You are on page 1of 7

THIỂU DỤC TRI TÚC (Tại website: https://thuvienchonnhu.

net)
1- CÓ BẢY PHÁP KHIẾN CHO PHẬT PHÁP HƯNG THỊNH
Người tu sĩ đệ tử của đức Phật thích sống giản dị là sẽ làm cho Phật Pháp hưng thịnh, vì
đời sống giản dị là đời sống thiểu dục tri túc, đời sống giản dị là đời sống không ham thích,
ít dục, rất phù hợp với pháp tu hành của đức Phật là ly dục ly ác pháp. Đời sống giản dị của
một vị tu sĩ đệ tử Phật, nhìn vào, người ta mến phục và cảm tình ngay liền, đời sống giản dị
là một đạo hạnh của người tu sĩ giải thoát. (Đường về xứ Phật – TẬP VIII- T72)
2- BỨC TÂM THƯ THỨ XIII: LÀM CHỦ BỆNH
Trong quý vị, có những người sống ba y một bát, thiểu dục tri túc như đức Phật; có người
bỏ hết con cái, người thân trong gia đình, vào tu viện để sống một đời cô đơn, một mình mà
vẫn an vui; có người làm chủ được cơ thể già yếu, đi khất thực sống, không nhờ vào con
cháu cơm nước; không nương tựa vào con cháu ẵm bồng vệ sinh, luôn luôn khỏe mạnh,
không đau nhức chỗ này, chỗ khác trên cơ thể, v.v… Đó là làm chủ GIÀ, như vậy là
CHỨNG ĐẠO, quý vị ạ! ( NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT – T68)
3- TRẢ LỜI THẦY THIỆN TÂM
Một tu sĩ có quyền dùng hai cái khăn, một cái dùng để tắm giặt, còn một cái nhỏ dùng để
ăn cơm. Như vậy không phạm giới. Nhưng chúng ta hiểu đời sống của tu sĩ là sống ít muốn
biết đủ (thiểu dục tri túc), vì thế nên sử dụng một vật dụng làm hai ba việc để được gọn
gàng khi di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác (Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh - Trang 154)
4- TRẢ LỜI LIỄU NGỌC
Sinh tử là một việc trọng đại, cho nên đâu cần gì phải trồng trọt. Trồng trọt là phạm giới.
Trong giới luật thiểu dục tri túc mà còn suy tư trồng trọt thì đâu còn tri túc thiểu dục, tức là
chưa ít muốn biết đủ. Bây giờ các con còn ở một chỗ, nhưng mai kia mốt nọ các con sẽ di
chuyển nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác. Là một du tăng khất sĩ làm sao trồng trọt được. Hiện
giờ các con chỉ nên trồng cây dâm bụp làm rào xung quanh thất cho kín đáo, để phòng hộ
sáu căn trong khi tu tập, nhờ đó để giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm
thọ.Người tu hành chỉ có một việc mà các con cần phải làm từ ngày này sang ngày khác, đó
là việc ngồi chơi xả từng niệm khởi trong tâm, từng cảm thọ trong thân và từng hôn trầm,
thùy miên và vô ký trong thân và tâm. Việc làm này đòi hỏi các con phải tu tập liên tục,
không có thời gian nghỉ ngơi hay làm bất cứ một việc gì khác. Cho nên các con đâu còn có
thời gian trồng trọt.
