You are on page 1of 14

Di truyền học của Menden

Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden - Quy luật phân li - Phân li độc lập
I. Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Tại sao Menden được xem là người đặt nền móng cho sự ra đời của Di truyền học?
Câu 2: Trình bày phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden?
Câu 3: Trình bày cơ sở tế bào học các quy luật di truyền của Menden?
Câu 4: Menden đã có những cống hiến gì cho di truyền học? Nêu những đặc điểm cơ bản
mà di truyền học đã bổ sung cho quy luật của Menden?
Câu 5:
a. Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỷ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì
cần phải có điều kiện gì?
b. Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi
alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li Menden có còn đúng không?
Tại sao.
Câu 6: Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?
Câu 7: Lai phân tích là gì?
Câu 8:
a. Với một gen gồm 2 alen, số kiểu gen có thể có là bao nhiêu? Giải thích trường hợp với 1
gen có 2 alen có thể viết được 5 kiểu gen.
b. Với một gen có 3 alen, có thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen? Tương tự cho trường hợp gen
có 4 alen.
c. Xác lập công thức khái quát về tính số kiểu gen.
Câu 9: Giải thích cặp gen dị hợp. Cách xác định cặp alen đó ở cơ thể sinh vật. Ý nghĩa của
nó đối với thực tiễn sản xuất.
Câu 10: Trong tự nhiên, các gen thường tồn tại thành nhiều alen khác nhau, trong đó có
alen trội và alen lặn.
a. Nguyên nhân nào làm cho một gen có nhiều alen khác nhau?
b. Hãy giải thích tại sao một alen mới phát sinh lại có thể trở thành alen trội so với alen ban
đầu?
Câu 11: Trong một phép lai giữa cây hoa tím với cây hoa trắng, có hai thí nghiệm cho kết
quả khác nhau.
Thí nghiệm 1: thu được 100 cây con gồm 45 cây hoa tím và 55 cây hoa trắng.
Thí nghiệm 2: thu được 20 cây con gồm 5 cây hoa tím và 15 cây hoa trắng.
a. Hãy kiểm tra xem tỉ lệ kiểu hình của hai thí nghiệm trên có đúng là 1 : 1 hay không?
b. Từ kết quả của câu a, em có nhận xét gì vè mối quan hệ giữa độ chính xác của kết quả thí
nghiệm với số lượng mẫu nghiện cứu.
Câu 12: Hãy giải thích tại sao cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường lại tạo
ra được 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau?
Câu 13: Hãy nêu bằng chứng chứng tỏ các NST phân li độc lập với nhau trong quá trình
giảm phân?
Câu 14: Phát biểu các điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen.
Câu 15: Các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời
con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1 là gì?
Câu 16: Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu
chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?
Câu 17: Trong trường hợp nào nhân tố di truyền không tồn tại thành cặp? Trong trường hợp
nào không tạo ra giao tử thuần khiết?
Câu 18: Tại sao nhân tố di truyền lại tồn tại thành từng cặp? Tại sao mỗi giao tử chỉ có một
nhân tố di truyền?
Câu 19: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để xác định
một cơ thể có kiểu hình trội đồng hợp hay dị hợp?
II. Bài tập
1. Bài tập quy luật phân li
2.1. Bài toán thuận
Dạng 1: Trội hoàn toàn
STT Phép lai Kiểu gen F1 Kiểu hình F1
1 AA x AA 100% AA
2 AA x Aa 1 AA : 1 Aa 100% trội
3 AA x aa 100% Aa
4 Aa x Aa 1 AA : 2 Aa : 1 aa 3 trội : 1 lặn
5 Aa x aa 1 Aa : 1 aa 1 trội : 1 lặn
6 aa x aa 100% aa 100% lặn
Bài 1: Ở cà chua, alen trội A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng.
a. Khi lai hai giống cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau thì kết quả ở F1 và F2
sẽ như thế nào?
b. Bằng cách nào xác định được kiểu gen của cây quả đỏ ở F2?
Bài 2: Ở đậu Hà Lan, alen trội A quy định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính
trạng thân thấp. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 của những
phép lai sau đây:
a. cây thân cao x cây thân cao.
b. cây thân cao x cây thân thấp.
