You are on page 1of 5

Đăng kí học online/offline: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh (https://www.facebook.com/ht.thao.

biology)

TUẦN 2
BUỔI 5: CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI + TIẾN HOÁ
SINH THÁI
Câu 27: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự
biến động số lượng cá thể của quần thể.
B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc
rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh
hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 28: Chuột là động vật có vú, do vậy chúng thuộc nhóm động vật đồng nhiệt. Thằn lằn thuộc nhóm sinh vật
biến nhiệt, chúng trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Biểu đồ nào dưới đây mô tả đúng nhất sự biến
đổi nhiệt độ cơ thể của 2 loài này?

A. Hình I. B. Hình IV. C. Hình II. D. Hình III.


Câu 29: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn lưới thức ăn ở thảo nguyên.
B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài sinh vật.
D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.
Câu 30: Biểu đồ nào dưới đây mô tả đúng nhất sự biến động số lượng cá thể của một quần thể động vật ăn cỏ
sau khi có một loài động vật ăn thịt xuất hiện tại thời điểm A?

A. Sơ đồ 2. B. Sơ đồ 3. C. Sơ đồ 4. D. Sơ đồ 1.
Câu 31: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 6/9
Đăng kí học online/offline: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh (https://www.facebook.com/ht.thao.biology)

D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 32: Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu sau đây không đúng?
A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
B. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon đioxit (CO2).
C. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH+4 và NO3− .
D. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.

TIẾN HÓA
Câu 33: Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của protein của các loài.
C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của nhiễm sắc thể của các loài.
D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.
Câu 34: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là
2n = 26, của loài B là 2n = 24 và của loài C là 2n = 26. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa
tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của
loài E có bao nhiêu NST?
A. 52. B. 88. C. 50. D. 76.
Câu 35: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể.
D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
Câu 36: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu
phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 37: Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi trong một thời gian dài, lần xịt đầu tiên đã
diệt được hầu hết các con muỗi nhưng những lần xịt sau đó thì quần thể muỗi ngày càng tăng dần kích
thước. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Thuốc diệt muỗi là một loại tác nhân gây đột biến, đã làm xuất hiện alen kháng thuốc trong quần thể
muỗi.
B. Thuốc diệt muỗi tạo điều kiện cho những đột biến mới phát sinh và được tích lũy, làm tăng tần số alen
kháng thuốc trong quần thể.
C. Thuốc diệt muỗi đã gây ra một đột biến đa hiệu vừa có khả năng kháng thuốc, vừa làm tăng sức sinh sản
của những con muỗi cái.
D. Thuốc diệt muỗi đã làm tăng tần số alen kháng thuốc vốn đã xuất hiện từ trước trong quần thể muỗi.
Câu 38: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật
có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 7/9
Đăng kí học online/offline: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh (https://www.facebook.com/ht.thao.biology)

B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.


C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh

BUỔI 6: CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC + DI TRUYỀN QUẦN THỂ


Câu 39: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài?
A. Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc.
B. Dung hợp tế bào trần khác loài.
C. Nuôi cấy hạt phấn.
D. Nuôi cấy mô, tế bào.
Câu 40: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen
AaBB.
D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và
giống với cây mẹ.
Câu 41: Nuôi cấy hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lý các
mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra
đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Theo lý thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
B. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee.
C. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 4 cặp gen trên.
D. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
Câu 42: Người ta dự định nuôi các hạt phấn của một số cây cùng loài sau đó gây lưỡng bội hoá nhằm tạo ra
các dòng thuần. Để thu được nhiều dòng thuần nhất nên chọn cây nào trong số các cây có kiểu gen sau để
thực hiện?
A. AaBBDdEe. B. AaBbDdEe. C. AabbDDEE. D. AAbbDdEe.
Câu 43: Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên NST X (không có alen trên Y) có 7 alen; Gen
B nằm trên NST Y (không có alen trên X) có 5 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại
kiểu gen tối đa về hai gen A và B trong quần thể là:
A. 28 B. 35 C. 63 D. 78
Câu 44: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen I có 4 alen, gen II có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm
sắc thể thường, gen III và gen IV đều có 2 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X
không có đoạn tương đồng trên Y, gen V có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên
X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể trên là
A. 138. B. 4680. C. 1170. D. 2340.
Câu 45: Tính trạng chiều cao cây của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác
nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10 cm; cây
đồng hợp gen lặn có chiều cao 100cm. Một quần thể của loài cây này có 3 cặp gen nói trên đang cân bằng
về di truyền, trong đó tần số các alen A, b, D lần lượt là 0,2; 0,3; 0,5. Biết không xảy ra đột biến, theo lí
thuyết, loại cây có độ cao 150cm chiếm tỉ lệ là
Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 8/9
Đăng kí học online/offline: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh (https://www.facebook.com/ht.thao.biology)

A. 0,49% B. 1,93% C. 5,32% D. 19,4%


Câu 46: Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, phát biểu
sau đây không đúng?
A. Nếu quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.
B. Nếu quần thể có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
C. Nếu quần thể có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
D. Nếu quần thể chịu tác động của di - nhập gen thì tần số alen A có thể tăng lên.

BUỔI 7: CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT – THỰC VẬT


THỰC VẬT
Câu 47: Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 48: Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. Ca2+. D. Ca.
Câu 49: Khi nói về hô hấp của hạt thóc được bảo quản trong kho, phát biểu nào sau đây sai?
A. Độ ẩm của hạt càng cao thì cường độ hô hấp càng cao.
B. Nhiệt độ môi trường càng cao thì cường độ hô hấp càng tăng.
C. Nồng độ CO2 càng cao thì cường độ hô hấp càng giảm.
D. Nồng độ O2 càng giảm thì cường độ hô hấp càng giảm.
Câu 50: Khi nói về bón phân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các loài cây khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau.
B. Cùng một loài cây, tất cả các giai đoạn phát triển đều cần được bón phân với hàm lượng như nhau.
C. Bón càng nhiều phân thì cây sinh trưởng càng nhanh.
D. Lượng phân cần phải bón cho cây không phụ thuộc vào đặc điểm của đất mà chỉ phụ thuộc vào loài cây.

ĐỘNG VẬT
Câu 51: Vì sao phổi của thú trao đổi khí hiệu quả hơn so với phổi của bò sát và lưỡng cư?
A. Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn.
B. Vì phổi thú có kích thước lớn hơn.
C. Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn.
D. Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
Câu 52: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôzzim.
Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 9/9
Đăng kí học online/offline: Liên hệ trực tiếp qua facebook Thảo Huỳnh Thanh (https://www.facebook.com/ht.thao.biology)

C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có Thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 53: Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, phát biểu sau đây không đúng?
A. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
B. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu giàu O2 và máu giàu CO2.
C. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
D. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
Câu 54: Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép, tâm thất đều có 2 ngăn.
II. Ở hệ tuần hoàn hở, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.
III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm thất co, sau đó đến tâm nhĩ co và pha giãn chung.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
---------HẾT---------

Chúc các em ôn luyện thật tốt!


Thầy Thảo Huỳnh Thanh

Thầy Thảo Huỳnh Thanh (0968.873.079) – LUYỆN THI SINH HỌC TẠI TP.HCM Trang 10/9

You might also like