You are on page 1of 18

TÌNH HUỐNG Y ĐỨC

1. Tình huống 1:
BS P.một BS giỏi và có kinh nghiệm, chuẩn bị kết thúc tua trực đêm của mình thì tiếp
nhận BN nữ A được mẹ đưa đến bệnh viện. Ngay sau đó, mẹ của A rời khỏi BV vì phải
về nhà giữ con nhỏ của A. BN A có xuất huyết âm đạo kèm đau rất nhiều. Sau khi thăm
khám, BS P. Nghĩ đến hai khả năng: (1) sẩy thai hoặc (2) tự phá thai bằng thuốc. Sau
khi xử trí, BS P. Nhờ điều dưỡng nói với A rằng sẽ giữ A ở lại BV đến khi ổn. Sau đó,
BS P về nhà mà không nói gì với bệnh nhân.
Có vấn đề gì bị vi phạm ở tình huống này hay không? Có
Nếu có thì là gì?
Trả lời:
- Bs chưa lấy sự đồng ý của bệnh nhân trước điều trị
- Trước và sau điều trị Bs chưa làm tròn trách nhiệm giải thích bệnh cho bệnh nhân và
người nhà.
2. Tình huống 2:
Một sản phụ, do bệnh lý đi kèm, đã có chỉ định bắt buộc mổ lấy con, quyết định này
được đưa ra trong quá trình theo dõi thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã từ chối phẫu thuật do
rất sợ kim tiêm. Hãy thảo luận để phân tích tình huống.
- Vấn đề gì xuất hiện?
- Bạn sẽ giải quyết thế nào?
Trả lời:
Vấn đề xuất hiện: sản phụ từ chối mổ lấy thai vì sợ kim tiêm
- Trước tiên cần tìm hiểu lý do vì sao sp sợ kim tiêm, giải thích tầm quan trọng của
cuộc mổ, lý do mổ cho sp và người nhà của sp hiểu nhằm thuyết phục sp đưa ra
quyết định đúng.
- Nếu người bệnh là người có trình độ cao thì đưa ra giải pháp cho họ chọn
- Nếu là người có trình độ thấp đưa ra những lựa chọn phù hợp giúp họ lựa chọn
- Nếu không đồng ý thì cho viết giấy cam kết.
3. Tình huống 3:
M 30 tuổi, bị tai nạn giao thông, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng gãy hở nhiều
đoạn xương của tay phải. Nhân viên y tế buộc phải đưa ra 2 lựa chọn: cắt bỏ tay vì
xương gãy nhiều; hoặc cố gắng giữ lại nhưng phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật phức
tạp, chi phí cao, mà không thể nối thẳng cánh tay và hoạt động lại được như bình
thường.
Trong trường hợp này, nhân viên y tế nên làm gì?
Trả lời:
- Đưa ra 2 phương thức điều trị cho bệnh nhân để bệnh nhân và người nhà lựa chọn.
Đưa ra phương pháp, đặt quyền lợi tốt nhất và giải thích cho bệnh nhân, cho bệnh
nhân ký cam kết.
- Nếu không có người nhà, bệnh nhân không có khả năng tự quyết định được thì có thể
mở thông tin ở mức tối thiểu NVYT tham gia điều trị.
4. Tình huống 4:
Bệnh nhân nữ N 30 tuổi, có con nhỏ 1 tuổi, bị đau lưng đã nhiều ngày, đến khám tại
bệnh viện Y.
Sau khi khám, bác sĩ kê đơn dùng thuốc trong 2 tuần, sau đó tái khám để tiếp tục điều
trị. Tuy nhiên, N đang cho con bú, việc uống thuốc sẽ khiến chị bị mất sữa.
N rất băn khoăn vì muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Còn bác sĩ khuyên N bé đã
được 1 tuổi, có thể chuyển sang dùng sữa công thức, trong khi đó tình trạng của chị nếu
tiếp tục kéo dài sẽ chuyển biến không tốt.
Sau khi cân nhắc, N quyết định không điều trị. BS đã yêu cầu N viết và ký xác nhận
không điều trị thuốc.
BS làm đúng hay sai? Bs nên làm gì?
Trả lời:
- Bs có tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân nhưng Bs vẫn chưa đặt quyền lợi
tốt nhất của bệnh nhân lên đầu, chưa giải thích cho bệnh nhân lợi và hại của việc điều
trị và không điều trị để bệnh nhân lựa chọn.
- Mọi thay đổi đều cần ký cam kết lại.
5. Tình huống 5:
Người bệnh A 20 tuổi, có HIV (+) xuất hiện chảy máu đại tràng, sau khi chẩn đoán được
xác định là có khối u đại tràng và chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật B sau khi biết tình trạng đã từ chối phẫu thuật cho A và A được phẫu
thuật bởi 1 bác sĩ khác.
Bs B đúng hay sai?
Trả lời:
- Cần xem xét lý do vì sao Bs B từ chối phẩu thuật cho Bn.
- Ví dụ: Bs bị thương ở cánh tay  Bs này làm đúng (có nguy cơ cao)
- Bs không có lý do gì để từ chối chính đáng thì Bs này làm sai
6. Tình huống 6:
A là bác sĩ đầu ngành chuyên khoa thần kinh tại 1 bệnh viện lớn. Bệnh nhân Q sau khi
khám, được A kê đơn thuốc và hướng dẫn cụ thể đến hiệu thuốc M mua.
Q đi tìm mua thuốc thì thấy chỉ hiệu thuốc M có loại A kê đơn, các nhà thuốc khác có
thuốc tương đương giá thấp hơn, nhưng Q không dám mua vì lo sợ dùng thuốc không
đúng đơn của bác sĩ. Lần khám sau, Q đã hỏi A có thể dùng loại thuốc tương đương
không, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. A nói: “Tùy anh, không muốn khỏi bệnh thì
thôi”.
Người bác sĩ T trong tình huống trên đã vi phạm những nguyên lý cơ bản nào của y đức?
Hãy giải thích ngắn gọn lí do bạn đưa ra kết luận trên.
Trả lời:
Tình huống trên vi phạm 2 nguyên lý cơ bản của Y đức:
- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh: BS đã không đứng ở vị trí trung gian
cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc và không cho BN có sự lựa chọn của chinh minh.
- Lòng nhân ái: không cân nhắc tới kinh tế cho BN cùng những rủi ro/lợi ích của
thuốc điều trị, chưa đồng cảm với nỗi đau khổ của người bệnh
7. Tình huống 7:
Tại một phòng khám có rất đông bệnh nhân đang ngồi chờ đến số của mình, 1 cụ già
được gia đình đưa đến khám. Người nhà của cụ đề nghị điều dưỡng ưu tiên cho cụ khám
trước, vì cụ đã cao tuổi và tình trạng hiện tại rất mệt mỏi.
Điều dưỡng trả lời: ở đây ai cũng bị bệnh và mong được khám, nên gia đình cứ nhận số
