You are on page 1of 16

Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

BÀI 4: ĐIỀU BIẾN DẢI GỐC

Mục đích:
- Hiểu được các kĩ thuật điều chế số dải gốc ở đầu phát 2-PAM, 4-PAM, QPSK
- Luyện tập các kĩ năng mô phỏng trên Simulink và Script
- Kiểm tra mô phỏng với lý thuyết
--------------------------o0o-------------------------

A. LÝ THUYẾT:
Sơ đồ hệ thống truyền thông

Chòm sao của điều chế 4-PAM:

B. THỰC HÀNH:
Câu 1: Điều chế & giải điều chế 2PAM với đầu thu đơn giản trong kênh AWGN
Sinh viên thiết lập mô phỏng hệ thống điều chế/ giải điều PAM và đếm lỗi sau:

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 1


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

a. Thiết lập tốc độ của Rate Transition là: 1/50000


b. Tín hiệu: Tb = 1/1000s
c. Kênh truyền AWGN: Chọn Signal to noise ratio (Eb/No),
Symbol period = 1/50000
Thiết lập mô hình tính công suất tín hiệu phát trước khi qua kênh truyền như hình vẽ.
Cho biết công suất tín hiệu trước khi qua kênh truyền?
Chọn Eb/No = 10dB. Cho biết công suất nhiễu kênh truyền?

d. Dựa trên hình vẽ mô hình, xác định đầu phát, kênh truyền và đầu thu. Giải thích
hoạt động của hệ thống theo từng phần trên.

e. Vẽ hình tín hiệu PAM trước và sau nhiễu

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 2


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

f. Sử dụng công cụ bertool để vẽ BER lý thuyết


Ở cửa sổ chính của Matlab, gõ bertool.

Trong tab Theoretical, vẽ đường BER lý thuyết:


Chọn khoảng Eb/No phù hợp
Channel type: AWGN
Modulation type: PAM
Modulation order: 2
Nhấn Plot để vẽ BER theo lý thuyết của hệ thống 2-PAM qua kênh truyền AWGN

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 3


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

g. Sử dụng công cụ bertool để vẽ BER của mô hình và kiểm tra với BER lý thuyết

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 4


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Chỉnh sửa mô hình để lấy BER từ mô hình vào workspace:

Khối To Workspace để lưu các giá trị BER của mô hình vào mảng với Eb/No tương ứng.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 5


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Trong Bertool, chuyển qua tab Monte Carlo để vẽ BER từ mô hình


Chọn khoảng Eb/No phù hợp, ví dụ 0:2:10 (EbNo = {0; 2; 4; 6; 8; 10})
Model: chọn đường dẫn đến model đã thiết lập
BER variable name: tên của mảng BER đặt trong khối To Workspace
Simulation limits: chọn số lỗi tối đa và số bit truyền tối đa cho phù hợp
Ví dụ:
Number of errors: 1e3
or
Number of bits: 1e5

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 6


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Tại mô hình, ở kênh truyền AWGN, sử dụng mảng EbNo ( = 0:2:10) để vẽ các giá trị
BER tương ứng.

Sau đó nhấn Run ở Bertool, mô hình sẽ chạy một số lần tương ứng với số giá trị EbNo
trong mảng để vẽ ra các giá trị BER trên cùng cửa sổ BER lý thuyết.
Kiểm tra BER lý thuyết và BER của mô hình.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 7


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 8


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Câu 3: Mô hình 2PAM và 4PAM đơn giản


a. Thiết lập mô hình 2PAM với các module có sẵn trong Matlab simulink

Sử dụng bertool so sánh BER của mô hình câu 1 và câu 3a.


Thay đổi mã hóa nhị phân thành mã hóa Gray, vẽ lại đường BER trên cùng 1 hình vẽ và
nhận xét.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 9


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

b. Chuyển mô hình 2PAM thành mô hình 4PAM

Vẽ tín hiệu PAM theo thời gian, cho biết số bit trên 1 symbol: ………………………………

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 10


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Cho biết công suất của tín hiệu trước khi qua kênh truyền:

Thiết lập subsystem tính công suất giống như câu 1 và so sánh với công suất tính được ở trên.
Thiết lập bộ đếm lỗi bit như hình, giải thích vì sao BER được lấy từ khối Error Rate Calculation3
mà không phải khối Error Rate Calculation2 ?

Sử dụng bertool để vẽ BER lý thuyết của 4PAM. So sánh với BER của 2PAM.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 11


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Sử dụng bertool để vẽ BER của mô hình trên và so sánh với đường BER 4PAM lý thuyết.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 12


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Câu 5: So sánh tỉ lệ lỗi symbol và tỉ lệ lỗi bit của 4PAM sử dụng sử mã Gray và mã tự nhiên?
Nhận xét?
Câu 4: Điều chế & giải điều chế QPSK dải gốc trong kênh truyền AWGN
a. Thiết lập mô hình QPSK với các module có sẵn trong Matlab simulink

Sử dụng bertool để vẽ BER lý thuyết của QPSK và BER của mô hình trên, so sánh BER của mô
hình với BER lý thuyết.

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 13


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 14


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

Câu 5: Mô phỏng điều biến M-PAM bằng Script


Cho đoạn mô phỏng sau:
M = 2;
EbNo = 0:10;
n = 100000; % Number of symbols to process
k = log2(M); % Number of bits per symbol
snr = EbNo+10*log10(k); % In dB
ynoisy = zeros(n,length(snr));
z = zeros(n,length(snr));
errVec = zeros(3,length(EbNo));
errcalc = comm.ErrorRate;

x = randi([0 M-1],n,1); % Create message signal


y = pammod(x,M); % Modulate
signalpower = (real(y)'*real(y))/length(real(y));

for jj = 1:length(snr)
reset(errcalc)
ynoisy(:,jj) = awgn(y,snr(jj),'measured'); % Add AWGN
z(:,jj) = pamdemod(complex(ynoisy(:,jj)),M); % Demodulate
errVec(:,jj) = errcalc(x,z(:,jj)); % Compute SER from
simulation
end

[ber,ser] = berawgn(EbNo,'pam',M);
semilogy(EbNo,ser,'r');
xlabel('E_b/N_0 (dB)');

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 15


Giáo trình Thực hành Truyền Thông Số 2023

ylabel('Symbol Error Rate');


grid on;
hold on;
semilogy(EbNo,errVec(1,:),'b.');
legend('Theoretical SER','Empirical SER');
title('Comparison of Theoretical and Empirical Error Rates');
hold off;
Cho biết chương trình sử dụng điều biến gì? Số bit mô phỏng?
Thực hiện mô phỏng đến 15dB.

Câu 6: Thay đổi chương trình thành điều biến 4-PAM và so sánh với lý thuyết.
Câu 7: Sử dụng các gợi ý sau để thực hiện điều biến QPSK:
y = qammod(x,M,'UnitAveragePower',true); % Modulate

Bộ môn Viễn thông và Mạng, Khoa Điện tử - Viễn thông 16

You might also like