You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ


NHÀ NƯỚC

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản
lý trường tiểu học số 1 Hòa Nhơn
Môn: Quản trị nguồn nhân lực các tổ chức công
Giảng viên: Nguyễn Lê Hoàng Long

Mã lớp học phần: 22C1PUM51200401

Mã số sinh viên: 31201023692 - Lớp PM001

Sinh viên: Hà Quang Đạt


I. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc gia nhằm
phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải huy
động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân
lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và
lợi thế (về điều kiện địa lý, thể chế chính trị, …). Trong các nguồn này thì nguồn
nhân lực là quan trọng , quyết định các nguồn lực khác.
Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đặt ra yêu
cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực (PTNNL), nhất là NNL
GD - ĐT (vì NNL GD - ĐT là cái quyết định chất lượng nguồn nhân lực nói chung
của đất nước), đòi hỏi một đội ngũ lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn
và kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật, lòng yêu nước, có thể lực, để có thể đảm đương
nhiệm vụ GD - ĐT, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
Như vậy, việc PTNNL trong lĩnh vực GD - ĐT phải đặt trong chiến lược phát
triển, kinh tế - xã hội, phải đặt ở vị trí trung tâm, chiến lược của mọi chiến lược
phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược phát triển NNL GD-ĐT của nước ta phải đặt
trên cơ sở phân tích thế mạnh và những yếu điểm của nó, để từ đó có chính sách
khuyến khích, phát huy thế mạnh ấy, đồng thời cần có những giải pháp tích cực,
hạn chế những mặt yếu kém trong việc PTNNL trong GD - ĐT. Có như vậy chúng
ta mới có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II. Mục tiêu của đề tài
Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của trường tiểu học số 1 Hòa Nhơn
giai đoạn 2021 – 2025
III. Cơ sở pháp lý
Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ Trường tiểu học;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông;
Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh
mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục
phổ thông công lập;
Thông tư số 27/20117/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ,
quyền hạn và cử GV làm tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong HCM trong các cơ sở
GDPT công lập;
Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT Ban hành quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
giáo viên mầm non, phổ thông công lập;
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng
cơ sở giáo dục phổ thông;
Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất
lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường TH;
Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông;
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT, ban hành CTGDPT;
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Bộ GDĐT quy định về chế độ làm việc
đối với giáo viên phổ thông;
Căn cứ vào kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, quy mô phát triển trường Tiểu
học số 1 Hòa Nhơn;
Căn cứ tình hình đội ngũ GV, NV, CBQL hiện nay của trường Tiểu học số 1 Hòa Nhơn;
IV. Thực trạng hiện nay
1. Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản
lý của nhà trường năm học 2021-2022
Tổng số GV, NV, CBQL: 48
- Xếp hạng nhà trường: 1
- Số lượng lớp học: 33
- Số lượng học sinh: 1064
- Sĩ số học sinh/lớp: 32,2%
- Số lượng tổ/khối chuyên môn: 5
- Số lượng giáo viên: 38 (Không kể cả Tổng phụ trách Đội)
- Tỷ lệ giáo viên/lớp: 1.15
- Số lượng nhân viên: 7
- Số lượng cán bộ quản lí: 3
Nhận xét (căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ
GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng
người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và yêu cầu của
CTGDPT 2018)
2. Thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên
2.2.1 Điểm mạnh
- Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ môn chắc tay nghề, có
kinh nghiệm và uy tín trong tập thể khối, tích cực học hỏi kiến thức, phương pháp
dạy học mới và có ý thức xây dựng khối, kèm cặp các giáo viên mới, giáo viên
trẻ;
- 100% giáo viên có năng lực chuyên môn khá tốt, yêu nghề, say mê công
việc, tất cả vì học sinh; ủng hộ các chủ trương của nhà trường. Các giáo viên trẻ
