You are on page 1of 2

KINH NGHIỆM ĐỒNG HÀNH CÙNG CON HỌC NGÔN NGỮ

I/ Định hướng cho việc học ngoại ngữ của con:


1. Học ngoại ngữ để con có cơ hội tìm hiểu văn hóa, kiến thức nhiều hơn
2. Mở ra một cơ hội cho con trong tương lai, hướng đến một công việc tốt hơn
3. Giảm tải cho việc học ngoại ngữ sau này: càng lớn hơn, các bé càng ít có thời gian cho
việc học ngoại ngữ
4. Học ngoại ngữ sớm để tận dụng thời gian vàng 3-6 tuổi: lúc các bé có thể học ngôn ngữ
nhờ vào bản năng, học trên cơ sở lặp đi lặp lại các từ, các câu mà không cần phải giải
thích bằng tiếng Việt
II/ Các lưu ý trước khi bắt đầu đồng hành, tương tác ngoại ngữ cùng con

1. Luôn giữ nguyên tắc duy nhất. Tức là không dùng lẫn lộn tiếng Anh – tiếng Việt.
- Việc dùng lẫn lộn có một rủi ro rất lớn là các bé có thể bị loạn ngữ
- Các bé sẽ hình thành phản xạ có điều kiện là sẽ chỉ dùng ngoại ngữ với bố hoặc mẹ,
người mà phụ trách giao tiếp với con bằng tiếng Anh hằng ngày
2. Các bé học tiếng Anh dựa theo phương pháp “NGHE và BẮT CHƯỚC”. Vì vậy hãy cho
bé nghe thật nhiều, lặp lại thật nhiều. Các hình ảnh thực tế sinh động sẽ giúp bé dần định
nghĩa được từ đang được nghe.
3. Phải luôn nghĩ việc học ngoại ngữ của con như là học tiếng Việt, nên đừng quá nặng nề.
Mưa dầm thấm lâu, chỉ cần tích đủ lượng, các bé sẽ tự bật ra, chuyển biến về chất.
Hãy cứ coi nó là việc đang chơi với con hàng ngày, để bé THẨM THẤU từ từ, kiểu mưa
dầm thấm lâu. Để có một biến chuyển lớn thì “LƯỢNG” phải đủ. Cứ kiên nhẫn, trái ngọt
sẽ đến.
4. Các bé nếu tiếng Việt nói sỏi, sẽ luôn có tâm lý từ chối học môn ngôn ngữ khác. Nếu vậy,
phải bắt đầu với việc cho bé tiếp nhận bằng cách thụ động. Cứ mở các bài hát tiếng anh
vui nhộn (bằng cả loa hoặc TV). Khi các bé thấy hay, sẽ tự khắc tiếp nhận dễ dàng hơn.
5. Các bé ở lứa tuổi nhỏ, độ tập trung không cao, chỉ 10-15 phút. Vì vậy, cứ lâu lâu là phải
làm trò gì đấy, thậm chí là trò hề để đánh lạc hướng trẻ, để bé cảm thấy việc đang làm
như một trò chơi. Rồi dần dần quay lại bài học lúc nào không hay. KEN nhà anh nhờ
chiêu này mà có thể đọc liên tục cả tiếng đồng hồ.
6. Bố mẹ khi tương tác với con, hãy cứ cho mình là bạn của nó, cố gắng tìm hiểu tâm lý, sở
thích của nó. Ví dụ như bé thích siêu nhân, vật nuôi, mình sẽ nói nhiều về chủ đề này,
cho xem nhiều hình ảnh
7. Không được từ bỏ giữa chừng, các bé hoàn toàn là tay mơ trong việc học ngoại ngữ, hơn
ai hết chúng ta là người dẫn dắt bé, càng không nên từ bỏ giữa chừng. CHÌA KHÓA giúp
bé học tiếng Anh sớm là sự kiên trì của bố mẹ.
8. Cần phải luyện tập, chỉnh phát âm của mình để dạy bé được chuẩn hơn
9. Phải từ bỏ tâm lý ngượng ngùng, giấu dốt tiếng Anh của bản thân để mạnh dạn nói tiếng
Anh với con mọi lúc, ngay cả giữa đám đông.
10. Mua nhiều sách có nhiều hình ảnh sinh động. Một trong những series sách ngoại văn
có lộ trình rõ ràng dành cho bé là Razkid. Càng nhiều hình ảnh sinh động, bé càng
thích học, và đọc.
11. Sau một thội gian, có thộ cho bé tiộp xúc dộn vội Phonics, ộộ giúp bé biột ộộc
sộm. Ken bột ộộu tộp ộộc tộ tháng thộ 28 và ộộn tháng thộ 34 thì ộã ộộc rột tột.
Bây giộ thì các tộ ộa âm tiột, tộ mội là ộã tộ ộộc ộộộc hột mà không cộn hộ trộ. Vì
vộy, lộy PHONICS làm nộn tộng cho việc tập đọc
12. Thường xuyên tương tác với bé. Bố mẹ là người thầy đầu tiên và là người uy tín nhất.
Mình dành cho bé không những kiến thức mà còn là tình thương. Thông qua tình cảm cha
mẹ, các bé sẽ thích và học tốt hơn. Nên là người hoa tiêu và để cho bé là người chèo lái con
thuyền!
13. Bố mẹ nên là người là người truyền cảm hứng nhưng không phải là người truyền giáo.
Đừng quan trọng hóa vấn đề. Con bạn không giỏi ngoại ngữ bây giờ nhưng sẽ là một ngày
khác ! Ngoại ngữ đơn giản là để giao tiếp, that's it ! Con bạn còn nhiều thế mạnh khác !
14. Lên kế hoạch rõ ràng cho con, chọn những gì phù hợp lứa tuổi và đừng ngại thay đổi. Ví
dộ hãy tộ tộo mộc 30 ngày ộộng hành cùng con và tộo ra một sộ cam kột cộa mình nhộ
là viộc ộộng lên facebook (ộộ mội ngộội làm chộng và mình sộ phội có trách nhiộm hoàn
thành nó)
15. Hãy kiên nhẫn và thành quả sẽ đến !

 Phần 3 sẽ nói về
III/ Các tài liệu (sách), nguồn nghe, app nên dùng để hỗ trợ và tương tác với bé.

You might also like