(Hỏi Đáp Oai Nghi Chánh Hạnh - Trang 59)
5- TÁM ĐIỀU DÀNH CHO BẬC CHÂN TU
Phật nhắc nhở chúng ta: “không phải để cho người không thiền định”. Vậy người thiền
định như thế nào? Như trên đã nói: người thiền định của Phật giáo không phải là người ngồi
kiết già, ức chế tâm cho hết vọng tưởng. Người thiền định của Đạo Phật là người biết buông
xả các ác pháp, là người biết yểm ly tham, sân, si, biết thiểu dục tri túc, biết sống độc cư
trầm lặng một mình. Người nào sống được tâm thiền định như vậy thì Phật pháp mới là
pháp môn dành riêng cho họ. Ngược lại, ai sống không có thiền (105) định như vậy thì Phật
pháp không phải là pháp môn cho họ tu tập. (Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 3 - Trang 105)
6- BẢY CÁCH DIỆT LẬU HOẶC BẰNG PHÁP NHƯ LÝ TÁC Ý
Ở đây, chúng ta tác ý thọ dụng cho một đời sống Phạm hạnh, có nghĩa là phải sống thiểu
dục tri túc, ba y một bát, tứ sự vừa đủ không được cất giữ thừa dư. Và thọ dụng như vậy,
mới đúng nghĩa của một bậc Thánh Tăng đoạn trừ lậu hoặc. (Những Lời Gốc Phật Dạy -
Tập 2 - Trang 74)
7- Bài học thứ 30: LÁ THƯ CỦA MẸ
Nếu thấy chúng ta tự nghiêm khắc mình trong kỷ luật Phật, sống biết nhẫn nhục tùy thuận
và bằng lòng, hoặc sống độc cư trầm lặng một mình trong thất, ăn ngày một bữa và sống
thiểu dục tri túc, ít ham ngủ, ít sân hận thì nên ở lại tu viện tu hành, rất xứng đáng, không nợ
cơm ăn áo mặc của đàn na thí chủ. Còn sống giới luật không nghiêm chỉnh, không giữ gìn
các hạnh, không sống với đức hiếu sinh thì làm sao tâm buông xả cho sạch những ác pháp;
thì làm sao thân tâm tìm được sự giải thoát, dù cho có tu bao lâu cũng không giải thoát.
Thấy sức mình tu không nổi thì nên hoàn tục trở về đời sống như mọi người thì không phí
uổng cuộc đời, không làm phiền lòng người khác. Cho nên người tu hành theo Phật giáo
đừng cố gắng bới móc lỗi lầm của người khác, hãy biết tha thứ mỗi lỗi lầm và nên nghiêm
khắc nhìn lại mình, thì sự tu hành mới đến nơi đến chốn.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đức Hiếu Sinh - Tập 2 - Trang 220)
8- TRI KIẾN VÀ BẢN LĨNH CỦA NGƯỜI TU THEO CHÁNH PHÁP NGUYÊN
THỦY
Đến với tu viện chúng ta tập sống một mình, sống cho mình, tu cho mình. Chúng ta tập
sống một ngày làm Phật, một ngày làm Thánh A La Hán. Nên mọi cái khó khăn của chính ta
được khắc phục, chế ngự, từ cái ăn uống, đến cái ngủ nghỉ, cái chỗ ở, cái nói chuyện, đều
được ta khắc phục một cách dễ dàng không khó khăn chi. Bởi vì ta đang hướng đến làm
Phật, làm Thánh A La Hán, để giải thoát làm chủ sanh tử. Cho nên ta không muốn đòi hỏi
một cái gì hết. Ta tập sống, đời sống thiểu dục tri túc, như thời Đức Phật thuở xưa. Mỗi
ngày ta ôm bình bát đi xin cơm về ăn, cho gì ăn nấy, không đòi hỏi cầu kỳ, ta ngủ cũng vậy,
đúng thời khóa tu tập giờ giấc nghiêm chỉnh, ta không nói chuyện nhiều. Chỉ nói những điều
cần thiết và thưa hỏi pháp khi gặp khó khăn. Tại sao chúng ta phải sống như vậy? Thưa các
bạn! Vì ta đang tập sống, ta đang hướng đến như Phật, như Thánh A La Hán. Chúng ta đang
tập sống theo truyền thống quá khứ của chư Phật để lại. (Đường Về Xứ Phật - Tập IX -
Trang 359)
9- CÚNG DƯỜNG VÀ NHẬN ĐỒ CÚNG DƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG
PHÁP?
