You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

CÁC CUỘC CÁCH MẠNG KỸ THUẬT


VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Diệu Vi


MSV: 2012760027
Lớp tín chỉ: TRI115E(1+2.2/2021)59.7
Số thứ tự: 068
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2021


Lê Thanh Diệu Vi

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................2
I. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................................2
II. Mục đích, đối tượng nghiên cứu......................................................................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................................3
I. Khái niệm về các cuộc cách mạng kỹ thuật.....................................................................................3
1. Khái niệm khoa học - kỹ thuật.....................................................................................................3
2. Khái niệm cách mạng khoa học - kỹ thuật...................................................................................3
II. Các cuộc Cách mạng Kỹ thuật.........................................................................................................4
1. Khởi nguồn các cuộc Cách mạng Kỹ thuật..................................................................................4
2. Cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật ở thế kỉ XVIII - XIX..........................................................5
3. Cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật hiện đại..............................................................................6
III. Tác động của cách mạng kỹ thuật đến đời sống con người..........................................................9
1. Tác động tích cực.........................................................................................................................9
2. Tác động tiêu cực.......................................................................................................................11
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................12

TRANG |1
Lê Thanh Diệu Vi

LỜI MỞ ĐẦU.
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Nhân loại đã tiến vào thiên niên kỷ thứ ba. Trong những khoảng thời gian này, con
người luôn có những đổi mới sáng tạo, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Có rất nhiều những thiên tài đã ghi danh trong lịch sử với những phát minh, sáng chế hữu
ích của họ. Khoa học kỹ thuật cứ như vậy mà ngày càng phát triển.

Có thể nói, các cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật đã có vai trò và tác động to lớn
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Các nước này có nguồn kinh phí lớn và nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Do đó, các nước
phát triển được hưởng lợi nhiều hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của
cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật mang lại.

Tuy vậy, cũng có không ít các phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường, như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa
học gây ô nhiễm môi trường… Những năm gần đây, nhân loại đang đứng trước những
vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. Điều đó đặt ra
những vấn đề và yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật.

II. Mục đích, đối tượng nghiên cứu.


Bài tiểu luận nghiên cứu về đối tượng: Cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật.

Bài tiểu luận gồm hai mục đích chính. Mục đích thứ nhất là tìm hiểu về các cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới. Mục đích thứ hai là phân tích các tác động của
các cuộc cách mạng này đến hoạt động đời sống của con người.

TRANG |2
Lê Thanh Diệu Vi

III. Phương pháp nghiên cứu.

Để đạt được các mục đích trên, bài tiểu luận cần giải quyết các vấn đề:

- Nêu rõ được khái niệm cách mạng Khoa học kỹ thuật.


- Trình bày nội dung từng cuộc cách mạng.
- Tìm hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của Khoa học kỹ thuật lên đời sống.

NỘI DUNG.
I. Khái niệm về các cuộc cách mạng kỹ thuật.
1. Khái niệm khoa học - kỹ thuật.
Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và
thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Các ngành
khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng, khoa học trắc địa, khoa
học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật
an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật. Các ngành khoa học kỹ thuật
được phân thành 4 nhóm chính: Khoa học kỹ thuật xây dựng, Khoa học kỹ thuật cơ khí,
Kỹ thuật điện - điện tử, Kỹ thuật Hóa học.

2. Khái niệm cách mạng khoa học - kỹ thuật.


Thuật ngữ cách mạng khoa học kỹ thuật có nhiều cách viết khác nhau. Từ sau Thế
chiến thứ II đến sau những năm 60, thuật ngữ này được viết là cách mạng Khoa học và
Kỹ thuật. Đầu những năm 60, người ta gọi là khái niệm cách mạng Khoa học và Công
nghệ. Đến năm 70, lại là cách mạng Khoa học - Kỹ thuật. Tuy các khái niệm này khác
nhau về cách thức thể hiện nhưng nó đều phản ánh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
diễn ra vào thế kỷ XX.

