You are on page 1of 14

Chương 3:

TỤ ĐIỆN
( CAPACITOR )

3.1 NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ TỤ ĐIỆN:

1. Cấu tạo của tu :


Trong hình thức đơn giản nhất, tụ điện là linh kiện điện ( electrical device ) được
cấu tạo bởi 2 bản cực dẫn điện ( conductive plate ) đặt song song nhau, được phân cách
bởi một lớp cách điện ở giữa gọi là điện môi (dielectric), các chân nối được lấy ra từ
hai bản cực này như ở hình vẽ sau :

Tụ được viết tắt là C (capacitor), tùy theo chất điện môi mà ta đặt tên cho tụ điện,
như là: tụ giấy, dầu, gốm, mica …

2. Đặc tính tích trử điện của tụ :

Nối hai bản cực A,B của tụ điện vào nguồn Vs, thông qua điện trở R và khóa K
như hình vẽ 3-2, đóng khóa K ta thấy :
- Điện tích âm của nguồn sẽ tích tụ ở bản cực B
- Điện tích dương của nguồn sẽ tích tụ ở bản cực A

24
Trong suốt quá trình nạp này, dòng điện chỉ xuất hiện ở dây nối từ bản cực đến
nguồn VS, hoàn toàn không có dòng điện trong điện môi của tụ vì đây là chất cách điện.
Sau một thời gian, khi ở hai bản cực A và B đã tích tụ một điện tích là + Q và - Q và
hiệu thế ở giữa hai bản cực này bằng với hiệu thế nguồn VS, lúc này quá trình nạp đã
kết thúc và không còn dòng điện trong mạch.
Ngắt khóa K, tụ điện vẫn còn tích trữ được nguồn năng lượng trong một thời gian
rất dài ( tuỳ thuộc vào loại tụ ) và vẫn còn hiệu thế giữa hai đầu bản cực là V S .

3. Điện dung : ( Capacitance)


Là khả năng tích điện trên mỗi đơn vị hiệu thế mà tụ điện có thể có được , theo công
thức :
Q C : điện dung (Farad)
C Q : điện tích (Coulomb)
V
V : điện thế (Volt)
Trong thực tế, điện dung là khả năng tích trữ điện của tụ điện, viết tắt là C. Điện
dung C tuỳ thuộc vào điện môi và cấu tạo của tụ theo công thức :
 : hằng số điện môi tuỳ thuộc chất cách điện.
C  
S S : diện tích bản cực ( m 2 )
d d : bề dày lớp điện môi ( m )

Các ước số của Farad ( F ) là :


1 F = 106 micro farad (F)= 109 nano farad (nF) = 1012 pico farad (pF)

Hằng số điện môi của một số chất thông dụng:

Điện Không khí Parafin Elbonit Giấy tẩm Gốm Mica


môi khô dầu
 1 2 2,7  2,9 3,6 5,5 4 5

Từ công thức trên ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến điện dung của tụ:

a)Diện tích bản cực của tụ-S : (plate area)


Điện dung C sẽ tỷ lệ thuận với S, ở đây ta cần chú ý đến diện tích hiệu dụng giữa hai
bản cực (over-lapping area hay effective plate area) như ở hình 3-3 .
Sự thay đổi diện tích hiệu dụng này là nguyên tắc cơ bản để chế tạo một số loại tụ
thay đổi (variable capacitor) .

b)Khoảng cách giữa hai bản cực d và hằng số điện môi  :


Điện dung C sẽ tỷ lệ nghịch với d và tỷ lệ thuận với , tùy thuộc vào chất liệu điện
môi .

25
4. Điện tích và năng lượng nạp của tụ :
Từ công thức tính của điện dung, điện tích nạp của tụ : Q = CV
Năng lượng nạp của tụ trong khoảng thời gian dt :
dW = V . I . dt = V . dQ = C .V . dV  W = C  V  dV = 1/2 CV2

1 với :
Vậy : W  C V 2 W : năng lượng nạp của tụ ( joule )
2

5. Điện thế làm việc : (Voltage Rating)


