You are on page 1of 26

Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG HÒA

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG


HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ LỚP 9
PHẦN ĐIỆN HỌC

1
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ 9


PHẦN ĐIỆN HỌC

Năm học 2016-2017 chúng ta cũng đã được nghe về các chuyên đề bồi dưỡng học
sinh giỏi Vật lí ở các phân môn và riêng phân môn điện học được PGD Sông Cầu trình bày
rõ ràng theo từng chủ đề và đã có nhiều BT vận dụng cho chuyên đề. Năm học này được sự
phân công của ngành, tôi đại diện cho PGD & ĐT Đông Hòa trình bày thêm về chuyên đề
này, vì vậy nên trong chuyên đề này chúng tôi chỉ đưa ra một số vấn đề học sinh hay lúng
túng trong khi giải BT nâng cao phần điện mà qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi
chúng tôi nhận thấy được và một số vấn đề mà trong chuyên đề trước chưa đưa ra.

1. Mạch điện tương đương.


Những mạch điện phức tạp có khóa K, ampe kế, vôn kế để tính điện trở của mạch ta
cần vẽ lại mạch điện tương đương cho đơn giản.
+ Đối với dây dẫn và ampe kế có điện trở không đáng kể ta có thể chập hai đầu chúng lại
làm một điểm (điện thế hai đầu ampe kế bằng nhau).
+ Đối với vôn kế có điện trở vô cùng lớn nên có thể bỏ ra khỏi sơ đồ vì xem như không có
dòng điện qua.
+ Mạch điện có khóa K: Khi K đóng chập hai đầu K làm một điểm và khi K mở bỏ chúng
ra khỏi sơ đồ.
* Các bước khi vẽ lại sơ đồ mạch điện tương đương.
B1: Đặt tên cho các điểm giữa hai đầu mỗi điện trở trong mạch.
B2: Xác định các điểm có cùng điện thế.
B3: Xác định điểm đầu và điểm cuối của mạch điện.
B4: Liệt kê các điểm giữa hai đầu mỗi điện trở trên cùng hàng ngang theo thứ tự bắt đầu
xuất phát từ điểm đầu của mạch điện và kết thúc ở điểm cuối của mạch điện.
B5: Lần lượt đặt từng điện trở nằm giữa hai điểm tương ứng với mạch ban đầu.
+ Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch trên sơ đồ gốc để tìm số chỉ của ampe kế, hay cường
độ dòng điện qua khóa.
** Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R2 = 5
; R3 = R4 = R5 = R6 = 10 . Điện trở các ampe kế nhỏ
không đáng kể.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Cho hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là UAB =
30V. Tìm cường độ dòng điện qua các điện trở và
số chỉ của ampe kế.
c. Thay các ampe kế bằng các vôn kế có điện trở vô
cùng lớn thì các vôn kế chỉ bao nhiêu?
 Hướng dẫn giải:
a. + RA không đáng kể nên chập C, D, E, B chung điểm
vẽ lại mạch điện tương đương. Từ mạch điện này ta dễ
dàng xác định cách mắc các điện trở.

+ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch


Dễ dàng tính được RAB = 5
b. + Vận dụng định luật Ohm tính cường độ dòng điện
qua mỗi điện trở.
2
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
+ Tìm số chỉ của ampe kế ta đưa lại sơ đồ gốc, xác định
chiều dòng điện qua các điện trở và ampe kế từ đó ta dễ
dàng nhận ra tại các nút dòng điện đến và dòng điện đi ra
từ đó xác định số chỉ các ampe kế
IA1 = I4; IA2 = I5 + IA1; IA3 = IA2 + I6 = I – I3

c. Do RV vô cùng lớn nên dòng điện không qua vôn kế,


do đó bỏ vôn kế ra khỏi sơ đồ và những điện trở nối tiếp
với nó , thì mạch điện tương đương chỉ còn có R1 nt R2 nt
R3 và số chỉ mỗi vôn kế chính là hiệu điện thế giữa hai
đầu mỗi điện trở R1, R2, R3.

** Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai
điểm A, B không đổi bằng 12V, R1 = 6 ; R2 =12 ; R3 = 15 ;
R4 = 10 . Điện trở các khóa và dây nối không đáng kể.
a. Khi K1; K2 đều mở, tính điện trở tương đương của đoạn
mạch AB.
b. Khi K1 mở; K2 đóng, tính điện trở của đoạn mạch AB và
cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua khóa K2.
c. Khi K1; K2 cùng đóng. Xác định cường độ dòng điện qua
K1; K2
* Hướng dẫn giải:
a. Khi K1; K2 đều mở ta bỏ dây khóa ra khỏi sơ đồ và xác định cách mắc các điện trở:
; từ đó tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Khi K1 mở; K2 đóng ta chập B với N trùng nhau, bỏ khóa K1 ra khỏi sơ đồ và vẽ lại sơ đồ
mạch điện, xác định cách mắc các điện trở: ; dựa vào đó tính điện trở
tương đương và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Để tính dòng qua K2 ta xét tại N ta
thấy dòng I2 và I3 đều đi vào nên IK2 = I2 + I3
c. Khi K1; K2 cùng đóng ta chập M với A và N với B, ta thấy hai đầu R1 có cùng điện thế
nên bị nối tắt, do đó mạch điện còn lại 3 điện trở mắc song song.
+ Để tính dòng qua K1 ta xét tại A ta có IK1 = IAB – I2 hoặc tại M ta có IK1 = I3 + I4.
+ Để tính dòng qua K2 ta xét tại N ta có IK2 = I2 + I3

** Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện


thế giữa hai điểm A, B không đổi bằng 15V, các
điện trở R1 = 10 ; R2 = 15 ; R3 = 6 ; R4 = 8 ;
R5 = 4 . Biết điện trở dây nối và các ampe kế
không đáng kể, điện trở vôn kế vô cùng lớn.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và số
chỉ của các ampe kế và vôn kế.
* Hướng dẫn giải:
a.+ Do RA không đáng kể nên chập hai đầu của
ampe kế làm một điểm (các điểm có cùng điện thế
A với C và M với D). Vẽ lại sơ đồ mạch điện tương
đương (hình bên). Mạch điện gồm:
3
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

+ Vận dụng công thức tính điện trở tương đương


của đoạn mạch. RAB = 15
b. + Vận dụng định luật Ohm tính cường độ dòng điện mạch chính và tính cường độ dòng
điện qua các điện trở.
+ Tìm số chỉ các ampe kế và vôn kế ta dựa trên sơ đồ gốc.
- Đối với ampe kế A1 ta xét tại nút A ta có IA1 = I – I1 hay xét tại C ta có IA1 = I2 + I3.
- Đối với ampe kế A2 ta xét tại nút M ta có IA2 = I1 + I2 hay xét tại D ta có IA2 = I4 – I3.
- Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm D, B: UV = UDB = I. (R4 + R5).

2. Mạch điện mắc vôn kế và ampe kế có một điện trở: Ta xem chúng như điện trở để vẽ
mạch điện.
* * Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ:
Các điện trở có giá trị bằng nhau và bằng R.
Ba vôn kế giống nhau. Vôn kế V2 chỉ 6V,
V1 chỉ 22V. Xác định số chỉ của vôn kế V?
* Hướng dẫn giải:
+ Giả sử các vôn kế có điện trở vô cùng lớn, khi đó mạch chỉ gồm các điện trở nối tiếp.