Một vị tăng phải giữ gìn giới luật nghiêm túc, đời sống phải ba y một bát, thiểu dục tri
túc, luôn luôn sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, mới xứng đang nhận của cúng dường. Nhận sự
cúng dường như vậy mới đúng chánh pháp. (Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 323)
10- CÚNG DƯỜNG VÀ NHẬN ĐỒ CÚNG DƯỜNG NHƯ THẾ NÀO ĐÚNG
PHÁP?
Người cư sĩ Phật tử cúng dường đúng chánh pháp là phải chọn một vị tăng giới đức
nghiêm chỉnh, phải đầy đủ oai nghi tế hạnh, phải có một đời sống phạm hạnh, phải thiểu dục
tri túc giống như Phật và chúng Thánh (320) Tăng ngày xưa thì sự cúng dường ấy mới đúng
là chánh pháp. Chọn được một vị tu sĩ như vậy thì phải thành tâm dâng lên cúng dường với
một tấm lòng cung kính ngưỡng mộ, mặc dù của ít lòng nhiều, không phải đòi hỏi ở những
món ăn cao lương mỹ vị mới có lòng thành, mà chỉ là những món ăn đơn giản như cơm
muối, củ khoai và tương chao rau đậu luộc, v.v..(Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 320)
11- LỜI NÓI ĐẦU
Trong Bảy Giác Chi nó gồm đủ “giới, định, tuệ”, nếu một vị tu sĩ mà không giữ gìn giới
luật nghiêm túc thì không thể nào tu tập Bảy Giác Chi được, cũng như không sống đời sống
phạm hạnh, không phòng hộ sáu căn, không thiểu dục tri túc, không ba y một (9) bát, không
đi xin từng miếng, từng nhà, không xả bỏ của cải tài sản vật chất, không đoạn lìa những tình
cảm người thân quyến thuộc, không lấy gốc cây làm giường nằm mà sống trong chùa to
Phật lớn, vì chùa to Phật lớn, giường cao rộng, mền nệm êm ấm, sống trong nhung lụa sang
giàu thì không thể nào tu theo Bảy Giác Chi được, vì ngay cuộc sống đó là không “Giác
Chi[1]” thì còn tu tập cái gì là Giác Chi được nữa. (Đường Về Xứ Phật - Tập IX - Trang 9)
12- Ngôi thứ ba TĂNG BẢO
Chọn lựa một vị Thánh tăng là phải chọn lựa như thế nào? Chọn lựa một vị Thánh tăng là
phải chọn một vị tu sĩ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà
cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, phải biết “thiểu dục tri
túc”, tức là luôn luôn biết đủ, không bao giờ thấy thiếu một vật gì. Trong đời sống làm
người, mà tìm thấy một vị Thánh tăng như vậy, mới xứng đáng là người làm gương, làm
ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. (Thọ Tam Quy Ngũ Giới - Trang 27)
13- LÀM TRỤ TRÌ NÊN CẢNH GIÁC
Cho nên, người tu hành phải lập hạnh, lập đức cho rõ ràng như lời Phật dạy: “Cạo bỏ râu
tóc, đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình, sống không nhà cửa, sống chế ngự thân, chế ngự lời nói,
chế ngự ý nghĩ, bằng lòng tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống một mình, thiểu dục tri
túc, ba y một bát, chấp nhận đời sống du tăng, xin ăn ngày một bữa để sống để tu hành”.
Nếu con đường tu (270) tập theo Phật giáo mà các bạn bỏ hạnh tu tập này thì các bạn không
còn xứng đáng là đệ tử của Phật, mà là đệ tử của ngoại đạo, của Bà La Môn.
