You are on page 1of 36

CHƯƠNG 2: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU (AC)

2.1 GIỚI THIỆU


Dòng điện và điện áp biến thiên theo thời gian được gọi là các đại lượng
xoay chiều (AC). Khi giải tích một mạch điện trong đó dòng điện và điện
áp biến thiên theo thời gian, điện trở coi như không đổi: chúng tuân thủ
theo định luật Ohm. Trong chương này ta giới thiệu hai linh kiện cơ bản
khác của mạch điện, tụ điện và cuộn cảm. Khảo sát hai linh kiện này phụ
thuộc vào chi tiết của các đại lượng biến thiên theo thời gian như thế nào,
và yêu cầu này đòi hỏi phải khai triển một kỹ thuật phân tích mới nào đó.
2.2 TỤ ĐIỆN
Tụ điện là một linh kiện cơ bản trong mạch điện ngoài điện trở. Tụ điện
có cấu tạo bằng một cặp vật liệu dẫn điện, thông thường là hai bản cực
song song. Trong trường hợp này, điện dung C của tụ điện được xác định
theo công thức sau:

(2.1)
Ở đây A là diện tích của bản cực, d là khoảng cách giữa hai bản cực, là
hằng số điện môi của vật liệu giữa hai bản cực. Cần lưu ý rằng, cũng
giống như điện trở, trị số điện dung của tụ chỉ phụ thuộc vào lý tính của
vật liệu chế tạo ra tụ điện. Đơn vị của điện dung là coulombs/volt hay
farads, viết tắt là F. Điện dung của tụ thường đo bằng đơn vị μF hay pF.
Ngoài điện dung ra, khi mua một tụ điện, ta còn phải chú ý điện áp định
mức của nó. Điện áp này cho ta biết điện áp lớn nhất cho phép đặt vào tụ
điện là bao nhiêu để tụ không bị đánh thủng qua điện môi.
Vậy chức năng của tụ là gì? Trả lời: nó là một loại linh kiện có khả
năng tích điện. Khi một điện áp V được đặt vào một tụ điện, một điện
tích có trị số Q được tích điện trên mỗi bản cực của tụ. Q được xác định
theo công thức: Q = C V (2.2)
Trong mạch điện tử, ta thường quan tâm đến dòng điện (tức dòng điện
tích) thay vì điện tích. Nếu ta lấy đạo hàm theo thời gian của phương
trình (2.2) và lưu ý rằng, theo định nghĩa, I = dQ/dt, ta có phương trình:

(2.3)
Nhìn từ góc độ này, C là hằng số so với điện áp xoay chiều đặt trên tụ và
dòng điện AC qua tụ.
2.2.1 Định luật mạch tương đương của tụ điện.
Tương tự như điện trở, các tụ điện mắc nối tiếp và song song có thể được
biến đổi thành một mạch tương đương đơn giản.
2.2.1.1 Tụ mắc nối tiếp

23
Xét ba tụ mắc nối tiếp như trong hình 2.1. Ta muốn ghép các tụ này
thành một mạch tương đương hình bên phải.
Gọi Q1 , Q2 , Q3 lần lượt là các điện tích của tụ C1, C2, C3 . Áp dụng định
luật KVL và phương trình (2.2), ta có:

(2.4)
Theo định luật bảo toàn điện tích, điện tích trên mỗi tụ đều bằng nhau,
tức là Q1 = Q2 = Q3 = Q và

(2.5)
So sánh phương trình này với phương trình (2.2), ta nhận thấy rằng điện
dung tương đương Ceq được xác định bởi:

(2.6)

Hình 2.1 Mạch tương đương của tụ mắc nối tiếp


Một cách tổng quát, nếu có nhiều tụ mắc nối tiếp, ta có phương trình sau:

(2.7)
2.2.1.2 Tụ điện mắc song song
Bây giờ xét ba tụ mắc song song như trong hình 2.2. Gọi Q1 , Q2 , Q3 lần
lượt là các điện tích của tụ C1, C2, C3 . Vì các tụ mắc song song, điện áp
trên mỗi tụ đều bằng nhau.

(2.8)
Nếu ta cộng ba điện tích lại và áp dụng phương trình (2.8) đối với mỗi số
hạng, ta có:
(2.9)
Nếu ta muốn có một tụ tương đương, nguồn điện cung cấp cho cả hai
trường hợp phải bằng nhau. Do đó, Qeq = Q1 + Q2 + Q3 và từ phương
trình (2.9), Qeq = V (C1 + C2 + C3). So sánh phương trình này với phương
trình (2.2), ta có:
(2.10)
Một cách tổng quát, nếu có nhiều tụ ghép song song, ta có:
24
(2.11)
Lưu ý rằng các tụ điện ghép có tính chất ngược với cách ghép các điện
trở, tức là các điện trở nối tiếp thì cộng lại trong khi đó các tụ song song
thì cộng lại.

Hình 2.2 Mạch tương đương của tụ ghép song song


2.3 Cuộn cảm
Trong Vật lý đại cương ta biết rằng dòng điện sinh ra từ trường (định luật
Ampere) và từ trường biến thiên có thể cảm ứng một điện áp trong một
mạch điện (định luật Faraday). Kết hợp hai định lý này với nhau có nghĩa
là dòng điện biến thiên trong một mạch điện cảm ứng ra điện áp. Điều
này được biểu diễn bằng phương trình sau:

(2.12)
Ở đây hằng số L gọi là điện cảm. Trong khi bất kỳ một mạch điện tạo
vòng khép kín nào cũng đều có điện cảm, ta thường bỏ qua giá trị này
(cũng giống như ta bỏ qua điện trở dây dẫn quá nhỏ trong mạch). Nếu
một mạch điện yêu cầu điện cảm, lúc đó các cuộn cảm làm bằng các
cuộn dây được thêm vào trong mạch. Đối với một cuộn dây dài (chẳng
hạn cuộn solenoid), điện cảm được xác định theo công thức sau:

(2.13)
Ở đây  là hệ số từ thẩm của lõi cuộn dây, N là số vòng dây, R là bán
kính vòng dây hình tròn và l là chiều dài cuộn dây. Đơn vị đo điện cảm
là volt x giây/ampere hay henry (viết tắt là H)
2.4 Mạch RC
Bây giờ ta bước sang mạch đầu tiên có ghép các linh kiện với nhau bao
gồm một điện trở và một tụ điện mắc nối tiếp. Xét mạch điện trong hình
2.3 sau.

Hình 2.3 Mạch RC đóng ngắt

25
Mạch ghép điện trở tụ điện được nối với một công tắc có hai vị trí, hoặc
nối với nguồn V0 hoặc nối tắt. Ta có thể phân tích đồng thời cả hai
trường hợp: áp dụng định luật KVL, ta có:

(2.16)
Ở đây V bằng V0 khi công tắc đi lên và bằng zero khi công tắc đi xuống.
Kế tiếp ta lấy đạo hàm phương trình (2.16) để bỏ Q thay bằng dòng điện
I. Vì V là hằng số đối với mỗi vị trí của công tắc, trong cả hai trường hợp
ta đều có:

(2.17)
Do đó, ta có phương trình vi phân bậc một có nghiệm số là dòng điện I
cần phải tìm. Biến đổi phương trình (2.17), ta có:

(2.18)
Lấy tích phân hai vế cho ta kết quả

(2.19)
Ở đây K là hằng số tích phân. Cuối cùng, ta biến đổi cả hai vế sang hàm
số ngược của hàm logarit neper

(2.20)
Ở bước cuối cùng ta đưa vào một hằng số mới I0 thay cho hằng số
exp(K). Phương trình (2.20) là nghiệm tổng quát của dòng điện biến
thiên theo thời gian. Một lát nữa ta sẽ tìm cách xác định hằng số I0 .
Điện áp rơi trên điện trở bằng IR. Ta hãy xác định điện áp trên tụ điện,
Vc. Áp dụng định luật KVL cho mỗi vị trí công tắc, ta có Vc = V – IR.
Dùng phương trình (2.20), ta được

