You are on page 1of 52

Tuần 4

Bài 7: NHỮNG BỨC CHÂN DUNG


Đọc
Nội dung chính Những bức chân dung:

Văn bản đề cập đến vẻ đẹp của mỗi người là khác nhau, không phải ai cũng giống
ai và không theo một khuôn mẫu nào cả. Bức chân dung đẹp phải là bức chân
dung thể hiện được vẻ riêng đó.

* Khởi động

Câu hỏi trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đoán xem các nhân vật trong
tranh có tên thân mật là gì.

Trả lời:
Đọc văn bản

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

Màu Nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh. Hai bức chân dung thực sự là
hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người
thật.

Hoa Nhỏ cũng đến gặp Màu Nước đề nghị cậu vẽ chân dung cho mình. Khi Màu
Nước chuẩn bị vẽ, cô bé nói:

- Bạn nhớ vẽ mắt tôi to hơn nhé!

- Mắt bạn đã to lắm rồi.

- Chỉ chút xíu nữa thôi mà! Tôi muốn mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ
hơn.

Hoa Nhỏ thuyết phục tới khi Màu Nước đồng ý:

- Thôi được.

Màu Nước bắt đầu vẽ. Hoa Nhỏ liên tục đứng dậy xem và nài nỉ:

- Bạn vẽ mắt tôi to thêm nữa! Kéo dài lông mi ra...

Cuối cùng, Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất
nhỏ. Bức chân dung chỉ hao hao giống cô bé thôi nhưng Hoa Nhỏ rất thích.

Từ hôm đó, Màu Nước vô cùng bận rộn vì các cô bé đến đặt vẽ tranh. Ai cũng
muốn được về mắt thật to, lông mi thật dài và miệng thật nhỏ. Màu Nước đã giải
thích với các cô bé rằng mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau, không phải cứ
mắt to, miệng nhỏ... mới là đẹp, nhưng các cô bé vẫn đòi cậu phải vẽ theo ý mình.

Thế là ngoài hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh, tất cả các bức tranh
còn lại đều na ná giống nhau. Lúc đầu, cô bé nào cũng vui. Nhưng khi xếp các
bức tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô
bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng. Vẻ đẹp của các cô bé rất khác nhau, và bức
chân dung đẹp phải là bức chân dung thể hiện được vẻ riêng đó.
* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai
bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.

Trả lời:

Câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh là: “Hai
bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ
rất đẹp và rất giống người thật.”

Câu 2 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì
khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh.

Trả lời:

Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có điểm khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và
Mắt Xanh là Màu Nước đã vẽ theo yêu cầu của Hoa Nhỏ: mắt to hơn, lông mi dài
hơn và miệng nhỏ hơn.

Câu 3 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đóng vai Màu Nước, thuyết phục
các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống người thật.

Trả lời:

Em sẽ gọi Bông Tuyết và Mắt Xanh đến và đem hai tranh của các bạn ra để so
sánh cho các bạn thấy và nói:

“Các em hãy nhìn tranh của Bông Tuyết và Mắt Xanh xem các em có nhận ra bạn
ngay không? Dù Tuyết hay Xanh đều không có mắt to, lông mi dài hay miệng nhỏ
nhưng các bạn vẫn đều rất đẹp đúng không nào. Nếu ai cũng theo 1 tiêu chuẩn
trên gương mặt thì tất cả mọi người đều giống nhau. Đó đâu phải vẻ đẹp của các
em. Vẻ đẹp của các em chính là con người các em cơ!”
Câu 4 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Điều gì khiến các cô bé nhận ra
Màu Nước nói đúng?

Trả lời:

Các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng là vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai
cũng giống nhau, rất khó để nhận ra bức chân dung của mình.

Câu 5 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tóm tắt mỗi sự việc trong câu
chuyện Những bức chân dung bằng 1 - 3 câu.

Trả lời:

- Sự việc đầu tiên: Bông Tuyết và Mắt Xanh được Màu Nước vẽ chân dung rất
xinh đẹp và chân thực.

- Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác đều
có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.        

- Sự việc cuối cùng: Khi xếp các bức chân dung cạnh nhau các cô bé nhận ra
chúng hoàn toàn giống nhau, rất khó phân biệt.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: QUY TẮC VIẾT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Câu 1 trang 32 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm
thích hợp.

Trả lời:

- Tên cơ quan, tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba Đình

- Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu

Câu 2 trang 32 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Cách viết hoa tên của các cơ quan, tổ
chức có gì khác với cách viết hoa tên người?

Trả lời:

- Tên người:

+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ
tên người.

+ Tên hiệu, tên nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.

- Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ
quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Câu 3 trang 32 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Tách lên cơ quan, tổ chức dưới đây
thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ
quan, tổ chức.

M: Tập đoàn Điện lực Việt Nam → Tập đoàn / Điện lực /Việt Nam

a. Trường Tiểu học Quang Trung

b. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình

Trả lời:

a. Trường/  Tiểu học/ Quang Trung

b. Nhà máy/ Thủy điện/ Hòa Bình

=> Nhận xét: Quy tắc viết tên của các cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của
từng bộ phận tạo thành tên.

Câu 4 trang 32 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức
theo gợi ý dưới đây:

Trả lời:

- Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Tiểu học Trung Yên,
Trường Tiểu học Dịch Vọng A,...

- Tên một cơ quan, tổ chức: Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban
nhân dân quận Hai Bà Trưng, Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức,…
VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ đề dưới đây:

Chủ đề 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn.

Chủ đề 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
20 tháng 11.

Chủ đề 3: Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp, của
trường.