(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 4 - Trang 270)
14- CHỨNG ĐẠT CHÂN LÍ
Lòng tin như thế nào là tin đúng (chánh tín)? Lòng tin như thế nào là tin sai (tà tín)? Ở
đây chúng ta nghe đức Phật đã dạy rõ ràng: Phải tìm một vị Thầy, tâm không còn tham
pháp, sân pháp, si pháp, tức là giới luật phải nghiêm chỉnh, tâm phải bất động trước các
pháp và các cảm thọ. Đời sống phải ba y một bát, thiểu dục tri túc, sống không nhà cửa,
không gia đình v.v…Những lời dạy trong kinh này đem ra làm tiêu chuẩn xét duyệt lại các
tu sĩ Phật giáo hiện nay thì họ chưa đủ tiêu chuẩn cho quý phật tử tin tưởng là vị thiện hữu
tri thức của mình.
(Những Lời Gốc Phật Dạy - Tập 4 - Trang 228)
15- SỐNG TRONG CAO THƯỢNG MỚI CHỨNG ĐẠT CÁI CAO THƯỢNG
Sống trong cao thượng là sống đúng Phạm hạnh của Phật giáo, tức là sống thiểu dục tri
túc, chỉ còn ba y một bát, tất cả đều buông xả sạch, không còn để tâm thương hay ghét,
không còn ái kiết sử trói buộc, không còn người thân kẻ sơ, không còn tài sản lớn tài sản
nhỏ, không còn tiền để dự phòng trong cuộc sống hay đau ốm, không còn đất đai ruộng
vườn, không còn nhà cửa lớn nhỏ, phải sống như đức Phật chỉ còn ba y một bát, đi xin ăn
hằng ngày mà thôi.
(Mười Hai Cửa Vào đạo - Trang 60)
16- THÂN THƯỜNG BỊ BỆNH
Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy của
không cho, đó là đức buông xả, đức thiểu dục tri túc tức là xả ly lòng không tham lam, ích
kỷ, nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho. (Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 272)
17- TỔNG QUÁT MƯỜI GIỚI ĐỨC SA DI
Đức Thiểu Dục Tri Túc rất cần thiết để lập thành Thánh hạnh của một bậc Thánh Tăng,
của một du Tăng khất sĩ. Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không nhà cửa,
không gia đình, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không”.
Qua lời dạy này chúng ta xét thấy: “Một đời sống Thánh thiện là phải thiểu dục tri túc tận
cùng như vậy, mới được gọi là bậc Thánh giải thoát, còn sống ngược lại thì không giải
thoát”. Như vậy chúng ta xét thấy các nhà tu Đại thừa có chùa to Phật lớn, có vật chất thế
gian đầy đủ, tu như vậy có lập hạnh thiểu dục tri túc chưa? Tu như vậy có giải thoát chưa?
Xin các bạn nên lưu ý. Người tu sĩ Phật giáo thiểu dục tri túc, thường lấy gốc cây làm
giường nằm, lấy tay làm gối, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, có sống như vậy mới xứng
đáng là bậc Thánh Tăng, Thánh Ni trong đạo Phật. (Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập
1 - Trang 149)
18- NIỀM TIN
Đổi nghề nghiệp ác làm nghề nghiệp thiện, nếu biết tư duy quán xét ngay liền có một tâm
hồn yên vui, an lạc không những một mình mà cả gia đình. Nhất là, những người biết thiểu
dục tri túc thì sự yên vui hạnh phúc lại càng gia tăng gấp bội. (Đường Về Xứ Phật - Tập I -
Trang 98)
19- CHÁNH NGHIỆP VÀ CHÁNH MẠNG
Bởi vậy, đức Phật dạy: “chư Tăng phải thiểu dục tri túc, thừa kế pháp, không nên thừa kế
thực phẩm”, không thiểu dục tri túc (85) không thừa kế pháp, luôn thừa kế vật chất và thực
