You are on page 1of 5

BÀI 4: QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

A. Thí nghiệm 1: Rút sắc tố ra khỏi lá xanh


1. Cơ sở thí nghiệm:
Một số dung môi hữu cơ có khả năng phá vỡ liên kết giữa diệp lục lipid và protein nhờ
đó có thể rút diệp lục ở trang thái dung dịch.
2.Cách tiến hành:
- Dùng khoan sắc khoan các mảnh lá cây (tránh gân lá). Cân lấy 2g các mảnh lá đó.
- Cắt nhỏ lá cho vào cối sứ.
- Thêm vào cối một ít bột CaCO3 để trung hòa axit khỏi dịch bào.
- Nghiền thật kĩ lá với một ít aceton, đến khi thành khối đồng thể, chuyển sản phẩm sang
phễu chiết của máy hút chân không, tráng cối chày sứ bằng một ít aceton.
- Dùng máy hút chân không để tách bỏ phần bã, thu lấy dung dịch sắc tố.
- Rót dịch lọc thu được vào bình hoặc ống đong, định mức đến 10ml, lắc đều.
Thành phần sắc tố trên gồm có: diệp lục, carotenoid, xanthophin.
3.Kết quả:
B. Thí nghiệm 2: Tính huỳnh quang của diệp lục
1. Cách tiến hành:
Sử dụng dd diệp lục chiết rút ở TN1
- Cho 3ml dd diệp lục đậm đặc vào ống nghiệm, đưa ra ánh sáng.
- Quan sát màu của dung dịch diệp lục trong ánh sáng phản xạ.
2. Kết quả:
- Giải thích:
Khi đặt cốc chứa dịch sắc tố ra ánh sáng, sau đó thấy dịch sắc tố từ màu xanh lục sẽ
chuyển thành màu đỏ rượu vang.
Do sắc tố quang hợp có cấu trúc đặc biệt, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học. Khi ra đưa ống nghiệm ra nguồn sáng thì các phân tử sắc tố quang hợp
kích thích 1 electron chuyển từ trạng thái bền sang trạng thái kích thích không bền mang
mức năng lượng cao hơn và giải phóng năng lượng để trở về dạng bền trong phân tử sắc
tố. Quá trình này sẽ giải phóng ra nhiệt và các hạt photon mang mức năng lượng thấp vả
theo quang phổ, các hạt photon mang mức năng lượng thấp sẽ cho ta ánh sáng có bước
sóng dài (bước sóng có ánh sáng màu đỏ)
=> Ta thấy dịch sắc tố có màu đỏ rượu vang thẫm dưới ánh sáng.
C. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới cường độ quang hợp
1.Cơ sở thí nghiệm:
Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu đối với quang hợp, cả cường độ ánh sáng và bản
chất ánh sáng đều ảnh hưởng đến quang hợp.
2. Cách tiến hành:
- Cho ngược các cành dong đuôi chó vào trong 3 ống nghiệm (ngọn dong quay xuống đáy
ống). Mặt cắt của cành dong chìm xuống, cách mặt nước trong ống 3cm. Số lượng và
kích thước các cành dong bằng nhau.
- Đặt 3 ống nghiệm xa dần nguồn sáng, đếm số bọt khí nổi lên trong 5 phút ở cả 3 ống
nghiệm, so sánh kết quả (có thể đổi vị trí các ống nghiệm rồi đếm số bọt khí)
D. Thí nghiệm 4: Xác định cường độ hô hấp bằng phương pháp Boysen-Jensen
1. Cơ sở thí nghiệm:
Dựa trên phản ứng giữa CO 2 và Ba(OH )2. Thông qua lượng Ba(OH )2 để tính lượng CO 2
thải ra trong hô hấp. Cường độ hô hấp là mgCO 2/g mẫu/giờ.
2. Cách tiến hành:
- Lấy 2 lọ thủy tinh có dung tích bằng nhau, mở nắp lắc đều để cân bằng không khí bên
trong và bên ngoài.
- Cho vào mỗi lọ 20ml Ba(OH )2 0,1N
- Cân 3-5g hạt nảy mầm (giá đỗ) cho vào túi vải xô treo vào móc sắt dưới nắp lọ thứ nhất
(lọ thí nghiệm). Không để túi chạm vào phần dung dịch trong lọ.
- Lọ thứ hai để nguyên không cho mẫu (lọ đối chứng). Cùng đậy nắp 2 lọ.
- Đặt lọ thí nghiệm vào trong tối.
- Sau 30 phút bỏ giá đỗ ra khỏi lọ, cùng mở và đậy nắp nhanh cả 2 lọ.
- Lắc đều hai lọ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Ba(OH )2+CO 2 BaCO3 + H 2 O

- Cho vào mỗi lọ 3 giọt phenolphtalein, lắc đều rồi chuẩn độ bằng H 2 SO 4 0,1N đến khi
dung dịch mất màu hồng.
3. Kết quả:
Tính cường độ hô hấp theo công thức: A = (V 1−¿ V 2).2,2.60/(t.P) = 0,73
Trong đó: A: cường độ hô hấp (mgCO 2/dm 2/h)
V 1: ml acid dùng để chuẩn độ kiềm dư ở lọ đối chứng =12

V 2: ml acid dùng để chuẩn độ kiềm dư ở lọ thí nghiệm = 11,5

2,2: Hệ số đương lượng


P: khối lượng mẫu = 3g
t: thời gian thí nghiệm = 30 phút
60: Hế số tính phút ra giờ

You might also like