You are on page 1of 69

BÀI SOẠN ÔN THI

MỤC LỤC
BÀI SOẠN ÔN THI.................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..............................1
1. Có 4 lý do để khách hàng mua sắm tại Amazon (Tại sao Amazon lại làm được
như vậy?................................................................................................................1
2. Các hình thức giao dịch TMĐT:.......................................................................1
2.1 Mối liên hệ về thị trường.............................................................................1
2.1.1 B2C (Business to Customer): nhiều người quan tâm...........................1
2.1.2 B2B (Business to Business)..................................................................1
2.1.3 C2C (Customer to Customer)...............................................................1
2.2 Mối liên hệ về công nghệ............................................................................1
2.2.1 M-commerce (Thương mại di động)....................................................1
2.2.2 Social E-commerce...............................................................................1
2.2.3 Local E-commerce................................................................................1
3. Công ty đa quốc gia...........................................................................................1
4. Nguồn lực có hạn thì có cách nào xâm nhập thị trường....................................1
ÔN TẬP CHƯƠNG 1..............................................................................................3
Câu 1: Thương mại điện tử (TMĐT) là gì?...........................................................3
Câu 2: Tại sao lại kinh doanh TMĐT? (8 nét đặc trưng của CNTMĐT)..............3
Câu 3: Tại sao B2B, B2C, C2C có mối liên hệ thị trường?..................................3
Câu 4: Sự khác nhau giữa B2B và B2C................................................................3
Câu 5: Tại sao Internet và Web xuất hiện cuối thập niên 1960?...........................4
Câu 6: Tiêu chí phân chia các giai đoạn TMĐT?..................................................4
Câu 7: Chiến lược kinh doanh ở 3 giai đoạn là gì?...............................................4
Câu 8: Sự khác biệt giữa Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3:..........................................4
Câu 9: Tại sao giai đoạn 1 hướng vào Công nghệ?...............................................5
Câu 10: Tại sao lại có lợi thế cho người tiên phong?............................................5
Câu 11: Giải thích thuật ngữ “pure online” và “clicks and bricks”.......................5
Câu 12: Cho vd doanh nghiệp sử dụng chiến lược “Lợi thế người tiên phong”
hoặc “Sức mạnh người theo sau” trong kinh doanh..............................................5
Câu 13: Cách lọc email.........................................................................................5
Câu 14: Cách quản lý hộp mail.............................................................................6
Câu 15: Một số từ khóa riêng của Google.............................................................6
Câu 16: Cài đặt hẹn giờ gửi mail:..........................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA TMĐT INTERNET, WEB, MOBILE,
PLATFORM............................................................................................................9
1. TCP/IP...............................................................................................................9
2. DNS:..................................................................................................................9
ÔN TẬP CHƯƠNG 2............................................................................................10
Câu 1: Tại sao Internet, web,…được gọi là cơ sở hạ tầng của TMĐT?..............10
Câu 2: Tại sao Internet lại dùng TCP?................................................................10
Câu 3: Tại sao hiện nay trên thế giới có 2 loại hệ điều hành phổ biến là IOS và
ANDROID phát triển?.........................................................................................10
Câu 4: Liệt kê mô hình doanh thu của Shopee?..................................................10
Câu 5: Đặc điểm của địa chỉ IP...........................................................................10
Câu 6: Đặc điểm về tên miền và URL.................................................................11
Câu 7: Tìm hiểu các dịch vụ của Internet và ứng dụng của nó trong TMĐT.....12
Câu 8: Đặc điểm của điện toán đám mây............................................................13
Câu 9: So sánh ứng dụng trên web và app..........................................................14
Câu 10: Anh/chị hãy phân tích sức mạnh của 3G (truyền tải video, truyền tải dữ
liệu, xác định vị trí) ứng dụng trong TMĐT?......................................................14
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG TMĐT...............................16
1. Mô hình kinh doanh.........................................................................................16
2. Mô hình kinh doanh trong TMĐT...................................................................16
3. Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh...........................................................16
3.1 Mục tiêu giá trị..........................................................................................16
3.2 Mô hình doanh thu (doanh nghiệp sẽ phải kiếm tiền ntn?).......................17
3.2.1 Mô hình thông qua quảng cáo............................................................17
3.2.2 Mô hình thông qua đăng ký................................................................17
3.2.3 Mô hình thông qua tổ chức giao dịch.................................................17
3.2.4 Mô hình thông qua bán hàng..............................................................17
3.2.5 Mô hình hội thương / doanh thu liên kết............................................17
3.3 Cơ hội thị trường (thị trường doanh nghiệp định phục vụ là gì?).............17
3.4 Môi trường cạnh tranh (đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những
ai?)...................................................................................................................18
3.5 Lợi thế cạnh tranh (những lợi thế riêng của doanh nghiệp trên thị trường là
gì?)...................................................................................................................18
3.6 Chiến lược thị trường (kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm thu
hút khách hàng ntn).........................................................................................18
3.7 Cấu trúc tổ chức (cấu trúc doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện quá
trình kinh doanh của mình)..............................................................................18
3.8 Đội ngũ quản lý (những kinh nghiệm và kĩ năng quan trọng của đội ngũ
lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp)..................................................18
4. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong hình thức B2C..................................18
4.1 Portal (Mô hình hội thị).............................................................................18
4.2 E-Tailer (Mô hình bán lẻ trên mạng).........................................................19
4.3 Content provider (Nhà cung cấp nội dung)...............................................19
4.4 Transaction Broker (Môi giới kinh doanh)................................................20
4.5 Market Creator (tạo ra thị trường) (B2C – marketplace)..........................20
4.6 Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ)..................................................20
4.7 Community Provider (Nhà tạo cộng đồng)...............................................20
5. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong B2B..................................................20
5.1 E-Distributor (Nhà phân phối điện tử)......................................................20
5.2 E-Procurement (Mua sắm điện tử)............................................................21
5.3 Exchanges (sở giao dịch)...........................................................................21
5.4 Hiệp hội ngành (Industry Consortia).........................................................21
6. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong C2C..................................................22
ÔN TẬP CHƯƠNG 3............................................................................................25
Câu 1: Mô tả 8 yếu tố của mô hình kinh doanh một doanh nghiệp mà bạn biết. 25
Câu 2: Theo bạn các mô hình doanh thu nào có thể kết hợp với nhau, cho ví dụ
.............................................................................................................................32
Câu 3: Chỉ ra các doanh nghiệp theo các mô hình kinh doanh mà bạn biết........33
Câu 4: Mô tả mô hình kinh doanh và kết hợp mô hình kinh doanh khác của một
doanh nghiệp TMĐT...........................................................................................33
Chương 4: E-MARKETING................................................................................34
1. Khách hàng trên Internet.................................................................................34
1.1 Các đặc trưng chính của sự gặp nhau trên mạng.......................................34
1.2 Hành vi khách hàng...................................................................................34
1.3 Hành vi khách hàng trên mạng..................................................................36
1.4 Quyết định mua hàng.................................................................................36
1.5 Phân loại khách hàng.................................................................................39
2. Marketing trực tuyến.......................................................................................39
3. So sánh Marketing trực tuyến với Marketing Offline.....................................40
4. Chiến lược Marketing......................................................................................40
4.1 Chiến lược thâm nhập thị trường...............................................................40
4.1.1 Chiến lược sức mạnh người theo sau.................................................40
- Chiến lược thâm nhập thị trường tiêu biểu là pure clicks (chỉ có cty trên
mạng mà không có cửa hàng hay nhà xưởng vật lý).......................................40
4.1.2 Chiến lược clicks and bricks..............................................................40
4.1.3 Chiến lược tận dụng sức mạnh thương hiệu.......................................40
4.2 Hội thương Marketing (Affiliate Marketing)............................................41
4.3 Lan truyền Marketing (Viral Marketing)..................................................41
4.4 Social Marketing.......................................................................................41
4.5 Mobile Marketing......................................................................................41
4.6 Local Marketing........................................................................................41
4.7 Xây dựng mối quan hệ khách hàng...........................................................41
4.8 Cho phép tiếp thị (Permission Marketing)................................................41
4.9 Duy trì khách hàng – chiến lược một đối một (One to one marketing)....41
4.10 Customization..........................................................................................41
4.11 Customer co-production..........................................................................41
4.12 Dịch vụ khách hàng.................................................................................41
4.13 Chiến lược giá.........................................................................................41
5. Quảng cáo trực tuyến.......................................................................................41
5.1 Phương pháp quảng cáo trực tuyến...........................................................41
5.1.1 Banners, Pop-ups Ads........................................................................42
5.1.2 Search Engines...................................................................................42
5.1.3 Email and Spam..................................................................................43
5.1.4 Truyền thông xã hội............................................................................43
5.1.5 Mobile marketing...............................................................................43
5.1.6 Local marketing..................................................................................44
5.1.7 Các hình thực khác.............................................................................44
5.2 Website như là một công cụ Marketing truyền thông...............................44
5.2.1 Tên Domain (tên miền)......................................................................44
5.2.2 Chức năng của website.......................................................................44
5.3 Công nghệ hỗ trợ.......................................................................................45
5.3.1 Web bugs............................................................................................45
5.3.2 Cookies...............................................................................................45
5.3.3 Clickstream data.................................................................................45
ÔN TẬP CHƯƠNG 4............................................................................................46
Câu 1: So sánh hành vi người tiêu dùng online và offline..................................46
Câu 2: Tại sao các trang MXH quan tâm đến việc thu thập thông tin người
dùng?...................................................................................................................46
Câu 3: Tại sao các doanh nghiệp luôn luôn muốn biết khách hàng của họ?.......47
Câu 4: Nêu các hoạt động thuộc dịch vụ khách hàng mà bạn biết trên trang
TMĐT, ví dụ minh họa........................................................................................47
Câu 5: Tại sao phải lựa chọn platform?...............................................................47
Câu 6: Tại sao phải quảng cáo trực tuyến...........................................................47
Câu 7: Tại sao phải sử dụng Pop-up Ads?..........................................................48
Câu 8: Tại sao cần quảng cáo trên Facebook?....................................................48
Câu 9: Tại sao các công ty tạo Fanpage trên Facebook?.....................................48
Câu 10: So sánh marketing online và marketing truyền thống...........................48
CHƯƠNG 5: AN TOÀN TRONG TMĐT..........................................................50
1. Môi trường an ninh..........................................................................................50
2. An toàn TMĐT................................................................................................50
3. Các chương trình không mong muốn..............................................................50
4. Một số giải pháp công nghệ bảo đảm an toàn trong TMĐT...........................51
5. Tìm hiểu luật TMĐT tại VN...........................................................................51
ÔN TẬP CHƯƠNG 5............................................................................................52
Câu 1: Trình bày chủ đề: Smartphone của bạn có an toàn không?.....................52
Câu 2: Những loại xâm phạm quyền riêng tư được mô tả trong trường hợp? Cái
nào là xâm phạm quyền riêng tư nhất và tại sao?................................................52
Câu 3: Các dấu hiệu chỉ ra bạn đang truy cập một trang web an toàn................52
Câu 4: Mô tả ví dụ về đăng ký và sử dụng chữ ký số trong khai báo hải quan qua
mạng....................................................................................................................52
Câu 5: Môi trường an ninh ngoài đời và môi trường an ninh trên mạng thì cái
nào sẽ bị đe dọa hơn?..........................................................................................53
Câu 6: Tại sao đặt pass cần nhiều loại ký tự và tối thiểu 8 kí tự?.......................53
Câu 7: Cách để người khác lấy passwword.........................................................53
Câu 8: Những cách xác thực không dùng Password:..........................................53
Câu 9: Những cách xác thực có password:.........................................................53
Câu 10: Không nên làm gì để máy tính không gặp rủi ro...................................53
CHƯƠNG 6: THANH TOÁN TRONG TMĐT.................................................55
Câu 1: Phân biệt tiền ảo và tiền điện tử...............................................................55
Câu 2: Tại sao có nhiều quốc gia cấm lưu hành tiền ảo?....................................55
Câu 3: Tại sao Bitcoin là được quan tâm hơn so với những đồng tiền ảo khác? 55
Câu 4: Tại sao ví điện tử lại được sử dụng nhiều?..............................................55
CHƯƠNG 7: ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN (ONLINE AUCTIONS)...................57
Câu 1: Giải thích winner’s curse.........................................................................57
ÔN TẬP..................................................................................................................58
Câu 1: “Tính xác thực” là khía cạnh an toàn trong giao dịch của thương mại điện
tử, bạn hãy đưa ra các ví dụ đòi hỏi yêu cầu xác thực đối với khách hàng của
doanh nghiệp TMĐT để đảm bảo là người không phải là máy tiến hành giao
dịch; (2 điểm)......................................................................................................58
Câu 2: Trong các dạng xác thực không sử dụng mật khẩu hiện nay, tại sao doanh
nghiệp TMĐT thường sử dụng cách xác thực mật khẩu sử dụng 1 lần (OTP) với
người dùng thông qua điện thoại của người dùng? (2 điểm)..............................58
Câu 3: Bạn hãy nêu 5 bước quyết định mua hàng của khách hàng trên Internet?
(4 điểm)...............................................................................................................59
Câu 4: Hãy cho biết tại sao các trang mạng xã hội thường thu thập thông tin
người dùng và những lợi ích khi các doanh nghiệp quảng cáo trên mạng xã hội
(4 điểm)...............................................................................................................59
Câu 5: So sánh web và web app..........................................................................60
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Có 4 lý do để khách hàng mua sắm tại Amazon (Tại sao Amazon
lại làm được như vậy?
- Nhiều sự lựa chọn (hơn 1,1 triệu đầu sách)
- Tiện lợi (mọi lúc, mọi nơi)
- Giá hạ (kể cả những đầu sách bán chạy nhất)
- Dịch vụ tốt (tự động hóa từ việc mua hàng đến việc giao nhận hàng)
2. Các hình thức giao dịch TMĐT:
2.1 Mối liên hệ về thị trường
2.1.1 B2C (Business to Customer): nhiều người quan tâm
Vd: Amazon, Shopee, Lazada,…
2.1.2 B2B (Business to Business)
Vd: Alibaba, tradekey,…
2.1.3 C2C (Customer to Customer)
Vd: Ebay.com, chợ tốt
2.2 Mối liên hệ về công nghệ
2.2.1 M-commerce (Thương mại di động)
Vd: Internet Banking,…
2.2.2 Social E-commerce
Vd: Facebook, Tiktok,…
2.2.3 Local E-commerce
Vd: Google map, Facebook checkin, Shopeefood,…
3. Công ty đa quốc gia
Là công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ ở ít nhất 2 quốc gia hoạt động hoặc có trụ
sở ở nhiều quốc gia khác nhau, chủ sở hữu là nhiều quốc gia.
4. Nguồn lực có hạn thì có cách nào xâm nhập thị trường
- Trực tiếp, gián tiếp
- Đầu tư 100% vốn FDI
- Nhượng quyền thương mại
- Kênh bán hàng trực tuyến

1
- Liên doanh
- Hoạt động chìa khóa trao tay
- Liên kết với nhà đầu từ nước ngoài
- Xuất khẩu (chi phí thấp nhất)