TRANG |3
Lê Thanh Diệu Vi

Cách mạng hiểu theo nghĩa thông thường nghĩa là thay cũ, đổi mới với sự ra đời
của cái mới tiến bộ hơn cái cũ, ưu việt hơn cái cũ về chất. Cách mạng khoa học – kỹ thuật
cũng vậy, là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về khoa học kỹ thuật,
gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, giúp tăng năng suất lao động lên
gấp nhiều lần so với kỹ thuật sản xuất trước đây.

II. Các cuộc Cách mạng Kỹ thuật.


1. Khởi nguồn các cuộc Cách mạng Kỹ thuật.
Cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật đầu tiên được ra đời vào đầu thế kỷ XVII -
nửa đầu thế kỷ XVIII, trong phạm vi Tây u. Tại đây, hệ thống khoa học cơ bản cổ điển
đã được xác lập, hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất trong lịch sử xã hội
loài người, là tiền đề trực tiếp mở ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tiếp theo.

Trước tiên, ta hãy nhớ lại Nicolaus Copernicus với tác phẩm về sự vận động của
những hành tinh, xuất bản năm 1540. Trong tác phẩm này, ông đã chứng minh rằng Mặt
Trời là trung tâm của vũ trụ, chứ không phải Trái Đất. Giả thuyết này đã giáng một đòn
chí mạng vào hệ thống Địa tâm (tức Trái Đất là trung tâm của vũ trụ) của Ptolémée, vốn
đã được nhân loại tin tưởng hàng ngàn năm nay. Chẳng bao lâu sau, Kepler, một nhà bác
học người Đức đã chứng minh tư tưởng của Copernicus là đúng đắn. Tuy nhiên, chỉ đến
khi Galilée xuất bản cuốn “Đàm thoại về hai hệ thống Ptolémée và Copernicus” (1632),
mới làm nổi bật lên tính khoa học của hệ thống Copernicus. Khi ấy, sự thật đã được chấp
nhận, chân lý trả về khoa học. Bên cạnh đó, Galilée cũng là người đầu tiên sử dụng kính
viễn vọng quan sát bầu trời, lập ra vật lý học thực nghiệm, đặt cơ sở cho môn Động lực
học và xây dựng phương pháp thực nghiệm khoa học.

Năm 1687, I.Newton đã xuất bản tác phẩm “Những nguyên lý toán học của triết
học tự nhiên”, hệ thống hoá những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, trong đó có
ba định luật về sự chuyển động các hành tinh của Kepler. Đồng thời, ông cũng đưa ra

TRANG |4
Lê Thanh Diệu Vi

định luật vạn vật hấp dẫn - lực hút. Ngoài ra, ông còn có cống hiến to lớn cho ngành
quang học, toán học và là người đồng thời phát minh ra phép tính vi phân.

Sang thế kỷ XVIII, khoa học kỹ thuật vẫn tiếp tục sở hữu những thành tựu to lớn,
trong đó có cả việc thực hiện những phản ứng nguyên tử trong hóa học. Tại thời điểm
này, khoa học bắt đầu có những thành tựu làm cơ sở để tìm tòi đi vào thế giới vi mô, nổi
bật ở các ngành: Vật lý học, Toán học, Sinh Vật học, Hoá học…

Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học diễn ra vào thời điểm từ thế kỉ XVII - nửa
đầu thế kỷ XVIII vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng mạnh đối với kỹ thuật. Phần lớn các
thành tựu chỉ mang tác dụng lý giải quy luật tự nhiên và cải tiến kỹ thuật của các thế kỷ
trước. Những cuộc cách mạng khoa học sau này sẽ gắn chặt với kỹ thuật.

2. Cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật ở thế kỉ XVIII - XIX.


Theo lịch sử ghi nhận, vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỷ XVIII, hệ thống khoa học
cơ bản cổ điển đã được xác lập, hoàn thành cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất trong
lịch sử xã hội loài người, là tiền đề trực tiếp mở ra cuộc Cách mạng Kỹ thuật nửa cuối thế
kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian mà cuộc cách
mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ ở Tây.