phẩm thì tâm sanh ra tham dục, ham muốn phóng dật, chạy theo ngũ dục lạc, ăn uống phi
thời, ngủ nghỉ phi thời, trí tuệ đần độn, tưởng tuệ phát triển, thường luận Đông luận Tây che
đậy lỗi lầm, phá sạch giới bổn, sống đời sống dục lạc chẳng biết sợ hãi những lỗi nhỏ nhặt,
chẳng biết xấu hổ khi oai nghi tế hạnh cũng không có, đi, đứng, nhìn, ngó, giống như người
thế gian. (Đường Về Xứ Phật - Tập I - Trang 85)
20- NÉN TÂM HƯƠNG
Chúng ta giữ gìn giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ, không bẻ vụn giới, lấy giới
phòng hộ sáu căn, sống đời thiểu dục tri túc, là ta đã thắp nén hương lòng cúng dâng lên chư
Phật.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VII - Trang 106)
21- ĐỀ TÀI THIỀN QUÁN
Muốn xin đề tài thiền quán để tâm chuyên nhất cảnh, thì phải sống độc cư trọn vẹn, mới
thực hiện được đề tài thiền quán này. Phải giữ gìn tâm không được phóng dật, sống đúng
giới hạnh, đời sống thiểu dục tri túc, ít muốn, biết đủ thì mới tu tập đề tài thiền quán này.
Từng phút, từng giây, hàng ngày ngăn ác, diệt ác, thì kết quả sẽ nhập được bốn thiền và thực
hiện được Tam Minh không có khó khăn không có mệt nhọc, không có phí sức.
(Đường Về Xứ Phật - Tập VII - Trang 89)
22- SINH HOẠT PHẬT GIÁO
Con đường tu theo đạo Phật rất khó, nhất là khó về cách sống (sống đạo). Đời sống phải
đúng cách đạo hạnh, ăn, ngủ không được phi thời, thiểu dục tri túc, ít nói, sống trầm lặng
độc cư, lúc nào cũng phòng hộ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý. (Đường Về Xứ Phật
- Tập IV - Trang 74)
23- CÚNG DƯỜNG TIỀN CÓ PHƯỚC BÁO KHÔNG?
Có tiền, khiến chư tăng chạy theo danh lợi, quên hạnh thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn,
đó là phi công đức thứ ba. (Đường Về Xứ Phật - Tập VIII - Trang 263)
24- THIỂU DỤC TRI TÚC
Phần thứ ba thiểu dục tri túc là một Thánh hạnh, một đức hạnh buông xả giải thoát (142)
mà người phàm phu không thể sống nổi, không thể làm được. Nhất là hạnh thiểu dục tri túc,
ba y một bát của một vị Tỳ Kheo đệ tử của đức Phật thì ít có ai sống và làm được.Nói đến
hạnh thiểu dục tri túc là nói đến một tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư
không. Trên đời này, không còn có một vật gì ràng buộc tâm hồn của họ được. Đi hay ở tùy
thích, không có chùa to, Phật lớn, không có nhà cao cửa rộng. Nhất là họ đã thoát ra khỏi
kiếp nô lệ tiền bạc, vì họ không cất giữ tiền bạc. Trên đời này khó mà có ai sống như họ
được. Có như vậy mới gọi là hạnh thiểu dục tri túc, ba y một bát. Nếu một người tu theo
Đạo Phật mà không sống hạnh thiểu dục tri túc, không ba y một bát thì cuộc đời tu hành của
những người này không bao giờ tìm thấy sự giải thoát chân thật, dù trong một phút, một
giây cũng không có. (Đường Về Xứ Phật - Tập III - Trang 143)
25- Bài học thứ 5: NÂNG BÁT NGANG MI
Người sống với đức lễ đối với bản thân mình thì phải sống đơn giản thiểu dục tri túc,
không tranh đua hơn thiệt, không làm sang làm đẹp, không trang điểm lòe loẹt, không khoe
khoang sự giàu sang danh lợi của mình. Bởi vì nếu có tâm tỏ vẻ hơn người là đã đánh mất
đức lễ.