2
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Thương mại điện tử (TMĐT) là gì?
Thương mại điện tử là giao dịch thương mại, thực hiện các hoạt động kinh doanh
thông qua Internet hay các phương tiện điện tử.
Câu 2: Tại sao lại kinh doanh TMĐT? (8 nét đặc trưng của
CNTMĐT)
Vì kinh doanh TMĐT mang lại:
1) Phổ biến (Ubiquity)
2) Vươn ra toàn cầu (Global reach)
3) Tiêu chuẩn hóa toàn bộ (Universal standards)
4) Phong phú (Information richness)
5) Tương tác (Interactivity)
6) Mật độ thông tin (Information density)
7) Cá nhân hóa / làm cho phù hợp (Customization / Personlization)
8) Social technology
Câu 3: Tại sao B2B, B2C, C2C có mối liên hệ thị trường?
Vì các chủ thể tham gia vào thì trường là người mua và người bán
Câu 4: Sự khác nhau giữa B2B và B2C
B2B B2C
Đối tượng Doanh nghiệp (mua để Người tiêu dùng (không
kinh doanh hoặc sử dụng) phát sinh giao dịch mua
bán về sau)
Số lượng B2B lớn hơn B2C B2C nhỏ hơn B2B
Mối quan hệ của cao thấp
người bán và người
mua
Đàm phán Yếu tố quan trọng nhất của Năng lực đàm phán của
việc mua hàng đàm phán người mua yếu

Quá trình ra quyết dài ngắn


định mua
Số lượng người tham nhiều ít

3
giá vào quá trình ra
quyết định
Mối quan hệ với khách thông qua trung gian thông quan trung gian
hàng hoặc không có trung gian

Chủng loại Đơn điệu Nhiều chủng loại


Tìm kiếm sản phẩm Phải thông qua sàn giao Rất đơn giản
dịch để công bố cấu hình
bán và DN mua công bố
cấu hình mua mình cần
Thanh toán Chủ yếu thông qua chuyển Rất đa dạng các kiểu
khoản ngân hàng thanh toán như tiền mặt,
chuyển khoản, ví điện tử
Cách giao dịch Thông qua sản giao dịch Khách hàng hướng đến
B2B đơn lẻ
Vd: alibaba, hpsoft, ebay, Vd: Shopee, Lazada,…

Câu 5: Tại sao Internet và Web xuất hiện cuối thập niên 1960?
Năm 1969, Hải quân Mỹ đặt hàng một trường Đại học làm cho họ một hệ thống
mạng để truy cập, liên lạc giữa các tàu viên. Mạng đó được gọi là ARPANET.
Câu 6: Tiêu chí phân chia các giai đoạn TMĐT?
Các chiến lược kinh doanh
Câu 7: Chiến lược kinh doanh ở 3 giai đoạn là gì?
Giai đoạn 1: Online + lợi thế người tiên phong
Giai đoạn 2: Clicks and Bricks + sức mạnh người theo sau
Giai đoạn 3: Online
Câu 8: Sự khác biệt giữa Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3:
- GĐ3: tập trung vào người trung gian
- GĐ1: online thuần túy
- GĐ2: Clicks and bricks
- GDD3: chuyển sang online lại và nghiên cứu về hành vi khách hàng (sử dụng
công nghệ nhiều hơn)

4
Câu 9: Tại sao giai đoạn 1 hướng vào Công nghệ?
Vì ở giai đoạn này, hầu hết mọi người đều muốn có “Lợi thế cho người tiên
phong”.
Câu 10: Tại sao lại có lợi thế cho người tiên phong?
Khi có lợi thế của người tiên phong thì những nhà sản xuất đi đầu sẽ thâm nhập
được những thị trường khó tính và nhanh chóng chiếm thị phần. Những người tiên
phong có thể tập hợp được lượng lớn khách hàng một cách nhanh chóng, xây dựng
được sự chấp nhận tên thương hiệu ban đầu, thiết lập kênh phân phối và hạn chế
được sự cạnh tranh (những người đến sau) bằng cách xây dựng giá linh hoạt cho
khách hàng với giao diện thiết kế và các đặc tính tiện lợi phù hợp chỉ trong một
trang web.
Câu 11: Giải thích thuật ngữ “pure online” và “clicks and
bricks”
Pure online: mô hình kinh doanh trực tuyến hoặc trong không gian mạng và không
có cửa hàng vật lý
Clicks and bricks: mô hình bán lẻ kết hợp giữa online và offline
Câu 12: Cho vd doanh nghiệp sử dụng chiến lược “Lợi thế người
tiên phong” hoặc “Sức mạnh người theo sau” trong kinh doanh.
Sức mạnh người theo sau: trước Google đã có Yahoo. Tuy nhiên, Google đã có thể
tùy chỉnh công cụ tìm kiếm để hiệu quả và hiệu suất hơn
Lợi thế người tiên phong: Linkedln ra đời năm 2000, mạng XH tiên phong phục vụ
cho văn phòng. Linkedln được sử dụng chủ yếu bởi các DN và những cá nhân với
mục đích tuyển dụng hay ứng tuyền.
Câu 13: Cách lọc email
Bước 1. Mở Gmail.
Bước 2. Trong hộp tìm kiếm ở trên cùng, hãy nhấp vào biểu tượng Mũi tên
xuống Mũi tên xuống.
Bước 3. Nhập tiêu chí tìm kiếm của bạn. Nếu bạn muốn kiểm tra để chắc chắn
rằng tính năng tìm kiếm của mình hoạt động đúng cách, hãy xem những
email nào hiển thị bằng cách nhấp vào tùy chọn Tìm kiếm.
Bước 4. Ở dưới cùng của cửa sổ tìm kiếm, hãy nhấp vào tùy chọn Tạo bộ lọc.
Bước 5. Chọn điều bạn muốn bộ lọc thực hiện.
Bước 6. Nhấp vào tùy chọn Tạo bộ lọc.

5
Câu 14: Cách quản lý hộp mail
- Xóa các email không cần thiết: hãy căn cứ vào tiêu đề để xác định xem đâu là
email công việc cần giải quyết, đâu là email rác để xóa khỏi bộ nhớ của mình.
- Phân nhóm và gắn nhãn cho email: khi bạn đọc tiêu đề và nội dung email chính
là phân nhóm và gắn nhãn (tag) cho email đó
- Sử dụng Tab, Label, Folder: phân loại email bằng cách gắn tab, label và folder
mail theo từng loại, chủ đề, công việc…
- Tạo mục lưu trữ trong email: để phân loại những email nào quan trọng cần trả lời
trước
- Đánh dấu những email chưa đọc hoặc đã đọc
- Lên lịch xử lý và sắp xếp email: hãy sắp lịch một khoảng thời gian nào đó mỗi
ngày để xử lý email. Trong suốt khoảng thời gian đó, không trả lời điện thoại
hoặc bất kì hành động ngắt quãng nào cả và chỉ chú tâm vào công việc của
mình.
- Trả lời email ngắn gọn và súc tích: nếu email nào yêu cầu một lượng thông tin lớn
thì tốt nhất bạn nên nhấc điện thoại lên hoặc trực tiếp bàn bạc công việc với đồng
nghiệp
- Hủy bỏ đăng ký nhận email quảng cáo: để tránh hộp thư của bạn trở nên lộn xộn
và khó kiểm soát
Câu 15: Một số từ khóa riêng của Google
- Sử dụng từ khóa tìm kiếm Google X hoặc Y
Vd: inbound marketing OR advertising
- Tìm kiếm kết quả trong trang web
Vd: khi muốn tìm kiếm nội dung "facebook" trên quantrimang.com mà không
muốn hiện kết quả ở website khác thì hãy nhập: facebook site:quantrimang.com
vào thanh tìm kiếm
Hoặc nếu dùng Chrome và website hỗ trợ, bạn có thể gõ: tên đầy đủ website? nội
dung cần tìm, ví dụ: quantrimang.com facebook vào thanh địa chỉ của Chrome
- Dùng dấu * khi tìm trên Google
Vd: tìm kiếm câu như sau: có công * sắt có ngày nên *
- Không nhớ rõ nhiều từ khóa tìm kiếm Google: viết từ khóa đầu tiên, từ khóa
cuối cùng lên thanh Search của Google, rồi đặt cụm từ AROUND + (số lượng
gần đúng từ còn thiếu) ở giữa cụm từ khóa.
Vd: Ăn quả AROUND (5) trồng cây

6
- Sử dụng khung thời gian tìm kiếm: đặt 3 dấu chấm ở giữa 2 mốc thời gian
Vd: tác phẩm văn học Nam Cao 1945…1954
- Tìm kiếm trên Google theo tiêu đề hoặc URL: giới hạn kết quả tìm kiếm bằng
kiểu intitle: hoặc tìm với URL bằng inurl:
Vd: intitle: dangkygmail
- Tìm Các từ trong Title (Tiêu đề): Nhập allintitle: ngay sau đó bằng từ hoặc cụm từ
Vd: allintitle: International Business
- Các từ trong Text + Tiêu đề, URL:
Vd: Ecommerce intext:technology
- Các từ trong Title + Text, URL
Vd: flu shot intitle:advise
- Tìm kiếm trang web liên quan: nhập từ khóa related: rồi đến địa chỉ trang
web.
Vd: related: diadiemanuong.com
- Tìm cụm từ chính xác bằng dấu ngoặc kép
Vd: "Cách đăng ký, kích hoạt tài khoản Linkedln trên điện thoại"
- Loại trừ kết quả hiển thị có chứa một số từ cụ thể: nhập dấu - đằng trước từ
khóa mà bạn cần loại bỏ là được.
Vd: sách văn học -trung đại
- Tìm kiếm theo loại tệp: thêm filetype: và 3 ký hiệu viết tắt của tệp.
Vd: sách thương mại điện tử filetype:pdf
- Các từ trong văn bản: nhập vào allintext: theo sau ngay bằng từ hoặc cụm từ.
Vd: allintext:Quy trình SEO
- Tìm kiếm Các từ trong URL: nhập allinurl: ngay sau đó là truy vấn tìm kiếm
của bạn.
Vd: allinurl:blog hubspot
- Một Trang Kết Nối tới Trang Khác:
Vd: link:buzzfeed
- Định nghĩa của từ: define: command
Vd: define: ecommerce
- Các từ và từ đồng nghĩa: sử dụng ~ ở phía trước của từ
Vd: “inbound logistics” ~ professional
- Cách tìm kiếm trong một trang web: sử dụng site: somesite.com
Vd: site:vinawebsite.vn

7
- Nhận thông tin thú vị với Fun Facts: gõ Fun Facts vào ô tìm kiếm để có được
những thông tin, kiến thức thú vị.
- Xem kết quả tìm kiếm theo phong cách Star War: gõ từ khóa a long time ago in
a galaxy far, far away vào hộp tìm kiếm của Google
- Thực hiện tính toán:
Vd: 1+9 hãy cos2x graph
- Chuyển đổi các đơn vị tiền tệ, đo lường: ố lượng + đơn vị cần chuyển (tỷ giá tiền
tệ, nhiệt độ, khoảng cách.v.v…) = đơn vị chuyển.
Vd: 1 USD = VND
Câu 16: Cài đặt hẹn giờ gửi mail:
Bước 1: Bạn cần đăng nhập vào tài khoản Gmail và nhấn vào nút Soạn thư ở góc
trên cùng bên trái của giao diện.
Bước 2: Ở mục Đến, Bạn hãy nhập địa chỉ email mà bạn muốn gửi. Sau đó nhập
các thông tin cần thiết như chủ đề, nội dung email, đính kèm tập tin nếu cần.
Bước 3: Nhấn vào hình mũi tên ngay cạnh nút Gửi. Nếu trên điện thoại bạn chọn
biểu tượng 3 chấm góc phải màn hình > Chọn Gửi theo lịch biểu.
Bước 4: Cài đặt thời gian ngày và giờ mà bạn muốn gửi email.

8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA
TMĐT INTERNET, WEB, MOBILE,
PLATFORM
1. TCP/IP
- Làm nhiều việc cùng lúc mà không bị ảnh hưởng
- Các mạng máy tính ISP: VNPT, Vietel, FPT, SPT, VTC, VDC, Telecom, CMC,
VTVCab, SCTV,…
- Phần kết nối bằng việc sử dụng chung với các đường cáp sẵn truyền hình cáp,
mạng điện dân dụng
2. DNS:
- Là hệ thống tên miền trình bày lại địa chỉ IP và tên miền URL
- Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để chọn cấp phù hợp
- Tên miền .com là tên miền phổ biến nhất
- Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – tức file text
trong hệ điều hành, chịu trách nhiệm chuyển hostname thành IP.
- Nếu không thấy thông tin, nó sẽ quay về tìm trong cache – bộ nhớ tạm của phần
cứng hay phần mềm. Nơi phổ biến nhất thường lưu thông tin này chính là bộ
nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm ISP (Internet Service Providers). Nếu
không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã bị lỗi hiện lên.

9
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Tại sao Internet, web,…được gọi là cơ sở hạ tầng của
TMĐT?
- Có mối quan hệ kéo theo khi Internet, web,..phát triển thì TMĐT sẽ phát
triển
- Sự phát triển của TMĐT phải gắn liền với sự phát triển của Internet (công
nghệ thông tin phát triển cùng TMĐT)
- Phải có cơ sở hạ tầng mới có TMĐT
Câu 2: Tại sao Internet lại dùng TCP?
TCP dùng kỹ thuật hàng bâm – chia tập tin thành nhiều gói nhỏ
- Cho phép chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc (nghe nhạc, download,…)
Hạn chế của TCP: dễ bị lạc mất tập tin (download 1 tập tin xong không mở được
và phải tải lại)
Câu 3: Tại sao hiện nay trên thế giới có 2 loại hệ điều hành phổ
biến là IOS và ANDROID phát triển?
Bởi vì cả IOS và ANDROID đều không ngại thay đổi.
Họ thay đổi hệ điều hành của mình bằng cách phát triển nhiều apps để cho người
tiêu dùng có thể sử dụng. Thậm chí, còn cho phép người dùng viết app và đăng lên
Câu 4: Liệt kê mô hình doanh thu của Shopee?
- Liên kết: Shopee food
- Bán hàng: cung cấp dịch vụ vận chuyển (shopee express)
- Quảng cáo
- Giao dịch: shopee pay
Câu 5: Đặc điểm của địa chỉ IP
- Địa chỉ IP là địa chỉ dùng để phân biệt các loại máy tính với nhau.
- Địa chỉ IP sử dụng 32-bit số (khoảng 4 tỷ địa chỉ - 2 lũy thừa 32)
- Phiên bản hiện nay của IP được gọi là phiên bản 4 hoặc Ipv4.
Vd: 201.61.186.227
- Một phiên bản mới nữa là Ipv6 (128 bit) – cho phép một nghìn triệu máy tính
kết nối với nhau.
- Ưu điểm: bảo mật chắc chắn

