You are on page 1of 23

MỤC TIÊU MÔN HỌC:

Về kiến thức:


 Trình bày được thế giới quan và phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
 Trình bày được nội dung cơ ban của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật.
 Trình bày được nội dung cơ bản của lý luận nhận
thức duy vật biện chứng.
 Trình bày được những quy luậy chi phối sự vận
động và phát triển của xã hội.
Về kỹ năng:
 Có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải
thích và bình luận những vấn đề mang tính diễn
ra trong mọi lĩnh vực.
 Có khả năng vận dụng kiến thức đã học để hiểu,
giải thích và bình luận các vấn đề chính trị xã hội
trong và ngoài nước.
 Hình thành kỹ năng tư duy logic và khoa học.
Câu hỏi thảo luận:
1. Chủ nghĩa tư bản ra đời đem lại lợi ích gì?
2. Mặt trái của chủ nghĩa tư bản thế kỷ 18 là gì?
3. Nội dung học thuyết tiến hóa?
4. Nội dung học thuyết tế bào?
5. Nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượn
CHUYÊN ĐỀ 1:
Chương mở đầu : NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊ NIN
1. KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
C.Mác (5/5/1818 – 14/3/1883)
Ph. Ăngghen (28/11/1820 – 5/8/1895)
V.I. Lênin (22/4/1870 – 21/1/1924)
- “ CN MÁC – LÊNIN là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.MÁC ,
Ph. Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là khoa học về sự nghiệp giải
phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách bức bóc lột, tiến
tới giải phóng nhân loại; là thế gian quan, phương pháp luận phổ biến của
nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.”
- BA BỘ PHẬN LÝ LUẬN HỢP THÀNH CN MÁC – LÊNIN :
 BỘ PHẬN LÝ LUẬN TRIẾT HỌC : Xác lập thế giới quan, phương pháp luận
chung của Chủ nghĩa Mác – Lênin
 BỘ PHẬN LÝ LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ : Làm sáng tỏ bản chất của tư bản và
những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và tất yếu diệt vọng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ...
 BỘ PHẬN LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI : Lý luận về quy luật chung của tiến
trình Cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Chủ nghĩa cộng sản...

2. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI – PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI : Sự ra đời và phát triển của CN MÁC -LÊNIN xuất
phát từ nhu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động.
+ Sự phát triển của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản từ những hình thức đấu
tranh mang tính tự phát, đấu tranh kinh tế phát triển thành cuộc đấu tranh có
tính chất tự giác, đấu tranh chính trị ...
+ CÔNG XÃ PARI (1871): Một bước phát triển của cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản thành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động ....
+ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917: Đỉnh cao của sự phát triển cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản theo hệ tư
tưởng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin
 TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN : Sự ra đời của chủ nghĩa Mác có sự kế thừa toàn bộ giá trị tư
tưởng nhân loại trực tiếp nhất là từ TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC, KINH TẾ CHÍNH
TRỊ HỌC CỔ ĐIỂN ANH và CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG TƯỞNG PHÁP.
+ Các nhà kinh tế học chính trị cổ điển Anh : William Petty (1623-1687), Adam
Smith (1723 – 1790), David Ricardo (1772 – 1823).
+ Các triết gia tiêu biểu của nền triết học cổ điển Đức : I. Cantơ (1724 – 1804), G.
Hêghen (1770 – 1831), L.Phơbách (1804 – 1872).
+ Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng nước Pháp và Anh:
i) Cơlôđơ Hăngrl Đơ Xanh Ximông (1760 – 1825): Xây dụng lý thuyết về giai
cấp và xung đột giai cấp, Chỉ ra tính chất nửa vời của cách mạng tư sản
Pháp và cho rằng cần phải có một cuộc “tổng cách mạng” mới bằng con
đường hòa bình để thiết lập xã hội mới, Trình bày quan niệm về xã hội mới
ii) Sáclơ Phuriê (1772 – 1837) : Phê phán xã hội tư sản, Xây dựng lý thuyết
phân kỳ lịch sử dựa trên phương pháp tư duy biện chứng, Dự báo về xã hội
mới “xã hội hài hòa”
iii)Rôbớt Ooen (1771 – 1858) : Đề xuất luật “công xưởng nhân đạo”, Khẳng
định vai trò của công nghiệp, tiến độ kỹ thuật đối với sự phát tiển, Chủ
trương xóa bỏ tư hữu – nguyên nhân của bất công xã hội
 TIỀN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
+ Robert Hooke (1635 – 1703) : Học thuyết về tế bào với tư cách là bằng chứng
khoa học về tính thống nhất của toàn bộ sự sống, đề cập tới :
i) Mọi sinh vật đều được từ 1 hoặc nhiều tế bào
ii) Các tế bòa đều được tạo ra từ các tế bào trước đó
iii) Mọi chức năng sống của sinh vật đều được diễn ra trong tế bào
iv) Các tế bào chứa thông tin di truyền cần thiết để điều khiển các chức năng
của mình
v) Và có thể truyền vật liệu di truyền này cho các tế bào tiếp theo
 Thế giới mang tính chất thống nhất.
+ Học thuyết về sự tiến hóa của các loài với tư cách là khoa học về quá trình phát
tiển của sự sống, nội dung cơ bản gồm :
i) Các loài sinh vật có cùng đặc điểm với nhau do chúng tiến hóa cùng một tổ
tiên
ii) Sinh vật đa dạng là do có được đặc điểm thích nghi từ những môi trường
sống khác nhau
 Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng.
 Giulơ (1818 – 1889) – Nhà Vật lý nước Anh, Lômônôxop – Nhà Vật lý người
Nga : Học thuyết về tính bảo toàn vật chất và năng lượng với tư cách là khoa
học về tính thống nhất vật chất và chuyển hóa của giới tự nhiên, với nội dung
sau : Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi. Nó chỉ chuyển từ
dạng này sang dạng khác
 Vật chất mang tính thống nhất và chuyển hóa của giới tự nhiên.

3. VAI TRÒ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

 Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất của Cách
mạng Việt Nam ( sự thắng lọi của cách mạng giải phóng dân tọc và xây dựng
CNXH; sự thất bại của các phong trào kháng Pháp).
 CN Mác – Lênin là ngọn cờ tư tưởng của cách mạng đới với thế giới và cách
mạng Việt Nam
 Đổi mới không phải là xa rời những nguyên lý của CN Mác – Lênin mà là nguyên
cứu và làm đúng tinh thần khoa học của nó