Bài 3: Ở cà chua, màu sắc quả do một gen quy định. Dưới đây là kết quả được ghi chép từ 3
phép lai khác nhau
- Phép lai 1: P F1 thu được 315 cây quả đỏ.
- Phép lai 2: P F1 thu được 289 cây quả đỏ và 96 cây quả vàng.
- Phép lai 3: P F1 thu được 178 cây quả đỏ và 175 cây quả vàng.
Xác định kiểu gen và kiểu hình của P cho mỗi phép lai trên.
Bài 4: Cho biết gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp.
Cây thân cao tự thụ phấn, thu được ở đời F1 có tỉ lệ 75 % cây cao : 25 % cây thấp.
a. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F1. Xác suất để được cây thân cao là bao nhiêu?
b. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao F1. Xác suất để được cây thuần chủng là bao nhiêu?
c. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao F1. Xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 5:
a. Xét phép lai Aa x Aa được F1. Ở đời F1 lấy ngẫu nhiên 2 cá thể, xác suất để thu được 2
cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
b. Xét phép lai Aa x aa được F1. Ở đời F1, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu được 2
cá thể không thuần chủng là bao nhiêu?
Dạng 2: Trội không hoàn toàn
Bài 1: Tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật do một gen trội, lặn không hoàn toàn
quy định. A quy định quả tròn trội không hoàn toàn so với a quy định quả dài. Kiểu gen dị
hợp Aa biểu hiện quả bầu dục.
1. Hãy quy ước gen.
2. Xác định kết quả phép lai sau:
a. quả dài x quả bầu dục.
b. quả dài x quả dài.
c. quả bầu dục x quả bầu dục.
Dạng 3: Gen gây chết ở trạng thái đồng hợp trội
Bài 1: Ở gà, alen A quy định mỏ ngắn, a quy định mỏ dài nằm trên NST thường. Ở trạng
thái đồng hợp AA, gà có mỏ quá ngắn bị chết trong phôi.
a. Hãy quy ước gen về tính trạng trên.
b. Cho biết kết quả của các phép lai
Phép lai 1: gà mỏ dài x gà mỏ dài.
Phép lai 2: gà mỏ ngắn x gà mỏ ngắn.
Phép lai 3: gà mỏ ngắn x gà mỏ ngắn.
Dạng 4: Di truyền nhóm máu
Bài 1: Cho biết nhóm máu có thể có của con trong các trường hợp sau:
1. Bố mẹ đều có nhóm máu O.
2. Bố máu O, mẹ máu AB.
3. Bố có máu A, mẹ có máu B.
2.2. Bài toán nghịch
Biết:- Mỗi tính trạng do một gen quy định.
- Tỉ lệ phân li kiểu hình của thế hệ sau.
Hỏi: - Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ.
Phương pháp giải:
Bước 1: Quy ước
+ P khác nhau về một cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính. Tính trạng trội, lặn.
+ Thế hệ sau xuất hiện tỉ lệ 3 : 1 ( trội hoàn toàn).
+ Thế hệ sau xuất hiện tỉ lệ 1 : 2 : 1 ( trội không hoàn toàn).
+ Thế hệ sau xuất hiện tỉ lệ 2 : 1 (gen trội gây chết).
Bước 2: Từ tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau Kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ.

STT Kiểu hình F1 Phép lai


1 AA x AA
100% trội AA x Aa
AA x aa
2 3 trội : 1 lặn Aa x Aa
3 1 trội : 1 lặn Aa x aa
4 100% lặn aa x aa
5 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Aa x Aa ( trội không hoàn toàn)
6 2 trội : 1 lặn Aa x Aa (tác động gen trội gây chết)
Bài 1:
a) Khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả
tròn với cây quả bầu, thu được F1 đồng loạt quả tròn.
- Từ kết quả trên, ta có thể kết luận được gì?
- Cho biết kết quả F2.
b) Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F2, ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay
không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng.
Bài 2:
a) Khi lai giữa F1 có kiểu gen giống nhau với ba cây I, II, III có kiểu gen khác nhau, người
ta thu được kết quả sau:
Phép lai 1: F1 x cây I
F2 - 1: 147 cây chín sớm
Phép lai 2: F1 x cây II
F2 - 2: 98 cây chín sớm : 197 cây chín muộn.
