You are on page 1of 5

BÀI TẬP TUẦN 11

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền


Msv: 215714021210060
Câu 1. Tại sao benzene có liên kết pi nhưng không có tính chất hoá học đặc trưng của
hydrocarbon không no? Nêu các phản ứng hoá học đặc trưng của hydrocarbon thơm,
lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 2. Hãy nêu quy luật thế ở nhân thơm của benzene? Lấy ví dụ minh hoạ và giải
thích
Bài làm
Câu 1.
a, Benzene có liên kết pi nhưng không có tính chất hóa học đặc trưng của
hydrocarbon không no là vì:
Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon không no là phản ứng cộng vì trong phân
tử có chứa liên kết π kém bền. Vòng benzen có 3 liên kết đôi, nhưng không có phản
ứng cộng như alken evà các hợp chất không no khác, vì nếu cộng vào một liên kết đôi
nào đó trong vòng benzen sự liên hợp khép kín bị gián đoạn, hệ thơm bị phá vỡ. Phản
ứng thế một hay nhiều nguyên tử H bằng các nguyên tử hay nhóm nguyên tửkhác
không làm ảnh hưởng đến sự liên hợp khép kín, phản ứng có thể xảy ra được.

Phản ứng thế electrophile vào nhân thơm, SE2Ar, là phản ứng đặc trưng của
nhân benzene
b, Các phản ứng hoá học đặc trưng của hydrocarbon thơm, lấy ví dụ minh hoạ
Phản ứng thế electrophile vào nhân benzene, SE2Ar
b,1) Cơ chế phản ứng
Phản ứng SE2Ar là phản ứng lưỡng phân tử, nhiều giai đoạn bắt đầu bằng sự tấn
công của hệ thống electron π vào tác nhân electrophin (cation hay đầu mang điện tích
dương của tiểu phân thiếu hụt electron), tạo thành một tptg là phức σ không thơm
(nguyên tử C mà E+ gắn vào chuyển từ trạng thái lai hóa sp 2 sang sp3). Sau đó, dưới
tác dụng của một base bất kì có mặt trong hỗn hợp phản ứng, proton ở Csp3 tách ra và
hệ thơm ban đầu được khôi phục.

b,2) Một số phản ứng thế electroplie


Nitro hóa
Tấn công electrophile của cation nitroni vào vòng benzene

Halogen hóa
Benzen tham gia phản ứng chlor hóa, bromine hóa có mặt chất xúc tác acid
Lewis (FeCl3)

Alkyl hóa theo Fridel-Craft


Phương pháp đơn giản nhất để điều chế alkylbenzene là cho benzene tác dụng
với alkyl halogenua có mặt xt AlCl3 khan
Axyl hóa theo Fridel-Craft

Sunfo hóa: là phản ứng thuận nghịch

Ngoài các phản ứng đặc trưng trên còn có các phản ứng khác: Phản ứng cộng
vào vòng benzen, phản ứng oxi hóa vòng benzene, phản ứng ở mạch nhánh.
Câu 2
Quy tắc thế vào nhân bezene
Các nhóm thế có hiệu ứng liên hợp dương hoặc siêu liên hợp và hiệu ứng cảm
ứng dương (- alkyl, -NH2, -NR2, -NHCOR, -OH, -OR, -O-, …) định hướng nhóm thế
mới ưu tiên vào các vị trí octo, para và hoạt động hoá vòng benzen.
+ Các nhóm thế có hiệu ứng liên hợp âm cùng với hiệu ứng cảm ứng âm hoặc
chỉ có hiệu ứng cảm ứng âm (-CHO, -COR, -COOH, -COOR, -NO 2, -CF3, N+R3, -
SO3H, …) định hướng cho nhóm thế mới ưu tiên vào vị trí meta và phản hoạt hoá
vòng benzen.

+ Nhóm halogen định hướng ortho, para nhưng lại là nhóm thế phản hoạt hoá.
Đặc biệt chú ý:
Đối với các nhóm thế là halogen: -Cl, -Br,.v..v. Thì phản ứng thế vào nhân sẽ
khó hơn so với benzen nhưng vẫn định hướng vào vị trí ortho, para.
Đối với nhóm vinyl: -CH=CH2, nó sẽ định hướng thế vào vị trí ortho – para
mặc dù nó là nhóm thế chưa no (Do hiệu ứng liên hợp +C)
Mở rộng: Khi trên nhân chứa đồng thời 2 nhóm thế đẩy electron, thì nhóm
quyết định vị trí thế là nhóm thế còn đôi electron chưa liên kết như: -NH 2, -OH, -O-
CH3,..v..v..(Thế vào ortho – para)
Khi trên nhân chứa đồng thời 2 nhóm thế trong đó có một nhóm hút, một nhóm
đẩy thì nhóm đẩy sẽ quyết định vị trí thế.
Các nhóm thế có đôi electron chưa liên kết khi nằm trên nhân thì sẽ làm mất
màu Br2/H2O như: Anilin (C6H5-NH2), C6H5-OH, C6H5-O-CH3,..v..v.
Một số tác nhân thế vào nhân benzen: Br 2/Fe , Br2/FeBr3, R-X (X là halogen)
thế R- vào nhân.
Ví dụ minh họa:
C6H6 + Br2/Fe → C6H5-Br + HBr ( Fe không phải là chất xúc tác)
C6H6 + C2H5Cl/ AlCl3 → C6H5-C2H5 + HCl

You might also like