Thời kỳ này, con người đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa vô cùng to lớn, có
thể kể đến như: Thomas Newcomen với máy hơi nước (năm 1712), sau đó đã được James
Watt hoàn thiện thành động cơ chạy bằng than và nước (năm 1784). Năm 1764, James
Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi. Năm 1785, Exmon Carryter sáng chế ra máy dệt,
tăng năng suất của các nhà máy lên gấp 39 lần. Năm 1709, ngành luyện kim cũng mở ra
chương mới khi Abraham Dary lần đầu tiên dùng than cốc để nấu gang. Năm 1784,
Henry Cort và Peter Onions đã tìm ra phương pháp "puddling", luyện gang thành thép,
một loại hợp kim cực kỳ quan trọng trong nền đại công nghiệp được ra đời. Trong lĩnh
vực giao thông liên lạc, tàu hơi nước vượt đại dương đi vào hoạt động vào năm 1815, với
trọng tải lên tới hàng ngàn tấn. Năm 1814, George Stephenson chế tạo thành công tàu hỏa

TRANG |5
Lê Thanh Diệu Vi

chạy bằng hơi nước, mở đường cho tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng, năm 1825,
nối liền Darlington với Stockton ở nước Anh. Đến năm 1858, thế giới đã có tới 40.000
km đường sắt, trong đó Mỹ chiếm 40%. Giai đoạn 1832 - 1835, Samuel Morse phát minh
ra điện báo, đem đến ý nghĩa lịch sử và là nền móng cho sự ra đời của ngành thông tin
liên lạc trong thời kỳ phát triển ồ ạt của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Năm
1851, chúng ta đã lắp đặt thành công cáp quang qua biển Manche và đường cáp qua Đại
Tây Dương.

Như vậy, những thành tựu của thế kỷ XVIII mang ý nghĩa bước ngoặt trong các
lĩnh vực mà khoa học gắn với kỹ thuật, làm biến đổi cơ chết rất nhiều ngành, trong đó có:
dệt may, giao thông, thông tin liên lạc, luyện kim, chế tạo máy,… Từ đây, thế giới hình
thành nên một hệ thống kỹ thuật mới, dựa trên máy hơi nước, than đá và sắt thép, thay thế
cho hệ thống kỹ thuật trước đó chủ yếu dựa vào cơ bắp, sức nước và sức của động vật.
Sang thế kỷ XIX, những thành tựu đó lại tiếp tục được cải tiến, nâng cấp, cho ra đời các
phương tiện và công cụ sản xuất mới, tạo ra hệ thống máy móc ứng dụng vào sản xuất và
đời sống, định hình lại nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và xã hội công nghiệp ở
hàng loạt các nước Tây u. Từ đây, xã hội công nghiệp đã trở thành một dòng chảy mới
của nền văn minh.

3. Cuộc Cách mạng Khoa học kỹ thuật hiện đại.


Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu ngày
càng tăng cao của con người. Sức lực và khả năng sinh học của ta chỉ có hạn, do đó
không thể đáp ứng toàn bộ những nhu cầu ấy. Đồng thời, tài nguyên thiên nhiên cũng có
giới hạn, không thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong cuộc sống. Các vấn đề về
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh,... càng ngày càng cấp bách
đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật. Ngoài ra, con người cũng mong
muốn đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật, để tìm hiểu rõ về tự nhiên nhằm khắc
phục các tác hại và tận dụng các thuận lợi của tự nhiên cho mình.