Phép lai 3: F1 x cây III
F2 - 3: 297 cây chín sớm : 101 cây chín muộn.
Biết trong thời gian chín do một gen quy định. Xác định kiểu gen F1, các cây I, II, III.
b) Muốn ngay F1 đồng loạt xuất hiện cây chín sớm, kiểu gen của P có thể như thế nào?
c) Muốn ngay F1 chỉ xuất hiện một kiểu hình, kiểu gen của P có thể là gì?
Bài 3: Khi xét sự di truyền tính trạng tầm vóc cao, thấp do một gen nằm trên NST thường
quy định, người ta thấy trong một gia đình, ông nội, ông ngoại và cặp bố mẹ đều có tầm vóc
thấp, bà nội, bà ngoại và anh người bố đều tầm vóc cao. Hai đứa con của cặp bố mẹ trên
gồm một con trai tầm vóc cao, một con gái tầm vóc thấp.
1) Lập sơ đồ phả hệ sự di truyền tính trạng tầm vóc trong gia đình trên.
2) Cho biết kiểu gen của những người trong gia đình về tính trạng này.
3) Tính xác suất để cặp bố mẹ II2 và II3 sinh được:
- Một người con có tầm vóc thấp.
- Một người con có tầm vóc cao.
- Hai người con có tầm vóc thấp.
- Hai người con có tầm vóc cao.
- Một đứa con gái có tầm vóc thấp.
- Hai đứa con trai có tầm vóc cao.
- Hai đứa con gồm một con trai tầm vóc thấp, một con gái tầm vóc cao.
Bài 4: Ở chuột, màu lông bình thường có màu xám. Một dòng chuột đột biến có lông màu
vàng. Khi cho chuột lông vàng lai với chuột lông xám thuần chủng, người ta luôn thu được
tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 1 vàng : 1 xám. Khi cho hai con chuột lông vàng lai với
nhau, người ta lại thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 2 vàng : 1 xám. Hãy giải
thích các kết quả trên và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai.
Bài 5: Khi xét sự di truyền tính trạng màu sắc của một loài hoa, người ta thực hiện các phép
lai và thu được kết quả sau:
Phép lai 1: P1: Hoa phấn trắng x hoa phấn trắng.
F1 - 1: 327 cây hoa phấn trắng.
Phép lai 2: P2: Hoa phấn hồng x hoa phấn trắng
F1 - 2: 398 cây hoa hồng: 403 cây hoa phấn trắng
Phép lai 3: P3: Hoa phấn hồng x hoa phấn hồng
F1 - 3: 152 cây hoa phấn đỏ: 297 cây hoa phấn hồng : 149 cây hoa phấn trắng.
Biết màu sắc hoa do một gen quy định, tính trạng hoa phấn đỏ trội so với hoa phấn trắng.
1) Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc phấn hoa và lập sơ đồ các phép lai.
2) Nếu muốn ngay F1 đồng tính, kiểu gen và kiểu hình của P có thể như thế nào?
3) Nếu muốn F1 phân li kiểu hình tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của P có thể như thế nào?
Bài 6: Xét 8 cá thể trong một gia đình gồm ông bà, cha mẹ và hai con. Chỉ có 5 cá thể xét
nghiệm máu và biết được ông nội, bà ngoại đều có nhóm máu O, bà nội có nhóm máu A,
hai đứa con của cặp bố mẹ gồm con trai có nhóm máu B, con gái có nhóm máu A. Tìm kiểu
gen của 8 cá thể trong gia đình trên.
Bài 7: Màu sắc lông chuột do một gen trên NST thường quy định. Người ta thực hiện các
phép lai và thu được kết quả như sau
Phép lai 1: P1: ♀ chuột lông xám x ♂ chuột lông xám
F1: xuất hiện 46 con lông xám.
Phép lai 2: P2: ♀ chuột lông vàng x ♂ chuột lông xám
F2: xuất hiện 21 con lông vàng và 19 con lông xám.
Phép lai 3: P1: ♀ chuột lông vàng x ♂ chuột lông vàng
F1: xuất hiện 39 con lông vàng và 21 lông xám.
