You are on page 1of 12

Nôi dung ôn tập Bệnh học ĐV

1- Khái niệm về thuốc. Phân tích quan điểm chữa bệnh hiện đại
 Khái niệm về thuốc: thuốc là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hay nhũng chế
phẩm sinh học có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra dùng để điều trị và
phòng bệnh cho con người và động vật

 Phân tích quan điểm chữa bệnh hiện đại:

-         Công nghệ y tế tiên tiến: Hiện nay, chúng ta có sự hỗ trợ từ những tiến bộ
công nghệ như máy móc y tế tiên tiến, trí tuệ nhân tạo, y học phân tử, và điều trị tế
bào gốc. Các công nghệ này đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong việc chẩn
đoán và điều trị bệnh tật, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường tỷ lệ
sống sót.
-         Tăng cường kiến thức y học: Chữa bệnh hiện đại cần sự tích lũy kiến thức y
học, nghiên cứu và kỹ thuật y tế. Những tri thức mới về bệnh tật và cách điều trị
được liên tục khám phá và phân phối rộng rãi đến cộng đồng y tế, giúp cải thiện
khả năng chẩn đoán và điều trị.
-         Đa dạng phương pháp chữa trị: Chữa bệnh hiện đại cung cấp nhiều phương
pháp chữa trị từ dược phẩm, phẫu thuật, điều trị bằng tia X và nhiều phương pháp
điều trị thay thế khác. Điều này giúp bệnh nhân có nhiều lựa chọn và tiếp cận các
biện pháp điều trị hiệu quả.
-         Tập trung vào phòng ngừa: Hệ thống chữa bệnh hiện đại chú trọng hơn vào
phòng ngừa bệnh tật, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và chi phí điều trị. Chăm sóc sức
khỏe định kỳ, tiêm chủng, và kiểm tra sàng lọc là một số ví dụ về các biện pháp
phòng ngừa thông thường.
-         Thách thức về chi phí: Mặc dù chữa bệnh hiện đại mang lại nhiều lợi ích, thì
một trong những thách thức lớn nhất đối diện là chi phí cao. Các công nghệ y tế
tiên tiến và thuốc mới đều có giá cao, và việc tiếp cận dịch vụ y tế tốn kém có thể
là vấn đề đối với một số người.
-         Khả năng tiếp cận: Dù có sự phát triển mạnh mẽ trong chữa bệnh hiện đại,
không phải tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được những lợi ích
này. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến và chất lượng có thể bị hạn chế do
những rào cản về kinh tế, địa lý, và văn hóa.
-         Khía cạnh đạo đức và xã hội: Trong bối cảnh chữa bệnh hiện đại, cần quan
tâm đến khía cạnh đạo đức và xã hội của việc điều trị bệnh tật. Đảm bảo tính công
bằng và quyền lợi của mọi người là một thách thức đối với hệ thống y tế.

