You are on page 1of 10

Những ưu điểm, hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm toán của Nhà nước về

GD&ĐT hiện nay.


● Ưu điểm :
- Thông qua việc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát về giáo dục và đào tạo, đối
tượng được kiểm tra, giám sát thấy được những ưu điểm để phát huy,
đồng thời cũng thấy rõ những tồn tại, hạn chế để khắc phục, sửa chữa.
- Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, có thể ngăn ngừa, không để xảy
ra khuyết điểm, vi phạm lớn của những tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
- Qua công tác kiểm tra, kiểm soát, có thể có những cái tác động đúng
hướng, đúng lúc, đúng chỗ vào quá trình tổ chức thực hiện có đúng với
quy định của pháp luật hay chưa của từng đối tượng trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo.
- Thông qua công tác này, có thể đánh giá được chất lượng giáo dục và đào
tạo.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về giáo dục.
Ví dụ như : Cách chức Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hoằng Hóa 3 tỉnh
Thanh Hoá; cảnh cáo hiệu trưởng và khiển trách 2 Phó Hiệu trưởng
Trường THPT Ba Đình; cảnh cáo Giám đốc và khiển trách 2 Phó Giám
đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh; xử lý kỷ luật Hiệu trưởng và
1 Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quan Hóa. Xử phạt vi phạm hành
chính đối với các đơn vị, trường học với số tiền trên 600 triệu đồng; yêu
cầu trả lại số tiền đã thu trái quy định cho học sinh lên tới trên 500 triệu
đồng...
● Nhược điểm:
- Xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát hàng năm còn chậm,
ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.
- Nội dung kiểm tra, kiểm soát tham mưu còn chưa sát với tình hình
thực tiễn của; chưa tập trung nhiều vào nội dung kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện
nhiệm vụ do cấp trên phân công đôi chỗ còn thực hiện không đầy
đủ chương trình đã đề ra; thực hiện mang tính hình thức.
- chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành kiểm tra, kiểm soát
trong khi công việc chuyên môn đòi hỏi tần suất làm việc cao, dẫn
đến việc đầu tư cho công tác kiểm tra, kiểm sóat không nhiều, việc
tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát hoặc nếu có cũng chỉ
được tập huấn 1 buổi/nhiệm kỳ. Việc bồi dưỡng, tập huấn chủ yếu
là phổ biến văn bản, hướng dẫn của cấp trên, chưa đi sâu phân tích
văn bản, vận dụng xử lý các tình huống thiết thực, không đem lại
hiệu quả cao.
- Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát: Về trình tự,
thủ tục, còn chưa nắm chắc các bước tiến hành kiểm tra, giám sát
vẫn còn tình trạng làm theo kinh nghiệm, không tuân thủ quy trình,
thủ tục.
- Vẫn còn một số địa phương chưa sâu sát trong việc chỉ đạo, tổ
chức thanh tra, kiểm tra đối với các vấn đề “nóng” mà báo chí phản
ánh.
- Nhiều sở GD&ĐT chưa chú trọng đến hoạt động giám sát của đoàn
thanh tra theo quy định của Thanh tra Chính phủ; có sở nội dung
kết luận thanh tra chưa nêu rõ được hạn chế, thiếu sót, sai phạm
của đối tượng. Có tỉnh chưa kịp thời ban hành kết luận thanh tra.

BT nhóm: Những ưu điểm, hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà
nước về GD&ĐT ở VN hiện nay
- Ưu điểm:

Theo báo cáo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra, kiểm tra trong
năm học 2018-2019, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 1.089 cuộc thanh
tra (thanh tra hành chính: 312 cuộc; chuyên ngành: 704 cuộc; thanh tra đột xuất:
73 cuộc).

Một số sở thực hiện được nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra (Điện Biên: 43 chuyên
ngành, 9 hành chính; Hải Phòng: 31 chuyên ngành, 6 hành chính; Ninh Bình: 28
chuyên ngành, 4 hành chính; Đăk Lăk: 7 chuyên ngành, 16 hành chính; Thành
phố Hồ Chí Minh: 28 chuyên ngành, 6 hành chính; Cần Thơ: 24 chuyên ngành,
6 hành chính; Thừa Thiên – Huế: 26 chuyên ngành, 2 hành chính…).

Có 36 sở không có thanh tra, kiểm tra đột xuất: Cao Bằng, Điện Biên, Hà
Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Yên Bái, Nam
Định…

Đại diện lãnh đạo Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm học 2018-
2019, công tác thanh tra của ngành giáo dục tiếp tục có nhiều chuyển biến tích
cực và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường nền nếp kỷ
cương trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
dục.