10
- Hạn chế: rủi ro máy tính bị đánh cắp. Vd: khi card mạng hư phải thay card mới
và khi đó phải khai báo lại toàn bộ cho máy tính
Câu 6: Đặc điểm về tên miền và URL
 Tên miền:
- Tên miền được bố trí theo thứ bậc, phần đầu tiên là gốc của tên miền, dưới gốc
là các miền bậc nhất.
- Có 7 miền bậc nhất:
+ Loại tổng quát: com, edu, gov, mil, net, org, int
+ Loại hậu tố miền thể hiện tên nước: vd us là Mỹ, vn là Việt Nam
- Bậc 2:
+ Phân theo lĩnh vực: com.vn, edu.vn
+ Phân theo địa giới: dadang.vn, hcm,vn
 URL:
- URL là đại chỉ được sử dụng trong trình duyệt web để xác định vị trí của chủ đề trên
web
- URL gồm các thành phần sau:
+ Loại dịch vụ:
 http:// giao thức truy cập trang web
vd: http://vietnamnet.vn
 mailto: kích hoạt phiên làm việc mail điện tử
vd: mailto:webmaster@yahoo.com
 file:// đọc một tập tin từ đĩa cục bộ
vd: file://d:\dulieu\tmdt.doc
 ftp:// nhận hoặc gởi tập tin trên máy chủ
vd: ftp://netnam.vn
+ www9 là một dịch vụ trên Internet
+ Tên chính – Host network name.
+ Thể loại tên miền
- URL có 3 thành phần chính:
+ Loại dịch vụ - Hypertext transfer protocal
+ World wide web
+ Tên miền – Domain category
Vd: http://www.yahoo.com
http: loại dịch vụ

11
www: World wide web
.com: tên miền
Câu 7: Tìm hiểu các dịch vụ của Internet và ứng dụng của nó
trong TMĐT
1) Email: cho phép gởi thông điệp, văn bản, hình ảnh, âm thanh và các đoạn phim
đến người nhận trên Internet.
Vd: người bán có thể gởi các chương trình khuyến mãi cho khách hàng của mình
thông qua Email.
2) Instant Messaging – IM: cho phép 2 hoặc hơn cùng kết nối trực tuyến và trao đổi
với nhau thông qua bàn phím, gửi và nhận các đoạn thông điệp ngay lập tức.
Vd: người bán có thể tư vấn các sản phẩm cho khách hàng của mình thông qua các
ứng dụng như Facebook messenger, WhatsApp, WeChat và iMessage…
3) VOIP: một dịch vụ điện thoại trên Internet cho phép người sử dụng kết nối với
người sử dụng Internet khác trên toàn thế giới.
Vd: người bán có thể tư vấn sản phẩm của mình xuyên các quốc gia thông qua các
ứng dụng như Skype, Zalo, Facebook messenger,…
4) Search Enginer (máy tìm kiếm)
- Tìm kiếm dạng thư mục
- Tìm kiếm kích hoạt
- Thư mục có kèm công cụ tìm kiếm kích hoạt
- Công cụ tìm kiếm nhiều động cơ
- Tìm kiếm bằng các từ đặc biệt
5) Cookies: lưu trữ thông tin về người sử dụng, truy cập khi người dùng truy cập
tới trang web
Vd: khi người tiêu dùng truy cập trang web, cookies sẽ ghi nhớ và sẽ nhận ra cho
lần truy cập tiếp theo đó là khách hàng cũ và không yêu cầu họ đăng ký lại.
6) Intelligent Agents (Bots): chương trình phần mềm thu thập và/hoặc lọc thông tin
về một chủ đề cụ thể và sau đó cung cấp một danh sách kết quả cho người dùng.
Vd: nhiều công cụ tìm kiếm sử dụng trình thu thập dữ liệu (trên web hoặc từ các
spiders) từ máy khách hàng đến máy chủ, thu thập các danh sách URL tạo thành cơ
sở dữ liệu cho công cụ tìm kiếm.
7) Dịch vụ và tính năng web 2.0
- Blogs
- Really simple syndication (RSS)

12
- Podcasting
- Wikis
- Dịch vụ Music và video
8) Moblie app
- Mobile platforms
- Thị trường app. Vd: google play, apple’s app store, RIM’s appworld, window
phone market
Câu 8: Đặc điểm của điện toán đám mây
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây được định
nghĩa như sau: "Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài
nguyên điện toán dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua
kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi, theo yêu cầu. Tài nguyên điện
toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà
không cần sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ".
Vd: Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud
Đặc điểm:
1) Tự phục vụ nhu cầu (On-demand self-service)
Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho người dùng tất cả các yếu tố cần thiết khi
sử dụng tài nguyên số bao gồm mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,... Người
dùng chủ động sử dụng mà không cần phụ thuộc vào nhà cung cấp hosting.
2) Truy cập mọi lúc mọi nơi (Broad network access)
Người dùng có thể truy cập vào tài khoản điện toán đám mây và làm việc ở bất cứ
nơi đâu và thời gian nào mà không bắt buộc tới văn phòng, đăng nhập vào máy chủ
vật lý của công ty.

3) Hồ chứa tài nguyên (Resource pooling)


Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ có các trung tâm dữ liệu với cơ sở
hạ tầng hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng.
4) Co giãn nhanh chóng (Rapid elasticity or expansion)
Dịch vụ cloud cho phép người dùng chủ động nâng cấp hoặc giảm lượng tài
nguyên cần sử dụng theo nhu cầu của mình theo từng thời điểm.
5) Đo lường dịch vụ (Measured service)

13
Dịch vụ cloud có hệ thống ghi và báo cáo lưu lượng sử dụng của khách hàng. Nhờ
đó, khách hàng có thể biết chính xác lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để
thanh toán và điều chỉnh thiết bị sử dụng
Câu 9: So sánh ứng dụng trên web và app
Web App
Giống nhau
- Đều cung cấp thông tin cho người dùng
- Đều có tính tiện tợi vì dễ dàng truy cập hay tìm kiếm thông tin cần thiết
Khác nhau
- Truy cập cần có Internet - Có thể truy cập ko cần Internet vì
một số dữ liệu có thể đc lưu lại
- Không cần tải về trên máy - Cần phải tải về mới có thể dùng

- Dễ dàng sử dụng trong việc quảng - Ko phổ biến trong việc quảng bá
bá: người dùng có thể tìm thấy ứng
dụng web thông qua search engine,
chia sẻ link từ social và email hoặc
từ các dịch vụ quảng cáo trực tuyến
như Google Ads.

Câu 10: Anh/chị hãy phân tích sức mạnh của 3G (truyền tải
video, truyền tải dữ liệu, xác định vị trí) ứng dụng trong TMĐT?
3G (third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho
phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn
nhanh, hình ảnh...).
Tốc độ 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21 Mbps và nâng cao
lên 42 Mbps. Trong đó HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access): Gói
đường truyền tải xuống tốc độ cao, cho phép tốc độ tải dữ liệu về máy tối đa đạt
đến 42 Mbps, tương đương với tốc độ đường truyền ADSL (1 giây có thể up xong
1 bản MP3 dung lượng 5 MB). Còn HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access)
là gói đường truyền tải lên tốc độ cao, cho phép tốc độ tối đa đạt 5.76 Mbps.
Khi mạng không dây 3G phát triển và được phủ sóng rộng rãi thì người tiêu dùng
có thể truy cập vào các nền tảng thương mại điện tử bất kì lúc nào, bất kể ở đâu chỉ

14
cần họ có thiết bị có kết nối 3G thì họ sẽ có cơ hội mua sắm, trải nghiệm các dịch
vụ trên các sản thương mại điện tử.
Đối với việc truyền tải video: khi có 3G, người bán có thể đăng tải các video hay
livestream về sản phẩm, hàng hóa của mình lên các nền tảng thương mại điện tử
một cách nhanh chóng, dễ dàng. Từ đó, người mua có thể xem các video về các
sản phẩm đó hoặc thậm chí là xem các video trực tuyến mà không có giấu hiệu giật
hình khi tải (streaming) và từ đó có cái nhìn chân thật hơn về sản phẩm, dễ dàng
đánh giá và chọn lựa sản phẩm hơn. Đồng thời, khi có 3G, người mua có thể đăng
tải các video bình luận về sản phẩm đó trực tiếp tại trang người bán. Điều này cũng
giúp cho những người mua sau có thể tin tưởng lựa chọn sản phẩm giúp người bán
tạo lòng tin hơn với khách hàng.
Đối với việc truyền tải dữ liệu: khi kết nối 3G, tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ nhanh
chóng hơn. Chẳng hạn như người bán trên các sàn thương mại điện tử có thể gửi
email hay các tin nhắn dạng văn bản về những đợt khuyến mãi cho khách hàng một
cách nhanh chóng, dễ dàng. Bên cạnh đó, nhờ vào tốc độ truyền dữ liệu cao còn
giúp cho người mua có thể tìm kiếm thông tin của sản phẩm, người bán một cách
nhanh chóng và họ cũng có thể đặt hàng trực tiếp trên các trang của người bán. Và
người bán có thể tiếp nhận đơn hàng và xử lý chúng một cách nhanh gọn.
Đối với việc xác định vị trí: khi kết nối 3G, vị trí sẽ được dễ dàng xác định qua
định vị GPS. Ngay khi hệ thống vệ tinh nhận được dữ liệu bản đồ, hệ thống sẽ tính
toán vị trí của bạn thông qua dữ liệu bản đồ mà bạn tải lên. Việc ứng dụng định vị
vào TMĐT cũng rất có ích. Chẳng hạn như, khi bạn cập nhật vị trí mà bạn đang
đến thì các DN có thể đề xuất cho bạn những dịch vụ, trải nghiệm phù hợp. Ví dụ
bạn đang đến Vũng Tàu thì sẽ có những đề xuất như đặt phòng khách sạn, trải
nghiệm các dịch vụ nghỉ dưỡng, spa,…Bên cạnh đó, người bán có thể xác định vị
trí của người mua để vận chuyển sản phẩm hay giúp người mua có thể tìm kiếm
các cửa hàng vật lý của người bán trên các sàn thương mại điện tử gần vị trí của
mình.

15
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH KINH
DOANH TRONG TMĐT
1. Mô hình kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh:
+ Nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng như cầu khách hàng
+ Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm, dịch vụ cho khách
hàng.
- Sự phát triển của tổ chức
+ Một kế hoạch phát triển tổ chức được hiểu là cách thức bố trí, sắp xếp và
thực thi các công việc kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp.
2. Mô hình kinh doanh trong TMĐT
- Thường hướng vào lợi ích và tác dụng của sức mạnh Internet và World Wide
Web
+ Phần cứng, phần mềm, mạng, bảo mật
+ Hệ thống phần mềm TMĐT, các hệ thống thanh toán
+ Các giải pháp truyền thông, nâng cao hiệu suất
+ Cơ sở dữ liệu
+ Dịch vụ lưu trữ,…
3. Yếu tố cơ bản của mô hình kinh doanh
3.1 Mục tiêu giá trị
- Là cách tạo ra giá trị cho khách hàng, làm sao cho khách hàng cảm thấy xứng
đáng khi mua sản phẩm của chúng ta.
- Mục tiêu giá trị TMĐT bao gồm:
+ Sự cá nhân hóa, cá biệt hóa của các sản phẩm
Vd: chọn màu xe, thêm bớt tính năng sản phẩm,…
+ Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá cả
Vd: trag web của TGDĐ cho phép tìm kiếm, lọc và so sánh giữa các sản phẩm
+ Sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm
Vd: đa dạng các hình thức thanh toán, giao hàng nhanh,…

16
3.2 Mô hình doanh thu (doanh nghiệp sẽ phải kiếm tiền ntn?)
Là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận và có mức lợi nhuận
trên vốn đầu tư lớn hơn các hình thức đầu tư khác.
3.2.1 Mô hình thông qua quảng cáo
- Thu tiền từ các quảng cáo của các doanh nghiệp
- Mục tiêu giá trị: thu hút được nhiều người xem, theo dõi
Vd: miễn phí xem Youtube, nghe nhạc miễn phí trên MP3,…
3.2.2 Mô hình thông qua đăng ký
- Thu nhập từ phí đăng ký cho truy cập nội dung hoặc giải trí
- Mục tiêu giá trị: xây dựng doanh nghiệp, tạo nên các giá trị độc đáo
3.2.3 Mô hình thông qua tổ chức giao dịch
- Thu nhập từ phí tổ chức giao dịch
- Mục tiêu giá trị: tạo sự uy tín cho người mua và người bán có thể gặp nhau và
trao đổi mua bán an toàn
3.2.4 Mô hình thông qua bán hàng
- Thu nhập từ tổ chức bán hàng, thông tin hoặc dịch vụ trực tuyến cho khách hàng
- Mục tiêu giá trị: nhiều sự lựa chọn, tiện lợi, giá hạ và dịch vụ tốt
3.2.5 Mô hình hội thương / doanh thu liên kết
- Thu nhập từ việc giới thiệu kinh doanh
- Mục tiêu giá trị:
+ Am hiểu thị trường
+ Uy tín
+ Độ phủ rộng
+ Có kinh nghiệm
3.3 Cơ hội thị trường (thị trường doanh nghiệp định phục vụ là gì?)
Xem xét cơ sở hạ tầng, kiến thức của người tiêu dùng, dân số, tỷ lệ lạm phát, …
3.4 Môi trường cạnh tranh (đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là
những ai?)
3.5 Lợi thế cạnh tranh (những lợi thế riêng của doanh nghiệp trên thị
trường là gì?)
Vd: Về địa lý: xây nhà trọ, gửi xe và mở tiệm photocopy gần trường; Samsung đặt
các nhà máy lắp ráp linh kiện ở phía Bắc vì có vị trí thuận tiện và giáp đường biên
giới với Trung Quốc
Về công nghệ: sử dụng những công nghệ hiện đại, dẫn đầu

17
3.6 Chiến lược thị trường (kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm
thu hút khách hàng ntn)
Vd: chiến lược giá, phân phối, quảng cáo
3.7 Cấu trúc tổ chức (cấu trúc doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện quá
trình kinh doanh của mình)
- Trả lời các câu hỏi như:
+ Công ty sắp xếp như thế nào?
+ Cách sắp xếp đó có phù hợp không?
3.8 Đội ngũ quản lý (những kinh nghiệm và kĩ năng quan trọng của đội
ngũ lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp)
- Trả lời các câu hỏi như:
+ Từng vị trí có phù hợp với vị trí lãnh đạo?
+ Lãnh đạo có kinh nghiệm, tri thức, năng lực quản trị,…hay không?
- Quản trị cấp thấp cần giỏi chuyên môn nhưng quản trị cấp cao không cần phải
giỏi chuyên môn.
- Năng lực quản trị chính là biết cách sắp xếp, thúc đẩy các nhân viên làm việc và
phải là một người có tầm nhìn.
4. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong hình thức B2C
4.1 Portal (Mô hình hội thị)
- Mọi người đều tập trung lên 1 chỗ. Doanh nghiệp cần phải cung cấp các dịch vụ
miễn phí và cách kiếm tiền từ quảng cáo.
- Mô hình doanh thu: quảng cáo
- Được chia làm 3 loại:
+ Cổng thông tin chung (còn gọi là cổng thông tin chiều rộng) (horizontal
portal)
Định hướng khách hàng của doanh nghiệp là toàn bộ những người sử dụng Internet
không phân biệt nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính và quốc tịch.
Vd: Yahoo.com, AOL.com, MSN.com
+ Cổng thông tin chuyên biệt (hay cổng thông tin chiều sâu) (vertical portal
hay vortal)
Cung cấp các dịch vụ tương tự các cổng nối chung nhưng chỉ tập trung xoay quanh
những chủ đề hoặc những đoạn thị trường riêng biệt.
Vd: sailnet
+ Tìm kiếm: cung cấp các dịch vụ tìm kiếm