2- Kháng sinh và vaccine thú y (định nghĩa, phân loại, cách sử dụng)
a, Kháng sinh
 Định nghĩa: Là các chất có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm cải biến chúng
bằng con đường hóa học, có khả năng ức chế sự phát triển của vsv hay tế bào ung
thư ngay ở nồng độ thấp (10^-3 – 10^-2 microgram/ml), ở liều và liệu trình điều
trị, không hoặc ít độc đối với cơ thể vật chủ
 Phân loại
 Cách sử dụng:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã chuẩn đoán đúng bệnh do sự nhiễm khuẩn hoặc
khi có kết quả làm kháng sinh đồ
- Dùng càng sớm càng tốt, dùng ngay khi phát hiện triệu chứng nhiễm bệnh
- Dùng liều cao ngay từ đầu
- Dùng đủ liệu trinh 6-8 ngày, có thể kéo dài them 1-2 ngày
- Dùng 1 loại thuốc không khỏi chuyển thuốc khác
- Cho uống nhiều nước để khỏi hại thận
- Nên phối hợp với KS khác để nâng cao hiệu lực của thuốc. Lưu ý: không dùng
kháng sinh loại acid với loai kiềm. Không dùng kháng sinh phối hợp 3 loại
kháng sinh trở lên vì khả năng đối kháng giữa các loại thuốc sẽ tăng lên. Không
dùng kháng sinh kìm khuẩn với kháng sinh diệt khu
- Kết hợp với các vitamin, bồi dưỡng cơ thể
- Chú ý: tác dụng phụ: choáng, chán ăn, ít hoạt động, rối loạn tiểu tiện, ngứa toàn
than, dùng lâu có hại (thiếu máu,
b, Vaccin
 Định nghĩa: Vaccin là tên để gọi các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh
truyền nhiễm. Các vaccine được chế từ bản than mầm bệnh (vk,vr) hoặc các sản
phẩm do mầm bệnh sinh ra ( độc tố gây nên bệnh mà ta muốn phòng)
 1 số loại vaccine:
- Vaccin phòng cho gia cầm: THT, Niucatxon hệ I, Niucatxon hệ II đông khô
(chủng F), Cúm gia cầm
- Vaccin phòng bệnh cho trâu, bò: THT trâu bò, nhũ hóa THT trâu bò, …
 Phân loại:
- Vaccin cổ điển (vaccine cổ truyền hay vaccine thế hệ 1) là những vaccine
được sản xuất theo phương pháp cổ điển. Tùy vào cách xử lý mầm bệnh, mà
các loại vaccine này lại được chia thành
+ Vaccin vô hoạt: mầm bệnh bị giết chết để chế vaccin
+ Vaccin nhược độc:mầm bệnh bị làm giảm độc lực để chế vaccine
Loại vaccin Vô hoạt Nhược độc
ĐẶC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM

- Vaccin được nghiên cứu chế tạo bằng công nghệ gen( còn gọi là các vaccin
thế hệ mới hay vaccine tái tổ hợp gen).Tùy vào công nghệ chế tạo, các
vaccine này lại được chia thành:
+ Vaccin phân tử hay vaccine dưới nhóm( vaccine thế hệ 2)
+ Vaccin tái tổ hợp vector truyền( vaccine thế hệ 3)
+Vaccin AND và vaccine ARN( vaccine thế hệ 4)
 Cách sử dụng:
- Vaccin có tính đặc hiệu nên loại vaccine chế từ mầm bệnh nào thì chỉ phòng
được loại bệnh đó
- Thời gian tạo miễn dịch:Sau khi sử dụng vaccine 2-3 tuần, cơ thể mới tạo được
miễn dịch đầy đủ.Trước đó, con vật vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh
- Vaccin chỉ được dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe, chưa nhiễm bệnh.
- Bình thường không nên dùng vaccine cho động vật quá non và thận trọng đối
với động vật đang mang thai

3- Phương pháp khám bệnh cho vật nuôi, phương châm và nguyên tắc
điều trị
 Phương pháp khám bệnh cho vật nuôi
- Hai phương pháp: khám cơ bản và khám chuyên biệt
- Phương pháp khám cơ bản: với tất cả các loại bệnh ở gia súc như: nhìn, sờ,
nắm, gõ, nghe, … và hỏi bệnh sử qua chủ gia súc
+ Hỏi chủ vật nuôi về bệnh
+ Khám dung thái: Trạng thái dinh dưỡng, tư thế vật nuôi, thể chất
+ Khám niêm mạc, da, lông, thân nhiệt
+ Khám các cơ quan bên trong: hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp,..
-Sơ bộ kết luận bộ phận bị bệnh để hướng kiểm tra tỉ mỉ bộ phận đó
Vd:Kiểm tra cơ năng hoạt động:cho vật nuôi đi lại nhiều lần để xác định chỗ đau,
chỗ tổn thương
Khám cơ quan sinh dục,khám thai qua trực tràng
-Phương pháp khám bệnh chuyên biệt
+ Các phương pháp xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, phương pháp trọc đỏ,
sinh thiết, chụp X-quang, siêu âm,..
+Khám chuyên biệt:X.quang, sinh thiết, chọc đỏ,..
+Khám cận lâm sàng:xét nghiệm phân, máu, nước tiểu, sữa,…