Do đó ta sẽ có UEF = UV2 = I.3R và


UCD = UV1 = I.5R  .

Theo đề ra thì nên vôn kế có điện trở không quá lớn để bỏ qua được.

+ Xét các dòng chạy trong mạch như hình vẽ ta có: ; .

Mặc khác ta có:

Ta có:

Số chỉ của vôn kế V:

** Ví dụ 2: Có 4 điện trở giống nhau mắc nối tiếp như hình vẽ


Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB = 132V. Khi nối vôn kế vào A và C thì vôn kế chỉ
44V. Hỏi khi nối vôn kế vào A và D thì vôn kế chỉ bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải:
Bài toán cho vôn kế nhưng chưa biết điện trở vôn kế như thế nào, do đó ta cần xác định
nếu vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì khi mắc hai đầu vôn kế vào A và C thì vôn kế phải
4
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
chỉ giá trị: UV = UAB/ 2 = 132/2 = 66V.
Theo điều kiện bài toán vôn kế chỉ 44V 66V tức là vôn kế có điện trở RV do đó trước tiên
ta cần tính RV theo R.
+ Khi vôn kế mắc vào A và C thì mạch điện gồm (2R//Rv)nt 2R

Ta có

+ Khi mắc vôn kế vào A, D mạch điện gồm (R//RV)nt 3R

Ta có ; mặc khác UAD+ UDB = UAB= 132V từ đó suy ra UAD= 24V

chính là số chỉ vôn kế.

** Ví dụ 3
Cho một mạch điện như hình bên: Vôn kế có điện trở hữu hạn và ampe kế có điện
trở khác không.

+ Khi khóa K ở vị trí 1, ampe kế chỉ I1 = 0,4A, vôn kế chỉ U1 = 120V.


+ Khi khóa K ở vị trí 2, ampe kế chỉ I2 = 0,1A.
Tính điện trở RV của vôn kế và R của điện trở.

* Hướng dẫn giải:


Khi K đóng ở vị trí 1 ta có sơ đồ mạch điện như hình 1 và khi K đóng ở vị trí 2 ta có sơ đồ
mạch điện như hình 2:

Hình 1 Hình 2
* Từ sơ đồ hình 1 ta có: (1)

Ta có (2)

* Từ sơ đồ hình 2 ta có:

 (3)

Từ (2) và (3) ta có: RV = 1200


Thay RV vào (1) ta được:

3. Mạch điện tuần hoàn.


Mạch điện gồm nhiều nhóm điện trở giống nhau, nếu bỏ đi ( hoặc thêm) nhóm điện
trở cũng không làm thay đổi điện trở tương đương của toàn mạch.
5
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
* * Ví dụ1: Một mạch điện gồm rất nhiều nhóm
giống nhau , mỗi nhóm gồm hai điện trở R1 =
10 và R2 = 20 . Tính điện trở tương đương của
mạch điện. Coi rằng việc bỏ đi nhóm điện trở (1)
cũng không làm thay đổi điện trở của toàn mạch.
* Hướng dẫn giải:+ Gọi R là điện trở tương đương của toàn mạch.
+ Vì mạch điện có nhiều nhóm giống nhau nên nếu không kể nhóm (1) thì điện trở toàn
mạch xem như cũng không đổi vẫn bằng R. Ta có mạch điện tương đương như hình vẽ.

+ Ta có

** Ví dụ 2: Tính điện trở tương đương của mạch


điện như hình vẽ .
* Hướng dẫn giải:
Gọi điện trở mạch AB là x và mạch AB thêm vào
một nhóm như hình vẽ dưới thì điện trở của toàn
mạch xem như không đổi vẫn bằng x
Ta có RCD = RAB
;x>0

 x2 – r x – r2 = 0 . Giải PT ta được

4. Mạch cầu.
 Trường hợp mạch cầu cân bằng:
+ Điều kiện để mạch cầu cân bằng: I5 = 0
Khi đó có thể bỏ R5 hoặc chập hai điểm C và D nên 2 mạch
điện (hình1) và (hình 2) tương đương nhau.

Hình 1 Hình 2
Do đó I1 = I2 ; I3 = I4 Hoặc

U1 = U3 ; U2 = U4 Hoặc

6
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
* Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết R1: R2: R3 = 1: 2: 3; Cường độ dòng điện mạch chính I
= 1A; U4 = 1V; I5 = 0. Tìm R1; R2; R3; R4; R5; RAB
H.1

* Hướng dẫn giải: Vì I5 = 0 nên mạch cầu cân bằng, do đó

+ Ta có và I1 + I3 = I = 1A  I1 = 0,75A; I3 = 0,25A;

+ Tính từ đó suy ra R3; R2; R1, còn R5 tùy ý


+ Áp dụng công thức tính điện trở tương đương tính RAB

hoặc = 1,5

*Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = 200 , R2 =


240 ; R3 = 250 . Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B
không đổi, khi đóng hay ngắt khóa K vôn kế đều chỉ 7,2V.
Tính UAB.
*Hướng dẫn giải:
Khi K mở (R1nt R2 ) // ( R3 nt RV)
UAB = U3 +UV = IV.R3+ UV = 250.IV + 7,2 (1)
Do ( R3 nt RV) nên IV = I 3
Khi K đóng ( R1 // R3 ) nt ( R2 // RV)
UAB = U31 + UV = I.R31 + UV
mà I = và

nên UAB = . +7,2 (2) ta có IV =

Từ ( 1)& ( 2 ) : 250.IV +7,2 = + 7,2 ( 3 )


Thay IV vào ( 3) giải ra ta được RV= 300
+ Ta có
** Cách giải khác:
Bài giải theo cách trên rắc rối và khó nhưng nếu ta vận dụng tính chất mạch cầu cân
bằng thì bài giải sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Khi K đóng hay ngắt vôn kế đều chỉ cùng giá trị nên mạch cầu cần bằng
+ Áp dụng

+ Ta có

7
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

 Trường hợp mạch cầu trên không cân bằng. (Mạch tổng quát)
Nếu mạch trên không cân bằng ta sử dụng phương pháp điện thế nút hay đặt hệ phương
trình có ẩn số là dòng điện.
* Ví dụ 1: Cho mạch điện như hình vẽ. R1 = R2 = 1 ; R3 =
2 ; R4 = 3 ; R5 = 4 . Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B
không đổi bằng 5,7V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện
trở và điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
* Hướng dẫn giải:
1. Dùng phương pháp điện thế nút: Đặt ẩn số là U1 và U3 ta có U5 = UNM = -U3 + U1

Tại M: I2 = I1 + I5

 9U1 – U3 = 22,8 (1).

Tại N: I3 = I4 + I5

 - 3U1 + 13U3 = 22,8 (2).

Từ (1) và (2) suy ra U1 = 2,8V; U2 = 2,9V; U3 = 2,4V; U4 = 3,3V; U5 = 0,4V.