TRANG |6
Lê Thanh Diệu Vi

3.1 Giai đoạn I (1940 - 1970).


Cuộc Cách mạng Kỹ thuật diễn ra rất sôi nổi, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ phục
hồi và phát triển kinh tế đã bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh của nhiều nước, ngoại
trừ Hoa Kỳ. Những thành tựu khoa học được nghiên cứu, phát minh trong thời gian chiến
tranh đã được hoàn thiện và ứng dụng nhiều vào trong sản xuất, cũng như trong đời sống
để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, bù đắp những thiệt hại nặng nề mà chiến tranh gây
ra. Điều này đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh theo chiều rộng, tập trung
vào các hướng chủ yếu, như: Một là, tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở
rộng các cơ sở nguyên vật liệu. Hai là, tăng cường cơ khí hóa, nâng cao năng suất lao
động. Ba là, chú trọng phát triển các ngành sản xuất truyền thống sử dụng nhiều nguyên
liệu (luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất và dệt,...). Bốn là, mở rộng phạm vi nghiên cứu
ra các đại dương và khoảng không vũ trụ. Năm là, nghiên cứu ứng dụng di truyền học để
nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Nhờ đó, khối lượng các sản phẩm hàng hóa tăng vọt, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế
giới trung bình năm khá cao (khoảng 5 - 6%).

Nguồn của cải, vật chất dồi dào, đầy đủ đã làm cho đời sống của nhân dân nhiều
nước được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển với tốc độ nhanh đến chóng mặt của nền
kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công nghiệp với cường
độ cao và quy mô lớn đòi hỏi khối lượng nguyên, nhiên liệu khổng lồ, đã dẫn đến tình
trạng suy kiệt các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng
hoảng năng lượng và nguyên liệu. Giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng
rất cao, sự cạnh tranh thị trường giữa các nước công nghiệp diễn ra khốc liệt. Đứng trước
tình trạng đó, các nước buộc phải chuyển hướng sang phát triển bền vững, phát triển kinh
tế tri thức, tăng cường sử dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn vào việc đổi mới nền sản
xuất, phát triển các ngành công nghệ mới. Điều này nhằm giảm bớt sự tiêu hao các
nguyên vật liệu và nhân công lao động, giúp tạo được nhiều sản phẩm có năng suất cao

TRANG |7
Lê Thanh Diệu Vi

hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành phải chăng hơn. Do vậy, cuộc Cách mạng Kỹ thuật
hiện đại được chuyển sang giai đoạn II.

3.2 Giai đoạn II (1970 - nay).


Trong giai đoạn thứ hai này, cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu là về công nghiệp, với
sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, của vật liệu mới, của những dạng năng lượng
mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt
lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nên giai đoạn thứ hai gọi là cách mạng khoa học –
công nghệ. Cuộc Cách mạng Khoa học - kĩ thuật hiện nay không phải là cuộc cách mạng
kĩ thuật đơn thuần như thế kỉ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và
cách mạng kỹ thuật thành một thể thống nhất.

Hai yếu tố khoa học và kỹ thuật không tách rời nhau, mà kết hợp chặt chẽ nhau, tạo
thành một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật cùng
phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu
chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Các ngành khoa học cơ bản theo đó cũng đạt được
những tiến bộ phi thường. Hóa học với bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
của Mendeleev. Sinh học với thuyết tiến hóa di truyền của nhà tự nhiên học người Anh -
Charles Darwin. Vật lý học với sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết
tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức - Albert Einstein. Nhiều phát minh
khoa học được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, radar, hàng không, điện ảnh,...
Năm 1903, Wright Flyer - chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được bay thử nghiệm
thành công bởi anh em người Mỹ là Orville Wright và Wilbur Wright.

Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: thời gian từ phát minh
khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn; hiệu quả kinh tế ngày
càng cao của công tác nghiên cứu khoa học.

TRANG |8
Lê Thanh Diệu Vi

III. Tác động của cách mạng kỹ thuật đến đời sống con người.
1. Tác động tích cực.
Khoa học kỹ thuật đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu to lớn,
giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Điều này khiến cuộc Cách
mạng Kỹ thuật trở thành một cột mốc, là bước tiến quan trọng trong lịch sử tiến hoá văn
minh của loài người.