Mỗi tụ điện đều có một điện thế giới hạn đặt vào giữa hai bản cực của tụ. Điện thế
làm việc của tụ là điện thế tối đa đặt vào giữa 2 bản cực này mà không làm hỏng tụ
điện, nếu vượt quá trị số này, điện thế sẽ tạo ra một lực điện trường đủ mạnh làm bức
xạ các điện tử thành điện tử tự do và sẽ có dòng điện trong điện môi, lúc này điện môi
bị đánh thủng và điện thế này gọi là điện thế đánh thủng (break-down voltage)
Vì vậy, trong thực tế trên tụ điện đều có ghi hai trị số gọi là thông số kỹ thuật đặc
trưng của tụ là :
- Điện dung C ( đơn vị là F, F, nf,pF)
- Điện thế làm việc VW ( đơn vị là volt)
Để an toàn, ta thường chọn điện thế làm việc của tụ điện lớn hơn điện thế thật sự áp
lên tụ điện trong mạch là VC theo công thức:
với :
VC  2  VW 2 : là hệ số an toàn

3.2 ĐẶC TÍNH NẠP, XẢ ĐIỆN CỦA TỤ ĐỐI VỚI DÒNG DC :

Lập mạch thí nghiệm như ở hình vẽ 3.4 để khảo sát hiệu thế, dòng điện nạp và xả
theo thời gian.
Ta chia ra 2 trường hợp nạp và xả như sau:
1. Đặc tính nạp : (charge)

26
Khi khóa K ở vị trí 1, nguồn VS được nối với tụ C thông qua điện trở R, nguồn VS
sẽ làm di chuyển các è từ bản cực A đến bản cực B, bản cực A mất è và bản cực B nhận
è khiến bản cực A trở nên dương so với B, quá trình này gọi là quá trình nạp của tụ,
trong suốt quá trình này hiệu thế ngang qua hai bản cực tăng lên theo hàm số mũ đối
với thời gian t và đến khi bằng với hiệu thế nguồn VS thì quá trình nạp kết thúc,lúc này
tụ nạp đầy và không còn dòng điện trong mạch.
Hiệu thế nạp tức thời trên hai đầu tụ được tính theo công thức :

t

Với : vc  VS (1  e  )
t : thời gian nạp của tụ, đơn vị : giây (s)
 = RC : hằng số thời gian (time constant) nạp của tụ với : R (ohm), C (Farad)
Trong lúc hiệu thế của tụ nạp tăng lên thì dòng điện nạp của tụ giảm theo hàm số mũ
từ trị số ban đầu cực đại là VS / R xuống đến trị số cuối là không khi quá trình nạp kết
thúc theo công thức:
VS t 
iC  e
R

Đường cong hiệu thế và dòng nạp của tụ:

Ta coi như sau thời gian 5 , khi hiệu thế nạp giữa hai bản cực của tụ là 99% hiệu
thế nguồn và dòng nạp chỉ còn 1% so với giá trị cực đại ban đầu, là lúc tụ nạp đầy .

27
Ta thấy chỉ có dòng nạp ở nguồn VS đến bản cực trong 1 thời gian rất ngắn và hoàn
toàn không có dòng điện qua điện môi.
Kết luận :
Tụ điện có đặc tính ngăn cản dòng DC.

2. Đặc tính xả : ( discharge )


Sau khi nạp đầy, bật khóa K qua vị trí 2, lúc này hiệu thế của tụ Vc = VS,tụ điện xả
điện qua điện trở R, hịêu thế và cường độ dòng xả của tụ điện sẽ giảm từ trị số cực đại
về không, theo hàm số mủ đối với thời gian t .
Công thức tính :
VS t 
v c ( t )  VS e
t
 ic ( t )  e
R
v c (t ) : hiệu thế xả của tụ . ic (t ) : cường độ dòng xả của tụ .

Đường cong hiệu thế và dòng xả của tụ :

Sau thời gian 5,Vc và Ic chỉ còn 1% giá trị ban đầu, coi như tụ xả hết điện.

3.3 ĐẶC TÍNH CỦA TỤ ĐỐI VỚI DÒNG AC :

Theo định nghĩa về cường độ dòng điện và điện tích tụ nạp ở mạch DC :
I=Q/t và : Q = C.V
Với mạch AC , vì dòng điện và hiệu thế thay đổi theo thời gian, ta sẽ có :
dq dq dv
i (t )  (1) và : C (2)
dt dt dt
Từ (1) và (2) :

dv 1
 i (t )  C (3)  v(t )   i (t )dt (4)
dt C
Vì là dòng AC nên :
i (t )  I m sin t  v(t )  m  sin t  dt  m sin t  
I
C
I
C 2
 
Nếu ta gọi Vm là biên độ cực đại của v(t), thì :
v(t) = Vmsin (t + )