18
Vd: Google.com, Bing.com, Ask.com
4.2 E-Tailer (Mô hình bán lẻ trên mạng)
- Bán lẻ trên mạng thường được gọi là e-tailers, có các dạng bán lẻ trên mạng sau:
+ Thương gia ảo (virtual merchants): họ chỉ có cửa hàng là trang web trên
mạng, người tiêu dùng có thể mua sắm nhiều loại hàng hóa dịch vụ mọi lúc
mọi nơi mà không cần rời khỏi nhà
Vd: Amazon.com
+ Clicks and Bricks: kênh phân phối trực tuyến cho một công ty và có cửa
hàng thật sự. (Họ thường xây cửa hàng vật lý thành công trước rồi mới mở
rộng trên mạng).
Vd: Walmart
+ Trực tiếp từ các nhà máy: các nhà máy bán trực tiếp hàng hóa của mình sản
xuất trên mạng.
Vd: Dell.com, Compad.com
- Thu nhập từ bán hàng, khi lôi kéo được khách hàng có thể phát triển thêm quảng
cáo và hội thương.
- Mô hình doanh thu: bán hàng
4.3 Content provider (Nhà cung cấp nội dung)
- Các công ty thông tin và giải trí cung cấp nội dung kỹ thuật suất trên web.
- Nội dung bao gồm các thông tin theo chủ đề như tin tức, thể thao, tin khuyến
mãi, âm nhạc, hình ảnh, video,…
- Hiện nay mô hình tập hợp và phân phối nội dung khác cơ bản so với các mô
hình cung cấp nội dung thông thường như chương trình trò chơi, phim ảnh,…
- Thông thường dùng mô hình đăng ký, trả tiền cho download; hoặc thu nhập từ
quảng cáo
Vd: CNN.com, ESPN.com, Sportline.com, VNG (Vina Game)
4.4 Transaction Broker (Môi giới kinh doanh)
- Thu nhập từ liên kết (hội thương)
- Xử lý toàn bộ quá trình giao dịch cho khách hàng, thường được áp dụng đối với
dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch và tư vấn việc làm. Đặc biệt trong lĩnh vực
môi giới chứng khoán.
- Thực hiện các lĩnh vực kinh doanh trên mạng như môi giới chứng khoán, đại lý
du lịch,…

19
- Lượng khách hàng ngày một tăng do chi phí giao dịch thấp hơn và thực hiện
công việc nhanh hơn.
Vd: E-Trade.com, Monster.com, Hotels.com, Traveloka.com, foody,…
4.5 Market Creator (tạo ra thị trường) (B2C – marketplace)
- Mô hình doanh thu: thu phí giao dịch, liên kết
Vd: Ebay.com; Priceline.com
4.6 Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ)
- Cung cấp dịch vụ Online đa dạng cho khách hàng
+ Google Apps cung cấp các công cụ cho doanh nghiệp với 5$/người/tháng
+ Các dịch vụ như chứa thông tin trên ổ đĩa mạng,…
+ Chia sẻ hình ảnh, phim ảnh,…
- Mô hình doanh thu: bán hàng, quảng cáo, liên kết,…
- Nếu cung cấp các dịch vụ miễn phí thì mô hình doanh thu là liên kết
4.7 Community Provider (Nhà tạo cộng đồng)
Vd: Facebook.com, Twitter.com, Linkedln.com
5. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong B2B
5.1 E-Distributor (Nhà phân phối điện tử)
- Nhà phân phối điện tử thông thường được thành lập trên cơ sở một doanh
nghiệp duy nhất nhưng phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau.
- Đây là một dạng của cửa hàng bán lẻ và bán buôn, hàng hóa dạng bảo trì sửa
chữa vận hành, và hàng hóa gián tiếp.
- Khi một nhà phân phối có uy tín trên thị trường, họ có cơ hội nhận được nhiều
hợp đồng phân phối từ các nhà sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Mô hình doanh thu: bán hàng.
Vd: Điện máy xanh, TGDĐ, FPT Shop,…
5.2 E-Procurement (Mua sắm điện tử)
- Tạo và bán quyền truy cập vào thị trường kỹ thuật số nơi người tham gia giao
dịch để mua hàng hóa gián tiếp.
- Chẳng hạn như tạo ra những phần mềm để hỗ trợ các công ty lớn thiết lập tiến
trình mua hàng của họ.
- Cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider) gọi tắt là các ASP.
- Đối với bên bán, giúp những người bán bán được sản phẩm đến người mua rộng
lớn bằng cách cung cấp các phần mềm như tạo danh mục (catolog), vận chuyển,
bảo hiểm và tài chính.

20
Vd: Arba.com, Siemens.com
- Mô hình doanh thu: phí dịch vụ, quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ thực hiện
5.3 Exchanges (sở giao dịch)
- Là thị trường điện tử kỹ thuật số, nơi mà nhiều nhà cung cấp và người mua gặp
nhau để tiến hành giao dịch.
- Được sở hữu bởi một công ty độc lập kinh doanh tạo thị trường.
- Mô hình doanh thu: giao dịch, phí hoa hồng
- Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp
- Có xu hướng buộc các nhà cung cấp phải cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả, số
lượng trao đổi đã giảm đáng kể.
5.4 Hiệp hội ngành (Industry Consortia)
- Thị trường kỹ thuật số theo chiều dọc do ngành sở hữu mở để lựa chọn các nhà
cung cấp.
- Thành công hơn mô hình Exchanges
- Được tài trợ bởi các công ty mạnh trong ngành
- Tăng cường hành vi mua hàng truyền thống
- Mô hình doanh thu: giao dịch, phí hoa hồng
6. Các mô hình kinh doanh chủ yếu trong C2C
Mô hình thương mại giữa các người tiêu dùng là cách mà người tiêu dùng có thể
sử dụng để bán các hàng hóa của mình cho người tiêu dùng khác với sự giúp đỡ
của một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến
Vd: Livestream, DropShipping…
DROPSHIPPING:
Mô hình kinh doanh Dropshipping cho phép bạn bán hàng nhưng không cần
phải bỏ vốn nhập hàng. Việc của bạn là tìm kiếm khách và nhà sản xuất sẽ gửi
hàng đến địa chỉ của khách. Lợi nhuận của bạn chính là phần chênh lệch giữa giá
bán của nhà sản xuất và giá mà bạn báo với khách hàng.
Dropshipping là phương pháp thực hiện bán lẻ mà một cửa hàng không lưu
giữ sản phẩm được bán trong kho của mình. Thay vào đó, khi một cửa hàng bán
một sản phẩm cụ thể, không có sản phẩm lưu kho mà họ mua sản phẩm từ một bên
thứ 3 và vận chuyển trực tiếp cho khách hàng. Kết quả là, những người bán hàng
đó không bao giờ nhìn thấy sản phẩm hoặc xử lý sản phẩm.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và các mô hình bán lẻ khác là các
thương nhân bán hàng không cần kho hàng hoặc không có hàng lưu kho. Thay vào

21
đó, các thương nhân này mua hàng tồn kho khi cần thiết của một bên thứ 3 –
thường là những người bán buôn hoặc nhà sản xuất – để hoàn thành đơn hàng của
họ.
Vd: Dell, Dropshipping Amazon, Dropshipping eBay,…
Ưu điểm:
- Tiền vốn bỏ ra ban đầu thấp
- Các mặt hàng được giao nhanh hơn nhiều, bỏ qua những khâu vận chuyển trung
gian không cần thiết
- Phù hợp với nhiều đối tượng
- Thời gian xoay vòng vốn nhanh, linh động
- Không mất tiền và công sức thuê cửa hàng
- Không cần nhập hàng về lưu kho và quản lý kho hàng, chi phí quản lý của bạn sẽ khá
thấp.
- Không sợ hàng hóa tồn đọng ở kho
- Không cần đợi bên thứ 3 xét duyệt
- Nhận tiền hoa hồng ngay khi hình thành mỗi đơn hàng
- Địa điểm kinh doanh linh hoạt
- Làm việc ở bất kỳ đâu, bất kì khoảng thời gian nào bạn muốn
Nhược điểm:
- Mật độ cạnh tranh rất lớn  lợi nhuận có thể thấp (nhược điểm lớn nhất)
- Khó khăn trong việc mở rộng quy mô
- Khó khăn quản lý chất lượng hàng gửi cho khách hàng không tốt  ảnh hưởng
đến uy tín của doanh nghiệp
- Khó khăn trong việc lựa chọn nguồn hàng, nhà cung cấp nguồn hàng ổn định với
giá cả hợp lý và đối tượng khách hàng
- Vấn đề vận chuyển sẽ là rất khó khăn khi bạn có quá nhiều nhà cung cấp.
- Dễ bị khóa tài khoản trên Amazon, eBay,…
- Khó lập website riêng
Một số quy tắc cần ghi nhớ để có được một dịch vụ drop-shipping phù hợp với
công ty của bạn:
- Drop-shipping sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu nếu áp dụng cho các sản phẩm
thích hợp. Rất có thể là sản phẩm đang có nhu cầu cao đang được cung cấp bởi
các nhà cung cấp trong đó phần định mức chi phí cho vận chuyển hàng hoá
phải chiếm một phần nhỏ, vì vậy sử dụng một phương pháp vận chuyển tốn
kém hơn sẽ không có lợi về mặt tài chính. Để bảo vệ khách hàng tránh khỏi

22
những rủi ro trong quá trình vận chuyển, bạn phải kiểm tra các công ty srop-
shipping cho mình trước và liệt kê những đối tác đáng tin cậy nhất.

- Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ thời gian hợp lý. Drop-shipping sẽ phải tốn
một khoảng thời gian nhất định và chắc chắn không hơn thời gian bạn tự xử lý
đơn hàng. Và nó cũng có thể giúp khách hàng của bạn có thể theo dõi quá trình
vận chuyển.

- Các mặt hàng phải được cung cấp từ nhà cung cấp của bạn. Như vậy giúp
bạn biết sản phẩm bạn đang bán có sẵn trong kho của nhà cung cấp. Nếu bạn
không có thông tin đó, thông báo cho khách hàng của bạn rằng bạn không có sẵn
hàng trong kho và rằng hàng hoá không có sẵn mà phải phụ thuộc vào một bên
thứ ba.

23
24
ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1: Mô tả 8 yếu tố của mô hình kinh doanh một doanh nghiệp
mà bạn biết
Mô hình kinh doanh của Shopee
1. Mục tiêu giá trị
Mục tiêu giá trị của Shopee là đem đến cho khách hàng sự đa dạng dịch vụ và khuyến
mãi giảm giá.
Shopee cung cấp nền tảng để kết nối người bán và người mua trong một cộng đồng.
Không chỉ vậy, Shopee tích hợp rất nhiều dịch vụ phục vụ phương châm “Mua sắm giải
trí” như mua vé xem phim, dịch vụ thanh toán hóa đơn online, dịch vụ đặt đồ ăn và các
trò chơi săn xu giải trí.
Điểm mạnh của Shopee khi cạnh tranh cùng những sàn thương mại điện tử khác như
Lazada, Tiki,… đó là các chương trình khuyến mãi giảm giá. Bên cạnh đó, Shopee
khuyến khích người tiêu dùng mua sắm để tích xu đổi tiền. Shopee luôn tạo cho người
tiêu dùng cảm giác được giá hời qua nhiều hình thức khuyến mãi, kích thích việc mua
sắm và tạo thói quen cho người tiêu dùng.
2. Mô hình doanh thu
2.1 Mô hình doanh thu liên kết:
- Shopee Food liên kết với các cửa hàng ăn uống để cung cấp dịch vụ giao đồ ăn,
thức uống cho người dùng, thu phí hoa hồng cho mỗi đơn hàng từ người bán, tính
phí giao hàng của người tiêu dùng.
- Shopee Pay liên kết với các nhà mạng như Vinaphone, Mobiphone,… để cung cấp
dịch vụ nạp thẻ điện thoại hay mua vé xem phim, thanh toán vé máy bay,… và thu
phí từ các nhà cung cấp này. Cụ thể, khi người mua sử dụng dịch vụ ShopeePay
này, người bán phải trả một khoản phí cho Shopee.
2.2 Mô hình thông qua bán hàng:
- Shopee Express cung cấp dịch vụ vận chuyển và thu phí từ lĩnh vực này
- Shopee thu thập thông tin, hành vi mua hàng và các sản phẩm thường tìm kiếm của
khách hàng để cung cấp cho người bán trên Shopee.
2.3 Mô hình thông qua tổ chức giao dịch:
- Shopee tạo ra trang thương mại điện tử để người bán và người mua gặp nhau, người
bán thu tiền người mua, Shopee thu phí hoa hồng từ người bán trên mỗi đơn hàng
bán được. Ví dụ, đơn hàng 200.000 đồng thì Shopee sẽ lấy chiết khấu 2% thì người
bán sẽ bị khấu trừ 4 nghìn đồng.

25
- Shopee Food tạo ra môi trường kinh doanh trong thực phẩm giữa các cửa hàng bán
đồ ăn và người tiêu dùng, thu phí giao dịch của cửa hàng liên kết.
2.4 Mô hình thông qua quảng cáo:
- Người bán khi muốn các mặt hàng và cửa hàng của mình xuất hiện lên đầu trang khi
người mua tìm kiếm thì phải trả một khoản phí cho Shopee.
- Theo đó, Shopee sẽ tính phí sử dụng Quảng cáo Shop Ads của người bán khi người
mua (đã đăng nhập tài khoản Shopee) nhấp vào quảng cáo. Chi phí sẽ được trừ trực
tiếp vào tài khoản Quảng cáo của người bán.
3. Cơ hội thị trường
Xét thị trường Việt Nam trong phạm vi toàn quốc
- Dân số: 97.34 triệu người (2020)
+ Theo sách trắng Thương mại năm 2020 thống kê thì nhóm tuổi từ 18-25
(chiếm 43%) tham gia mua sắm trực tuyến nhiều nhất
- GDP danh nghĩa đạt 340,6 tỷ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người theo danh nghĩa là
3,498 USD/người
- Sức mua tương đương đạt 1,047 tỷ đô la Mỹ, sức mua bình quân đầu người là
10,755 USD/người
- Mạng lưới Internet:
 5G đã được triển khai thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố, mạng 4G đã phủ sóng
tới 99,8% dân số, mạng cáp quang đã phủ đến 100% xã, phường.
 Tốc độ băng rộng di động đạt 35,14 Mbps, đứng thứ 48/141 quốc gia, vùng lãnh
thổ, tăng 9 bậc so với năm 2020.
 Về tốc độ băng rộng, trong khu vực, Việt Nam xếp cao hơn Philippines,
Malaysia
 Việt Nam đạt con số 71 triệu người sử dụng Internet, chiếm 2/3 dân số cả nước
 Theo Sách trắng Thương mại điện tử năm 2020, cho thấy tỷ lệ người Việt Nam
mua trực tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất.
 Trong năm 2022, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu,
tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42
tỷ USD
 Những điều trên cũng đã cho thấy, cơ hội ở tại thị trường Việt Nam rất tiềm năm
và đầy triển vọng. Phù hợp cho Shopee phát triển tại thị trường này.
4. Môi trường cạnh tranh
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, Shopee hiện có những đối thủ cạnh tranh nội địa như
Tiki, Sendo, Adayroi…Ngoài ra, còn có nhiều đối thủ quốc tế, trong đó lớn mạnh và phổ
biến nhất là Lazada – một thương hiệu con của Alibaba.