 Phương châm:
- Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời làm vật nuôi khỏi bệnh nhanh và mang lại
hiệu quả kinh tế cao
- Kết hợp giữa điều trị bệnh và khâu hộ lý chăm sóc tốt
- Chủ động phòng bệnh hơn là chữa bệnh
 Nguyên tắc chữa trị
- Nguyên tắc tác động tâm lý
- Nguyên tắc chủ động tích cực
- Nguyên tắc tổng hợp
- Nguyên tắc điều trị theo từng cá thể
4- Bệnh Ký sinh trùng: Tác động của KST đối với cơ thể vật nuôi, tác hại
của bệnh KST và các biện pháp phòng trị. ( lấy 1 ví dụ)
 Định nghĩa bệnh ký sinh trùng: do nhiều loại động vật kí sinh gây ra thuộc cac
lớp: giun, sán, loài khác ( động vật đơn bào, côn trùng)
 Ví dụ: quá trình sinh trưởng và sinh sản của sán lá gan trong cơ thể động vật
 Tác động của KST đối với cơ thể vật nuôi:
- Cơ giới: làm tổn thương, tắc nghẽn, vỡ ruột,…vd:Giun đũa bê nghé có thể làm
tắc, nghẽn, vỡ ruột khi nhiễm số lượng lớn
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng. vd: Trâu bò bị bệnh sán lá gan thường gầy còm,
ốm yếu, thiếu máu,…
- Đầu độc: Trong quá tình sinh sống, KST thải ra các sản phẩm của quá trình
TĐC, là các chất thải chất độc làm con vật có hội chứng thần kinh( co giật, bại
liệt), rối loạn tiêu hóa
- Truyền bệnh:QUá trình xâm nhập và di hành KST mang theo mầm bệnh; vius,
vk, nấm độc,… vào cơ thể kí chủ, gây nhiễm bệnh kế phát
- Làm suy giảm miễn dịch:Đặc biệt là các KST đơn bào .VD: Bò bị bệnh tiên
mao trùng có miễn dịch yếu với vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng hơn bò bình
thường
 Tác hại của bệnh KST:
- Làm chết gia súc:Bệnh KST thể cấp tính làm con vật chết nhanh( vd: bệnh lê
dạng trùng, bệnh biên trùng,…). Ở thể mãn tính làm con vật cuy nhược dần rồi
chết(vd: các bệnh KST đường tiêu hóa,…)
- Làm chậm khả năng sinh trưởng và phát triển của con vật, làm tiêu tốn nhiều
thức ăn.vd: Bê nghé bị bệnh giun đũa tăng trọng giảm 20-30%
- Làm giảm khả năng sản xuất của vật nuôi: Thịt, sữa, vd: Bò sữa bị bệnh sán lá
gan sản lượng sữa giảm rõ rệt, có khi giảm 30-40% khi bị bệnh nặng
- Làm giảm khả năng lao tác của súc vật. vd: Trâu bò bị bệnh giun phổi, làm phổi
suy nhược và mất khả năng kéo cày
- Một số bệnh KST ở vật nuôi có thể lây nhiễm sang người, gây nguy hiểm cho
người và có thể dẫn đến tử vong. vd: bệnh gạo lợn, gạo bò,…
 Các biện pháp phòng trị KST
- Định kì tẩy KST
- Trị KST giai đoạn con non (chưa đẻ trứng)
- Thu dọn vệ sinh chất thải của vật nuôi ủ sinh học
- Vệ sinh môi trường chăn nuôi
- Không thả trâu bò nơi có nước ứ đọng bẩn
- Nuôi vịt diệt ký chủ trung gian
5- Các loại mầm bệnh, điều kiện để mầm bệnh gây thành bệnh truyền
nhiễm. Tác động của mầm bệnh lên cơ thể vật nuôi (lấy 1 vd)
 Bệnh truyền nhiễm: là bệnh có tính chất lây lan, có thể có miễn dịch sau khi
khỏi bệnh
 Nguyên nhân: gây bệnh TN là những VSV (MẦM BỆNH)
 Các mầm bệnh