28
Nên :
Im
Vm  (5)
C

1. Dung kháng của tụ điện : ( Capacitive Reactance )


Được định nghĩa là sức kháng điện của tụ đối với dòng AC. Ký hiệu : XC (đơn vị là
Ohm)
Từ (5), ta có :
Vm
2  Vhd  1
Im I hd C
2
Theo định luật Ohm thì đây chính là sức kháng điện của tụ đối với dòng AC. Nên :
C : điện dung (F)
1  = 2f (rad/s) : vận tốc góc dòng AC qua tụ
XC 
C Xc :dung kháng ()

2. Liên hệ góc pha giữa dòng điện và hiệu thế qua một tụ điện :
Với: iC (t) = Im sin t
vC (t) = Im/C sin (t - /2)
Ta luôn luôn có:
ic (t) nhanh pha hơn vc (t) 1 góc =  /2

3.4 CÁC CÁCH GHÉP TỤ :

1. Ghép nối tiếp :

29
Khi các tụ điện ghép nối tiếp,khoảng cách giữa các bản cực tăng lên,nên điện dung
tổng cộng giảm đi so với tụ điện có trị số nhỏ nhất.
Đây là mạch nối tiếp, toàn mạch chỉ có một dòng điện nạp là I, nên lượng tích điện
cho mỗi capacitor cũng bằng với lượng tích điện tổng cộng Q T, vì : QT = I. t
QT = Q1 = Q2 = Q3 =……= Qn
Nếu gọi VT là hiệu thế tương đương :
VT = V1 + V2 + V3 +………+ Vn.
Vì : VT = QT/ CT , với : CT là điện dung tương đương
Ta sẽ có:
QT QT QT Q
   T
CT C1 C2 Cn
Hay :
1 1 1 1
  
CT C1 C2 Cn

Để đơn giản người ta thừơng chọn các tụ có cùng điện dung và hiệu thế để thực hiện
cách ghép nối tiếp, nếu n tụ điện có trị số điện dung và hiệu thế làm việc giống nhau :
1 1 1 1 n
    
CT C C C C
Hay :
C Và :
CT  VT  n V
n
Kết luận :
Trong cách ghép nối tiếp, các tụ ghép sẽ làm tăng hiệu thế và giảm trị số điện dung
của tụ tương đương .
Chú ý:
Nếu các tụ có trị số điện dung khác nhau, hiệu thế rơi trên nó tỉ lệ nghịch với giá trị
điện dung, được chứng tỏ bởi công thức : V= Q/C và lúc này hiệu thế qua tụ là:

CT
Q  V X  C X  VT  CT  V X   VT
CX

2. Ghép song song :


Khi các tụ ghép song song, diện tích hiệu dụng của bản cực tăng, nên điện dung
tương đương là tổng số của các thành phần .

Vì : I = I1 + I2 + I3 + …… + In
Nên: QT = Q1 + Q2 + Q3 + ………..+ Qn  CT.V = C1V + C2V+……..CnV
( ghép song song nên hiệu thế giữa hai đầu tụ : V = VS)

30
Hay :
CT = C1 + C2 + C3……+ Cn

Nếu có n tụ điện có điện dung giống nhau ghép song song :

CT = n.C

Trong cách ghép song song, các tụ ghép sẽ làm tăng điện dung và giử nguyên hiệu
thế của tụ điện tương đương .

3.5 PHÂN LOẠI TỤ ĐIỆN :


Tụ điện có nhiều loại với các phân biệt : theo loại vật liệu làm điện môi (mica, gốm
…), theo cơ cấu là tụ điện không đổi và thay đổi (variable capacitor), theo cực tính là
tụ điện có và không có cực tính .

1. Tụ mica : (mica capacitor)


Tụ mica là loại tụ không có cực tính, điện dung từ 1pF đến 0.1F và hiệu thế làm
việc từ 100 v  2500 v, được cấu tạo bằng các lớp lá kim loại dẫn điện xen lẫn với các
lá cách điện làm bằng mica, xong được ép lại và bọc cách điện là Bakelite, như ở hình
vẽ sau :

Tụ mica có độ bền cao, ít sai số và khá đắt tiền, trên một số ít tụ có sơn các chấm
màu để chỉ trị số điện dung, đọc như điện trở.

2. Tụ gốm : ( ceramic capacitor )

31
Là loại tụ không có cực tính,vì gốm có hằng số điện môi cao, nên điện dung có trị
số lớn từ 1 pF đến 2F với kích thước nhỏ, điện thế làm việc cao đến hàng trăm volt,
nếu có yêu cầu có thể chế tạo đến KV, theo như hình vẽ sau:

3.Tụ giấy, tụ màn mỏng : ( paper-plastic capacitor )


Đây là loại tụ không có cực tính, được cấu tạo bởi điện môi là giấy hay là các loại màn
mỏng (film) như : polycarbonate, polyester, polystyrene, mylar….