26
Về thị phần, theo 1 nghiên cứu của Decision Lab, khoảng 51% người dân Việt Nam chọn
Shopee là nền tảng mua sắm trực tuyến yêu thích của mình, tiếp đó là Lazada (18%),
Facebook (8%), Tiki (7%) và cuối cùng là Sendo (3%).
Tại Việt Nam, khi bắt đầu bước chân vào thị trường thương mại điện tử, Shopee đã phải
đương đầu với nhiều đối thủ có cùng thị trường mục tiêu. Tiki thì đẩy mạnh các chính
sách dịch vụ giao hàng trong 2h để thu hút người bán hàng trên nền tảng của họ còn
Lazada lại đề xuất giảm 50% phí hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công và hỗ trợ giao
hàng trong 2 dịp mua sắm lớn cuối năm.
Gần đây, các công ty TMĐT trong nước đang ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình. Ví dụ: Tiki – một công ty TMĐT lớn tại Việt Nam đã nhận được khoản đầu tư
258 triệu USD để phát triển vào tháng 11. Hay Sendo, một công ty TMĐT được thành lập
vào năm 2012 với tư cách là một bộ phận của công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Việt Nam,
Tập đoàn FPT, đã và đang thu hút vốn đầu tư cho vòng Series D kể từ tháng 7/2020.
Ngoài ra, các doanh nghiệp mới cũng là mối đe dọa đối với Shopee vì nó có thể dẫn đến
giảm thị phần bởi sự chuyển dịch dễ dàng của người tiêu dùng sang đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, chi phí phát triển thương hiệu cao trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến cũng là một
trở ngại đối với các doanh nghiệp mới nên khó có thể tạo ra một thương hiệu mạnh – một
đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
 Mặc dù thị trường Việt Nam đã có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đối với
Shopee nhưng đây vẫn là môi trường thuận lợi để Shopee phát triển vì họ đang có
độ nhận diện rộng và chiếm lĩnh thị phần rất cao trong nước.
5. Lợi thế cạnh tranh
 Shopee vượt mặt nhiều đối thủ trong nước
Năm 2020 Shopee vượt mặt Lazada, Sendo và Tiki về lượng truy cập. Tổng lượng truy
cập website của cả 3 sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada và Sendo trong quý III chỉ
tương đương 90% con số của Shopee – nền tảng tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong quý
III vừa qua, theo số liệu của iPrice Insights. Lượt truy cập website trung bình mỗi tháng
của Shopee – theo thống kê của iPrice Insights và SimilarWeb – đạt 62,7 triệu, tăng 19%
so với quý gần nhất và 81% so với cùng kỳ 2019.
Theo thống kê tỷ lệ truy cập trực tiếp vào website Shopee lên tới 55%, cao hơn nhiều so
với Lazada (46%) và Tiki (42%).“Đối với hành vi truy cập website của người tiêu dùng,
Shopee đang có độ nhận biết thương hiệu cao nhất trong số các sàn thương mại điện tử.
Trong khi đó, các đối thủ phải dựa vào lượt truy cập từ quảng cáo, SEO (tối ưu hóa công
cụ tìm kiếm). Điều này giải thích tại sao website Shopee vẫn liên tục tăng trưởng ngay cả
trong các thời kỳ đối thủ sụt giảm”.
 Lợi thế cạnh tranh của Shopee

27
1) Nhiều nhà cung cấp đa dạng
Nhà bán hàng đa dạng và uy tín từ các nhãn hàng nổi tiếng như Adidas, Bitis,
Unilever, Nestle,… tạo lòng tin cho khách hàng và sự yên tâm khi mua hàng. Hàng
shopee chất lượng hơn mặt hàng phong phú hơn
2) Giá cả rẻ, cạnh tranh
Các mặt hàng hầu như có giá rẻ hơn ngoài cửa hàng do có các voucher giảm giá 10%,
50% và thậm chí là 100% của shopee phát hành hoặc có những ngày hội sale hằng tháng.
3) Giao diện shopee dễ sử dụng
Người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, có bộ lọc theo nhu cầu của khách hàng như giá từ
thấp đến cao, vùng miền,… và các thông tin đễ khách hàng theo dõi đơn hàng. Đồng thời có cả
ứng dụng trên cả điện thoại và web
4) Đánh giá của khách hàng khách quan
Người mua có thể xem phần “Đánh giá” của các khách hàng đã sử dụng trước đó đối với
sản phẩm để người mua có cái nhìn khách quan hơn à tin tưởng hơn khi mua hàng.
5) Chính sách đổi trả nhanh và thuận tiện
Shopee hỗ trợ người tiêu dùng khi có sự cố với sản phẩm như hoàn tiền, đổi trả tận
nhà đói với các sản phẩm hư hỏng, không đúng mô tả, thiếu hàng,… với điều kiện người
mua có video minh chứng khi mở hàng.
6) Chính sách thanh toán đa dạng và đơn giản
Shopee chấp nhận thanh toán khi nhận hàng và hỗ trợ kiểm tra hàng, đồng thời liên
kết với nhiều ngân hàng khác nhau tại Việt Nam để người tiêu dùng có thể thanh toán với
tài khoản mình ngân hàng mình có, song Shopee có cả ứng dụng thanh toán riêng
ShopeePay tiện lợi và dễ sử dụng.
6. Chiến lược thị trường
1) Chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế hóa
Shopee đã tập trung đẩy mạnh vào 4 vấn đề chính:
 Chiến lược xuất khẩu
 Chiến lược tiêu chuẩn hóa
 Chiến lược đa nội địa hóa
 Chiến lược xuyên quốc gia.
Thay vì việc dập khuôn theo đúng một chiến lược kinh doanh thì việc “nhập gia tùy tục”
đã giúp Shopee phát huy tốt các lợi thế của mình. Ví dụ như tại Việt Nam, Shopee đã
phát triển thêm các dịch vụ cần thiết để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc

28
biệt là trong các hoạt động truyền thông còn sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để thu
hút sự chú ý của thị trường.
2) Chiến lược USP – Rẻ vô địch
Chiến lược USP (Unique Selling Point) (chèn thêm ảnh) – Điểm bán hàng độc nhất đã trở
thành một trong những chiến lược rất quen thuộc. Các doanh nghiệp đều hiểu rằng để có
thể cạnh tranh, giành thị phần cho mình thì USP là điều rất quan trọng.
Với USP “Rẻ vô địch”, Shopee không chỉ gây nên sự tò mò cho mọi người mà còn dễ
dàng tiếp cận với những khách hàng ngoài thành phố, khu đô thị phát triển. Thông qua
đó, lôi kéo được rất nhiều người từ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung
thành của mình. Shopee đã đánh vào thị trường rộng nhất, thay vì thu hẹp phạm vi của
mình đối với chiến lược kinh doanh này.
3) Chiến lược nâng cao trải nghiệm người dùng
Bằng cách tìm hiểu thị trường và hành vi của người tiêu dùng, Shopee đã mang đến
những trải nghiệm tốt nhất có thể. Đặc biệt, Shopee còn xây dựng một cộng đồng dành
riêng cho khách hàng của mình, cho phép mọi người dùng có thể kết nối, tương tác với
nhau một cách thuận tiện hơn. Với các tính năng rất hữu ích như Shopee Live, Shopee
Games, Shopee Feed, Shopee Live Chat (chèn thêm ảnh). Cùng với đó là luôn củng cố hệ
sinh thái cho các đối tác của mình đã giúp Shopeee không ngừng phát triển và mở rộng
quy mô cho mình.
4) Chiến lược lấy mô hình C2C làm nền móng thúc đẩy B2C
Từ những thành tựu đã đạt được từ mô hình C2C này, Shopee đã tiếp tục phát triển với
mô hình B2C. Có thể nói rằng mô hình C2C đã trở thành một nền móng thúc đẩy B2C
cho Shopee rất hoàn hảo, giúp cạnh tranh trưc tiếp với các “ông lớn” đang vận hành theo
mô hình này và điển hình nhất chính là Lazada. (chèn hình Shopee với Lazada để so
sánh) Hơn thế, với việc mở rộng cùng lúc cả hai mô hình kinh doanh đã giúp Shopee có
thêm rất nhiều đối tác khác nhau cho mình. Người tiêu dùng cũng sẽ có được những sự
lựa chọn ưng ý nhất khi mua sắm trên sàn giao dịch này.
5) Chiến lược marketing hiện đại, hiệu quả
Shopee tập trung vào việc nghiên cứu thị trường đối với từng quốc gia khi gia nhập. Từ
đó đẩy mạnh vào chiến lược nội địa hóa để đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả
nhất, đánh trúng vào thị hiếu của số đông người tiêu dùng. Bạn có thể nhìn thấy rất rõ
điều này ở thị trường Việt Nam, Shopee đã đầu tư vào việc sử dụng Influencer Marketing
cũng như xây dựng các TVC quảng cáo bắt trend. Tất nhiên, những điều này đã tạo nên
hiệu ứng lan truyền đầy hiệu quả cho Shopee khi tăng được lượng người truy cập, lượt tải
ứng dụng cũng như thu về nguồn lợi nhuận không nhỏ cho mình.
Ví dụ:
- Một số TVC quảng cáo “bắt trend” hot nhất của Shopee có thể kể đến như:

29
- Đoạn TVC quảng cáo sự kiện “mừng sinh nhật 12.12” với bản hit “DDU-DU
DDU-DU” của Blackpink.
- Hay một TVC được coi là một cú nổ lớn của Shopee trên toàn Đông Nam Á đó là
sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng, Bảo Anh với bài hát làm mưa làm gió Baby
Shark,…
- Sơn Tùng và trào lưu “Đã rẻ vô địch chưa?”
- HLV Park Hang SEO và chiến dịch 9.9 ngày siêu mua sắm
- TVC quảng cáo 15.3 Siêu hội tiêu dùng
- Bên cạnh đó, câu slogan: “Thích shopping, lướt shopee” ngắn gọn, vui nhộn và
nghe rất bắt tai của Shopee cũng là một yếu tố thu hút khách hàng.
7. Cấu trúc tổ chức
Kiểu cấu trúc tổ chức mà Shopee áp dụng hiện nay đó là kiểu cấu trúc tổ chức phân
quyền và bộ máy của công ty được tổ chức theo phân cấp tập trung từ trên xuống dưới.
- Đứng đầu là giám đốc điều hành (CEO)
- Tiếp đến là giám đốc vận hành (COO)
- Giám đốc thương mại (CCO), giám đốc sản xuất (CPO)
- Cuối cùng là các bộ phận, phòng ban: Bộ phận Nhân lực, Pháp lý, Tài chính:
đóng vai trò thiết yếu tại Shopee. Họ chịu trách về nhu cầu nguồn nhân lực cho
mọi phòng ban và hỗ trợ mọi thủ tục về hành chính, pháp lý để vận hành doanh
nghiệp.
Khối vận hành: chịu trách nhiệm trong việc vận hành tồn bộ quy trình từ lúc người mua
tìm kiếm danh mục hàng hóa trên Shopee cho tới thời điểm họ nhận được hàng hóa đó.
Bộ phận này còn bao gồm các nhánh nhỏ như Dịch vụ khách hàng, Thanh toán, Listings,
Lưu kho, Logistics (Hậu cản), Hệ thống hỗ trợ người bán và Xử lý gian lận (Fraud).
Bộ phận Vận hành ứng dụng: đóng vai trị trọng tâm là cầu nối giữa các lập trình viên,
phing kinh doanh và bộ phận thiết kế sáng tạo tại Shopee. Họ chịu trách nhiệm trong việc
thực hiện chiến lược và vạch ra lộ trình để đạt được mục tiêu kinh doanh. Bộ phận này hỗ
trợ cho mọi phòng ban khác tại Shopee bao gồm Thanh toán, Chuỗi cung ứng,
Marketing, Listings, Trải nghiệm người dùng (User Acquisition), Tìm kiếm và đề xuất, Xử lý
gian lận,...
Bộ phận hợp tác phát triên kinh doanh: có nhiệm vụ tìm kiếm những cơ hội mở rộng thị
trường để đưa Shopee trở thành nền tảng thương mại điện tử hàng đầu khu vực Đông
Nam Á và Đài Loan. Mục tiêu của phòng hợp tác phát triển kinh doanh là cung cấp sự
lựa chọn hàng hóa đa dạng với mức chỉ phí tốt nhất cho người tiêu dùng.
Bộ phận hợp tác xuyên quốc gia: cho phép mọi nhà bán hàng ở Việt Nam và các nước
trên tồn thế giới có thể tham gia thị trường bán hàng ở khu vực Đông Nam Á và Đài

30
Loan. Phòng ban này sẽ giúp người bán giới thiệu sản phẩm của họ xuyên suốt thị trường
thương mại và cung cấp cho họ những dịch vụ về vận chuyển hàng hóa, vận hành, thanh
tốn xuyên quốc gia và hỗ trợ lưu kho nước ngoài.
Bộ phận thiết kế sáng tạo: đóng vai trị quan trọng tại Shopee, họ chịu trách nhiệm cho
gần như toàn bộ các thiết kế Ul/UX, bao gồm sự gia tăng người dùng, các chương trình
khuyến mãi, ví xuất, v.v... Ngoài ra, bộ phận nảy còn tham gia vào quá trình quảng bá
thương hiệu Shopee và đánh vào thị giác của người dùng đối với Shopee qua bộ nhận
diện thương hiệu như logos, mascots, stickers và những sản phẩm đặc trưng.
Bộ phận Marketing: chịu trách nhiệm trong việc khái niệm và hiện thực hóa chiến lược
*go-to-market* để hướng tới mục tiêu gia tăng số lượng người dùng và nâng cao tầm
nhìn. Các nhánh nhỏ của bộ phận này bao gồm Quản lý chiến dịch, Hoạt động cộng đồng,
Quan hệ công chúng, Hợp tác liên kết, Offline Marketing và Thiết kế sáng tạo. Trong khi
đó, bộ phận Marketing trung tâm chịu trách nhiệm trong việc hoạch định chiến lược, hiện
thực hóa chuỗi hoạt động “go-to-market” và làm việc với các nhóm Marketing tại các
nước khác trong khu vực để đảm bảo từng nhóm tại từng quốc gia có kế hoạch quảng cáo
và tiếp thị phù hợp với từng thị trường đặc trưng.
Bên cạnh đó, Shopee còn có bộ phận Quảng bá và phát triển thương hiệu chịu trách
nhiệm cả về mảng tiếp thị online và hiệu quả Marketing của toàn khu vực.
Nhóm Tài chính Bán lẻ: cho phép và thúc đẩy các sáng kiến bằng cách cung cấp một loạt các
sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Nhóm phân tích và xử lý dữ liệu: bao gồm hai nhánh nhỏ là Trí tuệ doanh nghiệp hay
Dữ liệu thông minh (Business Intelligence) và Khoa học dữ liệu (Data Science).
8. Đội ngũ quản lý
Forrest Li (CEO và Chủ tịch tập đoàn Sea)
Forrest Li là người sáng lập tập đoàn Sea và đã từng là chủ tịch của công ty và giám đốc điều
hành tập đoàn kể từ khi thành lập vào tháng 5 năm 2009. Ông từng là giám đốc điều hành của
Shangri-La Asia Limited. Ông cũng phục vụ trong Hội đồng quản trị cho Đại học Quốc gia
Singapore và trong Hội đồng tư vấn của Trường Kinh doanh Đại học Stanford. Forrest có bằng
M.B.A. của Trường Kinh doanh Đại học Stanford và bằng Cử nhân Kỹ thuật của Đại học
Thượng Hải Jiaotong.
Gang Ye (COO tập đoàn Sea)
Gang Ye là người đồng sáng lập tập đoàn và là thành viên của Hội đồng quản trị của công
ty kể từ tháng 3 năm 2010. Gang là Giám đốc vận hành tập đoàn kể từ tháng 1 năm 2017 và
từng là Giám đốc công nghệ từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016. Trước đây ông làm