------------------------------------------HẾT CĐ1------------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ 2 :
Chương 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ NGUỒN GỐC CỦA TRIẾT HỌC
 Định nghĩa: (theo quan niệm của chủ nghĩa Mác) Triết học là hệ thống lý luận
chung nhất của con người về thế giới, về vai trò và vị trí của con người trong
thế giới đó.
 Về nguồn gốc:
 Nguồn gốc nhận thức: khi tue duy của con người đạt đến trình độ khái quát
hóa, trừu tượng hóa cao, do đó có khả năng chuyển từ nhận thức kinh
nghiệm sang nhận thức lý luận
 Nguồn gốc xã hội: đó là khi hoạt động sản xuất của con người có sự phân
công lao động, chế độ tư hữu hình thành, giai cấp xuất hiện
KHÁI NIỆM THẾ GIỚI QUAN VÀ CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI QUAN
̶ Thế giới quan là hệ thống quan niệm (quan điểm) chung của con người về thế
giới; về con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
̶ Các hình thức – trình độ phát triển cả thế giới quan : HUYỀN THOẠI  TÔN GIÁO
 TRIẾT HỌC (DV CHẤT PHÁC  DV SIÊU HÌNH  DV BIỆN CHỨNG).
I. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT TRONG LỊCH SỬ VÀ QUAN NIỆM MỚI CỦA MÁC
1) MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT TRONG LỊCH SỬ TRƯỚC MÁC
 Heracalit (520 – 460 TCN) với học thuyết bản nguyên của thế giới: VẬT CHẤT –
BẢN NGUYÊN CỦA TG LÀ “LỬA”. “Thế giới vật chất đã, đang và sẽ vĩnh viễn là
ngọn lửa bất diệt, bùng cháy lên và lụi tàn theo Logos của nó.
 Đemocrit (460 – 370 TCN) với học thuyết bản nguyên của thế giới : VẬT CHẤT –
BẢN NGUYÊN TG LÀ “NGUYÊN TỬ”. Mọi tồn tại trong thế giới đều được tạo nên
từ các nguyên tử - phần tử cuối cùng không thể phân chia – giữ vai trò là bản
nguyên của thế giới.
 Sự khủng hoảng của thế giới quan duy vật dựa trên quan niệm truyền thống về
nguyên tử trước những phát hiện mới của khoa học vật lý:
 Thomson phát hiện ra electron vào năm 1897
 W. Rơnghen đã phát hiện ra tia X vào những năm 1800
 Bản nguyên của thế giới không phải là nguyên tử !
2) V.I. LÊNIN VỚI QUAN NIỆM MỚI VỀ VẬT CHẤT
 Định nghĩa “ VẬT CHẤT” : “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.”
 Vật chất không phải chỉ bao gồm những gì được tạo nên từ nguyên tử, mà là tất
thảy những gì tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức ...
 Thí dụ về sự khác nhau căn bản giữa vật chất và ý thức theo quan niệm DVBC
VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN Ý THỨC LÀ SỰ PHẢN ÁNH CHỦ QUAN
ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN

Quan niệm của các nhà khoa học về bản


chất của ánh sáng : SÓNG – HẠT – Thống
Bản chất khách quan của ánh sáng nhất S&H

3) CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA “ VẬT CHẤT”


 12 thành phần cơ bản của “vật chất” : 6 leptons và 6 quark
 4 loại lực cơ bản (hấp dẫn, điện từ, tương tác yếu, tương tác mạnh)

 Vật chất tồn tại dưới các hình thái vô cùng đa dạng.
 Từ các hình thức vật chất tự nhiên chưa có đặc tính của sự sống với những
cấu trúc từ vĩ mô đến vi mô ...

 ... đến vật chất tự nhiên có đặc tính của sự sống hết sức đa dạng trong giới tự
nhiên
+ ... và sự xuất hiện của con người với những hình thức tổ chức xã hội hết sức
đa dạng trong lịch sử tiến hóa hàng vạn năm nay đến nay.

II. QUAN NIỆM CỦA CNDVBC VỀ VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT.
1) KHÁI NIỆM VẬN ĐỘNG:
 Ph. Ăngghen định nghĩa về “vận động” :
 “ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất ... bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư
duy”
 “Là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất”
 KHÁI NIỆM “VẬN ĐỘNG” BAO QUÁT MỌI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG TỰ NHIÊN, XÃ
HỘI VÀ TƯ DUY.
2) CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA VẬT CHẤT
 VẬN ĐỘNG CƠ GIỚI : Chuyển dịnh vị trí của vật thể trong không gian

 VẬN ĐỘNG VẬT LÝ: Các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ
bản...
 VẬN ĐỘNG HÓA: Sự biến đổi của các chất vô cơ; hữu cơ...