Câu 1 trang 33 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Thảo luận.

a. Xác định nội dung thảo luận,

Ví dụ: Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.

b. Tổ chức thảo luận theo nhóm.

Lưu ý: Ghi chép kết quả thảo luận (ở bước 3).

Trả lời:

a. Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.

- Thời gian quyên góp: 14/10/2023

- Địa điểm quyên góp: phòng học Lớp 4A

- Cách thức quyên góp: hiện vật là sách báo


- Phân công nhiệm vụ:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Huyền Trang, Ngọc Anh, Trần Linh

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Mai Linh, Minh, Mai, Chí Dũng

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Anh, Ngọc, Huy

+ Đóng gói: Ngọc Minh, Châu, Đình Nam

b. Các em tiến hành thảo luận theo nhóm.

Câu 2 trang 33 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Lập dàn ý.

Dựa vào các ý đã ghi chép, lập dàn ý theo mẫu.

Trả lời:

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH


BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1
đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo
tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Chí Dũng (chủ tọa)

- Trần Linh (thư kí)


- Huyền Trang, Ngọc Anh, Mai Linh, Minh, Mai, Trần Anh, Ngọc, Huy, Ngọc
Minh, Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Huyền Trang, Ngọc Anh, Trần Linh

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Mai Linh, Minh, Mai, Chí Dũng

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Anh, Ngọc, Huy

+ Đóng gói: Ngọc Minh, Châu, Đình Nam

Người viết báo cáo

Thư kí

(kí tên)

Trần Linh

Câu 3 trang 33 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

- Báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định.

- Kết quả thảo luận được thể hiện chính xác, rõ ràng.

Trả lời:

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH


BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1
đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo
tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Chí Dũng (chủ tọa)


- Trần Linh (thư kí)

- Huyền Trang, Ngọc Anh, Mai Linh, Minh, Mai, Trần Anh, Ngọc, Huy, Ngọc
Minh, Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Huyền Trang, Ngọc Anh, Trần Linh

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Mai Linh, Minh, Mai, Chí Dũng

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Anh, Ngọc, Huy

+ Đóng gói: Ngọc Minh, Châu, Đình Nam

Người viết báo cáo

Thư kí

(kí tên)

Trần Linh
BÀI 8: ĐÒ NGANG

ĐỌC:

* Nội dung chính Đò ngang:

Văn bản kể về câu chuyện của đò ngang và anh thuyền mành. Dù làm công việc
gì, ở bất cứ đâu, đều có những điều mới lạ cho ta học hỏi. Công việc của mỗi
người đều rất có ích và đều đáng quý.                 

* Khởi động

Câu hỏi trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn về những điểm
giống và khác nhau giữa hai con thuyền trong tranh dưới đây.

Trả lời:

- Giống: đều là con thuyền có thể chở người di chuyển trên mặt sông.

- Khác nhau:

+ Thuyền bên trái có kích thước nhỏ, diện tích bé, có vòm mái đen, không có cánh
buồm, trông rất thô sơ.

+ Thuyền bên phải có kích thước lớn, diện tích lớn hơn, có cánh buồm màu đỏ,
trông hiện đại hơn.
* Đọc văn bản

ĐÒ NGANG

Trời chưa sáng, bên kia sông đã vang lên tiếng gọi: "Ơ... đò....”. Đò ngang tỉnh
giấc, vội vã quay lái sang sông đón khách.

Ngày nào cũng vậy, bất kể sớm khuya, đò ngang chăm chỉ lo việc đưa đò giữa hai
bờ sông. Đôi lúc, đò ngang nhìn thấy anh thuyền mành đi qua. Thuyền mành vạm
vỡ, to lớn, giương cao cánh buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim
khổng lồ cất cánh tung bay đến những bến bờ xa. Chắc ở những nơi đó có biết bao
cái mới lạ để thuyền mành học hỏi, giúp anh ấy lớn lên. Mỗi lần nghĩ vậy, đò
ngang lại cảm thấy đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến
một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Một buổi trưa nắng, đò ngang nằm nghỉ ở bến nước, chợt thuyền mành ghé đến.
Đò ngang reo to:

- Chào anh thuyền mành! Đã lâu anh mới ghé lại!

- Chào bạn thân mến! Tôi lại đi ngay vì còn ghé nhiều bến.

- Tuyệt quá! Những nơi anh đến có bao điều mới lạ giúp anh thêm hiểu biết. Tôi
chỉ mong được như vậy.

Thuyền mành nghĩ ngợi rồi nói:

- Thực ra ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi. Như ở ngay bến
sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi đổ về. Và mỗi ngày anh đều
đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ.

Thấy đò ngang đăm chiêu, thuyền mành nói với giọng thân mật:

- Quan trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại
đôi bờ. Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng. Quả thật, tôi
cũng muốn được như vậy.

Bên kia sông chợt vang lên tiếng: "Ơ... đò....” Đò ngang chào thuyền mành rồi vội
vã sang sông đón khách.
Từ ngữ:

Đăm chiêu: có vẻ đang phải băn khoăn, suy nghĩ.

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Thuyền mành hiện ra như thế nào
trong cảm nhận của đò ngang?

Trả lời:

Trong cảm nhận của đò ngang, thuyền mành hiện ra một cách vạm vỡ, to lớn,
giương cao cách buồm lộng gió, lướt sóng ào ào, giống như con chim khổng lồ cất
cánh tung bay đến những bến bờ xa.

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền
mành như thế nào?

Trả lời:

Đò ngang nhận ra đôi bờ của mình quá chật hẹp, muốn vứt bỏ tất cả để được đến
một nơi nào đó mới và rộng lớn hơn.

Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, thuyền mình muốn nói gì
với đò ngang qua câu: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi.”?