thứ tự và chờ, chúng tôi phải thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh cho tất cả mọi
người.
Tình huống trên liên quan đến những nguyên lý cơ bản của y đức?
Trả lời:
- Nguyên lý Công bằng trong Y đức : Nhân viên y tế cần đảm bảo công bằng trong
phân chia các nguồn nguyên liệu, quyền con người, không phân biệt đối xử, kì thị với
các nhóm BN khác nhau, lưu ý các trường hợp ưu tiên: cấp cứu, trẻ nhỏ, người già,
phụ nữ mang thai, người khuyết tật...
8. Tình huống 8:
M 16 tuổi, có thai 15 tuần, M rất lo lắng và tới phòng khám đề nghị bác sĩ phá thai cho
minh. Bác sĩ sau khi khám thấy sức khỏe M không tốt, nên khuyên M không phá thai
nhưng M vẫn kiên quyết muốn phá thai.
a.Tình huống trên liên quan đến nguyên lý cơ bản gì của Y đức?
- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh
b. Trong tinh huống trên, hãy nêu 4 điểm bác sĩ cần phải thực hiện để đảm bảo thực hiện
đúng nguyên lý cơ bản mà anh/chị đã nêu
- Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của người bệnh
- Bảo mật thông tin của người bệnh
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân
- Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
9. Tình huống 9:
Một khảo sát về dị tật lồng ngực(ngực gà) được thực hiện trong ba phường của một quận
nội thanh tỉnh X, báo cáo kết quả ẩn danh, chỉ có các chi tiết: giới tinh, tuổi tác, đường,
phường được công bố tại trạm y tế phường.
a. Cách ẩn danh như trên để bảo vệ thông tin người dị tật lồng ngực(ngực gà) có phù hợp
hay không?
- Không phù hợp
b. Giải thích lý do anh chị đưa ra kết luận trên
- Thông tin người dị tật được công bố mà chưa có sự đồng ý từ người đó
- Thông tin công bố chưa được chọn lọc tối thiểu
Tình huống 10:
Bệnh nhân A sau khi khám bệnh ở phòng khám quận đã đến gặp bác sĩ X hiện đang
công tác tại một bệnh viện lớn trong thành phố. Sau khi xem qua chẩn đoán và toa thuốc
của BN A tại BV quận, bác sĩ X nói rằng: “Bác sĩ ở đó kê toa bậy” và “ uống vậy bao
giờ hết bệnh”. Đồng thời kê toa mới cho BN này.
a. Cách xử lý của bác sĩ X đã vi phạm mối quan hệ nào?
o Vi phạm mối quan hệ thầy thuốc- đồng nghiệp
b. Hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp trong vai trò bác sĩ X.
o Thảo luận trực tiếp với bác sĩ khám và điều trị cho bệnh nhân
o Nói chuyện thẳng thắn về hành động không an toan, vi phạm y đức
o Báo cáo sai phạm nếu có
Tình huống 11:
BS A chọn 40 BN viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis trong khoa để đánh giá tác
dụng của viên bạch đới so sánh với lô đối chứng 40 BN điều trị bằng Flagyl……
Phân tích trường hợp dựa trên giá trị y học
Trả lời:
- Một loại thuốc trước khi thử nghiệm trên người phải có đầy đủ bằng chứng về tính
hiệu quả và an toàn của nghiên cứu trong labo, thử nghiệm trên động vật. thử nghiệm
lâm sàng trên người trải qua 4 giai đoạn mà Bs A đang tiến hành ở giai đoạn 3, do đó
Bs A đã bỏ qua gđ 1 và 2:
 Gđ 1: mẫu nhỏ, người khỏe mạnh để xác định liều lượng thích hợp, phản ứng của
cơ thể, dược tính (mẫu khoảng 10 đến 15 người)
 Gđ 2: mẫu bệnh nhân 10 -15 người xđ xem thuốc có khả năng điều trị bệnh, có
phản ứng phụ không mong muốn không.
Tình huống 12:
NCS hồng tiến hành đề tài dưới hướng dẫn của GS Tuấn. do bất đồng ý kiến, cô tự ý
ngưng công việc và viết các kết quả nghiên cứu thành một bài báo rồi gửi tạp chí A. ít
lâu sau táp chí đăng công trình với tác giả là GS Tuấn, NCS hồng…….
Phân tích trường hợp dựa trên giá trị y đức.
Trả lời:
- NCS Hồng gửi tạp chí đăng công trình nghiên cứu tên tác giả là GS tuấn, trong
trường hợp này là đúng vig GS Tuấn là người hướng dẫn đề tài cho NCS Hồng từ lúc
đầu, gồm cả ý tưởng nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu….có đóng
góp của GS Tuấn
- Tuy nhiên, NCS Hồng gửi gửi tạp chí đề tài
- nghiên cứu mà không thông qua GS Tuấn là vi phạm về y đức vì kết quả nghiên cứu
khởi đầu là từ sự hướng dẫn của GS Tuấn nên cần có sự nhận xét, thẩm định kết quả
của GS Tuấn trước khi gửi bài.
Tình huống 13:
GS trưởng khoa ra lệnh tất cả các công trình nghiên cứu trong đơn vị khởi bài đăng báo
phải để tên ông vào vị trí đầu tiên trong danh sách tác giả. Phân tích trường hợp dựa trên
giá trị y đức.
Trả lời:
- Trong trường hợp này Tkhoa sai vì:
- Tkhoa chỉ là người quản lý khoa, chỉ có vai trò trong việc xác nhận các nghiên cứu
được làm tại khoa, xn nơi công tác của các nghiên cứu viên.
- GS tkhoa không phải là người hướng dẫn nghiên cứu viên nên không được đưa tên
vào nghiên cứu. GS nhận ý tưởng của người khác là của mình, xen vào công việc của
người khác
Tình huống 14:
Điều dưỡng Lan hết sức bức xúc khi thấy DD Phùng cho phép người nhà bệnh nhân
Thanh vào thăm nuôi thương xuyên trong phòng chăm sóc đb. Điều này có thể làm tăng
nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh viện và khoa đã có lệnh nghiêm cấm….
Cô quyết định trao đổi điều này với BS trưởng khoa.
Theo anh chị điều dưỡng Lan làm đúng hay sai?
Trả lời:
- DD Lan làm sai. DD Lan đã vi phạm y đức vì: ĐD Lan chưa góp ý với Dd Phùng về
hành vi của điều dưỡng này mà đã trao đổi điều này với bác sĩ trưởng khoa. Theo
tuyên ngôn Hensinki 1965 của những nguyên lý y đức đó là nguyên lý thổi còi.
Tình huống 15
Ông Lê Văn Th. Việt kiều tại Mỹ, bị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông quyết định trở về