Một vài loại của nhóm tụ này có điện dung cao lên đến 100 F, điện thế đánh thủng
hàng trăm volt  hàng ngàn volt .
Cấu tạo của loại tụ này, gồm có 2 bản cực là 2 bản kim loại mõng (thin metal strips)
kẹp ở giữa là 1 miếng màn mõng (plastic-film) hay giấy đóng vai trò làm điện môi, tất
cả được cuộn lại thành hình ống như ở hình vẽ 3-12 :

4. Tụ hóa : ( electrolytic capacitor )


Đây là loại tụ có cực tính, nghĩa là nếu một bản cực đóng vai trò cực dương, bản cực
còn lại phải là cực âm, tụ có điện dung rất lớn từ 1  10.000 F, tuy nhiên điện thế làm
việc thường thấp (tối đa là 350v) và có độ rò ( leakage ) khá lớn.
Tụ được chế tạo gồm 2 bản cực nhôm mõng dài được đặt cách nhau bởi lớp giấy
mỏng hay lớp bọt khí có tẩm hóa chất, như ở h3-12 . Trong suốt quá trình chế tạo, sẽ
hình thành một lớp oxid nhôm mõng đóng vai trò làm điện môi cách điện, vì lớp này
rất mõng nên điện dung của tụ thường khá lớn, đây là loại tụ có cực tính (polarized) nên
khi nối vào mạch phải lắp đúng cực tính dương và âm . Thực tế, trên tụ luôn có đánh
dấu cực tính và loại tụ này chỉ thuần tuý dùng cho mạch DC.

32
5. Tụ tang tang :

Đây là loại tụ có cực tính,kích thước nhỏ thường có dạng viên, điện dung có thể rất cao từ : 0,1 

200 F, điện thế làm việc thấp .

6. Tụ điện thay đổi :


Tụ điện thay đổi thường được sử dụng khi cần để thay đổi tần số cộng hưởng của
mạch hay điều chỉnh giá trị điện dung theo yêu cầu của mạch.

a)Tụ điện điều hưỡng:


Thường là loại có điện môi không khí gồm có 2 bộ cánh kim loại lắp xen kẽ nhau ,
một bộ cánh cố định và bộ kia có thể xoay 1800 bằng một trục quay, khi quay ra hết thì
điện dung cực tiểu, khi quay vào hết thì điện dung cực đại. Điện dung này thay đổi từ :
10pF  1000pF

b)Tụ điện tinh chỉnh : (trimmer capacitor)


Đây là loại tụ thường có điện môi là mica, gồm có 2 hoặc nhiều phiến, điện dung thay đổi bằng cách xoay vít ở giữa để điều
chỉnh diện tích hiệu dụng giữa các phiến, tụ điện này thường rẻ tiền hơn tụ điện điều hưởng .

3.6 CÁCH ĐỌC GIÁ TRỊ TỤ ĐIỆN :


Giá trị tụ thường được ghi trên thân tụ theo 2 quy luật :

1. Quy luật chử và số :


- Trên thân trụ ghi dấu chấm thập phân trước số, vd : .01 hay .1 ta phải hiểu đơn vị
là micro farad ( F )
- Trên thân trụ ghi số nguyên, vd : là 50 hay 330 ta phải hiểu đơn vị là pico farad
(pF) hay nếu đơn vị là F hay nF, nhà sãn xuất sẽ ghi rỏ .

33
- Nếu trên thân tụ ghi 3 con số : số thứ nhất, thứ hai là số hiệu dụng, số thứ 3 là số
bội, đơn vị là pF, chữ ghi kế tiếp là dung sai theo quy luật :

Chữ: J K M
Sai số:  5%  10%  20%
- vd :

2) Quy luật màu :


Cách đọc cũng như quy luật màu của điện trở

3. Các trị số tiêu chuẩn :


Tương tự như ở điện trở, người ta chế tạo trị số tiêu chuẩn cho 2 số hạng đầu là :
10 – 12 – 15 – 18 – 22 – 27 – 33 – 39
43 – 47 – 51 – 56 – 68 – 75 – 82 – 91 …

3-7 THỬ TỤ BẰNG OHM KẾ : (VOM)

1 . Trường hợp tụ tốt :