31
việc tại Wilmar International và Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore. Gang có bằng B.S về
khoa học máy tính và kinh tế tại Đại học Carnegie Mellon.
Chris Feng (CEO Shopee)
Chris Feng gia nhập công ty của chúng tôi vào tháng 3 năm 2014, ông là Giám đốc điều hành
của Shopee từ tháng 7 năm 2015, và là Giám đốc điều hành của Sea money từ tháng 3 năm
2020. Trước đây ông là người đứng đầu trong mảng phát triển công nghệ di động trong công
ty. Trước khi gia nhập công ty, Chris đã làm việc tại Rocket Internet SE, nơi ông phục vụ trong
các vai trò quản lý tại Zalora và Lazada, và tại McKinsey & Company. Chris có bằng Cử nhân
Khoa học Máy tính với danh hiệu hạng nhất của Đại học Quốc gia Singapore.
Yanjun Wang (CCO tập đoàn Sea)
Yanjun Wang là Giám đốc kinh doanh của tập đoàn, Tổng tư vấn và Thư ký của Công ty.
Bà từng là luật sư và có đủ điều kiện để hành nghề luật tại bang New York. Bà có bằng
J.D. từ Trường Luật Harvard và bằng B.A. về kinh tế tại Đại học Harvard.
Tony Hou (CFO tập đoàn Sea)
Tony Hou gia nhập công ty vào tháng 9 năm 2010 và đã từng là Giám đốc tài chính của tập
đoàn kể từ tháng 1 năm 2013. Trước đó ông là trưởng phòng tài chính của công ty. Trước khi
gia nhập tập đoàn, Tony là Giám đốc kiểm toán tại Ernst & Young, nơi ông làm việc từ tháng
10 năm 2000 đến tháng 9 năm 2010 tại cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tony là một kế toán viên
công chứng của Hoa Kỳ và là thành viên không thực hành của Viện Trung Quốc của kế toán
công chứng được chứng nhận. Ông có bằng M.B.A. của Trường Kinh doanh Gian hàng của
Đại học Chicago và bằng Cử nhân Kế toán của Đại học Fudan.
David Chen (CPO Shopee)
David Chen là người đồng sáng lập tập đoàn và làm việc với tư cách là giám đốc sản phẩm của
Shopee. Trước đó, David từng là Giám đốc vận hành tập đoàn từ khi thành lập vào tháng 5
năm 2009 đến tháng 12 năm 2016. Trước đây ông giữ các vị trí tại PSA Corporation Limited.
David có bằng cử nhân về kỹ thuật máy tính với danh hiệu hạng nhất từ Đại học Quốc gia
Singapore.
Câu 2: Theo bạn các mô hình doanh thu nào có thể kết hợp với
nhau, cho ví dụ
- Mô hình doanh thu đăng ký và bán hàng. Vd: Amazon vừa bán hàng trực tuyến,
trực tiếp và vừa có gói đăng ký Amazon Prime
- Mô hình doanh thu quảng cáo và bán hàng.Vd: Amazon vừa bán hàng trực
tuyến, trực tiếp và vừa có Amazon Advertising Services
- Mô hình doanh thu bán hàng và liên kết. Vd: Amazon vừa bán hàng trực tuyến,
trực tiếp và vừa có Amazon Associates - Đây là một trong những chương trình
liên kết tiếp thị lớn nhất thế giới. Amazon Associates giúp những nhà tạo nội

32
dung (content creators), người viết blog (blogger), nhà xuất bản nội dung
(publishers) kiếm tiền từ trang web và blog của họ.
- Mô hình doanh thu bán hàng và tổ chức giao dịch. Vd: Alibaba vừa là một trang
thương mại điện tử dùng để bàn hàng và vừa có nền tảng thanh toán trực tuyến
an toàn AliPay
Câu 3: Chỉ ra các doanh nghiệp theo các mô hình kinh doanh mà
bạn biết
Mô hình kinh doanh của Shopee:
- Transaction broker:
+ Shopee food cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, nước uống cho người mua thông
qua liên kết các của hàng thực phẩm, thu phí từ các cửa hàng này và phí
giao hàng.
+ Shopeepay liên kết với các nhà mạng như Vinaphone, Mobiphone để cung
cấp thẻ nạp điện thoại hay mua vé xem phim, thanh toán vé máy bay,…và
thu phí từ các nhà cung cấp này.
 Mô hình doanh thu: Liên kết
- Market Creator:
+ Shopee tạo ra trang thương mại điện tử để người bán và người mua gặp
nhau, thu phí từ người bán trên mỗi đơn hàng bán được
+ Shopeefood tạo ra môi trường kinh doanh trong thực phẩm giữa các cửa
hàng bán đồ ăn và người tiêu dùng, thu phí giao dịch của cửa hàng liên kết
 Mô hình doanh thu: thu phí giao dịch
- Service provider:
+ Shopee Express cung cấp dịch vụ vận chuyển và thu phí từ lĩnh vực này
+ Dịch vụ giao đồ ăn của shopeefood, thu phí hoa hồng từ shipper trên mỗi
đơn hàng từ 20-30% phí vận chuyển
+ Shopee thu thập thông tin, hành vi mua hàng và các sản phẩm thường tìm
kiếm để bán cho các cửa hàng trên Shopee
 Mô hình doanh thu: bán hàng
 Shopee hướng đến mô hình kinh doanh Transaction Broker
Câu 4: Mô tả mô hình kinh doanh và kết hợp mô hình kinh
doanh khác của một doanh nghiệp TMĐT

33
34
Chương 4: E-MARKETING
1. Khách hàng trên Internet
1.1 Các đặc trưng chính của sự gặp nhau trên mạng
- Mật độ sử dụng ngày càng tăng dần: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thời gian
lên mạng thường xuyên hơn vì thời gian lên mạng càng nhiều thị họ càng khám
phá được nhiều dịch vụ hơn
- Phạm vi sử dụng: người lên mạng thường bị lôi kéo vào nhiều hoạt động. Dịch
vụ E-mail được sử dụng nhiều nhất, một số người khác sử dụng tìm kiếm,
nghiên cứu sản phẩm,…
- Ảnh hưởng đến phong cách sống
+ Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Internet làm thay đổi dần quan hệ xã hội kiểu cổ
điển
+ Trẻ con trong một xã hội phát triển sử dụng Internet thay vì tham gia chơi
chung với nhau hoặc không được hướng dẫn chơi ngoài trời, đó cũng là tác
động tiêu cực
- Sự lựa chọn phương tiện truyền thông
+ Tăng lượng thời gian sử dụng Internet
+ Giảm thời gian cho các sử dụng phương tiện truyền thống cổ điển
- Nhóm tuổi
+ Từ 18-29 tuổi chiếm 98% và đây là nhóm tuổi có tỷ lệ truy cập Internet cao
nhất
+ Từ 30-49 tuổi chiếm 92%
+ Từ 12-17 tuổi chiếm 97% và 1-11 chiếm 45%
- Giới tính
+ Phái nam chiếm đa số vào năm 2000
+ Hiện nay tỷ lệ nam và nữ bằng nhau
1.2 Hành vi khách hàng
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng: những cố gắng để giải thích những gì những
người tiêu dùng mua và ở đâu, khi nào, bao nhiêu và tại sao họ mua
- Mô hình hành vi người tiêu dùng: cố gắng dự đoán hoặc giải thích loạt các quyết
định của người tiêu dùng. Thường dựa vào các yếu tố môi trường, nhân khẩu
học và các yếu tố khác…
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi (Mô hình khách hàng offline)

35
+ Yếu tố môi trường (xã hội, văn hóa, tâm lý)
+ Yếu tố nhân khẩu học
+ Hành vi tại cửa hàng
+ Quyết định mua hàng

- Yếu tố môi trường


+ Văn hóa: là yếu tố rộng nhất trong hành vi khách hàng
+ Xã hội: bị ảnh hưởng bởi tầng lớp xã hội, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
hoặc các nhóm thảo luận trên mạng,…
+ Tâm lý: sẽ được tôn trọng hơn
+ Các yếu tố khách: “trào lưu”, các yếu tố hoàn cảnh,…
- Yếu tố nhân khẩu học
+ Tuổi
+ Tình trạng gia đình
+ Trình độ học vấn
+ Nghề nghiệp
+ Thu nhập hộ gia đình
+ Sự lựa chọn truy cập Internet (tại nhà, tại cơ quan, trường học)
+ Độ dài truy cập và mức thường xuyên

36
1.3 Hành vi khách hàng trên mạng
Bên cạnh yếu tố môi trường, nhân khẩu còn thêm các yếu tố sau:
- Năng lực của website – nội dung, thiết kế, chức năng của site, thời gian truy
cập, khả năng sử dụng và an ninh
- Kỹ năng của người tiêu dùng về mua hàng trực tuyến
- Đặc tính sản phẩm
- Phương thức thanh toán
- Hành vi “clickstream” của khách hàng
- Quyết định mua hàng

1.4 Quyết định mua hàng


5 bước mà người tiêu dùng thực hiện mua sắm:
- Sự nhận biết nhu cầu
+ Truyền thông Offline: thông qua phương tiện đại chúng: TV, Radio, tờ rơi,
các phương tiện truyền thông bằng báo chí (in ấn), mạng xã hội
+ Truyền thông Online: thông qua các biểu quảng cáo, các sự kiện chiêu thị,
quảng cáo toàn màn hình/quảng cáo xen kẽ, mạng xã hội
- Tìm kiếm thêm thông tin
+ Truyền thông Offline: catalogs, phương tiện đại chúng, tờ rơi, hỏi người
bán, đến cửa hàng, mạng xã hội,…

37
+ Truyền thông Online: thông qua phương tiện tìm kiếm, catalogs trực
tuyến, vào website, gởi email, mạng xã hội,…
- Ước lượng lựa chọn giữa các sản phẩm
+ Truyền thông Offline: phương tiện đại chúng, quan điểm chung của dư
luận, cuộc bình chọn sản phẩm, đến cửa hàng, nhóm tham khảo, ý kiến
của những người có tầm ảnh hưởng, mạng xã hội,…
+ Truyền thông Online: thông qua phương tiện tìm kiếm, catalogs trực
tuyến, vào website, ước lượng người sử dụng, nhận xét về sản phẩm,
mạng XH,…
- Quyết định mua
+ Truyền thông Offline: khuyến mãi, thông tin đại chúng, quan điểm chung
của dư luận, cuộc bình chọn sản phẩm, đến cửa hàng, gởi thư trực tiếp,
các phương tiện truyền thông bằng báo chí (in ấn)
+ Truyền thông Online: thông qua phương tiện tìm kiếm, catalogs trực
tuyến, vào website, ước lượng người sử dụng, quảng bá tập trung bằng thư
điện tử, Flash sales, giảm giá,…
- Hành vi sau khi mua hàng
+ Truyền thông Offline: dịch vụ bảo hành, thay thế, sửa chữa,nhóm người
mua hàng, mạng xã hội,…
+ Truyền thông Online: online updates, email quan tâm đến khách hàng, bản
tin, thông tin sản phẩm mới, mạng XH,…

38
39
1.5 Phân loại khách hàng

2. Marketing trực tuyến


E-Marketing là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thông qua Internet, phương
tiện điện tử.
Bản chất vẫn là 4P: giá, sản phẩm, phân phối, chiêu thị
Khác biệt giữa Marketing và E-Marketing:
Marketing E-Marketing
Phương tiện ko thông qua Internet thông qua Internet

Thị trường Market place Thị trường: Market space

Khách hàng Tiếp cận thụ động Tiếp cận thụ động và chủ động.
Vd: sau khi ăn cơm tối cả nhà đều Họ được lựa chọn những gì họ
ngồi xem tivi cùng một quảng xem, họ tiếp cận

40
cáo, dù thích hay ko thích vẫn
xem
Tốc độ thông tin Truyền miệng, hỏi người bán Xem review, đánh giá
3. So sánh Marketing trực tuyến với Marketing Offline
- Cá nhân hóa mạnh mẽ hơn (biết được giới tính, tuổi tác, lĩnh vực hoạt động,
nghề nghiệp, suy đoán được nhu cầu…)
- Sự tham gia nhiều hơn (phản hồi thông tin, hỏi thêm, chia sẻ, bấm like,…)
- Kết nối hàng ngang nhiều hơn
- Cộng đồng mạnh mẽ hơn
4. Chiến lược Marketing
- Tập trung vào việc gì đầu tiên? (xây dựng website, phát triển blog, hoặc
Facebook)
- Làm sao tích hợp được các Marketing platform thành thể thống nhất? (web,
search, social, offline marketing)
- Làm sao để phân bổ nguồn lực?
+ Mỗi Marketing platform sẽ có cách đo lường khác nhau (like – face, click ads
– search…)
+ Liên kết như thế nào với các marketing platform trong chi phí và doanh thu để
lợi nhuận tối ưu.
Làm sao để tích hợp các platform đó lại thành 1 thể thống nhất?
Rất khó để thống nhất, theo báo cáo của Bộ Công Thương thì chỉ có 20% DN tích
hợp được các platform đó.
4.1 Chiến lược thâm nhập thị trường
4.1.1 Chiến lược sức mạnh người theo sau
- Chiến lược thâm nhập thị trường tiêu biểu là pure clicks (chỉ có cty trên mạng
mà không có cửa hàng hay nhà xưởng vật lý)
4.1.2 Chiến lược clicks and bricks
- Thường xây dựng thương hiệu thành công trước bằng cửa hàng vật lý (bricks)
sau đó mới triển khai clicks
4.1.3 Chiến lược tận dụng sức mạnh thương hiệu
- Nhờ một DN / người có uy tín để giới thiệu sản phẩm. Lúc này, DN phải chấp
nhận liên kết.