Giải thích đặc điểm di truyền tính trạng màu sắc lông chuột và lập sơ đồ các phép lai trên.
Bài 8: Ở một loài động vật, màu mắt do một gen quy định. Tiến hành các phép lai thu được
như sau:
Kiểu hình ở đời con
Phép lai Bố mẹ đem lai
Mắt đỏ Mắt vàng Mắt xanh Mắt trắng
1 Mắt đỏ x mắt đỏ 75% 0 25% 0
2 Mắt đỏ x mắt vàng 50% 25% 0 25%
3 Mắt đỏ x mắt trắng 0 0 25% 75%
a. Hãy sắp xếp các alen theo thứ tự từ trội đến lặn.
b. Xác định kiểu gen của bố mẹ ở mỗi cặp lai.
Bài 9: Ở gà, chân ngắn là tính trạng trội so với tính trạng chân dài. Đồng hợp chân ngắn bị
chết trong phôi. Một trại giống chỉ có gà chân ngắn. Số gà con nở ra sau một lần ấp là 6000
gà con.
a. Tính số gà con mỗi loại.
b. Số trứng gà được thụ tinh dùng cho lần ấp đó, đủ để tạo ra số gà con nói trên.
Cho rằng mỗi tinh trùng thụ tinh với một trứng tạo ra một hợp tử.
2. Bài tập phân li độc lập
Dạng 1: Xác định số loại giao tử, kiểu gen của các loại giao tử.
- Một cơ thể có n cặp gen dị hợp thì tối đa sẽ có 2n loại giao tử.
- Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta tiến hành kẻ sơ đồ phân nhánh. Cặp gen dị
hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc đến ngọn.
+ Đối với cơ thể thuần chủng (đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ: AAbbCCDD cho một
loại giao tử AbCD
+ Đối với cơ thể dị hợp: Ví dụ 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd
Bước 1: Xác định giao tử của từng cặp gen: Aa cho 2 loại giao tử: A và a; Bb cho 2 loại
giao tử: B và b; Dd cho 2 loại giao tử: D và d
Bước 2: Tổ hợp trên mạch nhánh
Bài 1: Biết 2 cặp gen Aa, Bb nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy xác định tỉ lệ
giao tử của các cá thể có kiểu gen sau đây:
1) aaBB 2) aabb
3) Aabb 4) AABb
5) AaBB 6) AaBb
Dạng 2: Xác định số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình
- Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép lai thì phải viết
giao tử của phép lai đó, sau đó tiến hành kẻ bảng để tìm đời con.
- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
- Số loại kiểu gen bằng tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen.
- Số loại kiểu hình bằng tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng.
Chú ý: + Khi biết số kiểu tổ hợp biết số loại giao tử đực, giao tử cái biết số cặp
gen dị hợp trong kiểu gen của cha mẹ.
+ Khi tính trạng trội hoàn toàn thì 1 kiểu hình có thể có nhiều kiểu gen nên số loại
kiểu hình ít hơn số loại kiểu gen.
+ Khi tính trạng trội không hoàn toàn thì mỗi kiểu hình chỉ có 1 kiểu gen nên số loại
kiểu hình bằng số loại kiểu gen.
Bài 1: Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội
hoàn toàn. Ở phép lai ♂AaBb x ♀Aabb. Hãy cho biết:
a) Đời con có bao nhiêu kiểu tổ hợp giao tử?
b) Đời con có bao nhiêu loại kiểu gen?
c) Đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?
Dạng 3: Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của một phép lai
- Muốn tìm tỉ lệ kiểu gen của một phép lai thì phải viết giao tử của phép lai đó, sau đó tiến
hành kẻ bảng để tìm đời con.
- Tỉ lệ kiểu gen = tích tỉ lệ kiểu gen của các cặp gen.
- Tỉ lệ kiểu hình = tích tỉ lệ kiểu hình của các cặp tính trạng.
- Tỉ lệ của một loại kiểu gen nào đó bằng tích tỉ lệ của các cặp gen có trong kiểu gen đó.
- Bài toán có nhiều cặp gen thì phải tính tỉ lệ của mỗi cặp gen, sau đó nhân lại sẽ thu được
kết quả.
Ví dụ 1: A hạt vàng, B hạt trơn, D thân cao. P: AabbDd x AaBbdd.