34
Ta tiến hành tuần tự các bước sau :
- Bước 1 : h-(a) để chắc chắn tụ xả hết , ta nối tắt 2 đầu tụ .
- Bước 2 : h-(b) nối 2 đầu tụ với đồng hồ đo, nếu tụ có cực tính phải để đúng đầu
dương và âm theo pin nội của Ohm kế, để tầm đo ở R x 100 ta thấy kim lệch về
phía phải (0 )
- Bước 3 : h-(b) sau đó, kim đồng hồ bắt đầu lùi dần về phía trái (phía chỉ các trị số
điện trở cao dần lên), lúc này tụ đang sạc từ nguồn pin nội của đồng hồ đo
- Bước 4 : h-(c) kim đồng hồ ở dừng hẳn ở phía trái (chỉ trị số điện trở  ), lúc này
tụ đã được sạc đầy .
Nhận xét :
- Ta phải xả tụ để tụ có thể nạp lại được từ nguồn pin của đồng hồ đo .
- Tụ được nạp từ nguồn pin nội của đồng hồ đo và trị số chỉ của đồng hồ biểu thị
dòng nạp, lúc đầu dòng nạp lớn (kim lệch cực đại), sau khi nạp đầy dòng nạp bằng
0 ( kim không lệch) . Nếu tụ có điện dung lớn, tụ sẽ nạp chậm hơn và được biểu thị
rõ ở tốc độ kim trở về trái chậm, nếu tụ có điện dung nhỏ kim sẽ trở về phía trái rất
nhanh.
2. Trường hợp tụ có vấn đề :
Ta có các trường hợp khác xảy ra :
- Nếu tụ bị nối tắt : kim lệch về phía 0  và ở lại đó .
- Nếu tụ bị hở mạch : tụ sẽ không nạp, do đó kim vẫn ở vị trí ban đầu không di chuyển.
- Nếu tụ bị rò (leakage) : vị trí kim sẽ ở lưng chừng không trở về   (hầu hết các
tụ sẽ có điện trở khoảng vài trăm M, ngoại trừ tụ hóa có R < 1M )

3-8 CÁC ỨNG DỤNG CỦA TỤ ĐIỆN :

1. Tụ được dùng trong mạch lọc nguồn : ( power supply fliter )

Ở mạch nắn điện toàn sóng cho các bán kỳ dương liên tiếp nhau như ở hình 3-17,
nguyên tắc hoạt động của mạch lọc có tụ ở ngỏ ra như sau : tụ nạp khi hiệu thế ra tăng
và xả khi hiệu thế này giảm , tụ xả qua điện trở tải , người ta phải chọn trị số điện
dung C sao cho: = RC là một trị số rất lớn so với chu kỳ của hiệu thế toàn sóng, điều
này có nghĩa là trong khoảng thời gian xả, tụ chỉ mất một lượng rất nhỏ so với dung
lượng nạp của tụ và như vậy tụ chỉ cần nạp lại một hiệu thế rất nhỏ là đủ để trở lại trạng
thái đỉnh, tình trạng này giúp cho độ gợn sóng (ripple) của tín hiệu ra rất nhỏ và gần
như ta đã cung cấp được một hiệu thế DC ở ngỏ ra cố định .

2. Tụ dẫn điện rất tốt ở tần số cao :

35
1 1
Dung kháng của tụ : XC  
C C  2  f
Ở tần số càng cao, f càng lớn nên XC càng nhỏ, vì vậy dòng điện qua dể dàng .

a)Đối với tín hiệu âm thanh :


Âm thanh bổng thuộc tần số cao, nên tín hiệu âm bổng sẽ qua tụ C vào loa bổng,
trong lúc đó âm trầm có tần số thấp sẽ bị tụ chận lại và đi vào loa trầm như ở hình 3-18
.

b)Tụ nối theo kiểu nối tiếp (coupling) và song song (by-pass) :
+ Nối tiếp : cho tín hiệu AC đi qua và ngăn tín hiệu DC lại .
+ Song song : với tín hiệu AC có tần số cao, tụ sẽ nối tắt tín hiệu này không cho qua
linh kiện cần khảo sát .
Ví dụ :
Ở hình 3-18 :
- Khi chưa có tụ C2 : tín hiệu ở A, gồm cả hai tín hiệu AC và DC, vì tụ C1 cho tín
hiệu AC qua, cọng với tín hiệu DC có sẵn .

- Khi có tụ C2 : chỉ còn tín hiệu DC ở A , vì C2 nối tắt tín hiệu AC xuống đất, không
cho qua điện trở R2 (ở tần số cao dung kháng của C2 rất nhỏ, coi như nối tắt)

36


37

You might also like