You are on page 1of 4

BÀI 1: SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ TRAO ĐỔI NƯỚC

A. Thí nghiệm 1: Tế bào nhân tạo traobe


1. Cơ sở thí nghiệm:
Dựa vào tính bán thấm của màng đồng-feroxyanua để minh họa hiện tượng bán thấm.
2. Cách tiến hành:
- Lấy 3ml CuSO 4 1/2N cho vào ống nghiệm
- Dùng pipet nhỏ giọt lấy dung dịch Kali-feroxyanua 1N cho gần sát dung dịch sunfat-
đồng rồi nhỏ một giọt.
Lưu ý: Không được để đầu pipet chạm vào dung dịch bên dưới.
3. Kết quả:

- Giọt dung dịch K 4 Fe(CN )6 1/8N khi nhỏ vào CuSO 4 thì co dần lại tạo thành 1 khối đặc
- Giọt dung dịch K 4 Fe(CN )6 1/2N khi nhỏ vào CuSO 4 thì giữ nguyên hình dạng
- Giọt dung dịch K 4 Fe(CN )6 1N khi nhỏ vào CuSO 4 thì trương lên
4. Giải thích:
Khi CuSO 4tác dụng với K 4 Fe(CN )6 sẽ tạo ra 1 lớp màng bán thấm bao bọc K 4 Fe(CN )6
lại thành một khối tròn như tế bào. Với nồng độ 1/8N, lúc này dung dịch ưu trương,
nước từ trong tế bào sẽ có xu hướng đi từ trong ra ngoài, làm giọt dung dịch co lại thành
một khối. Với K 4 Fe(CN )6 1/2N dung dịch đẳng trương, hình dạng giữ nguyên. Với
K 4 Fe(CN )6 1N, dung dịch nhược trương, nước có xu hướng đi từ ngoài vào trong làm
giọt dung dịch trương lên.
- Tại ống 1N thì nước đi từ ngoài vào trong tế bào nên tế bào bị căng ra
- Tại ống 1/2N thì giữa nguyên vì nồng độ trong ngoài là như nhau nên không có sự di
chuyển của nước
- Tại ống 1/8 N thì nước đi ra khiến tế bào bị co lại
B. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của muối kali và canxi đến độ nhớt của chất nguyên
sinh
1. Cơ sở thí nghiệm:
Dựa vào thời gian co nguyên sinh của TB dưới tác dụng của muối KNO3 và Ca ¿ ¿
2. Cách tiến hành:
- Cắt một lớp tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, đặt lên bản kính với một giọt
nước.
- Quan sát các tế bào biểu bì có khối chất nguyên sinh màu hồng đều.
- Thấm sạch giọt nước và thay vào bằng một giọt dung dịch KNO3 1M.
- Làm tương tự với mẫu 2 (lấy mẫu trên cùng một mảnh lá), sử dụng dung dịch Ca ¿ ¿
0,7M.
- Xác định thời gian co nguyên sinh của hai mẫu trong hai loại muối, so sánh và giải
thích.
3. Giải thích: Theo tính nhớt và khả năng chuyển động của hệ keo chất nguyên sinh:
- Đối với ion hoá trị 1 ( K +¿ ¿) làm tăng khả năng ngậm nước của hạt keo, làm độ nhớt
giảm.
- Ion hoá trị 2 (Ca2+¿ ¿) làm giảm khả năng ngậm nước của hạt keo, làm độ nhớt tăng =>
làm cho các hạt keo xếp xít lại với nhau.
Mà độ nhớt chất nguyên sinh tương quan thuận với khả năng chống chịu và tỷ lệ nghịch
với khả năng trao đổi chất. Nên khi cho KNO3 ( K +¿ ¿) vào tb biểu bì làm khả năng trao đổi
chất còn Ca ¿ ¿ hay (Ca2+¿ ¿) làm giảm khả năng trao đổi chất nên quá trình co nguyên sinh
của tế bào biểu bì của lá thài lài tía khi cho KNO3 diễn ra nhanh hơn khi cho Ca ¿ ¿
D. Thí nghiệm 3: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá
1. Cơ sở thí nghiệm:
Giấy coban clorua khi khô có màu xanh, khi gặp nước chuyển sang màu hồng. Trong
cùng một thời gian, hai giấy tẩm coban đặt ở trên và dưới lá, giấy nào chuyển màu hồng
nhiều hơn chứng tỏ mặt lá đó thoát hơi nước nhiều hơn.
2. Cách tiến hành:
- Dùng 2 miếng giấy tẩm CoCl2, cắt bằng lam kính, kẹp lá vào giữa hai mảnh giấy, lớp
tiếp theo là hai lam kính, kẹp lại bằng kẹp gỗ.
- So sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang hồng và mức độ chuyển màu của mảnh
giấy ở mặt trên và dưới lá (có thể nhắc lại thí nghiệm nhiều lần đối với các lá có cùng
tầng lá và cùng độ tuổi).
3. Kết quả:
- Vị trí lá thí nghiệm: Lá trên đỉnh
- Màu sắc của giấy coban: Giấy ở mặt dưới của lá hồng hơn giấy ở mặt trên của lá
4. Giải thích: Do số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên.

You might also like