VN để giải quyết vấn đề còn tồn tại trong gđ. Sau đó ông đề nghị BS Hùng bạn thân của
gđ, tiêm thuốc cho ông đc chết vào lúc 10h00 ngày thứ 6 tuần sau, là ngày giờ tốt cho
con cháu của ông.
Nếu là BS Hùng anh chị sẽ xử trí ra sao?
Trả lời:
- Trong trường họp này bệnh nhân có nhu cầu được chết là chính đáng.
- ở VN chưa có luật y đức về bảo vệ thầy thuốc nên nếu Bs Hùng làm theo yêu ý
nguyện của ông Lê Văn Th thì Bs Hùng trở thành kẻ giết người  ra tòa xét xử.
Tình huống 16:
Một bệnh nhi mắc bệnh sốt do siêu vi, nhưng người mẹ nghĩ rằng con mình cần phải
dùng thuốc kháng sinh mới có thể chữa được bệnh sốt. Anh (chị) hãy trình bày cách
nói sự thật với thân nhân bệnh nhân trong tình huống này như thế nào với 3 – 5
dòng theo các ý sau:
a. Nội dung sự thật cần nói cho bệnh nhân là gì?
- Bé bị nhiễm siêu vi, thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, hoặc có thể sử dụng
thêm thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng khi cần thiết.
- Kháng sinh không có vai trò trong điều trị bệnh của bé, sử dụng bừa bãi gây
kháng (lờn) thuốc rất nguy hiểm cho bé sau này.
b. Cách nói như thế nào để bệnh nhân hiểu được bệnh của con mình?
- Chọn thời điểm để nói sự thật cho người mẹ thích hợp, khi tình trạng bé ổn
định
- Cung cấp thông tin bệnh tình của bé trung thực, đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu cho
người mẹ
- Đặt những câu hỏi mở, lắng nghe và xác định người mẹ hiểu đúng điều vừa
cung cấp, để có thể tư vấn cho người mẹ điều còn vướng mắc hoặc điểm cần
lưu ý
c. Sẽ làm gì sau khi nói sự thật với bệnh nhân?
- Đề xuất các giải pháp giúp cho BN, tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp quá
sâu vào lựa chọn của BN
Tình huống 17:
Một bà mẹ có 2 con (5 tuổi và 3 tuổi) được báo tin xấu là bị ung thư cổ tử cung giai
đoạn sớm. Bệnh nhân khóc lóc vật vã muốn biết mình có chết hay không và không
biết khi chết thì ai sẽ nuôi con mình
Bạn sẽ tư vấn những gì cho bệnh nhân này?
Trả lời:
- Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, rõ ràng, dần dần về bệnh, giai đoạn
bệnh
cũng như tiên lượng cho bệnh nhân
- Đề xuất các phương pháp điều trị, các ưu điểm và khuyết điểm từng phương
pháp
- Đặt câu hỏi mở để biết được những vướng mắc, mong muốn (VD: Mong
muốn
sinh thêm con) để đưa ra các giải pháp giúp cho bệnh nhân
- Cung cấp về thông tin về sự nguy hiểm của bệnh nếu BN không điều trị
Tình huống 18:
Bệnh nhân A. sau khi khám bệnh ở phòng khám bệnh viện quận đã đến gặp bác sĩ
X, hiện đang công tác tại một bệnh viện lớn trong thành phố
Sau khi xem qua chẩn đoán và toa thuốc của BN A tại BV quận, bác sĩ X nói rắng
“bác sĩ ở đó
kê toa bậy” và “uống vậy bao giờ hết bệnh”. Đồng thời kê toa mới cho BN này
- Cách xử lý của BS X đã vi phạm mối quan hệ nào? Mối quan hệ giữa đồng nghiệp
với nhau
- Hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp trong vai trò BS X
Trả lời
- Đối với BN: Không đề cập đến BS trước đó, nếu BN hỏi thì: “ Tôi không ở thời
điểm khám lúc đó, nên điều trị của BS trước tôi không kết luận là đúng hay sai
được”, “ Ở thời điểm hiện tại, tôi khám bệnh cho cô/chú có những vấn đề này, tôi
điều trị những vấn đề này”
- Đối với BS trước: Gửi báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp BV, gửi công văn/mail
đến BV tuyến trước góp ý rút kinh nghiệm (trình bày)
Tình huống 19:
Người thầy thuốc ghi đơn nhầm về liều lượng thuốc và cách dùng thuốc cho bệnh
nhân. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc có biểu hiện bất thường nên đã đi hỏi lại thầy
thuốc. Anh chị hãy trình bày cách nói thật với bệnh nhân
a. Nội dung sự thật cần nói cho bệnh nhân là gì?
- Thuốc đúng nhưng liều lượng và cách dùng thuốc này không đúng
- Sử dụng sai liều và cách dùng này có ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân như thế nào
b. Cách nói như thế nào để bệnh nhân chấp nhận lỗi của mình?
- Chọn lựa thời điểm thích hợp để nói: sau khi đã kiểm tra lại kỹ càng và sau
khi xin lỗi bệnh nhân
- Bày tỏ một cách trung thực, đầy đủ, đơn giản và dễ hiểu cho bệnh nhân về sai
sót lần này: dùng đúng thuốc nhưng sai liều và sai đường dùng, hậu quả có
thể có
- Kiểm tra lại những biến chứng có thể có khi sử dụng sai liều lượng thuốc và
khẩn
trương giải quyết nếu đã có hậu quả
c. Sau khi nói sự thật với bệnh nhân thì sẽ làm gì?
- Chỉnh lại liều và đường dùng, căn dặn bệnh nhân quay trở lại khám nếu có
bất
thường gì xảy ra
- Tự kiểm điểm bản thân
Bác sĩ Anh chọn 40 BN viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis trong khoa để đánh
giá tác dụng của viên bạch đới, so sánh với lô đối chứng 40 bệnh nhân điều trị bằng
Flagyl…..
Anh/chị hãy phân tích trường hợp dựa trên các giá trị y đức
Phân tích
Một loại thuốc trước khi thử nghiệm trên người phải có đầy đủ bằng chứng về tính hiệu
quả và an toàn của nghiên cứu trong labo và thử nghiệm trên động vật
Thử nghiệm trên người trải qua 4 giai đoạn mà Bs Anh đang tiến hành ở giai đoạn 3 do
đó Bs Anh đã bỏ qua giai đoạn 1 và 2
Giai đoạn 1: mẫu nhỏ, người khỏe mạnh để xác định liều lượng thích hợp, phản ứng của
cơ thể, dược tính ( mẫu khoảng 10-15 người)
Giai đoạn 2: mẫu bệnh nhân từ 10-15 người xác định xem thuốc có khả năng điều trị
bệnh, có phản ứng phụ không mong muốn.