 VẬN ĐỘNG SINH VẬT: Quá trình biến đổi của các cơ thể sống
 VẬN ĐỘNG XÃ HỘI: Sự biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...
 Từ phương thức sinh tồn sơ khai của loài người đến phương thức hiện đại

 Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam: trước đổi mới và trong thời
kỳ đổi mới đến nay

III. QUAN NIỆM CỦA CNDVBC VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC VÀ VAI TRÒ
CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN.
1) NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC
 Nguồn gốc tự nhiên: cấu tạo – hoạt động của bộ não con người cùng sự tác
động của thế giới khách quan đến nó. Từ sự phản ánh thông tin đến sự phản
ánh năng động sáng tạo của ý thức

 Minh họa các cấp độ phản ánh của vật chất:


 Phản ánh ý thức: sự hình thành kinh nghiệm lao động : săn bắt, dùng lửa,...
 Phản ánh tập nhiễm ở động vật bậc cao
 Tính cảm ứng ở thực vật; hướng về ánh sáng
 Phản ánh vật lý: mặt nước có khả năng phản ánh vật: ngựa, ánh sáng mặt trời
 Phản ảnh ý thức: Nghiên cứu khoa học
 ...
 Lao động và ngôn ngữ: Trong chính quá trình lao động và giao tiếp đã làm hình
thành và phát triển ngôn ngữ. Từ ngôn ngữ thông thường đến ngôn ngữ khoa
học.
 Theo Lênin: Ý thức là sự phát triển cao nhất của các hình thức phản ánh của vật
chất
2) BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
 Bản chất phản ánh năng động sáng tạo của ý thức: Vượt qua phản ánh hiện
tượng, đạt tới khái quát hóa, trừu tượng hóa ... các tồn tại khách quan; đạt tới
phản ánh cái bản chất, quy luật khách quan.

PHẢN
MÔ HÌNH
THẾ GIỚI ẢNH

QUAN THÔNG
THUYẾT
TIN

 Bản chất phản ánh năng động sáng tạo của ý thức: Từ hiểu biết bản chất – quy
luật khách quan đến sáng tạo ra “thế giới khách quan” thông qua thực tiễn.
( Từ nghiên cứu khám phá bản chất di truyền, biến dị của sự sống, các nhà khoa học
công nghệ Sinh học có thể sáng tạo ra các giống mới)

3) VAI TRÒ CỦA Ý THỨC TRONG THỰC TIỄN


 “Ý thức không chỉ phản ánh thế giới mà còn sáng tạo ra thế giới” (Lênin)
 Ngày nay, tác dụng năng động sáng tạo của ý thức được thể hiện tiêu biểu ở vai
trò của tri thức khoa học – công nghệ cao đối với thực tiễn phát triển KT – XH.
Đó là sự ra đời của các khu công nghiệp cao ở các quốc gia, bắt đầu từ nước Mỹ.
IV. Ý NGHĨA PPL CHUNG CỦA CNDVBC LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN ĐỔI MỚI Ở VIỆT
NAM.
 Bệnh chủ quan duy ý chí và hậu quả: Bệnh chủ quan duy ý chí trong việc thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế (1976 – 1980)
 Khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí: ĐỔI MỚI – TÔN TRỌNG VÀ HÀNH ĐỘNG
THEO QUY LUẬT KHÁCH QUAN
 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng 12 – 1986 : “Đại hội của quyết
tâm đổi mới và đoàn kết tiến lên”
 Bốn bài học lớn được tổng kết trong Đại hội VI : SMDT kết hợp SMTĐ; Xuất
phát từ thực tế; Chăm lo XD Đảng; Lấy dân làm gốc.

------------------------------------------HẾT CĐ2------------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ 3:
Chương 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Ph. Ăngghen định nghĩa “PHÉP BIỆN CHỨNG” : Phép biện chứng là khoa học nghiên
cứu về các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển

I. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1) PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
a. Khái niệm BIỆN CHỨNG và PHÉP BIỆN CHỨNG
 BIỆN CHỨNG: dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong giới
tự nhiên, xã hội và tư duy. Gồm có: BIỆN CHỨNG KHÁCH QUAN và BIỆN
CHỨNG CHỦ QUAN
 PHÉP BIỆN CHỨNG: là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống
các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
b. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
 Phép biện chứng tự phát thời Cổ đại
 Phép biện chứng duy tâm
 Phép biện chứng duy vật
 Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX do C. Mác và V.I. Lênin phát triển vào
đầu thế kỷ XX. C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý của
phép biện duy tâm của Hêghen để xây dựng lên phép biện chứng duy vật với tư
cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
MỘT SỐ QUAN NIỆM BIỆN CHỨNG TRONG LỊCH SỬ TRƯỚC MÁC :
 THUYẾT ÂM DƯƠNG

 THUYẾT NGŨ HÀNH

 TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO: VẠN VẬT TỒN TẠI VÀ BIẾN ĐỔI THEO QUY LUẬT
NHÂN – QUẢ
 QUAN NIỆM BIỆN CHỨNG CỦA HERACLIT :
 HEGHEN – NHÀ BIỆN CHỨNG LỖI LẠC TRƯỚC MÁC : “ Cái gì hợp lý thì tồn tại;
Cái gì tồn tại thì hợp lý”
2) PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
a. KHÁI NIỆM PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:
Định nghĩa :
 Ph. Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài
người và của tư duy
 “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”.
 V.I. Lênin: “Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển”.
b. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÉP BCDV

 Những đặc trưng :


 Một là, phép BCDV là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế
giới duy vật khoa học.
 Hai là, phép BCDV có sự thống nhất giữa thế giới quan (duy vật biện
chứng) và phương pháp biện chứng (biện chứng duy vật), là công cụ để
nhận thức và cải tạo thế giới.
 Vai trò:
 Giữ vai trò là nội dung đặc biệt trong thế giới quan và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Tạo nên tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo
trong các lĩnh vực nghiên cứu.
II. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT.
Nguyên lý là gì? Là những tư tưởng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng vì nó đóng
vai trò là điểm xuất phát, mang tính định hướng cho những tư tưởng khác.
1) NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN
a. Tóm tắt nguyên lý: Thế giới bao gồm nhiều sự vật hiện tượng không nằm cô lập
tách rời nhau mà chúng luôn nằm trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau,
ảnh hưởng lẫn nhau, ràng buộc nhau và góp phần qui định sự tồn tại phát triển
của nhau.
 Cơ sở của nguyên lý: Là tính thống nhất vật chất của thế giới.

 Khái niệm mối quan hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động vào chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới.
 Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ
của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
b. Tính chất của các mối liên hệ
 Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng; tồn tại
độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người.
 Tính phổ biến: Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc. Không có
sự vật, hiện tượng nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập với các sự vật hiện
tượng khác; trong một sự vật không thể có yếu tố hay bộ phận nào tồn tại
tách biệt với các yếu tố hay bộ phận khác.
 Tính đa dạng, phong phú: Trong thế giới có nhiều hình thức mối liên hệ, mà
mỗi hình thức mối liên hệ có đặc điểm riêng, vai trò riêng đối với sự tồn tại,
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: mối liên hệ bên trong và
bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ
yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp,…
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
- Mối liên hệ phổ biến trong tự nhiên