Trả lời:

Thuyền mành muốn nói với đò ngang rằng chỉ cần chúng ta có lòng ham học,
mong muốn học hỏi thì dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chúng ta đều có thể tìm
học được những điều mới mẻ. Sự học hỏi vốn không có giới hạn. Việc học không
bị giới hạn bởi một không gian hay thời gian nào vì thế do dù là những nơi tưởng
chừng như nhỏ bé, quen thuộc nhất cũng chứa đựng nhiều bài học có giá trị.
Câu 4 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Thuyền mành giúp đỡ ngang nhận
ra giá trị của mình như thế nào?

Trả lời:

Thuyên mành giúp đò ngang nhận ra giá trị riêng của mình bằng cách chỉ ra cho
đò ngang thấy: ở ngay bến sông này, anh được gặp rất nhiều thuyền từ khắp nơi
đổ về. Và mỗi ngày anh đều đón hàng trăm khách mới, mỗi người một vẻ. Quan
trọng nhất là đò ngang được mọi người quý mến vì làm công việc nối lại đôi bờ.
Mỗi khi đò ngang cập bến, mọi người đều ùa ra reo mừng.

Câu 5 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, câu chuyện muốn nói với
chúng ta điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.

B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

C. Người chăm chỉ làm tốt công việc của mình sẽ được tôn trọng và yêu quý.

Trả lời:

A. Ở đâu cũng có những điều mới lạ cho chúng ta học hỏi.

B. Mỗi người một việc, việc nào cũng đáng quý.

VIẾT: BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM

Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ để dưới đây:

Chủ đề 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn.

Chủ đề 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
20 tháng 11.

Chủ đề 3: Kế hoạch trang trí lớp học chuẩn bị cho một ngày đặc biệt của lớp, của
trường.
Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt
động Viết ở Bài 7, viết báo cáo theo yêu cầu của đề bài.

Lưu ý: Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi kết quả thảo luận.

Trả lời:

BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH


BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4E

Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 05 tháng 09 năm 2023, tại phòng học lớp 4E, nhóm 1
đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về: "Kế hoạch quyên góp sách báo
tặng các trường vùng khó khăn".

Thành phần tham gia

- Chí Dũng (chủ tọa)

- Trần Linh (thư kí)

- Huyền Trang, Ngọc Anh, Mai Linh, Minh, Mai, Trần Anh, Ngọc, Huy, Ngọc
Minh, Châu, Đình Nam (thành viên)

Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:

+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Huyền Trang, Ngọc Anh, Trần Linh

+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Mai Linh, Minh, Mai, Chí Dũng

+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Anh, Ngọc, Huy

+ Đóng gói: Ngọc Minh, Châu, Đình Nam

Người viết báo cáo

Thư kí

(kí tên)

Trần Linh
Câu 2 trang 36, 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc soát và chỉnh sửa báo cáo.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

b. Chỉnh sửa lỗi báo cáo (nếu có).

Đọc lại bài viết của em và chỉnh sửa theo nhận xét của thầy cô.

Trả lời:

Em đọc lại bài làm và chỉnh sửa nếu có.

ĐỌC: ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc một câu chuyện có nhân vật
mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách,... (câu chuyện trong cuốn
sách em mang đến lớp hoặc mượn từ tủ sách của lớp, thư viện của trường).

Trả lời:

Em tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc
tính cách qua sách báo, internet,…

Ví dụ: Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn

Cốt truyện xoay quanh cuộc sống tự lập và mối quan hệ của những cô bé, cậu bé tí
hon ở thành phố Diều và các thành phố hư cấu khác. Trong số các em bé này thì
Mít Đặc là một cậu bé nổi đình đám nhất với những ý nghĩ nghịch ngợm và kỳ
quặc của cậu. Trái ngược lại với Mít Đặc là Biết Tuốt, một cậu bé hiểu biết rộng,
chững chạc và thường bị Mít Đặc ghen tị. Các cô bé, cậu bé này biết làm thành
thạo những công việc của một người lớn như biết sửa xe, vẽ tranh, làm khinh khí
cầu, làm thơ, chữa bệnh...
Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Trả lời:

Em tìm đọc câu chuyện và điền vào phiếu thích hợp.

Ví dụ:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên câu chuyện: Hachiko chú chó đợi chờ Tác giả: Luis Prats

Ngày đọc: 1/10/2023 Nhân vật: Giáo sư Eisaburo Ueno và chú chó
Hachiko

Nội dung chính: Cuốn sách kể về cuộc sống và Đặc điểm nổi bật của nhân vật: sự trung thành
tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko và tình yêu thương
dành cho người chủ của mình. Giáo sư
Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ
còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến
nhà ga tiễn ông đi làm và đón ông trở về.
Nhưng rồi giáo sư qua đời, chú chó vẫn chờ
chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không
thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm.

Điều em học được từ nhân vật: Sự trung thành, tình yêu thương của chú chó Hachiko.

Mức độ yêu thích: 5 sao


Câu 3 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn những điều thú vị
về câu chuyện em đã đọc.

G: Nói về những điều em đã ghi trong phiếu đọc sách hoặc những điều thú vị
khác.

Trả lời:

Em tiến hành trao đổi với bạn những điều thú vị về câu chuyện em đã đọc.

Ví dụ:

Em thích chú chó Hichiko trong tác phẩm Hikachi chú chó chờ đợi. Câu chuyện
không chỉ là đề cập đến sự trung thành của một chú chó đối với chủ nhân của
mình mà còn là một tình bạn chân thành, đủ sức làm rung động trái tim của hàng
triệu người trên thế giới.
TUẦN 5

BÀI 9: BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG

ĐỌC:

Nội dung chính Bầu trời trong quả trứng:

Văn bản đề cập đến câu chuyện của gà con. Khi còn trong quả trứng và khi được
nở ra, thế giới của gà con hoàn toàn thay đổi. Gà con cảm thấy rất vui vẻ và thích
thú trước cuộc sống mới.