NCS Hồng tiến hành đề tài dưới sự hướng dẫn của GS. Tuấn. Do bất đồng ý kiến,
cô tự ý ngưng công việc và viết các kết quả nghiên cứu thành một bài báo và gởi
tạp chí A. Ít lâu sau, tạp chí đăng công trình với tên tác giả là GS. Tuấn, BS. Hồng
………
Anh/chị hãy phân tích trường hợp dựa trên các giá trị y đức
Nghiên cứu sinh hồng gửi tạp chí đăng công trình nghiên cứu tên tác giả là giáo sư tuấn
là đúng vì giáo sư Tuấn là người hướng dẫn đề tài cho NCS Hồng từ lúc đầu, bao gồm
cả ý tưởng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đề cương nghiên cứu…. có đóng góp của
Giáo sư Tuấn.
Nếu không có GS Tuấn , NCS Hồng không thể làm được nghiên cứu ngay từ đầu. Tuy
nhiên NCS Hồng gửi tạp chí kết quả nghiên cứu với tên Giáo sư Tuấn mà không thông
qua Giáo sư Tuấn là vi phạm về y đức vì suy ra cho cùng kết quả NCS Hồng nghiên cứu
khởi phát ban đầu từ sự hướng dẫn của giáo sư tuấn nên cần có sự nhận xét, thẩm định
kết quả của GS Tuấn trước khi gửi bài.