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 326)
26- Bài học thứ 5: NÂNG BÁT NGANG MI
Người sống ít muốn biết đủ là người sống an vui hạnh phúc nhất trên đời. Bởi đức thiểu
dục tri túc là một đức hạnh cao thượng, biến con người trở thành những người không tham
lam, trộm cắp, cướp của, giết người; biến con người trở thành những người liêm chính, chí
công, vô tư và không tiêu cực ăn lo lót, hối lộ, v.v…Đức thiểu dục tri túc rất cần thiết cho
đời (324) sống khoa học công kỹ nghệ hiện đại hóa, bởi nó giúp chặn đứng lòng tham dục
của loài người đang tăng theo vật chất tiện nghi của thời đại.Đức thiểu dục tri túc tạo cho
con người có một đời sống thanh cao, an ổn mà không bị vật chất lôi cuốn trong dòng danh
nẻo lợi. Đời sống thiểu dục tri túc là đời sống của những bậc ly trần thoát tục thanh thoát và
cao thượng. Vậy các con nên nhớ lời dạy này mà tập sống một đời người biết thiểu dục tri
túc. Đấy là chân hạnh phúc các con ạ!
(Giáo án Rèn Nhân Cách Lớp Ngũ Giới: Đạo Đức Gia Đình - Tập 1 - Trang 324)
27- TÂM VÔ LẬU - MỤC ĐÍCH TU CHỨNG ĐẠO LÀ TÂM VÔ LẬU
Tự mình thích sống trong rừng núi thanh vắng; tự mình thích sống đi khất thực; tự mình
thích mặc y áo thô xấu; tự mình thích sống ba y một bát, (136) không thích nhiều đồ; tự
mình thích sống thiểu dục tri túc; tự mình thích sống độc cư, không thích nói chuyện với bất
một người nào; tự mình thích sống không đắm nhiễm thế tục; tự mình thích sống siêng
năng; tự mình thích sống giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh; tự mình thích sống tinh tấn giữ gìn
tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ; tự mình thích sống với tri kiến giải
thoát. Sống như ngài Đại Ca Diếp như vậy là đã giải thoát chứng đạo rồi, còn gì mà không
làm sáng chói khu rừng Gosinga. (Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo - Trang 137)
28- TRI KIẾN GIẢI THOÁT THỨ X
Người tu sĩ Phật giáo mà không biết đủ, không thiểu dục tri túc thì không phải là người tu
sĩ Phật (166) giáo, mà là người tu sĩ của ngoại đạo. Người tu sĩ ngoại đạo tham danh, tham
lợi, ham mê của cúng dường của đàn na thí chủ. Tri kiến giải thoát thứ mười xác định cho
chúng ta biết, làm tu sĩ Phật giáo thì phải buông xả tất cả vật chất xuống hết, đời sống chỉ
còn ba y một bát, lúc nào cũng xin ăn, ai cho gì ăn nấy, không nên khen chê. Ăn mặc bằng
vải thô xấu, vá víu mới đúng hạnh người tu sĩ ra khỏi cuộc đời.(Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo
- Trang 167)
29- LÒNG THƯƠNG VÔ BỜ BẾN CỦA MỘT VỊ THẦY
Trừ ra, con nhận thấy con đường tu theo đạo Phật xả tâm quá (58) khó khăn và sống một
đời sống thiểu dục tri túc khiến cho con không thoái mái dễ chịu được, cũng như rèn luyện
đức hạnh làm người không làm khổ mình, khổ người thì các con cảm thấy như mình chịu
thiệt thòi nhất, trong cuộc sống thường tình của thế gian, các con phải chịu kham nhẫn mọi