- Vi khuẩn: là những vsv có nhiều hình dạng khác nhau
- Vius: là loại vsv nhỏ nhất, sống ký sinh nội bào. Là loại mầm bệnh có tính
hướng về một tổ chức nhất định, do vậy thường gây những triệu chứng giống
nhau ở những loài khác nhau. Bệnh do vius lây lan mạnh, cho miễn dịch bền
vững, thường có hiện tượng mang trùng và mắc những bệnh ghép khác
- Rickettsia: là vsv có kích thước lớn hơn vius nhưng nhở hơn vk. Gây nên bệnh
sốt phát ban do chấy, rận truyền.Khi khỏi bệnh có miễn dịch bền vững
- Mycoplasma: là vsv không có lớp màng tế bào, chỉ có lớp vỏ nguyên sinh chất
nên rất dễ biến chủng và kháng thuốc. Có tính chất lây lan mạnh, có hiện tượng
mang trùng lâu dài và có miễn dịch bền vững
- Nấm: Cơ thể đơn bào hoặc đa bào. Thường sống hoại sinh trong thiên nhiên,
gây bệnh mãn tính và có miễn dịch không bền vững
- Protozoa (động vật nguyên sinh): Động vật nguyên sinh gây nên 1 số bệnh
truyền nhiễm đường máu và đường sinh dục
 Điều kiện để mầm bệnh gây thành bệnh truyền nhiễm
- Tính gây bệnh:
+Là điều kiện đầu tiên và cơ bản nhất để mần bệnh gây bệnh
+Mỗi loại mầm bệnh chỉ gây ra 1 loại bệnh
- Độc lực
+Khả năng tiết độc tố phá hủy tổ chức của cơ thể
+Tiết các chất chống lại các phản ứng tự vệ của cơ thể, giúp mầm bệnh tồn tại,
phát triển
+Độc lực dễ bị thay đổi do nhiều yếu tố (ứng dụng chế vắc cin)
- Số lượng
+Muốn gây được bệnh phải có 1 số lượng lớn nhất định
+Mỗi mầm bệnh cần số lượng khác nhau, mầm bệnh càng lớn thì khả năng gây
bệnh càng nhanh và diễn biến bệnh càng nặng
- Đường xâm nhập
+Mỗi mầm bệnh chỉ có 1 đường xâm nhập vào cơ quan tổ chức nó thích nghi để
tồn tại nhân lên, phát triển gây bệnh
+Đường xâm nhập ở vị trí khác nhau thì tiến triển bệnh khác nhau
 Tác động của mầm bệnh lên cơ thể vật nuôi
Sau khi xâm nhập vào cơ thể vật nuôi, mầm bệnh sẽ phát triển và gây ảnh hưởng
trực tiếp đến cơ thể vật nuôi.Tác động của mầm bệnh thể hiện ở 2 mặt sau:
- Sinh sản cực mạnh, chiếm đoạt vật chất của cơ thể vật chủ để phát triển
- Tiết ra các độc tố, công kích độc tố, các enzyme sinh học gây hại cho cơ thể
+Độc tố: gồm có ngoại độc tố và nội độc tố
Ngoại độc tố: do mầm bệnh tiết ra môi trường xung quanh.Các mô bào
của cơ thể hút vào gây ngộ độc tế bào.Ngoại độc tố rất độc và có tính kháng
nguyên.Kháng thể sinh ra do sự kích thích của ngoại độc tố gọi là kháng độc
tố (Antitoxin)
Nội độc tố: ít hơn ngoại độc tố.Gắn liền với mầm bệnh, chỉ được giải
phóng ra khi mầm bệnh bị phá hủy.Gây triệu chứng của bệnh truyền nhiễm
sốt cao, ủ rũ, kém ăn.
Công kích tố: là những chất do mầm bệnh tiết ra chống lại sự đề kháng
của cơ thể.Ức chế khả năng thực bào tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sản và
phát triển
Các enzyme sinh học:do mầm bệnh tiết ra có khả năng phá hủy, làm
biến tính các tế bào cơ thể( hemolizin làm vỡ hồng cầu, Cytotoxin làm phá
hủy tế bào tổ chức,…)