* Khởi động

Câu hỏi trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cùng nhau đóng vai nói lời trò
chuyện của các chú gà con mới nở với chú gà còn ở trong quả trứng.

Trả lời:

Em quan sát tranh và đóng vai chú gà con mới nở và chú gà còn ở trong quả trứng
dựa vào suy nghĩ và tưởng tượng của bản thân.

Ví dụ:

Gà con: Ôi, cuộc sống bên ngoài mới đẹp làm sao! Mẹ ơi! Mẹ của chúng con đây
rồi. Đây là ai thế mẹ? (chỉ vào quả trứng)

Gà trong quả trứng: Ai gọi em đấy? Là anh chị đúng không ạ? Em đây, em út gà
con của anh chị đây!

Gà con: Ôi em của chúng tôi sao? Sao em còn chưa ra?


Gà trong quả trứng: Em chưa thể ra được, vỏ của em còn chưa vỡ. Anh chị chờ
em với nhé!

* Đọc văn bản

BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG

(Trích)

Tôi kể với các bạn

Một màu trời đã lâu

Đó là một màu nâu ...

Bầu trời trong quả trứng

Không có gió có nắng

Không có lắm sắc màu

Một vòm trời như nhau:

Bầu trời trong quả trứng.

Tôi chưa kêu “chiếp chiếp"

Chẳng biết tìm giun, sâu

Đói, no chẳng biết đâu

Cứ việc mà yên ngủ...

Tôi cũng không hiểu rõ

Tôi sinh ra vì sao

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng


Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ

Đói, tôi tìm giun dế

Ăn no xoải cánh phơi...

Bầu trời ở bên ngoài

Sao mà xanh đến thế.

(Xuân Quỳnh)

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Gà con kể với các bạn thế nào về
bầu trời trong quả trứng?

Trả lời:

Gà con kể với các bạn về bầu trời trong quả trứng: chỉ có một màu nâu, không có
gió, không có nắng, không có lắm sắc màu.

Câu 2 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Gà con thấy bầu trời và cuộc sống
bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng?
Trả lời:

  Bầu trời và cuộc sống Bầu trời và cuộc sống


bên trong quả trứng bên ngoài

  Chỉ có một màu nâu Nhiều gió lộng

Bầu trời Không có gió có nắng Nhiều nắng reo

Không có lắm sắc màu Bầu trời ở bên ngoài

  Sao mà xanh đến thế

Cuộc sống Chưa kêu “chiếp chiếp" Tôi biết là có mẹ

Chẳng biết tìm giun, sâu Đói, tôi tìm giun dế

Đói, no chẳng biết đâu Ăn no xoải cánh phơi...

Cứ việc mà yên ngủ...

Câu 3 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, gà con thích cuộc sống
nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, qua cách gà con cảm nhận, miêu tả về bầu trời bên ngoài và bên trong
quả trứng, có thể thấy gà con thích cuộc sống bên ngoài quả trứng hơn. Vì ở đó gà
con có mẹ, có thể tìm thức ăn, có thể nhìn thấy cuộc sống, nhìn thấy bầu trời thật
xanh.

Câu 4 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đóng vai gà con, kể tiếp những vui
buồn của mình kể từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.

Trả lời:

Em đóng vai gà con, dựa vào tưởng tượng của bản thân để kể tiếp cuộc sống từ
ngày sống dưới bầu trời xanh.

Ví dụ:
Từ ngày sống dưới bầu trời bên ngoài tôi càng cảm nhận được những điều mới lạ
khác xa so với bầu trời màu nâu bên trong lớp vỏ trứng kia. Đầu tiên, tôi cảm
nhận được nhiều hơn tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho chúng tôi.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn được thưởng thức nhiều thức ăn hơn ngoài giun dế
là: rau xanh và nhiều loại thức ăn khác. Ngoài ra tôi còn nhận thấy không chỉ có
mỗi bầu trời có sắc màu xanh mát mà các sự vật xung quanh tôi cũng rực rỡ sắc
màu. Những ngày sống ở bầu trời bên ngoài tôi còn kết bạn được với nhiều loài
vật khác như vịt, mèo, lợn,... Đây quả là một cuộc sống đầy thú vị.

Câu 5 trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tác giả muốn nói với chúng ta điều
gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.

B. Ai cũng sẽ khôn lớn, trưởng thành theo thời gian.

C. Cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ ở phía trước.

Trả lời:

A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐỘNG TỪ

Câu 1 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với
người và vật trong tranh.

Trả lời:

- Người: chạy, đi, cười, nói, vẫy

- Vật: hót, bay, đậu, bơi


Câu 2 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới
đây có điểm gì chung?

Trời xanh mà tôi yêu

Trời xanh ấy mang theo

Cả nỗi lo nỗi sợ

Tôi lo bão lo gió

Tôi sợ cắt sợ diều

Thoảng bóng nó nơi nào

Tôi nấp ngay cánh mẹ...

(Xuân Quỳnh)

Trả lời:

Các từ được in đậm: yêu, lo, sợ đều là động từ chỉ những hoạt động, trạng thái của
con người hay sự vật trước các hiện tượng trong cuộc sống.