Về công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra,
năm học qua, Thanh tra Bộ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo tập huấn quan
trọng như:

Sử dụng phần mềm quản lý và thanh tra tài chính cơ sở giáo dục; nghiệp vụ
thanh tra, kiểm tra thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019; nghiệp vụ thanh
tra công tác chấm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019 cho 34 Đoàn
thanh tra công tác chấm thi.

Về tăng cường đội ngũ thanh tra giáo dục, hiện cả nước có 293 cán bộ công
chức làm công tác thanh tra và 16.084 cộng tác viên thanh tra giáo dục.

Một số địa phương có đội ngũ Thanh tra Sở tương đối ổn định, đảm bảo số
lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh
Bình, Nghệ An, Đồng Nai, Tiền Giang.

Đã ban hành Kế hoạch và danh mục các cuộc thanh tra năm học, hướng dẫn
công tác kiểm tra nội bộ trường học; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 5972CT-
BGDDT ngày 20/12/2016 của Bộ GDDT về việc tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch và giải pháp số 85 KII-SGDĐT ngày 15 01/2018
của Sở GDĐT về Tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, để thực hiện mục tiêu của Đề án tại
Quyết định số 4405/QĐ-BGDĐT, ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.

Trên cơ sở Công văn 434/TTR-NV2 ngày 16/5/2018 của Thanh tra Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Sở GDDT đã kịp thời ban hành công văn số 55 SGDDT-TTr ngày
21/5/2018 dễ thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức
nhà giáo cho các năm.

Thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra đúng quy định và đảm bảo kế hoạch, thời
gian. Trình tự các cuộc thanh tra thực hiện đúng Thông tư số 05/2014/TT-TTCP
ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và các văn bản hiện hành.

- Hàng năm đều tổ chức tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra: Tiếp công dân.
giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra nội bộ, thanh tra thi; tham gia đầy đủ các
lớp bồi bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị,... về công tác thanh tra do Thanh tra tỉnh,
Thanh tra Bộ và Thanh tra Chính phủ tổ chức.

- Hoàn thành đúng, đủ, có hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch;
ban hành kết luận các cuộc thanh tra hành chính, chuyên ngành, đột xuất kịp
thời, đúng quy định.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ; cơ quan
thanh tra sở có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, kiến nghị xử lý một số
sai phạm; yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cá nhân để
xảy ra thiếu sót, sai phạm trong việc thu chi các khoản ngoài quy định.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra đã tác động vào hệ thống, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Hạn chế:

Các tồn tại, hạn chế, thiếu sót của công tác kiểm tra, kiểm soát giáo dục cũng
được chỉ rõ.

+Công tác thanh tra , kiểm tra theo kế hoạch phê duyệt , có những thời điểm do
trùng với thời gian giải quyết khiếu nại , tố cáo , tình hình dịch bệnh diễn ra liên
tục , nên việc thực hiện kế hoạch có nhiều thay đổi thời gian và ảnh hưởng đến
tiến độ công tác thanh tra , kiểm tra theo yêu cầu

+ lực lượng thanh tra và công tác tổ chức thanh tra của một số sở còn dàn trải,
chưa sâu sát trong việc chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với các vấn đề
nóng mà như báo chí đã phản ánh như: vi phạm đạo đức nhà giáo; chưa chú
trọng đến hoạt động giám sát của Đoàn thanh tra thi Trung học phổ thông quốc
gia năm 2019.

Nguyên nhân của những thiếu sót này được chỉ ra là do nhận thức chung về
công tác thanh tra, năng lực của đội ngũ cán bộ thanh tra, công tác phối hợp
giữa thanh tra tỉnh và thanh tra huyện, điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra
còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của thực tế.

+ Ðáng chú ý, công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy
chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ðội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Chưa hoàn thành việc
quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trong đó có mạng lưới
trường sư phạm; việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách
về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và
chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền; chế độ ưu đãi đối với giáo viên,
giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục còn chậm.
+ Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ
với các bộ, ngành, địa phương; chưa bám sát thực tế phát triển kinh tế - xã hội,
sự phát triển dân số tự nhiên dẫn đến mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn. Về biên
chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại các địa phương tồn tại việc
giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và
Ðào tạo và Bộ Nội vụ, không đúng và đủ theo quy định về định mức số lượng
người làm việc đối với từng cấp học. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Ðào tạo chưa
thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc giao biên chế
sự nghiệp giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các địa phương thực hiện
đúng và đủ quy định pháp luật.

+ Về thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, từ khi triển khai thực hiện
các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NÐ-CP về tuyển
dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm, Bộ Giáo dục và
Ðào tạo chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình
thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức
danh nghề nghiệp cho viên chức ngành giáo dục. Việc không tổ chức thi, xét
thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục trong thời gian dài
đã gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên
chức ngành giáo dục.