41
4.2 Hội thương Marketing (Affiliate Marketing)
4.3 Lan truyền Marketing (Viral Marketing)
4.4 Social Marketing
4.5 Mobile Marketing
4.6 Local Marketing
4.7 Xây dựng mối quan hệ khách hàng
Quảng cáo trên nhiều trang web cùng lúc
4.8 Cho phép tiếp thị (Permission Marketing)
4.9 Duy trì khách hàng – chiến lược một đối một (One to one marketing)
- Xác định mục tiêu khách hàng thông qua hành vi. Qua đó, hiểu được nhu cầu
cá nhân và thỏa mãn nhu cầu họ.
- Sử dụng email cho các khách hàng đã biết trước. Hoặc thông qua mạng xã hội
qua việc chúc mừng sinh nhật, hỏi thăm,…để biết được những nhu cầu của
khách hàng.
4.10 Customization
4.11 Customer co-production
4.12 Dịch vụ khách hàng
- Chat trực tiếp với khách hàng
- Tự động hóa trả lời
4.13 Chiến lược giá
5. Quảng cáo trực tuyến
- Tháp nhu cầu của A.Maslow:
+ Nhu cầu sinh lý
+ Nhu cầu an toàn
+ Nhu cầu xã hội
+ Nhu cầu được kính trọng
+ Nhu cầu tự khẳng định
5.1 Phương pháp quảng cáo trực tuyến
Chiến lược Off-line
- Quảng bá website trên các phương tiện gây chú ý như:
+ Tổ chức lễ khai trương trang web có sự tham gia của các tổ chức truyền
thông
+ In địa chỉ trang web trên tiêu đề giấy, bút, nón,…

42
- Đầu tư cho:
+ Public relations (PR)
+ Radio và TV
+ Bảng hiệu
+ Quảng cáo ở tầm quốc gia hoặc khu vực
5.1.1 Banners, Pop-ups Ads
Lưu ý khi quảng cáo bằng Banner
- Vị trí đặt banner
- Thường xuyên kiểm tra đặc điểm của KH khi thấy quảng cáo
- Sử dụng banner động
- Tạo động cơ cho khách hàng bấm vào
- Nên có nút “click here” và nút “Close” hoặc “không hiển thị lần sau” cho
popup ads banner
- Nội dung đơn giản
- Sử dụng hình ảnh động hoặc màu sắc…, gây chú ý.
5.1.2 Search Engines
- Trên 2500 công cụ tìm kiếm trên Internet; bao gồm tìm kiếm toàn cầu, vùng,…
- 95% khách hàng tìm thấy dữ liệu ngay top 6
- Khoảng 90% kết quả tìm thấy ở top 30 được click vào
- Khoảng 78% sự giao dịch, mua bán được thể hiện ở top 10 trong kết quả tìm
thấy
- Các lưu ý khi quảng cáo trên Search Engines and Directories.
+ Khách hàng tìm thấy sản phẩm của chúng ta bằng cách nào
+ Những từ gì mà khách hàng thường sử dụng, dự đoán được các từ khóa khi
KH tìm kiếm và đặt nó ở đâu đó trong trang web của mình để khi KH tìm
kiếm sẽ có kết quả xuất hiện trang của mình hoặc chèn những từ khóa “hot
search”
+ Xem xét đối thủ cạnh tranh (sử dụng công cụ tìm kiếm nào, xếp hạng tìm
kiếm,…)
+ Công cụ tìm kiếm nào được ưa chuộng khi khách hàng cần tìm những sản
phẩm tương tự chúng ta
5.1.3 Email and Spam
Trở ngại của Email:

43
- Thư tạp nham (spamming): các email quảng cáo không được mong đợi –
Unsolicited commercial email (UCE) – quấy rầy trên Internet
- Bom thư (mailbombers) làm tê liệt luồng thông tin hoặc hacker làm hỏng
máy chủ
Để có hiệu quả
- Xin phép khách hàng được gửi mail
- Tạo tiêu đề email hấp dẫn
- Không được gửi đính kèm tập tin
- AUTORESPONDER
- Thuê danh sách khách hàng hoặc thiết lập thông qua quá trình đăng ký trên
website của công ty
5.1.4 Truyền thông xã hội
- Thu hút người hâm mộ: thu hút mọi người đến với thông điệp tiếp thị
- Tương tác: mọi người tương tác với nội dung và thương hiệu
- Khuếch đại: chia sẻ lượt thích và nhận xét của họ về thương hiệu
- Cộng đồng: là một nhóm người hâm mộ ổn định giao tiếp trong một thời gian
dài về thương hiệu
- Sức mạnh thương hiệu được đo bằng doanh số
Vd: social network (Facebook, Google, Zing me,…), video sharing (Youtube,
Clips.vn,…), blog (Blogger.com, Twitter,…), game marketing
5.1.5 Mobile marketing
- Display, rich media, video
- Games
- E-mail
- Tin nhắn (SMS): những thông điệp quảng cáo thông qua tin nhắn
- In-store messaging: ví dụ như khi vào Highland để truy cập Internet thì phải truy
cập 1 vào 1 đường link và có chưa quảng cáo)
- Quick response codes (mã QR)
- App marketing
5.1.6 Local marketing
- Hai loại kỹ thuật tiếp thị dựa trên vị trí:
+ Các kỹ thuật nhận biết địa lý: xác định vị trí thiết bị của người dùng và nhằm
mục đích quảng cáo, đề xuất các hành động trong tầm với

44
+ Kỹ thuật hàng rào địa lý: xác định chu vi xung quanh một vị trí và nhằm mụ
tiêu các quảng cáo và đề xuất trong chu vi đó.
- Xác định vị trí:
+ Tín hiệu GPS
+ Các vị trí tháp di động
+ Vị trí wifi
5.1.7 Các hình thực khác
1) Hội thương Marketing (Affiliate Marketing)
Trả tiền cho một trang web khác (kể cả blog) khi đưa khách hàng đến trang web
của họ.
2) Lan truyền Marketing (Viral Marketing)
Là một dạng social marketing. Có được khách hàng thông qua doanh nghiệp
marketing gởi thông điệp đến bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp.
3) Catalogs trực tuyến (online catalogs)
4) Chat trực tuyến (online chat)
5) PR (Public relations)
5.2 Website như là một công cụ Marketing truyền thông
5.2.1 Tên Domain (tên miền)
Tên miền đòi hỏi phải đơn giản, dễ nhớ
5.2.2 Chức năng của website
- Content (Nội dung trang web)
+ Rất nhiều tổ chức đưa nội dung trang web thiếu sinh động và thiếu tính toàn
cầu hóa
+ Hiện nay, luôn luôn có rất nhiều nhà cung cấp cho những sản phẩm, dịch vụ
giống nhau.
+ Xu hướng khách hàng vào website đơn giản
 Tìm cách để khách hàng quay trở lại website
 Thường xuyên tăng chất lượng của nội dung
Vd: Thế giới di động có trang web vừa có tìm kiếm, vừa có bộ lọc và chức năng so
sánh các sản phẩm
+ Tạo liên kết lẫn nhau với các site không thuộc đối thủ cạnh tranh
 Thuê đặt liên kết đến site của công ty
 Một số công cụ tìm kiếm đánh giá mức độ liên kết để suy ra tính phổ
biến của trang web.

45
- Thiết kế quảng cáo trên Internet: Các yếu tổ quan trọng
+ Hiệu quả điều khiển
 Nhãn hiệu đẹp, chính xác
 Các trang web phải tương thích với các bộ trình duyệt, phần mềm
- Tính an toàn, riêng tư
+ Phải đảm bảo tính an toàn trong thanh toán
+ Phải đảm bảo tính bí mật của khách hàng
- Tính rõ ràng
 Cung cấp thông tin về hàng hóa, chính sách, điều kiện mua hàng rõ ràng
 Phải có trang web xác nhận sau khi mua
 Chú ý hiệu ứng của chữ “Free”
5.3 Công nghệ hỗ trợ
5.3.1 Web bugs
5.3.2 Cookies
5.3.3 Clickstream data

46
ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1: So sánh hành vi người tiêu dùng online và offline
Online Offline
Giống nhau
Cấp độ và tiến trình quyết định mua hàng
- Sự nhận biết nhu cầu
- Tìm kiếm thêm thông tin
- Ước lượng chọn lựa
- Quyết định ua
- Hành vi sau khi mua hàng – lòng trung thành với nhãn hiệu
Khác nhau
Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
- Năng lực của website – nội dung, - Yếu tố môi trường (xã hội, văn
thiết kế, chức năng của site, thời hóa, tâm lý)
gian truy cập, khả năng sử dụng - Yếu tố nhân khẩu học
và an ninh - Hành vi tại cửa hàng
- Kỹ năng của người tiêu dùng về - Quyết định mua hàng
mua hàng trực tuyến
- Đặc tính sản phẩm
- Phương thức thanh toán
- Hành vi “clickstream” của khách
hàng
- Quyết định mua hàng

Câu 2: Tại sao các trang MXH quan tâm đến việc thu thập thông
tin người dùng?
- Sử dụng thông tin người dùng để tiến hành phân tích và đưa ra quảng cáo phù
hợp cho mỗi người dùng.
- Bán lại số thông tin đó cho những công ty hoặc tổ chức khác đang có nhu cầu
mua, và khi được giá.

47
- Là cở sở dữ liệu cho những dự án Big Data, hay cho mục đích nghiên cứu con
người. Thông thường các nghiên cứu về dữ liệu con người thường được áp dụng
cho các hệ thống AI (Trí tuệ nhân tạo), hoặc nhằm mục đích chính trị.
Câu 3: Tại sao các doanh nghiệp luôn luôn muốn biết khách
hàng của họ?
- Để hiểu rõ được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng và từ đó có thể đáp
ứng, thỏa mãn các như cầu hay mong muốn đó
- Nắm bắt được những tâm lý, nhu cầu để có chiến lược thay đổi sản phẩm, nâng
cấp sản phẩm sao cho chất lượng và đa dạng hơn
- Khi biết được khách hàng của mình thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng đáp ứng đúng
nhu cầu của họ và duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài, giúp doanh nghiệp
có nhiều khách hàng trung thành và tiềm năng
Câu 4: Nêu các hoạt động thuộc dịch vụ khách hàng mà bạn biết
trên trang TMĐT, ví dụ minh họa.
Câu 5: Tại sao phải lựa chọn platform?
Vì để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nhắm vào đối tượng khách hàng
mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
Câu 6: Tại sao phải quảng cáo trực tuyến
- ¾ người sử dụng máy vi tính từ bỏ một số thời gian xem tivi
- Người sử dụng Internet có trình độ học vấn và thu nhập cao, điều đó làm cho họ
trở thành đối tượng của những nhà quảng cáo
- Mẫu quảng cáo có thể được cập nhật bất cứ lúc nào với chi phí thấp nhất, vì vậy
tiết kiệm thời gian và rất chính xác.
- Quảng cáo có thể vươn tới một lượng khách hàng tiềm năng trên toàn cầu
- Quảng cáo trực tuyến rẻ hơn so với quảng cáo trên tivi, radio. Vì phải xác định
không gian, thời gian, ngày phát sóng, kênh phát sóng,…
- Quảng cáo trực tuyến là phương tiện thông tin phong phúc bao gồm âm thanh và
video.
- Quảng cáo trực tuyến rất tương tác và tập trung (chỉ mail cho những khách hàng
mà đã biết rõ về họ, không đại trà)
- Chiều thông tin, khi quảng cáo trực tuyến có thể hỏi thông tin về các sản phẩm
- Khách hàng không bị áp đặt khi xem quảng cáo, họ có thể lựa chọn quảng cáo
họ thích xem

48
- Những quy định về văn hóa
Câu 7: Tại sao phải sử dụng Pop-up Ads?
- Để nhấn mạnh chương trình nào đó hay thông điệp gì đó
Câu 8: Tại sao cần quảng cáo trên Facebook?
- Facebook có số lượng người dùng rất lớn nên dễ dàng tiếp cận các khách hàng
tiềm năng
- Tốc độ lan truyền trên Facebook rất nhanh chóng
- Khả năng kết nối, tương tác với khách hàng cao
- Chi phí thấp nhưng hiệu quả cao
- Tính linh hoạt cao
- Độ tin cậy cao, dễ dangv quản lý hiệu quả quảng cáo
Câu 9: Tại sao các công ty tạo Fanpage trên Facebook?
- Giúp khách hàng sẽ dễ dàng đọc, theo dõi được những thông tin khi các công ty
cập nhật hằng ngày
- Khả năng lan truyền tin tức nhanh nhất chỉ bằng một động tác click
- Chăm sóc khách hàng cũ và phát triển những khách hàng tiềm năng thông qua
like, comment, share
- Cập nhật các chương trình khuyến mãi và tăng doanh số
- Tham khảo ý kiến khách hàng khi mà doanh nghiệp muốn cho ra mắt sản phẩm
mới
- Giúp doanh nghiệp xác định thương hiệu
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với các kệnh quảng cáo khác
Câu 10: So sánh marketing online và marketing truyền thống
Marketing Online Marketing truyền thống
Hình thức Sử dụng Internet, các thiết bị Chỉ sử dụng các phương tiện
công nghệ truyền thông đại chúng như:
phát tờ rơi, gửi thư, báo chí,…
Vị trí Không bị giới hạn giữa các Bị giới hạn bởi quốc gia và
quốc gia và lãnh thổ vùng lãnh thổ
Phản hồi Khách hàng tiếp xúc thông tin Mất một thời gian dài để
và phản hồi lại ngay lập tức khách hàng tiếp xúc thông tin
và phản hồi lại
Khách hàng Có thể chọn được đối tượng Không chọn được nhóm đối

49
cụ thể để tiếp cận trực tiếp vs tượng cụ thể
khách hàng
Chi phí Tiết kiệm được chi phí với Chi phí đắt, cần ngân sách lớn,
ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được ấn định chỉ dùng 1 lần
được, có thể kiểm soát được
chi phí quảng cáo
Lưu trữ nội Lưu trữ thông tin của khách Khó khăn trong việc lưu trữ
dung thông tin hàng dễ dàng, nhanh chóng thông tin của khách hàng
Nội dung Nội dung hấp dẫn, linh hoạt Nội dung quảng cáo đơn
quảng cáo thuần, cố định

50
CHƯƠNG 5: AN TOÀN TRONG
TMĐT
1. Môi trường an ninh
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết đã ghi nhận
và điều phối xử lý 9.964 cuộc tấn công website tính đến tháng 9/2017.
- Trong số trên có 1.762 sự cố website lừa đảo (Phishing), 4.595 sự cố về phát
tán mã độc (Malware) và 3.607 sự cố tấn công thay đổi giao diện (Deface)
- 11/09/2017 Công ty bảo mật FortiGuard Labs phát hiện một số tài liệu chứa
mã độc mang tên Rehashed RAT được phát tán qua email tại Việt Nam và
nhận định chiến dịch này được triển khai bởi 1937cn, nhóm hacker bị nghi đã
tấn công hệ thống thông tin của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hồi tháng
7/2016.
2. An toàn TMĐT
- An toàn vật lý
- An toàn logic
- Hành lang pháp lý
3. Các chương trình không mong muốn
- Adware: thường được biết đến như popup ads
- Browsw parasite: thay đổi cài đặt của web browswe và thường gởi thông tin của
người sử dụng về một máy tính từ xa, điển hình thay đổi công cụ tìm kiếm:
WebSearch
- Spyware: phần mềm gián điệp được sử dụng để lấy thông tin của người dùng
như người dùng, keystrokes, bản sao của email và tin nhắn tức thời và ảnh chụp
màn hình.

51
4. Một số giải pháp công nghệ bảo đảm an toàn trong TMĐT

5. Tìm hiểu luật TMĐT tại VN


Khía cạnh pháp lý khi tham gia TMĐT
Luật TMĐT tại VN:
- Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) (29/11/2005)
- Nghị định 52/2013/NĐ/CP về Thương mại điện tử
- Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-
BCT ngày 05/12/20114 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website
thương mại điện tử và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ
Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng
trên thiết bị di động.