tích cực, chủ động nâng cao tay nghề, ứng dụng tốt công nghệ thông tin;
- 80% giáo viên sử dụng hình thức, phương pháp dạy học và giáo dục theo
hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đạt hiệu quả;
- 75% giáo viên tư vấn và hỗ trợ tốt học sinh trong dạy học và giáo dục;
- 100% giáo viên phối hợp tốt với gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động
dạy học, giáo dục cho học sinh.
- 75% tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị
công nghệ trong dạy học, giáo dục.
2.1.2 Điểm yếu
- Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều( 12 gv), chưa đạt định mức 1.5
GV/lớp;
- Còn 20% giáo viên sử dụng chưa hiệu quả các phương pháp, hình thức dạy
học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Vẫn còn vài giáo viên chưa mạnh dạn
điều chỉnh nội dung dạy học nên dẫn đến chất lượng tiết dạy chưa hiệu quả;
- 80% Sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên tuổi cao, việc
ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa nhanh khoảng 25%;
- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa cao.
- Nhà trường còn 04 giáo viên trình độ trung cấp, Cao đẳng cần học đại học để
đạt chuẩn.
2.2. Thực trạng cán bộ quản lý
2.2.1. Điểm mạnh
- Số lượng Ban lãnh đạo nhà trường đủ theo quy định, có trình độ chuyên
môn cao, có uy tín, kinh nghiệm quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống giản
dị được sự ủng hộ của VC-NLĐ nhà trường.
- Ban lãnh đạo nhà trường đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt
động chỉ đạo; phân công nhiệm vụ rõ ràng, tích cực, chủ động trong công việc; tổ
chức các hoạt động nhà trường; Biết phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên cốt
cán, đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng, giáo viên trẻ và những giáo viên có năng
lực.
- Tích cực đổi mới, sáng tạo, thích ứng trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
- Quản trị tốt các nguồn lực trong nhà trường đáp ứng CTGDPT 2018
- Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh theo hướng tiếp cận năng
lực
- Quản trị chất lượng giáo dục đáp ứng CTGDPT 2018
- Tích cực phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hiệu quả
hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh, huy động và sử dụng tốt các nguồn
lực để phát triển nhà trường
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và lãnh đạo nhà
trường thực hiện CTGDPT 2018
2.2.2. Điểm tồn tại, hạn chế
- 100% thành viên trong Ban lãnh đạo sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo;
- Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và hoạt động ngoài giờ lên lớp
chưa tập trung chuyên sâu vào công tác chuyên môn trong nhà trường.
2.3. Thực trạng đội ngũ nhân viên
2.3.1.Điểm mạnh
- Cơ cấu đủ số lượng nhân viên theo quy định;
- Nhân viên kế toán, văn thư, y tế có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong
công tác
- 100% nhân viên lập kế hoạch công việc chuyên môn phù hợp với kế
hoạch giáo dục nhà trường
- 100% nhân viên thực hiện hiệu quả các công việc chuyên môn theo kế
hoạch giáo dục nhà trường
- 100% phối hợp tốt với giáo viên, học sinh, nhân viên khác trong thực hiện
kế hoạch giáo dục nhà trường.
2.3.2.Điểm yếu
Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
2.4. Thời cơ
- Nhà trường được sự chỉ đạo sâu sát của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về
chương trình GDPT 2018.
- Giáo viên được tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch dạy
học phù hợp với tình hình học sinh để đạt mục tiêu giáo dục.
2.5. Thách thức
- Yêu cầu về chất lượng đội ngũ ngày càng cao để đáp ứng với chương trình
GDPT2018.
- Nhiều PHHS lớp 1, 2 còn bỡ ngỡ, chưa tiếp cần được với CTDGPT 2018 để
cùng phối hợp với GV trong việc dạy con
3. Các vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
cần tập trung giải quyết trong giai đoạn
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới trong giáo dục;
- Đề xuất Phòng nội vụ huyện Hòa Vang bổ sung thêm 1 giáo viên Thể dục và 11
giáo viên dạy văn hóa trong năm học 2021-2022.
- Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng chương trình GDPT 2018, ứng
dụng CNTT trong giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. Vận động đội ngũ tự
học để nâng cao trình độ ngoại ngữ. Giáo viên thực hiện đúng chức năng vị trí việc