Vận dụng định luật Ohm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và điện trở của mạch.
2. Dùng phương pháp đặt hệ phương trình có ẩn số là dòng điện.
Ta có UAB = U1 + U2 = I1R1 + I2R2 = I1 + I2 = 5,7  I2 = 5,7 – I1
Tại M: I5 = I2 – I1 = 5,7 – 2I1 (1)
Ta có UAM = U1 = U3 + U5  I1R1 = I3R3+ I5R5  I1 = 2I3 + 4I5

 (2)

Từ N ta có I4 = I3 – I5  (3)

Ta có UANB = U3 + U4 = 2I3 + 3I4 = 9I1 – 22,8 + 3(13I1 – 34,2)/ 2  I1 = 2,8A


Từ (2), (3), (4) I2 = 2,9A; I3 = 1,2A; I4 = 1,1A; I5 = 0,1A; I = 4A; và Rtd = U/I = 1,245

5. Bài toán tìm số điện trở cần thiết để có điện trở tương đương đã
biết.

8
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
+ Mạch điện mắc nối tiếp các điện trở thì Rtd = R1 + R2 + .......+ Rn  Điện trở tương đương
lớn hơn điện trở thành phần.

+ Mạch điện mắc song song  Điện trở tương đương bé hơn điện

trở thành phần.


**Ví dụ 1: Có một số điện trở r = 5 phải dùng tối thiểu bao nhiêu điện trở đó để mắc
thành mạch có điện trở 8 .
* Hướng dẫn giải :
+ Gọi R là điện trở mạch, để có R = 8 thì phải mắc nối tiếp r với điện trở X
Ta có X + r = 8  X = 3

+ Để X = 3 phải mắc song song r với Y, sao cho .

+ Để có Y = 7,5 phải mắc nối tiếp r với Z sao cho r + Z = Y  Z = Y – r = 2,5 .

+ Để có Z = 2,5 phải mắc song song r với T sao cho .

Vậy tối thiểu có 5 điện trở mắc thành mạch để có điện trở 8 .

** Ví dụ 2: Có hai loại điện trở R1 = 3 và R2 = 5 . Hỏi phải chọn mỗi loại mấy chiếc, để
khi ghép nối tiếp đoạn mạch có điện trở R = 55 .
*Hướng dẫn giải:
Gọi số điện trở mỗi loại là x và y ( x, y là số nguyên dương)

Ta được phương trình: 3x + 5y = 55 

Ta nhận thấy + Muốn y nguyên thì x phải chia hết cho 5.

+ Muốn y dương thì 11- 3x/5

Kết hợp các điều kiện trên ta có : x = 0 ; y = 11


x = 5 ; y = 8
x = 10 ; y = 5
x = 15 ; y = 3

* * Ví dụ 3 : Cho mạch điện như hình vẽ.


Hiệu điện thế giữa hai điểm B và D không đổi và bằng 220 V. Ampe kế có điện trở không
đáng kể chỉ 1A và R1 = 170 . R là một bộ gồm 70 chiếc điện trở nhỏ ghép nối tiếp, các điện

9
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
trở thuộc ba loại khác nhau: loại thứ nhất có giá trị 1,8 ; loại thứ hai có giá trị 2 ; loại
thứ ba có giá trị 0,2 . Hỏi mỗi loại điện trở có bao nhiêu chiếc.
* Hướng dẫn giải:
Ta thấy R1 nt R nên: R = U/I - R1 = 50
+ Gọi x, y, z là số các điện trở nhỏ thuộc loại một, loại hai, loại ba ( x, y, z là số tự nhiên)
Ta có hệ phương trình: x + y + z = 70 (1)
1,8x + 2y + 0,2z = 50 (2)

Từ (1) và (2) suy ra 8x + 9y = 180 

Ta nhận thấy : + Muốn y nguyên thì x chia hết cho 9

+ Muốn y dương thì

Kết hợp các điều kiện trên ta suy ra : x = 9 ; y = 12 ; z = 49
Hoặc : x = 18 ; y = 4 ; z = 48

6. Bài toán về công suất điện, tìm loại bóng đèn, số bóng đèn và cách
ghép để các bóng đèn sáng bình thường.
** Ví dụ 1: Dùng nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U0
= 32V để thắp sáng bình thường một bộ bóng đèn cùng loại
(2,5V -1,25W). Dây nối trong bộ bóng có điện trở không
đáng kể. Dây nối từ bộ bóng đến nguồn có điện trở R = 1
a. Tìm công suất tối đa mà bộ bóng có thể tiêu thụ.
b. Tìm cách ghép bóng để chúng sáng bình thường
* Hướng dẫn giải:
a. Gọi P0 công suất toàn mạch; P là công suất bộ bóng; Php là công suất hao phí trên dây nối.
Ta có P0 = P + Php  U0.I = P + R.I2  I2 – 32I + P = 0 (1)
Để phương trình (1) có nghiệm thì vậy Pmax = 256W
b. Đèn sáng bình thường thì Uđ = 2,5V  Iđ = 0,5A.
Giả sử bóng ghép thành m dãy và mỗi dãy có n bóng.
Ta có U0 = UAM + UR = nUđ + mIđR  32 = 2,5 n + 0,5m  64 = 5n + m (2)
Giải PT (2) ta có nghiệm
n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
m 59 54 49 44 39 34 29 24 19 14 9 4

10
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
** Ví dụ 2: Dùng nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 24V để thắp sáng 34 bóng
đèn loại 12V – 18W và 8V – 8W. Tổng công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 327W (bỏ qua
điện trở dây nối). Hỏi các đèn này mắc như thế nào để chúng sáng bình thường. Tính cường
độ dòng điện mạch chính.
* Hướng dẫn giải: Gọi x là số bóng loại 12V – 18W và là y là số bóng loại 8V – 8W.
Ta có x + y = 34 (1)
và 18x + 8y = 372 (2) Từ (1) và (2) suy ra x = 10; y = 24
+ Đèn loại 18W có Uđm = 12V nên mỗi dãy có n = 24/12 = 2 bóng và được mắc thành
m = 10/2 = 5 dãy mắc song song.
+ Đèn loại 8W có Uđm = 8V nên mỗi dãy có n’ = 24/8 = 3 bóng và được mắc thành
m’ = 24/3 = 8 dãy mắc song song.
Vậy mạch điện gồm có 13 dãy mắc song song trong đó 5 dãy bóng loại 12V -18W mỗi dãy
có 2 bóng mắc nối tiếp và có 8 dãy bóng loại 8V -8W mỗi dãy có 3 bóng mắc nối tiếp.
+ Cường độ dòng điện trong mạch: I = P / U = 15,5A.