52
ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1: Trình bày chủ đề: Smartphone của bạn có an toàn
không?
Smartphone không thật sự an toàn vì:
- Đòi hỏi quyền riêng tư
- Có thể dễ bị truy cập vào những đường link xấu
- Những điểm truy cập như wifi free cũng có thể ẩn chứa nhiều rủi ro
- Những lỗ hỏng trong việc bảo mật
Câu 2: Những loại xâm phạm quyền riêng tư được mô tả trong
trường hợp? Cái nào là xâm phạm quyền riêng tư nhất và tại
sao?
Câu 3: Các dấu hiệu chỉ ra bạn đang truy cập một trang web an
toàn
- Có Chứng nhận thông tin (Certificate Information): Khi truy cập vào 1 trang
web, kế bên địa chỉ của trang có hình ổ khóa, nhấp vào ổ khóa đó và chọn
connection is securevà chọn certificate is valid.
- Kiểm tra chữ ký số của một bên thứ ba cung cấp
Câu 4: Mô tả ví dụ về đăng ký và sử dụng chữ ký số trong khai
báo hải quan qua mạng
Một số nhà cung cấp chữ ký số: Viettel-CA, VNPT-CA, EFY-CA,…
Thủ tục đăng ký chữ ký số:
- Bản sao công chứng GPKD
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật/chủ
doanh nghiệp
DN phải đăng kí chữ ký số của bên thứ ba và được cung cấp một token. Sau khi
khai nháp tất cả những thông tin trên tờ khai thì khi khai chính thức sẽ cần phải
cắm usb đấy vào để cơ quan hải quan nhận biết được DN mình là ai.

53
Câu 5: Môi trường an ninh ngoài đời và môi trường an ninh trên
mạng thì cái nào sẽ bị đe dọa hơn?
Môi trường an ninh trên mạng sẽ bị đe dọa nhiều hơn vì trên mạng có tính ẩn danh
làm cho tội phạm trên mạng nguy hiểm hơn và ở trên mạng mọi thứ đều có thể có
giá trị vì thế mà tội phạm sẽ càng táo tợn, mạnh dạn hơn.
Câu 6: Tại sao đặt pass cần nhiều loại ký tự và tối thiểu 8 kí tự?
- Khó đoán
- Khó mã hóa vì có quá nhiều cách mở
Vd: 24 chữ cái thường
24 chữ cái in hóa
27 kí tự đặc biệt + khoảng trắng
10 cách biểu diễn số
Tổng cộng: 85^8 cách biểu diễn
Câu 7: Cách để người khác lấy passwword
- Khi chúng ta lưu mật khẩu trên các trang web
- Email lừa đảo, khi chúng ta nhấp vào và điền pass cho ứng dụng nào đó
- Xác thực hay chữ ký số
Câu 8: Những cách xác thực không dùng Password:
FaceID, mống mắt, giọng nói, vân tay
Câu 9: Những cách xác thực có password:
Tin nhắn SMS, OTP, mã QR
Câu 10: Không nên làm gì để máy tính không gặp rủi ro
- Không nhấp vào các nút Download giả mạo: Trước khi nhấp vào, hãy lia
chuột đến nút Download và nhìn dưới thanh trạng thái của trình duyệt xem
đường link dẫn có an toàn không. (Đặc biệt chú ý các đường link có chữ ads vì
rất có thể hắn là hàng giả).
- Sử dụng trình duyệt Web an toàn: Một trình duyệt Web với nhiều lỗ hổng bảo
mật có thể làm người dùng bị rò rỉ nhiều thông tin quan trọng như tài khoản
mạng xã hội, mật khẩu, … Để tránh điều này, người dùng nên thường xuyên cập
nhật phiên bản mới cho trình duyệt Web đang sử dụng và lựa chọn các trình
duyệt Web phổ biến an toàn như Chrome, Firefox hay Microsoft Edge.
- Lơ đi các cảnh báo có virus hiện pop up trên quảng cáo: ví dụ như “Máy tính
của người dùng đã bị nhiễm virus, click vào đây để diệt virus miễn phí” hay
“Máy tính của bạn bị chậm do nhiễm virus, quét virus ngay”

54
- Tránh các trang tải Torrent độc hại: các trang tải này nhằm thu hút người
dùng tải về các worms, virus, Trojans và các phần mềm độc hại khác dưới tên
tập tin mà người dùng đang cố tải về.
- Đừng mở những tập tin đính kèm email đến từ người lạ: Email là một
phương thức phổ biến mà hacker dùng để lây lan và phát tán virus
- Chỉ tải phần mềm từ trang web nhà phát triển
- Sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy và thường xuyên cập nhật phiên bản
mới
- Không truy cập vào những trang web không đáng tin cậy
- Bảo vệ máy tính bằng công cụ tường lửa: Comodo Firewall là một trong
những phần mềm tường lửa hàng đầu cho Windows, giúp bảo vệ máy tính khỏi
các mối đe dọa, theo dõi các kết nối và đảm bảo kết nối được an toàn

55
CHƯƠNG 6: THANH TOÁN
TRONG TMĐT
Câu 1: Phân biệt tiền ảo và tiền điện tử
 Giống nhau: đều là tiền dạng kỹ thuật số, đều phải có Internet thì mới sử dụng được
 Khác nhau:
Tiền ảo:
- Tiền ảo chỉ tồn tại trong một ứng dụng. Ví dụ: tiền để nạp vào game
- Không có tính pháp lý và không có sự quản lý vì nó không được phát hành
dựa trên đồng tiền của một quốc gia nào
Câu 2: Tại sao có nhiều quốc gia cấm lưu hành tiền ảo?
- Nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ
- Không điều tiết được thị trường
- Rủi ro của dòng tiền: Người dân sẽ đổ xô đi mua tiền ảo và họ sẽ không lao
động để tạo ra của cải
Câu 3: Tại sao Bitcoin là được quan tâm hơn so với những đồng
tiền ảo khác?
- Vì Bitcoin đi đầu về công nghệ sử dụng Blockchain làm nhiều người tin tưởng
vì nó có tính minh bạch.
- Tính bảo mật của Bitcoin rất cao đối với người sở hữu hay thực hiện lệnh mua
bán. Người mua, người sở hữu không cần khai báo tên thật với bất kỳ một cá
nhân, tổ chức nào.
Câu 4: Tại sao ví điện tử lại được sử dụng nhiều?
- Ví điện tử sẽ giúp người dùng thanh toán dễ dàng, đơn giản không cần quá nhiều
xác thực. Tuy nhiên, thanh toán qua ví điện tử thì giá trị thường là nhỏ.
- Không phải mang theo tiền mặt giúp giảm thiểu rủi ro mất cắp. Khi có lỡ quên
mang theo tiền mặt thì chỉ với ví điện tử trong điện thoại bạn vẫn có thể thực
hiện được các giao dịch thanh toán.
- Kiểm tra, quản lý tài khoản ví điện tử dễ dàng, an toàn. Góp phần quản lý kiểm
soát chi tiêu hợp lý với tính năng lưu trữ lịch sử sử dụng tài chính, dữ liệu so
sánh giữa các kỳ thanh toán…

56
- Nhiều ưu đãi khi thanh toán từ ví điện tử.

57
CHƯƠNG 7: ĐẤU GIÁ TRỰC
TUYẾN (ONLINE AUCTIONS)
Câu 1: Giải thích winner’s curse
Lời nguyền của kẻ thắng cuộc (Winner's Curse) hay sai lầm của kẻ thắng cuộc là
tình huống trong đó người thắng đấu giá bị thiệt hại do đánh giá cao giá trị của sản
phẩm và trả giá quá cao để có được sản phẩm đó.

Lời nguyền của kẻ thắng cuộc là xu hướng đấu giá thắng trong một cuộc đấu giá
vượt quá giá trị nội tại hoặc giá trị thực của một sản phẩm. Do thông tin không đầy
đủ, cảm xúc cá nhân hoặc bất kì yếu tố chủ quan nào khác liên quan đến mặt hàng
được bán đấu giá có thể ảnh hưởng đến các nhà đấu thầu và khiến họ gặp khó khăn
trong việc xác định giá trị nội tại thực sự của mặt hàng được đấu giá.

Kết quả là, sự đánh giá cao nhất về giá trị của sản phẩm đã chiến thắng trong cuộc
đấu giá.

58
ÔN TẬP
Câu 1: “Tính xác thực” là khía cạnh an toàn trong giao dịch của
thương mại điện tử, bạn hãy đưa ra các ví dụ đòi hỏi yêu cầu xác
thực đối với khách hàng của doanh nghiệp TMĐT để đảm bảo là
người không phải là máy tiến hành giao dịch; (2 điểm)
- Dùng mã OTP
- Sinh trắc học (FaceID, Vân tay, Mống mắt,…)
- Giọng nói
- Tìm kiếm đối tượng nào đó trong một số hình. Vd: Đâu là chiếc xe đạp trong
những hình sau
- Kéo mảnh ghép còn thiếu để hoàn thành bức ảnh
- Làm bài toán đơn giản
- Liên kết: thông báo xác nhận sẽ được gửi qua email hoặc phần mềm nào đó có
đăng nhập địa chỉ email và người dùng chọn “có” hoặc “vâng, đó là tôi”

Câu 2: Trong các dạng xác thực không sử dụng mật khẩu hiện
nay, tại sao doanh nghiệp TMĐT thường sử dụng cách xác thực
mật khẩu sử dụng 1 lần (OTP) với người dùng thông qua điện
thoại của người dùng? (2 điểm)
One Time Password (OTP) là một mật khẩu chỉ được sử dụng duy nhất một lần.
Thường thì, trong vòng 30 giây đến 1 phút mã sẽ không còn hiệu lực nữa. Mã là
một dãy số bao gồm các chữ số hoặc các ký tự được gửi đến điện thoại người dùng
nhằm tăng tính bảo mật.
Doanh nghiệp TMĐT thường sử dụng cách xác thực mật khẩu sử dụng 1 lần
(OTP) với người dùng thông qua điện thoại của người dùng vì
- Để xác nhận việc thực hiện giao dịch và xác minh việc đăng nhập tài khoản của
người dùng, đặc biệt là khi giao dịch với tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử,
….Đồng thời DN cũng xác thực được thông tin tài khoản phù hợp với những
thông tin mà KH đã đăng kí.
- Giúp nâng cao tính an toàn cho giao dịch, giảm thiểu rủi ro tài khoản của người
dùng bị tấn công bởi hacker hoặc bị lộ thông tin tài khoản
- Bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro: Nếu vô tình để lộ mã OTP cũ cùng với
mật khẩu tài khoản ngân hàng thì kẻ trộm cũng không thể lấy tiền của bạn.

59
- Khi gửi mã OTP cho người dùng thông qua điện thoại thì trong nội dung có
chưa mã OTP cũng có tên của DN (chẳng hạn như BIDV đã gửi cho quý khách
mã OTP…). Điều này cũng làm cho khách hàng và cả DN yên tâm hơn.
- Mã OTP làm giảm đáng kể nguy cơ khách hàng bị mất tiền bởi những tội phạm
công nghệ cao hiện nay.
- Bên cạnh đó, hình thức gửi mã OTP cũng là hình thức phổ biến và dễ dàng áp
dụng. Vì không phải hầu hết người dùng nào cũng có đủ điều kiện để trang bị
những thiết bị có xác thực thông qua sinh trắc học.

Câu 3: Bạn hãy nêu 5 bước quyết định mua hàng của khách hàng
trên Internet? (4 điểm)
Trang 40,41
Câu 4: Hãy cho biết tại sao các trang mạng xã hội thường thu
thập thông tin người dùng và những lợi ích khi các doanh nghiệp
quảng cáo trên mạng xã hội (4 điểm)
Các trang mạng xã hội thường thu thập thông tin người dùng vì:
- Sử dụng thông tin người dùng để tiến hành phân tích và đưa ra quảng cáo phù
hợp cho mỗi người dùng.
- Bán lại số thông tin đó cho những công ty hoặc tổ chức khác đang có nhu cầu
mua, và khi được giá.
- Là cở sở dữ liệu cho những dự án Big Data, hay cho mục đích nghiên cứu con
người. Thông thường các nghiên cứu về dữ liệu con người thường được áp dụng
cho các hệ thống AI (Trí tuệ nhân tạo)
Những lợi ích khi các doanh nghiệp quảng cáo trên mạng xã hội:
- Giúp các doanh nghiệp truyền tải thông tin nhanh chóng
- Tiết kiệm được nguồn kinh phí đầu tư, chi phí thuê mặt bằng, nhân sự để thực
hiện quảng cáo
- Có khả năng tiếp cận khách hàng tương đối nhanh chóng và hiệu quả, tính tương
tác với khách hàng cao
- Khách hàng tiềm năng dễ tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Tiếp cận được thị trường toàn cầu vì với Internet ta có thể kết nối không biên
giới
- Khối lượng thông tin cung cấp không bị giới hạn như các kệnh quảng cáo trên báo
đài

60
- Thông tin luôn sẵn có trên website và có thể được xem bất kỳ lúc nào, dễ dàng
tìm kiếm
- Thông tin có thể dễ dàng thay đổi mà không cần phải in lại như brochure, danh
thiếp, catalogue,…
Câu 5: So sánh web và web app
 Website là một tập hợp các trang web có liên quan chứa hình ảnh, văn bản, âm
thanh, video và hơn thế nữa. Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều trang và nó
cung cấp cả nội dung trực quan và văn bản. Có nhiều loại website: web giáo
dục, web cộng đồng, tìm kiếm,…
- Đặc điểm của website:
+ Thân thiện với người dùng
+ Có thể dễ dàng tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm
+ Hiển thị nội dung chất lượng
+ Có bố cục dễ điều hướng
 Webapp là một phần mềm có thể được truy cập bởi trình duyệt nghĩa là website
có chức năng và các yếu tố tương tác có khả năng tùy biến cao, có thể thực hiện
nhiều tác vụ và chức năng khác nhau. Thường phức tạp và khó xác định hơn,
đồng thời cần một đội ngũ phát triển phần mềm có kinh nghiệm tạo ra
- Đặc điểm của webapp:
+ Đa nền tảng
+ Dễ dàng kiểm tra với các bài kiểm tra tự động hóa
+ Được lưu trữ trên đám mây
Sự khác nhau giữa website và webapp:
- Sự tương tác của người dùng
+ Website: cung cấp nội dung văn bản và hình ảnh mà người dùng có thể
xem, đọc, những điều này không ảnh hưởng đến hoạt động của website
+ Webapp: người dùng không chỉ xem nội dung trên trang mà còn thao tác dữ
liệu
- Vấn đề xác thực:
+ Website: Không phải lức nào cũng cần thiết xác thực
+ Webapp: cần xác thực vì chúng cung cấp phạm vi tùy chọn và chức năng
tương tác rộng. Cần tên người dùng và mật khẩu để đăng nhập
- Tasks và sự linh hoạt:
+ Website: sẽ hiển thị thông tin và dữ liệu trên một trang cụ thể
+ Webapp: chức năng cao hơn và phức tạp hơn so với website

61
- Mục đích sáng tạo:
+ Website: chủ ý là nội dung tĩnh, thông tin công khai cho tất cả KH truy cập
+ Webapp: được thiết kế để tương tác với người dùng cuối cùng nghĩa là nếu
không có thông tin đăng nhập thì sẽ không truy cập được bất kì dữ liệu nào
- Deplayment
+ Website: những thay đổi nhỏ không bao giờ yêu cầu biên dịch lại và triển khai
đầy đủ chỉ cần nhập mã HTML và mọi thứ sẽ cập nhật
+ Webapp: phải biên dịch lại và triển khai lại ứng dụng bất cứ khi nào thực hiện
thay đổi

62

You might also like