You are on page 1of 3

Nội dung về phản ứng oxi hóa khử là :

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa
các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó
có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Chất oxy hóa: Chất có khả năng oxy hóa các chất khác (làm cho chúng mất các
điện tử) được gọi là chất oxy hóa. Các chất này loại bỏ các điện tử của một chất
khác, nên được gọi là "khử". Chất oxy hóa thường là các chất hóa học có trạng thái
oxy hóa cao (ví dụ như H2O2, CrO3, OsO4,…) hay chứa các nguyên tố có độ âm
điện cao (như O2, F2, Cl2, Br2) nên dễ lấy được các điện tử bằng cách oxy hóa chất
khác.
Chất Khử: Chất có khả năng khử chất khác (làm cho chúng nhận các điện tử) được
gọi là chất khử. Chúng chuyển điện tử cho một chất khác, và do đó tự nó bị oxy
hóa.
Chất khử trong hóa học rất đa dạng. Những nguyên tố kim loại điện dương
như lithi, natri, magie, stronti, kẽm, nhôm… là những tác nhân khử tốt. Các kim
loại này cho đi điện tử một cách dễ dàng. Các chất chuyển hydro
như NaBH4 và LiAlH4 được sử dụng rộng rãi trong hóa học hữu cơ, chủ yếu trong
việc khử các hợp chất cacbonyl để tạo ra rượu. Một phương pháp khử khác kết hợp
việc sử dụng khí hydro (H2) với những chất xúc tác palađi, platin hoặc niken. Việc
khử dùng xúc tác được sử dụng chủ yếu trong việc khử liên kết đôi hoặc ba nguyên
tử cacbon.

 Quá trình oxy hóa là sự mất đi các điện tử hoặc sự tăng trạng thái oxy
hóa gây ra bởi một phân tử, nguyên tử, hoặc ion.
 Quá trình khử là sự tăng thêm các điện tử hoặc sự giảm trạng thái oxy
hóa gây ra bởi một phân tử, nguyên tử, hoặc ion.

Khái niệm về phản ứng oxi hóa khử:


Phản ứng oxy hóa khử hay dưỡng hóa bao gồm tất cả các phản ứng hóa học trong
đó các nguyên tử có trạng thái oxy hóa thay đổi, phản ứng oxy hóa khử thường liên
quan đến việc chuyển giao điện tử (electron) giữa các đối tượng hóa học.
Cách nhận biết phản ứng oxi hóa khử
Theo đó, dấu hiệu nhận biết ở đây là có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố.
Ví dụ như trong phản ứng hóa học của sắt (III) oxit (Fe2O3) và hidro tạo ra sắt
(Fe) và nước (H2O) có sự thay đổi số oxi hóa của H2 và Fe2O3 (H2 là chất chiếm
oxi; Fe2O3 là chất nhường oxi).
Các loại phản ứng oxi hóa khử:
Dạng 1: Phản ứng oxi hóa khử không có môi trường và có môi trường.
Dạng 2: Phản ứng tự oxi hóa khử và phản ứng oxi hóa khử nội phân tử
Dạng 3: Phản ứng oxi hóa khử phức tạp.
Dạng 4: Phản ứng oxi hóa khử có hệ số bằng chữ
Dạng 5: Phản ứng oxi hóa khử dạng ion thu gọn.

cách xác định oxi hóa khử:


- Quy tắc 1 : Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.

Ví dụ : Số oxi hóa của các nguyên tố Na, Fe, H, O, Cl trong đơn chất tương ứng
Na, Fe, H2, O2, Cl2 đều bằng 0.

- Quy tắc 2 : Trong hầu hết các hợp chất :

Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH 2, thì H
có số oxi hóa –1).

Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H 2O2, F2O, oxi có số oxi hóa
lần lượt là : –1, +2).

- Quy tắc 3 : Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0.
Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong
phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.

- Quy tắc 4 : Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích
của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử
trong ion đó bằng điện tích của nó.

Ví dụ : Số oxi hóa của Na, Zn, S và Cl trong các ion Na +, Zn2+, S2-, Cl- lần lượt là :
+1, +2, –2, –1.
Tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO 42-, MnO4-, NH4+ lần
lượt là : –2, –1, +1.

Chú ý: Để biểu diễn số oxi hóa thì viết dấu trước, số sau, còn để biểu diễn điện
tích của ion thì viết số trước, dấu sau.

Nếu điện tích là 1+ (hoặc 1–) có thể viết đơn giản là + (hoặc -) thì đối với số oxi
hóa phải viết đầy đủ cả dấu và chữ (+1 hoặc –1).

Trong hợp chất, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm luôn có số oxi hóa lần lượt là : +1,
+2, +3.

You might also like