+ Ðồng thời, Bộ Giáo dục và Ðào tạo chưa ban hành quy định tiêu chuẩn các
chức danh giáo viên làm căn cứ để tuyển dụng thực hiện chế độ làm việc, đào
tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định
của pháp luật, theo quy định tại khoản 2, Ðiều 44, Quyết định số 70/2014/QÐ-
TTg ngày
+ Bộ Công thương chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị
trực thuộc thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Một số
đơn vị trực thuộc bộ, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm
người thiếu tiêu chuẩn chức danh, thực hiện công khai không đúng quy định.

- giải pháp:

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục,
góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nói chung; cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí công tác thanh tra, kiểm tra
trong toàn ngành. Người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ
chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò công tác thanh tra, kiểm tra và trách nhiệm
của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong toàn ngành Giáo dục đối với công tác thanh tra,
kiểm tra.

Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra. Các sở giáo
dục và đào tạo (GDĐT) đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ Thanh tra Sở để
hoàn thành nhiệm vụ được giao trong đó có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh
Thanh tra; cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông;
cán bộ thanh tra phụ trách lĩnh vực giáo dục đại học; cán bộ phụ trách tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và phòng, chống tham nhũng; cán bộ
phụ trách theo dõi xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

Tập trung nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Người đứng đầu cơ
quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ chức Thanh tra trực thuộc xây
dựng kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành
thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đúng quy
trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện việc công
khai kết luận thanh tra nhằm tác động vào cả hệ thống. Đẩy mạnh việc theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo đúng quy định tại Nghị
định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện
kết luận thanh tra.

Cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tăng cường các điều kiện bảo đảm về
kinh phí, vật chất, phương tiện cho hoạt động thanh tra, kiểm tra; tăng cường
phối hợp với cơ quan thanh tra nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch, tiến
hành thanh tra và xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công bố công
khai những sai phạm của các trường và coi đây là việc làm thường xuyên của cơ
quan quản lý nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra có thể triển khai định kỳ,
theo kế hoạch hoặc đột xuất. Trong nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt
động thanh tra, kiểm tra, cần chú trọng các cơ sở giáo dục có dấu hiệu vi phạm
pháp luật và các vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm. Xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
thường xuyên việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục như quy định về
tổ chức, bộ máy của cơ quan, đơn vị, nhà trường; trách nhiệm của thủ trưởng cơ
quan, tổ chức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về giáo dục và các
quy định pháp luật khác có liên quan; thực hiện quy định về các điều kiện bảo
đảm chất lượng giáo dục, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, công khai, minh
bạch, dân chủ trong cơ quan, đơn vị, nhà trường... Phát huy hiệu quả công tác tự
thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục

Cần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong công tác thanh, kiểm tra nhằm hướng đến
việc nâng cao chất lượng, hoạt động của đội ngũ thanh tra, kiểm tra.
Lực lượng thanh tra, kiểm tra tại các địa phương phải chủ động rà soát lại mọi
góc cạnh, mọi hoạt động của ngành giáo dục dựa trên đặc thù của địa phương để
có kế hoạch giám sát, kiểm tra cho hiệu quả, tuyệt đối không để bỏ sót bất cứ
lĩnh vực nào.

Có thể nói, để chấm dứt toàn bộ các vi phạm không phải ngày một, ngày hai
nhưng việc tăng cường thanh tra, giám sát ngoài việc xử lý, chấn chỉnh, ngăn
ngừa sai phạm còn nhằm cảnh báo, răn đe một số cơ sở đào tạo đang làm trái
các quy định, ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nhân lực nói riêng, phát triển
kinh tế - xã hội đất nước nói chung.

ví dụ:

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) đặt ra yêu cầu siết chặt công tác quản lý
nhà nước, tăng cường các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát là tiền đề nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Vì vậy, năm 2012, công tác thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh với việc hàng
loạt sai phạm của các cơ sở giáo dục đại học liên tiếp được phanh phui, xử lý.
Các sai phạm của nhiều cơ sở đào tạo đại học không chỉ trong hoạt động chuyên
môn như: tuyển sinh, quá trình đào tạo, đánh giá chất lượng và cấp bằng, mở
rộng quy mô... mà còn ở nhiều vấn đề hoạt động khác. Ðiển hình là kết quả
thanh tra bốn vấn đề về tổ chức cán bộ, đào tạo, thu chi tài chính lẫn xây dựng
cơ bản tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân mới đây cho thấy "đụng đâu thấy
sai đó". Thậm chí có những sai phạm do có biểu hiện thiếu dân chủ, thiếu công
bằng. Có những sai phạm dù đã được thanh tra, kiểm toán kiến nghị, kiểm điểm
nhưng không được thực hiện thấu đáo.

You might also like