(2.21)
Để sử dụng sau này, ta lưu ý rằng vì V và I0R là các hằng số, ta có thể
biểu diễn nghiệm tổng quát của Vc như sau

(2.22)
Ở đây V1 và V2 là các hằng số.
2.4.1 Trạng thái tích điện
Để xác định tính chất của mạch điện, ta cần xác định các điều kiện khi
công tắc đóng lại (tức là các điều kiện ban đầu). Giả sử, ta lắp ráp mạch
điện với tụ điện chưa tích điện để cho Vc ban đầu bằng zero. Ta xác định
t=0 tại thời điểm đóng công tắc nối với nguồn. Do đó, tại thời điểm t=0,
Vc= 0 và V=V0. Dùng dữ liệu này trong phương trình (2.21), ta được:

26
(2.23)
Phương trình này cho ta hằng số chưa biết I0=V0/R. Dùng số liệu này vào
trong các phương trình (2.20) và (2.21) cho ta các nghiệm riêng như sau:

(2.24)

(2.25)
Hai nghiệm số này được biểu diễn trong hình 2.4. Trên đồ thị cần chú ý
các điểm mấu chốt sau. Dòng điện tại thời điểm bắt đầu có giá trị cực đại
V0/R và sau đó giảm về 0. Tụ điện tại thời điểm bắt đầu (như ta đã qui
định) có điện áp bằng 0 và tiệm cận tới điện áp nguồn V0 trong quá trình
tích điện. Mỗi nghiệm số có số hạng hằng số mũ e gọi là số hạng suy
giảm lệ thuộc vào tỉ số t / RC. Tích RC, đơn vị là giây, gọi là thời hằng
của số hạng này. Nó xác định mạch điện phải mất bao lâu để tiến tới
trạng thái xác lập. Khi t=RC, dòng điện giảm xuống còn khoảng 37% giá
trị ban đầu và tụ điện đạt tới khoảng 63% điện áp ban đầu. Thời hằng này
còn có khái niệm vật lý như sau, tụ điện dung càng lớn thì càng lâu mới
nạp đầy; giá trị điện trở càng lớn sẽ hạn chế dòng điện nạp, do đó kéo dài
thời gian nạp đầy của tụ.

Hình 2.4 Điện áp trên tụ và dòng qua tụ lúc tích điện của mạch RC

27
2.4.2 Trạng thái phóng điện
Giả sử ta có thời gian khá dài để tụ nạp đầy. Bây giờ ta chuyển công tắc
tới vị trí phía dưới (hình 2.3). Chỉnh lại đồng hồ về 0 tại thời điểm t=0,
các điều kiện ban đầu là Vc=V0 và V=0. Dùng số liệu này vào trong
phương trình (2.11), ta có:

(2.26)
Vì vậy nghiệm riêng của bài toán thành:

(2.27)

(2.28)
Các nghiệm này được vẽ trong hình 2.5. Khi tụ phóng điện, điện áp trên
tụ giảm theo qui luật hàm số mũ với thời hằng RC và giảm dần về 0 (
mức điện áp ban đầu gắn với phương trình tụ). Dòng điện âm vì nó di
chuyển ngược chiều trong quá trình phóng điện, nó cũng giảm theo qui
luật hàm mũ với cùng thời hằng.

Hình 2.5 Điện áp trên tụ và dòng qua tụ trong quá trình phóng điện
2.4.3 Đáp ứng với sóng vuông
Ta có thể dùng kiến thức về mạch RC để vẽ đường đáp ứng của mạch
với nguồn cung cấp là sóng vuông. Khác với công tắc có điện áp chuyển
đổi giữa V0 và zero, sóng vuông có điện áp chuyển đổi giữa V0 và –V0,
do đó trong trường hợp sóng vuông quá trình phóng điện tiến tới –V0.
Đầu tiên ta xét trường hợp mạch có điện áp ngõ ra trên tụ. Sơ đồ mạch
trong hình 2.6 biểu diễn trường hợp này trong đó Vin là sóng vuông có
biên độ V0 và chu kỳ T. Dạng sóng điện áp ngõ ra phụ thuộc vào mối

28
quan hệ giữa RC và T/2. Các trường hợp tiêu biểu được minh họa trong
hình 2.7.

Hình 2.6 Mạch RC với điện áp ngõ ra trên tụ.


Nếu RC << T/2, tụ điện có dư thời gian để nạp đầy trong khi điện áp
sóng vuông vẫn giữ không đổi. Do đó ta thấy dạng sóng ngõ ra giống
như trong mạch dùng công tắc. Khi điện áp ngõ vào chuyển đổi giữa V0
và –V0, tụ phóng điện (hay nạp điện với cực tính đảo ngược) và tiến tới
điện áp ngõ vào mới. Để ý trong trường họp này, điện áp ngõ ra giống
như sóng vuông với cạnh tăng bị bo tròn.
Nếu RC ≈ T/2, ban đầu tụ nạp điện tới V0 nhưng chỉ đạt được một
phần đoạn đường trước khi ngõ vào chuyển tới –V0 . Bây giờ nó cố nạp
tới điện áp ngõ vào này nhưng một lần nữa, nó không có thời gian đạt tới
đó. Kết quả là ngõ ra có điện áp khác với sóng vuông. Điện áp cực đại và
cực tiểu không được biểu diễn trong trường họp này vì chúng phụ thuộc
vào mối quan hệ giữa RC và T/2, nhưng ta biết rằng điện áp cực đại nhỏ
hơn V0 và điện áp cực tiểu lớn hơn –V0.
Nếu RC >> T/2, tụ có ít thời gian để nạp và xả điện trước khi điện áp
ngõ vào chuyển đổi. Trong trường hợp này, dạng sóng là một chuỗi các
đường tăng và giảm hình thành một sóng tam giác. Điều này phản ảnh
qua số hạng đầu trong biểu thức [1-exp(-t/RC)] với số mũ t/RC nhỏ là
đường thẳng tuyến tính theo thời gian.
2.4.4 Điện áp trên điện trở
Qua hoạt động phân tích kỹ mạch RC, ta còn rút ra một kết quả khác
nữa. Giả sử ta đưa nguồn sóng vuông vào mạch RC được sắp xếp lại như
hình 2.8. Bây giờ điện áp ngõ ra là điện áp trên điện trở. Điều này có vẻ
như một bài toán mới, nhưng thật sự không phải vậy vì Vout = IR và ta đã
giải bài toán này với dòng điện I. Một lần nữa, dạng sóng điện áp ngõ ra
phụ thuộc vào mối quan hệ giữa RC và T/2 như được biểu diễn trong
hình 2.9.

Hình 2.8 Mạch RC với ngõ ra trên điện trở


Khi RC << T/2, ta có trường hợp giống như bài toán chuyển
mạch.Dòng điện (và do đó điện áp ngõ ra) bắt đầu tại giá trị cực đại và

29
giảm dần theo qui luật hàm mũ về 0. Vì RC<<T/2, có nhiều thời gian để
giảm hoàn toàn về 0. Khi điện áp ngõ vào chuyển đổi cực tính, dòng điện
trở nên âm và một lần nữa giảm dần về 0. Điện áp ngõ ra giống như một
chuỗi các đỉnh xung dương và âm.
Khi thời hằng RC lớn hơn T/2, không có đủ thời gian để tụ giảm hoàn
toàn về 0 trước khi ngõ vào chuyển mạch, vì vậy dạng sóng điện áp ngõ
ra có dạng được trình bày trong hình 2.9. Khi RC>>T/2, tính chất xung
gai nhọn biến mất và ngõ ra giống như một sóng vuông bị méo dạng.