**Ví dụ3 : 1. Cho hai mạch điện như hình vẽ. Lần lượt đặt vào các mạch đó cùng một hiệu
điện thế U thì nhận thấy công suất tỏa nhiệt trên R1 và R2 đều bằng nhau. Hãy chứng minh
rằng giá trị của các điện trở R1, R2, R0 thỏa mãn hệ thức R1.R2 = R02

2. Sử dụng kết quả của phần 1 để giải quyết bài toán sau: n bóng đèn loại 6V – 12W được
mắc nối tiếp thành một mạch kín trên các cạnh của một đa giác n cạnh (vòng đèn). Gọi các
đỉnh của đa giác lần lượt là A1, A2, A3,….,An. Đặt một hiệu điện thế không đổi qua một điện
trở r = 4 vào đỉnh An và đỉnh A1 hoặc vào đỉnh An và đỉnh A3 của vòng đèn thì thấy trong
cả hai trường hợp công suất tiêu thụ của vòng đèn là bằng nhau, nhưng độ sáng các bóng
đèn trong hai lần mắc không giống nhau. Tính số bóng đèn n. (xem điện trở của đèn không
phụ thuộc vào nhiệt độ và công suất của đèn).
* Hướng dẫn giải:
1. Cường độ dòng điện mạch thứ nhất và mạch thứ hai và

Theo đề bài ta có P1 = P2 

Suy ra:
2. Điện trở mỗi bóng đèn R = U2/ P = 3
+ Khi mắc mạch điện vào các đỉnh An và A1 của vòng đèn thì điện trở tương đương là

+ Khi mắc mạch điện vào các đỉnh An và A3 của vòng đèn thì điện trở tương đương là

11
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

+ Công suất hai vòng đèn bằng nhau nên ta có R1R2 = r2


Giải PT ta được n = 9 (thỏa mãn) và n =1/9 (loại). Vậy tất cả có 9 bóng đèn.

** Ví dụ 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết các đèn Đ1
loại 6V – 6W; Đ2 loại 12V – 6W; Đ3 loại 1,5W. Mắc mạch vào
hiệu điện thế UAB không đổi thì các đèn sáng bình thường. Xác
định:
a. Hiệu điện thế định mức của đèn Đ3; Đ4; Đ5.
b. Công suất tiêu thụ của cả mạch điện, biết tỉ số công suất
định mức của đèn Đ5 và Đ4 là 5/3
*Hướng dẫn giải:
a, Đèn sáng bình thường nên UAB = U1 + U2 = 18V
ta tính được I1 = 1A; I2 = 0,5A  I3 = I1 – I2 = 0,5A; I3 có chiều từ CD.
Ta có U3 = P3/ I3 = 3V
U4 = U1 + U3 = 9V  U5 = UAB – U4 = 9V
b. Theo đề ra ta có P5 / P4 = 5/ 3
ta có P4 = U4I4 = 9I4 mà P5 = U5I5 = U5 (I4 + I3 ) = 9( I4 + 0,5) = P4 + 4,5

 ; P5 = 11,25W

Công suất cả mạch: P = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 = 31,5W

7. Mạch điện có biến trở mắc nối tiếp với tải, vừa nối tiếp vừa song
song với tải.

* Biến trở mắc nối tiếp với tải.


+ Điện trở tương đương của đoạn mạch Rtd = Rtải + Rx (Rx là phần điện trở tham gia của biến
trở)
+ Khi con chạy C trùng với điểm mà lúc đó Rx = 0  Rtd = Rtải khi đó I đạt giá trị lớn nhất.
+ Nếu con chạy C trùng với điểm mà toàn bộ điện trở biến trở tham gia vào mạch lúc đó
Rtd = Rtải + Rb, và khi đó I đạt giá trị nhỏ nhất.
* Biến trở vừa nối tiếp vừa song song với tải.

+ Vẽ lại mạch điện như hình 2 để bài toán đơn giản


+ Chọn RCM = x là ẩn ( )  RCN = R0 – x

12
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
** Ví dụ 1:
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế của đoạn mạch U
không đổi bằng 18V; R2 = 10 ; đèn loại 5V – 2,5W.
a. Khi điều chỉnh con chạy C để giá trị của biến trở tham gia vào
mạch là R0 = 8,4 thì đèn sáng bình thường. Tìm R1.
b. Dịch con chạy C từ vị trí câu a về phía B thì đèn sáng như thế
nào? Tại sao?
* Hướng dẫn giải:
a. Đèn sáng bình thường nên Uđ = 5V, Pđ = 2,5W  Iđ = 0,5A
Tính I dựa vào: U = U0 + UMN = IR0 + (I – I1)R2  I = 1,25A.
Tính mà UMN = I2R2 = (I – I1)R2, dễ dàng tính được R1 = 5 .
b. Ta có Rtd = R0 + RMN
Khi C dịch chuyển về B thì R0 tăng nên Rtd tăng  I = U/ Rtd giảm  UMN giảm ( RMN
không đổi)  I1 = UMN/ (Rd + R1) giảm nên đèn sáng yếu.
** Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện UBC có
hiệu điện thế không đổi bằng 21V; R = 4,5 ; R1 = 3 ; bóng
đèn có điện trở không đổi Rđ = 4,5 . Ampe kế và khóa có điện
trở không đáng kể.
a. Khi khóa K đóng, con chạy của biến trở ở vị trí điểm N,
thì ampe kế chỉ 4A. Tính giá trị R2.
b. Xác định giá trị của đoạn biến trở Rx để đèn tối nhất khi
khóa K mở.
c. Khi khóa K mở, dịch con chạy C từ M đến N thì độ sáng
của đèn thay đổi như thế nào? Giải thích.
* Hướng dẫn giải:
a, Khi khóa K đóng và con chạy C của biến trở ở đầu N thì toàn bộ biến trở MN mắc song
song với ampe kế , khi đó mạch điên gồm (R2//Đ)nt R1 .Khi đó số chỉ của ampe kế chính là
giá trị cường độ dòng điện ở mạch chính .
Điên trở tương đương của mạch : (1)

Mà ( 2)
Từ (1)& ( 2) ta đươc R2 = 3
Có thể tính R2 theo cách khác , tìm U1 từ đó tìm U2 rồi tìm Iđ , tính được I2 và tìm R2
b, Goi Rx là phần điện trở của biến trở từ M đến con chạy thì R-Rx là điện trở cùa phần
biến trở còn lại
Khóa K mở thì :R1nt Rxnt [ R2// |(R- Rx)nt Rd | ]

Cường độ dòng điện qua mạch chính là :

Nên

Cường độ dòng điên qua đèn :

Đèn tối nhất khi Iđ nhỏ nhất suy ra nhỏ nhất khi Rx= 3
c, Khi K mở dịch chuyển con chạy C từ M đến N tới vị trí sao cho R MC = 3 thì độ sáng
13
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
đèn giảm dần
Dịch chuyển con chay C tiếp tới vị trí điểm N thì độ sáng của đèn lại tăng .