mặt và mọi người luôn luôn chà đạp giày xéo lên tâm hồn của các con mà các con không
bao giờ có ăn thua đủ với ai cả, vì đó là những Thánh hạnh của những bậc vĩ đại thoát ra
khỏi cuộc đời thế tục thường tình. Cho nên, các con có thể bỏ cuộc thì Thầy cũng chẳng biết
làm sao hơn chỉ biết nhìn theo bước chân, nhưng rất thương tâm không biết cách nào để cứu
và lôi các con ra khỏi những tư tưởng vô minh đen tối của những kẻ phàm phu tục tử chỉ
biết tự ái và danh dự hão của thế gian, vì bao đời tư tưởng vô minh này đã giết loài người
chết trong đau khổ, chết trong ác pháp. (Đường Về Xứ Phật - Tập II - Trang 58)
30- Tâm Thư Gửi Các Con - SÁU ĐIỀU NGƯỜI TU SĨ CẦN PHẢI GHI NHỚ
Vì thế người tu sĩ Phật giáo “chỉ nhận sự cúng dường vừa đủ”. Đó là lời khuyên của Phật
đối với những người đệ tử của Ngài, để những tu sĩ này đều sống ly dục ly ác pháp; để
những tu sĩ này luôn luôn sống trong hạnh thiểu dục tri túc; để những tu sĩ này luôn luôn
sống đúng phạm hạnh. Nhất là để những tu sĩ đang tu tập tại Tu Viện Chơn Như hãy lấy câu
này làm lời răn nhắc cho mình khi ăn uống cũng như khi đi khất thực: “Chỉ nhận sự cúng
dường vừa đủ”. Phật dạy như vậy xin tất cả tu sĩ Phật giáo dù ở các hệ phái Bắc tông như:
Đại thừa, Thiền tông, Mật tông, Tịnh Độ tông, v.v… Các hệ phái Nguyên thủy như: Nam
Tông, Khất sĩ, v.v… phải lấy câu này làm phương châm, làm các câu tác ý tự ám thị hằng
ngày để nhắc nhở tâm mình ít muốn biết đủ (thiểu dục tri túc). (Những Bức Tâm Thư - Tập
3 - Trang 34)
31- GIỚI ĐỨC SA DI THỨ TÁM: KHÔNG NẰM GIƯỜNG CAO RỘNG LỚN
Mục đích của đạo Phật là phải tu tập ly dục ly ác pháp. Cho nên giới luật Phật là hạnh ly
dục ly ác pháp. Trụ thế Tăng vì không biết, không thông hiểu mục đích ly dục ly ác pháp
của đạo Phật, nên luôn luôn phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, vì thế vô tình hay hữu ý mà họ
đi ngược lại đường lối tu tập của đạo Phật, (110) tâm luôn luôn bám chặt vào vật chất thế
gian. Cho nên hạnh thiểu dục tri túc, ba y một bát họ không sao sống được, giữ gìn được, do
vậy mà chùa to Phật lớn bắt đầu phát triển mọc lên như nấm, tốn hao biết bao nhiêu của đàn
na thí chủ. (Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 - Trang 111)
32- GIỚI ĐỨC SA DI THỨ SÁU: KHÔNG TRANG ĐIỂM
Xưa đức Phật lượm vải bó thây ma, vải bỏ của người khác về giặt sạch làm y áo của
mình. Y áo ấy gọi là áo cà sa (Y phấn tảo), còn bây giờ (84) y áo của tu sĩ Phật giáo rất là
sang đẹp và đắt tiền, như vậy là đi ngược lại chủ trương đời sống của đạo Phật “Ba y một
bát thiểu dục tri túc”. Ba y một bát tức là hạnh ly dục ly ác pháp. Một tu sĩ mà không sống
được Phạm hạnh này thì không bao giờ tìm thấy sự giải thoát. Người cư sĩ đem cúng dường
y áo cho tu sĩ bằng những hàng lụa đẹp sang là cúng dường sai pháp, khiến cho tu sĩ trở
thành phú Tăng, chứ không còn là bần Tăng. (Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống - Tập 1 -
Trang 84)

You might also like