- Tính tất yếu của mối quan hệ tồn tại: con người và môi trường
- Mối liên hệ bên trong và bên ngoài
- Mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
- Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản : mối liên hệ khác biệt về cấu trúc gen của
các loài sinh vật quyết định chất của nó thuộc giống loài nào mặc dù sống
trong môi trường tác động của nước.
- Mối liên hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể: bất kỳ một sự biến đổi nào của cái
bộ phận đều có thể dẫn đến sự biến đổi của cái toàn thể và ngược lại
- Khoa học về môi trường là sự thống nhất của mối liên hệ nhiều khoa học
- Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức : nội dung là các yếu tố hợp thành; còn
hình thức là phương thức kết hợp nội dung
- Mối liên hệ bản chất và hiện tượng
- Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: cùng từ một bản chất tiến hóa của sự
sống nhưng trong điều kiện khác nhau đã tiến hóa thành các giống loài khác
nhau.
- Mối liên hệ giữa tất khả năng và hiện thực: Khả năng tồn tại trong hiện thực;
trở thành hiện thực trong các điều kiện xác định.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Một là: Quan điểm toàn diện
- Cần phải xem xét mọi mặt, mọi mối liên hệ, của các sự vật hiện tượng
- Cần phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các mặt,
các yếu tố của chính sự vật, hiện tượng; cũng như giữa sự vật, hiện tượng đó
với các sự vật hiện tượng khác.
- Trong vô vàn các mối liên hệ, phải rút ra những mối liên hệ cơ bản để xác định
bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tránh cách xem xét, phiến diện, siêu hình.
- Tránh cách xem xét dàn trải, cào bằng (coi mọi mối liên hệ nhƣ nhau), có
nghĩa là chống lại chủ nghĩa chiết trung về mối liên hệ.
- Tránh ngụy biện.
Hai là: Quan điểm lịch sử - cụ thể
- Khi xem xét các sự vật hiện tượng cần phải đặt chúng trong điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể; trong từng mối liên hệ, quan hệ nhất định; trong từng
trường hợp cụ thể nhất định.
- Cần phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, hình thành
và phát triển của chúng.
- Cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai
đoạn cụ thể nhất định, từ đó có những giải pháp đúng đắn và hiệu quả trong
hoạt động thực tiễn.
2) NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN.
a. Tóm tắt nội dung: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Nguồn gốc của sự phát triển là sự đấu đấu tranh của
các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của sự vật; cách thức của sự
phát triển là lượng của sự vật đổi dẫn đến chất của sự vật đổi và ngược lại;
khuynh hướng của sự phát triển không phải diễn ra theo một đường thẳng mà
là một qúa trình quanh co, phức tạp, đươc biểu diễn bằng đường xoáy ốc đi lên,
đây là kết quả của quá trình phủ định cái phủ định trong đó cái mới ra đời thay
thế cái cũ và hết mỗi một chu kỳ nó lặp lại dường như cái ban đầu nhưng trên
cơ sở cao hơn.
- Cơ sở của nguyên lý: Là tính thống nhất vật chất thế giới.
KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƯỞNG

Phát triển từ vượn thành người Tăng dân số

Phát triển của kỹ thuật khác với triển khai kỹ thuật


b. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: Phát triển là thuộc tính vốn có, bắt nguồn từ bản thân các sự
vật, hiện tượng, nhằm giải quyết mâu thuẫn của chính sự vật, hiện tượng, nó
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng,
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Ở mỗi quá trình biến
đổi của sự vật, hiện tượng đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới,
phù hợp với quy luật khách quan.
- Tính đa dạng, phong phú: Sự phát triển không giống nhau ở các sự vật, hiện
tượng khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, trong những lính vực
hiện thực khác nhau.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
i. Quan điểm phát triển
 Khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần đặt trong quá trình tự vận động,
biến đổi theo khuyu hướng đi lên của nó, từ quá khứ, hiện tại đến tương
lai
 Cần phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, từ đó có các
phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thức đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại
cho đời sống của con người
 Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tránh hai khuyu hướng
cực đoan đều gây cản trở sự phát triển: quan điểm bảo thủ, trì trệ, hữu
khuyu và quan điểm chủ quan, nóng vội, duy ý chí, tả khuynh.
ii. Quan điểm lịch sử - cụ thể
 Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải đặt chúng trong điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong từng mối liên hệ, quan hệ, nhất định; trong
từng trường hợp cụ thể nhất định
 Cần phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển của chúng
 Cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng
giai đoạn cụ thể nhất định, từ đó có những giải pháp đúng đắn và hiện quả
trong hoạt động thực tiễn.
III. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BCDV.

You might also like