** Ví dụ 3:
Cho mạch điện MN như hình vẽ. Hiệu điện thế ở hai đầu mạch
điện không đổi UMN = 7V; các điện trở R1 = 3 và R2 = 6 .
AB là một dây dẫn điện có chiều dài 1,5m tiết diện không đổi
S = 0,1mm2, điện trở suất  = 4.10-7 m; điện trở của ampe
kế A và các dây nối không đáng kể.
a/ Tính điện trở của dây dẫn AB ?
b/ Dịch chuyển con chạy C sao cho AC = 1/2 BC.
Tính cường độ dòng điện qua ampe kế ?
c/ Xác định vị trí con chạy C để IA = 1/3A ?
* Hướng dẫn giải:
l
a. Áp dụng công thức tính điện trở R   . ; thay số và tính  RAB = 6
S
BC 1
b. Khi AC   RAC = .RAB  RAC = 2 và có RCB = RAB - RAC = 4
2 3
R1 R 3
Xét mạch cầu MN ta có  2  nên mạch cầu là cân bằng. Vậy IA = 0
R AC RCB 2
c. Đặt RAC = x ( ĐK : 0  x  6 ) ta có RCB = ( 6 - x )
* Ta có điện trở mạch ngoài gồm (R1 // RAC) nối tiếp (R2 // RCB) là
3.x 6.(6  x)
Hay R  
3  x 6  (6  x )
U
* Cường độ dòng điện trong mạch chính : I   ?
R
3.x
* Áp dụng công thức tính HĐT của mạch // có : UAD = RAD . I = .I = ?
3 x
6.(6  x )
Và UDB = RDB . I = .I = ?
12  x
U AD U DB
* Ta có cường độ dòng điện qua R1 ; R2 lần lượt là : I1 = =? và I2 = =?
R1 R2
+ Nếu cực dương của ampe kế mắc vào D thì : I1 = Ia + I2  Ia = I1 - I2 = ? (1)
Thay Ia = 1/3A vào (1)  Phương trình bậc 2 theo x, giải PT này được x = 3 ( loại giá
trị -18)
+ Nếu cực dương của ampe kế gắn vào C thì : Ia = I2 - I1 = ? (2)
Thay Ia = 1/3A vào (2)  Phương trình bậc 2 khác theo x, giải PT này được x = 1,2
(loại 25,8 vì > 6 )
AC R AC
* Để định vị trí điểm C ta lập tỉ số  = ?  AC = 0,3m
CB RCB

** Ví dụ 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế U


= 36V không đổi, r = 1,5 , điện trở toàn phần của biến
trở là R = 10 , R1 = 6 ; R2 = 1,5 . Xác định vị trí con
chạy C trên biến trở để:
a. Công suất tiêu thụ trên điện trở R1 là 6W.
14
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
b Công suấ tiêu thụ trên điện trở R2 là 6W.
* Hướng dẫn:
a. Đặt x là điện trở phần AC của biến trở  RAC = x và RCB = 10 – x.
Ta có V

I = I1 + I2 .

 . Giải PT ta chọn nghiệm x =1,5


Vậy điện trở R1 có công suất tiêu thụ bằng 6W thì điện trở RAC = 1,5
b. Ta có U2 = V

Ta có ICB = I1’ + I2’

 . Giải PT ta được x = 1,5 và x = 8,5


Vậy khi con chạy C ở vị trí sao cho RAC = 1,5 hoặc RAC = 8,5 thì công suất tiêu thụ
trên R2 bằng 6W
* Có thể tìm Rtd, tìm I , tìm UNC từ đó suy ra x

8. Bài toán nhiệt – điện (Định luật Jun – Len-Xơ)


**Ví dụ 1: Một ấm điện có hai dây điện trở R1 = 30 ; R2 = 20 . Nếu chỉ dùng dây thứ
nhất thì thời gian cần để đun sôi một ấm nước là t1 = 12ph. Tính thời gian cần thiết để đun
sôi ấm nước trên (cùng điều kiện) trong ba trường hợp sau:
a. Chỉ dùng dây thứ hai.
b. Dùng đồng thời hai dây mắc nối tiếp.
c. Dùng đồng thời hai dây mắc song song.
* Hướng dẫn giải: Gọi Q là nhiệt lượng cần đun sôi nước, H là hiệu suất của bếp và nhiệt
lượng dòng điện cung cấp cho bếp trong mỗi trường hợp là Q1, Q2, Q3, Q4

+ Khi sử dụng dây thứ nhất R1, ta có: H = Q /Q1  (1)

a. Khi sử dụng dây thứ hai R2, tương tự ta có (2)


Từ (1) và (2) ta tính được t2 = 8ph.

b. Khi sử dụng hai dây mắc nối tiếp, ta có (3)


Từ (1), (2), (3) ta tính được t3 = 20ph.

c. Khi sử dụng hai dây mắc song song, ta có (4)


Từ (1), (2), (4) ta tính được t4 = 4ph48s.
** Ví dụ 2 : Khi có dòng điện I1 = 1A đi qua dây dẫn trong một khoảng thời gian thì dây đó
nóng lên đến nhiệt độ t1 = 400C. Khi cho dòng điện I2 = 2A đi qua thì dây dẫn nóng đến
15
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
nhiệt độ t2 = 100 C. Hỏi khi cho dòng điện I3 = 4A đi qua thì dây dẫn đó nóng lên đến nhiệt
0

độ t3 bằng bao nhiêu ? Coi nhiệt độ môi trường xung quanh và điện trở dây dẫn là không
đổi. Biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh tỉ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ
giữa dây dẫn và môi trường xung quanh.
* Hướng dẫn giải:
Nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn trong một đơn vị thời gian là Q =I2R.
Nhiệt lượng dây dẫn tỏa ra môi trường trong một đơn vị thời gian. Q’ = k(t – t0)
(k là hệ số tỉ lệ ; t là nhiệt độ dây dẫn ; t0 là nhiệt độ môi trường)
Khi có cân bằng nhiệt Q = Q’ và ứng với ba trường hợp ta có
R = k(t1 – t0) (1)
R = k(t2 – t0) (2)
R = k(t3 – t0) (3)
Từ (1), (2), (3) ta tính được t3 = 3400C

** Ví dụ 3 : Cầu chì trong mạch điện có tiết diện S =0,1mm2, ở nhiệt độ t0 = 270C. Biết
rằng khi đoản mạch thì cường độ dòng điện qua dây chì là I = 10A. Hỏi sau bao lâu dây chì
đứt ? Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và sự thay đổi của điện trở, kích thước
dây chì theo nhiệt độ. Cho biết nhiệt dung riêng, điện trở suất, khối lượng riêng, nhiệt nóng
chảy và nhiệt độ nóng chảy của chì lần lượt là c = 120J/kgK ;  ; D =
11300kg/m ;3 
 ; tc = 327 C
0

* Hướng dẫn giải:


Gọi Q là nhiệt lượng do dòng điện I tỏa ra trong thời gian t, ta có .
Gọi Q’ là nhiệt lượng do dây chì thu vào để tăng nhiệt độ và nóng chảy, ta có
Q’ = mc(tc – t0) + m  Q’ = D S(c.300+ )
Do bỏ qua sự mất mát nhiệt, ta có : Q = Q’  = D S(c.300+ )
Thế số, tính được t = 0,31s

9. Truyền tải điện năng đi xa, máy biến thế.


9.1 Truyền tải điện năng.
+ Công suất hao phí khi truyền tải điện (1)

+ Hiệu suất truyền tải: .


Php là công suất hao phí.
P là công suất điện cần truyền tải
Pi là công suất nơi tiêu thụ
U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện
R là điện trở của đường dây tải điện
9.2. Máy biến thế.
+ Công thức máy biến thế: .
Trong đó: U1 là hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp
U2 là hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn thứ cấp
16
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
n1 là số vòng dây cuộn sơ cấp
n2 là số vòng dây cuộn thứ cấp
+ Nếu n2> n1 thì U2 > U1 gọi là máy tăng thế; và nếu n2< n1 thì U2 < U1 gọi là máy hạ thế.