Số KG = ( 1AA : 2Aa : 1aa)(1Bb : 1bb)(1Dd : 1dd) = 3 x 2 x 2 = 12.
Số KH = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8.
*Lưu ý: Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong sinh học
+ Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra -> chúng ta dùng phương pháp nhân
xácsuất.
+ Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau (Nếu trường hợp này xảy ra thì trường
hợp kia không xảy ra) -> chúng ta dùng công thức cộng xác suất.
Bài 1: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở
phép lai ♂AaBbdd x ♀AabbDd. Hãy cho biết:
a) Ở đời con, loại kiểu gen aabbdd chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
b) Ở đời con, loại kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Bài 2: Mỗi gen quy định 1 tính và tính trội hoàn toàn. P: AaBbDd x aaBbdd cho tỉ lệ đời
con ít nhất 2 trong 3 tính trạng lặn là bao nhiêu?
Bài 3: Một cặp vợ chồng có cùng kiểu gen AaBbDd. Cho biết không xảy ra đột biến. Tính
theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng là bao
nhiêu?
Bài 4: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, B quy định
hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST
khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen lai phân tích được Fb. Lấy ngẫu nhiên 3 cây Fb. Xác
suất để trong 3 cây này chỉ có một 1 cây thân thấp, hoa trắng là bao nhiêu?
Bài 5: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là hoàn toàn. Xét phép lai
AaBbDdEe x AaBBDdEE được F1.
a. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác suất để thu được cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
b. Trong số các cá thể có kiểu hình 4 tính trạng trội, lấy ngẫu nhiên 3 cá thể, xác suất để thu
được 3 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Bài 6: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính
trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe
thì F1
a. Có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
b. Có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
Bài 7: Giả sử các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Thực hiện phép lai:
P: (cha) AabbCcDd x (mẹ) AaBbCcDd
a. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu hình aaB - C - dd?
b. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu hình giống mẹ?
c. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu hình không giống cả cha lẫn mẹ?
d. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu gen AABBCcDd?
e. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu gen AaBbccdd?
f. Tỉ lệ phân li ở F1 của kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ?
Bài 8: Trong vườn đậu, cây cao (T) là trội so với cây thấp (t), hạt trơn (R) là trội so với hạt
nhăn (r), hạt vàng (Y) là trội so với hạt xanh (y), hoa màu đỏ (A) là trội so với hoa màu
trắng (a). Hãy để ý đến các cây đâu dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
cây 1 = RryyAaTt và cây 2 = RrYYAatt. Cho cây 1 lai với cây 2, tính tỉ lệ phân li ở thế hệ
sau của cây:
a. Có kiểu gen rrYyaatt?
b. Có kiểu hình nhăn, vàng trắng, ngắn?
c. Kiểu gen có các gen trội của cả bốn tính trạng?
d. Dạng thuần chủng (đồng hợp tử) về tính trạng hình dạng hạt?
e. Dạng thuần chủng về hạt trơn và hạt đỏ?
f. Dạng thuần chủng về tất cả các tính trạng?
g. Tỉ lệ của cây hạt trơn, vàng, hoa trắng, thân cao so với cây có kiểu gen RrYyaaTt?
Dạng 4: Biết gen trội, lặn, kiểu gen của P. Xác định kết quả lai.
Bước 1: Quy ước gen
Bước 2: Xác định tỉ lệ giao tử của P
Bước 3: Lập bảng tổ hợp giao tử (sơ đồ lai).
Bước 4: Tính tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình. Xét riêng từng tính trạng, sau đó lấy tích sẽ được
kết quả cả hai tính trạng
Bài 1: Ở cà chua, A :lá chẻ, a : lá nguyên, B : quả tròn, b : quả bầu dục. Hai cặp gen phân li
độc lập nhau. Hãy cho biết kết quả phân li kiểu gen, kiểu hình đời F1 của các phép lai sau:
a) AaBb x AaBb
b)AaBb x Aabb
c) AaBb x aabb
Dạng 5: Phương pháp xác định quy luật phân li độc lập, biết kiểu hình. Xác định kiểu
gen của P
a) Xác định quy luật
Trường hợp 1: Nếu đề cho biết trước quy luật, các nội dung sau đây thuộc quy luật phân li
độc lập
- Cho biết mỗi gen trên 1 NST.