Đầu tiên, ta có thể khẳng định cuộc Cách mạng Kỹ thuật đã thực hiện những bước
nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, đưa nhân loại chuyển sang một nền văn minh
mới. Tại đây, con người có cơ hội phát huy cao độ khả năng sáng tạo trong rất nhiều lĩnh
vực, như: sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống,... Từ đó,
họ phát minh ra những thành tựu to lớn, làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời
sống. Nhờ có vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến II, con người đã sản xuất ra lượng
của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.

Ngoài ra, cuộc Cách mạng Kỹ thuật còn làm thay đổi căn bản phương thức lao
động của con người. Trong các ngành sản xuất, nhờ các loại máy móc, thiết bị hiện đại,
tân tiến, con người có thể chuyển từ hình thức lao động thể lực sang hình thức lao động
có văn hóa và có kỹ thuật. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Kỹ thuật đòi hỏi
người lao động cần phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ văn
hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ kỹ thuật công nghệ, đưa đến những thay đổi lớn về
cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Qua đây, thế giới cũng dần hình
thành nên thị trường với xu thế toàn cầu hóa.

Tiếp theo, cuộc Cách mạng Kỹ thuật cũng ảnh hưởng tới hình thức và cơ chế tổ
chức sản xuất. Hình thức tổ chức quản lý theo bộ phận và cơ chế tổ chức quản lý hai cấp
được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nhiều nước. Từ
những năm 1980 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển, các ngành truyền thống sử dụng
nhiều nguyên, nhiên liệu và nhân công có xu hướng giảm sút. Ngược lại, các ngành công
nghiệp mới và có giá trị cao đang bùng nổ. Hàm lượng khoa học, kỹ thuật và công nghệ
đầu tư vào các ngành sản xuất tăng nhanh nhưng lực lượng lao động trong các ngành này

TRANG |9
Lê Thanh Diệu Vi

có xu hướng giảm, khối lượng hàng hoá sản xuất ngày càng nhiều, sự cạnh tranh trong
mỗi quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt. Năng lượng, nguyên liệu,
vật tư, lao động và thời gian dành cho sản xuất sản phẩm có xu hướng giảm. Trong quá
trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa, chi phí môi trường
và dịch vụ, người lao động khoa học và công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và
công nghệ được đề cao.

Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng Kỹ thuật đã góp phần không nhỏ trong việc nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự giúp đỡ
của những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng mới, đời sống vật chất cũng như tinh thần
của người dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt là những nước phát triển. Ví dụ,
vào năm 1950, GDP của các nước phát triển đạt 3.840 USD, của các nước nghèo chỉ đạt
165 USD, thì đến năm 1994, GDP của các nước phát triển đã tăng lên tới 18.130 USD,
các nước nghèo cũng vậy, với con số 300 USD. Thêm vào đó, so với đầu thế kỷ XX, mức
trung bình tiêu thụ các sản phẩm của một người hiện nay đã tăng lên khoảng 6,6 lần.

Và cuối cùng, cuộc Cách mạng Kỹ thuật đã phần nào thúc đẩy xu hướng quốc tế
hóa, toàn cầu hóa cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ xã hội
khác nhau đang được hình thành. Các nước tăng cường giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh
vực (kinh tế, giáo dục, an ninh, y tế, văn hóa, du lịch, môi trường…) ngày càng nhiều các
tổ chức kinh tế - xã hội với quy mô khác nhau được thành lập, hoạt động có hiệu quả làm
cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới càng thêm gắn bó và đoàn kết với nhau chặt
chẽ hơn.

Như vậy, các cuộc Cách mạng Kỹ thuật đã đem đến cho nhân loại một cuộc sống
tiện nghi và thoải mái hơn trước đây rất nhiều. Do đó, con người vẫn luôn cố gắng không
ngừng để tìm ra các thành tựu mới, nhằm giúp ích cho cuộc sống sau này.

T R A N G | 10
Lê Thanh Diệu Vi

2. Tác động tiêu cực.


Mặc dù có rất nhiều thành tựu hữu ích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
nhưng ta không thể phủ nhận rằng cuộc Cách mạng Kỹ thuật cũng gây nên nhiều hậu quả
tiêu cực không đáng có lên đời sống của chúng ta.