** Ví dụ 1:
Người ta muốn truyền tải một công suất điện 100kW từ máy phát điện đến nơi tiêu thụ
cách máy phát 100km. Công suất hao phí trên đường dây tải điện bằng 2% công suất truyền
đi. Hiệu điện thế đầu đường dây tải là U = 5kV. Điện trở suất của dây tải là .
Tính tiết diện của dây dẫn tải điện. Trong điều kiện trên, nếu tăng hiệu điện thế đầu đường
dây tải điện lên 10 lần thì tiết diện của dây dẫn tải có thể giảm đi bao nhiêu lần?
* Hướng dẫn giải
Ta có

 (**) thế các giá trị để tính ra S = 6,8.10-4m2


Từ (**) ta thấy S tỉ lệ nghịch với U2, nên nếu tăng U lên 10 lần thì S có thể giảm 100 lần.

** Ví dụ 2 :
Một máy phát điện xoay chiều có công suất 200kW. Dòng điện nơi phát ra sau khi tăng
thế được truyền đi xa 50km bằng hai đường dây dẫn, dây có đường kính d =1cm, điện trở
suất . Biết hiệu điện thế nơi phát là 25kV. Hãy tính:
a. Công suất hao phí trên trên mạch tải điện và công suất nơi tiêu thụ.
b. Độ giảm thế trên đường dây trong quá trình truyền tải.
c. Phần trăm hao phí trên đường dây và hiệu suất của quá trình truyền tải.
* Hướng dẫn giải

a. +Công suất hao phí: mà

Thế số vào tính được R = 20 và Php = 1,28kW


+ Công suất tiêu thụ: Pi = P – Php = 200 – 1,28 = 198,72kW
b. Độ giảm thế:

c. Phần trăm hao phí:

+ Hiệu suất truyền tải: H = 100% - Php / P=99,63%

** Ví dụ 3:
Bốn máy biến thế A, B, C, D có cùng số vòng dây ở cuộn sơ cấp là n1, nhưng số vòng dây ở
cuộn thứ cấp theo thứ tự đó lần lượt là, n2; n2 – n ; n2 + n ; n2 + 3n. Cùng đặt vào hai đầu
cuộn sơ cấp của mỗi máy biến thế một hiệu điện thế U1, thì hiệu điện thế giữa hai đầu để hở
của cuộn thứ cấp ở mỗi máy theo thứ tự trên lần lượt là 100V; U; 2U; U3. Xác định U và
U3. Biết máy biến thế là lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí).
* Hướng dẫn giải:
Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp mỗi máy là:

17
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

+ Máy A ta có: (1)

+ Máy B ta có : (2)

+ Máy C ta có : (3)

+ Máy D ta có : (4)


Từ (2), (3) ta tìm được n2 = 3n; thế vào (1) và (4) ta tìm được U3 = 200V
Từ (1), (2) ta tìm được U = 66,67V

10. Một số bài tập vận dụng:


Bài tập 1: Cho mạch điện như hình vẽ. UMN = 63V không
đổi; R1= R2 = R3 = R4 = 10 . Vôn kế và ampe kế lí
tưởng; dây nối và các khóa K1, K2 có điện trở không đáng
kể.
a. K1, K2 mở. Tìm số chỉ của vôn kế.
b. K1 mở, K2 đóng, vôn kế chỉ 40,5V. Tìm R5.
c. K1 đóng, K2 đóng. Tìm số chỉ vôn kế, ampe kế và
công suất tiêu thụ trên đoạn mạch CE.
* Hướng dẫn giải:
a, K1, K2 mở thì mạch có R1nt R2nt R3
Rtđ = R1+ R2 + R3 = 30
R23 = R2+R3= 20

b, K1 mở K2 đóng |( R4 nt R5) //R3 | nt R1 nt R2


Đặt R45 = R4 + R5 = x
Số chỉ của Vôn kế là U2345 = UCE

Giải ra ta đươc x = 40 vậy R5 = 30


c, Khi K1 ; K2 đóng thì | |( R4 // R2) /ntR3 | // R5 | nt R2

Cường độ dòng điện mạch chính :


U1 = I . R 1 = 3,15 .10 = 31,5 V
UV = U – UV = 63 – 31,5 = 31,5 V
Hoăc tìm R2345 = 10 ; R2345 = R1 = 10 nên UV = U1 = U/2 = 31,5 V
UV = U243 = U5 = 31,5V

18
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
R243= R24+ R3 = 5 +10 = 15

I2 = I4 = I24/2 = 1,05 A
Số chỉ Ampe kế : Xét tại C IA = I – I2 = 3,15 – 1,05 = 2,1 A Hoặc xét tại F thì IA = I4 +
I5
Công suất tiêu thụ trên đoạn CE: PCE = U243.I = 31,5.3,15 = 99,225 W

Bài tập 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế
hai đầu đoạn mạch là U không đổi. Cho biết R1 = R2 = R3
= R4 = R và r1 = r2 = r3 = r4 = r.
a. Giả sử cường độ dòng điện qua R1 là 0,5A, qua R2 là
0,3A, hiệu điện thế hai đầu r1 là 4V. Hãy tính tổng hiệu
điện thế giữa hai đầu của các điện trở r1, r2, r3, r4.
b. Nếu cho R = r/2 giữ nguyên r1 = r2 = r3 = r và chỉ thay
r4 bằng một điện trở X nào đó. Hãy tính X theo r để thỏa
mãn các hệ thức sau: UR1 = kUR2 = k2UR3 = k3UR4 ( với k
là hằng số và UR1, UR2, UR3, UR4 là hiệu điện thế giữa hai
đầu mỗi điện trở R1, R2, R3, R4). Tính k.
*Hướng dẫn giải:
a. Ta có

Tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở r1, r2, r3, r4:
Ur1 + Ur2 + Ur3 + Ur4 = r.(Ir1 + Ir2 + Ir3 + Ir4)
= r. ( IR1 – IR2 + IR2 – IR3 + IR3 – IR4 +
IR4)
= r. IR1 = 20. 0,5 = 10(V)

b. Thay r4 bằng X ta có

Theo đề UR3 = kUR4  IR3 = kIR4 = kIr4 (1)

Gọi điện trở ô cuối cùng là Y tương tự trên ta có (2)

Từ (1) và (2)  Y = X mà nên

 2X2 + rX – r2 = 0 Suy ra X = r/2 và k = 2

Bài tập 3 :


Cho mạch điện như hình 2: Hiệu điện thế của đoạn mạch
19
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

U = 12V không đổi, R0 là điện trở, R là biến trở, ampe kế
lý tưởng. Khi di chuyển con chạy C của biến trở R từ M
đến N, ta thấy ampe kế chỉ giá trị lớn nhất là I1 = 2 A và
giá trị nhỏ nhất là I2 = 1 A. Bỏ qua điện trở của các dây
điện.
a. Xác định giá trị của R0 và R. Hình 2
b. Xác định vị trí con chạy C của biến trở R để công suất
tiêu thụ trên toàn biến trở bằng một nửa công suất cực đại
của nó.
*Hướng dẫn giải:
a) Xác định giá trị R0 và R
Đặt RMC = x  RNC = R – x (ĐK: 0 < x < R)
Ta có:

Số chỉ của ampe kế:

+ Khi con chạy C ở M hoặc N thì RMNC = 0, ampe kế A sẽ chỉ giá trị cực đại là 2 A nên :
. Vậy R0 = 6

+ Để ampe kế A chỉ giá trị nhỏ nhất thì phải có giá trị cực đại

Ta có:

Để RMNC có giá trị cực đại thì

Tức là con chạy C ở chính giữa của biến trở nên

 R = 24

b.Xác định vị trí con chạy C.