- Hoặc cho biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau.
Trường hợp 2: Nếu đề chưa cho biết quy luật và yêu cầu phải xác định quy luật, ta căn cứ
vào các biểu hiện sau:
- Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Khi xét sự di truyền
về cả hai tính trạng nếu xảy ra một trong các biểu hiện sau, ta kết luận sự di truyền của hai
cặp tính trạng đó tuân theo quy luật phân li độc lập của Menden
- Khi tự thụ hoặc giao phối giữa cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ
lệ (3 + 1)2 = 9 : 3 : 3 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó được di truyền tuân theo định luật
phân li độc lập của Menden.
P: (Aa, Bb ) x ( Aa, Bb) F 1 phân li kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1. Suy ra quy luật phân li độc
lập.
* Khi lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen, nếu F b xuất hiện 4 kiểu hình theo tỉ lệ (1: 1)2 =
1 : 1 : 1 : 1. Ta suy ra hai cặp tính trạng đó di truyền độc lập với nhau.
P : (Aa, Bb ) x ( aa, bb) Fb phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 Quy luật phân li độc lập.
- Nếu tỉ lệ chung về cả hai tính trạng bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng. Ta suy ra hai
cặp tính trạng sẽ di truyền độc lập nhau.
P: (Aa, Bb) x (Aa, bb) hoặc (aa, Bb) F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1 = (3 :1 ) (1:
1) Quy luật phân li độc lập.
b) Xác định kiểu gen
- Ta xét sự di truyền của từng cặp tính trạng riêng và từ tỉ lệ kiểu hình ta suy ra kiểu gen
tương ứng đối với mỗi tính trạng.
- Sau đó kết hợp các tính trạng lại, ta có được kiểu gen chung của bố mẹ.
- Nếu đề cho biết kiểu hình của P, ta cần phải tìm các phép lai tương đương (lai tương
đương là các phép lai giữa P có kiểu gen khác nhau nhưng cho kết quả hoàn toàn giống
nhau)
Bài 1: Đem lai giữa đậu hoa tím, quả dài với đậu hoa trắng, quả ngắn thu được F 1 đồng loạt
hoa tím, quả dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, thu được F2 có 4 loại kiểu hình theo số liệu sau:
2943 cây hoa tím, quả dài: 978 cây quả hoa tím, quả ngắn: 980 cây hoa trắng, quả dài: 327
cây hoa trắng, quả ngắn.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng.
1. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
2. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập các sơ đồ lai của P và F1.
3. Sử dụng F1 lai với hai cây I và II thu được kết quả như sau:
a. F1 x I F2 - 1: 75 % hoa tím, quả dài : 25% hoa tím, quả ngắn.
b. F1 x II F2 - 2: xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.
Biện luận xác định kiểu gen của cây I, II và lập các sơ đồ lai.
Bài 2: Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản,
đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được ở đời F2
có 5872 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó có 367 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen quy định
một tính trạng.
a. Biện luận quy luật di truyền chi phối phép lai.
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình, xuất hiện ở đời F2.
Bài 3: Ở lúa, đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương
phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện lúa thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F 1 lai với lúa thân
thấp, chín muộn, thu được thế hê lai 4 kiểu hình như sau:
303 thân cao, chín sớm: 297 cây thân cao, chín muộn: 302 cây thân thấp, chín sớm : 298 cây
thân thấp, chín muộn. Biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen điều khiển.
1. Giải thích đặc điểm di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên.
2. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
3. Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính.
Kiểu gen của P có thể như thế nào?
4. Nếu muốn F1 đồng tính về kích thước thân, tính trạng thời gian chín phân li 1 : 1. Kiểu
gen của P có thể như thế nào?
Bài 4: Cho F1 kiểu hình hoa kép, tràng hoa đều lai với cây hoa kép, tràng hoa không đều,
thu được ở đời F2 xuất hiện 4 kiểu hình phân li như sau:
411 hoa kép, tràng hoa đều
144 hoa đơn, tràng hoa đều
437 hoa kép, tràng hoa không đều
146 hoa đơn, tràng hoa không đều
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng tràng hoa đều trội hoàn toàn so với tràng
hoa không đều.
1. Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên?
2. Lập sơ đồ lai của F1.
Dạng 6: Các trường hợp biến đổi tỉ lệ của định luật phân li độc lập
Phương pháp giải:
Nếu P dị hợp hai cặp gen, các gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng trội, lặn
hoàn toàn thì kết quả phân li kiểu hình của F1 sẽ là 9 : 3 : 3 : 1.
P: AaBb x AaBb F1: 9 ( A - B - ) : 3 ( A - bb) : 3 (aaB-) : 1 aabb.
Tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1 nói trên sẽ được biến đổi trong các trường hợp sau:
+ Nếu có 1 tính trạng trội hoàn toàn, 1 tính trạng khác trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình
của F1 trong phép lai giao phối trên sẽ là: (3 : 1) ( 1 : 2 : 1) = 3 : 6 : 3 : 1 : 2 : 1.
+ Nếu cả hai cặp tính trạng đều di truyền trội, lặn không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu
hình của F1 sẽ là: ( 1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1.
+ Nếu có 1 tính trạng gây chết ở trạng thái đồng hợp trội, tính trạng thứ 2 trội hoàn toàn. Tỉ
lệ kiểu hình của F1 sẽ là (3 : 1) (2 : 1) = 6 : 3 : 2 :1.
+ Nếu cả hai tính trạng đều bị chết ở thể đồng hợp trội. Tỉ lệ kiểu hình ở đời F 1 là (2 : 1) (2 :
1) = 4 : 2 : 2 :1.
Bài 1: Cho lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thu được
đồng loạt cây quả đỏ, bầu dục. Tiếp tục cho F1 giao phối nhận được tỉ lệ đời F2 phân li kiểu
hình theo tỉ lệ sau:
1197 cây quả đỏ, bầu dục : 598 cây quả đỏ, tròn : 604 cây quả đỏ, dài: 397 cây quả xanh,
bầu dục : 198 cây quả xanh, tròn : 203 cây quả xanh, dài.
Biết mỗi tính trạng do một gen quy định, quả tròn trội so với dài.
1. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Nếu thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1, kiểu gen của P sẽ như thế nào?
Bài 2: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, thu được F 1
đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, có mùi thơm. Cho F 1 tự thụ phấn nhận được F2 có 5400
cây gồm 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình quả dài, mùi thơm chiếm số lượng 1012 cây. Biết
tương phản với tính trạng quả có mùi thơm là quả không thơm.
1. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên.
2. Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
3. Mỗi kiểu hình còn lại của F2 có bao nhiêu cá thể.
4. Nêu cách xác định kiểu gen cây quả tròn, có mùi thơm ở đời F2.
Bài 3: Ở gà, cho lai F1 kiểu hình lông xoăn, chân thấp với nhau, đời F 2 xuất hiện 4 loại kiểu
hình theo số liệu sau: 102 gà lông xoăn, chân thấp : 51 gà lông xoăn, chân cao: 33 gà lông
thẳng, chân thấp : 17 gà lông thẳng, chân cao.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng thường.
a. Biện luận về đặc điểm di truyền chi phối các cặp tính trạng.
b. Viết sơ đồ lai F1.
2. Nếu F1 phân li tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 2 : 2. Kiểu gen của P sẽ như thế nào?
3. Muốn thu được hiệu quả kinh tế cao, phải sử dụng gà bố mẹ có kiểu gen ra sao?
Bài 4: Khi khảo sát sự di truyền về hai cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hoa, mỗi tính
trạng do một cặp gen chi phối, người ta sử dụng những cây đời F 1 có kiểu gen giống nhau
lai với 5 cá thể khác, thu được kết quả như sau:
Kết quả thu được ở đời F2
Phép lai
Đỏ, kép Đỏ đơn Tím, kép Tím, đơn
F1 x cây I 467 0 0 0
F1 x cây II 302 298 297 303
F1 x cây III 505 169 0 0
F1 x cây IV 49 0 52 0
F1 x cây V 619 621 207 211
Biện luận và lập sơ đồ lai chứng minh cho các tỉ lệ nói trên.

You might also like