Thứ nhất, nhu cầu về các loại nguyên, nhiên liệu của toàn cầu tăng quá nhanh, cầu
vượt quá cung, trong khi các mỏ khoáng sản ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được nhu
cầu sản xuất. Các nhà khoa học lo ngại dự báo rằng nguồn dầu mỏ của thế giới chỉ có thể
dùng được khoảng 30 - 35 năm nữa. Do đó, con người cần phải tính đến việc sử dụng
những nguồn năng lượng mới. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu tăng đã làm cho giá
tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào, giá các dịch vụ, giá cả các mặt hàng cũng đều
tăng nhanh đến chóng mặt.

Thứ hai, Cách mạng Kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân của vấn nạn ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện qua những sự cố các nhà máy
hóa chất, vụ nổ các nhà máy điện nguyên tử, việc khai thác và chuyên chở dầu mỏ. Hay
việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở
nhiều quốc gia cũng đã gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Các phát minh
sáng kiến khoa học được áp dụng để sản xuất các loại vũ khí chiến tranh, đặc biệt là các
loại vũ khí hóa học, vũ khí nguyên tử,... nhầm gây sát thương, cũng gây nên các chất
phóng xạ ô nhiễm môi trường, không chỉ ở thời bấy giờ, mà hiện nay cũng vẫn có nhiều
người bị ảnh hưởng. Những điều kể trên có thể gây ra rất nhiều hậu quả kèm theo về sau,
như hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, hoặc các loại dịch bệnh mới mà gần đây nhất là
COVID-19. Đây là tác động lớn nhất và nghiêm trọng nhất của Cách mạng Kỹ thuật.

Thứ ba, cuộc Cách mạng Kỹ thuật còn góp phần làm gia tăng sự chênh lệch về trình
độ phát triển, cũng như khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và các tầng lớp trên
thế giới. Những nước phát triển có nhiều vốn, nguồn lực để nghiên cứu và ứng dụng khoa
học kỹ thuật. Ngược lại, các nước đang phát triển do không có nhiều nguồn lực đầu tư
cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật nền kinh tế chậm phát triển và ngày càng

T R A N G | 11
Lê Thanh Diệu Vi

nghèo. Ví dụ, năm 1950, bình quân GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và các
nước nghèo nhất là 24 lần, nhưng tới năm 2004, con số ấy đã tăng lên đến 74 lần.

Như vậy, ta thấy rằng Cách mạng Kỹ thuật cũng đem lại rất nhiều những hậu quả khó
kiểm soát. Do đó, ta cần hạn chế các sản phẩm không cần thiết và chú trọng hơn vào việc
bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.

KẾT LUẬN.
Tổng kết lại, bài tiểu luận đã giải quyết được hai mục tiêu được nêu ra.
Các cuộc Cách mạng Kỹ thuật đã được đặt nền móng từ rất lâu và con người vẫn
luôn không ngừng cố gắng phát triển các thành tựu, tiếp nối các thế hệ đi trước. Có thể
nói, trải qua ba thiên niên kỷ với rất nhiều thăng trầm, con người đã đóng góp rất nhiều
các phát minh, sáng chế kỹ thuật, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, những
cuộc Cách mạng Kỹ thuật cũng để lại không ít những tác động nghiêm trọng vào đời
sống hiện tại và cả sau này nữa. Cho nên, đối mặt với những tác động tiêu cực ấy, con
người cần nghiên cứu để khai thác hợp lý, vừa phải và bảo vệ tài nguyên, hạn chế chất
thải độc hại và sử dụng những thành tựu của kỹ thuật vào mục đích hòa bình, nhân đạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


Bộ GD-ĐT, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, 2004
Bộ GD-ĐT, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, 2008
Bộ GD-ĐT, Lịch sử 8, 2013
Bộ GD-ĐT, Lịch sử 9, 2013
Wikipédia
Báo cacnuoc.vn
Hanie Vuu – www.123.doc

T R A N G | 12

You might also like