Hình 2.7 Ngõ ra mạch hình 2.6 với ngõ vào sóng vuông

30
Hình 2.9 Ngõ ra mạch hình 2.8 với điện áp ngõ vào sóng vuông
2.5 Đáp ứng với sóng sin
Ta xét mạch RC đáp ứng với nguồn cung cấp là sóng sin. Trong khi có
vẻ ta đang thay đổi nhỏ điện áp ngõ vào từ vuông sang sin, thực tế sự
thay đổi này trở nên sâu sắc nhiều hơn ta tưởng. Đối với trường hợp
chuyển mạch (hay sóng vuông), điện áp ngõ vào không đổi tại mỗi thời
điểm tức thời. Điều này cho phép ta giải được phương trình vi phân
(phương trình (2.17)) bằng giải tích mạch, cho ra hàm số đơn giản theo
thời gian đối với I và Vc. Phương pháp này gọi là phân tích mạch trong
miền thời gian. Đối với điện áp ngõ vào phức tạp, phân tích mạch trong
miền thời gian không còn khả thi nữa vì ta không thể giải được phương
trình vi phân được lập ra. Trong trường hợp này, phân tích mạch theo đáp
ứng sóng sin là khả thi. Ta gọi phương pháp này là phân tích mạch trong
miền tần số.
Mạch RC có liên quan được minh họa trong hình 2.10, ở đó điện áp
nguồn là ngõ vào sóng sin Vin. Như thường lệ, theo định luật KVL, ta có:

31
(2.29)
Và lấy đạo hàm theo biến thời gian phương trình này rồi rút gọn, ta được:

(2.30)

Hình 2.10 Mạch RC với nguồn áp sin


Lưu ý rằng, không như bài toán chuyển mạch bằng công tắc, đạo hàm
của điện áp ngõ vào không bằng 0. Để tiến hành giải, ta xác định điện áp
ngõ vào Vin=Vpsint và giả sử dòng điện có dạng I = Ip sin(t + ), ở đây
Ip và  được xác định không đổi. Biến đổi phương trình (2.30), ta được:

(2.31)
Để ý rằng phương pháp này cho phép ta biến đổi phương trình vi phân
(2.30) thành phương trình đại số (2.31). Bây giờ ta tiến hành giải để tìm
Ip và .
Để tách rời hai ẩn số Ip và , ta dùng các công thức lượng giác sau:
(2.32)

(2.33)
Chia 2 vế phương trình (2.31) cho RIp và áp dụng các công thức lượng
giác trên, ta có:

(2.34)
Thu gọn lại, ta được:

(2.35)
Để tìm ra Ip và , ta lập luận như sau: Phương trình (2.35) được xác định
với mọi thời điểm t, do đó nó cũng được xác định với bất kỳ thời điểm
đặc biệt nào ta chọn. Nếu ta chọn t=0, lúc đó sint=0 và cost=1, và
phương trình (2.35) rút gọn lại thành:

(2.36)

32
Tương tự, nếu ta chọn t sao cho t=π/2, lúc đó sint=1 và cost=0, ta
được:

(2.37)
Phương trình cuối cùng này dùng để tìm ra nghiệm số :

(2.38)

Hình 2.11 Tam giác vuông thỏa (2.38)


Phương trình (2.36) yêu cầu phải có sin và cos thì mới tính được Ip. Nếu
ta biết R và C, ta có thể tính được góc  từ phương trình (2.38) và sau
đó biến đổi lượng giác để có sin và cos . Nhưng ta muốn có kết quả
tổng quát hơn, vì vậy ta dùng cách sau đây. Một tam giác vuông thỏa
phương trình (2.38) được minh họa trong hình 2.11. Do đó, sin và cos
được tính bởi công thức lượng giác sau:

(2.39)

Và (2.40)
Dùng hai biểu thức này trong phương trình (2.36),

(2.41)
Qua phép biến đổi đại số, ta được:

(2.42)
Nhớ lại dạng phương trình dòng điện ta giả sử ban đầu, nghiệm cuối
cùng cùa dòng điện là:

(2.43)
Ở đây góc  được tính theo công thức:

(2.44)

33
Hình 2.12 Mạch lọc cao qua RC
2.5.1 Mạch dịch pha dương và mạch lọc cao qua RC
Bây giờ ta có thể áp dụng kết quả trên vào hai mạch thông dụng. Đầu tiên
là mạch trong hình 2.12 lấy điện áp ngõ ra Vout trên điện trở.
Vì ta đã giải xong dòng điện, tìm điện áp ngõ ra này trở nên dễ dàng.

(2.45)
Nhắc lại điện áp ngõ vào có dạng Vin = Vp sint, ta nhận thấy điện áp ngõ
ra thay đổi theo hai cách. (1) Nó đã dịch pha.Vì RC >0, phương trình
(2.44) cho ta biết 0 <  < π/2. Do đó, mạch này gọi là mạch dịch pha
dương. (2) Biên độ đã thay đổi. Bỏ qua biến thời gian và góc lệch pha,
chỉ so sánh biên độ của tín hiệu ngõ vào |Vin| và biên độ của tín hiệu ngõ
ra |Vout| :

(2.46)
Rõ ràng trong phương trình (2.46), biên độ ngõ ra tương đối chỉ phụ
thuộc vào tích số RC. Ta khảo sát các giới hạn cực trị để có được khái
niệm về tính chất này. Khi RC → 0, |Vout| / |Vin| → 0 và khi RC → ∞,
|Vout| / |Vin| → 1. Vẽ đồ thị phương trình (2.46) sẽ cung cấp đầy đủ thông
tin về mối quan hệ này (xem hình 2.13).

Hình 2.13 Đường đáp ứng của mạch lọc cao qua RC.
Đồ thị cho thấy ở tần số thấp ( tương ứng RC đạt trị số nhỏ), lúc đó biên
độ tín hiệu ngõ ra nhỏ hơn biên độ tín hiệu ngõ vào. Mặt khác,tần số càng
cao không làm suy giảm biên độ tín hiệu và ngõ ra biên độ gần như không

34
đổi. Mạch có đặc tính này gọi là mạch lọc cao qua. Tần số cắt hay tần số nửa
công suất được xác định tại hoành độ RC = 1 và được biểu diễn thành một
điểm trên đồ thi tại đó hệ số suy giảm điện áp bắt đầu có ý nghĩa.
2.5.2 Mạch dịch pha âm và mạch lọc thấp qua RC.
Một ứng dụng khác rất phổ biến của mạch RC là lấy điện áp ra trên tụ điện
như hình 2.14. Trong trường hợp này, Vout = Q / C, nhưng Q = ∫ Idt, vì vậy

(2.47)
ở đây hằng số tích phân bằng zero vì giả sử tụ điện ban đầu không tích
điện.Dùng kết quả tính Ip trong phương trình (2.42), ta có:

(2.48)
ở đây bước biến đổi cuối cùng ta dùng công thức cosA= - sin(A-π/2) để
so sánh với dạng sóng điện áp ngõ vào Vin = Vpsint. Như đã biết,
0<<π/2, do đó –π/2<-π/2< 0. Từ kết quả này, ta gọi đây là mạch dịch pha
âm. Xét biên độ tương đối sau:

(2.49)

Hình 2.14 Mạch lọc thấp qua RC


Ở đây các tính chất cực trị là |Vout| / |Vin| → 1 khi RC → 0 và |Vout| / |Vin|
→ 0 và khi RC → ∞. Hình 2.15 minh họa đầy đủ đồ thị của phương
trình (2.49). Trên đồ thị này ta thấy tần số càng thấp thì không bị suy
giảm trong khi đó tần số càng cao thì bị suy giảm. Do đó, mạch này gọi
là mạch lọc thấp qua.Tần số cắt xác định theo công thức RC = 1.