Giáo Sư Trưởng Khoa ra lệnh tất cả các công trình nghiên cứu trong đơn vị khi gởi
bài đăng báo phải để tên ông vào vị trí đầu tiên trong danh sách các tác giả
Anh/chị hãy phân tích trường hợp dựa trên các giá trị y đức
Tình huống này Giáo sư trưởng khoa sai vì:
Giáo sư trưởng khoa chỉ la người quản lý khoa, có vai trò trong việc xác nhận các
nghiên cứu được làm tại khoa, xác nhận nơi công tác của các nghiên cứu viên.
Giáo sư trưởng khoa không phải là người hướng dẫn nghiên cứu viên nên không được
đưa tên vào tác giả nghiên cứu. giáo sư ra lệnh như vậy là có hành vi sai trái. Nhận ý
tưởng của người khác là của mình, xen vào công việc của người khác.
Trừ trường hợp giáo sư Trưởng khoa trực tiếp tham gia hướng dẫn nghiên cứu viên thực
hiện nghiên cứu đó

Bác sĩ Lan quyết định lên lịch mổ cắt bỏ tử cung cho bệnh nhân Hồng đang bị ung
thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bệnh nhân chỉ được thông báo ngày giờ phẫu thuật.
Điều dưỡng Thanh đề nghị nên trao đổi kỹ hơn với BN thì BS Lan trả lời là không
cần thiết vì BN đâu biết gì về chuyên môn .….
Theo anh/chi, Bác sĩ Lan làm đúng hay sai?
Bác sĩ Lan làm như vậy là sai vì: bác sĩ Lan vi phạm quyền con người
Bệnh nhân được cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh, và được quyền tự quyết
định số phận của mình, được quyền chọn lựa cách điều trị sau khi bác sĩ cung cấp đầy đủ
thông tin, các lợi ích và rủi ro của can thiệp và điều trị.
Và cách xử lý đó là Bác sĩ Lan sẽ trao đổi với bệnh nhân toàn bộ về tình trạng sức khỏe
bệnh tật, đưa ra các phương pháp điều trị, ưu nhược điểm của từng phương pháp các lợi
ích và nguy cơ rủi ra của các phương pháp.
Bác sĩ Thanh đang điều trị viêm gan siêu vi cho một bệnh nhân thì được biết bệnh
nhân này nghe lời người nhà uống thêm một số thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Bác sĩ Thanh bảo bệnh nhân, nếu như thế, cô từ chối không tiếp tục điều trị cho
bệnh nhân này nữa
Theo anh/chị, Bác sĩ Thanh làm đúng hay sai?
Bác sĩ Thanh Làm thế là sai. Vì nhân viên y tế không được đơn phương chấm dứt mối
quan hệ thây thuốc bệnh nhân, trừ trường hợp không phải chuyên môn, bệnh nặng quá
khả năng của thầy thuốc hoặc bệnh nhân yêu cầu.
Bs Thanh vi phạm lời thề Hyppocrates: bs tự ái cá nhân
Đúng ra bác sĩ Thanh phải hội chẩn Tây Y + Đông Y: để Bác sĩ đông y cho ý kiến xem
thuốc có phù hợp không, ý kiến của BS Đông Y, kí tên xác nhận

Bác sĩ Linh đề nghị Ban Giám Đốc Bệnh Viện duyệt chụp MRI tim phổi cho bà
Lan. Bà Lan ở Rạch Giá lên Tp. HCM chủ yếu để theo dõi tế bào học cổ tử cung và
nhân tiện khám kiểm tra sức khỏe tổng quát hàng năm. Được biết bà Lan là chị
ruột của BS Linh ..….
Theo anh/chi, Bác sĩ Lan làm đúng hay sai?
Bác si Linh làm sai vì : bệnh nhân Lan khám tổng quát và theo dõi hàng năm bs cho về (
bình thường)
Bệnh nhân quay lại sau 1 năm bác sĩ Linh can thiếp Ban Giám Đốc duyệt chụp cho bệnh
nhân là sai vì K cổ tử cung phải trải qua lần lượt các giai đoạn, K cố tử cung trong vòng
1 năm chưa thể di căn xa. Trong trường hợp này chưa có chỉ định sử dụng MRI=>
chứng tỏ Bác sĩ Linh làm dụng phương tiện trang thiết bị hiện đại.
Bác sĩ Linh lạm dụng yếu tố thân nhân người quen => ảnh hưởng đến quyết định điều
trị của bác sĩ, Lạm dụng trục lợi BHYT. Như vậy là vi phạm quy y đức
Điều dưỡng Lan hết sức bức xúc khi thấy điều dưỡng Phùng cho phép người nhà
bệnh nhân Thanh vào thăm nuôi thường xuyên trong phòng Săn sóc đặc biệt, điều
này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh viện và Khoa đã có lệnh
nghiêm cấm ….
Cô quyết định trao đổi điều này với Bác sĩ Trưởng Khoa.
Theo anh/chi, điều dưỡng Lan làm đúng hay sai?
Điều dưỡng Lan làm thế là sai vì: Điêu dưỡng lan chưa góp ý cho điều dưỡng
phùng về hành vi của điều dưỡng này mà đã trao đổi điều này với bác sĩ trưởng
khoa. Theo tuyên Ngôn Hensinki 1965 của những nguyên lý y đức đó là nguyên lý
thổi cỏi

Ông Lê văn Th., việt kiều tại Mỹ, bị ung thư gan giai đoạn cuối. Ông quyết định trở
về Việt nam giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong gia đình. Sau đó, ông đề nghị
Bác Sĩ Hùng, bạn thân của gia đình, tiêm thuốc cho ông được chết vào lúc 10g00
ngày thứ Sáu tuần sau, là ngày giờ tốt cho con cháu ông .….
Nếu là Bác Sĩ Hùng, anh/chị sẽ xử trí ra sao ?

Trong trường hợp này bệnh nhân có nhu cầu được chết là chính đáng. Tuy nhiên ở
Việt nam chưa có luật y đức bảo vệ thầy thuốc trong lĩnh vực này nên nếu BS Hùng
thực hiện theo ý nguyện của ông Lê Văn TH thì bs Hùng sẽ trở thành kẻ giết người
=> ra tòa xét xử.

Moät BN nam, 50 tuoåi, ñöôïc vôï ñöa vaøo vieän trong tình traïng haáp hoái: meâ
saâu, lieät 1/2 ngöôøi traùi, HA=210/150 mmHg. BN ñöôïc BS chaån ñoaùn tai
bieán maïch maùu naõo.
BS cho bieát BN coù moät phaàn hy voïng soáng neáu phaåu thuaät soï naõo ñeå
giaûi aùp.
Ñöôïc bieát, ngoaøi vôï, meï BN cuõng coù maët taïi BV. Tuy nhieân giöõa vôï vaø
meï BN khoâng coù söï thoáng nhaát veà vieäc phaåu thuaät cho BN (ngöôøi
ñoàng yù, ngöôøi khoâng).
Neáu anh, chò laø BS ñieàu trò cuûa BN, anh chò phaûi laøm gì?