Câu 3 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm động từ trong các câu tục ngữ
dưới đây:

a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

b. Thương người như thể thương thân.

c. Uống nước nhớ nguồn.

d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trả lời:

a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

b. Thương người như thể thương thân.

c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Câu 4 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào tranh ở bài 1, đặt câu có
chứa 1 – 2 động từ.

Trả lời:

Trên cành cây, chim hót líu lo.

Các bạn nhỏ đang đi học.

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT MỘT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

Câu 1 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu
hỏi.
a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?

b. Phần mở bài giới thiệu những gì?

c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?

d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.

Gợi ý:

e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?

Trả lời:

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây
dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng
tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 
b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư
viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng
thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát
biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của
cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của
lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp
4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời
trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai
mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư
viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo,
truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp.
Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của
lớp.
e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là:
trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc
sách về kết quả của hoạt động. 

Câu 2 trang 43 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi về những điểm cần lưu ý
khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.

- Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)

- Cách sắp xếp các hoạt động

- Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc

Trả lời:

Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một
sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.

- Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc
phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

- Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
BÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

ĐỌC:

Nội dung chính Tiếng nói của cỏ cây:

Văn bản đề cập đến sự thay đổi của khóm hoa hồng khi được Ta-nhi-a di chuyển
đến một vị trí khác. Mỗi loài cây đều cần một sự chăm sóc phù hợp để có thể trở
nên tươi tốt nhất.

* Khởi động

Câu hỏi trang 44 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Chia sẻ với các bạn những điều em
biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối. Ví dụ:

– Trồng cây ở chỗ có đủ ánh sáng.

– Làm cỏ vườn thường xuyên.

– Đảm bảo cây nhận được đủ nước.

Trả lời:

Em dự vào kiến thức về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối của em để chia sẻ với
bạn.

Ví dụ:

Để chăm sóc cây cối thật tốt, chúng ta cần thường xuyên tới nước đầy đủ cho cây.
Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều vì có thể dẫn đến cây bị úng rễ và chết. Tùy
theo đặc điểm của từng loài cây cần lượng nước khác nhau để điều chỉnh cho phù
hợp. Ngoài ra chúng ta cần bón phân cho cây. Thỉnh thoảng cần thay chậu đất mới
để cây luôn được đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết.
* Đọc văn bản

TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

Những ngày hè ở nhà ông bà, Ta-nhi-a được thoả thích chạy nhảy trong vườn.
Thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật chỗ, cô bé liền bứng một cây nhỏ nhất trồng
vào chỗ đất trống dưới cửa sổ. Ngắm nghía một hồi, cảm thấy chưa hài lòng, cô
đến bên khóm huệ, chọn một cây đem trồng cạnh cây hoa hồng.

Những đêm hè thường có mưa rào làm cho đất dịu mát. Sáng sáng, mặt trời hiền
hòa ló rạng trên bầu trời mới được tắm gội. Muôn hoa vui sướng chào đón ánh
dương, cùng nhau tưng bừng nở rộ. Ô kìa! Bụi hoa hồng được chuyển chỗ mới
đẹp làm sao! Những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh. Hoa
nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Hàng xóm đi qua trông thấy bụi
hoa hồng dưới cửa sổ, đều hỏi:

– Đây là giống hoa mới phải không?

– Không ạ! Vẫn giống cây đó thôi.

Ta-nhi-a chỉ cho mọi người khóm hồng cũ: Hoa của chúng nhỏ hơn và không rực
rỡ bằng. Kì lạ thay, cây hoa huệ dưới cửa sổ giờ đây cũng đẹp trội hơn hẳn những
cây mà nó sống cạnh trước kia. Những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng
tiên trong truyện cổ tích.

Ta-nhi-a nghĩ mãi về nguyên nhân biến đổi của cây. Có lẽ là do chỗ ở mới của
chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất.

Đêm ấy, bên cửa sổ mở rộng, có tiếng thở nhẹ mơ hồ xen lẫn tiếng thì thầm:

– Bạn thân mến! – Bụi hoa hồng khẽ nói. – Hơi thở của bạn làm tôi dễ chịu quá.

– Cảm ơn bạn. – Cây hoa huệ cất giọng nhẹ nhàng. – Không có bạn, tôi làm sao
được tươi tắn thế này.

(Theo Ben-la Đi-giua, Nguyễn Trung dịch)

Từ ngữ

- Bứng (cây): đào cây cùng bầu đất xung quanh rễ để chuyển đi trồng ở nơi khác.
- Mơ hồ: không rõ ràng, không xác thực.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm
thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà:
Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.

Câu 2 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong
vườn nhà ông bà theo các ý sau:

Trả lời:

Việc đã làm Lí do

Bứng một cây nhỏ nhất trồng vào chỗ Thấy khóm hoa hồng bạch có vẻ chật
đất trống dưới cửa sổ chỗ

Chọn một khóm huệ đem trồng cạnh Ngắm nghía một hồi, cảm thấy chưa hài
cây hoa hồng. lòng

Câu 3 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng
và cây huệ, huệ nở hoa đẹp như thế nào?

Trả lời:

Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh
hoa trong suốt lung linh. Hoa nở nhiều đến nỗi cả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Và
cây hoa huệ cũng đẹp trội hơn hẳn những cây mà nó sống cạnh trước kia. Những
bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích. 
Câu 4 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy
đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì?

Trả lời:

Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và
hoa huệ là chỗ ở mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất
màu dưới đất.

Câu 5 trang 45 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những
trải nghiệm gì trong mùa hè?

Trả lời:

Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm trồng hoa và những kiến thức
mới trong cách chăm sóc cây trồng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất.