2.5.3 Mạch vi phân và tích phân RC


Đến đây ta có kiến thức về đặc tính của mạch RC, qua một phép phân tích
nữa ta có được một ứng dụng khác của mạch. Trước hết xét mạch lọc cao
qua bên trên, theo định luật KVL, ta có:

(2.50)
Hay Q = C (Vin – Vout) . Lấy đạo hàm theo biến t, ta có phương trình sau:

(2.51)

35
Hình 2.15 Đáp ứng của mạch lọc RC thấp qua

ở đây trong đẳng thức cuối ta dùng giả thiết Vout =IR. Bây giờ từ phương
trình (2.46), ta thấy với RC có giá trị thấp thì |Vout| << |Vin| , do đó ta có
thể bỏ qua số hạng thứ hai của đạo hàm trong phương trình (2.51). Dùng
giả thiết này rồi biến đổi phương trình ta có:

(2.52)
Ở đây kết quả gần đúng vẫn được duy trì khi RC khá nhỏ. Do đó, trong
điều kiện này, mạch lọc cao qua có chức năng như mạch vi phân, cho ta điện
áp ngõ ra tỉ lệ với vi phân điện áp ngõ vào.
Phân tích tương tự có thể được áp dụng cho mạch lọc thấp qua. Kết hợp
định luật KVL với công thức I = dQ/dt và Q = CVout , ta có:

(2.53)
Theo phương trình (2.49), khi RC khá lớn, |Vout| << |Vin| , do đó ta có thể
bỏ qua |Vout| trong đẳng thức thứ nhất của phương trình (2.53). Suy ra,
Vin ≈ RC (dVout / dt) hay

(2.54)
Ở đây kết quả gần đúng vẫn được duy trì khi RC khá lớn. Do đó, trong
điều kiện này, mạch lọc thấp qua có chức năng như mạch tích phân, cho ta
điện áp ngõ ra tỉ lệ với tích phân điện áp ngõ vào.
Cuối cùng, những kết luận này phù hợp với đáp ứng của mạch RC với điện
áp ngõ vào sóng vuông mà ta đã học trước đây. Điện áp ngõ ra trên tụ điện
(bây giờ ta coi như mạch tích phân) cho ta dạng sóng hình tam giác khi RC
>> T/2 ( so sánh với hình 2.7). Sóng tam giác thực ra là tích phân của sóng
vuông vì tích phân của một hằng số là một hàm tuyến tính tăng hay giảm
phụ thuộc vào dấu của hằng số. Ta chỉ có sóng tam giác khi RC >> T/2 vì

36
đây là kết quả gần đúng của phương trình (2.54) vẫn được duy trì ( vì
πương tự, khi ngõ ra lấy trên điện trở ( bây giờ ta coi như mạch
vi phân), ta có được một chuỗi xung dương và âm khi RC << T/2 (so
sánh với hình 2.9). Những xung này được xác định gần đúng từ hàm vi
phân của sóng vuông và điều kiện quan hệ giữa RC và T/2 là điều kiện
của mạch vi phân với RC khá nhỏ.
2.6 Dùng số phức trong mạch điện tử
2.6.1 Giới thiệu
Ta biết rằng một cách để giải phương trình mạch vi phân là giả sử dòng điện
có dạng I = Ip sin (t +  ). Cách này biến đổi phương trình vi phân thành
phương trình đại số mà ta đã biết cách giải. Tuy nhiên, nó bao gồm khối
lượng tính toán khá lớn và yêu cầu ta phải nắm được các công thức lượng
giác. Ta có thể giải một cách dễ dàng các bài toán loại này bằng cách
dùng số phức. Cách tiếp cận này có ưu điểm là mở rộng kiến thức về điện
trở, tụ điện và cuộn cảm.
2.6.2 Tính chất cơ bản của số phức.
Ta đã làm quen các dạng số khác nhau như số nguyên, số hữu tỷ và số
thực. Mỗi dạng số này đều có các qui tắc tính toán các số hạng như phép
cộng, phép nhân, phép tính lũy thừa,v.v. Số phức là một dạng số khác có
bộ qui tắc tính toán của riêng nó.
Tổng quát, một số phức có thể được biểu diễn như sau:
(2.55)
ở đây a và b là các số thực và . Để ý rằng ta biểu diễn số phức
bằng ký hiệu cái nón trên chữ cái z (^) và chữ cái j cho căn hai của -1
thay vì chữ cái i (imaginary number) để tránh nhầm lẫn với tên gọi dòng
điện. Số phức có thể được tính toán bằng các dùng qui tắc tính toán giống
như số thực, chỉ khác ở chỗ ta có thể biểu diễn căn hai của một số âm , ví
dụ,
Đôi khi để tiện lợi ta biểu diễn số phức thành một điểm trên mặt phẳng
phức, với trục tung là phần ảo của ( ký hiệu Im( ) ) và trục hoành là
phần thực của ( ký hiệu Re( ) ). Cách biểu diễn như thế được minh họa
trong hình 2.16. Điểm này cũng có thể được biểu diễn bằng cách dùng độ
dài | | của đoạn nối gốc tọa độ đến điểm và góc là góc tạo bởi đoạn
này với trục hoành dương.
(2.56)
| | và gọi là độ lớn và pha của . Hai đại lượng này có quan hệ với các
phương trình sau:
(2.57)

37
(2.58)

Hình 2.16 Số phức được biểu diễn thành một điểm trong mặt phẳng
phức
Phương trình (2.56) có thể được khai triển thành một chuỗi số bằng công
thức khai triển Taylor đối với hàm số sine , cosine và hàm mũ.

(2.59)
Thay biểu thức này vào phương trình (2.56), ta thấy rằng bất kỳ một số
phức nào cũng đều có thể được biểu diễn ở dạng hàm mũ phức như sau:
(2.60)
ở đây | | và có liên quan đến phần thực và phần ảo của số phức theo
phương trình (2.57) và (2.58).
Cuối cùng, ta để ý một định nghĩa rất thông dụng như sau. Nếu ta có một
số phức có dạng = a + jb thì số phức liên hiệp của số phức này được
định nghĩa là = a – jb . Nhân bất kỳ một số phức nào với số phức liên
hiệp của nó cho ta một số thực bằng bình phương độ lớn như sau:
(2.61)
2.6.3 Mạch RC nối tiếp
Bây giờ ta dùng số phức để giải lại bài toán của mạch RC nối tiếp (hình
2.17). Ta dùng cùng một ký hiệu Vin như trước đây ( chỉ khác một điều là
ta dùng hàm số cosine thay vì hàm số sine), nhưng lưu ý rằng cách biểu
diễn này có thể dùng cho phần thực của số phức như sau:
(2.62)
Tương tự cho dòng điện như sau:
(2.63)

38
Ở đây trong phương trình cuối ta xem là biên độ dòng điện phức
.

Hình 2.17 Mạch RC nối tiếp


Bây giờ ta dùng điện áp và dòng điện phức này để giải phương trình
mạch điện. Lẽ tất nhiên điều này không đúng. Điện áp ta đưa vào mạch là
số thực, không phải số phức. Ta giải quyết mâu thuẫn này bằng cách
đồng ý lấy phần thực của đáp số khi giải xong bài toán. Như trước đây,
áp dụng định luật Kirchoff vào mạch điện RC, ta có:

(2.64)
j
Thay thế điện áp phức Vpe và dòng điện phức vào phương trình,
ta được:

(2.65)
j
Khử số hạng e và chia hai vế cho j , ta có:

(2.66)
Và giải phương trình để tìm nghiệm biên độ dòng điện như sau:

(2.67)
ở đây trong số hạng cuối ta đã nhân tử số và mẫu số cho C và thay thế
1/j=-1. Tới đây còn phải biến đổi đáp số trở nên gọn gàng hơn. Ta vận
dụng khái niệm đã đề cập bên trên là bất kỳ một số phức nào đều được
biểu diễn dưới dạng số mũ phức với độ lớn và góc như trong hai phương
trình (2.57) và (2.58). Áp dụng điều này vào mẫu số phương trình (2.67),
ta có:
(2.68)
ở đây θ xác định theo biểu thức sau:

(2.69)
Biên độ dòng điện phức được viết lại thành:

(2.70)
39
Cuối cùng, như đã thỏa thuận, ta lấy phần thực của đáp số:

(2.71)
Kết quả này trùng với kết quả của bài toán trước đây.
2.6.4 Biện luận và khái quát bài toán
Khi dùng phức số, ta đã đạt được kết quả gì? Ít nhất ra ta có được một
phương pháp khác giải phương trình vi phân khi phân tích mạch RLC với
nguồn áp hình sin. Còn một thuận lợi nữa là phương pháp số mũ phức dễ
sử dụng vì nó không yêu cầu các công thức lượng giác và các công cụ đại
số để giải như trong bài toán trước đây. Do đó, việc học cách dùng số
phức và cách thao tác trở nên có giá trị thực tiễn.
Việc dùng số phức còn cho ta một khái niệm mở rộng. Xem phương trình
(2.66), Nó có vẻ mơ hồ giống như định luật Ohm áp dụng cho điện trở:
một đại lượng nào đó nhân dòng điện bằng điện áp. Nhưng mạch này bao
gồm vừa tụ điện và điện trở, trong khi đó định luật Ohm chỉ áp dụng cho
điện trở. Một kết quả tương tự khi ta phân tích mạch điện gồm cả cuộn
cảm. Điều này cho thấy rằng có thể khái quát hóa định luật Ohm bao
gồm tụ điện và cuộn cảm có cơ sở tương đương như với điện trở.
Để thực hiện khái niệm này, ta giới thiệu một đại lượng mới gọi là tổng
trở (impedance), Tổng trở là đại lượng điện trở được khái quát hóa áp
dụng cho điện trở, tụ điện và cuộn cảm. Nói chung, tổng trở của một
mạch điện hay của một linh kiện là một đại lượng số phức, nên ta dùng
ký hiệu để biểu diễn nó. Dưới đây lần lượt là tổng trở của ba linh kiện
điện trở (resistor), tụ điện (capacitor) và cuộn cảm (inductor) như sau:

Một tổng trở làm cản trở hay giới hạn dòng điện và do đó nó là điện trở
được khái quát hóa. Lưu ý rằng đối với tụ điện và cuộn cảm, tổng trở phụ
thuộc vào tần số  . Khi →0, Zcapacitor →∞ , điều này phù hợp với lý
thuyết là không có dòng điện DC đi qua tụ điện. Mặt khác, khi → ∞,
Zinductor → ∞ , vì vậy cuộn cảm không cho dòng điện cao tần đi qua. Cuối
cùng, một số thuật ngữ cần biết sau. Phần thực của một tổng trở phức
gọi là điện trở tác dụng, trong khi đó phần ảo của tổng trở gọi là điện trở
phản kháng hay trở kháng và thường được ký hiệu là .
Phân tích mạch cũng trở nên đơn giản hóa bằng cách tiếp cận đồng nhất
hóa đối với điện trở, tụ điện và cuộn cảm. Vì hoạt động của tổng trở
giống như điện trở, các qui tắc ghép nối tiếp (series) và song song
(parallel) các tổng trở giống như của điện trở.

40
(2.72)

Và (2.73)
Tính đơn giản cuối cùng là ta không còn phải giải phương trình vi phân
nữa. Phân tích mạch được rút gọn bằng cách ứng dụng định luật Ohm với
đại lượng phức như sau:
(2.74)
2.6.5 Các bài toán ứng dụng
Bây giờ ta áp dụng định luật Ohm với đại lượng phức cho vài mạch điện
sau. Để tìm dòng điện được hình thành do điện áp nguồn, ta có thể gói
gọn thành kỹ thuật giải theo công thức sau:
● nhắc lại định luật Ohm cho đại lượng phức
● tìm tổng trở toàn mạch (total impedance)
● tính dòng điện
● biến đổi tổng trở phức theo dạng a + jb
● biến đổi đại lượng phức này theo dạng hàm mũ
● biến đổi điện áp sao cho tương thích
● lấy phần thực của dòng điện phức vừa mới tính xong.
2.6.5.1 Mạch RC ghép nối tiếp
Đầu tiên ta áp dụng công thức cho mạch RC đã học ở trên. Tổng trở toàn
mạch gồm một điện trở mắc nối tiếp với một tụ điện là
Do đó, ta có :

(2.75)
Phương trình này tương tự như phương trình (2.67) và phép biến đổi
tương tự như đã làm ở đó. Kết quả như sau:

(2.76)
ở đây như bài toán trước, θ được tính theo biểu thức sau:

(2.77)
Thông thường, điện áp nguồn có dạng Vpcos(t) hay Vpsin(t). Ta có
thể biến đổi thành điện áp phức Vpejt khi đưa vào phương trình (2.76)
với điều kiện là kết quả cuối cùng ta sẽ lấy phần thực của đáp số đối với
nguồn cosine hay phần ảo của đáp số đối với nguồn sine. Do đó:

41
(2.78)
Và đối với nguồn cosine, ta được kết quả như trước đây:

(2.79)
2.6.5.2 Mạch LR nối tiếp
Áp dụng phương pháp giải tích mạch đã học ở trên vào mạch vào mạch
LR nối tiếp trong hình 2.18. Tổng trở toàn bộ của mạch ghép nối tiếp
gồm điện trở và cuộn cảm là . Do đó,

(2.80)

Hình 2.18 Mạch LR nối tiếp

Ở đây (2.81)
Như phần trên, ta dùng và có được

(2.82)
Nếu đại lượng tìm kiếm là dòng điện, ta lấy phần thực của phương trình
(2.82) và như thế đã làm xong. Tuy nhiên, chức năng của mạch là xác
định điện áp ngõ ra trên một trong các linh kiện. Điều này được thực hiện
bằng cách nhân dòng điện với tổng trở mạch. Ví dụ, ta muốn điện áp trên
điện trở là ngõ ra. Lúc đó,

(2.83)
Và lấy phần thực,

(2.84)
Vì θ cho trong (2.81) là dương, mạch này hoạt động như mạch dịch pha
âm. Nó cũng hoạt động như mạch lọc tần số, bằng cách xem các giá trị
tương đối giữa điện áp ngõ vào và ra sau đây

42
(2.85)
Từ dạng cuối của phương trình này, ta thấy điện áp ngõ ra tương đối đạt
cực đại tại ω = 0 và giảm về zero khi ω → ∞. Đường cong biểu diễn
được trình bày trong hình 2.19. Để ý rằng những tín hiệu tần số thấp đi
qua không bị suy giảm trong khi đó những tín hiệu tần số cao ( lớn hơn
R/L) bị suy giảm biên độ. Do đó, khi ngõ ra lấy trên điện trở, mạch trở
thành mạch lọc thấp qua.
Giả sử ta dùng mạch LR tương tự nhưng lấy điện áp ngõ ra trên cuộn
cảm. Điện áp này theo định luật Ohm, là . Do đó, từ phương
trình (2.80), ta có:

(2.86)

Hình 2.19 Mạch lọc thấp qua LR


Bây giờ,

(2.87)
Tiến hành như trên, ta có

(2.88)

43

(2.89)
Vì bây giờ θ là âm, mạch hoạt động như mạch dịch pha dương. Như phần
trên, nó cũng hoạt động như mạch lọc tần số, nhưng là mạch lọc cao qua
bằng cách xem đồ thị của phương trình (2.89) trong hình (2.20)

Hình 2.20 Mạch lọc cao qua LR

Hình 2.21 Mạch LRC nối tiếp


2.6.5.3 Mạch LRC nối tiếp
Là một ví dụ cuối cùng, xét mạch LRC nối tiếp trong hình 1.21. Tổng trở
toàn mạch là . Do đó,

(2.90)
Ở đây

44
(2.91)
Một lần nữa, dùng , ta có

(2.92)
Và lấy phần thưc của phương trình dòng điện trên, ta có

(2.93)
Dòng điện I phụ thuộc vào tần số là vấn đề cần quan tâm. Để ý rằng khi
ω → 0, 1/ωC → ∞, và | I | → 0. Tương tự, khi ω → ∞, ωL → ∞, và | I |
→ 0. Vì vậy, đối với những tần số rất thấp và rất cao ta không có dòng
điện. Ở khoảng nào đó giữa những tần số này phải có dòng điện cực đại.
Ta tìm ra giá trị này bằng cách lấy đạo biên độ dòng điện theo ω và cho
bằng zero:

(2.94)
Nghiệm số phương trình ωL = 1/ωC hay

(2.95)
Toàn bộ đường cong biểu diễn trong hình 2.22. Hệ thống có một đáp ứng
lớn tại một tần số nguồn nào đó được gọi là hệ thống cộng hưởng. và tần
số tại đó đáp ứng đạt tới đỉnh được gọi là tần số cộng hưởng. Do đó, với
mạch LRC nối tiếp, tần số cộng hưởng là ω0. Biên độ dòng điện tại thời
điểm này là Vp / R, giá trị tương đương với cuộn cảm và tụ điện bị loại ra
khỏi mạch. Rõ ràng, ở tần số cộng hưởng, tác dụng của cảm kháng và
dung kháng bỏ qua. Độ rộng của đoạn cong Δω tại đó dòng điện giảm đi
1/ √2 so với giá trị đỉnh có giá trị xấp xỉ R/L. vì R/L << ω0. Do đó, trị số
R càng nhỏ , đoạn cong càng hẹp và dòng đỉnh càng cao. Nếu ta lấy điện
áp trên điện trở làm ngõ ra, Vout = IR, và mạch điện có chức năng như
mạch lọc dải qua, chỉ cho phép những tần số gần ω0 đi qua.Những mạch
điện như thế thường được dùng để cộng hưởng một kênh truyền thông
được chọn và loại bỏ những tần số truyền lân cận.

45
Hình 2.22 Đường cong cộng hưởng LRC

Hình 2.23 Mạch LRC ngắt dẫn


2.7 Dùng phương pháp hàm mũ phức để giải bài toán ngắt dẫn
Trong khi phương pháp hàm mũ phức được khai triển đối với các mạch
điện có điện áp nguồn hình sin, nó cũng có thể áp dụng trong bài toán
ngắt dẫn như mạch điện hình 2.23.
Theo KVL, ta có:

(2.96)
ở đây V=V0 khi công tắc đóng lên và V=0 khi công tắc đóng xuống. Giả
sử ta quan tâm đến điện áp trên tụ điện, VC = Q/C. Do đó, việc tìm điện
tích Q trở nên thuận lợi. Dùng công thức I = dQ/dt, phương trình (2.96)
biến đổi thành

(2.97)
Phương trình (2.97) là phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 loại không
thuần nhất. Nghiệm tổng quát của phương trình này là tổng của (1)
nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất với vế phải bằng 0 và (2)
nghiệm riêng của (2.97). Đối với nghiệm riêng, đơn giản ta lấy nghiệm
không đổi Q = CV. Điều này còn lại phương trình không thuần nhất để
giải. Dùng phương pháp hàm mũ phức, ta đặt , ta có:

46
(2.98)
Khử và sắp xếp lại, ta có phương trình bậc hai theo ω
(2.99)
ở đây ta định nghĩa và . Nghiệm bài toán như sau:

(2.100)
Ta có được hai giá trị của ω. Đối với nghiệm tổng quát ta dùng cả hai.
2.7.1 Trường hợp dưới tắt dần (underdamped case)
Để biện luận nghiệm số phương trình ta cần phải xác định các giá trị
quan hệ giữa ω0 và γ. Đầu tiên ta xét trường hợp , gọi là trường
hợp dưới tắt dần. Vì căn hai trong phương trình (2.100) là số thực dương,
hai nghiệm số ω là , ở đó ta định nghĩa

(2.101)
Dùng cả hai nghiệm số ω, ta có đáp số sau
(2.102)
ở đây Q1 và Q2 là các hằng số. Lấy phần thực:
(2.103)
Tới chỗ này ta thêm nghiệm riêng Q = CV để có được nghiệm tổng quát
đối với phương trình (2.67). Vì ta để ý đến điện áp trên tụ điện VC , ta
chia hai vế của phương trình cho C và có được
(2.104)
ở đây ta đã ghép các hằng số thành hằng số mới V3 = (Q1 + Q2) / C.
Để hoàn tất bài toán ta phải xác định V3 bằng cách dùng các điều kiện
ban đầu. Giả sử tụ điện ban đầu không tích điện (VC = 0 tại t = 0) khi
công tắc ở vị trí bên trên (V = V0), phương trình (2.104) cho V3 = - V0 và
nghiệm số trở thành
(2.105)
Nghiệm số này có một phần dao động (cosω1t) nhưng có biên độ giảm
theo thời gian theo hàm mũ . Đặc tính này gọi là chế độ rung vì
nó gợi nhớ lại âm thanh chuông reo. Khi t → ∞, nghiệm số tiến tới hằng
số V0 và tụ điện coi như nạp đầy. Đặc tính này được minh họa trong hình
2.24.

47
Bây giờ hãy tưởng tượng sau khi tụ nạp đầy, ta di chuyển công tắc tới vị
trí bên dưới để cho VC = V0 tại t = 0 và V = 0. Dùng điều kiện này vào
phương trình (2.104) cho ra V3 = V0, vì vậy nghiệm số trở thành
(2.106)
Một lần nữa, ta có một dao động ở tần số ω1 giảm dần theo đơn vị thời
gian định bởi γ. Sau một khoảng thời gian đủ dài, tụ điện nạp đầy và
VC=0. Ghép kết quả này với kết quả trước cho ta đặc tính đầy đủ của
mạch dưới tắt dần bằng công tắc được mô tả trong hình 2.25.
Đặc tính dưới tắt dần còn được quan sát trong các hệ thống vật lý khác
nữa. Ví dụ, một dao động điều hòa tắt dần nhẹ đang ở vị trí cân bằng nào
đó đột nhiên thay đổi vị trí thì lúc đó sẽ dao động xung quanh vị trí cân
bằng mới cho tới khi dao động tắt dần.

Hình 2.24 Chế độ rung của mạch LRC

Hình 2.25 Đáp ứng dưới tắt dần của mạch LRC theo công tắc

Hình 2.26 Đáp ứng xung tắt dần của mạch LRC theo công tắc
2.7.2 Trường hợp xung tắt dần (overdamped case)

48
Kế tiếp, ta xét trường hợp , gọi là trường hợp xung tắt dần. Vì
căn hai trong phương trình (2.100) là số ảo, hai nghiệm số của phương
trình trở thành , ở đây ta định nghĩa . Một
lần nữa dùng cả hai nghiệm số cho ra đáp số bài toán như sau
(2.107)
ở đây Q1 và Q2 là các hằng số. Lưu ý rằng không có mối nguy hiểm xảy
ra đối với số hạng phân kỳ thứ hai vì theo cấu trúc mạch . Tiến
hành như trước đây ta có:

(2.108)
Đây là kết quả đối với phần tích điện của điện áp trên tụ

(2.109)
Đây là kết quả đối với phần phóng điện của điện áp trên tụ
Một đồ thị biểu diễn những hoạt động này được minh họa trong hình
2.26. Không có dao động xảy ra trong trường hợp này. Thay vào đó, có
một sự tiệm cận biến thiên đơn điệu dần dần tới giá trị cuối cùng. Đây là
đặc tính của một hệ thống ở đó hệ số tắt dần (trong trường hợp này do
điện trở của mạch tạo ra) khá lớn. Tương tự như một dao động điều hòa
trong một chất nhày như mật mía.