Là bác sĩ điều trị của Bệnh nhân em sẽ đặt tính mạng của bệnh nhân lên hàng đầu.
cho nên em se gặp mẹ và vợ của BN,cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về tình trạng
bệnh, chẩn đoán và tiên lượng bệnh, phương pháp xử trí cần thực hiện ngay lập
tức. gặp trực tiếp người không đồng ý phẫu thuật để tìm hiểu lý do người nhà
không đồng ý mổ để từ đó hiểu rõ các vấn đề trở ngại của họ. thuyết phục gia đình
Bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Sau đó sẽ cho người thân thống
nhất kí cam đoan để mổ cấp cứu. bởi vì trong trường hợp bệnh nhân không thể tự
quyết định số phận của mình thì người đại diện hợp pháp của bệnh nhân sẽ quyết
định.
Moät beänh nhaân 60 tuoåi nhaäp vieän vì soát cao, nhöùc ñaàu, oùi möõa.
Khaùm: tænh taùo, coå cöùng, Kernig (+), Brudzinski (+), soi DNT coù song
caàu gram (+). BN ñöôïc chaån ñoaùn VM naõo muû (do VT gram (+)), BS döï
ñònh ñieàu trò cho BN naøy baèng Ceftriaxone 3 g/ngaøy. Ñöôïc bieát beänh
nhaân naøy kinh teá eo heïp, khoâng coù BHYT. Ñaët tröôøng hôïp baïn laø
BS ñieàu trò, baïn phaûi laøm gì tröôùc khi ñieàu trò cho BN naøy. Trong tính
huoáng BN khoâng muoán ñieàu trò vì cho raèng quaù khaû naêng, baïn
phaûi laøm gì?
Với cương vị là bác sĩ thì chúng ta phải đặt sức khỏe và tính mạng bệnh nhân lên hàng
đầu. cho nên trong tình huống này, bệnh nhân không BHYT và điều kiện kinh tế eo hẹp.
thì đầu tiên em sẽ giải thích rõ tình trạng bệnh cho bệnh nhân và gia đình rõ, phương
pháp điều trị và tiên lượng các yếu tố nguy cơ rủi ro xảy ra nếu không điều trị sớm. và sẽ
thuyết phục bệnh nhân và gia đình điều trị. Em sẽ tìm các thuốc kháng sinh cùng dược
chất nhưng giá thành thấp hơn hoặc trình với lãnh đạo bệnh viện hỗ trợ cho bệnh nhân
tiếp tục điều trị. Đồng thời sẽ tìm thêm các nguồn kinh phí, quỹ từ thiện hỗ trợ kinh phí
bệnh nhân điều trị.

Trong một phòng khám của một BV đa khoa, có một bệnh nhân nam 30 tuổi đến
khám vì ho, sổ mũi, sốt và khó thở. BS trực phòng cấp cứu sau khi khám chẩn
đoán nghi viêm phổi do siêu vi, có biến chứng suy hô hấp (TP đang có dịch cúm
H1N1). BS yêu cầu chuyển ICU nhưng ICU đề nghị chuyển Khoa Nhiễm vì nghi
H1N1. Khoa Nhiễm yêu cầu chuyển khoa Hô hấp vì chưa chẩn đoán chắc chắn là
do H1N1.
Bạn suy nghĩ gì về các hành động của các thầy thuốc trong ca trực?

Câu 1: M 16 tuổi, có thai 15 tuần, M rất lo lắng và tới phòng khám đề nghị bác sĩ phá
thai cho minh. Bác sĩ sau khi khám thấy sức khỏe M không tốt, nên khuyên M không
phá thai nhưng M vẫn kiên quyết muốn phá thai.
1. Tình huống trên liên quan đến nguyên lý cơ bản gì của Y đức?
 Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh
2. Trong tinh huống trên, hãy nêu 4 điểm bác sĩ cần phải thực hiện để đảm bảo thực
hiện đung nguyên lý cơ bản mà anh/chị đã nêu
 Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của người bệnh
 Bảo mật thông tin của người bệnh
 Cung cấp đầy đủ thông tin cho bệnh nhân
 Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân
Câu 2: Tại một phòng khám rất đông BN đang ngồi chờ đến số của minh để vào khám.
Một cụ già được gia đinh đưa vào khám. Người nhà đến gặp điều dưỡng, đề nghị được
ưu tiên khám trước vì tinh trạng hiện tại của cụ rất nguy cấp: gọi hỏi không biết và liệt
nửa người. Điều dưỡng trả lời:”Gia đinh cứ nhận số và đợi đến lượt. Ở đây ai cũng bị
bệnh, ai cũng muốn khám trước. Chúng tôi phải thực hiện công bằng cho tất cả mọi
người.” Tình huống trên liên quan đến những nguyên lý cơ bản của y đức?
- Nguyên lý Công bằng trong Y đức : Nhân viên y tế cần đảm bảo công bằng trong
phân chia các nguồn nguyên liệu, quyền con người, không phân biệt đối xử, kì thị
với các nhóm BN khác nhau, lưu ý các trường hợp ưu tiên: cấp cứu, trẻ nhỏ,
người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật...
Câu 3: Một khảo sát về dị tật lồng ngực(ngực gà) được thực hiện trong ba phường của
một quận nội thanh tỉnh X, báo cáo kết quả ẩn danh, chỉ có các chi tiết: giới tinh, tuổi
tác, đường, phường được công bố tại trạm y tế phường.
1. Cách ẩn danh như trên để bảo vệ thông tin người dị tật lồng ngực(ngực gà) có phù
hợp hay không?
- Không phù hợp
2. Giải thích lý do anh chị đưa ra kết luận trên
- Thông tin người dị tật được công bố mà chưa có sự đồng ý từ người đó
- Thông tin công bố chưa được chọn lọc tối thiểu