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ
suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Câu 1 trang 46 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Chuẩn bị.

a. Chọn hoạt động trải nghiệm (ví dụ: tham quan làng nghề truyền thống, làm một
số sản phẩm thủ công, tham gia hoạt động của một câu lạc bộ,...).

b. Liệt kê các việc đã làm, sắp xếp các việc theo trình tự hợp lí.

Trả lời:

a. Lựa chọn hoạt động trải nghiệm: chuyến du lịch cùng đoàn thanh niên.

b. Các việc đã làm theo trình tự:

- Khởi hành chuyến đi.

- Di chuyển đến khách sạn nghỉ ngơi, thu dọn đồ đạc và ăn uống.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, túi rác và dụng cụ dọn dẹp và di chuyển đến bờ biển.
- Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển.

- Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác, đặc biệt là các đồ nhựa.

- Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành
cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo....

- Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác
sinh vật biển.

- Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.

Câu 2 trang 46 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Lập dàn ý.

Dựa vào nội dung đã chuẩn bị, lập dàn ý theo hướng dẫn dưới đây:

Trả lời:
- Mở bài: Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh
chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm
đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.

- Thân bài:

+ Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm.

+ Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định đến khách sạn nhận phòng. Sau
khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi.

+ Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể: Một nhóm được
giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển, một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu
nhặt rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa.

+ Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên bờ biển cùng với 9 bạn nữa.

+ Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển. Rác ở đây chủ yếu là cành
cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo....

+ Sau đó, di chuyển đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại
xác sinh vật biển.

+ Cuối cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ.

- Kết bài: Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của
mọi người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn
những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

Câu 3 trang 47 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

- Các hoạt động được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Nêu rõ kết quả của các hoạt động, việc làm.

- Chú ý thể hiện suy nghĩ, cảm xúc khi tham gia hoạt động.

Trả lời:

Em dựa vào góp ý và nhận xét để chỉnh sửa dàn ý.


NÓI: TRẢI NGHIỆM ĐÁNG NHỚ

Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ,
cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Câu 1 trang 47 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Nói.

- Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, em hãy thuật lại hoạt động trải nghiệm
theo yêu cầu.

- Khi nói, cần thể hiện cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,... để
người nghe cảm nhận được hoạt động trải nghiệm đó thực sự đáng nhớ đối với
em.

- Để làm bật nội dung của hoạt động trải nghiệm em đã tham gia, có thể kết hợp
sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ vật,...

Trả lời:

Em dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết để nói. Lưu ý thể hiện cảm xúc và làm
nổi bật nội dung của hoạt động.

Ví dụ:

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong
đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của
chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định
đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi
nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau di chuyển đến địa điểm thực hiện hoạt
động.

Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao
cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt
rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa. Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên
bờ biển cùng với 9 bạn nữa. Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển.
Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo.... Sau đó, di chuyển
đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển. Cuối
cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ. Dù nắng
nóng vất vả nhưng ai cũng rất vui vẻ vì được góp sức mình giúp bờ biển sạch đẹp
hơn. Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ.
Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm
thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều người tốt như chúng em – những người có ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi
người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn
những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

Câu 2 trang 47 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1: Trao đổi, góp ý.

- Hoạt động được giới thiệu rõ thời gian, địa điểm, những người tham gia,...

- Nội dung các hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự.

- Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói,
cử chỉ, điệu bộ,...

Trả lời:

Em trao đổi với bạn và tiếp nhận góp ý.


TUẦN 6:

BÀI 11: TẬP LÀM VĂN

ĐỌC:

Nội dung chính Tập làm văn:

Văn bản đề cập đến câu chuyện làm bài văn tả cây hoa của nhân vật tôi. Nhân vật
tôi đã được về quê để quan sát kĩ các bộ phận của cây hoa hồng. Vì vậy cậu đã
viết được một bài văn rất hay.

* Khởi động

Câu hỏi trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi với bạn: Khi muốn miêu
tả một sự vật, làm thế nào để tả đúng đặc điểm của sự vật đó?

Trả lời:

Khi muốn miêu tả một sự vật, cần quan sát, nhìn nhận, xem xét các góc độ, bộ
phận khác nhau của sự vật đó. Có thể đưa ra các nhận xét, liên tưởng, hình dung
về sự vật đặt trong tương quan với các sự vật xung quanh. Ngoài ra, người viết
còn có thể ví von, so sánh để thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết
hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

* Đọc văn bản

TẬP LÀM VĂN

Cuối tuần, ba cho tôi về quê để tôi tìm được nhiều ý cho bài văn "Tả cây hoa nhà
em". Ngồi đò dọc ba mươi cây số, tôi đã viết mở bài thế này:

Chiều thứ Bảy về quê, tôi gặp lại cây hoa hồng mà ngoại đã trồng ở mảnh vườn
trước cửa.

Nhưng về tới quê thì trời sập tối. Bụi hồng, bụi dạ lí, bụi mẫu đơn trông không
khác gì nhau nên tôi đành để dở dang bài văn.
Hôm sau, trời còn mù sương, tôi đã có mặt ngoài vườn. Gió xào xạc trên tàu dừa.
Cây hoa hồng bỗng giật mình, rung rinh, những giọt sương từ mặt lá rơi xuống. Ý
văn cũng như sương là chã:

Thân cây hoa to bằng ngón tay cái. Cành hoa nhỏ như ngón tay út, xoè ra nhiều
lá hình trái tim viền răng cưa. Sương như những hòn bi ve tí xíu tụt từ lá xanh
xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa ...