Hình 2.27 Đáp ứng tắt dần tới hạn của mạch LRC theo công tắc
2.7.3 Trường hợp tắt dần tới hạn
Cuối cùng, xét trường hợp , gọi là trường hợp tắt dần tới hạn.
Bây giờ, căn hai trong phương trình (2.100) là zero, và hai nghiệm số ω
bằng nhau. Trong trường hợp này các phương pháp của phương trình vi
phân đơn biến có thể được áp dụng để cho ra một nghiệm độc lập thứ hai.
Kết quả bài toán có dạng như sau
(2.110)
Với A và B là hằng số. Trường hợp tắt dần tới hạn này được trình bày
trong hình 2.27, tạo tốc độ biến thiên nhanh nhất tới giá trị cân bằng mới
của VC.
2.8 Phân tích chuỗi số Fourier
49
Ta biết rằng phương pháp hàm biến phức cho ta một công cụ rất mạnh để
giải các bài toán có liên quan đến mạch ghép điện trở, tụ điện và cuộn
cảm với điện áp nguồn hình sin. Nhưng đối với các dạng điện áp nguồn
khác như sóng tam giác, sóng răng cưa, v.v. thì làm thế nào ? Trong
trường hợp này, việc phân tích cách giải được áp dụng cho bất kỳ tín hiệu
tuần hoàn nào theo định lý Fourier.
Định lý này phát biểu như sau. Gọi f(t) là hàm số thực tuần hoàn có chu
kỳ T sao cho f(t) = f(t + T) với mọi giá trị t. Khi đó tồn tại một hằng số
phức sao cho

(2.111)
ở đây

(2.112)
Và các hằng số được tính theo công thức sau

(2.113)
Với mọi giá trị n và t’. Để ý rằng do phương trình (2.113), biểu thức sau
cũng đúng
Một vài lý luận vững chắc có được khi khảo xét định luật này. Cho tới
bây giờ, ta đã giải được các bài toán mạch điện bằng cách giả sử điện áp
nguồn có dạng Vpexp(jωt), vì thế ta biết cách giải trong trường hợp này.
Nhưng phương trình (2.111) phát biểu rằng bất kỳ hàm tuần hoàn nào
cũng đều có thể khai triển dưới dạng tổng của các số hạng theo công thức
này, vì vậy, về nguyên tắc, ta có thể xử lý hàm tuần hoàn bằng cách xử lý
mỗi số hạng ở vế bên phải của phương trình (2.111). Để biết cách làm thế
nào, ta hãy trở lại ví dụ của mạch LRC nối tiếp. Giả sử bây giờ ta có một
nguồn điện áp có dạng . Như cách giải trước, định luật
Ohm áp dụng cho các đại lượng phức được viết như sau

(2.114)
Ta giải phương trình này để tìm như bài toán trước và có được

(2.115)
ở đây

50
(2.116)
Vì mỗi số hạng trong phương trình (2.111) đều có dạng như được giả sử,
ta có nghiệm chính thức đối với nguồn có dạng f(t) như sau

(2.117)
Định lý Fourier ý muốn nói rằng ta có thể xem bất kỳ một hàm tuần hoàn
nào cũng đều bao gồm các số hạng dao động ở những tần số khác nhau,
và những tần số này có quan hệ sóng hài với nhau (tức là, tần số cao là
bội số nguyên của tần số sóng hài bậc 1 là ω1 , như được trình bày trong
phương trình (2.112). Điều này rất có lợi vì khi khảo sát các mạch lọc
khác nhau, đáp ứng của mạch thường là hàm của tần số. Do đó, ví dụ,
một hàm tuần hoàn f(t) được đưa vào một mạch lọc thấp qua sẽ có các
thành phần tần số thấp không bị ảnh hưởng trong khi đó các tần số cao bị
suy giảm biên độ. Điện áp ngõ ra về sơ bộ là tổng của các thành phần tần
số thấp trong tín hiệu ban đầu.
Phần khó khăn duy nhất khi dùng định lý Fourier là tính toán các hằng số
bằng cách dùng phương trình (2.113) rồi đơn giản chuỗi số có được.
Thông thường điều này không được yêu cầu trong các mạch điện tử vì
các hàm tuần hoàn tiêu biểu được dùng đều có chuỗi số Fourier được liệt
kê thành bảng cho sẵn, nhưng để tò mò muốn biết ta làm một ví dụ sau
đây. Giả sử hàm tuần hoàn là dạng sóng răng cưa như trong hình (2.28).
Vì tích phân trong phương trình (2.113) có thể được tính toán tại bất kỳ
thời điểm đầu t’ nào, ta chọn t’ = - T/2 cho tiện. Lúc đó trên miền giới
hạn của tích phân (-T/2 tới T/2), hàm số có thể được biểu diễn là f(t) =
(2Vp / T) t. Dùng biểu thức này trong phương trình (2.113), ta có

(2.118)
ở đây với n≠0, ta đã lấy tích phân thành từng phần. Số hạng đầu trong
phương trình (2.118) đơn giản thành

(2.119)
Số hạng thứ hai thành

51
(2.120)
Do đó ta còn lại

(2.121)
đối với tất cả n≠0 . Hàm sóng răng cưa có thể viết dưới dạng sau

(2.122)
Khai triển thành chuỗi số và lưu ý ωn = nω1 cho ta kết quả sau

(2.123)
Do đó, phân tích chuỗi Fourier cho ta kết luận rằng sóng răng cưa có thể
xem như chứa đựng một chuỗi các sóng sin có tần số là bội số nguyên
của tần số ω1 = 2π / T. Chuỗi số tương tự có thể được viết đối với các
dạng sóng thông thường khác. Đối với dạng sóng tam giác có biên độ
đỉnh Vp và chu kỳ T, ta có

(2.124)
Trong khi đó với dạng sóng vuông có cùng thông số như sóng tam giác,
ta có

(2.125)

Hình 2.28 Dạng sóng răng cưa đối xứng


2.9 Máy biến áp

52
Máy biến áp là một thiết bị biến đổi một điện áp AC có biên độ nào đó
thành một điện áp AC có biên độ khác. Thông thường khả năng này được
dùng thông qua mạng lưới điện cung ứng cho xí nghiệp hay hộ dân. Ở
nhà máy điện, những máy biến áp khổng lồ làm tăng điện áp lên sao cho
lượng công suất rất lớn có thể được truyền tải mà không cần dây dẫn
đường kính rất lớn. Vì điện áp cao khá nguy hiểm, ở cuối lưới điện gần
hộ tiêu thụ các máy biến áp làm giảm điện áp tới giá trị an toàn. Nguồn
điện áp cung cấp bên trong các thiết bị điện tử trong nhà còn thấp hơn
điện áp lưới điện, vì vậy một máy biến áp giảm áp nữa được yêu cầu bên
trong các thiết bị này.
Sơ đồ nguyên lý một máy biến áp tiêu biểu được minh họa trong hình
2.29. Một đoạn dây đồng được quấn xung quanh một gông từ của lõi thép
máy biến áp thành n1 vòng. Cuộn dây này được gọi là cuộn dây sơ cấp.
Một đoạn dây khác được quấn xung quanh một lõi thép máy biến áp
thành n2 vòng để hình thành cuộn dây thứ cấp. Một điện áp AC tên gọi
V1 được đưa vào cuộn dây sơ cấp tạo thành dòng điện AC tên gọi I1 chạy
qua. Điều này sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian. Lõi biến áp
làm bằng vật liệu sắt từ để cho từ trường tập trung bên trong lõi sắt và
móc vòng qua cuộn dây thứ cấp quấn trên lõi sắt khác trên cùng vật liệu.
Định luật Faraday cho ta biết từ trường biến thiên bên trong một cuộn
dây sẽ cảm ứng một điện áp trong cuộn dây đó và ta gọi là điện áp thứ
cấp V2 . Quan hệ giữa V1 và V2 được biểu diễn như sau

(2.126)

Hình 2.29 Sơ đồ nguyên lý của máy biến áp


Do đó điện áp ngõ ra V2 của máy biến áp chỉ phụ thuộc vào điện áp ngõ
vào V1 và tỉ số của số vòng dây giữa cuộn thứ và cuộn sơ n2 / n1.
Nếu một điện trở hay một tải khác được gắn vào cuộn dây thứ cấp, sẽ có
một dòng điện I2 chạy qua tải. Vì năng lượng phải được bảo toàn (giả sử
không có tổn hao từ hóa hay tổn hao đồng), ta có I1V1 = I2V2 . Dùng
phương trình (2.126), ta có

(2.127)

53
Dòng điện ngõ ra I2 của máy biến áp chỉ phụ thuộc vào dòng điện I1 và tỉ
số vòng gọi là n1 / n2 . Lưu ý rằng nếu ta sản xuất một máy biến áp có tỉ
số vòng sẽ làm tăng điện áp, lúc đó dòng điện ngõ ra nhỏ hơn điện áp
ngõ vào và ngược lại. Trong vật lý gọi là mối quan hệ biện chứng “được
cái này mất cái kia”
Phương trình (2.126) và (2.127) là các định luật cơ sở về hoạt động của
máy biến áp lý tưởng, máy biến áp tăng áp và giảm áp được đề cập ở trên
đều tuân thủ các định luật này. Một ứng dụng khác của máy biến áp là
dung hợp tổng trở (impedance matching). Để xây dựng yêu cầu cho ứng
dụng này, ta hãy xét bài toán sau đây. Giả sử ta có một nguồn áp V0 và
nội trở R0. Nguồn này được nối vào một điện trở tải RL như trong hình
2.30. Bài toán đặt ra là quan hệ giữa R0 và RL như thế nào để công suất
truyền cho tải đạt giá trị cực đại ?

