hóa - khử
1.1 Số oxi hóa
Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả
các electron liên kết đều là chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn.
Số oxi hóa được viết ở dạng số đại số, dấu viết trước, số viết sau.
1.2 Chất oxi hóa, chất khử
Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron.
-4 +1 0 +4 -2 +1 -2
CH4 + 2O2 --> CO2 + 2H2O
Chất oxi hóa là oxygen, chất khử là methane.
Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là
quá trình chất oxi hóa nhận electron.
2. Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình
nhường electron và quá trình nhận electron.
3. Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa khử
Để nhận biết phản ứng oxi hóa khử ta nhìn vào sự thay đổi số oxi hóa của
các nguyên tử.
4. Cách xác định số oxi hóa
Thông thường, số oxi hóa của nguyên tử được xác định trực tiếp từ công
thức phân tử theo các quy tắc sau:
Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.
Quy tắc 2: Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của
hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa
dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.
Quy tắc 3: Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử
bằng 0.
Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện
tích ion; trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng
điện tích ion.
5. Các loại phản ứng oxi hóa - khử
5.1 Sự cháy
Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử xảy ra ở nhiệt độ cao giữa chất
cháy và chất oxi hóa.
Trong phản ứng cháy, chất cháy thường là nhiên liệu (than đá, khí thiên
nhiên, xăng, dầu,…), còn chất oxi hóa thường là oxygen. Sự cháy kèm theo
sự tỏa nhiệt và phát sáng, tạo ra nhiệt lượng đủ để suy trì sự cháy.
5.2 Sự han gỉ kim loại
Sau một thời gian sử dụng, nhiều thiết bị, máy móc, vật dụng bằng kim loại
thường bị han gỉ do sự oxi hóa bởi oxygen trong không khí. Đặc biệt, nước
ta có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao nên sự han gỉ kim loại xảy ra rất phổ
biến.
5.3 Sản xuất hóa chất
Trong công nghiệp, phần lớn các phản ứng hóa học xảy ra trong các quá
trình sản xuất là phản ứng oxi hóa – khử.
5.4 Chuyển hóa các chất trong tự nhiên
Trong tự nhiên cũng xảy ra rất nhiều quá trình kèm theo phản ứng oxi hóa –
khử.
Kiến thức ở chương trình đại học
1. Khái niệm số oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử
1.1 Khái niệm số oxi hóa
 Khái niệm: Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử được tính
theo các quy tắc xác định số oxi hóa
 Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử, ion
 Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố
bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một
nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các
nguyên tố còn lại.
 Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện
tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa
của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.
1.2 Phản ứng oxi hóa khử
 Khái niệm: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng
thời quá trình nhường electron và quá trình nhận electron
 Viết và cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dùng
phương pháp thăng bằng electron dựa theo nguyên tắc:
Tổng số electron chất khử nhường bằng tổn số electron chất oxi hóa
nhận.
2. Nhiệt động học phản ứng oxi hóa khử
2.1 Phản ứng oxi hóa khử không dung môi
 Đặc điểm: Phản ứng xảy ra trong điều kiện chỉ có mặt của chất oxi
hóa và chất khử.
 Ví dụ: C + O2 --> CO2
2C + O2 --> 2CO
 Phương trình hóa học tổng quát:
Ox1 + Kh2 --> Kh1 + Ox2
2.2 Phản ứng oxi hóa – khử trog dung dịch nước
 Đặc điểm:
 Phản ứng xảy ra trong điều kiện ngoài chất oxi hóa – khử
còn có sự tham gia của dung môi (H2O)
 Sản phẩm của phản ứng thường là dạng hidrat hóa
3. Cơ chế phản ứng oxi hóa – khử
3.1 Các vấn đề chung về động học phản ứng oxi hóa khử
 Động học phản ứng bao gồm: Tốc độ, cơ chế phản ứng. Đây là các
vấn đề phức tạp
 Các yếu tố động học của phản ứng oxi hóa – khử tuân theo các cơ
sở về động học phản ứng chung, tuy nhiên đối với phản ứng oxi
hóa khử vấn đề này càng phức tạp do nhiều phản ứng oxi hóa –
khử luôn xảy ra kèm theo nhiều phản ứng phụ, nhiều sản phẩm,…
 Trong hóa học vô cơ, cơ chế phản ứng chủ yếu được nghiên cứu
đối với các phức chất.
3.2 Cơ chế phản ứng oxi hóa – khử
 Để thiết lập cơ chế phản ứng, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
1/ Tập hợp các dữ kiện thực nghiệm:
Xác định các chất phản ứng, sản phẩm tạo thành, các phân tử trung gian
trong quá trình phản ứng nếu có
Xác định phương trình tốc độ thực nghiệm, bậc phản ứng
2/ Xét tất cả các khả năng phản ứng có thể xảy ra
3/ Dựa vào các tiêu chuẩn nhiệt dộng học và động học để thiết lập một
cơ chế hợp lí nhất.
4/ Kiểm tra tính hợp lí của cơ chế bằng cách xử lí toán học để xét xem
phương trình tốc độ tính được theo cơ chế này có phù hợp với phương
trình thực nghiệm không.
 Phản ứng oxi hóa – khử có thể xảy ra theo 2 cơ chế:
Cơ chế chuyển electron: Phản ứng xảy ra với sự chuyển electron
giữa các chất phản ứng, cơ chế này chủ yếu xảy ra đối với các
phản ứng oxi hóa – khử không dung môi và ở thể khí.
 Cơ chế chuyển nguyên tử: Phản ứng xảy ra với sự chuyển dời các
nguyên tử giữa các chất phản ứng, thường xảy ra đối với các phản
ứng oxi hóa – khử trong dung dịch. Trong số các nguyên tử được
chuyển giữa các chất phản ứng, thường gặp sự chuyển hidro và
chuyển oxy.

You might also like