làm được ban hành tại Thông tư 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ.
- Phó hiệu trưởng 2 tập trung nắm bắt chuyên môn để tiếp cận Chương trình
GDPT2018.
- Vận động 04 giáo viên chưa đạt chuẩn tham gia học nâng đại học để đạt chuẩn.
- Xây dựng tiêu chí thi đua, khen thưởng hợp lí để tạo động lực cho GV, NV,
CBQL trong công tác.
V. Mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
1. Xác định số lượng, cơ cấu đội ngũ GV, NV, CBQL cần bổ sung theo lộ trình thực
hiện CT GDPT 2018 cấp tiểu học
2. Mục tiêu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
giai đoạn2021-2025 đáp ứng CT GDPT 2018 cấp tiểu học
- Mục tiêu về chất lượng của đội ngũ GV, NV, CBQL theo Chuẩn trình độ
đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp: 100% CB-GV-NV có trình độ đạt chuẩn. Phải
đảm bảo chất lượng đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng yêu cầu công việc trong
thời kì mới, chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học. Đảm bảo đủ số lượng giáo
viên giảng dạy. Cán bộ quản lý phải chủ động, sáng tạo trong công việc;
- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm: Chất lượng đánh giá viên chức
hằng năm phải thực chất, đánh giá đúng người đúng việc. Số lượng viên chức xếp
loại khá, tốt chiếm tỉ lệ cao;
- Thực hiện các nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018: Xây
dựng đội ngũ CB, NV, CBQL vững về tay nghề, phẩm chất đạo đức lối sống
chuẩn mực, hết lòng tận tụy với công việc. Tham gia tích các các lớp bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ, tự học bồi dưỡng thường xuyên các mô-đun trong
chương trình CTGDPT 2018;
- Năng lực GV, NV, CBQL đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018. 100% đội
ngũ giáo viên, nhân viên, CBQL có năng lực nghề nghiệp đáp ứng chương trình
GDPT 2018. Đội ngũ này phải năng động, sáng tạo, phát huy tối đa năng lực tự
học, giải quyết vấn đề, …Tạo được niềm tin đối với nhân dân, giúp phụ huynh an
tâm khi gửi con tại trường.
VI. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1. Tham mưu cho cơ quan quản lí về bổ sung đội ngũ đáp ứng yêu cầu
chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học
- Chủ thể thực hiện: Hiệu trưởng
- Cách thức thực hiện:
+ Dự báo số lượng giáo viên: đủ, thiếu, thừa,… các loại hình theo từng năm học.
+ Tham mưu với Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ, UBND huyện Hòa Vang biên
chế đủ số lượng, loại hình giáo viên cho nhà trường ( 11 GV dạy văn hóa và 1 GV dạy
Thể dục) đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.
2. Phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo
dục phổ thông 2018 cấp tiểu học
- Chủ thể thực hiện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
- Cách thức thực hiện:
+ Phân công đảm bảo đủ cơ cấu giáo viên theo độ tuổi, giới tính, trình độ được
đào tạo, năng lực thực tế của giáo viên để có đội ngũ thực hiện và kế cận để triển khai
hiệu quả Chương trình GDPT 2018.
+ Phân công chuyên môn hợp lí, phù hợp trình độ chuyên môn và năng lực công
tác cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học.
Mỗi khối đều có từ 1 đến 2 giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, giỏi công nghệ thông
tin để làm nòng cốt cho các hoạt động của tổ chuyên môn.
3. Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, NV, CBQL
đáp ứng CT GDPT 2018
- Chủ thể thực hiện: Hiệu trưởng, PHT, Tổ trưởng chuyên môn, GV, NV
- Cách thức thực hiện:
+ Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo vên đáp ứng mục tiêu nâng cao
năng lực chuyên môn nhằm thực hiện CTGDPT 2018. Xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng theo các phương thức linh hoạt khác nhau phù hợp với điều kiện của nhà
trường.
- Phân công các giáo vên cốt cán, các giáo viên có năng lực triển khai
CTGDPT 2018 kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ cho các giáo viên có năng lực yếu
hơn (đặc biệt là 20% giáo viên sử dụng chưa hiệu quả các phương pháp, hình
thức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh) theo quy trình: giải thích
về phương pháp mới, thực hiện giờ dạy minh họa, để giáo viên tự thực hiện giờ
dạy theo yêu cầu chương trình GDPT 2018, đánh giá hiệu quả giờ dạy, tư vấn các
phương pháp để giúp giờ dạy hiệu quả hơn, khuyến khích động viên giáo viên khi
học đạt được các yêu cầu của một giờ dạy theo chương trình mới.
- Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đảm bảo khách quan, công bằng.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ giáo viên sau hoạt động bồi dưỡng nhằm
phát huy hiệu quả bồi dưỡng trong thực tiễn giáo dục nhà trường.
4. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa
dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực
hiện chương trình GDPT 2018
- Chủ thể thực hiện: CBQL, GV, NV
- Cách thức thực hiện:
+ Xây dựng quy chế chuyên môn;
+ Các tổ chuyên môn, giáo viên thống nhất thực hiện theo quy chế chuyên môn;
+ Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hoặc sinh hoạt chuyên
môn theo chủ đề. Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn để
tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn, đảm bảo hiệu quả đối với GV đáp ứng yêu cầu thực hiện
chương trình GDPT 2018.
+ Tổ chuyên môn cần tập trung đi sâu tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông
2018; những vấn đề khó, mới; những vấn đề cần được làm rõ cả về kiến thức và phương
pháp, tránh hình thức trong hội họp. Nội dung sinh hoạt phải đa dạng, phong phú, tạo
hứng thú cho giáo viên, tránh sự nhàm chán hay mang tính chất sự vụ.
+ Tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, khối chuyên môn trong
trường; đưa sinh hoạt chuyên môn trở thành một hoạt động thường xuyên, có chất
lượng để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt
động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới các hoạt động đánh giá học sinh, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy
khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú
trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ,
nghiên cứu bài học. Khuyến khích giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn qua mạng
thông tin “Trường học kết nối”.
+ Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tham
gia hội thảo các cấp.
5. Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường tạo môi trường phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng CT GDPT 2018
- Chủ thể thực hiện: CBQL, GV, NV
- Các bên phối hợp: BGH các nhà trường trong quận, Tổ trưởng chuyên môn,
giáo viên.
- Cách thức thực hiện:
+ Xây dựng cộng đồng học tập của GV, NV, CBQL trong nhà trường cùng
thực hiện chương trình sách giáo khoa Lớp 2 trong năm học 2021 - 2022, lấy
kinh nghiệm triển khai các lớp tiếp theo thông qua các hoạt động như: thành lập
nhóm các giáo viên cốt cán có vai trò nòng cốt trong hỗ trợ đồng nghiệp; tổ chức
sinh hoạt chuyên môn về nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, tổ chức hoạt
động dạy học và các hoạt động giáo dục, về đổi mới phương pháp dạy học theo
tiếp cận năng lực, về các phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá năng lực
người học…
+ Phối kết hợp để xây dựng cộng đồng học tập của GV, NV, CBQL giữa các
trường trong địa bàn huyện Hòa Vang để hỗ trợ nhau phát triển chuyên môn.
Tham gia sinh hoạt chuyên môn thường xuyên do Phòng Giáo dục tổ chức ở từng
tháng để chia sẻ kinh nghiệm triển khai CTGDPT 2018.
+ Lên kế hoạch tổ chức các hội thảo, các đợt hội giảng, thao giảng giúp giáo viên
có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
+ Phát động phong trào nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến .
+ Tổ chức cho GV, NV, CBQL tham quan học tập các trường bạn để học
hỏi kinh nghiệm.
6. Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thi
đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ
- Chủ thể thực hiện: Hiệu trưởng, Phó HT, Tổ trưởng, tổ phó CM, Trưởng ban
TTND, Công đoàn
- Cách thức thực hiện:
+ Hoàn thiện quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đội ngũ GV, NV, CBQL
trên cơ sở xây dựng công cụ đánh giá đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực.
+ Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá, khen thưởng và xử lý vi
phạm.
+ Sử dụng kết quả đánh giá để thực hiện công tác thi đua khen thưởng, sử dụng
các giải pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ GV, NV, CBQL.
+ Hỗ trợ, tư vấn kịp thời sau đánh giá: cử các giáo viên cốt cán kèm cặp, giúp đỡ
giáo viên; dự giờ, hỗ trợ thường xuyên giáo viên trong khâu lên lớp; tạo điều kiện cho
giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng để phát triển năng lực thường xuyên.

You might also like