Câu 4: Bệnh nhân A sau khi khám bệnh ở phòng khám quận đã đến gặp bác sĩ X hiện
đang công tác tại một bệnh viện lớn trong thanh phố.
Sau khi xem qua chẩn đoán và toa thuốc của BN A tại BV quận, bác sĩ X nói rằng: “Bác
sĩ ở đó kê toa bậy” và “ uống vậy bao giờ hết bệnh”. Đồng thời kê toa mới cho BN này.
1. Cách xử lý của bác sĩ X đã vi phạm mối quan hệ nào?
- Vi phạm mối quan hệ thầy thuốc- đồng nghiệp
2. Hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp trong vai trò bác sĩ X.
- Thảo luận trực tiếp với bác sĩ khám và điều trị cho bệnh nhân
- Nói chuyện thẳng thắn về hành động không an toan, vi phạm y đức
- Báo cáo sai phạm nếu có
Câu 5: Bác sĩ T là một bác sĩ giỏi tại một bệnh viện lớn. BN Q sau khi đến khám và điều
trị đã được bác sĩ T kê đơn thuốc và hướng dẫn cụ thể đến hiệu thuốc M để mua thuốc.
Trong quá trinh đi tìm mua thuốc, BN Q phát hiện các nhà thuốc khác có thuốc với
thanh phần tương đương với giá thấp hơn, nhưng Q không dám mua vì lo sợ thuốc
không đung đơn của bác sĩ. Ở lần khám sau, BN Q đã hỏi bác sĩ T về việc có thể dùng
loại thuốc tương đương không, vì hoan cảnh khó khăn.
Bác sĩ T trả lời: “Tùy anh, không muốn khỏi bệnh thì thôi”
Người bác sĩ T trong tinh huống trên đã vi phạm những nguyên lý cơ bản nào của y đức?
Hãy giải thích ngắn gọn lí do bạn đưa ra kết luận trên.
Tình huống trên vi phạm 2 nguyên lý cơ bản của Y đức:
- Tôn trọng quyền tự chủ của người bệnh: BS đã không đứng ở vị trí trung gian
cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc và không cho BN có sự lựa chọn của chinh
minh.
- Lòng nhân ái: không cân nhắc tới kinh tế cho BN cùng những rủi ro/lợi ích của
thuốc điều trị, chưa đồng cảm với nỗi đau khổ của người bệnh

ĐỀ THI Y ĐỨC 2019 LỚP SAU ĐẠI HỌC.


Phần 1. 15p : tình huống 11. Một nghiên cứu loại trừ phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ khỏi
nghiên cứu về hiệu quả của một loại Empaglifozin trong điều trị đái tháo đường típ 2 bởi
vì sợ rằng người phụ nữ này có thể có thai mà empaglifozin chưa được chứng minh là an
toàn cho phụ nữ mang thai và cho thai nhi. Việc loại trừ này có hợp đạo đức hay không?
3đ. Tại sao và theo nguyên lí đạo đức nào 7d.
Việc loại trừ này không hợp đạo đức vì ảnh hưởng đến nguyên lí công bằng. Việc loại
trừ người phụ nữ ra khỏi nghiên cứu tước đoạt cơ hội được tham gia thử nghiệm điều trị
với empagliflozin ở phụ nữ có nhu cầu y tế này và không tạo ra bằng chứng y học của
hiệu quả thuốc sử dụng cho người phụ nữ. Điều này sẽ khiến cho về sau phụ nữ không
được điều trị bằng thuốc đái tháo này. (Tốt nhất là không loại trừ người phụ nữ trong lứa
tuổi sinh đẻ có sử dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả và có thể loại trừ phụ nữ đái
tháo đường đang mong muốn có thai)

Phần 2. 30p (5 câu, trong đó 3 tình huống)


1. (1.5đ) Hãy kể tên 3 biến cố về đạo đức trong lịch sử y học:- Nghiên cứu của các bác sĩ
Đức Quốc Xã nhúng người bị thí nghiệm trong nước lanh để xem bao lâu người này chết
(hoặc có thể đưa thí dụ của các bác sĩ Đức Quốc Xã cho uống nước biển; hoặc cắt nối
chi khi không có nhu cầu y tế; chiếu tia phóng xạ để gây vô sinh; tiêm vi khuẩn vào
người để đánh giá hiệu quả của kháng sinh)- Bác sĩ Krugman lây nhiễm viêm gan siêu vi
(viêm gan A và B) bằng cách tiêm bắp trẻ em hay cho trẻ em uống hỗn hợp virus viêm
gan siêu vi (chứa viêm gan A và viêm gan B).- Năm 1932 các bác sĩ Mỹ bắt đầu theo
dõi những người da đen bị giang mai xem bệnh giang mai này diễn tiến như thế nào và
không cho những người này điều trị ngay cả khi đã có thuốc điều trị cho bệnh này.
2. (1đ)Giải thích ngắn gọn câu nói của bác Hồ "thầy thuốc phải là mẹ hiền"
3. Tình huống (2.5đ) khoa nội trú có 30 giường bệnh, 6bs, 5dd và 4 NV khác. BS X giỏi
chuyên môn, tận tâm vs bn. Nhưng tg gần đây nghiện rượu nặng, tay run khi không dùng
rượu. Bs X vẫn tham gia điều trị bệnh, trực gác và gây ra 1 số sai sót chuyên môn. Một
số bs và nhân viên biết, Trưởng khoa không biết.
Hãy nhận định, phân tích các vi phạm y đức trong chuyên môn và trong mqh thầy thuốc-
đồng nghiệp.
(bs X vi phạm nguyên tắc không gây hại- sử dụng rượu, nghiện rượu vẫn điều trị, gây
sai sót chuyên môn, các bs và nhân viên, ko báo cáo sai phạm y đức và chuyên môn của
bs X). Đề nghị các bs và nhân viên góp ý thẳng thắn trực tiếp cho bs X, ?vấn đề điều trị
nghiện rượu nặng, ko dc báo cáo lên trưởng khoa)
4. Tình huống 2.5đ. Cần lấy đồng thuận kho cho bn chọc dịch não tủy để xét nghiệm:
a. Các thông tin cần cung cấp?
b. Cách ....để bn đồng ý
c. Nếu bn còn lo lắng về sự cố có thể xảy ra, cần giải thích thêm ntn?
5. 13. Ở các bệnh nhân trải qua phẫu thuật lớn, gây mê kéo dài có thể xảy ra biến cố hạ
thân nhiệt. Biến cố hạ thân nhiệt làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng trước và sau
phẫu thuật. Vì vậy một nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát tỉ lệ hạ thân nhiệt ở
bệnh nhân được thay khớp háng toàn phần. Một đề tài nghiên cứu “Khảo sát tỉ lệ hạ thân
nhiệt trong phẫu thuật khớp háng” được tiến hành ở một bệnh viện có phẫu thuật thay
khớp háng nằm trong danh mục kĩ thuật của bệnh viện. Trong nghiên cứu này, các bệnh
nhân được chỉ định thay khớp háng bởi bác sĩ điều trị của bệnh viện sẽ được phẫu thuật
theo thường quy của bệnh viện và được nhà nghiên cứu theo dõi có xảy ra biến hạ thân
nhiệt hay không bằng cách theo dõi thân nhiệt trong khi mổ dựa vào một nhiệt kế kẹp
nách. Nghiên cứu này được xét duyệt theo quy trình nào, tại sao? Mặc dù phẫu thuật
thay khớp háng là một phẫu thuật lớn, xâm lấn, có nhiều nguy cơ nhưng do đó là chăm
sóc chuyên môn nhằm đem lại lợi ích cho bệnh nhân và nếu không có nghiên cứu bệnh
nhân vẫn được phẫu thuật nên không được xem là một quy trình của nghiên cứu. Trong
nghiên cứu này chỉ có một quy trình nghiên cứu là đo thân nhiệt trong khi phẫu thuật.
Do thủ tục này là việc “Thu thập số liệu bằng thủ thuật không xâm lấn thường dùng
trong thực hành lâm sàng (như đo thân nhiệt, điện tim, MRI)” nên có thể được xét duyệt
theo quy trình rút gọn.