Tới đây thì bí quá! Tôi định chạy lại bậc thềm để đọc câu hỏi gợi ý trong sách,
chẳng may đánh rơi cuốn vở dưới gốc cây hồng. Cúi xuống nhặt vở thì tay tôi bị
gai cào một vết. Hoá ra cây hoa hồng còn có gai. Quên xuýt xoa, tôi nghĩ tiếp về
bài văn của mình:

Hồng không phải mít mà cũng có gai. Gai hồng không nhể được ốc luộc như gai
bưởi. Gai hồng giữ cho bông hồng thả sức đẹp…

Tới đây có thể kết luận được rồi. Tôi đọc gợi ý cuối cùng trong sách: “Em đã
chăm sóc, bảo vệ cây hoa đó như thế nào?". Khó ghê! Ông bà trồng và chăm sóc
đấy chứ! Nhưng vẫn còn kịp. Tôi vào bếp lấy cái bình, múc nước rồi hăm hở bước
theo ý văn của mình và té cái “oạch” trước khi viết đoạn kết:

Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây hoa
hồng một cơn mưa rào nhỏ.

(Theo Trần Quốc Toàn)

Từ ngữ

- Xào xạc: từ mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động va chạm nhẹ vào nhau.

- Lã chã (nước mắt, mồ hôi): nhỏ xuống thành giọt, nối tiếp nhau không dứt.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?

Trả lời:

Mục đích về quê của bạn nhỏ là tìm được nhiều ý cho bài văn "Tả cây hoa nhà
em".
Câu 2 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả
được cây hoa theo yêu cầu?

Trả lời:

Khi ở quê, trời còn sương mù, bạn nhỏ đã dậy từ sớm ra vườn để có thể ngắm
nghía được cây hoa hồng. Sau đó khi bí quá thì bạn định chạy lại bậc thềm để đọc
câu hỏi gợi ý trong sách, chẳng đánh rơi cuốn vở dưới gốc cây hồng. Cúi xuống
nhặt vở thì tay bị gai cào một vết. Rồi bạn vào bếp lấy cái bình, múc nước rồi hăm
hở bước ra vườn nhưng lại bị ngã.

Câu 3 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những câu văn nào là kết quả của
sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?

Trả lời:

Những câu văn đó là:

- Thân cây hoa to bằng ngón tay cái.

- Cành hoa nhỏ như ngón tay út xòe ra nhiều lá hình trái tim viền răng cưa.

- Sương như những hòn bi ve tí cíu tụt từ lá xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm
ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa...

- Hồng không phải mít mà cũng có gai.

- Gai hồng không nhể được ốc luộc như gai bưởi.

- Gai hồng giữ cho bông hồng thả sức đẹp.

- Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây
hoa hồng một cơn mưa rào nhỏ.
Câu 4 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em thích câu văn nào nhất trong bài
văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào?

Trả lời:

Em thích câu văn "Sương như những hòn bi ve tí cíu tụt từ lá xanh xuống bông
đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đâu giữa những cánh hoa...".

Theo em, bạn nên bổ sung những câu văn miêu tả về bông hoa có màu sắc và hình
dạng, cấu tạo như thế nào.

Câu 5 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em học được điều gì về cách viết
văn miêu tả sau khi đọc câu chuyện trên?

Trả lời:

- Muốn miêu tả được một sự vật, trước hết người viết phải biết quan sát, rồi từ đó
nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc
điểm tiêu biểu của sự vật.

+ Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.

+ Nhận xét liên tưởng: hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật .xung
quanh.

+ So sánh, ví von: Thể hiện tư duy liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình
dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ

Câu 1 trang 49, 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm động từ trong ngoặc đơn
thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống ……. cánh
phành phạch và cất tiếng …….. lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi
cũng thức dậy …….. te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau ……. ra rả.
Ngoài suối, tiếng chim cuốc …….. vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.

(Theo Hoàng Hữu Bội)


(gáy, kêu, vọng, vỗ)

b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một
con chim ……., không một con thú …….. Đàn khướu làm tổ trong bụi nửa vừa
……. véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi.
Bầy khướu nhảy lách tách trên cành ……… sâu. Tiếng lá……. trong gió.

(Theo Vũ Hùng)

(xào xạc, tìm, kêu, hót)

Trả lời:

a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành
phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức
dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối,
tiếng chim cuốc vọng vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.

(Theo Hoàng Hữu Bội)

b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một
con chim hót, không một con thú kêu. Đàn khướu làm tổ trong bụi nửa
vừa hót véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi.
Bầy khướu nhảy lách tách trên cành tìm sâu. Tiếng lá xào xạc trong gió.

(Theo Vũ Hùng)

Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nhìn tranh, tìm động từ phù hợp với
hoạt động được thể hiện trong tranh.

Trả lời:

Tranh 1: leo núi


Tranh 2: cắm trại

Tranh 3: câu cá

Tranh 4: bay, bắt sâu

Tranh 5: lặn

Câu 3 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đặt câu với các động từ chỉ hoạt
động di chuyển tìm được ở bài tập 2.

Trả lời:

- Thứ hai, cả nhà Linh sẽ đi leo núi để nâng cao sức khỏe.

- Tuần sau, Nam và các bạn sẽ tham gia hội thi cắm trại.

- Ngọc Anh rất thích đi câu cá.

- Bức ảnh này chụp được chú chim bồ câu đang bắt sâu.

- Em ước mơ trở thành một thợ lặn chuyên nghiệp.

VIẾT: VIẾT ĐOẠN VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC

Câu 1 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt
động Viết ở Bài 10, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong
đoàn thanh niên. Đó là một chuyến tình nguyện dọn dẹp bờ biển. Điểm đến của
chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp.

