You are on page 1of 1

Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người chính là gia đình, quê hương.

Vậy nên con phải biết sống sao cho


xứng đáng với gia đình với quê hương. Cuộc sống đẹp đẽ cha kể cho con vừa có thật vừa hiện diện như
một ước mơ. Người vùng cao lam lũ vất vả lắm mới duy trì được cuộc sống nghèo khó của mình. Thiên
nhiên đâu chỉ dành cho con người sự ưu đãi chấm Bởi thế người cha mới thốt lên:
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
“ Người đồng minh thương lắm con ơi” như một điệp khúc vang vọng từ tiếng lòng của người
cha. Lời nói của cha dành cho con chân thành, tha thiết và tình cảm làm sao! Với cách gọi thân mật
“người đồng mình” như cha đang truyền cho con tình cảm, sự yêu thương và nhớ về cội nguồn dân tộc
cho con ngẫm nghĩ nhớ lại về cội nguồn của chính mình. Người cha cung mong con hãy biết trân trọng
biết ơn về những gì cội nguồn đã vun đắp, giữ gìn những đức tính tốt đẹp, phẩm chất cao quý của dân tộc
mình. Đặc biệt cụm từ “thương lắm con ơi” nghe tha thiết, tình cảm mà chân thành biết bao nhiêu. Khi
đọc xong câu thơ này chúng ta có cảm giác như đang được nhìn thấy hình ảnh ánh mắt trìu mến của cha
kể về con người, quê hương đất nước. Cảm giác cha dành cho quê hương, người quê mình là tình yêu
nồng nàn, tất cả đều đáng yêu và đáng thương, đáng trân trọng. Bên cạnh sự gắn bó yêu thương còn gắn
với sự cảm thông, thấu hiểu, sẵn sàng chấp nhận, cách thể hiện tình cảm của họ thật chân thành. Cặp từ
đối “cao – xa” gợi cho ta thấy được không gian bát ngát vô tận xung quanh. Họ lấy cái cao xa đất trời để
làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. Giọng điệu mạnh mẽ nghe như mệnh lệnh của cha muốn nói
với con. Con không được buồn vì những điều nhỏ nhặt vô cớ, con hãy nên buồn khi con chưa đạt được
những giá trị đích thực của cuộc sống và cuộc đời mang lại. Bởi vì càng nhiều nỗi buồn càng hung đúc
những ý chí cao thượng của con người.

You might also like