Ta có thể áp dụng tam thức bậc 2 hay bất đẳng thức Côsi để giải.
* Áp dụng tam thức bậc 2
Đặt
+ Công suất của mạch điện:
(1)
Từ (1) ta tìm được PYmax = 6W
+ Công suất tiêu thụ trên toàn biến trở:

Giải PT ta được: Y1 = 35 (loại); Y2 = 1 (thỏa mãn)


 x1 1 và x2 23

20
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
* Áp dụng bất đẳng thức Côsi
b. Xác định vị trí con chạy C:
Đặt

Công suất tiêu thụ trên biến trở: PY = =

Áp dụng bất đẳng thức Côsi ta tính được Với Y = 6 thì PYmax = 6W
Để công suất tiêu thụ trên toàn biến trở bằng một nửa công suất cực đại thì PY = 3W

Hay (*) Phương trình (*) có nghiệm: Y1 = 35 (loại); Y2 = 1 (thỏa

mãn)
 x1 1 và x2 23

Bài tập 4:
Cho mạch điện như hình vẽ. Các ampe kế
giống nhau. Ampe kế A2 chỉ I2 = 1,9A; ampe kế
A3 chỉ I3 = 0,4A. Tìm số chỉ các ampe kế A1 và
A4
*Hướng dẫn giải:
Gọi RA là điện trở ampe kế
Đặt R1+R2 = nRA (n>0)
Ta có I3RA = I4(R1 +R2 +RA) = I4(n+1)RA
I4 = I3/(n +1)
IPM = I4 + I3 = I3(n +2)/(n+1) (1)
Ta có I2RA = IPM(R1 + R2) + I3.RA = IPM.nRA + I3RA I2 = nIPM + I3 (2)
Từ (1), (2) ta có phương trình n2 – 1,75n – 3,75 = 0  n = 3  I4 = 0,1A
Ta có IEP = I2 + IPM. Tính IPM thế vào suy ra IEP = 2,4A
Ta có I1RA = IEP(R1 +R2) + I2RA = nRAIEP + I2RA  I1 = n. IEP + I2 = 9,1A
Vậy ampe kế A1 chỉ 9,1A và ampe kế A4 chỉ 0,1A.
Bài tập 5:
Dùng một vôn kế lí tưởng mắc vào hai chốt A và B của một ổ cắm điện thì thấy vôn kế chỉ
U1 = 120V. Giữ nguyên vôn kế và mắc một bóng đèn có công suất định mức bằng 100W
vào hai chốt A, B thì vôn kế chỉ U2 = 110V. Nếu mắc thêm một bếp điện nhỏ có cùng hiệu
điện thế định mức với đèn vào hai chốt A, B với đèn thì vôn kế chỉ U3 = 90V. Giải thích tại
sao số chỉ của vôn kế giảm dần và xác định công suất định mức của bếp điện? Xem rằng
điện trở của bóng đèn, bếp điện không thay đổi theo nhiệt độ. Bỏ qua điện trở dây nối từ
vôn kế, bóng đèn và bếp điện đến ổ cắm.

21
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
* Hướng dẫn giải:
+ Khi mắc vôn kế lí tưởng vào A, B thì số chỉ vôn kế là hiệu điện thế
nguồn điện: U = U1 = 120V.
+ Khi mắc thêm bóng đèn Đ song song với vôn kế vào A, B số chỉ vôn
kế là U2 = 110V < U. Điều này chứng tỏ dây nối từ ổ cắm AB đến nguồn
điện MN phải có một điện trở r nào đó.
 Ur1 = 120 – 110 = 10(V)

Ta có

+ Khi mắc thêm bếp điện B song song với bóng đèn và vôn kế

RĐB =

Ur2 = U – U2 = 120 – 90 = 30V

Mà U2 = I2.RĐB  W
Công suất định mức của bếp 800/3W

Bài tập 6:
Cho 4 điện trở khác nhau có giá trị 100, 200, 300, 400 mắc với
vôn kế và ampe kế như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là
U = 220V. Vôn kế (có điện trở rất lớn) chỉ UV = 180V. Ampe kế (có
điện trở nhỏ không đáng kể) chỉ I = 0,4A.
a. Hãy xác định giá trị cụ thể của R1, R2, R3, R4.
b. Gỡ bỏ điện trở nào (không nối tắt hai điểm vừa gỡ điện trở) khỏi
mạch điện thì số chỉ của vôn kế là nhỏ nhất? Số chỉ đó là bao nhiêu?
* Hướng dẫn giải:
a. Ta có U1 = U – UV = 220 – 180 = 40V
Vì vôn kế có điện trở rất lớn nên dòng điện qua vôn kể rất nhỏ mạch điện

Do đó ta có . Với các giá trị điện trở đã cho thì U1/ U3 phải bằng tỉ số giữa các số
nguyên : 1/2 ; 1/3 ; 2/3…như tỉ số các điện trở và ta có U3 = 180 – U4
R4 () 100 200 300 400
U4 = IR4 = 0,4.R4 40 80 120 160
U3 = 180 – U4 140 100 60 20

22
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
2/7 2/5 2/3 2

Ta thấy chỉ có U1/U3 = 2 thỏa mãn


nên suy ra R1 = 200; R3 = 100; R4 = 400; R2 = 300;
b. + Nếu gỡ bỏ R3 hoặc R4 thì vôn kế chỉ trực tiếp U =220V.

+ Nếu gỡ bỏ R1 thì vôn kế chỉ hiệu điện thế trên R4 là

+ Nếu gỡ bỏ R2 thì vôn kế chỉ U34 ta có

Vậy số chỉ vôn kế nhỏ nhất khi gỡ bỏ R1, lúc đó vôn kế chỉ giá trị 880/7= 125,7V

Bài tập 7: Một hộp kín chứa một nguồn điện có hiệu điện
thế không đổi U = 150V và một điện trở r = 2. Người
ta mắc vào hai điểm lấy điện A và B của hộp một bóng đèn AU B r
Đ có công suất định mức P = 180W nối tiếp với một biến trở có điện
trở Rb ( Hvẽ ) Đ Rb
1. Để đèn Đ sáng bình thường thì phải điều chỉnh Rb = 18. Tính X
hiệu điện thế định mức của đèn Đ ?
2. Mắc song song với đèn Đ một bóng đèn nữa giống hệt nó. Hỏi
để cả hai đèn sáng bình thường thì phải tăng hay giảm Rb ? Tính
độ tăng ( giảm ) này ?
3. Với hộp điện kín trên, có thể thắp sáng tối đa bao nhiêu bóng đèn như đèn Đ ? Hiệu suất
sử dụng điện khi đó là bao nhiêu phần trăm ?
*Hướng dẫn giải:
1. Gọi I là cường độ dòng điện trong mạch chính thì U.I = P + ( Rb + r ).I2 ; thay số ta
được một phương trình bậc 2 theo I : 2I2 - 15I + 18 = 0 . Giải PT này ta được 2 giá trị của I
là I1 = 1,5A và I2 = 6A.
P
+ Với I = I1 = 1,5A  Ud = I = 120V ;
d