TÌNH HUỐNG Y ĐỨC

1. A là bác sĩ đầu ngàng chuyên khoa thần kinh tại một bệnh viện lớn. Bệnh nhân Q
sau khi khám, được A kê đơn thuốc và hướng dẫn cụ thể đến hiệu thuốc M mua.
Q đi tìm mua thuốc thì thấy chỉ hiệu thuốc M có loại A kê đơn, các nhà thuốc
khác có thuốc tương đương giá thấp hơn, nhưng Q không dám mua vì lo sợ dùng
thuốc không đúng đơn của bác sĩ.
Lần khám sau, Q đã hỏi A có thể dùng loại thuốc tương đương không, vì hoàn
cảnh gia đình khó khăn.
A nói: “Tùy anh, không muốn khỏi bệnh thì thôi”
Gợi ý:
th bs ngoại tk: vi phạm
- quyền nói sự thật với bn
- quyền đc lựa chọn của bn
- lòng nhân ái
- thấu cảm
- công bằng

2. Người bệnh A 20 tuổi, có HIV(+) xuất hiện chảy máu đại tràng, sau khi chẩn đoán
được xác định là có khối u đại tràng và chỉ định phẫu thuật.
Bác sĩ phẫu thuật B sau khi biết tình trạng đã từ chối phẫu thuật cho A và A được
phẫu thuật bởi một bác sĩ khác.
Gợi ý:
Hiv)
- bs B vi phạm: lòng nhân ái, quyền đối sử công bằng của bn
- bs đã phẫu thuật nên góp ý với bs B mình đã vi phạm y dức gì.

3. BN A sau khi đến khám tại một bệnh viện quận đã đến gặp Bs X, hiện đang công
tác tại một bệnh viện lớn trong thành phố.
Sau khi xem qua chẩn đoán và toa thuốc của BN A tại Bv quận, Bs X nói rằng
“Bs ở đó kê toa bậy” và “uống vậy bao giờ hết bệnh”. Đồng thời kê toa mới cho
bệnh nhân này.
Câu hỏi:
- Bạn có nhận xét gì về cách xử lý của Bs X?
- Hãy thảo luận các trường hợp khi Bs ở bv quận làm đúng/ làm sai?
- Nếu bạn là Bs X bạn sẽ làm gì trong tính huống trên?
Gợi ý:
1/ - ko tôn trọng đồng nghiệp
- làm mất niềm tin vào bv tuyến dưới
2/-dúng: ko kê toa cho bn, gt cho bn nên lựa chọn pp diều trị nào
- sai: bs x nên nói giảm và tránh về bv tuyến dưới
Bs x chưa thăm khám cho bn
Bs x ko thấu hiểu cho đồng nghiệp
Điều trị lại nếu thực sự sai

4. Tại một PK có rất đông bệnh nhân đang ngồi chờ đến số của mình, một cụ già
được gia đình đưa đến khám. Người nhà của cụ đề nghị điều dưỡng ưu tiên cho cụ
khám trước, vì cụ đã cao tuổi và tình trạng hiện tại rất mệt mỏi.
Điều dưỡng trả lời: ở đây ai cũng bị bệnh và mong được khám, nên gia đình cứ
nhận số thứ tự và chờ, chúng tôi phải thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh
cho tất cả mọi người.
Gợi ý: @Huynhphuonganh gt cho bn, thân nhân đối tượng đc ưu tiên là ng già.
5. M 30 tuổi, bị tai nạn giao thông, được đưa vào bệnh viện trong tình trạng gãy hở
nhiều đoạn xương của tay phải. Nhân viên y tế buộc phải đưa ra hai lựa chọn:
- Cắt bỏ tay vì xương gãy nhiều
- Hoặc cố gắng giữ lại nhưng phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật phức tạp, chi
phí cao, mà không thể nối thẳng cánh tay và hoạt động lại như bình thường.
Trong trường hợp này, nhân viên y tế nên làm gì?
Gợi ý:
- thông báo và ht tình trạng bệnh cho bn
- giao tiếp, thăm hỏi bn
- tìm sự đồng ý của bn
- tôn trọng quyền tự qđịnh của bn
6. Một sản phụ, do bệnh lý đi kèm, đã có chỉ định bắt buộc mổ lấy con, quyết định
này được đưa ra trong quá trình theo dõi thai kỳ. Tuy nhiên, sản phụ đã từ chối
phẫu thuật do rất sợ kim tiêm. Hãy thảo luận để phân tích tình huống.
a. Vấn đề gì xuất hiện?
b. Bạn sẽ giải quyết như nào? Giải thích?
Gợi ý:
- vấn đề là: quyền đc từ chói của bn
- gq: trấn an bn, giải thích cho bn tiêm sẽ ko đâu quá nhiều; trấn an và gt cho thân
nhân.

You might also like