6- Quá trình phát triển của bệnh truyền nhiễm trong cơ thể vật nuôi. Các
thể của bệnh truyền nhiễm.( cho 1 vd)
 Qúa trình phát triển của bệnh truyền nhiễm trong cơ thể vật nuôi: Sau khi
xâm nhập vào cơ thể vật chủ và có đủ các điều kiện gây bệnh:Nếu không có sự
can thiệp kịp thời của con người, bệnh truyền nhiễm sẽ phát triển theo 4 thời kỳ
sau:
- Thời kì nung bệnh:Là khoảng thời gian từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
cho tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.Có thể kéo dài từ 1-2 ngày đến 1-2
tháng tùy vào tính chất mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể vật chủ.Chưa có
biểu hiện bệnh, mầm bệnh chưa tới được cơ quan thích nghi nhưng nhân lên và
thải mầm bệnh ra ngoài.Các mầm bệnh có thời kỳ nung bệnh khác nhau.Ứng
dụng: xác định thời gian cách ly, công bố hết dịch

- Thời kỳ khởi bệnh: Tiến triển nha trong vòng 1-2 ngày.Con vật biểu hiện các
triệu chứng chung như ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao,..chưa biểu hiện triệu chúng đặc trưng
nên khó vào mầm bệnh và thể bệnh
- Thời kỳ toàn phát: Con vật xuất hiện đầy đủ những triệu chứng điển hình của
bệnh, có thể chuẩn đoán chính xác bệnh.Thời kì này diễn ra nhanh hay chậm phụ
thuộc và mầm bệnh và thể bệnh
- Thời kỳ kết thúc:
+ Sức đề kháng yếu hơn mầm bệnh-> con vật sẽ chết.
+ Sức đề kháng bằng mầm bệnh -> bệnh chuyển sang thể mãn tính hay ở tình
trạng thái lành bệnh mang trùng. Các triệu chứng giảm hoặc mất đi nhưng con
vật vẫn mang mầm bệnh và reo rắc mầm bệnh ra bên ngoài, rất nguy hiểm cho
công tác phòng bệnh
+ Sức đề kháng mạnh hơn mầm bệnh->con vật sẽ khỏi bệnh hoàn toàn

 Các thể bệnh truyền nhiễm


- Thể quá cấp tính:bệnh diễn biến nhanh, con vật chết ngay sau khi xuất hiện
triệu chứng hoặc chưa kịp xuất hiện triệu chứng.Thường xảy ra vào thời kì đầu
của ổ dịch
- Thể cấp tính:Diễn biến chậm hơn thể quá cấp tính, bệnh có thể kéo dài vài
ngày đến vài tuần.Tỉ lệ chết cao,con vật có triệu chứng điển hình, dễ chuẩn
đoán
- Thể mãn tính:Diễn biến chậm, có thể kéo dài hàng tháng, có khi hang
năm.Triệu chứng không rõ rệt hoặc không biểu hiện.Tỉ lệ chết thấp và khó
chuẩn đoán.Không gây chết nhưng do tồn tại lâu ngày trong đàn nên mầm bệnh
vẫn được thải ra môi trường xung quang->gây nguy hiểm
- Thể ẩn và thể khỏa mang trùng: gồm các con vật mang mầm bệnh như cơ thể
vẫn khỏe bình thường, không có biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không
rõ ràng.Chúng luôn bài xuất mầm bệnh, là nguồn bệnh rất nguy hiểm, khó tiêu
diệt
7- Các hệ thống đề kháng của cơ thể : Miễn dịch đặc hiệu và không đặc
hiệu
 Miễn dịch là trạng thái bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các yếu tố gây
bệnh( các vsv, độc tố, ..) khi chúng xâm nhập vào cơ thể
 Sức đề kháng đặc hiệu của cơ thể( Miễn Dịch Đặc Hiệu)=Miễn dịch thu được
- Khái niệm:Là miễn dịch thu được xuất hiện khi cơ thể đã tiếp xúc với Kháng
nguyên và có phản ứng sinh học sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng
nguyên
Ba giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu:

Phân loại:
- Miễn dịch thu được khác miễn dịch tự nhiên là khả năng nhận dạng và trí nhớ
về kháng nguyên
- Miễn dịch thu được chủ động
+ Miễn dịch chủ động tự nhiên:Là trạng thái miễn dịch được hình thành do cơ
thể tiếp xúc với KN một cách vô tình
+ Miễn dịch chủ động nhân tạo:Là trạng thái miễn dịch được hình thành do
con người đưa KN vào cơ thể( tiêm vaccin)
- Miễn dich thu được thụ động
+ Miễn dịch thụ động tự nhiên:Cơ thể thu được kháng thể mẹ truyền sang cho
con
+Miễn dịch thụ động nhân tạo: Cơ thể thu được do được con người truyền
kháng thể vào( tiêm huyết thanh)

 Miễn dịch không đặc hiệu=Miễn dịch tự nhiên


 Các hệ thống đề kháng của cơ thể:

You might also like