Hình 2.30 Bài toán truyền công suất


Công suất truyền cho tải là

(2.128)
Để ý rằng công suất truyền cho tải dần tới zero khi RL → 0 hay RL → ∞.
Một giá trị nào đó nằm giữa hai giới hạn này sẽ cho ta công suất cực đại.
Để xác định trường hợp này ta lấy đạo hàm của PL theo RL và cho bằng
zero.

(2.129)
Giải phương trình này để tìm nghiệm RL , ta có RL = R0 để cho công suất
đạt trị số cực đại.
Kết quả này cho thấy rằng điện trở tải (hay một cách tổng quát là tổng trở
tải) phải dung hợp với nội trở của nguồn áp nếu ta muốn truyền công suất
lớn nhất cho tải. Tuy nhiên, có lúc ta gặp bài toán không thỏa mãn điều
kiện này. Ví dụ, phần lớn các loa stereo có tổng trở 8Ω và tổng trở này
không hòa hợp với tổng trở ngõ ra của mạch khuyếch đại stereo. Để đạt
được điều kiện dung hợp tổng trở như mong muốn, ta có thể dùng một
máy biến áp. Xét mạch điện trong hình 2.31.
Dòng điện và điện áp ngõ ra được biểu diễn như sau V2 = I2RL. Dùng các
phương trình (2.126) và (2.127) đối với V2 và I2 , ta có

(2.130)
54
(Nguồn)

Hình 2.31 Máy biến áp dung hợp tổng trở


Hay

(2.131)
Điện áp và dòng điện ngõ vào quan hệ với nhau qua điện trở hiệu dụng
như sau

(2.132)
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là máy biến áp đã biến đổi điện trở mà nguồn
nhìn thấy từ RL sang Reff . Bằng cách chọn một máy biến áp có tỉ số vòng
thích hợp, ta có thể dung hợp Reff với bất luận điện trở nguồn nào ta có,
do đó bảo đảm công suất truyền đạt cực đại. Thật vậy, máy biến áp đã
dung hợp tổng trở nguồn với tổng trở tải.

55
BÀI TẬP
1. Tìm điện dung tương đương qua hai đầu cuối của mạch điện trong
hình 2.32.

Hình 2.32 Mạch điện bài toán 1.


2. Vẽ đồ thị điện áp Vout theo thời gian t đối với mạch điện trong hình
2.33 sau khi công tắc đóng. Giả sử tụ điện không tích điện ban đầu và
V0= 12V, R =100KΩ, và C =10F . Chọn tỉ lệ số đo thích hợp trên hệ
trục tọa độ.

Hình 2.33 Mạch điện cho các bài toán 2,3 và 4.


3. Xem hình 2.33 và lấy V0 =100V, R =1MΩ, giá trị điện dung của tụ C
được yêu cầu bằng bao nhiêu để cho Vout =70V tại thời điểm 10s sau khi
công tắc đóng?
4. Giả sử ta dùng mạch điện của bài toán trên và chờ đợi khá lâu sau khi
công tắc đóng để cho tụ nạp đầy. Bây giờ ta mở công tắc và gắn một điện
trở 10KΩ qua hai đầu ngõ ra. Hỏi phải mất bao lâu để điện áp trên tụ
giảm xuống còn 1V?
5. Cho một sóng hình sin biên độ 20Vpp nối vào một điện trở 10KΩ. Tính
dòng điện đỉnh, hiệu dụng và trung bình qua điện trở. Công suất định
mức của điện trở bằng bao nhiêu?
6. Tính trị số và góc pha của tổng trở đối với mạch điện trong hình 2.34.

Hình 2.34 Mạch điện bài toán 6 và 7


7. Giả sử ta thay đổi tần số của máy phát tín hiệu trong hình 2.34. Nếu
tần số góc được xác định là 103rad/s, hỏi biên độ đỉnh của điện áp trên tụ
và của điện áp trên tụ bằng bao nhiêu?
8 Xác định tần số cộng hưởng ω0 đối với mạch điện trong hình 2.35.

56
Hình 2.35 Mạch điện bài toán 8 và 9
9. Tìm trị số và góc pha của tổng trở trong mạch hình 2.35 với tần số
2500Hz.
10. Thiết kế một mạch lọc thấp qua có |Vout| / |Vin| = 0,5 tại 5KHz.
11. Chứng minh mạch điện trong hình 2.36 có dạng như biểu thức sau

(2.133)

Hình 2.36 Mạch điện bài toán 11


12. Xem mạch điện hình 2.37 có R1 = 20Ω, X1 = 37,77Ω, R2 = 10Ω,
X2= - 53,1Ω. Tính trị số dòng điện đi ra máy phát sóng và góc pha giữa
dòng điện và điện áp máy phát sóng. Giả sử máy phát sóng có ngõ ra là
sóng hình sin 230Vrms với tần số 60Hz.

Hình 2.37 Mạch điện bài toán 12


13 Xem hình 2.38 và lấy Vin =120Vrms, Vout = 12Vrms, và R = 20Ω, tìm tỉ
số vòng của máy biến áp, dòng điện cuộn sơ và dòng điện cuộn thứ.

Hình 2.38 Mạch điện bài toán 13


14. Một máy phát sóng âm tần có tổng trở ngõ ra 600Ω. Để cung cấp cho
loa 8Ω với công suất truyền cực đại, một máy biến áp dung hợp tổng trở
được dùng giữa máy phát và loa. Hỏi máy biến áp có tỉ số vòng cần thiết
bằng bao nhiêu ?
15. Một máy biến áp giảm áp không có đánh dấu đầu vào đầu ra , ở một
bên đo được tổng trở là 1,6Ω, còn bên kia tổng trở là 40Ω. Hỏi bên nào là
cuộn sơ và bên nào là cuộn thứ? Nếu điện áp ngõ vào là 120Vrms, hỏi ngõ
ra điện áp bằng bao nhiêu?
16 Một mạch lọc thấp qua có tần số cắt 100Hz được dùng để lọc tín hiệu
sóng vuông 90Hz có biên độ V0. Hãy mô tả ngõ ra của mạch lọc bao gồm
hình dạng, tần số và biên độ.

57
17. Khai triển chuỗi số Fourier đối với tín hiệu trong hình 2.39. Gợi ý:
không cần thiết phải tính toán. Hãy nghĩ xem tín hiệu này có quan hệ như
thế nào với một tín hiệu ta đã biết rồi dạng khai triển chuỗi số Fourier.

Hình 2.39 Dạng sóng bài toán 17


18. Cho một tín hiệu sóng răng cưa có chu kỳ 1ms, hãy thiết kế một
mạch điện (bao gồm tất cả các giá trị linh kiện) lấy sóng răng cưa này
làm ngõ vào và tạo thành một sóng hình sin 3KHz ở ngõ ra. Nếu điện áp
đỉnh của sóng răng cưa là 1V, hỏi biên độ của sóng hình sin bằng bao
nhiêu?

58

You might also like