ADVERTISING
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định
đến khách sạn nhận phòng. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi
nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau di chuyển đến địa điểm thực hiện hoạt
động.
Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao
cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt
rác trên mặt nước, đặc biệt là các đồ nhựa. Em được giao nhiệm vụ nhặt rác trên
bờ biển cùng với 9 bạn nữa. Đầu tiên, bọn em nhặt rác trên bãi cỏ gần bờ biển.
Rác ở đây chủ yếu là cành cây, lá cây và một số vỏ bánh kẹo.... Sau đó, di chuyển
đến bãi cát trắng. Ở đây có nhiều cành cây khô và các loại xác sinh vật biển. Cuối
cùng là nhặt chai nước, lọ thủy tinh,....trôi nổi trên mặt nước gần bờ. Dù nắng
nóng vất vả nhưng ai cũng rất vui vẻ vì được góp sức mình giúp bờ biển sạch đẹp
hơn. Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ.
Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm
thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều người tốt như chúng em – những người có ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.

Chuyến đi này là một trải nghiệm đẹp với em. Nhờ có sự nhiệt tình của mọi
người, bãi biển đã trở nên rất sạch đẹp. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn
những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.

Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.

b. Sửa lỗi trong bài làm (nếu có).

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

Câu 3 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nghe thầy cô nhận xét bài làm và
chỉnh sửa bài.

Trả lời:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét bài làm và chỉnh sửa bài.
BÀI 12: NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI

Nội dung chính Nhà phát minh 6 tuổi:

Văn bản đề cập đến câu chuyện thuở bé của Ma-ri-a. Cô là một cô bé thích quan
sát. Cô rất thông minh khi đã phát hiện ra những điều mới lạ khi nhìn thấy nước
trà rót ra đĩa. Chính nhờ sự thông minh đó mà sau này Ma-ri-a trở thành giáo sư
nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ và vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-
ben Vật lí.

* Khởi động

Câu hỏi trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Chia sẻ với bạn câu chuyện về
thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe kể.

Trả lời:

Em nhớ lại hoặc tìm đọc qua sách vở, báo chí, internet,... câu chuyện về thời niên
thiếu của một nhà bác học và chia sẻ với bạn.

Ví dụ:

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của
nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là
2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là
phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã
tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các
bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha
cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu
bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các
thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.
Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh
đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần
khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn
như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là
gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp
Einstein có được thành công sau này.

* Đọc văn bản

NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất
thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy
một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa.
Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển
động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao.
Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối
cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ
đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát
hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai,
đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc
tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm
1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.

(Theo Gương hiếu học của 100 danh nhân đoạt giải Nô-ben)

Từ ngữ

- Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.

- Giải thưởng Nô-ben: giải thưởng quốc tế mang tên nhà khoa học Nô-ben, được
trao thưởng hằng năm (bắt đầu từ năm 1901) cho những cá nhân đạt thành tích
xuất sắc trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hoà bình.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát
được khi gia nhân bưng trà lên là gì?

Trả lời:

Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là: Mỗi lần gia
nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót
ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó
ngăn lại.

Câu 2 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm trong bài đọc các thông tin về
việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a.

Trả lời:

- Địa điểm thí nghiệm: bếp

- Dụng cụ thí nghiệm: một bộ đồ trà


- Mục đích làm thí nghiệm: để giải thích vì sao khi nước trà rót ra đĩa thì những
tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại.

Câu 3 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi
làm thí nghiệm là gì?

Trả lời:

Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là khi giữa tách trà và đĩa có
một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên.

Câu 4 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Câu nói của người cha: “Đây sẽ là
giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” thể hiện điều gì?

Trả lời:

Câu nói của người cha: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!” là một lời
khen dành cho Ma-ri-a, công nhận và khích lệ Ma-ri-a thực sự là cô bé tài năng,
thông minh thiên bẩm và rất tinh tường khi phát hiện ra những hiện tượng vật lí
xung quanh mình.

Câu 5 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật
Ma-ri-a.

Trả lời:

Nhân vật Ma-ri-a là một cô bé rất thông minh và tinh tường khi có thể hiểu và tự
mình làm một thí nghiệm khi mới 6 tuổi. Cô có lòng ham học hỏi, mong muốn
khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Chính vì vậy mà sau này Ma-ri-a
trở thành giáo sư của nhiều trường đại học và là người phụ nữ đầu tiên nhận giải
Nobel.

ĐỌC: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN

Câu 1 trang 52, 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài văn dưới đây và thực
hiện yêu cầu.
Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế
giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".

Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là
Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con
gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng
qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực.

Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở
nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất
hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp.
Bà còn biến quả bí ngô thành cổ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem
phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12
giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi
tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới
lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống
bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là
một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

(Nguyễn Ngọc Mai Chi)

a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của
mỗi phần.

b. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự
việc dưới đây:
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

Trả lời:

a.

- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay
nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ
Lem".

=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.

- Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời.

=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện.
- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem"
xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện.

b.

- Sự việc 1:

+ Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.

+ Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con riêng.

- Sự việc 2:

+ Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.

+ Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.

- Sự việc 3:

+ Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.

+ Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn
trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở.

- Sự việc 4:

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội
và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ
Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép
thuật sẽ tan biến.

- Sự việc 5:

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến
12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.
- Sự việc 6:

+ Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.

+ Diễn biến: Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì
vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh
phúc đến cuối đời.

c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.

d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của
bài văn.

Câu 2 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi
viết bài văn kể lại một câu chuyện.

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

Trả lời:

- Bố cục của bài văn: có 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc
nêu ấn tượng về câu chuyện,...).

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ
ngữ kết nối các sự việc).

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu
chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

- Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên
tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp
lý, mạch lạc.
+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và
được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến
và kết quả rõ ràng.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với
ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.

You might also like