+ Làm tương tự với I = I2 = 6A  Hiệu suất sử dụng điện trong trường hợp này là :
p 180
H=   20  nên quá thấp  loại bỏ nghiệm I2 = 6A
U .I 150.6
2. Khi mắc 2 đèn // thì I = 2.Id = 3A, 2 đèn sáng bình thường nên: Ud = U - ( r + Rb ).I 
Rb ?  độ giảm của Rb ? ( ĐS : 10 )
3. Ta nhận thấy U = 150V và Ud = 120V nên để các đèn sáng bình thường, ta không thể
mắc nối tiếp từ 2 bóng đèn trở lên được mà phải mắc chúng song song. Giả sử ta mắc //
được tối đa n đèn vào 2 điểm A & B
 cường độ dòng điện trong mạch chính I = n . Id .
Ta có U.I = ( r + Rb ).I2 + n . P  U. n . Id = ( r + Rb ).n2 .I2d + n . P
 U.Id = ( r + Rb ).n.Id + P
U .I d  P U .I d  P 150.1,5  180
 Rb = 2
r  0 n 2
  10  n max = 10 khi Rb = 0
n.I d r.I d 2.(1,5) 2

23
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
U
+ Hiệu suất sử dụng điện khi đó bằng : H = d = 80 
U
Bài tập 8: Để trang trí cho một quầy hàng, người ta dùng các bóng đèn 6V-9W mắc nối
tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế U = 240V để chúng sáng bình thường. Nếu có một
bóng bị cháy, người ta nối tắt đoạn mạch có bóng đó lại thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng
tăng hay giảm đi bao nhiêu phần trăm?
*Hướng dẫn giải:
U d2
Điện trở của mỗi bóng: Rđ =  4()
Pd
U
Số bóng đèn cần dùng để chúng sáng bình thường: n =  40 (bóng)
Ud
Nếu có một bóng bị cháy thì điện trở tổng cộng của các bóng còn lại là:
R = 39Rđ = 156 (  )
U 240
Dòng điện qua mỗi đèn bây giờ: I =   1,54( A)
R 156
Công suất tiêu thụ mỗi bóng bây giờ là: Pđ = I2.Rđ = 9,49 (W)
Công suất mỗi bóng tăng lên so với trước: Pđm - Pđ = 9,49 - 9 = 0,49 (W)
0,49.100
Nghĩa là tăng lên so với trước là: .%  5,4%
9
Bài tập 9: Hai cụm dân cư dùng chung một trạm điện, r1 r2
A C
điện trở tải ở hai cụm bằng nhau và bằng R (như hình vẽ),
công suất định mức ở mỗi cụm là P0 bằng 48,4 KW, K1 K2
hiệu điện thế định mức ở mỗi cụm là Uo , hiệu điện
thế hai đầu trạm luôn được duy trì là U0. Khi chỉ R R
cụm I dùng điện (chỉ K1 đóng) thì công suất tiêu thụ ở cụm I là
P1 = 40 KW, khi chỉ cụm II dùng điện (chỉ K 2 đóng) thì công suất B D
tiêu thụ ở cụm II là P2 = 36,6 KW.
1) Hãy tìm biểu thức liên hệ giữa r1, r2 và R?
2) Khi cả hai cụm dùng điện thì tổng công suất tiêu thụ trên hai cụm là bao nhiêu?
*Hướng dẫn giải:* Khi chỉ cụm I dùng điện( chỉ K1 đóng):
U 02
+ Công suất định mức trên mỗi cụm: P0= (1)
R
U12
+ Khi đó công suất tiêu thụ trên cụm I: P1 = (2)
R
(U1là hiệu điện thế cụm I khi chỉ cụm I dùng điện)
U1 P1 1
+ Từ (1) và (2) ta có:  
U0 P0 1,1
U1 U0 U R 1
+ Theo bài ra ta có:   1    r1  0,1R
R R  r1 U 0 R  r1 1,1
* Khi chỉ cụm II dùng điện( chỉ K2 đóng):
U 22
+ Khi đó công suất tiêu thụ trên cụm II: P2 = (3)
R
( U2là hiệu điện thế trên cụm II khi chỉ cụm II dùng điện)
U2 P2 1
+ Từ (1) và (3) ta có:  
U0 P0 1,15
R U
+ Theo bài ra ta có:  2  r2  0, 05 R
R  r1  r2 U 0
24
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học
*Khi cả hai cụm dùng điện (K1 và K2 đều đóng) ta có điện trở toàn mạch RM:
R  R  r2  R  R  r2 
+ RM = r1+  0, 6122 R . Điện trở đoạn mạch AB: RAB =  0,5122 R
2 R  r2 2 R  r2
U AB RAB 0,5122
+ Ta có:  
U0 RM 0, 6122
* Gọi công suất tiêu thụ trên cụm I khi cả hai cụm dùng điện là PI ta có:
PI U AB 2 0,51222
+    PI  33,88 (KW)
P0 U 0 2 0, 61222
U CB R 1 U 0,5122 1
+ Ta có:    CB  .  0, 7968
U AB R  r2 1, 05 U 0 0, 6122 1, 05
* Gọi công suất tiêu thụ trên cụm II khi cả hai cụm dùng điện là PII ta có
PII U CB 2
+   0, 79682  PII  30, 73 (KW)
P0 U 0 2
* Vậy khi cả hai cụm dùng điện thì tổng công suất tiêu thụ trên hai cụm là:
P = PI + PII  P = 64,61(KW)

Bài tập 10:


Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Mắc vào A, B một
hiệu điện thế UAB=1,5V thì vôn kế mắc vào C,D chỉ giá trị
U1=1V; nếu thay vôn kế bằng một ampe kế cũng mắc vào C,D
thì ampe kế chỉ I = 60mA.
Nếu bây giờ đổi lại, bỏ ampe kế đi, mắc vào C, D một hiệu
điện thế UCD=1,5V, còn vôn kế mắc vào hai điểm A,B thì vôn
kế chỉ U2 = 1V. Cho biết vôn kế có điện trở rất lớn, ampe kế có
điện trở nhỏ vàcó thể bỏ qua. Hãy xác định R1,R2,R3.
* Hướng dẫn giải:
+ Khi mắc vôn kế vào C, D thì R1 nt R2 nên ta có . (1)

+ Khi ampe kế mắc vào C, D thì R1nt(R2//R3) 


U23 = I. R3 = 0,06 R3
Mà U23 = UAB. R23/ RAB = 0,06 R3 (2)
+ Khi mắc vào C, D một hiệu điện thế UCD = 1,5V và vôn kế mắc vào A, B chỉ U2 = 1V ta
có (2)
Từ (1), (2), (3) suy ra R1 = R3 = 10 và R2 = 20

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã nhận thấy được qua thực tế giảng dạy,
chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp chân thành của quí đồng
nghiệp, để cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

Đông Hòa, ngày 28 tháng 9 năm 2017


Người viết

Nguyễn Thị Ngọc Thủy

25
Phòng GD & ĐT Đông Hòa Chuyên đề bồi dưỡng HSG phần Điện học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG HÒA

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG


HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ LỚP 9
PHẦN ĐIỆN HỌC

Tháng 9 Năm 2017

26

You might also like